MỤC LỤC
Trang
Trang tựa . i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh sách chữ viết tắt viii
Danh sác các hình .ix
Danh sách các bảng ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN . 3
2.1 Thực phẩm lên men và triển vọng phát triển .3
2.2 Nem chua – Sản phẩm thịt lên men của Việt Nam .4
2.3 Quá trình lên men lactic .5
2.4 Khái quát về vi khuẩn lactic 5
2.5 Một số vi khuẩn lactic thường dùng trong thực phẩm 6
2.5.1 Lactobacillus 6
2.5.2 Lactococcus 7
2.5.3 Leuconostoc 7
2.5.4 Streptococcus 7
2.5.5 Pediococcus 8
2.6 Bacteriocin .8
2.6.1 Khái niệm chung .8
2.6.2 Phân loại .9
2.6.2.1 Lớp I 9
2.6.2.2 Lớp II .10
2.6.2.3 Lớp III 11
2.6.3 Cơ chế hoạt động 11
2.6.4 Lợi ích và hạn chế của bacteriocin .12
2.6.4.1 Lợi ích của bacteriocin 12
2.6.4.2 Hạn chế của bacteriocin .13
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .14
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .14
3.2.1 Môi trường và thiết bị phân tích .14
3.2.2 Nguyên vật liệu thí nghiệm 14
3.3 Nội dung nghiên cứu .15
3.4 Phương pháp nghiên cứu .15
3.4.1 Khảo sát hệ vi khuẩn lactic trên nem ngày bốn của năm cơ
sở khảo sát .17
3.4.1.1 Phương pháp lấy mẫu 17
3.4.1.2 Đồng nhất mẫu 17
3.4.1.3 Kỹ thuật đo pH 17
3.4.1.4 Khảo sát hệ vi khuẩn lactic 17
3.4.1.5 Đếm khuẩn lạc và cấy chuyền .18
3.4.2 Định danh sơ bộ vi khuẩn lactic phân lập 19
3.4.2.1 Nhuộm Gram .19
3.4.2.2 Phản ứng catalase 19
3.4.2.3 Khảo sát khả năng di động .19
3.4.2.4 Kiểm tra kiểu lên men .19
3.4.2.5 Khảo sát khả năng sinh acid lactic 20
3.4.3 Khảo sát khả năng sinh bacteriocin của các chủng vi khuẩn
lactic phân lập 20
3.4.3.1 Thu hoạch dịch ly tâm .20
3.4.3.2 Khảo sát sơ bộ khả năng sinh bateriocin của các
chủng vi khuẩn phân lập 20
3.4.3.3 Khảo sát khả năng sinh bacteriocin của các chủng
lactic phân lập bằng phương pháp khuếch tán trên thạch .21
3.5 Xử lý thống kê số liệu thu thập .22
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Khảo sát hệ vi khuẩn lactic của nem chua sau 4 ngày lên men
ở năm cơ sở khảo sát .23
4.1.1 Giá trị pH và tổng lượng vi khuẩn lactic của nem chua lên men
ngày 4 ở 5 cơ sở khảo sát 23
4.1.2 Phần trăm các dạng khuẩn lạc của nem chua lên men
ngày 4 ở 5 sơ sở khảo sát .25
4.2 Tính chất sinh hóa của những dạng khuẩn lạc phân lập 31
4.3 Khảo sát khả năng sinh bacteriocin của các chủng vi khuẩn lactic
phân lập 33
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
5.1 Kết luận 36
5.2 Đề nghị 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .38
PHỤ LỤC .41
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nem chua là một trong những sản phẩm lên men truyền thống nổi tiếng của
Việt Nam được làm từ thịt heo, bì và một số phụ liệu khác. Ngày nay, nem chua được
sản xuất tại nhiều vùng của đất nước với những thương hiệu nổi tiếng như: nem Bình
Dương, nem Thủ Đức, nem Lai Vung Phần lớn nem chua được sản xuất ở qui mô
hộ gia đình theo phương thức lên men tự nhiên nên chất lượng sản phẩm thường
không ổn định. Mặt khác, nem chua là sản phẩm thường được tiêu thụ sống sau 3 - 4
ngày lên men mà không qua chế biến. Do đó, vấn đề về vệ sinh hiện là mối quan tâm
cấp bách của người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất. Ngày nay, việc sử dụng những chất
kháng khuẩn hóa học trong thực phẩm bị người tiêu dùng từ chối vì những lí do sức
khỏe. Do đó, liệu có thể tìm ra các chủng vi sinh vật khởi động vừa có khả năng định
hướng quá trình lên men, đảm bảo tính ổn định và cải thiện chất lượng sản phẩm vừa
có khả năng sinh ra những chất có khả năng kháng lại các vi khuẩn gây bệnh?
Trước những yêu cầu trên, vi khuẩn lactic (LAB) là nhóm vi khuẩn được chú ý
nhiều nhất. Những vi khuẩn này được sử dụng lâu đời với mục đích acid hóa nguyên
liệu thông qua việc sản sinh các acid hữu cơ, đặc biệt là acid lactic; mặt khác, chúng
còn có khả năng sinh ra các hợp chất có khả năng kháng khuẩn quan trọng trong việc
bảo quản thực phẩm như: hydrogen peroxide, carbon dioxide, diacetyl, bacteriocin,
reuterin và reutericyclin (Ouwehand và Vesterlund, 2004). Trong đó, bacteriocin là
hợp chất kháng khuẩn được quan tâm nhiều nhất. Nhiều công trình nghiên cứu đã
chứng minh một vài giống vi khuẩn lactic có khả năng sản sinh bacteriocin kháng lại
các vi sinh vật gây hư hỏng trong thực phẩm như: Listeria monocytogenes,
Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Salmonella
Đề tài “Khảo sát khả năng sinh bacteriocin của vi khuẩn lactic phân lập trên
nem chua” được thực hiện nhằm tìm ra các chủng vi khuẩn lactic có khả năng đề
kháng với các vi sinh vật gây bệnh, tạo tiền đề cho chế biến nem chua có chất lượng
ổn định cũng như an toàn về mặt vi sinh.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích khảo sát khả năng tạo bacteriocin của
một số vi khuẩn lactic hiện diện trong nem chua. Qua đó hi vọng sẽ cải thiện nem chua
thành một thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe.
Yêu cầu thực hiện:
Phân lập vi khuẩn lactic trên 5 loại nem lên men ngày 4.
Thực hiện các phản ứng sinh hóa tiền định danh vi khuẩn lactic.
Khảo sát khả năng kháng khuẩn của các vi khuẩn lactic phân lập được.
47 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5085 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát khả năng sinh bacteriocin của vi khuẩn lactic phân lập trên nem chua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong nguyên liệu lên men cũng góp phần cải thiện những
đặc tính trên (Holzapfel, 2000).
Việc sử dụng giống khởi động vào việc sản xuất các sản phẩm lên men ngày
càng được áp dụng rộng rãi như một phương pháp để rút ngắn thời gian sản xuất, nâng
cấp sản phẩm lên men về mặt chất lượng, tính ổn định cũng như tuổi thọ cho sản phẩm
(Rolle và Satin, 2002). Một số vi sinh vật có lợi trong quá trình lên men được nghiên
cứu như vi khuẩn lactic cho thấy rằng chúng có khả năng sản sinh ra các chất kháng
- 14 -
sinh có lợi cho sức khỏe, tạo tính an toàn và bảo quản lâu dài cho sản phẩm (Kalui và
ctv, 2010).
Thực phẩm lên men ngày nay rất đa dạng, chế biến từ các dạng nguyên liệu
khác nhau như thịt, trái cây, rau quả, ngũ cốc,… Với những tiến bộ hiện nay về khoa
học kĩ thuật, quá trình lên men không còn sản xuất ở qui mô thủ công và tiến hành tự
nhiên như trước đây nữa mà đã phát triển ở qui mô công nghiệp với sự lên men chủ
động nhờ việc sử dụng các giống khởi động để đáp ứng không chỉ về chất lượng mà
còn về số lượng cho người tiêu dùng (Nguyễn Đức Lượng, 2006).
2.2 NEM CHUA - SẢN PHẨM THỊT LÊN MEN CỦA VIỆT NAM
Nem chua là một sản phẩm thịt lên men truyền thống ở Việt Nam. Tùy theo
từng vùng miền sản xuất mà nem chua gắn với những tên gọi nổi tiếng như nem Thủ
Đức, nem Lai Vung, nem Bình Dương… Phần lớn sản phẩm được sản xuất thủ công,
tùy theo kinh nghiệm của từng hộ gia đình mà chất lượng và khả năng bảo quản nem
chua rất khác nhau. Bản chất của quá trình lên men là một quá trình chuyển hóa đường
thành acid lactic nhờ hoạt động của vi khuẩn Lactobacillus, Pediococcus và
Micrococcus. Trong đó, đóng vai trò quan trọng là các Lactobacillus (Nguyễn Đức
Lượng, 2006; Hồ Thị Nguyệt Thu và ctv, 2008).
Theo kinh nghiệm của các nhà chế biến, thịt dùng trong sản xuất nem chua phải
là thịt “nóng”, thịt có từ thú mới vừa giết mổ. Thịt được làm nhuyễn bằng cách xay
hoặc giã; sau đó, trộn với da heo đã được luộc chín và cắt thành sợi nhuyễn, cùng các
chất phụ gia và gia vị. Hỗn hợp thịt sẽ được tạo thành viên có trọng lượng khoảng 15 -
20 g, kế tiếp được gói bằng lá vông, lá chùm ruột hay lá ổi, và được bao phủ bên ngoài
bằng nhiều lớp chuối dày (Nguyễn Thị Minh Uyên, 2008). Nhìn chung, quá trình lên
men được thực hiện ở nhiệt độ phòng (khoảng 28 - 30oC) trong thời gian từ 3 - 4 ngày.
Trong thời gian này, các vi khuẩn lactic hoạt động mạnh và chuyển hóa đường thành
acid lactic. Acid lactic được tạo thành sẽ làm giảm pH của bột thịt, làm thay đổi cấu
trúc của bột thịt, bột thịt trở nên chặc hơn, tạo vị chua cần thiết cho sản phẩm và làm
ức chế sự phát triển của những vi sinh vật gây thối. Nem chua được ăn tươi mà không
cần nấu hay làm nóng. Với kiểu sử dụng này, người tiêu dùng tận hưởng được những
- 15 -
lợi ích cho sức khỏe do các vi khuẩn lactic còn sống trong sản phẩm mang lại (Nguyen
và ctv, 2010).
Sản phẩm nem được đánh giá là đạt chất lượng khi bề mặt sản phẩm không bị
nhớt hoặc nấm mốc, bột thịt dai, không nhão, có vị chua ngọt vừa phải. Nem chua có
thời hạn sử dụng ngắn, tối đa là 3 ngày khi bảo quản ở nhiệt độ môi trường. Nếu muốn
kéo dài thời hạn sử dụng, sản phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh (khoảng 1
tháng ở nhiệt độ từ 4 - 10oC).
2.3 QUÁ TRÌNH LÊN MEN LACTIC
Lên men lactic là quá trình chuyển hóa đường trong điều kiện kị khí (bắt buộc
hay tùy nghi) thành acid lactic. Người ta tìm thấy các vi khuẩn (vi khuẩn lactic,
Bacillus), các tảo (Chlorella), một vài loại nấm mốc thủy sinh, các protozoa, cũng như
các cơ bắp của động vật đều có khả năng lên men lactic (Vương Thị Việt Hoa, 2006).
Dựa vào sản phẩm sinh ra trong quá trình lên men, người ta chia vi khuẩn lactic
thành 2 nhóm là lên men đồng hình và lên men dị hình.
Lên men đồng hình
Phân giải glucose theo con đường EMP để chuyển thành pyruvat, sau đó khử
trực tiếp hầu hết các pyruvat thành lactat nhờ vào enzyme lactat dehydrogenase.
Sản phẩm chính là acid lactic chiếm 90%. Ngoài ra còn có các sản phẩm phụ
chiếm tỉ lệ không đáng kể như acid acetic, ethanol, glycerin, CO2,…
Các vi khuẩn tham gia như Streptococcus lactis, Lactobacillus bulgaricus, Lb.
delbruikii, Lb. acidophilus,… (Vương Thị Việt Hoa, 2006).
Lên men dị hình
Các vi khuẩn lên men lactic dị hình thiếu các enzyme chủ yếu của con đường
EMP. Chúng phân giải kị khí đường glucose chủ yếu theo con đường pentophosphat
(PP).
Ngoài sản phẩm là acid lactic (40%) còn tạo ra một lượng lớn các sản phẩm
khác như acid succunic và ethanol (20%), acid acetic (10%), CO2 và H2 (20%).
Các vi khuẩn tham gia bao gồm Bacterium pentoaceticum, Lactobacterium
casei, Lb. plantarum, Lb. bifrementans, Leuconostoc casei, Le. cremoris.
- 16 -
2.4 KHÁI QUÁT VỀ VI KHUẨN LACTIC
Vi khuẩn lactic (LAB) là nhóm vi khuẩn Gram (+), có dạng trực khuẩn, cầu
khuẩn hay cầu trực khuẩn, nhìn chung không di động, không sinh bao tử và các đặc
tính sinh hóa âm tính khác như catalase, nitrate reductase và cytorome oxydase (Lý
Ngọc Quí, 2006). Chúng có thể hô hấp kỵ khí hoặc kỵ khí tùy ý. Khoảng nhiệt độ
thích hợp cho các vi khuẩn lactic hoạt động khá rộng. Các vi khuẩn lactic ưa ấm có
nhiệt độ tối thích từ 25 - 37oC, các loài ưa nhiệt có nhiệt độ tối thích từ 50 - 65oC,
nhóm ưa lạnh phát triển ở nhiệt độ 5oC hoặc thấp hơn (Nguyễn Thị Minh Uyên, 2008).
Vi khuẩn lactic được ứng dụng lâu đời trong nhiều loại thực phẩm lên men có
nguồn gốc động hoặc thực vật vì các tác động có lợi của chúng về dinh dưỡng, cảm
quan và cải thiện tuổi thọ sản phẩm.
Vi khuẩn lactic có khả năng tạo ra các hợp chất kháng khuẩn. Trong đó, việc
sản sinh acid lactic và acid acetic là quan trọng nhất. Tuy nhiên một số chủng vi khuẩn
lactic còn được biết đến bởi việc sản sinh các phân tử có hoạt tính sinh học như
ethanol, acid formic, các acid béo, hydrogen peroxide, diacetyl, reuterin,
reutericyclin,… Nhiều giống cũng sản sinh các bacteriocin và những phân tử thể hiện
hoạt tính kháng khuẩn tương tự bacteriocin (De Vuyst và Leroy, 2007).
2.5 MỘT SỐ VI KHUẨN LACTIC THƯỜNG DÙNG TRONG THỰC PHẨM
Một số giống vi khuẩn lactic nồng cốt liên quan đến quá trình lên men thực
phẩm như Lactobacillus, Lactococcus, Leuconostoc, Pediococcus và Streptococcus.
2.5.1 Lactobacillus
Lactobacillus là giống lớn nhất trong LAB với hơn 80 loài và phân loài được
công nhận (Limsowtin và ctv, 2002). Đây cũng là nhóm loài rất hỗn tạp với sự đa dạng
về các đặc tính lý hóa, sinh hóa và kiểu hình nhưng chủ yếu là dạng que (Axelsson,
2004). Các Lactobacillus là những vi khuẩn Gram (+), không sinh bào tử, thỉnh thoảng
cặp đôi hoặc tạo thành chuỗi, không di dộng và catalsae âm tính.
Phân bố rất nhiều trong tự nhiên và nhiều loài đã được ứng dụng trong thực
phẩm, nhóm vi khuẩn này được ghi nhận là chịu acid cao nhất, có mặt trong cơ thể
người (khoang miệng, đường tiêu hóa,...), và trong một số thực phẩm lên men như thịt,
sữa, rau quả, ngũ cốc,... (Axelsson, 2004). Một số loài như Lb. casei, Lb. plantarum,
- 17 -
Lb. brevis,… tham gia trong quá trình làm chín phô mai; Lb. delbrueckii subsp.
bulgaricus là một trong hai loài vi khuẩn cho phép sử dụng trong lên men yogurt
(Limsowtin và ctv, 2002).
2.5.2 Lactococcus
Lactococcus có dạng hình cầu hoặc hình trứng, thường bắt cặp hoặc thành
chuỗi. Có 5 loài Lactococcus (Lactococcus lactis, Lc. garvieae, Lc. plantarum, Lc.
piscium và Lc. raffinolactis) hiện đang được công nhận. Tuy nhiên, chỉ có Lc. lactis
subsp. lactis và Lc. lactis subsp. cremoris mới được sử dụng trong quá trình lên men
thực phẩm (Limsowtin và ctv, 2002).
Lactococcus lactis được phân lập từ sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Có
khả năng vi khuẩn này nhiễm vào sữa trong quá trình vắt sữa và cho ăn. Lc.
raffinolactis được phân lập từ sữa chưa tiệt trùng, từ đường ruột động vật và từ các
môi trường trang trại nuôi bò. Lc. garvieae và Lc. piscium gây bệnh ở các loài cá, Lc.
garvieae cũng liên quan tới bệnh viêm vú bò và nhiễm trùng ở người.
Một số chủng Lc. lactis. subsp. lactis có khả năng chuyển hóa citrate, sản sinh
CO2, diacetyl và các chất trung gian khác tạo hương thơm cho sản phẩm (ví dụ như bơ
và phô mai Gouda). Nisin, một bacteriocin peptide sản sinh bởi các giống Lactococcus
có sẵn trong thương mại được coi như là một phụ gia bền acid, được sử dụng để kéo
dài thời gian bảo quản thông qua việc ức chế hệ vi sinh vật Gram dương trong thực
phẩm (Limsowtin và ctv, 2002).
2.5.3 Leuconostoc
Leuconostoc có dạng hình cầu xếp chuỗi hoặc bắt cặp, lên men dị hình. Chúng
thường được tìm thấy trên lá, ngũ cốc, nho và các cụm hoa. Những vi khuẩn này phát
triển ở 20 - 30oC và không phát triển ở 45oC. Leuconostoc (đặc biệt là Ln. lactis và Ln.
mesenteroides) có vai trò quan trọng trong việc lên men sữa do chúng có khả năng
sinh CO2 và một lượng đáng kể diacetyl từ citrate trong sữa (Axelsson, 2004). Diacetyl
là hợp chất chính tạo hương cho bơ chua, kem chua và phô mai tươi, còn CO2 thì đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành mắt phô mai. Ngoài ra, nhóm vi khuẩn này
còn đóng vai trò chủng khởi động trong việc lên men tự nhiên của rau quả (ví dụ như
dưa cải).
- 18 -
2.5.4 Streptococcus
Nhóm vi khuẩn này có dạng hình cầu hoặc hình trứng, kết đôi hay dạng chuỗi,
lên men đồng hình. Hiện đã có trên 50 loài Streptococus được nhận biết, những vi
khuẩn này phân bố chủ yếu trong xoang miệng và ở đường hô hấp. Một số
Streptococcus như Sp. mutans là tác nhân gây bệnh sâu răng và viêm màng tim
(Axelsson, 2004).
Về cơ bản, chỉ có Sp. thermophilus là được sử dụng trong sản xuất yogurt (cùng
với Lb. delbrueckii. subsp. bulgaricus) và phô mai. Vi khuẩn này được sử dụng như
một tác nhân acid hóa để đông tụ lactic.
2.5.5 Pediococcus
Pediococcus có dạng tứ cầu, vi hiếu khí, phát triển từ 20 - 30oC và không phát
triển ở 45oC, ưa acid và lên men đồng hình. Hiện có 7 loài Pediococcus được nhận
biết. Những vi khuẩn này thường được tìm thấy với một lượng lớn trên lá nho, dưa bắp
cải lên men, trái oliu và bia.
Pediococcus quan trọng trong thực phẩm về cả hai mặt tiêu cực và tích cực. Pe.
damnosus là vi sinh vật gây hư hỏng chính trong sản xuất bia, vì sự sinh trưởng của
chúng có thể dẫn đến việc hình thành diacetyl/acetoin tạo ra vị bơ. Pe. acidilactici và
Pe. pentosaceus được sử dụng như các chủng khởi động cho việc làm xúc xích lên
men. Pediococcus cũng tham gia vào quá trình làm chín phô mai góp phần làm tăng
hương vị cho phô mai (Axelsson, 2004).
2.6 BACTERIOCIN
2.6.1 Khái niệm chung
Bacteriocin là các peptide được sản sinh tự nhiên bởi một vài vi khuẩn để ức
chế sự phát triển của các vi sinh vật cạnh tranh khác, chúng có phổ kháng khuẩn hẹp,
chủ yếu là ức chế các loài gần với các chủng sản sinh bacteriocin (Parada và ctv,
2007). Những hợp chất này được tìm thấy trong hầu hết các loại vi khuẩn nhưng chỉ có
một số loài trong chúng được nghiên cứu kĩ. Hiện nay các bacteriocin sản sinh bởi
LAB được quan tâm nhiều nhất vì LAB được coi là vi khuẩn an toàn cho người tiêu
dùng do chúng và các chất chuyển hóa của chúng không tạo nên những tác dụng phụ
khi được sử dụng trong các thực phẩm lên men (Ruiz-Larrea và ctv, 2005). Các
- 19 -
bacteriocin sản sinh bởi LAB có những ứng dụng quan trọng trong bảo quản thực
phẩm. Những vi khuẩn lactic này tạo ra các protein miễn dịch đặc hiệu để tự bảo vệ,
chống lại tác động kháng khuẩn của bacteriocin của chúng (Cintas và ctv, 2001).
Có thể nói nghiên cứu đầu tiên và lâu đời nhất về bacteriocin là công trình
nghiên cứu của Gratia và ctv vào năm 1925 về khả năng kháng khuẩn của Escherichia
coli (colicin V) (Desriac và ctv, 2010; Ruiz-Larrea và ctv, 2005). Thuật ngữ
bacteriocin không xuất hiện cho đến những năm 1950. Định nghĩa về bacteriocin đầu
tiên đã dựa trên đặc tính của colicin, đó là một chất sinh tổng hợp gây tử vong, phổ
hoạt động hẹp bị giới hạn ở những loài tương tự như vi khuẩn sản xuất. Ba chủng vi
khuẩn Gram (+) được nghiên cứu cho việc sản sinh bacteriocin lúc bấy giờ là: Bacillus
sp.; Listeria sp. và Staphylococcus sp. Các nghiên cứu trong những năm 1980 đã cho
thấy có sự gia tăng đáng kể về số lượng các công bố trên bacteriocin. Từ thời điểm này
bắt đầu bùng nổ những nghiên cứu về bacteriocin, định hướng như một chất kháng
khuẩn an toàn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm (Desriac và ctv, 2010).
2.6.2 Phân loại
Cho đến nay có khoảng 200 loại bacteriocin được xác định, tuy nhiên việc phân
loại các bacteriocin vẫn chưa được xác định rõ ràng và nó vẫn đang là vấn đề tranh cãi.
Các bacteriocin thường được phân loại kết hợp với các tiêu chí khác nhau. Những tiêu
chí chính là họ vi khuẩn sản xuất, trọng lượng phân tử của chúng và cuối cùng là trình
tự chuỗi amino acid (Desriac và ctv, 2010). Một cách tổng quát, bacteriocin được chia
thành 3 lớp: lớp I, lớp II và lớp III.
2.6.2.1 Lớp I
Bacteriocin lớp I hay còn được gọi là Lanbiotic là những peptide nhỏ (<5 kDa),
bền nhiệt và tác động lên cấu trúc màng. Một thành viên nổi tiếng của nhóm này là
nisin (Parada và ctv, 2007). Các Lanbiotic được chia thành 2 phân lớp là Ia và Ib dựa
trên sự tương đồng cấu trúc.
a) Phân lớp Ia
Phân lớp Ia gồm các peptide dạng thuôn dài, linh hoạt và tích điện dương,
chúng hoạt động bằng cách hình thành các lỗ trong màng tế bào chất của các loài vi
khuẩn nhắm đến (Ouwehand và Vesterlund, 2004).
- 20 -
Nisin thuộc nhóm này. Đây là một peptide được hình thành bởi 34 amino acid.
Có 2 biến thể của nisin được ghi nhận là nisin A và nisin Z, chúng chỉ khác nhau bởi
amino acid thứ 27: histidine trong nisin A được thay thế bởi asparagin trong nisin Z.
Cấu trúc của nisin được thể hiện ở Hình 2.1.
Hình 2.1: Cấu trúc của nisin (Nguồn: Ruiz-Larrea và ctv, 2005)
Loại bacteriocin này, được sản xuất bởi một vài chủng Lactococcus lactic, được
sử dụng như một chất phụ gia trong thực phẩm. Nó có phổ kháng khuẩn Gram (+)
rộng, E. coli và các vi khuẩn Gram (-) khác chỉ bị ảnh hưởng bởi nisin khi màng ngoài
của chúng bị phá hỏng. Nisin được cho là có hoạt tính kháng khuẩn hiệu quả đối với
Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes, các tế bào sinh dưỡng của Bacillus
spp. và Clostridium spp. (Ouwehand và Vesterlund, 2004). Chúng được sử dụng chủ
yếu trong các thực phẩm đóng hộp và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt trong sản xuất phô
mai, nhằm chống lại các vi sinh vật chịu nhiệt như Bacillus và Clostridium (Deegan và
ctv, 2006; trích dẫn bởi Parada và ctv, 2007). Nisin cũng được ghi nhận có hiệu quả
chống lại các bệnh viêm vú do vi khuẩn Gram (+) gây ra (Broadbent và ctv, 1989;
trích dẫn bởi Parada và ctv, 2007).
b) Phân lớp Ib
Phân lớp Ib gồm các peptide có dạng hình cầu, cấu trúc không linh động, tích
điện âm hoặc không tích điện. Chúng thể hiện hoạt động bằng cách gây nhiễu với các
phân tử enzyme thiết yếu của vi khuẩn nhạy cảm (Parada và ctv, 2007).
2.6.2.2 Lớp II
Còn được gọi là lớp Non-Lanbiotic, bao gồm các bacteriocin có trọng lượng
phân tử nhỏ hơn 10 kDa, bền nhiệt và không chứa lanthionine. Các bacteriocin nhóm
II có thể chia thành 3 phân lớp, bao gồm IIa, IIb và IIc.
- 21 -
a) Lớp IIa
Lớp IIa là lớp lớn nhất, gồm các peptide hoạt động chống Listeria, đại diện đặc
trưng cho nhóm này là pediocin PA-1 và sakacin P. Các bacteriocin nhóm này hứa hẹn
cho nhiều ứng dụng công nghiệp nhờ vào hoạt động kháng Listeria mạnh của chúng.
Thậm chí chúng còn là các tác nhân kháng Listeria được chú ý nhiều hơn là
bacteriocin lớp I (nisin) vì chúng không có phổ ức chế rộng và vì vậy, chúng không
tiêu diệt các giống khởi động (Ouwehand và Vesterlund, 2004).
b) Lớp IIb
Lớp IIb hình thành bởi một phức hợp của 2 peptide riêng biệt, những peptide
này ít hoặc không hoạt động. Các bacteriocin đặc trưng cho nhóm này là lactococcin
G, plantaricin EF và plantaricin JK (Parada và ctv, 2007).
c) Lớp IIc
Lớp IIc là những peptide nhỏ, bền nhiệt, gồm những bacteriocin không đồng
nhất nên phương thức hoạt động của chúng cũng khác nhau. Trong phân lớp này chỉ
tìm thấy các bacteriocin như divergicin A và acidocin B (Parada và ctv, 2007).
2.6.2.3 Lớp III
Lớp này bao gồm những peptide lớn, có trọng lượng phân tử lớn hơn 30 kDa,
không bền nhiệt. Nhóm này có thể bao gồm các enzyme ngoại bào kháng lại các vi
khuẩn có thể bắt chước các hoạt động sinh lý của bacteriocin. Các bacteriocin lớp III
cho đến nay chỉ được phân lập từ các thành viên của giống Lactobacillus (Ouwehand
và Vesterlund, 2004).
2.6.3 Cơ chế hoạt động
Các bacteriocin thường có hiệu quả chống lại các vi khuẩn Gram (+) như
Bacillus, Listeria monocytogenes, Salmonella typhimurium. Các bacteriocin của LAB
có thể không hiệu quả khi ức chế vi khuẩn Gram (-) vì màng ngoài của chúng gây trở
ngại cho hoạt động của bacteriocin. Những màng này ngăn cản các phân tử như chất
kháng sinh, chất tẩy rửa và thuốc nhuộm xâm nhập tế bào chất (De Martinis và ctv,
2001). Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu đã công bố hoạt động của bacteriocin chống
lại các vi khuẩn nhóm này, ví dụ như plantaricin 35d sản xuất bởi Lactobacillus
plantarum chống lại Aeromonas hydrophila (Messi và ctv, 2001), thermophylin sản
- 22 -
xuất bởi Streptococcus thermophillus hoạt động chống lại E. coli và Yersinia
enterocolitica (Ivanova và ctv, 1998).
Các cơ chế hoạt động khác nhau đã được đề ra cho các bacteriocin như thay đổi
hoạt động enzyme, ức chế sự nảy mầm của bào tử và ngừng hoạt động của các chất
mang anion thông qua sự hình thành của các lỗ (Abee, 1995).
Các bacteriocin từ LAB có thể hoạt động thông qua các cơ chế khác nhau để
phát huy tác dụng kháng khuẩn nhưng màng tế bào thường là đích được nhắm đến. Sự
tương tác tĩnh điện ban đầu giữa màng tế bào và peptide của bacteriocin được cho là
động lực cho các chuyển biến tiếp theo (Deegan, 2006)
Các bacteriocin có thể có tính diệt khuẩn hoặc định khuẩn, tác động này chịu
ảnh hưởng rất nhiều bởi một số yếu tố như lượng bacteriocin và độ tinh khiết của nó,
tình trạng sinh lý của các tế bào chỉ thị và các điều kiện thí nghiệm (Cintas, 2001)
Có khả năng là lớp I và II sử dụng cùng các cơ chế hoạt động giống nhau. Các
peptide liên kết màng huyết tương thông qua các tương tác tĩnh điện với các
phospholipid tích điện âm. Vì vậy, việc thâm nhập của bacteriocin ngang qua màng tế
bào phụ thuộc vào điện thế màng, được điều khiển bởi pH và phospholipid. Các đơn
phân tử của bacteriocin hình thành các khối proteic dẫn đến việc hình thành lỗ kết quả
là dẫn đến sự thất thoát của các ion (chủ yếu là K và Mg), tổn thất lượng proton trong
tế bào chất, thất thoát ATP và acid amin. Lượng proton trong tế bào chất có vai trò cơ
bản trong sự tổng hợp ATP và trong sự di chuyển của vi khuẩn; vì vậy, việc tổng hợp
của các phân tử lớn cũng như sản xuất năng lượng bị ức chế, dẫn đến chết tế bào đích
(Bruno và Montville, 1993).
Phương thức hoạt động của các bacteriocin nhóm III không được biết đến. Do
đó, đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều hơn để làm sáng tỏ nó (Parada và ctv, 2007).
2.6.4 Lợi ích và hạn chế của bacteriocin
2.6.4.1 Lợi ích của bacteriocin
Ngày nay, áp dụng rộng rãi các bacteriocin trong lĩnh vực thực phẩm đã mang
đến những lợi ích nhất định so với việc sử dụng những chất bảo quản hóa học truyền
thống như:
- 23 -
Bacteriocin chứng minh tính an toàn của chúng trong chuỗi thực phẩm
dành cho người. Chúng có ít hạn chế hơn so với những chất bảo quản
hóa học vì là các phân tử được sản sinh tự nhiên bởi vi sinh vật lên men
trong thực phẩm lên men truyền thống (Ruiz-Larrea, 2005).
Không gây tác động đến môi trường vì chúng bị thoái biến nhanh chóng.
Các bacteriocin được sử dụng như nguồn thức ăn chủ yếu đối với các tác
nhân gây bệnh mà không làm ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi (Ouwehand
và Vesterlund, 2004).
Bacteriocin không làm thay đổi các tính chất cảm quan của thực phẩm
(Ruiz-Larrea, 2005).
Chúng có phổ hoạt động rõ ràng.
Có tác dụng bổ sung cho các tác nhân kháng khuẩn.
2.6.4.2 Hạn chế của bacteriocin
Với những lợi ích trên bacteriocin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong
công nghiệp như một loại kháng sinh an toàn. Tuy nhiên, chúng cũng có một số mặt
bất lợi sau:
Ít được biết đến hơn so với các chất bảo quản hóa học.
Bị thoái biến nhanh chóng bởi các enzyme phân giải protein.
Chi phí cao trong việc đáp ứng các tính năng kỹ thuật.
Chỉ có hiệu quả chống lại một số loại vi khuẩn nào đó.
Trên thực tế, có những rào cản pháp lý yêu cầu sự công nhận và chấp thuận cụ
thể đối với việc sử dụng chúng ở dạng tinh khiết và bán tinh khiết (Ruiz-Larrea, 2005).
- 24 -
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện từ 5/4/2010 đến 10/7/2010 tại phòng thí nghiệm Vi sinh
và Hóa sinh thuộc khoa Công Nghệ Thực Phẩm trường Đại học Nông Lâm, thành phố
Hồ Chí Minh.
3.2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Môi trường và thiết bị phân tích
Môi trường và thuốc thử:
- Thạch và canh MRS (Merck, pH= 5,7± 0,2) để phân lập, tăng sinh và giữ
giống vi sinh vật.
- Môi trường NB (Difco) để tăng sinh và giữ giống vi sinh vật gây bệnh.
- Môi trường MRD dùng để pha loãng.
- Môi trường TSA (Difco) dùng để thực hiện thí nghiệm khuếch tán trên
đĩa thạch.
- Môi trường carbohydrat dùng khảo sát khả năng lên men đường của các
chủng vi khuẩn lactic phân lập.
- Thuốc thử Uphenmen dùng khảo sát sự hiện diện của acid lactic.
- Thuốc thử peroxyde hydrogene 10% để thử phản ứng catalase.
- Thuốc nhuộm Gram: gential violet, lugol và fuschine.
Dụng cụ: Đĩa petri, ống nghiệm, pipet, micropipet, que cấy, đèn cồn…
Thiết bị: Máy dập mẫu (Seward, Anh), máy li tâm (MSE Mistral 1000,
Anh), autoclave (Sanyo, Nhật), cân điện tử (Ohaus, Mĩ), vortex (Velp, Ý), máy đo pH
(Metrohm, Mỹ), tủ ấm, tủ sấy, kính hiển vi,…
3.2.2 Nguyên vật liệu thí nghiệm
Nem khảo sát được lấy sau 4 ngày lên men của 5 cơ sở: Bà Chín (Thủ Đức, tp.
Hồ Chí Minh), Ninh Hòa (Nha Trang, Khánh Hòa), Giáo Thơ (Lai Vung, Đồng Tháp),
- 25 -
Vissan (tp. Hồ Chí Minh) và Năm Thu (Bình Định). Trong đó, nem Bà Chín, nem
Ninh Hòa và nem Năm Thu là sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên còn quá trình
lên men của nem Giáo Thơ và nem Vissan là có sử dụng giống khởi động.
Năm chủng gây bệnh được bảo quản đông lạnh (-20oC) được sử dụng làm
chủng chỉ thị, bao gồm:
Staphylococcus aureus ssp. aureus CIP 20256
E. coli ATCC 25922
Bacillus cereus CIP 6624T
Listeria monocytogenes CIP 82110 T
Salmonella indiana LMBA
Thuốc kháng sinh Ofloxacin 200 mg được bán trên thị trường được sử dụng
làm mẫu đối chứng cho thí nghiệm khuếch tán trên thạch.
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã thực hiện các công việc như sau:
Khảo sát hệ vi khuẩn lactic của nem sau 4 ngày lên men của năm cơ sở.
Thực hiện các phản ứng sinh hóa tiền định danh vi khuẩn lactic.
Khảo sát khả năng sinh bacteriocin của các chủng vi khuẩn lactic phân
lập được.
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các thao tác tiến hành nghiên cứu được tóm lược trong Hình 3.1.
- 23 -
Hình 3.1: Tiến trình thực hiện các khảo sát
Lấy mẫu
Đồng nhất mẫu
Huyền phù mẹ
Đo pH
Pha loãng mẫu ở các
nồng độ từ 10-2 đến 10-7
Cấy lên môi trường thạch MRS
Ủ 30oC / 48 giờ
- Đếm số lượng khuẩn lạc
- Tính phần trăm dạng khuẩn lạc
- Giữ giống.
- Cấy chuyền.
Kiểm tra các phản ứng sinh hóa
- Nhuộm Gram
- Catalase
- Di động
- Kiểu lên men
- Khả năng sinh acid lactic
Khảo sát khả năng kháng khuẩn
Khảo sát sơ bộ
Khuếch tán trên thạch
- 24 -
3.4.1 Khảo sát hệ vi khuẩn lactic trên nem ngày bốn của năm cơ sở khảo sát
3.4.1.1 Phương pháp lấy mẫu
Đối với mỗi cơ sở chế biến nem khảo sát, chúng tôi tiến hành lấy mẫu lặp lại 3
lần ở những lô sản xuất khác nhau. Các mẫu nem chua được vận chuyển ngay đến
phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích trong thời gian sớm nhất.
3.4.1.2 Đồng nhất mẫu
Sau khi tiệt trùng dao kĩ bằng cồn, dao được hơ trên ngọn lửa đèn cồn cho bay
hết hơi cồn và để nguội. Dùng dao cắt nhỏ mẫu nem và lấy khoảng 10 g mẫu nem cho
vào bao PE vô trùng. Sau đó cho thêm dung dịch MRD vào bao theo tỉ lệ
9 MRD:1 nem. Việc đồng nhất mẫu được thực hiện với máy Stomacher trong 2 phút.
Sau khi đồng nhất, thu được dung dịch huyền phù mẹ (S1).
3.4.1.3 Kỹ thuật đo pH
Dung dịch S1 sẽ được đem đi đo pH. Trước khi đo, đầu pH kế được lau sạch;
sau đó, được cắm vào dung dịch mẫu sao cho dung dịch ngập qua đầu dò của pH kế.
Mỗi mẫu được đo lặp lại 3 lần và giá trị pH ghi nhận cho mỗi mẫu là trung bình của 3
lần đo lặp lại.
3.4.1.4 Khảo sát hệ vi khuẩn lactic
Pha loãng mẫu và cấy đĩa
Tiến hành pha loãng thập phân dung dịch S1 đến nồng độ 10-7 bằng dung dịch
MRD. Dùng micropipet hút 0,1 mL dung dịch ở các nồng độ 10-5, 10-6 và 10-7 cho vào
đĩa petri. Dùng que cấy trang đã khử trùng trang đều lên bề mặt thạch cho đến khi thấy
bề mặt thạch khô. Ở mỗi nồng độ pha loãng chúng tôi tiến hành lặp lại 2 lần.
Trình tự các thao tác được trình bày qua Hình 3.2.
Hình 3.2: Trình tự pha loãng cho việc đếm vi khuẩn lactic
- 25 -
Phương pháp ủ
Các đĩa petri sau khi cấy xong sẽ được ủ kị khí ở 30oC trong 48 giờ. Việc ủ kị
khí được tiến hành bằng cách để các đĩa petri vào trong các bình hút ẩm, đặt vào đó
ngọn đèn cồn đã được thắp sáng, đậy chặt nắp, khi ngọn lửa đèn cồn tắt đồng nghĩa
với việc oxy trong bình đã được tiêu thụ hết.
3.4.1.5 Đếm khuẩn lạc và cấy chuyền
Sau khi ủ ở 30oC trong 48 giờ, việc đếm khuẩn lạc được thực hiện trên các đĩa
có số lượng khuẩn lạc từ 15 đến 300.
Số lượng khuẩn lạc đếm được trong hai đĩa ở hai nồng độ liên tiếp được tính
bởi công thức sau:
).1,0.(. 21 nndV
C
N
(CFU/g)
Trong đó: N: số tế bào (đơn vị hình thành khuẩn lạc) vi khuẩn trong 1g mẫu.
C: tổng số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn
n1: số lượng đĩa cấy tại nồng độ pha loãng thứ 1
n2: số lượng đĩa cấy tại nồng độ pha loãng thứ 2
V: thể tích dịch mẫu (mL) cấy vào trong mỗi đĩa
d: nồng độ pha loãng đầu tiên được nuôi cấy.
Số lượng trung bình của khuẩn lạc được đếm cho 3 lần lặp lại của 1 mẫu thí
nghiệm:
3
321 NNNN
(CFU/g)
Với N1, N2, N3 là tổng số khuẩn lạc được tính trong lần lặp lại thứ nhất, thứ hai
và thứ ba.
Sau khi đếm khuẩn lạc, với quan sát bằng mắt thường, các dạng khuẩn lạc hiện
diện được ghi nhận dựa trên hình dạng và kích thước của chúng.
Đối với mỗi dạng khuẩn lạc chúng tôi tiến hành cấy chuyền và giữ giống bằng
cách lấy khuẩn lạc cho vào ống eppendorf vô trùng có chứa 1 mL canh MRS và ủ ở
37oC trong 24 giờ trong tủ ấm. Sau đó, cấy chuyền lên môi trường thạch MRS và ủ ở
37oC trong 48 giờ để tiến hành các phản ứng sinh hóa tiếp theo. Những ống eppendorf
được bổ sung glycerol tiệt trùng hai lần với thể tích 10% thể tích dịch khuẩn, sau đó
được bảo quản đông lạnh để giữ giống.
- 26 -
3.4.2 Định danh sơ bộ vi khuẩn lactic phân lập
3.4.2.1 Nhuộm Gram
Sau khi ủ ở 37oC trong 48 giờ, các chủng vi khuẩn phân lập, đại diện cho các
dạng khuẩn lạc được nhuộm Gram. Việc quan sát dưới kính hiển vi sau đó cho chúng
tôi khái niệm ban đầu về hình thái tế bào vi sinh vật như khả năng bắt màu (Gram (+)
hay Gram (-)); dạng vi khuẩn (hình que, cầu hay hình trứng) cũng như cách sắp xếp
của chúng (xếp chuỗi, bắt cặp hay riêng lẻ).
3.4.2.2 Phản ứng catalase
Lấy khuẩn lạc cho lên trên miếng lame sạch, sau đó nhỏ một giọt H202 10% lên.
Nếu thấy xuất hiện bọt trắng thì phản ứng là dương tính còn không xuất hiện bọt trắng
thì phản ứng là âm tính.
3.4.2.3 Khảo sát khả năng di động
Dùng que cấy vô trùng để lấy khuẩn lạc và cấy sâu vào trong ống nghiệm có
chứa 10 mL môi trường thạch mềm MRS (4 g agar/L môi trường) và đem ủ ở 37oC
trong 48 giờ trong điều kiện kị khí, tính di động của vi sinh vật được quan sát bởi sự
phân tán vi sinh vật trong môi trường so với đường cấy: nếu vi khuẩn mọc lan ra khỏi
đường cấy thì vi khuẩn có khả năng di động, nếu vi khuẩn mọc theo đường cấy thì
chúng không có khả năng di động.
3.4.2.4 Kiểm tra kiểu lên men
Cho khuẩn lạc vào trong ống nghiệm có chứa môi trường carbohydrat đã thêm
bromocresol tía. Ủ các ống nghiệm này ở 37oC trong 24 giờ. Tiến hành kiểm tra khả
năng sinh khí của vi sinh vật bằng cách dùng que cấy đã hơ thật nóng trên ngọn lửa
đèn cồn rồi nhúng nhanh vào trong ống nghiệm. Nếu thấy xuất hiện những bọt khí nhỏ
thì chứng tỏ vi khuẩn có khả năng sinh khí; ngược lại, vi khuẩn không có khả năng
sinh khí.
3.4.2.5 Khảo sát khả năng sinh acid lactic
Môi trường carbohydrat sau khảo sát khả năng lên men (phần 3.4.2.4) được
trung hòa bằng dung dịch NaOH 0,1N để môi trường chuyển lại thành màu tím. Thêm
vào 2 mL dung dịch Uphenmen, sự tồn tại của acid lactic sẽ được thể hiện bởi sự
chuyển màu chất chỉ thị từ tía sang vàng.
3.4.3 Khảo sát khả năng sinh bacteriocin của các chủng vi khuẩn lactic phân lập
3.4.3.1 Thu hoạch dịch ly tâm
- 27 -
Sau khi tiến hành các phản ứng sinh hóa, chúng tôi chọn lọc ra những chủng vi
khuẩn được cho là vi khuẩn lactic để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
Dùng que cấy tiệt trùng lấy khuẩn lạc cho vào trong ống ly tâm vô trùng chứa
10 mL MRS bổ sung 2% cao nấm men (Elmoualdi và ctv, 2008). Ủ các ống ly tâm này
ở 37oC trong 16 - 18 giờ (Cheikhyoussef và ctv, 2008).
Sau đó, các ống ly tâm này sẽ được đem ly tâm ở 6000 vòng trong 15 phút để
tách cặn khuẩn. Nhằm tránh ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm bởi sự ức chế gây ra từ
các acid hữu cơ có mặt trong môi trường, sau khi ly tâm xong chúng tôi điều chỉnh pH
của dịch khuẩn bằng dung dịch NaOH 10N để đạt đến pH = 6,5 (Poncea và ctv, 2007).
Sau đó lọc lấy phần dịch nổi trên bề mặt bằng cách bơm dịch qua màng lọc Minisart
(đường kính lỗ lọc là 0,2 µm) để tách cặn khuẩn còn sót lại. Phần dịch lỏng thu được
sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.
3.4.3.2 Khảo sát sơ bộ khả năng sinh bateriocin của các chủng vi khuẩn phân lập
Tiến hành tăng sinh năm chủng chỉ thị gây bệnh trong 10 mL môi trường NB
(37oC / 24 giờ). Sau đó tiến hành pha loãng năm chủng chỉ thị đến nồng độ 10-4 bằng
dung dịch MRD.
Dùng micropipet hút 0,5 mL dịch ly tâm cho vào ống eppendorf vô trùng, sau
đó cho tiếp 0,5 mL dịch khuẩn chỉ thị ở nồng độ 10-4. Mỗi dịch ly tâm đều được khảo
sát với năm chủng gây bệnh nghiên cứu.
Ủ các ống eppendorf ở 37oC trong 24 giờ. Sau đó so sánh bằng mắt thường độ
trong, đục của chúng với ống đối chứng (không cho dịch khuẩn). Nếu ống trong và
không có sinh khối điều này chứng tỏ dịch ly tâm trong ống có khả năng kháng lại
chủng chỉ thị gây bệnh và ức chế sự phát triển của chúng. Ngược lại, nếu ống đục và
có sinh khối, điều này đồng nghĩa với việc vi khuẩn gây bệnh vẫn tiếp tục phát triển
trong dịch ly tâm và như vậy, dịch ly tâm không có chứa chất kháng khuẩn.
Việc khảo sát sơ bộ này cho phép chúng tôi tuyển lược các chủng vi khuẩn
lactic có khả năng sinh chất kháng khuẩn cho khảo sát với phương pháp khuếch tán
trên thạch tiếp theo.
3.4.3.3 Khảo sát khả năng sinh bacteriocin của các chủng lactic phân lập bằng
phương pháp khuếch tán trên thạch
Trong khảo sát này, chúng tôi cấy vi khuẩn theo hai cách: trên bề mặt thạch và
cấy sâu trong thạch: 0,1 mL dịch canh khuẩn chỉ thị ở nồng độ 10-4 được trang đều lên
- 28 -
bề mặt thạch TSA hoặc được trộn đều với 30 mL môi trường TSA và sau đó đổ ra đĩa
petri. Sau khi thạch khô, đục 6 - 7 lỗ, với đường kính lỗ khoảng 8mm trên bề mặt đĩa
thạch (Hata và ctv, 2009). Các lỗ được đục cách thành đĩa petri khoảng 1cm để có thể
quan sát được vòng kháng khuẩn sau này. Kế đến, nhỏ khoảng một giọt môi trường
TSA vào lỗ để bịt kín đáy lỗ. Dùng micropipet hút 150 µL dịch kháng khuẩn cho vào
mỗi lỗ. Bên cạnh đó cũng tiến hành thí nghiệm với dịch kháng sinh pha loãng ở 10-4 để
làm mẫu đối chứng. Tiếp theo, bảo quản các đĩa ở nhiệt độ 2 - 4oC trong 2 giờ với mục
đích ngăn cản sự phát triển của chủng chỉ thị và tạo điều kiện cho bacteriocin có thời
gian thẩm thấu vào bên trong thạch. Sau đó, các đĩa petri được ủ ở 37oC.
Việc đọc kết quả được thực hiện sau 16 giờ ủ. Khả năng kháng khuẩn của vi
khuẩn được xác định bằng sự hiện diện của vòng kháng khuẩn xung quanh lỗ. Nếu
đường kính vùng kháng khuẩn lớn hơn hoặc bằng 6 mm (Cheikhyoussef và ctv, 2008)
thì được xem là có khả năng ức chế tích cực.
Đường kính vùng kháng khuẩn được tính như sau:
dkk = d – dlỗ
Trong đó: dkk: đường kính vùng kháng khuẩn xung quanh lỗ
d: đường kính vùng ức chế (bao gồm đường kính lỗ)
dlỗ: đường kính lỗ.
Hình 3.3: Vùng kháng khuẩn của dịch bacteriocin trên đĩa petri
- 29 -
3.5 XỬ LÝ THỐNG KÊ SỐ LIỆU THU THẬP
Việc tính các giá trị trung bình ( pH , N ), tổng lượng khuẩn lạc và phần trăm
các dạng khuẩn lạc được thực hiện với phần mềm Excel 2003.
Việc tính toán SD, sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm được tính với trắc
nghiệm Fisher bằng phần mềm Minitab 12.21.
- 30 -
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 KHẢO SÁT HỆ VI KHUẨN LACTIC CỦA NEM CHUA SAU 4 NGÀY LÊN
MEN Ở NĂM CƠ SỞ KHẢO SÁT
4.1.1 Giá trị pH và tổng lượng vi khuẩn lactic của nem chua lên men ngày 4 ở 5
cơ sở khảo sát
Kết quả theo dõi về giá trị pH và tổng lượng vi khuẩn lactic của nem chua sau 4
ngày lên men ở 5 cơ sở khảo sát được trình bày ở Bảng 4.1
Bảng 4.1: Giá trị pH và tổng lượng vi khuẩn lactic của nem chua ngày 4 ở 5 cơ sở
khảo sát
Kiểu lên men Cơ sở
Tham số thống kê (n=3)
pH SD N SD (CFU/g)
Lên men tự nhiên
Bà Chín 4,39 0,03 1,43.108 7.106
Ninh Hòa 4,41 0,03 1,29.108 1,2.107
Năm Thu 4,34 0,03 1,62.108 1,5.107
Lên men có
định hướng
Vissan 4,15 0,03 1,15.109 8,5.107
Giáo Thơ 4,23 0,03 3,08.108 7.106
(n: tổng số mẫu khảo sát, pH : giá trị pH trung bình của mẫu, N : số lượng vi khuẩn
trung bình của mẫu, SD: độ lệch chuẩn)
Theo nghiên cứu trên nem chua lên men ngày 4 ở các cơ sở sản xuất theo kiểu
lên men tự nhiên, kết quả phân tích thống kê chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý
nghĩa giữa pH của các mẫu nem ở 3 cơ sở khảo sát với độ tin cậy 95% (phụ lục 3).
Qua Bảng 4.1, nem ở cơ sở Năm Thu có giá trị pH thấp nhất (vào khoảng 4,34 0,03)
so với 2 cơ sở còn lại là Bà Chín (pH = 4,39 0,03) và Ninh Hòa (pH = 4,41 0,03).
Sự khác biệt này là không đáng kể về mặt thống kê (p > 0,05). Theo nghiên cứu của
Lý Ngọc Quí (2006) trên sản phẩm nem chua ở cơ sở Út Thẳng, pH của nem chua
trong ngày lên men đầu tiên là 6,33 và ngày thứ 4 là 3,99. Sở dĩ có sự sụt giảm pH là
do quá trình
- 31 -
chuyển hóa đường trong nguyên liệu thành các acid hữu cơ, đặc biệt là acid lactic làm
giảm pH của nguyên liệu.
Ở các cơ sở sản xuất nem theo kiểu lên men có định hướng, phân tích thống kê
chỉ ra rằng pH của nem chua ở hai cơ sở Vissan và Giáo Thơ khác biệt nhau có ý nghĩa
(p ≤ 0,05) (phụ lục 3). Giá trị pH của nem chua Giáo Thơ là 4,23 0,03 cao hơn so với
nem Vissan (pH = 4,15 0,03). Giá trị pH ở 2 cơ sở này thấp hơn so với 3 cơ sở lên
men tự nhiên. Điều này có lẽ là do quá trình lên men nem có định hướng tại các cơ sở
này. Ở cơ sở Giáo Thơ người ta sử dụng một phần thịt đã lên men ngày hôm trước cho
việc sản xuất nem chua ngày hôm sau (80 g bột thịt ngày 2 và 10 kg bột thịt ngày hôm
trước được cho thêm vào 40 kg thịt xay của ngày sản xuất) (Lý Ngọc Quí, 2006). Khi
lên men có định hướng, vi khuẩn lactic chiếm ưu thế về lượng ngay ở giai đoạn đầu
phát triển và sản sinh nhiều aicd hơn so với sản phẩm lên men tự nhiên (Nguyễn Thị
Minh Uyên, 2008). Trong lên men xúc xích khô, việc sử dụng men vi sinh với những
vi khuẩn phân lập từ chính sản phẩm (men vi sinh nội tại) dẫn đến sự hình thành nhanh
chóng acid lactic ngay từ ban đầu của tiến trình lên men làm giảm nhanh pH của quá
trình lên men (Ammor, 2007; trích dẫn bởi Hồ Thị Nguyệt Thu, 2008). Bên cạnh đó,
pH của sản phẩm thịt phụ thuộc vào pH ban đầu của bột thịt, vào lượng và loại gia vị
và phụ gia sử dụng, vào hệ vi khuẩn ban đầu và vào những yếu tố có liên quan đến sự
tăng trưởng của chúng như nhiệt độ, hoạt tính nước, thế năng oxy hóa - khử... (Hồ Thị
Nguyệt Thu, 2008).
Trong sản xuất nem chua, các acid hữu cơ, đặc biệt là acid lactic, sinh ra trong
quá trình lên men đã làm giảm giá trị pH, tạo vị chua tự nhiên cho sản phẩm và làm
cho cấu trúc thịt săn chắc, tạo nên kết cấu dai chắc đặc trưng cho sản phẩm. Bên cạnh
đó, pH thấp còn có tác dụng cản trở sự phát triển của một số vi sinh vật không mong
muốn trong sản phẩm, giúp cho việc bảo quản sản phẩm tốt hơn.
Kết quả xử lý thống kê về tổng lượng vi khuẩn lactic cho thấy sự khác biệt giữa
các mẫu nem ở 3 cơ sở lên men tự nhiên là có ý nghĩa (p ≤ 0,05). Tổng lượng vi khuẩn
lactic của nem Năm Thu 1,62.108 CFU/g là cao nhất, kế đến là nem cơ sở Bà Chín với
tổng lượng vi khuẩn lactic là 1,43.108 CFU/g (thấp hơn 1,9.107 CFU/g) và nem Ninh
Hòa có tổng lượng vi khuẩn thấp nhất (1,29.108 CFU/g thấp hơn 3,3.107 CFU/g so với
nem Năm Thu). Điều này phù hợp với các giá trị pH mà chúng tôi đã đo lường, tổng
- 32 -
lượng vi khuẩn lactic càng nhiều sẽ sản sinh ra nhiều acid hơn và làm giảm pH sản
phẩm. Sự khác nhau về tổng lượng vi khuẩn giữa 3 cơ sở lên men tự nhiên có thể là do
hệ vi sinh vật trong bột thịt ban đầu, lá gói, các nguyên phụ liệu, điều kiện môi trường
như nhiệt độ, độ ẩm… của các cơ sở khảo sát.
Đối với 2 cơ sở Vissan và Giáo Thơ, tổng lượng vi khuẩn cao hơn rất nhiều so
với 3 cơ sở lên men tự nhiên, tổng lượng vi khuẩn lactic của nem Giáo Thơ là 3,08.108
CFU/g và Vissan là 1,15.109 CFU/g (lần lượt cao hơn 1,46.108 CFU/g và 9,88.108
CFU/g so với Năm Thu). Sự khác biệt này có lẽ là do các cơ sở Giáo Thơ và Vissan sử
dụng phương pháp lên men định hướng, bổ sung vi sinh vật chủ động, bằng cách sử
dụng men khô (Vissan) hoặc bột thịt đã được lên men của những ngày trước (Giáo
Thơ), khiến chúng phát triển chiếm ưu thế, ức chế các vi khuẩn cạnh tranh khác, tạo
điều kiện cho chúng phát triển mạnh. Phân tích thống kê cho thấy tổng lượng vi khuẩn
lactic của 2 cơ sở này khác nhau rất có ý nghĩa (p ≤ 0,001). Sự khác biệt này có thể là
do phương pháp định hướng lên men của 2 cơ sở. Cơ sở Vissan sản xuất nem theo qui
mô công nghiệp lớn và sử dụng men với các giống thuần, các chủng vi khuẩn lactic
khởi động tốt và có khả năng phát triển mạnh, làm xúc tiến nhanh quá trình lên men.
4.1.2 Phần trăm các dạng khuẩn lạc của nem chua lên men ngày 4 ở năm sơ sở
khảo sát
Kết quả ghi nhận về các dạng khuẩn lạc hiện diện trên nem chua ngày 4 ở năm
cơ sở cho thấy tổng cộng có 7 dạng khuẩn lạc được ghi nhận trong các mẫu nem khảo
sát. Việc phân loại các dạng khuẩn lạc được dựa vào màu sắc, hình dạng và kích thước
của khuẩn lạc. Các dạng khuẩn lạc bao gồm:
Dạng I: khuẩn lạc tròn, vun nhẹ, màu trắng sữa, có viền sáng xung quanh,
rìa gọn, kích thước thay đổi từ 1- 2 mm.
Dạng II: khuẩn lạc tròn, vun nhẹ, màu trắng sữa, kích thước thay đổi từ 1- 2
mm.
Dạng III: khuẩn lạc tròn, vun nhẹ, màu trắng sữa, viền sáng, rìa không gọn,
kích thước thay đổi từ 1- 2 mm.
Dạng IV: khuẩn lạc tròn, vun nhẹ, màu trắng đục, trong, kích thước 2 mm.
Dạng V: khuẩn lạc tròn, vun cao, màu trắng sữa, kích thước 1 mm.
Dạng VI: khu
2 mm.
Dạng VII: khuẩn lạc tr
b) Nấm men
Hình 4.1:
a) Khuẩn lạc dạng II b) Nấm men c) Trực khuẩn
Hình 4.2:
- 33 -
ẩn lạc tròn, vun nhẹ, màu trắng đục, r
òn, vun cao, màu trắng hơi vàng, kích thư
a) Khuẩn lạc dạng I
c) Trực khuẩn
Dạng và hình thái tế bào của khuẩn lạc dạng I
Dạng và hình thái tế bào của khuẩn lạc dạng II
ìa sáng, kích thước
ớc 2 mm.
b) Trực khuẩn c) Nấm men
Hình 4.3:
a) Khuẩn lạc dạng IV b) Trực khuẩn
Hình 4.4:
- 34 -
a) Khuẩn lạc dạng III
Dạng và hình thái tế bào của khuẩn lạc dạng III
Dạng và hình thái tế bào của khuẩn lạc dạng IV
a) Khuẩn lạc dạng V b) Cầu trực
Hình 4.5:
a) Khuẩn lạc dạng VI b) Trực khuẩn
Hình 4.6:
a) Khuẩn lạc dạng VII
Hình 4.7: D
Phần trăm mỗi dạng khuẩn lạc của các mẫu nem l
trình bày ở Bảng 4.2
- 35 -
Dạng và hình thái tế bào của khuẩn lạc dạng V
Dạng và hình thái tế bào của khuẩn lạc dạng VI
b) Trực khuẩn
ạng và hình thái tế bào của khuẩn lạc dạng VII
ên men ngày 4 ở 5 cơ sở được
- 29 -
Bảng 4.2: Phần trăm các dạng khuẩn lạc của nem chua ngày 4 ở 5 sơ sở khảo sát
Kiểu lên
men
Cơ sở Σ (%)
Dạng khuẩn lạc ( X SD) (%)
I II III IV V VI VII
Lên men
tự nhiên
(n = 3)
Bà Chín 100 55,08
± 6,62
35,99
± 8,95
8,93
± 7,79
Ninh Hòa 100 28,76
± 9,53
11,14
± 3,51
2,05
± 3,56
47,46
± 5,36
10,59
± 9,53
Năm Thu 100 32,40
± 6,49
16,26
± 8,87
51,34
± 6,64
Lên men có
định hướng
(n = 3)
Vissan 100 25,19
± 9,51
24,08
± 2,96
50,73
± 6,66
Giáo Thơ 100 63,8
± 9,29
36,16
± 9,29
(n: tổng số mẫu khảo sát, X : phần trăm khuẩn lạc, SD: độ lệch chuẩn)
- 30 -
Ở cơ sở Bà Chín, có 3 dạng khuẩn lạc được ghi nhận trong đó, dạng I và II có
tần số xuất hiện cao hơn nhiều so với dạng VII.
Đối với cơ sở nem Ninh Hòa, chúng tôi ghi nhận được 5 dạng khuẩn lạc, trong
đó dạng IV có tần số xuất hiện cao nhất (47,46%) và kế đến là dạng I (28,76%).
Cơ sở Năm Thu có 3 dạng khuẩn lạc, tần số xuất hiện của dạng V và dạng I là
cao nhất (lần lượt là 51,34% và 32,40%).
Ở cơ sở Vissan, chúng tôi ghi nhận được 3 dạng khuẩn lạc, trong đó dạng VI có
tần số xuất hiện cao nhất (50,73%).
Đối với cơ sở Giáo Thơ có 2 dạng khuẩn lạc được ghi nhận, trong đó dạng I có
tần số xuất hiện cao hơn dạng V (lần lượt chiếm tỉ lệ là 63,84% và 36,16%).
Trong 7 dạng khuẩn lạc được ghi nhận, chúng tôi quan sát thấy có 2 dạng giống
với khuẩn lạc được nhận định của Lý Ngọc Quí (2006): Khuẩn lạc dạng I và dạng II
mà chúng tôi ghi nhận được giống với mô tả khuẩn lạc dạng VI và dạng I.2 trong
nghiên cứu của tác giả này. Theo ghi nhận của chúng tôi, dạng I xuất hiện ở tất cả các
mẫu nem ở 5 cơ sở với tần số khá cao (25,19% - 63,8%). Còn các dạng còn lại chỉ xuất
hiện ở một số cơ sở, ví dụ như cơ sở Vissan và Giáo Thơ không có dạng II, III và VII;
cơ sở Bà Chín và Ninh Hòa không có dạng V và VI. Riêng dạng VI chỉ xuất hiện ở cơ
sở Vissan.
Sự khác biệt về những dạng khuẩn lạc ở các cơ sở có thể là do hệ vi sinh vật
trong thịt ban đầu, các nguyên phụ liệu (đường, lá gói,…), các thao tác trong quá trình
sản xuất, điều kiện môi trường chế biến, phương pháp lên men… Theo Hồ Thị Nguyệt
Thu (2008), lá gói cũng tham gia vào quá trình lên men, do khi khảo sát hệ vi khuẩn
lactic của lá chùm ruột tác giả đã ghi nhận các vi khuẩn lactic hiện diện với lượng
không ít. Ngoài ra, đường mía sử dụng cũng bổ sung các khoáng chất, tạo thuận lợi
cho sự phát triển vi khuẩn lactic của nem chua (Trương Thanh Long, 2004; trích dẫn
bởi Hồ Thị Nguyệt Thu, 2008)
Ở các cơ sở lên men theo kiểu định hướng, dạng khuẩn lạc có xu hướng ít hơn
so với các cơ sở lên men tự nhiên do khi lên men định hướng bổ sung các các sinh vật
mong muốn làm chúng phát triển chiếm ưu thế trong hệ vi sinh vật ngay từ lúc đầu, tạo
điều kiện cho chúng phát triển mạnh cạnh tranh với các hệ vi sinh vật khác trong bột
thịt.
- 31 -
4.2 TÍNH CHẤT SINH HÓA CỦA NHỮNG DẠNG KHUẨN LẠC PHÂN LẬP
Kết quả nghiên cứu về các đặc tính sinh hóa của những dạng khuẩn lạc phân lập
trên các mẫu nem ở 5 cơ sở được trình bày ở Bảng 4.3.
- 32 -
Bảng 4.3 Tính chất sinh hóa của những dạng khuẩn lạc phân lập.
Lên men tự nhiên (%) Lên men định hướng (%)
Tổng
(%)
Bà Chín Ninh Hòa Năm Thu Vissan Giáo Thơ
I II VII I II III IV VII I III V I IV VI I V
Vi thể
(n= 132)
Gram
(-) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
(+) 6,82 6,82 4,55 6,82 6,82 2,27 6,82 4,55 6,82 6,82 6,82 6,82 6,82 6,82 6,82 6,82 100
Hình thái
vi khuẩn
Nấm men
(n = 6)
0,76 0,76 0 0,76 0 0,76 0 0 0,76 0,76 0 0 0 0 0 0 4,55
Trực khuẩn
(n = 108)
6,06 6,06 4,55 6,06 6,82 1,52 6,82 4,55 6,06 6,06 0 6,82 6,82 6,82 6,82 0 81,82
Cầu trực
(n = 18)
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6,82 0 0 0 0 6,82 13,63
Phản ứng
sinh hóa
(n= 126)
Catalase
(-) 6,35 6,35 4,76 6,35 7,14 1,59 7,14 4,76 6,35 6,35 7,14 7,14 7,14 7,14 7,14 7,14 100
(+) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Di động
(-) 6,35 6,35 4,76 6,35 7,14 1,59 7,14 4,76 6,35 6,35 7,14 7,14 7,14 7,14 7,14 7,14 100
(+) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Dạng
lên men
Đồng hình 0 6,35 4,76 0 7,14 1,59 7,14 4,76 0 6,35 7,14 0 7,14 0 0 7,14 59,52
Dị hình 6,35 0 0 6,35 0 0 0 0 6,35 0 0 7,14 0 7,14 7,14 0 40,48
Sinh
acid lactic
(-) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
(+) 6,35 6,35 4,76 6,35 7,14 1,59 7,14 4,76 6,35 6,35 7,14 7,14 7,14 7,14 7,14 7,14 100
(n: tổng số mẫu khảo sát)
Nghiên cứu
Dạng
khuẩn
lạc
Kiểu lên men
Cơ sở
- 36 -
Theo kết quả được trình bày ở Bảng 4.3, trong 132 khuẩn lạc khảo sát về hình
thái vi khuẩn, kết quả cho thấy đa số các khuẩn lạc có dạng trực khuẩn (81,82%), kế
đến là dạng cầu trực (13,63%) tập trung chủ yếu ở dạng V. Chỉ có một số ít là nấm
men (4,55%), với tần số xuất hiện thấp ở các dạng I, II và III.
Sau khi kiểm tra và loại bỏ các chủng vi khuẩn là nấm men, chúng tôi thực hiện
các phản ứng sinh hóa với 126 chủng vi khuẩn phân lập để xác định vi khuẩn lactic.
Kết quả các phản ứng catalase, khảo sát khả năng di động và sinh acid lactic cho thấy
100% các chủng phân lập thỏa mãn yêu cầu về đặc tính sinh hóa của vi khuẩn lactic.
Theo khảo sát về dạng lên men, ở các sản xuất nem chua theo kiểu lên men tự nhiên,
70% vi khuẩn kiểm tra có khả năng lên men đồng hình; trong khi ở các cơ sở sản xuất
theo phương pháp lên men có định hướng thì 60% các chủng vi khuẩn khảo sát có đặc
tính lên men dị hình.
Hình 4.8: Sự chuyển màu của dung dịch trong khảo sát khả năng sinh acid lactic của
vi khuẩn.
4.3 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH BACTERIOCIN CỦA CÁC CHỦNG VI
KHUẨN LACTIC PHÂN LẬP
Khảo sát sơ bộ đối với 126 chủng vi khuẩn, được xem là vi khuẩn lactic, về khả
năng kháng khuẩn của chúng đối với 5 chủng gây bệnh (Staphylococcus aureus ssp.
- 37 -
aureus CIP 20256, E. coli ATCC 25922, Bacillus cereus CIP 6624T, Listeria
monocytogenes CIP 82110 T và Salmonella indiana LMBA) chothấy có 28 chủng có
khả năng kháng cả 5 chủng gây bệnh nói trên chiếm 22,22% tổng số chủng vi khuẩn
khảo sát. Trong đó, có 5 chủng dạng I ở nem Bà Chín, Ninh Hòa (3,97%); 6 chủng
dạng III ở nem Năm Thu (4,76%); 5 chủng dạng V ở nem Giáo Thơ (3,97%); 5 chủng
dạng VI ở nem Vissan (3,97%) và 7 chủng dạng VII ở nem Bà Chín và Ninh Hòa
(5,55%).
Kết quả khảo sát bằng phương pháp khuếch tán trên thạch của 28 chủng này
cho thấy chỉ có 01 chủng dạng VII ở nem Ninh Hòa có khả năng kháng lại
Staphylococcus aureus ssp. aureus CIP 20256 và 01 chủng dạng I của nem Ninh Hòa
kháng lại Salmonella indiana LMBA. Điều này có thể là do các chủng vi khuẩn còn lại
tạo ra lượng bacteriocin với nồng độ thấp nên không thể hiện được khả năng kháng
khuẩn của chúng.
Đường kính kháng khuẩn của chủng vi khuẩn dạng VII là 15mm trong khi ở
dạng I là 7mm. Như vậy khả năng kháng Staphylococcus aureus ssp. aureus CIP của
chủng vi khuẩn dạng VII mạnh hơn so với chủng dạng I kháng Salmonella indiana
LMBA. Có vẻ như đối với vi khuẩn lactic, các bacteriocin thường có hiệu quả chống
lại các vi khuẩn Gram (+) nhưng có thể không hiệu quả khi ức chế vi khuẩn Gram (-).
Điều này có lẽ là do màng ngoài của vi khuẩn Gram (-) khá dày, gây trở ngại cho hoạt
động của bacteriocin. Những màng này ngăn cản các phân tử như chất kháng sinh,
chất tẩy rửa và thuốc nhuộm xâm nhập tế bào chất (De Martinis và ctv, 2001). Theo
nghiên cứu của Nguyen (2010) trong 44 chủng vi khuẩn lactic kiểm tra, chỉ có một vài
chủng thể hiện khả năng kháng khuẩn yếu đối với Staphylococcus aureus 1976 (Sa
1976) và không có chủng nào có khả năng kháng lại Salmonella typhimurium 1826 (St
1826).
Vùng kháng khuẩn của chủng vi khuẩn lactic dạng VII đối với Staphylococcus
aureus ssp. aureus CIP và dạng I đối với Salmonella indiana LMBA được trình bày ở
Hình 4.9 và Hình 4.10.
- 38 -
Hình 4.9: Vùng kháng khuẩn của chủng vi khuẩn dạng VII đối với Staphylococcus
aureus ssp. aureus CIP.
Hình 4.10: Vùng kháng khuẩn của chủng vi khuẩn dạng I đối với Salmonella indiana
LMBA.
- 39 -
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Đối với các mẫu nem ngày 4 của 3 cơ sở lên men tự nhiên, sự khác biệt về
pH sản phẩm là có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Đối với các mẫu nem ở 2 cơ sở lên
men có định hướng, pH của chúng khác nhau có ý nghĩa (p ≤ 0,05) và thấp hơn so với
các giá trị pH của các mẫu nem ở 3 cơ sở lên men tự nhiên.Tổng lượng vi khuẩn lactic
giữa các mẫu nem khảo sát ở 3 cơ sở lên men tự nhiên khác nhau có ý nghĩa (p ≤
0,05). Tổng lượng vi khuẩn lactic ở cơ sở Năm Thu (1,62.108 CFU/g) cao hơn tổng
lượng vi khuẩn của hai cơ sở Bà Chín (1,43.108 CFU/g) và Ninh Hòa (1,29.108
CFU/g). Đối với 2 cơ sở lên men có định hướng là Vissan và Giáo Thơ, tổng lượng vi
khuẩn cao hơn rất nhiều so với 3 cơ sở lên men tự nhiên. Tổng lượng vi khuẩn lactic ở
cơ sở Vissan (1,15.109 CFU/g) cao hơn ở Giáo Thơ (3,08.108 CFU/g) và sự khác biệt
này là rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p ≤ 0,001).
Có 7 dạng khuẩn lạc được ghi nhận trong các mẫu nem ở 5 cơ sở. Kiểm tra
vi thể cho thấy 81,82% vi khuẩn có dạng trực khuẩn, 13,63% vi khuẩn có dạng cầu
trực khuẩn và 4,55% vi khuẩn có dạng nấm men. Sau khi kiểm tra các phản ứng sinh
hóa, có 126 chủng vi khuẩn được xem là vi khuẩn lactic (chiếm 95,45 % tổng số chủng
vi khuẩn phân lập).
Kiểm tra khả năng kháng khuẩn cho thấy chỉ có 01 chủng dạng VII (chiếm
0,79% vi khuẩn kiểm tra) ở nem Ninh Hòa có khả năng kháng lại Staphylococcus
aureus ssp. aureus CIP 20256 và 01 chủng dạng I (chiếm 0,79% vi khuẩn kiểm tra)
của nem Ninh Hòa kháng lại Salmonella indiana LMBA. Trong đó, chủng vi khuẩn
dạng VII có khả năng kháng khuẩn mạnh hơn.
- 33 -
5.2 ĐỀ NGHỊ
Lặp lại nghiên cứu trên các mẫu nem khác nhau với những thời điểm lên
men khác nhau để tìm các chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh
bacteriocin.
Định danh các vi khuẩn lactic có khả năng sinh bacteriocin.
Chuẩn hóa và tìm ra các phương pháp thích hợp nhằm thu được bacteriocin
tốt nhất.
Ứng dụng các chủng lactic có khả năng sinh bacteriocin vào trong sản
phẩm nem chua nhằm phát triển nem chua thành thực phẩm chức năng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC0412019.pdf