Ngoài ra, bệnh trắng mang, trắng gan còn xảy ra ngay sau cơn mưa mà trước
đó cá chưa từng bị bệnh, đồng thời không phân lập được loài vi khuẩn nào
trên những mẫu cá này (1 ao). Dù vậy, nhưng rất có khả năng là trong quá
trình quản lý ao nuôi người dân cũng có sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh
cho cá, đã vô tình gây ra những biến đổi tiềm ẩn bên trong cá và khi điều kiện
ngoại cảnh thay đổi đột ngột đã biểu hiện bệnh lý rõ.
45 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4266 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát mầm bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus) bệnh trắng gan, trắng mang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eria
10
Họ Enterobacteriaceae
Giống Edwardsiella
Đây là nhóm vi khuẩn Gram âm, hình que mảnh, không sinh bào tử và di động
nhờ vành tiêm mao. Theo một số tài liệu nghiên cứu cho thấy họ
Enterobacteriaceae thường không gây bệnh cho động vật thủy sản, tuy nhiên
có 3 loài: Edwardsiella tarda, Edwardsiella ictaluri và Yersinia ruckeri là gây
bệnh trên cá nước ngọt. Ở Việt Nam đã phân lập được E. tarda trên cá trê
giống, E. ictaluri trên cá tra, cá basa, cá nheo giống và thịt. Cá nhiễm bệnh
gầy yếu, bỏ ăn, bơi lội lờ đờ, tỷ lệ chết cao, giải phẩu nội tạng thấy xuất hiện
nhiều đốm trắng đục kích cỡ 1-3 mm trên gan, thận và tỳ tạng.
Bệnh gây thiệt hại trong các ao nuôi cá hương đến 5-6 tháng tuổi, tỷ lệ tử
vong 60-70% có khi đến 100% (Bùi Quang Tề, 2003). Theo Trần Anh Dũng
(2005) đây là loài vi khuẩn gây thiệt hại nặng nề nhất trong nghề nuôi bên
cạnh loài vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa
xuân, mùa thu và trong ao nuôi với mật độ cao, nuôi cá lồng bè. Trước đây
người ta sử dụng 3 loại kháng sinh: Enrofloxacin, Ciprofloxacin và
Norfroloxacin để trị bệnh này, nhưng hiện nay 3 loại thuốc này đã bị cấm sử
dụng do tính độc hại của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe con người (Từ Thanh
Dung, 2005).
2.3.3. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus
Ngành Firmicutes
Lớp Bacilli
Bộ Lactobacillales
Họ Streptococceae
Giống Streptococcus
Đây là nhóm vi khuẩn Gram dương, hình cầu hoặc hình oval, kỵ khí không bắt
buộc, không di động, không tạo bào tử và phát triển tốt trong môi trường máu.
Theo Bùi Quang Tề (2005) khi cá bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus thì gan, thận,
tỳ tạng bị hoại tử. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, gây tỷ lệ chết cao. Để
phòng bệnh này áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp là chính, có thể sử
dụng kháng sinh Erythromycine để trị bệnh cho cá, hiện nay đã có vaccine
phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus.
2.4.4. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium
Ngành Actinobacteria
Lớp Actinobacteria
11
Bộ Actinomycetales
Họ Mycobacteriaceae
Giống Mycobacterium
Nhóm vi khuẩn Mycobacteriaceae hiếu khí, không di động, không sinh bào tử,
hình que, Gram dương và ưa acid. Gây bệnh chủ yếu ở cá nước ngọt và nước
mặn nhiệt đới gồm 2 loài: Mycobacterium marinum, Mycobacterium
fortuitum. Vi khuẩn M.marinum được phát hiện ở hồ bơi, bãi biển, trong các
dòng chảy tự nhiên, hồ cá cảnh và cả trong nước máy. Chúng thường gây bệnh
trên cá La Hán, ngoài ra một số loài thuộc giống Mycobacterium còn gây bệnh
cho cả con người, tuy nhiên chưa tìm thấy tài liệu nào về loài vi khuẩn này gây
bệnh trên cá Tra. Khi cá mắc bệnh da cá bị lở loét màu xám trắng, vẩy tróc,
đuôi bị hoại tử, khối u xuất hiện trong mô và nội tạng dẫn tới sưng phù, gan
thận teo (www.Thuvienkhoahoc.com/tusach/Đa_dạng_VSV/
Đa_dạng_vi_khuẩn_và_các_nghiên_cứu_ở_Việt_Nam).
Cách phòng trị: dùng Chloramin T hoặc B khử trùng nước trước khi thả nuôi
với nồng độ 10 ppm trong 24 giờ. Dùng kháng sinh để trị
(www.Thuvienkhoahoc.com/tusach/Đa_dạng_VSV/Đa_dạng_vi_khuẩn_và_cá
c_nghiên_cứu_ở_Việt_Nam).
12
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian
Đề tài được tiến hành từ tháng 01/08 đến tháng 05/08.
Địa điểm
Nơi thu mẫu: thu mẫu tại các huyện: Vĩnh Thạnh-Cần Thơ, Thốt Nốt-Cần
Thơ, Trà Ôn-Vĩnh Long, Long Hồ-Vĩnh Long, Phụng Hiệp-Hậu Giang, Kế
Sách-Sóc Trăng, Long Phú-Sóc Trăng. Sau đó mẫu được đưa về phòng thí
nghiệm của Bộ Môn Sinh Học và Bệnh Thủy Sản–Khoa Thủy Sản–Trường
Đại Học Cần Thơ để phân tích.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
Mẫu vật: Cá Tra có dấu hiệu bị bệnh trắng mang, trắng gan, hai chủng vi
khuẩn chuẩn (Edwardsiella ictaluri E223 và Aeromonas hydrophila A2) có
nguồn gốc tại Bộ Môn Sinh Học và Bệnh Thủy Sản – Khoa Thủy Sản – Đại
Học Cần Thơ.
3.2.1. Vật liệu thu và trữ mẫu
Thùng mướp, máy sục khí mini, nước đá, bọc nylon, viết lông dầu.
3.2.2. Hóa chất và dụng cụ nghiên cứu
Hóa chất
Cồn 70o, nước cất, nước muối sinh lý 0,85%, formaline 10%, cồn 96o.
Dung dịch nhuộm Gram, Vaseline, H2O2, Oxidase, Parafin, thuốc thử Kovac’s,
thuốc thử VP, thuốc thử Nitrate, HgCl2, Lugol’s Iodine.
Môi trường
Nutrient Agar, Nutrient Broth, Aeromonas, TSI, Citrate, O/F, Nitrate, VP,
Mannitol, Mantose, Salicin, Xylose, Trypton, môi trường Decarbocylase với
các acidamin là: Arginine, Lysine.
Dụng cụ: Bộ đồ tiểu phẩu, lame, lamen, kính hiển vi, ống nhỏ giọt nhựa, khay
nhựa, cân, thước đo chiều dài cá, chén thủy tinh, kính mặt đồng hồ, bình xịt
nước, ống nghiệm, đĩa Petri, đèn cồn, ống chích, que trãi thủy tinh, bình xịt
cồn, cốc đốt 100-250 ml, hộp đầu col pipet 0,5 và 1ml, pipet tự động 100-
13
1000µl, giấy vệ sinh, giấy nhôm, viết lông dầu, bọc nylon, dây thun, hột quẹt,
tủ sấy, tủ ấm, tủ đông, tủ cấy vô trùng, nồi autoclave.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu mẫu
Tiến hành thu mẫu trên 12 ao nuôi cá tra, trong đó có 3 ao cá khỏe và 9 ao cá
có xuất hiện bệnh trắng mang, trắng gan.
Đối với ao cá bệnh, thu mẫu cá còn sống (cá bệnh sắp chết), thu từ 3-5 con/ao
(thu 3 cá bệnh, 2 cá khỏe), còn đối với ao cá khỏe thu ngẫu nhiên 3-5 con/ao,
sau đó vận chuyển cá về phòng thí nghiệm bằng thùng mướp chứa không quá
1/3 nước có bơm oxy phân tích trong vòng 24 giờ (Đặng Thị Hoàng Oanh,
2007).
Trường hợp không thể vận chuyển sống thì ướp đá đem về phân tích trong
vòng 24 giờ.
Trong quá trình thu mẫu có kết hợp thu thập thông tin liên quan đến quá trình
bộc phát bệnh từ người nuôi dựa theo phiếu phỏng vấn được thiết kế sẵn (phụ
lục 1).
3.3.2. Phương pháp phân tích mẫu
3.3.2.1. Phương pháp giải phẩu cá
Dùng kéo chọc thủng phần da mềm ở hậu môn, cắt đường 1 vòng lên phía
lưng dọc theo đường bên tới dưới mang, đường cắt 2 cắt từ lổ hậu môn dọc
theo bụng tới dưới mang, rồi tiếp tục cắt đường 3 giáp với đường 1 rồi lấy hẳn
miếng da ra sẽ thấy rõ phần nội quan, tránh làm thủng các cơ quan bên trong.
3.3.2.2. Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng trên cá
Áp dụng phương pháp kiểm tra ký sinh trùng theo “Tài liệu hướng dẫn thực
tập giáo trình chuyên môn bệnh học thủy sản” (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2007).
Kiểm tra ngoại ký sinh trùng
Quan sát các dấu hiệu bên ngoài: màu sắc, vây, vẩy,…và ghi nhận tình trạng
cá trước khi mổ.
Da: Dùng dao cạo nhẹ nhàng lớp nhớt trên da, cho lên lame sạch rồi nhỏ 1
giọt nước lên. Đậy lamen lại và quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại 4-10X
để tìm ký sinh trùng.
14
Vây: Dùng kéo cắt tất cả các vây của cá cho vào đĩa lồng và quan sát dưới
kính soi nổi.
Mang: Cắt rời cung mang, cạo nhớt trên cung mang rồi ép tiêu bản và quan
sát dưới kính hiển vi ở vật kính 10-40X để tìm ký sinh trùng.
Kiểm tra nội ký sinh
Quan sát xoang bụng: Mổ cá và quan sát kỹ xoang bụng tìm bào tử và bào
nang của ký sinh trùng trong xoang bụng và trên màng treo ruột.
Túi mật: Cạo nhớt thành túi mật và phết mẫu mật lên lame rồi quan sát dưới
kính hiển vi để tìm ký sinh trùng.
Dạ dày: Mổ dạ dày, cạo nhớt thành dạ dày và quan sát dưới kính hiển vi.
Ruột: Mổ ruột tìm ký sinh trùng có kích thước lớn (giun tròn, sán dây,…).
Phết mẫu nhớt ruột và quan sát dưới kính hiển vi quang học.
Xác định tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm (theo Nguyễn Thị
Thu Hằng, 2007)
Xác định tỷ lệ cảm nhiễm theo công thức:
TLCN (%) = Số cá nhiễm ký sinh trùng / Tổng số cá kiểm tra x 100
Xác định cường độ cảm nhiễm:
CĐCN = Số trùng / con cá (trùng lớn và ít)
CĐCN = Số trùng / cơ quan (trùng lớn và nhiều)
CĐCN = Số trùng / lame (trùng nhỏ và ít)
CĐCN = Số trùng / thị trường (trùng nhỏ và rất nhiều)
3.3.2.3. Phương pháp phân lập vi khuẩn
Áp dụng phương pháp phân lập vi khuẩn theo “Tài liệu hướng dẫn thực tập
giáo trình chuyên môn bệnh học thủy sản” (Đặng Thị Hoàng Oanh ,2007).
Áp dụng các nguyên tắc vô trùng trong quá trình giải phẩu cá và phân lập vi
khuẩn nhằm tránh tạp nhiễm.
Phân lập vi khuẩn trên gan, thận, tỳ tạng cấy lên đĩa TSA hoặc NA. Ủ các đĩa
môi trường ở nhiệt độ 30oC. Sau 18-24 giờ quan sát và ghi nhận đặc điểm hình
thái của khuẩn lạc. Tách ròng bằng cách lấy 1 khuẩn lạc cấy sang đĩa TSA
khác theo 4 bước cấy tiêu chuẩn. Sau đó tiến hành kiểm tra tính thuần bằng
cách nhuộm Gram, kiểm tra tính di động. Khi được dòng vi khuẩn thuần nuôi
15
tăng sinh trong môi trường NB rồi kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và
được tiến hành kiểm tra song song với chủng chuẩn được chọn.
Các chỉ tiêu sinh lý: phản ứng Oxidase, Catalase
Các chỉ tiêu về sinh hóa: khả năng lên men và oxi hóa đường glucose,
khả năng tạo acid từ các loại đường (glucose, sucrose, lactose,
mannitol, maltose, salicine, xylose), khả năng sinh khí từ glucose, khả
năng sinh khí H2S, khả năng thủy phân esculin, TSI, khả năng sử dụng
citrate, khả năng sinh Indol, khả năng tạo nitrit từ nitrate, phản ứng VP
(Voges-proskaner), khả năng sử dụng aminoacid (arginine và lysine).
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, soạn thảo văn bản bằng
chương trình Microsoft Word.
16
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Thu thập thông tin
Trong quá trình thu mẫu có kết hợp với việc thu thập thông tin từ hộ nuôi. Đây
là một trong những yếu tố quan trọng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh được
chính xác hơn. Tất cả mẫu thu trong đợt này đều từ loại hình nuôi ao với tổng
số mẫu thu là 54 mẫu cá tra, trong đó có 10 mẫu cá khỏe và 44 mẫu cá bệnh.
4.1.1. Thông tin về cải tạo ao, con giống và mật độ nuôi
Một số thuốc và hóa chất được sử dụng để cải tạo ao trước khi thả cá vào ương
nuôi như: Vôi, chlorine, BKC, chloramine_T, Iodine, Thiosulfat Natri, EDTA
nhằm diệt mầm bệnh và xử lý nước, đây là khâu quan trọng để tạo một môi
trường tốt nhất cho việc ương nuôi. Bước khởi đầu này đã được đa phần các
hộ nuôi thực hiện rất tốt, từ việc sên vét bùn đáy ao, phơi đáy, ngâm ao, dùng
hóa chất diệt tạp, mầm bệnh và xử lý nước trước khi thả cá.
Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan
mà chất lượng con giống chưa đảm bảo, nên trong đợt thu mẫu này đã thu
được những cá tra bị bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá từ 12g-50g/con.
Cá bệnh thường có những biểu hiện bất thường như: bơi lội lờ đờ, dạt bờ,…
và những biến đổi trên cơ thể như: xuất huyết, đốm mủ trên gan và thận, mang
trắng, gan trắng hoặc tái nhợt. Tình trạng bệnh kéo dài từ vài ngày đến vài
chục ngày và làm hao hụt từ 20con – 10.000con/ngày gây thiệt hại đáng kể
cho các hộ nuôi.
Qua kết quả điều tra cho thấy mật độ nuôi biến động tùy theo kích cỡ cá và
kinh nghiệm của người nuôi, cá giống từ 20-50 g/con mật độ nuôi khoảng 45-
75 con/m2. Theo Dương Nhựt Long (2003) mật độ thả cá giống nuôi thích hợp
20-30 con/m2, tuy nhiên do tận dụng triệt để khối nước trong ao mà người dân
thả cá với mật độ khá dầy đặc. Với mật độ nuôi cao đòi hỏi người nuôi phải
quản lý môi trường ao nuôi thật tốt, nếu không cá sẽ dễ mắc bệnh và lây lan
nhanh chóng.
4.1.2. Vấn đề sử dụng thuốc, hóa chất trong phòng và trị bệnh
Một số loại hóa chất thường được sử dụng để diệt ngoại ký sinh trùng và nấm
trên cá như: NaCl, KMnO4, CuSO4, formol, Xanh Methylen, Peroxide và các
hóa chất này cũng được các hộ nuôi dùng để phòng và xử lý định kỳ cho ao
nuôi. Theo kinh nghiệm của người nuôi cho biết CuSO4 diệt trùng mặt trời rất
hiệu quả, đối với sán lá thì sử dụng NaCl, KMnO4 hoặc formol,…
17
Qua đợt thu mẫu từ ngày 11/04-15/05 thống kê được 6/9 ao cá bệnh chuyển
sang trắng mang, trắng gan sau khi cá bị mủ gan, xuất huyết, phù đầu và có
3/9 ao cá xuất hiện bệnh trắng mang, trắng gan sau cơn mưa đầu mùa (phụ lục
4). Đồng thời cũng ghi nhận được một số loại thuốc kháng sinh mà người nuôi
đã sử dụng trước khi cá bị bệnh này: Norfloxacin, Flofenicol, Doxycyline,
Cefalexin, Enrofloxacin, Amoxycilin, Ciprofloxacin,… trong đó Norfloxacine,
Ciprofloxacin, Enrofloxacine thuộc nhóm Quinolon đã bị cấm sử dụng do thời
gian tồn lưu của ba loại thuốc này khá lâu và tính độc hại của nó đối với sức
khỏe con người. Mặc dù vậy, người nuôi vẫn sử dụng vì nhóm này dùng xử lý
bệnh do vi khuẩn rất có hiệu quả, trong khi các loại kháng sinh:
Oxytetracyline, Tetracyline, … điều trị không hiệu quả do vi khuẩn đã kháng
thuốc (Nguyễn Thanh Phương, 2007).
Bảng 4.1: Một số loại kháng sinh được dùng trước khi cá bị bệnh trắng mang,
trắng gan
STT Ao Tên thuốc Liều lượng Thời gian điều trị
1
Ao 1
Flofenicol
Enrofloxacin
Osamet Fish
2mg/1kg thức ăn
2mg/1kg thức ăn
1 kg/200 kg thức ăn
5 ngày
5 ngày
2 Ao 2 Chưa xử lý
3
Ao 3
Enrofloxacin
Ciprofloxacin
Cefalexin
1kg/12 tấn cá
1kg/12 tấn cán
1kg/12 tấn cá
7 ngày
7 ngày
7 ngày
4
Ao 4
Amoxycillin
Doxycylin
Enrofloxacin
750g/12 tấn cá
750g/12 tấn cá
750g/12 tấn cá
3 ngày
3 ngày
3 ngày
5 Ao 5 Ampicilin +
sulfamid
Norfloxacin
1 kg/12 tấn cá
1 kg/12 tấn cá
7 ngày
7 ngày
6
Ao 8
Flofenicol
Doxycyclin
Enrofloxacin
Amoxycillin
0,04g/1 kg cá
0,04g/1 kg cá
2 g/1 kg thức ăn
2 g/1 kg thức ăn
3 ngày
3 ngày
3 ngày
3 ngày
Đối với ao 1 thông tin thu được từ hộ nuôi là trước khi chuyển sang trắng
mang, trắng gan cá đã có triệu chứng bệnh mủ gan và xuất huyết, biện pháp xử
lý là sử dụng kháng sinh Flofenicol liều lượng 2mg/1 kg thức ăn trong 5 ngày,
18
sau đó dùng Enrofloxacin kết hợp với Osamet Fish với tỷ lệ 1kg/200 kg thức
ăn trong 5 ngày. Kết quả là bệnh mủ gan đã khỏi hẳn, cá đang ở trong tình
trạng còn xuất huyết và chuyển sang trắng mang và gan.
Dựa vào bảng 4.1 ta thấy người nuôi sử dụng kháng sinh với nồng độ rất cao,
với tâm lý nghỉ rằng diệt tận gốc và triệt để vi khuẩn để cá khỏi bệnh hoàn
toàn mà không kéo dài dây dưa. Điều này đã làm sai một trong những nguyên
tắc sử dụng kháng sinh là: “phải sử dụng kháng sinh đúng liều và đúng thời
gian quy định”. Do đó, khi lượng kháng sinh được đưa vào cơ thể với hàm
lượng cao và thời gian kéo dài dẫn đến tổn thương gan và thận gây độc cho cơ
thể bằng cách giữ lại những chất không cần thiết, chất độc hại, một phần các
chất này sẽ được thận bài tiết ra ngoài. Có thể chính những cơ chế sinh học
bên trong cơ thể cá đã thực hiện các chu trình chuyển hóa thuốc kháng sinh
điều hòa hàm lượng thuốc thích hợp mà cơ thể cá có thể chịu được, giúp cá
không bị ngộ độc và một khi bộ máy này làm việc quá mức sẽ gây nên những
biến đổi bất thường: “gan trắng, thận nhạt màu thậm chí chuyển sang màu
trắng”.
Như vậy, vấn đề đặt ra là: Bệnh trắng mang, trắng gan xuất hiện trên cá tra
nuôi ao là do: ký sinh trùng, vi khuẩn, thuốc kháng sinh, thời tiết thay đổi đột
ngột hay do một nguyên nhân nào khác.
4.2. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng
Kết quả kiểm tra ký sinh trùng trên các mẫu cá tra thu tại 12 ao ở các huyện
thuộc 4 tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Hậu Giang khá phong phú và
đã phát hiện được 11 giống loài ký sinh trùng: Dactylogyrus sp., Trichodina
sp., Myxobolus sp., Ichthyonyctus sp., Balantidium sp., sán lá song chủ,
Metaceraria, Epistylis sp., Henneguya sp., trùng miệng lệch Chilodonella sp.
và Gyrodactylus sp. Các loài ký sinh trùng này được phát hiện chủ yếu ở da,
vây, mang, ruột và không tìm thấy trong mật và xoang bụng (Bảng 4.2).
Dựa vào bảng 4.2 cho thấy trong tổng số 54 mẫu cá được phân tích thì sự xuất
hiện của sán lá 16 móc Dactylogyrus sp là chiếm tỷ lệ cao nhất (64,81%), kế
đến là sự xuất hiện của Trichodina sp và Myxobolus sp (51,85%) và các thành
phần giống loài ký sinh trùng còn lại xuất hiện với tỷ lệ tương đối thấp.
19
Bảng 4.2: Thành phần giống loài ký sinh trùng trên tổng số cá tra quan sát
(n=54 mẫu)
Xét trên phạm vi từng ao nuôi, tùy theo từng địa điểm, kích cỡ cá và mật độ
nuôi của từng ao mà có cường độ và tỷ lệ cảm nhiễm các loài ký sinh trùng
khác nhau, nhưng nhìn chung khả năng cảm nhiễm Dactylogyrus sp. chiếm tỉ
lệ cao nhất ở hầu hết các ao (10/12 ao), kế đến là Myxobolus sp. (9/12 ao),
Trichodina sp. (8/12 ao) và các loài ký sinh trùng còn lại có xuất hiện rải rác ở
một số ao nuôi với cường độ và TLCN không đáng kể (phụ lục 2).
Mật độ nuôi tại những ao được khảo sát khá cao dao động từ 35-120 con/m2 ở
kích cỡ cá từ 5-50 g và 50-65 con/m2 ở kích cỡ cá từ 150-500 g, theo đánh giá
chung thì mật độ nuôi này khá cao dẫn tới môi trường ao nuôi xấu đi do lượng
thức ăn dư thừa, lượng phân cá thải ra,…tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia
tăng mật độ mầm bệnh, đặc biệt là mầm bệnh ký sinh trùng và khả năng cá bị
nhiễm ký sinh trùng càng dễ xảy ra hơn.
STT Thành phần loài ký sinh trùng Cơ quan ký sinh CĐCN TLCN
1 Dactylogyrus sp. Mang 1-83 con/cung mang 64,81%
2 Trichodina sp. Da, vây, mang 1-50 trùng/10x10 51,85%
3 Myxobolus sp. Mang 2-34 bào nang/lame 51,85%
4 Sán lá song chủ Ruột, dạ dày 1-7 sán/lame 20,37%
5 Henneguya sp. Mang 3 bào nang/lame 1,85%
6 Chilodonella sp. Mang 1 trùng/lame 3,7%
7 Epistylis sp. Da 1-5 tế bào/10x10 7,4%
8 Ichthyonyctus pangasia
Ruột ++ 14,81%
9 Balantidium sp. Ruột +++ 11,11%
10 Metacercaria Mang 1 ấu trùng/lame 3,7%
11 Gyrodactylus sp. Da 1 sán/lame 1,85%
20
Bảng 4.3: Tỉ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng ở mức trên 60% tại các ao khảo sát
Ao Kích cỡ
(g/con)
Mật độ
(con/m2)
TLCN 60%
1 400-500 50 Dactylogyrus, Trichodina
2 150-300 65 Dactylogyrus, Trichodina,
Myxobolus, Epistylis, Ichthionyctus
3 10-20 120 Dactylogyrus, Myxobolus
4 5-15 60 Trichodina
5 15-30 60 Dactylogyrus
6 160-240 50 Dactylogyrus
7 1-5 120 Trichodina
8 15-20 75 Myxobolus
9 30-50 50 Dactylogyrus,
Trichodina,
Myxobolus, Balantidium
10 300-400 55 Dactylogyrus, Myxobolus
11 200-250 65 Dactylogyrus, Myxobolus
12 5-15 35 Trichodina, Myxobolus
Tỉ lệ cảm nhiễm các loài ký sinh trùng 60% ở hầu hết các giai đoạn của cá từ
giai đoạn cá hương, giống đến cỡ cá thương phẩm nhất là Dactylogyrus sp
8/12 ao, kế đến là Myxobolus sp 7/12 ao, Trichodina sp 6/12 ao. Tuy nhiên, cá
ở giai đoạn nhỏ khi bị cảm nhiễm các loài ký sinh trùng này sẽ rất nguy hiểm
do sức chịu đựng và chống chọi với mầm bệnh của cá còn yếu. Trong 12 ao
được thống kê ở trên có 2 ao là không bị cảm nhiễm sán lá 16 móc do ao thu
mẫu đang được xử lý thuốc và hóa chất diệt mầm bệnh.
Tóm lại, trong môi trường nước ao nuôi luôn tồn tại mầm bệnh trong đó có cả
mầm bệnh ký sinh trùng, do đó khi điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển đủ
lớn để có thể xâm nhiễm vào đàn cá nuôi, đặc biệt với mật độ nuôi dày đặc
mầm bệnh sẽ rất dễ lây lan không những cho đàn cá trong cùng một ao mà có
thể lây lan cho những ao lân cận.
Kết quả ký sinh trùng trên cá tra bị bệnh trắng mang, trắng gan
Thành phần ký sinh trùng xuất hiện trên cá tra bị bệnh trắng mang, trắng gan
khá phong phú với 11 giống loài ký sinh trùng được phát hiện như kết quả
kiểm tra ký sinh trùng trên tổng số cá được phân tích bao gồm cả cá bệnh và
cá khỏe. Đặc biệt khả năng cảm nhiễm các giống loài ký sinh trùng:
Dactylogyrus sp., Trichodina sp., Myxobolus sp. Là rất cao với cường độ cảm
nhiễm cao nhất tương ứng là 83 sán/cung mang; 50 trùng/10x10; 34 bào
nang/lame (phụ lục 3).
21
Trong đó, khả năng cá bị cảm nhiễm Dactylogyrus sp là cao nhất (67,44%), kế
đến là Trichodina sp (46,51%), Myxobolus sp (44,19%), và cường độ cảm
nhiễm, tỷ lệ cảm nhiễm các giống loài: Gyrodactylus sp, Metacercaria,
Balantidium sp, Ichthionyctus pangasia, Epistylis sp, trùng miệng lệch
Chilodonella sp Chilodonella sp, Henneguya sp, sán lá song chủ là không cao
và khả năng gây bệnh của những nhóm giống loài ký sinh này đối với các mẫu
cá thu được là không nhiều.
Theo một số tài liệu nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tra, trong đó có kết quả
nghiên cứu của Lê Thành Cường (2006) trên cá tra bị bệnh vàng da cũng có sự
xuất hiện của sán lá song chủ, kết quả nghiên cứu ký sinh trùng của Nguyễn
Thị Thu Hằng và ctv (2006-2007) cũng phát hiện được loài Bucephalosis
gracilescens dạng trưởng thành ký sinh trong ruột cá, kết quả phân tích ký
sinh trùng ở đợt thu mẫu này cũng phát hiện được loài sán này với tần số bắt
gặp là 4/9 ao cá bệnh và cường độ cảm nhiễm: 1-11 cá thể/lame; tỷ lệ cảm
nhiễm: 40-80% (Hình 4.1) (phụ lục 3).
Sự hiện diện của nhóm trùng lông nội ký sinh: Ichthionyctus pangasia và
Balantidium sp trên hầu hết các đoạn ruột của cá khi kiểm tra mẫu nhưng tập
trung nhiều ở đoạn ruột có thức ăn (Hình 4.2). Tần số xuất hiện của
Ichthionyctus pangasia là 6/9 ao cá bệnh và Balantidium sp là 4/9 ao cá bệnh,
tuy nhiên theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) mặc dù chúng ký sinh với lượng lớn
nhưng hai loài này không gây hại cho ký chủ, chúng chỉ làm bệnh nặng thêm
khi vật chủ bị bệnh viêm ruột (trích dẫn bởi Lê Thành Cường, 2006).
Điểm nổi bật và đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của 3 giống loài ký sinh trùng:
Dactylogyrus sp, Myxobolus sp và Trichodina sp. Tần số xuất hiện của
Dactylogyrus sp là cao nhất 8/9 ao cá bệnh với cường độ cảm nhiễm cao nhất
83 cá thể/cung mang và tỷ lệ cảm nhiễm cao nhất 100%. Trong đó tỷ lệ cảm
nhiễm loài sán này 60% có 6/9 ao cá bệnh và một ao không có loài sán này
ký sinh do đang được xử lý trong lúc thu mẫu, kế đến là tần số xuất hiện của
Trichodina sp với 6/9 ao cá bệnh với cường độ cảm nhiễm cao nhất: 50
trùng/10x10, tỷ lệ cảm nhiễm cao nhất:100% và Myxobolus sp 6/9 ao cá bệnh
với cường độ cảm nhiễm cao nhất: 34 bào nang/lame, tỷ lệ cảm nhiễm cao
nhất: 100%, trong đó tỷ lệ cảm nhiễm 60% đối với Trichodina sp bắt gặp 5/9
ao bệnh và Myxobolus sp bắt gặp 4/9 ao bệnh (phụ lục 3).
Sán lá 16 móc Dactylogyrus là mầm bệnh nguy hiểm, chúng có khả năng gây
chết hàng loạt khi bị nhiễm nặng, đặc biệt gây hại lớn nhất ở giai đoạn cá
hương và giống (Bùi Quang Tề, 2006). Phá hoại cấu trúc mang làm mang tái
nhạt, tiết nhiều nhớt gây cản trở hoạt động hô hấp của cá (hình 4.3). Chúng tấn
22
công và dùng móc bám vào sợi mang sơ cấp, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến
các mạch máu ở mang làm ngưng trệ quá trình trao đổi khí oxy hòa tan giữa
nước và máu cá, cá bị thiếu máu cục bộ làm mang bị tái nhạt.
Theo kết quả phân tích ký sinh trùng của Nguyễn Thị Thu Hằng (2005-2006)
cho thấy loài Myxobolus sp xuất hiện ở tháng 9-12/2005 và tháng 01/2006 với
tỷ lệ cảm nhiễm 80% và cường độ cảm nhiễm cao nhất 14 bào nang/lame thấp
hơn sự xuất hiện của Myxobolus sp ở đợt thu mẫu này (tháng 3-5/2008) với
cường độ cảm nhiễm cao nhất 34 bào nang/lame và tỷ lệ cảm nhiễm 100%.
Tuy vậy, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào công bố về mật độ gây thành dịch
bệnh của chúng đối với cá tra nuôi thâm canh. Cấu tạo của Myxobolus được
bao bọc bởi lớp vỏ dày khá chắc chắn nên rất khó tiêu diệt chúng bằng thuốc
và hóa chất (Hình 4.4).
Theo Robert (1978) khi nhóm Myxozoa ký sinh trên tỳ tạng sẽ làm tỳ tạng
giảm chức năng tạo kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh, mất khả năng
tiêu hủy hồng cầu già và không thể tái tạo hồng cầu mới cho cơ thể ( trích dẫn
bởi Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv, 2005-2006). Điều này sẽ làm cho lượng
hồng cầu trong máu giảm thiểu trầm trọng, máu cá sẽ không đỏ tươi bình
thường và chuyển sang màu vàng nâu thậm chí vàng nhạt, làm khả năng vận
chuyển oxy đến các tổ chức bị chậm đi ảnh hưởng đến hoạt động bình thường
của cơ thể cá.
Bên cạnh đó, sự nguy hại của trùng bánh xe đối với ao nuôi cũng không kém
phần quan trọng, khi bị trùng ký sinh cá bị ngứa ngáy, ký sinh trên mang làm
phá hủy cấu trúc mang, mang tiết nhiều nhớt làm cá ngạt thở, đây cũng là một
trong những tác nhân gây bệnh làm cá giống chết hàng loạt. Chúng xuất hiện
với cường độ cảm nhiễm dao động từ 1-50 trùng/ 10x10 và tỷ lệ cảm nhiễm
46,51%, theo Bùi Quang Tề và Vũ Thị Tám (2000) thì ở cường độ cảm nhiễm
50-100 trùng/9x10 là nguy hiểm cho cá giống, và với cường độ cảm nhiễm
trùng bánh xe ở đợt thu mẫu này là cần phải xử lý kịp thời.
Tóm lại, những mẫu cá thu có dấu hiệu mang trắng, gan trắng khả năng cảm
nhiễm các loài ký sinh trùng: Dactylogyrus sp, Trichodina sp và Myxobolus sp
rất cao, chủ yếu chúng ký sinh ở mang gây cản trở hoạt động hô hấp của cá,
góp phần làm rối loạn toàn bộ hoạt động bình thường của cá, cá yếu dần thậm
chí chết hàng loạt nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp.
23
Hình 4.3: Dactylogyrus sp Hình 4.4: Myxobolus sp
Hình 4.2: Ichthionyctus pangasia Hình 4.1: Sán lá song chủ
Hình 4.6: Bào tử myxozoa Hình 4.5: Trichodina sp
25
4.3. Kết quả phân tích vi sinh
Phân lập vi khuẩn từ 3 cơ quan gan, thận và tỳ tạng nuôi dưỡng trên môi
trường TSA/NA ủ ở 28-30oC thấy khuẩn lạc phát triển tương ứng với khoảng
thời gian cụ thể đặc trưng của từng loài vi khuẩn. Sau đó, tiến hành test các chỉ
tiêu cơ bản để phân nhóm giống loài vi khuẩn rồi mới test các chỉ tiêu sinh hóa
để định danh loài vi khuẩn cụ thể và các phản ứng này được test song song với
chủng chuẩn được chọn. Tùy theo bản chất của từng phản ứng mà thời gian
đọc kết quả sẽ khác nhau dao động từ 1-7 ngày, và sự khác biệt về màu sắc so
với đối chứng hoặc màu sắc ban đầu sẽ cho kết quả dương tính và ngược lại.
%
Loài vi khuẩn
Hình 4.7: Tỷ lệ xuất hiện của các nhóm vi khuẩn
Kết quả phân lập vi sinh trên tổng số 54 mẫu cá tra, trong đó có 44 mẫu cá
bệnh và 10 mẫu cá khỏe dựa trên các chỉ tiêu về hình thái, sinh lý và sinh hóa
của vi khuẩn đã định danh được tổng số 25 chủng vi khuẩn, trong đó có 16
chủng Edwardsiella ictaluri chiếm tỷ lệ cao nhất 64%, kế đến là Aeromonas
hydrophila chiếm 24% (6 chủng), 1 chủng Aeromonas sp chiếm 4% và 2
chủng Pseudomonas sp chiếm 8% (Hình 4.7).
64
24
4
8
0
10
20
30
40
50
60
70
1
E.ictaluri
A.hydrophila
Aeromonas sp
Pseudomonas sp
26
%
Loại bệnh
Hình 4.8: Sự xuất hiện dấu hiệu bệnh lý của cá
Vi khuẩn phân lập được trên 44 mẫu cá thuộc 9 ao cá bệnh tại các địa điểm
được liệt kê ở phụ lục 4. Đa số cá bệnh đều có những biểu hiện bệnh lý như:
bơi lội lờ đờ, dạt bờ nhưng cá không bỏ ăn. Trong số đó có 9/44 mẫu có biểu
hiện bên ngoài trắng mang kết hợp với xuất huyết, giải phẩu nội tạng có dịch
vàng, gan trắng và ruột đầy thức ăn chiếm 20,40%. Đặc biệt, có tới 25/44 mẫu
có biểu hiện trắng mang, trắng gan kết hợp với mủ gan chiếm 52,86% và
10/44 mẫu là bị trắng mang, trắng gan đơn thuần chiếm 22,73%. Phần lớn cá
bị bệnh ở giai đoạn còn nhỏ kích cỡ 1-50g/con (6/9 ao bệnh), chỉ có 3/9 ao
bệnh là cá có kích cỡ lớn 150-500g/con (phụ lục 4).
Nhóm vi khuẩn Aeromonas
Phân lập vi khuẩn trên 3 cơ quan gan, thận và tỳ tạng của các mẫu cá bị trắng
mang, trắng gan kèm theo hiện tượng xuất huyết ở các gốc vây và quanh
miệng, sau 18-24h khuẩn lạc phát triển trên môi trường TSA/NA có dạng hình
tròn, hơi lồi, màu vàng nhạt, kết quả kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản: vi khuẩn có
hình que ngắn, gram âm, di động, phản ứng oxidase và catalase dương tính, có
khả năng lên men và oxi hóa đường glucose, âm tính với O/129, kết quả TSI
chỉ lên men glucose và vi khuẩn lên men đường glucose và galactose hoặc
sucrose (phụ lục 5).
Kiểm tra các chỉ tiêu sinh hóa định danh loài vi khuẩn được tiến hành cùng lúc
với việc kiểm tra chủng chuẩn A. hydrophila (A2), kết quả có 7 chủng được
định danh là Aeromonas sp cho các phản ứng đều dương tính ngoại trừ các
phản ứng: Lysine, H2S, Urê, Indole và Inositol, sai khác một chỉ tiêu so với
chủng A2 là Inositol (-) (phụ lục 5). Kết quả định danh này cũng trùng hợp với
kết quả của Ngô Minh Dung (2007) là cho phản ứng âm tính với H2S và Urê.
TM: Trắng
mang
TG: Trắng gan
MG: Mủ gan
XH: Xuất huyết
56.82
22.73 20.45
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
TM, TG, MG TM, TG TM, TG, XH
27
Riêng đối với các chủng TNG303b, TNL503b và STL303 cho phản ứng
dương tính với Indol, âm tính với Aesculin. Trong đó, có 1 chủng Aeromonas
sp được định danh là với sự khác biệt về các phản ứng so với chủng chuẩn là
H2S (-), VP (-) và Salicin (-).
Theo Bùi Quang Tề và Vũ Thị Tám (2003) bệnh nhiễm khuẩn máu hay bệnh
xuất huyết xuất hiện bắt đầu từ tháng 2, có thể kéo dài đến tháng 9-10 lại ngay
vào đợt thu mẫu này và chủ yếu phân lập được từ những mẫu cá có trọng
luợng từ 150-500g (phụ lục 4). A. hydrophila được xem là chủng vi khuẩn gây
bệnh cho cá quan trọng nhất ở những loài cá nuôi và cá tự nhiên như: cá tra,
basa, trê, cá chép, cá bống tượng (Lewis và Plumb, 1979 trích dẫn bởi Trần
Anh Dũng, 2005), chúng gây thiệt hại lớn 30-70% đối với cá nuôi thịt.
Nhóm vi khuẩn Pseudomonas sp
Bệnh xuất huyết ngoài việc phân lập ra vi khuẩn A. hydrophila và A. sobria
còn bắt gặp một số trường hợp phân lập được Pseudomonas sp (Từ Thanh
Dung, 2005), và 2 chủng vi khuẩn Pseudomonas sp cũng đã được phân lập từ
những mẫu cá có biểu hiện trắng mang, trắng gan kết hợp với xuất huyết sau
khi kiểm tra một số chỉ tiêu cơ bản: gram âm, hình que ngắn, di động, catalase
dương tính, phản ứng oxidase âm tính, không lên men và không có khả năng
oxi hóa glucose (phụ lục 5). Một thông tin nữa cũng trùng hợp với kết quả trên
là bệnh xuất huyết nghiêm trọng ở cá bống tượng Oxyeleotris marmoratus
1984-1985 ở Thái Lan do 2 tác nhân chính chiếm 90% là A. hydrophila và
Pseudomonas, 10% còn lại là sự xuất hiện của Edwardsiella tarda và
Streptococcus sp (Chanchit, 1986 trích dẫn bởi Trần Anh Dũng, 2005).
Nhóm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Tiến hành phân lập vi khuẩn trên 3 cơ quan gan, thận và tỳ tạng của tổng số 54
mẫu cá bệnh và cá khỏe đã phát hiện được 16 chủng Edwardsiella sp trên 20
mẫu cá bệnh với một số biểu hiện bệnh lý bên ngoài của cá: bơi lội lờ đờ trên
mặt nước, ăn mạnh, mang trắng, có xuất huyết nhẹ ở các gốc vi, giải phẩu nội
tạng thấy gan trắng, thận sưng nhũng có mủ, tỳ tạng có đốm mủ.
Nhìn chung đợt thu mẫu từ tháng 3-5/2008 cá bị nhiễm bệnh mủ gan phần lớn
ở giai đoạn cá còn nhỏ (5-30g). Vi khuẩn được cấy lên môi trường thạch
NA/TSA sau 48h khuẩn lạc phát triển li ti, không nhân, màu trắng đục, rìa
dạng không đồng nhất, kiểm tra các phản ứng cơ bản cho thấy đây là vi khuẩn
Gram âm, hình que, không di động, lên men và oxi hóa đường Glucose, phản
ứng dương tính với Catalase và âm tính với Oxidase. Kiểm tra sinh hóa đều
âm tính chỉ cho phản ứng dương tính với Lysine và Glucose. Chủng chuẩn
28
được chọn kiểm tra song song với các chủng được phân lập là E. ictaluri (E223)
(phụ lục 6), các chủng E. ictaluri phân lập được đều có kết quả kiểm tra sinh
hóa giống với chủng chuẩn E223 chỉ sai khác chỉ tiêu sinh gas từ Glucose (-).
Ngoài A. hydrophila thì vi khuẩn E. ictaluri là một trong hai loài vi khuẩn gây
thiệt hại nhiều nhất cho nghề nuôi, chủng vi khẩn này gây bệnh mủ gan trên cá
tra được phát hiện đầu tiên vào mùa lũ năm 1998 ở các tỉnh nuôi cá tra thâm
canh. Chúng tấn công lên gan, thận và tỳ tạng hình thành những đốm mủ trắng
đục đường kính 1-3 mm, làm hủy hoại cấu trúc bình thường và mất chức năng
của các cơ quan này làm rối loạn hoạt động sinh lý, sinh hóa bình thường của
cá dẫn đến cá chết hàng loạt. Ngoài ra, có phát hiện thấy chúng xuất hiện ở các
cơ quan khác: não, cơ, tim, mang, bóng hơi và máu (Lương Trần Thục Đoan,
2006).
Như vậy, các giống loài vi khuẩn: Edwardsiella ictaluri, Aeromonas sp và
Pseudomonas sp phân lập được từ những mẫu cá có biểu hiện bệnh, tuy nhiên
trên một số mẫu cá cũng có biểu hiện trắng mang, trắng gan rõ rệt vẫn không
phân lập được chủng vi khuẩn nào (3 ao) (phụ lục 4), do đó có thể nói vi
khuẩn không phải là tác nhân gây ra bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra.
4.4. Sự ảnh hưởng của thuốc kháng sinh lên cơ thể cá
Tất cả các chủng vi khuẩn đều phân lập được từ gan, thận và tỳ tạng của các
mẫu cá có dấu hiệu bị bệnh. Trong số 25 chủng vi khuẩn phân lập được có
11/25 chủng được phân lập từ gan chiếm 44%, ở thận và tỳ tạng phân lập được
số vi khuẩn bằng nhau 7/44 chủng chiếm 28%.
Trong 9 ao cá bị bệnh chỉ có ao số 6 là cá đã và đang bị bệnh vàng da đồng
thời có xuất hiện trắng mang, trắng gan còn 5 ao còn lại hầu hết trước đó cá bị
Hình 4.9: cá bị trắng mang, trắng gan
29
bệnh xuất huyết phù đầu và mủ gan dây dưa kéo dài, sau khi sử dụng kháng
sinh thì cá chuyển sang trắng mang, trắng gan (phụ lục 4).
Trong các loại kháng sinh được nêu ở bảng 4.1 chỉ có Enrofloxacin, Cefalexin,
Doxycillin và Norfloxacin là trị bệnh mủ gan có hiệu quả, tuy nhiên phải dùng
với liều lượng cao chẳng hạn: Cefalexin (30g), Doxycillin (30g),
Enrofloxacin (16g/ml), Norfloxacin ( 10g) (Huỳnh Chí Thanh, 2007). Đó
chỉ là những kết quả kháng sinh đồ về khả năng nhạy cảm của E. ictaluri được
gây cảm nhiễm trên cá tra với thuốc kháng sinh, nhưng trong thực tế, người
dân sử dụng kháng sinh với liều lượng rất cao nhằm diệt được vi khuẩn nhanh
chóng, cụ thể đối với loại kháng sinh Enrofloxacin liều lượng được dùng là 1
kg thuốc/12 tấn cá qui ra 1g cá sử dụng 83g thuốc. Mặc dù vậy, không đơn
thuần các hộ nuôi sử dụng một loại thuốc để điều trị mà kết hợp nhiều loại
kháng sinh cùng một lúc. Do trình độ hiểu biết về kháng sinh của người dân
chưa vững có thể đã phối hợp kháng sinh sai nguyên tắc, điều này rất nguy hại
cho ao nuôi dẫn tới: tạo dòng vi khuẩn kháng thuốc, biến đổi hệ vi sinh vật
trong ao nuôi, tích lũy kháng sinh trong thịt cá, lờn thuốc,…
Thuốc được trộn vào thức ăn cho cá ăn, như vậy thuốc sẽ đi vào cơ thể qua
đường tiêu hóa, gan sẽ chuyển hóa thuốc để tiết qua mật, một số sẽ được thải
trừ qua thận. Như vậy, khi nồng độ thuốc quá cao sẽ gây ngộ độc cho cá, do
đó chức năng của gan và thận được tận dụng triệt để thậm chí quá mức gây
suy thoái chức năng của 2 cơ quan này. Gan bị giảm hoặc không còn khả năng
chuyển hóa thuốc và thuốc sẽ bị tồn lưu ở gan, thận bị suy thoái chức năng,
thuốc tích lũy lại ở thận lúc này thận làm thuốc lâu bán rã hơn. Ví dụ:
Tetracylin sau 8h sẽ bị bán rã đối với thận bình thường, khi thận bị suy thoái
thời gian bán rã tới 3 ngày (Bùi Thị Tho, 2003).
Ngoài ra, bệnh trắng mang, trắng gan còn xảy ra ngay sau cơn mưa mà trước
đó cá chưa từng bị bệnh, đồng thời không phân lập được loài vi khuẩn nào
trên những mẫu cá này (1 ao). Dù vậy, nhưng rất có khả năng là trong quá
trình quản lý ao nuôi người dân cũng có sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh
cho cá, đã vô tình gây ra những biến đổi tiềm ẩn bên trong cá và khi điều kiện
ngoại cảnh thay đổi đột ngột đã biểu hiện bệnh lý rõ.
Tóm lại, trong 9 ao cá có biểu hiện bệnh trắng mang, trắng gan đã phân lập
được vi khuẩn trên các mẫu cá của 6 ao, còn lại 3 ao không phân lập được vi
khuẩn, nhưng nhìn chung những ao có sử dụng kháng sinh trong điều trị và
phòng bệnh cho cá thì khả năng bị trắng mang, trắng gan rất cao.
30
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Kết quả phân tích ký sinh trùng phát hiện 11 giống loài ký sinh trùng
xuất hiện trên cá tra bệnh trắng gan, trắng mang: Dactylogyrus sp,
Trichodina sp, Myxobolus sp, sán lá song chủ Trematoda/Digenea,
Henneguya sp, Chilodonella sp, Metacercaria, Ichthyonyctus pangasia,
Balantidium sp, Gyrodactylus sp và Epistylis sp.
Kết quả phân lập vi khuẩn đã định danh được 3 giống loài vi khuẩn
gồm: 16 chủng Edwardsiella ictaluri, 7 chủng Aeromonas sp và 2
chủng Pseudomonas sp.
Những cá bị bệnh trắng mang, trắng gan rất mẫn cảm với các giống loài
ký sinh trùng: Dactylogyrus sp, Trichodina sp và Myxobolus sp, đồng
thời tiền sử của những ao này đã sử dụng rất nhiều loại kháng sinh với
liều lượng cao.
2. Đề xuất
Tiến hành phân tích với số lượng mẫu lớn hơn nhằm tìm ra được kết
quả có độ tin cậy cao hơn.
Phân tích huyết học xem xét sự thay đổi số lượng hồng cầu trong máu
cá bệnh.
Phân tích các chỉ tiêu thủy lý-hóa trong ao nuôi như: NH3, NO2,…
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Tề, 2006. Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long và giải pháp phòng trị chúng. Nhà xuất bản
nông nghiệp.
2. Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản. Phần 2_Bệnh truyền nhiễm
của động vật thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
3. Bùi Thị Tho, 2003. Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng kháng
sinh trong chăn nuôi thú y. Nhà xuất bản nông nghiệp.
4. Cao Tuấn Anh, 2005. Thành phần giống loài vi khuẩn và ký sinh trùng
trên cá tra giống (Pangasius hypophthalmus) tại huyện Tân Châu-An
Giang. LVTN - Khoa Thủy Sản - ĐHCT.
5. Danh Thu Phương, 2000. Xác định mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng
trên cá tra giống (Pangasius hypophthalmus). LVTN – Khoa Thủy Sản
– ĐHCT.
6. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt.
Bộ môn nước ngọt - Khoa thủy sản - ĐHCT.
7. Đặng Thị Hoàng Oanh, 2007. Giáo trình nguyên lý và kỹ thuật chẩn
đoán bệnh thủy sản. Khoa Thủy Sản – ĐHCT.
8. Đặng Thị Hoàng Oanh và nguyễn Thị Thu Hằng, 2007. Tài liệu hướng
dẫn thực tập giáo trình chuyên môn bệnh học thủy sản. Khoa Thủy Sản
– ĐHCT.
9. Hiệp Kỳ Dương, 2001. Xác định một số hóa chất trị bệnh ngoại ký sinh
trùng trên cá tra giống. LVTN – Khoa Thủy Sản – ĐHCT.
10. Huỳnh Cẩm Tú, 2006. Khảo sát thành phần và mức độ cảm nhiễm ký
sinh trùng trên cá Tra (Pangasius hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp
đại học, khoa thủy sản, trường ĐHCT.
11. Huỳnh Chí Thanh, 2007. Xác định đặc điểm sinh hóa và bước đầu thử
nghiệm điều trị bệnh vi khuẩn Edwardsiella ictaluri bằng thuốc kháng
sinh. LVTN – Khoa Thủy Sản – ĐHCT.
12. Lê Thị Bé Năm, 2002. Xác định tác nhân vi khuẩn gây bệnh đốm trắng
ở nội tạng cá Tra (Pangasius hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp đại
học, khoa thủy sản, trường ĐHCT.
13. Lương Thị Bảo Thanh, 2002. Xác định tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng
và tìm hiểu bệnh vi khuẩn trên một số loài cá nuôi mùa lũ ở ĐBSCL.
LVTN – Khoa Thủy Sản – ĐHCT.
14. Lương Trần Thục Đoan, 2006. Khảo sát sự xâm nhập của vi khuẩn gây
bệnh mủ gan (Edwardsiella ictaluri) trên các cơ quan khác nhau của cá
tra (Pangasius hypophthalmus). LVTN – Khoa Thủy Sản – ĐHCT.
32
15. Lê Thành Cường, 2006. Khảo sát nội ký sinh trùng trên cá tra
(Pangasius hypophthalmus) bệnh vàng da trong ao nuôi thâm canh.
LVTN – Khoa Thủy Sản – ĐHCT.
16. Meyer. P. F. The pathology of the major disease of catfish. Khoa Thủy
sản – ĐHCT.
17. Nguyễn Thanh Phương, 2007. Quan trắc môi trường và xác định tác
nhân gây bệnh trên cá da trơn (Tra-Pangasius hypophthalmus và Basa-
P. bocourti) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở tỉnh An
Giang. Khoa Thủy Sản – ĐHCT, trang 67-91.
18. Những bệnh thường gặp của tôm cá – Biện pháp phòng trị. Nhà xuất
bản Nông Nghiệp.
19. Ngô Minh Dung, 2007. Nghiên cứu khả năng gây bệnh của vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila trên cá tra (Pangasius
hypophthalmus). LVTN - Khoa Thủy Sản - ĐHCT.
20. Phạm Hoàng Sanh, 1998. Điều tra nghiên cứu một số bệnh phổ biến
trên cá Basa (Pangasius bocourti) và cá Tra (Pangasius
hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa thủy sản, trường
ĐHCT.
21. Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản
nông nghiệp. Tp Hồ Chí Minh, 2003.
22. Quách Thị Thanh Tùng, 1999. Xác định nguyên nhân xuất hiện bệnh ký
sinh trùng trên cá tra con và cách phòng trị. LVTN – Khoa Thủy Sản –
ĐHCT.
23. Từ Thanh Dung, 2005. Giáo trình bệnh thủy sản. Bộ môn bệnh học
khoa thủy sản, trường ĐHCT.
24. Từ Thanh Dung, M. Crumlish, Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Quốc
Thịnh và Đặng Thụy mai Thy, 2004. Xác định vi khuẩn gây bệnh trắng
gan trên cá tra (Pangasius hypophthalmus). Tạp chí khoa học, ĐHCT
trang 137-142.
25. Từ Thanh Dung, 2005. Bệnh học thủy sản đại cương. Bộ môn bệnh học
– Khoa Thủy Sản – ĐHCT.
26. Trần Anh Dũng, 2005. Khảo sát tác nhân gây bệnh trong nuôi cá tra
(Pangasius hypophthalmus) thâm canh ở tỉnh An Giang. Luận văn tốt
nghiệp cao học, khoa thủy sản, trường ĐHCT.
27. www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Đa_dạng_VSV/Đa_dạng_vi_khuẩn_
và_các_nghiên_cứu_ở_Việt_Nam.
28. www.diendancacanh.com/forum/archive/index.php/t-2003.html. truy
cập ngày 20/07/2007.
29. www.hcmbiotech.com.vn truy cập ngày 12/01/2008.
30. www.mekongfish.net.vn truy cập ngày 28/06/2008.
33
Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Họ và tên hộ nuôi .........................................................................................
Địa chỉ..........................................................................................................
Ngày thu mẫu ...............................................................................................
Điện thoại.....................................................................................................
Giai đoạn nuôi..............................................................................................
Nguồn giống.................................................................................................
Mật độ cá thả (con/m2) .................................................................................
Vệ sinh hay cải tạo ao bè ..............................................................................
Hóa chất sử dụng cải tạo ao, liều lượng ........................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Thời tiết .......................................................................................................
Loại thức ăn .................................................................................................
Cách cho ăn..................................................................................................
Nguồn nước....................................... Màu nước..........................................
pH .......................................................Nhiệt độ ...........................................
Chế độ thay nước .......................Thời gian thay nước ..................................
Ngày xuất hiện bệnh.....................................................................................
Số cá chết hằng ngày........................ Tăng/Giảm .........................................
Dấu hiệu bệnh lý
Bên ngoài
Hoạt động bơi lội....................................... ..................................................
Màu sắc cơ thể .......................................... ..................................................
Vết thương trên da..................................... ..................................................
Tập tính bắt mồi (bình thường, giảm ăn, bỏ ăn) (%) .....................................
Màu sắc và các biểu hiện của mang ........... ..................................................
Những triệu chứng khác ............................ ..................................................
.................................................................. ..................................................
34
Bên trong
Dịch nhầy trong xoang cơ thể (có/không) .. ..................................................
..................................................................
Dịch nhầy trong ruột (có/không)................ ..................................................
Màu sắc và hình dạng của gan ................... ..................................................
Màu sắc và hình dạng của các cơ quan khác (tỳ tạng, thận, …) ....................
Những triệu chứng khác ............................ ..................................................
.................................................................. ..................................................
.................................................................. ..................................................
Ngày bắt đầu sử dụng thuốc, hóa chất ....... ..................................................
Các loại thuốc hóa chất đã sử dụng, liều lượng.............................................
.................................................................. ..................................................
.................................................................. ..................................................
Hiệu quả phòng trị..................................... ..................................................
36
Phụ lục 2: Thành phần giống loài ký sinh trùng
A
o
Địa
điểm
Kích cỡ
(g/con)
Mật
độ
Dactylogy
rus sp
Trichodin
a sp
Myxobolu
s sp
Sán lá
song chủ
Hennegu
ya sp
Chilodon
ella sp
Episty
lis sp
Ichthyonyctu
s pangasia
Balantidiu
m sp
Metacer
caria
Gyroda
ctylus
sp
1 Cần
Thơ 400-500
50 10-
62
100 1-4 60 5-7 40 3 20 1 20
2 Sóc
Trăng 150-300 65
36-
83 100
7-
50 100 7-9 100 1 25 + 100 +++ 75
3 Sóc
Trăng 10-20 120
9-
25 100
1-
32 40
4-
24 60 1-2 40 2 20
4 Vĩnh
Long 5-15 60 1- 8 40 4-6 100 1 20 +++ 20
5 Hậu
Giang 15-30 60 3- 5 60 4 20 1-2 40 1-2 20 +++ 20
6 Cần
Thơ 160-240 50
9-
29 80 3 20 1 20
7 Hậu
Giang 1-5 120 1 20
2-
10 80 1 20
8 Sóc
Trăng 15-20 75
1-
10 100 80 +++ 20
9 Vĩnh
Long 30-50 50
7-
47 100 1-6 60
3-
34 80
1-
11 3-5 20 +++ 80 1 20
10 Sóc
Trăng 300-400 55
3-
11 100 3-5
33,
33
1-
20 100
66,
67
11 Sóc
Trăng 200-250 65
2-
15 100 1
66,
67 1-3 1
33,
33
12 Vĩnh
Long 5-15 35
15-
35 100 1-8 80
37
Phụ lục 3: Thành phần ký sinh trùng trên cá tra bị bệnh trắng gan, trắng mang
(CĐ: cường độ; TL: tỷ lệ)
KST A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9
CĐ TL CĐ TL CĐ TL CĐ TL CĐ TL CĐ TL CĐ TL CĐ TL CĐ TL
Dactylogyrus
10-
62
100
36-
83
100
9-
25
100 1-8 40 3-5 60
9-
29
80 1 20
7-
47
100
Myxobolus 5-7 40 7-9 100
4-
24
60 4 20
1-
10
100
3-
34
80
Trichodina 1-4 60
7-
50
100
1-
32
40 4-6 100
2-
10
80 1-6 60
Sán lá song
chủ
1-2 40 1 20 1-2 40
1-
11
80
Henneguya 3 20
Chilodonella
sp
1 20 1 25
Epistylis + 100
Ichthionyctus +++ 75 2 20 1-2 20 3 20 1 20 3-5 20
Balantidium +++ 20 +++ 20 +++ 20 +++ 80
Metacercaria 1 20
Gyrodactylus 1 20
38
Phụ lục 4: Dấu hiệu bệnh lý, phân lập vi sinh trên cá bệnh
STT
ao Số mẫu Địa điểm Dấu hiệu bệnh lý Kích cỡ Tên vi khuẩn
1 5 Vĩnh Thạnh-CT Mang trắng, gan vàng nâu,gốc vi xuất huyết 400-500
Aeromonas sp,
A. hydrophila,
Pseudomonas sp
2 4 Kế Sách-ST Mang trắng, gan trắng, xuất huyết gốc vây 150-300
A. hydrophila,
Pseudomonas sp
3 5 Kế Sách-ST Mang-gan tr ắng, gan c ó đ ốm m ủ li ti, th ận s ưng nh ũng c ó m ủ 10-20 Edwardsiella ictaluri
4 5 Trà Ôn-VL Mang-gan trắng, tỳ tạng trắngnhạt, thận sưng nhũng có đốm mủ 5-15 E. ictaluri
5 5 Phụng Hiệp-HG
Toàn than trắng, cóchấm đỏ quanh nắp
mang, mang trắng, gan trắng,thận
nhũng có mủ
15-30 E. ictaluri
6 5 Thốt Nốt-CT
Da vàngmang trắng,thận có mủ, một
vài con mang đỏ quanh nắpmang có
chấm đỏ li ti
160-240 E.ictaluri
7 5 Phụng Hiệp-HG Mang-gan trắng, gốc vi xuất huyết 1-5
8 5 Kế Sách-ST Thân trắng, mang-gan trắng, tỳtạng và thận trắng 15-20
9 5 Long Hồ-VL Thân trắng, mang-gan trắng, tỳ tạng và thận trắng 30-50
39
Phụ lục 5: Kiểm tra định danh vi khuẩn Aeromonas và
Pseudomonas
STT Chỉ tiêu A2
TN
T103
TN
G203
TN
G303b
TN
L503
a
TN
L503b
ST
G103
ST
L303
ST
T103
TN
G303a
1 G - - - - - - - - - -
2 Hìnhdạng Qn qn qn qn qn qn qn qn qn qn
3 Diđộng + + + + + + + + - +
4 Oxidase + + + + + + + + - -
5 Catalase + + + + + + + + + +
6 O/129 - - - - - - - -
7 TSI đ/v v/v v/v v/v đ/v đ/v v/v đ/v v/v đ/v
8 O/F O/F O/F O/F O/F O/F O/F O/F O/F - -
9 Arginine + + + + + + + + + +
10 Lysine - - - - + - - - - -
11 Citrate + + - - - + + + + +
12 H2S - - - - - - - - - -
13 Urê - - - - - - - - - -
14 Indole - - - + + + - +
15 VP + + + + - + + +
16 Aesculin + + + - - - + -
17 Arabiose + + + + + + + +
18 Glucose + + + + + + + +
19 Inositol + - - - + - - -
20 Salicin + + + + - + + +
21 Sorbitol + + + + + + + +
22 Sucrose + + + + + + + +
23 Nitrate + -
40
Phụ lục 6: Kiểm tra định danh vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
STT Chỉ ti êu E223
TL
Sp103
TL
Sp503
TL
K103
PH
L103
PH
K103
PH
L503
PH
K503
PH
L303
KS
K303
KS
Sp503
KS
L203
KS
L103
KS
Sp403
TO
K403
TO
L203a
TO
L203b
1 Gram - - - - - - - - - - - - - - - - -
2 Hinhdạng q q Q q q q q q q q q q q q q q q
3 Diđộng + + + + + + + + + + + + + + + + +
4 Oxidase - - - - - - - - - - - - - - - - -
5 Catalase + + + + + + + + + + + + + + + + +
6 O/F + + + + + + + + + + + + + + + + +
7 TSI đ/v v/v v/v v/v đ/v đ/v đ/v v/v v/v đ/v đ/v đ/v v/v v/v v/v đ/v v/v
8 Arginine - - - - + - - - - - - - - - - - -
9 Lysine + + + + + + + + + + + + + + + + +
10 Citrate - - - - - - - - - - - - - - - - -
11 H2S - - - - - - - - - - - - - - - - -
12 Ur ê - - - - - - - - - - - - - - - - -
13 Indole - - - - - - - - - - - - - - - - -
14 VP - - - - - - - - - - - - - - - - -
15 Gas
glucose
+ - - - - - - - - - - - - - - - -
16 Arabiose - - - - - - - - - - - - - - - - -
17 Glucose + + + + + + + + + + + + + + + + +
18 Inositol - - - - - - - - - - - - - - - - -
19 Mannitol - - - - - - - - - - - - - - - - -
20 Rhamnose - - - - - - - - - - - - - - - - -
21 Sorbitol - - - - - - - - - - - - - - - - -
22 Sucrose - - - - - - - - - - - - - - - - -
23 Trehalose - - - - - - - - - - - - - - - - -
41
Phụ lục 7: Ký hiệu các chủng vi khuẩn
STT ao Địa điểm Tên vi khuẩn Ký hiệu vi khuẩn
1 Vĩnh Thạnh – CầnThơ
Aeromonas sp
A. hydrophila
Pseudomonas sp
TNL503a
TNT103, TNG203,
TNG303b, TNL503b
TNG303a
2 Kế Sách – Sóc Trăng A. hydrophila Pseudomonas sp
STL303, STG103
STT103
3 Kế Sách – Sóc Trăng E. ictaluri
KSK303, KSSp503,
KSL103, KSSp403,
KSL203
4 Trà Ôn – Vĩnh Long E. ictaluri TOK403, TOL203a, TOL203b
5 Phụng Hiệp – Hậu Giang E. ictaluri
PHL103, PHL503,
PHK103, PHK503,
PHL303
6 Thốt Nốt – Cần Thơ E. ictaluri TLSp103, TLSp503, TLK103
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_pn_khoe_8975.pdf