MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN 04
1.1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 04
1.2. Giới thiệu chung về máy chèn tà vẹt tự hành kiểu BRAD 4131J 05
1.2.1. Cấu tạo chung 06
1.2.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản 07
2. CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN MÁY CHÈN TÀ VẸT BRAD 4131J 10
2.1. Hệ thống động lực 10
2.2. Hệ thống di chuyển 11
2.2.1. Di chuyển bằng bánh sắt 11
2.2.2. Di chuyển bằng bánh lốp 12
2.3. Thiết bị chèn đường ray 14
2.4. Thiết bị gây rung 17
2.5. Hệ thống truyền động thủy lực 18
2.5.1. Truyền động khi di chuyển 18
2.5.2. Truyền động khi làm việc 20
2.5.3. Kết cấu các bộ phận 23
2.5.3.1. Bơm thủy lực 23
2.5.3.2. Van thủy lực 27
2.5.3.3. Xy lanh lực 30
2.5.3.4. Mô tơ gây rung 31
2.6. Hệ thống phanh 32
2.7. Hệ thống điện 33
2.8. Các hệ thống khác 35
2.8.1. Thiết bị an toàn 35
2.8.2. Buồng điều khiển 38
2.8.3. Thiết bị kéo xe 46
2.8.4. Thiết bị dự phòng 47
2.8.5. Nâng hạ và vận chuyển 51
3. TÍNH TOÁN, KIỂM TRA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC CÔNG TÁC 52
3.1. Cơ sở lí thuyết 52
3.2. Tính toán lực chèn 52
3.3. Tính toán sức bền búa 54
4. AN TOÀN, SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG 56
4.1. Các quy tắc an toàn 56
4.1.1. Quy tắc an toàn chung 56
4.1.2. Quy tắc an toàn riêng 59
4.2. Hướng dẫn đưa máy vào sử dụng 61
4.2.1. Nâng hạ 61
4.2.2. Kiểm tra hoạt động trước khi sử dụng 62
4.2.3. Vận hành 66
4.2.3.1. Giới thiệu 66
4.2.3.2. Điều khiển nguồn điện 66
4.2.3.3. Điều khiển động cơ điêzen 67
4.2.3.4. Điều khiển hệ thống đi lên/ đi xuống đường ray 68
4.2.3.5. Chạy xe với tốc độ nhanh dọc theo đường ray 71
4.2.3.6. Chèn đường ray 75
4.2.3.7. Kiểm tra máy sau khi sử dụng 77
4.3. Bảo dưỡng 78
4.3.1. Biểu thời gian bảo dưỡng phòng ngừa 78
4.3.2. Các trang bảo dưỡng, kiểm tra 79
5. KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Tài liệu gồm có Bản thuyết minh Word + Bản vẽ AutoCAD + Bản thuyết trình Power point
81 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát máy chèn tà vẹt tự hành brad 4131j và tính toán kiểm tra hệ thống truyền lực công tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h răng bị động; 10- Vít.
Cấu tạo: gồm bánh răng chủ động (8) và bị động (9) được chế tạo liền trục và lắp trong vỏ nhôm (7) được đậy kín bằng nắp (5) nhờ vít (10). Bạc nối (6) là những gối đỡ trược cho các trục, đồng thời làm cữ mặt đầu của bánh răng (8) và (9). Người ta giữ vị trí tương đối của bạc này so với bạc kia bằng các mặt phẳng và sợi dây định vị. Bạc nối (6) tự động ép vào bánh răng, nó không phụ thuộc vào độ mài mòn bề mặt ma sát. Vòng cao su (1) cũng như phớt làm kín (3) ngăn sự rò rỉ của chất lỏng ra khỏi bơm. Ở cuối trục bánh răng chủ động (8) được gia công rảnh then hoa để nối bơm với động cơ bằng khớp nối.
Nguyên lý làm việc: Khi động cơ hoạt động làm cho bánh răng chủ động (8) quay dẫn đến bánh răng bị động (9) quay theo. Hai bánh răng quay ngược chiều làm cho thể tích trước cửa hút tăng dẫn đến áp suất giảm nên chất lỏng được hút vào bơm. Chất lỏng ra khỏi bơm có áp suất cao sẽ được đưa đến thiết bị công tác.
Van thủy lực
Van một chiều
Hình 2.16. Kết cấu van một chiều.
1- Thân van; 2- Van pittông; 3- Nắp van; 4- Bulông; 5- Lò xo; 6- Đế van.
Cấu tạo:Cấu tạo của van một chiều gồm van pittông (2) đặt trong thân van (1). Bên trong của van đặt lò xo (5) để ép van vào đế (6). Nắp van được lắp vào thân van nhờ các đai ốc (4).
Nguyên lý làm việc: Chất lỏng có áp suất cao đi đến khoang A, dễ dàng thắng trở lực của lò xo (5) và chảy vào khoang B lớn hơn áp lực trong khoang A, sực chênh lệch áp lực trong đó càng lớn chừng nào, thì van pittông (2) càng bị ép mạnh vào đế tựa (6) chừng ấy. Như vậy, chất lỏng chỉ có thể chảy từ khoang A sang khoang B. Quá trình chảy ngược lại của chất lỏng không thể xảy ra vì áp lực của chính chất lỏng đó sẽ ép chặt mặt trong của van sau khi đã đi qua lỗ khoan trên thân van pittông.
Van an toàn
Hình 2.17. Kết cấu van an toàn.
1- Thân; 2- Nút; 3- Đế tựa; 4- Van; 5- Đế; 6- Vòng đệm kín;
7- Cốc; 8- Lò xo; 9- Niêm chì; 10- Vít; 11- Tấm đệm; 12- Nắp đậy.
Cấu tạo: Thân (1) của van được chế tạo rỗng trong đó người ta bố trí đế tựa (3). Đồng thời, cốc (7) được liên kết với thân (1) bằng ren và giữ cho đế tựa khỏi di chuyển dọc thân. Van (4) được cân bằng bởi áp lực chất lỏng và lò xo (8) được lắp trong cốc. Nút (2) trượt trong thân đế tựa (3) nhằm đảm bảo cho sự đồng trục của van. Để thay đỗi ứng lực lò xo người ta điều chỉnh bằng vít (10) và được cố định bởi nắp đậy (12). Sau khi điều chỉnh xong tiến hành niêm chì (9) để giữ ở vị trí không đổi.
Nguyên lý làm việc: Van an toàn được lắp đặt trên ống dẫn của hệ thống thuỷ lực. Chất lỏng có áp lực đi vào thân (1), tác động lên mặt đầu của van. Nếu áp lực chất lỏng nhỏ hơn ứng lực của lò xo thì lúc này van chưa làm việc, chất lỏng tiếp tục đi vào cung cấp cho các khoang công tác của các cơ cấu làm việc.Nếu áp lực của chất lỏng đủ lớn thắng được ứng lực của lò xo, lúc này van an toàn hoạt động cho phép chất lỏng chảy qua van (4) thông với đường tháo chất lỏng tránh được quá tải cho hệ thống.
Van giảm áp
Hình 2.18. Kết cấu của van giảm áp.
1- Thân van; 2- Van pittông; 3- Lò xo; 4- Nút đậy; 5- Van bi; 6- Đế van;
7- Lò xo; 8- Vít điều chỉnh.
Cấu tạo: van giảm áp gồm: thân van (1), van pittông (2) được đặt trong thân van giảm áp và được định vị nhờ lò xo (3). Nút đậy (4) dùng để làm kín van hoặc để tháo các chi tiết trong van giảm áp. Van bi tùy động (5) được đặt tùy động trên đế van (6) lò xo (7). Ứng lực của lò xo (7) được điều chỉnh nhờ vít (8).
Nguyên lí làm việc: Ban đầu khi áp lực chất lỏng tác dụng lên viên bi chưa đủ lớn thì viên bi (5) bị ép chặt vào đế van (6). Khi đó van pittông (2) sẽ ở vị trí thấp nhất dưới tác dụng của lò xo (3). Lúc này tiết diện lưu thông giữa buồng A và buồng B là lớn nhất, vì vậy chất lỏng chảy tự do qua van giảm áp và áp suất trong buồng B bằng áp suất do bơm đưa đến.
Khi áp suất ở cửa ra tăng lên nghĩa là áp lực tác dụng lên viên bi (5) và vượt quá ứng lực của lò xo (7) thì viên bi được mở. Khi đó chất lỏng từ buồng B chảy về phía nút (8) và đi vào lỗ trong van pittông (2) qua van bi thoát về thùng chứa. Do áp lực khi đi qua tiết lưu ở đầu lỗ trong van pittông (2) bị tổn thất áp suất nên áp lực trong pittông về phía trước tiết lưu lớn hơn so với áp lực buồng trên van pittông (2). Do đó pittông (2) được đẩy sang bên phải cho đến khi cân bằng áp lực chất lỏng và ứng lực lò xo tác dụng lên nó.
Khi pittông (2) được nâng lên, diện tích cửa lưu thông giữa buồng A và buồng B bị hẹp lại, kết quả áp suất trong buồng A cao hơn áp suất trong buồng B.
Nếu vì một lý do nào đó, áp suất trong buồng B bị giảm xuống thì sự cân bằng lực tác dụng lên van pittông (2) bị phá vỡ. Sở dĩ như vậy là vì áp lực tác dụng lên van pittông (2) về phía đuôi giảm đi xo với trường hợp cân bằng trước. Do đó lò xo (3) đẩy pittông (2) sang bên trái, mở rộng thêm diện tích lưu thông giữa buồng A và buồng B. Kết quả là áp suất trong buồng B được tăng lên cho đến khi trở về vị trí cũ.
Nếu trong quá trình làm việc, ta luôn luôn để cho một ít chất lỏng tháo qua van bi tùy động thì nhờ hoạt động của van giảm áp tùy động mà áp suất sau van được giữ luôn luôn không đổi và có trị số nhỏ hơn áp suất do bơm tạo ra. Có thể tạo được áp suất ra theo ý muốn bằng cáhc điều chỉnh ứng lực của lò xo (7).
Xy lanh lực
Hình 2.19. Kết cấu xy lanh lực.
1- Thân xylanh; 3- Ống nhún; 4- Piston; 5- Bạc; 6- Vòng đệm; 7-Vòng roong;
9- Vòng đệm kín; 11-Vòng chữ O; 12- Đệm kín; 13- Bu lông; 14- Bu lông;
15- Ổ bi; 16- Vòng hãm; 17- Lỗ tra dầu mỡ;
A- Gioăng piston/ Vòng đệm bằng cao su ; B- Cơ cấu dẫn hướng bằng caosu.
Xy lanh thủy lực là cơ cấu chấp hành chủ yếu của máy chèn dùng để biến đổi thế năng của dầu thành cơ năng thực hiện chuyển động thẳng.
Trong xy lanh lực, chuyển động tương đối giữa piston với xy lanh là chuyển động tịnh tiến.
Trên máy chèn người ta dùng các xy lanh thủy lực cho hệ thống nâng, chèn, di chuyển, an toàn.
Mô tơ gây rung
Hình 2.20. Kết cấu mô tơ gây rung.
1. Nắp trên; 2. Ổ đỡ; 3. Cửa dầu vào; 4. Chốt định vị;
5. Cánh gạt; 6. Cơ cấu ép; 7. Ổ lăn ; 8. Phớt làm kín;
9. Trục mô tơ; 10. Mặt bích; 11. Đệm; 12. Cửa dầu ra.
Mô tơ gây rụng được gắn với trục của bộ gây rung (gắn với trục là các bánh lệch tâm) có tác dụng dẫn động quay trục tạo ra rung động truyền đến thiết bị chèn.
Mô tơ gây rung là kiểu cách gạt tác dụng kép có 12 cánh có áp suất làm việc cực đại là 185 (bar) và lưu lượng làm việc của môtơ là 40 (cm3/vòng), số vòng quay làm việc của mô tơ 2100 (vòng/phút). Các cánh gạt được chế tạo từ thép đặc biệt và được ép vào Stato nhờ áp suất chất lỏng làm việc. Đến kì sửa chữa lớn người ta thay thế các cánh gạt, kiểm tra và rà lại biên dạng của Stato.
Hệ thống phanh
Trên máy chèn trang bị hai hệ thống phanh: phanh bánh sắt và phanh bánh lốp. Tất cả các hệ thống phanh được điều khiển bằng thủy lực
Phanh dừng bánh sắt
+ Hai động cơ thuỷ lực trên bánh sắt sau được trang bị phanh dừng thường xuyên; sẽ ngắt ngay khi điều khiển chuyển động được tác động.
Hình 2.21. Hệ thống phanh dừng bánh sắt.
+ Phanh dừng có thể ngắt thường xuyên (bánh sắt) để kéo xe.
+ Chỉ thị phanh dừng bánh sắt được hiển thị bằng hai đèn báo chỉ trạng thái (đóng hay mở) của phanh dừng.
Phanh bánh lốp: trang bị tác động phanh dừng (phanh âm)
Hình 2.22. Hệ thống phanh dừng bánh lốp.
Hệ thống điện
Mạch chủ và cấu hình phụ: Trên máy được trang bị bộ vi xử lý điều khiển các quy trình hoạt động của thủy lực và kết quả làm việc của máy. Thiết kế kiểu mô đun cho phép các bảng mạch điện có thể thay thế lẫn nhau một cách dễ dàng. Bao gồm:
Hộp điều khiển chính PLC CR0301
Hộp điều khiển phụ trước CR2032
Hộp điều khiển phụ sau/ bên phải CR2032
Hộp điều khiển phụ sau/ bên trái CR2032
Hình 2.23. Sơ đồ hộp điều khiển PLC.
Bộ phận bảo vệ hộp điều khiển và nguồn cung cấp điện. Bao gồm:
Nguồn cung cấp và bộ phận bảo vệ các mạch điện
Bộ hạn chế
Đầu nối bộ cấp điện
Cầu chì thiết bị
Mạch khởi động và cung cấp điện
Nguồn điện một chiều 24(V) phục vụ cho máy khởi động, đèn chiếu sáng, tín hiệu và hệ thống điều khiển.
Các linh kiện điện được thiết kế theo mô đun đem lại độ an toàn cao và dễ dàng bảo dưỡng. Các linh kiện điện dễ bị tác động của thời tiết được thiết kế chống thấm nước.
Nguồn cung cấp điện: Gồm một máy phát điện 3 pha và hai bình ắc quy cùng loại 12(V).
Mạch điều khiển thiết bị chèn. Bao gồm:
+ 4 cách chọn: Khởi động động cơ, theo dõi, chuyển động và làm việc
+ Chọn chế độ làm việc cho thiết bị : độc lập hay đồng bộ, mở đồng bộ hay mở một bên thiết bị chèn
+ Xác nhận chế độ
+ Khóa/ mở khóa bộ chèn
Hệ thống chiếu sáng
Trang bị hệ thống chiếu sáng ở đầu và cuối thiết bị, tuân theo tiêu chuẩn của ngành đường sắt.
Hệ thống thiết kế bằng các thiết bị phản xạ có thể điều chỉnh được đảm bảo đủ ánh sáng cho khu vực làm việc cho các thiết bị đang hoạt động và phần đường ray phía trước và sau máy và trong ca bin. Xe trang bị ba thiết bị chiếu sáng:
+ Một bộ chiếu sáng đường
Đèn đường gồm hai đèn trắng (điện áp 24V, công suất 55W) và hai đèn đỏ (điện áp 24V, công suất 21W) ở mỗi đầu xe (trước và sau).
Chúng chỉ thị chiều di chuyển xe trên đường ray, trắng là chiều tiến và đỏ lùi. Khi dừng, có 4 đèn đỏ. Khi xe thay đổi hướng đèn đường tự động điều chỉnh.
+ Một bộ chiếu sáng làm việc
Chiếu sáng làm việc gồm hai đèn chiếu cạnh (điện áp 24V, công suất 70W) ở ngang bộ chèn để chiếu sáng khu vực làm việc.
+ Hệ thống chiếu sáng trong buồng điều khiển
Đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho quá trình vận hành của người máy của công nhân trong buồng điều khiển.
Các hệ thống khác
Thiết bị an toàn
Dừng xe khẩn cấp.
+ Xe trang bị 3 nút dừng khẩn cấp để tắt động cơ điêzen:
- 2 cái ở hai bên cạnh xe.
- 1 cái trên bảng điều khiển.
Sau mỗi lần dừng khẩn cấp, phải thiết lập lại giá trị ban đầu cho mạch điện bằng cách ấn nút RESET này.
Hình 2.29. Thiết bị dừng khẩn cấp.
Cầu dao tổng.
+ Chuyển mạch nguồn điện bật hoặc tắt.
Hình 2.30. Vị trí cầu dao tổng.
+ Không để cầu dao [ON] sau khi sử dụng máy, tránh xả ắc-qui.
Cửa thoát hiểm buồng lái.
Exit
Đập cửa sổ
Hình 2.31. Vị trí cửa thoát hiểm trên buồng lái.
+ Trong trường hợp khẩn cấp, tháo chốt ở tay nắm để mở cửa sổ; nếu không được, đập vỡ cửa sổ bằng búa.
Các cảm biến vị trí cơ cấu di chuyển.
+ Vị trí khác nhau của những cơ cấu chuyển động (tay đòn bánh xe và bộ chèn) được phát hiện bởi các cảm biến để phòng ngừa người vận hành không thực hiện những chuyển động nguy hiểm có thể gây tai nạn khi sử dụng máy.
+ Như di chuyển trên bánh sắt là không thể khi mà tay đòn bánh lốp không ở trên vị trí cao nhất.
Còi báo.
+ Còi báo được điều khiển từ bàn điều khiển.
Hình 2.32. Hệ thống còi báo.
Đệm (chặn).
+ Xe được trang bị những miếng đệm (chặn) ở phía trước và phía sau.
Hình 2.33. Vị trí đệm chặn trên máy.
Buồng điều khiển
Trên máy chèn có một Cabin điều khiển được chế tạo từ vật liệu cách nhiệt và cách âm với bên ngoài, có bộ giảm chấn đặc biệt.
Số người cho phép trên buồng lái: nhiều nhất là 2.
Mỗi ghế thiết kế cho một người.
Ghế lái
Ghế phụ
Hình 2.34. Buồng điều khiển.
Ghế lái.
A
Muc.
Điều khiển
A
Xoay tròn
B
Trượt
C
Quay tay tựa
C
C
B
B
A
Cảm biến vị trí ghế
Hình 2.35. Hệ thống ghế lái.
+ Không điều chỉnh ghế lái khi xe đang chuyển động.
+ Điều chỉnh ghế khi xe dừng hẳn, sao cho có thể với tới bàn đạp khi lưng được tựa vào lưng ghế.
Tiện nghi buồng lái.
3
2
1
14
6
4
11
10
9
Est-ce-que je peux vous laissez le soin d'inclure ce document...?
12
5
Hình 2.36. Tiện nghi buồng lái.
Bảng 2.1. Lựa chọn chức năng tiện nghi buồng lái.
Mục
Chức năng
1
Đèn buồng lái
2
Mồi thuốc
3
Nguồn ra 12 Volt
4
Quạt (3 tốc độ)
5
Đèn đọc
6
Điều chỉnh nhiệt độ sưởi
9
Bật/tắt đèn buồng lái
10
Gạt kính trước
11
Rửa cửa sổ
12
Gạt kính sau
14
Gương chiếu hậu
Các tay gạt chuyển động.
+ Buồng lái có hai tay gạt sử dụng để điều khiển các chuyển động khác nhau của xe và các cơ cấu của xe theo chế độ làm việc đã được lựa chon trên bảng điều khiển.
Hình 2.37. Tay gạt chuyển động.
Bảng 2.2. Lựa chọn chức năng của tay gạt.
Lựa chọn
Chức năng
1
Dừng
Không có chức năng nào (vị trí khởi động)
2
Đặt ra ngoài ray
1
Hạ thấp cụm trục trước
2
Hạ thấp cụm trục trước và sau
3
Hạ thấp tay đòn bánh lốp sau
4
Nâng tay đòn bánh lốp sau
5
Di chuyển xe tiến bên phải
6
Di chuyển xe tiến bên trái
7
Hạ thấp tay đòn bánh lốp trước
8
Nâng tay đòn bánh lốp phía trước
3
Tốc độ nhanh (trên bánh sắt)
1
Nâng đầu đầm
2
Quay xe
3
Di chuyển xe về phía trước
4
Làm việc
1
Hạ 2 đầu
Hạ đầu bên trái
2
Nâng 2 đầu
Nâng đầu bên trái
3
Mở các nhánh trên 2 đầu
Mở các nhánh trên đầu trái
4
Kẹp các nhánh trên hai đầu
Kẹp các nhánh trên đầu trái
5
Hạ đầu phải
Chạy xe về phía trước
6
Nâng đầu phải
7
Kẹp các nhánh trên đầu phải
8
Mở các nhánh trên đầu phải
+ Trong đó:
= Đạp bàn đạp di chuyển.
= Lựa chon đồng thời 2 đầu đầm.
= Lựa chọn riêng 2 đầu đầm.
+ Một bảng dán trong buồng lái chỉ các chức năng của cần gạt theo chế độ vận hành đã lựa chọn và vị trí của ghế lái:
* Vị trí ghế lái =
Lựa chọn chế độ vận hành + chấp nhận
Chức năng cần gạt bên phải
Chức năng cần gạt bên trái
Lựa chọn chế độ vận hành + xác nhận
* Vị trí ghế lái =
Chức năng cần gạt bên phải
Chức năng cần gạt bên trái
Bảng điều khiển.
22
21
25
24
23
19
20
18
17
16
15
14
13
12
11
10
9
8
7
6
5
riv
4
3
2
1
Hình 2.38. Bảng điều khiển trong buồng lái.
Bảng 2.3. Chức năng của các nút xác nhận trong buồng lái.
Số
Chức năng
1
Nút xác lập lại giá trị ban đầu của xe
Nút/ chỉ thị này sử dụng để xác lập lại giá trị ban đầu mạch điện của máy
Chỉ thị ‘"Dừng khẩn cấp tác động"
2
Chỉ thị sấy động cơ.
3
Còi báo.
4
Khởi động bằng chìa khoá
5
Dừng khẩn cấp
6
Đếm vòng quay động cơ + đồng hồ báo giờ.
7
Chỉ thị nhiệt độ dầu động cơ.
Nếu kim ở màu đỏ, phải tắt ngay động cơ.
8
Xác nhận chế độ vận hành
9
Điều khiển tốc độ động cơ bằng tay
Nhỏ nhất
Lớn nhất
10
Lựa chọn hành trình mở nhánh hánh đầu đầm.
Toàn bộ hành trình cho “ray nối”.
Hành trình giới hạn cho “ray đơn”.
11
Lựa chọn chế độ đầu đầm.
Đồng thời sử dụng đầu đầm trái và phải.
Sử dụng riêng rẽ đầu đầm trái và phải.
12
Khoá đầu đầm ở vị trí cao.
0
On
1
Off
13
Đèn đường
0
Đèn đỏ phía trước + Đèn đỏ phía sau
1
Đèn trắng phía trước + Đèn đỏ phía sau
14
Đèn đầu đầm
0
Dừng
1
Hoạt động
15
Lựa chọ chế độ vận hành của xe
Chế độ N°: 1
Bật/Tắt
Chế độ N°: 2
Xe chạy ngoài ray.
Chế độ N°: 3
Di chuyển nhanh trên ray
Chế độ N°: 4
Làm việc
16
Chỉ thị vị trí cao nhất bánh lốp phía trước
Vị trí vận chuyển
17
Chỉ thị vị trí cao nhất bánh lốp phía sau
18
Chỉ thị khoá đầu đầm ở vị trí cao.
Tắt
Tắt
Bật
Bật
19
Chỉ thị nạp ắc-qui
Chỉ thị này bật khi động cơ điêzen tắt; nó phải tắt khi động cơ diesel bật.
+ Nếu chỉ thị này có trong khi động cơ điêzen đang chạy, nghiã là máy phát điện không nạp cho ắc-qui.
20
Chỉ thị báo lỗi động cơ diesel
Nhiệt độ dầu động cơ
+ Nếu chỉ thị này có trong khi động cơ diesel đang chạy, phải lập tức dừng và kiểm tra mạch dầu động cơ.
Áp suất dầu động cơ
21
Chỉ thị đầu đầm trái trên cao.
Vị trí vận chuyển
22
Chỉ thị đầu đầm phải trên cao.
23
Chỉ thị trạng thái phanh dừng bánh sắt (sau).
Tắt
Phanh nhả
Chức năng giống như đèn màu cam phía bên phải xe.
Bật
Phanh
24
Chỉ thị “tăng áp”.
Chỉ thị này bật khi động cơ diesel tắt; nó phải tắt khi khi động cơ chạy. Sử dụng để phát hiện lỗi áp suất thuỷ lực.
+ Nếu chỉ thị này có khi động cơ diesel đang chạy, lập tức dừng động cơ và liên hệ với FASSETTA Mécanique workshop!
25
Chỉ thị thận trọng báo lỗi
Bàn đạp xác nhận chuyển động.
+ Buồng lái có hai bàn đạp xác nhận chuyển động (mỗi cái cho một vị trí ghế lái), sử dụng để xác nhận di chuyển trên bánh sắt và bánh lốp.
Hình 2.39. Vị trí bàn đạp xác nhận chuyển động.
Thiết bị kéo xe
- Thiết bị kéo moóc chỉ để kéo hay đẩy xe; không kể trường hợp kéo hay đẩy xe khác.
- Kéo móc được thực hiện chỉ khi các cơ cấu chuyển động đã được khóa ở vị trí cao hoặc không phụ tùng hay đồ vật nào ở bên ngoài giới hạn lưu thông của xe.
- Tốc độ kéo lớn nhất là 25 km/h.
Móc kéo
+ Hai móc kéo để móc xe BRAD vào xe kéo, sử dụng thanh kéo.
+ Móc thanh kéo trên xe kép vào một trong các móc kéo (phía trước hoặc phía sau phụ thuộc vào hướng cần kéo).
+ Có chốt an toàn trên thiết bị kéo sau khi lắp thanh kéo.
Bơm kéo moóc
+ Bơm này để duy trì áp suất thuỷ lực trên động cơ bánh sắt, cần thiết khi kéo xe.
+ Được bật và tắt từ buồng lái.
+ Kéo xe không bật bơm kéo có thể gây hỏng động cơ thuỷ lực bánh sắt.
Chốt an toàn
Hình 2.40. Thiết bị kéo xe.
Thiết bị dự phòng
Bộ phân phối phía sau.
Trên máy dược trang bị một bộ phân phối dự phòng nằm ở phía sau để điều khiển các hoạt động của máy trong trường hợp bộ điều khiển chính bị hỏng, không thể điều khiển các hoạt động của máy trong buồng lái..
Bộ phân phối phía sau điều khiển cho các hoạt động của máy: điều khiển bánh lốp và sự làm việc của các bộ chèn.
Hình 2.41. Bộ phân phối phía sau.
Bảng 2.4. Chức năng của các chế độ của bộ phân phối phía sau.
Mục
Chức năng
1
Đầu đầm trái
Ç
Nâng
È
Hạ
2
Đầu đầm phải
Ç
Nâng
È
Hạ
3
Bánh lốp trước
Ç
Nâng
È
Hạ
4
Bánh lốp sau
Ç
Nâng
È
Hạ
5
Nhánh đầm trái
Ç
Mở
È
Kẹp
6
Nhánh đầm phải
Ç
Mở
È
Kẹp
Bộ phân phối buồng lái.
Bộ này điều khiển bằng tay trong buồng lái bên trái lái xe để điều khiển các hoạt động của bánh lốp.
Hình 2.40. Bộ phân phối buồng lái.
Bảng 2.5. Chức năng của các chế độ của bộ phân phối buồng lái.
Mục
Chức năng
1
Bánh lốp trước
Ç
Trái
È
Phải
2
Bánh lốp sau
Ç
Trái
È
Phải
Bơm tay thủy lực.
+ Bơm này dùng để:
Kết hợp với bộ phân phối điều khiển bằng tay, các chức năng khác nhau của cơ cấu máy khi động cơ hay thuỷ lực bị hỏng.
Nhả phanh dừng bành sắt.
Cần điều khiển bằng tay
(được cất trong buồng lái)
Bơm thuỷ lực
Hình 2.41. Vị trí bơm tay thủy lực
Van.
+ Các van thủy lực sử dụng để chọn mạch thủy lực:
Chế đô bình thường.
Chế độ kéo moóc, để kéo xe.
Chế độ dự phòng, sử dụng bộ phân phối bằng tay khi kết hợp với bơm thủy lực bằng tay nếu trạm nguồn thủy lực bị hỏng
: "Chạy động cơ"
: "Xe được kéo"
: "Xi lanh thuỷ lực dự phòng"
: "Nhả phanh dừng bánh sắt"
Hình 2.42. Chế độ làm việc của các van thủy lực.
+ Bảng sau đây liệt kê các giá trị và các chế độ lựa chọn khác nhau. Phụ thuộc vào chế độ được lựa chọn, đặt giá trị chỉ trên bảng:
Bảng 2.6. Các chế độ lựa chọn của van thủy lực.
Vị trí giá trị 1
Vị trí giá trị 2
Vị trí giá trị 3
Chế độ vận hành bình thường
Hoặc
Chế độ kéo moóc
Chế độ bộ phân phối dự phòng
Hoặc
Hoặc
Nâng hạ và vận chuyển
Quá trình nâng hạ và vận chuyển dùng cho trường hợp đưa máy đưa máy đến địa điểm thi công và vận chuyển máy từ nơi làm việc về lại địa điểm tập kết.
Móc nâng.
+ Xe có 4 vòng nâng.
Hình 2.43. Vị trí các vòng nâng.
Vòng neo.
+ Xe có 4 vòng neo hàn với khung xe để vận chuyển trên xe hoặc trên toa tàu hỏa.
Hình 2.44. Vị trí các vòng neo.
TÍNH TOÁN, KIỂM TRA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC CÔNG TÁC
Cơ sở lí thuyết
+ Dựa vào mô hình kết cấu của thiết bị chèn, đưa về dạng sơ đồ tính toán.
+ Tính toán kiểm tra thỏa mãn điều kiện bền.
Tính toán lực chèn
Hình 3.1. Sơ đồ tính toán lực tác dụng lên búa chèn.
Lực chèn P do áp lực dầu sinh ra: theo [4], ta có:
P = (1.1)
Trong đó:
p - Áp lực dầu trong xylanh: p = 110 (bar)
D - Đường kính piston: D = 63 (mm)
i - Số búa chèn gắn trên một xylanh: i = 4
Thay số ta được:
P = = 34172,13 (N)
Lực P1 do P sinh ra:
P1 = = (N)
Lực P1 do đá sinh ra: theo [1], ta có:
P1 = [s].h.l (1.2)
Trong đó:
h - Chiều cao của bàn chèn: h = 70 (mm)
l - Chiều dài của bàn chèn: l = 130 (mm)
[s] - Giới hạn bền của đá, được coi như ở trạng thái chịu ép,
[s] = (1,5 ¸2) (KG/cm2)
Thay số ta được:
P1 = [s].h.l = ( 1,5 ¸ 2) .9,81. 7. 13 = ( 1339,07 ¸ 1785,42 ) (N)
Vậy P1 do áp lực dầu sinh ra lớn hơn lực cản của đá nên búa ép được đá và ta tính sức bền của búa theo lực cản của đá.
Lực chèn P2 do áp lực dầu sinh ra: theo [4], ta có:
P2 = (1.3)
Trong đó :
p - Áp lực dầu trong xylanh: p = 110 (bar)
D - Đường kính piston phóng búa: D = 63 (mm)
i - Số búa chèn gắn trên một xylanh: i = 8
Thay số ta được:
P2 = = 4204,77 (N)
Lực chèn P2 do nền đường sinh ra: theo [1], ta có:
Ta lại có: P2 = K . b . l (N) (1.4)
Trong đó :
K - Hệ số cản của lớp đá theo phương đứng: K = 16 (KG/cm2)
b - Bề rộng của bàn chèn: b = 20 (mm)
Thay số ta được:
P2 = K . b . l = 16. 9,81 . 2. 13 = 4080,96 (N)
Vậy P2 do áp lực dầu sinh ra lớn hơn lực cản của đá nên búa làm việc được.
Tính toán sức bền búa
Xét trường hợp bàn tay chèn chỉ chịu lực như hình vẽ
Ta có : Mmax = P1 .765 = 1785,42.765 = 1365846,3 (N.mm)
Hình 3.2. Sơ đồ tính và biểu đồ mômen uốn.
Xét tại mặt cắt nguy hiểm nhất B-B và A-A tiết diện mặt cắt nhỏ nhất.
Để thỏa mãn điều kiện bền thì:
(1.5)
Tại mặt cắt A-A, ta có:
Ma = (N.mm)
w = =(mm3)
F = 40.80 = 3200 ( mm2 )
Thay số ta được:
= 13,83 (N/mm2 ) = 13,83 (Mpa) < [s]
[s] = 256 (Mpa). Vậy tại mặt cắt A-A thỏa mãn điều kiện bền.
Tại mặt cắt B-B: tiết diện có ứng suất lớn nhất.
Hình 3.3. Sơ đồ tính mômen quán tính.
Tương tự ta có:
(1.6)
Trong đó:
JX : mômen quán tính đối với trục x.
Với mặt cắt ngang như hình 3.3 ta có:
JX = (1.7)
Trong đó:
ha = 2.(h + y0 ) = 2.( 50 + 27,5 ) = 155 (mm)
y1 = 2.y0 = 2.27,5 = 55 (mm)
=> JX = = = 8893750 (mm4)
ymax = h + y0 = 50 + 27,5 = 77,5 (mm)
F = 2(b.h) = 2. 30.50 = 3000 (mm2)
Thay số ta được:
= 13,26 (N/mm2 ) = 13,26 (Mpa) < [s]
[s] = 256 (Mpa).
Vậy tại mặt cắt B-B thỏa mãn điều kiện bền.
AN TOÀN, SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG
Các quy tắc an toàn
Quy tắc an toàn chung
Tổng quát
+ Máy phải được bảo dưỡng một cách đúng đắn và người chủ phải thực hiện các bước cần thiết để kiểm tra do một người chính thức thường xuyên như yêu cầu một biểu thời gian làm việc, để chắc chắc tất cả các bộ phận làm việc tin cậy và luôn sẵn sàng. Những bộ phận nghi ngờ, không chắc chắn phải được thay ngay.
+ Người sử dụng máy phải có năng lực về thể chất và tinh thần để sử dụng máy an toàn.
+ Để phòng ngừa rủi ro do tai nạn hay thương tích khi sử dụng và bảo dưỡng máy. Bắt buộc phải sử dụng những thiết bị bảo hộ cá nhân sau (BHLĐ):
Phải mặc quần áo bảo hộ lao động.
Phải đi giày có mũi thép và đế chống trơn.
Dùng găng tay chống trơn.
Phải sử dụng các thiết bị yêu cầu khác bởi qui định hiện hành áp dụng ở nơi sử dụng máy.
+ Không mặc đồ rộng hay đồ kim hoàn có thể vướng vào các điều khiển hay các bộ phận khác của máy.
+ Không hút thuốc gần máy.
+ Máy không trang bị thiết bị dập lửa, nhưng khuyến cáo phải có thiết bị dập lửa phù hợp đề phòng nguy cơ cháy ở gần.
+ Chú ý: nguy cơ mảnh vỡ từ các bộ phận chuyển động của máy.
+ Không trực tiếp hay dán tiếp chạm vào các chi tiết chuyển động khi máy chưa tắt.
+ Chú ý: sau một thời gian làn việc, có khi rất ngắn, các chất lỏng và một vài chi tiết máy nóng lên.
+ Máy phải được làm sạch đều đặn chỗ bị dầu mỡ. Dẻ lau phải để trong hộp gần.
+ Khi máy hết tuổi thọ sử dụng, phải sẵn sàng loại bỏ khi không thể sử dụng được nữa. Tôn trọng các qui định về bảo vệ môi trường.
Vận hành
+ Không bắt đầu sử dụng máy trước khi làm quen với tất cả hướng dẫn vận hành và an toàn.
+ Nếu có đều gì chưa rõ, dù có liên quan đến máy hay đến công việc đã làm, phải yêu cầu người có đủ khả năng giúp đỡ. Không được tự ý làm.
+ Khi sử dụng máy, người vận hành phải tôn trọng và xác nhận các qui định hiện hành áp dụng cho nơi làm việc.
+ Những qui tắc an toàn chung công trường phải được cấp bởi người quản lý công trường, phải làm theo một cách cẩn trọng, đặc biệt nếu làm việc ở nơi không tạm ngừng được giao thông.
+ Phải chắc chắn biết được các thủ tục pháp lý trong trường hợp xảy ra một tai nạn.
+ Biết khu vực làm việc và các đặc thù của nó; chỉ những người được uỷ nhiệm mới được vào khu vực này.
+ Trước khi sử dụng máy, phải chắc chắn không có ai trong khu vực làm việc hay ở gần đó.
+ Không được sử dụng máy ở nơi có khí dễ nổ.
+ Chắc chắn máy được giữ sạch sẽ (chất thải, dầu bắn, .v.v.)
+ Không để những thứ như hộp thức ăn hay dụng cụ .v.v. trên máy.
+ Không được sử dụng máy cho những mục đích khác không đúng.
+ Không được sử dụng chở người khác như đã xác định trong sách này.
+ Trạm điều khiển chỉ giành riêng cho người phụ trách vận hành máy.
+ Khi sử dụng hay di chuyển máy, người vận hành và khách phải ngồi đứng nơi giành riêng và không được đứng lên trong bất kỳ trường hợp nào.
+ Luôn luôn làn việc theo chiều tiến trừ khi có yêu cầu đặc biệt khác.
+ Không được làm mất tác dụng các thiết bị an toàn hay giới hạn.
+ Chắc chắn độ rung của máy không làm giảm cảm giác của tay bạn. Thích ứng thời gian làm việc với mức độ rung của máy.
+ Máy phải được để trên nền phẳng.
Bảo trì
+ Công việc bảo trì máy chỉ được chỉ định cho người có năng lực đúng mục đích, đã quen các qui định an toàn làm chủ đạo các thao tác thực hiện.
+ Trừ những trường hợp được chỉ dẫn, thực hiện tất cả việc bảo trì trong xưởng, như:
Dừng máy ở nơi không gần nguồn nhiệt.
Đóng phanh dừng (bánh sắt và bánh lốp).
Động cơ đã tắt và nguội.
Ngắt cầu dao và rút chìa khoá.
Các xi lanh phải co lại hoàn toàn.
+ Khi bảo trì và kiểm tra phải có lịch trình, có cảnh báo “ Không sử dụng” trên buồng điều khiển cho đến khi hoàn thành công việc. Báo cáo tất cả các sửa chữa nếu cần thiết.
+ Tôn trọng lịch bảo trì phòng ngừa cho máy và các qui trình của nó.
+ Tăng điều kiện làm việc của máy có nghĩa phải thường xuyên bảo dưỡng máy hơn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu máy làm việc dưới điều kiện khó khăn đặc biệt hay trong không khí rất bẩn hay ẩm, việc bảo trì phải thực hiện nhiều hơn bình thường.
+ Nếu không được chỉ dẫn, không bao giờ được điều chỉnh trong khi máy đang di chuyển.
+ Không để dung dịch và chất lỏng bảo trì nuốt vào bụng. Trong trường hợp bị tiếp xúc vào da hay mắt, phải rửa mắt ngay bằng nước. tham khảo bác sĩ nếu cần.
+ Khí nén có thể làm bị thương. Khi vệ sinh bằng khí nén, áp suất lớn nhất là 2,5 bar (30 psi).
+ Tuyệt đối cấm hàn trên máy khi chưa tháo máy tính và ngắt ắc-qui ra.
+ Sửa chữa những ống bị lỏng hay bị hỏng, đường ống. Bị rò có thể gây cháy.
+ Đai ốc hãm phải thay nếu đã tháo ra. Tuyệt đối cấm lắp lại đai ốc hãm nếu nó đã bị tháo ra.
+ Chốt đã tháo ra phải thay. Tuyệt đối cấm lắp lại các chốt đã bị tháo ra.
Quy tắc an toàn riêng
Động cơ diesel
+ Chỉ sử dụng những thiết bị được cấp theo mục đích khi khởi động động cơ điêzen.
+ Khí xả động cơ có các chất cháy có thể gây độc. Luôn luôn khởi động hay chạy động cơ ở chỗ thông gió tốt.
+ Pin điện thoại phải tắt khi vận chuyển hay đổ nhiên liệu vào thùng.
+ Không hút thuốc khi đổ nhiên liệu vào thùng.
+ Đổ nhiên liệu vào thùng hay bảo trì thùng dung dịch khi động cơ tắt và nguội, cách xa nguồn nhiệt (lửa, hàn, cưa, .v.v. ). Làm sạch thùng khi đổ tràn.
+ Tất cả nhiên liệu, kể cả dung dịch và chất lỏng khi bảo trì xả ra đều dễ cháy. Phải giữ trong thùng kín thích hợp, dán nhãn và để xa người không được phép.
+ Bất kỳ nhiên liệu bị phun hay rò và phần điện hay những bề mặt nóng có thể gây cháy.
+ Trừ khi được chỉ dẫn, không được điều chỉnh khi động cơ đang chạy.
+ Các phụ gia trong mạch làm mát có các chất kiềm. Có thể gây bị thương. Tránh tiếp xúc với da và mắt.
+ Dung dịch động cơ dưới áp suất có thể xuyên thủng da và gây bị thương.
+ Xác định luật hiện hành khi xả các dung dịch.
Thiết bị điện
+ Việc bảo trì lắp điện chỉ được phân công cho người đủ khả năng thực hiện, những người đã làm quen với qui tắc an toàn liên quan đến làm việc và vận hành điện.
+ Không nối cầu đánh lửa hoặc ắc-qui. Có thể gây dừng khẩn cấp khi đang làm việc và hỏng mạch điện, điệ tử.
+ Bảo vệ hộp điều khiển điện khỏi ẩm, có thể gây ra ngắn mach, dẫn đến cháy trong một vài trường hợp, hay các tác động nguy hiểm bất thường trong trường hợp khác, như hỏng mạch điện tử không thể nhìn thấy được trong tủ điện.
+ Không nối mạch các cầu chì bị hỏng và không thay chúng bằng cầu chì có dòng ampe lớn hơn. Có thể gây cháy trong một vài trườnh hợp.
+ Kiểm tra định kỳ các tiếp điểm ắc-qui vì chúng có thể là nguyên nhân của các hoạt động khác thường.
+ Phải chắc rằng ắc-qui không gần lửa hay các nguồn tia lửa có thể: hiểm hoạ gây nổ và cháy.
+ Dung dịch trong ăc-qui (axít sunphuaric) là chất độc và ăn mòn. Trong trường hợp bị tiếp xúc với da và mắt, lập tắc rửa bằng nước. Tham khảo ý kiến bác sỹ nếu có thể.
+ Đặc biệt về phân cực mạch điện. Lắp đặt sai có thể gây hỏng nặng cho thiết bị điện và điện tử và còn gây cháy.
Thiết bị thủy lực
+ Không làm xoắn hoặc đập đường ống thuỷ lực cao áp.
+ Thay các ống bị xoắn hay hỏng; không sửa chữa lại.
+ Kiểm tra tất cả các ống thuỷ lực thạt cẩn thận. Không tìm chỗ rò bằng tay trần; dùng mẩu gỗ hay hay bìa. Thay những chi tiết nghi ngờ.
+ Khi làm dịch vụ, nếu phải tháo ống thuỷ lực, cẩn thận các đầu ống mềm hay dầu phun. Dầu phun có thể làm bị thương.
+ Có thể có áp suất còn lại trong mạch thuỷ lực. Áp suất dư có thể gây tai nạn di chuyển máy và thiết bị
Lốp
+ Lốp phải lắp trên máy hay đặt trên giá giữ trước khi bơm.
+ Bơm thực hiện do người có đủ khả năng và sử dụng thiết bị bơm hợp lý.
+ Không bơm quá áp suất.
+ Nổ lốp thổi các mảnh vỡ có thể gây thương tích.
Buồng lái
+ Máy có một buồng lái có cửa thoát hiểm ( Xem mục “cửa thoát hiểm”).
+ Ghế lái có đây đai an toàn, kiểm tra đai an toàn và các phụ kiện kèm theo trước khi sử dụng máy. Thay những phần bị hỏng hay mòn.
+ Thay đai an toàn mỗi 3 năm, không kể đến tình trạng thế nào.
+ Không sử dụng nối kéo dài đai.
+ Điều chỉnh ghế khi máy đã dừng, sao cho có thể đạp bàn đạp và lưng dựa vào lưng ghế.
+ Chắc chắn rằng tất cả cửa sổ đều sạch.
Vào xe
+ Leo vào hay leo ra, sử dụng các bậc và tay cầm được lắp.
+ Hướng nhìn vào xe khi leo vào hoặc leo ra khỏi buồng lái. Luôn giữ ba điểm tiếp xúc với bậc và tay nắm.
+ Các bậc và tay nắm phải giữ sạch.
+ Thử các bậc và tay nắm và sửa chữa nếu cần.
+ Không leo vào hay leo ra khi xe đang chạy.
+ Không được nhảy ra khỏi xe.
+ Không cố leo vào hay leo ra khi đang cầm dụng cụ hay thiết bị cồng kềnh.
+ Không trèo lên thiết bị (ghế, bộ điều khiển .v.v. ) khi leo vào leo ra xe.
Hướng dẫn đưa máy vào sử dụng
Nâng hạ
+ Khi nâng, chắc chắn không có ai ở trên xe hay ở gần xe. Cẩn thận tác động quán tính của khối lượng treo.
+ Xe phải nâng khi:
- Động cơ điêzen tắt.
- Tất cả bánh xe và các đầu đầm phải khoá ở vị trí vận chuyển.
+ Máy phải được nâng bằng xe cẩu hoặc xe nâng có trọng tải nhỏ nhất là 6500 kg (65 000 N).
+ Có thể nâng bằng các vòng nâng.
Hình 4.1. Quá trình nâng hạ máy.
Kiểm tra hoạt động trước khi sử dụng
+ Kiểm tra mỗi lần trước khi sử dụng máy.
+ Quá trình kiểm tra phải được giám sát chặt chẽ
+ Những việc kiểm tra sau đây phải làm bên ngoài vùng nguy hiểm. Máy phải cố định (đóng phanh dừng) và trên mặt nằm ngang và chắc chắn.
+ Tuỳ theo việc kiểm tra phải làm, tiến hành xem xét kỹ dưới những điều kiện nhất định được liệt kê trong bảng dưới đây và đã ghi nhớ trong các mục sau đây bằng các hình tượng.
Bảng 4.1. Ý nghĩa các hình tượng khi kiểm tra máy.
Hình tượng
Điều kiện kiểm tra
Ngắt mạch điện.
Động cơ điêzen phải tắt và nguội.
Các xi lanh thuỷ lực co lại.
Mạch điện đóng.
Động cơ điêzen tắt.
Động cơ điêzen chạy.
Kiểm tra những kết cấu hàn
+ Nhìn không có khiểm khuyết bên ngoài, nứt bề mặt, méo mó, các vùng có dấu hiệu bị mòn cũ.
+ Xem xét kỹ các mối hàn, kiểm tra không bị nứt.
+ Kiểm tra các đồ gá lắp (bu lông, đai ốc), siết lại nếu cần thiết.
Kiểm tra các bánh lốp
+ Nhìn các khiếm khuyết bên ngoài, méo mó, rạn nứt, độ mòn ta-lông.
+ Nhìn kiểm tra áp suất lốp, bơm nếu cần thiết.
+ Áp suất bơm lốp lớn nhất là 3,5 bar.
Kiểm tra các mức
Mức dầu điêzen
+ Kiểm tra mức đàu điêzen bằng thước dầu trong thùng.
+ Dung tích: 180 lít (48 gallons)
+ Mức phải ở giữa dấu min và max.
+ Đổ thêm nếu cần và nếu tràn khi đổ, phải lau sạch.
+ Đổ đầu vào thùng khi động cơ điêzen tắt và nguội, xa các nguồn nhiêt (lửa, hàn, cưa xích .v.v.).
Mức dầu thuỷ lực
+ Các xi lanh thuỷ lực phải ở vị trí co lại.
+ Kiểm tra mức dầu thuỷ lực bằng thước chỉ trên thùng.
+ Dung tích: 150 lít (40 gallons)
+ Mức phải ở giữa dấu min và max.
+ Mức dầu thuỷ lực không bao giờ xuống dưới dấu min. và không cao hơn dấu max.
+ Đổ thêm dầu nếu cần và nếu bị tràn, phải lau sạch.
+ Chú ý: sau một thời gian chạy máy, có khi là rất ngắn, thùng dầu bắt đầu bị nóng. Để tránh bị bỏng, tránh làm việc ở những chỗ thùng dầu có thể chạm vào người, hoặc phải được bảo vệ.
+ Phải chắc chắn thiết bị đổ dầu thật sạch. Nếu có vật lạ vào mạch thuỷ lực có thể dẫn đến giảm nhanh tuổi thọ của các thiết bị.
+ Nếu không đổ dầu tương ứng, có nguy cơ tạo bọt trong bơm thuỷ lực.
Mức dầu động cơ
+ Để kiểm tra mức dầu động cơ, đọc hướng dẫn vận hành do nhà sản xuất cấp, trong phụ lục.
+ Kiểm tra mức dầu động cơ bằng que thăm.
+ Mức dầu phải ở giữa dấu min. và max.
+ Đổ thêm nếu cần thiết, nếu tràn phải lau sạch.
+ Mức dầu động cơ không bao giờ thấp hơn dấu min và không cao hơn dấu max.
Mức chất điện phân trong ắc-qui
+ Mức nước điện phân phải cao hơn các bản cực 1 cm.
+ Đổ thêm nếu cần, chỉ thêm nước tinh khiết, nếu tràn phải lau sạch.
+ Dung dịch trong ắc-qui là chất độc và ăn mòn. Tránh tiếp xúc với vùng da và mắt. Phải chắc chắn không để ắc-qui gần lửa hoặc nguồn cố tia lửa: nguy cơ cháy và nổ.
+ Phải chắcchắn là đã đúng cực mạch điên (+ và -). Lắp sai sẽ làm hỏng thiết bị điện và điện tử và gây tai nạn.
Mức bình nước rửa kính
+ Để chất lượng tốt nhất, chỉ dùng sản phẩm rửa kính.
Kiểm tra mạch điện
+ Xem xét tình trạng mạch điện, chú ý xung quanh cực ắc-qui.
+ Xem xét các bóng đèn và các đèn báo để chắc chắn chúng làm việc tốt, thay nếu cần.
Kiểm tra mạch thuỷ lực
+ Để cho trạm chạy một vài phút để tăng nhiệt độ của mạch.
+ Tăng tốc độ động cơ bằng tay.
+ Xem xét độ kín của mạch thuỷ lực, chú ý quanh chỗ nối, và tình trạng các ống mềm, phải không nhìn thấy một dấu vết mòn hay bị cắt nào.
+ Kiểm tra chỉ thị tắc lọc dầu hồi.
+ Nếu kim trên một chỉ thị lọc dầu hồi ở chỗ màu đỏ, ống lọc dầu ấy phải thay.
+ Xem xét chỉ thị tắc lọc trên đường ống.
+ Nếu chỉ thị tắc dầu đường ống ở màu đỏ, phải thay ống lọc.
+ Kiểm tra độ kín của mạch thuỷ lực, đặc biệt xung quanh chỗ nối, và tình trạng các ống mềm, không có dấu vết bị mòn hay bị cắt nào.
Kiểm tra thiết bị an toàn.
+ Kiểm tra cho các thiết bị an toàn làm việc tốt (còi báo, dừng khẩn cấp, .v.v. )
+ Trường hợp có hiện tượng không bình thường, tiêns hành sửa chữa hay thay thế những linh kiện hỏng.
Kiểm tra những thiết bị cần thiết cho sử dụng dự phòng.
+ Phải chắc chắn rằng hộp dụng cụ ở trong buồng lái và có đủ dụng cụ cần thiết cho vận hành dự phòng (lắp gá kẹp nhả phanh bánh sắt, tháo rời động cơ bánh răng ra khởi bánh lốp).
+ Phải chắc chắn buồng lái có:
- Chìa khoá khởi động bơm kéo moóc.
- Tay điều khiển bơm dự phòng bằng tay.
- Hai cái gá kẹp nhả phanh cơ khí bánh sắt.
Vận hành
Giới thiệu
Xe có bốn chế độ vận hành (liệt kê trong bảng dưới), được lựa chọn trong buồng lái, phụ thuộc vào thao tác phải thực hiện.
Bảng 4.2. Các chế độ vận hành.
Chế độ vận hành
Thao tác có thể
Xem trang
N°: 1
/
Khởi động/ Tắt.
Khởi động và tắt động cơ điêzen
55
Vị trí số 0
(xe không có chức năng gì).
N°: 2
Đưa máy lên hoặc xuống đường ray.
Hạ hoặc nâng bánh lốp.
56
Di chuyển trên bánh lốp.
N°: 3
Tốc độ nhanh
Chạy xe nhanh theo đường ray
58
Đồng thời nâng hai đầu đầm
N°: 4
Làm việc
Điều hành đầu đầm
62
Di chuyển xe ( chậm) trên ray
Điều khiển nguồn điện
Bật và tắt nguồn điện: Việc này thực hiện từ buồng lái.
+ Để bật mạch điện: đặt cầu dao tổng về “ON”, ngắt mạch điện về “OFF”.
Hình 4.2. Vị trí bật/tắt nguồn điện.
+ Khi bật máy, chỉ chỉ thị báo lỗi động cơ và dừng khẩn cấp được cấp điện.
+ Không để cầu dao tổng ở ON sau khi sử dụng máy, để ngăn xả ắc-qui.
Thiết lập trạng thái ban đầu mạch điện.
+ Trên bảng điều khiển, ấn nút thiết lập mạch điện
Hình 4.3. Vị trí thiết lập mạch điện trên bảng điều khiển.
+ Việc thiết lập trạng thái mạch điện này và bật các chức năng mạch điện và hệ thống tự động điêu khiển.
+ Nếu nút này ở ON, chắc chắn không có nút dừng khẩn cấp nào bị khoá (ấn xuống) và lập lại thao tác này.
Điều khiển động cơ điêzen
Khởi động động cơ điêzen.
+ Động cơ điêzen được khởi động từ buồng lái.
15
9
4
2
1
Hình 4.4. Bảng điều khiển.
Chọn chế độ vận hành số N° 1 "Start/Stop" “khởi động/tắt” (mục15) (Để khởi động động cơ điêzen, chế độ vận hành số N° 1 "Starting/Stopping" “khởi động/tắt phải được lựa chon. Nếu không chọn chế độ náy động cơ điêzen sẽ không khởi động được).
Đặt tốc độ động cơ (mục 9) ở nhỏ nhất min (■).
Xoay một phần chìa khoá đánh lừa (mục 4).
Đợi cho đến khi chỉ thị sấy tắt (mục 2).
Xoay chìa khoá (mục 4) thật nhanh về bên phải cho đến khi động cơ khởi động.
Để cho động cơ sấy nóng vài phút trước khi sử dụng.
+ Tốc độ động cơ sẽ tự động tăng lên khi xác nhận lựa chọn một chế độ vận hành.
Tắt động cơ điêzen
+ Trên bảng điều khiển (hình 2.38):
Chọn chế độ vận hành số N° 1 "Start/Stop" “khởi động/tắt (mục 15).
Tốc độ động cơ (mục 9) đặt ở nhỏ nhất min (■).
Xoay chìa khoá đánh lửa về bên trái (mục 4).
Điều khiển hệ thống đi lên/ đi xuống đường ray
Động cơ có thể đặt lên và xuống ngoài đường ray do một người vận hành từ buồng lái.
+ Không ai ngoài lái xe và người phụ được ở trên xe trong lúc vận hành xe lên và xuống đường ray.
+ Chọn chỗ càng phẳng càng tốt để đưa máy lên và xuống đường ray và không có chướng ngại vật gây cản trở chuyển động của bánh lốp.
+ Việc lên và xuống ray yêu cầu đề phòng nhiều nhất vì máy có thể ở trong vùng nguy hiểm, nên chắc chắn phải tôn trọng nội qui an toàn.
+ Trước khi sử dụng hệ thống lên và xuống ray, tháo các chốt vận chuyển ở bánh truyền động trước và sau và cất chúng vào nơi qui định.
+ Lựa chọn chế độ số N° 2 "Putting the machine on and off track" “Đưa máy lên và xuống ray”.
+ Xác nhận chế độ này.
Tăng tốc độ động cơ
+ Phải chắc rằng các đầu đầm đặt trên cao và chỉ thị (mục 21 và mục 22) bật.
+ Để bật chế độ số: 2 “đưa lên và xuống ray”, đầu đầm phait ở vị trí cao (chỉ thị vị trí cao bât). Nếu một trong các đầu không ở vị trí cao các điều khỉên không làm việc.
+ Đặt các đầu đầm ở vị trí cao:
Chọn chếc độ số N°:3 "Fast speed"“tốc độ nhanh”(mục 15 hình 2.38).
Xác nhận chế độ (mục 8 hình 2.38).
Nâng đầu đầm lên vị trí cao sử dụng cần gạt bên trái.
Trở lại cế độ số N°: 1 "Putting off track" “đưa lên và xuống ray”.
Xác nhận chế độ.
Ghế lái
Hình 4.5. Xác nhận chế độ.
+ Để hạ hoặc nâng các bánh lái: ấn nút các cần gạt trái và phải:
Ghế lái
Hạ tay phía sau
Nâng tay phía sau
Nâng tay phía trước
Hạ tay phía trước
Hình 4.6. Điều khiển nâng hạ các bánh lái.
Khi tay đòn bánh lốp ở vị trí cao nhất thì đèn chỉ thị bât.
+ Để di chuyển xe trên bánh lốp: sử dụng cần gạt tay phải theo hướng mong muốn (phải/trái) trong khi ấn bàn đạp xá nhận:
Ghế lái
Di chuyển sang trái
Di chuyển sang phải
Hình 4.7. Điều khiển di chuyển xe trên bánh lốp.
Tốc độ di chuyển được điều khiển bằng việc nghiêng cần gạt nhiều hay ít.
+ Định hướng xe khi di chuyển trên bánh lốp: di chuyển chậm cụm cuối phía trước hay phái sau bằng cần gạt bên trái:
Ghế lái
Di chuyển chậm cụm cuối phí trước
Di chuyển chậm cụm cuối phí sau
Hình 4.8. Định hướng xe khi di chuyển trên bánh lốp.
+ Khi vượt qua một bờ yếu, không nên sử dụng xe với độ nghiêng dọc quá cao có thể làm hỏng bơm thuỷ lực. Trong trường hợp này, nếu chỉ thị tăng áp báo thì phải trở về chiều ngang càng nhanh càng tốt.
+ Trước khi đi qua một đường ray, cả khi vào và khi đi ra khỏi đường ray, phải chắc rằng tay đòn bánh xe đặt càng thấp càng tốt để tránh va chạm bánh sắt với đường ray có thể gây biến dạng trục.
+ Khi đi qua đường ray, di chuyển chậm cả khi vào và khi ra khỏi đường ray. Không bao giờ được cố ép xe khi thực hiện thao tác nay và phải luôn luôn nhẹ nhàng. Nếu không chú ý những hướng dẫn này, các tay đòn bánh xe có thể bị biến dạng.
Chạy xe với tốc độ nhanh dọc theo đường ray
Việc này điều khiển từ buồng lái do một người vận hành; sử dụng để chuyển máy đến công trường.
+ Không ai ngoài tài xế và người phụ ở trên xe khi cho xe lên và xuống đường ray.
+ Tài xế và người phụ phải “ngồi” tại chỗ riêng của mình và không được di chuyển xe khi đang đứng.
+ Trên bảng điều khiển (hình 2.38).
Chọn chếc độ số N°:3 "Fast speed"“tốc độ nhanh”(mục 15 hình 2.38).
Xác nhận chế độ (mục 8 hình 2.38).
Tăng tốc độ động cơ điêzen.
+ Phải chắc chắn chỉ thị vị trí cao của tay đòng bánh lốp (mục 16 và 17) và các đầu đầm (mục 21 và 22) đã đóng.
+ Để bật chế độ số N°: 3 "Fast speed" “tốc độ nhanh” các đầu đầm và tay đòn bánh lốp phải ở vị trí cao. Nếu một trong các cơ cấu này không ở vị trí cao thì điều khiển không làm việc.
+ Để đặt các đầu dầm trên vị trí cao: sử dụng trực tiếp cần gạt bên trái ,không thay đổi chế độ vận hành.
Ghế lái
Nâng 2 đầu đầm
Hình 4.9. Điều khiển đặt đầu đầm ở vị trí cao.
+ Để đặt các tay đòn bánh lốp trước và sau về vị trí cao:
Chọn chế độ số N°: 2 "Putting off track" “đưa ra ngoài ray”.
Xác nhận chế độ (mục 8).
Ấn nút cần gạt trái và phải (hình 4.9).
Trở về chế độ số N°: 3 "Fast speed" “tốc độ nhanh”
Xác nhận chế độ.
Ghế lái
Nâng tay đòn bánh xe phía sau
Nâng tay đòn bánh xe phía trước
Hình 4.10. Điều khiển nâng tay đòn bánh lốp.
+ Di chuyển xe dọc trên đường ray: dùng cần gạt bên trái và theo hướng yêu cầu (tiến hay lùi) trong khi đạp bàn đạp xác nhận.
Ghế lái
Lùi
Tiến
Hình 4.11. Điều khiển di chuyển xe dọc đường ray.
Tốc độ di chuyển điều khiển bằng cách nghiêng tay gạt nhiều hay ít. Khi cần chạy nhanh hơn, di chuyển từ từ để tránh bị bánh bị trượt hay bị kẹt.
Phải đạp bàn đạp xác nhận trong suốt quá trình di chuyển. Nếu người thợ nhả bà đạp khi đang di chuyển, xe sẽ tự động dừng.
Phanh xe
+ Nhả cần gạt bên phải.
+ Khi phanh xe, không nhả bàn đạp xác nhận.
+ Cho phanh có hiệu quả, đưa cần gạt từ từ vào giữa.
Xoay ghế lái
+ Ghế lái có 2 vị trí lái (hình 4.12).
+ Khi xoay ghế lái, điều khiển chuyển động của xe chỉ lùi được ở chế độ vận hành số N°: 3 "Fast speed" “tốc độ nhanh”.
+ Khi xoay ghế, cảm biến vị trí cho phép các điều khiển tịnh tiến tự động tự động đảo chiều :
SAU
TRƯỚC
SAU
TRƯỚC
Vị trí lái 1
Vị trí lái 2
Hình 4.12. Điều khiển xoay ghế lái.
Điều chỉnh tốc độ
+ Điều chỉnh tốc độ chỉ tác động được trong chế độ vận hành số N°:3 "Fast speed" “tốc độ nhanh”.
+ Ở tốc độ nhanh, ổn định xe ở tốc độ mong muốn.
+ Giữ lại tốc độ bằng cách ấn nhanh nút bên trái trên cần gạt bên phải:
Ghế lái
Giữ tốc độ
Hình 4.13. Điều khiển giữ lại tốc độ.
+ Tốc độ đã được giữ thì người vận hành có thể nhr cần gạt chuyển động, nhưng phải ấn giữ trên bàn đạp xác nhận. Nếu người vận hành nhả bàn đạp ra, xe tự động dừng lại và toóc độ giữ sẽ mất.
+ Ngay khi tốc độ được giữ một thiết bị an toàn gọi là “đề phòng nguy hiểm” được tác động, thợ vận hành phải ấn nhẹ cần gạt bên trái về phía tiến hay lùi khoảng 15 giây.
Ghế lái
Đề phòng
Đề phòng
Hình 4.14. Điều khiển đề phòng nguy hiểm.
+ Nếu không thực hiện tác động đề phòng, xe tự động phanh, giữ tốc độ bị mất và chỉ thị đề phòng (màu đỏ) sáng lên trên bảng điều khiển (mục 25 hình 2.38).
+ Khởi động di chuyển lần nữa, sử dụng cần gạt bên phải trong khi đạp bàn đạp xác nhận.
+ Tốc độ đã lưu có thể thay đổi mà không cần lặp lại thao tác ghi:
Để tăng tốc độ: ấn nhẹ nút bên phải trên cần gạt trái.
Để giảm tốc độ: ấn nhẹ nút bên trái trên cần gạt trái.
Ghế lái
(+) tốc độ
(-) tốc độ
Hình 4.15. Điều khiển tăng giảm tốc độ.
+ Để lấy lại điều khiển tốc độ bằng tay: ấn nhẹ nút tay phải trên cần gạt bên phải:
Ghế lái
Huỷ tốc độ giữ
Hình 4.16. Điều khiển tốc độ bằng tay.
Chèn đường ray
Trên bảng điều khiển
+ Chọn chế độ (mục 15): N°: 4 "Work" “làm việc”.
Để bật chế độ số N°: 4 "Work"”làm việc”, các tay đòn bánh lốp phải ở vị trí cao. Nếu một trong các tay đòn bánh không ở vị trí cao thì điều khiển không làm việc.
Để đặt các tay đòn bánh lốp trước và sau về vị trí cao: chọn chế độ số N°: 2 "Putting off track" “đưa xuống ray”
+ Xác nhận chế độ (mục 8).
Tăng tốc độ động cơ.
Phải chắc chắn các tay đòn bánh lốp đã đặt trên cao và chỉ thị (mục 21 và 22) bật.
Ấn các nút cần gạt trái và phải.
Trở lại chế độ số N°: 4 "Work" “làm việc”.
Nâng tay đòn bánh sau
Nâng tay đòn bánh trước
Ghế lái
Hình 4.17. Xác nhận chế độ làm việc.
Di chuyển máy đến bên phải tà vẹt bằng cần gạt về bên phải lái xe, trong khi xác nhận tác động qua bàn đạp xác nhận tiến.
Mở khoá các đầu đầm (mục 12).
Chọn khoảng cách của hành trình mở các nhánh trên tà vẹt (mục 10).
: Hết hành trình cho “điểm nối tà vẹt” (không giới hạn hành trình).
: Giới hạn hành trình cho “tà vẹt đơn” (giới hạn hành trình).
Chọn chế độ đầu đầm (mục 11):
: Sử dụng đồng thời (cả hai đầu đầm được điều khiển đồng thời).
: Sử dụng độc lập (mỗi đầu đầm được điều khiển riêng rẽ)
Để sử dụng các đầu đầm:
Lựa chọn đồng thời cả hai đầu đầm ().
Dùng cần gạt bên trái để tác động 2 đầu đầm:
Hạ hai đầu đầm
Mở/đóng các nhánh trên hai đầu đầm heads
Ghế lái
Nâng hai đầu đầm
Hình 4.18. Điều khiển đồng thời đầu đầm.
Lựa chọn riêng biệt 2 đầu đầm ().
Dùng cần gạt bên phải để dẫn hướng đầu bên phải hoặc cần gạt bên trái để dẫn hướng đầu bên trái:
Ghế lái
Kẹp/mở nhánh đầu phải
Mở/kẹp nhánh đầu trái
Hạ đầu bên phải
Nâng đầu bên phải
Hạ đầu bên trái
Nâng đầu bên trái
Hình 4.18. Điều khiển riêng biệt hai đầu đầm.
Kẹp/mở nhánh đầu phải
hạ đầu bên phải
Hạ đầu bên trái
Mở/kẹp nhánh đầu trái
Di chuyển xe đến bên phải của tà vẹt tiếp theo, dùng cần gạt về bên phải tài xế, khi xác nhận tác động qua bàn đạp xác nhận tiến.
Khi kết thúc công việc:
+ Trên bảng điều khiển chọn chế độ số N°: 3 "Fast speed" “tốc độ nhanh”.
+ Xác nhận chế độ: Nâng đầu đầm lên vị trí cao bằng cần gạt bên trái cho đến khi chỉ thị vị trí cao của chúng sáng lên (mục 21 và 22).
Ghế lái
Nâng 2 đầu đầm
Hình 4.19. Xác nhận chế độ khi kết thúc công việc.
Kiểm tra máy sau khi sử dụng
Tất cả các việc này thực hiện bên ngoài vùng nguy hiểm.
+ Trên bảng điều khiển, chắc chắn rằng chỉ thị vị trí cao của các tay đòn bánh lốp trước và sau (mục 16 và 17) và các đầu đầm (mục 21 và 22) đã bât.
+ Chắc chắn tay đòn bánh lốp và đầu đầm đã khoá ở vị trí cao, sử dụng các thiết bị được cấp
+ Tắt động cơ điêzen.
+ Đặt cầu dao tổng về OFF.
Nếu cầu dao tổng ở “ON” ắc-qui có thể bị xả.
+ Kiểm tra tổng thể quan sát máy:
Không có dấu hiệu rò dầu thuỷ lực.
Không có dấu vết va chạm các đầu nối thuỷ lực và ống mềm. Chắc chắn không có ống mềm nào có một vết cắt bất thường.
Không có dấu hiệu nghi ngờ (dầu hay nước) trong ngăn động cơ điêzen.
Đấy là những điều cần thiết để báo cáo các đối tượng bất thường hay nguy hiểm.
Bảo dưỡng
Biểu thời gian bảo dưỡng phòng ngừa
Bắt đầu theo bảng liệt kê công việc trên bảng bảo dưỡng trong tần xuất yêu cầu. Các chế độ vận hành chi tiết trên trang bảo dưỡng.
Bảng 4.3. Biểu thời gian bảo dưỡng.
CÁC PHẦN TỬ
Cách thực hiện
CHU KỲ
50
giờ đầu tiên
50
giờ
100
giờ
250
giờ
500
giờ đầu tiên
1000
giờ hoặc 1 năm
Thay thế các tổn hao thuỷ lực
Thực hiện
x
x
Lọc khí thùng dầu thuỷ lực
Thay thế
x
x
Bơm mỡ vòng bi đầu đầm
Bơm mỡ sau 6 đến 8 giờ vận hành mỗi lần
Bơm mỡ xy lanh thuỷ lực đầu đầm
Thực hiện
x
x
Bơm mỡ trụ dẫn hướng đầu đầm
Bơm mỡ sau 6 đến 8 giờ vận hành mỗi lần
Bơm mỡ xy lanh bánh lốp
Thực hiện
x
x
Bình lắng dầu điêzen động cơ
Kiểm tra và làm sạch nếu cần
x
x
Áp suất thuỷ lực
Kiểm tra
x
x
Cơ cấu mất cân bàng tốc độ quay đầu đầm
Kiểm tra
x
x
Dầu thuỷ lực
Phân tích dầu và kiểm tra nếu cần.
Động cơ bánh răng thuỷ lực bánh lốp
Kiểm tra mức dầu và đổ thêm nếu cần.
x
Thay dầu
x
x
Các trang bảo dưỡng, kiểm tra
Thay thế các tổn hao thuỷ lực
Ống lọc hút thủy lực
Ống lọc đường hồi thủy lực
Ống lọc trên đường ống
Thay thế lọc khí thùng thuỷ lực
Bơm mỡ vòng bi mất cân bằng đầu đầm
Bơm mỡ xy lanh thuỷ lực đầu đầm
Bơm mỡ trụ dẫn hướng đầu đầm
Bơm mỡ các xy lanh bánh lốp
Làm sạch bình lắng dầu điêzen động cơ điêzen
Kiểm tra áp suất thuỷ lực
Kiểm tra áp suất các xy lanh thủy lực
Điều chỉnh áp suất thủy lực hạ đầu đầm
Điều chỉnh tốc độ chuyển động cơ cấu di chuyển (tiêu thụ lưu lượng thủy lực)
Điều chỉnh áp suất hồi trong mạch thủy lực
Kiểm tra áp suất thủy lực nhả phanh
Kiểm tra áp suất thủy lực tăng áp
Kiểm tra tốc độ quay mất cân bằng đầu đầm
Kiểm tra tốc độ quay mất cân bằng
Điều chỉnh tốc độ mất cân bằng
Thay dầu thuỷ lực
Thay dầu hộp giảm tốc bánh lốp
KẾT LUẬN
Qua thời gian 3 tháng thực hiện đề tài «Khảo sát máy chèn tà vẹt tự hành BRAD 4131J và tính toán kiểm tra hệ thống truyền lực công tác» với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Đông cùng các thầy cô trong khoa Cơ Khí Giao Thông em đã hoàn thành được đồ án được giao nhưng với thiết bị còn mới và khó tiếp cận nên việc khảo sát và tính toán chưa được đầy đủ và chuyên sâu.
Với phần khảo sát chỉ nêu những nguyên lý chung, trong phần tính toán kiểm tra chỉ lấy các thông số và các ảnh hưởng cơ bản nhất để tính, nhưng trong thực tế quá trình hoạt động còn chịu rất nhiều yếu tố khác.
Vì vậy, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giao Thông Vận Tải Trường Kỷ Thuật và Nghiệp Vụ Giao Tông Vận Tải.
Vận Hành Và Bảo Dưỡng Máy Xây Dựng. Nhà Xuất Bản Giao Thông Vận Tải. Hà Nội 2001.
[2]. Nguyễn Bính.
Máy Thi Công Chuyên Dùng. Nhà Xuất Bản Giao Thông Hà Nội 2005.
[3]. Nguyễn Bính, Trần quang Quý, Nguyễn Văn Vịnh.
Máy Và Thiết Bị Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng. Nhà Xuất Bản Giao Thông Hà Nội 2002.
[4]. Nguyễn Phước Hoàng, Phạm Đức Nhuận, Nguyễn Thạc Tân, Đinh Ngọc Ái, Đặng Huy Chi.
Thủy Lực Và Máy Thủy Lực .Nhà Xuất Bản Giáo Dục 1996.
[5]. Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Đà.
Sổ Tay Máy Xây Dựng. Nhà Xuất Bản Giao Thông Vận Tải 2001.
[6]. Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy chèn BRAD 4131J.
[7]. CATALOGUE DES PIECES DETACHEES BRAD 4131J.