Khảo sát sự hài lòng của du khách và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai

Đề tài thực hiện được việc kháo sát tình trạng khai thác DLST, nguồn nhân lực, vật lực của Vườn cũng như các hộ dân vùng lân cận. Xác định thuận lợi và khó khăn của Vườn cũng như trung tâm DLST & GDMT, khảo sát nhu cầu của khách đến đây để từ có những giải pháp đối ứng. Khi đã có giải pháp, ta tiến hành ước tính số lượng khách tăng, một số chi phí đầu tư, mọi phát triển đều dựa trên nguyên tắc bảo đảm môi trường sinh thái không bị tổn hại. Đề tài đã phân tích thực trạng khai thác du lịch ở VQG Cát Tiên, các hoạt động quảng bá hiện có của Vườn, tình hình liên kết của trung tâm DLST & GDMT với các cơ quan khác. Khảo sát các hộ dân vùng đệm có chấp nhận liên kết với Vườn để phát triển du lịch sinh thái nơi đây không? Và nhận được kết quả khả quan là có đến 80% đồng ý. Phân tích các thuận lợi và khó khăn hiện có của Vườn để từ đưa ra một số đề xuất giải pháp.

doc100 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5267 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát sự hài lòng của du khách và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dân tộc, nơi này du khách có thể may mắn đến đúng vào dịp có lễ hội vì thế du khách rất mong muốn mình gặp may, với 43% khách quan tâm. Đặc thù của DLST là tự mình khám phá thì mới thấy thú vị, nên về điểm vui chơi giải trí du khách quan tâm ở mức bình thường, với 41%, và 35% là không quan tâm. Thái độ của các hướng dẫn viên dường như cũng không kém phần quan trọng như đối với phong cảnh, ai được phỏng vấn cũng quan tâm đến yếu tố này, 39% bình thường, nhưng có đến 61% là quan tâm. Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Quan Tâm của Du Khách Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Tóm lại, qua điều tra điều mà khách quan tâm nhất đó là cảnh quan thiên nhiên điểm đến, thứ đến là thái độ của hướng dẫn viên. Kết quả này cung cấp cho Ban Giám đốc trung tâm du lịch khuyến cáo với tất cả các nhân viên của mình nên phát huy thế mạnh hiếu khách, nhiệt tình, thân thiện với khách cũng như với mọi người. 4.3.4. Sự hài lòng của khách về VQG Cát Tiên Bảng 4.6. Sự Hài Lòng của Khách Sau Khi đến VQG Cát Tiên Yếu tố ĐVT: % Không Bình thường Hài hài lòng lòng Phong cảnh 0 7 93 Vệ sinh thu gom rác 14 54 32 Thời tiết, khí hậu 12 55 33 Công trình kiến trúc 57 35 8 Thái độ của người 6 59 35 dân địa phương Điều kiện nơi ăn, ở 20 80 0 Giá cả 22 73 5 Quầy bán hàng lưu niệm 53 47 0 Nơi vui chơi giải trí 40 56 4 Các lễ hội 82 18 0 Thái độ của các hướng dẫn viên 51 49 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Sau khi du khách đã đi du lịch tại VQG Cát Tiên, tôi tiến hành điều tra lại các yếu tố như trước khi du khách đến đây, việc này giống như ghi lại cảm nhận về sự hài lòng của họ đối với VQG Cát Tiên. Kết quả điều tra ghi nhận được du khách hài lòng về phong cảnh nơi này với 93%; và chỉ có 7% cảm thấy phong cảnh là bình thường với họ, số khách này chủ yếu là khách nội địa, điều này phù hợp với thực tế, vì khách nội địa xem rừng là bình thường từ khi họ sinh ra và lớn lên cũng thấy rừng xung quanh họ, còn đối với khách quốc tế, có khi quanh nơi họ thấy chỉ là các tòa nhà hoặc có rừng thì cũng chỉ là rừng đặc thù một loại cây, không được đa dạng như các rừng nhiệt đới ở vùng Châu Á này. Cảm nhận về công tác vệ sinh thu gom rác ở VQG Cát Tiên của du khách là 32% hài lòng; 54% bình thường, và 14% không hài lòng. Thời gian tiến hành tham khảo khách du lịch là mùa khô nên thời tiết rất thuận lợi cho DLST, 33% thấy hài lòng; 55% cảm thấy bình thường và 12% không hài lòng, điều này phù hợp thực tế vì thời gian này gần cuối mùa khô nên cũng xuất hiện vài cơn mưa nhỏ đầu mùa, gây bất lợi cho du khách. VQG Cát Tiên bắt đầu hoạt động DLST dạng nghiên cứu, học tập từ năm 1995, thực sự quan tâm đầu tư chỉ mới vào năm 2004 nên cơ sở vật chất phục vụ du lịch không tốt lắm, chỉ xây dựng theo cấu trúc nhà cấp 4, không được đầu tư vốn nhiều nên việc cơ sở hạ tầng ở đây không làm hài lòng khách du lịch là điều không thể tránh khỏi, 57% không hài lòng; 35% bình thường; và chỉ có 8% hài lòng. Thái độ của người dân địa phương đóng vai trò không kém phần quan trọng. Có 35% khách thấy hài lòng sau khi đã đi du lịch ở VQG Cát Tiên. Sau khi đã đến VQG Cát Tiên, khách du lịch cả quốc tế và nội địa đều không thấy hài lòng về điều kiện ăn ở tại đây, 80% khách thấy điều kiện ở đây chỉ được ở mức bình thường, 20% cảm thấy không hài lòng về điều này. Giá cả dịch vụ đi lại, ăn ở của VQG Cát Tiên được khách nhận xét ở dạng trung bình, theo như điều tra, các khách đến VQG đa phần đã đi DLST ở những nơi khác nên họ cũng có vài nhận xét về giá cả nơi này, 73% thấy bình thường, 22% không hài lòng, không hài lòng ở đây được hiểu là cao hơn so với những nơi khác hoặc so với vùng ngoài VQG Cát Tiên. Điều này là phù hợp vì điều kiện đi lại của VQG Cát Tiên không được thuận lợi như gần trung tâm thị trấn, đường đi lại trong VQG Cát Tiên chủ yếu là đường rừng, phải qua phà, giá cả vật chất ở đây phụ thuộc vào giá xăng dầu rất nhiều, và chỉ có 5% thấy hài lòng. Sau khi đến với VQG Cát Tiên, du khách chỉ thấy 1 nơi bán hàng lưu niệm là những vật dụng bằng thổ cẩm ngoài ra không có bưu thiếp hay những bức ảnh về Vườn Quốc gia Cát Tiên như những VQG khác. Đây cũng là một trong những yếu tố cần cải thiện của VQG Cát Tiên. Việc này rất đơn giản, mọi nhân viên trong Vườn đều có thể làm được. Đến với VQG Cát Tiên, khách không những tham quan những tuyến đã định sẵn mà họ còn có thể tự thiết kế cho mình những cách giải trí khác nhau như đốt lửa trại, tự do khám phá điều mà mình cho rằng nó thú vị, 40% khách không hài lòng về những gì mình đã mong đợi trước khi đến đây, nơi này quá buồn tẻ, 56% cho rằng những hoạt động giải trí bình thường, 4% cảm thấy hài lòng. Mùa này khách đến với VQG Cát Tiên sẽ không thể thấy bất kỳ lễ hội nào chỉ có một số hoạt động VQG Cát Tiên hợp đồng với làng dân tộc ở Tà Lài, vì thế có đến 82% khách không hài lòng như mong đợi, 18% xem các lễ hội là bình thường. Yếu tố nhân tạo chiếm tỷ lệ làm hài lòng khách đến đây cao nhất đó là thái độ của hướng dẫn viên, chiếm 49%, rất đáng để phát huy và không ngừng nâng cao đối với nhân sự ở đây, 51% nhận xét thái độ bình thường, không có gì đặc biệt với họ. Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Hài Lòng của Khách Du lịch Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Bên cạnh điều tra các yếu tố trong bảng 4.6, chúng tôi còn quan sát thực địa và nhận thấy một vài khu nhà nghỉ được xây dựng không hòa hợp với thiên nhiên và khung cảnh của một khu du lịch sinh thái. Hình 4.6. Nhà Nghỉ Không Phù Hợp với Khung Cảnh DLST Nguồn tin: Khảo sát thực địa Hình 4.6. là một trong 7 khu nhà nghỉ của Vườn, đây cũng là một ví dụ điển hình về cách xây dựng nhà nghỉ không hợp lý xét theo hình thức, màu sắc, chất liệu không phù hợp với khung cảnh của rừng, gây phản cảm đối với khách du lịch. Vườn hiện có 7 khu nhà nghỉ nhưng chỉ có được 2 khu được làm từ gỗ. Theo điều tra, 30% khách mong muốn được ở trong những khu nhà làm bằng các loại vật liệu từ thiên nhiên như gỗ, lá, cỏ tranh, tốt hơn nữa là các khu nhà nghỉ này nên được xây dựng dọc theo bờ sông để sau mỗi chuyến đi rừng mệt mỏi khách có thể nghĩ ngơi, ngắm cảnh sông vào buổi chiều. 4.3.5. Sự mong đợi và dự định của khách khi quay trở lại VQG Cát Tiên Theo tính toán số liệu thu thập về những yếu tố mà du khách mong muốn cải thiện khi đã đến đây, và mong muốn thấy tốt hơn cho những lần sau quay lại, tỷ lệ khách mong muốn cảnh quan sạch đẹp hơn là 4%, cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chiếm 33%, tỷ lệ mong muốn nhiều tuyến tham quan hơn là 17%, về điều chỉnh giá cả ăn ở thì theo ý kiến của khách được phỏng vấn, họ mong muốn giá cả được điều chỉnh theo giá cả của vùng lân cận như Madagui. Sau khi đến VQG Cát Tiên, tiếp xúc với con người nơi đây, không du khách nào thấy thất vọng nhưng họ vẫn mong muốn kiến thức chuyên môn về sinh thái của hướng dẫn viên sẽ tốt hơn, 12% du khách mong muốn điều này. Về đóng góp những ý kiến khác để cải thiện VQG Cát Tiên tốt hơn chiếm đa số là 33%. Những vấn đề họ quan tâm liên quan đến nơi ở, các điểm tuyến du lịch, việc cung cấp thông tin tại nhà điều hành, và vấn đề kiến thức hướng dẫn liên quan đến du lịch sinh thái của hướng dẫn viên. Khảo sát về dự định của khách trong những lần quyết định đi du lịch sinh thái ở đâu? Tôi nhận được câu trả lời rất khả quan là 100% du khách sẽ quay lại đây, và có đến 87% số du khách được phỏng vấn sẽ giới thiệu VQG Cát Tiên cho người thân, bạn bè mình biết, điều này rất có lợi vì sau khi khảo sát chúng ta biết rằng số lượng khách biết thông tin về VQG Cát Tiên thông qua phương thức truyền miềng là 38,94%. 4.4. Đề xuất giải pháp phát triển DLST tại VQG Cát Tiên Qua quá trình thực địa tình hình vùng lõi và xã lân cận, khảo sát ý kiến của du khách, tôi đề xuất một số giải pháp để thu hút khách, mở rộng du lịch ở VQG Cát Tiên cả về số lượng lẫn chất lượng. 4.4.1. Phân vùng phát triển du lịch Hiện tại VQG Cát Tiên chỉ mới được khai thác một phần của khu vực Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai. Phương hướng sắp tới cần khảo sát mở rộng ra khu vực phía Bắc và Tây Cát Tiên. Khu trung tâm thuộc phân khu hành chính là khu vực được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác du lịch. Bao gồm văn phòng chính làm việc, hệ thống nhà khách, nhà ăn, các công trình vui chơi giải trí cho khách, .v.v. Nhưng khu vực này nằm trong vùng lõi, dễ gây tổn hại cho đa dạng sinh học nên đề tài khuyến cáo chuyển việc xây dựng mở rộng ra phía vùng đệm. Những khu vực trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được mở các tuyến đi tham quan, có thể nghỉ lại qua đêm với một số lượng nhỏ, có sự quản lý chặt chẽ, không đầu tư xây dựng. Khu phục hồi chức năng du khách sẽ được đi lại tham quan ban ngày và ban đêm. Khu vực Núi Tượng – C3 sẽ được tạo lập các cánh đồng cỏ cho chim thú về và là nơi khách đi xem chim ban ngày, xem thú ban đêm. Khu vực tập trung bao gồm khu vực xung quanh trung tâm trụ sở Vườn, là nơi chủ yếu lưu trú của khách, từ đây du khách có thể đi tham quan các tuyến trong Vườn. Việc phổ biến các thông tin, các kiến thức về giáo dục bảo tồn sẽ được tập trung thực hiện ở khu vực này. Khu du lịch sinh thái là khu vực dành cho những khách có mong muốn tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái rừng. Bao gồm các tuyến đi như Bàu Sấu, cây Gõ, khu vực các trạm phía Bắc. Khu du lịch mạo hiểm dành cho số ít người có nhu cầu muốn tìm hiểu về tính hoang dã, nguyên sinh của rừng. Tổ chức các chuyến đi xuyên rừng và ăn nghỉ lại trong rừng. Khu du lịch cộng đồng mở tuyến tham quan đến làng dân tộc xã Tà Lài, thực hiện một số hoạt động khơi nguồn văn hóa dân tộc bản địa như múa cồng chiêng, dệt thổ cẩm, làm rượu cần, cơm lam .v.v. theo những thõa thuận phía Trung tâm và Nhà văn hóa các dân tộc Tà Lài. Theo khảo sát của phòng Khoa học - Kỹ thuật VQG Cát Tiên, Vườn có thể mở thêm khu du lịch lịch sử như tìm hiểu về di chỉ Cát Tiên, hoặc khám phá thêm những con đường mới, theo dấu vết của các loài động vật hoang dã, chuyến đi mạo hiểm thích hợp với giới trẻ. Dựa trên việc phân vùng các khu du lịch, Vườn có các sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái về rừng: đi rừng tìm hiểu về động, thực vật, khách nắm thông tin thông qua hướng dẫn viên và các bảng thông tin trên tuyến đi; Du lịch mạo hiểm: đi xuyên rừng già, qua các sông suối thác ghềnh; Du lịch văn hóa – lịch sử: tìm hiểu về văn hóa đời sống đồng bào dân tộc bản địa, di chỉ Óc Eo, ngục tù Tà Lài, chiến khu D .v.v.; Du lịch nghiên cứu tìm hiểu về tài nguyên đa dạng sinh học rừng, văn hóa lịch sử; Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: xây dựng những nhà lá, gỗ dọc theo bờ sông, khách có thể thư giãn sau những chuyến đi rừng; Du lịch hội thảo hội nghị: Vườn liên kết với các tổ chức thiên nhiên uy tín trên thế giới như Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới, Quỹ bảo tồn động vật có nguy cơ tuyệt chủng, hội thảo về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, phương thức quản lý rừng, kinh nghiệm khai thác DLST trên thế giới, thông tin hội thảo được phổ biến trước tại các trường học, phương tiện thông tin đại chúng. Khách tham quan có thể tham dự, học hỏi, tìm hiểu, trao đổi, tạo cách nhìn khác về hoạt động DLST; Du lịch sinh thái dã ngoại: cắm trại tập thể trên các khu đất trống được quy định, sử dụng các nông sản của người dân địa phương như bắp, điều, mít, quýt, .v.v. như một chuyến đi hòa mình vào thiên nhiên. 4.4.2. Phát triển liên kết với nhà dân Theo nhận xét của Giám đốc Dự án bảo tồn VQG Cát Tiên (thực hiện năm 1999) thì trụ sở Vườn và các nhà nghỉ phục vụ cho du lịch hiện nay nằm ở vị trí dễ làm tổn hại về phía bên trong VQG Cát Tiên. Vì thế tốt nhất phân bố các khu nhà làm chỗ ở cho khách du lịch sang phía bên kia của sông để những người dân cư trú ở đây có thể được hưởng lợi. Ban Giám đốc của VQG cũng có chủ ý nâng cao giá nhà nghỉ cũng như các dịch vụ trong Vườn để khuyến khích khách trú tại các gia đình bên phía ấp 4, xã Nam Cát Tiên và sử dụng các dịch vụ của họ. Tôi tiến hành tìm hiểu liệu các nhà dân vùng gần với trụ sở Vườn nhất và nằm trên trục đường giao thông chính vào trụ sở Vườn có đồng ý tham gia, liên kết với Vườn để cùng phát triển du lịch và các vấn đề liên quan khác hay không? Với 30 mẫu điều tra hộ dân, có 70% đồng ý liên kết với Vườn, 20% không chấp nhận thõa thuận liên kết với Vườn, và 10% không biết sẽ có làm hay không. Có 90% số hộ được thăm dò sẵn lòng cho du khách ở trọ lại và chỉ có 10% là chưa quyết định được. Các nhà được điều tra đều thuộc xã Nam Cát Tiên, diện tích nhà ở nông thôn tương đối rộng nên có gia đình có thể cho 20 người ở lại với thời gian bao lâu cũng được theo yêu cầu của khách. Nhưng số gia đình này chỉ chiếm 10% trong tổng số các hộ được thăm dò, còn lại đa phần gia đình cho ở 3- 5 người chiếm 60%, các gia đình còn lại cho ở từ 1-2 người chiếm 30%. Thời gian cho khách lưu trú ở đây cũng tùy thuộc vào mỗi gia đình, các gia đình có con em đi làm việc ở TP HCM nên thời gian cũng như không gian cho ở rất thoãi mái nhưng 30% cho ở lại từ 1- 2 ngày; 30% cho ở từ 3-4 ngày; 40% cho ở số lượng thời gian trên 4 ngày, có gia đình cho ở 5 ngày, có gia đình cho ở có khi 20 ngày. Trình độ của các thành viên trong gia đình tham gia phát triển du lịch của Vườn 70% có con em trong gia đình học đại học, trung học, hoặc cao đẳng; 30% gia đình không tiếp tục học lên đại học, trung học hoặc cao đẳng. Họ hầu như không e ngại về bất kỳ vấn đề nào kể cả bất đồng ngôn ngữ. Chỉ có 3/30 hộ e ngại về bất đồng ngôn ngữ, 4/30 hộ e ngại rằng khách sẽ không quen với lối sống của gia đình. Đây là thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng số nhà nghỉ cho Vườn cũng như tăng thu nhập, nâng cao khả năng tiếp nhận, hòa đồng với nền văn hóa mới của cả người dân vùng đệm lẫn khách du lịch. 4.4.3. Chiến lược phân phối Sử dụng phương tiện truyền thông, đài truyền hình và phương tiện phát thanh. Vườn đã làm một số hoạt động trong việc làm video và các hoạt động mở rộng đã làm một cuốn băng vào tháng 11/1998. Vào tháng 04/1999, hợp đồng được ký với Earthcare Films một hãng rất hứng thú với việc quay phim về tê giác. Các điểm yếu hiện nay là số lượng phim video và tài liệu in để có thể phân phát thì hạn chế và thiếu sự hợp tác với mạng lưới thông tin địa phương trong tuyên truyền và giáo dục với người dân sống ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Cần đưa thông tin rộng rãi và kịp thời các hoạt động và sự kiện có liên quan đến bảo tồn VQG Cát Tiên và cộng đồng địa phương trên hệ thống truyền thanh. Cần phải làm nhiều phim hơn về VQG Cát Tiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Lập biển báo trong và xung quanh khu vực Vườn. Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức của người dân về VQG Cát Tiên và qui định của Vườn. Biển báo mang hình dáng các loài thú, thực vật nhằm gây hấp dẫn, thu hút người đọc. Đẩy mạnh chương trình giáo dục ở các trường học bằng các cuộc thi vẽ tranh, viết bài, chạy việt dã, làm áo về VQG Cát Tiên. Tiến hành quảng bá trên các phương tiện đại chúng, hiện nay trang website về Vườn Quốc gia Cát Tiên rất nghèo nàn tài nguyên, các trang viết về rừng, động vật, thực vật chỉ có 4- 5 trích dẫn loài cũng như số cá thể. Mặc dù tài liệu về VQG Cát Tiên rất nhiều và mạng internet ở Vườn tương đối mạnh nhưng do các nhân viên trong Vườn không quảng bá hình ảnh của chính mình lên, mà chỉ phụ thuộc vào Ban Giám đốc, gây ùn tắc, trì trệ các công việc đơn giản như thường nhật. Việc cung cấp tài nguyên lên mạng của nhân viên VQG Cát Tiên được thực hiện tốt sẽ thu hút khách rất tốt nhất là khách nước ngoài như đã thống kê số liệu hình thức biết thông tin về VQG Cát Tiên, đối với khách quốc tế, trước khi đi đến đâu họ đều tiềm hiểu kỹ xem ở đó có gì, đi có đem lại lợi ích gì cho mình không. Từ trang web hiện nay, Vườn cũng như Trung tâm thiết kế thêm phần góp ý kiến của người xem về nội dung cũng như hình thức của trang web, cách tổ chức tuyến đi. Một số khách tham quan ở VQG Cát Tiên có nhiều ý kiến đóng góp nhưng họ chưa kịp cũng như có vài lý do không thể ghi trực tiếp vào sổ góp ý. Đóng góp ý kiến trên mạng sẽ khắc phục những khó khăn này. Thông tin đóng góp sẽ được cho mọi người tham quan trang web dọc và phản biện ý kiến, có sự tham gia của các cán bộ nhân viên VQG Cát Tiên. Chi phí xây dựng trang web ước tính là 45 triệu, vì tải lượng số lượng hình ảnh nhiều. Dựa trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí. Bên cạnh đó VQG Cát Tiên có thể dựa vào các nguồn tài trợ dự án bảo tồn đa dạng sinh học để cho ra mắt các ấn phẩm: đĩa phim quảng cáo hình ảnh, hoạt động các tuyến, tập quảng cáo, mang nét giới thiệu, tầm quan trọng của việc tham gia bảo tồn đa dạng sinh học, cấm mua bán thú, các nét đặc sắc khi đi du lịch tại VQG Cát Tiên trên các phương tiện giao thông công cộng, các trung tâm lữ hành, các điểm công cộng như bến xe, bến tàu, sân bay để du khách có thể lập lịch trình cho chuyến đi của mình. Hiện nay, thành phố Đà Lạt đã lắp đặt 20 toilet thông tin với chi phí là 1 tỷ đồng do Ngân hàng Đông Á tài trợ. Toilet có diện tích 5m2, bên trong có chỗ cung cấp miễn phí các bản đồ du lịch như bản đồ hành chính, bản đồ phương tiện giao thông, brochure giới thiệu lĩnh vực du lịch, thương mại ở địa phương. Đây là hoạt động thiết thực và hoàn toàn nằm trong khả năng của tỉnh Đồng Nai, tỉnh có thể kêu gọi các nhà đầu tư như ngân hàng, công ty du lịch. 4.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực Cần nâng cao năng lực quản lý du lịch cho các nhân viên của Vườn để điều chỉnh dòng khách du lịch cũng như thu được lợi nhuận từ kinh doanh du lịch. Những hướng dẫn viên của trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường hiện nay chỉ được đào tạo cơ bản về quản lý du lịch, trong đó lực lượng nhân sự bên du lịch chỉ có 2 bằng đại học không phải ngành quản lý du lịch, còn lại là trung cấp. Đội ngũ nhân viên thiếu, chỉ có 30 người, mỗi khi đến ngày cuối tuần, hay các ngày lễ, số lượng du khách đến VQG Cát Tiên đông hơn (200- 300 người), gây nên tình trạng không có hướng dẫn viên để hướng dẫn, cũng như phương tiện đưa họ đi đến đầu các tuyến. Cảnh chờ đợi thường xuyên diễn ra ở đây, rất mất thời gian quý báu của du khách. Mỗi khi như thế Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường chữa cháy bằng cách bảo khách chờ đợi và gộp chung nhiều đoàn khách đi chung một chuyến xe. Kiến thức của các hướng dẫn viên tại Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường không đồng nhất, chủ yếu là do kinh nghiệm của chính bản thân họ tích góp được, vì thế cần có sự thống nhất chung như tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, tạo cơ hội giao lưu học hỏi của những người nhiều kinh nghiệm với những người còn thiếu kinh nghiệm. Những nội dung để một hướng dẫn viên cần cung cấp cho khách về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã hội của vùng, của tuyến. Cảnh quan đặc thù của khu DLST, đa dạng sinh học như đa dạng loài, đa dạng gen, đa dạng sinh thái, đa dạng kiểu hình, nêu bật giá trị khu DLST tạo sự cảm phục cho khách, những đặc thù của Vườn, sự tương thích đất – nước – cây – con người, khách rất muốn nghe kể về lịch sử của mỗi vùng đất mà mình đi qua, hướng dẫn viên nên khai thác điểm này. Cần có chính sách dùng lực lượng các đoàn thể giáo viên các cấp, đoàn hộ của xã mà cụ thể là xã Nam Cát Tiên. Hiện nay lực lượng giáo viên các cấp của xã Nam Cát Tiên có 115 người. Các hội, đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân, ủy ban mặt trận tổ quốc, hội chữ thập đỏ tất cả có 87 người. Học sinh Trung học Phổ thông có 400 em. Điểm thuận lợi của việc sử dụng lực lượng có sẵn này là thứ nhất họ là người dân ở đây, họ hiểu biết về vùng này, nhưng họ cần bổ sung kiến thức về Vườn. Thứ hai, Vườn không phải đóng bất kỳ một khoản trợ cấp xã hội nào cho họ vì họ đã được hỗ trợ ở cơ sở làm chính của họ. Lực lượng này được đào tạo sẵn và sử dụng vào những lúc số lượng khách đến VQG Cát Tiên đông, lực lượng hướng dẫn trong trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường không đáp ứng đủ nhu cầu. Không những thế, Vườn có thể đào tạo các em học sinh trung học phổ thông vào đội ngũ hướng dẫn này, đây là thế hệ nối tiếp và khuyến khích các em tham gia như thế này vừa để các em nâng cao kỹ năng tiếp xúc với nhiều người, vừa giáo dục các em, hướng dẫn các bạn khác có thể tham gia bảo vệ đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên. Vườn nên có chính sách khuyến khích các em hướng nghiệp theo ngành quản lý du lịch. Đưa ra các chính sách đãi ngộ nhân tài về Vườn làm. Thực tế, cuộc sống ở vùng này rất buồn tẻ, nếu nhìn sơ bộ mọi người sẽ nghĩ làm ở đây không thể cầu tiến, nhưng nếu chúng ta có phương hướng tổ chức lại hoạt động nơi đây sẽ không tẻ nhạt và dân cư ở đây có thể học hỏi cách khai thác du lịch qua mỗi đợt hướng dẫn khách, học hỏi kinh nghiệm những quốc gia khác. Dựa vào số liệu của Trung tâm, ta cho thử nghiệm đào tạo 50 người là cán bộ nhân viên: giáo viên, đoàn - hội của xã Nam Cát Tiên. Bảng 4.7. Chi Phí Đào Tạo Hướng Dẫn Viên từ Dân Địa Phương Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá (x 1000) đồng Thành tiền (đồng) Bồi dưỡng báo cáo viên chính Lớp 6 150 900.000 Bồi dưỡng phụ giảng Lớp 6 100 600.000 Kinh phí cho học viên Lớp 6 20x50 người 6.000.000 In ấn tài liệu Bộ 50 20 1.000.000 Semi, tập và viết cho học viên Bộ 50 6 300.000 Tổng cộng 8.800.000 Nguồn tin: Trung tâm DLST & GDMT VQG Cát Tiên Chi phí đào tạo một khóa là 8,8 triệu đồng. Sau khi được đào tạo, mỗi học viên có khả năng hướng dẫn cho một đoàn 10 khách nội địa hoặc 4 khách quốc tế. Chi phí phải trả cho mỗi hướng dẫn viên này là 100.000- 150.000 đồng/chuyến đi. Nếu có 400 người khách vào dịp lễ, trung tâm huy động 20 nhân viên hướng dẫn viên chỉ có thể đáp ứng tối đa cho 150 khách nếu như họ chấp nhận việc xếp lịch đi lệch giờ nhau. Khi đã có số hướng dẫn viên dự bị 50 người từ người dân vùng đệm, Trung tâm có thể đáp ứng cho tối thiểu là 350 khách. Nhưng phát triển du lịch của Vườn dựa trên nguyên tắc bền vững nên hạn chế tối đa số lượng khách đông đi vào rừng cùng một lúc, có thể số lượng khách chưa được vào rừng sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu trước sinh vật, cảnh quan trong rừng có những gì và khách sẽ quyết định mình sẽ đi tuyến nào. Chi phí hiện tại cho một nhân viên hướng dẫn của Vườn là 1,5 triệu đến 1,7 triệu mỗi tháng. Mỗi tháng có khoảng 4 lần khách đông, và mỗi lần như vậy số lượng khách là 200- 300 người, như vậy trung tâm cần thuê 20 người dân vùng đệm nữa. Trung bình mỗi ngày họ chỉ có thể đi một chuyến do đặc thù của DLST là ở lâu trong rừng có khi sẽ qua đêm, vì vậy, chi phí phải trả cho 20 người là 20*100.000 đồng (nếu về trong ngày) = 2 triệu đồng/chuyến 20*150.000 đồng (nếu ở lại qua đêm trong rừng) = 3 triệu đồng/chuyến Một tháng có 4 chuyến, thì chi phí tối đa mà trung tâm phải trả là 12 triệu đồng/tháng. Nếu không thuê nhân viên bên ngoài, để đáp ứng nhu cầu cầu khách, trung tâm mất tối thiểu là 30 triệu để nuôi nhân viên chính thức, chưa kể đến các khoản trợ cấp xã hội. Ngoài ra Vườn nên tổ chức lại canteen, về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn dinh dưỡng, đa dạng hóa các món ăn phù hợp với khách quốc tế. Hiện nay, thực đơn hàng nhật của canteen Vườn chỉ có tối đa 5 món. Nếu muốn dùng thêm khách sẽ phải đặt trước. Món ăn được chế biến sơ sài, không hợp khẩu vị với khách thập phương. Vườn nên khoanh vùng quốc tịch khách đến VQG Cát Tiên để có thể làm khách hài lòng hơn. 4.4.5. Cơ cấu phòng tiếp đón Hiện nay, phòng tiếp tân của trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường nằm phía trong trụ sở Vườn, rất khó quản lý những khách đi về trong ngày, họ có thể không đăng ký mà tự ý đi lại trong Vườn (đối với vài khách đã du lịch đến Vườn). Điều này rất nguy hiểm cho cả khách và cho Vườn, khách có thể đi lạc trong rừng, Vườn có thể bị hỏa hoạn, hay sinh vật bị làm tổn hại, .v.v. Khách đến Vườn du lịch hiện nay phải đứng chờ trong không gian phòng chật hẹp khoảng 15 m2, mỗi khách chờ để sắp xếp phòng và đặt tuyến đi tối thiểu khoảng 20 phút. Điều này gây khó chịu cho du khách và làm ảnh hưởng đến những lần quyết định du lịch quay lại VQG Cát Tiên của họ, vì thế phương án xây dựng phòng tiếp tân phía bên vùng đệm được nghĩ đến. Vườn hoàn toàn có thể xây dựng 1 phòng tiếp đón ngay tại phía bên kia trụ sở Vườn (thuộc ấp 4 xã Nam Cát Tiên). Ở vị trí này Vườn có thể quản lý khách chắc chắn sẽ liên hệ với hướng dẫn của Vườn, thứ hai chúng ta có thể điều phối sắp xếp khách không làm mất trật tự làm ảnh hướng không khí yên tĩnh của vùng lõi. Thứ ba, không làm tổn hại đến diện tích đất của vùng lõi. Vấn đề này rất nhạy cảm với bảo tồn đa dạng sinh học. Khi xây dựng phòng tiếp đón bên ngoài vùng lõi, khách không còn phải chờ đợi trong không gian chật hẹp. Nếu không thay đổi tình hình hiện nay, Vườn có thể mất đi lượng khách trong tương lai. Khách có thể liên hệ thông qua các công ty du lịch lữ hành hoặc đến trực tiếp với Trung tâm. Nhưng tốt nhất khách nên liên hệ trước để Trung tâm điều phối lượng hướng dẫn viên trước. Hình 4.7. Minh Họa Tổng Thể Cấu Trúc Cơ Sở Hạ Tầng Hiện Nay của Vườn Sông Đồng Nai TRỤ SỞ VƯỜN Phòng tiếp tân TTDLST&GDMT Nhà nghỉ Nhà nghỉ Căn tin Quầy hàng lưu niệm Nhà xe Phòng vé Quầy hàng Phía Bắc (Đắc Lua) Vùng lõi Ấp 4 - Xã Nam Cát Tiên Phía Nam (Tà Lài) Nguồn tin: Khảo sát thực địa Hiện nay các dịch vụ nhà nghỉ nằm ngay bên trong vùng lõi, nên việc mở rộng quy mô cũng như đáp ứng các nhu cầu của du khách khó thực hiện. Chúng ta sẽ cho các nhà đầu tư xây dựng thêm các nhà nghỉ, dịch vụ dọc theo bờ sông, ngay trên địa phận ấp 4 giáp với phía Đông của Vườn. Khi du khách vừa đến sẽ mua vé vào cổng ngay tại phòng vé bên ấp 4. Sau đó liên hệ với phòng tiếp tân (bên ấp 4) để được nơi lưu trú. Trong phòng tiếp tân, có đầy đủ các phương tiện, thông tin về hoạt động DLST và đa dạng sinh học của Vườn. Tại đây du khách được xem phim tư liệu giới thiệu, hướng dẫn về các tuyến, sinh vật, các hoạt động giải trí dân gian, việt dã, hội nghị, hội thảo sắp diễn ra để tạo nhiều cơ hội đối với khách muốn tìm hiểu, tài liệu các sản phẩm đặc trưng như ẩm thực, quà lưu niệm. Một gian phòng trưng bày tranh, ảnh, truy cập internet, bàn chờ, tư liệu để khách có thể bàn bạc quyết định về tuyến tham quan nào trước. Khu nhà vệ sinh phục vụ du khách đến Trung tâm. Bên cạnh phòng tiếp tân là các hàng quán tập trung như quán nước, quán ăn, trong đó có thêm những món của dân tộc như cơm lam, rượu cần, thịt nướng, cá sông. Quà lưu niệm: thổ cẩm, hình ảnh về Vườn, các loài sinh vật, cảnh thiên nhiên. Nông sản vùng như điều, tiêu, mít, chuối, dâu rừng, bắp, .v.v. để khách có thêm hoạt động khi cắm trại. Hình 4.8. Minh Họa Dự Kiến Xây Dựng Tổng Thể Nhà Nghỉ Ven Bờ Sông Sông Đồng Nai TRỤ SỞ VƯỜN Phòng vé Phòng tiếp tân Nhà nghỉ gỗ, lá Nhà nghỉ gỗ, lá Nhà nghỉ gỗ, lá Nhà nghỉ gỗ, lá Quầy bán hàng tập trung Nhà xe Phía Bắc (Đắc Lua) Vùng lõi Ấp 4 - Xã Nam Cát Tiên Phía Nam (Tà Lài) Nguồn tin: Thiết kế dự trù Bên cạnh hoạt động phát triển du lịch dựa vào cộng đồng như đã nêu trên, chúng ta có thể thu hút đầu tư để xây dựng các khu nhà nghỉ, tốt nhất là dạng nhà lá, nhà gỗ, thân thiện môi trường, không làm mất mỹ quan. Các khu nhà này được xây dựng dọc bờ sông phía Đông của Vườn (thuộc địa phận xã Nam Cát Tiên). Vừa mở rộng được quy mô số nhà nghỉ, vừa tạo cảm giác thích thú cho khách sau những chuyến đi rừng về, vừa không làm ảnh hưởng đến vùng lõi. Việc xây dựng các nhà nghỉ này chắc chắn sẽ có đánh giá tác động môi trường và các biện pháp bảo đảm nước thải ra không làm tổn hại đến chất lượng nước của sông Đồng Nai. Bảng 4.8. Dự Tính Một Số Khoản Mục Đầu Tư Tên tài sản – công trình Số lượng Diện tích (m2) Dự toán (triệu đồng) Phòng tiếp tân (bên ấp 4) (bao gồm trang thiết bị thông tin .v.v.) 01 150 500 Nhà bán hàng tập trung 01 150 250 Nhà nghỉ ven sông (gỗ, lá) 01 (4 phòng) 180 200 Bảng tên đường, cây rừng, chỉ dẫn đường .v.v. 300 4 Nhà xử lý rác thải 01 40 35 Hệ thống xử lý nước thải (10 – 15 m3/ngày) 01 200 Hố thùng đựng rác 30 15 Nhà xử lý rác thải 01 40 35 Bãi đỗ xe 01 100 50 Tổng cộng 660 1.289 Nguồn tin: Tính toán, dự kiến Dựa vào nguồn dự trù kinh phí đầu tư của kế hoạch năm 2003 – 2008, tôi tiến hành ước lượng các khoản mục với suất chiết khấu trung bình 15%. Sau khi tính toán, để xây dựng nhà nghỉ, nhà bán hàng tập trung, .v.v. chúng ta cần 660 m2 với chi phí đầu tư gần 1,3 tỷ đồng. 4.4.6. Đảm bảo an toàn Đối với khách quốc tế khi đến DLST tại VQG Cát Tiên không e ngại về bất cứ vấn đề gì. Trong khi đó, 35% khách nội địa e ngại về an ninh của khu vực này, 17% lo sợ gặp các loài như rắn, vắt khi đi rừng. Loài khỉ ở VQG Cát Tiên không bạo dạn như ở Cần Giờ nên du khách không lo ngại gì, các đoàn khách ở lại trong rừng sẽ được trú tại trạm kiểm lâm nên được bảo đảm an toàn tuyệt đối. Trong phần giới thiệu về các tuyến du lịch, trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường nên bảo đảm có lực lượng an ninh như kiểm lâm, cơ động trong Vườn để khách an tâm khi đi dạo trong rừng. Cũng như bảo đảm 100% rằng khách sẽ được an toàn khỏi những con vật như thế khi mặc trên người đồ bảo hộ đi rừng của Vườn. Điều này góp phần rất lớn đối với việc thu hút du khách đến với DLST khi mà những điều này không còn là mối lo ngại cản trở của họ. Độ an toàn của khách đi rừng được đảm bảo tuyệt đối, trung tâm có thể bảo hiểm cho khách khi họ mua vé và sử dụng các dịch vụ của Trung tâm để tăng thêm sự an tâm cho khách. 4.4.7. Cơ chế chính sách cho các nhà đầu tư Theo Nghị định số 51/1999/Nghị định – Chính Phủ ngày 08/07/1999 của Chính Phủ về việc miễn giảm tiền sử dụng đất, miễn nộp tiền sử dụng đất (Theo Điều 17 khoản 3a). Tôi đề xuất một số chính sách giảm tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án tại VQG Cát Tiên là miễn giảm tiền thuê đất được miễn 13 năm tiền thuê đất, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất (Theo Điều 18 khoản 3b). Miễn giảm thuế sử dụng đất: được miễn 15 năm tiền thuế sử dụng đất kể từ khi được giao đất (Theo Điều 19 khoản 3b). Ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 20% (Theo Điều 20 khoản 3). Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi có thu nhập chịu thuế: được miễn 3 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo (Theo Điều 21 khoản 4). Về việc miễn thuế thu nhập cá nhân nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp với thời hạn 10 năm kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo qui định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (Theo Điều 25 khoản 2). Bên cạnh ra sức tăng các hoạt động quảng bá, thu hút đầu tư, chúng ta cần quan tâm đến bảo vệ môi trường để có được môi trường sinh thái có tuổi thọ tốt dài tiếp tục phục vụ cho du lịch sinh thái. 4.4.8. Đối với môi trường a) Chất thải rắn Tại khu nhà hàng, nhà nghỉ: rác thải sẽ được thu gom hàng ngày và cận chuyển bằng xe chuyên dụng vào bãi rác chung của xã Nam Cát Tiên. Chú trọng việc phân loại rác tại nguồn. Tại các tuyến DLST tham quan, cắm trại cần bố trí nhiều hơn nũa các thùng rác với khoảng cách gần lại theo dọc tuyến đường tham quan. Thường xuyên tiến hành thu gom và vận chuyển rác đến noi tập trung. Có hệ thống biển báo nhắc nhở khách không được đốt rác bừa bãi, nhất là trong cắm trại cần giám sát kỹ hoạt động này, vì rất dễ gây cháy rừng. Ghi rõ những quy định phạt đối với các hành vi này cũng như khen thưởng cho những ai có ý thức phát hiện, tố cáo, tự giác làm sạch khu vực vừa đi qua, đối với cả du khách và nhân viên trong Vườn. b) Môi trường nước Nước thải sinh hoạt cần được thu gom và đưa qua hệ thống xử lý như bể lắng, lọc trước khi chảy ra sông qua hệ thống cống ngầm. c) Môi trường không khí Trước tiên luôn đặt công tác bảo vệ rừng lên hàng đầu, trồng rừng trong và xung quanh khu vực Vườn, thông qua các dự án, tổ chức hỗ trợ tài chính, nhân lực, quản lý tốt chất lượng nguồn nước mặt vì đây là 2 yếu tố quan trọng nhằm tạo nên không khí trong lành mát mẻ cho khu vực khai thác. Một ưu thế của Vườn hiện nay là do địa thế có sông ngăn cản nên Vườn có thể kiểm soát việc du khách không được phép mang các loại xe có động cơ sang Vườn, điều này hạn chế được rất nhiều tiếng ồn và ô nhiễm không khí. Bãi đậu xe của Vườn rất rộng, nằm phía bên ấp 4 – xã Nam Cát Tiên. d) Đa dạng sinh học Các tuyến DLST trong Vườn cần lập hành lang bảo vệ những khu vực nhạy cảm, không phải nơi nào du khách cũng được đến khám phá. Số lượng mỗi lần vào rừng được chia ra thành nhiều tốp nhỏ và đi theo nhiều hướng khác nhau, không tập trung làm ảnh hưởng đến cuộc sống của sinh vật cũng như giẫm đạp lên thảm thực vật. Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học cho du khách và người dân địa phương. e) Đối với văn hóa – xã hội Tuyên truyền giáo dục để tăng sự hiểu biết của tất cả các đối tượng tham gia du lịch về tập quán của mỗi cộng động, giá trị văn hóa, tín ngưỡng. Chú trọng giải quyết việc làm cho người dân địa phương, hỗ trợ một số hoạt động nhằm tạo thu nhập cho kinh tế hộ gia đình thông qua việc tổ chức đào tạo cho người dân tham gia các hoạt động du lịch như tiếp tân, phục vụ, hướng dẫn viên, chăm sóc cây cảnh. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Phát triển DLST tại Vườn Quốc gia Cát Tiên có vai trò khuyến khích hoạt động phát triển DLST của các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG khu vực Đông Nam Bộ bởi cùng chung những đặc điểm về đa dạng sinh học, địa hình, khí hậu, vị trí địa lý, đối tượng khách. Đề tài thực hiện được việc kháo sát tình trạng khai thác DLST, nguồn nhân lực, vật lực của Vườn cũng như các hộ dân vùng lân cận. Xác định thuận lợi và khó khăn của Vườn cũng như trung tâm DLST & GDMT, khảo sát nhu cầu của khách đến đây để từ có những giải pháp đối ứng. Khi đã có giải pháp, ta tiến hành ước tính số lượng khách tăng, một số chi phí đầu tư, mọi phát triển đều dựa trên nguyên tắc bảo đảm môi trường sinh thái không bị tổn hại. Đề tài đã phân tích thực trạng khai thác du lịch ở VQG Cát Tiên, các hoạt động quảng bá hiện có của Vườn, tình hình liên kết của trung tâm DLST & GDMT với các cơ quan khác. Khảo sát các hộ dân vùng đệm có chấp nhận liên kết với Vườn để phát triển du lịch sinh thái nơi đây không? Và nhận được kết quả khả quan là có đến 80% đồng ý. Phân tích các thuận lợi và khó khăn hiện có của Vườn để từ đưa ra một số đề xuất giải pháp. Qua nghiên cứu cho thấy tiềm năng về khí hậu, thủy văn, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, nhân lực, thông tin của VQG Cát Tiên chưa được khai thác hết, những nguyên nhân theo phân tích có thể cải tạo được để thu hút số lượng khách đến đây nhiều hơn. Hiện có rất nhiều nhà đầu tư có hứng thú với thị trường phát triển DLST nhưng xây dựng trong địa phận rừng cấm không cho phép, vì thế VQG Cát Tiên vẫn chưa có dự án đầu tư nào. Xu thế phát triển DLST của các VQG trong và ngoài nước là dựa vào cộng đồng vùng đệm, vừa có thể nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học VQG, vừa cải thiện đời sống, và điều quan trọng và không làm tổn hại môi trường tự nhiên của vùng lõi. Đề tài về hoạch định là một đề tài rất rộng, nó liên quan đến nhiều vấn đề như kết hợp giũa các ngành, các cấp khác nhau. Trong giới hạn một khóa luận tốt nghiệp không thể khai thác hết. Nếu có điều kiện, những khóa luận sau sẽ tiếp tục khai thác, đào sâu vào từng hoạt động của hoạch định. 5.2. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên liên kết với Bộ Thương mại – Du lịch để cùng vạch ra những chính sách phát triển DLST. Một bên có kinh nghiệm về bảo tồn đa dạng sinh học, yếu tố quyết định của DLST, một bên có kinh nghiệm khai thác du lịch, có khả năng thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ quản lý du lịch. Điều mong mỏi thứ hai là Vườn cũng như trung tâm DLST & GDMT sẽ có chính sách đãi ngộ nhân tài, nhân lực hiện tại chưa thõa mãn các chế độ của Vườn. Và trên hết là thu hút nhân tài, đào tạo dự bị để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của du khách. Vườn nên trình các chính sách kêu gọi các nhà đầu tư chấp nhận mô hình quy hoạch không gây hại đến tài nguyên môi trường đến các Sở, ban ngành có liên quan. Vấn đề đầu tư con người nên được quan tâm hàng đầu. VQG nên có hoạt động khuyến khích đầu tư, nuôi dưỡng những con người ngay địa phương này. Khuyến khích khen thưởng kịp thời những nhân viên có đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp mở rộng quy mô hình ảnh của Vườn đến với nhiều du khách trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc truyền miệng. Lập forum của Vườn bên cạnh website giới thiệu Vườn để mọi người bổ sung kiến thức, học hỏi, thảo luận, góp ý hoạt động khai thác du lịch cũng như giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học. Hiện nay, quỹ bảo tồn động vật hoang dã đã phát hành bản đồ DLST giới thiệu về các VQG của VIệt Nam, về ranh giới, hình ảnh các loài có trong sách đỏ, hình ảnh các VQG, .v.v. Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng như bên Trung tâm có thể quan tâm đến việc lập bản đồ bỏ túi về VQG Cát Tiên, như các tuyến du lịch, chợ, điểm giải trí. TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Đặng Minh Phương, 2008. Bài Giảng môn chính sách tài nguyên môi trường. Khoa Kinh tế. Đại học Nông Lâm TP HCM. ThS. Đào Huy Quyền, 2007. Kinh tế - xã hội của cư dân Vườn Quốc gia Cát Tiên. Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Thành phố Biên Hòa, Tháng 07/2007. GS. TSKH Lê Huy Bá và ThS. Thái Lê Nguyên, 2006. Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản Khoa Học Và Kỹ Thuật. GS. TSKH Lê Huy Bá, 2000. Sinh thái môi trường học cơ bản. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM. Trần Đức Thanh, 2005 Nhập môn khoa học du lịch. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. TS. Chế Đình Lý, 2006 Giáo trình Du lịch sinh thái. Viện Tài nguyên Môi trường. Đại Học Quốc Gia TP HCM. G.Cazes, R.Lanquar, Y.Raynouard, 2001. Qui hoạch du lịch. (Đào Đình Bắc dịch). Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Các trang web liên quan PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bảng Thống Kê Cơ Sở Hạ Tầng Nông Thôn Của Xã Nam Cát Tiên STT Lĩnh vực Tên công trình Vị trí (ấp) Quy mô Chất lượng Ghi chú 1 Đường giao thông Đường nhựa, 600A, đường 200 Liên xã - Bê tông nhựa 9,5 km Tốt Đường nhựa ấp 1.6.5 2,5 km Tốt Đường đất Liên ấp 3,2 km Xấu Trong các ấp Xấu 2 Thủy lợi Đập Đạ Quy ấp 10 2 ha Nhỏ Mương máng tưới tiêu Các ấp Không sử dụng được 3 Điện Trung thế ấp 1,2,5,8 5 km Hạ thế Các ấp 8,5 km 4 Nước Giếng khoan Các ấp 25 cái Đạt Giếng xây miệng và nền Các ấp 555 cái Tạm Đất Các ấp 678 cái Xấu 5 Công trình công cộng Chợ ấp 5 Tạm Chưa đạt Trạm y tế ấp 1 1,21 ha Tốt Bưu điện xã ấp 1 Tốt Trường học ấp 1,6 48 phòng Tốt Nguồn UBND xã Nam Cát Tiên 2007 Phụ lục 2. Kế Hoạch Tham Quan Xã Tà Lài 1/ Giới thiệu về phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của cộng động người Châu mạ và người S’Tiêng tại Tà Lài (ở Hội trường) 10’. 2/ Xem phim giới thiệu về người Châu Mạ và S’Tiêng của Tà Lài (tại hội trường) 10’. 3/ Tham quan phòng trưng bày các hình ảnh và vật dụng (tại phòng truyền thống) 15’. 4/ Tham quan phòng dệt may thổ cẩm, mua sắm hàng lưu niệm. 10’. 5/ Văn nghệ truyền thống: nội dung chi tiết theo như đề án của nhà văn hóa các dân tộc xã Tà Lài. (tổ chức tại hội trường hoặc ngoài trời) 20’. 6/ Sinh hoạt cộng đồng: giao lưu múa hát cồng chiêng, lửa trại, uống rượu cần (ngoài trời) 60’. 7/ Các sản phẩm ẩm thực: cơm lam, rượu cần, canh bồi. Giá cả dịch vụ - Phí hướng dẫn: 3.000 đ/khách, tối thiểu là 20.000 đ/lượt. -Văn nghệ truyền thống: 275.000 đ - Sinh hoạt cộng đồng: , Lửa trại, giao lưu văn nghệ truyền thống, cồng chiêng: 880.000 đ (đã bao gồm chi phí âm thanh, ánh sáng, củi đốt). , Lửa trại, giao văn nghệ truyền thống: 330.000 đ (cho những đoàn dưới 10 người). - Sản phẩm ẩm thực: , Cơm lam, muối mè, thịt nướng: 33.000 đ/phần. , Cơm lam ống 60 cm: 17.000 đ/cây. , Cơm lam ống 20 cm: 6.000 đ/cây. , Rượu cần: + Tố lớn: 165.000 đ/tố. + Tố vừa: 132.000 đ/tố. + Tố nhỏ: 110.000 đ/tố. Nếu tổ chức tại VQG, sẽ tính thêm 33.000 đ tiền vận chuyển đối với các sản phẩm ẩm thực. Tổng doanh thu chuyến tham quan, Vườn giữ 10% nộp thuế VAT. Nhà văn hóa Tà Lài chịu trách nhiệm tập hợp người dân triển khai hoạt động. Phụ lục 3. Dự Kiến Ngân Sách Đầu Tư Dự Án Phát Triển DLST 2003- 2008 Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên tài sản- công trình Số lượng – diện tích (m2) Dự toán Nguồn vốn đầu tư Thời gian thực hiện Ngân sách Dự án bảo tồn Liên doanh liên kết 2003-2004 2005-2006 2007- 2008 1 Văn phòng làm việc 40 70 70 70 2 Nhà nghỉ 340 300 300 300 3 Nhà nghỉ (gỗ, lá) 06 cái- 180 160 160 80 80 4 Nhà nghỉ chờ bán vé 150 200 200 200 5 Chòi bán cafe – giải khát 400 25 25 25 6 Nhà bán hàng thổ cẩm 40 25 25 25 7 Tháp quan sát 2 cái 30 30 30 8 Nhà dừng nghỉ chân 24 28 28 9 Nhà vệ sinh 2 cái- 50 50 30 20 10 Bảng tên đường – tuyến 10 cái 30 30 30 11 Bảng tên cấy rừng 100 cái 5 5 5 12 Nhà xử lý rác thải 40 30 30 30 13 Hố, thùng đựng rác 30 cái 10 10 10 14 Hệ thống xử lý nước thải 10- 15 m3 100 150 150 15 Máy vi tính 1 cái 10 10 10 16 Ống nhòm 4 cái 24 12 12 17 Xe đạp 20 chiếc 50 50 25 25 18 Xe ô tô 3 chiếc 3,6 3,6 3,6 19 Xuồng lớn 1 chiếc 500 500 500 Tổng cộng 1.650,6 1.380 105 113,6 558,6 992 150 Phụ lục 4. Bản Câu Hỏi Du Khách đến VQG Cát Tiên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Kinh Tế Số phiếu:……………………… Ngày thu thập:………………… PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN THE VOUCHER TO COLLECT INFORMATIONS ABOUT DEVELOPMENT ECOTOURISM AT CATTIEN NATIONAL PARK Kính chào quí khách đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tôi là Nguyễn Thị Thanh Trúc - Sinh viên khoa kinh tế - Ngành kinh tế tài nguyên môi trường – Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Hiện tôi đang thu thập dữ liệu về du lịch để thực hiện Luận văn Cử nhân Kinh tế với chủ đề: “Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên”. Rất mong quí khách dành chút thời gian. Welcome to Cattien National Park. My name’s Nguyen Thi Thanh Truc – Economy department student - Major natural resource and environmental economics - Nong Lam University HCM City. Here I’m practising to collect some informations about the travelling to complete economy essay graduate with subject: ‘Promotion Solutions to Develop Ecotourism at Cattien National Park’. Thank you for giving me few minutes. I/ Thông tin cá nhân Individual information Họ tên quý khách:………………………..................................................... Giới tính: ¨ Nam ¨ Nữ Tuổi:……………. Fullname:………………………………………………………………….. Sex: ¨ Male ¨ Female Age:…………….. II/ Thông tin nghiên cứu Research information 1/Quý khách đến từ:…………………………………….. Where are you from? (City/Nationality)....................................................... 2/ Cách VQG đoạn đường bao nhiêu km? How far is your home from here? ¨ Dưới 100 km _ Under 100 km ¨ 100 – 200 km _ From 100 – 200 km ¨ 200 km – 400 km _ From 200 – 400 km ¨ Trên 400 km _ Over 400 km 3/ Quý khách đã đi DLST ở nơi khác chưa? Have you been to anywhere to travel ecotourism? (Over the world) ¨ Có ………………………..(Nơi đến) ¨ Chưa ¨ Yes ……………………….(Where) ¨ Not yet 4/ Quý khách đi cùng bao nhiêu người? How many people come here with you? ¨ Trên 20 người _Over 20 people ¨ Dưới 20 người _ Under 20 people 5/ Quý khách đi theo hình thức tour Which kind of your tour? ¨ Đoàn thể _ Organisation ¨ Công ty _ Corporation ¨ Cá nhân _ Personal ¨ Gia đình _ Family ¨ Khác _ Others 6/ Quý khách đến với VQG để What do you do for purposal? ¨ Tham quan _ Sightseeing ¨ Nghiên cứu _ research ¨ Học tập _ Learning ¨ Khác _ Others ………………………………………… 7/ Quý khách đến VQG thông qua kênh truyền thông nào? Are you known about Cattien National Park by? ¨ Sách, báo, tạp chí _ Books, margazines ¨ Truyền miệng _ Friends ¨ Trung tâm lữ hành _ Travel agents ¨ Internet,TV ¨ Khác _ Others ……………………………………………… 8/ Trước khi đến với VQG, quý khách nghĩ VQG như thế nào đối với các yếu tố sau? Before come to Cat Tien, what did you expected about Cattien National Park through these elements? Yếu tố Không mong đợi Bình Thường Rất mong đợi Elements Unexpected Normal Very expected Phong cảnh Landscape Vệ sinh thu gom rác (Clean) Collecting garbage Thời tiết, khí hậu Weather, climate Công trình kiến trúc Architectural work Thái độ của người dân địa phương Attitude of native people Điều kiện nơi ăn, ở Living, staying condition Giá cả (mọi dịch vụ) Price (for every service) Quầy bán hàng lưu niệm Souvenir shop Nơi vui chơi giải trí Entertainment place Các lễ hội Festivals Thái độ của các hướng dẫn viên Attitude of tour guide 9/ Sau khi đã đến VQG, quý khách có nhận xét gì về các yếu tố trên? After you have come here, please have some opinion about those elements? Yếu tố Không mong đợi Bình Thường Rất mong đợi Elements Unexpected Normal Very expected Phong cảnh Landscape Vệ sinh thu gom rác (Cleaner) Collecting garbage Thời tiết, khí hậu Weather, climate Công trình kiến trúc Architectural work Thái độ của người dân địa phương Attitude of native people Điều kiện nơi ăn, ở Living, staying condition Giá cả (mọi dịch vụ) Price (for every service) Quầy bán hàng lưu niệm Souvenir shop Nơi vui chơi giải trí Entertainment place Các lễ hội Festivals Thái độ của các hướng dẫn viên Attitude of tour guide 10/ Đến với VQG quý khách e ngại điều gì? When you come here, what are you afraid of? ¨ Điều kiện lưu trú _ Staying condition ¨ An ninh _ Security ¨ Khác _ Others ………………………………… 11/ Quý khách có mong muốn gì khi trở lại VQG What are you expected when you come back Cat Tien? ¨ Cảnh quan sạch hơn _ Cleaner Sight ¨ Cơ sở hạ tầng, cở sở vật chất tốt hơn _ Better Structure ¨ Nhiều loại hình giải trí hơn _ More kinds of entertainment ¨ Giá cả phải chăng hơn _ Reasonable Price ¨ Thái độ, kiến thức của hướng dẫn viên tốt hơn Better attitude, knowledge of tour guide ¨ Yếu tố khác _ Others………………………….. 12/ Quý khách cảm thấy giá nhà nghỉ ở đây như thế nào? What do you think about living room price here? ¨ Phù hợp _ Reasonable ¨ Rẻ _ Cheap ¨ Đắt _ Expensive Mức giá hợp lý_ Reasonable price (VND)……………………… 13/ Nếu có chỗ nghỉ ngơi phù hợp, quý khách sẽ ở lại đây bao lâu? (đối với khách tham quan) In case of Cat Tien has suitable living condition, how many days do you stay? (for travelers) ¨ 1 - 3 ngày _ 1 - 3 days ¨ 3 - 7 ngày _ 3 - 7 days ¨ Trên 7 ngày _ Over 7 days 14/ Quý khách ưa thích tuyến du lịch nào trong VQG? What kind of travel trail would you like here? ¨ Tuyến _ Trail……………………………………… (Such as crocodile pool trail) 15/ Quý khách nhận thấy giá vé vào cổng như thế nào? (Đối với du khách không thông qua công ty du lịch) In your opinion, how do you remark for ticket price? (For travellers don’t enter through travel agents) ¨ Phù hợp _ Reasonable ¨ Rẻ _ Cheap ¨ Đắt _ Expensive Mức giá hợp lý_ Reasonable price (VND)……………………… 16/ Quý khách mong muốn dạng khuyến mãi như thế nào khi đến đây? What kind of promotion would you like here? ¨ Giảm giá vé vào cổng với số lượng đông người tham gia (trên 20 người) Discount ticket price for many travellers enter. (Over 20 people) ¨ Giảm giá nhà nghỉ khi thời gian lưu trú dài (trên 5 ngày). Discount room price for long time stay. (Over 5 days) ¨ Khác _ Others …………………………………………….. 17/ Quý khách thấy điều gì thú vị sau khi đến đây? What are you interested after you have come here? ¨ Cảnh quan Scenery ¨ Con người People ¨ Khí hậu Climate 18/ Quý khách có dự định giới thiệu cho người thân và bạn bè về chuyến du lịch ở VQG không? Will you introduce with your families and friends about this tour? ¨ Chắc chắn Certain ¨ Rất có thể Possible ¨ Chưa chắc Not sure ¨ Không No 19/ Nếu có dịp, quý khách có trở lại đây du lịch lần nữa không? On occcasion, will you come back? ¨ Chắc chắn Certain ¨ Rất có thể Possible ¨ Chưa chắc Not sure ¨ Không No 20/ Góp ý của quý khách về các dịch vụ ở đây để cải thiện tốt hơn? (Cách thực hiện, quản lý, chất lượng…) What are your opinions for better sevices? (activity, management, quality) ¨ Nhà nghỉ _ guest house ……………………………………………………. …………………………………………………………………. ¨ Đường xá _ road ………………………………………………… ………………………………………………………………… ¨ Hoạt động giới thiệu tư vấn tour _ travel guide…………………………… ………………………………………………………………… ¨ Vệ sinh thu gom rác _ get rubbish……………………………………….. ………………………………………………………………… ¨ Thái độ nhân viên _ Attitude of serve staff………………………………………….. ………………………………………………………………… ¨ Khác _ Others………………………………………………………... ………………………………………………………………… CẢM ƠN QUÍ KHÁCH RẤT NHIỀU! THANK YOU VERY MUCH! Phụ lục 5. Bản Câu Hỏi Hộ Dân ở Khu Vực Ấp 4 – Xã Nam Cát Tiên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Kinh Tế Số phiếu:……………………… Ngày thu thập:………………… Người thu thập: Nguyễn Thị Thanh Trúc. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN I/ Thông tin cá nhân Họ và tên:…………………………………………………………………….. Địa chỉ nhà: ………………………………………………………………….. Giới tính: ¨ Nam ¨ Nữ Tuổi:………………. Nghề nhiệp:……………………………. Trình độ học vấn:……………………… II/ Thông tin nghiên cứu 1/ Gia đình có muốn cho khách du lịch đến Vườn Quốc gia Cát Tiên lưu trú tại nhà mình không? ¨ Có ¨ Không ¨ Chưa biết 2/ Nếu có thể sẽ cho bao nhiêu người ở lại? ¨ 1 - 2 người ¨ 3 – 5 người ¨ Khác ………… 3/ Gia đình có thể cho du khách ở lại trong bao lâu? ¨ 1 - 2 ngày ¨ 3 - 4 ngày ¨ Khác ………... 4/ Gia đình có đồng ý thõa thuận về giá cả ăn, ở với bên Vườn (VQG) không? ¨ Có ¨ Không ¨ Chưa biết 5/ Gia đình sẽ đầu tư vật chất (vệ sinh, phòng ở…) không? ¨ Có ¨ Không ¨ Chưa biết 6/ Gia đình có e ngại điều gì khi tiếp xúc với khách du lịch? ¨ Bất đồng ngôn ngữ ¨ Không quen với cách sống ¨ Khác……………………… 7/ Gia đình có người trong gia đình học Đại học/Cao đẳng/Trung cấp không? (Đang hoặc đã) ¨ Có (số người……….(người) __ năm thứ………….) ¨ Không 8/ Gia đình chấp nhận giá ăn, ở là bao nhiêu? (người/ngày) ¨ 70.000đ – 100.000đ ¨ 100.000đ – 200.000đ ¨ Khác……………….. RẤT CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Phụ lục 6. Hình Ảnh Các Tuyến Tham Quan 1) Bản đồ các tuyến tham quan VQG Cát Tiên 2) Đi Phà qua Sông Đồng Nai đến Vườn 3) Khách Du Lịch Mua Hàng Thổ Cẩm Tại Tà Lài 4) Bàu Sấu 5) Cây Si – Cây Gõ 6) Tê Giác Java tại VQG Cát Tiên 7) Thác Trời 8) Một Dạng Tuyên Truyền Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhao_sat_su_hai_long_va_de_xuat_giai_phap_phat_trien_du_lich_sinh_thai_tai_vuon_quoc_gia_cat_tien_huyen_tan_phu_tinh_dong_nai_nguyen_thi_thanh_truc_8398.doc
Luận văn liên quan