Sự phân bố, năng suất và sản lượng của các loài rong trong quá trình khảo sát
ngoài chịu sự tác động của các yếu tố môi tr ường nước như: nhiệt độ,độ mặn,
độ trong, mức nước trảng, còn chịu sự ảnh hưởng của con người và quy luật
loài ưu thế.
59 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát sự phân bố và biến động sinh lượng của một số loài rong biển ở một số thủy vực nước lợ của tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mền
Cladophoraceae chịu tác động chủ yếu bởi các yếu môi trường như: ánh sáng,
nhiệt độ, độ mặn, pH, ... Một vài nguồn tư liệu khác cho rằng rong mền sinh
trưởng tốt trong điều kiện pH > 7 và nhiệt độ khoảng 25 – 30°C, có ánh sáng đầy
đủ. Ngoài ra, tác giả này cho rằng sinh trưởng Cladophoraceae còn phụ thuộc vào
chiều cao của cột nước trong thủy vực (chi phối bởi chế độ triều) và độ trong (thể
hiện bởi mật độ của vật chất lơ lửng).
Theo thí nghiệm của Huỳnh Thị Thắm (2011), “Ảnh hưởng của các độ mặn khác
nhau đến sự sinh trưởng của rong mền Cladophoraceae ở điều kiện nuôi trong
bể”. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rong mền là loài rộng muối có thể phát
triển ở độ mặn từ 0 - 35‰, độ mặn thích hợp từ 20 - 30‰. Rong mền phát triển
tốt nhất trong 2 tuần nuôi và có mối tương quan chặt chẽ với độ mặn.
Theo thí nghiệm của Trương Tài Nhân (2011), “Ảnh hưởng kết hợp của cường độ
ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn khác nhau đến sinh trưởng và thánh phần sinh hóa
rong mền Cladophoraceae” cho thấy rong mền được nuôi vào mùa nắng với
cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao (32oC) và độ mặn 25‰ phát triển tốt nhất.
18
Theo nghiên cứu của Âu chúc Mai (2012), “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn
khác nhau đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của rong mền Cladophoraceae
và rong đá Najas sp” Độ mặn thích hợp cho rong mền từ 20 – 30‰, tốt nhất là
10‰.
Theo khảo sát của Nguyễn Minh Lực (2012), “Khảo sát về sự phân bố và biến
động sinh lượng và thành phần sinh hóa của rong mền (Cladophoraceae) ở tỉnh
Bạc Liêu và Cà Mau” kết quả khảo sát này cho thấy rong mền thường phân bố,
sinh trưởng và phát triển trong các thủy vực có sự biến động lớn như nhiệt độ
(24,1 – 34,8oC), độ mặn (2 – 35‰) và độ trong (15 – 70 cm).
2.5.3 Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới rong đá
Rong đá là loài thực vật thủy sinh, sự phát triển của rong đá chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn. Nghiên cứu của
(Chamisso, 1829) báo cáo các chỉ tiêu về môi trường của rong đá (Najas indica)
khảo sát trong các thủy vực ở Ấn Độ như sau: khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự
phát triển từ 22 – 30oC, pH thích hợp 6,0 – 7,5.
Rong đá Najas phát triển tốt trong điều kiện môi trường nước tĩnh, ít chịu tác
động bởi sóng gió. Ngoài ra, sinh trưởng của Najas chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
như tính chất nền đáy, độ trong, dao động lớn của độ mặn có thể gây sốc và ảnh
hưởng đến phân bố của chúng.
Theo nghiên cứu của Nguyễn văn Tròn (2011), thì các loài rong trong đó có rong
đá thường xuất hiện vào mùa mưa ( tháng 6 – 9 âm lịch) có độ mặn tương đối
thấp và điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi. Theo ý kiến của nông hộ cho rằng
rong đá thường xuất hiện ở độ mặn từ (10 - 13‰) và ở độ sâu khoảng 0,43 m.
Theo Trần Phát Đạt (2011) “ Điều tra về sự xuất hiện và tác động của các loài
rong biển trong các mô hình nuôi tôm biển ở ĐBSCL” đa phần các nông hộ cho
rằng rong đá thường xuất hiện vào mùa mưa ở độ mặn từ (9 - 15‰), rong đá sống
ở độ sâu cao nhất khoảng 0,7 m.
Theo nghiên cứu của Âu chúc Mai (2012), “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn
khác nhau đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của rong mền Cladophoraceae
và rong đá Najas sp” Độ mặn thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của rong đá
0 – 10‰, tốt nhất là 0‰.
19
CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị
Khung PVC hình vuông có diện tích 0,25m2, đĩa sechi, máy đo độ mặn,
máy đo nhiệt độ và pH.
Thước dây, giấy báo, bọc nilon, cân đồng hồ, cân điện tử, thùng mướp,
máy chụp hình .
3.1.2 Hóa chất
Sử dụng 4 bộ test kits hiệu (sera_Đức) dùng để test các chỉ tiêu môi trường:
NH4+/NH3, NO-3, PO3-4, KH.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm thu mẫu
Khảo sát được thực hiện ở 2 tỉnh là Bạc Liêu và Sóc Trăng. Tiến hành thu mẫu
trên 2 mô hình: ao nuôi quảng canh và thủy vực tự nhiên. Mỗi loại thủy vực được
lặp lại 3 lần.
Thời gian thực hiện 12 tháng: từ tháng 03/2011 đến tháng 02/2012.
Các địa điểm thu mẫu gồm:
- Tỉnh Sóc Trăng: xã Tham Đôn, Huyện Mỹ Xuyên, xã Trung Bình, huyện
Trần Đề và xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu.
- Tỉnh Bạc Liêu: xã Vĩnh Hậu và xã Vĩnh Mỹ, Huyện Hòa Bình:
Mỗi thủy vực được chọn thu mẫu cố định trong suốt thời gian khảo sát và định kỳ
thu mẫu hàng tháng.
20
Hình 3.1: Bản đồ khu vực khảo sát.( www.google.com.vn)
3.2.2 Phương pháp thu mẫu rong
Mỗi thủy vực được chọn thu 5 điểm ngẫu nhiên, có thể thu 4 góc của một ao và
một điểm ở giữa ao, tùy theo hình dạng và diện tích của ao nuôi và sự phân bố
của rong, điểm thu mẫu được chọn để số liệu có tính đại diện ở khu vực nghiên
cứu.
Cách thu: Đặt khung PVC 0,25m2 (0,5 x 0,5m) ở điểm đã được chọn trong
ao/kênh, dùng tay thu tất cả các loại rong hỗn hợp có trong khung, thu từ trên mặt
nước xuống đáy ao, giữ khung cố định trong khi thu rong. Sau khi thu xong, rong
được làm ráo nước, đem cân khối lượng rong tổng cộng thu được trong mỗi
khung PVC 0,25m2. Sau đó cho rong được giữ bọc trong bọc nilon và chuyển về
Cần Thơ để nhận dạng và cân khối lượng từng loại rong .
3.2.3 Xử lý rong sau khi thu
Mẫu rong sau khi thu, được chuyển về phòng thí nghiệm ở Cần Thơ để rửa sạch
và loại bỏ rong tạp. Để cho rong ráo nước, sau đó cân khối lượng theo mỗi loài
rong có trong mỗi khung để tính năng suất và sản lượng rong trong khu vực
nghiên cứu.
Địa điểm khảo sát
21
3.2.4 Các chỉ tiêu chất lượng nước
Các yếu tố thủy lý:
- Nhiệt độ và pH được đo bằng máy đo pH-nhiệt độ.
- Độ trong được đo bằng đĩa sechi
- Độ mặn đo bằng khúc xạ kế
- Mức nước được xác định ở trảng (phần cạn) và ở mương (phần sâu).
Các yếu tố thủy hóa:
Các chỉ tiêu như : Độ kiềm, hàm lượng NH+4/NH3, NO-3, PO3-4 được xác định
bằng test kits SERA (Đức) ngay thời điểm thu mẫu.
Các chỉ tiêu trên được theo dõi trong suốt thời gian thu mẫu.
3.2.5 Đánh giá năng suất, sản lượng rong thu
Năng suất sinh khối rong hỗn hợp và của các loài rong trong diện tích nghiên cứu
được tính theo công thức:
Năng suất sinh khối rong trung bình (kg/m2) =
i
4 xSi).S2(S1
Trong đó Si: Sinh khối rong ở điểm thu trong khung 0,25m2
i: Số mẫu thu trong mỗi thủy vực
Sản lượng (kg/ha) = A x B x 10000
A : Năng suất trung bình (kg/m2).
B: Phần trăm rong hiện diện trong thủy vực khảo sát.
3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cho sinh lượng
của các loài rong và các yếu tố môi trường.
22
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các thông số về môi trường nước
4.1.1 Các yếu tố thủy lý
Bảng 4.1: Độ mặn và độ trong trung bình qua các tháng thu mẫu.
Độ mặn (‰) Độ trong (cm)
Bạc Liêu Sóc Trăng Bạc Liêu Sóc TrăngThời gianthu mẫu
QC BL TN BL QC ST TN ST QC BL TN BL QC ST TN ST
03/2011 23,0±9,6 22,0±10,0 9,0±1,0 8,7±6,4 32,7±10,8 31,0±11,5 38,3±2,9 37,3±6,8
04/2011 23,3±11,7 23,3±6,7 10,7±1,2 10,3±6,8 30,0±10,0 30,0±5,0 36,7±7,6 41,7±2,9
05/2011 20,7± 5,1 18±2,8 5,0±2,6 10,5±7,8 30,0±0,0 30,0±0,0 36,5±2,1 37,5±3,5
06/2011 13,0±1,0 10,0±2,8 2,3±1,5 21,0±1,4 31,0±3,6 35,0±14,1 40,0±5,0 36,0±8,5
07/2011 11,0±2,6 6,5±0,7 1,7±0,6 22,5±3,5 30,0±5,0 26,0±19,8 33,3±2,9 42,0±2,8
08/2011 15,3±5,0 9,0±1,4 1,3±0,6 9,0±1,4 24,7±3,1 30,0±17,3 33,3±7,6 47,5±3,5
09/2011 8,3±1,5 9,0±1,4 1,5±0,7 6,0±0,0 21,7±7,6 32,5±17,7 35,0±14,1 38,5±2,1
10/2011 17,7±5,5 11,5±0,7 0,3±0,6 4,5±0,7 35,0±5,0 42,5±3,5 22,5±10,6 32,5±3,5
11/2011 13,5±2,1 12,5±3,5 0,0±0,0 3,0±0,0 27,5±3,5 22,5±3,5 27,5±3,5 42,5±3,5
12/2011 21,0±3,6 13,0±5,6 0,0±0,0 6,0±0,0 31,7±2,9 36,7±12,6 30,0±7,1 32,5±3,5
01/2012 22,7±1,2 16,7±5,0 2,0±0,0 5,5±2,1 31,7±10,4 26,0±6,9 37,5±3,5 38,5±9,2
02/2012 20,0±1,7 18,0±4,0 4,5±0,7 5,5±0,7 36,7±11,5 33,3±2,9 37,5±10,6 54,5±3,5
Chú thích: QC BL: Quảng canh Bạc Liêu, TN BL: Tự nhiên Bạc Liêu.
QC ST: Quảng canh Sóc Trăng, TN ST: Tự nhiên Sóc Trăng.
Độ mặn (‰)
Độ mặn và độ trong được trình bày trong bảng (Bảng 4.1). Trung bình độ mặn
qua các tháng thu mẫu ở các ao quảng canh Bạc Liêu dao động trong khoảng (8,3
- 23,3‰), ở các ao tự nhiên Bạc Liêu dao động từ 9 - 23,3‰. Ở Sóc Trăng, trung
bình độ mặn qua các tháng thu mẫu ở các ao quảng canh dao động 0 - 10,7‰, ở
các ao tự nhiên dao động từ 3 - 22,5‰. Kết quả trên cho thấy, ở tỉnh Bạc Liêu
trung bình độ mặn ở các ao quảng canh ít biến động hơn so với các ao tự nhiên, ở
Sóc Trăng trung bình độ mặn ở các ao tự nhiên biến động hơn so với các ao
quảng canh. Độ mặn ở các ao quảng canh và tự nhiên chịu ảnh hưởng bởi mùa
vụ, vị trí địa lý và kỹ thuật canh tác. Nhìn chung độ mặn trung bình qua các tháng
thu mẫu ở các thủy vực Bạc Liêu cao hơn Sóc Trăng. Độ mặn trung bình ở các ao
23
quảng canh và tự nhiên ở Bạc Liêu cao vào những tháng đầu và cuối đợt thu mẫu,
thấp vào các tháng giữa đợt thu mẫu. Do những tháng giữa đợt thu mẫu vào mùa
mưa nên làm cho độ mặn ở các ao quảng canh và tự nhiên ở Bạc Liêu giảm. Ở
sóc Trăng, độ mặn trung bình ở các ao quảng canh và tự nhiên cao vào những
tháng đầu đợt thu mẫu và thấp về cuối đợt thu mẫu. Ngoài do mưa kéo dài gần
đến cuối đợt thu mẫu còn do tác động của nông hộ lấy nước ra vào làm cho thủy
vực giảm độ măn.
Độ trong(cm)
Độ trong trung bình cao nhất (54,5 cm) đo được tại các ao tự nhiên Sóc Trăng vào
tháng 2/2012 và thấp nhất (21,7 cm) ghi nhận tại các ao quảng canh Bạc Liêu
vào tháng 9/2011.
Độ trong trung bình qua các tháng thu mẫu tại các ao quảng canh Bạc Liêu dao
động trong khoảng 21,7 - 36,7 cm, ở các ao tự nhiên Bạc Liêu dao động trong
khoảng 22,5 - 42,5 cm. Ở Sóc Trăng, độ trong trung bình qua các tháng thu mẫu ở
các ao quảng canh dao động trong khoảng 27,5 – 40 cm, ở các ao tự nhiên dao
động từ 32,5 - 54,5 cm. Nhìn chung ở cả hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, độ trong
trung bình ở các ao tự nhiên biến động hơn so với các ao quảng canh. Ở Bạc Liêu
độ trong trung bình ở các ao tự nhiên cao hơn ao quảng canh vào tháng 4, 6,
12/2011 và từ tháng 8 đến tháng 10/2011. Ở sóc trăng độ trong trung bình ở các
ao tự nhiên cao hơn các ao quảng canh từ tháng 7/2011 đến tháng 2/2012 và
tháng 4, 5/2011(Bảng 4.1).
Độ trong là một trong yếu tố ảnh đến sinh trưởng và phát triển của các loài rong
biển. Độ trong quá thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy
sinh giảm đi, ngược lại nếu độ trong quá cao chứng tỏ ao nghèo dinh dưỡng cũng
không tốt cho thủy sinh vật, độ trong thay đổi do lượng keo khoáng, vật chất hữu
cơ lơ lững, vi tảo, sóng gió, thủy triều và lượng mưa đổ vào (Trương Quốc Phú,
2006). Qua khảo sát cho thấy khi độ trong dao động nhỏ hơn 20 cm, rong phát
triển kém hoặc tàn lụi nếu khoảng độ trong này duy trì lâu.
Nhiệt độ (oC)
Nhiệt độ trung bình qua các tháng thu mẫu dao động từ 28,3 - 36,5oC (Bảng 4.2).
Nhiệt độ trung bình cao nhất (36,5oC) đo được tại các ao tự nhiên Bạc Liêu vào
tháng 6/2011 và thấp nhất (28,3 oC) ghi nhận tại các ao tự nhiên Bạc Liêu vào
tháng 3/2011. Ở Bạc Liêu, nhiệt độ trung bình qua các tháng thu mẫu ở các ao
24
quảng canh dao động từ 28,7 - 34,6oC, ở các ao tự nhiên dao động từ 28,3 -
37,7oC. Nhiệt độ trung bình ở các ao quảng canh Sóc Trăng dao động từ (29,8 -
34,5oC), ở các ao tự nhiên Sóc Trăng dao động từ (30,3 - 35,9oC). Nhìn chung
nhiệt độ khá cao vào mùa khô (tháng 6 – 7/2011), ngoài ra nhiệt độ nước ở các
thủy vực thu mẫu bị ảnh hưởng bởi thời điểm thu mẫu. Cụ thể như thời gian thu
mẫu vào sáng sớm và chiều mát thì giá trị nhiệt độ thấp hơn vào buổi trưa (11:00
- 14:00). Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Luận (2011) và Nguyễn Hoàng Duy
(2011), nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của rong bún, rong mền trong
thủy vực.
Bảng 4.2: Nhiệt độ và pH trung bình qua các tháng thu mẫu.
Nhiệt độ (oC) pH
Bạc Liêu Sóc Trăng Bạc Liêu Sóc TrăngThời gianthu mẫu
QC BL TN BL QC ST TN ST QC BL TN BL QC ST TN ST
03/2011 30,2±4,1 28,3±2,2 30,8±2,1 31,8±0,6 7,9±0,4 8,2±0,3 8,9±0,3 8,4±0,4
04/2011 32,2±2,6 31,6±2,6 33,1±1,0 32,9±2,0 8,2±0,3 8,4±0,6 8,5±0,2 8,4±0,2
05/2011 33,8±0,5 34,3±0,4 32,8±2,8 31,9±0,8 8,3±0,1 8,8±0,5 8,3±0,3 8,5±0,1
06/2011 34,4±1,3 36,5±0,4 34,1±1,4 33,0±0,5 8,2±0,4 8,8±0,1 8,3±0,3 8,4±0,2
07/2011 31,6±1,6 37,7±0,4 34,5±1,1 35,9±0,1 7,7±0,2 8,6±0,1 8,2±0,7 8,3±0,3
08/2011 34,6±0,3 33,5±0,4 29,8±2,4 34,9±0,6 8,6±0,2 8,1±0,2 8,1±0,6 8,4±0,3
09/2011 34,3±0,3 34,1±0,1 29,9±0,8 34,4±0,4 8,6±0,1 8,4±0,4 8,5±0,2 8,4±0,0
10/2011 33,3±0,8 31,4±2,0 - 32,5±0,7 8,4±0,1 8,4±0,2 - 8,4±0,1
11/2011 28,7±0,6 30,2±0,6 - 30,3±0,4 8,4±0,4 8,3±0,1 - 8,6±0,2
12/2011 30,2±1,2 31,5±1,8 - 30,6±0,8 8,4±0,3 8,5±0,2 - 8,6±0,2
01/2012 31,0±0,6 31,5±0,2 30,5±1,4 31,5±0,1 8,3±0,2 8,4±0,4 7,6±0,1 8,2±0,1
02/2012 29,6±0,7 30,7±0,7 30,2±0,7 33,9±0,4 7,8±0,3 8,1±0,5 7,6±0,4 8,4±0,3
pH
pH trung bình qua các tháng thu mẫu dao động từ 7,6 - 8,9 (Bảng 4.2). pH trung
bình cao nhất (8,9) đo được tại các ao quảng canh Sóc Trăng vào tháng 3/2011 và
thấp nhất (7,6) ghi nhận tại các ao quảng canh Sóc Trăng vào tháng 1/2012. pH
trung bình qua các tháng thu mẫu ở các ao quảng canh Bạc Liêu dao động từ 7,7 -
8,4, ở các ao tự nhiên Bạc Liêu dao động từ 8,1 - 8,8. Ở Sóc Trăng, pH trung bình
qua các tháng thu mẫu ở các ao quảng canh dao động từ 7,6 - 8,9, ở các ao tự
nhiên dao động từ 8,2 - 8,6. Nhìn chung pH đo được trong các thủy vực thu mẫu
đều thích hợp cho sự phát triển của các loài rong. Trong suốt quá trình thu mẫu
25
cho thấy ao quảng canh Sóc Trăng có pH thấp (7,3 – 7,6) vào tháng 1 - 2 /2012
do ao có độ mặn thấp (0 - 2‰). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn
Văn Luận (2011); Nguyễn Hoàng Duy (2011).
Bảng 4.3:Mức nước ở trảng và mức nước tổng trung bình qua các tháng thu
mẫu.
Mức nước ở trảng (cm) Mức nước tổng (cm)
Bạc Liêu Sóc Trăng Bạc Liêu Sóc TrăngThời gianthu mẫu
QC BL TN BL QC ST TN ST QC BL TN BL QC ST TN ST
03/2011 13±10 15±13 28±13 10±17 50±0,22 62±28 83±21 60±10
04/2011 17±6 18±13 30±10 - 57±15 65±28 85±18 43±15
05/2011 17±15 18±18 28±4 5±7 50±35 63±25 80±7 40±14
06/2011 15±5 30±14 15±13 15±7 58±20 65±7 57±32 48±18
07/2011 12±16 45±21 23±12 23±11 55±30 68±4 72±20 50±28
08/2011 8±10 30±0 35±23 - 48±28 80±14 90±17 35±7
09/2011 7±6 20±0 45±7 - 57±15 90±14 93±11 40±0
10/2011 13±6 18±4 - - 57±15 68±18 - 50±14
11/2011 10±0 15±7 - - 55±21 80±14 - 30±14
12/2011 7±6 23±6 - - 60±26 93±23 - 40±14
01/2012 17±15 18±20 20±14 - 67±32 75±15 73±4 45±7
02/2012 13±12 17±21 20±14 - 63±29 73±15 73±4 35±35
Chú thích : Mức nước tổng = Mức nước ở trảng + Mức nước mương
Mức nước ở trảng
Mức nước trung bình ở trảng qua các tháng thu mẫu dao động từ 5 - 45 cm (Bảng
4.3). Mức nước trung bình ở trảng thấp nhất 5 cm đo được tại các ao tự nhiên Sóc
Trăng vào tháng 5/2011 và cao nhất 45 cm ghi nhận tại các ao quảng canh Sóc
Trăng vào tháng 9/2011. Mức nước trung bình ở trảng qua các tháng thu mẫu ở
các ao quảng canh Bạc Liêu dao động từ 7 - 17 cm, ở các ao tự nhiên dao động
từ 15 - 45 cm. Ở Sóc Trăng, mức nước trung bình ở trảng qua các tháng ở các ao
quảng canh dao động từ 15 - 45 cm, ở các ao tự nhiên dao động từ 5 - 23 cm. Kết
quả khảo sát cho thấy mực nước ở thủy vực nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi chế độ
thủy triều, thường lúc triều cường chủ hộ lấy nước vào nên mức nước cao và khô
cạn vào lúc triều kém hoặc do chủ hộ tháo nước ra. Mức nước ở trảng là nhân tố
ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng các loài rong biển, nếu mức nước ở trảng
26
quá thấp kết hợp với nắng nóng kéo dài sẽ làm cho các loài rong biển ở trên trảng
mau tàn lụi. Mức nước trên trảng quá cao kết hợp với độ trong thấp sẽ ảnh hưởng
đến khả năng quang hợp của rong biển.
Mức nước tổng
Mức nước tổng trung bình qua các tháng thu mẫu dao động trong khoảng từ 30 -
93 cm (Bảng 4.3). Mức nước mương trung bình cao nhất (93 cm) đo được tại các
ao quảng canh Sóc Trăng vào tháng 9/2011 và thấp nhất (30 cm) ghi nhận được
tại các ao tự nhiên Sóc Trăng vào tháng 11/2011. Ở Bạc Liêu, mức nước mương
trung bình qua các tháng ở các ao quảng canh dao động từ 48 - 67 cm, ở các ao tự
nhiên dao động từ 62 - 93 cm. Mức nước mương trung bình qua các tháng ở các
ao quảng canh Sóc Trăng dao động từ 57 - 93 cm, ở các ao tự nhiên Sóc Trăng
dao động từ 30 - 60 cm. Kết quả khảo sát cho thấy mức nước ở thủy vực nghiên
cứu bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều, thường lúc triều cường chủ hộ lấy nước
vào nên mức nước cao và khô cạn vào lúc triều kém hoặc do chủ hộ tháo nước ra.
4.1.2 Các yếu tố thủy hóa
Hàm lượng NH4+/NH3(mg/L)
Hàm lượng NH4+/NH3 trung bình qua các tháng thu mẫu dao động từ 0,1 - 0,57
mg/L (Bảng 4.4). Hàm lượng NH4+/NH3 trung bình cao nhất (0,57 mg/L) đo được
tại các ao quảng Bạc Liêu vào tháng 8/2011 và thấp nhất (0,1 mg/L) ghi nhận vào
tháng 4/2011 tháng 1, 2/2012 tại ao quang canh Sóc Trăng, tại các ao tự nhiên
Sóc Trăng vào tháng 5/2011.
Hàm lượng NH4+/NH3 trung bình qua các tháng thu mẫu ở các ao quảng canh Bạc
Liêu dao động từ 0,17 - 0,57mg/L, ở các ao tự nhiên Bạc Liêu dao động từ 0,15 -
0,5 mg/L. Ở Sóc Trăng, hàm lượng NH4+/NH3 trung bình qua các tháng thu mẫu
ở các ao quảng canh dao động từ 0,1 - 0,47 mg/L, ở các ao tự nhiên dao động từ
0,1 - 0,35 mg/L.
Hàm lượng NH4+/NH3 là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng các loài
rong biển. Theo Nguyễn Minh Lực (2012), khảo sát về sự phân bố và biến động
sinh lượng và thành phần sinh hóa của rong mền (Cladophoraceae) ở tỉnh Bạc
Liêu và Cà Mau cho thấy hàm lượng NH4+/NH3 có sự tương quan thuận với năng
suất, sản lượng rong hỗn hợp và rong mền, cụ thể là với khoảng dao động từ 0,1 –
27
5 mg/L TAN càng tăng thì năng suất, sản lượng rong hỗn hợp và rong mền cũng
tăng theo.
Bảng 4.4:Hàm lượng NH4+/NH3 và NO3-trung bình qua các tháng thu mẫu.
NH4+/NH3 (mg/L) NO3- (mg/L)
Bạc Liêu Sóc Trăng Bạc Liêu Sóc Trăng
Thời
gian thu
mẫu QC BL TN BL QC ST TN ST QC BL TN BL QC ST TN ST
03/2011 0,23±0,12 0,43±0,06 0,23±0,06 0,20±0,00 2,17±0,29 3,33±1,53 2,67±0,58 1,67±1,15
04/2011 0,43±0,31 0,50±0,44 0,10±0,00 0,23±0,23 1,67±1,15 2,33±1,53 3,00±2,00 2,00±1,00
05/2011 0,27±0,21 0,15±0,07 0,30±0,28 0,10±0,00 3,67±2,89 3,00±1,41 3,50±2,12 2,00±0,00
06/2011 0,37±0,12 0,20±0,14 0,47±0,31 0,25±0,07 3,00±2,65 2,00±1,41 3,33±2,08 1,50±0,71
07/2011 0,53±0,42 0,18±0,11 0,22±0,03 0,15±0,07 2,00±1,00 2,00±1,41 1,33±1,04 2,00±1,41
08/2011 0,57±0,40 0,23±0,04 0,17±0,12 0,25±0,07 2,00±1,00 2,50±0,71 1,17±0,76 3,50±0,71
09/2011 0,32±0,38 0,23±0,04 0,20±0,14 0,30±0,28 4,67±2,52 1,63±1,94 4,00±1,41 4,00±1,41
10/2011 0,17±0,06 0,30±0,28 - 0,25±0,21 1,67±0,58 2,50±0,71 - 4,50±0,71
11/2011 0,25±0,07 0,20±0,00 - 0,35±0,07 2,50±0,71 3,00±1,41 - 2,50±0,71
12/2011 0,23±0,06 0,27±0,21 - 0,20±0,14 3,33±1,15 3,33±1,53 - 2,00±1,41
01/2012 0,23±0,06 0,50±0,44 0,10±0,00 0,30±0,14 2,33±0,58 3,00±1,00 1,60±1,98 4,00±1,41
02/2012 0,27±0,06 0,47±0,46 0,10±0,00 0,25±0,07 4,33±0,58 4,33±0,58 2,60±3,39 2,50±0,71
Hàm lượng NO3-(mg/L)
Hàm lượng NO3-trung bình qua các tháng thu mẫu dao động từ 1,17 - 4,67 mg/L
(Bảng 4.4). Hàm lượng NO3- trung bình cao nhất (4,67 mg/L) đo được tại các ao
quảng canh Bạc Liêu vào tháng 9/2011 và thấp nhất (1,17 mg/L) ghi nhận được
tại các ao quảng canh Sóc Trăng vào tháng 8/2011. Hàm lượng NO3- trung bình
qua các tháng thu mẫu ở các ao quảng canh Bạc Liêu dao động từ 1,67 - 4,67
mg/L, ở các ao tự nhiên Bạc Liêu dao động từ 1,63 - 4,33 mg/L. Hàm lượng NO3-
trung bình qua các tháng thu mẫu ở các ao quảng canh Sóc Trăng dao động từ
1,33 - 4 mg/L, ở các ao tự nhiên dao động từ 1,5 - 4,5 mg/L.
NO3- là một trong các nhân tố giới hạn cho sự sinh trưởng phát triển của của thực
vật thủy sinh nói chung, các loài rong nói riêng. NO3- là dạng đạm mà thực vật
hấp thu dễ dàng nhất, nếu hàm lượng cao sẽ gây ra hiện tượng nở hoa ở thực vật
phù du (Trương Quốc Phú, 2006).
28
Độ kiềm (mg CaCO3/L)
Độ kiềm trung bình qua các tháng thu mẫu dao động từ 81 – 192 mgCaCO3/L
(Bảng 4.5). Độ kiềm trung bình cao nhất (192 mgCaCO3/L) đo được tại các ao tự
nhiên Bạc Liêu vào tháng 3/2011 và thấp nhất (81 mgCaCO3/L) ghi nhận ở các ao
quảng canh Sóc Trăng vào tháng 1/2012. Độ kiềm trung bình qua các tháng thu
mẫu ở các ao quảng canh Bạc Liêu dao động từ 99 - 156 mgCaCO3/L, ở các ao tự
nhiên Bạc Liêu dao động từ 90 - 192 mgCaCO3/L. Độ kiềm trung bình qua các
tháng thu mẫu ở các ao quảng canh Sóc Trăng dao động từ 81 – 144 mgCaCO3/L,
ở các ao tự nhiên Sóc Trăng dao động từ 99 - 135 mgCaCO3/L.
Độ kiềm trong các thủy vực khảo sát dao động tương đối cao và có sự chênh lệch
rõ rệt giữa các ao quảng canh và tự nhiên điều này do sự pha loãng nước mưa,
bốc hơi do nhiệt độ cao, nguồn nước ngọt từ các sông hồ, vi khuẩn phân hủy chất
hữu cơ sinh ra acid (Nguyễn Anh Tuấn, 2003).
Bảng 4.5: Độ kiềm và hàm lượng PO43- trung bình qua các tháng thu mẫu.
Độ kiềm (mgCaCO3/L) PO43- (mg/L)
Bạc Liêu Sóc Trăng Bạc Liêu Sóc Trăng
Thời gian
thu mẫu
QC BL TN BL QC ST TN ST QC BL TN BL QC ST TN ST
03/2011 120±27 192±42 144±48 114±10 0,47±0,47 1,10±0,79 0,15±0,09 0,25±0,00
04/2011 132±21 174±10 120±27 108±18 0,32±0,16 1,17±0,76 0,22±0,10 0,20±0,09
05/2011 156±21 162±25 126±51 126±25 1,17±0,76 1,00±0,00 0,20±0,14 0,63±0,53
06/2011 120±10 126±25 102±10 117±13 0,60±0,26 0,45±0,07 0,27±0,21 0,33±0,11
07/2011 132±21 162±25 90±31 135±13 0,47±0,47 1,25±0,35 0,33±0,15 0,18±0,11
08/2011 132±10 126±25 108±36 108±25 1,17±0,76 0,63±0,53 0,25±0,15 0,33±0,11
09/2011 108±18 90±51 99±13 117±13 0,87±0,71 0,28±0,04 0,40±0,14 0,23±0,04
10/2011 114±10 135±38 - 99±13 0,42±0,14 0,30±0,00 - 0,75±0,35
11/2011 99±13 137±16 - 99±13 0,25±0,07 0,28±0,04 - 0,35±0,21
12/2011 132±10 126±18 - 117±13 0,25±0,05 0,35±0,13 - 0,15±0,07
01/2012 126±18 120±10 81±13 108±25 0,20±0,09 0,50±0,43 0,33±0,10 0,45±0,07
02/2012 138±37 138±21 99±13 99±13 0,37±0,12 0,50±0,43 0,33±0,11 0,38±0,18
29
Hàm lượng PO43-(mg/L)
Hàm lượng PO43- trung bình qua các tháng thu mẫu dao động từ 0,15 - 1,25 mg/L
(Bảng 4.5). Hàm lượng PO43- trung bình cao nhất (1,25 mg/L) đo được tại các ao
tự nhiên Bạc Liêu vào tháng 7/2011 và thấp nhất (0,15 mg/L) ghi nhận tại các ao
tự nhiên Sóc Trăng vào tháng 12/2011. Hàm lượng PO43- trung bình qua các
tháng thu mẫu ở các ao quảng canh Bạc Liêu dao động từ 0,25 - 1,17 mg/L, ở các
ao tự nhiên Bạc Liêu dao động từ 0,28 - 1,25 mg/L. Hàm lượng PO43- trung bình
qua các tháng thu mẫu ở các ao quảng canh Sóc Trăng dao động từ 0,15 - 0,4
mg/L, ở các ao tự nhiên Sóc Trăng dao động từ 0,15 - 0,75 mg/L.
PO43- là nhân tố giới hạn đối với đời sống của thực vật thủy sinh. Hàm lượng
PO43- càng cao trong thủy vực sẽ tạo nên môi trường tốt cho sự phát triển của
những loài thực vật thủy sinh. Đặc biệt là các giống loài rong biển trong nghiên
cứu này, rong có vai trò như cỗ máy lọc sinh học cho môi trường nước, chúng kết
hợp với các vi sinh vật trong nước chuyển hóa các vật chất vô cơ hay hữu cơ từ
những dạng khác nhau tổng hợp các chất cần thiết phục vụ cho quá trình sinh
trưởng, phát triển và đồng thời làm sạch môi trường nước. Hàm lượng dinh
dưỡng vào mùa nắng thường cao hơn mùa mưa (Nguyễn Hoàng Duy, 2011).
4.2 Năng suất rong biển
4.2.1 Năng suất rong bún các thủy vực ở Bạc Liêu
Kết quả khảo sát cho thấy năng suất rong bún qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu
dao động trung bình từ 0,46 - 2,73 kg/m2 (Hình 4.1). Năng suất rong bún trung
bình qua các tháng thu mẫu ở các ao quảng canh cao hơn so với các ao tự nhiên
từ tháng 3 đến tháng 9/2011 và tháng 12/2011, tháng 2/2012.
Nhìn chung, năng suất rong bún trung bình ở Bạc Liêu cao vào các tháng đầu thu
mẫu có khuynh hướng giảm vào giữa đợt thu mẫu và tăng trở lại vào cuối đợt.
Xét các yếu tố môi trường, nhiệt độ trung bình ở Bạc Liêu tăng cao vào những
tháng giữa đợt thu mẫu có khi nhiệt độ trung bình lên đến 34,6oC ở các ao quảng
canh và 37,7oC ở các ao tự nhiên. Bên cạnh đó độ mặn trung bình có xu hướng
cao vào các tháng đầu thu mẫu, giảm dần đến giữa và tăng dần đến cuối đợt thu
mẫu. Có thể thấy độ mặn và nhiệt độ là các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến phân
bố và sinh lượng rong bún trong thời gian khảo sát.
30
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
3/2
011
4/2
011
5/2
011
6/2
011
7/2
011
8/2
011
9/2
011
10/
201
1
11/
201
1
12/
201
1
1/2
012
2/2
012
Thời gian thu mẫu
Nă
ng
su
ất
ro
ng
b
ún
(k
g/
m
²)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.1: Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
3/2
011
4/2
011
5/2
011
6/2
011
7/2
011
8/2
011
9/2
011
10/
201
1
11/
201
1
12/
201
1
1/2
012
2/2
012
Thời gian thu mẫu
Nă
ng
su
ất
ro
ng
b
ún
(k
g/
m
²)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.2: Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng.
31
4.2.2 Năng suất rong bún các thủy vực ở Sóc Trăng
Năng suất rong bún ở các thủy vực Sóc Trăng dao động trung bình từ 0,31 - 1,81
kg/m2 (Hình 4.2). Ở các thủy vực quảng canh, năng suất rong bún trong dao động
trung bình từ 0,31 - 1,81 kg/m2, rong bún có chiều hướng giảm mạnh về năng
suất trung bình từ tháng 3 đến tháng 9 và từ tháng 10 đến tháng 12 rong bún
không xuất hiện và xuất hiện trở lại vào tháng 1 và 2. Rong bún có chiều hướng
giảm năng suất từ tháng 3 đến tháng 9 và không xuất hiên vào các tháng 9, 10,
12/2011 là do mưa kéo dài vào các tháng mẫu, đồng thời do tác động của con
người như cải tạo ao, lấy nước ra vào làm cho độ mặn giảm (0‰) và nhiệt độ
tăng cao qua các tháng thu mẫu.
Ở các thủy vực tự nhiên năng suất rong bún dao động trung bình từ 0,33 - 1,63
kg/m2. Năng suất rong bún trung bình ở các ao tự nhiên có xu hướng giảm dần từ
tháng 3 cho đến tháng 8 và tăng từ tháng 8 đến tháng 10, giảm dần từ tháng 10
đến tháng 12 và tăng trở lại vào tháng 1, 2/2012. Sự biến động về năng suất trung
bình qua các tháng ở các ao tự nhiên có thể là do sự biến động của độ mặn và
nhiệt độ trong thời gian khảo sát. Cụ thể là độ mặn tăng liên tục từ 8,7 – 22,5‰ từ
tháng 3 cho đến tháng 7, sau đó giảm mạnh từ tháng 7 cho đến tháng 11 từ 22,5‰
xuống 3‰. Nhiệt độ tăng cao từ tháng tháng 3 đến tháng 7 từ 31,8 – 35,9oC và
sau đó giảm từ tháng 7 cho đến tháng 12 từ 35,9oC xuống 30,6oC. Nhìn chung
năng suất rong bún trung bình ở Sóc trăng cao vào đầu đợt thu mẫu, giảm dần đến
giữa đợt và tăng trở lại vào cuối đợt thu mẫu. Theo nghiên cứu của Maith et al.,
(1986) thử nghiệm nuôi sinh khối Enteromorpha flexuosa ngoài tự nhiên ở Ấn
Độ, tác giả báo cáo rằng loài rong này có thể phát triển tốt quanh năm ở nhiệt độ
dao động 15,5 – 30oC. Ở nhiệt độ trên 33oC trở lên, năng suất rong bún bị giảm và
tàn lụi nhanh chóng.
4.2.3 Năng suất rong mền các thủy vực ở Bạc Liêu
Năng suất rong mền trung bình qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu biến động lớn,
cụ thể năng suất dao động trung bình từ 0,37 - 2,3 kg/m2 (Hình 4.3). Ở các ao
quảng canh năng suất rong mền dao động trung bình từ 0,53 – 2,11 kg/m2, năng
suất rong mền trung bình ở các ao quảng canh khuynh hướng tăng giảm liên tục
tục qua các tháng thu mẫu. Nguyên nhân có thể là do sự biến động của độ mặn,
nhiệt độ, độ trong ảnh hưởng đến năng suất trung bình rong mền ở các ao quảng
canh qua các tháng thu mẫu.
32
Ở các ao tự nhiên năng suất rong mền dao động trung bình từ 0,37 - 2,3 kg/m2,
năng suất rong mền trung bình tăng từ tháng 3 đến tháng 4 sau đó giảm dần đến
tháng 6, tàn lụi vào tháng 7 và ổn đinh từ tháng 8 cho đến tháng 9, giảm vào
tháng 10, ổn định từ tháng 11 đến tháng 2. Qua kết quả môi trường cho thấy độ
mặn trung bình biến động khá cao (6,5 – 23,3‰), kèm theo biến động về nhiệt độ
trung bình (28,3 – 37, 7oC) và độ trong trung bình (22,5 – 42,5 cm) là nhân tố ảnh
hưởng tới năng suất trung bình rong mền tại các ao tự nhiên. Ngoài ra năng suất
trung bình rong mền trong thủy vực này bị ảnh hưởng bởi loài ưu thế, khi rong
bún chiếm ưu thế thì sẽ hạn chế sự phát triển của rong mền. Nhìn chung năng suất
rong mền trung bình ở Bạc Liêu tăng giảm liên tục qua các tháng thu mẫu.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
3/2
011
4/2
011
5/2
011
6/2
011
7/2
011
8/2
011
9/2
011
10/
201
1
11/
201
1
12/
201
1
1/2
012
2/2
012
Thời gian thu mẫu
Nă
ng
su
ất
ro
ng
m
ền
(k
g/
m
²)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.3: Năng suất trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu.
33
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
3/2
01
1
4/2
01
1
5/2
01
1
6/2
01
1
7/2
01
1
8/2
01
1
9/2
01
1
10
/20
11
11
/20
11
12
/20
11
1/2
01
2
2/2
01
2
Thời gian thu mẫu
N
ăn
g
su
ất
r
on
g
m
ền
(k
g/
m
²)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.4 : Năng suất trung bình rong mền qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng.
4.2.4 Năng suất rong mền các thủy vực ở Sóc Trăng
Năng suất rong mền ở các thủy vực Sóc Trăng dao động trung bình từ 0,03 – 1,4
kg/m2 (Hình 4.4). Ở các thủy vực quảng canh năng suất rong mền dao động trung
bình từ 0,03 – 0,79 kg/m2, năng suất rong mền trung bình có chiều hướng giảm từ
tháng 3 cho đến tháng 7 và rong mền không xuất hiện cho đến cuối đợt thu mẫu.
Năng suất trung bình rong mền ở quảng canh giảm, rong mền không xuất hiện
cho đến cuối đợt thu mẫu có thể là do độ mặn giảm trong quá trình thu mẫu. Điều
này có thể thấy được là từ tháng 4 cho đến tháng 7 độ mặn giảm từ 10,7‰ xuống
1,7‰. Bên cạnh yếu tố môi trường còn do tác động của con người như trồng lúa,
nuôi cá ăn thực vật, thu vớt rong, cho nước ra vào thủy vực.
Ở các thủy vực tự nhiên năng suất rong mền dao đông trung bình từ 0,04 – 1,4
kg/m2, năng suất trung bình rong mền tăng từ tháng 3 cho đến tháng 8 và giảm
dần đến tháng 12, sau đó tăng dần đến tháng 2/2011. Sự biến động về năng suất
rong mền ở ao tự nhiên có thể do biến động của độ mặn, độ trong, nhiệt độ trong
quá trình khảo sát. Thêm vào đó, mức nước ở trảng củng là yếu tố chính ảnh
hưởng đến năng suất rong mền. Trong thời gian khảo sát có khi ở trên trảng
không có nước (trảng bị khô), chỉ có nước ở dưới mương và có một ít rong mền
phát triển.
34
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
3/2
011
4/2
011
5/2
011
6/2
011
7/2
011
8/2
011
9/2
011
10/
201
1
11/
201
1
12/
201
1
1/2
012
2/2
012
Thời gian thu mẫu
Nă
ng
su
ất
ro
ng
đ
á
(k
g/
m
²)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.5: Năng suất trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
3/2
011
4/2
011
5/2
011
6/2
011
7/2
011
8/2
011
9/2
011
10/
201
1
11/
201
1
12/
201
1
1/2
012
2/2
012
Thời gian thu mẫu
N
ăn
g
su
ất
r
on
g
đá
(k
g/
m
²)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.6: Năng suất trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng.
35
4.2.5 Năng suất rong đá các thủy vực ở Bạc Liêu
Qua quá trình khảo sát tại Bạc Liêu thì rong đá chỉ xuất ở các thủy vực tự nhiên
(Hình 4.5). Năng suất rong đá trung bình cao nhất 1,28 kg/m2 vào tháng 9/2011
và thấp nhất 0,02 kg/m2 vào tháng 11/2011. Sự xuất hiện của rong đá tại các thủy
vực tự nhiên có thể là do thủy vực này có độ mặn, độ trong thích hợp cho sự phát
triển của loài này.
Nhìn chung năng suất rong đá trung bình qua các tháng thu mẫu biến động rất
lớn. Trong ba tháng đầu tiên rong đá không xuất hiên, rong đá chỉ xuất hiện từ
tháng 6/2011 đến cuối đợt thu mẫu, vào các tháng mà rong đá xuất hiên thì độ
mặn trung bình tương đối thấp có khi xuống tới 6,5‰, độ trong trung bình cao có
khi lên đến 42,5 cm. Điều đó cho thấy rong đá là loài thực vật thủy sinh thích
nghi độ mặn thấp, độ trong cao. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với kết quả
khảo sát của Nguyễn Văn Tròn ( 2011) và Trần Phát Đạt (2011).
4.2.6 Năng suất rong đá ở các thủy vực ở Sóc Trăng
Năng suất rong đá trung bình của các thủy vực ở Sóc Trăng đạt cao nhất 2,88
kg/m2(Hình 4.6). Ở các ao quảng canh năng suất rong đá ở các dao động trung
bình từ 0,2 – 0,92 kg/m2, năng suất rong đá trung bình cao nhất 0,92 kg/m2 vào
tháng 6/2011 và thấp nhất 0,2 kg/m2 vào tháng 7/2011. Rong đá ở các ao quảng
canh xuất hiện gián đoạn qua các tháng thu mẫu.
Ở các ao tự nhiên năng suất rong đá dao động trung bình từ 0,25 – 2,88 kg/m2,
năng suất rong đá trung bình cao nhất 2,88 kg/m2 vào tháng 12/2011 và thấp nhất
0,25 kg/m2 vào tháng 6/2011.
Các yếu tố môi trường như độ mặn, độ trong, nhiệt độ trung bình qua các tháng
thu mẫu ở các ao tự nhiên thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của rong đá so
với các ao quảng canh. Năng suất rong đá biến động lớn qua quá trình thu mẫu.
Nếu so sánh năng suất rong đá trung bình với Bạc Liêu thì năng suất rong đá ở
Sóc Trăng ổn đinh hơn.
Theo khảo sát của Nguyễn Hoàng Duy (2011) thì rong đá thường xuất hiện chủ
yếu vào mùa mưa khi độ mặn giảm thấp trong các ao, kênh tự nhiên, các ao
quảng canh (thời điểm không canh tác, thả nuôi) và các ao nước thải. Ngoài ra tác
giả này còn cho rằng rong đá sinh trưởng và phát triển tiếp theo giai đoạn suy tàn
của rong bún, rong mền.
36
4.3 Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực khảo sát
4.3.1 Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực ở Bạc Liêu
0
10
20
30
40
50
60
70
80
3/2
01
1
4/2
01
1
5/2
01
1
6/2
01
1
7/2
01
1
8/2
01
1
9/2
01
1
10
/20
11
11
/20
11
12
/20
11
1/2
01
2
2/2
01
2
Thời gian thu mẫu
Ph
ần
tr
ăm
r
on
g
ph
ân
b
ố
tr
on
g
th
ủy
v
ực
(%
)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.7: Trung bình phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực qua các
tháng thu mẫu ở Bạc Liêu.
Phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực thu mẫu ở Bạc Liêu dao động
trung bình từ 38,33 – 75% (Hình 4.7). Trung bình phần trăm rong hỗn hợp phân
bố trong thủy vực qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu cao nhất 75% vào tháng
10/2011 ở các ao tự nhiên và thấp nhất 38,33% ghi nhận vào tháng 1/2012 ở ao
quảng canh.
Nhìn chung trung bình phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực ở Bạc
Liêu tương đối cao và tăng giảm liên tục qua các tháng thu mẫu. Trung bình phần
trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực qua các tháng thu mẫu ở các ao tự
nhiên cao hơn so với các ao quảng canh trong ba gia đoạn từ tháng 3 đến tháng 7
và từ tháng 9 đến tháng 10, từ 12/2011 đến tháng 2/2012. Kết quả nghiên cứu này
phù hợp với khảo sát Nguyễn Hoàng Duy (2011).
Theo Nguyễn Hoàng Duy (2011) thì phần trăm rong phân bố trong thủy vực ở mô
hình quảng canh và tự nhiên khá lớn trong thời gian khảo sát tại địa điểm tỉnh Bạc
Liêu.
37
4.3.1 Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực ở Sóc Trăng
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
3/2
01
1
4/2
01
1
5/2
01
1
6/2
01
1
7/2
01
1
8/2
01
1
9/2
01
1
10
/20
11
11
/20
11
12
/20
11
1/2
01
2
2/2
01
2
Thời gian thu mẫu
Ph
ần
tr
ăm
r
on
g
ph
ân
b
ố
tr
on
g
th
ủy
v
ực
(%
) Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.8: Trung bình phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực qua các
tháng thu mẫu ở Sóc Trăng.
Phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực thu mẫu ở Sóc Trăng dao động
trung bình từ 10 – 80% (Hình 4.8). Giá trị trung bình phần trăm rong hỗn hợp
phân bố trong thủy vực cao nhất 80% ghi nhận vào tháng 1/2012 ở các ao tự
nhiên và giá trị thấp nhất 10% đo được ở các ao quảng canh vào tháng 9/2011.
Ở ao quảng canh, phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong trong thủy vực tăng từ
tháng 3 đến tháng 6 giảm dần đến tháng 9, tăng trở lại vào tháng 1 - 2/2012. Vào
các tháng 10, 11, 12/2012 các loài rong không xuất hiện.
Ở ao tự nhiên, trung bình phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực cao vào
hai giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9/2011 đến tháng 2/2012.
38
4.4 Sản lượng từng loài rong biển trong các thủy vực khảo sát
Sản lượng rong biển trong thủy vực nghiên cứu được ước tính thông qua năng
suất và tỉ lệ phần trăm rong phân bố trong thủy vực.
4.4.1 Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Bạc Liêu
Sản lượng rong bún trung bình ở Bạc Liêu cao vào những tháng đầu thu mẫu, có
xu hướng giảm đến giữa đợt thu mẫu và tăng trở lại vào cuối đợt. Sản lượng rong
bún ở các thủy vực ở Bạc Liêu dao động trung bình từ 1.470 – 16.320 kg/ha
(Hình 4.9).
Sản lượng rong bún ở các thủy vực quảng canh dao động trung bình từ 3.000 –
16.320 kg/ha, cao nhất 16.320 kg/ha vào tháng 2/2012 và thấp nhất 3.000 kg/ha
vào tháng 10/2011.
Ở các thủy vực tự nhiên sản lượng rong bún dao động trung bình từ 1.470 –
16.208 kg/ha, cao nhất 16.208 kg/ha vào tháng 2/2012 và thấp nhất 1.470 kg/ha
vào tháng 5/2011.
Qua biểu đồ (Hình 4.7) cho thấy sản lượng rong bún trung bình ở các thủy vực
quảng canh cao hơn thủy vực tự nhiên từ tháng 5 đến tháng 9/2011 và tháng
12/2011, tháng 2/2012. Các tháng 3, 4, 10, 11/2011 và tháng 1/2012 thì sản lượng
trung bình rong bún ở tự nhiên cao hơn quảng canh.
4.4.2 Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Sóc Trăng
Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Sóc Trăng được trình bày trong (Hình 4.10).
Ở các thủy vực quảng canh sản lượng rong bún dao động trung bình từ 312 –
11.332 kg/ha, sản lượng rong bún trung bình ở các ao quảng canh giảm dần từ
tháng 5 đến tháng 9/2011 và tăng lại vào tháng 1 - 2/2012.
Ở các thủy vực tự nhiên sản lượng rong bún dao động trung bình từ 328 – 13.024
kg/ha, sản lượng rong bún trung bình giảm dần từ tháng 3 đến tháng 8/2011 và
tăng trở lại vào những tháng cuối của đợt thu mẫu. Sự biến động về sản lượng
trung bình rong bún ở Sóc Trăng có thể là do ảnh hưởng độ mặn giảm và nhiệt độ
tăng cao qua các tháng thu mẫu làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng rong
bún.
39
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
3/2
011
4/2
011
5/2
011
6/2
011
7/2
011
8/2
011
9/2
011
10/
201
1
11
/20
11
12
/20
11
1/2
012
2/2
012
Thời gian thu mẫu
Sả
n
lư
ợn
g
ro
ng
b
ún
(k
g/
ha
)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.9 : Sản Lượng trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu.
0
5000
10000
15000
20000
25000
3/2
011
4/2
011
5/2
011
6/2
011
7/2
011
8/2
011
9/2
011
10/
201
1
11/
201
1
12/
201
1
1/2
012
2/2
012
Thời gian thu mẫu
Sả
n
lư
ợn
g
ro
ng
b
ún
(k
g/
ha
)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.10: Sản Lượng trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở
Sóc Trăng.
40
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
3/2
011
4/2
011
5/2
011
6/2
011
7/2
011
8/2
011
9/2
011
10/
201
1
11
/20
11
12
/20
11
1/2
012
2/2
012
Thời gian thu mẫu
Sả
n
lư
ợn
g
ro
ng
m
ền
(k
g/
ha
)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.11:Sản Lượng trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở
Bạc Liêu.
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
3/2
011
4/2
011
5/2
011
6/2
011
7/2
011
8/2
011
9/2
011
10/
201
1
11/
201
1
12/
201
1
1/2
012
2/2
012
Thời gian thu mẫu
Sả
n
lư
ợn
g
ro
ng
m
ền
(k
g/
ha
)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.12: Sản lượng trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở
Sóc Trăng.
41
4.4.3 Sản lượng rong mền các thủy vực ở Bạc Liêu
Sản lượng rong mền ở các thủy vực ở Bạc Liêu được trình bày trong (Hình 4.11).
Ở các ao quảng canh sản lượng rong mền dao động trung bình từ 2.141 – 10.533
kg/ha, sản lượng rong mền trung bình cao nhất 10.533 kg/ha vào tháng 10/2011
và thấp nhất 2.141 kg/ha vào tháng 3/2011, sản lượng trung bình rong mền ổn
định liên tục qua các tháng.
Ở các thủy vực tự nhiên sản lượng rong mền dao động trung bình từ 1.880 –
17.461 kg/ha, sản lượng rong mền trung bình cao nhất 17.461 kg/ha vào tháng
4/2011 và thấp nhất 1.880 kg/ha vào tháng 8/2011.
Qua biểu đồ (Hình 4.9) cho thấy sản lượng rong mền trung bình ở thủy vực quảng
canh cao hơn tự nhiên tháng 8,10/2011 và tháng 2/2011, các tháng còn lại trong
quá trình thu mẫu sản lượng rong mền trung bình ở tự nhiên cao hơn quảng canh.
4.4.4 Sản lượng rong mền ở các thủy vực ở Sóc Trăng
Sản lượng rong mền ở các thủy vực ở Sóc Trăng được trình bày trong (Hình
4.12). Ở các thủy vực quảng canh rong mền chỉ được tìm thấy từ tháng 3 –
7/2011, sản lượng rong mền trung bình cao nhất được tìm thấy 5.196 kg/ha vào
tháng 5/2011 và từ tháng 9/2011 đến tháng 2/2012 không có rong mền hiện diện.
Ở các thủy vực tự nhiên sản lượng rong mền dao động trung bình từ 176 – 6.860
kg/ha, sản lượng trung bình cao nhất 6.860 kg/ha vào tháng 2/2012 và thấp nhất
176 kg/ha vào tháng 11/2011. Năng suất rong mền trung bình ở các ao tự nhiên
cao vào hai giai đoạn trong đợt thu mẫu đó là từ tháng 7 đến tháng 9 và tháng 1
đến tháng 2, các tháng còn lại thì sản lượng trung bình thấp.
42
0
5000
10000
15000
20000
25000
3/2
011
4/2
011
5/2
011
6/2
011
7/2
011
8/2
011
9/2
011
10/
201
1
11/
201
1
12/
201
1
1/2
012
2/2
012
Thời gian thu mẫu
Sả
n
lư
ợn
g
ro
ng
đ
á
(k
g/
ha
)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.13: Sản lượng trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu.
0
5000
10000
15000
20000
25000
3/2
011
4/2
011
5/2
011
6/2
011
7/2
011
8/2
011
9/2
011
10/
201
1
11/
201
1
12/
201
1
1/2
012
2/2
012
Thời gian thu mẫu
Sả
n
lư
ợn
g
ro
ng
đ
á
(k
g/
ha
)
Quảng canh
Tự nhiên
Hình 4.14: Sản lượng trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng.
43
4.4.5 Sản lượng rong đá ở các thủy vực ở Bạc Liêu
Nhìn chung sản lượng rong đá biến động lớn qua các tháng thu mẫu, sản lượng
rong đá trung bình tăng từ tháng 8 đến tháng 9/2011 và giảm dần đến tháng
2/2012. Sản lượng rong đá ở mô hình tự nhiên trung bình cao nhất vào tháng 9
với giá trị 8.988 kg/ha và thấp nhất vào tháng 11/2011 với giá trị 108 kg/ha (Hình
4.13).
4.4.6 Sản lượng rong đá ở các thủy vực ở Sóc Trăng
Sản lượng rong đá ở các thủy vực ở Sóc Trăng đạt cao nhất 20.304 kg/ha ( Hình
4.14).Ở các thủy vực quảng canh sản lượng rong đá trung bình cao nhất với giá trị
2.587 kg/ha vào tháng 6/2011 và thấp nhất 497 kg/ha vào tháng 7/2012.
Ở các thủy vực tự nhiên sản lượng rong đá trung bình cao nhất 20.304 kg/ha ghi
nhận vào tháng 11/2011 và thấp nhất 375 kg/ha vào tháng 6/2011.
44
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
- Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn và mức nước có ảnh hưởng nhiều
đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của các loài rong biển.
- Năng suất và sản lượng trung bình rong bún ở Bạc Liêu và Sóc Trăng cao vào
các tháng đầu 3 - 4 - 5/2011, có khuynh hướng giảm vào giữa đợt thu mẫu và
tăng trở lại vào cuối đợt thu mẫu tháng 1 - 2/2012. Năng suất rong bún ở Bạc
Liêu dao động trung bình từ 0,46 - 2,73 kg/m2, ở Sóc Trăng dao động trung
bình từ 0,31 - 1,81 kg/m2.
- Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Bạc Liêu dao động trung bình từ 3.000 –
16.320 kg/ha, ở Sóc Trăng dao động trung bình từ 312 – 13.024 kg/ha. Rong
bún là loài ít xuất hiện vào mùa nắng và năng suất và sản lượng giảm mạnh
khi nhiệt độ tăng cao và độ mặn biến động lớn.
- Năng suất rong mền trung bình ở Bạc Liêu biến động nhiều qua các tháng thu
mẫu. Năng suất rong mền ở Bạc Liêu dao động trung bình từ 0,37 - 2,3 kg/m2,
năng suất trung bình rong mền ở Bạc Liêu cao nhất 2,3 kg/m2 vào tháng
4/2011 và thấp nhất 0,37 kg/m2 vào tháng 10/2011. Năng suất rong mền ở Sóc
Trăng dao động trung bình từ 0,03 – 1,4 kg/m2, năng suất rong mền cao nhất
1,4 kg/m2 vào tháng 8/2011 và thấp nhất 0,03 kg/m2 vào tháng 8/2011.
- Sản lượng rong mền ở các thủy vực ở Bạc Liêu dao động từ 1.880 – 17.461
kg/ha, sản lượng rong mền trung bình cao nhất 17.461 kg/ha vào tháng 4/2011
và thấp nhất 1.880 kg/ha vào tháng 8/2011.
- Ở Bạc Liêu rong đá chỉ xuất hiện trong các ao tự nhiên, năng suất rong đá
trung bình cao nhất 1,28 kg/m2 vào tháng 9/2011 và thấp nhất 0,02 kg/m2 vào
tháng 11/2011. Sản lượng rong đá trung bình cao nhất vào tháng 9 với giá trị
8.988 kg/ha và thấp nhất vào tháng 11/2011 với giá trị 108 kg/ha
- Ở Sóc Trăng năng suất rong đá trung bình của các thủy vực đạt cao nhất 2,88
kg/m2 vào tháng 12/2011, sản lượng rong đá trung bình đạt cao nhất 20.304
kg/ha. Rong đá là loài thực vật thủy sinh thích nghi độ mặn thấp, độ trong cao,
loài này thường xuất hiện trong các thủy vực tự nhiên.
45
- Sự phân bố, năng suất và sản lượng của các loài rong trong quá trình khảo sát
ngoài chịu sự tác động của các yếu tố môi trường nước như: nhiệt độ, độ mặn,
độ trong, mức nước trảng, còn chịu sự ảnh hưởng của con người và quy luật
loài ưu thế.
5.2 Đề xuất
Cần tiến hành nghiên cứu đặc điểm phân loại của rong bún và rong mền và đánh
giá thành phần sinh hóa các loài rong khác nhau. Từ đó ứng dụng cho việc khai
thác và sử dụng nguồn tài nguyên này.
Cần nghiên cứu ảnh hưởng của các loại nền đáy khác nhau lên sinh trưởng và
phát triển của các loài rong, từ đó ứng dụng cho việc nuôi trồng thu sinh khối.
46
CHƯƠNG IV
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Âu Chúc Mai, 2012. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn khác nhau đến sinh
trưởng và thành phần sinh hóa của rong mền (Cladophoraceae) và rong đá
(Najas sp.). Luận văn tốt nghiệp đại học – Khoa Thủy sản – Đại học Cần
Thơ.
Bellis, V.J, 1968. Unialgal cultures of Cladophora glomerata (L.) Kütz. In
southern Ontario. J. Phycol. 3:57 - 63.
Boris Worm and Heike K. Lotze, 2006. Effects of eutrophication, grazing, and
algal blooms on rocky shores. Biology Department, Dalhousie University,
Halifax, Nova Scotia B3H 4J1, Canada.
Budd, G.C. & Pizzola, P, 2002. Enteromorpha intestinalis. Gut weed. Marine
Life Information Network: Biology and Sensitivity Key Information Sub-
programme [on-line]. Plymouth: Marine Biological Association of the United
Kingdom. (November, 2003).
Dodds, W.K. and Gudder, D.A, 1992. The Ecology of Cladophora. Journal of
Phycology 28, 415-427.
Dhargalkar, V.K. and Pereira, N. 2005. Seaweed: Promising plant of the
Millennium. Science and Culture, March-April, 2005, 60 - 66.
Huỳnh Quang Năng, 2004. Kết quả nghiên cứu và sử dụng rong biển ở Việt Nam,
định hướng nghiên cứu sản xuất trong thời gian tới. Trong tuyển tập hội thảo
toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng
thủy sản ngày 22 - 23/12/2004 tại Vũng Tàu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP
Hồ Chí Minh 2005, trang 559 - 569.
Huỳnh Quang Năng, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài : Xây dựng mô hình trồng
rong sụn (Kappaphycus alvarezii) luân canh trong ao đìa nuôi tôm ven biển.
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phân viện Khoa học Vật liệu Nha
Trang.
(20/12/2011).
47
Index Nominum Algarum, 2002. University Herbarium, University of California,
Berkeley. Compiled by Paul Silva. Available online at
(
Kirby, A, 2001. Green algae. In Marine Botany. Monterey Bay Aquarium
Research Institute, (
Liu, D., Keesing, J.K., Xing, Q. and Shi, P. 2009. World’s largest macroalgal
bloom caused by expansion of seaweed aquaculture in China. Marine
Pollution Bulletin 58, 888 - 895.
Martin, I. and Marques, J.C, 2002. A Model for the growth of opportunistic
macroalgae (Enteromorpha spp.) in tidal estuaries. Estuarine, Coastal and
Shelf Science 55, 247 - 257.
Neori, A., Krom, M.D., Ellner, S.P., Boyd, C.E., Popper, D., Rabinovitch, R.,
Davidson, P.J., Divr, O., Zuber,D., Ucko, M., Angel, D., Gordin, H., 1996.
Seaweed biofilters as regulators of water quality in integrated fish–seaweed
culture units. Aquaculture 141, 183 – 199.
Nguyễn Anh Tuấn ,Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Ngọc
Hải (dịch), 2003. Quản lý Sức khoẻ tôm trong ao nuôi. Nhà xuất bản Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Duy, 2011. Khảo sát sự phân bố và biến động sinh lượng và thành
phần sinh hóa của một số loài rong biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận
văn tốt nghiệp đại học - Khoa thủy sản - Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Hữu Dinh và ctv. 1993. Rong Biển Việt Nam Phần phía bắc. Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật.
Nguyễn Minh Lực, 2012. Khảo sát về sự phân bố và biến động sinh lượng và
thành phần sinh hóa của rong mền (Cladophoraceae) ở tỉnh Bạc Liêu và Cà
Mau. Luận văn tốt nghiệp đại học - Khoa thủy sản - Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Ngọc Anh. Bài giảng Kỹ thuật trồng rong biển năm 2008.
Nguyễn Thị Thắm, năm 2011. Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến sinh trưởng
của rong mền Cladophoraceae ở điều kiện nuôi trong bể - Khoa Thủy Sản -
Đại Học Cần thơ.
Nguyễn Văn Luận, năm 2011. Khảo sát sự phân bố biến động sinh lượng và
thành phần sinh khối rong bún Enteromorpha spp ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long - Khoa thủy sản - Đại Học Cần Thơ.
48
Nguyễn Văn Tròn, năm 2011. Khảo sát đánh giá vai trò của rong bún
Enteromorpha .spp và các loài thực vật trong ao nuôi tôm quảng canh cải tiến
ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. biển - Khoa thủy sản - Đại Học Cần
Thơ, 25 - 26.
Sousa, A.I., Martin, I., Lillebo, A.I., Flindt, M.R. and Pardal, M.A, 2007.
Influence of salinity nutrients and light on the germination and growth of
Enteromorpha sp. Spores. Journal of Experimental Marine Biology and
Evolution 8, 1011-1018.
Trần Đình Toại, Phạm Hồng Hải, Nguyễn Văn Thiết, 2009. Nghiên cứu ứng dụng
k-carrageenan oligosacharid từ rong biển có hoạt tính sinh học trong chế biến
và bảo quản thực phẩm. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và
phát triển bền vững, từ trang 677 - 683.
Trần Kim Thêu, 2011. Ảnh hưởng của các loài rong biển khác nhau lên môi
trường sống, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú. Luận văn tốt nghiệp đại
học - Khoa thủy sản - Đại Học Cần Thơ.
Trần Phát Đạt, 2011. Điều tra về sự xuất hiện và tác động của các loài rong biển
trong các mô hình nuôi tôm biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn tốt
nghiệp đại học- Khoa thủy sản - Đại Học Cần Thơ.
Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn và Ngô Đăng Nghĩa, 2004.
Nguồn lợi rong biển Việt Nam, NXB TPHCM.
Trương Quốc Phú, Vũ Ngọc Út, 2006. Giáo trình Quản lý chất lượng nước. Khoa
thủy sản- Đại học Cần Thơ.
Trương Tài Nhân, 2011. Ảnh hưởng kết hợp của cường độ ánh sáng, nhiệt độ, độ
mặn khác nhau đến sinh trưởng và thánh phần sinh hóa rong mền
Cladophoraceae. Luận văn tốt nghiệp đại học – Khoa Thủy sản – Đại học
Cần Thơ.
Võ Thị Ngọc Thảo, 2011. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn và cường độ ánh sáng
đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của rong bún Enteromorpha spp ở
điều kiện nuôi trong bể. Luận văn tốt nghiệp đại học - Khoa thủy sản - Đại
Học Cần Thơ, 34.
Wang, J., Li, N., Jiang, P., Boo, S.M., Lee, W.J., Cui, Y., Lin, H., Zhao, Liu, Z.
and Qin, S. 2010. Ulva and Enteromorpha (Ulvaceae, Chlorophyta) from two
49
sides of the Yellow Sea: analysis of nuclear rDNA ITS and plastid rbcL
sequence data Chinese Journal of Oceanology and Limnology 28, 762 - 768.
Whitton, B. A. 1970. Biology of Cladophora in freshwaters. Water Res. 4:457 -
476.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cuong_k_34_3083018_4067.pdf