KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA VỎ CÂY GỎI (GARCINIA FERREA PIERRE)
BÙI ANH DANH
Trang nhan đề
Lời cảm ơn
Mục lục
Phần 1:
Mở đầu
Phần 2:
Tổng quan
Phần 3:
Nghiên cứu
Phần 4:
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU 1
2. TỔNG QUAN 2
2.1. Giới thiệu về chi Garcinia 2
2.1.1. Đặc điểm thực vật 2
2.1.2. Thành phần hóa học 2
2.1.3. Công dụng và hoạt tính sinh học 10
2.2. Cây gỏi (Garcinia ferrea Pierre) 11
2.2.1 Đặc điểm thực vật 11
2.2.2 Thành phần hóa học 12
3. NGHIÊN CỨU 13
3.1. Giới thiệu chung 13
3.2. Kết quả và biện luận 13
3.2.1. Acid (22Z,24E)-3-oxoprotosta-12,22,24-trien-26-oic (54) 14
3.2.2. Garciferolid A (55) 21
3.2.3. Garciferolid B (56) 26
3.2.4. Dulxanthon A (57) 29
3.2.5. 6-Hydroxy-1,5-trimetoxyxanthon (58) 31
3.2.6. 2-Hydroxyxanthon (59) 33
3.3. Thực nghiệm 35
3.3.1. Thu hái mẫu và điều chế cao 35
3.3.2. Phân lập chất 36
4. KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát thành phần hóa học của vỏ cây gỏi (garcinia ferrea pierre), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13
3. NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu chung
Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát thành phần hóa học cao eter dầu hỏa của vỏ
cây gỏi (Garcinia ferrea Pierre) thu hái ở đảo Phú Quốc. Mẫu cây được phơi khô,
xay nhỏ rồi trích kiệt (2.8 kg) bằng Soxhlet với eter dầu hỏa. Thu hồi dung môi thu
được cao eter dầu hỏa (75 g). Sắc ký cột cao này trên silica gel sử dụng hệ dung ly
eter dầu hỏa-AcOEt có độ phân cực tăng dần thu được 8 phân đoạn (G1-8). Trong
đề tài này chúng tôi khảo sát bốn phân đoạn (G3, G5, G6 và G7).
3.2. Kết quả và biện luận
Bằng phương pháp sắc ký cột trên silica gel, RP18 và Sephadex LH-20, chúng tôi
đã cô lập được sáu hợp chất, mã hóa là G3A (54), G5B (55), G5C (56), G6A (57),
G7A (58) và G7B (59).
O
CH OOH
(54)
O
O
O
H
(55) (56)
O
O
OH
(57)
O
O OH
OCH3
OH
HO
(58)
O
O OCH3
HO
OCH3 (59)
O
O
OH
Sau đây là phần biện luận để xác định cấu trúc các hợp chất này.
14
3.2.1. Acid (22Z,24E)-3-oxoprotosta-12,22,24-trien-26-oic (54) (G3A)
18
30
2829
17
14
12
91
3
5 7
10 15
19
23
25
26
27
20
21
O
CH OOH
(54)
Acid (22Z,24E)-3-oxoprotosta-12,22,24-trien-26-oic (54) (G3A) thu được dưới
dạng tinh thể hình kim màu trắng, đnc. 124-126°C, [α] 27D = +48.22 (c 0.89 trong
CHCl3). Khối phổ phân giải cao (HR-MS) cho mũi ion [M+H]+ ở m/z 453.3369
chứng tỏ hợp chất có công thức phân tử C30H44O3 (trị số tính toán cho [C30H45O3]+
là 453.3371). Vậy hợp chất này có độ bất bão hòa là 9.
Phổ UV (Phụ lục 1) cho một đỉnh hấp thu cực đại ở 268 nm chứng tỏ hợp chất
có hệ nối đôi tiếp cách. Phổ IR (Phụ lục 2) cho các đỉnh hấp thu đặc trưng ứng với
dao động của nhóm O-H trong acid carboxylic (3400-2500 cm-1), C-H sp3 (2959
cm-1), C=O (1705 cm-1), C=C liên hợp (1633 cm-1), C-O (1273 cm-1), =C-H (738
cm-1).
Phổ 1H (Phụ lục 3), 13C NMR kết hợp với DEPT 90 và DEPT 135 cho các tín
hiệu cộng hưởng ứng với 30 carbon bao gồm một nhóm carbonyl cô lập [δC 220.5
(s, C-3)], một nhóm carboxyl –COOH [δC 173.6 (s, C-26)], ba nối đôi carbon-
carbon [δH 7.62 (1H, d, J= 11.4 Hz, H-24), 6.28 (1H, t, J= 11.4 Hz, H-23), 5.73
(1H, t, J= 11.4 Hz, H-22) và 5.36 (1H, br s, H-12); δC 147.8 (s, C-13), 145.7 (d, C-
22), 135.8 (d, C-24), 126.0 (s, C-25)], 122.9 (d, C-23), và 118.5 (d, C-12)], một
nhóm metyl vinyl [δH 1.93 (3H, s, H-26); δC 12.1 (q, C-27)], năm nhóm metyl tam
cấp [δH 1.07 (3H, s, H3-28), 1.06 (3H, s, H3-29), 1.01 (3H, s, H3-18), 0.93 (3H, s,
H3-30) và 0.87 (3H, s, H3-19); δC 29.0 (q, C-28), 24.1 (q, C-19), 23.7 (q, C-18), 22.5
(q, C-30) và 19.9 (q, C-29)], một nhóm metyl nhị cấp [δH 1.09 (3H, d, J= 6.5 Hz,
H3-21); δC 20.0 (q, C-21)], bảy nhóm metylen, bốn nhóm metin và bốn carbon tứ
15
cấp. Trừ đi hai nối đôi C=O và ba nối đôi C=C, thì hợp chất này phải có bốn vòng
để phù hợp với độ bất bão hoà là 9.
Phổ HSQC và HMBC được sử dụng để xác định cấu trúc và các dữ kiện trong
phổ 1-D NMR của G3A. Trong phổ HMBC (Bảng 1), nhóm metyl vinyl [δH 1.93 (s,
H3-26)] tương quan với carbon carboxyl (δC 173.6) và hai carbon của một nối đôi
tam hoán [δC 135.8 (d, C-24) và 126.0 (s, C-25)]. Do đó carbon nhị hoán (C-25)
phải mang nhóm carboxyl (C-26) và nhóm metyl vinyl này (C-27). Proton olefin ở
δH 6.28 tương quan với C-25, vậy proton này phải gắn vào C-23. Trong khi đó, H-
24 (δH 7.62) cho tương quan với một carbon olefin đơn hoán (δC 145.7, d), cho thấy
carbon này là C-22. Ngoài ra, H-23 cho tương quan với một carbon tam cấp (δC
37.1, d); vậy carbon này là C-20. H-22 cho tương quan với C-20, C-24, một carbon
tam cấp (δC 49.3, d) và nhóm metyl nhị cấp (δC 20.0, d). Vậy carbon tam cấp là C-
17 và nhóm metyl nhị cấp là C-21. Từ các kết quả phổ trên, có thể xác định dây
nhánh trong phân tử có cấu trúc (HOOC)(CH3)C=CH-CH=CH-CH(CH3)-.
Hằng số ghép cặp của hai proton olefin H-22 và H-23 (J= 11.4 Hz) cho thấy hai
proton này ghép cặp cis với nhau, nghĩa là nối đôi ở C-22/C-23 có cấu hình Z.
Nhóm metyl vinyl bị che chắn (δC 12.1) chứng tỏ nối đôi C-24/C-25 có cấu hình E.
Điều này được xác nhận bằng phổ NOESY, trong đó H-23 (δH 6.28) cho tương quan
với H-22 (δH 5.73) và nhóm metyl vinyl [δH 1.93 (s, H3-27)].
Cũng trong phổ HMBC, H-20 (δH 2.89) cho tương quan với C-17, C-21, C-22,
C-23 và một carbon olefin hoàn toán trí hoán (δC 147.8, s). Vậy carbon này là C-13
nối với C-17. H-17 [δH 2.34, m] cho tương quan với C-13, C-20, C-22 và một
carbon olefin đơn hoán (δC 118.5, d) nên carbon này là C-12. Như thế vị trí của nối
đôi thứ ba đã được xác định (C-12/C-13). Các tương quan HMBC chính của dây
nhánh trong G3A được minh họa trong Hình 1.
16
13
20
17
21
23
25
26
27
HO2C
CH3
H
H
H
24
22
12
Hình 1. Các tương quan HMBC chính của dây nhánh trong G3A (54)
Trong khi đó, H-12 (δH 5.36) cho tương quan với C-17, một carbon tứ cấp (δC
51.2, s), một carbon nhị cấp (δC 24.4, t) và một carbon tam cấp (δC 41.3, d). Vậy ba
carbon này lần lượt là C-14, C-11 và C-9. Nhóm metyl tam cấp ở δH 1.01 cho tương
quan với C-13, C-14, một carbon tứ cấp (δC 37.5, s) và một nhóm metylen (δC 31.8,
t). Vậy nhóm metyl này là C-18 gắn vào C-14, carbon tứ cấp là C-8 và nhóm
metylen là C-15. Nhóm metyl tam cấp thứ hai ở δH 0.87 cho tương quan với C-9,
một carbon tứ cấp (δC 36.2, s), một carbon tam cấp (δC 49.3, d) và một nhóm
metylen (δC 33.3, t); chứng tỏ carbon tứ cấp là C-10, carbon tam cấp là C-5, nhóm
metylen là C-1 và nhóm metyl tam cấp là C-19 gắn vào C-10.
Hai nhóm metyl tam cấp ở δH 1.07 (s) và 1.06 (s) tương quan với nhau và cùng
tương quan với một carbon tứ cấp (δC 47.1, s). Điều này chứng tỏ hai nhóm này là
C-28 và C-29 cùng gắn vào carbon tứ cấp này (C-4). Hai nhóm gem metyl này còn
tương quan với C-5 và carbon carbonyl (δC 220.0), cho thấy nhóm carbonyl nằm ở
C-3. H2-1 cho tương quan với một nhóm metylen (δC 34.1, t) được xác định là C-2.
Nhóm metyl tam cấp cuối cùng (δH 0.93, s) cho tương quan với C-8, C-9, C-14 và
một nhóm metylen (δC 34.6, t). Vậy nhóm metyl này là C-30 gắn vào C-8 và nhóm
metylen là C-7. Proton H-5 cho tương quan với C-3, C-7, C-28, C-29 và một nhóm
metylen (δC 20.3, t). Vậy nhóm metylen này là C-6. Đến đây có thể xác định nhóm
metylen cuối cùng trong phân tử (δC 26.6) là C-16. Như vậy cấu trúc cũng như các
dữ kiện trong phổ 1-D NMR của G3A đã được xác định.
Các tương quan HMBC chủ yếu trong hệ vòng của G3A được minh họa trong
Hình 2.
17
12
18
30
2829
17
8
1
3 5
7
10
15
19
23
25
26
27
20
21
O
CH OOH
Hình 2. Các tương quan HMBC chính trên hệ vòng của G3A (54)
Cấu trúc này hoàn toàn phù hợp với phổ 1H-1H COSY (Hình 3).
18
30
2829
17
14
12
91
3
5 7
10 15
19
23
25
26
27
20
21
O
H COOH
Hình 3. Tương quan COSY trong G3A (54)
Về mặt hóa học lập thể, các số liệu phổ NMR trên cho thấy G3A có thế có
khung protostan hay dammaran.
H
H
18
30
2829
17
14
12
91
3
5 7
10 15
19
23
25
26
27
20
21
Khung protostan
H
H
18
30
2829
17
14
12
91
3
5 7
10 15
19
23
25
26
27
20
21
Khung dammaran
Trong phổ NOESY, H3-19 (δH 0.87) cho tương quan với H3-29 (δH 1.06) và H-9
(δH 1.84). Ngoài ra, H-9 còn cho tương quan với H3-18 (δH 1.01). Vậy hợp chất này
có khung protostan. Điều này được củng cố khi so sánh số liệu phổ NMR của G3A
với số liệu phổ của protostan garciosaterpen (60) cô lập từ G. speciosa [34]. Phổ
của hai hợp chất này tương tự nhau và hầu như chỉ khác nhau ở độ dịch chuyển hóa
học ở C-22, C-23 và C-24 (Bảng 2) do G3A mang nối đôi ở C-22/C-23.
18
O
H
COOH
(60)
Vậy G3A là acid (22Z,24E)-3-oxoprotosta-12,22,24-trien-26-oic (54). Số liệu
phổ 1H và 13C NMR và tương quan HMBC của 54 được trình bày trong Bảng 1.
Các tra cứu trên SciFinder ngày 10/09/2010 cho thấy hợp chất này chưa được
công bố trên thế giới.
19
Bảng 1. Số liệu phổ 1H và 13C NMR và tương quan HMBC của acid (22Z,24E)-3-
oxoprotosta-12,22,24-trien-26-oic (54) (G3A) trong CDCl3.
Vị trí δH Tương quan HMBC δC
1 1.56 m
2.10 m
C-2, C-5, C-10 33.3
2 2.38 m
2.65 m
C-3
C-1, C-3
34.1
3 220.5
4 47.1
5 1.97 m C-4, C-6, C-7,C-19, C-28, C-29 49.3
6 1.29 m
1.45 m
C-5, C-7
C-5, C-7, C-8, C-10
20.3
7 1.24 m
2.08 m
C-5, C-6, C-30
C-5, C-6, C-8, C-14, C-30
34.6
8 37.5
9 1.84 m C-8, C-11, C-19, C-30 41.3
10 36.2
11 1.91 m
2.01 m
C-10
24.4
12 5.36 br s C-9, C-11, C-14, C-17 118.5
13 147.8
14 51.2
15 1.26 m
1.60 m
C-13, C-17
C-16, C-17, C-18
31.8
16 1.46 m
1.70 m
C-15
C-13, C-14, C-15
26.6
17 2.34 m C-12, C-13, C-20, C-22 49.3
18 1.01 s C-8, C-13, C-14, C-15 23.7
19 0.87 s C-1, C-5, C-9, C-10 24.1
20 2.89 m C-17, C-21, C-22, C-23 37.1
21 1.09 d (J= 6.5 Hz) C-17, C-20, C-22 20.0
22 5.73 d (J= 11.4 Hz) C-17, C-20, C-21, C-24 145.7
23 6.28 t (J= 11.4 Hz C-20, C-25 122.9
24 7.62 d (J=11.4 Hz) C-22, C-25, C-26, C-27 135.8
25 126.0
26 173.6
27 1.93 s C-24, C-25, C-26 12.1
28 1.07 s C-3, C-4, C-5, C-29 29.0
29 1.06 s C-3, C-4, C-5, C-28 19.9
30 0.93 s C-7, C-8, C-9, C-14 22.5
20
Bảng 2. Bảng so sánh số liệu phổ 1H và 13C NMR của acid (22Z,24E)-3-oxoprotosta-
12,22,24-trien-26-oic (54) và garciosaterpen (60) [34] (trong CDCl3).
54 60 Vị trí
δH δC δH δC
1 1.56 m
2.10 m
33.3 1.71-1.53
2.16-2.01
33.2
2 2.38 m
2.65 m
34.1 2.36
2.66
34.1
3 220.5 220.1
4 47.1 47.1
5 1.97 m 49.3 1.97 49.3
6 1.29 m
1.45 m
20.3 1.33-1.15
1.49-1.42
20.3
7 1.24 m
2.08 m
34.6 1.33-1.15
2.16-2.01
34.6
8 37.5 37.4
9 1.84 m 41.3 1.93 41.2
10 36.2 36.1
11 1.91 m
2.01 m
24.4 1.90-1.86
2.16-2.01
24.1
12 5.36 br s 118.5 5.25-5.23 116.8
13 147.8 148.5
14 51.2 51.6
15 1.26 m
1.60 m
31.8 1.33-1.15
1.71-1.53
31.5
16 1.46 m
1.70 m
26.6 1.49-1.42
1.71-1.53
25.6
17 2.34 m 49.3 2.32-2.23 49.8
18 1.01 s 23.7 0.94 s 22.5
19 0.87 s 24.1 0.88 s 24.3
20 2.89 m 37.1 1.71-1.53 36.2
21 1.09 d (J= 6.5 Hz) 20.0 0.96 d (J= 7.0 Hz) 18.1
22 5.73 d (J= 11.4 Hz) 145.7 1.33-1.14
1.71-1.53
31.8
23 6.28 t (J= 11.4 Hz 122.9 2.16-2.01
2.32-2.23
27.1
24 7.62 d (J=11.4 Hz) 135.8 6.90 qt (J= 11.4, 1.5 Hz) 145.6
25 126.0 126.8
26 173.6 173.3
27 1.93 s 12.1 1.83 d (J= 1.5 Hz) 12.0
28 1.07 s 29.0 1.06 s 29.0
29 1.06 s 19.9 1.08 s 19.9
30 0.93 s 22.5 0.99 s 22.3
21
3.2.2. Garciferolid A (55) (G5B)
26
18
30
2829
17
14
12
9
1
3
5 7
10 15
19
22
24
27
20
21
O
O
O
H
(55)
Garciferolid A (55) (G5B) thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu trắng, đnc.
208-209°C, [α] 27D = -62.70 (c 0.74 trong CHCl3). Khối phổ phân giải cao (HR-MS)
cho mũi ion [M+H]+ ở m/z 451.3224 chứng tỏ hợp chất có công thức phân tử
C30H42O3 (trị số tính toán cho [C30H43O3]+ là 451.3214). Vậy hợp chất này có độ bất
bão hòa là 10.
Phổ UV (Phụ lục 4) cho một đỉnh hấp thu cực đại ở 275 nm, chứng tỏ hợp chất
cũng có hệ nối đôi tiếp cách. Phổ IR (Phụ lục 5) cho các đỉnh hấp thu đặc trưng ứng
với dao động của nhóm C-H sp2 (3109 cm-1), C-H sp3 (2957 cm-1), C=O (1754,
1710 cm-1), C=C (1667, 1620 cm-1), C-O (1060 cm-1), =C-H (758 cm-1).
Phổ 1H (Phụ lục 6), 13C NMR, DEPT 90 và DEPT135 cho các tín hiệu cộng
hưởng ứng với 30 carbon bao gồm một carbon carbonyl cô lập [δC 217.0 (s. C-3)],
một carbon carbonyl của lacton [δC 171.4 (s. C-26)], ba nối đôi carbon-carbon [δH
6.97 (1H. d, J= 1.5 Hz, H-24), 4.97 (1H, d, J= 10.0 Hz, H-22) và 5.30 (1H, d, J= 6.0
Hz, H-11); δC 147.3 (s, C-9), 146.5 (s, C-23), 138.1 (d, C-24), 128.9 (s, C-25),
121.0 (d, C-22) và 116.0 (d, C-11)], một nhóm metyl vinyl [δH 1.99 (3H, br s, H-
27); δC 10.5 (q, C-27)], năm nhóm metyl tam cấp [δH 1.24 (3H, s, H3-19), 1.07 (6H,
s, H3-28 và H3-29), 0.76 (3H, s, H3-30) và 0.75 (3H, s, H3-18)], một nhóm metyl nhị
cấp [δH 1.06 (3H, d, J= 6.5 Hz, H3-21); δC 19.8 (q, C-21)], bảy nhóm metylen, bốn
nhóm metin và bốn carbon tứ cấp. Từ các số liệu phổ trên, có thể dự đoán đây là
22
một triterpen có khung lanostan mang hai nối đôi C=O, ba nối đôi C=C và một
vòng trên dây nhánh.
18
30
2829
17
14
12
9
1
3
5 7
10 15
19
22
20
21
H 25
Khung lanostan
Phổ HSQC và HMBC được dùng để xác định cấu trúc cũng như độ dịch chuyển
hóa học trong phổ 1H và 13C NMR của G5B. Trong phổ HMBC (Bảng 3), hai nhóm
metyl tam cấp ở δH 1.07 (H3-28 và H3-29) tương quan với nhau [H3-28 với C-29 (δC
22.1) và H3-29 với C-28 (δC 25.6)] và cùng tương quan với một carbon tứ cấp (δC
47.7) nên carbon tứ cấp là C-4 mang hai nhóm metyl này. Ngoài ra, hai nhóm gem
metyl này còn cho tương quan với một carbon carbonyl (δC 217.0) và một carbon
metin tam cấp (δC 53.5). Do đó hai carbon này lần lượt là C-3 và C-5.
Nhóm metyl tam cấp ở δH 1.24 (δC 21.8) cho tương quan với C-5 nên nhóm này
là C-19. H3-19 tương quan với một carbon metylen nhị cấp (δC 36.8), một carbon tứ
cấp (δC 39.2) và một carbon olefin hoàn toàn trí hoán (δC 147.3) nên các carbon này
lần lượt là C-1, C-10 và C-9. Proton nhóm metylen ở C-1 cho tương quan với C-3
và một carbon metylen nhị cấp (δC 34.9), được xác định là C-2. Proton nhóm
metylen ở δH 1.64 cho tương quan với C-5 và C-10 nên gắn vào C-6. Trong khi đó,
H-5 cho tương quan với một nhóm metylen (δC 27.9) nên nhóm này là C-7.
Proton olefin ở δH 5.30 cho tương quan với C-10, vậy proton này gắn vào C-11
(δC 116.0), như vậy nối đôi đầu tiên nằm ở vị trí C-9/C-11. Proton H-11 còn cho
tương quan với một carbon metin tam cấp (δC 41.8), một carbon metylen nhị cấp
(δC 37.1) và một carbon tứ cấp (δC 44.6). Vậy ba carbon này lần lượt là C-8, C-12
và C-13. Nhóm metyl ở δH 0.75 cho tương quan với C-12 nên phải gắn vào C-18.
23
H3-18 còn cho tương quan với C-13, một carbon tứ cấp (δC 47.2) và một carbon
metin tam cấp, được xác định là C-14 và C-17, tương ứng.
Trong khi đó, nhóm metyl tam cấp ở δH 0.76 cho tương quan với C-8, C-13, C-
14 nên phải là H3-30. Mặt khác, H3-30 cho tương quan với một carbon metylen (δC
31.8) nên carbon này là C-15. Proton H2-15 cho tương quan với một carbon metylen
(δC 27.7) nên carbon này là C-16.
H-17 cho tương quan với C-13, C-16, C-18, một carbon metin tam cấp (δC 34.5)
và một carbon olefin đơn hoán (δC 121.0). Vậy hai carbon này lần lượt là C-20 và
C-22. Nhóm metyl nhị cấp (δH 1.06) gắn vào C-21 và điều này được xác nhận bằng
tương quan với C-17, C-20 và C-22. Proton H-20 cho tương quan với C-17, C-21,
C-22 và một carbon olefin nhị hoán (δC 146.5), được xác định là C-23. H-22 tương
quan với C-17, C-21 và một carbon olefin đơn hoán, được xác định là C-24. Proton
H-24 cho tương quan với C-23, một carbon olefin hoàn toàn trí hoán (δC 128.9),
carbon carbonyl của lacton (δC 171.4) và carbon của nhóm metyl vinyl [δC 10.5).
Vậy carbon olefin nhị hoán là C-25 mang nhóm carbonyl (C-26) và nhóm metyl
vinyl (C-27). Để thỏa mãn công thức phân tử C30H42O3 với độ bất bão hòa là 10 thì
nhóm carbonyl ở C-26 phải nối với C-23 qua một nguyên tử oxygen tạo thành một
lacton vòng năm.
Các tương quan HMBC chính của G5B (55) được minh họa trong Hình 3. Cấu
trúc của G3A phù hợp với phổ 1H-1H COSY.
26
18
30
2829
17
14
12
9
1
3 5
7
10 15
19
22
24
27
20
21
O
O
O
H
Hình 3. Các tương quan HMBC chính trong G5B (55)
24
Trong phổ NOESY (Hình 4), H-24 (δH 6.97) cho tương quan với H3-27 (δH 1.99)
và H-22 (δH 4.97) chứng tỏ hai nối đôi ở C-22/C-23 và C-24/C-25 đều có cấu hình
cis.
26
17
24
27
20
21
O
O
H
H
22
Hình 4. Tương quan NOE trên dây nhánh của G5B (55)
Cũng trong phổ NOESY, H3-19 (δH 1.24) cho tương quan với H3-29 (δH 1.07) và
H-8 (δH 2.24). Trong khi đó H-8 cho tương quan với H3-18 (δH 0.75). Các tương
quan NOE này xác nhận hợp chất có khung lanostan.
Vậy G5B có cấu trúc 55. Các tra cứu trên SciFinder ngày 10/09/2010 cho thấy
55 chưa được công bố trên thế giới. Chúng tôi đặt tên cho hợp chất này là
garciferolid A (55).
Số liệu phổ 1H và 13C NMR và tương quan HMBC của garciferolid A (55) được
trình bày trong Bảng 3.
25
Bảng 3. Số liệu phổ 1H và 13C NMR và tương quan HMBC của garciferolid A (55)
(G5B) trong CDCl3.
Vị
trí
δH Tương quan HMBC δC
1 1.82 m
2.17 m
C-2, C-3, C-9, C-10, C-19
C-2, C-3, C-5, C-9, C-10
36.8
2 2.40 m
2.72 m
C-1, C-3, C-10
C-1, C-3, C-10
34.9
3 217.0
4 47.7
5 1.38 m C-4, C-7, C-10, C-28, C-29 53.5
6 1.64 m C-5, C-7, C-8, C-10 22.5
7 1.33 m
1.71 m
C-8
C-5
27.9
8 2.24 m 41.8
9 147.3
10 39.2
11 5.30 d (6.0) C-8, C-10, C-12, C-13 116.0
12 1.94 dd (J= 17.0, 6.0 Hz)
2.17 m
C-9, C-11, C-13, C-14, C-18
C-9, C-11, C-13, C-14, C-18
37.1
13 44.6
14 47.2
15 1.38 m C-8, C-13, C-14, C-16, C-17, C-30 31.8
16 1.71 m
1.33 m
C-13, C-17
C-13, C-14, C-17
27.7
17 1.78 m C-13, C-16, C-18, C-20, C-22 51.0
18 0.75 s C-12, C-13, C-14, C-17 14.8
19 1.24 s C-1, C-5, C-9, C-10 21.8
20 2.91 m C-17, C-21, C-22, C-23 34.5
21 1.06 (d, J= 6.5 Hz) C-17, C-20, C-22 19.8
22 4.97 (d, J= 10.0 Hz) C-17, C-21, C-23, C-24 121.0
23 146.5
24 6.97 (d, J= 1.5 Hz) C-23, C-25, C-26, C-27 138.1
25 128.9
26 171.4
27 1.99 br s C-24, C-25, C-26 10.5
28 1.07 s C-3, C-4, C-5, C-29 25.6
29 1.07 s C-3, C-4, C-5, C-28 22.1
30 0.76 s C-8, C-13, C-14, C-15 18.5
26
3.2.3. Garciferolid B (56) (G5C)
26
18
30
2829
17
14
12
9
1
3
5 7
10 15
19
22
24
27
20
21
O
O
OH
(56)
Garciferolid B (56) (G5C) thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu trắng, đnc.
255-256°C, [α] 27D = +54.38 (c 0.32 trong CHCl3), công thức phân tử C30H42O3 (m/z
451.3215 [M+H]+). Phổ UV (Phụ lục 7) cho một đỉnh hấp thu cực đại ở 280 nm,
phổ IR (Phụ lục 8) cho các đỉnh hấp thu đặc trưng ở 2940, 2869, 1763, 1706, 1060,
758 cm-1. Phổ 1H (Phụ lục 9), 13C NMR, HSQC, HMBC (Hình 5 và Bảng 4) và
COSY tương tự phổ của G5B (55). Điểm khác biệt chỉ nằm ở độ dịch chuyển hóa
học của C-22, C-23 và C-24 (Bảng 5). Vậy G5C là một đồng phân vị trí của G5B.
24
26
27
O
O
OH
18
30
2829
17
14
12
9
1
3 5
7
10 15
19
2220
21
Hình 5. Các tương quan HMBC chính trong G5C (56)
Nối đôi C-24/C-25 trong vòng lacton phải có cấu hình cis, vậy có thể dự đoán
nối đôi C-22/C-23 có cấu hình trans. Điều này phù hợp với phổ NOESY, cho thấy
tương quan giữa H-24 và H3-27 nhưng không có tương quan giữa H-22 và H-24.
Vậy G5C có cấu trúc 56. Các tra cứu trên SciFinder ngày 10/09/2010 cho thấy
56 chưa được công bố trên thế giới. Chúng tôi đặt tên cho hợp chất này là
garciferolid B.
Số liệu phổ 1H và 13C NMR và tương quan HMBC của garciferolid B (56) được
trình bày trong Bảng 4.
27
Bảng 4. Số liệu phổ 1H và 13C NMR và tương quan HMBC của garciferolid B (56)
(G5C) trong CDCl3.
Vị trí δH Tương quan HMBC δC
1 1.82 m
2.10 m
C-2, C-3, C-9, C-10, C-19
C-3, C-5
36.7
2 2.39 m
2.71 m
C-3, C-10
C-1, C-3, C-10
34.8
3 216.9
4 47.7
5 1.37 m C-4, C-6, C-7, C-10, C-28, C-29 53.4
6 1.64 m C-5, C-7, C-8, C-10 22.6
7 1.37 m
1.70 m
C-8, C-14
27.7
8 2.25 m 41.9
9 147.3
10 39.2
11 5.31 d (6.0) C-8, C-10, C-12, C-13 116.0
12 1.93 m
2.17 m
C-9, C-11, C-13, C-14, C-18
C-11
37.1
13 44.6
14 47.3
15 1.37 m C-8, C-13, C-14, C-16, C-17, C-30 33.9
16 1.75 m
1.11 m
C-13, C-17
C-13, C-14, C-17, C-20
28.6
17 1.80 m C-13, C-16, C-18, C-20, C-21 50.9
18 0.74 s C-12, C-13, C-14, C-17 14.8
19 1.23 s C-1, C-5, C-9, C-10 21.9
20 2.43 m C-22 35.2
21 1.10 d (J= 6.5 Hz) C-17, C-20, C-22 20.7
22 5.45 d (J= 11.0 Hz) C-21, C-23, C24 120.3
23 130.1
24 7.31 br s C-23, C-25, C-26, C-27 134.0
25 147.1
26 171.1
27 2.02 br s C-23, C-24, C-25, C-26 10.8
28 1.08 s C-3, C-4, C-5, C-29 25.7
29 1.07 s C-3, C-4, C-5, C-28 22.0
30 0.76 s C-8, C-13, C-14, C-15 18.5
28
Bảng 5. Bảng so sánh số liệu phổ 1H và 13C NMR của garciferolid A (55) và
garciferolid B (56) (trong CDCl3).
55 56 Vị trí
δH δC δH δC
1 1.82 m
2.17 m
36.8 1.82 m
2.10 m
36.7
2 2.40 m
2.72 m
34.9 2.39 m
2.71 m
34.8
3 217.0 216.9
4 47.7 47.7
5 1.38 m 53.5 1.37 m 53.4
6 1.64 m 22.5 1.64 m 22.6
7 1.33 m
1.71 m
27.9 1.37 m
1.70 m
27.7
8 2.24 m 41.8 2.25 m 41.9
9 147.3 147.3
10 39.2 39.2
11 5.30 d (6.0) 116.0 5.31 d (6.0) 116.0
12 1.94 dd (J= 17.0, 6.0 Hz)
2.17 m
37.1 1.93 m
2.17 m
37.1
13 44.6 44.6
14 47.2 47.3
15 1.38 m 31.8 1.37 m 33.9
16 1.71 m
1.33 m
27.7 1.75 m
1.11 m
28.6
17 1.78 m 51.0 1.80 m 50.9
18 0.75 s 14.8 0.74 s 14.8
19 1.24 s 21.8 1.23 s 21.9
20 2.91 m 34.5 2.43 m 35.2
21 1.06 (d, J= 6.5 Hz) 19.8 1.10 d (J= 6.5 Hz) 20.7
22 4.97 (d, J= 10.0 Hz) 121.0 5.45 d (J= 11.0 Hz) 120.3
23 146.5 130.1
24 6.97 (d, J= 1.5 Hz) 138.1 7.31 br s 134.0
25 128.9 147.1
26 171.4 171.1
27 1.99 br s 10.5 2.02 br s 10.8
28 1.07 s 25.6 1.08 s 25.7
29 1.07 s 22.1 1.07 s 22.0
30 0.76 s 18.5 0.76 s 18.5
29
3.2.4. Dulxanthon A (57) (G6A)
(57)
11
1
34a10a5
8a 9a
7
15
12
14
O
O OH
OCH3
OH
HO
Dulxanthon A (57) (G6A) thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu vàng, đnc.
234-236°C. Hợp chất này cho phản ứng màu đỏ sẫm với thuốc thử FeCl3/MeOH
cho thấy đây là một dẫn xuất phenol.
Phổ 1H NMR (Phụ lục 10 và 11) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với sự hiện
diện của một nhóm –OH kiềm nối [δH 13.26 (1H, s, 1-OH)], một proton hương
phương cô lập [δH 6.42 (1H, s, H-2)], hai proton hương phương ghép cặp orto [δH
7.64 (1H, d, J= 8.8 Hz) và 6.99 (1H, d, J= 8.8 Hz)], một nhóm 3-metyl-2-butenyl
[δH 5.28 (1H, m, H-12), 3.55 (2H, d, J= 7.0 Hz, H2-11), 1.83 (3H, s, H3-14) và 1.63
(3H, d, J= 0.5 Hz, H3-15)] và một nhóm metoxyl [δH 3.96 (3H, s, 3-OMe)].
Phổ 13C NMR (Phụ lục 12 và 13) cho thấy hợp chất có 19 carbon gồm một
carbon carbonyl tiếp cách [δC 181.6 (s)], 12 carbon hương phương, một nhóm thế
isoprenyl [δC 131.7 (s, C-13), 123.4 (d, C-12), 22.0 (t, C-11), 25.9 (q, C-15) và 17.9
(q, C-14)] và một nhóm –OCH3 [δC 56.6 (q, 3-OCH3)].
Trong số 12 carbon hương phương có sáu carbon mang oxygen [δC 164.9, 163.1,
154.7, 152.4, 147.5 và 133.4]. Vì C-4a và C-10a của nhân xanthon đã mang oxygen
nên hợp chất này phải là một xanthon tetraoxygen hóa.
Nhóm –OH kiềm nối phải gắn vào C-1 để tạo cầu nối hydrogen nội phân tử với
nhóm carbonyl. Độ dịch chuyển hóa học của nhóm metoxyl [δC 56.1 < 60.0] chứng
tỏ nhóm này không mang hai nhóm thế ở vị trí orto. Trong phổ 1H NMR, proton
hương phương xuất hiện ở vùng từ trường thấp [δH 7.64] cho thấy proton này chịu
ảnh hưởng giảm chắn của nhóm carbonyl và do đó gắn vào C-8. H-8 có kiểu mẫu
ghép cặp orto (d, J= 8.8 Hz) chứng tỏ C-7 mang proton. H-7 cũng xuất hiện dưới
30
dạng mũi đôi với hằng số ghép cặp orto (d, J= 8.8 Hz) cho thấy C-5 và C-6 mang
nhóm thế.
So sánh các số liệu phổ trên với tài liệu tham khảo [35] cho thấy G6A là 1,5,6-
trihydroxy-3-metoxy-4-(3-metyl-2-butenyl)xanthon hay dulxanthon A (57), đã được
cô lập trước đây từ Garcinia dulcis [35].
Số liệu phổ 1H và 13C NMR của dulxanthon A (57) (G6A) được tóm tắt trong
Bảng 6.
Bảng 6. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của dulxanthon A
(57) (G6A) trong aceton-d6.
Vị trí δH δC
1 163.1
2 6.42 s 94.9
3 164.9
4 108.6
4a 154.7
5 133.4
6 152.4
7 6.99 d (J= 8.8 Hz) 113.3
8 7.64 d (J= 8.8 Hz) 117.6
8a 114.7
9 181.6
9a 103.2
10a 147.9
11 3.55 d (J= 7.0 Hz) 22.0
12 5.28 m 123.4
13 131.7
14 1.84 s 17.9
15 1.63 d (J= 0.5 Hz) 25.9
1-OH 13.26 s
3-OCH3 3.92 s 56.6
31
3.2.5. 6-Hydroxy-1,5-dimetoxyxanthon (58) (G7A)
3
(58)
O
O OCH3
HO
OCH3
10a
1
4a
5
7 9
8a 9a
6-Hydroxy-1,5-trimetoxyxanthon (58) (G7A) thu được dưới dạng tinh thể hình
kim màu vàng, cho phản ứng dương tính với thuốc thử FeCl3/MeOH.
Phổ 1H NMR (Phụ lục 14 và 15) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với sự hiện
diện của một nhóm -OH tự do [δH 5.99 (br s, 6-OH), một vòng benzen 1,2,3- tam
hoán [δH 6.77 (1H, br d, J= 8.3 Hz, H-2), 7.55 (1H, t, J= 8.3 Hz, H-3) và 6.99 (1H,
dd, J= 8.3 và 0.5 Hz, H-4)], hai proton hương phương ghép cặp orto [δH 7.32 (1H,
d, J= 9.0 Hz, H-8) và 7.14 (1H, d, J= 9.0 Hz, H-7)] và hai nhóm metoxyl [δH 4.05
(3H, s, 5-OMe) và 4.01 (3H, s, 1-OMe)].
Phổ 13C NMR (Phụ lục 16 và 17) cho thấy sự hiện diện của 15 carbon trong đó
có một carbon carbonyl [δC 176.0 (s, C-9)], hai nhóm metoxyl [δC 56.5 (q, 1-OMe)
và 62.6 (q, 5-OMe)] và 12 carbon hương phương trong đó có năm carbon mang
oxygen [δC 160.7 (s, C-1), 157.5 (s, C-4a), 149.9 (s, C-6), 145.4 (s, C-10a) và 144.6
(s, C-5)].
Vậy hợp chất này là một xanthon trioxygen hóa mang một nhóm hydroxyl tự do
và hai nhóm metoxyl. Để phù hợp với sự hiện diện của một vòng benzen 1,2,3- tam
hoán và không có nhóm -OH kiềm nối thì vòng A phải mang nhóm thế -OMe ở vị
trí C-1. Điều này phù hợp với độ lệch hóa học của C-9 (δC 175.6).
Lý luận tương tự trường hợp 57, vòng B mang một nhóm hydroxyl tự do và một
nhóm metoxyl ở C-5 và C-6. Nếu nhóm -OMe ở vị trí C-5 (mang hai nhóm thế ở vị
trí orto) thì tìn hiệu cộng hưởng trong phổ 13C NMR xuất hiện ở vùng từ trường δC
> 60 ppm, còn nếu nhóm -OMe ở vị trí C-6 thì mũi cộng hưởng xuất hiện ở vùng từ
32
trường δC < 60 ppm. Độ lệch hóa học của nhóm -OMe này là 62.6 ppm chứng tỏ
nhóm này nằm ở vị trí C-5, suy ra nhóm -OH gắn vào C-6.
Vậy G7A là 6-hydroxy-1,5-dimetoxyxanthon (58). Hợp chất này đã được cô lập
trước đây từ cây mù u Calophyllum inophyllum [36]. Các số liệu phổ trên phù hợp
với tài liệu tham khảo này.
Số liệu phổ 1H và 13C NMR của 58 được trình bày trong Bảng 7.
Bảng 7. Số liệu phổ 1H (500 MHz) và 13C NMR (125 MHz)
của 6-hydroxy-1,5-dimetoxyxanthon (58) (G7A) trong CDCl3.
Vị trí δH δC
1 160.7
2 6.77 br d (J= 8.3 Hz) 109.6
3 7.55 t (J= 8.3 Hz) 134.5
4 6.99 dd (J= 8.3, 0.5 Hz) 105.2
4a 157.5
5 144.6
6 149.9
7 7.14 d (J= 9.0 Hz) 113.4
8 7.32 d (J= 9.0 Hz) 121.5
8a 117.2
9 176.0
9a 112.8
10a 145.4
1-OCH3 4.01 s 56.5
5-OCH3 4.05 s 62.6
6-OH 5.99 br s
33
3.2.6. 2-Hydroxyxanthon (59) (G7B)
3
(59)
O
O
OH
10a
1
4a
5
7 9
8a 9a
2-Hydroxyxanthon (59) (G7B) thu được ở dạng tinh thể hình kim màu vàng.
Phổ 1H NMR của G7B (Phụ lục 18 và 19) cho các mũi cộng hưởng ứng với một
nhóm –OH tự do [δH 8.95 (1H, s, 2-OH)], một vòng benzen 1,2,4- tam hoán [δH
7.63 (1H, d, J= 3.0 Hz, H-1), 7.51 (1H, d, J= 9.0 Hz, H-4) và 7.38 (1H, dd, J= 9.0
và 3.0 Hz, H-3)] và một vòng benzen 1,2- nhị hoán [δH 8.25 (1H, dd, J=8.0 và 1.5
Hz, H-8), 7.83 (1H, ddd, J= 8.5, 8.0 và 1.5 Hz, H-6), 7.58 (1H, dd, J=8.0 và 0.5 Hz,
H-5) và 7.44 (1H, ddd, J= 8.0, 7.5 và 1.0 Hz, H-7)].
Do mẫu quá ít (1.8 mg) không đo được phổ 13C NMR, chúng tôi so sánh số liệu
phổ trên với phổ của 2-hydroxyxanthon [37] (Bảng 7) và thấy có sự tương đồng.
Ngoài ra, thực hiện SKBM cho thấy G7B cho vết có cùng Rf của chất đối chiếu 2-
hydroxyxanthon cô lập từ thân cây còng nước (Calophyllum dongnaiense) có cấu
trúc được xác định bằng phổ 1-D và 2-D NMR [37]. Vậy G7B là 2-hydroxyxanthon
(59), đôi khi được tìm thấy trong họ Bứa [38].
Số liệu phổ 1H NMR của G7B và 2-hydroxyxanthon (59) [37] được tóm tắt
trong Bảng 8.
34
Bảng 8. Số liệu phổ 1H NMR của G7B và 2-hydroxyxanthon (59) [37] trong
aceton-d6.
δH Vị trí
G7B 59 [137]
1 7.63 d (J= 3.0 Hz) 7.63 d (J= 3.0 Hz)
3 7.38 dd (J= 9.0 và 3.0 Hz) 7.37 dd (J= 8.8 và 3.3 Hz)
4 7.51 d (J= 9.0 Hz) 7.50 d (J= 9.0 Hz)
5 7.58 dd (J= 8.0 và 0.5 Hz) 7.56 d (J= 8.5 Hz)
6 7.83 ddd (J= 8.5, 8.0 và 1.5 Hz) 7.82 ddd (J= 8.8, 7.3 và 1.8 Hz)
7 7.44 ddd (J= 8.0, 7.5 và 1.0 Hz) 7.43 td (J= 8.3 và 1.0 Hz)
8 8.25 dd (J= 8.0 và 1.5 Hz) 8.24 dd (J= 8.0 và 2.0 Hz)
2-OH 8.95 s 8.92 s
35
3.3. Thực nghiệm
Thiết bị và điều kiện thí nghiệm
Năng lực triền quang đo bằng triền quang kế A. Krüss Optronic. Điểm nóng
chảy đo bằng máy đo điểm nóng chảy Wagner & Munz Polytherm A, nhiệt kế
không điều chỉnh. Phổ UV ghi bằng quang phổ kế UV-Vis Agilent 8453 Diode
Array, dung môi EtOH. Phổ IR ghi bằng quang phổ kế hồng ngoại Bruker
Equinox55, ép trong KBr. Khối phổ phân giải cao (HR-ESIMS) ghi bằng máy
Bruker micrOTOF-QII (80 eV). Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ghi bằng máy NMR
Bruker Avance 500 [500 MHz (1H) và 125 MHz (13C)] với TMS là chất chuẩn nội
(δ= 0.00 ppm).
SKC được thực hiện trên silica gel 60 (40-63 µm, Merck) hay RP-18 (40-63 µm,
Merck). SKC lọc bằng gel được thực hiện trên Sephadex LH-20 (GE Healthcare).
SKBM được thực hiện trên bản silica gel 60 F254 (250 µm, Merck) hay RP-18 F254s
(250 µm, Merck). Các cấu tử trên bản mỏng được phát hiện bằng đèn tử ngoại, cho
vào bình đựng iod hay xịt với dung dịch FeCl3/MeOH.
Eter dầu hỏa có nhiệt độ sôi 45-90°C.
3.3.1. Thu hái mẫu và điều chế cao
Vỏ cây gỏi (Garcinia ferrea Pierre) được thu hái ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang và được nghiên cứu viên Đặng Văn Sơn, Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí
Minh định danh. Mẫu sau khi hái về được phơi khô, xay nhỏ rồi trích kiệt (2.8 kg)
bằng bộ chiết Soxhlet với eter dầu hỏa. Thu hồi dung môi bằng máy cô quay thu
được cao eter dầu hỏa (75 g).
Sắc ký cột cao này trên silica gel sử dụng hệ dung ly eter dầu hỏa–AcOEt có độ
phân cực tăng dần thu được 8 phân đoạn (G1-8). Trong đề tài này chúng tôi khảo
sát bốn phân đoạn là G3, G5, G6 và G7.
Kết quả sắc ký cột cao eter dầu hỏa được trình bày trong Sơ đồ 1.
36
Sơ đồ 1. Kết quả sắc ký cột cao eter dầu hỏa của vỏ cây gỏi
3.3.2. Phân lập chất
Khảo sát phân đoạn 3
Lấy 1 g phân đoạn 3 (G3) đem SKC trên silica gel (eter dầu hỏa-aceton) thu
được bốn phân đoạn (G3.1-3.4). SKC phân đoạn thứ ba (G3.3, 838 mg) trên silica
gel (aceton-eter dầu hỏa) thu được năm phân đoạn (G3.3.1-5). Tinh chế phân đoạn
G3.3.3 (642 mg) trên Sephadex LH-20 (CHCl3-MeOH 1:1) thu được acid
(22Z,24E)-3-oxoprotosta-12,22,24-trien-26-oic (54) (G3A, 520 mg).
Quy trình phân lập 54 (G3A) từ phân đoạn G3 được tóm tắt trong Sơ đồ 2.
Khảo sát phân đoạn 5
SKC phân đoạn 5 (G5, 6.5 g) nhiều lần trên silica gel (eter dầu hỏa-AcOEt, eter
dầu hỏa-aceton rồi eter dầu hỏa-CHCl3) thu được garciferolid A (55) (G5B, 35 mg)
và garciferolid B (56) (G5C, 8.2 mg).
Quy trình phân lập 55 (G5B) và 56 (G5C) từ phân đoạn G5 được tóm tắt trong
Sơ đồ 3.
Cao eter dầu hỏa
(75 g)
1. G1 (3.6 g)
2. G2 (4.4 g)
3. G3 (22.3 g)
4. G4 (14.7 g)
5. G5 (6.5 g)
6. G6 (4.2 g)
7. G7 (3.9 g)
8. G8 (9.8 g)
SKC, silica gel, eter dầu hỏa-AcOEt
(0-100%) => 8 pđ
37
SKC, silica gel, eter dầu hỏa-CHCl3
- SKC, silica gel, eter dầu hỏa-AcOEt
- SKC, silica gel, eter dầu hỏa-aceton
Sơ đồ 2. Sơ đồ phân lập hợp chất 54 (G3A) từ phân đoạn G3
Sơ đồ 3. Sơ đồ phân lập 55 (G5B) và 56 (G5C) từ phân đoạn G5
Một phần G3 (1 g)
G3.3 (838 mg)
SKC, silica gel, aceton-eter dầu hỏa
=> 5 phân đoạn (G3.3.1-5)
G3.3.3 (642 mg)
G3A (54) (520 mg)
SKC, Sephadex LH-20,
CHCl3-MeOH 1:1
G5A
(225 mg)
G5
(6.5 g)
CDE5.1.5
(56) (8.2 mg)
G5B
(55) (35 mg)
SKC, silica gel, eter dầu hỏa-aceton
=> 4 phân đoạn (G3.1-4)
38
Khảo sát phân đoạn 6
SKC phân đoạn 6 (G6, 4.2 g) trên silica gel (eter dầu hỏa-AcOEt) thu được bảy
phân đoạn (G6.1-7). Tinh chế phân đoạn G6.5 (163 mg) trên Sephadex LH-20
(CHCl3-MeOH 1:1) thu được dulxanthon A (57) (G6A, 7.5 mg).
Quy trình phân lập 57 (G6A) từ phân đoạn G6 được tóm tắt trong Sơ đồ 4.
Sơ đồ 4. Sơ đồ phân lập hợp chất 57 (G6A) từ phân đoạn G6
Khảo sát phân đoạn 7
SKC phân đoạn 7 (G7, 3.9 g) trên silica gel (eter dầu hỏa-aceton) rồi RP-18
(H2O-MeOH) thu được 6-hydroxy-1,5-dimetoxyxanthon (58) (G7A, 4.6 mg) và một
phân đoạn (G7B′) được tinh chế bằng SKC lọc trên Sephadex LH-20 (CHCl3-
MeOH 1:1) thu được 2-hydroxyxanthon (59) (G7B, 1.8 mg).
SKC, Sephadex LH-20,
CHCl3-MeOH (1:1)
SKC, silica gel, eter dầu hỏa-
AcOEt => 7 phân đoạn (G6.1-7)
G6A
(57) (7.5 mg)
G6.5
(163 mg)
G6
(4.2 g)
39
Sơ đồ 5. Sơ đồ phân lập hợp chất 58 (G7A) và 59 (G7B) từ phân đoạn G7
- SKC, silica gel, eter dầu hỏa-aceton
- SKC, RP-18, H2O-MeOH
SKC, Sephadex LH-20,
CHCl3-MeOH
G7B
(59) (1.8 mg)
G7B′
(25 mg)
G7A
(58) (4.6 mg)
G7
(3.9 g)