Khảo sát thành phần hóa học vỏ cây và vỏ trái sấu đỏ (Sandoricum koetjape Merr.)
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VỎ CÂY VÀ VỎ TRÁI SẤU ĐỎ (Sandoricum koetjape Merr.)
Mở đầu
Họ Xoan (Meliaceae) là một họ thực vật nhiệt đới có hoa được sử dụng nhiều
trong y học dân gian. Các khảo sát về thành phần hóa học cho thấy họ này chứa
nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học đa dạng. Chi Sandoricum là chi nhỏ nhất của
họ Xoan với một loài duy nhất là cây sấu đỏ (Sandoricum koetjape). Sấu đỏ được
dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ, ghẻ ngứa; nước sắc của vỏ cây dùng cho phụ nữ sau
khi sinh. Các nghiên cứu trước đây cho thấy trong cây sấu đỏ có một số hợp chất có
khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của khối u.
Để góp phần vào việc nghiên cứu cây sấu đỏ ở Việt Nam, trong luận văn này
chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hoá học của vỏ cây và vỏ trái thu hái ở tỉnh
Bình Dương.
MỤC LỤC
1. Lời mở đầu . 1
2. Tổng quan 2
2.1. Giới thiệu về họ Xoan . 2
2.1.1. Đặc điểm thực vật 2
2.1.2. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học . 2
2.2. Cây sấu đỏ . 7
2.2.1. Đặc điểm thực vật . 7
2.2.2. Công dụng . 9
2.2.3. các nghiên cứu hóa học trước đây 9
3. Nghiên cứu . 13
3.1. Giới thiệu chung . 13
3.2. Kết quả và biện luận . 13
3.2.1. Acid bryononic 15
3.2.2. Acid 4-Metylbenzoic . 19
3.2.3. 4-Metyl benzoat etyl . 20
3.2.4. Acid koetjapic . 22
3.2.5. Acid 3-oxo-olean-12-en-29-oic . 26
3.2.6. Acid 3-oxo-olean-12-en-30-oic . 29
3.3. Thực nghiệm 32
3.3.1. Thu hái mẫu và điều chế cao 32
3.3.2. Cô lập chất . 33
4. Kết luận 36
Tài liệu tham khảo 37
Phụ lục
Phiếu đăng kí tham dự Hội nghị Khoa học
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3468 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thành phần hóa học vỏ cây và vỏ trái sấu đỏ (Sandoricum koetjape Merr.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
2. Tổng quan
2.1 Giới thiệu về họ Xoan
2.1.1 Đặc điểm thực vật
Họ Xoan (Meliaceae), là một họ thực vật nhiệt đới chủ yếu là cây thân gỗ, có
khoảng 50 chi với hơn 550 loài, phân bố khắp các miền nhiệt đới [1].
Tại Việt Nam theo GS. Phạm Hoàng Hộ, họ Xoan có 20 chi với 85 loài phân bố
rải rác khắp đất nước [2].
2.1.2 Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
Các nghiên cứu hóa học cho thấy họ Xoan chứa nhiều triterpenoid tirucallan,
dramaran, oleanan, multifloran và một số alkaloid. Ngoài ra họ này còn chứa nhiều
limonoid.
Nhiều chi trong họ Xoan có chứa tirucallan. Năm 1984, Purushothaman và các
cộng sự đã cô lập từ lá cây Walsura piscidia hai tirucallan là piscidinol A (1) và B
(2), ba apotirrucallan là piscidinol C (3), D (4) và E (5).
Từ quả nhóm này thu được một tertranortriterpenoid là piscidofuran (6) và từ vỏ
cây họ tìm thấy hợp chất 7-deacetoxy-7-hydrocyazadiron (7) và dẫn xuất 1,2-
dihydro (8) của hợp chất này [3].
OH
R
OH
OH
(1) R=O
(2) R=H, β-OH
3
O
O
OH
AcO
O
OH
HO
O
O
OR2
AcO
R
O
OR1
R1O
(3) (4) R=H, α- OH, R1 = R2 = H
(5) R=O, R1= R2 =H
O
O
O
O
O
COO
OHAcO
1
2
O
O
OH
(6) (7)
(8) 1,2-dihydro
Năm 1994, từ vỏ cây Aglaia leucophylla, Benosman và các cộng sự cô lập được
các triterpenoid là acid (24Z)-3,4-secotirucalla-4,7,24-trien-3,26-dioic (9) và 3-
monometyl ester của acid này (10) [4].
COOH
ROOC (9) R =H
(10) R =Me
4
Cũng trong năm 1994, từ gỗ và vỏ cây Dyxoxylum pettigrewiannum, Mulholland
và cộng sự đã cô lập được các tirucallan là acid 3-oxo-7,24Z-tirucalladien-26-oic
(11), acid 3-oxo-7,24E-tirucalladien-26-oic (12), acid 3α-hydroxy-7,24Z-
tirucalladien-26-oic (13) và hai acid là acid dysoxylic A (14) và B (15) [5].
R
COOH
R
COOH
(12)(11) R = O
(13) R = α-OH
R1
COOH
OR2
(14) R1 = α-OAc, R2 = H
(15) R1 = O, R2 = Ac
Năm 1999, Mohamad và cộng sự đã cô lập được từ vỏ cây Dysoxylum
macranthum 11 tirucallan mới trong đó bốn chất (16-19) có khả năng gây độc trên
dòng tế bào KB với nồng độ IC50 tương ứng là 5.6, 5.0, 8.3 và 1.0 μg/ml [6].
R1
H
R2
R3
R5
R4
R3
O
R1
O
R2
(16) R1= CH3, R2=OH, R3=OH, R4=R5=O (18) R1 = CH2OH, R2 = OH, R3 = O
(17) R1= CH3, R2= R3=H, R4 = R5 = O (19) R1 = CH3, R2 = OH, R3 = H, α-OH
5
Cây Dysoxylum richii mọc ở vùng Fuji được người dân địa phương lấy lá và vỏ
cây để điều trị chứng cứng chi, méo mặt ở trẻ em, bướu dưới da và một số bệnh lây
qua đường tình dục. Năm 1990, Aalbersberg và Singh đã cô lập từ quả cây này 4
dammaran triterpenoid là richenoat metyl (20), richenol (21), richenon (22) và acid
richernoic (23) [7].
O
H
ROOC (20) R =Me
(21) R = H
H
HO
O
(22)
O
O
(23)
H
Các hợp chất 20-23 có khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn và trừ nấm
Lemna minor. Các hợp chất 20, 21 và 23 ngăn ngừa sự phát triển của cả hai loại vi
khuẩn Staphylococus aureus và Bacillus subtilis [7].
Năm 1999, Huang và cộng sự đã cô lập được từ trái cây Dysoxylum cauliflorum
các hợp chất 23(24→25) abeo-20R,2,4-dihydroxydammaran-3-on (24) [8].
(24)
OH
O
6
Cũng năm 1999, Mulholand và Naidoo cô lập từ bột cây Dysoxylum muellerii hai
dammaran là cabraleon (25) và richenon (22) [9].
OH
O
OH
(25)
Năm 2000, Hisham và các cộng sự cô lập từ lá cây Dysoxylum malabaricum một
triterpenoid có khung cycloartan là 24R-acetoxy-3β,25-dihydroxycycloartan (26) và
một triterpen có khung lupan là lupeol (27) [10].
(26) (27)
OH
HOHO
AcO
Năm 2002, Castellanos và cộng sự đã cô lập từ vỏ cây Cedrela montana hai
triterpen khung oleanan là 3-oxo-11α,12α-epoxy oleanan-28,13β-olid (28) và 3-
oxo-olean-11-en-28,13β-olid (29) [11].
COO
O
O
COO
O
(28) (29)
7
Họ Xoan còn là nguồn cung cấp dồi dào các limonoid. Năm 1995, từ cây Melia
toosandan, Zhou và cộng sự đã cô lập được 18 limonoid gây chứng chán ăn trong
đó có trichilin I (30) [12].
Năm 2005, từ ba loài thuộc họ Xoan là Khaya ivorensis, Chukrasia tabularis và
Khaya senegalensis, Abdelgaleil và Aswad đã cô lập được 17 limonoid gây chán ăn
và có thể ngăn chặn sự phát triển của loài sâu Spodoptera littoralis trong đó có
angolensat metyl (31) và 6-hydroxyangolensat metyl (32) [13].
AcO
OH
HO
H
OH
OAc O
OO
CH3CH2(CH3)CHCOO H
O
H
O
O
O
O
O
COOCH3
R
(30) (31 ) R = H
(32 ) R = OH
Ngoài ra, họ Xoan còn chứa alkaloid. Năm 2005, Vardamides và cộng sự đã cô
lập được từ vỏ cây Turraeanthus africanus hai hợp chất 10-O-demetyl-17-O-metyl
isoarnottianamid (33) và 11-demetoxyl-12-metoxyl oxynitidin (34) [14].
O
O
N(CH3)CHOHO
CH3O
OCH3 N
O
OOCH3
CH3O CH3
O
(33) (34)
2.2 Cây sấu đỏ
2.2.1 Đặc điểm thực vật
Sấu đỏ còn gọi là sấu chua hay sấu tía, có tên khoa học là Sandoricum koetjape
Merr. hay Sandoricum indicum Cav., thuộc họ Xoan (Meliaceae).
8
Cây phân bố ở Châu Á, ở các nước Ấn Độ, Xri Lanca, Mianmar, Indonesia, Thái
Lan, Malaisia, Campuchia, Lào, Việt Nam, Philipin và đảo Moluca. Tại Việt Nam
cây có ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình
Dương [15].
Cây gỗ cao 20-30 m, nhánh non có lông nhung. Lá mọc so le, không có lá kèm
dài 15-20 cm, rộng 8-10 cm. Hoa nhỏ, vàng, xếp từng đôi thành chùm nhiều xim
nhỏ mang 2-3 hoa. Quả hạch hình cầu có lông đường kính 5-6 cm, màu vàng đậm, 5
ô hoặc ít hơn.
Quả có thịt trắng mềm, có vị chua và dịu. Hạt dạng quả hạnh nhân có màu nâu.
Cây ra hoa tháng 1-3, quả tháng 5-6, rụng lá mùa đông [15].
Hình 1. Hình cây sấu đỏ (Sandoricum koetjape Merr.)
Hình 2. Hình hoa và quả sấu đỏ (Sandoricum koetjape Merr.)
9
2.2.2 Công dụng
Ở Ấn Độ và Thái Lan người ta dùng rễ cây trị kiết lỵ và tiêu chảy, lá sắc uống trị
tiêu chảy. Ở Malaisia rễ được dùng làm thuốc bổ trương lực, nước sắc của vỏ cây
được dùng cho phụ nữ sau khi sinh. Ở Indonesia rễ dùng phối hợp với vỏ cây
Carapa obova trị bệnh bạch đới. Ở Philipin, nạc của quả được dùng làm mứt
[16,17].
2.2.3 Các nghiên cứu hóa học trước đây
Các nghiên cứu trước đây cho thấy trong thân cây và vỏ trái sấu đỏ chứa dẫn xuất
của triperpen oleanan và multifloran. Trong hạt và lá chứa limonoid còn trong dầu
trái chứa acid béo.
Năm 1972, Sim và Lee thu được hai acid triterpen là acid bryonolic (35) và acid
bryononic (36) từ cao eter dầu hỏa của vỏ trái [17].
R
HOOC
R1
(35) R =OH, R1 = H
(36) RR1 = O
Đồng thời, từ cao metanol của vỏ trái họ còn cô lập được một polyalcol là
mesoinositol (37) và một ester là mucat dimetyl (38) [17].
OMe
OH
OH
OH
OH
O
MeO
O
OH
OH
OH
OH
HO
HO
(37) (38)
10
Năm 1991, từ hạt của cây này, Powell và cộng sự đã cô lập được hai limonoid có
hoạt tính gây chứng chán ăn là sandoricin (39) và 6-hydroxysandoricin (40). Hai
hợp chất này từng được dùng kết hợp với thức ăn để diệt côn trùng [18].
O
O
O
O
O
O
CO2Me
O
OH OH
O
O
O
O
O OH
O
CO2Me
O
(39) (40)
Năm 1992, Kaneda và cộng sự tìm thấy trong thân cây một số terpen, trong đó có
acid koetjapic (41) và acid 3–oxo–olean–12–en–29-oic (42). Hai acid này có độc
tính đối với dòng tế bào P-388 [19]. Ngoài ra, chúng còn có khả năng ngăn chặn
hoạt động của virus Epstein – Barr, là tác nhân thúc đẩy sự hoạt động của các khối u
[20]. Năm 2004, Rasadah và cộng sự nghiên cứu hoạt tính của 42 và cho thấy chất
này còn có khả năng kháng viêm [21].
HOO
H
C
COOH HOOC
H
O
(41) (42)
Năm 1995, Kosela và cộng sự nghiên cứu cao eter dầu hỏa của thân cây và tìm
thấy hai secotriterpen mới là acid secobryononic (43) và acid secoisobryononic
(44). Từ bột vỏ cây họ cô lập được acid bryononic (36) và hai acid secobryononic
và acid secoisobryononic dưới dạng ester metyl (45, 46) [22].
11
ROOC
H
ROOC
ROOC
H
ROOC
(43) R= H (44) R =H
(45) R = Me (46) R = Me
Năm 2001, Tanaka và cộng sự đã cô lập ba acid triterpenoid mới từ vỏ cây. Đó là
acid sandorinic A (47), acid sandorinic B (48) và acid sandorinic C (49). Acid
sandorinic A có khả năng gây độc đối với dòng tế bào ung thư bạch cầu Leukemia
HL-60 với nồng độ IC50 là 15 μg/ml [23].
O
OH
HOOC
R
O
OH
HOOC
OH
H
(56) R = OH (57)
(58) R = H
Năm 2003, Ismail và các cộng sự khảo sát thân và vỏ cây. Sử dụng kỹ thuật
HPLC, nhóm này đã cô lập được ba limoloid là sandrapin A (50), B (51) và C (52).
Họ xác định được sandrapin A chiếm 0,006%, sandrapin B chiếm 0,002% và
sandrapin chiếm 0,001% thành phần của lá khô [24].
12
(59) R = CH3
CH CH2 CH3
CH3
(60) R =
CH
CH3
CH3(61) R =
O
O
O
O
O
OAc
H
COOCH3
AcO
RCOO
OH
Năm 2004, nhóm nghiên cứu của Ismail tiếp tục khảo sát lá cây và cô lập được
thêm hai limonoid nữa là sandrapin D (53) và E (54) [25].
C C
CH3
CH3
H
(53) R =
C CH2
CH3
(54) R=
O
O
O
O
O
OAc
H
COOCH3
AcO
RCOO
OH
Trong luận văn thạc sĩ “Khảo sát thành phần hóa học cao eter dầu hỏa của vỏ trái
sấu đỏ (Sandoricum koetjape Merr.)”, Tống Thị Lệ Hằng [26] đã khảo sát thành
phần hóa học của vỏ trái thu hái ở tỉnh Bình Dương và cô lập được năm hợp chất là
acid 3-oxo-olean-12-en-29-oic (42), acid 3-oxo-olean-9(11),12-dien-30-oic (55),
acid 20-epibryonolic (56), piscidinol A (1) và B (2).
COOH
H
O
COOH
HO
H
(55) (56)