LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói ngày nay trong khoa học máy tính không lĩnh vực nào có thể quan trọng hơn lĩnh vực nối mạng. Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau, dùng chung hoặc chia sẽ dữ liệu thông qua việc in ấn hay sao chép qua đĩa mềm, CDRoom .
Vì vậy hạ tầng mạng máy tính là phần không thể thiếu trong các tổ chức hay các công ty. Trong điều kiện kinh tế hiện nay hầu hết đa số các tổ chức hay công ty có phạm vi sử dụng bị giới hạn bởi diện tích và mặt bằng đều triển khai xây dựng mạng LAN để phục vụ cho việc quản lý dữ liệu nội bộ cơ quan mình được thuận lợi, đảm bảo tính an toàn dữ liệu cũng như tính bảo mật dữ liệu mặt khác mạng Lan còn giúp các nhân viên trong tổ chức hay công ty truy nhập dữ liệu một cách thuận tiện với tốc độ cao. Một điểm thuận lợi nữa là mạng LAN còn giúp cho người quản trị mạng phân quyền sử dụng tài nguyên cho từng đối tượng là người dùng một cách rõ ràng và thuận tiện giúp cho những người có trách nhiệm lãnh đạo công ty dễ dàng quản lý nhân viên và điều hành công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
w Thầy Toànđã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, trong quá trình nghiên cứu và học tập trong khoá học qua.
w Giám đốc cùng tập thể anh chị em nhân viên công ty EET đã chỉ bảo, giúp em thực hiện thành công kỳ thực tập này.
I. Đặc điểm nhiệm vụ:
1) Thuận lợi:
Được thực tập và làm việc trong một công ty lớn và phát triển trong lĩnh vực siêu thị điện máy và CNTT ở Nha Trang, được phân công tham gia và thực hiện việc khảo sát, thiết kế, cài đặt quản lý hệ thống mạng công ty. Với những kiến thức được trang bị về lĩnh vực công nghệ thông tin tương đối đầy đủ ở giảng đường ở các thầy cô ngoài ra còn được sự hỗ trợ tận tình của các anh chị nhân viên trong công ty TNHH TM Tường Nghiêm 2 em đã hoàn thành tốt chuyến thực tế ngắn về khảo sát, thiết kế, cài đặt quản lý hệ thống mạng công ty Tường Nghiêm 2.
2) Khó khăn:
Thời gian thực hiện công việc chỉ trong một tháng nên không thể tìm hiểu kỹ về hệ thống để có thể khảo sát tính ổn định của hệ thống.
Việc tìm hiểu, khảo sát trong thời gian ngắn nên đôi khi có một số chỗ còn thiếu sót.
II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Phần I : Khái quát lý thuyết
A. Tổng quan về hệ thống máy tính
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI MẠNG MÁY TÍNH
Vào giữa những năm 50, những hệ thống máy tính đầu tiên ra đời sử dụng bóng đèn điện tử nên kích thước rất cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc nhập dữ liệu vào máy tính được thực hiện thông qua các bia đục lỗ và kết quả được đưa ra máy in,điều này làm mất rất nhiều thời gian và bất tiện cho người sử dụng.
Đến giữa những năm 60, cùng với sự phát triển của các ứng dụng trên máy tính và nhu cầu trao đổi thông tin với nhau , một số nhà sản xuất máy tính đã nghiên cứu chế tạo thành công các thiết bị truy cập từ xa tới các máy tính của họ, và đây chính là những dạng sơ khai của hệ thống máy tính.
Đến đầu những năm 70, hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM ra đời cho phép khả năng tính toán của các trung tâm máy tính đến các vùng ở xa. Đến giữa những năm 70, IBM đã giớithiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được thiết kế chế tạo cho lĩnh vực ngân hàng, thương mại. Thông qua dây cáp mạng các thiết bị đầu cuối có thể truy cập cùng một lúc đến một máy tính dùng chung. Đến năm 1977, công ty Datapoint Corporation đã tung ra thị trường hệ điều hành mạng của mình là”Attache Resource Computer Network” (Arcnet) cho phép liên kết các máy tính và các thiết bị đầu cuối lại bằng dây cáp,và đó chính là hệ điều hành mạng đầu tiên
MỤC LỤC
Lời mở đầu : . Trang 1.
I. Đặc điểm nhiệm vụ: . Trang 2.
1) Thuận lợi: . Trang 2.
2) Khó khăn: Trang 2.
II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trang 2.
Phần I : Khái quát lý thuyết Trang 2.
A. Tổng quan về hệ thống máy tính . Trang 2.
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI MẠNG MÁY TÍNH . Trang 2.
II. KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MẠNG MÁY TÍNH Trang 3.
III. KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA MẠNG LAN . Trang 3.
B. Tổng quan về mạng LAN và thiết bị mạng LAN Trang 4.
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN . Trang 4.
1. Cấu trúc tôp của mạng . Trang 4.
2. Mạng hình sao (Star topology) . Trang 4.
3. Mạng hình tuyến Bus (Bus topology) Trang 5.
4. Mạng dạng vòng (Ring topology) Trang 6.
5. Mạng dạng kết hợp . Trang 7.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUY NHẬP ĐƯỜNG TRUYỀN Trang 7.
II.1 GIAO THỨC CSMA/CD (carrier Sense Multiple Access with Collision Detection) Trang 7.
II.2 GIAO THỨC TRUYỀN THẺ BÀI Trang 8.
II.3 GIAO THỨC FDDL Trang 9.
II.4. Một số bộ giao thức kết nối mạng . Trang 9.
II.4.1 TCP/IP . Trang 9.
II.4.2 NetBEUI Trang 9.
II.4.3 IPX/SPX . Trang 10.
II.4.4 DECnet . Trang 10.
III. Bộ giao thức TCP/IP . Trang 10.
III.1 Tổng quan về bộ giao thức TCP/IP . Trang 10.
III.1.1 Tầng liên kết . Trang 11.
III.1.2 Tầng Internet Trang 11.
III.1.3 Tầng giao vận . Trang 11.
III.1.4 Tầng ứng dụng Trang 11.
III.1.5 Một số giao thức cơ bản trong bộ giao thức TCP/IP Trang 13.
III.1.5.1 Giao thức liên mạng IP (Internet Protocol) . Trang 13.
III.1.5.1.1 Giới thiệu chung . Trang 13.
III.1.5.1.2 Ý nghĩa các tham số trong IP header Trang 14
III.1.5.1.3 Một số giao thức điều khiển Trang 19.
III.1.5.1.3.1 Giao thức ICMP Trang 15.
III.1.5.1.3.2 Giao thức ARP . Trang 16.
III.1.5.1.3.3 Giao thức RARP Trang 16.
III.1.5.2 Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) Trang 16.
IV. CÁC KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH TRONG MẠNG LAN . Trang 18.
IV.1 PHÂN ĐOẠN MẠNG LAN . Trang 18.
IV.1.1 MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN ĐOẠN MẠNG LAN . Trang 18.
IV.1.2 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG REPEATER . Trang 19.
IV.1.3 PHÂN ĐOẠN BĂNG CẦU NỐI Trang 21.
IV.1.4 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG ROUTER Trang 22.
IV.1.5 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG BỘ CHUYỂN MẠCH Trang 22.
IV.2 CÁC CHẾ ĐỘ CHUYỂN MẠCH TRONG LAN . Trang 23.
IV.2.1 CHUYỂN MẠCH LƯU VÀ CHUYỂN . Trang 24.
IV.2.2 CHUYỂN MẠCH NGAY Trang 24.
V. MÔ HÌNH THIẾT KẾ MẠNG LAN . Trang 24.
V.1 MÔ HÌNH PHÂN CẤP (Hierarchical models) . Trang 24.
V.2 MÔ HÌNH AN NINH . Trang 25.
Phần II: Thực hiện . Trang 26.
1. Yêu cầu hệ thống: . Trang 26.
2. Khảo sát: Trang 27.
a) Chức năng chính của công ty: . Trang 27.
b) Tổ chức bộ máy: . Trang 27.
2.1. Điều kiện thi công và chủng loại vật liệu: Trang 30.
2.2. Lựa chọn giải pháp và mô hình thiết kế: Trang 30.
2.2.1. Lựa chọn hệ điều hành mạng: . Trang 30.
2.2.2. Lựa chọn kiến trúc mạng . Trang 30.
2.2.3. Lựa chọn giải pháp kỹ thuật (khả năng vận hành, tính tương thích, quản lý .) Trang 30.
3. Thiết kế sơ đồ mạng: . Trang 31.
3.1. Thiết kế sơ đồ mạng ở tầng vật lý: Trang 31.
3.2. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức logic: Trang 33.
3.3. Lựa chọn thiết bị: . Trang 34.
3.4. Lựa chọn phần mềm: . Trang 34.
3.5. Thiết bị bảo vệ điện áp: . Trang 35.
3.6. Lập kế hoạch thực hiện: . Trang 35.
4. Cài đặt hệ thống: Trang 35.
4.1. Cài đặt hệ điều hành cho server: Trang 35.
4.2. Cài đặt các dịch vụ mạng và các giao thức: . Trang 37.
4.2.1. Cài đặt dịch vụ DHCP: Trang 37.
4.2.1.1. Khái niệm DHCP Trang 37.
4.2.1.2. Cài đặt dịch vụ DHCP: Trang 37.
a) Cài đặt: Trang 37.
b) Cấu hình DHCP: . Trang 41.
4.3. Nâng cấp Domain trên Winserver 2003 . Trang 46.
5. Lắp đặt máy tính và các thiết bị ngoại vi: Trang 52.
6. Chia sẻ tài nguyên máy con: Trang 52.
7. Kiểm tra sự kết nối, vận hành gói tin qua thiết bị Switch: Trang 53.
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI Trang 54.
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG . Trang 54.
1. Về mặt lý thuyết: Trang 54.
2. Về mặt ứng dụng việc mở rộng hệ thống mạng sau này: . Trang 54.
II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN, MỞ RỘNG CỦA ĐỀ TÀI Trang 54.
LỜI KẾT Trang 56.
Bảng chi tiết thiết bị Trang 57.
Bảng dự trù thiết bị lắp đặt . Trang 58.
Mục Lục . Trang 59.
68 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6385 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát, thiết kế, cài đặt, quản lý hệ thống mạng công ty EET, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h riêng cho mỗi giao thức. Trong đường dây cáp liên tục có một thẻ bài chạy quanh trong mạng.
Phần dữ liệu của thẻ bài có một bít biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (Bận hoặc rỗi). Trong thẻ bài có chứa một địa chỉ đích và mạng dạng xoay vòng thì trật tự của sự truyền thẻ bài tương đương với trật tự vật lý của trạm xung quanh vòng. Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài rỗi, khi đó trạm sẽ đổi bít trạng thái của thẻ bài thành bận, nén gói dữ liệu có kèm theo địa chỉ nơi nhận vào thẻ bài và truyền đi theo chiều của vòng. Thẻ bài lúc này trở thành khung mang dữ liệu. Trạm đích sau khi nhận khung mang dữ liệu này sẽ copy dữ liệu vào bộ đệm rồi tiếp tục truyền khung theo vòng nhưng thêm một thông tin xác nhận. Trạm nguồn nhận lại khung của mình (theo vòng) đã nhận đúng, rồi bít bận thành bít rỗi và truyền thẻ bài đi.
Vì thẻ bài chạy vòng quanh trong mạng kín và có một thẻ nên việc đụng độ dữ liệu không thể xẩy ra. Do vậy hiệu suất truyền dữ liệu của mạng không thay đổi, trong các giao thức này cần giải quyết hai vấn đề có thể dấn đến phá vỡ hệ thống. Một là việc mất thẻ bài làm cho trên vòng không còn thẻ bài lưu chuyển nữa. Hai là một thẻ bài tuân thủ đúng sự phân chia của môi trường mạng, hoạt động dựa vào sự xoay vòng tới các trạm. Việc truyền thẻ bài sẽ không thực hiện được nếu việc xoay vòng bị đứt đoạn. Giao thức phải chữa các thủ tục kiểm tra thẻ bài để cho phép khôi phục lại thẻ bài bị mất hoặc thay thế trạng thái của thẻ bài và cung cấp các phương tiện để sửa đổi logic (thêm vào, bớt đi hoặc định lại trật tự của các trạm).
II.3. GIAO THỨC FDDL
FDDL là kỹ thuật dùng các mạng có cấu trúc vòng, chuyển thẻ bài tốc độ cao bằng phương tiện cáp sợi quang.
FDDL sử dụng cơ chế chuyển thẻ bài trong vòng tròn khép kín. Lưu thông trên mạng FDDL bao gồm 2 luồng giống nhau theo hai hướng ngược nhau. FDDL thường được sử dụng với hai mạng trục trên đó những mạng LAN công suất thấp có thể nối vào. Các mạng LAN đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao và dải băng thông lớn cũng có thể sử dụng FDDL.
Hình 4: Cấu trúc mạng dạng vòng của FDDL
II.4. Một số bộ giao thức kết nối mạng
II.4.1 TCP/IP
− Ưu thế chính của bộ giao thức này là khả năng liên kết hoạt động của nhiều loại máy tính khác nhau.
− TCP/IP đã trở thành tiêu chuẩn thực tế cho kết nối liên mạng cũng như kết nối Internet toàn cầu.
II.4.2 NetBEUI
− Bộ giao thức nhỏ, nhanh và hiệu quả được cung cấp theo các sản phẩm của hãng IBM, cũng như sự hỗ trợ của Microsoft.
− Bất lợi chính của bộ giao thức này là không hỗ trợ định tuyến và sử dụng giới hạn ở mạng dựa vào Microsoft.
II.4.3 IPX/SPX
− Đây là bộ giao thức sử dụng trong mạng Novell.
− Ưu thế: nhỏ, nhanh và hiệu quả trên các mạng cục bộ đồng thời hỗ trợ khả năng định tuyến.
II.4.4 DECnet
− Đây là bộ giao thức độc quyền của hãng Digital Equipment Corporation.
− DECnet định nghĩa mô hình truyền thông qua mạng LAN, mạng MAN và WAN. Hỗ trợ khả năng định tuyến.
III. Bộ giao thức TCP/IP:
TCP/IP - Transmission Control Protocol/ Internet Protocol
III.1 Tổng quan về bộ giao thức TCP/IP:
TCP/IP là bộ giao thức cho phép kết nối các hệ thống mạng không đồng nhất với nhau. Ngày nay, TCP/IP được sử dụng rộng rãi trong các mạng cục bộ cũng như trên mạng Internet toàn cầu. TCP/IP được xem là giản lược của mô hình tham chiếu OSI với bốn tầng như sau:
− Tầng liên kết mạng (Network Access Layer)
− Tầng Internet (Internet Layer)
− Tầng giao vận (Host-to-Host Transport Layer)
− Tầng ứng dụng (Application Layer)
Hình III.1: Kiến trúc TCP/IP
III.1.1 Tầng liên kết:
Tầng liên kết (còn được gọi là tầng liên kết dữ liệu hay là tầng giao tiếp mạng) là tầng thấp nhất trong mô hình TCP/IP, bao gồm các thiết bị giao tiếp mạng và chương trình cung cấp các thông tin cần thiết để có thể hoạt động, truy nhập đường truyền vật lý qua thiết bị giao tiếp mạng đó.
III.1.2 Tầng Internet:
Tầng Internet (còn gọi là tầng mạng) xử lý qua trình truyền gói tin trên mạng. Các giao thức của tầng này bao gồm: IP (Internet Protocol), ICMP (Internet Control Message Protocol), IGMP (Internet Group Messages Protocol).
III.1.3 Tầng giao vận:
Tầng giao vận phụ trách luồng dữ liệu giữa hai trạm thực hiện các ứng dụng của tầng trên. Tầng này có hai giao thức chính: TCP (Transmission Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol) TCP cung cấp một luồng dữ liệu tin cậy giữa hai trạm, nó sử dụng các cơ chế như chia nhỏ các gói tin của tầng trên thành các gói tin có kích thước thích hợp cho tầng mạng bên dưới, báo nhận gói tin, đặt hạn chế thời gian time-out để đảm bảo bên nhận biết được các gói tin đã gửi đi. Do tầng này đảm bảo tính tin cậy, tầng trên sẽ không cần quan tâm đến nữa. UDP cung cấp một dịch vụ đơn giản hơn cho tầng ứng dụng. Nó chỉ gửi các gói dữ liệu từ trạm này tới trạm kia mà không đảm bảo các gói tin đến được tới đích. Các cơ chế đảm bảo độ tin cậy cần được thực hiện bởi tầng trên.
III.1.4 Tầng ứng dụng:
Tầng ứng dụng là tầng trên cùng của mô hình TCP/IP bao gồm các tiến trình và các ứng dụng cung cấp cho người sử dụng để truy cập mạng. Có rất nhiều ứng dụng được cung cấp trong tầng này, mà phổ biến là: Telnet: sử dụng trong việc truy cập mạng từ xa, FTP (File Transfer Protocol): dịch vụ truyền tệp, Email: dịch vụ thư tín điện tử, WWW (World Wide Web).
Hình III.2: Quá trình đóng/mở gói dữ liệu trong TCP/IP
Cũng tương tự như trong mô hình OSI, khi truyền dữ liệu, quá trình tiến hành từ tầng trên xuống tầng dưới, qua mỗi tầng dữ liệu được thêm vào một thông tin điều khiển được gọi là phần header. Khi nhận dữ liệu thì quá trình xảy ra ngược lại, dữ liệu được truyền từ tầng dưới lên và qua mỗi tầng thì phần header tương ứng được lấy đi và khi đến tầng trên cùng thì dữ liệu không còn phần header nữa. Hình vẽ III.3 cho ta thấy lược đồ dữ liệu qua các tầng. Trong hình vẽ này ta thấy tại các tầng khác nhau dữ liệu được mang những thuật ngữ khác nhau:
− Trong tầng ứng dụng dữ liệu là các luồng được gọi là stream.
− Trong tầng giao vận, đơn vị dữ liệu mà TCP gửi xuống tầng dưới gọi là TCP segment.
− Trong tầng mạng, dữ liệu mà IP gửi tới tầng dưới được gọi là IP datagram.
− Trong tầng liên kết, dữ liệu được truyền đi gọi là frame.
Hình III.3: Cấu trúc dữ liệu trong TCP/IP với OSI:
Mỗi tầng Bảng sau chỉ rõ mối tương quan giữa các tầng trong TCP/IP có thể là một hay nhiều tầng của OSI. tầng trong mô hình TCP/IP với OSI. OSI và TCP/IP Physical Layer và Data link Layer, Network Layer, Transport Layer, Data link Layer, Internet Layer, Transport Layer, Session Layer, Presentation Layer, Application Layer, Application Layer.
Sự khác nhau giữa TCP/IP và OSI chỉ là:
− Tầng ứng dụng trong mô hình TCP/IP bao gồm luôn cả 3 tầng trên của mô hình OSI.
− Tầng giao vận trong mô hình TCP/IP không phải luôn đảm bảo độ tin cậy của việc truyển tin như ở trong tầng giao vận của mô hình OSI mà cho phép thêm một lựa chọn khác là UDP
III.1.5 Một số giao thức cơ bản trong bộ giao thức TCP/IP
III.1.5.1 Giao thức liên mạng IP (Internet Protocol):
III.1.5.1.1 Giới thiệu chung
Giới thiệu chung Giao thức liên mạng IP là một trong những giao thức quan trọng nhất của bộ giao thức TCP/IP.
Mục đích của giao thức liên mạng IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu. IP là giao thức cung cấp dịch vụ phân phát datagram theo kiểu không liên kết và không tin cậy nghĩa là không cần có giai đoạn thiết lập liên kết trước khi truyền dữ liệu, không đảm bảo rằng IP datagram sẽ tới đích và không duy trì bất kỳ thông tin nào về những datagram đã gửi đi. Khuôn dạng đơn vị dữ liệu dùng trong IP được thể hiện trên hình vẽ III.4
Hình III.4: Khuôn dạng dữ liệu trong IP
III.1.5.1.2 Ý nghĩa các tham số trong IP header:
− Version (4 bit): chỉ phiên bản (version) hiện hành của IP được cài đặt.
− IHL (4 bit): chỉ độ dài phần header tính theo đơn vị từ (word - 32 bit).
− Type of Service (8 bit): đặc tả tham số về yêu cầu dịch vụ.
− Total length (16 bit): chỉ độ dài toàn bộ IP datagram tính theo byte. Dựa vào trường này và trường header length ta tính được vị trí bắt đầu của dữ liệu trong IP datagram.
− Indentification (16 bit): là trường định danh, cùng các tham số khác như địa chỉ nguồn (Source address) và địa chỉ đích (Destination address) để định danh duy nhất cho mỗi datagram được gửi đi bởi 1 trạm. Thông thường phần định danh (Indentification) được tăng thêm 1 khi 1 datagram được gửi đi.
− Flags (3 bit): các cờ, sử dụng trong khi phân đoạn các datagram. 01 2 0 DF MF Bit 0: reseved (chưa sử dụng, có giá trị 0) bit 1: ( DF ) = 0 (May fragment) = 1 (Don’t fragment) bit 2 : ( MF) =0 (Last fragment) =1 (More Fragment)
− Fragment Offset (13 bit): chỉ vị trí của đoạn phân mảnh (Fragment) trong datagram tính theo đơn vị 64 bit.
− TTL (8 bit): thiết lập thời gian tồn tại của datagram để tránh tình trạng datagram bị quẩn trên mạng. TTL thường có giá trị 32 hoặc 64 được giảm đi 1 khi dữ liệu đi qua mỗi router. Khi trường này bằng 0 datagram sẽ bị hủy bỏ và sẽ không báo lại cho trạm gửi.
− Protocol (8 bit): chỉ giao thức tầng trên kế tiếp.
− Header checksum (16 bit): để kiểm soát lỗi cho vùng IP header.
− Source address (32 bit): địa chỉ IP trạm nguồn.
− Destination address (32 bit): địa chỉ IP trạm đích.
− Option (độ dài thay đổi): khai báo các tùy chọn do người gửi yêu cầu, thường là:
Độ an toàn và bảo mật,
Bảng ghi tuyến mà datagram đã đi qua được ghi trên đường truyền,
Time stamp,
Xác định danh sách địa chỉ IP mà datagram phải qua nhưng datagram không bắt buộc phải truyền qua router định trước.
Xác định tuyến trong đó các router mà IP datagram phải được đi qua. Kiến trúc địa chỉ IP (IPv4) Địa chỉ IP (IPv4): Địa chỉ IP (IPv4) có độ dài 32 bit và được tách thành 4 vùng, mỗi vùng (mỗi vùng 1 byte) thường được biểu diễn dưới dạng thập phân và được cách nhau bởi dấu chấm (.).
III.1.5.1.3 Một số giao thức điều khiển
III.1.5.1.3.1 Giao thức ICMP
ICMP (Internet Control Message Protocol) là một giao thức của lớp IP, được dùng để trao đổi các thông tin điều khiển dòng số liệu, thông báo lỗi và các thông tin trạng thái khác của TCP/IP.
III.1.5.1.3.2 Giao thức ARP
ARP (Address Resolution Protocol) là giao thức giải (tra) địa chỉ để từ địa chỉ mạng xác định được địa chỉ liên kết dữ liệu (địa chỉ MAC).
III.1.5.1.3.3Giao thức RARP
RARP (Reverse Address Resolution Protocol) là giao thức giải ngược (tra ngược) từ địa chỉ MAC để xác định IP. Quá trình này ngược lại với quá trình giải thuận địa chỉ IP – MAC mô tả ở trên.
III.1.5.2 Giao thức TCP (Transmission Control Protocol)
TCP và UDP là 2 giao thức ở tầng giao vận và cùng sử dụng giao thức IP trong tầng mạng. Nhưng không giống như UDP, TCP cung cấp dịch vụ liên kết tin cậy và có liên kết. Có liên kết ở đây có nghĩa là 2 ứng dụng sử dụng TCP phải thiết lập liên kết với nhau trước khi trao đổi dữ liệu. Sự tin cậy trong dịch vụ được cung cấp bởi TCP được thể hiện như sau:
− Dữ liệu từ tầng ứng dụng gửi đến được TCP chia thành các segment có kích thước phù hợp nhất để truyền đi.
− Khi TCP gửi 1 segment, nó duy trì một thời lượng để chờ phúc đáp từ trạm nhận. Nếu trong khoảng thời gian đó phúc đáp không tới được trạm gửi thì segment đó được truyền lại.
− Khi TCP trên trạm nhận nhận dữ liệu từ trạm gửi nó sẽ gửi tới trạm gửi 1 phúc đáp tuy nhiên phúc đáp không được gửi lại ngay lập tức mà thường trễ một khoảng thời gian.
− TCP duy trì giá trị tổng kiểm tra (checksum) trong phần Header của dữ liệu để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào trong quá trình truyền dẫn. Nếu 1 segment bị lỗi thì TCP ở phía trạm nhận sẽ loại bỏ và không phúc đáp lại để trạm gửi truyền lại segment bị lỗi đó. Giống như IP datagram, TCP segment có thể tới đích một cách không tuần tự. Do vậy TCP ở trạm nhận sẽ sắp xếp lại dữ liệu và sau đó gửi lên tầng ứng dụng đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu. Khi IP datagram bị trùng lặp TCP tại trạm nhận sẽ loại bỏ dữ liệu trùng lặp đó .
Hình III.7: Khuôn dạng TCP segment
TCP cũng cung cấp khả năng điều khiển luồng. Mỗi đầu của liên kết TCP có vùng đệm (buffer) giới hạn do đó TCP tại trạm nhận chỉ cho phép trạm gửi truyền một lượng dữ liệu nhất định (nhỏ hơn không gian buffer còn lại). Điều này tránh xảy ra trường hợp trạm có tốc độ cao chiếm toàn bộ vùng đệm của trạm có tốc độ chậm hơn. Khuôn dạng của TCP segment được mô tả trong hình III.7 Các tham số trong khuôn dạng trên có ý nghĩa như sau:
− Source Port (16 bits ) là số hiệu cổng của trạm nguồn.
− Destination Port (16 bits ) là số hiệu cổng trạm đích.
− Sequence Number (32 bits) là số hiệu byte đầu tiên của segment trừ khi bit SYN được thiết lập. Nếu bit SYN được thiết lập thì sequence number là số hiệu tuần tự khởi đầu ISN (Initial Sequence Number ) và byte dữ liệu đầu tiên là ISN + 1. Thông qua trường này TCP thực hiện việc quản lí từng byte truyền đi trên một kết nối TCP.
− Acknowledgment Number (32 bits). Số hiệu của segment tiếp theo mà trạm nguồn đang chờ để nhận và ngầm định báo nhận tốt các segment mà trạm đích đã gửi cho trạm nguồn .
− Header Length (4 bits). Số lượng từ (32 bits) trong TCP header, chỉ ra vị trí bắt đầu của vùng dữ liệu vì trường Option có độ dài thay đổi. Header length có giá trị từ 20 đến 60 byte .
− Reserved (6 bits). Dành để dùng trong tương lai.
− Control bits : các bit điều khiển URG : xác đinh vùng con trỏ khẩn có hiệu lực. ACK : vùng báo nhận ACK Number có hiệu lực. PSH : chức năng PUSH. RST : khởi động lại liên kết. SYN : đồng bộ hoá các số hiệu tuần tự (Sequence number). FIN : không còn dữ liệu từ trạm nguồn.
− Window size (16 bits) : cấp phát thẻ để kiểm soát luồng dữ liệu (cơ chế cửa sổ trượt). Đây chính là số lượng các byte dữ liệu bắt đầu từ byte được chỉ ra trong vùng ACK number mà trạm nguồn sẫn sàng nhận.
− Checksum (16 bits). Mã kiểm soát lỗi cho toàn bộ segment cả phần header và dữ liệu.
− Urgent Pointer (16 bits). Con trỏ trỏ tới số hiệu tuần tự của byte cuối cùng trong dòng dữ liệu khẩn cho phép bên nhận biết được độ dài của dữ liệu khẩn. Vùng này chỉ có hiệu lực khi bit URG được thiết lập.
− Option (độ dài thay đổi ). Khai báo các tuỳ chọn của TCP trong đó thông thường là kích thước cực đại của 1 segment: MSS (Maximum Segment Size).
− TCP data (độ dài thay đổi ). Chứa dữ liệu của tầng ứng dụng có độ dài ngầm định là 536 byte . Giá trị này có thể điều chỉnh được bằng cách khai báo trong vùng Option.
IV. CÁC KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH TRONG MẠNG LAN
IV.1 PHÂN ĐOẠN MẠNG LAN
IV.1.1 MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN ĐOẠN MẠNG LAN
Mục đích của phân chia băng thông hợp lý đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng trong mạng. Đồng thời tận dụng hiệu quả nhất băng thông đang có. Để thực hiện tốt điều này cần hiểu rõ khái niệm: Miền xung đột (Collition domain) và miền quảng bá (Broadcast domain).
* Miền xung đột (còn gọi là miền băng thông – Bandwith domain)
Như đã miêu tả trong hoạt động của Ethernet, hiện tượng xung đột xảy ra khi hai trạm trong cùng một phân đoạn mạng đồng thời truyền khung, Miền xung đột được định nghĩa là vùng mạng mà trong đó các khung phát ra có thể gây xung đột với nhau. Càng nhiều trạm trong cùng một miền xung đột thì sẽ làm tăng sự xung đột và làm giảm tốc độ đường truyền. Vì thế mà miền xung đột còn có thể gọi là miền băng thông (các trạm trong cùng miền này sẽ chia sẻ băng thông của miền).
Khi sử dụng các thiết bị kết nối khác nhau, ta sẽ phân chia mạng thành các miền xung đột và miền quảng bá khác nhau.
IV.1.2 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG REPEATER
Thực chất repeater không phân đoạn mạng mà chỉ mở rộng đoạn mạng về mặt vật lý. Nói chính xác thì repeater cho phép mở rộng miền xung đột.
Hình 5: Kết nối mạng Ethernet 10 Base T sử dụng Hub
Hệ thống mạng 10 Base T sử dụng Hub như là một bộ repeater nhiều cổng. Các máy trạm cùng nối một Hub sẽ thuộc cùng một miền xung đột.
Giả sử 8 trạm nối cùng một Hub 10 Base T tốc độ 10Mb/s, vì tại một thời điểm chỉ có một trạm được truyền khung nên băng thông trung bình mỗi trạm có được là: 10 Mb/s : 8 trạm=1,25 Mbps /1 trạm.
Hình sau minh hoạ miền xung đột và miền quảng bá khi sử dụng repeater:
Hình 6: Miền xung đột và miền quảng bá khi phân đoạn mạng bằng Repeater
Một điều cần chú ý khi sử dụng repeater để mở rộng mạng thì khoảng cách xa nhất giữa 2 trạm sẽ bị hạn chế. Trong hoạt động của Ethernet trong cùng một miền xung đột, giá trị slotTime sẽ quy định việc kết nối các thiết bị, việc sử dụng nhiều repeater làm tăng giá trị trễ truyền khung vượt quá giá trị cho phép gây ra hoạt động không đúng trong mạng.
Hình 7: Quy định việc sử dụng Repeater để liên kết mạng
IV.1.3. PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG CẦU NỐI
Cầu nối hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI, nó có khả năng kiểm tra phần địa chỉ MAC trong khung và dựa vào địa chỉ nguồn, địa chỉ đích nó sẽ ra quyết định đẩy khung này tới đâu. Quan trọng là qua đó ta có thể liên kết các miền xung đột với nhau trong cùng một miền quảng bá mà các miền xung đột này vẫn độc lập với nhau.
Hình 8: Việc truyền tin diễn ra bên A không diễn ra bên B
Khác với trường hợp sử dụng repeater ở trên, băng thông lúc này chỉ bị chia sẻ trong từng miền xung đột, mỗi máy tính trạm được sử dụng nhiều băng thông hơn, lợi ích khác của việc sử dụng cầu nối là ta có hai miền xung đột riêng biệt nên mỗi miền có riêng giá trị slottime do vậy có thể mở rộng tối đa cho từng miền
Hình 9: Miền xung đột và miền quảng bá với việc sử dụng Bridge
Tuy nhiên việc sử dụng cầu nối bị giới hạn bởi quy tắc 80/20, theo quy tắc này thì cầu nối chỉ hoạt động hiệu quả khi chỉ có 20 % tải của phân đoạn đi qua cầu, 80% là tải trọng nội bộ phân đoạn.
Hình 10: Quy tắc 80/20 đối với việc sử dụng Bridge
IV.1.4 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG ROUTER
Router hoạt động ở tầng 3 trong mô hình OSI, nó có khả năng kiểm tra header của gói IP nên đưa ra quyết định, đơn vị dữ liệu mà các bộ định tuyến thao tác là các bộ định tuyến đồng thời tạo ra các miền xung đột và miền quảng bá riêng biệt
Hình 11: Phân đoạn mạng bằng Router
IV.1.5 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG BỘ CHUYỂN MẠCH
Bộ chuyển mạch là thiết bị phức tạp nhiều cổng cho phép cấu hình theo nhiều cách khác nhau. Có thể cấu hình để cho nó trở thành nhiều cầu ảo như sau:
Hình 12: Có thể cấu hình bộ chuyển mạch thành nhiều cấu hình ảo
Bảng tổng kết thực hiện phân đoạn mạng bằng các thiết bị kết nối khác nhau
Thiết bị
Miền xung đột
Miền quảng bá
Repeater
Một
Một
Bridge
Nhiều
Một
Router
Nhiều
Nhiều
Switch
Nhiều
Một hoặc Nhiều
IV.2 CÁC CHẾ ĐỘ CHUYỂN MẠCH TRONG LAN
Như phần trên đã trình bày, bộ chuyển mạch cung cấp khả năng tương tự như cầu nối, nhưng có khả năng thích ứng tốt hơn trong trường hợp phải mở rộng quy mô, cũng như trong trường hợp phải cải thiện hiệu suất vận hành của toàn mạng. Bộ chuyển kết nối nhiều đoạn mạng hoặc thiết bị thực hiện chức năng của nó bằng cách xây dựng và duy trì một cơ sở dữ liệu danh sách các cổng và các phân đoạn mạng kết nối tới. Khi một khung tin gửi tới, bộ chuyển mạch sẽ kiểm tra địa chỉ đích có trong khung tin. Sau đó tìm số cổng tương ứng trong cơ sở dữ liệu để gửi khung tin đến đúng cổng, cách thức vận chuyển khung tin cho hai chế độ chuyển mạch:
Chuyển mạch lưu – và - chuyển (store- and- forward switching)
Chuyển mạch ngay (cut – through switch)
IV.2.1 CHUYỂN MẠCH LƯU VÀ CHUYỂN
Các bộ chuyển mạch lưu và chuyển hoạt động như cầu nối. Trước hết, khi có khung tin gửi tới, bộ chuyển mạch sẽ nhân toàn bộ khung tin, kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu của khung tin, sau đó mới chuyển tiếp khung tin tới cổng cần chuyển.
Khung tin trước hết phải được lưu lại để kiểm tra tính toàn vẹn do đó sẽ có một độ trễ nhất định từ khi dữ liệu được nhận tới khi dữ liệu được chuyển đi, với chế độ chuyển mạch này các khung tin đảm bảo tính toàn vẹn mới được chuyển mạch. Các khung tin lỗi sẽ không được chuyển từ phân đoạn mạng này đến phần đoạn mạng khác.
IV.2.2 CHUYỂN MẠCH NGAY
Các bộ chuyển mạch ngay hoạt động nhanh hơn so với các bộ chuyển mạch lưu và chuyển, bộ chuyển mạch đọc địa chỉ đích ở phần đầu khung tin rồi chuyển ngay khung tin tới cổng tương ứng mà không cần kiểm tra tính toàn vẹn. Khung tin được chuyển ngay thậm chí trước khi bộ chuyển mạch nhận đủ dòng bít dữ liệu. Khung tin đi ra khỏi bộ chuyển mạch trước khi nó được nhận đủ các bộ chuyển mạch đời mới có khả năng giám sát các cổng của nó và quyết định sẽ sử dụng phương pháp chuyển ngay sang phương pháp lưu và chuyển nếu số lỗi trên cổng vượt quá một ngưỡng xác định.
V. MÔ HÌNH THIẾT KẾ MẠNG LAN
V.1 MÔ HÌNH PHÂN CẤP (Hierarchical models)
Hình 13: Mô hình mạng phân cấp
Cấu trúc
- Lớp lõi (Core Layer) đây là trục xương sống của mạng (Backbone), thường được dùng các bộ chuyển mạch có tốc độ cao (high – speed switching), thường có các đặc tính như độ tín cậy cao, có công suất dư thừa, có khả năng tự khắc phục lỗi, có khả năng lọc gói, hay lọc các tiến trình đang chuyển trong mạng.
- Lớp phân tán (Distribution Layer) Lớp phân tán là ranh giới giữa lớp truy nhập và lớp lõi của mạn. Lớp phân tán thực hiện các chức năng như đảm bảo gửi dữ liệu đến từng phân đoạn mạng, đảm bảo an ninh – an toàn phân đoạn mạng theo nhóm công tác. Chia miền Broadcast/Multicast, định tuyến giữa các LAN ảo (VLAN), chuyển môi trường truyền dẫn, định tuyến giữa các miền, tạo biên giới giữa các miền trong tuyến định tuyến tĩnh và động, thực hiện các bộ lọc gói (theo địa chỉ, theo số hiệu cổng…). Thực hiện các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ QOS.- Lớp truy nhập (Access Layer) lớp truy nhập cung cấp các khả năng truy nhập cho người dùng cục bộ hay từ xa truy nhập vào mạng. Thường được thực hiện bằng các bộ chuyển mạch (Switch) trong môi trường campus, hay các công nghệ WAN.
Đánh giá mô hình
- Giá thành thấp.
- Dễ cài đặt .
- Dễ mở rộng.
- Dễ cô lập lỗi.
V.2 MÔ HÌNH AN NINH
Hệ thống tường lửa 3 phần (Three - part Firewall System ) đặc biệt quan trọng trong thiết kế WAN. Ở đây chỉ nêu một khía cạnh chung nhất cấu trúc của mô hình sử dụng trong thiết kế mạng LAN.
Hình 14: Mô hình tường lửa 3 phần
LAN cô lập làm vùng đệm giữa mạng công tác với bên ngoài (LAN cô lập được gọi là khu phi quân sự hay vùng DMZ)
Thiết bị định tuyến trong có cài đặt bộ lọc gói được đặt giữa DMZ và mạng công tác.
Thiết bị định tuyến ngoài có cài đặt bộ lọc gói được đặt giữa DMZ và mạng ngoài.
Phần II: Thực hiện
Yêu cầu hệ thống:
Thiết kế mạng LAN cho văn phòng công ty là một đề tài mang tính chất thực tế Việc thiết kế mạng LAN trong công ty hoặc cho doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp có được sự tiết kiệm về kinh phí cho các thiết bị như : Máy in, chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các nhân viên giữa các phòng ban. Điều này đem lại sự thuận tiện cho các nhân viên, đẩy nhanh tốc độ làm việc và tăng hiệu quả làm việc của công ty.
Ngoài ra trong quá trình thiết kế mạng LAN chúng ta cũng cần tuân thủ những yêu cầu về kỹ thuật, cấu trúc đặt ra như:
Yêu cầu về kỹ thuật
Yêu cầu về hiệu năng
Yêu cầu về ứng dụng
Yêu cầu về quản lý mạng
Yêu cầu về an ninh-an toàn mạng.
Yêu cầu về ràng buộc về tài chính, thời gian thực hiện
Yêu cầu về chính trị của dự án, xác định nguồn nhân lực xác định các tài nguyên đã có và có thể tái sử dụng.
Khảo sát:
a) Chức năng chính của công ty:
Công ty TNHH TM Tường Nghiêm 2 là một công ty với tính năng là một siêu thị điện máy lớn ở Nha Trang. Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm : điện lạnh, điện gia dụng, máy vi tính, thiết bị văn phòng, tivi, dàn âm thanh, kỹ thuật số….
b) Tổ chức bộ máy:
Công ty Tường Nghiêm 2 gồm có ban giám đốc và 5 bộ phận chuyên môn.
+ Ban giám đốc gồm:
Giám đốc 1 PC.
Phó giám đốc 1 PC.
+ Bộ phận quản lý hành chính nhân sự 2 PC.
+ Bộ phận giao dịch khách hàng, lễ tân 4 PC.
+ Bộ phận kế toán tài vụ 8 PC.
+ Bộ phận bảo hành 2 PC.
+ Bộ phận kỹ thuật 5 PC.
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động của công ty, ngoài ra giám đốc còn được hỗ trợ bởi phó giám đốc.
Bộ phận hành chính nhân sự: Tham mưu cho Ban giám đốc sắp xếp điều hành bộ máy quản lý, quản lý công tác nội chính của công ty, quản lý toàn bộ công nhân viên đồng thời nhận và chuyển các giấy tờ công văn.
Bộ phận giao dịch khách hàng, lễ tân: Trực tiếp, tiếp xúc với khách hàng nhận hợp đồng mua bán, tiếp nhận tiền khách mua hàng, và giải quyết các vấn đề hàng ngày.
Bộ phận bảo hành: Tiếp nhận các sản phẩm, thiết bị máy móc bị lỗi để tiến hành bảo hành sữa chữa cho khách hàng.
Bộ phận kỹ thuật: Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, cài đặt sử lý sự cố các thiết bị vi tính.
Mô hình công ty TNHH TM Tường Nghiêm 2 gồm 3 tầng.
Tầng 1: là nơi giao dịch với khách hàng và cũng là nơi trưng bày các trang thiết bị máy vi tính, tivi,... Tần này có phòng lễ tân giao dịch khách hàng
Tầng 2: cũng trưng bày các thiết bị máy móc điện lạnh, điện gia dụng, cũng là nơi có phòng kỹ thuật, phòng bảo trì, phòng quản lý hành chính nhân sự.
Tầng 3: có 3 phòng chính.
Phòng dành cho giám đốc.
Phòng dành cho kế toán và kinh doanh.
Phòng đặt máy chủ server.
Sơ đồ quan hệ thông tin trong công ty:
Giám đốc
Phó giám đốc
Kế toán, tài chính
Giao dịch khách hàng, lễ tân
Bảo hành
Kỹ thuật
Quản lý, nhân sự
Tình hình công ty hiện tại:
Ban đầu, công ty chỉ có hệ thống mạng cục bộ. Các máy con chỉ kết nối với nhau qua hệ thống mạng LAN, mỗi bộ phận chỉ có từ 1 đến 2 máy PC. Do đó tính bảo mật của hệ thống mạng không có. Mức độ hoàn thành công việc không theo như yêu cầu của ban giám đốc vì máy ít.
Dự án thiết kế lắp đặt mới hệ thống mạng hoàn chỉnh cho công ty:
Các bộ phận trong công ty đều được kết nối hệ thống mạng để dùng chung chia sẻ tài nguyên.
Ban giám đốc, phòng hành chính nhân sự, phòng kỹ thuật, phòng kế toán tài chính, phòng giao dịch khách hàng – lễ tân phải nối mạng với hệ thống internet. Còn phòng bảo hành không cần dùng đến internet nên ta phân quyền không cho kết nối với internet.
Hệ thống công ty phải có hệ thống máy chủ để quản lý, phân quyền cấp phát các dịch vụ cho hệ thống mạng cũng như lưu trữ dữ liệu ở mức độ lớn và đặt trang web công ty trên máy chủ này.
Ngoài ra do việc đặt trang web cũng như lưu trữ dữ liệu quan trọng thì hệ thống cũng cần hệ thống Firewall.
Điều kiện thi công và chủng loại vật liệu:
Do công ty có 3 tầng nên hệ thống cáp cũng được tổ chức cao. Cáp dùng cho hệ thống là loại cáp UTP CAT5, do nhu cầu truyền dẫn tín hiệu tốt và tính thẩm mỹ cho công ty nên chúng ta dùng thêm các ống nẹp dây cho gọn gàng và chống nhiễu từ giữa các dây với nhau.
Lựa chọn giải pháp và mô hình thiết kế:
2.2.1 Lựa chọn hệ điều hành mạng:
Nhằm quản lý tốt và tăng cường hệ thống bảo mật dữ liệu cho công ty thì em lựa chọn hệ điều hành : Window Server 2003. Nếu dùng hệ điều hành này thì ngoài những tính năng của Window XP có nó còn có thêm tính năng bảo mật và phân chia quền cho các máy con khác tốt hơn
2.2.2 Lựa chọn kiến trúc mạng:
Công ty là một doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ nên em chọn giải pháp là mạng LAN dây dẫn và mô hình là Star. Nghĩa là có một phòng đặt các thiết bị trung tâm từ đó dẫn dây đến các phòng còn lại. và đây cũng thuộc loại mô hình Client/Server thường được dùng trong các doạnh nghiệp công ty.
2.2.3 Lựa chọn giải pháp kỹ thuật (khả năng vận hành, tính tương thích, quản lý….)
Việc thiết kế giải pháp sao cho để thoả mãn và đáp ứng được nhu cầu từng bộ phận trong công ty không phải là một điều dễ dàng chút nào, để đáp ứng được đúng nhu cầu cho công ty về mặt kỹ thuật, cũng như tính thẩm mỹ, giá thành vừa kinh phí của công ty đưa ra thì, chúng ta phải khảo sát, thiết kế, lập được bảng dự trù thiết bị sao thật kỹ lưỡng. Đặc tả hệ thống mạng, lựa chọn giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau.
- Kinh phí dành cho hệ thống mạng chúng ta xây dựng, đây là vấn đề được đặt lên hàng đầu của những ai bắt tay vào xây dựng mạng.
- Công nghệ phổ biến trên thị trường hiện nay, như chúng ta đã biết do nhu cầu đòi hỏi của người dùng ngày càng cao để thay thế dần con người, thì hệ thống máy móc và trang thiết bị cũng ngày càng tinh tế và có nhiều chức năng hơn. Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy nếu chúng ta không thường xuyên trao dồi kiến thức và tìm kiếm thông tin báo chí về các linh kiện thiết bị thì chúng ta sẽ không thể nào có những trang thiết bị tốt và hợp lý cho công ty được. Vậy nên phải thường xuyên truy cập thông tin báo chí để nhanh chóng bắt được những tài liệu về những trang thiết bị mới ra.
3. Thiết kế sơ đồ mạng:
3.1 Thiết kế sơ đồ mạng ở tầng vật lý:
Sự đi dây là một trong những vấn đề cần phải được xem xét khi thiết kế một mạng. Các vấn đề thiết kế ở mức này liên quan đến việc chọn lựa các loại cáp được sử dụng sơ đồ đi dây cáp phải thoả mãn các ràng buộc về băng thông và khoảng cách địa lý của mạng.
Sơ đồ mạng hình sao sử dụng cáp xoắn đôi CAT 5 thường được dùng hiện nay. Đối với các mạng nhỏ thì chỉ cần một điểm tập trung nối kết cho tất cả các máy tính với điều kiện rằng khoảng cách từ máy tính đến điểm tập trung nối là không quá 100 mét.
Thông thường trong một toà nhà người ta chọn ra một phòng đặc biệt để lắp đặt các thiết bị mạng như Hub, Switch, Router hay các bảng cắm dây (Patch Panels Người ta gọi phòng này là đi Nơi phân phối chính MDF (Main distribution factity).
Sơ đồ vật lý hệ thống mạng:
Kế toán, tài chính
Tầng 3
GĐ & P.GĐ
Server
Bảo hành
HCNS
Khu
trưng bày sản phẩm
Tầng 2
Kỹ thuật
Khu trưng bày sản phẩm
Tầng 1
Giao dịch thu ngân
3.2 Thiết kế sơ đồ mạng ở mức logic:
Phòng quản lý hành chính, nhân sự
Phòng bảo hành
Phòng giao dịch khách hàng, lễ tân
Phòng kỹ thuật
Phòng Giám đốc, phó giám đốc.
Phòng kế toán, tài chính.
3.3 Lựa chọn thiết bị:
Việc lựa chọn thiết bị cho việc lắp đặt hệ thống mạng cũng rất quan trong, việc khảo sát công ty và nhu cầu của công ty đặt ra thế nào thì việc lựa chọn thiết bị cũng ảnh hưởng đến rất nhiều. Nhu cầu công ty đặt ra như nào hệ thống gồm bao nhiêu phòng ban, máy móc yêu cầu thế nào. Từ những việc trên chúng ta mới căn cứ vào đó và đưa ra bảng dự trù và danh sách những loại thiết bị nào chúng ta nên dùng và những thiết bị nào chúng ta có thể nâng cấp thêm.
Lựa chọn thiết bị chủ yếu dựa vào nhu cầu của khách hàng và kinh phí chi trả cho các thiết bị.
3.4 Lựa chọn phần mềm:
Ngày nay khi mà hệ thống mạng máy tính đã phát triển khá rộng rãi trong các công ty tổ chức. Thì vấn đề bảo mật thông tin, cơ sở dữ liệu được đặt lên hàng đầu, nhất là các tổ chức lớn khi kết nối Internet để cho nhân viên thuận tiện trong làm việc thì vấn đề bảo mật tài liệu công ty là quan trọng nhất. Chính điều đó nên khi thiết kế hay phân tích thì chúng ta cũng phải lựa chọn thêm một số phần mềm thông dụng để tăng độ bảo mật cơ sở dữ liệu như là
Lựa chọn các hệ điều hành Winserver 2003, hay 2008 Server giành cho hệ thống máy chủ, vì các hệ điều hành này có thêm chức năng bảo mật và phân quyền truy cập chia sẻ tài nguyên hơn WinXP và các hệ điều hành khác.
Lựa chọn thêm các phần mềm ứng dụng, quản trị cơ sở dữ liệu (SQL, Oracle), phần mềm văn phòng..
Ngoài ra chúng ta cũng có thêm các phần mềm phòng và diệt virus, phần mềm chống đột nhập và công ty kết nối Internet thì không thể nào thiếu được những phần mềm : Sendmail,PostOffice,Nestcape,...
Thiết bị bảo vệ điện áp:
Trong quá trình hoạt động thì vấn đề điện áp cũng là điều đáng nói đến, trong một công ty với hệ thống máy tính và Server lớn thì vấn đề ổn định nguồn điện cho các thiết bị hoạt động đúng công suất là điều cần phải có, để dự phòng cho các trường hợp xấu có thể đế như là: Mất điện đột ngột, hoặc hệ thống máy tính có sự cố, hoặc điện áp để dùng cho hệ thống máy cao và ổn định. Trong trườngg hợp này chúng ta có thể nâng cấp thêm một ổn áp điện, một máy phát điện dự phòng.
Lập kế hoạch thực hiện:
Sau khi đã lên bảng dự trù thiết bị và các danh sách các loại thiết bị chúng ta nên dùng rồi, thì điều cũng thật quan trọng trong giai đoạn này là lập kế hoạch thực hiện, triển khai lắp đặt chính thức. Cách sắp xếp bố trí công việc thế nào cho hợp lý, vừa tốt chi phí thấp nhất vừa đem lại hiệu quả cao.
Và việc lập kế hoạch thực hiện tốt thì tránh cho chúng ta những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện: Những nảy sinh ngoài dự tính và lập kế hoạch thì chúng ta có thể kiểm tra được công việc triển khai đến đâu và chất lượng thề nào.
Cài đặt hệ thống và các dịch vụ mạng:
Cài đặt hệ điều hành cho server:
Do việc quản lý các hệ thống máy con có những điều rất phức tạp: Việc phân quyền sử dụng tài nguyên, chia sẻ dữ liệu, và quản lý tập trung đòi hỏi phải có những phần mềm quản lý và một trong những phần mềm làm được điều này là Hệ điều hành(phần mềm hệ thống).
Hệ điều hành thông dụng dùng cho Server là các hệ điều hành: Server 2003, Window 2000 và hơn nữa là loại Server 2008.
Do hệ thống phổ biến hiện nay là Winserver 2003 nên cty cài đặt hệ thống Winserver 2003 cho máy chủ.
Cách thức cài đặt một server tương tự với cách cài đặt các phiên bản Windows thường dùng(XP1, XP2, Windows 2000). Nhưng có một số điểm cần lưu ý sau:
Khi cài đặt cần lưu ý các CD key dành cho các phiên bản. Bởi vì một số phần cứng máy cao cấp thuộc dòng Intel Itanium hỗ trợ việc đánh địa chỉ 64 bit, trong khi hầu hết các dòng còn lại chỉ hỗ trợ việc đánh địa chỉ 32 bit. (Đối với một doanh nghiệp vừa thì thường gặp các máy chủ hỗ trợ 32 bit)
Cần chú ý đến các thông số, ở mục listensing modes trong quá trình cài đặt, số lương kết nối được khai báo chính là số lượng giấy phép bản quyền mà ta có khi sử dụng server.
Hình 4.1 Bước thêm thông số khi cài đặt Windows Server 2003
Đối với môi trường kinh doanh, ví dụ mạng doanh nghiệp vừa và lớn(có thể áp dụng vào Vinapay), người quản trị mạng ngoài việc cài đặt hệ điều hành cho server đồng thời còn thực hiện cài đặt rất nhiều máy client khác. Để giải quyết vấn đề này có thể thực hiện theo nhiều phương án, Windows Server 2003 cung cấp cho ta một số giải pháp sau:
File trả lời: Một file trả lời là một kịch bản (script), nó chứa tất cả thông tin các tùy chọn trong khi cài đặt Windows.
Nhân ảnh đĩa: khi triển khai một số lượng lớn các máy giống nhau ta có thể sử dụng phương pháp này. Một ảnh đĩa là một bản sao của một đĩa cứng đã được cài đặt hệ điều hành. Việc chuyển ảnh đĩa từ một máy tính này sang một máy tính khác có cấu hình phần cứng tương đương cho phép có thể sử dụng ngay hệ điều hành đã được chuyển mà không cần cài lại.
Khi áp dụng cần chú ý các thông số không thể trùng nhau là tên máy và địa chỉ IP của các máy trong cùng một mạng LAN.
Cài đặt các dịch vụ mạng và các giao thức:
Cài đặt dịch vụ DHCP:
4.2.1.1. Khái niệm DHCP được viết tắt bởi cụm từ Dynamic Host Configuration Protocol (Giao thức cấu hình địa chỉ IP động) là phần mở rộng của BootProtocol DHCP có nhiệm vụ là cấp phát địa chỉ IP động cho các Client. DHCP làm theo mô hình Client/ Serve, quá trình tương tác giữa Client và Server diễn ra như sau:
+ Khi máy Client khởi động nó sẽ tự động gửi một gói tin yêu cầu đến máy Server trong gói tin đó có kèm theo địa chi MAC của máy Client.
+ Máy Server trên mạng nhận được yêu cầu đó liền cấp một địa chỉ IP động cho máy Client trong khoảng thời gian nhất định đồng thời cũng kèm theo một SubnetMask và địa chỉ IP của Server.
+ Sau đó Client sẽ gửi thông điệp chấp nhận IP lại cho Server và máy Server sẽ lọc ra những IP nào chưa cấp và cấp cho các Client tiếp theo.
Cài đặt dịch vụ DHCP:
Cài đặt:
Các máy khách sẽ nhận địa chỉ IP một cách tự động từ dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động DHCP. Dịch vụ này được cài đặt trên máy chủ như sau:
+ Bước 1: startà settingàcontrol pannel. Double click vào add/remove program àchọn tab add/remove windows components và đợi trong giây lát một bảng danh sách xuất hiện.
+ Bước 2: Hộp thoại NETWORK SERVER xuất hiện.
Đưa hộp sáng đến mục Network Server và nhấn nút Detail để làm xuất hiện cửa sổ Network Server.
+ Bước 3: Trong cửa sổ Network Server đánh dấu chọn mục Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) và nhấn OK.
+ Bước 4: Trở lại hộp thoại Network Server chọn Next để tiếp tục.
+ Bước 5: Windows sẽ cấu hình và cài đặt các thành phần của dịch vụ DHCP. Trong quá trình cài đặt Windows đòi hỏi phải Insert đĩa CD Windows Server 2003.
+ Bước 6: Đến khi hộp thoại Completing the Windows Components Wizard, chọn Finish để hoàn tất.
Cấu hình DHCP:
+ Bước 1: Từ menu Start/ Administrator tool / DHCP. Cửa sổ DHCP xuất hiện.
+ Bước 2: Trong cửa sổ DHCP. Chọn menu Action / New Scope
+ Bước 3: Hộp thoại New Scope Wizard xuất hiện chọn Next để tiếp tục.
+ Bước 4: Hộp thoại Scope Name xuất hiện, nhập tên và chú thích cho Scope sau đó chọn Next.
+ Bước 5: Hộp thoại IP Address Range xuất hiện. Nhập địa chỉ bắt đầu và địa chỉ kết thúc cho dãy địa chỉ cấp phát, đồng thời nhập địa chỉ SupnetMask rồi chọn Next để sang bước tiếp theo.
+ Bước 6: Hộp thoại Add Exculusions dùng để xác định dãy địa chỉ cần loại bỏ ra khỏi danh sách địa chỉ cấp phát của bước 5.
+ Bước 7: Trong hộp thoại Lease Duration, cho biết thời gian mà các máy Client có thể sử dụng các địa chỉ IP này. Mặc định thời gian ở đây là 8 ngày. Chọn Next để tiếp tục.
+ Bước 8: Hộp thoại Configure DHCP Option xuất hiện. Ta có thể chọn Yes, I want to configure these option now (để thiết lập them các cấu hình tuỳ chọn khác), hoặc chọn No, will configure these options later (để hoàn tất việc cấu hình cho scope ). Chọn No, I will configure these options later, nhấn Next để tiếp tục.
+ Bước 9: Trong hộp thoại Activate scope hỏi ta có muốn kích hoạt Scope này không. Vì Scope chỉ có thể cấp phát địa chỉ khi được kích hoạt, chọn Yes, I want to activate this scope now. Nhấn Next để tiếp tục.
+ Bước 10: Hộp thoại Completing the New Scope Wizard thông báo việc thiết lập cấu hình cho Scope đã hoàn tất, nhấn Finish để kết thúc.
Nâng cấp Domain trên Winserver 2003
Bước 1: Từ menu Start à Run nhập vào hộp thoại là DCPROMO rồi nhấn OK
Hình 1
+ Bước 2: Hộp thoại Active Directory install Wizad xuất hiện, chọn Next chuyển đến hộp thoại tiếp theo.
Hình 2
+ Bước 3: Trong hộp thoại Domain Controller Type, chọn Domain Controller for a new domain để tạo domain mới. Nếu muốn thêm domain khác đã có thì ta chọn Additon domain controller for an existing domain.
Hình 3
Ta chọn Domain controller for a new domain rồi nhấn Next.
+ Bước 4: Create New domain:
Domain in a new forest : Tạo một miền mới trong rừng mới Child Domain in an existing Domain tree: Tạo một miền con trong cây đã có.
Hình 4:
Domain tree in existing forest : Tạo một cây mới trong rừng mới. Ta chọn Domain in a new forest nhấn Next chuyển sang bước tiếp theo.
+ Bước 5: Hộp thoại New Domain Name, đặt tên của domain trong trường Full DNS name for new domain và chọn Next .
+ Bước 6: Hộp thoại NextBios Domain Name.
Mặc định là trùng với tên Domain, để tiếp tục chọn Next
Hình 5
+ Bước 7: Hộp thoại Database end Log Folders, cho phép chỉ định vị trí lưu trữ Database và các tập tin Log.
Chọn vị trí cần lưu bằng cách nhấn nút Browse….., Nhấn Next để tiếp tục..
Hình 6
+ Bước 8: Hộp thoại Share System Volume chỉ định vị trí thư mục SYSVOL (thư mục này phải nằm trên Parition có định dạng là NTFS). nếu muốn thay đổi thì nhấn Nút Browse... , Nhấn Next để tiếp tục.
Hình 7:
+ Bước 9: Hộp thoại Configure DNS chọn YES, I will config the DNS Client (Nếu muốn cấu hìn cho DNS ), No Just install and configure DNS on this computer (Nếu muốn cấu hình DNS sau này ). Ta chọn NO, Just install and Computer configure DNS on this computer, sau đó nhấn Next để tiếp tục việc cài đặt.
Hình 8
+ Bước 10: Hộp thoại Permission.
Permisssion compatible with pre- Windows 2000 Server opertion system: Nếu hệ thống là các phiên bản trước 2000 Server.
Permission compatible only with Windows Server 2000 or Windows Server 2003 Operating system: Nếu hệ thống là Windows Server 2000 hay Server 2003 trường hợp này ta chọn permission compatible only with Windows 2000 hay Windows 2003 Operating syste, Nhấn Next để tiếp tục.
Hình 9
+ Bước 11: Hộp thoại Directory Services Restore Mode Administrator PassWord:
Hình 10
Xác định mật khẩu dùng trong trường hợp vào chế độ Directory Services Restore Mode. Nhấn Next để tiếp tục.
+ Bước 12: Hộp thoại Sumary.
Hộp thoại này hiển thị các thông tin đã chọn ở các bước trước. Nhấn Next để tiếp tục.
Hình 11
+ Bước 13: Hộp thoại Active Directory Install Wizad. Quá trình cài đặt được thực hiện.
Hình 12
+ Bước 14: Hộp thoại Completing the Active Directory Installtion Wizad xuất hiện khi quá trình cài đặt hoàn tất. Nhấn Finish.
Hình 13
Lắp đặt máy tính và các thiết bị ngoại vi:
Sau khi thiết kế đã hoàn tất thì việc triển khai lắp đặt hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi vào hệ thống cũng là một trong những bước quan trọng, lắp đặt làm sao vừa có tính thẩm mỹ, tính an toàn và không ảnh hưởng đến tín hiệu đường truyền trong quá trình sử dụng. Hơn nữa phải thuận tiện cho việc di chuyển chỗ làm việc của nhân viên.
Sau khi đã triển khai lắp đặt hoàn thành thì công việc đầu tiên là kiểm tra lại tất cả các hệ thống đầu cáp nối, các thiết bị trung tâm, ngoại vi… rồi mới cho chạy thử hệ thống mạng...Nếu vận hành hệ thống mạng gặp lỗi thì phải kiểm tra lại hệ thống hoặc các nốt mạng, xem lại các giao thức …
Chi sẻ tài nguyên máy con:
Trong công ty thì nhu cầu chia sẻ tài nguyên hệ thống và dùng chung các thiết bị ngoại vi đóng vai trò rất quan trọng, nó vừa thuận tiện cho các nhân viên trong công việc, ngoài việc dùng chung các thiết bị và tài nguyên hệ thống cũng giúp cho công ty có thể giảm bớt chi phí cho các việc lắp đặt thêm các thiết bị.
Trong mô hình công ty này thì do lắp đặt mô hình mạng Client/ Server nên có một hệ thống máy chủ sẽ quản lý tất cả các tài nguyên hệ thống và chịu trách nhiệm phân chia quyền sử dụng tài nguyên hệ thống cho các máy con. Mỗi máy con sau khi được hệ thống máy chủ phân quyền sử dụng tài nguyên thì có : Username và Passwword để đăng nhập hệ thống, việc phân quyền này giúp tăng thêm tính năng bảo mật cho hệ thống cơ sở dữ liệu cho công ty hơn.
Ngoài ra việc phân chia quyền sử dụng thông tin hệ thống sẽ giúp người quản trị hệ thống có thể quản người sử dụng dễ dàng hơn nhiều.
Kiểm tra sự kết nối, vận hành gói tin qua thiết bị Switch:
Khi một máy Client gửi thông điệp lên máy Server yêu cầu một điều gì đó, thông qua các giao thức và các dịch vụ thì máy phía Server sẽ kiểm tra – xác nhận lại xem yêu cầu của máy Client là chính xác cần cung cấp thông tin gì, sau đó gửi lại xác nhận cho phía máy Client. Phía máy Client khi nhận được xác nhận của máy Server thì sẽ gửi lại yêu cầu chính xác của mình là cần lấy hoặc cung cấp thông tin gì.
Máy Server nhận được yêu cầu chính xác của Client thì sẽ đi kiểm tra trong cơ sở dữ liệu xem có chứa những yêu cầu mà phía Client gửi hay không, kết quả sẽ trả lời lại cho phía Client, kết thúc giao dịch truyền nhận tín hiệu.
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.Về mặt lý thuyết :
+ Nêu tổng quan được những yêu cầu của đề tài đưa ra.
+ Trong quá trình hoàn thành báo cáo này về mặt lý thuyết cũng như cài đặt, thì em đã có được sự hướng dẫn chỉ bảo thêm cho em và cung cấp phần nào cho em thêm tài liệu tham khảo. Để em có thể hoàn thành đồ án này… Hơn nữa thông qua đồ án lần này nó cũng phần nào củng cố thêm kiến thức cho em có thể hiểu rõ hơn về cách thiết kế, lắp đặt, triển khai một hệ thống mạng LAN cho một công ty, doanh nghiệp nói chung và lớn hơn nữa là một tổ chức nào đó nói riêng.
2. Về mặt ứng dụng việc mở rộng hệ thống mạng sau này :
Với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của người sử dụng cho công việc ngày càng cao do đó càng thúc đẩy quá trình phát triển của ngành công nghệ thông tin, Trong công ty, một tổ chức thì nhu cầu trao đổi thông tin tài liệu giữa các nhân viên với nhau là rất quan trọng, vì vậy việc thiết kế mạng cho công ty là điều không thể thiếu. Thiết kế mạng LAN cho công ty hoặc doanh nghiệp là mô hình chung cho các công ty và các doanh nghiệp trong tương lai.
Do tuỳ thuộc vào nhu cầu muốn mở rộng mạng của công ty sau này, nếu công ty muốn mở rộng hệ thống ra thêm thì có thể nâng cấp thêm 1 Switch hoặc có thể nâng cấp thêm 1 Panal để tăng thêm số cổng kết nối mạng.
II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN, MỞ RỘNG CỦA ĐỀ TÀI
Trong đồ án lần này em thiết kế mô hình mạng LAN cho công ty bao gồm 3 tầng và hệ thống máy PC cũng không nhiều, hướng mở rộng của đồ án này trong tương lai là triển khai cả một hệ thống mạng toà nhà làm việc hoặc một trụ sở nào đó… và các thiết bị triển khai lắp đặt cũng được nâng cấp cải thiện hơn tuỳ theo nhu cầu và kinh phí của công ty đó.
LỜI KẾT
Việc lựa chọn đề tài khảo sát, thiết kế cài đặt, quản lý hệ thống mạng cho công ty là một đề tài mang tính phổ dụng. Ngày nay hầu hết các công ty đã triển khai lắp đặt hệ thống mạng, Thiết kế mạng cho công ty là một đề tài mang tính chất thực tế một phần nó củng cố thêm cho chúng em vể kiến thức của mạng máy tính, Phần nữa thông qua đề tài này nó còn cung cấp cho chúng em thêm kiến thức xây dựng mô hình - thiết kế - triển khai lắp đặt được một hệ thống mạng văn phòng thực tế ra sao. Cách đi dây dẫn, bố trí lắp đặt các máy tính PC, kết nối với các thiết bị trung tâm, lựa chọn mô hình mạng cho phù hợp với phòng làm việc.
Để xây dựng và hoàn thành được đồ án này như ngày hôm nay thì em không thể thiếu được sự hướng dẫn, chỉ dạy thêm của các thầy cô bộ môn trong khoa CNTT. Và đặc biệt là thầy : Nguyễn Hoàng Quân người trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy cho em để em có thể hoàn thành tốt được đồ án do nhà trường và khoa đưa ra.
Qua lần thực tập vừa rồi ở công ty TNHH TM Tường Nghiêm 2, việc khảo sát, thiết kế, cài đặt, quản lý hệ thống mạng cho công ty của em đã hoàn thành tốt, khả năng ứng dụng cao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tự đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ thực tập theo mức : Giỏi.
BẢNG CHI TIẾT THIẾT BỊ
STT
Tên thiết bị
Số Lượng
1
Máy tính PC
23
2
Server
1
3
Switch L2
6
4
Switch L3
1
5
ADSL
1
6
Printer
3
7
Cab UTP 5
5
8
Ống nẹp
250
9
Ater tường
20
BẢNG DỰ TRÙ THIẾT BỊ LẮP ĐẶT
STT
Tên thiết bị
Số Lượng
Đơn vị tính
Thành Tiền
1
Máy tính PC
23
Cái
6.5 Triệu/Cái
2
Server
1
Cái
15 Triệu/Cái
3
Switch L2
6
Cái
8 Triệu/Cái
4
Switch L3
1
Cái
6 Triệu/Cái
5
ADSL
1
Cái
800.000/Cái
6
Printer
3
Cái
12 Triệu
7
Cab UTP 5
5 Cuộn
Mét
1000.000
8
Ống nẹp
250
Mét
250.000
9
Ater tường
20
Cái
100.000
MỤC LỤC
Lời mở đầu : Trang 1.
I. Đặc điểm nhiệm vụ: Trang 2.
1) Thuận lợi: Trang 2.
2) Khó khăn: Trang 2.
II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trang 2.
Phần I : Khái quát lý thuyết Trang 2.
A. Tổng quan về hệ thống máy tính Trang 2.
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI MẠNG MÁY TÍNH Trang 2.
II. KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MẠNG MÁY TÍNH Trang 3.
III. KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA MẠNG LAN Trang 3.
B. Tổng quan về mạng LAN và thiết bị mạng LAN Trang 4.
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Trang 4.
1. Cấu trúc tôp của mạng Trang 4.
2. Mạng hình sao (Star topology) Trang 4.
3. Mạng hình tuyến Bus (Bus topology) Trang 5.
4. Mạng dạng vòng (Ring topology) Trang 6.
5. Mạng dạng kết hợp Trang 7.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUY NHẬP ĐƯỜNG TRUYỀN Trang 7.
II.1 GIAO THỨC CSMA/CD (carrier Sense Multiple Access with Collision Detection) Trang 7.
II.2 GIAO THỨC TRUYỀN THẺ BÀI Trang 8.
II.3 GIAO THỨC FDDL Trang 9.
II.4. Một số bộ giao thức kết nối mạng Trang 9.
II.4.1 TCP/IP Trang 9.
II.4.2 NetBEUI Trang 9.
II.4.3 IPX/SPX Trang 10.
II.4.4 DECnet Trang 10.
III. Bộ giao thức TCP/IP Trang 10.
III.1 Tổng quan về bộ giao thức TCP/IP Trang 10.
III.1.1 Tầng liên kết Trang 11.
III.1.2 Tầng Internet Trang 11.
III.1.3 Tầng giao vận Trang 11.
III.1.4 Tầng ứng dụng Trang 11.
III.1.5 Một số giao thức cơ bản trong bộ giao thức TCP/IP Trang 13.
III.1.5.1 Giao thức liên mạng IP (Internet Protocol) Trang 13.
III.1.5.1.1 Giới thiệu chung Trang 13.
III.1.5.1.2 Ý nghĩa các tham số trong IP header Trang 14
III.1.5.1.3 Một số giao thức điều khiển Trang 19.
III.1.5.1.3.1 Giao thức ICMP Trang 15.
III.1.5.1.3.2 Giao thức ARP Trang 16.
III.1.5.1.3.3 Giao thức RARP Trang 16.
III.1.5.2 Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) Trang 16.
IV. CÁC KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH TRONG MẠNG LAN Trang 18.
IV.1 PHÂN ĐOẠN MẠNG LAN Trang 18.
IV.1.1 MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN ĐOẠN MẠNG LAN Trang 18.
IV.1.2 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG REPEATER Trang 19.
IV.1.3 PHÂN ĐOẠN BĂNG CẦU NỐI Trang 21.
IV.1.4 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG ROUTER Trang 22.
IV.1.5 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG BỘ CHUYỂN MẠCH Trang 22.
IV.2 CÁC CHẾ ĐỘ CHUYỂN MẠCH TRONG LAN Trang 23.
IV.2.1 CHUYỂN MẠCH LƯU VÀ CHUYỂN Trang 24.
IV.2.2 CHUYỂN MẠCH NGAY Trang 24.
V. MÔ HÌNH THIẾT KẾ MẠNG LAN Trang 24.
V.1 MÔ HÌNH PHÂN CẤP (Hierarchical models) Trang 24.
V.2 MÔ HÌNH AN NINH Trang 25.
Phần II: Thực hiện Trang 26.
1. Yêu cầu hệ thống: Trang 26.
2. Khảo sát: Trang 27.
a) Chức năng chính của công ty: Trang 27.
b) Tổ chức bộ máy: Trang 27.
2.1. Điều kiện thi công và chủng loại vật liệu: Trang 30.
2.2. Lựa chọn giải pháp và mô hình thiết kế: Trang 30.
2.2.1. Lựa chọn hệ điều hành mạng: Trang 30.
2.2.2. Lựa chọn kiến trúc mạng Trang 30.
2.2.3. Lựa chọn giải pháp kỹ thuật (khả năng vận hành, tính tương thích, quản lý….) Trang 30.
3. Thiết kế sơ đồ mạng: Trang 31.
3.1. Thiết kế sơ đồ mạng ở tầng vật lý: Trang 31.
3.2. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức logic: Trang 33.
3.3. Lựa chọn thiết bị: Trang 34.
3.4. Lựa chọn phần mềm: Trang 34.
3.5. Thiết bị bảo vệ điện áp: Trang 35.
3.6. Lập kế hoạch thực hiện: Trang 35.
4. Cài đặt hệ thống: Trang 35.
4.1. Cài đặt hệ điều hành cho server: Trang 35.
4.2. Cài đặt các dịch vụ mạng và các giao thức: Trang 37.
4.2.1. Cài đặt dịch vụ DHCP: Trang 37.
4.2.1.1. Khái niệm DHCP Trang 37.
4.2.1.2. Cài đặt dịch vụ DHCP: Trang 37.
a) Cài đặt: Trang 37.
b) Cấu hình DHCP: Trang 41.
4.3. Nâng cấp Domain trên Winserver 2003 Trang 46.
5. Lắp đặt máy tính và các thiết bị ngoại vi: Trang 52.
6. Chia sẻ tài nguyên máy con: Trang 52.
7. Kiểm tra sự kết nối, vận hành gói tin qua thiết bị Switch: Trang 53.
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI Trang 54.
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG Trang 54.
1. Về mặt lý thuyết: Trang 54.
2. Về mặt ứng dụng việc mở rộng hệ thống mạng sau này: Trang 54.
II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN, MỞ RỘNG CỦA ĐỀ TÀI Trang 54.
LỜI KẾT Trang 56.
Bảng chi tiết thiết bị Trang 57.
Bảng dự trù thiết bị lắp đặt. Trang 58.
Mục Lục Trang 59.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát, thiết kế, cài đặt, quản lý hệ thống mạng công ty EET.doc