KHẢO SÁT TINH DẦU GỖ DÓ BẦU Aquilaria crassna, Pierre ex. Lecomte
ĐẶNG ĐÌNH NAM
Trang nhan đề
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục hình, sơ đồ
Danh mục phụ lục
Chương 1:
Tổng quan
Chương 2:
Nghiên cứu
Chương 3:
Thực nghiệm
Chương 4:
Kết luận- Tồn tại
Tài liệu tham khảo
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ - sơ đồ - đồ thị Danh mục phụ lục
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1
1.1 Tổng quan về cây dó bầu 1
1.1.1 Cây dó bầu 1
1.1.2 Nguồn gốc và phân bố 2
1.1.3 Sơ lược và mô tả về cây dó bầu 3
1.1.4 Sinh thái, sinh trưởng và phát triển 3
1.1.5 Tính chất đặc thù của cây dó bầu 5
1.2 Tổng quan về sản xuất tinh dầu 6
1.2.1 Các nghiên cứu về tinh dầu 6
1.2.2 Sản xuất và buôn bán 25
1.2.2.1 Trên thế giới 25
1.2.2.2 Tại Việt Nam 26
1.2.3 Đặc tính của tinh dầu 28
1.3 Công dụng 29
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU 32
2.1 Nguyên liệu 33
2.2 Quy trình ly trích 33
2.3 Khảo sát tinh dầu gỗ dó bầu 07 năm tuổi (DB) 34
2.3.1 Phương pháp A 34
2.3.2 Phương pháp B 35
2.3.3 So sánh hàm lượng tinh dầu gỗ dó bầu giữa 2
phương pháp A và B 35
2.4 Khảo sát gỗ dó bầu đã xử lý tạo trầm theo thời gian 37
2.4.1 Khảo sát trên gỗ dó bầu 08 năm tuổi đã xử lý tạo trầm
được 12 tháng (DB1) 37
2.4.1.1 Phương pháp A 37
2.4.1.2 Phương pháp B 37
2.4.2 Khảo sát trên gỗ dó bầu 8,5 năm tuổi đã xử lý tạo trầm
được 18 tháng (DB2) 38
3.4.2.1 Phương pháp A 38
3.4.2.2 Phương pháp B 39
2.4.3 Khảo sát trên gỗ dó bầu 09 năm tuổi đã xử lý tạo trầm
được 24 tháng (DB3) 39
2.4.3.1 Phương pháp A 39
2.4.3.2 Phương pháp B 40
2.4.4 So sánh hàm lượng tinh dầu gỗ dó bầu đã xử lý tạo trầm
giữa 2 phương pháp A và B 40
2.4.5 So sánh hàm lượng tinh dầu gỗ dó bầu chưa và
đã xử lý tạo trầm giữa 2 phương pháp A và B 42
2.5 Xác định chỉ số hoá lý tinh dầu gỗ dó bầu 44
2.5.1 Chỉ số vật lý 44
2.5.2 Chỉ số hoá học 44
2.6 Thành phần hoá học 45
2.7 Thử nghiệm tính kháng vi sinh vật 54
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 55
3.1 Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị 55
3.1.1 Nguyên liệu 55
3.1.2 Hoá chất 55
3.1.3 Thiết bị 55
3.2 Ly trích tinh dầu gỗ dó bầu 56
3.2.1 Phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển 56
3.2.2 Phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng 56
3.3 Xác định chỉ số vật lý của tinh dầu 57
3.3.1 Tỷ trọng 57
3.3.2 Chỉ số khúc xạ 57
3.3.3 Góc quay cực 58
3.4 Xác định chỉ số hóa học 58
3.4.1 Chỉ số acid (IA) 58
3.4.2 Chỉ số savon hoá (IS) 59
3.4.3 Chỉ số ester (IE) 60
3.5 Phân tích thành phần hoá học tinh dầu 60
3.6 Hoạt tính kháng vi sinh vật 61
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN - TỒN TẠI 62
4.1 Kết luận 62
4.2 Tồn tại 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
31 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3763 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát tinh dầu gỗ dó bầu Aquilaria crassna, Pierre ex. Lecomte, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY DÓ BẦU
1.1.1 Cây dó bầu (Aquilaria crassna, Pierre ex. Lecomte)
Hình 1.1.1.1: Cây dó bầu: hoa, lá, trái, hạt
Lớp: Magnoilopsida
Bộ: Myrtales
Họ: Trầm (Thymelaeaceae)
Họ này có 2 giống (species): - Aquilaria (Dó trầm) và – Gyrinops (Dó bụi)
Giống Aquilaria có tất cả 24 loài khác nhau, gồm:
A. acuminate (Merr.) Quis, A. apiculata Elmer, A. apiculata Merr, A.
baillonii Pierre ex Lecomte, A. banaense Pham Hoang Ho, A. beccariana van
Tiegh, A. brachyantha (Merr.) Hall.f, A. citrinaecarpa (Elmer) Hall.f, A. crassna
Pierre ex Lecomte, A. cumingiana (Decne) Ridl, A. filaria (Oken) Merr, A.
grandiflora Bth, A. hirta Ridl, A.khasiana H. Hallier, A. microcarpa Baill, A.
moszkowskii Gilg, A. parvifolia (Quis.) Ding Hou, A. rostrata Ridl, A. secundana
D.C, A. sinensis Merr, A. subintegra Ding Hou, A. tomentosa Gilg, A. urdanetensis
(Elmer) Hall.f, A. yunnanensia S.C.Huang P[5, 6, 9, 10] P.
2
Mới đây, Lê Công Kiệt (Việt Nam) và Paul Kessler (Hà Lan) vừa phát
hiện loài thứ 25 ở cao nguyên Trung Bộ trong năm 2005 có tên khoa học là
Aquilaria rugosa L. C. Kiet & P. J. A. Kessler.P[5]
Tên khác: Trầm dó, Trầm hương, Dó bầu, Kỳ nam, Rà hương, Dó trầm
Tên nước ngoài:
Agarwood, Malayan aloeswood, Malayan eaglewood (Anh).
Bois d’aigle, Calambac, Calambour (Pháp).
Tuchenxiang (tiếng phổ thông Ch’en Hsiang) (Trung Quốc).
Crassna, Krassna, Kresna, Chan krassna, Klampeok (Campuchia).
Gaharu, Tengkaras, Mengkaras (Indonesia).
1.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Trên thế giới Aquilaria gồm khoảng 8 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực
nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Ở nước ta, hiện
đã có 3 loài (A. crassna Pierre ex. Lecomte, A. banaensae Phamh. và A. baillonii
Pierre ex. Lecomte) phân bố rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ẩm
nguyên sinh thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc
biệt là từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Quãng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận đến Tây Nguyên, An Giang,
Kiên Giang và đảo Phú Quốc P[11]P.
Dó bầu (A. crassna) còn gặp ở Lào và Campuchia. Đây là loại đặc hữu ở
Đông Dương. Ngoài loài A. crassna thì 2 loài còn lại (A. banaensae và A.
baillonii) cũng là những loài đặc hữu quý hiếm ở nước ta P[13] P.
Một loài gần gũi với A. crassna là A. malaccensis Lamk, phân bố trong
phạm vi rất rộng, từ Đông Bắc Ấn Độ, Mianma đến Thái Lan, Malaysia,
Philippine và Indonesia P[9] P.
3
1.1.3 Sơ lược và mô tả về cây dó bầu
Dó bầu là một loại cây gỗ thường xanh, cao 20 – 30 m, đường kính thân
đạt 60 – 80 cm, thân thường thẳng, đôi khi có rãnh dạng lòng máng; bạch gốc
cao tới 2 m; vỏ ngoài nhẵn, màu nâu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ,
nứt dọc lăn tăn, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên; cành mảnh, cong queo, màu
nâu nhạt, có lông hoặc nhẵn, tán thưa P[5]P. Lá đơn, mọc cách; cuống lá dài 4 – 6
mm; phiến lá hình trứng, bầu dục thuôn đến mác thuôn, kích thước 8 – 15 x 2,5 –
9 cm, mỏng như giấy hoặc dai gần như da, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt
hơn và có lông mịn; gốc lá thon nhọn dần hay tù; chóp lá nhọn, thuôn nhọn, tận
cùng có mũi; gân bên 15 – 18 đôi, thay đổi thất thường, khá rõ ở mặt dưới. Cụm
hoa hình tán hoặc chùm tán, mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành, cuống cụm hoa
mảnh, dài 2 – 3 cm P[6] P. Hoa nhỏ, mẫu 5; đài hợp ở phần dưới, hình chuông, màu
vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, phía ngoài có lông thưa; mặt trong gần như
nhẵn, có 10 đường gân rõ; tồn tại ở quả; 5 thùy dài hình trứng thuôn, dài 12 – 15
mm P[9] P. Phần phụ dạng cánh hoa, đính gần họng đài; nhị 10; bầu hình trứng, 2 ô,
có lông rậm, gốc bầu có tuyến mật. Quả nang gần hình trứng ngược, hình quả lê,
dài 4 cm, đường kính 2,5 – 3 cm, có lông mềm, ngắn, có mang dài tồn tại, khi
khô nứt làm 2 mảnh, thường mỗi quả chỉ có một hạt P[10] P.
1.1.4 Sinh thái, sinh trưởng và phát triển P
Dó bầu sinh trưởng rải rác trong rừng thường xanh ẩm nhiệt đới, nguyên
sinh hoặc thứ sinh trên đỉnh dông, trên sườn núi hoặc trên đất bằng ở độ cao 500
– 1.000 m (-1.200 m) so với mặt biển. Ở nước ta, dó bầu thường phân bố rải rác
trên sườn núi có độ dốc nhỏ, thoát nước. Trong quần xã này cũng thường gặp các
cây gỗ lớn: Táu (Hopea spp.), Huỳnh (Tarrieta sp.), Gụ mật (Sindora siamensis
Teysm. Ex Miq.)… Đôi khi cũng gặp dó bầu mọc trong rừng thứ sinh cùng các
loài Thánh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alst.), Mò lưng bạc (Cryptocarya
4
metcalfiana Allen), Bưởi bung (Acronychia laurifolia Blume), Mít nài
(Artocarpus asperula) và Ràng ràng (Ormosia sp.)…P[5]
Dó bầu (A. crassna) ưa đất feralit điển hình, feralit trên núi phong hóa từ
đá kết, đá phiến hay đá granit. Lớp đất mặt trung bình hay mỏng, hơi ẩm, chua
hoặc gần trung tính (pH vào khoảng từ 4 – 6) P[6] P.
Tại Malaysia và vùng Đông Bắc Ấn Độ, loài A. malaccensis Lamk. phân
bố khá rải rác, độ gặp khoảng 2,5 cá thể trên một hecta. Cũng ở Đông Bắc Ấn
Độ, loài A. malaccensis Lamk. thường mọc rải rác ở độ cao từ 200 – 700 m, đôi
khi lên tới 1.000 m. Cây dó sinh trưởng trong các khu vực có lượng mưa hàng
năm thay đổi từ 1.500 – 6.500 mm, nhiệt độ trung bình tối đa năm 22 – 28 PoPC.
Những kết quả quan sát ở vùng Đông Bắc Ấn Độ còn cho biết, cây dó phân bố
chủ yếu trong rừng ẩm thường xanh hoặc rừng thường xanh; rất ít gặp trong rừng
nửa rụng lá P[9]P.
Tại Malaysia, từ lâu đã đưa cây dó vào trồng trọt; những quần thể rừng
cây A. malaccensis Lamk. 67 năm tuổi đã có chiều cao trung bình 27 m, và
đường kính thân trung bình 38 cm. Những cây dó đã được tạo trầm có độ trưởng
thành 80 năm tuổi tại miền Đông Bắc Ấn Độ, có chiều cao cây 25 – 30 m, và
đường kính thân to nhất 55 – 70 cm. Ở miền Tây Bắc Ấn Độ (Arunachal
Pradesh), các quần thể dó 8 năm tuổi đã có chiều cao gần 5 m, và đường kính
thân gần 30 cm, thường bắt đầu ra hoa, kết quả ở thời kỳ đạt 7 – 9 năm tuổi.
Những cá thể có kích thước trung bình cho năng suất hạt tốt, mỗi cây có thể cho
tới 1,5 kg hạt P[10] P.
5
1.1.5 Tính chất đặc thù của dó bầu P
Dó bầu có khả năng hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là trầm
hương, do gỗ cây bị mục rữa, bị thương hoặc một loại bệnh gây ra bởi tác động
bên ngoài; chúng tỏa ra mùi thơm và khi thả xuống nước thì chìm vì vậy mà có
tên là trầm hương. Vì “trầm” theo chữ Hán có nghĩa là chìm, còn “hương” có
nghĩa là mùi thơmP [5] P.
Căn cứ vào sự hóa nhựa nhiều hay ít mà có những sản phẩm như: Tóc,
Trầm hương và Kỳ nam.
a./ Tóc: có nguồn gốc từ chữ “tok” của người Campuchia, đó là do sự biến
đổi chất gỗ bên ngoài, thường dùng để làm nhang P[14] P.
b./ Trầm hương: do sự phân hóa không trọn vẹn của các phần tử gỗ, gỗ ít
tẩm nhựa hơn, màu nâu hay có sọc đen, nhẹ, nổi được trong nước, dùng để chưng
cất tinh dầu P[14] P.
c./ Kỳ nam: do sự biến đổi hoàn toàn của các phần tử gỗ – các phần tử gỗ
thoái hoá, biến dạng, mất mộc tố chứa một chất nhựa thơm – có màu nâu đậm
hay đen, nặng chìm trong nước, vị đắng. Thường hình thành ở phần lõi gỗ P[14] P.
6
1.2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT TINH DẦU
1.2.1 Các nghiên cứu về tinh dầu
Năm 1960, Sadgopal đã nghiên cứu hàm lượng tinh dầu các loại gỗ cây
dó bầu khác nhau đã tạo trầm có độ tuổi từ 10 – 80 năm tuổi bằng phương pháp
chưng cất hơi nước, và kết quả hiệu suất tinh dầu thu được là vào khoảng từ 0,1
% – 1,2 % P[17] P.
Năm 1963, Maheshwari nghiên cứu việc tách phân đoạn ở nhiệt độ thấp
tinh dầu một số loại gỗ dó bầu đã bị nhiễm nấm, mà trước đây đã được thực hiện
bằng việc tẩm trích bằng dung môi ở nhiệt độ phòng có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Sau đó, kết hợp giữa sắc ký khí và sắc ký cột, nhóm nghiên cứu này đã kết luận
rằng họ đã cô lập được ba hợp chất furano sesquiterpen mới, thuộc nhóm
selinan. Kết hợp với phổ IR, họ đã kết luận đây là:P[17, 22, 37]
O OO
Dihidroagarofuran α-Agarofuran β-Agarofuran
Sau đó, cũng bằng phương pháp trên họ cũng đã tìm ra thêm được 3 hợp
chất mới nữa trong cùng loại tinh dầu thu được:P[17, 23, 37]
7
H
H
HO O
OH
HO
HO O
O
O
4-Hidroxidihidroagarofuran 3,4-Dihidroagarofuran nor-Cetoagarofuran
Năm 1978, nhóm nghiên cứu của Yoshi đã xác định cơ cấu của 2 hợp chất
là chromon và agarotetrol từ gỗ cây Aquilaria sinensis Merr. có nguồn gốc từ
Trung Quốc. Trong một loạt các nghiên cứu của Yang và cộng sự đã công bố từ
năm 1983 – 1990 cũng xác định sự có mặt của các hợp chất sau trong gỗ cây
Aquilaria sinensis Merr.: benzilaceton, p-metoxibenzilaceton, acid anisic, β-
agarofuran, acid baimuxinic, baimuxinal, baimuxinol, dehidrobaimuxinol, và
isobaimuxinolP [18, 24, 37] P.
Năm 1980, Pant và Rastogi cũng đã cô lập được agarol và gmelofuran từ
mẫu cao alcol gỗ cây Aquilaria malaccensis Benth.. Và cũng trong năm này,
Nakanishi cũng kết luận rằng đã cô lập được một alcol sesquiterpen ba vòng như
là một cấu phần chính từ mẫu cao benzen gỗ cây Aquilaria malaccensis Benth.,
xuất xứ từ Indonesia xuất khẩu qua Singapore, và đặt tên là jinkohol P[17, 37, 38] P
OHO
O
H
OH
H
Agarol Jinkohol
8
Năm 1983, nhóm nghiên cứu của Nakanishi tiếp tục cô lập được thêm 2
alcol sesquiterpen mới cũng từ tinh dầu gỗ cây Aquilaria malaccensis Benth. là
jinkohol II và jinkol-eremol P[17, 22, 23, 24] P.
H
H
CH2OH
OH
Jinkohol II Jinkoh-eremol
Nhóm nghiên cứu này còn phân tích tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha
Roxb. có nguồn gốc từ Campuchia, có các thành phần chính như sau: α-
agarofuran, benzilaceton, ar-curcumen, nor-cetoagarofuran, nerolidol, kusunol,
agarospirol, jinkoh-eremol. Đồng thời khi kết hợp phân tích cơ cấu với phổ IR,
NMR,MS, họ đã cô lập thêm 4 hợp chất mới: dihidrokaranon, oxo-agarospirol,
karanon, và isoagarospirol P[17, 22, 23, 24] P.
O
O
Karanol Dihidrokaranon
CHO
OH OH
Oxo-agarospirol Isoagarospirol
9
Ngoài ra vào năm 1984, nhóm nghiên cứu của Nakanishi đã thực hiện
việc so sánh thành phần hóa học các hợp chất sesquiterpenoid của 2 loại tinh
dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb. (nguồn gốc tại Việt Nam) và Aquilaria
malaccensis Benth. (nguồn gốc từ Indonesia) bằng phương pháp GC-MS; thu
được kết quả như sau: P [17, 22, 23, 24] P
Bảng 1.2.1.1: Thành phần sesquiterpenoid của 2 loại tinh dầu gỗ cây
Aquilaria agallocha Roxb. và Aquilaria malaccensis Benth.
% GC-MS
STT Cấu phần A. agallocha
Roxb.
A. malaccensis
Benth.
1 β-Agarofuran 0,6 -
2 α-Agarofuran - 1,3
3 nor-Cetoagarofuran 0,6 -
4 10-Epi-γ-eudesmol - 6,2
5 Agarospirol 4,7 7,2
6 Jinkohol - 5,2
7 Jinkohol-eremol 4,0 3,7
8 Kusunol 2,9 3,4
9 Dihidrokaranon 2,4 -
10 Jinkohol II - 5,6
11 Oxo-agarospirol 5,8 3,1
Tổng cộng 21,0 35,7
10
Khoảng 5 năm sau, năm 1988, nhóm nghiên cứu của Xu đã tìm ra được
thêm một số sesquiterpenoid trong tinh dầu gỗ cây Aquilaria sinensis Merr. có
nguồn gốc từ Trung Quốc bằng cách tách các hợp chất bằng sắc ký cột, rồi đem
phân tích bằng phổ IR, NMR và MS, thu được các hợp chất như sau: P[17, 18, 24, 37]
O
CHO
O
CH2OH
H CHO
OH
COOH
OH
O
Sinenofuranal Sinenofuranol Baimusinal
Acid baimusinic Dihidrokaranon
Năm 1991, nhóm nghiên cứu của Ishihara xác định được 7 sesquiterpen
mới dựa trên khung guaian từ tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb.: guaia-
1(10),11-dien-15-ol; guaia-1(10),11-dien-15-dien-9-on; 1,10-epoxiguaia-15,2-
olid; rotundon hay guaia-1(15),11-dien-2-on. P[17, 18, 26, 27] P
Năm 1992, nhóm nghiên cứu của NaŠf cô lập và đưa ra cấu trúc của 6 nor-
sesquterpenoid mới từ tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb. có nguồn gốc
từ Ấn Độ:P[16, 17, 18, 22, 23] P
11
1. (2R,4aS)-2(4a-Metil-1,2,3,4,4a,5,6,7-octahidro-2-naptil)-propan-2-ol
2. (S)-4a-Metil-2-(1-metiletil)-3,4,4a,5,6,7-hexahidronaptalen
3. (S)- 4a-Metil-2-(1-metiletiliden)-1,2,3,4,4a,5,6,7-octahidronaptalen
4. (2R,4aS)-4a-Metil-2-(1-metiletenil)-1,2,3,4,4a,5,6,7- octahidronaptalen
5. (1R,6S,9R)-6,10,10-Trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]dodecan
6. (1R,2R,6S,9R)-6,10,10-Trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]dodecan-2-ol
OH1 2 3
O OH
O4 5
6
Và trong những nghiên cứu tiếp theo, năm 1993 họ cũng đã cô lập được
thêm 4 nor-sesquiterpenoid mới nữa là:P [16, 17, 18, 22, 23] P
1.(1R,2R,6S,9R)-6,10,10-Trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]dodecan-2-spiro-2P1P-
oxiran
2. (1S,2S,6S,9R)-6,10,10-Trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]dodecan-2-carbaldehid
3. (E)-8,10-Undecadien-2-on
4. 2,3-Dimetil-2-(3-metil-2-butenil)-1,1-ciclohexanon
21 CHO
OOO
12
Cùng thời điểm này, nhóm nghiên cứu của Ishihara xác định được 5
eudesman sesquiterpen và 3 hợp chất hữu cơ khác từ gỗ cây Aquilaria agallocha
Roxb.P[18, 25, 26, 27] P có nguồn gốc Việt Nam: (selina-3,11-dien-14-al; selina-4,11-
dien-14-al; acid selina-3,11-dien-14-oic; acid selina-4,11-dien-14-oic; acid 9-
hidroxiselina-4,11-dien-14-oic; 1,5-epoxi-nor-cetoguaien; dehidrojinkoh-eremol;
neopetasan.
Và cũng trong năm 1993, nhóm nghiên cứu của Ishihara đã tiến hành
chưng cất ly trích tinh dầu từ gỗ cây Aquilaria khasiana H. Hallier lấy từ Ấn Độ
và phân tích thu được kết quả như sau: P[17, 18, 35, 37] P
Bảng 1.2.1.2: Thành phần hóa học tinh dầu gỗ cây Aquilaria khasiana H. Hallier.
STT Cấu phần % GC-MS
1 2-(2-(4-Metoxiphenil)etil) chromon 27,0
2 2-(2-Pheniletil) chromon 15,0
3 Oxo-agarospirol 5,0
4 9,11-Eremophiladien-8-on 3,0
5 6-Metoxi-2-(2-(4-metoxiphenil)etil) chromon 2,5
6 Guaia-1(10),11-dien-15-al 1,5
7 Selina-3,11-dien-ol 1,5
8 Kusunol 1,4
9 Selina-2,11-dien-14-ol 1,0
10 Acid guaia-1(10),11-dien-15-oic 1,0
11 Selina-3,11-dien-9-on 0,8
12 Jinko-eremol 0,7
13 Selina-4,11-dien-14-al 0,7
14 Dihidrokaranon 0,7
13
15 Selina-3,11-dien-14-al 0,6
16 Acid 2-hidroxiguaia-1(10),11-dien-15-oic 0,4
17 β-Agarofural 0,4
18 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0,3
19 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olid 0,3
20 Acid selina-3,11-dien-14-oic 0,3
21 nor-Cetoagarofuran 0,2
22 Agarospirol 0,2
23 Sinenofuranol 0,2
24 Acid selina-4,11-dien-14-oic 0,2
25 Acid 9-hidroxiselina-4,11-dien-14-oic 0,2
26 Dehidrojinkoh-eremol 0,2
27 Rotundon 0,1
28 α-Bulnesen 0,1
29 Karanon 0,1
30 α-Guaien 0,1
31 Oxid bulnesen 0,1
32 Guaia-1(10),11-dien-9-on 0,1
33 1,5-Epoxi-norcetoguaien 0,1
Tổng cộng 66,0
14
Sau đó cũng trong năm này, nhóm nghiên cứu này so sánh thành phần hóa
học của bốn loại tinh dầu được trích ra từ 4 loại gỗ cây dó bầu đã xử lý tạo trầm
thu từ các nguồn nguyên liệu khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam; tất cả các mẫu
tinh dầu thu được khi được phân tích bằng phổ GC-MS đều cho thấy chúng có
chứa rất nhiều các sesquiterpen và chromon được trình bày trong bảng dưới đây:
P
[18, 23]
P
Bảng 1.2.1.3: So sánh thành phần hóa học bốn loại tinh dầu gỗ cây dó bầu đã xử
lý tạo trầm thu từ các nguồn nguyên liệu khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam
% GC-MS
STT Cấu phần
I II III IV
1 α-Guaien 0,1 0,1 0,05 -
2 β-Agarofuran 0,3 0,2 0,1 0,8
3 α-Bulnesen 0,2 0,2 0,05 -
4 nor-Cetoagarofuran 0,1 0,1 0,1 0,4
5 1,10-Epoxi bulnesen 0,1 0,05 - -
6 1,5-Epoxi-nor-cetoguaien 0,1 0,05 - -
7 Agarospirol 0,05 0,05 0,1 0,7
8 Jinkoh-eremol 0,4 0,7 0,8 1,0
9 Kusunol 1,7 1,0 1,0 1,8
10 Dehidrojinkoh-eremol 0,05 0,05 0,1 0,3
11 Selina-3,11-dien-9-on 0,9 2,1 0,2 -
12 Rotundon 0,2 0,1 - -
13 Selina-3,11-dien-14-al 1,2 2,8 0,4 -
14 9,11-Eremophiladien-8-on 0,7 0,6 0,8 0,4
15 Selina-3,11-dien-14-ol 1,1 1,2 0,3 8,1
15
16 Guaia-1(10),11-dien-9-on 1,2 1,5 0,4 0,05
17 Selina-4,11-dien-14-al 0,1 0,05 - -
18 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0,8 0,6 0,4 0,2
19 Sinenofuranol 0,6 1,2 - -
20 Dihidrokaranon - - 0,2 0,8
21 Guaia-1(10),11-dien-15-al 1,0 0,7 0,2 2,6
22 Karanon 3,4 2,5 0,4 -
23 Oxo-agarospirol 0,1 0,1 0,05 0,3
24 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olid 1,6 1,4 5,3 11,6
25 Acid selina-4,11-dien-14-oic 0,5 0,5 0,2 -
26 Acid selina-3,11-dien-14-oic 0,6 - - -
27 Acid guaia-1(10),11-dien-15-oic 0,9 0,2 - -
28 Acid 2-hidroxiguaia-1(10),11-dien-15-oic 4,7 0,05 - -
29 Acid 9-hidroxiselina-4,11-dien-14-oic 1,8 0,3 - -
30 2-(2-Pheniletil) chromon 0,8 0,05 - -
31 2-[2-(4-Metoxiphenil)etil] chromon 16,1 17,2 23,6 0,3
32 6-Metoxi-2(2-(4-metoxiphenil)etil) chromon 21,2 24,5 33,0 0,7
33 Selina-3,11-dien-9-ol 2,0 3,2 3,7 0,3
Tổng cộng 64,60 63,35 71,45 30,35
I = Kanankoh (Ryoku-yu) ex. Viet Nam (A. agallocha)
II = Kanankoh (Cha-yu) ex. Viet Nam (A. agallocha)
III = Kanankoh (Murasaki) ex. Viet Nam (A. agallocha)
IV = Jinkoh (Bateikei) ex. Viet Nam (A. sinensis)
16
Không những thế, nhóm nghiên cứu này còn tiến hành việc so sánh thành
phần hóa học của các mẫu cây khi bị đốt cháy, bằng cách đốt các mẫu gỗ thu
được (mẫu I và IV) trong một hệ thống kín, nhiệt độ đốt cháy khoảng 180 – 210
P
o
PC. Thu lấy hơi khói bằng cách trích với dietil eter, phân tích GC-MS, thu được
kết quả như sau: P[18, 24] P
Bảng 1.2.1.4: Bảng so sánh thành phần hóa học 2 loại gỗ I và IV khi đốt cháy
% GC-MS
STT Cấu phần Kanankoh
(Ryoku-ku)
Jinkoh
(Bateikei)
1 Acid acetic 3,97 2,76
2 Acid propionic 0,14 0,18
3 Toluen 0,12 0,19
4 Furfural 0,72 2,79
5 Furfurol 0,32 0,11
6 Anisol <0,05 0,26
7 Benzaldehid 0,57 3,53
8 Phenol 0,29 0,98
9 p-Metilanisol <0,05 1,47
10 Acetophenon <0,05 0,37
11 Guaiacol 0,21 1,02
12 p-Metoxiphenol <0,05 0,79
13 p-Vinilphenol <0,05 1,22
14 Benzilaceton 0,24 2,36
15 Anisaldehid 0,26 3,29
16 p-Vinilguaiacol 0,20 0,46
17
17 3,4-Dimetoxiphenol 0,42 2,72
18 Vanilin 0,38 0,56
19 α-Guaien <0,05 -
20 p-Metoxibenzilaceton 0,16 2,37
21 β-Agarofuran 1,36 2,75
22 α-Bulnesen 0,33 -
23 nor-Cetoagarofuran 0,25 0,97
24 4-Hidroxi-3,5-dimetoxibenzaldehid - 1,02
25 Agarospirol 0,13 <0,05
26 4-(4-Hidroxi-3-metoxiphenil)-2-butanon - 1,88
27 Jinkoh-eremol 1,02 <0,05
28 Kusunol 3,00 0,93
29 Dehidrojinkoh-eremol <0,05 <0,05
30 Selina-3,11-dien-9-on 1,99 -
31 Selina-3,11-dien-9-ol 1,78 -
32 Selina-3,11-dien-14-al 0,31 1,40
33 9,11-Eremophiladien-8-on 0,31 2,67
34 Selina-3,11-dien-14-ol 0,64 0,50
35 Selina-4,11-dien-14-al 0,41 0,39
36 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0,65 -
37 Sinenofuranol - 0,37
38 Dihidrokaranon 1,37 4,73
39 Guaia-1(10),11-dien-15-al 2,30 -
40 Karanon Vết 1,36
41 Oxo-agarospirol 4,54 3,04
18
42 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olid 1,68 -
43 Acid selina-4,11-dien-14-oic 1,32 -
44 Acid selina-3,11-dien-14-oic 1,02 -
45 Acid guaia-1(10),11-dien-15-oic 9,92 -
46 Acid palmitic 1,42 -
47 Acid 2-hidroxiguaia-1(10),11-dien-15-oic 4,23 -
48 Acid 9-hidroxiselina-4,11-dien-14-oic 2,33 -
49 Acid linoleic 0,46 -
50 Acid oleic 0,87 -
51 Acid stearic 0,35 -
52 2-(2-Pheniletil) chromon 5,83 0,28
53 2-[2-(4-Metoxiphenil)etil] chromon 1,59 -
Tổng cộng 59,76 49,78
Vào năm 1995, nhóm nghiên cứu của NaŠf lại tiếp tục tiến hành nghiên
cứu thành phần hóa học tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb. 02 năm tuổi
có nguồn gốc từ Ấn Độ, và thu được các kết quả như sau khi phân tích bằng các
phương pháp: GC-MS, P1PH-NMR, P13PC-NMR, COSY, HMQC và NOE. P[16, 17, 18, 22,
23]
P
19
Bảng 1.2.1.5: Thành phần hóa học tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb.
02 năm tuổi
STT Cấu phần % GC-MS
1 (S)-4a-Metil-2-(1-metiletil)-3,4,4a,5,6,7-hexahidro
naptalen
0,6
2 β-Agarofuran 6,4
3 β-Vetispiren 1,4
4 4-Phenil-2-butanon 3,5
5 α-Vetispiren 1,8
6
(1R,2R)-9-Isopropil-2-metil-8-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]-4,6-
dodecadien
6,6
7 (1R,2R)-9-Isopropil-2-metil-8-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]-5-
dodecen
3,3
8
(2R,4aS)-2-(4a-Metil-1,2,3,4,4a,5,6,7-octahidro-2-naptil)
propanol
0,7
9 nor-Cetoagarofuran 0,5
10 epi-γ-Eudesmol 3,8
11 2-(1,2,3,5,6,7,8,8a-Octahidro-8,8a-dimetil-2-naptil)
propanal
0,5
12 Agarospirol 4,8
13 Jinkoh-eremol 4,7
14 Valerianol 5,6
15
(1S,2S,6S,9R)-6,10,10-Trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]
dodecan-2-carbaldehid
0,9
16 4-(4-Metoxiphenil)-2-butanon 2,4
20
17
(5R,10R)-2-Isopropiliden-10-metil-spiro[4.5]-6-decen-6-
carbaldehid
1,1
18
(2R,8S,8aS)-2-(1,2,6,7,8,8a-Hexahidro-8,8a-dimetil-2-
naptil)-2-propanol
4,4
19
(5R,7S,10R)-2-Isopropiliden-10-metil-6-metilen-spiro
[4.5]-7-decanol
0,6
20 Dihidrokaranon 6,6
21
(2R,8R,8aS)-2-(1,2,3,5,6,7,8,8a-Octahidro-8,8a-dimetil-2-
naptil)-2-propenol
2,7
22 Karanon 2,2
Tổng cộng 65,1
Năm 2001, một lần nữa nhóm nghiên cứu Manfred Meier tiến hành chưng
cất lôi cuốn hơi nước gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb. cho hiệu suất tinh dầu
0,14 % và phân tích thành phần hóa học bằng GC-MS thu được cấu phần chính
của tinh dầu như sau:P[16, 17, 22, 23] P
21
Bảng 1.2.1.6: Cấu phần chính tinh dầu gỗ Aquilaria agallocha Roxb.
STT Cấu phần % GC-MS
1 β-Agarofuran 3,9
2 epi-γ-Eudesmol 5,5
3 Agarospirol 12,8
4 Jinkoh-eremol 11,5
5 Valerianol 8,9
6
6,10,10-Trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]dodecan-2-
carbaldehid
2,6
7 2-Isopropiliden-10-metil-spiro[4.5]-dec-6-en-6-carbaldehid 2,0
8 2-(1,2,6,7,8,8a-Hexahidro-8,8a-dimetil-2-naptil)-propan-2-ol 2,2
9 Dihidrokaranon 3,0
Tổng cộng 52,4
Cũng trong năm 2001, nhóm nghiên cứu của Jun-ya Udeda đã cô lập được
một hợp chất sesquiterpen có dạng spirovetivan trích từ mẫu cao 70 % EtOH gỗ
cây Aquilaria agallocha Roxb. có nguồn gốc từ Việt Nam có tên là: (4R,5R,7R)-
(10)-spirovetiven-11-ol-2-on P[39] P.
O
O H
1
2
3 4
5
6 7
8
9
10
11 12
13
14
15
22
Tại Việt Nam, vào năm 2007, Nguyễn Văn Hùng khảo sát tinh dầu gỗ
cây Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte tẩm trích bằng dung môi aceton P[6] P,
phân tích thành phần hóa học bằng GC-MS thu được kết quả sau:
Bảng 1.2.1.7: Thành phần hóa học tinh dầu gỗ cây Aquilaria crassna Pierre ex.
Lecomte tẩm trích bằng aceton
STT Cấu phần % GC-MS
1 4-Metil- 3-penten-2-on 1,60
2 Etilbenzen 12,60
3 1,4-Dimetilbenzen 4,98
4 4-Hidroxi-4-metil-2-pentanon 6,39
5 3-Etoxi-benzaldehid 5,53
6 Acid tetradecanoic 2,11
7 Acid pentadecanoic 6,19
8 9-Octadecenal 2,86
9 Acid palmitic 10,8
10 Acid (Z)-9-octadecenoic 10,36
11 Acid 9-hexadecenoic 1,74
12 Acid octadecanoic 3,45
13 Isocianat benzil 2,39
14 3-(Phenilmetoxi)benzaldehid 2,50
15 4-(Phenilmetoxi)benzaldehid 14,20
16 Metilen-2,2’-bis[6-(1,1-dimetiletil)-4-metil]phenol 2,20
Tổng cộng 89,90
23
Gần đây nhất vào năm 2008, nhóm nghiên cứu của Nazrul Islam Bhuiyan
đã công bố kết quả thành phần hóa học tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha
Roxb.P[40] P phân tích GC-MS; kết quả được ghi nhận như sau:
Bảng 1.2.1.8: Thành phần hóa học tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb.
STT Cấu phần
% GC-MS
1 2-Metilen-6,8,8-trimetiltriciclo[5.2.2.0P1,6P]undecan-3-ol 0,93
2 Oxid-1-alloaromadendren 0,81
3 (-)-Spathulenol 1,44
4 6,9-Octadecadienoat metil 0,81
5
(2R,cis)-1,2,3,4,4a,5,6,7-Octahidro-α,α,4a,8-tetrametil-2-
naptalenmetanol
3,10
6 Patchoulen 1,44
7
[1R-(1α,7β,8aα)]-1,2,3,5,6,7,8,8a-Octahidro-1,8a-dimetil-7-
(1-metiletenil)naptalen
12,67
8
[1R-(1α,3aβ,4α,7β)]-1,2,3,3a,4,5,6,7-Octahidro-1,4-dimetil-
7-(1-metilenil)azulen
1.07
9 Aristolen 3,85
10 Eremophilen 0,99
11 5-Isobutiramido-2-metilpirimidin 13,52
12 9,10-Dehidroisolongifolen 1,52
13 Acid diphenoxilic 1,62
14 8,9-Dehidroneoisolongifolen 1,74
15 Isolongifolen-5-on 1,73
16 Acid 8-metoxi-α-metilnapten-1-acetic 1,47
17 Acid 3-hidroxi-7-metoxi-2-naptoic 0,84
24
18 3-(Diisopropilphosphino)propanoat metil 0,92
19 3-Metoxi-6,7,8,9-tetrahidrodibenzofuran-2-ol 1,09
20 (±)-Cadinen 5,46
21 Longiverbenon 1,22
22 Oxid cariophilen 11,25
23 (6-Hidroximetil-2,3-dimetilphenil)metanol 1,25
24 Oxid α-cedren 1,01
25 Viridiflorol 1,79
26 Acid palmitic 1,26
27 Octacosan 19,83
28 Ptalat diisooctil 2,18
Tổng cộng 96,81
Và nhóm nghiên cứu này tiếp tục công bố thành phần hóa học của tinh
dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb. do tác động của tự nhiên và tác động của
con người:P[40] P
Bảng 1.2.1.9: Thành phần hóa học tinh dầu gỗ Aquilaria agallocha Roxb.
do tác động của tự nhiên
STT
Cấu phần
% GC-
MS
1 7-Isopropenil-4a-metil-1-metilendecahidronaptalen 20,83
2 4-Metilen-1-metil-2-(2-metil-1-propen-1-il)-1-
vinilcicloheptan
46,17
3 Oxid cariophilen 33,00
Tổng cộng 100,00
25
Bảng 1.2.1.10: Thành phần hóa học tinh dầu gỗ Aquilaria agallocha Roxb.
do tác động của con người
STT
Cấu phần
% GC-
MS
1 [1R-(1α,7β,8aα)]-1,2,3,5,6,7,8,8a-Octahidro-1,8a-dimetil-7-(1-
metiletenil)naptalen
6,45
2 Aristolen 5,36
3
[1ar-(1aα,4β,4aβ,7α,7aβ,7bα)]-Decahidro-1,1,4,7-tetrametil-
1H-cicloprop[e]azulen-4-ol
9,16
4 Acid palmitic 7,05
5 Ptalat diisooctil 71,97
Tổng cộng 99,99
1.2.2 Sản xuất và buôn bán
1.2.2.1 Trên thế giới
Sản phẩm chính có nguồn gốc từ các loài Aquilaria trên thị trường thế giới
là trầm hương và các dẫn xuất của nó. Trong thương mại chúng có rất nhiều tên:
agar, aloeswood, eaglewood, gaharu và kalamabak. Những cái tên thương mại
khác nhau khiến cho việc quản lý, kiểm soát mua bán trở nên khó khăn hơn,
chúng được buôn bán chủ yếu ở dưới dạng gỗ, vỏ bào, bột và tinh dầu. Ngoài ra
các sản phẩm như nước hoa, dược phẩm và nhang có nguồn gốc từ các loài
Aquilaria cũng đã có mặt trên thị trường thế giới P[5] P.
26
Trầm hương là sản phẩm đặc biệt của tự nhiên, chúng luôn là loại hàng
quý, hiếm và đắt giá. Giá mua bán trầm hương được tính theo kg tùy thuộc vào
chất lượng. Giá bán trầm tại thị trường Dubai (Arabia Saudi) vào năm 1993 thay
đổi từ 27 đô la Mỹ/kg (loại thấp nhất) đến 10.000 đô la Mỹ/kg (loại tốt nhất).
Trong năm 1996, trên thị trường Malaysia, 1 kg trầm hương loại tạp được bán với
giá 5 đô la Mỹ; trong khi đó 1 kg trầm loại đầu bảng có giá 1.000 đô la Mỹ P[14] P.
Trên thị trường Anh, tinh dầu trầm hương thương phẩm được mua bán với
giá 160 bảng Anh/2,5 ml (khoảng 64.000 bảng Anh 1 kg tinh dầu trầm) P[14] P.
Malaysia là nước khai thác và xuất khẩu nhiều gỗ trầm hương nhất. Năm
1991, lượng trầm hương xuất khẩu của Malaysia chiếm 25 % tổng lượng trầm
hương nhập khẩu của các nước Ả rập, trị giá chừng 2,25 triệu đô la Mỹ P[5] P.
Nước thứ hai xuất khẩu trầm hương sau Malaysia là Singapore (khoảng
2,1 triệu đô la Mỹ). Tiếp đến là Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ. Hoa Kỳ cũng là
thị trường tiêu thụ trầm hương với khối lượng đáng kể. Năm 1985, khối lượng
trầm hương mà Hoa Kỳ đã nhập khẩu là 66.000 kg; đến năm 1990 chỉ nhập được
khoảng 28.000 kg và đến năm 1994 cũng nhập được 31.000 kg P[5]P.
1.2.2.2 Tại Việt Nam
Mặc dù Việt Nam đã được đề xuất là một trong những nước có sự hiện
diện của loài A. malaccensis vào danh sách của CITES năm 1994 nhưng Oldfield
cùng các cộng sự (1998) và Heuveling van Beek thuộc tổ chức TRP (2000) vẫn
cho rằng ở nước ta không có loài này. Tuy nhiên ở nước ta vẫn có 3 loài khác là
A. crassna, A. banaensae và A. baillonii, trong đó A. crassna nằm trong danh sách
13 loài hiện đang trong tình trạng bị đe dọa ở Việt Nam P[5] P.
27
Do chạy theo lợi nhuận, trong nhiều năm qua các loài gỗ cây Aquilaria
của nước ta bị khai thác kiệt quệ để xuất khẩu, chỉ còn sót lại lẻ tẻ một số rất ít
cây non. Theo ước tính của Liên hiệp Khoa học sản xuất tinh dầu – hương liệu –
mỹ phẩm Việt Nam thì trong những năm từ 1980 đến 1990, khối lượng gỗ cây
Aquilaria các loại đã bị khai thác và xuất khẩu từ nước ta cũng vào khoảng 300
tấn. Trong đó có 2.000 kg trầm từ loại 1 – 4, trị giá chừng 1,5 triệu đô la Mỹ và
300.000 kg trầm loại 5 – 9, trị giá khoảng 4,5 triệu đô la Mỹ; đặc biệt là 200 kg
Kỳ nam loại 1 – 3, trị giá 0,5 triệu đô la Mỹ và tới 2.800 kg Kỳ nam loại 4 – 8,
trị giá 2,52 triệu đô la Mỹ P[5] P.
Chỉ riêng tại Quảng Nam – Đà Nẵng, lượng trầm bị khai thác hàng năm
cũng vào khoảng 200 – 250 kg (theo báo cáo trong Hội thảo Quốc gia về nghiên
cứu phát triển Dầu thực vật, Tinh dầu, Hương liệu, Mỹ phẩm – 1990). Tuy nhiên
theo báo cáo của Hải quan Đài Loan thì chỉ trong vòng 6 năm, từ 1993 – 1998,
nước ta đã xuất khẩu sang Đài Loan tổng cộng trên 530 tấn trầm hương: 19.681
kg (1993); 84.779 kg (1994); 103.068 kg (1995); 91.129 kg (1996), 96.427 kg
(1997); 136.685 kg (1998) P[5] P.
Trước khi lệnh cấm khai thác và buôn bán trầm hương ở nước ta được ban
hành vào năm 1991, tổng giá trị trầm hương xuất khẩu hàng năm ước đoán đạt
khoảng 10 – 15 triệu USD P[5] P.
Trầm hương nước ta được cho là có chất lượng cao hơn nhiều so với trầm
hương từ Ấn Độ và Indonesia. Các mảnh trầm loại 1 có thể được bán với giá
3.500 USD/kg; loại 2 được bán với giá 2.000 USD/kg; loại 5 khoảng 200 USD/kg
và loại 6 khoảng 100 USD/kg. Bột trầm loại 1 khoảng 200 USD/kg; loại 2
khoảng 100 USD/kg; loại 5 – 6 khoảng 25 – 30 USD/kg. ngoài ra còn có kỳ nam,
được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật, có giá khoảng 2.000 – 10.000 USD/kg; tuy
28
nhiên gần đây đã lên đến 15.000 USD/kg và tinh dầu chất lượng cao cũng lên
đến 15.000 USD/kg P[5]P.
1.2.3 Đặc tính của tinh dầu
Tinh dầu ly trích từ gỗ cây dó bầu đã qua xử lý tạo trầm là chất lỏng sánh,
nhớt, dẻo, có màu vàng hoặc màu hổ phách đậm, mùi thơm dịu của trầm. Bằng
khứu giác ta cảm thấy tinh dầu có mùi thơm tương tự như mùi tinh dầu hương lau
và tinh dầu đinh hương. Nó được dùng làm chất định hương, giữ cho hương thơm
lâu và dậy mùi trong công nghiệp hương liệu. Một số kết quả phân tích của
Thụy Sỹ đã cho biết, thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm các agarofuranoid,
các sesquiterpenoid của nhóm chất eudesman, eremophilan, valencan và
vetispiran P[6] P.
Khi chưng cất, các thành phần chính của tinh dầu thường bốc hơi ở nhiệt
độ cao (khoảng 200 PoPC). Nghiên cứu các mẫu gỗ dó bầu đã xử lý tạo trầm
thương phẩm khác nhau từ Ấn Độ đã cho thấy thành phần hóa học của chúng
cũng rất khác nhau P[11]
Gỗ dó bầu tươi, xốp, nhẹ. Gỗ khô không khí có tỉ trọng 400 kg/mP3P. Gỗ có
màu trắng kem, nâu vàng nhạt hoặc nâu xám; gỗ dác và gỗ lõi rất khó phân
biệt. Thớ gỗ thô và xốp. Vòng sinh trưởng rất khó nhận biết, song đôi khi cũng
có thể phân biệt được. Bó mạch có kích thước vừa phải hoặc rất nhỏ, thường đơn
độc hoặc xếp thành từng nhóm 2 đến 5 bó (theo mặt cắt ngang), mạch gỗ (mạch
ray) rất đều P[8]P.
29
1.3 Công dụng
Gỗ dó bầu khi đã xử lý tạo trầm là một sản phẩm đặc biệt, nổi tiếng, quý,
hiếm; do có chứa nhựa dầu được tạo thành trong lõi, gỗ của những cây già hay
cây bị bệnh. Các loài dó A. crassna (phân bố ở Đông Dương), A. malaccensis
Lamk. (phân bố từ Ấn Độ đến Đông Nam Á) và A. sinensis Lour. (sinh trưởng ở
miền Nam Trung Quốc) đều là nguồn cung cấp trầm có giá trị và quan trọng
nhất P[5]P.
Trên thị trường rất khó phân biệt sản phẩm từ 3 loài này, và thực tế chúng
cùng có tên gọi chung là “trầm” và cùng được sử dụng tương tự nhau.
Hương thơm hấp dẫn của gỗ trầm khi cháy đã được đánh giá rất cao ở
nước ta, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước Châu Á từ hàng ngàn năm trước đây.
Gỗ trầm được sử dụng là hương thắp trong các dịp lễ hội của các tín đồ đạo Phật,
đạo Khổng và đạo Hinđu… ở khắp các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Tại Thái Lan, gỗ trầm được sử dụng khi hoả táng thi hài người chết. Còn ở Nhật
Bản, hương trầm lại rất được coi trọng trong các dịp lễ hội uống chè. Các vua
quan phong kiến nước ta từ xưa đã dùng trầm làm vật phẩm để cúng tiến. Nhang
trầm khi đốt tỏa một mùi thơm đặc biệt, vừa thanh nhã dịu dàng, lại vừa hấp dẫn
thích hợp với nhiều người. Khói hương trầm đượm tính cách thiêng liêng, trân
trọng, thành kính P[6] P.
Người Việt chúng ta từ xưa đã biết cách đốt trầm để xông hơi cho những
bộ lễ phục, xiêm y, cẩm bào, những trang phục đắt tiền của các bậc vua chúa,
công hầu, khanh tướng, các vương tôn, công tử,… trong những dịp lễ hội long
trọng. Người ta cho rằng quần áo xông trầm sẽ tránh được phong sương, lại làm
tăng phần cao sang đài các nhờ có mùi trầm quý giáP [5] P.
30
Ở Việt Nam, trầm hương loại tốt được dùng đốt nguyên miếng tạo mùi
thơm trong các đền thờ, hoặc tán nhỏ thêm một phần phụ gia tạo thành những
miếng nhang trầm hình khối chữ nhật dùng cho lễ nghi tôn giáo. Người ta sử
dụng nhang dai là các mảnh vụn hay những phần gỗ có vết nhựa trầm ngưng
đọng, dùng làm chất tạo hương chính cho nhang cao cấp P[6] P.
Tinh dầu trầm có giá trị đặc biệt, được dùng trong công nghệ chế biến các
loại chất thơm, các loại nước hoa cao cấp, đắt tiền. Mùi của trầm vừa phản phất
mùi của tinh dầu đinh hương, vừa có mùi thơm của hoa hồng. Các hoá mỹ phẩm
có chứa tinh dầu trầm rất được ưa chuộng, đặc biệt ở khu vực Trung Đông và Ấn
Độ P[5] P.
Nhờ có tinh dầu trầm nên các loại mỹ phẩm toát ra một mùi thơm êm dịu
và quyến rũ, nó còn có khả năng xóa sạch những vết rám khó tẩy nhất, làm cho
lớp da thô cứng có mụn trứng cá hoặc vết tàn nhang được mịn màng hơn P[5] P.
Các loại phấn sáp, các loại kem, các loại nước hoa có tinh dầu trầm là
một hóa hợp rất huyền diệu, có hiệu lực làm biến đổi những đặc tính bên trong
của làn da theo chiều hướng có lợi mà không gây ra bất kỳ một phản ứng phụ
nào, mùi thơm của chúng rất dễ chịu và thanh thoát P[5] P.
Trong y học cổ truyền ở nước ta, trầm hương được coi là vị thuốc quý,
hiếm, có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh tỳ, vị và thận; có tác dụng giáng khí, nạp
thận, bình can, tráng nguyên dương; được dùng chủ yếu để chữa các bệnh đau
ngực, bụng, nôn mửa, bổ dạ dãy, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt,
cấm khẩu và khó thở P[5] P.
Trong y học ở phương Tây, ở Ấn Độ và Trung Quốc, hương trầm được sử
dụng để điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là với bệnh ung thư tuyến giáp trạng. Y
học cổ truyền Trung Quốc coi trầm là vị thuốc có tác dụng chữa các bệnh đau
bụng, tiêu chảy, hoen suyễn, kích dục, tráng dương và tiêu hoá tốt P[6] P.
31
Hương trầm được dùng để thắp xua muỗi và côn trùng có hại P[5] P.
Dăm gỗ trầm cũng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt
là chữa bệnh thấp khớp, bệnh đậu mùa, bệnh đau bụng và dùng cho phụ nữ sau
khi sinh con P[6]P.