Khảo sát và tính kiểm tra hệ thống cấp đông máy nén vít

LỜI NÓI ĐẦU Cùng với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì nghành kĩ thuật lạnh cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Nó đã xâm nhập vào hơn 70 nghành kinh tế quan trọng và hỗ trợ tích cực cho các nghành đó nhằm mục đích thúc đẩy các nghành kinh tế phát triển đi lên. Đặc biệt là các nghành công nghiệp thực phẩm, sinh học, hoá chất, dệt may, điện tử tin học, cơ khí chính xác, Đi đôi với các quy trình công nghệ chế biến thì hệ thống máy và thiết bị lạnh cũng đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong những nhà máy chế biến thực phẩm nói chung và những nhà máy chế biến thuỷ sản nói riêng. Bởi nó đảm nhiệm những nhiệm vụ cơ bản và thiết yếu nhất trong quy trình sản xuất như bảo quản nguyên liệu, làm lạnh đông sản phẩm và bảo quản thành phẩm. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế ở trên, được sự phân công của Ban Chủ Nhiệm Khoa Chế Biến và sự hướng dẫn của thầy Lê Văn Khẩn, em đã được nhận đồ án tốt nghiệp: “Khảo sát và tính kiểm tra hệ thống cấp đông máy nén vít” nhằm kiểm tra xem hệ thống làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhất có đảm bảo cho việc cấp đông một khối lượng sản phẩm nhất định trong khoảng thời gian nào đó hay không. Nội dung của đồ án bao gồm: Chương I _ Tổng quan về công nghệ thiết bị cấp đông hệ thống lạnh Chương II _ Tổng quan hệ thống lạnh tại Công Ty Chương III _ Tính toán nhiệt tải máy nén và năng suất lạnh thực tế Chương IV _ Hệ thống điện động lực và điều khiển Chương V _ Vận hành và bảo dưỡng hệ thống lạnh Chương VI _ Kết luận và đề xuất ý kiến. Từ kết quả tính kiểm tra, phần nào rút ra được những nhận xét về tình trạng hoạt động của hệ thống cấp đông và đưa ra những phương pháp tối ưu nhất giúp cho việc tiết kiệm chi phí cho hệ thống mà vẫn đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn và chất lượng sản phẩm đảm bảo trong quá trình vận hành máy. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng nhưng do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên em gặp không ít những khó khăn. Do đó không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để cuốn đồ án này được hoàn chỉnh hơn.

doc93 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4843 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát và tính kiểm tra hệ thống cấp đông máy nén vít, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu được trong các hệ thống lạnh. Quá trình làm việc của thiết bị bay hơi ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm lạnh. Đó là mục đích chính của hệ thống lạnh. Vì vậy, dù toàn bộ trang thiết bị hệ thống tốt đến đâu nhưng thiết bị bay hơi làm việc kém hiệu quả thì tất cả trở lên vô ích. Khi quá trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém thì thời gian làm lạnh tăng, nhiệt độ phòng không đảm bảo yêu cầu, trong một số trường hợp do không bay hơi hết lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có thể hút ẩm về gây ngập dịch lỏng. Ngược lại khi thiết bị bay hơi có diện tích quá lớn so với yêu cầu, thì chi phí đầu tư cao và đồng thời còn làm cho độ quá nhiệt hơi ra thiết bị lớn. Khi độ quá nhiệt lớn thì nhiệt độ cuối quá trình nén cao, tăng công suất nén. Việc lựa chọn thiết bị bay hơi dựa trên nhiều yếu tố như hiệu quả làm việc, đặc điểm và tính chất cần làm lạnh. Ở đây, do đặc điểm và tính chất của sản phẩm cần làm lạnh là cá filê cấp đông siêu tốc nên trong đồ án tốt nghiệp em đi sâu vào thiết bị cấp đông siêu tốc IQF. Cấu tạo Về cấu tạo băng chuyền cấp đông IQF siêu tốc không khác mấy so với băng chuyền dạng thẳng. Bên trong bố trí một hoặc hai băng tải sản phẩm có khả năng điều chỉnh tốc độ vô cấp, tuỳ theo yêu cầu cấp đông của nhiều sản phẩm khác nhau. Các dàn lạnh xếp thành một hoặc hai dãy ở hai bên băng tải. Để dòng không khí hướng tập trung vào sản phẩm trên băng tải, người ta lắp hệ thống ống hướng gió cũng bằng vật liệu thép không gỉ. Buồng cấp đông có bao che cách nhiệt bằng polyurethane, dày mm, hai bên hai lớp Inox, phủ sơn nhựa thực phẩm màu trắng hai mặt. Buồng cấp đông có cửa ra vào kiểu kho lạnh với hệ thống điện trở nhiệt sưởi cửa, bên trong cũng có hệ thống đèn chiếu sáng. Hệ thống băng tải được thiết kế để giảm thiểu chi phí bảo dưỡng. Tốc độ của băng tải có thể thay đổi cho từng loại sản phẩm cấp đông khác nhau. Băng tải chuyển động có thể từ m/phút, cho thời gian cấp đông từ 0,5 phút đến 10 phút. Khung đỡ băng tải và các thiết bị cũng làm bằng vật liệu Inox. Dàn lạnh làm bằng thép không gỉ với các cánh tản nhiệt bằng nhôm thiết kế cho bơm cấp dịch tuần hoàn NH3/R22, bước cánh được thiết kế đặc biệt để để tăng hiệu quả truyền nhiệt và vệ sinh dễ dàng. Vệ sinh các băng tải bằng nước có áp lực do người sử dụng đấu vào hệ thống vòi phun bằng đồng để rửa băng tải và hệ thống xả tuyết để làm sạch dàn. Các bộ phận bên trong máy có thể xịt rửa thủ công bằng nước có pha hoá chất phù hợp. Quạt gió kiểu ly tâm với động cơ nối trực tiếp, cánh quạt bằng nhôm và lồng dẫn khí vào trong, động cơ quạt bằng hợp kim nhôm đặc biệt được sơn phủ. Buồng cấp đông được thiết kế với một hoặc nhiều băng tải thẳng xuyên suốt có nhiều cỡ rộng và luồng gió khác nhau. Khu vực mở để tiếp nhận nguyên liệu đầu vào của máy cấp đông có thể thay đổi dễ dàng để phù hợp với độ dày sản phẩm cấp đông. Băng tải được làm bằng thép không gỉ. Hệ thống được thiết kế theo từng môđun lắp sẵn cho phép tăng giảm năng suất cấp đông trong một dải rộng. Mỗi môđun đều có dàn lạnh, quạt làm bằng nhôm được lắp đặt hoàn chỉnh. Hệ thống xả tuyết dàn lạnh bằng nước hoạt động tự động vào cuối ca sản xuất. Hình 3.11 _ Băng chuyền cấp đông siêu tốc Chức năng của hệ thống Các tấm phân phối khí phía trên có thể dễ dàng được nâng lên hoặc hạ xuống để vệ sinh thường xuyên và bảo dưỡng cho khu vực tiếp xúc và để cấp đông sản phẩm. Dàn lạnh bố trí ở cả hai phía để kiểm tra dễ dàng khi dừng máy. Băng tải làm bằng thép không gỉ được thiết kế bằng một lớp lưới Inox đơn giản, để giảm hạn chế việc sản phẩm kẹt trong quá trình sản xuất. Bảng điện điều khiển máy cấp đông và điều chỉnh thời gian cấp đông ở mọi chế độ vận hành, vệ sinh xả tuyết dàn lạnh. Việc điều chỉnh nhiệt độ giúp dễ dàng theo dõi và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Nguyên lí làm việc Trong suốt thời gian cấp đông, khi sản phẩm di chuyển xuyên qua buồng cấp đông trên những băng chuyền, hàng ngàn tia khí lạnh với tốc độ cao hướng trực tiếp và liên tục lên mặt trên và mặt dưới của sản phẩm, thổi hơi nóng bao bọc quanh sản phẩm đẩy nhanh quá trình trao đổi nhiệt. Các tia khí lạnh này làm lạnh đạt hiệu quả tương đương phương pháp nhúng nitơ lỏng. Khi các tia khí lạnh thổi qua bề mặt sản phẩm trên bề mặt sản phẩm nhanh chóng tạo lên một lớp băng mỏng bao bọc quanh sản phẩm, làm giảm mất nước và giữ sản phẩm không bị biến dạng về mặt cơ học. Hình dạng và kích thước ban đầu của sản phẩm được duy trì trong suốt quá trình cấp đông. Có nhiều ưu điểm với kiểu thiết kế đặc biệt này: Cùng thời gian cấp đông nhanh như máy cấp đông sử dụng nitơ lỏng. Hạn chế mất nước tối thiểu ngang bằng hay tốt hơn cấp đông bằng nitơ lỏng. Chi phí vận hành bằng phần nửa so với phương pháp dùng nitơ lỏng. Chất lượng sản phẩm tuyệt hảo, không bị cháy lạnh. Sản phẩm không bị dịch chuyển trong máy cấp đông. Không bị ảnh hưởng của sự rung động khi di chuyển. Sản phẩm cấp đông hoàn toàn phẳng phiu, giữ nguyên hình dạng ban đầu. Đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Thiết kế theo kiểu khối hoàn chỉnh nên: Lắp đặt nhanh; Xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn xây dựng chất lượng cao; Thiết kế tiêu chuẩn phù hợp với dây chuyền sản xuất của khách hàng với bề rộng và công suất tự chọn; Dễ dàng mở rộng bằng các khối bổ sung để tăng công suất sau này; Hệ thống lạnh NH3 hoặc freon hợp nhất, tiêu chuẩn. Hệ thống cấp đông siêu tốc được thiết kế để chế biến các loại sản phẩm mỏng, dẹt như cá filê, tôm cũng như các loại bánh nướng, khoai và các sản phẩm trứng. Chọn thiết bị Với năng suất lạnh (KW), công suất cấp đông 500 (kg/h), chọn buồng cấp đông IQF siêu tốc của SEAREFICO với các thông số: Bảng 3.5 _ Thông số buồng cấp đông IQF siêu tốc của SEAREFICO ModelS-IQF-500IP Công suất cấp đôngKg/h Sản phẩm cấp đôngTôm, cá filê, mực Nhiệt độ sản phẩm vào/ra0C Nhiệt độ không khí trong buồng0C Phương pháp cấp dịchBơm dịch Môi chất lạnhNH3/R22 Vật liệu băng chuyềnThép không gỉ Chiều rộng băng tảimm1.200 Chiều dày cách nhiệt vỏ buồngmm150 Chiều dài buồng cấp đôngmm11.000 Chiều rộng buồng cấp đôngmm3.400 Chiều cao buồng cấp đôngmm3.200 Thời gian cấp đôngPhút Phương pháp xả băngBằng nước hoặc gas nóng Nguồn điện3 pha/380V/50HzTính kiểm tra thiết bị bay hơi Năng suất lạnh của dàn IQF: (KW) Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt được xác định theo công thức truyền nhiệt K _ Hệ số truyền nhiệt của thiết bị bay hơi _ Hiệu nhiệt độ trung bình logarit, có thể lấy theo giá trị gần đúng Trong đó tkk _ Nhiệt độ không khí trong buồng IQF t0 _ Nhiệt độ sôi của môi chất Bảng 3.6 _ Sự phụ thuộc của hệ số truyền nhiệt vào nhiệt độ t (0C)– 40– 20– 150 và lớn hơnK (W/m2.K)11,612,814,017,5 Nhiệt độ không khí trong buồng là – 400C nên chọn (W/m2.K) Vậy (m2) Mỗi IQF có 4 dàn lạnh, các dàn lạnh trao đổi nhiệt với không khí bằng các ống thép cánh phẳng, qua khảo sát xác định được các thông số kích thước của dàn lạnh: Đường kính ngoài của ống Đường kính trong của ống Bề dày ống Số ống tại mỗi hàng (ống) Chiều dài mỗi ống thẳng (mm) Số hàng ống: Bề dày cánh Bước cánh Chiều dài dàn lạnh (mm) (bằng chiêu dài của ống thẳng) Chiều rộng dàn lạnh (mm) Chiều cao dàn lạnh (mm) Số ống trong mỗi dàn lạnh (ống) Diện tích của 1 cánh phẳng (m2) Số cánh trong một dàn lạnh (cánh) Diện tích cánh phẳng trong 1 dàn lạnh (m2) Diện tích bề mặt ống (m2) Vậy diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của IQF (m2) So sánh với bề mặt trao đổi nhiệt tính toán được ta thấy diện tích trao đổi nhiệt của dàn lạnh đáp ứng được yêu cầu thực tế. CÁC THIẾT BỊ PHỤ CỦA HỆ THỐNG Bình chứa cao áp Bình chứa cao áp được bố trí ngay sau bình ngưng tụ dùng để chứa lỏng môi chất ở áp suất cao, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ, duy trì sự cấp lỏng liên tục cho van tiết lưu. Thường nó được đặt dưới bình ngưng và được cân bằng áp suất với bình ngưng bằng các đường ống cân bằng hơi và lỏng. Cấu tạo 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Hình 3.12 _ Cấu tạo bình chứa cao áp Thân bình Nắp bình Đồng hồ áp kế Van an toàn Môi chất lỏng vào Đường cân bằng áp Cấp lỏng đi Van chặn ống thuỷ Kính xem mức Rốn dầu 11.Van xả đáy 12.Chân đế Theo quy định về an toàn thì sức chứa của bình chứa cao áp phải đạt 30% sức chứa của toàn bộ hệ thống bay hơi đối với hệ thống cấp đông môi chất từ trên và đạt 60% sức chứa của toàn bộ hệ thống bay hơi đối với hệ thống cấp đông môi chất từ phía dưới. Khi vận hành, mức lỏng ở trong bình chứa cao áp đạt 50% thể tích của bình. Tính kiểm tra thể tích bình chứa cao áp Bình chứa cao áp đang sử dụng có: Bảng 3.7 _ Các thông số của bình chứa cao áp Loại bìnhKích thước (mm)Dung tích (m3)Khối lượng (kg)LH1,5PB37908101,5700 Thể tích bình chứa cao áp theo tính toán được xác định: VCA _ Thể tích bình chứa cao áp Vd _ Thể tích hệ thống bay hơi 1,2 _ Hệ số an toàn Thể tích hệ thống bay hơi được xác định: d _ Đường kính trong ống trao đổi nhiệt (m) n _ số ống trong một cụm dàn bay hơi ( ống) l _ Chiều dài cụm dàn bay hơi ( m) m _ số cụm dàn bay hơi trong một thiết bị IQF () 2 _ Số IQF sử dụng trong hệ thống cấp đông Vậy (m3) Khi đó khí) nhiệt độ môi chất trong bầu cảm biến bằng nhiệt độ trong bình chứa thấp áp thì van tiết lưu màng đóng. Khi mức dịch trong bình chứa thấp áp xuống vị trí (2), môi trường xung quanh trong bình chứa thấp áp là ở thể hơi, môi chất trong bình chứa thấp áp làm lạnh bầu cảm biến kém, khi đó nhiệt độ môi chất trong bầu cảm biến lớn hơn nhiệt độ trong bình chứa thấp áp thì sự tác động nhiệt kém, lúc này van tiết lưu mở mức dịch trong bình chứa thấp áp tăng lên. Như vậy nó duy trì môi chất trong bình chứa thấp áp ổn định để cung cấp dịch cho dàn bay hơi. Bơm dịch Trong hệ thống lạnh, bơm dịch có nhiệm vụ tuần hoàn cưỡng mức môi chất amôniắc trong hệ thống bay hơi. Bơm được lắp đặt càng gần bình chứa tuần hoàn càng tốt. Mục đích là tránh lỏng bay hơi, tạo nút hơi, gián đoạn lỏng trên đường ống hút. Và trong thực tế thì nó được lắp đặt dưới bình chứa tuần hoàn. Hình 3.23a _ Bơm dịch Bơm dịch được cấu tạo gồm thân bơm bằng gang và bánh cánh quạt. Đầu hút nối vào tâm bánh cánh quạt theo đường tâm, đường đẩy vuông góc với nó nhưng tiếp tuyến với cánh quạt. Bánh cánh quạt được truyền động từ động cơ qua trục thép. Để giữ kín khoang bơm, trục có đệm kín. Khi bánh cánh quạt quay, lỏng trong thân bơm được các cánh quạt cuốn đi. Nhờ lực li tâm, lỏng được đẩy vào ống đẩy. Ở đoạn ống ra, chất lỏng giảm tốc độ nhưng độ chênh áp vẫn đảm bảo cho lỏng lưu thông trong hệ thống. Cùng với quá trình đẩy chất lỏng là quá trình hút lỏng theo đường ống hút do chân không tạo ra trong thân bơm ở phần chân của cánh quạt. Nhờ vậy môi chất được chuyển động liên tục từ đường hút sang đường đẩy. Bơm dịch được sử dụng trong hệ thống cấp đông IQF có các thông số: 3,7KW/380V/3P/50Hz/5,5A Hình 3.23b _ Kích thước bơm dịch Hình 3.23b _ Kích thước bơm dịch CHƯƠNG IV _ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG LỰC VÀ ĐIỀU KHIỂN MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA Tự động hoá hệ thống lạnh là trang bị cho hệ thống lạnh các dụng cụ mà nhờ những dụng cụ đó có thể vận hành toàn bộ hệ thống lạnh hoặc từng phần thiết bị một cách tự động, chắc chắn, an toàn với độ tin cậy cao, an toàn, kinh tế, hiệu quả tối ưu mà không cần sự tham gia trực tiếp của công nhân vận hành. Trong những năm qua, tự động hoá hệ thống lạnh đã có những bước nhảy vọt do nhanh chóng tiếp thu được những thành quả của kĩ thuật điện tử, thông tin cũng như của các nghành khoa học kĩ thuật khác. Ngày nay các thiết bị tự động hoá hệ thống lạnh đang phát triển và dần được hoàn thiện. Việc vận hành các bộ phận của hệ thống bằng tay được thay thế bằng các thiết bị tự động bằng điện tử. Để các thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả, độ tin cậy cao thì các hệ thống lạnh phải được trang bị tự động hoá. Việc tự động hoá hệ thống lạnh có nhiều ý nghĩa to lớn: Luôn giữ ổn định, liên tục chế độ làm việc ổn định trong giới hạn cho phép thích ứng với từng giai đoạn hoạt động của máy nén trong suốt quá trình hoạt động của máy. Điều này kéo theo hàng loạt các ưu điểm khác như đảm bảo an toàn cho hệ thống, tăng độ tin cậy, tuổi thọ của máy, đảm bảo chất lượng của sản phẩm cần làm lạnh, giảm tiêu hao năng lượng không cần thiết và quan trọng hơn cả là đảm bảo tính mạng cho con người trong quá trình hoạt động của máy. Chính vì vậy việc trang bị hệ thống tự động hoá cho hệ thống máy lạnh là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. nó phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay. Việc trang bị tự động hoá cho hệ thống liên hoàn là khá phức tạp, quá trình điều khiển các thiết bị lạnh đều có liên quan mật thiết và tác động lẫn nhau. Ngoài ra những thiết bị được trang bị trong hệ thống lạnh liên hoàn là rất nhiều. Vì thế trong khuôn khổ của nội dung đồ án tốt nghiệp em chỉ trình bày mạch động lực và mạch điều khiển của một số thiết bị chính trong hệ thống lạnh: Máy nén, bơm dầu, dàn ngưng, bình chứa hạ áp và tủ đông IQF. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG MẠCH ĐỘNG LỰC VÀ ĐIỀU KHIỂN W Sự cố áp suất nước GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN MCB1, MCB2 _ Contacto máy nén vít số 1 và 2 MCB3, MCB4 _ Contacto bơm dầu số 1 và 2 MCB5, MCB6 _ Contacto quạt và bơm nước dàn ngưng bay hơi MCB7 _ Contacto bơm dịch MCB8, MCB9_ Contacto hệ thống điều khiển tủ cấp đông IQF số 1 và 2 MCB10 _ Contacto mạch điều khiển hệ thống lạnh F _ Cầu chì OCR _ Rơle bảo vệ quá dòng 28 – N1 SV1 Van điện từ cấp dịch máy nén số 1 60 – N2 SV2 Van điện từ cấp dịch máy nén số 2 71 – 76 WP Rơle bảo vệ áp suất nước RC – NC FS1 Rơle bảo vệ mức thấp bình chứa thấp áp FS2 Rơle bảo vệ mức cao bình chứa thấp áp S2 – N Quạt thông gió tủ điện điều khiển S1 – S3 – N Chiếu sáng tủ điện điều khiển V Đồng hồ vôn kế A Đồng hồ ampe kế NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC MẠCH ĐỘNG LỰC VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN Hệ thống điện điện động lực Hệ thống điện động lực có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện cho môtơ máy nén, bơm, quạt, băng tải, … hoạt động. Nguồn điện động lực phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của máy và thiết bị như công suất, điện áp, cường độ dòng điện phải luôn luôn ổn định, khi mất điện lưới thì phải có các nguồn điện khác (máy phát) thay thế để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục. Hệ thống điện điều khiển Hệ thống điện điều khiển có vai trò quan trọng trong hệ thống lạnh. Nó làm việc thay thế cho những thao tác bằng tay của công nhân vận hành. Nó đảm bảo cho hệ thống lạnh luôn làm việc trong điều kiện an toàn và hoạt động hiệu quả. Hệ thống điện động lực và hệ thống điện điều khiển có quan hệ mật thiết với nhau. Hệ thống điện động lực chịu sự tác động của hệ thống điện điều khiển thông qua các khí cụ điện và các bộ cảm ứng tín hiệu điện. Mạch khởi động máy nén Khi máy chạy ở chế độ Auto: Trước khi khởi động máy nén, ta đưa các công tắc về vị trí Auto. Đóng MCB10 cấp nguồn cho mạch điều khiển, nếu không có sự cố về pha thì mạch điều khiển được cấp điện. Đưa bơm dầu Cos1 về vị trí Auto, khi bơm, quạt dàn ngưng đã khởi động thì cuộn dây AX10 có điện làm cho cuộn dây AX3 trên mạch khởi động máy nén có điện, tiếp điểm AX3 đóng lại làm cho bơm dầu hoạt động, có điện vào cuộn dây MCB3, đèn L1 sáng báo bơm dầu đang hoạt động. Trên màn hình CPIII ta cài đặt Start để mở máy nén, lúc đó có điện vào cuộn dây AX1, tiếp điểm AX1, AX3 trên mạch khởi động máy nén đóng lại. Khi ta nhấn On để khởi động máy nén, mạch kín làm cho cuộn dây rơle thời gian TSD1 có điện và bắt đầu đếm thời gian. Có điện vào cuộn dây MS1, MC1, máy nén hoạt động theo sơ đồ nối sao. Sau thời gian cài đặt trên TDS1 thì các tiếp điểm của rơle thời gian nhảy và đóng mạch cho cuộn dây MD1, cuộn dây MS1 mất điện. Kết quả là mạch khởi động máy nén chuyển từ chế độ khởi động sao sang chế độ chạy tam giác. Khi máy nén đã đi vào hoạt động, cuộn dây AX4 có điện, đóng tiếp điểm thường mở AX4 cấp dịch van điện từ SV1 và đèn báo cấp dịch L4 sáng. Khi có sự cố tải máy nén thì các tiếp điểm OCR1 của rơle nhiệt sẽ nhảy làm ngắt mạch máy nén. Máy nén ngừng hoạt động đồng thời đóng mạch bảo vệ quá tải, cuộn dây OCX2 và đèn báo tín hiệu L5 có điện. Tiếp điểm thường mở của OCX2 trên mạch báo động đóng lại, chuông reo báo động sự cố quá tải máy nén. Khi có sự cố quá tải bơm dầu thì các tiếp điểm của rơle nhiệt sẽ nhảy, tiếp điểm thường đóng OCR3 mở ra ngắt mạch bơm dầu làm bơm dầu ngưng hoạt động. Đồng thời tiếp điểm thường mở OCR3 đóng lại, có điện vào cuộn dây OCX1 và đèn báo sự cố bơm dầu L2 sáng, tiếp điểm OCX1 trên mạch báo động sự cố đóng lại làm chuông báo động reo. Đồng thời tiếp điểm thường đóng OCX1 trên mạch khởi động máy nén mở ra ngắt mạch máy nén. Máy nén ngưng hoạt động. Đối với mạch điều khiển tự động cho máy nén số II cũng hoạ động theo nguyên lí tương tự như máy nén số I. Mạch khởi động bình tuần hoàn Cảm biến nhiệt độ Themostar hoạt động làm cho cuộn dây AX14 có điện, tiếp điểm AX14 trên mạch khởi động bơm dịch đóng lại. Ở chế độ chạy Auto, khi mức dịch trong bình tuần hoàn phao 1 thấp thì FS1 thường đóng sẽ đóng lại làm có điện vào cuộn dây AX13 làm đóng tiếp điểm AX13. Rơle thời gian TM2 và TM3 cài đặt thời gian chênh lệch nhau, cụ thể là TM2 (0 – 3) phút, còn TM3 60 giây. Do đó quá trình tiếp điểm AX13 đóng thì cuộn dây AX11 có điện làm đóng tiếp điểm AX11 cấp điện cho một bơm dịch, bơm dịch còn lại được dự phòng. Khi bơm dịch hoạt động thì L22 hoặc L23 sáng báo hiệu bơm dịch đang hoạt động. Khi bơm dịch có sự cố thì rơle nhiệt nhảy làm đóng các tiếp điểm của nó và cấp điện cho cuộn dây OCX6, đèn báo sự cố L24 sáng. Đồng thời các tiếp điểm thường đóng của rơle nhiệt mở ra (OCR7.1 hoặc OCR7.2) làm ngắt điện bơm dịch, bơm dịch ngừng hoạt động. Khi mức dịch trong bình tuần hoàn lên quá cao sẽ tác động đến công tắc phao FS3 làm TM4 có điện, đèn báo sự cố L27 sáng báo hiệu mức dịch cao. TM4 được cài đặt 30 giây, nếu trong thời gian đó ta không khắc phục sự cố thì TM4 sẽ mất điện và mở tiếp điểm TM4, nhưng cuộn dây AX15 vẫn được duy trì nhờ tiếp điểm AX15 và RES. Đèn báo sự cố vẫn sáng, nếu không xử lí kịp thời, tiếp điểm thường đóng trên mạch khởi động máy nén mở ra làm ngắt điện cuộn dây AX7, dẫn đến mở tiếp điểm AX7 ngắt mạch máy nén làm cho máy nén ngừng hoạt động. Nếu muốn khởi động lại máy thì phải nhấn RESET. Khi máy nén hoạt động thì tiếp điểm AX4 của máy nén 1 và tiếp điểm AX8 của máy nén 2 đóng lại, làm cho cuộn dây AX19 có điện, tiếp điểm AX19 trong mạch cấp dịch đóng lại. Ở chế độ Auto cấp điện cho SV3 tác động cấp dịch cho dàn lạnh. Ta có thể chạy bơm dịch bằng cách chạy cưỡng bức khi đặt công tắc ở vị trí Man. Nhưng phải theo dõi thường xuyên quá trình hoạt động của thiết bị. Mạch điều khiển dàn ngưng bay hơi Khi đặt ở chế độ hoạt động tự động thì bơm, quạt sẽ khởi động cùng với máy nén. Sau khi nhấn nút Start trên mạch khởi động, nếu không có bất cứ sự cố nào thì cuộn dây AX9 có điện làm đóng tiếp điểm AX9 cấp điện cho các cuộn dây của các khởi động từ MC5.1, MC5.2, MC5.3 và MC6 của bơm và quạt giảt nhiệt. Lúc này bơm và quạt hoạt động. Khi một trong các quạt hoặc bơm bị sự cố thì cuộn dây AX10 mất điện làm tiếp điểm AX10 mở ra, ngắt mạch khởi động máy nén, máy nén ngừng hoạt động. Trường hợp quạt có sự cố quá dòng thì các tiếp điểm của rơle nhiệt nhảy khỏi vị trí thường đóng và đóng điện cho cuộn dây OCX5, lúc này đèn L20 sáng báo sự cố, chuông sự cố hoạt động nhờ tiếp điểm OCX5 trên mạch báo động đóng. Đồng thời cuộn dây AX9 mất điện, tiếp điểm AX9 trên mạch mở ra ngắt mạch khởi động bơm quạt làm cho cuộn dây AX10 mất điện, tiếp điểm thường mở AX10 mở, ngắt mạch máy nén ngừng hoạt động ngay lập tức. Trường hợp sự cố áp suất nước, khi đang hoạt động bình thưòng thì tiếp điểm của rơle áp suất WP mở, cuộn dây rơle thời gian TM1 không có điện. Khi xảy ra sự cố áp mất áp suất nước của bơm thì tiếp điểm WP đóng lại làm cho cuộn dây TM1 có điện và bắt đầu đếm thời gian. Nếu sự cố kéo dài quá thời gian cài đặt thì tiếp điểm TM1 đóng làm cho cuộn dây WPX có điện, đèn báo sự cố L19 sáng báo hiệu sự cố. Cuộn dây WPX tự duy trì điện nhờ tiếp điểm WPX và tiếp điểm RES. Đồng thời với báo động sự cố thì tiếp điểm thường đóng của WPX mở ra làm mất điện các cuộn dây MC5.1, MC5.2, MC5.3, MC6 khiến cho các tiếp điểm thường mở của các cuộn dây này mở ra. Điện không còn vào cuộn dây AX10, tiếp điểm AX10 mở ra ngắt mạch khởi động máy nén, máy nén ngừng hoạt động. Sau khi xử lí sự cố, nếu muốn khởi động lại máy nén thì phải nhấn nút RESET. Đối với các mạch khác Các mạch bảo vệ như áp suất nén cao, áp suất hút cao, áp lực dầu, … đều do mạch CPIII đảm nhiệm. Các thông số được cài đặt trên màn hình CPIII. Tất cả các tín hiệu về áp suất, nhiệt độ, … đều đưa về CPIII. Các van điện từ hoạt động nhờ vào sự điều khiển được lập trình sẵn trên CPIII. Mạch báo động sự cố Khi máy nén hoạt động thì mạch báo động sự cố mới có điện. Nếu trong quá trình làm việc có sự cố dịch cao trong bình tuần hoàn thì tiếp điểm AX15 sẽ đóng lại làm còi kêu. Hay trong quá trình làm việc nếu có sự cố về cuộn dây thì các rơle nhiệt tác động làm cho các tiếp điểm thường mở trên mạch báo động sự cố, còi sự cố hoạt động. Đối với các sự cố quá tải máy nén, sự cố bơm dịch, sự cố tải quạt dàn ngưng cũng tác động làm cho còi kêu. Khi còi kêu, để tắt còi ta nhấn nút Stop. Lúc đó cuộn dây BZX có điện làm cho tiếp điểm thường đóng BZX mở ra, còi ngừng kêu đồng thời tiếp điểm thường mở BZX sẽ đóng lại duy trì dòng điện qua cuộn dây BZX. Sau đó ta nhấn nút Reset thì tiếp điểm thường mở RES sẽ mở ra do làm mất điện vào cuộn dây RES. Hệ thống được cài đặt như lúc đầu. CHƯƠNG V _ VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH VẬN HÀNH Qui định chung Người không có nhiệm vụ không được vào phòng máy. Không đem các chất dễ cháy, dễ nổ vào phòng máy. Người vận hành phải nắm vững các qui trình về vận hành, các qui định về an toàn điện, an toàn cơ khí, các qui định về phòng chống cháy nổ. Khi vận hành, người vận hành phải ở trong trạng thái làm việc bình thường, không say xỉn, không mắc các bệnh về thần kinh. Người vận hành phải luôn túc trực trong phòng máy. Phòng máy phải luôn sạch sẽ gọn gàng, không có chướng ngại vật. Chuẩn bị vận hành Kiểm tra điện áp: 360V < U <400V Kiểm tra xem xét bên ngoài các máy nén và những thiết bị khác xem có gì trở ngại không. Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van: Các van ở vị trí đóng gồm: Van nạp gas ở bình chứa cao áp, van xả đáy của bình thu hồi dầu, van thu hồi dầu ở bình chứa hạ áp, ống góp của các van phao, van hút của các máy nén, van by-pass. Các van đã được điều chỉnh gồm các van tiết lưu, van điều chỉnh lưu lượng. Đối với các van này chỉ có những người có trách nhiệm mới được điều chỉnh. Các van còn lại ở vị trí mở, đặc biệt chú ý van đẩy của máy nén, van hút và van đẩy một chiều của bơm dịch, van chặn trước đồng hồ áp kế và van an toàn. Kiểm tra rò rỉ hệ thống. Kiểm tra mức nước ở các dàn ngưng và các phụ tải. Kiểm tra mạch nối dây điện, mạch điện không có tín hiệu báo sự cố, để đảm bảo mạch sẵn sàng hoạt động. Sau khi xác định tất cả các thiết bị của hệ thống ở trạng thái tốt thì ta tiến hành khởi động máy. Khởi động máy Chế độ Auto Bật công tác quạt và bơm nước của dàn ngưng bay hơi ở tủ điện điều khiển sang vị trí Auto hoặc Man (nên chạy ở chế độ Man trước khi khởi động và sau khi dừng máy một thời gian để giải nhiệt cho hệ thống). Do các máy nén đều sử dụng bộ điều khiển CPIII vì vậy ở chế độ tự động các máy nén sẽ tự động khởi động, mang tải, giảm tải và tự động dừng theo các phụ tải hoạt động. Đặc biệt đối với hệ thống máy nén vít thực hiện cơ cấu giảm tải bằng con trượt (được trình bày trong phần điều chỉnh năng suất lạnh máy nén) đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khởi động máy nén. Bật công tác cấp dịch cho bình chứa hạ áp ở tủ điện điều khiển sang vị trí Auto. Chọn bơm dịch bằng cách bật công tác LIQUID PUMP ở tủ điện điều khiển sang vị trí LP1 thì bơm dịch số 1 hoạt động, bơm dịch số 2 dự phòng và ngược lại nếu bật sang vị trí LP2. Sau khi các máy nén đã hoạt động ổn định thì ta sẽ lần lượt khởi động các phụ tải lạnh. Trong quá trình vận hành hệ thống cấp đông nói trên lưu ý theo dõi: Tình trạng bám băng trên van hút và đầu hút của các máy nén. Lắng nghe các tiếng động bất thường, nếu thấy tiếng lạ phải nhanh chóng dừng máy ngay. Tiến hành ghi các thông số vận hành một cách đều đặn vào sổ vận hành, cứ 30 phút thì ghi một lần. Chế độ Man Chế độ Manual chỉ sử dụng trong trường hợp chạy thử thiết bị, các van phao không hoạt động được, chỉ những người thật sự am hiểu hệ thống mới được phép chạy ở chế độ Man và phải luôn luôn theo dõi tình trạng của máy móc thiết bị vì rất dễ bị xảy ra các sự cố gây nguy hiểm đối với hệ thống. Chỉ có quạt và bơm nước của dàn ngưng là nên chạy ở chế độ Man trước khi khởi động và sau khi dừng máy nén một thời gian để giải nhiệt cho hệ thống. Nhấn nút Start để khởi động máy nén. Bật công tác cấp dịch cho bình chứa hạ áp ở tủ điện điều khiển sang vị trí Auto, chế độ Man chỉ chạy khi van phao không tác động và phải luôn theo dõi hệ thống. Lưu ý: Việc điều khiển cấp dịch cho các thiết bị đều thực hiện thông qua điều khiển tự động để bảo vệ cho hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn, vì vậy việc cấp dịch ở chế độ Man là rất hiếm khi sử dụng, chỉ trong trường hợp các thiết bị điều khiển bị hư hỏng. Khi thực hiện cấp dịch bằng tay phải luôn theo dõi hệ thống vì rất dễ xảy ra các sự cố gây nguy hiểm cho hệ thống. Dừng máy Dừng máy bình thường Do các máy nén đều sử dụng bộ điều khiển CPIII vì vậy ở chế độ tự động các máy nén sẽ tự động khởi động, mang tải, giảm tải và tự động dừng theo các phụ tải hoạt động. Tuy nhiên khi muốn dừng máy nén đang hoạt động người vận hành phải tuân theo các bước sau: Bật công tác bơm dịch LIQUID PUMP sang vị trí OFF. Bật công tác cấp dịch LIQUID SUPPLY đến các phụ tải sang vị trí OFF. Khi áp suất hút xuống thấp gần giá trị cài đặt nhấn nút STOP cho máy nén dừng hoặc đợi cho tới khi bộ điều khiển CPIII tác động giảm tải rồi dừng. Bật công tác cấp dịch cho bình chứa hạ áp ở tủ điện điều khiển sang vị trí OFF. Quá trình dừng hoạt động cho các băng tải trong dây chuyền IQF được thực hiện tại các tủ điện đặt tại dây chuyền trong gian chế biến, các lưu ý cần thiết khi vận hành băng chuyền được trình bày chi tiết trong quy trình vận hành dây chuyền IQF. Dừng máy sự cố Khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến con người và thiết bị, thì nhanh chóng thực hiện các bước sau: Nhấn nút EMERGENCY STOP để dừng máy. Bật các công tác COS về vị trí OFF. Cắt các aptomat trong tủ điện. Đóng chặt các van cấp dịch cho hệ thống ở bình chứa cao áp, Nhanh chóng khắc phục sự cố để giảm thiệt hại tới mức tối đa và báo cáo sự việc cho người có trách nhiệm. Trường hợp dừng máy do sự cố áp suất cao, thấp, nước, quá tải, … sau khi phát hiện nguyên nhân và xử lí, muốn phục hồi thì phải nhấn nút RESET. Dừng máy lâu dài Để dừng máy lâu dài cần tiến hành hút sạch gas trong hệ thống về bình chứa cao áp, muốn vậy phải tiến hành như dừng máy bình thường và hút gas nhiều lần cho đến khi hút hết gas trong hệ thống về bình chứa cao áp thì dừng máy. Đóng chặt van hút, van cấp dịch cho hệ thống ở bình chứa. Cắt các aptomat và khoá tủ điện lại. Vệ sinh trong các thiết bị cấp đông sạch sẽ, đợi cho khô và khoá cửa lại. Qui trình xả băng dàn lạnh Trong quá trình vận hành hệ thống, nếu băng bám nhiều trên các dàn lạnh của dây chuyền IQF thì tiến hành xả băng. Tuy nhiên quá trình xả băng cho các dàn lạnh của dây chuyền được tiến hành trong thời gian định kỳ là 12h sau chạy máy. Khi xả băng cho dàn lạnh thì bật công tác IQF DEFROST qua vị trí ON. Bấm nút DEFROST START, máy sẽ tự động thao tác công đoạn xả băng cho đến khi chạy lại bình thường. Trong quá trình xả băng người vận hành phải theo dõi xem ống thoát nước xả băng có bị tắc nghẽn không. Khi đang tiến hành xả băng nếu cần thiết thì bấm nút DEFROST STOP để dừng quá trình xả băng, hoặc bấm nút SHOWER STOP để chấm dứt giai đoạn xối nước của quá trình xả băng và qua tiếp giai đoạn làm ráo kế tiếp. Sau khi xả băng xong bật công tắc DEFROST qua vị trí OFF. Khi muốn điều chỉnh thời gian xả băng: Dừng máy nén Cắt aptomat mạch điện điều khiển Xoay nút điều chỉnh thời gian ở các rơle thời gian TD1, TD2, TD3 trong tủ điện điều khiển đến chỉ số thời gian thích hợp (TD1: thời gian chuẩn bị, TD2: thời gian xối nước, TD3: thời gian ráo nước) Đóng aptomat cấp điện cho mạch điện điều khiển. Qui trình vận hành dây chuyền IQF Trước khi khởi động Kiểm tra xem có người bên trong buồng IQF hay không Kiểm tra độ căng của băng tải có đúng chưa (xem catalogue) Kiểm tra xem có các ngoại vật trên băng tải không Kiểm tra bánh xe 2 bên băng tải có quay tự do được không Kiểm tra các con lăn đỡ băng tải có trượt tự do được không Kiểm tra xem băng tải có gì bất thường không Kiểm tra các vách ngăn bên trong buồng IQF đã được đóng Bật điện trở sưởi cửa tại bảng điều khiển. Khởi động IQF Đưa công tác chính (Aptomat của IQF) về vị trí ON Đưa núm vặn điều chỉnh tốc độ băng tải IQF về vị trí nhỏ nhất Nhấn nút khởi động băng tải Xoay từ từ núm điều chỉnh tốc độ để chọn thời gian đông thích hợp Khởi động lần lượt các quạt gió IQF Khởi động phần cấp dịch cho IQF Cấp nước cho phần rửa băng tải và hộp chứa nước làm ướt băng tải Khởi động các thiết bị sau IQF Nạp sản phẩm lên băng tải để cấp đông Trong quá trình cấp đông sản phẩm Kiểm tra nhiệt độ buồng IQF, nếu nhiệt độ tăng lên thì phải tăng thời gian lưu lại sản phẩm trên băng tải bằng cách điều chỉnh tốc độ băng tải thấp xuống. Lắng nghe xem nếu có tiếng ồn bất thường thì phải dừng IQF ngay lập tức. Trường hợp có báo động: Nhấn nút dừng chuông báo động, kiểm tra nguyên nhân gây ra sự cố. Khắc phục sự cố và nhấn nút khởi động lại chuông báo động. Dừng IQF Dừng cấp nước cho phần rửa băng tải và hộp chứa nước làm ướt băng tải Giảm từ từ tốc độ băng tải, nhấn nút dừng băng tải Dừng cấp dịch băng tải Dừng quạt gió Nếu xả băng hay vệ sinh băng tải, mở tất cả các cửa và van nước rửa băng tải và buồng IQF. Các chú ý trong quá trình vận hành Phải ghi lại một cách đều đặn các thông số và kiểm tra chế độ làm việc tối ưu của hệ thống. Kiểm tra chất lượng và mức dầu trong bình chứa dầu và môi chất (thông qua kính xem mức). Định kỳ thay dầu và xả dầu trong tất cả các thiết bị. Phải thường xuyên thử xì hệ thống và các van hay đóng mở để tránh mất gas. Kiểm tra định kỳ các thiết bị đo lường và bảo vệ. Phải bảo dưỡng hệ thống theo bảng quy định bảo dưỡng các thiết bị. Cần nắm vững các thao tác đóng mở và cách cài đặt các giá trị cho các thiết bị điều khiển trong tủ điện IQF, xem kỹ hướng dẫn vận hành các thiết bị trước khi vận hành dây chuyền. Chỉ có những người có trách nhiệm mới được phép điều chỉnh các thông số trong các thiết bị điều khiển nói trên. Khi nhiệt độ buồng cấp đông đạt đến nhiệt độ cấp đông mới bắt đầu quá trình cấp đông (nạp liệu), vì vậy tổ cấp đông cần phải thông báo với tổ vận hành trước thời gian cấp đông khoảng 45 phút đến 1 giờ để tổ vận hành chuẩn bị cho hệ thống vận hành không tải trước cho đạt nhiệt độ cấp đông yêu cầu. NHẬT KÝ VẬN HÀNH MÁY NÉN MYCOM TRỤC VÍT N1612 LSC – 54 Ngày 30 tháng 08 năm 2007 TimeCOMPRESSOR MYPRO-CP III MonitorL/RStartStopRunningSPDPOPPIPSTDTOTFPITSVLSVHMAHMTEMPhhhKgfGKgfGKgfKgfKgf0C0C0CKgf0C%%Ah0C15h-0,6313,72,311,51,8-44,085,755,60,5-13,210019021467-32,3`15h30-0,6313,62,411,51,7-43,885,355,30,5-13,41001872146816h-0,6313,42,411,21,7-43,985,555,60,5-13,410018621468-33,116h30-0,6112,52,410,41,9-43,974,150,40,4-14,11001882146917h-0,5812,62,410,41,8-43,575,350,50,4-13,410019321469-31,717h30Ngừng cấp dịch IQF _ Xả đá18hCấp dịch IQF18h30-0,4014,22,511,12,6-33,685,456,00,4-5,91002122147119h-0,4913,92,411,22,3-36,086,856,40,4-8,410020221471-32,419h30-0,5013,82,511,22,2-40,485,656,70,4-8,91002002147220h-0,5213,22,511,22,1-40,985,455,80,4-9,410019921472-32,920h30-0,5313,42,510,92,1-41,784,755,30,4-9,81001982147321h-0,5613,22,510,92,0-42,284,454,90,3-11,110019721473-35,221h30-0,5513,42,511,11,9-42,784,752,80,3-11,01002002147422h-0,5513,32,5112,0-42,784,954,70,4-10,510019621474-35,622h30-0,5713,52,511,21,9-43,181,852,70,4-11,710019421475 Trang  PAGE 98 BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH Bảo dưỡng máy nén Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn. Máy lạnh dễ xảy ra sự cố trong 2 thời kỳ: Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn chi tiết máy. Vì đây là hệ thống cấp đông sử dụng máy nén vít, tuổi thọ của máy nén vít cao hơn máy nén piston nên sau 40.000h thì đại tu lại máy một lần. Các máy dừng lâu ngày, trước khi chạy lại phải cũng tiến hành kiểm tra, công việc đại tu bao gồm: Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả, van hút máy nén. Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen gỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ. Kiểm tra dầu bên trong máy thông qua kính xem mức và độ bẩn của dầu (thông qua chu kỳ phải vệ sinh phin lọc dầu). Kiểm tra độ mài mòn của các thiết bị như trục vít, các đệm kín, vòng bạc, … so với kích thước tiêu chuẩn. Khi độ mài mòn vượt quá mức cho phép thì phải thay thế mới. Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận bơm dầu. Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén, kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau: Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt: Khi các dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn, có thể lau chùi bằng giẻ hoặc sử dụng hoá chất. Công việc này cần tiến hành thường xuyên. Bề mặt cách ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ. Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt, thay dầu mỡ Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ Vệ sinh bể nước, xả cặn: Quá trình làm việc của dàn ngưng đã làm bay hơi một lượng nước lớn, cặn bẩn được tích tụ lại ở bể. Sau một thời gian ngắn nước trong bể rất bẩn. Nếu tiếp tục sử dụng các đầu phun sẽ bị tắc hoặc cặn bẩn bám trên bề mặt dàn trao đổi nhiệt làm giảm hiệu quả của chúng. Vì vậy phải thường xuyên xả cặn bẩn trong bể, công việc này được tiến hành tuỳ thuộc vào chất lượng nguồn nước. Vệ sinh và thay thế các vòi phun: Kích thước các lỗ phun rất nhỏ nên rất dễ bị tắc bẩn, đặc biệt khi chất lượng nguồn nước kém. Khi một số mũi phun bị tắc, một số vùng của dàn ngưng không được giải nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt rõ rệt. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế các vòi phun hư hỏng. Sơn sửa bên ngoài. Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm, chóng hỏng. Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi Xả băng dàn lạnh: Khi băng bám nhiều trên dàn lạnh sẽ làm tăng nhiệt trở của dàn lạnh, dòng không khí đi qua dàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy động cơ. Vì vậy phải thường xuyên xả băng dàn lạnh. Quy trình xả băng dàn lạnh được trình bày trong phần vận hành máy. Bảo dưỡng quạt dàn lạnh. Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt (được tiến hành trong quá trình xả băng dàn lạnh). Xả dầu dàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngoài. Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh. Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển. Bảo dưỡng bơm Bơm trong hệ thống lạnh bao gồm: Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm môi chất lạnh. Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lí và cấu tạo lại hoàn toàn tương tự nhau. Vì vậy quy trình bảo dưỡng của chúng cũng tương tự nhau, cụ thể là: Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả khí cho bơm, kiểm tra khớp nối truyền động, bôi trơn bạc trục. Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc. Hoán đổi vị trí của các bơm dự phòng. Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường. Bảo dưỡng quạt Kiểm tra độ ồn, rung động bất thường. Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế. Kiểm tra bạc trục, bổ sung dầu mỡ. Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt không êm cần tiến hành sửa chữa để cân bằng động tốt nhất. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP, NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG Trong quá trình vận hành và sử dụng hệ thống lạnh, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự cố có thể xảy ra. Phân tích các triệu chứng và nắm bắt được nguyên nhân chúng ta sẽ có biện pháp hợp lí nhất để sửa chữa. Áp suất đẩy quá cao Bảng 5.1 _ Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất đẩy cao Nguyên nhânTriệu chứngThiếu nước giải nhiệt: Do bơm nhỏ, do tắc lọc, do ống nước nhỏ, bơm hỏng, đường ống bẩn, tắc vòi phun, nước trong bể vơiNước nóng Dòng nhiệt bơm giải nhiệt cao Thiết bị ngưng tụ nóng bất thườngQuạt tháp giải nhiệt không làm việcNước trong tháp nóng Dòng điện quạt chỉ 0Bề mặt trao đổi nhiệt bị bẩn, bị bám dầuNước ra không nóng Thiết bị ngưng tụ nóng bất thườngBình chứa nhỏ, gas ngập một phần thiết bị ngưng tụGas ngập kính xem mức ở bình chứa Phần dưới thiết bị ngưng tụ lạnh, trên nóngLọt khí không ngưngKim đồng hồ rung mạnh Áp suất ngưng tụ cao bất thườngDo nhiệt độ nước, không khí giải nhiệt quá caoNhiệt độ nước (không khí) vào ra cao Thiết bị ngưng tụ nóng bất thườngDiện tích thiết bị không đủThiết bị ngưng tụ nóngNạp quá nhiều gasPhần dưới thiết bị ngưng tụ lạnh, trên nóngNước giải nhiệt phân bố không đềuNhiệt độ trong thiết bị ngưng tụ không đềuÁp suất đẩy quá thấp Nếu áp suất ngưng tụ thấp do quá trình giải nhiệt tốt thì rất tốt, nhưng nếu do các nguyên nhân khác thì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống. Bảng 5.2 _ Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất đẩy thấp Nguyên nhânTriệu chứngỐng dịch hay ống hút bị nghẽnỐng dịch, ống hút có tuyết bámNén ẩm do mở lớn van tiết lưuTuyết bám ở thân máyThiếu hoặc mất môi chất lạnhÁp suất hút thấp, van tiết lưu phát tiếng kêu “xù xù”Gas xì ở van hút, van đẩy, van by-passÁp suất hút caoMáy đang hoạt động giảm tảiÁp suất hút caoÁp suất hút cao Áp suất hút cao có thể làm cho máy bị quá tải hoặc đơn giản là không thể hạ nhiệt độ của buồng lạnh xuống thấp. Bảng 5.3 _ Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất hút cao Nguyên nhânTriệu chứngVan tiết lưu mở quá to, chọn van có công suất lớn quáTuyết bám ở caste do nén ẩmPhụ tải nhiệt lớnDòng điện lớnGas xì ở van hút , van đẩy, van by-passÁp suất đẩy nhỏ, phòng lạnh không lạnhĐang ở chế độ giảm tảiÁp suất đẩy nhỏ, phòng lạnh không lạnhÁp suất hút thấp Khi áp suất hút thấp hệ thống hoạt động hiệu quả rất thấp, nhiệt độ phòng lạnh không đảm bảo vì vậy nên tránh hoạt động ở các chế độ này. Bảng 5.4 _ Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất hút thấp Nguyên nhânTriệu chứngThiếu môi chất lạnh, van tiết lưu nhỏ hoặc mở quá nhỏNhiệt độ buồng lạnh cao hơn nhiều so với nhiệt độ hútDầu đọng trong dàn lạnh, tuyết bám quá dày, buồng lạnh nhiệt độ thấpNgập dịch, tuyết bám ở caste máy nénĐường kính ống trao đổi nhiệt dàn lạnh, ống hút nhỏ so với chiều dài nên ma sát lớn, bộ lọc hút máy nén bẩn, tắcCaste máy nén bị quá nhiệt Bảng 5.5 _ Các nguyên nhân và triệu chứng caste quá nhiệt Nguyên nhânTriệu chứngTỷ số nén cao do Pk cao, phụ tải nhiệt lớn, đường gas ra bị nghẽnThân máy bị quá nhiệtBộ giải nhiệt dầu kém, thiếu dầu, bơm dầu hỏng, lọc dầu tắcNhiệt độ dầu tăngGiải nhiệt máy nén kém hoặc không mởCác cơ cấu cơ khí hỏng, bị mài mòn, bộ đệm kín hỏngNắp máy hoặc bộ đệm kín nóngNhiệt độ buồng lạnh không đạt Bảng 5.6 _ Các nguyên nhân và triệu chứng nhiệt độ buồng lạnh không đạt Nguyên nhânTriệu chứngCông suất lạnh thiếu: máy nén, dàn ngưng, bay hơi nhỏÁp suất thấp áp không xuốngCách nhiệt buồng lạnh không tốtÁp suất thấp áp không xuốngGas xìÁp suất thấp áp không xuốngGiải nhiệt cao áp kémÁp suất thấp áp không xuốngPhụ tải quá lớnÁp suất thấp áp không xuốngVận hành phía dàn lạnh không tốt Thiếu gas, độ quá nhiệt lớn Dàn lạnh nhỏ Tuyết dàn lạnh nhiều, dầu đọng ở dàn lạnh, ống hút nhỏÁp suất hút thấp Ống hút không bám tuyết Dễ xảy ra ngập dịchVận hành dàn ngưng không tốt: Thiếu nước, dàn ngưng nhỏ, dàn bị bám bẩn, tắc vòi phun nước, bám dầu dàn ngưng, …Áp suất ngưng tụ quá caoCHƯƠNG VI _ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN KẾT LUẬN Sau thời gian thực tập tại Nhà Máy Đông Lạnh thuộc Công Ty Cổ Phần Nam Việt, em đã có cơ hội được tiếp xúc với thực tế và học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Văn Khẩn và sự giúp đỡ của các anh chị trong phân xưởng cơ điện tại nhà máy đông lạnh đến nay em đã cơ bản hoàn thành cuốn đồ án tốt nghiệp: “Khảo sát và tính kiểm tra hệ thống cấp đông máy nén vít”. Trong cuốn đồ án tốt nghiệp đã nêu được một số vấn đề: Khảo sát các hệ thống, thiết bị cấp đông, tìm hiểu nguyên lí hoạt động, cấu tạo của một số thiết bị sử dụng trong hệ thống lạnh, vận dụng các kiến thức đã học của nhà trường để tính toán, kiểm tra điều kiện làm việc của các thiết bị có trong hệ thống lạnh, đưa ra các nhận xét, biện pháp để giảm chi phí cũng như nâng cao năng suất lạnh. Mặc dù đã cố gắng và nghiêm túc trong thời gian thực tập nhưng với kiến thức thực tế chưa hoàn thiện và bước đầu làm quen với công việc khảo sát, tính toán hệ thống lạnh nên không tránh khỏi những hạn chế thiếu xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để cuốn đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Đối với công việc thiết kế, lắp đặt vận hành và bảo dưỡng của hệ thống cấp đông máy nén vít tại nhà máy là đạt yêu cầu. Tuy nhiên để đảm bảo hệ thống làm việc tối ưu nhất và an toàn, em có một số ý kiến đề xuất như sau: Cần niêm yết sơ đồ hệ thống tại phòng máy để giúp người vận hành quan sát hệ thống được tốt hơn Tại phòng máy cần có bảng nội qui vận hành, các chỉ dẫn, cảnh báo để tạo sự an toàn cho hệ thống Cần rút ngắn khoảng cách giữa công nhân vận hành với công nhân trong phòng cấp đông để 2 bên trao đổi kịp thời, nhanh chóng (có thể bố trí bộ đàm để giúp cho công việc được thuận tiện) Phòng máy phát điện cần bố trí xa phòng vận hành hệ thống lạnh để tránh tiếng ồn và sức nóng toả ra ảnh hưởng tới sức khoẻ người vận hành máy. Trang bị các dụng cụ, thiết bị cấp cứu đầy đủ để khi có sự cố xảy ra thì người vận hành kịp thời có phương tiện xử lí sự cố. Trên đây là toàn bộ nội dung cuốn đồ án tốt nghiệp của em, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và quý bạn đọc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Đức Ba – Nguyễn Văn Tài (2004) – Công nghệ lạnh thuỷ sản – NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tuỳ (1997) – Máy và thiết bị lạnh – NXB Giáo dục Nguyễn Đức Lợi – Vũ Diễm Hương – Trần Khắc Xương (1998) – Vật liệu kĩ thuật nhiệt và kĩ thuật lạnh – NXB Giáo dục Nguyễn Đức Lợi (2002) – Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh – NXB Khoa học và kỹ thuật Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tuỳ (2002) – Kỹ thuật lạnh cơ sở – NXB Giáo dục Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tuỳ – Đinh Văn Thuận (2002) – Kỹ thuật lạnh ứng dụng – NXB giáo dục Trần Văn Lịch (2005) – Lắp đặt và vận hành máy lạnh – NXB Hà Nội Đinh Văn Thuận – Võ Chí Chính (2007) – Hệ thống máy và thiết bị lạnh – NXB Khoa học và kỹ thuật MỤC LỤC  TOC \o "1-3" \h \z \u  HYPERLINK \l "_Toc182618884" LỜI NÓI ĐẦU  PAGEREF _Toc182618884 \h 1  HYPERLINK \l "_Toc182618885" Chương I _ TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ CẤP ĐÔNG  PAGEREF _Toc182618885 \h 2  HYPERLINK \l "_Toc182618887" 1.1. Một số khái niệm  PAGEREF _Toc182618887 \h 2  HYPERLINK \l "_Toc182618888" 1.1.1. Làm lạnh thực phẩm  PAGEREF _Toc182618888 \h 2  HYPERLINK \l "_Toc182618889" 1.1.2. Điểm đóng băng  PAGEREF _Toc182618889 \h 2  HYPERLINK \l "_Toc182618890" 1.1.3. Làm lạnh đông thực phẩm  PAGEREF _Toc182618890 \h 3  HYPERLINK \l "_Toc182618891" 1.2. Các vấn đề về cấp đông thực phẩm  PAGEREF _Toc182618891 \h 4  HYPERLINK \l "_Toc182618892" 1.2.1. Tác động của sự kết tinh nước đối với thực phẩm  PAGEREF _Toc182618892 \h 4  HYPERLINK \l "_Toc182618893" 1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng của sự kết tinh nước trong thực phẩm  PAGEREF _Toc182618893 \h 5  HYPERLINK \l "_Toc182618894" 1.2.3. Những biến đổi của thực phẩm trong quá trình cấp đông  PAGEREF _Toc182618894 \h 6  HYPERLINK \l "_Toc182618895" 1.2.4. Thời gian làm lạnh đông thực phẩm  PAGEREF _Toc182618895 \h 7  HYPERLINK \l "_Toc182618896" 1.3. Các phương pháp và thiết bị cấp đông thực phẩm  PAGEREF _Toc182618896 \h 9  HYPERLINK \l "_Toc182618897" 1.3.1. Các phương pháp kết đông thực phẩm  PAGEREF _Toc182618897 \h 9  HYPERLINK \l "_Toc182618898" 1.3.2. Các thiết bị kết đông thực phẩm  PAGEREF _Toc182618898 \h 11  HYPERLINK \l "_Toc182618899" Chương II _ TỔNG QUAN HỆ THỐNG LẠNH TẠI CÔNG TY  PAGEREF _Toc182618899 \h 18  HYPERLINK \l "_Toc182618901" 2.1. Tổng quan về Công Ty  PAGEREF _Toc182618901 \h 18  HYPERLINK \l "_Toc182618902" 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty  PAGEREF _Toc182618902 \h 18  HYPERLINK \l "_Toc182618903" 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lí của Công Ty  PAGEREF _Toc182618903 \h 19  HYPERLINK \l "_Toc182618904" 2.1.3. Sơ đồ mặt bằng của nhà máy  PAGEREF _Toc182618904 \h 22  HYPERLINK \l "_Toc182618905" 2.2. Tổng quan về kĩ thuật lạnh  PAGEREF _Toc182618905 \h 23  HYPERLINK \l "_Toc182618906" 2.2.1. Ứng dụng của kĩ thuật lạnh  PAGEREF _Toc182618906 \h 23  HYPERLINK \l "_Toc182618907" 2.2.2. Kho lạnh và phân loại kho lạnh  PAGEREF _Toc182618907 \h 24  HYPERLINK \l "_Toc182618908" 2.3. Hệ thống cấp đông tại Công Ty  PAGEREF _Toc182618908 \h 26  HYPERLINK \l "_Toc182618909" Chương III _ TÍNH TOÁN NHIỆT TẢI MÁY NÉN VÀ NĂNG SUẤT LẠNH  PAGEREF _Toc182618909 \h 28  HYPERLINK \l "_Toc182618911" 3.1. Tính kiểm tra cách nhiệt tủ cấp đông  PAGEREF _Toc182618911 \h 28  HYPERLINK \l "_Toc182618914" 3.2. Chọn các thông số làm việc thực của hệ thống lạnh  PAGEREF _Toc182618914 \h 29  HYPERLINK \l "_Toc182618915" 3.2.1. Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t0  PAGEREF _Toc182618915 \h 29  HYPERLINK \l "_Toc182618916" 3.2.2. Nhiệt độ ngưng tụ tk  PAGEREF _Toc182618916 \h 30  HYPERLINK \l "_Toc182618917" 3.2.3. Nhiệt độ quá lạnh tql  PAGEREF _Toc182618917 \h 31  HYPERLINK \l "_Toc182618918" 3.2.4. Nhiệt độ hơi hút th  PAGEREF _Toc182618918 \h 31  HYPERLINK \l "_Toc182618919" 3.3. Tính toán nhiệt tải cho quá trình cấp đông  PAGEREF _Toc182618919 \h 31  HYPERLINK \l "_Toc182618920" 3.3.1. Tính toán chi phí lạnh cho quá trình cấp đông  PAGEREF _Toc182618920 \h 31  HYPERLINK \l "_Toc182618921" 3.3.2. Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che của tủ cấp đông  PAGEREF _Toc182618921 \h 33  HYPERLINK \l "_Toc182618922" 3.3.3. Tổn thất nhiệt do động cơ quạt  PAGEREF _Toc182618922 \h 34  HYPERLINK \l "_Toc182618923" 3.3.4. Tổn thất nhiệt do không khí bên ngoài xâm nhập vào  PAGEREF _Toc182618923 \h 34  HYPERLINK \l "_Toc182618924" 3.4. Chu trình làm việc của hệ thống  PAGEREF _Toc182618924 \h 36  HYPERLINK \l "_Toc182618925" 3.4.1. Chu trình làm việc  PAGEREF _Toc182618925 \h 36  HYPERLINK \l "_Toc182618926" 3.4.2. Thuyết minh chu trình  PAGEREF _Toc182618926 \h 36  HYPERLINK \l "_Toc182618927" 3.4.3. Xác định thông số tại các điểm nút  PAGEREF _Toc182618927 \h 36  HYPERLINK \l "_Toc182618928" 3.5. Tính năng suất lạnh máy nén  PAGEREF _Toc182618928 \h 38  HYPERLINK \l "_Toc182618929" 3.6. Tính chọn máy nén  PAGEREF _Toc182618929 \h 38  HYPERLINK \l "_Toc182618933" 3.7. Thiết bị ngưng tụ  PAGEREF _Toc182618933 \h 46  HYPERLINK \l "_Toc182618938" 3.8. Thiết bị bay hơi  PAGEREF _Toc182618938 \h 51  HYPERLINK \l "_Toc182618945" 3.9. Các thiết bị phụ của hệ thống  PAGEREF _Toc182618945 \h 56  HYPERLINK \l "_Toc182618946" 3.9.1. Bình chứa cao áp  PAGEREF _Toc182618946 \h 56  HYPERLINK \l "_Toc182618947" 3.9.2. Thiết bị quá lạnh lỏng  PAGEREF _Toc182618947 \h 57  HYPERLINK \l "_Toc182618948" 3.9.3. Bình tập trung dầu  PAGEREF _Toc182618948 \h 58  HYPERLINK \l "_Toc182618949" 3.9.4. Bình chứa tuần hoàn  PAGEREF _Toc182618949 \h 59  HYPERLINK \l "_Toc182618950" 3.9.5. Tính kiểm tra chiều dày các bình chứa  PAGEREF _Toc182618950 \h 60  HYPERLINK \l "_Toc182618951" 3.9.6. Tính kiểm tra công suất của bơm nước dàn ngưng  PAGEREF _Toc182618951 \h 60  HYPERLINK \l "_Toc182618952" 3.9.7. Các loại van  PAGEREF _Toc182618952 \h 62  HYPERLINK \l "_Toc182618953" 3.9.8. Bơm dịch  PAGEREF _Toc182618953 \h 66  HYPERLINK \l "_Toc182618954" Chương IV _ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG LỰC VÀ ĐIỀU KHIỂN  PAGEREF _Toc182618954 \h 68  HYPERLINK \l "_Toc182618956" 4.1. Mục đích và ý nghĩa  PAGEREF _Toc182618956 \h 68  HYPERLINK \l "_Toc182618957" 4.2. Sơ đồ hệ thống mạch động lực và điều khiển  PAGEREF _Toc182618957 \h 69  HYPERLINK \l "_Toc182618958" 4.3. Giải thích sơ đồ mạch điện  PAGEREF _Toc182618958 \h 83  HYPERLINK \l "_Toc182618959" 4.4. Nguyên lí làm việc mạch động lực và mạch điều khiển  PAGEREF _Toc182618959 \h 83  HYPERLINK \l "_Toc182618967" Chương V _ VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH  PAGEREF _Toc182618967 \h 87  HYPERLINK \l "_Toc182618969" 5.1. Vận hành  PAGEREF _Toc182618969 \h 87  HYPERLINK \l "_Toc182618976" 5.2. Bảo dưỡng hệ thống lạnh  PAGEREF _Toc182618976 \h 93  HYPERLINK \l "_Toc182618982" 5.3. Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và triệu chứng  PAGEREF _Toc182618982 \h 95  HYPERLINK \l "_Toc182618989" Chương VI _ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN  PAGEREF _Toc182618989 \h 98  HYPERLINK \l "_Toc182618990" 6.1. Kết luận  PAGEREF _Toc182618990 \h 98  HYPERLINK \l "_Toc182618991" 6.2. Đề xuất ý kiến  PAGEREF _Toc182618991 \h 98  HYPERLINK \l "_Toc182618992" TÀI LIỆU THAM KHẢO  PAGEREF _Toc182618992 \h 99 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát và tính kiểm tra hệ thống cấp đông máy nén vít.doc