Khảo sát ý kiến sinh viên về việc có nền đưa giáo dục giới tính thành môn học trong trường đại học

Phân tích đề tài lý thuyết thống kê: KHẢO SÁT Ý KIẾN SINH VIÊN VỀ VIỆC CÓ NÊN ĐƯA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH THÀNH MÔN HỌC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC A. Tổng quan về đề tài “Khảo sát ý kiến sinh viên về việc có nên đưa giáo dục giới tính thành môn học trong trường đại học”: Có lẽ trong chúng ta ít nhất đã một lần nghe thấy cụm từ “giáo dục giới tính” ở đâu đó trên phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, internet, ) hay trong trường học. Nhưng thật sự chúng ta có hiểu “giáo dục giới tính” một cách đầy đủ và chính xác? Vậy “giáo dục giới tính” (GDGT) là gì? Hiểu một cách chung nhất thì: GDGT là những kiến thức về cơ thể, về sinh lý học của sự sinh sản, để biết làm chủ bản thân mình, biết cách ứng xử hợp lý với người khác phái, biết kiểm sóat sự sinh sản và biết phòng ngừa bệnh tật. I. Lý do và mục đích chọn đề tài: 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục giới tính đã trở thành một môn học trong một số chuyên ngành (quản lý giáo dục – KHXH&NV, ) nhưng những kiến thức này là cần thiết cho mọi người do đó nó có nên trở thành một môn học phổ biến trong tất cả các bậc học, mà chúng muốn đề cập ở đây là trong trường đại học? Mỗi độ tuổi có những vấn đề về giới tính đặc trưng nên có những kiến thức về giới tính mà đến một độ tuổi nhất định thì việc tìm hiểu mới là phù hợp. Sinh viên đại học là những người đã đủ tuổi trưởng thành, bắt đầu phải chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Ngoài vấn đề học tập thì sinh viên phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề khác mà có thể kể đến ở đây là các mối quan hệ - tình bạn, tình yêu, những vấn đề sức khỏe sinh sản, Thế nên những vấn đề GDGT rất quan trọng trong giai đoạn này. Đây cũng chính là một phần lý do mà chúng tôi thực hiện đề tài này. Thực tế hiện nay, xã hội đang lên tiếng phản ánh rất nhiều những nạn phá thai, sống thử, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, bệnh “hoa liễu” đang có xu hướng tăng cao, những vấn nạn này xảy ra do sự thiếu hiểu biết về vấn đề GDGT. Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đề cập đến những kiến thức này, đặc biệt là có những sách, báo, trang web, nhưng không phải lúc nào cũng chính xác và lành mạnh. Nếu không có một sự hiểu biết và định hướng rõ ràng, đúng đắn thì rất dễ có những hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc, gây ra những hậu quả khôn lường. Do đó nhóm chúng tôi có một ý kiến là nên đưa GDGT trở thành một môn học trong tất cả các trường đại học và muốn khảo sát ý kiến sinh viên về vấn đề này. Đây là lý do chính mà chúng tôi chọn thực hiện đề tài này. 2. Mục đích của đề tài: Đề tài của chúng tôi có 3 mục đích chính: - Xem mức độ hiểu biết của mọi người về những vấn đề về GDGT (bằng những câu hỏi kiểm tra kiến thức, đồng thời cung cấp thêm kiến thức cho các bạn qua một vài câu hỏi) - Xem mức độ quan tâm của các bạn đến GDGT, liệu rằng đây có phải là một vấn đề mà sinh viên ngày nay đang quan tâm hay nó chỉ là một vấn đề không có mấy thú vị. - Biết được ý kiến chủ quan của mọi người về việc đồng ý hay không đồng ý GDGT là môn học trong trường đại học, và qua đó cũng có những nguyện vọng, yêu cầu của các bạn khi học môn này (qua những câu hỏi về hình thức thi, hình thức học). - Tìm mối quan hệ giữa các biến nếu có.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4773 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát ý kiến sinh viên về việc có nền đưa giáo dục giới tính thành môn học trong trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 11: Vũ Thị Thanh Tâm K084050839 Nguyễn Thị Như Ngọc K084050813 Phạm Thị Thanh Tân K084050840 Lê Hải Yến K084050880 Trần Thị Yến Nhi K084050817 Phân tích đề tài lý thuyết thống kê: KHẢO SÁT Ý KIẾN SINH VIÊN VỀ VIỆC CÓ NÊN ĐƯA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH THÀNH MÔN HỌC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Tổng quan về đề tài “Khảo sát ý kiến sinh viên về việc có nên đưa giáo dục giới tính thành môn học trong trường đại học”: Có lẽ trong chúng ta ít nhất đã một lần nghe thấy cụm từ “giáo dục giới tính” ở đâu đó trên phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, internet,…) hay trong trường học. Nhưng thật sự chúng ta có hiểu “giáo dục giới tính” một cách đầy đủ và chính xác? Vậy “giáo dục giới tính” (GDGT) là gì? Hiểu một cách chung nhất thì: GDGT là những kiến thức về cơ thể, về sinh lý học của sự sinh sản, để biết làm chủ bản thân mình, biết cách ứng xử hợp lý với người khác phái, biết kiểm sóat sự sinh sản và biết phòng ngừa bệnh tật. Lý do và mục đích chọn đề tài: Lý do chọn đề tài: Giáo dục giới tính đã trở thành một môn học trong một số chuyên ngành (quản lý giáo dục – KHXH&NV,…) nhưng những kiến thức này là cần thiết cho mọi người do đó nó có nên trở thành một môn học phổ biến trong tất cả các bậc học, mà chúng muốn đề cập ở đây là trong trường đại học? Mỗi độ tuổi có những vấn đề về giới tính đặc trưng nên có những kiến thức về giới tính mà đến một độ tuổi nhất định thì việc tìm hiểu mới là phù hợp. Sinh viên đại học là những người đã đủ tuổi trưởng thành, bắt đầu phải chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Ngoài vấn đề học tập thì sinh viên phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề khác mà có thể kể đến ở đây là các mối quan hệ - tình bạn, tình yêu, những vấn đề sức khỏe sinh sản,… Thế nên những vấn đề GDGT rất quan trọng trong giai đoạn này. Đây cũng chính là một phần lý do mà chúng tôi thực hiện đề tài này. Thực tế hiện nay, xã hội đang lên tiếng phản ánh rất nhiều những nạn phá thai, sống thử, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, bệnh “hoa liễu” đang có xu hướng tăng cao,…những vấn nạn này xảy ra do sự thiếu hiểu biết về vấn đề GDGT. Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đề cập đến những kiến thức này, đặc biệt là có những sách, báo, trang web,… nhưng không phải lúc nào cũng chính xác và lành mạnh. Nếu không có một sự hiểu biết và định hướng rõ ràng, đúng đắn thì rất dễ có những hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc, gây ra những hậu quả khôn lường. Do đó nhóm chúng tôi có một ý kiến là nên đưa GDGT trở thành một môn học trong tất cả các trường đại học và muốn khảo sát ý kiến sinh viên về vấn đề này. Đây là lý do chính mà chúng tôi chọn thực hiện đề tài này. Mục đích của đề tài: Đề tài của chúng tôi có 3 mục đích chính: Xem mức độ hiểu biết của mọi người về những vấn đề về GDGT (bằng những câu hỏi kiểm tra kiến thức, đồng thời cung cấp thêm kiến thức cho các bạn qua một vài câu hỏi) Xem mức độ quan tâm của các bạn đến GDGT, liệu rằng đây có phải là một vấn đề mà sinh viên ngày nay đang quan tâm hay nó chỉ là một vấn đề không có mấy thú vị. Biết được ý kiến chủ quan của mọi người về việc đồng ý hay không đồng ý GDGT là môn học trong trường đại học, và qua đó cũng có những nguyện vọng, yêu cầu của các bạn khi học môn này (qua những câu hỏi về hình thức thi, hình thức học). Tìm mối quan hệ giữa các biến nếu có. Quá trình thực hiện đề tài: Chúng tôi đã thực hiện đề tài này với sự thống nhất và nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhóm. Từ việc đưa ra ý tưởng đến thành lập bảng câu hỏi, đi khảo sát và phân tích xử lý số liệu là sự đóng góp chung của cả nhóm. Ban đầu nhóm chúng tôi không nghĩ ý kiến đưa môn học GDGT vào trường đại học lại được sự nhất trí, ủng hộ nhiệt tình từ phía các sinh viên nhưng kết quả của cuộc kháo sát khiến chúng tôi thật sự bất ngờ, hầu hết các đối tượng được khảo sát tỏ ra rất hứng thú về vấn đề này và họ rất nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuộc khảo sát tốt đẹp. B. Phân tích đề tài: Phân tích chung: Tổng thể và mẫu: Tổng thể: tổng thể bộc lộ. Đối tượng khảo sát: sinh viên đang theo học tại các trường đại học chính quy (do thời gian và chi phí có hạn nên chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng khảo sát như trên). Mẫu: 152 sinh viên thuộc Khoa kinh tế - ĐHQG và trường ĐHKHXH&NV. Dữ liệu định tính và định lượng. Thu thập dữ liệu: Dạng d ữ liệu: sơ cấp Nguồn thu thập dữ liệu sơ cấp: Điều tra không thường xuyên Điều tra không toàn bộ: điều tra chọn mẫu Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu quan sát: khảo sát dạng viết (làm bảng câu hỏi cho đối tượng khảo sát tự điền) Kỹ thuật chọn mẫu: kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất cụ thể là lấy mẫu định mức (50% sinh viên Khoa kinh tế, 50% sinh viên ĐHKHXH&NV; trong mỗi trường khảo sát 50% nữ, 50% nam). (Nếu như có đủ thời gian và kinh phí thì chúng tôi có thể kết hợp hình thức lấy mẫu phi xác suất nêu trên với lấy mẫu xác suất dựa trên danh sách sinh viên của các trường để có kết quả khách quan và chính xác hơn). Kỹ thuật thiết kế bảng câu hỏi: Câu hỏi đóng (câu hỏi: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,14) Câu hỏi mở (câu hỏi: 12,13,15) Câu hỏi liệt kê một lựa chọn (từ câu 1 đến câu 14) Câu hỏi liệt kê nhiều lựa chọn (câu 15) Câu hỏi phân mức (câu 7,8,9) Các loại thang đo dùng trong bảng câu hỏi: Norminal: câu 1,2,3,4,5,6,10,12,13,14,15 Odinal: câu 7,8,9 Scale: câu 11 Phân tích chi tiết: Mức độ hiểu biết của sinh viên về GDGT: Chúng tôi đặt 5 câu hỏi với mức độ từ dễ đến khó nhằm tìm hiểu sự hiểu biết của sinh viên về GDGT. Sau khi khảo sát 152 sinh viên (sv) thì kết quả thu được như sau: Câu 1: Theo bạn, giáo dục giới tính là gì? Là những kiến thức về cơ thể, về sinh lý học của sự sinh sản, để biết làm chủ bản thân mình, biết cách đối xử với người khác phái, biết kiểm sóat sự sinh sản và biết phòng ngừa bệnh tật.(đúng) Là những kiến thức về tâm sinh lý vị thành niên, cách quan hệ giữa người với người (tình yêu, tình bạn..) và tình dục an toàn. Là những kiến thức về tình yêu, giới tính lành mạnh. Là những kiến thức về cấu tạo cơ thể nam nữ, sự sinh sản, tình dục và các bệnh về tình dục. Trong đó: Trả lời câu a: 105 sv, chiếm 69,1% Trả lời câu b: 30 sv, chiếm 19,7% Trả lời câu c: 2 sv, chiếm 1,3% Trả lời câu d: 15 sv, chiếm 9,9% Có 69,1% sinh viên trả lời đúng câu hỏi GDGT là gì. Điều này chứng tỏ một bộ phận lớn sinh viên đã hiểu một cách khái quát và đầy đủ về “GDGT”. Số còn lại – 30,9% chưa hiểu một cách đầy đủ về GDGT hoặc chỉ mới có một khái niệm quá chung chung về vấn đề được hỏi. Qua đó ta thấy các bạn sinh viên cũng đã nhận thức được thế nào là GDGT tuy không thể nói là có sự hiểu biết tường tận về việc ấy. Câu 2 : HIV là gì? Là virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người.(đúng) Là một căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc chữa trị. Một loại vi khuẩn gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. Không biết, không quan tâm Trong đó: Trả lời câu a: 106 sv, chiếm 69,7% Trả lời câu b: 35 sv, chiếm 23% Trả lời câu c: 10 sv, chiếm 6,6% Trả lời câu d: 1 sv, chiếm 0,7 % Một điều đáng buồn là chỉ có 69,7% sv trả lời đúng câu hỏi này, trong khi điều này đã được tuyên truyền rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí HIV đã được đề cập trong các bậc học. Có tới 23% sv cho rằng HIV là một căn bệnh và 6,6 % sv không phân biệt được HIV là vi khuẩn hay virus. Và vẫn có 1 sv (chiếm 0,7%) không biết hoặc không quan tâm đến vấn đề này. Một sự dửng dưng cần phải suy nghĩ. Câu 3: Biểu hiện của AIDS: Sụt cân nhiều, ho kéo dài, tiêu chảy, sốt, sưng hạch, ra mồ hôi đêm, đau họng, lở loét, có nốt trên da...(đúng) Tim đập, chân run, ra mồ hôi nhiều, đau nhức toàn thân,… Sốt cao, đau khắp người, đau đầu, Mệt mỏi, ho khan, chảy nước mũi, đau họng. Bệnh xuất hiện với cảm giác ớn lạnh hoặc lạnh run kèm theo nhức đầu , đau vùng thắt lưng và mệt mỏi nhiều. Trong thời gian đầu đau nhức nhiều cơ bắp, có thể đau một số khớp. Trong đó: Trả lời câu a: 119 sv, chiếm 78,3% Trả lời câu b: 5 sv, chiếm 3,3% Trả lời câu c: 7 sv, chiếm 4,6% Trả lời câu d: 21 sv, chiếm 13,8% Đối với câu hỏi này, chúng tôi đã đưa ra những triệu chứng của những căn bệnh quen thuộc khác và đáp án đúng cũng rất cụ thể. Vì vậy, phần trăm số người trả lời đúng câu hỏi này cũng cao hơn hai câu hỏi trước ( 78 ,3%). Không biết có phải là một sự đùa giỡn hay không biết thật khi có 5 sv (3,3%) chọn đáp án là tim đập, chân run, ra mồ hôi nhiều, đau nhức toàn thân (bệnh tương tư (^_^), đây cũng là một điều thú vị khi chúng tôi thống kê ^.^) Câu 4: Các bệnh nào không phải ở hệ sinh dục mà lây qua đường tình dục? AIDS, viêm gan B (đúng) Giang mai, AIDS, lậu Ghẻ, AIDS, viêm gan B Sùi mào gà, viêm gan B Không biết Trong đó: Trả lời câu a: 34 sv, chiếm 22,4% Trả lời câu b: 76 sv, chiếm 50% Trả lời câu c: 8 sv, chiếm 5,3% Trả lời câu d: 20 sv, chiếm 13,2% Trả lời câu e: 14 sv, chiếm 9,2% Câu hỏi này đã có một mức độ khó nhất định. Những căn bệnh: giang mai, sùi mào gà, ghẻ, lậu là những bệnh “hoa liễu” mà bậc phổ thông chúng ta đã từng được giới thiệu và có lẽ mọi người đều biết chúng lây qua đường tình dục, AIDS cũng đã được tuyên truyền rất nhiều về con đường lây nhiễm của nó. Một điều đáng chú ý là cũng có những căn bệnh khác cụ thể ở đây là viêm gan B cũng lây qua đường tình dục. Thế nhưng thông qua tỉ lệ số người chọn đáp án ta thấy có đến 50% số sv không biết viêm gan B là một căn bệnh không ở hệ sinh dục nhưng lây qua đường tình dục giống như AIDS. Điều này đồng nghĩa là 50% số sv không phân biệt được giang mai, lậu có phải là bệnh ở hệ sinh dục hay không. Đáng chú ý là có đến 14 sv (9,2%) “không biết” kiến thức này – một con số không nhỏ. Và chỉ có 34 sv (22,4%) trả lời đúng câu hỏi này – một tỉ lệ quá khiêm tốn. Kiến thức của sv về các bệnh lây qua đường tình dục vẫn chưa đầy đủ. Câu 5: Tình dục an toàn là gì? Là các hình thức tình dục không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như: lậu, giang mai, HIV/AIDS...(đúng) Là các hình thức quan hệ tình dục mà người có quan hệ tình dục có thể tự bảo vệ mình không bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS. Là các hình thức quan hệ tình dục sau hôn nhân (giữa vợ và chồng) Không biết Trong đó: Trả lời câu a: 65 sv, chiếm 42,7% Trả lời câu b: 74 sv, chiếm 48,7% Trả lời câu c: 10 sv, chiếm 6,6% Trả lời câu d: 3 sv, chiếm 2% Qua kết quả trên ta thấy số người trả lời đúng chỉ chiếm 42,7%, chưa tới một nửa số sinh viên được hỏi. Mọi người thường phân vân giữa câu a và câu b do chúng có nội dung gần giống nhau, chỉ những người có kiến thức tương đối tốt mới có thể chọn được đáp án chính xác. Có 74 sv (chiếm 48,7%) cũng hiểu về tình dục an toàn nhưng chưa đủ, họ không biết việc tránh mang thai ngoài ý muốn là một nội dung trong vấn đề này. Trong đó có 10 sv (chiếm 6,6%) chưa có nhận thức đúng về vấn đề tình dục an toàn, cho rằng chỉ có hình thức quan hệ tình dục sau hôn nhân (giữa vợ và chồng) mới là an toàn nhưng trong thực tế quan hệ tình dục giữa vợ và chồng vẫn có thể truyền bệnh cho nhau nếu 1 trong 2 người mắc phải những căn bệnh lây qua đường tình dục. Số còn lại, 3 sv ( chiếm 2%) không biết về vấn đề này. Nhận xét chung: Trả lời đúng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 4 2.6 2.6 2.6 1 14 9.2 9.2 11.8 2 37 24.3 24.3 36.2 3 52 34.2 34.2 70.4 4 35 23.0 23.0 93.4 5 10 6.6 6.6 100.0 Total 152 100.0 100.0 Đây là bảng số liệu về tổng số câu đúng mà sinh viên đã trả lời trong phần kiểm tra kiến thức. Qua bảng trên ta thấy: Không trả lời đúng câu nào : 4 sv, chiếm 2,6 % Trả lời đúng 1/5 câu : 14 sv, chiếm 9,2% Trả lời đúng 2/5 câu: 37 sv, chiếm 24,3% Trả lời đúng 3/5 câu: 52 sv, chiếm 34,2% Trả lời đúng 4/5 câu: 35 sv, chiếm 23% Trả lời đúng 5/5 câu: 10 sv, chiếm 6,6% Chúng tôi chọn mức trả lời đúng 3 là mức trung bình, dưới trung bình ( 0-2 câu), trên trung bình (4-5 câu). Số người trả lời đúng từ 0-2 câu chiếm 46,1%, trả lời đúng 3 câu chiếm 34,2% ,trả lời đúng từ 4-5 câu là 29,6%. Qua đó ta thấy số người trả lời đúng ở mức dưới trung bình chiếm gần một nửa và số người trả lời đúng hoàn toàn 5 câu rất nhỏ (6,6 %). Kết luận: Kiến thức chung của sinh viên về những vấn đề về giới tính, tình dục,… vẫn còn nhiều hạn chế trong khi đây là những kiến thức rất cần thiết cho cuộc sống, điều này có thể phần nào giải thích được nguyên nhân của những vấn nạn xã hội (tình trạng sống thử, nạo phá thai,…) mà nhóm chúng tôi đã đề cập ở phần đầu. Sau khi chia ra 2 nhóm đối tượng nam, nữ để phân tích chúng tôi có bảng số liệu như sau: gioi tinh * tra loi dung Crosstabulation Count Trả lời đúng Total 0 1 2 3 4 5 Gioi tinh nu 3 6 19 24 19 5 76 nam 1 8 18 28 16 5 76 Total 4 14 37 52 35 10 152 Chúng tôi muốn phân tích riêng 2 nhóm đối tượng nam nữ để có một sự so sánh về sự tìm hiểu kiến thức GDGT. Kết quả nhận được là không có sự chênh lệch nhiều về kiến thức GDGT giữa nam và nữ. Hai nhóm đối tượng đều có sự hiểu biết như nhau. Mức độ quan tâm của bạn đến giáo dục giới tính: Câu 6: Bạn đã từng tham gia vào buổi tuyên truyền, hội thảo, hay lớp học nào về GDGT (sức khỏe sinh sản) chưa? Có Không Trong đó: Trả lời câu a: 105 sv, chiếm 69,1% Trả lời câu b: 47 sv, chiếm 30,9% Điều đáng quan tâm có một số lượng không nhỏ sv chưa từng tham gia buổi tuyên truyền, hội thảo, hay lớp học nào về GDGT. Điều này cho thấy ba khía cạnh: Ở bậc phổ thông và trường đại học chưa có sự quan tâm đúng mức về việc giảng dạy kiến thức về GDGT cho học sinh. Việc tổ chức có bất cập, hạn chế, không thu hút được học sinh, sinh viên. Một bộ phận không nhỏ học sinh sinh viên quá hờ hững với vấn đề này. Câu 7: Khi nghe đến những vấn đề liên quan đến “tình dục, giới tính” bạn cảm thấy như thế nào? Có hứng thú, những vấn đề đó là bình thường, không có gì phải ngại Có hứng thú nhưng có chút ngại ngùng khi nhắc đến Bình thường, không hứng thú cũng không ngại ngùng Cảm thấy ngại khi nghe và nhắc đến Không muốn nghe bất cứ điều gì. Trong đó: Trả lời câu a: 58 sv, chiếm 38,2% Trả lời câu b: 34 sv, chiếm 22,4% Trả lời câu c: 52 sv, chiếm 34,2% Trả lời câu d: 8 sv, chiếm 3,2% Trả lời câu e: 0 sv. Như vậy 100% sv được khảo sát không né tránh nghe về vấn đề này, đây có thể là một dấu hiệu đáng mừng. Điều này đồng nghĩa với việc vấn đề về giới tính không còn là một vấn đề quá nhạy cảm đối với sinh viên. gioi tinh * khi nghe den nhung van de lien quan den "tinh duc, gioi tinh" ban cam thay nhu the nao? Crosstabulation Count khi nghe den nhung van de lien quan den "tinh duc, gioi tinh" ban cam thay nhu the nao? Total co hung thu, nhung van de do la binh thuong, khong co gi phai ngai co hung thu nhung co chut ngai ngung khi nhac den binh thuong, khong hung thu cung khong ngai ngung cam thay ngai khi nghe nhac den gioi tinh nu 26 18 27 5 76 nam 32 16 25 3 76 Total 58 34 52 8 152 Thật là thú vị khi có nhiều bạn sinh viên nam cảm thấy “Có hứng thú, những vấn đề đó là bình thường, không có gì phải ngại”. Điều này cho thấy các bạn nam có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề GDGT so với các bạn nữ. Câu 8: Theo bạn những kiến thức về giới tính có vai trò như thế nào đối với bản thân bạn? Rất quan trọng, là những kiến thức bắt buộc có Quan trọng, nên có những kiến thức này Bình thường, có thì càng tốt, không có cũng chẳng sao Không có vai trò gì cả Trong đó: Trả lời câu a: 60 sv, chiếm 39,5% Trả lời câu b: 77 sv, chiếm 50,7% Trả lời câu c: 15 sv, chiếm 9,8% Trả lời câu d: 0 sv Đa số sv đã nhận thức đúng về vai trò của những kiến thức về GDGT, chiếm 90,2%. Điều này phải chăng có ảnh hưởng đến việc đồng ý hay không đồng ý GDGT trở thành môn học trong trường đại học? gioi tinh * theo ban nhung kien thuc ve gioi tinh co vai tro nhu the nao doi voi ban than ban? Crosstabulation Count theo ban nhung kien thuc ve gioi tinh co vai tro nhu the nao doi voi ban than ban? Total rat quan trong, la nhung kien thuc bat buoc co quan trong, nen co nhung kien thuc nay binh thuong, co thi cang tot, khong co cung chang sao gioi tinh nu 31 38 7 76 nam 29 39 8 76 Total 60 77 15 152 Số sinh viên nam, nữ đánh giá vai trò của GDGT là rất quan trọng, quan trọng có tỷ lệ xấp xỉ nhau. Câu 9: Mức độ quan tâm của bạn đến GDGT như thế nào? Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Không quan tâm Trong đó: Trả lời câu a: 30 sv, chiếm 19,7% Trả lời câu b: 87 sv, chiếm 57,2% Trả lời câu c: 34 sv, chiếm 22,4% Trả lời câu d: 1 sv, chiếm 0,7% Có 76,9% tỏ ra quan tâm và rất quan tâm đến GDGT. Mức độ quan tâm này có lẽ vẫn chưa tương xứng với đánh giá của sv về vai trò của GDGT đối với bản thân họ (90,2%). Chúng ta không thể đồng nhất việc đánh giá vai trò của GDGT với mức độ quan tâm đến GDGT nhưng một câu hỏi đặt ra là vì sao vẫn còn một số người cho rằng GDGT rất quan trọng nhưng vẫn không có mức quan tâm thích hợp? Theo kết quả của câu 6 và câu 7, ta thấy đa số sv đã đánh giá được vai trò của GDGT đối với bản thân nhưng tỉ lệ chưa từng tham gia buổi tuyên truyền, lớp học, hội thảo nào không phải là một con số nhỏ( 30,9%) . Từ đó, có thể thấy, 23,1% sv chỉ quan tâm ở mức bình thường và chưa quan tâm đến GDGT là do việc tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả cộng với thái độ thờ ơ của một bộ phận sinh viên. Xét mức độ quan tâm của hai nhóm đối tượng nam và nữ, chúng ta có bảng số liệu sau: gioi tinh * muc do quan tam cua ban den GDGT nhu the nao? Crosstabulation Count muc do quan tam cua ban den GDGT nhu the nao? Total rat quan tam quan tam binh thuong khong quan tam gioi tinh nu 17 44 14 1 76 nam 13 43 20 0 76 Total 30 87 34 1 152 Qua đó, ta nhận thấy nữ có mức độ quan tâm đến GDGT nhiều hơn nam. Điều này cũng hợp lý vì nữ thường có nhiều vấn đề về giới tính và ở cùng một độ tuổi, nữ thường có suy nghĩ chín chắn hơn nam. Ý kiến của bạn về việc đưa GDGT trở thành một môn học trong trường đại học Câu 10: Nếu GDGT trở thành môn học trong trường đại học thì bạn muốn GDGT là: Môn bắt buộc Môn tự chọn Môn điều kiện (giống như giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng,…) Trong đó: Trả lời câu a: 28 sv, chiếm 18,4% Trả lời câu b: 63 sv, chiếm 41,4% Trả lời câu c: 61 sv, chiếm 40,1% Đa số các sinh viên thích học môn này theo hình thức môn tự chọn và môn điều kiện. Việc đưa vào trường học môn học này theo hình thức như thế nào phải phù hợp với khối lượng công việc của mỗi trường và ý kiến của giảng viên giảng dạy về môn này. Câu 11: Các bạn muốn học môn này bao nhiêu tiết học trong tuần: 1 2 3 4 Trong đó: Trả lời câu a: 57 sv, chiếm 37,5% Trả lời câu b: 54 sv, chiếm 35,5% Trả lời câu c: 28 sv, chiếm 18,4% Trả lời câu d: 13 sv, chiếm 8,6% Hầu hết sinh viên đều chọn học môn này với số tiết ít từ 1 – 2 tiết, có lẽ vì GDGT không liên quan nhiều đến chuyên ngành mà sinh viên đang theo học nên thời gian học môn này ít hơn các môn khác. Câu 12: Bạn muốn hình thức học của môn này như thế nào? Sinh viên tiếp thu chủ yếu là kiến thức do giảng viên truyền đạt Giảng viên cho đề tài, sinh viên tự thảo luận, thuyết trình trong từng buổi học. Kết hợp 2 hình thức trên Ý kiến khác……………………………………. Trong đó: Trả lời câu a: 10 sv, chiếm 6.6% Trả lời câu b: 36 sv, chiếm 23,7% Trả lời câu c: 102 sv, chiếm 67.1% Trả lời câu d: 4 sv, chiếm 2,7% Hình thức học kết hợp cả a và b phù hợp với cách học và giảng dạy hiện nay tại các trường đại học. Sinh viên được giảng dạy những kiến thức cơ bản sau đó tiến hành nghiên cứu sâu và thể hiện mức độ hiểu bài của mình thông qua các bài thuyết trình tại lớp. Bốn ý kiến khác được đề cập: 2 sv chọn hình thức diễn kịch, 1 sv chọn thảo luận theo từng nhóm nhỏ, 1 sv chọn nên thực hành những vấn đề có thể. Nhóm chúng tôi nhận thấy những ý kiến này: diễn kịch, thảo luận nhỏ, thực hành đều có thể lồng ghép trong phần thuyết trình trên lớp. Câu 13: Bạn muốn hình thức thi của môn này như thế nào: Đề đóng Đề mở Cho đề tài về nhà làm. Ý kiến khác………………………………………. Trong đó: Trả lời câu a: 5 sv, chiếm 3,3% Trả lời câu b: 58 sv, chiếm 38,2% Trả lời câu c: 81 sv, chiếm 53,3% Trả lời câu d: 8 sv, chiếm 5,4% Đa số sinh viên thích hình thức tự tìm hiểu và mở rộng, làm phong phú kiến thức từ các phương tiện ngoài, và để đáp ứng khối lượng kiến thức tìm được qua một tiết kiểm tra thì không thể hiện được hết những điều mà bản thân mỗi sinh viên muốn truyền đạt. Cũng có một vài ý kiến khác cho vấn đề này như: thi vấn đáp, tự tìm đề tài cho mình, đề mở và cho đề tài về nhà làm. Câu 14: Bạn có đồng ý việc đưa GDGT trở thành một môn học trong trường đại học không? Đồng ý Không đồng ý Không quan tâm Trong đó: Trả lời câu a: 121 sv, chiếm 79,6% Trả lời câu b: 17 sv, chiếm 11,2% Trả lời câu c: 14 sv, chiếm 9,2% Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi có suy nghĩ rằng những vấn đề về GDGT sẽ rất nhạy cảm và mọi người sẽ ngại ngần khi nhắc đến và sẽ không đồng ý học GDGT vì nhiều những lý do được đưa ra, thế nhưng 79, 6% số người đồng ý đưa GDGT thành một môn học trong trường đại học là một điều ngoài sự mong đợi của chúng tôi. Đó phải chăng là một tín hiệu đáng mừng ? gioi tinh * ban co dong y dua GDGT tro thanh mot mon hoc trong truong dai hoc khong? Crosstabulation Count ban co dong y dua GDGT tro thanh mot mon hoc trong truong dai hoc khong? Total dong y khong dong y khong quan tam gioi tinh nu 63 8 5 76 nam 58 9 9 76 Total 121 17 14 152 Ở những câu trên ta có thể thấy mức độ quan tâm, sự đánh giá vai trò của nam và nữ về GDGT là như nhau nhưng khi được hỏi “bạn có đồng ý đưa GDGT trở thành một môn học trong trường đại học không?” thì kết quả có sự khác biệt. Số sinh viên nữ trả lời “đồng ý” nhiều hơn số sinh viên nam, sự không quan tâm về vấn đề này của nam cũng nhiều hơn nữ. Chúng tôi có một số lý giải như sau về vấn đề này. Tuy vấn đề về GDGT đã trở nên phổ biến nhưng cách nhìn của mọi người đối với nó không phải lúc nào cũng cởi mở. Việc tự tìm hiểu về vấn đề này đôi lúc không được sự “hoan nghênh” của những người lớn, mà đặc biệt là sự tìm hiểu của các bạn nữ. Một bạn nữ lên mạng, đọc sách báo về vấn đề này nếu có một ai khác nhìn thấy, họ sẽ có những đánh giá không hay. Tâm lý của mọi người thường có một sự “khắt khe” hơn đối với các bạn nữ. Nếu GDGT được đưa vào trường học thì có lẽ việc tìm hiểu về vấn đề này sẽ được “dễ dàng” hơn. Câu 15: Nếu bạn trả lời “không đồng ý, không quan tâm” hãy cho biết lý do vì sao bạn không muốn GDGT là một môn trong trường đại học (có thể chọn nhiều đáp án)? Cần biết những kiến thức về “giới tính” nhưng cần một vài buổi tuyên truyền, hội thảo là đủ. Tốn thời gian, tốn chi phí Không cần thiết, ai lại học môn đó. Ý kiến khác…………………………………………………………………… Trong đó: Trả lời câu a: 16 sv, chiếm 51,6% Trả lời câu b: 6 sv, chiếm 19,4% Trả lời câu c: 4 sv, chiếm 12,9% Trả lời câu d: 5 sv, chiếm 16,1% Trong số 31 sv không đồng ý, không quan tâm với việc đưa GDGT thành môn học trong trường đại học vì lí do được chọn nhiều nhất là: “Cần biết những kiến thức về “giới tính” nhưng cần một vài buổi tuyên truyền, hội thảo là đủ”. Có lẽ theo những sinh viên này thì GDGT không đủ tầm quan trọng để đưa vào trường đại học. Hay GDGT không có nhiều kiến thức để trở thành một môn học chính thức trong trường đại học? Vẫn có những lý do khác như tốn thời gian, chi phí; không cần thiết học môn đó; chỉ nên đưa vào cấp 2, 3 là đủ; có thể tự tìm hiểu trên mạng; không liên quan đến ngành học. tuy nhiên đây chỉ là số ít trong 31 sv không đồng ý, không quan tâm. Phân tích mối quan hệ giữa các biến: Phân tích mối quan hệ giữa biến “ đánh giá vai trò của GDGT” và biến “ mức độ quan tâm đến GDGT”: Từ số liệu của câu 8, ta thấy những sinh viên đánh giá vai trò của GDGT là rất quan trọng và quan trọng chiếm tỷ lệ lớn. Và qua số liệu câu 9, ta cũng thấy một tỷ lệ như vậy đối với mức độ rất quan tâm và quan tâm đối với GDGT của sinh viên. Theo tâm lý thông thường, khi đã đánh giá vai trò của một vấn đề là quan trọng thì người ta sẽ quan tâm tới vấn đề đó hơn. Đặt giả thuyết: H0: hai biến độc lập với nhau H1: hai biến có mối quan hệ với nhau Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 66.362a 6 .000 Likelihood Ratio 64.407 6 .000 Linear-by-Linear Association 41.217 1 .000 N of Valid Cases 152 a. 5 cells (41.7%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .10. Chọn mức ý nghĩa a = 0,05. Dựa vào bảng trên ta có p_value = 0,000< α = 0,05 → bác bỏ giả thuyết H0, hai biến này có mối quan hệ với nhau, tức là đánh giá vai trò của GDGT có mối quan hệ với mức độ quan tâm đến GDGT. Phân tích mối quan hệ giữa biến “mức độ quan tâm đến GDGT” và biến “sự đồng ý hay không đồng ý đưa GDGT thành môn học trong trường đại học”. Ta thấy rằng sinh viên rất quan tâm đến GDGT (sinh viên trả lời rất quan tâm, quan tâm chiếm tỷ lệ lớn). Và thường là khi quan tâm thì việc dồng ý đưa GDGT thành mộn học trong trường đại học sẽ dễ dàng hơn. Đặt giả thuyết: H0 : hai biến có độc lập với nhau H1: hai biến có quan hệ với nhau Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 20.923a 6 .002 Likelihood Ratio 15.753 6 .015 Linear-by-Linear Association 8.654 1 .003 N of Valid Cases 152 a. 7 cells (58.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .09. Chọn mức ý nghĩa a = 0,05. Dựa vào bảng trên ta có p_value = 0,002< α = 0,05 → bác bỏ giả thuyết H0, hai biến này có mối quan hệ với nhau, tức là mức độ quan tâm đến GDGT có ảnh hưởng đến việc đồng ý hay không đồng ý đưa GDGT thành môn học của sinh viên. Phân tích mối quan hệ giữa biến “cảm nhận cuả sinh viên khi nghe đến vấn đề “giới tính” với biến “đồng ý hay không đồng ý với việc đưa GDGT thành môn học trong trường đại học”. Hứng thú, không ngại ngần khi nhắc đến vấn đề giới tính; … ngại ngùng khi nhắc đến – những cảm nhận của sinh viên khi nghe đến vấn đề “giới tính” liệu rằng có mối quan hệ với việc đưa ra quyết định đồng ý hay không đồng ý đưa GDGT thành môn học trong trường đại học hay không? Đặt giả thuyết: H0 : hai biến độc lập với nhau H1 : hai biến có mối quan hệ với nhau Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 13.314a 6 .038 Likelihood Ratio 14.397 6 .026 Linear-by-Linear Association 6.489 1 .011 N of Valid Cases 152 a. 5 cells (41.7%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .74. Chọn mức ý nghĩa a = 0,05. Dựa vào bảng trên ta có p_value = 0,038 < a → bác bỏ giả thuyết H0, hai biến này có mối quan hệ với nhau, tức là việc cảm thấy như thế nào khi nghe đến vấn đề về “giới tính” có ảnh hưởng đến việc đồng ý hay không đồng ý đưa GDGT thành môn học của sinh viên. Qua những phân tích trên nhóm chúng tôi có kiến nghị nên có nhiều hình thức giáo dục về “giới tính” hơn để nâng cao ý thức của mọi người đặc biệt là giới trẻ về vấn đề “nhạy cảm” này. Những kiến thức về GDGT sẽ trang bị cho các bạn trẻ hành trang vững chắc để có thể tự hoàn thiện chính mình và bước vào cuộc sống hôn nhân sau này. Những lợi ích từ GDGT mang đến và những ý kiến tán thành (đồng ý) đưa GDGT trở thành môn học trong trường đại học của sinh viên phải chăng cần được xem xét? Chúng tôi muốn trả lời câu hỏi được đưa ra đầu đề tài “có nên đưa GDGT trở thành môn học trong trường đại học hay không?” bằng một khẳng định: nên đưa GDGT thành môn học trong trường đại học. Và việc học môn GDGT theo hình thức nào, số tiết ra sao, cách thức thi như thế nào mà chúng tôi đã khảo sát là ý kiến của sinh viên – những người sẽ trực tiếp học môn học này là một sự tham khảo trong tương lai (khi GDGT đã được bộ Giáo dục đưa vào chương trình đại học).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát ý kiến sinh viên về việc có nên đưa giáo dục giới tính thành môn học trong trường đại học.doc
Luận văn liên quan