Khó khăn tín dụng trong thông tư 13

Báo cáo phân tích này do Phòng Nghiên Cứu Kinh Tế, Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt (TVSC) thực hiện. Báo cáo được lập trên cơ sở thu thập, tổng hợp, nghiên cứu từ các nguồn số liệu, thông tin đáng tin cậy và có tính chính xác cao tại thời điểm phát hành. Tuy nhiên chún g tôi không cam kết hay đảm bảo đối với tính chính xác, hoàn chỉnh của các nguồn số liệu và thông tin đó. Trong bản báo cáo có thể thể hiện quan điểm cá nhân của nhóm phân tích, chứ không phải là quan điểm của TVSC. Báo cáo phân tích này chỉ mang tính chất tham khảo, do đó TVSC không chịu trách nhiệm đối với bất cứ rủi ro nào phát sinh từ việc tham khảo hay sử dụng những thông tin trong bản báo cáo này. Chúng tôi khuyến cáo nhà đầu tư, ngoài việc tham kh ảo báo cáo phân tích của TVSC thì nên kết hợp với việc tìm hiểu thêm các thông tin khác trước khi ra quyết định đầu tư.

pdf3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khó khăn tín dụng trong thông tư 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ VĨ MÔ SỐ 1 - THÁNG 10 NĂM 2010 1 P ag e1 Sau những tuyên bố trấn an thị trường từ NHNN về trạng thái thị trường ngoại hối vẫn đang tốt và sẽ giữ ổn Cuối cùng thì NHNN cũng đã có những sửa đổi và bổ sung thông tư 13 ngay trước khi thông tư chính thức được thực hiện đúng 3 ngày. Tuy nhiên, thông tư 13 chỉ được sửa đổi ở một số điều mang tính kỹ thuật, những nội dung cơ bản vẫn giữ nguyên, và vì thế, tác động của những quy định an toàn hệ thống ngân hàng vẫn giữ nguyên tính thời sự. Bảng sau sẽ trình bày cụ thể những sự khác biệt giữa hai văn bản và tác động của những sửa đổi này đối với hệ thống ngân hàng và tín dụng. Mục, tiêu đề Thông tư 13 Thông tư 19 (Sửa đổi 13) Hệ quả đối với hệ thống NH và tín dụng Điều 12: Tỷ lệ về khả năng chi trả: Để đảm bảo khả năng chi trả cho ngày hôm sau, TCTD phải duy trì tỷ lệ tối thiểu = 15% giữa tổng TS có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả. + Tổng TSC thanh toán ngay bao gồm: - Chênh lệch dương giữa số dư TG KKH, giá trị sổ sách của vàng gửi KKH tại các TCTD khác (trừ NH CS& XH) và số dư TGKKH và giá trị sổ sách của vàng gửi KKH của các TCTD khác gửi tại TCTD. - Chênh lệch dương giữa số dư TG có KH, giá trị sổ sách của vàng gửi có KH đến hạn thanh toán tại các TCTD khác (trừ NH CS& XH) và số dư TG có KH và giá trị sổ sách của vàng gửi có KH đến hạn thanh toan của các TCTD khác gửi tại TCTD. + Tổng TSC thanh toán ngay bao gồm: - Số dư TGKKH, giá trị sổ sách của vàng gửi KKH tại các TCTD khác (trừ NH CS& XH). - Số dư TG có KH, giá trị sổ sách của vàng gửi có KH đến hạn thanh toán tại các TCTD khác (trừ NH CS& XH)  Tổng TS có thanh toán ngay được tăng lên  Giảm sức ép cho các NH trong việc đảm bảo tính thanh khoản qua đêm  Thị trường liên ngân hàng sẽ ít căng thẳng hơn khi các NH ít phải đôn đáo tìm nguồn đảm bảo chi trả cho ngày hôm sau  Lãi suất qua đêm trên TT liên ngân hàng sẽ ít biến động mạnh hơn Điều 18: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là 80% (NH) và 85% (TCTD) + Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động  80% * vốn huy động Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động  80% * vốn huy động + x% * vốn tự có  Với TT13, toàn bộ tín dụng chỉ được chiếm 80% nguồn vốn huy động, nhưng với TT sửa đổi, vốn tự có được tùy ý sử dụng, trong đó có mục đích dùng để cho vay. Tuy nhiên, các NH ít khi dùng toàn bộ vốn tự có để cho vay. Vốn tự có của các NH còn dùng để mua sắm các tài sản cho NH. Ngoài ra, vốn tự có của các NH là không đáng kể so với toàn bộ nguồn tín dụng của nền kinh tế  Mặc dù có thay đổi so với TT13, nhưng so với trước khi có TT13, các NH vẫn bị bó buộc bởi quy định 80%. Trước đó, các NH sẽ tự quyết định tỷ lệ cho vay ra nền kinh tế, tùy thuộc vào quy mô và quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng. + Cấp tín dụng sử dụng trong tỷ lệ cấp tín dụng (phần tử số) bao gồm: cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng + Bỏ nội dung “bảo lãnh” khỏi khái niệm về cấp tín dụng tại các NH  Bỏ nội dung bảo lãnh sẽ khiến phần tử số giảm, nên khả năng tăng được phần cho vay. Tuy nhiên, nội dung bảo lãnh ở Việt Nam còn chưa phổ biến, nên sự thay đổi này không tác động nhiều đến phần cho vay Sửa Đổi Thông Tư 13 Khó Khăn Tín Dụng Vẫn Chưa Được Giải Quyết BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ VĨ MÔ SỐ 1 - THÁNG 10 NĂM 2010 2 P ag e2 + Nguồn vốn huy động (phần mẫu số) bao gồm: - TG KKH và có KH của các cá nhân - TG có kì hạn của các tổ chức (trừ Kho bạc NN) - Tiền vay của tổ chức trong nước (trừ Kho bạc, tiền vay của các TCTD trong nước) và tiền vay của các TCTD nước ngoài - Vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá - TG KKH và có KH của các cá nhân (giữ nguyên) - TG có KH của các tổ chức (bao gồm cả TG có kì hạn của Kho bạc NN) - 25% TG KKH của các tổ chức kinh tế, trừ của TCTD (Mới được bổ sung trong TT19) - Quy định cũ và bổ sung thêm: tiền vay của TCTD có kì hạn 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của TCTD khác trong nước để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khă năng chi trả), tiền vay của Kho bạc NN - Giữ nguyên  Những sửa đổi mới làm tăng khả năng cấp tín dụng của các TCTD so với TT 13, do phần mẫu số đã được gia tăng thêm  Tuy nhiên, những thay đổi này là khiêm tốn bởi các phần được bổ sung vào mẫu số chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng tín dụng, và so với những quy định tại các NH trước khi có TT 13:  Số tiền Kho bạc NN gửi các NHTM khoảng 60 nghìn tỷ (Agribank chiếm 33 nghìn, BIDV chiếm 9,4 nghìn tỷ, Vietcombank 8,3 nghìn, VietinBank 1,4 nghìn tỷ đồng) bao gồm cả có KH và không KH, trong đó phần lớn là không KH. Tuy nhiên, theo Luật NH 2010, kho bạc phải gửi tiền ở NHNN, và chỉ gửi ở các NHTM khi không có NHNN hoặc do quy định của NHNN. Như vậy, khoản tiền đang có xu hướng giảm khi Luật NH được thực hiện.  Tiền gửi của tổ chức hiện chiếm khoảng trên 50% trên tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng, trong đó, tiền gửi KKH chiếm khoảng 20%. Như vậy, so với trước đây, 75% số tiền này vẫn không được sử dụng để cho vay ra nền kinh tế.  Trên TT liên ngân hàng, các NH chủ yếu vay nợ để đảm bảo thanh khoản, vì còn nhiều quy định rang buộc trên TT này (quy định 20%). Vì thể, phần lớn giao dịch trên TT này là ngắn hạn (qua đêm hoặc dưới 1 tháng, đặc biệt là qua đêm thường chiếm đên 40% tổng giao dịch). Tiền vay có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên TT liên NH.  Trong thời gian tới, có thể TT liên NH sẽ sôi động hơn ở kỳ hạn dài, bởi các NH sẽ tận dụng quy định này để vay nhiều hơn. Tuy nhiên, các NH vẫn bị rang buộc bởi quy định 20% trên TT liên NH nên tác động của sửa đổi này cũng không đáng kể.  Như vậy, việc chỉnh sửa TT 13 chỉ tập trung vào những yếu tố chiếm tỷ trọng nhỏ hoặc không ảnh hưởng lớn đến khả năng cấp tín dụng của hệ thống NH trong thời gian trước mắt. Việc chỉnh sửa này cũng chỉ có ý nghĩa tích cực đối với các NH lớn, khi thu hút phần lớn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức và tiền gửi KBNN.  Trong khi đó, những nội dung cơ bản nhất của Thông tư 13 đều không được chỉnh sửa (như tỷ lệ hệ số an toàn vốn tăng từ 8% lên 9%, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (80% cho TCTD và 85% cho TC phi TD), hệ số rủi ro cho vay BĐS và chứng khoán tăng lên 250%). Ngoài ra, TT 13 vẫn được thực hiện vào ngày 1/10. Điều này cho thấy quyết tâm của NHNN trong việc nâng cao tính an toàn của hệ thống, và do đó, trong ngắn hạn, tín dụng cho nền kinh tế, mặc dù sẽ được cải thiện, nhưng không đáng kể, lãi suất cũng khó có thể giảm sâu. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ VĨ MÔ SỐ 1 - THÁNG 10 NĂM 2010 3 P ag e3 Điều Khoản Miễn Trừ / Khuyến Cáo Báo cáo phân tích này do Phòng Nghiên Cứu Kinh Tế, Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt (TVSC) thực hiện. Báo cáo được lập trên cơ sở thu thập, tổng hợp, nghiên cứu từ các nguồn số liệu, thông tin đáng tin cậy và có tính chính xác cao tại thời điểm phát hành. Tuy nhiên chúng tôi không cam kết hay đảm bảo đối với tính chính xác, hoàn chỉnh của các nguồn số liệu và thông tin đó. Trong bản báo cáo có thể thể hiện quan điểm cá nhân của nhóm phân tích, chứ không phải là quan điểm của TVSC. Báo cáo phân tích này chỉ mang tính chất tham khảo, do đó TVSC không chịu trách nhiệm đối với bất cứ rủi ro nào phát sinh từ việc tham khảo hay sử dụng những thông tin trong bản báo cáo này. Chúng tôi khuyến cáo nhà đầu tư, ngoài việc tham khảo báo cáo phân tích của TVSC thì nên kết hợp với việc tìm hiểu thêm các thông tin khác trước khi ra quyết định đầu tư. Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Trí Việt Phòng Nghiên Cứu Kinh Tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhó khăn tín dụng trong thông tư 13.pdf