Khoa học tự nhiên Hy Lạp

Hy Lạp cổ đại được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau thuộc khoa học tự nhiên. Tư duy khoa học của người Hy Lạp cổ đại đã vươn tới trình độ khái quát hóa cao, hình thành những tiền đề, định lý, nguên lý có giá trị. Đây là nơi sản sinh ra những nhà khoa học khổng lồ, kiến thức uyên bác và để lại nhiều thành tựu lớn lao trong kho tàng khoa học của nhân loại, đặc biệt là các lĩnh vực như toán học, vật lý, thiên văn Một số tên tuổi tiêu biểu: - Thales (642 – 548 TCN): nhà toán học, triết học, thiên văn học, là người đã đặt nền móng cho khoa học và triết học ."

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4332 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khoa học tự nhiên Hy Lạp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học tự nhiên Hy Lạp 4. Khoa học tự nhiên: 4.1. Hy Lạp: Hy Lạp cổ đại được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau thuộc khoa học tự nhiên. Tư duy khoa học của người Hy Lạp cổ đại đã vươn tới trình độ khái quát hóa cao, hình thành những tiền đề, định lý, nguên lý có giá trị. Đây là nơi sản sinh ra những nhà khoa học khổng lồ, kiến thức uyên bác và để lại nhiều thành tựu lớn lao trong kho tàng khoa học của nhân loại, đặc biệt là các lĩnh vực như toán học, vật lý, thiên văn… Một số tên tuổi tiêu biểu:  - Thales (642 – 548 TCN): nhà toán học, triết học, thiên văn học, là người đã đặt nền móng cho khoa học và triết học. Ong sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có ở Milet (Tiểu Á), nhưng có quá trình sống và làm việc khá lâu ở Ai Cập trước khi về quê hương thành lập trường phái khoa học Milet. Ông đã chỉ ra rằng: + Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn. + Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau. + Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông. + Là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ ông tìm ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức. + Dự báo một cách chính xác ngày xảy ra nguyệt thực ở Milê (28 – 05 – 585 TCN). Nhưng ông sai lầm khi cho rằng trái đất nổi trên nước, vòm trời có hình bán cầu úp trên mặt đất. Với ông, toán học, thiên văn học từ kinh nghiệm đã trở thành khoa học. Ông xứng đáng được người đời sau ghi nhận là “Nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên”. - Pythagore (580 – 500 TCN), nhà toán học, lý học, triết học, thiên văn học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, quê ở đảo Xamốt (thuộc biển Egiê), là người đem lại nhiều biến đổi cho nền toán học thế giới. Ông cũng đã đến Ai Cập và ở lại đây trong 12 năm để tiếp cận các tri thức khoa học của phương Đông. Sau đó, ông về sống ở đảo Xixin, thiết lập trường phái khoa học Pythagore. Tại đây, ông cùng các học trò của mình đã tổng kết những tri thức về số học, thiết lập nhiều công thức, định lý và chứng minh chúng bằng suy luận logic chứ không phải bằng trực giác. Đóng góp của ông: + Định lý Pythagore “tổng hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác vuông”. + Chứng minh: tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ. + Đưa ra những định nghĩa về điểm, đường; khái niệm vô cực và về số vô tỷ. + Ông cho rằng trái đất hình tròn và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định (Sau này Copecnic, nhà bác học ngươi Ba lan đã phát triển thành thuyết "nhật tâm" nổi tiếng). + Độ cao âm thanh của một sợi dây căng hai đầu khi cho dao động sẽ phụ thuộc vào chiều dài của sợi dây ấy. Chiều dài sợi dây giảm đi mộ nửa thì âm thanh sẽ tăng lên một quãng 8. + Được coi là bậc thầy về những con số. Ông đã đưa ra những nghiên cứu thú vị về các con số như số chẵn thì xấu, không may; số lẻ thường đem lại may mắn; "số anh em", "số bạn bè"… Đặc biệt ông dùng tư duy về các con số nhằm chứng minh một số luận điểm triết học. - Euclite 330 - 275 TCN: Được xem là một trong những người sáng lập trường toán học thuộc "Đại học" Alecxandri. Ông cũng đã để lại cho hậu thế những công trình nghiên cứu bất hủ, nhưng chúng ta biết về đời tư của ông không nhiều. Những tác phẩm tiêu biểu của ông: + Catropque hay hình học những tia phản chiếu. + Những dữ kiện. + Phép chia các hình. + Quang học. + Đặc biệt là bộ Elements - Những khái niệm cơ bản: gồm 13 tập, trong đó ông đã sắp xếp một cách hợp lý, hoàn chỉnh, sáng tạo thêm, chứng minh chặt chẽ hơn tất cả 465 mệnh đề không chỉ về hình học mà cả lý thuyết số và đại số sơ cấp trên tinh thần của hình học, trong đó có tiên đề mang tên ông - Tiên đề Euclite. Bộ sách Cơ bản gồm 13 cuốn vẫn được giữ đến ngày nay (phần lớn chương trình hình học ở phổ thông ngày nay sử dụng lại hầu như toàn bộ 6 cuốn trong bộ Cơ bản của ông). Trong lịch sử Toán học, đây là tác phẩm khoa học duy nhất đã tồn tại 2000 năm mà giá trị không hề giảm sút. - Archimede (285 – 212 TCN): Ông được sinh ra trong một gia đình giàu có ở thành bang Siracure trên đảo Xixin, là người có quan hệ bà con với vua Herion của thành bang này. Ông đã từng lưu học tại trường Alecxandri - Ai Cập. Niềm say mê khoa học cùng với kiến thức uyên bác, ông đã để lại cho nhân loại những tri thức khoa học vô giá về lý luận, thực tiễn trong toán học và cơ học. Archimede là người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng nó vào việc giải phóng sức lao động của con người, như đòn bẩy, ròng rọc... Ong là người phát minh ra nguyên lý đòn bẩy và là tác giả của định luật nổi tiếng mang tên ông về sức đẩy của nước (sức đẩy của nước bằng chính trọng lượng của vật ở trong nước). Ông còn là người chế tạo ra hệ thống máy móc đầu tiên ở Hy Lạp (máy bắn đá, gương hội tụ, chân vịt dùng để hút nước…). Đặc biệt, ông là người đã đưa ra phương pháp tính diện tích hình nón và hình cầu, tính được trị số Pi nằm giữa hai số 3 x 10/71 và 3 x 1/7. Có thể tóm lược những đóng góp khoa học của Archimede trong một số tác phẩm tiêu biểu sau: + Về trạng thái cân bằng: nghiên cứu về trọng tâm, hình bình hành, hình tam giác. + Cầu phuơng hình parabol: cho lời giải về cơ học và cả lời giải toán học. + Về trạng thái cân bằng (tập 2): nghiên cứu về trọng tâm của đới parabol. + Bàn về hình cầu và hình viên trụ (tập 1 & 2). + Bàn về cá hình xoắn. + Đo đường tròn. + Nghiên cứu vế các vật nổi. + Arénaire: về hệ đếm các số lớn. Giảng thêm về các truyền thuyết liên quan đến Archimede trong cuộc chiến của Siracure chống lại La Mã gương hội tụ, máy bắn đá) và việc tìm tỉ lệ vàng trong vương miện nhà vua...  - Aristarque (310 - 230 TCN): Ông là người đã tính toán được thể tích của mặt trời, mặt trăng, trái đất và khoảng cách giữa chúng nhưng cho kết quả chưa chính xác. Ông cũng là người khẳng định trái đất quay xung quanh mặt trời. - Eurathosthène (284 - 192 TCN): nhà khoa học tài năng ở nhiều lĩnh vực như toán học, thiên văn, vật lý, sử học, ngôn ngữ... Ông từng làm giám đốc thư viện Alecxandri ở Ai Cập nên có điều kiện tiếp cận các tri thức khoa học trước đó. Ông là người đầu tiên tính được độ dài của kinh tuyến trái đất bằng 39.000km (con số tính toán của khoa học ngày nay là 39.700km, giảng về phương pháp tính toán). * Y học:  Y học Hy Lạp cổ đại đã có những thành tựu rất to lớn về lý luận và thực hành trong việc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Hy Lạp cổ đại đã sản sinh ra những danh y và địa điểm hành nghề của họ được coi là thủy tổ của y khoa phương Tây sau này. Danh y đầu tiên có thể kể đến là Etculatét, người đã đề xuất những phương pháp trị bệnh đơn giản nhưng hiệu nghiệm. Đặc biệt Hypôcrát (460 – 377 tr.CN) được coi là ông tổ của khoa học y dược. Ông được sinh ra trong một gia đình có truyền thống y khoa ở đảo Corse. Chính ông đã gạt bỏ những quan niệm tôn giáo và mê tín thần bí, đề ra những phương pháp trị bệnh hiệu quả bằng khoa học. Quan điểm của ông về đạo đức, trách nhiệm của người thầy thuốc, tác động của môi trường đối với cơ thể, về dịch thể, điều trị bệnh nhi khoa và phụ nữ, bệnh gãy xương… cho đến ngày nay vẫn còn giá trị. Bộ sách giáo khoa mười tập do ông để lại cho hậu thế là kho tàng vô giá về kiến thức y học đã được Littre – nhà ngôn ngữ học người Pháp, dịch xong năm 1861. Để tôn vinh những cống hiến của ông, ở phương Tây, các bác sỹ khi ra trường đều phải đọc “Lời thề Hypôcrát”. - Ngoài ra, nền y học Hy Lạp cổ đại còn có Hêracơlít – nổi tiếng trong việc phẫu thuật ở Hy Lạp; Hêrôphin – người đầu tiên nêu ra luận điểm não là trung tâm hệ thần kinh, chỉ huy các hoạt động của con người. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra học thuyết về sự tuần hoàn của máu và phương pháp khám bệnh thông qua việc bắt mạch bệnh nhân. Có thể nói, nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã sản sinh ra một đội ngũ các nhà bác học kiệt xuất, cống hiến cho nhân loại những tài sản khoa học vô giá mà giá trị của nó vẫn trường tồn trong xã hội hiện đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa học tự nhiên Hy Lạp.doc
Luận văn liên quan