Khóa luận Ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng đến môi trường sống của người dân ở thành phố Huế

Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà sản xuất làng nghề mang lại, môi trường làng nghề đúc đồng ở thành phố Huế cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Để góp phần ngăn chặn kịp thời và khắc phục ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc đồng, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền - Các cấp quản lý Trung ương cần tập trung hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề. - Chính quyền địa phương cần chú trọng nghiên cứu, thực hiện quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT, tăng cường các hoạt động BVMT và xử lý chất thải của hoạt động sản xuất làng nghề; xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Chính quyền cấp trên cần có cơ chế hỗ trợ và khuyến khích các hộ tham gia vào cụm công nghiệp – làng nghề để có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tốt hơn. - Không ngừng tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường làng nghề. Tuyên truyền vận động, giáo dục người dân luôn sử dụng bảo hộ lao động và các tiêu chuẩn kỹ thuật. 2.2. Đối với các cơ sở đúc đồng - Các hộ sản xuất, doanh nghiệp có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về BVMT đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và cần sớm loại bỏ các công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. - Ứng dụng giải pháp sản xuất sạch hơn, việc quản lý nội vi tốt (bố trí hợp lý mặt bằng sản xuất, trang bị bảo hộ lao động cho người sản xuất) và biện pháp công nghệ (thay đổi nguyên liệu, thiết bị, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, tái sử dụng phế thải) sẽ giúp giảm thiểu đáng kể lượng chất thải phát triển cũng như tận dụng triệt để nguyên vật liệu giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Việc thực hiện các giải pháp quản lý môi trường và áp dụng sản xuất sạch hơn không chỉ có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm mà còn mang lại hiệu quả kinh tế do tăng hiệu suất sản xuất, tiết kiệm chi phí nguyên liệu và năng lượng. Trường Đại học Kinh t

pdf97 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3233 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng đến môi trường sống của người dân ở thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu, nếu tiếp xúc nhiều với môi trường không khí ô nhiễm sẽ gây hại cho trẻ. Tuy nhiên khi hỏi các cán bộ phường về điều này thì họ không trả lời được và cũng không có hướng giải quyết. Đây chính là điều khiến người dân bức xúc nhất gây nên xung đột nhiều lần với các hộ đúc, họ đã có kiến nghị lên UBND phường nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng và tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục xảy ra. Do đó, người dân ở đây mong muốn các cơ quan môi trường tiến hành quy hoạch hay di dời làng nghề để giải quyết tình trạng ô nhiễm như hiện nay. 2.4.3. Nghiên cứu sự khác biệt giữa các nhóm trả lời phỏng vấn về mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc đồng Đánh giá về mức độ ô nhiễm tại làng nghề đúc đồng sẽ giúp cho chúng ta biết được tình trạng ô nhiễm môi trường nơi làm việc và môi trường không khí của khu vực xung quanh từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp. Để biết được có sự khác nhau giữa các nhóm trả lời phỏng vấn hay không trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm của khói, bụi, nguồn nước, tiếng ồn; chúng tôi tiến hành kiểm định ANOVA theo biến độc lập là đối tượng trả lời phỏng vấn như sau: 20 cán bộ phường, 52 hộ dân sống xung quanh làng nghề và 36 công nhân là những người trực tiếp làm việc trong các cơ sở đúc đồng. Qua bảng 13 ta thấy, ý kiến của các nhóm trả lời phỏng vấn về mức độ ô nhiễm của làng nghề đúc đồng như sau: đối với khói là 3,61; đối với bụi là 4,01; đối với nguồn nước là 1,25 và đối với tiếng ồn là 2,71. Bảng 13: Đánh giá mức độ ô nhiễm tại làng nghề đúc đồng theo các nhóm trả lời phỏng vấn Loại ô nhiễm Bình quân Bình quân chung Phương sai CB phường Người dân Công nhân Khói 3,05 3,67 3,83 3,61 0,033 Bụi 3,45 4,19 4,06 4,01 0,035 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 49 Nguồn nước 1,30 1,27 1,19 1,25 0,625 Tiếng ồn 2,20 2,67 3,06 2,71 0,003 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Từ đó nghiên cứu nhận thấy khói, bụi và tiếng ồn được các đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn cho là gây ô nhiễm nhiều nhất, nguồn nước cũng có ảnh hưởng nhưng không đáng kể với mức bình quân chung chỉ là 1,25 hầu như là không bị ô nhiễm. Đối với ô nhiễm tiếng ồn được các đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn đánh giá là 2,71 vì tiếng ồn trong quá trình đúc đồng chỉ xuất hiện khi các cơ sở sử dụng máy móc cho công đoạn làm nguội như mơn, tiện, mài, đánh bóngnên mức ô nhiễm không đáng kể. Trong quá trình điều tra, đa số các đối tượng trả lời phỏng vấn đều cho rằng khói, bụi gây ra ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân ở nơi đây là do các hộ đúc đồng nằm phân tán trong khu dân cư và hoạt động độc lập với nhau: có hộ đốt lò vào sáng sớm, có hộ đốt lò vào tối muộn, có hộ đốt lò vào bất cứ thời gian nào trong ngày bất kể ý kiến của các hộ dân xung quanh. Vì vậy quá trình phát tán các chất ô nhiễm cứ liên tục tiếp diễn từ hộ đúc này đến hộ đúc khác, đôi khi kéo dài nhiều ngày làm hơi độc bay khắp nơi nhưng các hộ này không có bất kỳ biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nào kết hợp với công nghệ quá lac hậu đã gây tốn nguyên nhiên liệu và gia tăng thời gian ô nhiễm cho khu dân cư. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra đối với người dân sống trong làng nghề, tác hại của làng nghề đúc đồng là không đáng kể, có nhiều người cho rằng không ảnh hưởng gì. Do người dân đã quá quen thuộc với những chất gây ô nhiễm và do sự kém hiểu biết về tác hại và nguy cơ tiềm ẩn của hoạt động đúc đồng. Dựa vào phân tích ANOVA, phân tích mức độ ô nhiễm tại làng nghề đúc đồng theo các đối tượng trả lời phỏng vấn ta thấy: chỉ riêng khói, bụi, tiếng ồn là có sự khác biệt trong cách đánh giá (pvalue ≤ 5%). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do: chỉ những người dân và những người công nhân sống trong khu vực làng nghề, họ thường xuyên phải tiếp xúc với khói, bụi và ô nhiễm tiếng ồn họ sẽ có những cách đánh giá khác nhau về mức độ ô nhiễm ở đây, còn đối với nguồn nước, theo các kết quả quan trắc ở trên thì hoạt động sản xuất không gây ô nhiễm nhiều đối với nguồn nước và do Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 50 đa số các hộ sống trên địa bàn phường đều sử dụng nước máy cho sinh hoạt nên không có sự khác biệt trong cách đánh giá giữa các đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu các cơ sở đúc không có biện pháp xử lý nước thải trong quá trình đúc, thì lâu dài sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm khi nước thải chứa các kim loại nặng cứ tiếp tục chảy tràn và thấm sâu vào lòng đất. Đối với khói, bụi thì có sự khác biệt nhiều trong cách đánh giá mức độ ô nhiễm, đa số các công nhân và người dân được hỏi họ đều cho rằng bụi và khói rất ô nhiễm, còn các cán bộ phường họ cũng biết được rằng khói, bụi gây ô nhiễm nhưng họ chỉ đánh giá ở mức là 3,05 đến 3,45 một phần là do phường ở rất xa các cơ sở đúc đồng và họ cũng không tiếp xúc nhiều với các hộ đúc cũng như người dân sống trên địa bàn nên tình trạng ô nhiễm là không đáng kể. Kết quả cho thấy, các đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn đánh giá bụi gây ô nhiễm nhiều hơn khói và tiếng ồn do trong các quy trình đúc đồng nào cũng sản sinh ra bụi. Các đối tượng trả lời phỏng vấn về mức độ ô nhiễm cũng gần tương đồng với nhau vì họ đều là dân cư sinh sống trong làng nghề đúc đồng nên họ nắm rõ mức độ ô nhiễm của làng nghề đối với môi trường. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 51 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG THÀNH PHỐ HUẾ 3.1. Định hướng bảo vệ môi trường của các làng nghề đúc đồng tại phường Phường Đúc, Thành phố Huế Thực hiện phát triển kinh tế để đưa đời sống của nhân dân ngày càng đi lên nhưng cũng không tránh khỏi về các vấn đề tác động đến môi trường xung quanh của làng nghề đúc đồng như khí thải, nước thải, tiếng ồn. Vì vậy, UBND phường Phường Đúc và phường Thủy Xuân đặt ra nhiệm vụ chủ yếu hiện nay là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường. Quan điểm phát triển bền vững là chủ đạo, xuyên suốt trong cách giải quyết các vấn đề môi trường ở làng nghề đúc đồng. Vì vậy các cán bộ phường Phường Đúc và Thủy Xuân chuyên trách phải tích cực kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở đúc đồng trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh. Mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của làng nghề ở mức độ cao, đòi hỏi có sự can thiệp của Nhà nước về mặt thể chế, chính sách để làng nghề phát triển bền vững. Vấn đề quan trọng nhất là ý thức của cở sở sản xuất trong khi chưa có một quy chế mang tính pháp lý xử lý môi trường các làng nghề Việt Nam. Cần phải xây dựng quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân làng nghề để họ thay đổi hành vi, chung tay bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các làng nghề cũng cần tiếp cận với những giải pháp kỹ thuật công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm phòng ngừa phát sinh chất thải và biện pháp xử lý chất thải. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 52 3.2. Một số giải pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường tại các làng nghề đúc đồng 3.2.1. Các giải pháp đối với cơ quan quản lý Công cụ pháp lý là các biện pháp mang tính pháp lý như luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, hệ thống các tiêu chuẩn và các văn bản pháp quy khác do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động phát triển của các cá nhân, doanh nghiệp, các ngành, các cấp, các địa phương sao cho phù hợp với mục đích bảo vệ môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái. Các biện pháp bắt buộc hay cưỡng chế người gây ô nhiễm phải hủy bỏ hay hạn chế bớt một số hoạt động gây tổn hại cho môi trường trong một khoảng thời gian, một phạm vi không gian, một lĩnh vực hoạt động nào đó thông qua việc cấp giấy phép, xác lập các tiêu chuẩn môi trường, các quy định về thưởng, phạt, Tăng cường tính thực thi của pháp luật thông qua các hình thức thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra môi trường. Giám sát quá trình xây dựng, vận hành các hệ thống xử lý nước thải, xử lý khói bụi, tiếng ồn của các nhà máy, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm tiêu chuẩn môi trường của các doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp, nhà máy vi phạm nhiều lần các quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Vì vậy, để chất lượng môi trường của làng nghề đúc đồng được cải thiện, chúng tôi xin đề nghị một số giải pháp sau đây: - Cần đình chỉ hoạt động của các hộ đúc chì và nhôm để các chất thải độc hại không còn phát tán trong khu dân cư. - Cần xây dựng các định mức phát thải đối với làng nghề đúc đồng trong từng chỉ tiêu ô nhiễm để chỉ ra được mức sử dụng nguyên nhiên liệu hợp lí. - Cần xây dựng một định mức về nhân lực, công nghệ, doanh thu và hiệu quả sản xuất đối với các hộ đúc đồng để có cơ sở quản lí và hỗ trợ cho các hộ đúc đồng. - Cần xây dựng phương án kiểm tra chất lượng môi trường của các hộ đúc đồng một cách có hệ thống và đồng bộ. - Cần lập ra quỹ môi trường để chi phí cho việc tư vấn phổ biến các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, phát triển sản xuất nâng cao nhận thức môi trường, chi phí trồng cây xanh bảo vệ môi trường, chi phí cho việc vệ sinh làng nghề, chi phí cho kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 53 - Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn đối với các hộ đúc đồng (vay ưu đãi với lãi suất thấp, giảm thuế thu nhập) để tạo điều kiện đầu tư thiết bị công nghệ thân thiện với môi trường. 3.2.2. Các giải pháp đối với cơ sở đúc đồng - Đầu tư xây dựng, thường xuyên củng cố, bảo trì hệ thống xử lý chất thải để các chất thải trong quá trình đúc đồng được xử lý tốt trước khi thải ra môi trường bên ngoài. - Các cơ sở đúc đồng cần phải tiến hành trao đổi với người dân xem họ sẵn sàng chấp nhận bao nhiêu để các cơ sở đúc tiếp tục thải khói, bụi ra môi trường. Từ đó, tìm ra được mức sẵn lòng chấp nhận (WTA) của người dân. Đồng thời, trên địa bàn phường cũng nên thành lập quỹ BVMT để ứng phó với những sự cố môi trường có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các biện pháp nhằm đẩy mạnh vấn đề tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm đúc đồng, trước hết bao gồm: - Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của làng nghề đúc đồng Huế, cải tiến mẫu mã sản phẩm đúc theo hướng đa dạng hóa, bảo đảm tính nghệ thuật truyền thống và thương mại cao, kết hợp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để đầu tư, mở rộng tăng năng lực sản xuất các sản phẩm truyền thống có lợi thế như chuông, tượng kích thước lớn, đồ thờ cúng và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. - Nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở đúc đồng theo hướng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, quà tặng phục vụ du lịch. Phát huy vai trò của hiệp hội nghề đúc đồng nhằm làm đầu mối để tổ chức, quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề. - Hình thành tour du lịch làng nghề đúc đồng, chỉnh trang cảnh quan nhà vườn của các cơ sở sản xuất để làm điểm tham quan du lịch. Kết hợp với việc khôi phục, bảo tồn các công đoạn, kỹ thuật đúc đồng truyền thống để làm điểm trình diễn đưa vào phục vụ tour du lịch làng nghề - Thường xuyên tổ chức các cuộc thi sáng tạo mẫu để tìm kiếm những mẫu đẹp phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. - Khuyến khích tầng lớp thợ trẻ tìm tòi nghiên cứu, đổi mới các công nghệ đúc theo hướng tiết kiệm nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 54 3.2.3. Các giải pháp để xử lý khói, bụi, nước thải của làng nghề đúc đồng 3.2.3.1. Về cải tiến công nghệ đúc Hiện tại, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Kiểm định, Kiểm nghiệm (CGCN&KĐ,KN) Tỉnh hoàn tất dự án “Xây dựng mô hình thí điểm xử lý khói, bụi và khí thải độc hại của làng nghề đúc đồng truyền thống tại Phường Đúc và Thủy Xuân” nhằm BVMT và sức khỏe cư dân xung quanh. Theo đó, hệ thống này được thiết kế, chế tạo theo mẫu mã của Liên Xô (cũ) và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về nồng độ khí thải ra môi trường. Với giá khoảng 20 triệu đồng/bộ, công nghệ này giúp các cơ sở đúc đồng cải thiện ÔNMT không khí, điều kiện lao động bảo đảm hơn, hạn chế bệnh tật, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2009, HTX đúc cao cấp Thắng Lợi được Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường (Liên minh HTX Việt Nam) hỗ trợ lắp đặt hệ thống hút bụi tại lò nấu kim loại với chi phí trên 70 triệu đồng. Được Sở Công nghiệp giúp đỡ đào tạo xã viên chuyển đổi công nghệ làm khuôn, HTX giảm đốt củi trên 300m3/năm, góp phần giảm thiểu ÔNMT và cạnh tranh với thị trường, do giá thành hạ. Đầu tháng 11 năm nay, HTX vừa khai trương lò nấu kim loại cải tiến theo công nghệ mới với tổng mức đầu tư hơn 130 triệu đồng, nên năng suất tăng gấp đôi; đồng thời, hệ thống hút bụi được xử lý tốt đã hạn chế ÔNMT. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều các cơ sở trong Phường Đúc và Thủy Xuân chủ yếu vẫn hoạt động sản xuất theo phương pháp thủ công, nguyên liệu đốt lò chủ yếu sử dụng than, củi và thậm chí là cao su do vậy việc ảnh hưởng đến chất lượng môi trường là điều không tránh khỏi. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì cần thiết phải chuyển đổi công nghệ. Cụ thể: Chuyển từ lò đúc bằng than, củi sang đốt bằng gas: Hiện nay, tại làng gốm Bát Tràng Hà Nội đã áp dụng thành công việc chuyển đổi công nghệ từ đốt bằng than, củi sang đốt bằng gas. Kết quả thu được tại làng gốm Bát Tràng là rất khả quan. Từ thực tế ở làng Gốm Bát tràng cho thấy những lợi ích cụ thể của việc sử dụng lò nung bằng gas: - Sử dụng lò đốt bằng gas giúp giảm chi phí nhiên liệu so với sử dụng than và củi do thời gian đốt kéo dài và không điều chỉnh được nhiệt độ. Đồng thời sử dụng lò đốt gas giúp giảm thải khí CO2 ra môi trường. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 55 - Do có thể điều chỉnh được nhiệt độ theo yêu cầu của quá trình nung nên nâng cao được chất lượng sản phẩm. Đối với những hộ sản xuất hàng TCMN nhỏ và mang tính hàng loạt thì nên ứng dụng công nghệ đúc đồng mẫu chảy để sử dụng khuôn đúc bằng sáp thay thế cho khuôn đúc bằng cát. Việc sử dụng khuôn đúc bằng sáp giúp giảm bụi ra môi trường trong quá trình nung. Tuy nhiên, hiện nay giá gas đang rất cao nên việc chuyển công nghệ đúc từ than, củi sang gas là rất khó, vì vậy để thực hiện được giải pháp này cần phải có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức trách, UBND phường để các cơ sở đúc đồng chuyển đổi công nghệ này nhằm giảm lượng khí thải độc hại trong quá trình đúc ra môi trường. 3.2.3.2. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Bên cạnh ô nhiễm về khí thải, chất thải từ các xỉ kim loại, xỉ than... được thải trực tiếp ra môi trường đất, nước đang đe dọa đến sức khỏe của người thợ và nhân dân trong vùng. Ngoài yêu cầu các hộ sản xuất áp dụng mô hình xây dựng hố lắng lọc phế thải và hố tạm lắng nước thải trước khi xả vào hệ thống thu gom nước chung và hợp đồng với đơn vị thu gom chất thải rắn. Hiện, UBND phường Đúc đang tiến hành thực hiện đề án xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung của làng nghề đúc đồng. Quy mô đề án gồm xây dựng mới tuyến mương B300 có nắp đậy bê tông cốt thép với tổng chiều dài 1.000m và các hầm biogas xử lý nước thải chung có dung tích 30m3. Ngoài ra, tại mỗi cơ sở đúc sẽ tiến hành xây hầm biogas và mương B200 dẫn từ các cơ sở sản xuất đấu nối vào hệ thống mương chung. Trong khâu làm nguội, hoàn thiện sản phẩm của quá trình sản xuất có thải ra môi trường một lượng lớn nước thải có chứa các kim loại nặng như đã phân tích ở trên. Do vậy cần thiết phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Hệ thống xử lý nước thải được Chi cục Bảo vệ Môi trường Tỉnh đề nghị phân làm 2 cấp: Cấp 1: Xử lý ngay tại hộ sản xuất. Nước thải được thu gom và xử lý sơ bộ tại các hộ sản xuất. Nước thải qua lưới lọc rác rồi vào các bể chứa để lắng bớt các chất thải có kích thước lớn, sau đó từ các bể này nước thải được đưa vào hệ thống thu gom và xử lý chung của làng nghề. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 56 Cấp 2. Xử lý tại khu xử lý nước thải của làng nghề. Nước thải từ các hộ sản xuất được gom về khu chứa nước thải chung của làng nghề và tiến hành các biện pháp xử lý chất thải. Do nước thải của làng nghề chủ yếu có chứa các chất kim loại nặng nên có thể sử dụng hoá chất tạo kết tủa sau đó lắng, lọc rồi thải ra môi trường. Nước thải sau khi xử lý tại khu xử lý nước thải của làng nghề phải đạt QCVN 08: 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt (B1) 3.2.3.3. Xây dựng hệ thống xử lý khói, bụi Hiện nay, các hộ sản xuất sử dụng công nghệ đốt bằng củi, than và khuôn đúc bằng cát nên trong quá trình đốt lò sẽ tạo ra khói có chứa khí CO2; khí CO và bụi. Tuy nhiên sau khi đầu tư công nghệ đốt lò bằng gas thì sẽ giảm thiểu đáng kể 2 loại khí thải trên. Hơn nữa việc đầu tư công nghệ xử lý khí rất phức tạp và kinh phí đầu tư lớn. Do vậy, với trình độ kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của các hộ đúc đồng tại Phường Đúc và Thủy Xuân thì nên đầu tư hệ thống xử lý bụi là chính. Theo các cán bộ chuyên môn của Chi cục Bảo vệ Môi trường Tỉnh thì hệ thống xử lý bụi thường được áp dụng và đạt hiệu quả cao là: Buồng lắng bụi li tâm hoặc hệ thống lọc bụi tay áo. Hầu hết các cơ sở đều sản xuất với quy mô nhỏ nên sử dụng hệ thống lọc bụi tay áo đạt hiệu quả cao hơn vì hệ thống này thường có công suất nhỏ, lắp đặt và vận hành đơn giản, kinh phí đầu tư thấp. 3.2.3.4. Di chuyển các hộ đúc đồng vào một khu quy hoạch làng nghề có tiến hành lắp đặt thiết bị máy móc xử lý môi trường Đây là giải pháp làm thay đổi toàn bộ hoạt động sản xuất và sinh hoạt nghề nghiệp ở làng nghề đúc đồng ở phường Phường Đúc và phường Thủy Xuân. Các hộ đúc đồng sẽ đi lại như các hộ công nhân làm việc trong các nhà máy công nghiệp. Giải pháp này sẽ khắc phục triệt để tất cả ảnh hưởng của hoạt động đúc đồng đến môi trường xung quanh và tạo ra điều kiện phát triển không hạn chế cho tất cả các hộ đúc đồng. Giải pháp này có ưu điểm là tập trung tất cả các cơ sở đúc đồng về một chỗ, hoạt động trong các khu quy hoạch có tính chuyên nghiệp cao. Phương án này sẽ là cơ hội tốt đối với các hộ sản xuất có quy mô lớn và muốn mở rộng sản xuất. Ngược lại nhược điểm của giải pháp này là làm biến mất hoàn toàn làng nghề đúc đồng đã tồn tại hàng trăm năm nay và làm gián đoạn thời gian sản xuất của các hộ đúc đồng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 57 Trong quá trình điều tra và đi thực tế tại 16 cơ sở đúc đồng tôi thấy rằng phần lớn các hộ đúc đồng rất ngại thay đổi và lãng tránh vấn đề di chuyển [Phụ lục 6]. Chỉ có 3 hộ trong 16 hộ điều tra là đồng ý di chuyển vào khu quy hoạch làng nghề vì họ cho rằng họ sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất và thuận lợi hơn trong việc phát triển nghề nghiệp, họ không quan tâm rằng việc cơ sở sản xuất phải di chuyển vào khu quy hoạch làng nghề là do các vấn đề về ô nhiễm môi trường làng nghề đúc đồng gây ra. Còn 13 hộ còn lại họ có phản ứng rất gay gắt khi được hỏi về vấn đề này, một số cho rằng: “không muốn di chuyển, làm ở nhà khỏe hơn” hay “cơ sở đang làm ăn tốt, không muốn đi.”. Theo nhiều người, kể cả cán bộ quản lí ở Phường Đúc, tên của phường Phường Đúc sẽ không còn ý nghĩa nếu như di chuyển toàn bộ cơ sở đúc đồng đi nơi khác. Khó khăn của giải pháp này là thuyết phục các cơ sở đúc di chuyển vào trong các khu quy hoạch. Giải pháp này thể hiện tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước, tạo bước đột phá mạnh trong nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm đúc đồng. Theo ông Đồng Sỹ Toàn, Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân cho biết, địa phương đưa ra hai phương án, một là đầu tư hệ thống xử lý chất thải; hai là quy hoạch điểm tập trung để di dời các cơ sở ra xa khu dân cư. Tuy nhiên, phương án hai xem ra không khả thi. Đối với phương án 1, thành phố có hướng đầu tư hệ thống lò gas. Nhưng qua khảo sát, phần đông các hộ sản xuất không mặn mà với lý do sản xuất cầm chừng, không thường xuyên và khó khăn về vốn. Trước thực tế đó, phường đang thăm dò, tìm kiếm phương pháp mới phù hợp để giúp các hộ đúc nhỏ lẻ áp dụng xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Hiện nay, với góc độ của phường không thể ngăn cấm các cơ sở hoạt động vì ảnh hưởng đến sinh kế của hàng trăm lao động, nên chính quyền đang tiếp tục tuyên truyền, vận động các chủ cơ sở thực hiện cam kết xử lý chất thải đảm bảo môi trường. Tuy nhiên, để sớm chung tay đưa làng nghề đúc đồng của Phường Đúc và Thủy Xuân ra khỏi danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64, chính quyền cũng như các cơ sở sản xuất đang kêu gọi các đơn vị, tổ chức phối hợp, hỗ trợ tập trung cải tiến công nghệ sản xuất để vừa bảo tồn và phát triển làng nghề đúc nhưng vẫn đạt chuẩn về môi trường. Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về các vấn đề ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng đối với môi trường sống của người dân, tôi rút ra một số kết luận sau: Sự phát triển của làng nghề đúc đồng đem lại sự ổn định cho đời sống của người dân địa phương. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở đúc đồng lại nằm xen lẫn trong các khu dân cư nên các chất thải trong quá trình sản xuất như khói, bụi và các khí thải độc hại đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân trong khu vực, là một trong những điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế mà Nhà nước buộc phải xử lý hoặc di dời đi nơi khác. Phế thải làng nghề có ảnh hưởng đến sự tích luỹ đồng, chì, kẽm trong đất, nước và không khí. Các mẫu đất, mẫu nước bị ô nhiễm kim loại nặng đều nằm trên địa bàn làng nghề đúc đồng Phường Đúc và Thủy Xuân. Hiện tại nồng độ thấp chưa gây ra ảnh hưởng xấu đến nguồn nước nhưng nếu để tích tụ lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh và sức khoẻ người dân. Với định hướng phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế, việc khôi phục phát triển và bảo vệ môi trường tại làng nghề đúc đồng càng trở nên cần thiết và có giá trị nhiều mặt. Do đó cần phải tiến hành xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường tại làng nghề đúc đồng Phường Đúc, Thủy Xuân sao cho vừa đảm bảo môi trường trong sạch vừa đảm bảo phát triển du lịch làng nghề đúc đồng ở thành phố Huế. Với đề tài: “Ảnh hưởng của làng nghề đúc đồng đến môi trường sống của người dân ở thành phố Huế” tôi hy vọng sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho chính quyền địa phương, các cơ quan bảo vệ môi trường kết hợp để tìm ra những giải pháp thích hợp để xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm của làng nghề đúc đồng nói riêng cũng như các nhà máy, các KCN, khu chế xuất nói chung đạt hiệu quả tốt hơn. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 59 2. Kiến nghị Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà sản xuất làng nghề mang lại, môi trường làng nghề đúc đồng ở thành phố Huế cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Để góp phần ngăn chặn kịp thời và khắc phục ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc đồng, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền - Các cấp quản lý Trung ương cần tập trung hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề. - Chính quyền địa phương cần chú trọng nghiên cứu, thực hiện quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT, tăng cường các hoạt động BVMT và xử lý chất thải của hoạt động sản xuất làng nghề; xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Chính quyền cấp trên cần có cơ chế hỗ trợ và khuyến khích các hộ tham gia vào cụm công nghiệp – làng nghề để có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tốt hơn. - Không ngừng tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường làng nghề. Tuyên truyền vận động, giáo dục người dân luôn sử dụng bảo hộ lao động và các tiêu chuẩn kỹ thuật. 2.2. Đối với các cơ sở đúc đồng - Các hộ sản xuất, doanh nghiệp có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về BVMT đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và cần sớm loại bỏ các công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. - Ứng dụng giải pháp sản xuất sạch hơn, việc quản lý nội vi tốt (bố trí hợp lý mặt bằng sản xuất, trang bị bảo hộ lao động cho người sản xuất) và biện pháp công nghệ (thay đổi nguyên liệu, thiết bị, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, tái sử dụng phế thải) sẽ giúp giảm thiểu đáng kể lượng chất thải phát triển cũng như tận dụng triệt để nguyên vật liệu giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Việc thực hiện các giải pháp quản lý môi trường và áp dụng sản xuất sạch hơn không chỉ có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm mà còn mang lại hiệu quả kinh tế do tăng hiệu suất sản xuất, tiết kiệm chi phí nguyên liệu và năng lượng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thanh Yến Thanh - K42 Kinh tế TNMT 60 2.3. Đối với người dân - Người dân sống trong khu vực làng nghề đúc đồng cần nắm vững luật bảo vệ môi trường cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường. - Nâng cao nhận thức của bản thân về bảo vệ môi trường thông qua các đợt tuyên truyền của phường để từ đó có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường của địa phương. - Theo dõi những ảnh hưởng bất lợi về môi trường của các cơ sở đúc đồng đến môi trường sống của mình để cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho các cơ quan bảo vệ môi trường để họ có những biện pháp xử lý kịp thời. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo hiện trạng Môi trường Việt Nam 2008 – Môi trường làng nghề. 2. Lê Văn Kha, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2010), Chiến lược và chính sách môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Hoàng Thị Bình Minh (2009), Nghiên cứu quy hoạch môi trường làng nghề đúc đồng ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Nguyễn Mộng (2010), Bài giảng Môi trường và phát triển, Trường Đại học Khoa học Huế. 5. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Dư địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHỤ LỤC Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHỤ LỤC 1: TCVN 5937-2005 CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH Đơn vị: µg/m3 TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm (Trung bình số học) 1 SO2 350 - 125 50 2 CO 30000 10000 - - 3 NO2 200 - - 40 4 O3 180 120 80 - 5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140 6 Bụi ≤ 10 µm (PM 10) - - 150 50 7 Pb - - 1,5 0,5 Chú thích: PM10: Bụi lơ lửng có kích thước khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm Dấu gạch ngang (-): Không quy định. (Nguồn: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHỤ LỤC 2: QCVN 09:2008/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 pH - 5,5 – 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 1500 4 COD (KMnO4) mg/l 4 5 Amôni (tính theo N) mg/l 0,1 6 Clorua (Cl-) mg/l 250 7 Florua (F-) mg/l 1,0 8 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 1,0 9 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 15 10 Sulfat (SO42-) mg/l 400 11 Xianua (CN-) mg/l 0,01 12 Phenol mg/l 0,001 13 Asen (As) mg/l 0,05 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 15 Chì (Pb) mg/l 0,01 16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,05 17 Đồng (Cu) mg/l 1,0 18 Kẽm (Zn) mg/l 3,0 19 Mangan (Mn) mg/l 0,5 20 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 21 Sắt (Fe) mg/l 5 22 Selen (Se) mg/l 0,01 23 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 24 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 25 E – Coli MPN/100ml Không phát hiện thấy 26 Coliform MPN/100ml 3 (Nguồn: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHỤ LỤC 3: QCVN 24:2009/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TT Thông số Đơn vị Giá trị C A B 1 Nhiệt độ 0C 40 40 2 pH - 6-9 5,5-9 3 Mùi - Không khó chịu Không khó chịu 4 Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7) - 20 70 5 BOD5 (200C) mg/l 30 50 6 COD mg/l 50 100 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 8 Asen mg/l 0,05 0,1 9 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01 10 Chì mg/l 0,1 0,5 11 Cadimi mg/l 0,005 0,01 12 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1 13 Crom (III) mg/l 0,2 1 14 Đồng mg/l 2 2 15 Kẽm mg/l 3 3 16 Niken mg/l 0,2 0,5 17 Mangan mg/l 0,5 1 18 Sắt mg/l 1 5 19 Thiếc mg/l 0,2 1 20 Xianua mg/l 0,07 0,1 21 Phenol mg/l 0,1 0,5 22 Dầu mỡ khoáng mg/l 5 5 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 23 Dầu động thực vật mg/l 10 20 24 Clo dư mg/l 1 2 25 PCB mg/l 0,003 0,01 26 Hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ mg/l 0,3 1 27 Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ mg/l 0,1 0,1 28 Sunfua mg/l 0,2 0,5 29 Florua mg/l 5 10 30 Clorua mg/l 500 600 31 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 5 10 32 Tổng Nitơ mg/l 15 30 33 Tổng Phôtpho mg/l 4 6 34 Coliform MPN/100ml 3000 5000 35 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 36 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 (Nguồn: Trong đó: - Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. - Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; - Thông số clorua không áp dụng đối với nguồn tiếp nhận là nước mặn và nước lợ. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế PHỤ LỤC 4: TCVN 5949-1999 ÂM HỌC – TIẾNG ỒN KHU VỰC CÔNG CỘNG VÀ DÂN CƯ MỨC ỒN TỐI ĐA CHO PHÉP Đơn vị : dB(A) TT Khu vực Thời gian Từ 6h đến 18h Từ 18h đến 22h Từ 22h đến 6h 1 Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, chùa chiền. 50 45 40 2 Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. 60 55 50 3 Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất. 75 70 50 (Nguồn: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHỤ LỤC 5: TCVN 5508-1991 KHÔNG KHÍ VÙNG LÀM VIỆC VI KHÍ HẬU Thời gian (mùa) Loại lao động Nhiệt độ không khí (0C) Độ ẩm không khí (%) Tốc độ di chuyển KK (m/s) Cường độ bức xạ nhiệt (w/m2)Tối đa Tối thiểu Mùa lạnh Nhẹ 20 Dưới hoặc bằng 80 0,2 35- khi tiếp xúc trên 50% diện tích cơ thể con người Trung bình 18 0,4 Nặng 16 0,5 70- khi tiếp xúc trên 25% diện tích cơ thể con người Mùa nóng Nhẹ 34 Dưới hoặc bằng 80 1,5 Trung bình 32 100- khi tiếp xúc trên 25% diện tích cơ thể con người Nặng 30 (Nguồn: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHỤ LỤC 6: Ý KIẾN CỦA CÁC HỘ ĐÚC ĐỒNG VỀ VIỆC DI CHUYỂN VÀO CÁC KHU QUY HOẠCH LÀNG NGHỀ STT Cơ sở đúc Địa điểm Ý kiến về việc di chuyển vào khu quy hoạch làng nghề Có Không Lý do 1 Nguyễn Văn Sính 234 Bùi Thị Xuân X Thuận lợi phát triển nghề 2 HTX đúc Thắng Lợi 240 Bùi Thị Xuân X Có điều kiện mở rộng sản xuất 3 Nguyễn Văn Đệ 334/20 Bùi Thị Xuân X Không muốn di chuyển 4 Nguyễn Văn Tuệ 171/6 Bùi Thị Xuân X Làm ở nhà khỏe hơn 5 Nguyễn Văn Thuận 158/1 Bùi Thị Xuân X Cơ sở đang làm ăn tốt, khôngmuốn đi 6 Tống Viết Thanh 135/15 Bùi Thị Xuân X Vì đầu ra của sản phẩm quá yếu 7 Nguyễn Văn Khôi 369 Bùi Thị Xuân X Cơ sở đã có điều kiện thuận lợi, gần du lịch 8 Nguyễn Văn Niệm 212 Bùi Thị Xuân X Không muốn di chuyển 9 Nguyễn Tương 144/7 Bùi Thị Xuân X Cơ sở sẽ chấp hành nếu có quy hoạch 10 Nguyễn Văn Minh Tổ 1 - Thôn Thượng 4 X Cơ sở đang ổn định, không cần thiết đi 11 Nguyễn Văn Trai Tổ 3 - Thôn Thượng 4 X Không muốn đi xa, làm ở nhà tốt hơn 12 HTX đúc ThủyXuân Tổ 1 - Thôn Thượng 2 X Vốn của HTX hơi ít 13 Bùi Công Tôn Tổ 3 - Thôn Thượng 5 X Nhà nhỏ, cần mặt bằng để sản xuất 14 Trần Văn Nhơn Tổ 2 - Thôn Thượng 4 X Là điều tốt, nên chấp hành 15 Nguyễn Trường Sơn 4 Huyền Trân Công Chúa X Cơ sở không thiếu mặt bằng 16 Nguyễn Ngọc Tân Tổ 1 - Thôn Thượng 10 X Làm ở nhà khỏe hơn (Nguồn: Số liệu điều tra 2012)Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Bảng 2.1 Descriptives N Mean Std.Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound khoi can bo phuong 20 3.05 1.099 .246 2.54 3.56 1 5 nguoi dan 52 3.67 1.133 .157 3.36 3.99 1 5 cong nhan 36 3.83 1.000 .167 3.49 4.17 1 5 Total 108 3.61 1.109 .107 3.40 3.82 1 5 bui can bo phuong 20 3.45 1.276 .285 2.85 4.05 1 5 nguoi dan 52 4.19 1.011 .140 3.91 4.47 1 5 cong nhan 36 4.06 1.068 .178 3.69 4.42 2 5 Total 108 4.01 1.106 .106 3.80 4.22 1 5 nguonnuoc can bo phuong 20 1.30 .470 .105 1.08 1.52 1 2 nguoi dan 52 1.27 .448 .062 1.14 1.39 1 2 cong nhan 36 1.19 .401 .067 1.06 1.33 1 2 Total 108 1.25 .435 .042 1.17 1.33 1 2 tiengon can bo phuong 20 2.20 1.005 .225 1.73 2.67 1 4 nguoi dan 52 2.67 .879 .122 2.43 2.92 1 4 cong nhan 36 3.06 .826 .138 2.78 3.34 1 4 Total 108 2.71 .928 .089 2.54 2.89 1 4 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Bảng 2.2 Test of Homogeneity of Variances Levene Statistic df1 df2 Sig. khoi 1.415 2 105 .248 bui .636 2 105 .532 nguonnuoc 2.057 2 105 .133 tiengon .603 2 105 .549 Bảng 2.3 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. khoi Between Groups 8.274 2 4.137 3.521 .033 Within Groups 123.392 105 1.175 Total 131.667 107 bui Between Groups 8.075 2 4.037 3.449 .035 Within Groups 122.916 105 1.171 Total 130.991 107 nguonnuoc Between Groups .180 2 .090 .472 .625 Within Groups 20.070 105 .191 Total 20.250 107 tiengon Between Groups 9.571 2 4.785 6.088 .003 Within Groups 82.531 105 .786 Total 92.102 107 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÚC ĐỒNG Đất sét để làm khuôn Khuôn đúc Củi để sấy khuôn Sản phẩm vừa được nung xong Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Dầu thải để đốt lò Gạch ngói để đốt lò Làm nguội sản phẩm Cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Sính Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Hệ thống xử lý khói bụi bằng nắp chụp của HTX đúc Thắng Lợi Lò nấu kim loại theo phương thức mới tại HTX cao cấp đúc Thắng Lợi Phế thải tại HTX đúc Thắng Lợi Lò nấu đồng tại CS đúc Nguyễn Văn Đệ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế CÁC SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG HUẾ Cửu vị thần công Cửu Đỉnh Các khu trưng bày sản phẩm của làng nghề đúc đồng Huế Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Sản phẩm của HTX đúc cao cấp Thắng Lợi Chuông chùa Thiên Mụ Nghi môn bằng đồng ở Đại Nội Huế Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁN BỘ PHƯỜNG Mã số phiếu: ................................... Người phỏng vấn: Nguyễn Thanh Yến Thanh Ngày phỏng vấn: ././2012 Tôi xin cam đoan là những câu hỏi dưới đây chỉ phục vụ cho mục đích làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Mọi thông tin đều được giữ bí mật! I/ Thông tin chung: 1. Họ & tên: ............................................... ............................. Giới tính: ................... 2. Bộ phận công tác: ................................... ............................. ................................... 3. Trình độ học vấn: Chưa đi học  Cấp I  Cấp II  Cấp III  Trung cấp, CĐ  Đại học  4. Số trường học hiện có trên địa bàn phường: Mẫu giáo:......... Tiểu học:........ THCS:....... THPT:........ 5. Trên địa bàn có: Trạm y tế:........ Bệnh viện:......... 6. Số chương trình, dự án đã tiến hành ở phường (bao gồm)? . ................................... .................. .......................................................... ............................. ................................... 7. Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phường không? A. Có B. Không Theo hướng nào? ........................................ ............................. ................................... .................. .......................................................... ............................. ...................................Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 8. Các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường đã tiến hành trên địa bàn? .......... .......................................................... ............................. ................................... .................. .......................................................... ............................. ................................... II/ Đánh giá của các cán bộ phường về tình hình ô nhiễm ở làng nghề đúc đồng: 9. Số lượng các cơ sở đúc đồng trên địa bàn: .......................... Hộ gia đình:. HTX: . Doanh nghiệp:. Khác: . 10. Theo ông/ bà, mức độ ô nhiễm của khói, bụi, tiếng ồn, đến đời sống của người dân ở đây như thế nào? ( Xếp loại mức độ ô nhiễm như sau: Số 1 là không ô nhiễm; Số 2 là bình thường; Số 3 là ô nhiễm; Số 4 là rất ô nhiễm; Số 5 là ô nhiễm nghiêm trọng; Nếu yếu tố nào không có mức độ ô nhiễm thì không đánh số). Loại ô nhiễm Mức độ ô nhiễm 1. Khói 2. Bụi 3. Nguồn nước 4. Tiếng ồn 11. Theo ông/ bà thời gian xuất hiện các loại ô nhiễm này lúc nào? ( Xếp loại thời gian xuất hiện các loại ô nhiễm như sau: Số 1 là sáng sớm; Số 2 là buổi trưa; Số 3 là buổi chiều; Số 4 là tối muộn) Loại ô nhiễm Thời gian xuất hiện 1. Khói 2. Bụi 3. Tiếng ồnTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 12. Xin ông/ bà cho biết trên địa bàn phường có xảy ra xung đột giữa các hộ đúc đồng và những người dân xung quanh không? A. Có B. Không Nguyên nhân: ............................................. ............................. ................................... Giải pháp để khắc phục:.............................. ............................. ................................... 13. Số lượng các làng nghề khác hoạt động trên địa bàn phường? ............................. 14. Có công trình xử lý chất thải trong các làng nghề và hộ đúc đồng không? A. Có B. Không Vì sao: ......................................................... ............................. ................................... .................. .......................................................... ............................. ................................... 15. Phường có đồng ý với chủ trương di dời các hộ đúc đồng đi nơi khác không? A. Có B. Không Vì sao: ........................................................ ............................. ................................... .................. .......................................................... ............................. ................................... Xin chân thành cảm ơn! Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÔNG NHÂN ĐÚC ĐỒNG Mã số phiếu: ................................... Người phỏng vấn: Nguyễn Thanh Yến Thanh Ngày phỏng vấn: ././2012 Tôi xin cam đoan những câu hỏi dưới đây chỉ phục vụ cho mục đích làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Mọi thông tin đều được giữ bí mật! I/ Thông tin chung: 1.Người được phỏng vấn: ............................................................................................ 2. Cơ sở đúc: .........................................................Tuổi: ............................................. 3. Giới tính:  Nam  Nữ 4. Trình độ học vấn: Chưa đi học  Cấp I  Cấp II  Cấp III  Trung cấp, CĐ  Đại học  5. Thâm niên nghề nghiệp: ................................... 6. Thời gian lao động:........tiếng/ ngày 7. Thu nhập trung bình hàng tháng: ....................... II/ Đánh giá sự ô nhiễm môi trường do làng nghề đúc đồng mang lại: 8. Anh/ chị có biết về tác hại và ô nhiễm môi trường do đúc đồng gây ra không? A. Có B. Không 9. Theo anh/ chị, mức độ ô nhiễm của khói, bụi, tiếng ồn, đến đời sống của người dân ở đây như thế nào? ( Xếp loại mức độ ô nhiễm như sau: Số 1 là không ô nhiễm; Số 2 là bình thường; Số 3 là ô nhiễm; Số 4 là rất ô nhiễm; Số 5 là ô nhiễm nghiêm trọng; Nếu yếu tố nào không có mức độ ô nhiễm thì không đánh số). Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Loại ô nhiễm Mức độ ô nhiễm 1. Khói 2. Bụi 3. Nguồn nước 4. Tiếng ồn 10. Theo anh/ chị thời gian xuất hiện các loại ô nhiễm này lúc nào? ( Xếp loại thời gian xuất hiện các loại ô nhiễm như sau: Số 1 là sáng sớm; Số 2 là buổi trưa; Số 3 là buổi chiều; Số 4 là tối muộn) Loại ô nhiễm Thời gian xuất hiện 1. Khói 2. Bụi 3. Tiếng ồn 11. Tình trạng trang bị các biện pháp vệ sinh và bảo hộ lao động cho công nhân tại các cơ sở đúc. (Đánh dấu X vào ô mà anh/ chị chọn) Chỉ tiêu Có Không - Khẩu trang - Kính râm - Quần áo - Găng tay 12. Anh/ chị có tiến hành khám sức khỏe hàng năm không? A. Có B. Không Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 13. Anh/ chị cho biết tình hình sức khỏe của anh/ chị sau một mẻ đúc? Bộ phận Dấu hiệu Không ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng nghiêm trọng Tai A. Bình thường B. Khó nghe C. Lùng bùng Mắt A. Bình thường B. Mắt cay C. Đỏ rát Mũi A. Bình thường B. Hắc hơi C. Chảy mũi Họng A. Bình thường B. Rát họng C. Có đàm Ngủ A. Bình thường B. Ngủ ít C. Mất ngủ Tim A. Bình thường B. Đau ở tim C. Hồi hộp Phổi A. Bình thường B. Mệt ngực C. Khó thở Tiêu hóa A. Bình thường B. Ăn ít C. Chán ăn 14. Anh/ chị có nêu ý kiến với các hộ đúc đồng về những khó chịu do quá trình đúc đồng gây ra không? A. Có B. Không Các giải pháp được tiến hành để dàn xếp? ................................................................... ...................................... ........................................................................................................ 15. Anh/ chị cho biết có xảy ra xung đột giữa các hộ đúc đồng và các hộ xung quanh không? A. Có B. Không Nguyên nhân? ...... ........................................................................................................ ...................................... ........................................................................................................ 16. Anh/ chị có đồng ý di dời cơ sở sản xuất vào trong các khu quy hoạch cụm công nghiệp và làng nghề không? A. Có B. Không Tại sao? ................ ........................................................................................................ ...................................... ........................................................................................................ Xin chân thành cảm ơn! Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁC HỘ LÀM NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Mã số phiếu: ................................... Người phỏng vấn: Nguyễn Thanh Yến Thanh Ngày phỏng vấn: ././2012 Tôi xin cam đoan những câu hỏi dưới đây chỉ phục vụ cho mục đích làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Mọi thông tin đều được giữ bí mật! I/ Thông tin chung: 1.Cơ sở đúc: ........ ........................................................................................................ 2. Địa chỉ:.......................................................................... 3. Thâm niên nghề nghiệp: ................................... 4. Hình thức kinh doanh: Hộ gia đình , HTX , Doanh nghiệp , Khác  5. Tổng số lao động: ............ Lao động gia đình:............ Lao động thuê:.......... 6. Mức lương bình quân của một lao động thuê: .......................... 7. Số lần đốt lò hàng tháng của gia đình: ...................................... II/ Tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở đúc đồng: 8. Thu nhập trung bình hàng năm của cơ sở đúc trong những năm gần đây? Năm 2008 2009 2010 2011 Doanh thu 9. Các công đoạn sử dụng nhiên liệu của gia đình: Tên nhiên liệu Công đoạn sử dụng Đồng, gang, sắt thép Than đá Than củi Dầu thải Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Củi Cao su Đất sét Chì 10. Liệt kê những chất thải của quá trình đúc đồng: Tên chất thải Nơi đổ 11. Khâu nào trong quy trình đúc đồng gây nên nhiều khó chịu nhất? Gia đình có tiến hành biện pháp giảm nhẹ không? Tại sao? .................................................................... .......................................................................... .................................................................... .......................................................................... .................................................................... 12. Gia đình sử dụng nước trong quá trình đúc đồng từ nguồn nào? A. Nước máy B. Nước sông C. Cả hai 13. Các công trình xử lý chất thải trong gia đình? A. Có B. Không Nếu có, xin ông/bà trả lời câu hỏi sau đây: Các thiết bị vệ sinh trong cơ sở đúc của ông/bà (Đánh dấu X vào ô mà ông/bà chọn) Chỉ tiêu Có Không - Hệ thống hút, lọc bụi - Ống khói hút bụi, khói - Hệ thống quạt - Vòi tắm tại chỗ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 14. Có sự phản đối của các hộ xung quanh về ô nhiễm môi trường do đúc đồng không? A. Có B. Không Gia đình đã giải quyết vấn đề đó như thế nào?............................................................. ..................... ......................................................................................................................... 15. Những hỗ trơ của nhà nước và phường trong bảo tồn và duy trì nghề truyền thống: ........... ......................................................................................................................... ..................... ......................................................................................................................... 16. Gia đình có đồng ý di dời cơ sở sản xuất vào trong các khu quy hoạch cụm công nghiệp và làng nghề không? A. Có B. Không Tại sao? ......................................................................................................................... ..................... ......................................................................................................................... 17. Những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển nghề đúc đồng? .................................................................... ....................................................................... .................................................................... ....................................................................... Xin chân thành cảm ơn! Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO NGƯỜI DÂN SỐNG TRONG LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Mã số phiếu: ................................... Người phỏng vấn: Nguyễn Thanh Yến Thanh Ngày phỏng vấn: ././2012 Tôi xin cam đoan những câu hỏi dưới đây chỉ phục vụ cho mục đích làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Mọi thông tin đều được giữ bí mật! I/ Thông tin chung: 1.Người được phỏng vấn: ............................................................................................ 2. Nghề nghiệp: ..................................................... ....... Tuổi: ................................... 3. Giới tính:  Nam  Nữ 4. Địa chỉ:...................................................................................................................... 5. Trình độ học vấn: Chưa đi học  Cấp I  Cấp II  Cấp III  Trung cấp, CĐ  Đại học  6. Khoảng cách từ nhà ông/ bà đến cơ sở đúc đồng là:..m II/ Đánh giá sự ô nhiễm môi trường do làng nghề đúc đồng mang lại: 7. Ông/ bà có biết về tác hại và ô nhiễm môi trường do đúc đồng gây ra không? A. Có B. Không 8. Theo ông/ bà, mức độ ô nhiễm của khói, bụi, tiếng ồn, đến đời sống của người dân ở đây như thế nào? ( Xếp loại mức độ ô nhiễm như sau: Số 1 là không ô nhiễm; Số 2 là bình thường; Số 3 là ô nhiễm; Số 4 là rất ô nhiễm; Số 5 là ô nhiễm nghiêm trọng; Nếu yếu tố nào không có mức độ ô nhiễm thì không đánh số). Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Loại ô nhiễm Mức độ ô nhiễm 1. Khói 2. Bụi 3. Nguồn nước 4. Tiếng ồn 9. Theo ông/ bà thời gian xuất hiện các loại ô nhiễm này lúc nào? ( Xếp loại thời gian xuất hiện các loại ô nhiễm như sau: Số 1 là sáng sớm; Số 2 là buổi trưa; Số 3 là buổi chiều; Số 4 là tối muộn) Loại ô nhiễm Thời gian xuất hiện 1. Khói 2. Bụi 3. Tiếng ồn 10. Gia đình ông/ bà sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn nào? A. Nước máy B. Nước sông C. Cả hai 11. Gia đình ông/ bà thường mắc những bệnh gì do ô nhiễm làng nghề đúc đồng? A. Đường hô hấp B. Da liễu C. Cả hai bệnh trên D. Bệnh khác 12. Ông/ bà có nêu ý kiến với các hộ đúc đồng về những khó chịu do quá trình đúc đồng gây ra không? A. Có B. Không Các giải pháp tiến hành để dàn xếp: ............................................................................. .................................................... .......................................................................................... 13. Theo ý kiến của ông/ bà thì có xảy ra xung đột giữa các hộ đúc đồng và những người dân xung quanh không? A. Có B. Không Nguyên nhân: ............................................................................................................... ..................... ......................................................................................................................... Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 14. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm trên, ông/ bà có ý kiến gì? ....................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 15. Xin ông/ bà cho biết phường đã có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm đó? ....................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn! Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_lang_nghe_duc_dong_den_moi_truong_song_cua_nguoi_dan_o_thanh_pho_hue_4687.pdf