Khóa luận Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình trong đời sống sinh viên nữ trường đại học văn hóa Hà Nội

6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Khóa luận là công trình nghiên cứu có hệ thống về tiểu thuyết ngôn tình và những ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình tới đời sống sinh viên nữ Đại học Văn hóa Hà Nội. Từ đó, tìm ra nguyên nhân, định hướng lại văn hóa đọc, tìm ra giải pháp giảm thiểu các tác động xấu từ tiểu thuyết ngôn tình. 7. BỐ CỤC BÀI NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận chia làm 3 chương: Chương 1: Tiểu thuyết ngôn tình và sự phổ biến của tiểu thuyết ngôn tình tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội Chương 2:Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình tới sinh viên nữ trường Đại học Văn hóa Hà Nội Chương 3: Phát huy giá trị của tiểu thuyết ngôn tình trong đời sống sinh viên nữ trường Đại học Văn hóa Hà Nội

pdf12 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình trong đời sống sinh viên nữ trường đại học văn hóa Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TRONG ĐỜI SỐNG SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn: Th.s:Lê Thị Khánh Ly Sinh viên thực hiện: Dương Thanh Hằng Khóa học: 2011- 2015 HÀ NỘI - 2015 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người đã dõi theo và sát cánh bên tôi, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới ThS. Lê Thị Khánh Ly, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong khoa Văn Hóa Học, các bạn sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát, cung cấp số liệu cho bài nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn theo sát, ủng hộ cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Mặc dù đã thực sự cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do thời gian và kiến thức có hạn nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2015 Sinh viên Dương Thanh Hằng 3 DANH MỤC BẢNG, BIỂU 1. Hệ thống bảng STT Bảng 1 Bảng 1.1: Cơ cấu sách được xuất bản của Công ty Cổ phần Bách Việt từ năm 2009-2011 2 Bảng 2.1: Mức độ yêu thích các thể loại ngôn tình của sinh viên nữ Đại học Văn hóa Hà Nội 2. Hệ thống biểu đồ STT Biểu đồ 1 Biểu đồ 1.1: Mức độ yêu thích tiểu thuyết ngôn tình của sinh viên nữ Đại học Văn hóa Hà Nội 2 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu mức độ quan tâm tới nội dung, ý nghĩa của tiểu thuyết ngôn tình 3 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mức độ ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình tới sinh viên nữ Đại học Văn hóa Hà Nội 4 Biểu đồ 2.2: Thời gian đọc tiểu thuyết ngôn tình của sinh viên nữ Đại học Văn hóa Hà Nội 5 Biểu đồ 2.3: Nguyên nhân đọc tiểu thuyết ngôn tình 4 MỤC LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ........................................................................ 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 6 Chương 1 ............................................................................................................................ 11 TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH VÀ SỰ PHỔ BIẾN CỦA TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI .................................................. 11 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH ........................... 11 1.1.1. Các định nghĩa ............................................................................... 11 1.1.2. Đặc trưng của tiểu thuyết ngôn tình .............................................. 12 1.1.3. Phân loại tiểu thuyết ngôn tình ..................................................... 16 1.1.4. Sự phát triển của tiểu thuyết ngôn tình tại Việt Nam ................... 17 1.2. SỰ PHỔ BIẾN CỦA TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ............................................. 20 1.2.1. Đặc điểm sinh viên nữ trường Đại học Văn hóa Hà Nội .............. 20 1.2.2. Thực trạng đọc tiểu thuyết ngôn tình của sinh viên nữ tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội ......................................................................... 22 Chương 2 ............................................................................................................................ 28 ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TỚI ............................................. 28 SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ......................................... 28 2.1 MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CHÍNH CỦA TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TRONG ĐỜI SỐNG SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI .................................................................................. 28 2.1.2. Ảnh hưởng về kinh tế .................................................................... 33 2.1.3 Ảnh hưởng về ngôn từ và quan hệ giao tiếp .................................. 36 2.1.4 Ảnh hưởng về quan niệm tình yêu ................................................. 40 2.1.5 Ảnh hưởng về quan niệm tình dục ................................................. 43 5 2.2 LÝ GIẢI TRÀO LƯU ĐỌC TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH CỦA SINH VIÊN ................................................................................................. 46 2.2.1. Mục đích giải trí ............................................................................ 46 2.2.2. Trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn tình ................................................ 49 2.2.3. Nâng cao tri thức ........................................................................... 50 Chương 3 ............................................................................................................................ 52 PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH ......................................... 52 TRONG ĐỜI SỐNG SINH VIÊN NỮ ............................................................................. 52 3.1. ĐÁNH GIÁ ......................................................................................... 52 3.1.1. Tác động tích cực .......................................................................... 52 3.1.2. Tác động tiêu cực ......................................................................... 54 3.2. GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN58 3.2.1. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình ............... 58 3.2.2. Giải pháp định hướng văn hóa đọc cho sinh viên ......................... 59 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 65 PHỤ LỤC ................................................................................ Error! Bookmark not defined. 6 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sách là một kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Về hình thức, sách chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng giá trị tinh thần thì vô cùng to lớn. Đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức và đặc biệt đọc sách giúp ta cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn. Giống như Môngtexkiơ đã nói: “Thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút kì thú”[23, tr.7] Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt, cần phải có những quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi, và việc cần chú trọng nhiều nhất đó chính là cách chọn sách. Hiện nay sách tràn ngập khắp mọi nơi. Nhưng để tìm được một quyển sách hay, phù hợp với hoàn cảnh lứa tuổi thì không phải là dễ. Vì vậy “khi gặp được một quyển sách hay,nên mua liền dù đọc được hay không đọc được,vì sớm muộn gì cũng cần tới nó”[23,tr.6] Văn hóa đọc, với tư cách văn hóa hành vi của mỗi cá nhân con người, biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc và lĩnh hội sách cũng như cách thức ứng xử với sách báo, là sự thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm tâm lý và nhân cách của mỗi cá nhân, được hình thành từ lứa tuổi ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời con người.Văn hóa đọc hiện nay của sinh viên có sự chuyển biến lớn. Thay vì đọc các sách nghiên cứu, học thuật thì có một bộ phận lớn sinh viên đọc tiểu thuyết, sách truyện khác. Bên cạnh những nhu cầu đọc lành mạnh đã và đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển những nhu cầu đọc phiến diện, lệch lạc, tạo nên trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn tình trong sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ - những người vốn nhạy cảm, tâm hồn bay bổng. Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, là nơi tiếp nhận sớm nhất các xu hướng khác nhau trong quá trình giao lưu, hội nhập văn 7 hóa, đồng thời cũng là một thị trường sách sôi động, có nhiều biến đổi phức tạp dưới tác động của các nhân tố như kinh tế, văn hóa, xã hội, thị trường và lợi nhuận. Khảo sát ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình tới sinh viên nhằm tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng để từ đó định hướng lại văn hóa đọc, tìm ra giải pháp giảm thiểu các tác động xấu từ tiểu thuyết ngôn tình là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Trong môi trường văn hóa đó, Đại học Văn hóa Hà Nội là trường đào tạo chuyên ngành văn hóa xã hội, kết hợp lý thuyết và thực hành về văn hóa – nghệ thuật. Do đó, sinh viên nữ luôn chiếm đại đa số trong trường. Tính chất nghệ thuật khiến sinh viên nữ trong trường có tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, bay bổng hơn so với sinh viên nữ các trường khác. Hơn nữa, sinh viên nữ ở Đại học Văn hóa Hà Nội thường đọc sách và cũng có nhiều thời gian để đọc sách hơn so với các trường khác. Vì vậy ảnh hưởng của các loại sách, đặc biệt là tiểu thuyết ngôn tình tới sinh viên nữ được thể hiện rõ ràng hơn cả. Xuất phát từ những lí do đó, tôi xin chọn đề tài: “Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình trong đời sống sinh viên nữ trường Đại học Văn hóa Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Văn học có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Văn học có nhiều thể loại, phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Trong đó, tiểu thuyết được coi là một trong những thể loại dễ cảm thụ nhất đối với nhiều đối tượng độc giả khác nhau. Trong khoảng mười năm gần đây, tiểu thuyết ngôn tình là một thể loại được chú ý đặc biệt ở Việt Nam. Thể loại văn học này có sức hấp dẫn lớn đối với một bộ phận thanh niên, trung niên, đặc biệt là các sinh viên nữ. Sức hấp dẫn đó đã tạo nên một trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn tình, gây nhiều tranh cãi trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại. 8 Rất nhiều nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà quản lý, nhà văn, nhà báo đưa ra những nhận xét, đánh giá trái chiều về vai trò và tác động của tiểu thuyết ngôn tình tại Việt Nam. Tuy nhiên, đó đều là những nhận xét, đánh giá chung chung, thiếu cụ thể. Đa số các nhận định đó đều thể hiện trong các bài viết trên internet hoặc mạng xã hội như website, facebook, blog Đáng chú ý, hầu hết các ý kiến đó đều có cái nhìn tiêu cực về thể loại tiểu thuyết ngôn tình. Trên trang website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chuyên mục “Lăng kính văn hóa” đăng ngày 05-06-2014 cũng đã đưa ra lời cảnh báo “Cần cẩn trọng với ngôn tình”[20] Bài viết đã lý giải nguyên nhân vì sao ngôn tình hấp dẫn người đọc và đưa ra lời cảnh báo, kêu gọi sự quan tâm và có những định hướng trong công tác quản lý dòng văn học không chính thống này. Trên trang Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, bản tin số 260, chuyên mục “Dọc đường văn học” có bài viết “Văn học trẻ & nguy cơ ngôn tình hóa”[22] đã đưa ra những ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình không chỉ tới nguời đọc mà còn ảnh hưởng tới những tác giả văn học trẻ Việt Nam. Trên website của Đại học quốc gia Hà Nội, ở chuyên mục “Văn hóa/văn học” đăng ngày 16-03-2015 đã đưa ra bài viết “Số phận ngắn ngủi của tiểu thuyết ngôn tình”[21] Bài viết nói về “dấu hiệu lũng đoạn văn hóa đọc” của người Việt trẻ và hy vọng số phận của tiểu thuyết ngôn tình cũng đi theo quy luật: văn chương xa rời cuộc sống có tuổi thọ ngắn ngủi. Bên cạnh đó hàng loạt các báo như Thanh niên, Công an nhân dân, Thể thao văn hóa cũng có các bài viết đánh giá và cảnh báo về ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình. Tuy nhiên các bài viết trên báo đều chưa nêu được lý do và giải pháp định hướng để giữ gìn văn hóa đọc lành mạnh cho sinh viên. Ngoài ra, các bài viết trên báo chỉ đưa ra những nhận định chung về “sinh 9 viên”, “giới trẻ”, “thanh niên”, mà chưa chỉ ra đối tượng đề cập đến một đối tượng bị ảnh hưởng đặc biệt hơn so với các độc giả thường xuyên của tiểu thuyết ngôn tình là sinh viên nữ, đặc biệt là sinh viên nữ trong các trường đào tạo về văn hóa nghệ thuật. Do vậy, khóa luận này chỉ tập trung tới đối tượng nghiên cứu chính là sinh viên nữ khối ngành xã hội mà cụ thể là sinh viên nữ Đại học Văn hóa Hà Nội để phân tích rõ ảnh hưởng, nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực cũng như phát huy những tác động tích cực của tiểu thuyết ngôn tình đối với đối tượng này. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1.Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu về tiểu thuyết ngôn tình và ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình tới sinh viên nữ trường Đại học Văn hóa Hà Nội, chúng tôi muốn đánh giá và đưa ra giải pháp, định hướng cho một trào lưu đọc sách của sinh viên nữ Đại học Văn hóa Hà Nội nói riêng và thanh niên trong cả nước nói chung. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình đối với sinh viên nữ Đại học Văn hóa Hà Nội. Trên cơ sở đó khảo sát, đánh giá, tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng để từ đó định hướng lại văn hóa đọc, tìm ra giải pháp giảm thiểu các tác động xấu từ tiểu thuyết ngôn tình. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nữ sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội từ sinh viên năm nhất tới sinh viên năm thứ tư (từ 18 đến 22 tuổi). 10 4.2.Phạm vi nghiên cứu Về không gian: phạm vi nghiên cứu và tiến hành khảo sát trong quá trình triểu khai khóa luận là tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Về thời gian: Nghiên cứu trong thời gian học đại học của sinh viên, trải dài 4 năm tương ứng với 4 năm đại học (từ năm học thứ nhất đến khi ra trường). 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. + Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp các nguồn tư liệu + Phương pháp điều tra bảng hỏi: phát 400 phiếu câu hỏi khảo sát về đềtài tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong đó 100 phiếu cho sinh viên khóa học. + Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn sâu một số nữ sinh viên tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Khóa luận là công trình nghiên cứu có hệ thống về tiểu thuyết ngôn tình và những ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình tới đời sống sinh viên nữ Đại học Văn hóa Hà Nội. Từ đó, tìm ra nguyên nhân, định hướng lại văn hóa đọc, tìm ra giải pháp giảm thiểu các tác động xấu từ tiểu thuyết ngôn tình. 7. BỐ CỤC BÀI NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận chia làm 3 chương: Chương 1: Tiểu thuyết ngôn tình và sự phổ biến của tiểu thuyết ngôn tình tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội Chương 2:Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình tới sinh viên nữ trường Đại học Văn hóa Hà Nội Chương 3: Phát huy giá trị của tiểu thuyết ngôn tình trong đời sống sinh viên nữ trường Đại học Văn hóa Hà Nội 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. An Dĩ Mạch (2012), Mây trên đồng bay mãi, NXB Phụ nữ 2. Báo Nhân dân điện tử (29/1/2013), Sự lấn sân của tiểu thuyết thời trang 3. Baomoi.com (03/11/2011), Từ hiện tượng “Sát thủ đầu mưng mủ” – giới trẻ có tự ý thức được mình? 4. Baomoi.com (16/10/2012), Sex đội lốt tiểu thuyết ngôn tình 5. Cố Mạn (2011), Bên nhau trọn đời, NXB Văn học 6. Diễn đàn của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt nam (16/08/2014), Mê mẩn truyện ngôn tình 7. Diễn đàn dân trí Việt Nam (21/04/2015), Ẩn họa tiềm ẩn từ cạm bẫy bão ngôn tình 8. Diệp Lạc Vô Tâm (2012), Mãi mãi là bao xa, NXB Văn học & Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Văn hoá Đinh Tị 9. Diệp Lạc Vô Tâm (2012), Ngủ cùng sói, NXB Văn Học 10. Hà Thị Trang (2013), Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc đến tâm lí giới trẻ Việt Nam hiện nay, tiểu luận năm thứ 3 khoa Văn hóa học 11. Lâm Địch Nhi (2013), Hoa hồng sớm mai, NXB Phụ nữ 12. Nld.com.vn (02/04/2015), Loạn sách ngôn tình: Chống đỡ cách nào? 13. Nguoiduatin.vn (27/12/2012), Cảnh báo truyện ngôn tình tạo xu hướng lệch lạc cho giới trẻ 14. Petro times.vn (28/10/2012) Giải pháp nào cứu rỗi văn hóa đọc? 66 15. Tân Di Ổ (2012), Hóa ra anh vẫn ở đây, NXB Lao động 16. Thẩm Thượng My (2011), Nữ hoàng tin đồn, NXB Dân trí 17. Trung tâm từ điển học (2007), Từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng 18. Vietnam.net (thứ 6, 16/11/2012), Thị hiếu đọc ở Việt Nam quá kém 19. Vietnamnet.vn (12/11/2012), Sách sến Tàu ru ngủ giới trẻ Việt 20. Website của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (05/06/2014), Cần cẩn trọng với ngôn tình 21. Website của đại học quốc gia Hà Nội (16/03/2015), Số phận ngắn ngủi của tiểu thuyết ngôn tình 22. Website nhà văn thành phố Hồ Chí Minh (06/10/2014), Văn học trẻ & nguy cơ ngôn tình hóa 23. Website PC thư viện trẻ (2010), Danh ngôn về sách 24. Webtruyen.com (2014), Đại Mạc Dao – Đồng Hoa 25. Wordpress Trang Hạ (2006) 26. Website bachvietbooks.com.vn (2011) 27. Ybook.vn (22/8/2012), Mê truyện ngôn tình dễ đổ vỡ thực tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfduong_thanh_hang_tom_tat_2363.pdf
Luận văn liên quan