Tiến hành tƣới nƣớc đủ ẩm cho giá thể trƣớc khi cắm hom tiêu. Hom tiêu sau
khi cắt, đƣợc đem cắm ngay vào bầu giá thể. Khi giâm ta cắm hom tiêu theo chiều
thẳng đứng vào trong giá thể.
Chăm sóc hom tiêu sau giâm vào giá thể: thƣờng xuyên tƣới nƣớc đủ ẩm, định
kỳ tƣới 1 – 2 lần/ngày tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết cụ thể trong từng ngày.
Sau giâm 40 ngày tiến hành tƣới phân NPK (16-16-8 với 0,2 kg/40 lit nƣớc/lần
tƣới), ngâm phân hóa học vào nƣớc để cho tan hoàn toàn rồi mới tiến hành tƣới, sau
khi tƣới phân xong cần tƣới lại bằng nƣớc để tránh cháy lá, tiếp tục tƣới NPK ở 70
NSG, 80 NSG với liều lƣợng nhƣ trên.
31 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3148 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây giống hồ tiêu (piper nigrum l.) giâm bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
----**----
ĐỀ CƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƢỞNG CỦA VỊ TRÍ HOM VÀ CHẾ ĐỘ CHE
PHỦ ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƢỞNG
CÂY GIỐNG HỒ TIÊU (Piper nigrum L.)
GIÂM BẰNG DÂYLƢƠN TRONG
ĐIỀU KIỆN VƢỜN ƢƠM
Sinh viên thực hiện: Trƣơng Xuân Vinh
Ngành: Nông học
Khóa: 2012 – 2016
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
ẢNH HƢỞNG CỦA VỊ TRÍ HOM VÀ CHẾ ĐỘ CHE
PHỦ ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƢỞNG
CÂY GIỐNG HỒ TIÊU (Piper nigrum L.)
GIÂM BẰNG DÂYLƢƠN TRONG
ĐIỀU KIỆN VƢỜN ƢƠM
Tác giả
TRƢƠNG XUÂN VINH
Đề cƣơng đƣợc đệ trình nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Khoá luận tốt nghiệp
Kỹ sƣ ngành Nông học
Giáo viên hƣớng dẫn:
TS. VÕ THÁI DÂN
KS. TRẦN VĂN BÌNH
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................................ i
DANG SÁCH BẢNG ............................................................................................................................ iii
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................................................. iv
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................................... 1
Đăt vấn đề ............................................................................................................................................... 1
Mục tiêu .................................................................................................................................................. 2
Yêu cầu.................................................................................................................................................... 2
Giới hạn đề tài ......................................................................................................................................... 2
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................................... 3
1.1 Nguồn gốc, phân loại và phân bố cây hồ tiêu ................................................................................... 3
1.1.1 Nguồn gốc cây hồ tiêu ............................................................................................................ 3
1.1.2 Phân loại cây hồ tiêu .............................................................................................................. 3
1.1.3 Phân bố cây hồ tiêu ................................................................................................................ 4
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới và Việt Nam ..................................................... 5
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới ................................................................ 5
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở Việt Nam................................................................. 5
1.3 Đặc điểm hình thái cây hồ tiêu .......................................................................................................... 6
1.4 Giống và kỹ thuật nhân giống cây hồ tiêu ......................................................................................... 8
1.4.1 Giống hồ tiêu .......................................................................................................................... 8
1.4.2 Tiêu chuẩn cây hồ tiêu giống ................................................................................................. 9
1.4.3 Nhân giống hữu tính cây hồ tiêu ............................................................................................ 9
1.4.4 Nhân giống vô tính cây hồ tiêu .............................................................................................. 9
1.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng quy cách hom trong nhân giống hồ tiêu .................................. 12
1.6 Vai trò chế độ che phủ giữ ẩm trong nhân giống vô tính ................................................................ 13
Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 15
2.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................................... 15
ii
2.2Thời gian, địa điểm và điều kiện thí nghiệm .................................................................................... 15
2.3 Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................................................... 16
2.3.1 Giống hồ tiêu ........................................................................................................................ 16
2.3.2 Vật liệu phối trộn giá thể ...................................................................................................... 16
2.3.3 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................................. 16
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................................. 17
2.4.1 Cách bố trí thí nghiệm .......................................................................................................... 17
2.4.2 Quy mô thí nghiệm ............................................................................................................... 18
2.5 Chuẩn bị vƣờn ƣơm ......................................................................................................................... 18
2.6 Các chỉ tiêu theo dõi số liệu ............................................................................................................ 19
2.7 Kỹ thuật chăm sóc hom tiêu sau giâm (theo 10 TCN 559-2002 - Bộ NN&PTNT, 2002) .............. 21
2.8 Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................................................... 22
DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN .............................................................................. 23
Dự kiến kết quả đạt đƣợc ...................................................................................................................... 23
Dự kiến tiến độ thực hiện ...................................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... Error! Bookmark not defined.
iii
DANG SÁCH BẢNG
Bảng trang
Bảng 1.1 Tình hình phát triển cây hồ tiêu Việt Nam (từ năm 2006-2013).6
Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết của Thành Phố Hồ Chí Minh...14
iv
DANH SÁCH HÌNH
Hình trang
Hình 2.1 sơ đồ bố trí thí nghiệm..................................................................................16
Hình 2.2 cách đặt hom tiêu vào bầu............................................................................17
1
GIỚI THIỆU
Đăt vấn đề
Hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc họ Piperaceae, đƣợc mệnh
danh là vua của các loại gia vị. Hạt tiêu có vị cay, có mùi thơm là gia vị không thể
thiếu trong nhiều món ăn. Bên cạnh vị trí quan trọng của tiêu trong ẩm thực Việt Nam,
các quốc gia khác, tiêu còn đƣợc dùng để là dƣợc liệu, là chất trừ côn trùng và một số
công dụng khác.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên rất thích hợp
cho sinh trƣởng và phát triển của cây hồ tiêu. Hiện nay diện tích cây hồ tiêu trong cả
nƣớc có khoảng 50.998 ha, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên còn lại
phần ít tập trung ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tâp Nam Bộ.
Để xây dựng ngành sản xuất hồ tiêu bề vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, có rất
nhiều việc phải làm nhƣ quy hoạch từng vùng trồng hồ tiêu cụ thể, giống, kỹ thuật
canh tác, chính sách, thị trƣờng. Trong đó, về mặt kỹ thuật nông nghiệp, khâu giống là
một biệt phát kỹ thuật đƣợc đánh giá là hiệu quả và rẻ tiền nhất. Bên cạnh việc chọn
giống thích hợp, kỹ thuật nhân giống hợp lý cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng
và hiệu quả của vƣờn tiêu kinh doanh sau này. Cây hồ tiêu con khỏe mạnh, giá thành
thấp là cơ sở để xây dựng và phát triển vƣờn hồ tiêu kinh doanh khỏe mạnh, ổn định
và bền vững, cho hiệu quả kính tế cao.
Do giá hồ tiêu hiện nay tăng cao, kích thích sản xuất phát triển nên bà con mở
rộng diện tích trồng mới khá mạnh nên nhu cầu cây giống rất cao. Để đáp ứng nhu cầu
cây con về số lƣợng và chất lƣợng của bà con, thì phải có lƣợng lớn hom giống khỏe
mạnh, khả năng sinh trƣởng tốt, đồng thời phải có kỹ thuật nhân giống để cây ra rể
nhanh, phát triển mạnh biện pháp nhân giống trong vƣờn ƣơm là một giải pháp để
cung cấp cây con khỏe mạnh và giá thành rẻ. Trong quá trình giâm hom tiêu yếu tố ẩm
2
độ, ánh sáng và kiểu hom phù hợp rất quan trọng giúp tiêu nhanh ra rể và tỷ lệ sống
cao.
Xuất phát từ thực tế, đề tài ”Ảnh hƣởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ
lệ sống và sinh trƣởng cây giống hồ tiêu (Piper nigrum L.) giâm bằng dây lƣơn trong
điều kiện vƣờn ƣơm” đƣợc thực hiện.
Mục tiêu
Xác định đƣợc vị trí hom và các chế độ che phủ thích hợp trong nhân giống hồ
tiêu bằng phƣơng pháp giâm hom trong vƣờn ƣơm bằng dây lƣơn.
Yêu cầu
Ghi nhận và đánh giá khả năng ra rể, nảy chồi, sinh trƣởng và tỷ lệ xuất vƣờn
giống cây hồ tiêu giâm từ dây lƣơn giai đoạn vƣờn ƣơm theo vị trí hom và việc sử
dụng bạt che phủ.
Giới hạn đề tài
Đề tài thực hiện trên giống Vĩnh Linh.
Đề tài thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, phân loại và phân bố cây hồ tiêu
1.1.1 Nguồn gốc cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) có nguồn gốc từ bang Tây Ghats và Assam (Ấn
Độ), đƣợc ngƣời Hindu mang tới Java (Indonesia) vào khoảng 600 năm trƣớc công
nguyên. Tuy nhiên theo Chevalier (1925), cây hồ tiêu chắc chắn là cây bản địa ở Đông
Dƣơng, ngƣời ta đã tìm thấy cây hồ tiêu hoang dại ở vùng núi Ba Vì, miền Bắc Việt
Nam. Ở Campuchia, ngƣời Stiêng đôi khi cũng thu hoạch tiêu trong rừng.
Kerala, Karnataka và Tamil Nadu là những bang trồng tiêu chính ở Ấn Độ.
Trong đó, 90% sản lƣợng hồ tiêu của Ấn Độ đến từ bang Kerala. Những giống hiện
đang trồng có lẽ có nguồn gốc từ những loài hoang dại thông qua quá trình thuần hóa
và chọn lọc; trên 100 giống đƣợc phát hiện ở Ấn Độ, hầu hết đến từ Kerala, kế đến là
Karnataka.
1.1.2 Phân loại cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu, Piper nigrum L., thuộc lớp Magnoliophyta, bộ Piperales, họ
Piperaceae, chi Piper. Chi tiêu Piper là chi quan trọng về kinh tế và sinh thái học trong
họ tiêu Piperaceae, bao gồm khoảng 1.000 – 2.000 loài cây thân bụi, thân thảo và cây
dây leo. Sự đa dạng trong chi này giành đƣợc sự quan tâm trong nghiên cứu và tìm
hiểu sự tiến hóa của thực vật.
Trong số hơn 100 giống hồ tiêu đƣợc biết đến, có một số giống đã và đang dần
mất đi trong sản xuất bởi nhiều lý do, nhƣ bị loại bỏ vì nhiễm nặng sâu bệnh hại, nhất
là bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng; các giống hồ tiêu bản địa dần dần đƣợc
thay thế bằng giống hồ tiêu cao sản trong sản xuất đại trà.
4
Việc phân định giống dựa vào phân tích nhiễm sắc thể rất tốn kém và không
phải lúc nào cũng có điều kiện thực hiện. Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế
(International Plant Genetic Resources Institute) (IPGRI) đƣa ra bảng chỉ dẫn dựa vào
các chỉ tiêu hình thái để nhận diện giống tiêu, bao gồm 29 chỉ tiêu về thân, lá và các
đặc tính sinh trƣởng, 30 chỉ tiêu về gié và quả (hạt tƣơi) và 6 chỉ tiêu về hạt (IPGRI,
1995). Ravindran (1991; trích dẫn bởi Ravindran và ctv., 2000) và Ravindran và ctv.
(1997a, b) đã tiến hành phân tích hợp phần chính (Principal Component Analysis) để
phân nhóm giống tiêu, đã xác định đƣợc tám hợp phần chính bao gồm: chỉ số kích
thƣớc lá, chiều dài lá, chiều rộng lá; độ dày lá, độ dày biểu bì dƣới lá, độ dày biểu bì
trên lá; chiều dài gié, chiều dài cuống gié, tỉ lệ chiều dài lá/chiều dài gié; chiều dài và
chiều rộng tế bào bảo vệ (guard cell); kích thƣớc và hình dạng quả; hình dạng và gốc
lá; mật độ khí khổng và nồng độ diệp lục; hình dạng lá ở cành cho quả và hình dạng lá
ở dây lƣơn.
Trong sản xuất, để phân biệt các giống tiêu, có thể chia làm hai nhóm chính,
dựa vào kích thƣớc và hình dạng của lá: tiêu lá nhỏ và tiêu lá lớn. Tuy nhiên trong quá
trình sản xuất còn hình thành nên các giống có đặc tính trung gian giữa hai nhóm tiêu,
nên nông dân gọi là tiêu trung (Trần Văn Hòa, 2001).
1.1.3 Phân bố cây hồ tiêu
Do nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu ngày càng cao nên các quốc gia vùng nhiệt đới đã
và đang nỗ lực phát triển cây hồ tiêu. Đầu tiên, cây hồ tiêu đƣợc mang đến trồng tại
Indonesia từ vùng duyên hải Malabar, sau đó đến những quốc gia vùng Thái Bình
Dƣơng, Đông Nam Á, sau cùng đến các nƣớc Châu Phi và Nam Mỹ. Hiện nay, cây
tiêu đƣợc trồng tại 41 Quốc gia trên thế giới; những Quốc gia trồng tiêu chính nhƣ Ấn
Độ, Indonesia, Malaysia, Brazil, Sri Lanka, Madagascar, Thái Lan, Việt Nam,
Campuchia, và một số vùng phía Nam của Hàn Quốc và Trung Quốc (Ravindran và
ctv, 2000).
5
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới
Cây hồ tiêu đã đƣợc trồng ở 41 nƣớc trên thế giới với tổng diện tích cho thu
hoạch năm 2013 là 481.829 ha (FAO, 2015). Diện tích đƣợc phân bổ tập trung chủ
yếu tại các nƣớc vùng xích đạo. Ấn Độ, Indonesia chiếm gần 70% diện tích hồ tiêu
toàn cầu. Năng suất hồ tiêu thế giới khoảng 0,7 tấn/ha và tăng rất chậm. Các nƣớc có
diện tích hồ tiêu rất lớn nhƣ Ấn Độ, Indonesia đều có năng suất bình quân năm cao
nhất khoảng 0,4 tấn/ha. Thái Lan và Việt Nam có năng suất khá cao bình quân khoảng
2,2 tấn/ha nhƣng sản lƣợng tiêu của Thái Lan không lớn. Tổng sản lƣợng tiêu thế giới
chỉ tăng bình quân khoảng 0,6%/năm trong 10 năm (2001 - 2010), năm 2010 là
338.380 tấn.
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở Việt Nam
Hồ tiêu đƣợc trồng ở Việt Nam đã trên 200 năm nhƣng chỉ đƣợc mở rộng diện
tích từ năm 1990, nhất là sau năm 1998 khi giá hồ tiêu tăng cao với tốc độ tăng diện
tích tiêu trung bình 11,7%/năm và 6,2%/năm trong 10 năm tiếp theo. Đến hết năm
2010, diện tích trồng tiêu tại Việt Nam đạt khoảng 51.000 ha, trong đó diện tích thu
hoạch chiếm 80%.
Vùng trồng tiêu lớn nhất hiện nay tập trung ở các tỉnh Đông Nam bộ (Bình
Phƣớc, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai); Tây Nguyên (Đăk Nông, Đăk Lắk và Gia
Lai). Đây là những vùng có nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu thích hợp với cây tiêu,
còn nhiều tiềm năng để tăng diện tích và năng suất.
Năng suất tiêu Việt Nam cao hơn nhiều so với bình quân chung của thế giới,
năng suất thu hoạch bình quân đạt khoảng 2,2 tấn/ha, nhiều nơi đạt 4 - 5 tấn/ha, thậm
chí còn cao hơn, đặc biệt một số vùng ở Gia Lai. Sản lƣợng hạt tiêu đã tăng đáng kể từ
sau năm 1998, từ 15.000 tấn đến nay lên hơn 110.000 tấn, bằng hơn 1/3 sản lƣợng tiêu
toàn cầu. Kể từ năm 2002, Việt Nam trở thành nƣớc đứng đầu về sản lƣợng và là nhà
cung ứng hồ tiêu lớn nhất trên thị trƣờng tiêu thế giới.
6
Ngoài sản phẩm tiêu đen sạch, chế biến tiêu trắng (tiêu sọ) ngày càng đƣợc chú
trọng hơn với tỷ trọng xuất khẩu ngày càng tăng, ba năm gần đây chiếm đến 17 - 19%
tổng sản lƣợng tiêu xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2009, xuất khẩu tiêu sọ Việt
Nam đã vƣơn lên hàng đầu và đóng góp đến 50% lƣợng tiêu sọ xuất khẩu thế giới. Hạt
tiêu Việt Nam có chất lƣợng hƣơng vị (thơm, cay) khá cao, không thua kém tiêu của
Indonesia và Ấn Độ. Các vùng tiêu ở Phú Quốc và Bắc Trung bộ có ƣu thế về khí hậu
giúp tiêu có hạt chắc và hƣơng vị đặc trƣng.
Bảng 1.1: tình hình phát triển cây hồ tiêu Việt Nam (từ năm 2006-2013)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Diện tích
(ha)
40.500
41.100
42.400
44.200
44.300
45.070
48.519
50.998
Năng xuất
(kg/ha)
2.532
2.824
3.018
3.167
3.092
3.239
3.215
3.196
Sản lƣợng
(tấn)
102.570
116.090
128.000
140.000
137.000
146.000
156.000
163.000
(nguồn: fao 2015)
1.3 Đặc điểm hình thái cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu có bốn loại rễ chính là rễ cọc, rễ cái, rễ phụ, rễ bám. Rễ hồ tiêu
thuộc loại háo khí, không chịu đƣợc ngập úng, chỉ cần úng nƣớc từ 12 – 24 giờ thì bộ
rễ cây hồ tiêu bị tổn thƣơng đáng kể và có thể bị thối, dây hồ tiêu chết dần. Để hệ
thống rễ chính ăn sâu, cây có khả năng chịu hạn tốt, hệ thống rễ phụ phát triển tốt và
hút đƣợc nhiều chất dinh dƣỡng, đất trồng hồ tiêu phải đƣợc cải tạo tơi xốp, giàu mùn.
Trong đất hệ thống rễ quan trọng ở độ sâu tối đa là 60 cm, tập trung ở tầng đất mặt từ
0 – 30 cm (Phan Hữu Trinh, 1987).
Cây hồ tiêu thuộc loại thân bò, là loại thân tăng trƣởng nhanh nhất, có thể đạt
5 - 7 cm/ngày. Thân hồ tiêu gồm nhiều bó mạch libe mộc có kích thƣớc khá lớn, nên
7
có khả năng vận chuyển nƣớc, muối khoáng từ dƣới đất lên thân rất mạnh. Do vậy, khi
thiếu nƣớc hoặc bị vấn đề gì khác thì cây tiêu héo rất nhanh. Thân tiêu có màu đỏ nhạt
(non) đến nâu xám, nâu xanh, xanh lá cây đậm (lúc cây sung, lá lớn). Khi cây già hóa
mộc thì màu nâu sẫm. Nếu không bấm ngọn thì có thể mọc dài tới 10 m. Trên thân tiêu
có ba loại cành: Cành vƣợt (cành tƣợc), Cành ác (cành mang trái), Dây lƣơn.
Cây hồ tiêu có lá đơn, hình trái tim, mọc cách; cuống lá dài 2 – 3 cm, phiến lá
dài 10 – 25 cm, rộng 5 – 10 cm, tùy giống. Đặc điểm lá có thể đƣợc sử dụng để nhận
biết giống; trên phiến lá có 5 gân hình lông chim.
Trên nhánh ác, các hoa tiêu mọc đối diện với lá. Các hoa nhỏ kết thành chuỗi
dài từ 3 – 15 cm (gié hoa) gồm khoảng 50 – 150 hoa cái và hoa lƣỡng tính. Trên gié,
hoa sắp xếp theo hình xoắn ốc, mỗi hoa có một lá bắc nhỏ nhƣng rụng rất sớm, khó
thấy. Các giống hoang dại thƣờng mang hoa tính đơn phái biệt chu hay đồng chu trong
khi các giống đang đƣợc trồng, qua sự chọn lọc lâu đời của ngƣời trồng, phần lớn các
giống đều mang hoa lƣỡng tính (bộ phận đực và cái ở trên cùng một hoa). Hoa tiêu
không có bao, không có đài, có 3 cánh hoa, 2 - 4 nhị đực, bao phấn có 2 ngăn, hạt phấn
tròn và rất nhỏ, đời sống rất ngắn khoảng 2 - 3 ngày. Nhụy gồm bầu noãn có 1 ngăn và
chứa 1 túi noãn (tiêu chỉ có 1 hạt). Từ khi xuất hiện gié đến khi hoa nở đầy đủ khoảng
29 - 30 ngày. Lƣỡng tính trên gié thƣờng thụ phấn cho nhau không qua môi giới của
gió hay côn trùng. Trên gié có tỉ lệ hoa lƣỡng tính cao thì thƣờng đậu trái nhiều và cho
năng suất cao; các giống cho năng suất cao và tỉ lệ ổn định hiện nay thƣờng có tỉ lệ
lƣỡng tính từ 90 – 95% (nhƣ một số giống tiêu ở Phú Quốc). Tỉ lệ này thay đổi tùy
theo giống và điều kiện canh tác. Khi tiêu trồng trong điều kiện quá rợp (thiếu ánh
sáng) gié hoa thƣờng cho nhiều hoa cái hơn hoa lƣỡng tính. Trên tiêu tự thụ phấn là
chủ yếu, việc phát tán các hạt phấn nhờ gió hay các côn trùng để gây nên sự thụ phấn
cho hoa cái thƣờng ít hữu hiệu. Sự thụ phấn của hoa còn phụ thuộc rất lớn bởi độ ẩm
không khí, độ ẩm đất (đây là điều cần lƣu ý cho việc tƣới nƣớc cho vùng trồng tiêu ở
miền Đông Nam Bộ).
Trái hồ tiêu chỉ mang 1 hạt có dạng hình cầu, đƣờng kính 4 – 8 mm (thay đổi
tùy giống, điều kiện chăm sóc, sinh thái). Từ khi hoa nở đến trái chín kéo dài 7 - 10
8
tháng, chia ra các giai đoạn: Hoa xuất hiện và thụ phấn từ 1,0 - 1,5 tháng, thụ phấn đến
phát triển tối đa từ 3,0 - 4,5 tháng, là giai đoạn cần nhiều nƣớc nhất. trái phát triển tối
đa đến chín từ 2 - 3 tháng. Ở miền Nam trái chín tập trung khoảng tháng 1 - 2, có thể
kéo dài đến tháng 4 - 5.
1.4 Giống và kỹ thuật nhân giống cây hồ tiêu
1.4.1 Giống hồ tiêu
Hiện nay ở nƣớc ta có nhiều giống hồ tiêu tốt đƣợc chọn trồng; tên giống
thƣờng đặt theo địa phƣơng: tiêu Phú Quốc, tiêu Hà Tiên, tiêu Lộc Ninh, tiêu Đất Đỏ
(ở Miền Đông Nam Bộ) và các giống nhập từ Indonesia và Campuchia.
Các loại tiêu trồng nhiều ở Việt Nam:
- Tiêu trâu: có hai loại lá tròn và lá dài, là giống chống chịu điều kiện ngoại
cảnh và sâu bệnh tốt, ít phải chăm sóc, hạt lớn nhƣng hạt đóng thƣa, năng suất thấp.
- Tiêu sẻ:
+ Nhóm tiêu Sẻ Đất Đỏ: thuộc nhóm lá nhỏ (dài 10 – 12 cm, rộng 5 – 6 cm),
màu lá đậm, đƣợc trồng phổ biến ở miền Đông Nam Bộ; có khả năng ra hoa sớm (2
năm sau khi trồng); gié trái ngắn (4 – 6 cm), trái to và đóng trái dày; chịu đựng khá tốt
với điều kiện khắc nghiệt của đất đai. Năng suất khá cao: trên đất xám nghèo dinh
dƣỡng nhƣng chăm sóc tốt tiêu cũng cho đƣợc 2 kg/nọc/năm. Khuyết điểm là Sẻ Đất
Đỏ dễ nhiễm bệnh vàng lá chết nhanh do Phytophthora sp. gây ra.
+ Sẻ mỡ, sẻ Phú Quốc: lá dạng bầu, chùm quả ngắn hạt lớn, hạt đóng dày chịu
hạn tốt, ít nhiễm bệnh.
+ Tiêu Vĩnh Linh: lá dạng trung bình; chùm quả dài hạt đóng dày, năng suất
cao ổn định, chất lƣợng hạt tốt, thích nghi cao với điều kiện sinh thái của các tỉnh miền
Đông Nam Bộ, dễ nhiễm bệnh chết chậm.
9
1.4.2 Tiêu chuẩn cây hồ tiêu giống
- Chọn vƣờn tiêu tốt không có nguồn bệnh, cây tiêu không nhiễm bệnh, cho
năng suất cao và ổn định.
- Cây có tán phân bố đều, đốt ngắn, khả năng phân cành tốt có nhiều cành ác.
- Gié hoa dài, mang nhiều hạt, hạt to, chín tƣơng đối tập trung.
1.4.3 Nhân giống hữu tính cây hồ tiêu
Chọn giống từ cây bố mẹ mạnh khỏe, hạt to và đều hạt, không bị bồ cào. Khi
quả chín, bóc sạch lớp vỏ ngoài, hong khô trong mát. Lên líp gieo hạt, sau 2,0 - 2,5
tháng nhổ cây con cho vào bầu, khi cây 6 - 7 lá thật đem trồng.
- Cây trồng từ hạt mọc khỏe, hệ số nhân cao
- Cây chậm cho trái, thƣờng là cây đơn tính (sử dụng trong lai tạo).
1.4.4 Nhân giống vô tính cây hồ tiêu
Có thể nhân giống vô tính cây hồ tiêu bằng phƣơng pháp giâm cành, chiết cành,
ghép cây và nuôi cấy mô. Tuy nhiên nhân giống bằng phƣơng pháp chiết, ghép, nuôi
cấy mô hồ tiêu ít đƣợc sử dụng.
1.4.4.1 Nhân giống vô tính cây hồ tiêu bằng phƣơng pháp giâm cành
* Các loại vật liệu giâm cành
Để nhân giống vô tính cây hồ tiêu bằng phƣơng pháp giâm cành, có thể sử dụng
cả ba loại cành.
- Cành ác: cành ác là cành già nhất trên cây hồ tiêu, đang mang trái, không có rễ
ở đốt. Cây con đƣợc nhân từ nhánh ác cho trái rất sớm, trong vòng một năm kể từ ngày
trồng. Cây phát triển chậm, không leo mà mọc thành bụi, nên trồng loại này khỏi cần
nọc cho tiêu. Tuy nhiên, tiềm năng năng suất của loại này thấp và tuổi thọ cũng không
10
cao (7 – 8 năm) chỉ nên trồng để sử dụng cho gia đình, không nên trồng đại trà cho sản
xuất. Chọn những cành to, khỏe, cắt bỏ lá và cành cấp 2; 3 - 4 đốt/hom.
- Dây thân chính: dây thân chính đƣợc xem là vật liệu nhân giống phổ biến ở
các vùng trồng tiêu trên thế giới (Ấn Độ, Srilanca, Malaisia, Indonesia) và cả ở nƣớc ta
(Phú Quốc, Hà Tiên). Hom đƣợc lấy từ phần ngọn và phần thân của dây tiêu sau khi đã
đƣợc trồng từ 1,0 - 1,5 tuổi, có tỷ lệ sống cao (> 90%). Cây con đƣợc nhân từ thân
chính phát triển nhanh, cho nhiều nhánh ác và nhánh thân; cho trái tƣơng đối sớm hơn
dây lƣơn, khoảng từ 1,5 – 2,0 năm sau khi trồng. Tiềm năng năng suất và đời sống cao
(20 – 25 năm) thích hợp trồng phục vụ xuất khẩu.
- Dây lƣơn: dây lƣơn là nhánh non trẻ nhất, mọc bò từ sát gốc, dài từ 1 – 3 m.
Cây con lấy từ nhánh lƣơn tuy chậm cho trái (khoảng 3 – 4 năm sau khi trồng), tỷ lệ
sống thấp (< 60%); phải đôn dây; song tiềm năng năng suất và tuổi thọ là cao nhất
trong các loại hom (có thể sống đƣợc đến 30 năm), thích hợp cho việc xây dựng các
vùng chuyên canh tiêu, hom lấy từ nhánh lƣơn thì dồi dào và giá rẻ hơn trên thân
chính.
Ngoài ra cây hồ tiêu còn có những nhánh mọc ra từ thân: nếu buộc những dây
này vào nọc tiêu thì nó sẽ trở thành thân chính; nếu không buộc nó sẽ trở thành dây
lƣơn, vƣơn dài treo lơ lửng ở giữa thân. Cắt những dây này đem nhân giống cũng tốt vì
loại dây này có tuổi già hơn dây lƣơn mọc ra từ gốc.
* Tạo vƣờn lấy hom giống
Để có hom giống từ thân chính, cây hồ tiêu đƣợc trồng với khoảng cách 1 x 1m,
nọc cao 2,5m. Cắt hom sau khi trồng đƣợc 12 - 18 tháng, cắt vào mùa mƣa, sau đó cứ
1,5 – 2,0 tháng cắt một lần.
Khi sử dụng hom giống từ dây lƣơn hay nhánh ác thì không cần chuẩn bị vƣờn
giống riêng, mà có thể kết hợp thu hom giống từ các vƣờn tiêu kinh doanh đủ tiêu
chuẩn.
* Giâm hom trong vƣờn ƣơm
11
Hom đƣợc giâm vào bầu đất kích thƣớc 8 x 15 cm, cắt đáy. Giá thể vô bầu phải
tơi xốp, nhiều mùn (3 phần phân hữu cơ hoai + 1 phần lân, vôi + 6 phần đất). Hom
đƣợc cắt hơi xiên hai đầu, vết cắt cách mắt 3 - 4 cm, 3 - 4 mắt/hom. Sau khi cắt, hom
có thể đƣợc xử lý bằng một số chất điều hòa sinh trƣởng cho mau ra rễ, sát trùng hom
bằng dung dịch Benlat C 4‰ trong 5 phút. Cắm 1 - 2 mắt vào bầu, chừa 2 mắt.
Chuyển bầu giâm vào vƣờn ƣơm che kín gió và điều chỉnh đạt 30% ánh sáng. Khi
mầm cao 3 - 4 cm tƣới SA pha loãng (5‰), 1 lần/tuần, trƣớc khi đem trồng 1 tháng
cần dỡ bớt giàn che (70 - 80% ánh sáng). Thời gian trong vƣờn ƣơm từ 4,5 – 6,0 tháng
(cây con có 4 - 6 cặp lá có thể xuất vƣờn).
* Phƣơng pháp giâm hom hồ tiêu từ dây thân chính
Hom đƣợc lấy từ phần trên dây hồ tiêu giống sau khi đã trồng đƣợc 1,0 – 1,5
tuổi. Trƣớc khi lấy hom, ngƣời ta chọn những dây mập mạnh, có rễ bám tốt, bấm đọt
của dây. Lá và các nhánh nhỏ từ đốt thứ ba trở xuống đƣợc tỉa. Sau 10 ngày, khi đọt
non đã đƣợc tái sinh, thì dây đƣợc cắt dƣới đốt cách mặt đất khoảng 25 – 30 cm, đoạn
cắt đƣợc dùng để làm hom. Hom dài khoảng ba lóng (bốn đốt). Hom cắt xong có thể
đem trồng ngay hay đem giâm cho ra rễ mới đem trồng.
Để nâng cao tỷ lệ sống của hom giâm, có thể xử lý hom 3 – 4 lóng (4 – 5 đốt)
bằng NAA (1000 mg/L) trong 5 giây trƣớc khi đƣa vào bồn giâm có mái che, dƣới
điều kiện phun sƣơng hay tƣới đều giữ ẩm cho hom, 2 – 4 tuần sau hom ra rễ và đâm
tƣợc (mỏ chim) rất tốt.
* Phƣơng pháp giâm hom tiêu từ dây lƣơn
Dây lƣơn đƣợc cắt thành từng đoạn hom dài khoảng 2 – 3 lóng (3 – 4 đốt) xong
đem trồng ngay hay giâm cho ra rễ nhƣ trƣờng hợp của nhánh thân. Thƣờng thì hom từ
nhánh lƣơn ít đƣợc đem ra trồng ngay, mà thƣờng giâm trong bầu đất để ở nơi râm mát
và tƣới nƣớc đủ ẩm, 6 – 8 tuần sau thì hom ra rễ, hom từ nhánh lƣơn rất dễ ra rễ và tỉ
lệ ra rễ thƣờng rất cao, 70 – 80%.
12
Các kết quả nghiên cứu cho thấy nếu hom đƣợc nhúng NAA 500 – 1.000 mg/L
hay IBA 50 – 55 mg/L trong 5 giây trƣớc khi đƣợc đƣa vào bồn ngâm dƣới điều kiện
phun sƣơng thì hom cho ra rễ rất tốt. Sau bốn tuần hom ra rễ đạt tỉ lệ cao từ 90 –
100%. Sau khi hom ra rễ chuyển ra bầu đất để dƣỡng thêm cây con, khoảng 3 tháng
nữa trƣớc khi đem trồng.
Khi lấy nhánh lƣơn bò trên mặt đất để làm hom, không nên lấy các dây còn quá
non, thân còn mềm, lá và đốt có màu tím nhạt vì các dây này khi làm hom rất dễ bị
thối, tỉ lệ ra rễ thấp, sẽ cho trái muộn. Để già hoá dây lƣơn trƣớc khi cắt làm hom:
trong vƣờn tiêu nên cắm các nọc tạm giữa các nọc chính, buộc tất cả các dây lƣơn bò
trên các nọc tạm. Sau 4 – 6 tháng dây lƣơn hoá già, mập mạnh, ở đốt rễ bắt đầu lún
phún ra, nên khi cắt làm hom thì hom ra rễ nhanh, tỉ lệ hom ra rễ cao, sau lại cho trái
sớm.
1.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng quy cách hom trong nhân giống hồ tiêu
Cao Quốc Đạt (2013), quy cách hom ảnh hƣởng có ý nghĩa đến tỷ lệ xuất vƣờn
hồ tiêu trong vƣờn ƣơm, trong đó loại hon hai đốt ¾ lá có tỷ lệ xuất vƣờn cao nhất
(73,35%), loại hom hai đốt ¼ lá cho tỷ lệ xuất vƣờn thấp nhất (53,33%).
Shridhar và Singh (1990) khi thử nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của số đốt (một
đốt và hai đốt) và nồng độ IBA đến khả năng hình thành rễ của hom hồ tiêu, đã có kết
luận rằng sau ba tháng giâm hom, hom có hai đốt đƣợc xử lý IBA 1.000 ppm cho kết
quả 80% hom hồ tiêu hình thành rễ, trong khi đó ở nghiệm thức để một đốt/hom chỉ
đạt 40%.
Rajeev và Devasahayam (2005) cho rằng sử dụng hom giống 3 – 4 đốt, giâm
trong giá thể gồm đất rừng, cát, phân hữu cơ hoai mục với tỷ lệ 1:1:1 giúp nhân nhanh
giống hồ tiêu. Để giúp cây con phát triển nhanh cần tƣới hỗn hợp phân: Ure (1 kg),
Super Lân (0,75 kg), KCl (0,5 kg) và Magnesium sulphat (0,25 kg) pha trong 250 lít
nƣớc, phun 2 – 3 lần/tháng giúp hệ thống rễ phát triển tốt, cây sinh trƣởng nhanh.
13
Kết quả nghiên cứu của Cabangbang (1988) về quy cách hom hồ tiêu trong
giâm cành hồ tiêu cho thấy khi giâm cành hồ tiêu để một đốt, cắt bỏ phần lá cho tỷ lệ
thành công ra rễ (83 – 87%) cao hơn hom hồ tiêu để hai đốt (75%).
Tuỳ theo yêu cầu mà cắt mỗi hom có từ 2 – 5 đốt, nếu đem trồng trực tiếp vào
đất không qua bầu ƣơm thì nên sử dụng hom năm đốt (ba đốt đƣợc vùi trong đất). Khi
giâm trong bầu ƣơm thì sử dụng hom ba đốt/hom để giâm, nếu trong điều kiện thiếu
giống có thể sử dụng hom hai đốt để giâm, các hom bánh tẻ nảy mầm và ra rễ khoẻ
hơn các hom già, các hom non trên ngọn có thể đƣợc sử dụng để nhân giống trong điều
kiện mùa mƣa và che đậy kín sau khi giâm khoảng một tháng (Phan Quốc Sủng,
2000).
1.6 Vai trò chế độ che phủ giữ ẩm trong nhân giống vô tính
Trong nhân giống ẩm độ có vai trò quan trọng, ẩm độ tác động đến quá trình
hình thành rể của cây. Vì thế việc che phủ để duy trì ẩm độ trong quá trình nhân giống
cần đƣợc chú ý, phải tạo ẩm độ phù hợp cho từng loại cây.
Theo Mai Văn Trị (2007), một nhà mái che để che nắng trong mùa khô thì cần
thiết cho quá trình nhân giống tiêu. Nên nhà mái che phải cao ráo, thoát nƣớc tốt,
không bị ẩm ƣớt. Trong mùa mƣa cần phải có mái che hay bạt để ngăn bớt nƣớc mƣa
làm ẩm độ đất cao. Tƣới nƣớc thƣờng xuyên trong mùa khô để giữ ẩm dúp ra rể
nhanh. Hệ thống tƣới với bét phun mù là thích hợp.
Theo Phạm Thị Duyên (2011), sử dụng chế độ che 90% ảnh hƣởng rỏ rệt đến
sự ra rể của hom tiêu (51,04%), tỷ lệ sống hom tiêu (89,38%) so với không sử dụng
chế độ che phủ tỷ lệ ra rể là (39,59%), tỷ lệ sống là (85,21).
Theo Huỳnh Văn Thạch (2011) việc áp dụng chậu ƣơm có chế độ che phủ 99
%, 75 % và 55 % đều lằm cho tỷ lệ ra rể tiêu 1 mắt, 2 mắt, 3 mắt nhanh hơn so với
kiểu làm không che phủ. Trong đó tốt nhất là chậu che kín 99 %. Nghiệm thức che kín
99% của hom tiêu 3 mắt có tỷ lệ ra rể nhanh, tỷ lệ ra rể cao nhất (96,7%) ở 25 ngày
14
sau ƣơm, các chậu che phủ kín 99% đều ra rể nhƣng thấp nhất là 99% của hom tiêu
một mắt (83,33%).
15
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Ảnh hƣởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng của
cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) giân bằng dây lƣơn trong điều kiện vƣờn ƣơm.
2.2Thời gian, địa điểm và điều kiện thí nghiệm
Thời gian nghiên cứu thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016.
Địa điểm nghiên cứu tại Trại Khoa Nông Học, đại học Nông Lâm TPHCM.
Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết của thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9 năm 2013 đến
tháng 1 năm 2014
Tháng 9/2013 10/2013 11/2013 12/2013 1/2014
Lƣợng mƣa (mm) 327,1 266,7 116,5 48,3 45,3
Ẩm độ % 82 83 78 73 72
Số ngày mƣa TB 23,1 20,9 12,1 6,7 4,2
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 162,0 182,9 201,0 223,2 232,2
(nguồn: berlin.de)
Qua số liệu Bảng 2.1 cho thấy điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm trong
những tháng cuối mùa mƣa: số giờ nắng trung bình ở các tháng tƣơng đối ổn định;
lƣợng mƣa có sự chênh lệch lớn giữa tháng 12 và tháng (mùa khô), với các tháng còn
lại (mùa mƣa). Độ ẩm trung bình giữa các tháng biến động tƣơng đối lớn, từ 73% -
83%, nhƣng vẫn phù hợp cho cây con trong vƣờn ƣơm sinh trƣởng.
16
Đối với tháng 12 và 1 (mùa khô) lƣợng mƣa thấp, giờ nắng cao có thể khắc
phục bằng việc tăng số lần tƣới/ngày. Tuy nhiên, tháng 10 và 11 lƣợng mƣa lớn, độ ẩm
trung bình cao và giờ nắng thấp, điều này sẽ phần nào ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng
của cây con.
2.3 Vật liệu nghiên cứu
2.3.1 Giống hồ tiêu
Giống hồ tiêu: đƣợc lấy từ tiêu Vĩnh Linh có tuổi từ 4 – 5 năm tại xã Ia Nan,
huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Hom giống: lấy từ dây lƣơn giống tiêu Vĩnh Linh cắt bằng kéo sắc chuyên
dụng. Vết cắt xéo cách mắt dƣới từ 0,5 - 1 cm, cách mắt trên từ 0,5 - 1 cm. hom hai
đốt, cắt ½ phiến lá thật thứ nhất và cắt cả cuống và phiến lá thứ hai (cắt sát lóng); đƣợc
cắm vào bầu đến dƣới vị trí đốt thứ hai.
2.3.2 Vật liệu phối trộn giá thể
- Đất đƣợc lấy từ tầng đất mặt trên loại đất xám ở Trại Khoa Nông Học, đại học
Nông Lâm TPHCM.
- Phân bò đã đƣợc ủ hoai mục đƣợc mua tại các trang trại chăn nuôi bò.
- Mùn dừa đƣợc thu mua tại các cơ sở kinh doanh cây cảnh trên địa bàn, sau khi
thu mua về tiến hành ủ với vôi 2,0% trong vòng 15 ngày để khử hàm lƣợng lignin có
trong mùn dừa.
- Tro trấu đƣợc thu mua tại các cơ sở kinh doanh.
2.3.3 Vật liệu nghiên cứu
- Màng phủ nilon trong suốt
- Màng phủ nilon đen
- Lƣới che phủ
- Bầu nilon màu đen có kích thƣớc 17 -18 x 20 – 30 cm
17
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1 Cách bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm hai yếu tố đƣợc bố trí trong vƣờn ƣơm theo kiểu thí nghiệm lô phụ
(Split plot), ba lần lặp lại, lô chính là bốn nghiêm thức với bốn chế độ che phủ. Lô phụ
là ba nghiệp thức với ba vị trí cắt hom.
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
-Lô chính: che phủ với bốn nghiệm thức
+ B1: không phủ bạt giữ ẩm
+ B2: phủ bạt nilon trong suốt
+ B3: phủ bạt nilon đen
+ B4: phủ lƣới che mát
- Lô phụ: vị trí hom với ba nghiệm thức
+ A1: hom đọt cắt 1/3 ở trên cùng của chiều dài dây
+A2: hom giữa cắt 1/3 ở giữa của chiều dài dây
+ A3: hom dƣới gốc cắt 1/3 ở dƣới gốc của chiều dài dây
A3 A3 A1 A1
A2 A1 A3 A2
A1 A2 A2 A3
A2 A3 A3 A1
A1 A1 A2 A3
A3 A2 A1 A3
A1 A3 A2 A1
A2 A1 A3 A3
A3 A2 A1 A2
B1 B3 B3 B2 B3 B4 B4 B2 B1 B2 B1 B4
Khối I Khối II Khối III
18
2.4.2 Quy mô thí nghiệm
Số nghiệm thức thí nghiệm: 3 vị trí hom x 4 cách sử dụng bạt che phủ = 12
nghiệm thức; số ô thí nghiệm: 12 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 36 ô; kích thƣớc ô thí
nghiệm: 50 bầu/ô (đƣợc xếp thành năm hàng, mỗi hàng 10 bầu); giâm 1 hom/bầu.
Kích thƣớc thí nghiệm: 50 bầu/ô x 36 ô = 1.800 bầu (không kể dự trữ).
2.5 Chuẩn bị vƣờn ƣơm
Điều kiện vƣờn ƣơm thí nghiệm: vƣờn ƣơm thí nghiệm có diện tích 100 m2 (10
m x 10 m), chiều cao vƣờn ƣơm 2 m, khung vƣờn ƣơm làm bằng gỗ, mái và xung
quanh vƣờn ƣơm đƣợc lợp và che chắn xung quanh bằng lƣới nilon để hạn chế ánh
sáng và gió. Mái che có thể điều chỉnh ánh sáng tự nhiên theo yêu cầu ánh sáng ở từng
giai đoạn giâm hom. Trong vƣờn ƣơm đƣợc lắp đặt hệ thống tƣới nƣớc phun mƣa.
Vƣờn ƣơm đảm bảo điều kiện cho thí nghiệm đƣợc thực hiện.
Bầu nilon màu đen có kích thƣớc 17 -18 x 20 – 30 cm, đục 8 lỗ thoát nƣớc ở
mặt dƣớc của bầu đƣợc phân bổ thành hai hàng, hàng dƣới cách đáy bầu khoảng 2 cm.
Giá thể đƣợc phối trộn, đảo đều bằng tay theo tỷ lệ ¼ đất + ¼ phân chuồng + ¼
mùn dừa + ¼ tro trấu, sau đó cho vào đầy miệng bầu.
Dây lƣơn đƣợc lấy từ các vƣờn hồ tiêu kinh doanh tại huyện Đức Cơ tỉnh Gia
lai, dây đƣợc cắt bằng kéo sắc chuyên dụng, vết cắt xéo cách mắt dƣới từ 0,5 - 1 cm,
cách mắt trên từ 0,5 - 1 cm. hom hai đốt, cắt ½ phiến lá thật thứ nhất và cắt cả cuống
và phiến lá thứ hai (cắt sát lóng); đƣợc cắm vào bầu đến dƣới vị trí đốt thứ hai.
19
Áp dụng chế độ che phủ cho hom tiêu bằng cách che phủ toàn bộ ô thí nghiệm,
chiều cao từ hom lên đến bạt che phủ 30 cm. Mỗi ô cơ sở có kích thƣớc (50 X 50),
giâm 50 hom tiêu mỗi ô. Tƣới nƣớc đẩm 1 – 2 lần/ngày để tạo độ ẩm từ 80% - 90%,
trong quá trình chăm sóc thƣờng xuyên theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của các ô thí
nghiệm 2 ngày/lần và theo dõi vào thời gian lấy số liệu.
2.6 Các chỉ tiêu theo dõi số liệu
Thời gian bắt đầu nảy chồi (chồi đƣợc xem là nảy chồi khi chồi cao 1 cm): khi
có khoảng 10% hom nảy chồi, theo dõi và ghi nhận trên toàn ô thí nghiệm.
Tỷ lệ sống (%) ở 45 NSG, sau đó theo dõi và ghi nhận định kỳ 15 ngày/lần trên
toàn ô thí nghiệm (hom sống là hom không bị chết mắt chết chồi) cho đến khi kết thúc
thí nghiệm.
Tỷ lệ sống = số cây sống trên mỗi ô/50*100
Tỷ lệ nảy chồi ở 45 NSG, theo dõi và ghi nhận định kỳ 15 ngày/lần trên toàn ô
thí nghiệm cho đến khi 100% hom còn sống nảy chồi hoặc kết thúc thí nghiệm.
Tỷ lệ nảy chồi = số cây nảy chồi trên mỗi ô/50*100
Các chỉ tiêu về chồi, thân, lá: Theo dõi cố định các hom ở giữa mỗi ô, không
theo dõi các bầu ở mép ô. Các chỉ tiêu theo dõi:
Hình 2.2 Cách đặt hom tiêu vào bầu
20
Chiều cao chồi (cm): Đƣợc đo từ gốc chồi đến phần hết phần ngọn của chồi,
tiến hành đo ở thời điểm 45 NSG và sau đó định kỳ 15 ngày/lần đến khi kết thúc thí
nghiệm.
Đƣờng kính chồi (mm): Đƣợc đo (sử dụng thƣớc kẹp) và ghi nhận tại vị trí giữa
lóng thứ nhất của chồi ở thời điểm 45 NSG và sau đó đo định kỳ 15 ngày/lần đến khi
kết thúc thí nghiệm.
Số lá thật/chồi (lá/chồi): Đƣợc quan trắc và ghi nhận những lá đã hình thành
đầy đủ phần cuống lá và phiến lá ở thời điểm 45 NSG và theo dõi định kỳ 15 ngày/lần
đến khi kết thúc thí nghiệm.
Kích thƣớc (chiều dài, chiều rộng) lá thứ 3 tính từ ngọn xuống (cm): Chỉ đo và
ghi nhận 1 lần khi xuất vƣờn ở thời điểm 90 NSG.
Các chỉ tiêu về sinh khối và rễ: Tiến hành quan sát, đó đếm các chỉ tiêu về sinh
khối và rễ ở thời điểm 90 NSG (một lần quan sát trên cây ở giữa ô). Các chỉ tiêu theo
dõi:
Trung bình số rễ/cây (rễ/cây) = Tổng số rễ của 5 cây /5.
Trung bình chiều dài rễ dài nhất (cm) =Tổng chiều dài rễ dài nhất của 5 cây/5
(rạch bầu, tƣới nƣớc cho sạch đất đảm bảo rễ không bị đứt).
Sinh khối tƣơi (g/cây): Dùng dao rạch bầu; nhúng bầu trần vào nƣớc để loại bỏ
giá thể; cân toàn bộ các cây theo dõi, tính trung bình.
Sinh khối khô (g/cây): Đem sấy khô các mẫu ở 70oC đến trọng lƣợng không
đổi, sau đó đem cân (sử dụng cân kỹ thuật số), tính trung bình.
Khối lƣợng rễ tƣơi/cây (g/cây): Đƣợc xác định bằng cách cắt hết phần rễ các
cây theo dõi, rửa sạch đất, đặt vào khăn giấy để làm khô nƣớc sau đó đem cân (sử
dụng cân kỹ thuật số) để xác định khối lƣợng rễ tƣơi.
21
Khối lƣợng rễ khô/cây (g/cây): Đƣợc xác định bằng cách lấy hết phần rễ ở các
cây theo dõi đem sấy khô ở 70oC đến khối lƣợng không đổi (sử dụng cân kỹ thuật số)
để xác định khối lƣợng rễ khô.
Khối lƣợng tƣơi/khô của phần trên mặt đất (g/cây) = sinh khối tƣơi/khô (g/cây)
khối lƣợng rễ tƣơi/khô (g/cây).
Hệ số chất lƣợng Dickson (1960)
DQI = {TDM/[(PH/SD)+(DMAP/DMRS)]}
Trong đó: DQI: Hệ số chất lƣợng Dickson; TDM: Tổng khối lƣợng chất khô của
hom (g/hom); PH: Chiều cao cây (cm); SD: Đƣờng kính thân (mm); DMAP: Khối
lƣợng chất khô trên mặt đất (thân, lá) (g/hom); DMRS: Khối lƣợng rễ khô (g/hom).
Về sâu bệnh hại: Ghi nhận thành phần và mức độ gây hại của các loại sâu bênh
hại chính trong thời gian thí nghiệm ở cả vƣờn thí nghiệm 90 NSG.
Tỷ lệ cây con xuất vƣờn ở 90 NSG (%): Ghi nhận và đánh giá 1 lần về tỷ lệ cây
con đạt tiêu chuẩn xuất vƣờn ở 90 NSG.
Lƣợng toán giá thành cây con (bầu, giá thể, hom hồ tiêu, phân bón).
2.7 Kỹ thuật chăm sóc hom tiêu sau giâm (theo 10 TCN 559-2002 - Bộ NN&PTNT,
2002)
Tiến hành tƣới nƣớc đủ ẩm cho giá thể trƣớc khi cắm hom tiêu. Hom tiêu sau
khi cắt, đƣợc đem cắm ngay vào bầu giá thể. Khi giâm ta cắm hom tiêu theo chiều
thẳng đứng vào trong giá thể.
Chăm sóc hom tiêu sau giâm vào giá thể: thƣờng xuyên tƣới nƣớc đủ ẩm, định
kỳ tƣới 1 – 2 lần/ngày tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết cụ thể trong từng ngày.
Sau giâm 40 ngày tiến hành tƣới phân NPK (16-16-8 với 0,2 kg/40 lit nƣớc/lần
tƣới), ngâm phân hóa học vào nƣớc để cho tan hoàn toàn rồi mới tiến hành tƣới, sau
khi tƣới phân xong cần tƣới lại bằng nƣớc để tránh cháy lá, tiếp tục tƣới NPK ở 70
NSG, 80 NSG với liều lƣợng nhƣ trên.
22
Thƣờng xuyên nhổ cỏ trên bầu; nếu đất trong bầu bị gí chặt phải bóp quanh
miệng bầu hoặc xới xáo để phá váng.
2.8 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu quan trắc đƣợc tính trung bình (theo ô) theo phần mềm Microsoft
Office Excel.
Sử dụng phầm mềm SAS để xử lý phân tích ANOVA và trắc nghiệm phân hạng
LSD mức ý nghĩa α = 0,05, đánh giá sự ảnh hƣởng của các loại hom giống, chế độ che
phủ đế khả năng giâm hom tiêu trong vƣờn ƣơm.
23
DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Dự kiến kết quả đạt đƣợc
Xác định đƣợc vị trí hom và ảnh hƣởng chế độ che phủ trong nhân giống hồ
tiêu bằng phƣơng pháp giâm hom trong vƣờn ƣơm.
Dự kiến tiến độ thực hiện
Thí nghiệm đƣợc thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016
Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015 viết đề cƣơng, chuẩn bị vƣờn
ƣơm, giống các bƣớc tiến hành.
Ngày 25 tháng 10 năm 2015 tiến hành xuống giống, tiếp theo chăm sóc tƣới
nƣớc. sau 30 ngày sau khi xuống giống tiến hành theo dõi chỉ tiêu lần đầu nhằm ngày
24 tháng 11 năm 2015,
Dự kiến kết thúc đề tài vào ngày 25 tháng 1 năm 2015, sau đó tiến hành viết đề
tài và báo cáo kết quả.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. B. Abbasi, A. Nisar, F. Hina, and M. Tariq, 2010. Conventional and modern
propagation techniques in Piper nigrum. Journal of Medicinal plants Research
Vol. 4 (1), pp. 007-012.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2002. Quy trình kỹ thuật nhân giống
vô tính tiêu bằng phương pháp giâm hom thân. Tiêu chẩn ngành 10 TCN 559-
2002.
3. R. Cabangbang, 1988. Studies on the propagation of black peper by cuttings.
Philippine Journal of Crop Science. Supplement No. 1 v. 13 p. 3.
4. Nguyễn An Dƣơng, 2001. Trồng tiêu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 48 trang.
5. K. Liew, and R. Wan, 1986. Studies on the propagation method of peper, Piper
nigrum var. Kuching.
6. Phạm Quốc Sủng, 2000. Tìm hiểu về trồng và chăm sóc cây hồ tiêu. Nhà xuất
bản Nông Nghiệp. 38 trang.
7. Phạm Hữu Trịnh (chủ biên), Vũ Đình Thắng, Trần Thị Mai, Bùi Đắc Tuấn, 1987.
Kỹ thuật trồng tiêu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 156 trang.
8. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam,
9. Food and Agriculture Ogranization (Tổ chức Nông Lƣơng),
10. S. Parathasarathy, 2002. Protocol for black peper (Piper nigrum L.) micro
propagation.
11. P. Rajeev and S. Devasahayam, 2005. Black peper. Parathasarathy, Director,
Indian Institute ofSpices Research, 20 pages.
12. Trần Đình Ân, Trần Kim Loang, Đào Thị Lan Hoa, 2008. Kỹ thuật trồng, thâm
canh, chế biến và bảo quản Hồ tiêu. Tài liệu tập huấn, 87 trang.
13. Trần Văn Hoà, 2001. Trồng tiêu thế nào cho hiệu quả. Nhà xuất bản trẻ, 123
trang.
14. Trƣơng Xuân Phú, 2012. Xác đinh quy cách hom, kích thích sinh trưởng và giá
thể giâm hom tiêu trong vườn ươm tại huyện ĐẮKR’ LẤP. Luận văn thạc sỹ
khoa học Nông Nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
25
15. Phạm Thị Duyên, 2011. Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến sự ra ra rể của
hom tiêu trong quá trình nhân giống 4 giống tiêu Vĩnh Linh, Lộc Ninh, Tiêu Sẻ
và Tiêu Trâu. Luân văn tốt nghiệp kỷ sƣ nông học, đại học Nông Lâm TPHCM.
16. Huỳnh Văn Thạch, 2011. ảnh hưởng của chế độ che đến sự ra rể của các loại
hom tiêu trong quá trình nhân giống tiêu Vĩnh Linh. Tại huyện chuprong, gia
lai. Luân văn tốt nghiệp kỷ sƣ nông học, đại học Nông Lâm TPHCM.
17. Mai Văn Trị, 2007. Một biện pháp nhân giống hồ tiêu nhanh. Trung Tâm
Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Đông Nam Bộ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_tot_nghiep_0918.pdf