Khóa luận Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

- Doanh nghiệp xuất khẩu cần phải biết về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành do cam kết trả tiền L/C được thực hiện bởi chính ngân hàng phát hành chứ không phải doanh nghiệp nhập khẩu. Do vậy, việc biết được chắc chắn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo khả năng thu được tiền bán hàng của doanh nghiệp xuất khẩu. Để biết được khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, doanh nghiệp xuất khẩu cần yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, bởi trong hoạt động nghiệp vụ, các ngân hàng luôn thực hiện việc cập nhật thông tin c ủa các ngân hàng khác trên thế giới. Bên cạnh đó, để lường trước rủi ro, trước khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu nên đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu tư vấ n về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành cũng như các điều khoản cụ thể trong L/C nhằm tránh trường hợp khi nhận được L/C mới đi tư vấn, như vậ y thì đã quá muộn. - Theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, do đó doanh nghiệp xuất khẩu có thể giao hàng không đúng như hợp đồng thương mại quốc tế nhưng lập bộ chứng từ phù hợp với L/C thì vẫn thanh toán được tiền từ ngân hàng phát hành L/C. Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy rằng đã có một số trường hợp xuất hiện chứng từ giả mạo mà UCP lại cho phép các ngân hàng miễn trách về chứng từ giả mạo, bởi thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện được chứng từ giả mạo. Chính vì vậy, để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ đối tác, giám sát chặt chẽ lô hàng, quá trình giao hàng cũng như có những quy định cụ thể đối với bộ chứng từ xuất trình.

pdf82 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4925 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏa mãn được tính chân thực bề goài của thư tín dụng hoặc yêu cầu sửa đổi thư tín dụng” - Điều 9f UCP 600. Nếu ngân hàng thông báo không thận trọng trong vấn đề này thì rất dễ xảy ra tranh chấp. Liên quan đến ngân hàng thông báo, loại tranh chấp thường do ngân hàng không làm đùng trách nhiệm của mình như thông báo một thư tín dụng thiếu tính chân thật bề ngoài hay không thông báo cho người thụ hưởng về sự từ chối thông báo thư tín dụng của mình. Sai sót cũng có thể xảy ra do trong quá trình truyền dữ liệu từ ngân hàng phát hành tới ngân hàng thông báo nhưng theo điều 35 UCP 600 thì cả hai ngân hàng đều được miễn trách với lỗi này nên tranh chấp tất yếu sẽ xảy ra. 52 2.2.2 Các nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp trong hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam 2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan từ bản thân UCP 600 và ISBP 681 So với UCP 500 rõ ràng UCP 600 đã hạn chế được một số những bất cập nhất định. Tuy nhiên, dù trên cơ sở lý luận hay thực tiễn thì bản thân UCP 600 cũng tồn tại những điểm hạn chế không thể tránh khỏi và là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới các tranh chấp trong hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam + Điều 7 (b) UCP 600 chỉ ra thời điểm cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành có hiệu lực là từ thời điểm ngân hàng phát hành thư tín dụng nhưng lại chưa định nghĩa thế nào là thời điểm phát hành tín dụng và thời điểm nào được coi là tín dụng đã phát đi do đó các bên hoặc là dựa vào ngày phát hành ghi trong nội dung thư tín dụng hoặc là dựa vào ngày phát bức điện MT 700…Việc vận dụng quá nhiều cách hiểu cho một khái niệm tất yếu sẽ làm phát sinh tranh chấp khi mỗi bên hiểu theo một kiểu và ai cũng có cái lý của mình vì UCP 600 hoàn toàn không đề cập tới vấn đề này. + Điều khoản về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ Điều 14 (d) UCP 600: “Dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt như dữ liệu của tín dụng, của bản thân của chứng từ và của thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ chứng từ quy định khác hoặc với tín dụng”. Quy định này thật sự rất mơ hồ và khó hiểu để xác định xem các chứng từ có mâu thuẫn hay không và nhiều khi việc quyết định đó lại dựa trên sự nhạy cảm của người kiểm tra chứng từ. Ví dụ một trường hợp ngân hàng phát hành bắt lỗi trong trường điện tử 45A SWIFT MT 700 về mô tả hàng hóa của L/C ghi điều kiện giao nhận hàng là FCL/FCL, nhưng trên vận đơn lại ghi là 53 CY/CY; người xuất khẩu cho rằng FCL/FCL là nhận nguyên công tại cảng đi và giao nguyên công tại cảng đến và CY/CY là nhận tại Bãi container cảng đi giao tại Bãi container cảng đến là hoàn toàn giống nhau, không thể coi là sự khác biệt được trong khi ngân hàng lại giải thích FCL/FCL và CY/CY là khác biệt nhau vì FCL là viết tắt của nhóm từ Full Container Load và CY là viết tắt của nhóm từ Container Yard - hai nhóm từ này hoàn toàn khác nhau, nếu xét theo nguyên tắc kiểm tra bề mặt của các chứng từ quy định trong UCP 600. Như vậy, chính sự mập mờ trong quy định của UCP 600 mà tranh chấp trên thực tế đã xảy ra. Điều 14 (c) UCP 600: “Việc xuất trình một hoặc nhiều bản gốc các chứng từ vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 phải do người thụ hưởng hoặc người thay mặt thực hiện không muộn hơn 21 ngày theo lịch sau ngày giao hàng như mô tả trong các quy tắc này, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của tín dụng” nhưng Điều 21 (b) ISBP 681 lại quy định: “Các chứng từ đến chậm có thể chấp nhận” là chứng từ xuất trình sau 21 ngày dương lịch kể từ ngày giao hàng nhưng phải xuất trình không muộn hơn ngày hết hạn xuất trình quy định trong Thư tín dụng”. Rõ ràng ở đây có sự không tương thích giữa 2 văn bản pháp lý gây khó khăn trong việc kiểm tra tính hợp lý của bộ chứng từ. + Chứng từ vận tải đa phương thức Điều 19 UCP 600 một chứng từ vận tải đa phương thức phải “dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau”. Song trên thực tế chứng từ vận tải đa phương thức vẫn được áp dụng đối với hành trình chỉ sử dụng phương thức vận chuyển đường bộ. Vậy trong trường hợp đó nó có thuộc đối tượng điều chỉnh của UCP 600 hay không? Đây là một trong những nguyên nhân từ bản thân của UCP 600 làm cho hoạt động TTQT bằng L/C gặp phải những tranh chấp không đáng có nếu có quy định cụ thể. 54 Tương tự với Vận đơn của người giao nhận, UCP 600 hoàn toàn không có một điều khoản riêng nào cho forwarder B/L vì vậy nếu người xuất khẩu tiến hành gửi hàng cho người giao nhận thì vận đơn của người giao nhận có được ngân hàng chấp nhận không? 2.2.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng  Nguyên nhân chủ quan + Do ngân hàng hiểu và vận dụng UCP không chính xác UCP 600 ICC có hiệu lực từ tháng 7/2007 và cho đến nay chưa có nhiều vụ tranh chấp được giải quyết dựa trên UCP 600 nhưng từ những vụ tranh chấp do UCP 500 điều chỉnh trong thực tế có thể thấy được một trong những nguyên nhân là do chính các ngân hàng cũng chưa hiểu cặn kẽ UCP để có sự vận dụng hợp lí. Trong đó bao gồm: - Do bản chất UCP chỉ là một bộ tập quán quốc tế chứ không phải là một điều luật quốc tế cộng với việc khi phát hành L/C nhiều ngân hàng đã không dẫn chiếu đến UCP làm nguồn luật áp dụng nên khi xảy ra tranh chấp chính các bên lại không thỏa thuận được luật áp dụng nên dẫn tới tranh chấp về nguồn luật áp dụng. Hoặc cũng có thể L/C có dẫn chiếu UCP nhưng do tính chất pháp lý tùy ý nên khi áp dụng vào thực tế quan hệ kinh tế quốc tế thì vẫn phải tôn trọng luật lệ và tập quán của quốc gia nơi diễn ta giao dịch chứ không phải ngược lại. Nếu các bên không hiểu nguyên tắc này sẽ không thể giải quyết được tranh chấp khi có xung đột luật diễn ra giữa UCP và luật quốc gia. Liên quan tới vấn đề dẫn chiếu UCP, nhiều ý kiến cho rằng khi L/C được gửi đi bằng điện thì không cần phải có điều khoản dẫn chiếu UCP trong L/C. Lý do đưa ra là khi các ngân hàng truyền tin qua hệ thống SWIFT – Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng (The society for Worldwide Interbank Fianancial Telecommunication) để phát hành thư tín dụng phải sử dụng mã SWIFT MT đầu 7 được thiết kế tương thích với UCP 600. Nhưng trên thực tế 55 thì UCP 600 và SWIFT là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế mà trong hướng dẫn áp dụng mã MT 700&701 của Ủy ban tài chính thương mại của Hiệp hội SWIFT có ghi: “Trừ khi có quy định khác, Thư tín dụng được phát hành tuân thủ bản UCP đang có hiệu lực vào ngày phát hành. Ngân hàng thông báo phải thông báo cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng thông báo khác nếu Thư tín dụng dẫn chiếu đến ICC UCP” - (Unless otherwise specified, the Documentary Credit is issued subject to UCP, ICC, which are in effect on the date of issue. The Advising bank must inform the Beneficiary or another Advising bank when the credit is subject to the ICC UCP). - Nhiều ngân hàng chưa hiểu đúng những quy định của UCP về các tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ, chẳng hạn như cách hiểu đúng thế nào là bộ chứng từ hợp lệ, chứng từ gốc... Chẳng hạn, có ngân hàng hiểu rằng chứng từ gốc phải có kí hiệu “original”. Nhưng UCP 600 thì không cần thiết phải như vậy nên đã nảy sinh tranh chấp khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng từ hợp lệ. - UCP 600 có nhiều thay đổi so với UCP 500 – một bản quy tắc đã được sử dụng 14 năm trước khi có UCP 600. Do đó nhiều cán bộ ngân hàng đã quen với bộ tập quán cũ và không tìm hiểu kĩ sự thay đổi giữa hai bản quy tắc này nên đôi lúc có sự nhầm lẫn giữa các quy định của hai bộ tập quán dẫn tới sai sót trong quá trình kiểm tra chứng từ cũng như từ chối chứng từ. + Do các ngân hàng không làm hết trách nhiệm của mình Trong số những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp trong phương thức tín dụng chứng từ không thể không kể đến nguyên nhân đến từ chính những yếu kém trong chức trách làm việc của ngân hàng. Một phần là vì UCP 600 cũng như UCP 500 đều có điều khoản miễn trách cho các ngân hàng. Do đó ngân hàng thường dựa vào điều khoản này để thoái thác trách nhiệm mà lẽ ra họ phải gánh chịu do sơ suất hay bất cẩn của mình. Và cũng vì điều khoản 56 này nên nhiều ngân hàng đã làm việc thiếu trách nhiệm. Chẳng hạn như với ngân hàng phát hành thì UCP 600 có điều 34 miễn trách về tính hợp lệ của chứng từ, tức là các ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với hình thức, sự đầy đủ, tính chính xác…của chứng từ cộng với việc có nhưng khách hàng kí quĩ 100 % thì ngân hàng thường giải ngân tài khoản của khách hàng trước khi tranh chấp được giải quyết do đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. + Hiệu quả chương trình đào tạo về UCP 600 chưa cao Mặc dù các ngân hàng đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng trước khi chính thức áp dụng bộ tập quán mới: đào tạo nhân lực, tổ chức hội thoat giúp các thanh toán viên làm quen với UCP 600 và ISBP 681…nhưng hiệu quả đào tạo còn chưa cao. Nguyên nhân là do việc đào tạo về UCP 600 chỉ mới tập trung ở hội sở chính mà chưa triển khai tới toàn bộ các chi nhánh cấp I và II, chất lượng đào tạo cũng chưa sâu do hạn chế về thời gian địa điểm, nguồn lực.  Nguyên nhân khách quan + Do sự phức tạp của quy trình – kỹ thuật thanh toán bằng L/C So với các phương thức khác được áp dụng trong TTQT như chuyển tiền, ghi sổ…thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu viêt nhất nhưng cũng có một quy trình nghiệp vụ phức tạp nhất. Nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia nên quy trình nghiệp vụ của phương thức này rất chặt chẽ và bao gồm nhiều bước. Nếu thiếu sự thận trọng trong bất cứ một khâu nào đều có thể dẫn tới những sai sót và tranh chấp có thể xảy ra. Ngoài ra, trong phương thức tín dụng chứng từ các chủ thể tham gia không chỉ dừng lại ở con số 4 mà mở rộng ra nhiều chủ thể khác như ngân hàng chiết khấu, ngân hàng hoàn trả tiền, ngân hàng thông báo thứ 2… làm quy trình trở nên phức tạp hơn rất nhiều, càng nhiều mối quan hệ cần điều chỉnh thì cũng càng nhiều tranh chấp có thể xảy ra. 57 Với một số loại L/C đặc biệt như: L/C xác nhận, L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn…thì rất ít ngân hàng có một quy trình nghiệp vụ cụ thể theo đúng tinh thần của UCP 600 và ISBP 681. Hầu hết các ngân hàng đều quy định “tuân theo ISBP 681” nhưng lại chưa nêu rõ bước quy định nghiệp vụ cụ thể cho quá trình kiểm tra. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho các thanh toán viên trong quá trình kiểm tra chứng từ để xem xét tính phù hợp của các chứng từ với UCP 600 và ISBP 681 cũng như với các điều khoản cụ thể trong L/C. 2.2.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ người xuất khẩu và người nhập khẩu. Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nguyên nhân dẫn tới tranh chấp thường là do sai sót chứng từ trong hoạt động TTQT bằng L/C, cụ thể: - Doanh nghiệp xuất - nhập khẩu thiếu hiểu biết về giao dịch bằng L/C cũng như các văn bản pháp luật quốc tế liên quan điều chỉnh về vấn đề thanh toán quốc tế và mua bán hàng hoá quốc tế như UCP, ISBP, Incortems…. - Trong doanh nghiệp xuất - nhập khẩu không có bộ phận chuyên trách và quy trình giao dịch bằng L/C hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiệm và hoạt động không hiệu quả. - Trong quá trình soạn thảo L/C, doanh nghiệp xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi lập bộ chứng từ như lỗi cẩu thả của nhân viên văn phòng, của văn thư về đánh máy, in vấn và được biết đến là “sai lầm 3 C” bao gồm các lỗi như: Lỗi không chính xác (not correct); lỗi không hoàn chỉnh (not complete); lỗi không nhất quán (not consistant). + Nguyên nhân từ người nhập khẩu chủ yếu trong các trường hợp sau - Trong lúc ký hợp đồng người nhập khẩu sơ suất chấp nhận những điều kiện ko chặt chẽ, không có lợi cho mình nên bị người nhập khẩu lợi dụng sơ hở giao hàng kém phẩm chất khiến người nhập khẩu không muốn nhận hàng, yêu cầu ngân hàng tạm ngừng thanh toán. 58 - Người nhập khẩu khi thấy giá cả của mặt hàng mà mình nhập về giảm đột ngột nên không có thiện chí muốn nhận hàng đã cố tìm ra những sai sót của bộ chứng từ để từ chối thanh toán và sự bắt lỗi này đôi khi không hợp lý nên dẫn tới tranh chấp. - Người nhập khẩu ngay từ đầu đã có ý lừa đảo, đã lập yêu cầu mở L/C rồi và đến khi ngân hàng đã phát điện lại tự động gửi thông báo sửa đổi L/C mà không cho ngân hàng phát hành biết, làm cho người thụ hưởng làm theo L/C sửa đổi nên không được ngân hàng phát hành thanh toán. + Nguyên nhân từ người xuất khẩu chủ yếu trong các trường hợp sau - Do người xuất khẩu không kiểm tra kỹ L/C nên đã chấp nhận một L/C có những điều khoản bất lợi cho mình như điều khoản trái với thực tiễn hay hợp đồng, điều khoản bị người mua khống chế hoặc điều khoản mà mình không thực hiện được. - Do người xuất khẩu lợi dụng đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ là các ngân hàng chỉ làm việc trên cơ sở chứng từ nên đã lập ra bộ chứng từ giả mạo nhưng hợp lệ, buộc các ngân hàng phải thanh toán trong khi đó lại không giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng quy định trong hợp đồng. 2.2.2.4 Nguyên nhân từ môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật + Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng còn thiếu và nhiều bất cập Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước khác chưa có luật riêng điều chỉnh hoạt động TTQT bằng L/C. Tuy nhiên, với các trường hợp không có luật quốc gia điều chỉnh Việt Nam cho phép áp dụng tập quán quốc tế thậm chí là luật nước ngoài. Ví dụ như Khoản 1 và 2 Điều 5 Luật Thương Mại 2005 có quy định : “Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế 1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại 59 quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Nhưng trên thực tế UCP 600 và ISBP 681 vẫn chỉ là các thông lệ quốc tế nên không quy định rõ mức xử lý khi có vi phạm. Do Việt Nam thiếu những quy định pháp lý điều chỉnh cụ thể mối quan hệ của người nhập khẩu,người xuất khẩu và các ngân hàng trong giao dịch sử dụng phương thức tín dụng chứng từ nên đã hạn chế các quyết định của trọng tài quốc tế với việc xử kiện các tranh chấp liên quan tại Việt Nam. + Các văn bản quy định về công tác thuế quan, xuất nhập khẩu, hải quan của Việt Nam chưa ổn định, thay đổi đột ngột đã gián tiếp ảnh hưởng công tác thanh toán quốc tế. Ví dụ: L/C được mở, doanh nghiệp chuẩn bị nhận hàng, bất ngờ nhà nước tăng thuế nhập khẩu làm doanh nghiệp tìm lý do từ chối nhận hàng dẫn tới tranh chấp phát sinh. + Những thay đổi pháp lý và chính trị tại các nước như lệnh cấm vận cũng là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp trong hoạt động TTQT bằng L/C. Có thể thấy các tranh chấp phát sinh trong phương thức tín dụng chứng từ liên quan đến các bên rất đa dạng và khó tránh khỏi, điều quan trọng là rút ra được bài học kinh nghiệm để hạn chế và phòng ngừa tranh chấp xảy ra. 2.2.3 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C 2.2.3.1 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động TTQT bằng L/C Mặc dù UCP 600 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 nhưng trước khi UCP 600 có hiệu lực, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đã 60 chuẩn bị tinh thần làm quen và ứng dụng UCP ngay khi UCP 600 có hiệu lực. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIBank) đã mở lớp đào tạo cán bộ cho về UCP mới, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ theo bản sửa đổi lần thứ VI của ICC. Và thực tế là ngay sau khi UCP 600 có hiệu lực, VIBank đã thông báo với khách hàng của mình là VIBank chính thức áp dụng UCP 600 và phòng dịch vụ khách hàng của VIBank sẵn sàng tư vấn cho khách hành về bản UCP mới và những điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng UCP 600. Bên cạnh đó VIBank cũng tổ chức một buổi hội thảo giới thiệu bộ tập quán quốc tế mới (UCP 600) đến các doanh nghiệp. Trong cuộc hội thảo VIBank đã cố gắng giới thiệu một cách ngắn gọn, thật hàm súc và dễ hiểu nhất từ bộ tập quán mới đến các doanh nghiệp. Hội thảo của VIB có mặt hơn 200 doanh nghiệp là bạn hàng quen thuộc của VIBank diễn ra vào ngày 15/11/2007. Sau khi UCP 600 bắt đầu có hiệu lực, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Military Bank) cũng bắt đầu hướng khách hàng sử dụng UCP 600 thay cho UCP 500. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ban đầu muốn sử dụng UCP 500 vì đã quen thuộc với bản điều lệ này, lại chưa có thời gian để tìm hiểu kĩ về UCP 600 chỉ thấy duy nhất điểm khác biệt là phải thanh toán sớm hơn cho nhà xuất khẩu, tuy nhiên sau khi các Thanh toán viên tư vấn đều dần dần chuyển sang UCP 600. Tính đến tháng 9 năm 2007 hầu như tất cả các thư tín dụng phát hành qua ngân hàng quân đội đều sử dụng UCP 600. Trong thời gian này ngân hàng Quân đội vẫn triển khai kế hoạch đào tạo của mình. Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2007 ngân hàng Quân đội đã tổ chức được 3 khóa học cho Thanh toán viên tại Đại học Ngoại thương Hà Nội và Học viện Ngân hàng, tham gia khoảng 10 buổi hội thảo cùng các ngân hàng nước ngoài, tổ chức đào tạo cho Thanh toán viên và cán bộ quan hệ khách hàng về UCP 600 và ISBP 600, tổ chức nhiều hội thảo UCP 600 cho các doanh nghiệp Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. 61 Cho đến thời điểm này khi mà UCP 600 và ISBP 681 đã chính thức có hiệu lực được hơn 2 năm, hầu hết các ngân hàng thương mại đều đã áp dụng bản quy tắc mới và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đã bắt đầu quen với bản quy tắc mà từ trước đến nay được coi là “khó hiểu” của ICC. Từ tình hình áp dụng UCP 600 và ISBP 681 của một số ngân hàng thương mại ở trên ta có thể đưa ra một vài đánh giá chung nhất như sau:  Ưu điểm: Trước khi UCP 600 và ISBP 681 có hiệu lực các ngân hàng thương mại đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, triển khai bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho các cán bộ về bộ tập quán quốc tế mới (VIBank, MB…) đồng thời cũng giới thiệu tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu và làm quen để khỏi bỡ ngỡ khi ngân hàng chính thức áp dụng vào hoạt động thanh toán. Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đã nghiên cứu tìm hiểu và ứng dụng bộ tập quán quốc tế mới. Mặc dù bộ tập quán quốc tế mới vẫn còn một số điều khó hiểu và chưa quy định cụ thể, song các ngân hàng thương mại cũng đã biết cụ thể hóa trong quy trình nghiệp vụ của mình (UCP chỉ quy định thời gian kiểm tra bộ chứng từ cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng). Tuy nhiên các ngân hàng đã phân chia thời gian ấy cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ thực tế của mình: 2 ngày để thanh toán viên kiểm tra, thời gian còn lại để Kiểm soát viên kiểm tra (quy định của Techcombank); 3 ngày cho thanh toán viên kiểm tra (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Một điểm đáng khích lệ ở đây đó là mặc dù UCP 600 chưa có quy định cụ thể về ngày tiếp nhận chứng từ, song để tạo điều kiện thuận lợi cho các thanh toán viên trong quá trình điều tra, một số ngân hàng thương mại đã quy định về ngày tiếp nhận chứng từ (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Kỹ Thương)  Hạn chế: 62 Mặc dù một số ngân hàng thương mại đã có sự chuẩn bị kĩ càng về nhân lực, nghiệp vụ phù hợp với những thay đổi của UCP. Tuy nhiên khi chính thức áp dụng UCP vẫn còn một số hạn chế như sau: Do thời gian chuẩn bị bị hạn chế nên mặc dù đã có sự chuẩn bị trước song một số ngân hàng thương mại vẫn chưa kịp có những điều chỉnh quy trình nghiệp vụ của mình theo UCP mới (Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank) Mặc dù đã tổ chức và mở rất nhiều khóa đào tạo cho nhân viên về UCP 600 và ISBP 681, tuy nhiên chất lượng đào tạo còn chưa cao, các thanh toán viên vẫn chưa hoàn toàn nắm đước bộ tập quán mới để vận dụng nó vào quy trình nghiệp vụ hàng ngày của mình. Bản thân UCP 600 và ISBP 681 vẫn còn có một số bất đồng, có thể kể đến ở đây là Điều 21 ISBP 681 và Điều 14 UCP 600. Theo Điều 14c của UCP 600 việc xuất trình nhiều hoặc một bản gốc các chứng từ vận tải theo Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25, phải do người thụ hưởng hoặc người thay mặt thực hiện nhưng không được muộn hơn 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng quy định trong các quy tắc này, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của tín dụng. Nhưng theo Điều 21 của ISBP 681 thì ta có thể hiểu là xuất trình sau 21 ngày dương lịch kể từ ngày giao hàng, nhưng không muộn hơn ngày hết hạn xuất trình. Do vậy, nếu các ngân hàng chỉ quy định chung chung rằng: Việc kiểm tra tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 sẽ rất dễ xảy ra sai sót khi kiểm tra bộ chứng từ thanh toán vẫn còn sự không tương thích giữa UCP 600 và ISBP 681. Những ngân hàng đã áp dụng UCP mới thì mới chỉ điều chỉnh được quy trình theo UCP 600 ở một số loại thư tín dụng: Tín dụng không hủy ngang, tín dụng không hủy ngang có xác nhận. Còn với một số loại thư tín dụng đặc biệt như: thư tín dụng chuyển nhượng, thư tín dụng giáp lưng… thì chưa cập nhật được những nội dung mới trong quy trình để phù hợp với UCP 600. 63 2.2.3.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp trong trong TTQT bằng L/C tại Việt Nam Vấn đề tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng là không thể tránh khỏi. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế của mỗi quốc gia, sự phát triển nhanh, mạnh của công nghệ thông tin là những tác nhân vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới từng khâu trong mỗi nghiệp vụ giao dịch thương mại quốc tế trong đó có thanh toán quốc tế. Có những nhân tố tác động tích cực giúp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế như việc thống nhất các nguồn luật áp dụng cho các phương thức thanh toán (UCP 600 cho phương thức tín dụng chứng từ; URC 522 ICC cho phương thức nhờ thu…); vấn đề chuẩn hóa dần bộ chứng từ trong các giao dịch thanh toán quốc tế… Tuy nhiên vẫn tồn tại mặt trái của nhân tố tích cực nói trên. Đó là, nhiều tranh chấp có thể phát sinh khi các bên hiểu sai nội dung các điều khoản của luật, vận dụng theo suy diễn chủ quan hoặc quá thiên về quyền lợi riêng của mình và vi phạm nghĩa vụ một cách vô lý. Đa phần các tranh chấp xảy ra trong thanh toán bằng L/C được giải quyết thông qua hình thức thương lượng hoặc hòa giải. Một số khác được đưa ra Trung tâm Trọng tài xét xử, một số vụ được giải quyết tại trung tâm trọng tài quốc tế ở nước ngoài. So với giai đoạn trước đây (năm 1998-2001) số vụ kiện do Trung tâm thụ lý trong giai đoạn từ năm 1998-2001, Trung tâm Trọng tài Quốc tế đã thụ lý 74 vụ kiện, trong đó đã xét xử ra phán quyết 52 vụ, ra quyết định công nhận kết quả hòa giải 9 vụ, nguyên đơn rút đơn 13 vụ. Theo VIAC hiện nay, tới 80% các vụ tranh chấp thương mại xảy ra là có yếu tố nước ngoài, trên 80% nội dung tranh chấp liên quan đến các điều khoản trong hợp đồng mua bán, còn lại là các lĩnh vực như xây dựng, công nghệ thông tin, phân phối, hợp tác kinh doanh. 64 Trị giá tranh chấp bình quân mỗi vụ việc là 216.809 USD/vụ. 5 quốc gia liên quan nhiều nhất đến các vụ tranh chấp thương mại với doanh nghiệp Việt Nam là Mỹ, Anh, Malaysia, Trung Quốc và Hàn Quốc Từ các vụ tranh chấp đã và đang thụ lý có thể nhận thấy: - Hầu hết các bên tranh chấp có yếu tố nước ngoài chiếm khoảng 90%, còn lại khoảng 10% là các tranh chấp giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng này chưa phản ánh đúng thực tế các giao dịch thương mại đang diễn ra hiện nay, trong đó nguyên nhân khách quan chủ yếu là do hệ thống pháp luật trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay thiếu đồng bộ, thiếu khả thi. - Đối tượng tranh chấp chủ yếu vẫn là các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng dịch vụ (chiếm 90%). - Nội dung tranh chấp phổ biến là không giao hàng, giao hàng chất lượng kém, giao hàng chậm, thiếu, tranh chấp về thanh toán, giám định. 65 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG L/C VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ UCP 600 VÀ ISBP 681 TẠI VIỆT NAM 3.1 Định hƣớng chiến lƣợc hoàn thiện hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam 3.1.1 Định hƣớng chiến lƣợc hoàn thiện hoạt động TTQT nói chung Xuất phát từ thực tế hoạt động thanh toán quốc tế trong thời gian qua cùng các mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước, hoạt động TTQT bằng L/C cần phải được tiến hành theo một định hướng cụ thể phù hợp với bối cảnh mở cửa của đất nước như sau: - Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng hoạt động TTQT, đảm bảo yêu cầu phục vụ đa dạng các loại hình đối tượng khách hàng là Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, cá nhân bằng các sản phẩm và dịch vụ phong phú thích hợp với từng loại đối tượng. Phấn đấu đưa trình độ nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại bắt kịp các chuẩn mực quốc tế và tập quán ngân hàng quốc tế trong từng lĩnh vực - Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế kể cả mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới đặc biệt là các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của Việt Nam sang các nước này. Phấn đấu nâng cao tỷ trọng phí dịch vụ TTQT trong tổng nguồn thu của các ngân hàng. - Hoạt động TTQT không tách rời các mảng hoạt động khác của ngân hàng như tín dụng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ…Xây dựng những chiến lược tổng 66 thể về chính sách khách hàng, marketing… tạo điều kiện phát triển toàn diện cho hệ thống ngân hàng nói chung cũng như mảng TTQT nói riêng. 3.1.2 Xu hƣớng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại các ngân hàng thƣơng mại Theo thống kê, ban đầu có rất ít ngân hàng áp dụng UCP 600 (tính đến tháng 9/2007 mới chỉ có 2 ngân hàng áp dụng là Ngân hàng Quân đội và Ngân hàng Thương mại quốc tế nhưng cho tới nay hầu hết các ngân hàng đã sử dụng bộ tập quán mới này trong hoạt động TTQT bằng L/C của mình Chính vì việc sử dụng UCP 600 và ISBP 681 tại các ngân hàng đã tạo ra một xu hướng mới cho các bên tham gia hoạt động TTQT bằng L/C là vẫn tiếp tục tuân theo các quy định của UCP 600 và ISBP 681. Tuy nhiên khi áp dụng bộ tập quán mới các ngân hàng đều phải có sự thay đổi quy trình nghiệp vụ phù hợp với UCP 600 và ISBP 681 nhưng vẫn có một số điều chỉnh riêng với từng ngân hàng cho phù hợp. Ví dụ như UCP 600 quy định các ngân hàng có 5 ngày làm việc ngân hàng để kiểm tra bộ chứng từ thì BIDV dành 3 ngày cho thanh toán viên, 2 ngày còn lại đẻ kiểm soát viên và lãnh đạo kiểm tra lại kết quả của thanh toán viên, Techcombank lại chỉ dành cho thanh toán viên kiểm tra bộ chứng từ. Những định hướng trên dù ít hay nhiều đều là một định hướng tốt để tăng cường hoạt động TTQT bằng L/C theo UCP 600 và ISBP 681. 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam Từ định hướng phát triển hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam cũng như xu hướng áp dụng UCP 600, khóa luận xin đề xuất một vài giải pháp khắc phục những hạn chế bất cập khi áp dụng UCP 600 và ISBP 681 để nâng cao hiệu quả áp dụng bộ tập quán trong TTQT bằng L/C. 67 3.2.1 Các giải pháp mang tính chất vĩ mô 3.2.1.1 Về phía Ủy ban Ngân hàng thuộc ICC Mặc dù UCP 600 và ISBP 681 mới chính thức được sử dụng từ năm 2007 nhưng bản thân chúng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Do vậy về phía Ủy ban Ngân hàng thuộc ICC nên thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra về thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trên thế giới cũng như trao đổi, lắng nghe ý kiến của những chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến ngoại thương như: vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, tránh những sai sót từ việc hiểu không đúng các quy tắc trong UCP. Tất nhiên, hiện nay UCP 600 đã chính thức có hiệu lực thì sự thay đổi điều khoản là không thể song nếu có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, chi tiết thì sẽ hạn chế được phần lớn các sai sót có thể xảy ra. Hơn nữa UCP cũng chỉ là lý thuyết được đúc kết từ thực tiễn trong khi thực tiễn thì luôn luôn vận động không ngừng nên việc thường xuyên tiến hành các điều tra, khảo sát tình hình thực tế cộng với lắng nghe các phân tích chuyên sâu sẽ giúp ICC tiếp nhận được những thông tin có ích trước hết là cho các văn bản hướng dẫn chi tiết sau đó là cho các bản UCP kế tiếp khi mà UCP 600 trở nên không còn phù hợp với xu thế phát triển của TMQT nữa. 3.2.1.2 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước Việt Nam  Nhà nước và Các cơ quan chức năng: Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế, cụ thể là ban hành các văn bản Luật, dưới luật, pháp lệnh, nghị định.... qui định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia. Đồng thời đây cũng là cách tốt để giải quyết tranh chấp trong trường hợp có xung đột pháp luật giữa UCP600 và luật quốc gia. 68 Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa UCP600 với các hiệp ước, thỏa ước quốc tế.... giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài nằm trong phạm vi điều chỉnh của các hiệp ước này thì luật pháp Việt Nam càng cần phải tỏ rõ vai trò của mình để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được lợi thế với bạn hàng nước ngoài. Hoạt động TTQT không chỉ liên quan tới các ngân hàng hay doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn có sự tham gia gián tiếp của rất nhiều các tổ chức hành chính sự nghiệp khác của Nhà nước. Ví dụ như khi một doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa kỳ, tất yếu sẽ phải xem xét tới các vấn đề như thuế, hạn ngạch, chính sách hỗ trợ…Như vậy hoạt động TMQT có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự định hướng, tư vấn và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền như Hải quan, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư…Trong bối cảnh hiện nay khi mà UCP 600 và ISBP 681 đã có hiệu lực nhưng sự hiểu biết về nó của các doanh nghiệp lại rất hạn chế thì sự định hướng, giúp doanh nghiệp tìm hiểu, hiểu và vận dụng đúng UCP 600 và ISBP 681 là vô cùng cần thiết. Bởi vì chỉ khi thực sự hiểu thì mới có thể áp dụng đúng, tránh những sai sót rủi ro không đáng có. Do vậy, các cơ quan chức năng đặc biệt là Cục Xúc Tiến Thương Mại, Trung Tâm Hỗ Trợ Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI nên tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn về tín dụng chứng từ và UCP 600 và ISBP 681 cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo, giới thiệu về bộ tập quán mới, giúp doanh nghiệp hiểu và lưu ý doanh nghiệp những khác biệt của hai bộ tập quán UCP 600 và UCP 500. Chỉ có như vậy những rủi ro bộ chứng từ bị từ chối thanh toán mới có thể được giảm thiểu. Và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT bằng L/C (theo ước tính của VIB mỗi lần bộ chứng từ bị từ chối thanh toán các ngân hàng sẽ phải chịu chi phí sửa chữa là 50 – 2500 USD).  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 69 Một trong những chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là quản lý ngoại hối và chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước phải là người soạn thảo, đưa ra những đề xuất đối việc xây dựng các khung văn bản cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nói riêng. Tuy nhiên, trong quy trình nghiệp vụ TTQT thì Ngân hàng Nhà nước chưa có một đơn vị chuyên về TTQT để hướng dẫn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Do vậy, về phía Ngân hàng Nhà nước nên thành lập một ban chuyên môn về mảng thanh toán quốc tế để chỉ đạo hướng dẫn hoạt động này của các ngân hàng đồng thời tư vấn cho các ngân hàng khi có tranh chấp liên quan tới vấn đề TTQT nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng theo đúng tinh thần của UCP 600 và ISBP 681. 3.2.2 Các giải pháp mang tính chất vi mô 3.2.2.1 Về phía các ngân hàng thương mại Thanh toán bằng tín dụng thư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại (khoảng 60%), việc có một quy trình thanh toán rõ ràng cụ thể sẽ giúp cho các thanh toán viên tránh được nhiều sai sót liên quan đến việc kiểm tra bộ chứng từ thanh toán. Nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà UCP600 đã có hiệu lực và bản thân UCP cũng tồn tại một vài những bất cập. Vậy để có thể tham gia vào hệ thống ngân hàng quốc tế, để có thể ứng dụng thành công UCP600 cũng như ISBP681 và có thể tư vấn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi cần thiết, các ngân hàng cần làm những gì?  Những giải pháp chung: Thứ nhất: Cần phải nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ thanh toán viên. Mặc dù trước khi chính thức áp dụng UCP600 và ISBP681 rất nhiều ngân hàng thương mại đã mở lớp đào tạo cán bộ về bộ tập quán mới. Tuy nhiên, chất lựng đào tạo vẫn thực sự chưa cao và việc đào tạo vẫn chủ yếu 70 diễn ra ở hội sở chính, chưa được triển khai đồng bộ đến các chi nhánh cấp I và cấp II. Các ngân hàng nên tập trung đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho thanh toán viên đồng bộ hơn, triển khai từ hội sở chính đến các chi nhánh. Ngân hàng nên cử các cán bộ đi tham dự các buổi hội thảo do các chuyên gia nước ngoài tở chức tại Việt Nam. Thông qua các buổi hội thảo đó sẽ giúp các thanh toán viên hiểu biết hơn nữa về bộ tập quán mới, đồng thời ứng dụng quy trình nghiệp vụ thanh toán viên tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài vào quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng ngày của mình. Thứ hai: Trong quy trình ngiệp vụ thanh toán thư tín dụng, ngân hàng nên quy định cụ thể và rõ ràng hơn nữa. Bởi vì quy trình càng cụ thể rõ ràng bao nhiêu càng giúp cho cán bộ tránh sai sót bấy nhiêu (ví dụ như về vấn đề kiểm tra L/C theo ISBP681 nên quy định rõ ràng và cụ thể hơn). Thứ ba: Các ngân hàng thương mại nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn về UCP600, những thay đổi của UCP600 so với UCP500 cho khách hàng của mình. Bởi vì chính những nhà xuất nhập khẩu mới là những đối tượng chính sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế. Họ cần phải nắm vững các quy định điều chỉnh phauong thức này đẻ có thể vận dụng nó một cách nhanh chóng, chính xác. Việc các doanh nghiệp có thể vận dụng thành thạo và chính xác UCP600 không chỉ giúp thúc đẩy nhanh việc giao dịch thanh toán của họ mà còn giảm một phần gánh nặng cho các ngân hàng trong việc xử lý cac giao dịch chứng từ cũng như hạn chế được rủi ro cho bản thân ngân hàng và khách hàng. Chính vì những lí do đó, công tác tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng UCP600 cho khách hàng cần nhận được sự quan tâm thỏa đáng của các ngân hàng thương mại.  Những giải pháp cụ thể:  Khi ngân hàng là ngân hàng phát hành: Khi nhận được Đơn yêu cầu phát hành L/C: Cần tìm hiểu kỹ về khách hàng (tiềm lực tài chính, uy tín của khách hàng, hợp đồng ngoại thương) để từ 71 đó đề ra mức ký quỹ thích hợp. Đặc biệt lưu ý trong trường hợp khách hàng là bạn hàng mới, tiềm lực kinh tế kém, uy tín trên thị trương không cao để tránh rủi ro, ngân hàng nên yêu cầu ký quỹ 100%. Khi phát hành thư tín dụng: Cần tư vấn cho khách hàng phát hành một thư tín dụng sao cho có lợi nhất cho khách hàng. Đặc biệt cần lưu ý về những vấn đề mà UCP 600 chưa đề cập, ví dụ như vận đơn của người giao nhận có được chấp nhận không? Điều này cần quy định cụ thể và rõ ràng trong thư tín dụng. Cần phải quy định cụ thể về việc thế nào là phát hành tín dụng và thời điểm nào được coi là tín dụng đã được phát đi. Vì điều này ràng buộc cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp. Khi kiểm tra bộ chứng từ: tiến hành kiểm tra cẩn thận theo đúng tinh thần của UCP 600 và ISBP 681 đồng thời đảm bảo đúng thời hạn quy định (5 ngày làm việc). Đối với những bộ chứng từ có giá trị lớn, phức tạp nên giao cho những thanh toán viên có nhiều kinh nghiệm hoặc sau khi thanh toán viên đã kiểm tra thì giao lại cho kiểm soát viên kiểm tra lại. - Khi là ngân hàng thông báo: Trong nhiều trường hợp, ngân hàng phát hành L/C bị đánh giá là có khả năng thanh toán thấp hoặc có vị trí địa lý ở vùng cấm vận, chính trị không ổn định. Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hợp lý đòi tiền ngân hàng phát hành thì không thể đòi được hoặc mất nhiều thời gian. Khi nhận Đơn yêu cầu thông báo L/C của ngân hàng nước ngoài gửi đến: Tìm hiểu khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành trước khi tiến hành thông báo thư tín dụng tới người thụ hưởng. Nếu từ chối thông báo thư tín dụng thì phải gửi thông báo từ chối tới ngân hàng phát hành. Khi tiến hành thông báo thư tín dụng: Kiểm tra kỹ các điều khoản của thư tín dụng để kịp thời lưu ý khách hàng về những bất lợi, khách hàng có thể yêu cầu người nhập khẩu sửa lại, tu chỉnh L/C cho phù hợp. 72  Khi là ngân hàng xác nhận: Khi người thụ hưởng yêu cầu xác nhận thư tín dụng nghĩa là họ không tin tưởng vào uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành vì vậy trong trường hợp này, ngân hàng xác nhận cũng cần lưu ý: Tìm hiểu ngân hàng phát hành trước khi tiến hành xác nhận thư tín dụng. Trong trường hợp nhận thấy có nhiều rủi ro tiềm ẩn nên từ chối xác nhận thư tín dụng.  Khi là ngân hàng thương lương thanh toán: Quá trình kiểm tra toàn bộ chứng từ chiết khấu phải thật chính xác để từ đó để ra hạn mức và thời hạn chiết khấu thích hợp. 3.2.2.2 Về phía các doanh nghiệp  Ở giai đoạn ký kết hợp đồng thương mại quốc tế: Khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế có thỏa thuận thanh toán bằng L/C thì doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm vững những vấn đề cơ bản trong giao dịch bằng L/C đó là: - Mặc dù L/C được hình thành từ hợp đồng thương mại quốc tế nhưng khi đã được thiết lập thì L/C lại hoàn toàn độc lập với chính hợp đồng đó. Hệ quả là điều khoản nào của hợp đồng không được ghi vào L/C sẽ không có giá trị điều chỉnh đối với các bên liên quan. Mặt khác, những điều khoản mà hợp đồng không điều chỉnh nhưng lại được quy định trong L/C thì sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan. Chính vì vậy, khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu mà cả doanh nghiệp nhập khẩu cần phải đặc biệt chú ý đến điều khoản thanh toán. Một vấn đề nữa cần chú ý là doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận được thông báo L/C phải kiểm tra chi tiết nội dung L/C và hợp đồng thương mại quốc tế đã ký kết, còn doanh nghiệp nhập khẩu khi chuyển tải các nội dung thanh toán vào đơn mở L/C cần phải đảm bảo độ chính xác cao. 73 - Doanh nghiệp xuất khẩu cần phải biết về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành do cam kết trả tiền L/C được thực hiện bởi chính ngân hàng phát hành chứ không phải doanh nghiệp nhập khẩu. Do vậy, việc biết được chắc chắn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo khả năng thu được tiền bán hàng của doanh nghiệp xuất khẩu. Để biết được khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, doanh nghiệp xuất khẩu cần yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, bởi trong hoạt động nghiệp vụ, các ngân hàng luôn thực hiện việc cập nhật thông tin của các ngân hàng khác trên thế giới. Bên cạnh đó, để lường trước rủi ro, trước khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu nên đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành cũng như các điều khoản cụ thể trong L/C nhằm tránh trường hợp khi nhận được L/C mới đi tư vấn, như vậy thì đã quá muộn. - Theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, do đó doanh nghiệp xuất khẩu có thể giao hàng không đúng như hợp đồng thương mại quốc tế nhưng lập bộ chứng từ phù hợp với L/C thì vẫn thanh toán được tiền từ ngân hàng phát hành L/C. Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy rằng đã có một số trường hợp xuất hiện chứng từ giả mạo mà UCP lại cho phép các ngân hàng miễn trách về chứng từ giả mạo, bởi thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện được chứng từ giả mạo. Chính vì vậy, để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ đối tác, giám sát chặt chẽ lô hàng, quá trình giao hàng cũng như có những quy định cụ thể đối với bộ chứng từ xuất trình.  Ở giai đoạn tổ chức, thực hiện giao dịch L/C trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Khi thiết lập một bộ chứng từ L/C, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thực hiện tốt các công việc theo trình tự sau: 74 Thứ nhất, doanh nghiệp cần có sự phối kết hợp chặt chẽ trong các hoạt động xuất nhập khẩu bởi sai sót trong khâu lập chứng từ thường xảy ra phổ biến ở những doanh nghiệp hoạt động bán chuyên nghiệp, không được tổ chức tốt, ít tập huấn chuyên môn và không nắm vững L/C, UCP 600 và ISBP 681 và Incoterms. Thứ hai, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động thiết lập đề cương các điều khoản sẽ sử dụng trong thương lượng về nội dung L/C như một bộ phận cấu thành của hợp đồng thương mại quốc tế. Khi thương lượng phải làm rõ về số loại chứng từ, bản gốc, bản sao, số lượng mỗi bản, người phát hành, nội dung… và phải luôn trong khả năng thực hiện đúng hạn. Thứ ba, doanh nghiệp xuất khẩu phải kiểm tra kỹ L/C ngay khi nhận được, nếu phát hiện có điều khoản mập mờ, không rõ ràng, khó thực hiện thì yêu cầu sửa đổi, tu chỉnh kịp thời nhằm tránh việc không thanh toán được tiền. Thứ tư, doanh nghiệp xuất khẩu cần lập kế hoạch chi tiết cho các công việc như sản xuất hay thu gom hàng hóa xuất khẩu, giao hàng, lập bộ chứng từ, xuất trình… và tổ chức thực hiện, giám sát quá trình này. Thứ năm, doanh nghiệp xuất khẩu chuẩn bị và tổ chức lập bộ chứng từ trên cơ sở nắm vững kiến thức chuyên môn, các quy tắc của UCP, ISBP và sử dụng danh mục kiểm tra chứng từ (Checklist) để đối chiếu khi lập chứng từ và gửi nội dung mà các chứng từ phải tuân thủ cho người chuyên chở, công ty bảo hiểm, phòng thương mại… để lập các chứng từ tương ứng cho phù hợp với yêu cầu. Thứ sáu, doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm tra bộ chứng từ trước khi xuất trình nhằm phát hiện ra các lỗi chính tả, đánh máy, in ấn… để tu chính kịp thời bởi biện pháp ngăn ngừa bao giờ cũng hữu hiệu hơn biện pháp sửa chữa. 75 Thứ bảy, doanh nghiệp xuất khẩu cần xuất trình bộ chứng từ đúng hạn cũng như tính toán để có đủ thời gian tu chính và xuất trình lại chứng từ nếu có sai sót xảy ra. Thứ tám, doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm tra và kiểm soát thường xuyên quá trình lập bộ chứng từ và các nhân tố có thể làm cho quá trình này và việc xuất trình chậm trễ. Để hạn chế các sai sót của bộ chứng từ, doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ tiêu chí 3P gồm: lập kế hoạch (Planning); lập chứng từ (Preparation); xuất trình (Presentation) cùng tiêu chí 3C trong lập chứng từ phù hợp gồm: hoàn chỉnh (Complete); chính xác (Correct); nhất quán (Consistent).  Ở giai đoạn kiểm tra L/C - Ngay khi nhận được L/C, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần kiểm tra L/C thuộc đối tượng điều chỉnh của UCP nào? Kiểm tra tính chân thực của L/C nhằm tránh trường hợp gặp L/C giả; kiểm tra nội dung chi tiết của L/C… - Quy tắc của UCP 600 cho thấy một L/C không chỉ rõ là loại nào thì được xác định là loại không hủy ngang và trong trường hợp này cần kiểm tra các vấn đề là: L/C có được thanh toán theo thời hạn và đúng địa điểm như thỏa thuận không; kiểm tra L/C thuộc loại Payment at sight, Deferred, Usance hay Negotiation; kiểm tra tên và địa chỉ của người mua và người bán; kiểm tra khoản phí của ngân hàng… - Cần kiểm tra chi tiết của L/C như giá trị của L/C và điều kiện thanh toán; mô tả hàng hóa và xuất xứ hàng hóa; cơ sở và điều kiện giao hàng theo hợp đồng thương mại quốc tế; điều kiện về chuyển tải; ngày hết hạn của L/C… Thực tiễn lập bộ chứng từ và thanh toán bằng L/C rất phức tạp, đòi hỏi bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có kinh nghiệm và am hiểu pháp luật về thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế. Có như vậy mới hạn chế đáng kể các rủi ro phát sinh khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. 76 KẾT LUẬN Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. UCP ra đời với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Bản UCP đang được áp dụng hiện nay là UCP 600 vẫn còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại. Việc tìm hiểu rõ ràng các quy định của UCP 600 và ISBP 681 cũng như thực trạng áp dụng UCP 600 trong hoạt động TTQT bằng L/C sẽ giúp hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra liên quan tới phương thức tín dụng chứng từ. Một số giải pháp để tăng cường hoạt động TTQT bằng L/C như các doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, tiểu sử về 77 hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc tế, các nguồn luật cần tuân thủ để khi có xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết; các ngân hàng cần nâng cao nghiệp vụ TTQT cũng như hiểu cặn kẽ các quy định trong UCP 600 nhằm tránh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình vận hành thư tín dụng sẽ là cần thiết để phát triển hoạt động TTQT tại Việt Nam trong thời gian tới đây. 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. ICC Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - UCP 600, ICC Publication No. 600, 2007 Edition 2. International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits subject to UCP 600 – ISBP 681 Tiếng Việt 1. Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC UCP 600 2007 2. Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C (Theo UCP 500, 1993; ISBP 645 và e.UCP 1.0), PGS,TS Nguyễn Thị Quy, NXB Lý luận chính trị, 2006 3. Cẩm nang sử dụng thư tín dụng – L/C – tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 2007 ICC, GS.Đinh Xuân Trình, NXB Lao động – Xã hội, 2008 4. Giáo trình Thanh toán Quốc Tế, Trường Đại học Ngoại Thương, GS.Đinh Xuân Trình, NXB Lao động – Xã hội, 2005 5. Luận văn: “Các rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C theo UCP 600 tại ngân hàng thương mại Việt nam và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro”; Tác giả: Nguyễn Hồng Nga; Người hướng dẫn: GS. Nguyễn Thị Quy; Đại học Ngoại thương, 2009. 6. Luận văn: “Giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP 600 và ISBP 681, 2007ICC - Thực trạng và giải pháp”; Tác giả: Nguyễn Thị Loan; Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Quy; Đại học Ngoại thương, 2009. 79 7. Luận văn: “Những tranh chấp thường phát sinh trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) thời gian gần đây”; Tác giả: Đặng Vân Anh; Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Nhàn; Trường Đại học Ngoại thương, 2005. 8. Luận văn: “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”; Tác giả: Hồ Thị Thu Hằng; Người hướng dẫn: TS. Vũ Sỹ Tuấn Trường; Đại học Ngoại thương, 2005. 9. Luận văn: “Tạo lập và kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C theo UCP 600 và ISBP 681, 2007 ICC”; Tác giả: Hoàng Phụng Anh; Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Quy; Đại học Ngoại Thương, 2007. 10. Luận văn: “Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thanh toán bằng L/C tại Việt Nam hiện nay”; Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền; Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Nhàn; Đại học Ngoại Thương, 2006. 11. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ ISBP 681 ICC 2007 12. Tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam Website 1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt: www.vi.wikipedia.org 2. Cộng đồng sách điện tử: www.wattpad.com 3. Diễn đàn Giao nhận và vận tải Việt Nam: www.vietship.vn 4. Hệ thống SAGA, cổng thông tin về kiến thức quản trị kinh doanh và kỹ năng thực hành giao thương: www.saga.vn 5. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: www.vnba.org.vn 6. International Chamber of Commerce: www.iccwbo.org 7. Luật sư - Công chứng Đào và Đồng nghiệp: www.luatsutuvan.com.vn 80 8. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam: www.vietinbank.vn 9. Ngân hàng Quốc Tế: www.vib.com.vn 10. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam: www.vietcombank.com.vn 11. Ngân hàng TMCP Quân Đội: www.militarybank.com.vn 12. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: www.vcci.com.vn 13. Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn 14. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam: www.viac.org.vn 81 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Lương Bình cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Tài chính ngân hàng – Trường đại học Ngoại Thương đã giúp em hoàn thành khóa luận này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5314_6797.pdf
Luận văn liên quan