Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Công tác PHCN cần được tiến hành càng sớm càng tốt để phòng tránh các
thương tật thứ cấp gây chậm quá trình PHCN, ảnh hưởng lớn đến CLCS của BN.
- Do thời gian nghiên cứu ngắn, cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ nên kết quả còn nhiều
hạn chế. Vì vậy, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu với số
lượng BN nhiều hơn và thời gian nghiên cứu dài hơn để có thể thu được
những kết quả rõ ràng hơn, cũng như đưa ra những kết quả có ý nghĩa thuyết phục hơn.
63 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2295 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bước đầu đánh giá sự cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tổn thương tủy sống do chấn thương tại khoa phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt.
- BN không thực hiện được sinh hoạt như tắm rửa, thay quần áo, mà phụ
thuộc hoàn toàn vào người khác.
Các công việc hàng ngày: Con người phải làm việc để tồn tại và phát triển. Mỗi
người có những công việc khác nhau tùy vào lứa tuổi, giới tính, điều kiện và hoàn
cảnh sống. Trở lại công việc trước kia là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với
những BN TTTS, làm việc và có thu nhập mang lại ý nghĩa rất lớn về tâm lý và
giúp họ kiên trì thực hiện các biện pháp PHCN.
Theo tiêu chuẩn Châu Âu cũng có 3 mức độ để đánh giá khía cạnh này:
- BN vẫn thực hiện được các công việc hàng ngày như làm việc, học hành, làm
các công việc nhà, thể thao, giải trí.
- BN thực hiện các công việc này khó khăn hơn.
- Không thể thực hiện các công việc hàng ngày.
Đau đớn, khó chịu: Đau đớn, khó chịu là một cảm giác chủ quan phụ thuộc vào
mức chịu đựng của mỗi người. Đau đớn có thể làm giảm các hoạt động như đi lại,
vận động và ảnh hưởng đến sức khỏe của BN từ đó làm giảm CLCS của BN.
Tiêu chuẩn Châu Âu cũng đưa ra 3 mức độ như sau:
- BN không thấy đau đớn, khó chịu.
- Thỉnh thoảng BN thấy đau hay khó chịu, cơn đau vừa phải.
- BN thấy đau, khó chịu liên tục, đau nhiều.
Lo lắng, trầm cảm: Theo hệ thống phân loại bệnh quốc tế về rối loạn tâm thần và
hành vi, trầm cảm được định nghĩa như một rối loạn cảm xúc với các biểu hiện chủ
yếu là người bệnh có khí sắc trầm, mất mọi quan tâm, thích thú và giảm năng lượng
dẫn đến tăng sự mệt mỏi, giảm hoạt động. Thời gian nằm viện của BN TTTS
thường dài vì vậy BN thường hay bi quan, chán nản, lo âu, trầm cảm. Một số BN là
lao động chính trong gia đình trước khi bị tai nạn. Khi bị bệnh, họ không còn khả
năng lao động nên họ thường mặc cảm, họ nghĩ rằng mình là gánh nặng cho gia
đình. Chính điều này làm giảm sức khỏe tinh thần của BN.
Khi đánh giá về lo lắng, trầm cảm cũng có 3 mức độ sau:
- BN không lo lắng gì về bệnh tật và cuộc sống.
18
- BN cảm thấy hơi lo lắng về bệnh tật, cuộc sống.
- BN rất lo lắng, trầm cảm về bệnh tật và cuộc sống.
1.5. Một số nghiên cứu có liên quan trên thế giới và trong nước
1.5.1. Trên thế giới
TTTS không chỉ gây nên những thương tật nặng nề, mà còn ảnh hưởng trầm
trọng đến CLCS của người bệnh và trở thành gánh nặng kinh tế - xã hội ở nhiều
nước.
Theo nghiên cứu của Walters.L và CS, sự cải thiện giữa BN liệt tứ chi hoàn
toàn và liệt tứ chi không hoàn toàn không khác nhau nhiều, trong đó BN liệt tứ chi
không hoàn toàn phục hồi sức cơ tới mức tiếp theo sớm hơn BN liệt vận động hoàn
toàn, 46% BN liệt tứ chi không hoàn toàn có khả năng đi lại sau một năm và 14%
chỉ có thể đi lại trong nhà [31] [25] [26].
Theo Lin. KH và CS cho thấy BN liệt tứ chi hoàn toàn có CLCS thấp nhất là (-
0,41), sau đó đến BN liệt tứ chi không hoàn toàn là (-0,31), BN liệt hai chi dưới
hoàn toàn là (-0,13) và cuối cùng BN liệt hai chi dưới không hoàn toàn là (-0,04)
[20].
Theo Van Koppenhagen. CF nghiên cứu tại Pháp (2009), đánh giá sự hài lòng
về CLCS của BN TTTS trong quá trình điều trị nội trú cho thấy: tổng số điểm hài
lòng cải thiện từ 5,3 ± 0,16 khi vào viện lên đến 6,5 ± 0,17 lúc xuất viện và vẫn ổn
định 6,5 ± 0,16 trong năm đầu tiên sau khi ra viện [30].
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề
cập đến các vấn đề liên quan đến CLCS của BN TTTS.
Theo Lương Tuấn Khanh (1998), có sự liên quan tuyến tính thuận chiều giữa
mức độ tổn thương thần kinh ban đầu và khả năng tự chăm sóc, nếu bậc Frankel ban
đầu càng thấp thì càng khó khăn cho BN trong việc tự lập các sinh hoạt hàng ngày.
Sự phục hồi của BN nhóm Frankel C và D đạt mức độ đi lại có ý nghĩa chức năng
sau hơn 2 năm. Trong khi đó nhóm BN Frankel A phải sử dụng xe lăn hoàn toàn
trong di chuyển [9].
Thang Long University Library
19
Theo Ngô Thị Huyền (2010), sau 1 tháng PHCN, số BN có điểm CLCS cải
thiện chiếm 85,8%, BN giữ nguyên chiếm 7,1% và số BN có điểm chất lượng giảm
đi chiếm 7,1% [8].
20
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Số lượng và đặc điểm đối tượng:
Bao gồm 33 BN liệt tứ chi hoặc liệt hai chi dưới hoàn toàn hoặc không hoàn
toàn do tổn thương tủy sống đang điều trị tại Trung tâm PHCN – Bệnh viện Bạch
Mai từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2011.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu và loại trừ
- Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu:
+ Bệnh nhân liệt tứ chi hoặc hiệt hai chi dưới do chấn thương cột sống đã được
phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn.
+ Bệnh nhân có tuổi từ 18 trở lên.
+ Bệnh nhân điều trị tại viện tối thiểu 1 tháng.
+ Bệnh nhân giao tiếp được.
+ Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
+ Bệnh nhân có chấn thương cột sống nhưng không liệt tủy.
+ Bệnh nhân có các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải ở tứ chi hoặc hai chi dưới
gây ảnh hưởng đến vận động.
+ Bệnh nhân có các bệnh lý cột sống khác kèm theo như u tủy, viêm tủy cắt
ngang, thoát vị đĩa đệm,
+ Bệnh nhân có tổn thương phối hợp như chấn thương sọ não, gãy xương chi,
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả.
2.2.2. Biến số và kỹ thuật thu thập số liệu
- Biến số:
Nghiên cứu của chúng tôi có 2 biến số:
Thang Long University Library
21
+ Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, tình trạng chấn thương cột
sống.
+ Các yếu tố liên quan đến sự thay đổi CLCS.
- Kỹ thuật thu thập số liệu:
Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu bằng hai bước: thu thập thông tin từ hồ sơ
bệnh án và phỏng vấn trực tiếp BN qua bộ câu hỏi. Mỗi BN được phỏng vấn 3 lần:
lần thứ nhất là ngày đầu tiên vào viện, lần thứ hai là 2 tuần sau khi vào viện và lần
thứ ba là 4 tuần sau khi vào viện.
Ngoài bộ câu hỏi về các thông tin cơ bản của người bệnh (tuổi, giới, nghề
nghiệp, tình trạng chấn thương cột sống,) được nghiên cứu viên thiết kế (phụ lục
1), chúng tôi còn sử dụng 2 bộ công cụ:
- Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống (EQ – 5D): BN được đánh giá vào
3 thời điểm: khi mới vào viện, 2 tuần và 4 tuần sau khi điều trị, bao gồm 5 câu hỏi
về khả năng đi lại, chăm sóc bản thân, công việc hàng ngày, đau đớn và lo lắng của
BN. Mỗi câu hỏi có 3 mức độ:
+ Mức độ bình thường : 2 điểm.
+ Mức độ khó khăn : 1 điểm.
+ Mức độ không thực hiện được: 0 điểm.
Sau quá trình PHCN, chúng tôi tiến hành đánh giá sự thay đổi điểm trung bình
CLCS như sau:
+ Cải thiện: tăng ít nhất 1 điểm so với thời điểm trước.
+ Giữ nguyên: không có sự thay đổi về điểm so với thời điểm trước.
+ Giảm đi: giảm ít nhất 1 điểm so với thời điểm trước.
- Bộ câu hỏi đánh giá độc lập chức năng Spinal Cord Injury Measure (SCIM)
bao gồm:
+ Đánh giá chức năng hô hấp và cơ tròn: gồm 4 câu hỏi, tối đa được 40 điểm.
+ Đánh giá chức năng tự chăm sóc: gồm 6 câu hỏi, tối đa được 20 điểm.
+ Đánh giá chức năng di chuyển: gồm 9 câu hỏi, tối đa được 39 điểm.
Các bộ câu hỏi này đã được chúng tôi dịch, chỉnh sửa lại và thử nghiệm để
phù hợp và thuận tiện hơn trong quá trình thu thập số liệu.
22
2.2.3. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học trên máy vi tính theo
chương trình SPSS 16.0.
2.2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu:
Trung tâm PHCN – Bệnh viện Bạch Mai.
- Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2011.
2.2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này của chúng tôi được sự ủng hộ và chấp nhận của bệnh viện
Bạch Mai. Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều là tự nguyện sau khi được thông
báo và giải thích mục đích của nghiên cứu. Người bệnh có quyền từ chối không
tham gia nghiên cứu tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nghiên cứu mà không
nhận được sự phân biệt đối xử nào trong chẩn đoán bệnh, điều trị và chăm sóc. Quá
trình phỏng vấn được thực hiện kín đáo, tế nhị và tôn trọng người tham gia. Số liệu
nghiên cứu chỉ mang tính chất đánh giá chung chứ không nhằm cụ thể vào bất kỳ
một ai. Thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được giữ bí mật
hoàn toàn.
Thang Long University Library
23
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhóm tuổi Số BN Tỷ lệ %
18 – 30 7 21,2
31 – 55 21 63,6
>55 5 15,2
Tổng số 33 100
Nhận xét:
- Độ tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 43,53 ± 14,01. Trong đó, tuổi
thấp nhất là 18, tuổi cao nhất là 72.
- Nhóm BN từ 31 – 55 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 63,6%, tiếp theo là nhóm từ
18 – 30 tuổi với 21,2%.
3.1.2. Đặc điểm về giới tính
84.80%
15.20%
Nam
Nữ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Nhận xét:
Trong nhóm BN nghiên cứu, nam giới chiếm tỷ lệ chủ yếu 84,8% (28 BN), nữ
giới chỉ chiếm 15,2% (5 BN). Tỷ lệ nam: nữ xấp xỉ 5,5: 1.
24
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn
Học vấn Số BN Tỷ lệ %
Chưa hết phổ thông 10 30,3
Hết phổ thông 14 42,4
Đại học và tương đương 7 21,2
Sau đại học 2 6,1
Tổng số 33 100
Nhận xét:
- Số BN nghiên cứu học chưa hết hoặc hết phổ thông trung học còn chiếm tỷ
lệ khá cao, lần lượt là 30,3% và 42,4%.
- Số BN có học vấn đại học hoặc tương đương chiếm 21,2%.
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số BN Tỷ lệ %
Lao động trí óc 9 27,3
Lao động chân tay 21 63,6
Về hưu 3 9,1
Tổng số 33 100
Nhận xét: BN chủ yếu làm nghề lao động chân tay (làm ruộng, ) chiếm 63,6%,
còn BN lao động trí óc chỉ chiếm 27,3%.
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo mức độ kinh tế
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo mức độ kinh tế
Kinh tế Số BN Tỷ lệ %
Khó khăn 11 33,3
Vừa đủ 17 51,5
Hài lòng 5 15,2
Tổng số 33 100
Nhận xét:
Trong số những BN nghiên cứu, chủ yếu là kinh tế vừa đủ 51,5 %, số BN có
hoàn cảnh kinh tế khó khăn chiếm 33,3%, số hài lòng chỉ chiếm 15,2%.
Thang Long University Library
25
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân
Hôn nhân Số BN Tỷ lệ %
Có vợ/ chồng 25 75,8
Độc thân 4 12,1
Góa 3 9,1
Ly hôn/ ly thân 1 3,0
Tổng số 33 100
Nhận xét:
Có 75,8% số BN sống cùng vợ hoặc chồng, 12,1% hiện đang sống độc thân,
9,1% BN bị góa sống với con cháu, còn lại BN đã ly hôn sống với con của họ.
3.1.7. Nguyên nhân tổn thương tủy sống
21.20%
36.40%
42.20%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
45.00%
TNG T TNLD TNS H
Biểu đồ 3.2: Các nguyên nhân tổn thương tủy sống
Nhận xét:
TNSH và TNLĐ là nguyên nhân chủ yếu gây ra TTTS ở nhóm BN nghiên cứu,
trong đó TNSH chiếm 42,4% còn TNLĐ chiếm 36,4%. TNGT chỉ chiếm 21,2%.
26
3.1.8. Vị trí tổn thương
Bảng 3.6: Đặc điểm về vị trí tổn thương
Vị trí Số BN Tỷ lệ %
Tủy cổ 14 42,4
Tủy lưng 15 45,5
Tủy thắt lưng 4 12,1
Tổng số 33 100
Nhận xét:
Tủy cổ và tủy lưng là hai khu vực tổn thương thường gặp nhất trong nhóm BN
nghiên cứu (87,9%), trong đó số BN bị tổn thương ở tủy lưng chiếm 45,5% còn tủy
cổ chiếm 42,4%.
3.1.9. Thời gian từ khi bệnh nhân tai nạn đến khi vào trung tâm PHCN
Bảng 3.7: Thời gian từ khi tai nạn đến khi vào trung tâm PHCN
Thời gian Số BN Tỷ lệ %
Dưới 1 tháng 17 51,5
Từ 1 tháng đến 1 năm 12 36,4
Trên 1 năm 4 12,1
Tổng số 33 100
Nhận xét:
Trên một nửa số BN nghiên cứu vào trung tâm PHCN sau khi bị tai nạn trong
vòng dưới 1 tháng chiếm 51,5%, thời gian từ 1 tháng đến 1 năm chiếm 36,4%.
Thang Long University Library
27
3.1.10.Mức độ tổn thương ASIA
36.40%
6.10%
33.30%
24.20%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
A B C D
AS IA
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo mức độ tổn thương ASIA
Nhận xét:
BN có mức độ tổn thương ASIA A và C chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó mức độ
A chiếm 36,4% còn mức độ C chiếm 33,3%. Sau đó, mức độ tổn thương ASIA D
chiếm 24,2%, còn lại là mức độ B chiếm 6,1%.
3.1.11. Phân bố bệnh nhân theo biện pháp can thiệp
72.70%
27.30%
P hẫu thuật
Điều trị bảo tồn
Biểu đồ 3.4: Phân bố BN theo biện pháp can thiệp
Nhận xét:
BN được tiến hành phẫu thuật chiếm đa số với 72,7%, BN được điều trị bảo tồn
chỉ chiếm 27,3%.
28
3.1.12. Tổn thương thứ cấp
Bảng 3.8: Phân bố bệnh nhân theo các loại tổn thương thứ cấp
Tổn thương thứ cấp Số BN Tỷ lệ %
Loét 12 33,4
Teo cơ 13 39,4
Nhiễm trùng tiết niệu 4 12,1
Tụt huyết áp tư thế 12 33,4
Khác 3 9,1
Không có 6 18,1
Nhận xét:
Qua bảng trên chúng tôi thấy rằng teo cơ (39,4%), loét và tụt huyết áp tư thế
(33,4%) là ba loại tổn thương thứ cấp hay gặp nhất ở BN TTTS.
Bảng 3.9: Phân bố bệnh nhân theo số lượng thương tật thứ cấp
Số thương tật thứ cấp Số BN Tỷ lệ %
0 6 18,1
1 18 54,5
2 4 12,1
3 3 9,1
4 2 6,2
5 0 0
Tổng số 33 100
Nhận xét:
Số BN có 1 thương tật thứ cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 54,5% (18 BN), có 9 BN có
từ 2 thương tật thứ cấp trở lên với 27,3% và không có BN nào có từ 5 thương tật thứ
cấp trở lên.
Thang Long University Library
29
3.2. Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống trước và sau khi được PHCN
3.2.1. Điểm trung bình CLCS qua các thời điểm đánh giá
Bảng 3.10: So sánh điểm trung bình CLCS
Thời gian Điểm trung bình CLCS (n = 33)
Khi vào viện 1,88 ± 1,86
Sau 2 tuần 3,21 ± 1,80
Sau 4 tuần 4,12 ± 1,80
Nhận xét:
Như vậy, điểm trung bình CLCS của nhóm BN nghiên cứu tăng lên rõ rệt từ khi
vào viện cho đến khi được chăm sóc và PHCN 4 tuần.
3.2.2. Sự thay đổi CLCS của bệnh nhân sau khi được PHCN 1 tháng
Bảng 3.11: Sự thay đổi CLCS của bệnh nhân
Sự thay đổi CLCS Sau 2 tuần
Số BN (%)
Sau 4 tuần
Số BN (%)
Cải thiện 10 (30,3%) 29 (87,9%)
Giữ nguyên 22 (66,7%) 3 (9,1%)
Giảm đi 1 (3,0%) 1 (3,0%)
Tổng số 33 (100%) 33 (100%)
p < 0,05
Nhận xét:
Qua bảng trên chúng tôi thấy rằng, sau 2 tuần đa số BN chưa có cải thiện về
CLCS 66,7% nhưng sau 4 tuần được chăm sóc và tham gia các hoạt động PHCN thì
CLCS của hầu hết BN nghiên cứu tăng lên rõ rệt. Trong đó, số BN có CLCS cải
thiện chiếm 87,9%, số BN không cải thiện chỉ chiếm 9,1% và số BN có CLCS giảm
đi chiếm tỷ lệ rất nhỏ 3%.
30
3.2.3. Sự thay đổi khả năng hoạt động độc lập chức năng
Bảng 3.12: Điểm SCIM của BN tại các thời điểm đánh giá
Các chức năng
Khi vào viện
Trung bình ± độ lệch
Sau 2 tuần
Trung bình ± độ lệch
Sau 4 tuần
Trung bình ± độ lệch
Di chuyển 3,33 ± 5,21 5,61 ± 5,80 7,64 ± 6,69
Tự chăm sóc 3,82 ± 5,61 5,94 ± 5,98 6,76 ± 6,35
Hô hấp – cơ tròn 17,59 ± 11,21 25,18 ± 9,42 27,97 ± 8,23
Nhận xét:
Sau 1 tháng điều trị, điểm số SCIM trung bình của các BN đều tăng so với thời
điểm vào viện. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (kiểm định AVOVA, p < 0,05).
Vì vậy, đa số BN đều có CLCS tốt hơn.
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi CLCS ở bệnh nhân
Để xác định một số liên quan đến sự thay đổi CLCS của BN TTTS, chúng tôi
tiến hành phân tích mối tương quan giữa CLCS và các yếu tố sau: tuổi, giới, nguyên
nhân tổn thương, vị trí tổn thương, mức độ tổn thương ASIA.
3.3.1. Mối liên quan giữa tuổi và sự thay đổi CLCS sau 1 tháng chăm sóc PHCN
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của tuổi đến sự thay đổi CLCS
Tuổi
Cải thiện CLCS 18 -30
Số BN (tỷ lệ %)
31 -55
Số BN (tỷ lệ %)
>55
Số BN (tỷ lệ %)
Cải thiện 7 (100%) 18 (85,7%) 4 (80%)
Giữ nguyên 0 (0%) 3 (14,3%) 0 (0%)
Giảm đi 0 (0%) 0 (0%) 1 (20%)
Tổng 7 (100%) 21 (100%) 5 (100%)
p>0,05
Nhận xét:
Sau 1 tháng được điều trị, tỷ lệ BN được cải thiện CLCS rất cao, trong đó ở
nhóm tuổi 18 – 30 100% BN được cải thiện, còn ở nhóm 31 – 55 có tới 85,7% và
nhóm >55 cũng đạt được 80%., chỉ có 20% BN có CLCS giảm đi.
Thang Long University Library
31
3.3.2. Mối liên quan giữa giới và sự thay đổi CLCS
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của giới đến sự thay đổi CLCS
Giới
Cải thiện CLCS Nam
Số BN (tỷ lệ %)
Nữ
Số BN (tỷ lệ %)
Cải thiện 25 (89,3%) 4 (80%)
Giữ nguyên 2 (7,1%) 1 (20%)
Giảm đi 1 (3,6%) 0 (0%)
Tổng 28 (100%) 5 (100%)
p > 0,05
Nhận xét:
Sau 1 tháng được điều trị, BN nam được cải thiện CLCS có tỷ lệ cao nhất
89,3%, chỉ có 7,1% BN có CLCS giữ nguyên và vẫn còn 3,6% BN bị giảm CLCS.
Ở nhóm BN nữ cũng có đến 80% có CLCS được cải thiện.
3.3.3. Mối liên quan giữa nguyên nhân tổn thương và sự thay đổi CLCS
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của nguyên nhân đến sự thay đổi CLCS
Nguyên nhân tổn thương
Cải thiện CLCS TNGT
Số BN (%)
TNLĐ
Số BN (%)
TNSH
Số BN (%)
Cải thiện 6 (85,7%) 10 (83,3%) 13 (92,9%)
Giữ nguyên 0 (0%) 2 (16,7%) 1 (7,1%)
Giảm đi 1 (14,3%) 0 (0%) 0 (0%)
Tổng 7 (100%) 12 (100%) 14 (100%)
p > 0,05
Nhận xét:
Sau 1 tháng được điều trị, dù với nguyên nhân tổn thương nào thì tỷ lệ BN
được cải thiện CLCS đều rất cao, trong đó nhóm BN bị TNSH được cải thiện chiếm
tỷ lệ cao nhất với 92,9%, sau đó đến nhóm BN bị TNGT với 85,7% và cuối cùng là
nhóm BN bị TNLĐ với 83,3%.
32
3.3.4. Mối liên quan giữa vị trí tổn thương và sự thay đổi CLCS
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của vị trí tổn thương đến sự thay đổi CLCS
Vị trí tổn thương
Cải thiện CLCS Tủy cố
Số BN (%)
Tủy lưng
Số BN (%)
Tủy thắt lưng
Số BN (%)
Cải thiện 11 (78,6%) 15 (100%) 3 (75,0%)
Giữ nguyên 2 (14,3%) 0 (0%) 1 (25,0%)
Giảm đi 1 (7,1%) 0 (0%) 0 (0%)
Tổng 14 (100%) 15 (100%) 4 (100%)
p > 0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ BN tổn thương tủy lưng cải thiện được CLCS tối đa với 100%. Tủy cổ và
thắt lưng cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao với 78,6 % và 75% có cải thiện.
3.3.5. Mối liên quan giữa mức độ tổn thương ASIA và sự thay đổi CLCS
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của mức độ ASIA đến sự thay đổi CLCS
Mức độ tổn thương ASIA
Cải thiện
CLCS
A
Số BN (%)
B
Số BN (%)
C
Số BN (%)
D
Số BN (%)
Cải thiện 10 (83,3%) 1 (50%) 11 (100%) 7 (87.5%)
Giữ nguyên 1 (8,3%) 1 (50%) 0 (0%) 1 (12,5%)
Giảm đi 1 (8,3%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Tổng 12 (100%) 2 (100%) 11 (100%) 8 (100%)
p < 0,05
Nhận xét:
Qua bảng trên chúng tôi thấy rằng, có sự cải thiện CLCS ở tất cả các nhóm
BN ASIA, nhiều nhất là ở nhóm BN ASIA C với 100% và ASIA D với 87,5%, sau
đó là nhóm BN ASIA A với 83,3% và cuối cùng là nhóm ASIA B với 50%.
Thang Long University Library
33
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
4.1.1. Tuổi
Bảng 3.1 cho thấy rằng độ tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 43,53 ±
14,01 (tuổi), trong đó nhóm tuổi từ 31 đến 55 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 63,6. BN ít
tuổi nhất trong nghiên cứu là 18 tuổi, BN nhiều tuổi nhất là 72 tuổi.
Tỷ lệ trên phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác ở nước ngoài
cũng như ở Việt Nam. Theo Hospital. L độ tuổi trung bình là 46 tuổi, theo Dauphin.
A là 43,6 tuổi [19], theo Ravaud là 44,1 tuổi [22]. Theo Đỗ Đào Vũ (2006) độ tuổi
trung bình của BN TTTS là 43,25 tuổi [19], theo Hoàng Thị Hải Hà (2007) là 41,29
tuổi [6], theo Ngô Thị Huyền (2010) nhóm tuổi từ 18 đến 55 chiếm tỷ lệ cao nhất
76,6% [8].
Nhóm tuổi từ 31 đến 55 là lực lượng lao động chính, sản xuất ra phần lớn của
cải vật chất cho xã hội, do đó TTTS đã thực sự trở thành gánh nặng cho nền kinh tế
của toàn xã hội. Theo một số tác giả thì tuổi là yếu tố tiên lượng cho quá trình
PHCN.
4.1.2. Giới tính
Qua biểu đồ 3.1 chúng tôi thấy BN nam bị TTTS chiếm tỷ lệ vượt trội với
84,8% gấp khoảng 5,6 lần so với tỷ lệ TTTS ở nữ 15,2%.
Sự khác biệt này cũng phù hợp với một số nghiên cứu trong nước và trên thế
giới: theo Waters. R. L (1994) tỷ lệ nam: nữ là 4,5: 1 [31], theo Cơ quan thống kê
TTTS Mỹ (2009) tỷ lệ này là 4: 1 [27], theo Đỗ Đào Vũ (2006) là 7: 3 [19], theo
Nguyễn Hoàng Thịnh (2010) là 4:1 [14].
Sự khác biệt này xảy ra là do có sự chênh lệch về sức khỏe giữa nam và nữ.
Nam giới có sức khỏe tốt hơn nên thường làm những công việc nặng nhọc, có độ
nguy hiểm cao (leo trèo, làm việc trên cao,). Mặt khác, nam giới có nhiều yếu tố
nguy cơ bị chấn thương như uống rượu, phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao
thông,
34
4.1.3. Đặc điểm gia đình, kinh tế - xã hội
Qua bảng 3.2 ta thấy 72,7% số BN có trình độ học vấn dưới đại học, trong đó
có 30,3% chưa học hết phổ thông trung học.
Qua bảng 3.3 ta thấy 63,6% số BN hiện đang sinh sống bằng các nghề lao
động chân tay (hầu hết là làm ruộng).
Chỉ có 15,2% số BN tự cho rằng cuộc sống của họ là hài lòng, 33,3% cho biết
kinh tế của họ khó khăn, số còn lại cho rằng họ chỉ vừa đủ ăn.
75,8% số BN đã kết hôn và đa số trong số này phải nuôi con nhỏ và chăm sóc
cha mẹ già.
Như vậy có thể thấy rằng, đại đa số các BN TTTS có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, thu nhập thấp nhưng lại là trụ cột trong gia đình. Vì vậy, khi bị TTTS
những BN này và gia đình của họ sẽ phải đương đầu với cuộc sống hết sức khó
khăn. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến CLCS của BN.
4.1.4. Nguyên nhân gây tổn thương tủy sống
Theo nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.2 cho thấy nguyên nhân TTTS do
TNSH chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,4%, sau đó đến TNLĐ là 36,4% và cuối cùng là
TNGT với 21,2%.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với kết quả của
một số tác giả khác: theo Dauphin. A (2000), TNGT chiếm đa số với 57,9%, tai nạn
thể thao là 16%, TNSH là 4,5% [19]. Theo Lương Tuấn Khanh (1998), nguyên
nhân TTTS do TNLĐ chiếm tỷ lệ cao nhất 56%, TNSH chiếm 32%, TNGT chỉ
chiếm 12% [9]. Theo Ngô Thị Huyền (2010), TNGT là nguyên nhân lớn nhất với
37,5%, sau đó đến TNSH 30,4% [8].
Sự khác biệt này có thể giải thích là do thời điểm nghiên cứu. Trong thời điểm
nghiên cứu của Ngô Thị Huyền, có sự gia tăng bùng nổ của các phương tiện giao
thông, mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển kịp, sự coi thường luật lệ
giao thông còn nhiều nên TNGT chiếm tỷ lệ cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
khi mà ý thức tham gia giao thông của người dân càng ngày càng được nâng cao, cơ
sở hạ tầng phát triển vượt bậc làm cho tỷ lệ TNGT giảm đi đáng kể thì sự chủ quan
thiếu ý thức trong sinh hoạt hàng ngày và nhận thức về an toàn lao động vẫn còn
kém làm tỷ lệ TNSH và TNLĐ ngày càng tăng.
Thang Long University Library
35
4.1.5. Vị trí tổn thương tủy sống
Theo bảng 3.7 cho thấy, tổn thương tủy sống lưng và thắt lưng chiếm tỷ lệ cao
nhất, trong đó tổn thương lưng chiếm 45,5%, tổn thương thắt lưng chiếm 42,4%,
cuối cùng tổn thương cột sống cổ chiếm 12,1%.
Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Hải Hà
(2007), tổn thương tủy lưng – thắt lưng chiếm chủ yếu 71,43%, tổn thương tủy cổ
chỉ chiếm 28,57% [6]. Tuy nhiên, kết quả này cũng có sự khác biệt với một số
nghiên cứu khác. Theo Đinh Thị Thúy Hà (2008), BN bị chấn thương tủy cổ chiếm
cao nhất 40,5%, sau đó đến tủy lưng 32,5% và cuối cùng là tủy thắt lưng 27% [7].
Theo Ngô Thị Huyền (2010), đứng đầu cũng là tủy cổ với 42,9%, thứ hai là tủy
lưng với 39,2% và sau cùng là tủy thắt lưng chiếm 17,9% [8]. Sự khác biệt này xảy
ra là do thời điểm nghiên cứu và thời gian từ khi BN bị chấn thương cho đến khi
vào viện khác nhau.
Vị trí tổn thương tủy có ý nghĩa rất quan trọng trong PHCN. Vị trí tổn thương càng
cao thì chức năng bên dưới mất đi càng nhiều, BN càng dễ mắc các tổn thương thứ cấp
cho nên thời gian PHCN càng kéo dài làm cho CLCS của BN càng khó khăn hơn.
4.1.6. Mức độ tổn thương ASIA
Theo nghiên cứu của chúng tôi, lúc vào viện nhóm BN bị TTTS hoàn toàn
ASIA A chiếm tỷ lệ cao nhất 36,4%, sau đó ASIA C là 33,3%, ASIA D là 24,2% và
cuối cùng là ASIA B với 6,1%. Như vậy, nhóm BN tổn thương ở mức độ nặng và
vừa (ASIA A và ASIA C) chiếm chủ yếu 69,7%.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Đào Vũ (2006): BN ASIA A và
ASIA B chiếm 50%, BN ASIA C chiếm 37,5% và BN ASIA D chiếm 12,5% [19].
Như vậy, đa số BN khi vào PHCN tổn thương ở mức độ nặng và vừa 88.89%. Để
giải thích cho kết quả này, chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính là do nhận thức
của BN và gia đình BN. Họ chỉ đến các trung tâm PHCN khi tình trạng đã nặng.
Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu của các tác giả khác lại cho thấy tỷ lệ BN
TTTS ở các mức độ ASIA B, ASIA C và ASIA D là xấp xỉ như nhau như nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga (2007) [13], của Hoàng Thị Hải Hà (2007) [6].
Điều này có thể giải thích do sự khác biệt về cỡ mẫu nghiên cứu, ngoài ra trong số
BN nghiên cứu của hai tác giả trên có nhiều BN vào viện sau tai nạn một thời gian
tương đối dài.
36
4.2. Sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tổn thương tủy sống sau khi
được PHCN
Theo nghiên cứu của chúng tôi, sau khi được PHCN 1 tháng thì đa số BN có
điểm CLCS đều tăng. Theo bảng 3.10 chúng tôi thấy rằng CLCS khi vào viện của
BN là 1,88 ± 1,86 lên đến 4,12 ± 1,80 sau 1 tháng điều trị. Kết quả này có sự tương
đồng với kết quả nghiên cứu của Van Koppenhagen. CF với CLCS từ 5,3 ± 0,16 khi
vào viện và 6,5 ± 0,17 khi xuất viện [30]. Theo Ngô Thị Huyền (2010), CLCS từ -
0,08 ± 0,17 khi vào viện lên đến 0,21 ± 0,29 sau 4 tuần [8]. Điều này có thể lý giải
rằng, sau khi vào viện BN được các bác sỹ, điều dưỡng và các kỹ thuật viên chăm
sóc rất tận tình, chu đáo cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân BN nên CLCS
được cải thiện nhiều.
Theo bảng 3.11 cho thấy sau 1 tháng PHCN và chăm sóc có 87,9 % BN được
cải thiện CLCS, 9,1% BN không có tiến triển và 3,0% BN có CLCS giảm đi. Kết
quả này cũng tương đồng với kết quả của Ngô Thị Huyền (2010) với 85,8% BN
được cải thiện, 7,1% BN giữ nguyên và 7,1% giảm đi [8]. Ta thấy, TTTS là một
bệnh rất nặng và điều trị nó đòi hỏi rất nhiều thời gian. BN phải nằm viện lâu dài là
một vấn đề không tránh khỏi. Do đó, một số BN trong quá trình nằm viện bị mắc
thêm một số tổn thương thứ cấp như teo cơ, loét,.Theo Lưu Thị Nguyệt Minh
(2005), cùng là BN ASIA D nhưng ở BN không loét thì sau 2 tháng đã có khả năng
độc lập hoàn toàn còn với BN bị loét sau 4 tháng mới độc lập trong sinh hoạt [12].
Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình PHCN , làm BN lo lắng nên CLCS
của BN bị giảm sút.
4.3. Sự thay đổi khả năng hoạt động độc lập chức năng
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết BN vào viện tổn thương tủy
ở mức độ nặng và vừa, vị trí tổn thương tủy đa số là tủy cổ và tủy lưng do đó khả
năng di chuyển của họ không được tốt. Sau 1 tháng được PHCN và chăm sóc, khả
năng di chuyển tăng hơn hẳn từ 3,33 ± 5,21 đến 7,64 ± 6,69. Kết quả này cũng phù
hợp với kết quả của Hoàng Thị Hải Hà (2007) với điểm SCIM trung bình về khả
năng di chuyển từ 7,81 ± 9,4 đến 11,14 ± 9,26 [6] và Nguyễn Hoàng Thịnh từ 3,59
± 4,80 đến 10,72 ± 9,07 [14].
Về khả năng tự chăm sóc, hầu hết các BN đều phụ thuộc hoàn toàn hoặc một
phần vào người nhà với các công việc như mặc quần áo, tắm, vệ sinh cá nhân, ăn
Thang Long University Library
37
uống, nên điểm SCIM trung bình là 3,82 ± 5,61. Kết quả này cao hơn so với kết
quả của Nguyễn Thị Thanh Nga (2007) là 2,27 ± 1,24 [13]. Sự khác biệt này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: cỡ mẫu nghiên cứu, mức độ tổn thương tủy, ý thức sinh
hoạt độc lập của người bệnhTrong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết BN liệt hai
chi dưới đều có ý thức cố gắng sinh hoạt độc lập ở mức tối đa có thể nên điểm
SCIM trung bình cao hơn so với Nguyễn Thị Thanh Nga. Sau1 tháng, BN đã dần
thích nghi với tình trạng của mình và bước đầu thực hiện được một số hoạt động sử
dụng sức mạnh chi trên như ăn, mặc áo, đánh răng, rửa mặt,nên điểm SCIM đã
tăng lên 6,76 ± 6,35.
Về chức năng hô hấp và cơ tròn thì đa số BN không bị tổn thương ở tủy cổ cao
nên không bị ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của người bệnh do đó điểm SCIM
khi vào viện là 17,59 ± 11,21 và tăng lên 27,97 ± 8,23 sau 1 tháng.
Như vậy, sau 1 tháng được chăm sóc sức khỏe và PHCN điểm số trung bình ở
cả 3 nhóm chức năng: khả năng di chuyển, khả năng tự chăm sóc và chức năng hô
hấp và cơ tròn đều tăng, góp phần làm cải thiện CLCS cho BN và tất cả sự thay đổi
này đều có ý nghĩa thống kê (kiểm định ANOVA, p < 0,05).
4.4. Một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi CLCS
4.4.1. Ảnh hưởng của tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN ở độ tuổi lao động có CLCS cải
thiện nhiều nhất, còn nhóm BN ở nhóm >55 tuổi có sự cải thiện thấp hơn. Song sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả này cũng giống với các kết quả khác: Theo Tom và Kong. KH, ở
những BN >60 tuổi thì khả năng phục hồi vận động và phục hồi cảm giác sau khi
TTT sẽ ít khả quan hơn ở người trẻ tuổi [29]. Theo Đỗ Đào Vũ, BN ở tuổi lao động
có kết quả phục hồi tốt hơn hẳn nhóm BN lớn tuổi [19].
Ta thấy, tuổi tác có thể là yếu tố tiên lượng cho quá trình PHCN và cũng là
yếu tố ảnh hưởng nhiều tới CLCS của BN. Tuổi cao đi kèm với sự lão hóa cơ thể,
đặc biệt là hệ thần kinh do đó đáp ứng và hồi phục của thần kinh cũng kém hơn.
Hơn nữa, BN lớn tuổi thường mắc phải các bệnh lý kèm theo, khi bị liệt tủy có xu
hướng bị mắc nhiều bệnh lý khác. Điều này làm giảm hiệu quả của PHCN, gây ảnh
hưởng nhiều đến CLCS của BN.
38
4.4.2. Ảnh hưởng của giới
Sau 1 tháng PHCN, chúng tôi thấy rằng điểm CLCS của BN nam và nữ đều
được cải thiện nhiều, trong đó nam là 89,3% còn nữ là 80%. Song tỷ lệ BN có
CLCS giữ nguyên và giảm đi ở nam lại cao hơn nữ nhiều.
Điều này có thể lý giải như sau: Nam giới có thể lực tốt hơn nữ giới nên khả
năng hồi phục cũng nhanh hơn. Nhưng ngược lại, nam giới phải làm những công
việc nặng nhọc, nguy hiểm hơn nữ giới do đó khi bị tổn thương thường nặng nề hơn
nữ giới, làm tăng thời gian điều trị. Mặt khác, đa phần BN nam đều trong độ tuổi
lao động và là trụ cột chính trong gia đình nên khi họ bị chấn thương sẽ không thể
làm việc và giúp đỡ gia đình. Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và
sự cải thiện CLCS ở BN.
4.4.3. Ảnh hưởng của vị trí tổn thương
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.15 cho thấy có sự cải thiện CLCS tương đối
tốt ở cả ba nhóm BN tủy cổ, tủy lưng và tủy thắt lưng. Điều này có thể giải thích rằng
những BN tổn thương nặng và vừa thường đến ngay sau khi bị tổn thương nên quá
trình chăm sóc và PHCN thuận lợi, tạo điều kiện cho CLCS của BN cải thiện tốt.
4.4.4. Ảnh hưởng của mức độ tổn thương ASIA
Từ kết quả, chúng tôi thấy rằng mức độ tổn thương tủy sống ảnh hưởng nhiều
đến sự cải thiện CLCS ở BN. Mức độ tổn thương ASIA C có điểm CLCS cải thiện
rõ rệt nhất với 100%, sau đó đến ASIA D với 87,5%. BN ASIA A do tổn thương
nặng nề hơn nên khả năng phục hồi kém hơn, kéo theo điểm CLCS của một số BN
vẫn không được cải thiện. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Trung Bỉnh (2004): những BN tổn thương ASIA C và ASIA D phục hồi
nhanh hơn, hạn chế được nhiều biến chứng, giúp cho BN yên tâm, hợp tác điều trị
và tâm lý thoải mái hơn [3].
Chúng tôi còn thấy rằng, những BN liệt hai chi dưới và liệt không hoàn toàn có
sự cải thiện điểm CLCS nhiều hơn nhóm BN liệt tứ chi và liệt hoàn toàn.
Do BN liệt tứ chi không những không thể di chuyển được mà còn không còn
khả năng tự chăm sóc bản thân. Họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của
người nhà nên họ càng mặc cảm về bản thân. Do đó, điểm CLCS của họ bị giảm sút.
Thang Long University Library
39
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu trên 33 BN TTTS đủ tiêu chuẩn ở Trung tâm PHCN –
Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
- Sau 1 tháng, điểm trung bình CLCS của BN tăng lên rõ rệt từ 1,88 ± 1,86 khi
vào viện lên đến 4,12 ± 1,80 sau 4 tuần điều trị.
- Có 29 BN có sự cải thiện điểm CLCS chiếm 87,9%, 3 BN giữ nguyên chiếm
9,1 %, còn 1 BN có điểm CLCS giảm đi chiếm 3,0% (p < 0,05).
- Khả năng hoạt động độc lập SCIM của BN tốt giúp cho CLCS của BN cải
thiện đáng kể (p < 0,05).
2. Một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
- Trong đề tài này, chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới tính,
nguyên nhân chấn thương và vị trí tổn thương với sự thay đổi CLCS (p > 0,05).
- Có sự liên quan giữa mức độ tổn thương ASIA với sự thay đổi CLCS (p <
0,05).
40
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Công tác PHCN cần được tiến hành càng sớm càng tốt để phòng tránh các
thương tật thứ cấp gây chậm quá trình PHCN, ảnh hưởng lớn đến CLCS của
BN.
- Do thời gian nghiên cứu ngắn, cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ nên kết quả còn nhiều
hạn chế. Vì vậy, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu với số
lượng BN nhiều hơn và thời gian nghiên cứu dài hơn để có thể thu được
những kết quả rõ ràng hơn, cũng như đưa ra những kết quả có ý nghĩa thuyết
phục hơn.
Thang Long University Library
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ môn Ngoại trường Đại học Y Hà Nội (2006), “Chấn thương cột
sống”, bài giảng bệnh học ngoại khoa tập 2, nhà xuất bản y học, tr. 112.
2. Bộ môn Giải phẫu trường Đại học Y Hà Nội (2006), “Tủy sống”, giải
phẫu người, nhà xuất bản y học, tr. 322 – 326.
3. Nguyễn Trung Bỉnh (2004), “Nghiên cứu kết quả điều trị phẫu thuật chấn
thương cột sống có liệt tủy tại bệnh viện Việt Đức 2002 – 2003”, Luận văn
Bác sỹ chuyên khoa 2, trường Đại học Y Hà Nội.
4. Cao Minh Châu (2009), phục hồi chức năng, nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam, tr. 33 – 40, tr. 66 – 77, tr. 82, tr. 100.
5. Trần Văn Chương (2007), “Tổn thương tủy sống và biện pháp phục hồi
chức năng”,
6. Hoàng Thị Hải Hà (2007), “Bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi chức
năng di chuyển ở bệnh nhân chấn thương tủy sống”, Khóa luận tốt nghiệp
Bác sỹ y khoa.
7. Đinh Thị Thúy Hà (2008), “Bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức
năng đường ruột trên bệnh nhân tổn thương tủy sống”, Khóa luận Cử nhân
Điều dưỡng, trường Đại học Y Hà Nội.
8. Ngô Thị Huyền (2010), “Bước đầu đánh giá chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy”, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân
Điều dưỡng, trường Đại học Y Hà Nội.
9. Lương Tuấn Khanh (1998), “Đánh giá sự tiến triển ở bệnh nhân liệt hai
chi dưới do chấn thương tủy sống kín theo Frankel và khả năng hội nhập xã
hội”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú bệnh viện.
10. Đoàn Thị Hoài Linh (2004), “Tìm hiểu các tỷ lệ thương tật thứ cấp ở bệnh
nhân chấn thương tủy sống”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, trường
Đại học Y Hà Nội.
11. Hồ Hữu Lương (1987), “Chấn thương và vết thương tủy sống”, giáo trình
trường Đại học Y Hà Nội.
12. Lưu Thị Nguyệt Minh (2005), “Bước đầu tìm hiểu các chức năng sinh
hoạt hàng ngày ở bệnh nhân chấn thương tủy sống cổ”, Khóa luận tốt
nghiệp Cử nhân Điều Dưỡng, trường Đại học Y Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Thanh Nga (2007), “Bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi
chức năng tự chăm sóc ở bệnh nhân liệt tủy do chấn thương cột sống”,
Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, trường Đại học Y Hà Nội.
14. Nguyễn Hoàng Thịnh (2010), “Đánh giá một số rối loạn tâm lý ở bệnh
nhân chấn thương tủy sống trước và sau phục hồi chức năng”, Khóa luận
tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, trường Đại học Y Hà Nội.
15. Cầm Bá Thức (2008), “Nghiên cứu thực trạng bệnh nhân liệt hai chi dưới
do chấn thương tủy sống trong cộng đồng và đề xuất một số giải pháp can
thiệp”, Luận án Tiến sỹ y học.
16. Vũ Thị Hiền Trinh (2005), “Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng và kết quả
phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương cột sống tại trung tâm phục
hồi chức năng bênh viện Bạch Mai, từ 2000 – 2005”, Luận văn Bác sỹ đa
khoa, trường Đại học Y Hà Nội.
17. Lê Xuân Trung và cộng sự (1986), “Đóng góp và chẩn đoán điều trị tủy
cổ”, tạp chí ngoại số 3, tr. 135 – 138.
18. Hà Kim Trung (2004), bài giảng chấn thương cột sống cổ, tr. 1 – 30, 60 –
65.
19. Đỗ Đào Vũ (2006), “Bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng bệnh
nhân liệt tứ chi sau chấn thương cột sống cổ”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ
nội trú bệnh viện.
Tiếng Anh
20. Lin. KH, Chuang. CC, Kao. MJ (1997), “Quality of life of spinal cord
injured patients in Taiwan: a subgroup study”, pg. 841 – 849.
21. Murray. M. F (1990), “Traumatic and Congenital Lesion of the Spinal
Cord”, Krusen’ s Handbook of Physycal Medicine and Rehabilition, Fourth
edition, pg. 717 – 748.
Thang Long University Library
22. Ravaud. JF, Boulongne. D, Tramblay. M (1998), “And the long term
outcome of tetraplegic spinal cord injured people: Protocol and
methodology”, Spinal cord, pg. 117 – 124.
23. Segun. TD (2008), “Spinal Cord Injury – Definition, Epidemiology,
Pathophysiology”,
24. Shinha. DK (2004), “Prevention of SIC in developing countries”, 4th
Asian Spinal Cord Network Conference, pg. 47 – 48.
25. Steven. CK, Kevin. CO (1998), “Predicting Nerologic Recovery in
traumatic cevical Spinal Cord Injury”, pg. 1456 – 1463.
26. Steven. CK (2005), “Rehabilition of Spinal Cord Injury”, pg. 1716 –
1751.
27. The National SCI Statistical Center, University of Alabama (2009),
“Annual report for the spinal cord injury model system”, pg. 40.
28. The National SCI Statistical Center, University of Alabama (2010),
“Spinal cord injury facts and figures at a glance”,
29. Tom and Kong. KH (1998), “Central cord syndrome: functional outcome
after rehabilition”, Spinal cord, pg. 150 – 160.
30. Van Koppenhagen. CF, Post. MW, Woude. LH (2009), “Recovery of
life satisfaction in persons with spinal cord injury dủing inpatient
rehabilitation”,
31. Waters. RL, Adkins. RH, Yakura. JS (1994), “Motor and sensory
recovery following incomplete tetraplegia”,
32. Wyndaele. M, Wyndaele. JJ (2006), “Prevalence and epidemiology of
spinal cord injury: what learns a worldwide literature survey?”, Spinal
Cord, pg. 508 – 523.
Phụ lục 1:
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Số:
I. Hành chính
1. Họ tên bệnh nhân:.
2. Tuổi:..
3. Giới:
4. Nghề nghiệp:.
5. Địa chỉ:.
6. Mã bệnh án:
7. Ngày tổn thương:
8. Ngày vào viện:
9. Ngày ra viện:..
10. Ngày phỏng vấn lần 1:..
11. Ngày phỏng vấn lần 2:..
13. Ngày phỏng vấn lần 3:..
II. Chuyên môn
1. Tình trạng chấn thương cột sống:
1.1. Nguyên nhân chấn thương:.
1 = Tai nạn giao thông
2 = Tai nạn lao động
3 = Tai nạn sinh hoạt
1.2. Vị trí thương tổn tủy:..
1 = Tủy cổ
2 = Tủy lưng
3 = Tủy thắt lưng
1.3. Thời gian từ khi tai nạn đến khi vào trung tâm PHCN:
1 = Dưới 1 tháng
2 = Từ 1 tháng đến 1 năm
3 = Trên 1 năm
1.4. Mức độ tổn thương ASIA:.
1 = A 3 = C
2 = B 4 = D
1.5. Biện pháp can thiệp:.
1 = Phẫu thuật
2 = Điều trị bảo tồn
1.6. Chức năng di chuyển SCIM:
Lần 1: .
Lần 2: .
Lần 3: .
1.7. Chức năng tự chăm sóc SCIM:
Lần 1: .
Lần 2:
Thang Long University Library
Lần 3:
1.8. Chức năng hô hấp và cơ tròn SCIM:
Lần 1:
Lần 2:
Lần 3:
1.9. Các thương tổn thứ cấp kèm theo:
Loét
Nhiễm trùng tiết niệu
Teo cơ
Tụt huyết áp tư thế
Khác
Không có
2. Điểm chất lượng cuộc sống:
Lần 1: .
Lần 2: .
Lần 3: .
III. Các yếu tố khác:
1. Trình độ học vấn:..
1 = Chưa hết phổ thông
2 = Hết phổ thông
3 = Đại học và tương đương
4 = Sau đại học
2. Nghề nghiệp:..
1 = Lao động trí óc
2 = Lao động chân tay
3 =Về hưu
3. Mức độ kinh tế:
1 = Khó khăn
2 = Vừa đủ
3 = Hài lòng
4. Tình trạng hôn nhân:..
1 = Có vợ/chồng
2 = Độc thân
3 = Góa
4 = Ly hôn/ Ly thân
Người làm bệnh án
Sv. Hà Thị Thúy
Phụ lục 2:
Họ và tên bệnh nhân:Tuổi:.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG (EQ-5D)
Chỉ tiêu đánh giá Vào viện 2 tuần 4 tuần
2 = Bình thường
1 = Khó khăn hơn Đi lại
0 = Không đi lại
được
2 = Tự sinh hoạt
được
1 = Khó khăn hơn Sinh hoạt, chăm
sóc bản thân 0 = Không tự sinh
hoạt được
2 = Tự thực hiện
được
1 = Khó khăn hơn Công việc hàng
ngày 0 = Không thể thực
hiện được
2 = Không đau hay
khó chịu
1 = Thỉnh thoảng
đau, cơn đau vừa
phải
Đau đớn, khó
chịu
0 = Đau liên tục
2 = Không lo lắng
hay trầm cảm
1 = Hơi lo lắng về
bệnh Lo lắng, trầm cảm 0 = Rất lo lắng về
bệnh
Tổng điểm
Thang Long University Library
Phụ lục 3.1:
Họ và tên bệnh nhân:.Tuổi:...
BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG SCIM
Chức năng hô hấp và cơ tròn
Lần 1:
Lần 2:
Lần 3:
Đánh giá chức năng Lần 1 Lần 2 Lần 3
0 Cần ống khí quản hoặc thông khí hỗ trợ
thường xuyên hay gián đoạn
2 Thở độc lập với ống khí quản, cần thở
oxy, cần hỗ trợ nhiều trong việc kích thích
ho hoặc chăm sóc ống mở khí quản
4 Thở độc lập với ống khí quản, cần hỗ trợ
ít để kích thích ho hoặc chăm sóc ống mở
khí quản
6 Thở độc lập không cần ống khí quản, cần
thở oxy, hỗ trợ nhiều gây ho, thở mask,
hoặc thông khí hỗ trợ từng lúc
8 Thở độc lập không cần ồng khí quản, cần
hỗ trợ ít hoặc kích thích ho
Hô hấp
10 Thở độc lập không cần hỗ trợ hoặc thiết bị
0 Đặt sonde tiểu liên tục
3 Thể tích nước tiểu còn sót lại >100cc;
không đặt sonde tiểu liên tục hoặc đặt
sonde hỗ trợ ngắt quãng
6 Thể tích nước tiểu còn sót lại <100cc hoặc
tự đặt sonde ngắt quãng; cần hỗ trợ sử
dụng dụng cụ tháo nước tiểu
9 Tự đặt sonde tiểu ngắt quãng, sử dụng
dụng cụ tháo nước tiểu bên ngoài, không
cần hỗ trợ.
11 Tự đặt sonde tiểu ngắt quãng, tiểu tiện tự
chủ ngoài thời gian đặt sonde; không sử
dụng dụng cụ tháo nước tiểu bên ngoài.
13 Lượng nước tiểu còn sót lại <100cc; chỉ
cần sử dụng dụng cụ tháo nước tiểu bên
ngoài; không cần hỗ trợ tháo nước tiểu.
Chức năng
đường tiểu
15 Lượng nước tiểu còn sót lại <100cc; tiểu
tiện tự chủ; không sử dụng dụng cụ tháo
nước tiểu bên ngoài.
0 Đi ngoài không đều hoặc táo bón ( dưới 1
lần trong 3 ngày). Chức năng
đường ruột 5 Đi ngoài đều đặn nhưng cần hỗ trợ (đặt thuốc hậu môn); hiếm khi tai biến (ít hơn
2 lần/ tháng).
5 Đi ngoài đều đặn nhưng cần hỗ trợ (đặt
thuốc hậu môn); hiếm khi tai biến (ít hơn
2 lần/ tháng).
8 Đi ngoài đều đặn; không cần hỗ trợ, hiếm
khi tai biến (ít hơi 2 lần/ tháng).
10 Đi ngoài đều đặn, không cần hỗ trợ,
không có tai biến.
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn.
1 Cần hỗ trợ 1 phần; không tự vệ sinh được.
2 Cần hỗ trợ 1 phần; tự vệ sinh độc lập.
4 Sử dụng nhà vệ sinh độc lập trong mọi
hoạt động nhưng cần thiết bị trợ giúp hoặc
môi trường chuyên biệt.
Sử dụng
nhà vệ sinh(
vệ sinh vùng
hậu môn-
sinh dục,
cởi/mặc
quần áo, sử
dụng giấy vệ
sinh hoặc)
đóng bỉm
5 Sử dụng nhà vệ sinh độc lập trong mọi
hoạt động, không cần thiết bị trợ giúp
hoặc môi trường chuyên biệt.
Tổng điểm
Thang Long University Library
Phụ lục 3.2:
Họ và tên bệnh nhân:..Tuổi:...
BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG SCIM
Chức năng tự chăm sóc
Lần 1:
Lần 2:
Lần 3:
Đánh giá chức năng Lần 1 Lần 2 Lần 3
0 Cần nuôi ăn tĩnh mạch, mở dạ dày
hoặc hỗ trợ hoàn toàn bằng đường
miệng.
1 Ăn thức ăn đã cắt sẵn bằng cách
dùng một số thiết bị thích nghi cho
tay: cầm tách đã được thích nghi.
2 Ăn thức ăn đã cắt sẵn không cần
thiết bị; cầm được tách thường, cần
hỗ trợ để mở hộp.
Ăn (cắt, mở hộp,
đưa thức ăn lên
miệng, cầm tách
có nước).
3 Độc lập trong mọi việc không cần
thiết bị thích nghi nào.
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn.
1 Cần hỗ trợ 1 phần.
2 Tắm rửa độc lập nhưng cần thiết bị
thích nghi hoặc trong môi trường
chuyên biệt.
Thân
trên
3 Tắm rửa độc lập không cần thiết bị
thích nghi hoặc môi trường chuyên
biệt.
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn.
1 Cần hỗ trợ 1 phần.
2 Tắm rửa độc lập nhưng cần thiết bị
thích nghi hoặc trong môi trường
chuyên biệt.
Tắm (xoa
xà phòng,
vặn vòi
nước, tắm
rửa, lau
khô
người). Thân
dưới
3 Tắm rửa độc lập không cần thiết bị
thích nghi hoặc môi trường chuyên
biệt.
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn.
1 Cần hỗ trợ 1 phần với quần áo
không có khuy, khóa kéo, dây buộc.
2 Mặc quần áo không có khuy, khóa
kéo, dây buộc độc lập nhưng cần
thiết bị thích nghi hoặc trong môi
trường chuyên biệt.
Mặc quần
áo (chuẩn
bị quần
áo, mặc
vào, cởi
ra).
Thân
trên
3 Mặc quần áo không có khuy, khóa
kéo, dây buộc độc lập, không cần
môi trường chuyên biệt, chỉ cần trợ
giúp hoặc thiết bị thích nghi để cài
khuy, kéo khóa, buộc dây.
4 Mặc quần áo thường độc lập không
cần môi trường chuyên biệt.
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn.
1 Cần hỗ trợ 1 phần với quần áo
không có khuy, khóa kéo, dây buộc
2 Mặc quần áo không có khuy, khóa
kéo, dây buộc độc lập nhưng cần
thiết bị thích nghi hoặc trong môi
trường chuyên biệt.
3 Mặc quần áo không có khuy, khóa
kéo, dây buộc độc lập, không cần
môi trường chuyên biệt, chỉ cần trợ
giúp hoặc thiết bị thích nghi để cài
khuy, kéo khóa, buộc dây.
Thân
dưới
4 Mặc quần áo thường độc lập không
cần môi trường chuyên biệt.
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn.
1 Cần hỗ trợ 1 phần.
2 Vệ sinh cá nhân độc lập nhưng cần
thiết bị thích nghi hoặc trong môi
trường chuyên biệt.
Vệ sinh cá nhân
(rửa tay, rửa mặt,
đánh răng, chải
đầu, cạo râu,
trang điểm). 3 Vệ sinh cá nhân độc lập không cần
thiết bị thích nghi hoặc trong môi
trường chuyên biệt.
Tổng điểm
Thang Long University Library
Phụ lục 3.3:
Họ và tên bệnh nhân:Tuổi:...
BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG SCIM
Chức năng di chuyển
Lần 1:
Lần 2:
Lần 3:
Đánh giá chức năng Lần 1 Lần 2 Lần 3
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn trong tất
cả các hoạt động sau: xoay trở
thân trên, xoay trở thân dưới,
ngồi dậy trên giường, chống
tay trong tư thế ngồi có hoặc
không có thiết bị trợ giúp
không phải thiết bị điện.
2 Thực hiện được 1 trong các
hoạt động trên không cần trợ
giúp.
4 Thực hiện được 2 hoặc 3 trong
các hoạt động trên không cần
trợ giúp.
Di chuyển
trên
giường và
hoạt động
để tránh tỳ
đè.
6 Thực hiện độc lập được tất cả
các hoạt động trên giường và
hoạt động giảm áp lực.
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn.
1 Cần trợ giúp 1 phần và/hoặc
giám sát.
Di chuyển
giường-xe
lăn(khóa
xe lăn,
nâng đồ
gác chân,
gỡ và điều
chỉnh chỗ
để tay, dịch
chuyển,
nhấc chân
lên).
2 Độc lập.
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn.
Di
chuyển
trong
phòng và
bồn cầu.
Di chuyển
xe lăn-bồn
cầu- nhà
tắm:
Nếu sử
dụng xe lăn
có bô: dịch
chuyển ra-
vào xe lăn.
1 Cần trợ giúp 1 phần và/hoặc
giám sát hoặc thiết bị thích
nghi (ví dụ:thanh nắm).
Nếu sử
dụng xe lăn
thường:
khóa xe
lăn, nâng
đồ gác
chân, gỡ và
điều chỉnh
chỗ để tay,
dịch
chuyển,
nhấc chân
lên.
2 Độc lập.
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn.
1 Cần xe lăn điện hoặc trợ giúp 1
phần để điều khiển xe lăn tay.
2 Di chuyển độc lập trên xe lăn
tay.
3 Cần giám sát trong khi bước đi
(có hoặc không có thiết bị).
4 Đi bằng khung hoặc 2 nạng (đi
đu).
5 Đi bằng nạng hoặc 2 gậy ( đi
hỗ tương).
6 Đi bằng 1 gậy.
7 Chỉ cần nẹp chân.
Di chuyển
trong nhà
8 Đi không cần thiết bị hỗ trợ.
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn.
1 Cần xe lăn điện hoặc trợ giúp 1
phần để điều khiển xe lăn tay.
2 Di chuyển độc lập trên xe lăn
tay.
3 Cần giám sát trong khi bước đi
(có hoặc không có thiết bị).
4 Đi bằng khung hoặc 2 nạng (đi
đu).
5 Đi bằng nạng hoặc 2 gậy ( đi
hỗ tương).
6 Đi bằng 1 gậy.
7 Chỉ cần nẹp chân.
Di chuyển
khoảng
cách vừa
phải (10m-
100m).
8 Đi không cần thiết bị hỗ trợ
0 Cần hỗ trợ hoàn toàn.
1 Cần xe lăn điện hoặc trợ giúp 1
phần để điều khiển xe lăn tay.
2 Di chuyển độc lập trên xe lăn
tay.
Di
chuyển
trong
nhà và
bên
ngoài.
Di chuyển
bên ngoài
(trên
100m).
3 Cần giám sát trong khi bước đi
(có hoặc không có thiết bị).
4 Đi bằng khung hoặc 2 nạng (đi
Thang Long University Library
đu).
5 Đi bằng nạng hoặc 2 gậy ( đi
hỗ tương).
6 Đi bằng 1 gậy
7 Chỉ cần nẹp chân.
8 Đi không cần thiết bị hỗ trợ.
0 Không leo lên hoặc xuống
thang được.
1 Leo lên hoặc xuống ít nhất 3
bậc có trợ giúp hoặc giám sát
của người khác.
2 Leo lên hoặc xuống ít nhất 3
bậc có trợ giúp của thanh nắm
tay và/hoặc nạng hoặc gậy.
Đi thang
bộ.
3 Leo lên hoặc xuống ít nhất 3
bậc không cần bất kỳ trợ giúp
hoặc giám sát nào.
0 Đòi hỏi phải trợ giúp hoàn
toàn.
1 Cần trợ giúp 1 phần và/hoặc
giám sát và/hoặc thiết bị thích
nghi.
Di chuyển
xe lăn-xe
hơi: đến
gần xe hơi,
khóa xe
lăn, gỡ chỗ
để tay
chân,
chuyển vào
và ra khỏi
xe hơi,
đem xe lăn
vào và ra
khỏi xe
hơi.
2 Độc lập không cần thiết bị
thích nghi.
0 Cần trợ giúp hoàn toàn. Di chuyển
mặt đất-xe
lăn.
1 Di chuyển độc lập có hoặc
không có thiết bị hỗ trợ (hoặc
không cần dùng xe lăn).
Tổng điểm
Phụ lục 4:
DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
STT Họ và tên bệnh nhân Giới tính Ngày vào viện Mã bệnh án
1 Lưu Văn Đ. Nam 16/02/2011 110005756
2 Nguyễn Đình T. Nam 16/02/2011 110008598
3 Kiều Văn T. Nam 24/02/2011 110003634
4 Nguyễn Thế T. Nam 24/02/2011 110003624
5 Nguyễn Hữu H. Nam 03/03/2011 110003997
6 Hoàng Hữu N. Nam 08/03/2011 110006698
7 Trần Viết T. Nam 11/03/2011 110004183
8 Nguyễn Thế T. Nam 17/03/2011 110007486
9 Nguyễn Văn P. Nam 15/03/2011 110006899
10 Phạm Văn H. Nam 07/01/2011 110000430
11 Nguyễn Văn Đ. Nam 08/03/2011 110205510
12 Vũ Văn H. Nam 13/01/2011 110001385
13 Bùi Văn B. Nam 21/02/2011 100214972
14 Mầu Tiến B. Nam 22/02/2011 110005310
15 Hoắc Công H. Nam 17/01/2011 110001340
16 Trần Thị N. Nữ 14/01/2011 110001373
17 Quan Thị N. Nữ 16/02/2011 110005719
18 Nguyễn Xuân D. Nam 14/02/2011 110003573
19 Đỗ thị M. Nữ 14/02/2011 110003393
20 Nguyễn Thị K. Nữ 14/02/2011 110003830
21 Lâm Anh Đ. Nam 15/02/2011 110005202
22 Phạm Thanh H. Nam 14/02/2011 110003574
23 Nguyễn Văn Q. Nam 16/02/2011 110005766
24 Lục Văn T. Nam 16/02/2011 110005754
25 Vũ Văn T. Nam 01/03/2011 110005819
26 Lưu Đức B. Nam 08/02/2011 110005676
Thang Long University Library
27 Lại Văn D. Nam 24/02/2011 110003629
28 Đinh Văn Q. Nam 14/02/2011 110003379
29 Trần Đình Nam Nam 01/03/2011 110005321
30 Hoàng Văn V. Nam 21/02/2011 110202117
31 Nguyễn Thị Q. Nữ 14/01/2011 110001272
32 Nguyễn Quốc M. Nam 16/03/2011 110007771
33 Nguyễn Văn T. Nam 09/03/2011 110004632
Xác nhận của Xác nhận của Giám đốc Trung tâm
giáo viên hướng dẫn Phục hồi chức năng
Bệnh viện Bạch Mai
TS. Phạm Văn Minh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a12466_5828_7455.pdf