Khóa luận Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới NH - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Bên cạnh những cơ hội là những khó khăn, thách thức mà để vượt qua được, các NHTM Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng phải nỗ lực không mệt mỏi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, đáp ứng các yêu cầu quốc tế về chất lượng hoạt động cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ NH. Giai đoạn phát triển tiếp theo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Techcombank bởi sự kiện Việt Nam gia nhập sâu, rộng hơn vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với cạnh tranh trong lĩnh vực NH ngày càng gay gắt hơn, các tiêu chuẩn về hoạt động NH ngày càng khắt khe hơn. Điều đó, đòi hỏi Techcombank ph ải nhìn nhận lại mình, tìm ra những lĩnh vực đang hoạt động hiệu quả để tiếp tục phát huy và phương hướng giải quyết những hạn chế còn tồn tại. Có như vậy, Techcombank mới có thể đứng vững trước làn sóng hội nhập và tiếp tục có những bước phát triển mới trong tương lai.

pdf99 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của NH. Bởi vậy, cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Thứ ba, trong quá trình thẩm định đầu tư cho vay vốn, các cán bộ Techcombank cần phải thực hiện theo đúng quy định của ngành và NH đề ra. Cần cương quyết sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác tín dụng. Những cán bộ nào chưa đáp ứng được yêu cầu trình độ thì cho đi đào tạo lại. Còn cán bộ nào không đáp ứng được yêu cầu thì cương quyết chuyển sang làm công việc khác. Cán bộ để nợ quá hạn, nợ tồn đọng phát sinh nhiều, thời 69 gian kéo dài, nếu do nguyên nhân khách quan, Lãnh đạo chi nhánh giao chỉ tiêu cụ thể và chỉ cho hưởng lương kinh doanh theo kết quả công việc, theo số nợ tồn đọng thu được. Còn đối với số cán bộ để xảy ra nợ quá hạn, nợ tồn đọng nhưng do yếu tố chủ quan, tuỳ theo mức độ mà xử lý như bồi thường bằng vật chất hay chỉ giao công việc chuyên đi đòi nợ. Thứ tư, tăng cường các biện pháp kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách đúng mục đích hay không, quản lý vốn vay đầu tư có chặt chẽ và hiệu quả hay không. Đồng thời, thắt chặt việc chấp hành quy trình tín dụng, thể lệ cho vay đối với tất cả cán bộ tín dụng, cán bộ kinh doanh, các bộ phận có liên quan. Khâu thẩm định dự án cho vay được tiến hành mang tính thực chất hơn. Thẩm định bao gồm cả hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ, giá trị đích thực và tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay. Uy tín của dự án của khách hàng, năng lực của chủ dự án,...là những yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình thẩm định cho vay. Quan điểm cấp tín dụng của Techcombank là chỉ cấp tín dụng đối với những khách hàng có năng lực tài chính và những dự án thực sự khả thi. Khi thẩm định dự án, cán bộ tín dụng cần đánh giá, phân tích khách hàng và phân tích dự án đầu tư trên cơ sở quan điểm đó. Không nên vì mục tiêu thành tích mà chỉ tập trung vào những điểm tốt của dự án và bỏ qua các rủi ro tiềm ẩn trong dự án đó. Có như vậy, cấp lãnh đạo mới có thể đưa ra quyết định chuẩn xác và kiểm soát được hết mọi rủi ro tín dụng. Thứ năm, nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng. Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho NH ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. 70 Thứ sáu, cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập. Tóm lại, để nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của hoạt động tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề không đơn giản, không chỉ đối với bản thân Techcombank mà còn liên quan tới hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHNN, các TCTD, thực hiện giám sát an toàn hoạt động NH, theo hướng minh bạch, hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế. 3. Nhóm giải pháp tăng cƣờng khả năng sinh lời của Techcombank Hệ số ROA của Techcombank trong 3 năm gần đây luôn ở mức cao so với ROA trung bình của một NH tốt trên thế giới. Techcombank cần tìm cách điều chỉnh hệ số ROA thấp xuống để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của mình bằng cách giảm các khoản đầu tư vào những dự án có tính sinh lời cao nhưng rủi ro rất lớn. Cơ cấu tài sản hợp lý hơn theo hướng tiếp tục mở rộng hoạt động tín dụng nhưng bên cạnh đó cần đa dạng hóa danh mục đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các hoạt động ngoại bảng như bảo lãnh, thư tín dụng, phát hành các loại cam kết, kinh doanh chứng khoán phái sinh..., đây là những hoạt động đem lại nguồn thu quan trọng cho NH. Như vậy, Techcombank sẽ giảm bớt tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy đồng, tức là giảm độ rủi ro trong hoạt động của mình, đồng thời giảm nguy cơ phải trích quỹ dự phòng cho những khoản nợ xấu trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Hệ số ROE tăng đều qua các năm, riêng năm 2006 có xu hướng giảm so với năm 2005. Có 3 nguyên nhân khiến ROE của Techcombank giảm nhưng trong đó chỉ có một nguyên nhân tiêu cực cần phải giải quyết. Đó là tỷ lệ sinh lời hoạt động giảm, chi phí tăng lên do phải trích lập dự phòng nợ khó đòi một 71 khoản khá lớn và các chi phí khác tăng lên. Ngoài giải pháp tăng cường chất lượng tín dụng để hạn chế các khoản nợ xấu, Techcombank cần tìm ra phương pháp quản lý chi phí hiệu quả hơn. Cắt giảm những chi phí bất hợp lý, đặc biệt là giảm chi phí đầu vào mà cụ thể là chi phí huy động vốn. Dưới đây là một số giải pháp để có thể huy động vốn với mức chi phí tốt nhất: Một là, sử dụng chính sách lãi suất huy động hợp lý. Trong điều kiện cạnh tranh của thị trường, lãi suất huy động có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn về quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Việc tăng hay giảm lãi suất huy động vốn của các NHTM tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh của mỗi NH. Bên cạnh việc phải bù đắp mọi chi phí hoạt động, lãi suất của NH đưa ra cần phải phản ánh đúng quan hệ cung cầu về tiền tệ trên thị trường, theo sát chỉ số biến động của lạm phát và phải có tính cạnh tranh thị trường. Các NHTM sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn. Sự lên xuống bất thường của lãi suất trong việc kinh doanh theo cơ chế thị trường là tất nhiên và là rủi ro có nguy cơ cao, khó lường trước. Do vậy, lãi suất huy động vốn của NH cần phải xác định hợp lý cho từng loại vốn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho NH và hấp dẫn khách hàng, thông thường được xác định tối thiểu như sau: Lãi suất huy động = Lãi suất thực + % Lạm phát. Techcombank cần có chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp trong từng thời kỳ, từng địa bàn nơi Techcombank đặt điểm giao dịch theo hướng nơi nào có tiềm năng huy động được nhiều vốn hơn thì áp dụng lãi suất cao hơn. Hai là, tối ưu hoá lãi suất tiết kiệm và phát triển các dịch vụ thanh toán, các sản phẩm thanh toán nhằm giảm chi phí vốn đầu vào. Với một hệ thống lãi suất tiết kiệm theo nhiều bậc, Techcombank có thể tạo ra những sản phẩm đa dạng và hấp dẫn hơn để thu hút các khách hàng với lượng tiền gửi lớn, đồng thời có thể giảm chi phí vốn đối với các tài khoản tiền gửi có số dư thấp; khuyến khích khách hàng gửi tiền tham gia vào các đợt tiết kiệm dự thưởng và đưa ra cơ chế lãi suất cao hơn cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài; phát triển các sản 72 phẩm thanh toán và quản lý vốn, dịch vụ thẻ để thu hút khách hàng mở tài khoản tại Techcombank và sử dụng số dư trên các tài khoản này nhằm giảm chi phí vốn, tăng độ ổn định của nguồn vốn. Tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách tăng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ, tăng tỷ lệ bán chéo dịch vụ và sản phẩm, tăng khả năng sinh lời thông qua việc tối ưu hoá cơ cấu tài sản và công nợ, áp dụng hệ thống xác định lãi suất và phí dịch vụ phù hợp đảm bảo bù đắp rủi ro và chi phí hoạt động và có tích luỹ. Công tác huy động vốn ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển và lợi nhuận của NH, với mức chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra ngày càng thu hẹp như hiện nay thì NH khó có thể thu hút thêm khách hàng tiền gửi mới bằng việc đưa ra mức lãi suất huy động cao hơn. Để tránh tình trạng cạnh tranh về lãi suất huy động dẫn đến việc đẩy lãi suất lên cao, Techcombank cần cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng gửi tiền NH. Ngoài ra, Techcombank có thể giảm bớt chi phí hoạt động thông qua chiến lược hiện đại hóa NH. Sử dụng những phần mềm vi tính hiện đại để cắt giảm bớt các công việc giấy tờ, tự động hóa các khâu thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin. Chi phí hoạt động giảm, doanh thu được đẩy mạnh nhờ đa dạng hóa sản phẩm trên nền công nghệ hiện đại đang là thế mạnh của Techcombank thì khả năng sinh lời của Techcombank sẽ được nâng lên đáng kể, đảm bảo NH ngày càng hoạt động hiệu quả hơn với rủi ro thấp hơn. Chỉ tiêu tổng tài sản sinh lời/ tổng tài sản của Techcombank trong 2 năm 2005 và 2006 ở mức > 65%, thấp hơn mức thông thường của một số NHTM hoạt động hiệu quả là 80 - 90%. Techcombank nên đẩy tỷ lệ này lên bằng mức thông thường tại các NHTM để nâng cao khả năng sinh lời. Cụ thể, Techcombank có thể giảm lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền, đầu tư thêm vốn các một số hoạt động khác như đầu tư chứng khoán, góp vốn cổ phần, thực hiện thêm chức năng của một NH đầu tư... Techcombank chỉ nên duy trì lượng tài sản không sinh lời ở mức hợp lý, đủ đảm bảo tính thanh khoản cho NH. 73 4. Nhóm giải pháp liên quan đến khả năng thanh khoản của Techcombank Trong những năm qua, Techcombank luôn ở trạng thái thanh khoản cao, điều đó có nghĩa là NH có thể đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán khẩn cấp mà không phải thanh lý những khoản đầu tư đang sinh lời của mình hoặc vay nóng các TCTD khác với chi phí rất cao. Tuy nhiên, nếu duy trì khả năng thanh khoản cao thì lợi nhuận thu về không nhiều do nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động sinh lời bị hạn chế. Do vậy, Techcombank cần đề ra chiến lược hoạt động đúng đắn, cân đối hai thái cực là tính sinh lời của NH và khả năng thanh khoản tại cùng một thời điểm. Để có thể đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu về tiền mặt cho các khoản vay hoặc nhu cầu rút tiền đột xuất, thanh toán các khoản phải trả khi đến hạn mà vẫn có nguồn vốn tối đa để đầu tư vào hoạt động đem lại lợi nhuận cho NH, Techcombank cần nâng cấp hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống phòng ngừa rủi ro thanh khoản, trở thành một nguồn thông tin thống nhất, chuẩn xác để NH có thể dự đoán được lượng tiền mặt cần thiết trong tương lai gần. Từ đó, cơ cấu nguồn vốn của mình một cách hợp lý, tránh hiện tượng dư thừa tiền mặt trong quá trình hoạt động. Techcombank nên tích cực tham gia thị trường liên NH, xây dựng mối liên hệ với các NHTM và các định chế tài chính khác để có thể giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp NH thiếu vốn tạm thời. Mối quan hệ này nếu vững chắc và lành mạnh sẽ giúp Techcombank tránh phải đầu tư một lượng lớn vốn kinh doanh của NH vào tài sản có tính thanh khoản cao, bởi khi đột xuất phát sinh nhu cầu về tiền mặt thì Techcombank có thể dễ dàng huy động lượng tiền đó từ những TCTD khác với chi phí ưu đãi. Tích cực áp dụng các biện pháp tăng cường khả năng huy động vốn từ nền kinh tế, tránh xảy ra tình trạng vốn huy động không đủ nhu cầu sử dụng vốn dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán do thiếu vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là hiệu quả của hoạt động tín dụng. Cân đối giữa việc sử dụng 74 nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, kiểm soát khả năng trả nợ của khách hàng được Techcombank cấp tín dụng để tránh tình trạng nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, khách hàng không trả được nợ cho Techcombank dẫn đến hậu quả là Techcombank không có tiền để trả gốc và lãi cho người gửi tiền tại NH. Techcombank nên xác định hệ số thanh khoản trên cơ sở cân đối nguồn vốn huy động và nguồn vốn đầu tư cũng như kết quả dự báo nhu cầu về tiền mặt trong tương lai gần. 5. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro Techcombank có hệ thống quản trị tương đối vững mạnh, có quan điểm cấp tín dụng và thẩm quyền phê duyệt của từng cấp rõ ràng. Dưới đây là một số giải pháp để tiếp tục tăng cường năng lực quản trị rủi ro của Techcombank: Một là, xây dựng cơ chế, quy chế nghiệp vụ hoạt động kinh doanh đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro. Cơ chế, quy chế nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ phản ánh năng lực quản trị kinh doanh mà còn thể hiện năng lực quản trị rủi ro của NHTM. Khi xây dựng các cơ chế hoạt động và cơ chế nghiệp vụ Techcombank phải lường hết khả năng có thể dẫn đến rủi ro để có phương án hợp lý điều chỉnh trong vận hành cơ chế, quy chế. Từng thời gian nhất định, Techcombank phải tổ chức đánh giá các cơ chế, quy chế đã ban hành, phát hiện những “kẽ hở” để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, thay đổi phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất. Bởi vậy khi xây dựng và ban hành các cơ chế, quy chế hoạt động và nghiệp vụ, Techcombank cần quan tâm đến các khía cạnh có khả năng xảy ra rủi ro để chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Hai là, nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp. Trong hoạt động kinh doanh của Techcombank, năng lực quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo nên năng lực quản trị, điều hành của Techcombank. Đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành mạnh không chỉ đảm bảo hoạt động kinh doanh của 75 Techcombank có kỷ cương, thống nhất mà còn biết phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh của từng chi nhánh và của cả hệ thống, tránh được những rủi ro không đáng có trong kinh doanh. Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, Techcombank cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, hiểu biết về pháp luật và kiến thức về quản trị rủi ro NH để bộ máy NH hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ba là, sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBNV nghiệp vụ, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người sẽ tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nâng cao kiến thức về quản trị nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý các cấp giúp Techcombank sử dụng đúng người, đúng việc, hạn chế rủi ro trong kinh doanh góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của NH. Bốn là, cần có những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và phòng ngừa rủi ro làm tham mưu cho lãnh đạo Techcombank trong ban hành và bổ sung, sửa đổi các cơ chế, quy chế, cập nhật các thông tin kinh tế liên quan đến rủi ro. Có thể sử dụng họ vào việc giảng dạy nâng cao kiến thức về rủi ro và phòng ngừa rủi ro đối với đội ngũ CBNV nghiệp vụ trong NH. Hiệu quả hoạt động của họ sẽ góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của Techcombank. Năm là, tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Trong thời đại ngày nay, vai trò của thông tin không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh NH- một ngành kinh tế tổng hợp rất nhạy cảm trước các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội. Thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro cần được cập nhật và khai thác triệt để trong quản trị kinh doanh NH. Có như vậy mới giảm thiểu được những rủi ro khách quan và chủ quan do thiếu thông tin hoặc không khai thác triệt để các thông tin phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của Techcombank. Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện nghiêm ngặt các qui trình kiểm tra nghiệp vụ phát hiện những sai sót có khả năng dẫn 76 đến rủi ro, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Hình thức và biện pháp kiểm tra ngày càng hoàn thiện nhằm đảm bảo an toàn trong từng nghiệp vụ. Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ là tai mắt của các nhà quản trị NH. Những năm vừa qua đã phát hiện nhiều sai sót qua kiểm tra từng nghiệp vụ cụ thể, đặc biệt là các chứng từ tín dụng - nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro cao, giúp lãnh đạo Techcombank kịp thời chấn chỉnh, hạn chế được những rủi ro chủ quan. Qua kết quả kiểm tra nghiệp vụ tại các chi nhánh và đơn vị thành viên, NH tổng kết, rút kinh nghiệm trong toàn hệ thống tại các Hội nghị chuyên đề và Hội nghị sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của NH. Bảy là, thực hiện thưởng, phạt nghiêm minh đối với các cá nhân và đơn vị. Đây là cơ chế động lực khuyến khích những đơn vị, cá nhân làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Đồng thời cần thiết phải có hình thức xử phạt những đơn vị, cá nhân để xảy ra rủi ro do yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín của NH tuỳ theo mức độ vi phạm. Có thưởng, phạt nghiêm minh mới thúc đẩy, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mỗi CBNV nghiệp vụ, từng đơn vị, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Và như vậy đã góp phần nâng cao quản trị rủi ro của Techcombank. Tám là, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát quản trị rủi ro của Hội đồng quản trị. Theo Điều lệ của Techcombank, Hội đồng quản trị đại diện cho chủ sở hữu có Ban kiểm soát giúp việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban điều hành. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban kiểm soát đảm bảo hiệu quả hoạt động của NH đồng thời Hội đồng quản trị có những thông tin cần thiết để chỉ đạo Tổng Giám đốc (Giám đốc) thực hiện quản lý có hiệu quả Tài sản nợ, Tài sản có, phòng ngừa rủi ro ở tầm vĩ mô và vi mô do khách quan và chủ quan. Năng lực quản trị rủi ro của NHTM là khả năng tự vệ của NHTM trong hoạt động kinh doanh, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực quản trị rủi ro được đánh giá thông 77 qua các hoạt động phòng ngừa và xử lý rủi ro của NHTM; số lượng, tính chất các rủi ro và mức độ thiệt hại do rủi ro gây nên. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của NHTM góp phần nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh, phòng ngừa và xử lý rủi ro, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do rủi ro gây ra. Bởi vậy, Techcombank phải có những giải pháp cần thiết, đồng bộ để chủ động phòng ngừa, hạn chế rủi ro đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và cũng là để nâng cao năng lực quản trị kinh doanh. III. CÁC KIẾN NGHỊ CỤ THỂ 1. Đối với Nhà nƣớc: Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ và các Cơ quan quản lý Nhà nước đã rất chú trọng sửa đổi, bổ sung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cải tiến các cơ chế, thủ tục, tạo môi trường kinh doanh cho các TCTD ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để các NHTM Việt Nam có thể hoạt động hiệu quả hơn, đủ sức cạnh tranh hội nhập quốc tế, các Cơ quan Nhà nước và NHNN Việt Nam nên tập trung vào một số giải pháp then chốt sau đây: Một là, tiếp tục điều chỉnh chính sách vĩ mô ngày càng phù hợp hơn với cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế nhằm duy trì bền vững được tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế đất nước, qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững của các TCTD. Hai là, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cải tiến cơ chế, thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi đối với các TCTD. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động NH theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế để các TCTD sớm có đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là: - Tập trung xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật các Tổ chức tín dụng mới (hoặc chia thành 2 luật: 78 Luật các NHTM và Luật các tổ chức tài chính phi NH), Luật Phát mại tài sản, Pháp lệnh về giao dịch đảm bảo... - Khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư) đối với các Luật đã ban hành và đã có hiệu lực (như: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật giao dịch điện tử, Luật cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng, Pháp lệnh ngoại hối..) Việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật nói trên cần được dựa trên nguyên tắc: các quy định phải sát với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, có tính đến điều kiện của Việt Nam; tránh có quy định mâu thuẫn giữa Luật chung với Luật chuyên ngành; các văn bản hướng dẫn cần đồng bộ, thống nhất và tránh chồng chéo. Ba là, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm tối đa thời gian và các khâu thủ tục của các cơ quan công quyền liên quan đến hoạt động NH (nhất là các thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo); hạn chế tối đa các “Giấy phép con” (những nghiệp vụ hoạt động đã được quy định tại Luật và không thuộc điều cấm thì các TCTD được thực hiện mà không phải xin phép). Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế, nhất là hệ thống kế toán của các NH, TCTD. Bốn là, cần có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các TCTD: - Đối với các NHTM Nhà nước: hỗ trợ tăng vốn Điều lệ và tiếp tục xử lý nợ tồn đọng liên quan đến việc cho vay các chương trình của Chính phủ (Mía đường, Đánh bắt xa bờ, Điện, Đường, Trường, Trạm...) để lành mạnh hoá và tăng năng lực tài chính của các NH này. - Đối với các NHTM Cổ phần: hỗ trợ tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tài trợ song phương và đa phương của Chính phủ nước ngoài và các Tổ chức tài chính quốc tế để đầu tư hiện đại hoá công nghệ NH (nhất là đối với các NH nhỏ). Năm là, cần bảo đảm quyền chủ nợ của các TCTD theo thông lệ của Luật pháp quốc tế: khi khách hàng không trả được nợ, các TCTD có quyền phát mại 79 tài sản thế chấp để thu hồi nợ mà không phải thông qua bất kỳ cơ quan tài phán nào. 2. Đối với Ngân hàng Techcombank Điểm cần làm trước mắt của Techcombank hiện nay là khắc phục những điểm còn yếu kém, chưa hiệu quả trong hoạt động của mình; Tìm kiếm những biện pháp đột phá để hạn chế những yếu kém trong thời gian qua. 2.1 Tiếp tục tăng vốn điều lệ Vốn điều lệ có vai trò lớn trong hoạt động của NHTM vì vốn điều lệ là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một NH, là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”. Hiện nay, quy mô vốn của Techcombank còn quá nhỏ bé so với mức trung bình của các NHTM trong khu vực và trên thế giới. Do đó, trong quá trình hoạt động của mình, Techcombank cần quan tâm đến việc tăng vốn điều lệ, tạo tiền đề để phát triển các nguồn vốn khác và đủ sức chống đỡ trước áp lực cạnh tranh từ các TCTD nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Techcombank có thể tăng vốn điều lệ của mình thông qua một số biện pháp sau: Thứ nhất, tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp NH không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, Techcombank cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời; ngược lại, nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu khi Techcombank phát hành rộng rãi cổ phần ra bên ngoài. Vì vậy, nếu Techcombank có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn điều lệ ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của NH và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo NH. 80 Thứ hai, tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu hoặc chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng năng lực đòn bẩy tài chính của Techcombank trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm “loãng” quyền sở hữu. Thứ ba, tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu, nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của Techcombank và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Đối với NH, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế như trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu không có tính chuyển đổi; Techcombank sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường trong tương lai (điều này dẫn tới việc làm cho giá cổ phiếu thường bị sụt giảm); thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút; giúp Techcombank nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, vì với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì mặc dù lãi suất cao hơn so với huy động tiền gửi ngắn hạn nhưng khi Techcombank có nguồn vốn ổn định thì có thể cho vay các dự án có thời gian dài hơn, điều này đồng nghĩa với việc có được một mức lãi suất cao hơn, mặt khác, do khách hàng mua trái phiếu chuyển đổi có thêm quyền và cơ hội sở hữu cổ phiếu của NH (đặc biệt trong trường hợp NH có uy tín như Techcombank) sẽ chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn, do vậy Techcombank có thể đưa ra một mức lãi suất “mềm” hơn khi phát hành loại trái phiếu này, kết quả là chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra cao hơn dẫn tới lợi nhuận của NH tăng lên. Đối với nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị tiềm ẩn của thị trường vốn. 81 2.2 Nâng cao khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế Khả năng huy động vốn từ nền kinh tế của Techcombank trong thời gian qua vẫn chưa xứng tầm với uy tín và quy mô hoạt động của NH. Nhiệm vụ đặt ra trước mắt là tìm ra biện pháp khắc phục tồn tại trên. Thứ nhất, Techcombank cần lấy được lòng tin cao độ từ khách hàng. Xu hướng những năm gần đây đối tượng dân cư bắt đầu ưa thích gửi tiền tại các NHTMCP thay vì những NHTMNN do không còn e ngại về tính không an toàn tại các NHTMCP. Techcombank đã tham gia bảo hiểm tiền gửi nên NH có thể thông qua đội ngũ nhân viên giải thích cho khách hàng hiểu và an tâm gửi tiền tại NH. Đồng thời, nâng cao chất lượng tín dụng, tránh tình trạng nợ xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của Techcombank trong tâm trí khách hàng. Quảng bá rộng rãi hình ảnh Techcombank trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng là một biện pháp đưa Techcombank đến gần hơn với khách hàng, để khách hàng thấy được sự lớn mạnh của NH, từ đó tin tưởng giao tiền của mình cho NH. Thứ hai, Techcombank có thể tạo sự khác biệt thông qua hoạt động đa dạng hoá sản phẩm huy động. Hiện nay, các sản phẩm NH mà Techcombank cung cấp trên thị trường có tính năng huy động vốn cho NH là tương đối nhiều, tuy nhiên chưa được nhiều khách hàng sử dụng. Luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mới nhưng Techcombank cần tích cực giới thiệu sản phẩm mới đến thị trường mục tiêu của mình bằng cách xây dựng đội ngũ tiếp thị khách hàng am hiểu sản phẩm và người dùng, tích cực bán chéo sản phẩm giữa các phòng, ban...; nhấn mạnh những lợi ích khác biệt mà sản phẩm của Techcombank mang lại so với những NH khác khi tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Tiếp tục duy trì phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo của đội ngũ nhân viên giao dịch- vốn là thế mạnh của Techcombank, tạo tâm lý thoải mái, nhanh chóng và thuận tiện khi khách hàng đến gửi tiền tại Techcombank. 82 2.3 Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp và xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của bất kỳ tổ chức kinh tế nào. Tại Techcombank, hiện tượng thiếu cán bộ nhân viên chất lượng cao, có kinh nghiệm và mất cán bộ lâu năm về phía các NHTM khác đang là mối đe dọa thường trực trong hoạt động của NH. Để có thể hoạt động hiệu quả hơn, Techcombank cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và xây dựng hệ thống đãi ngộ thỏa đáng. Việc xây dựng một chiến lược nhân sự dài hạn và đồng bộ là hết sức cần thiết. Techcombank có thể áp dụng giải pháp phát triển nguồn nhân lực của một số NHTM lớn như ACB, Eximbank, Sacombank... đang áp dụng như thành lập riêng cho mình một trung tâm đào tạo hoặc gửi đi đào tạo ngoài nước hoặc tạo ra những sân chơi cho sinh viên ngành này thực hành, thực nghiệm như sàn giao dịch chứng khoán ảo. Đồng thời hướng tới các sinh viên giỏi tại nhiều trường đại học thuộc ngành NH, kế toán, tài chính, tin học nhằm bổ sung cho nguồn nhân lực của mình. Techcombank hiện đã có Trung tâm đào tạo Techcombank, tổ chức các khóa học định hướng cho nhân viên mới và một số khóa học chuyên sâu trong lĩnh vực NH. Tuy nhiên, một số khóa học chưa đạt được mục tiêu đặt ra, Trung tâm đào tạo Techcombank nên thiết kế lại thời gian và phương pháp học tập của mỗi khóa học phù hợp hơn với nguyện vọng của nhân viên. Chỉ khi đó, cán bộ được cử đi học tập mới cảm thấy hài lòng và có hứng thú với các buổi học hơn và hiệu quả của công tác giảng dạy mới được nâng cao. Bên cạnh chiến lược đào tạo nhân viên, Techcombank cần chú ý đến hệ thống tiền lương, thưởng sao cho thỏa mãn nguyện vọng của nhân viên và mang tính cạnh tranh trên thị trường lao động ngành tài chính - NH. Nếu so sánh với mức lương và thưởng của các NHTMCP có quy mô và uy tín tương tự cũng như các NHTMQD, với cùng một vị trí và năng lực kinh nghiệm, cán bộ ở Techcombank có mức thu nhập thấp hơn tương đối nhiều. Do vậy, biện pháp tốt nhất để níu chân các cán bộ chủ chốt, lâu năm và thu hút nhân tài là xây dựng 83 chế độ đãi ngộ xứng đáng ngoài việc tạo ra môi trường làm việc thoải mái, năng động. Đồng thời xây dựng chế độ thưởng, phạt xứng đáng cho những bộ phận cán bộ làm việc hiệu quả. 2.4 Xây dựng chính sách linh hoạt và áp dụng quy trình thẩm định, cấp tín dụng một cách mềm dẻo Techcombank cần định hướng chuyển dịch cơ cấu cho vay theo các lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Việc cho vay vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán cần phải hết sức thận trọng vì độ rủi ro cao. Tiếp tục phát triển thêm nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng đối tượng khách hàng. Ví dụ như xây dựng sản phẩm riêng cho đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp mới thành lập, hoặc doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới chưa có trên thị trường, sử dụng công nghệ tiên tiến chưa được áp dụng tại Việt Nam. Bởi những điều kiện tín dụng đang được quy định tại Techcombank không thể áp dụng trong những trường hợp trên khiến Techcombank mất đi khá nhiều dự án tốt và có tính khả thi cao. Việc phát triển sản phẩm đặc thù với những chính sách lãi suất và điều kiện tín dụng riêng cho từng đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là vô cùng cần thiết, giúp Techcombank mở rộng mạng lưới khách hàng và hoạt động tín dụng hiệu quả hơn. Về quy trình thẩm định tín dụng, Techcombank đã xây dựng một quy trình thẩm định rất chặt chẽ và có khả năng kiểm soát tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động tín dụng và tránh mất các khách hàng tốt thì Techcombank cần áp dụng quy trình mềm mại và linh hoạt hơn. Khi gặp một dự án lớn và tính khả thi cao, Techcombank cần rút ngắn thời gian thẩm định và ra quyết định, có thể tổ chức họp hội đồng tín dụng khẩn cấp như một số NHTM khác vẫn thường làm. Như vậy, Techcombank vẫn đảm bảo tuân thủ quy trình thẩm định của NH mà vẫn có thể đảm bảo đưa ra thông báo tín dụng đến khách hàng một cách nhanh chóng, tránh để khách hàng mất thời gian chờ đợi và chuyển sang vay vốn ở các NH khác. 84 KẾT LUẬN Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới NH - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Bên cạnh những cơ hội là những khó khăn, thách thức mà để vượt qua được, các NHTM Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng phải nỗ lực không mệt mỏi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, đáp ứng các yêu cầu quốc tế về chất lượng hoạt động cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ NH. Giai đoạn phát triển tiếp theo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Techcombank bởi sự kiện Việt Nam gia nhập sâu, rộng hơn vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với cạnh tranh trong lĩnh vực NH ngày càng gay gắt hơn, các tiêu chuẩn về hoạt động NH ngày càng khắt khe hơn. Điều đó, đòi hỏi Techcombank phải nhìn nhận lại mình, tìm ra những lĩnh vực đang hoạt động hiệu quả để tiếp tục phát huy và phương hướng giải quyết những hạn chế còn tồn tại. Có như vậy, Techcombank mới có thể đứng vững trước làn sóng hội nhập và tiếp tục có những bước phát triển mới trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả đã cố gắng làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn sau: Một là, tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về NHTM và hiệu quả hoạt động của NHTM. Đưa ra các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động của NHTM trên phương diện hiệu quả kinh tế. Hai là, kết hợp các chỉ tiêu và phương pháp phân tích đã được trình bày trong phần lý luận để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Techcombank. 85 Qua đó thấy được sự lớn mạnh không ngừng của Techcombank giai đoạn 2001 - 2006, xuất phát từ một NHTMCP với vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 20 tỷ đồng, Techcombank ngày nay đã trở thành một trong những NHTMCP dẫn đầu về quy mô và tốc độ phát triển, được nhiều tổ chức uy tín công nhận và trao giải thưởng, đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhà nước và thông lệ quốc tế về mức an toàn vốn và tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng... Đồng thời, khóa luận cũng chỉ ra được những điểm còn chưa hiệu quả trong hoạt động của Techcombanh như khả năng huy động vốn chưa xứng với tiềm năng thực sự, quy mô vốn vẫn còn khá nhỏ bé so với các NHTM trong khu vực, chỉ ra một số khó khăn về nguồn nhân lực và tập trung đầu tư nhiều vào những hoạt động có tính sinh lời cao nhưng đi kèm với đó là rủi ro rất lớn. Ba là, trên cơ sở những tồn tại trong hoạt động của Techcombank, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Techcombank, đặc biệt là phương hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn, chất lượng tín dụng cũng như năng lực quản trị rủi ro của Techcombank trong thời gian tới. Ngoài ra, khóa luận còn đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền về việc cải thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ tối đa hoạt động của các NHTM trong nước nói chung và Techcombank nói tiêng, đồng thời nêu lên một số kiến nghị đối với Techcombank về việc khắc phục từng tồn tại trong hoạt động của NH, đặc biệt là những điểm hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực và mở rộng quy mô vốn điều lệ và khả năng huy động vốn từ nền kinh tế. Tóm lại, những nội dung và vấn đề được phân tích và đề cập tới trong khoá luận sẽ góp phần hoàn thiện hình ảnh về một Techcombank có uy tín và hoạt động thực sự hiệu quả trên mọi mặt, trở thành một trong những NHTM nòng cốt, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần Tiếng Việt: 1. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 2. TS. Nguyễn Minh Kiều (2005), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê. 3. PGS.TS Nguyễn Thị Quy, Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, Nhà xuất bản lý luận chính trị. 4. GS.TS. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 5. GS.TS. Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 6. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia 7. Frederic S.Minskin (1995), Tiền tệ- Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật 8. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân. 9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 12 - 6/2007. 10. Hiệp hội Ngân hàng (các số năm 2007), Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ. 11. Báo cáo thường niên của Ngân hàng kỹ thương Việt Nam các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 12. Biên bản họp giao ban tháng 1, 2, 5 năm 2007 và Biên bản họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2007 của Ngân hàng kỹ thương Việt Nam 13. Tài liệu định hướng nhân viên mới tháng 6 năm 2007 của Techcombank 14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng năm 1999, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004. 15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” và 87 Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phần Tiếng Anh 16. Xavier Freixas and Jean-Charles, Microeconomics of Banking- 4e (1999), Massachusetts Institute of Technology. 17. Erich A.Helfert, D.B.A, Financial Analysis - Tool & Techniques- A guide for managers, McGraw Hill (e-book) 18. Frank J.Fabozzi and Pamela P.Peterson, Financial Management & Analysis- 2e (2003), John Wiley&Sons, Inc., Hoboken, New Jersey. 19. John Holliwell (1997), The Financial Risk Manual- A Systematic Guide to Indentifying and Managing Financial Risk, Pitman Publishing. 20. K. Selvavinayagam, Financial Analysis Of Banking Institutions, FAO Investment Centre Occasional Paper series no.1, June 1995. 21. George T.Friedlob and Lidia L.F.Schleifer, Essentials of Financial Analysis (2003), John Wiley&Sons, Inc., Hoboken, New Jersey. 22. Timothy W.Koch & S.Scott MacDonald (2003), Bank Management, Thomson South-Western. 88 PHỤ LỤC Phụ lục 01 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA TECHCOMBANK GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị % tăng Giá trị % tăng Giá trị % tăng Giá trị % tăng Giá trị % tăng Giá trị % tăng Tổng doanh thu hoạt động 173.66 117% 311.61 79% 386.23 24% 496.63 29% 905.47 82% 1398 54% Tổng tài sản 2385.89 59% 4059.82 70% 5510.43 36% 7667.46 39% 10666.1 39% 17326 62% Vốn điều lệ 102.711 28% 117.870 15% 180.000 53% 421.700 134% 617.66 46% 1500 143% Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro 17.5 200% 52.3 199% 90.07 72% 130.32 45% 277.86 113% 387.18 39% Lợi nhuận trước thuế, sau dự phòng rủi ro 9.93 88% 10.12 2% 42.17 317% 107.01 154% 286.06 167% 356.52 25% Lợi nhuận sau thuế 6.75 88% 6.88 2% 29.34 326% 76.13 159% 206.15 171% 256.91 25% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu 3.89% 2.21% 7.60% 15.33% 22.77% 18.38% Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 của Techcombank 89 Phụ lục 02 XÁC ĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU CỦA TECHCOMBANK NĂM 2006 1. Vốn tự có (A) để tính các tỷ lệ bảo đảm an toàn của Techcombank tại thời điểm 31/12/2006 Tại thời điểm 31/12/2006, tình hình vốn và tài sản của Techcombank như sau: a) Vốn cấp 1: Đơn vị tính: Tỷ đồng Khoản mục Số tiền a- Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) 1.500,000 b- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 23,319 c- Quỹ dự phòng tài chính 59,196 d- Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 0,473 đ- Lợi nhuận không chia 171,121 Tổng cộng 1.754,109 Do Techcombank không mua lại một khoản tài sản tài chính của doanh nghiệp nào trong năm 2006 nên vốn cấp 1 của Techcombank là 1.754,109 tỷ đồng. b) Vốn cấp 2: Đơn vị tính: Tỷ đồng Khoản mục Số tiền Tỷ lệ tính Số tiền đƣợc tính vào vốn cấp 2 a- Giá trị tăng thêm của TSCĐ được định giá lại theo quy định của pháp luật 0 50% 0 b- Giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật 0 40% 0 c- Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành có thời hạn còn lại 6 năm 0 100% 0 d- Trái phiếu chuyển đổi có thời hạn còn lại 36 tháng trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu 0 40% 0 90 phổ thông đ- Các công cụ nợ khác có thời hạn còn lại 6 năm 0 100% 0 e- Dự phòng chung 5,279 100% 5,279 Tổng cộng 5,279 Dự phòng chung = 1,25% Tổng tài sản có rủi ro Vốn tự có (A) của Techcombank tại thời điểm 31/12/2007 = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 = 1.754,109 tỷ đồng + 5,279 tỷ đồng = 1.759,388 tỷ đồng c) Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có: - Phần giá trị giảm của TSCĐ do định giá lại theo quy định của pháp luật: 0 - Phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp được định giá lại theo quy định của pháp luật: 0 - Tổng số vốn của Techcombank đầu tư vào TCTD khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần: Techcombank mua cổ phần của NHTMCP Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh với số tiền là 7,252 tỷ đồng - Tổng số vốn của Techcombank đầu tư nhằm nắm quyền kiểm soát vào các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản: 0 - Đối với khoản góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, quỹ đầu tư (trừ tổ chức tín dụng) vượt mức 15% vốn tự có của Techcombank: Mức vốn tự có của Techcombank tại thời điểm 31/12/2006 là 1.759,388 tỷ đồng. Mức 15% vốn tự có = 263,908 tỷ đồng. Techcombank đã góp vốn với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Dung Quất với số tiền là 1,535 tỷ đồng, bằng 0.09% vốn tự có của Techcombank (1,535 tỷ đồng/1.759,388 tỷ đồng), nhỏ hơn 15% nên không có khoản vượt mức để trừ vào vốn tự có. Tương tự, Techcombank góp 20,823 tỷ đồng (chiếm 1,18% vốn tự có) vào Công ty cổ phần VINACONEX, và 5 doanh nghiệp khác với số vốn góp không vượt quá 15% vốn tự có của Techcombank. Do đó, không có khoản phải trừ vào vốn tự có tại mục này. 91 - Đối với tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư: Tổng số tiền góp vốn, mua cổ phần của Techcombank vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư là 23,531 tỷ đồng, bằng 1,34% vốn tự có của Techcombank (23,531 tỷ đồng/ 1.759,388 tỷ đồng), không vượt mức 40% theo quy định. Vốn tự có (A) để tính các tỷ lệ bảo đảm an toàn của Techcomabnk = Vốn tự có – các khoản phải trừ A = 1.759,388 tỷ đồng – 7,252 tỷ đồng – 0 tỷ đồng – 0 tỷ đồng – 0 tỷ đồng = 1.752,136 tỷ đồng 2. Giá trị tài sản Có nội bảng (B) Đơn vị tính: Tỷ đồng Khoản mục Giá trị sổ sách Hệ số rủi ro Giá trị TSC rủi ro 1- Nhóm TSC có hệ số rủi ro 0% 0 a- Tiền mặt 203,94 0% 0 b- Vàng 0 0% 0 c- Tiền gửi tại NHCSXH theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ 0 0% 0 d- Các khoản cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư theo các hợp đồng uỷ thác, trong đó Techcombank chỉ hưởng phí uỷ thác và không chịu rủi ro 277,307 0% 0 đ- Đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN VN, bằng Đồng Việt Nam 222,034 0% 0 e- Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do chính Techcomabank phát hành 0 0% 0 h- Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương, ngân hàng Trung ương các nước thuộc khối OECD 0 0% 0 i- Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung ương các nước thuộc khối OECD hoặc được bảo lãnh bởi Chính phủ Trung ương các nước thuộc khối OECD 0 0% 0 2- Nhóm TSC có hệ số rủi ro 20% 1340,114 a- Các khoản phải đòi đối với TCTD khác ở 4867,589 20% 973,518 92 trong nước và nước ngoài đối với từng loại đồng tiền b- Các khoản phải đòi đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Chính phủ Việt Nam, NHNN Việt Nam 0 20% 0 c- Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do TCTD khác thành lập tại Việt Nam phát hành 1547,62 20% 309,524 d- Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nước; các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành 229,034 20% 45,807 đ-Kim loại quý (trừ vàng), đá quý 0 20% 0 e- Tiền mặt đang trong quá trình thu 56,327 20% 11,265 g- Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng IBRD, IADB, ADB, AfDB, EIB, EBRD và các khoản phải đòi được các ngân hàng này bảo lãnh hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán do các ngân hàng này phát hành 0 20% 0 h- Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc khối OECD và các khoản phải đòi được bảo lãnh bởi các ngân hàng này 0 20% 0 i- Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thoả thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh 0 20% 0 k- Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước thuộc khối OECD, có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh 0 20% 0 3- Nhóm TSC có hệ số rủi ro 50% 1921,162 a- Các khoản đầu tư dự án theo hợp đồng, quy định tại Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính 0 50% 0 93 b- Các khoản phải đòi có bảo đảm bằng bất động sản của bên vay 3.842,324 50% 1921,162 4- Nhóm TSC có hệ số rủi ro 100% 9953,545 a- Các khoản cấp vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc không phải là TCTD, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập 0 100% 0 c- Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập không thuộc khối OECD, có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên được các ngân hàng này bảo lãnh 4458,308 100% 4458,308 d- Các khoản phải đòi đối với chính quyền trung ương của các nước không thuộc khối OECD, trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ của các nước đó 0 100% 0 đ- Bất động sản, máy móc, thiết bị và TSCĐ khác 651,136 100% 651,136 e- Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 QĐ 457 2157,477 100% 4844,101 5- Nhóm TSC có hệ số rủi ro 150% 446,445 a- Các khoản cho vay để đầu tư vào chứng khoán; 45,250 150% 67,880 b- Các khoản cho vay các công ty chứng khoán với mục đích kinh doanh, mua bán chứng khoán. 124,341 150% 186,512 c- Các khoản cho vay các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. 97,252 150% 145,878 d- Các khoản góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư sau khi đã trừ khỏi vốn tự có phần góp vốn, mua cổ phần (nếu có) quy định tại Điểm 3.4 Khoản 3 Điều 3 Quy định này. 30,783 150% 46,175 Tổng cộng (B) 10974,642 3. Giá trị tài sản Có rủi ro của các cam kết ngoại bảng (C) a) Cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng (C1) Đơn vị tính: Tỷ đồng 94 Khoản mục Giá trị sổ sách Hệ số chuyển đổi Hệ số rủi ro Giá trị TCS rủi ro nội bảng tƣơng ứng a- Bảo lãnh cho Công ty B vay vốn theo chỉ định của Chính phủ 0 100 0% 0 b- Bảo lãnh không thể huỷ ngang cho 1 số Công ty thanh toán tiền hàng nhập khẩu 239,545 100% 100% 239,545 c- Phát hành thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho Công ty A phát hành chứng khoán 0 100% 100% 0 d- Bảo lãnh cho Công ty B thực hiện hợp đồng theo chỉ định của Chính phủ 0 50% 0% 0 đ- Bảo lãnh không thể huỷ ngang cho 1 số Công ty dự thầu 120,320 50% 100% 60,160 e- Các cam kết khác không thể huỷ ngang đối với trách nhiệm trả thay của Techcombank, có thời hạn ban đầu từ 1 năm trở lên 40,015 50% 100% 20,008 g- Phát hành thư tín dụng không thể huỷ ngang cho 1 số Công ty để nhập khẩu hàng hoá 146,704 20% 100% 29,341 h- Chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hoá 1022,665 20% 100% 204,533 i- Bảo lãnh giao hàng 279,680 20% 100% 55,936 k- Các cam kết khác liên quan đến thương mại 97,614 20% 100% 19,523 l- Mở thư tín dụng có thể huỷ ngang cho Công ty tin học số 1 nhập khẩu hàng hoá 1,240 0% 100% 0 m- Các cam kết có thể huỷ ngang vô điều kiện khác 3,527 0% 100% 0 95 Tổng cộng (C1) 629,046 b) Hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ (C2) Đơn vị tính: Tỷ đồng Khoản mục Giá trị sổ sách Hệ số chuyển đổi Giá trị TSC nội bảng tƣơng ứng Hệ số rủi ro Giá trị TSC rủi ro nội bảng tƣơng ứng 1. Hợp đồng hoán đổi lãi suất, có kỳ hạn ban đầu 9 tháng với ngân hàng X 0 0,5% 0 100% 0 2. Hợp đồng hoán đổi lãi suất có kỳ hạn ban đầu 18 tháng với ngân hàng X 0 1% 0 100% 0 3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất có kỳ hạn ban đầu 30 tháng với ngân hàng X 0 2% 0 100% 0 4. Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu 9 tháng với ngân hàng X 0 2% 0 100% 0 5. Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu 18 tháng với ngân hàng X 0 5% 0 100% 0 6. Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu 3 năm với ngân háng X 0 8% 0 100% 0 Tổng cộng (C2) 0 C = C1 + C2 = 629,046 tỷ đồng + 0 tỷ đồng = 629,046 Giá trị tài sản có rủi ro = B + C = 10974,642 tỷ đồng + 629,046 tỷ đồng = 11.603,688 tỷ đồng D- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Techcombank tại thời điểm 1/1/2007: 96 %10,15 %100 688,11603 136,1752 %100 046,629642,10974 1.752,136 %100       D xxD x CB A D Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch tổng hợp Techcombank

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3862_0484.pdf
Luận văn liên quan