Khóa luận Cải thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Quảng Ninh

- Thực hiện đúng những nguyên tắc và quy định theo Luật doanh nghiệp về loại hình hoạt động cũng như hình thức kinh doanh, có nghĩa vụ nộp thuế đất đầy đủ cho Nhà nước theo quy định. - Tham gia tích cực với Sở Lao động và thương binh xã hội và UBND các cấp trong liên kết đào tạo nghề trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp cũng không ngừng nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp bằng cách tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ năng quản lý cho chủ doanh nghiệp. H TẾ HUẾ

pdf100 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cải thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 61 Qua bảng khi sử dụng phương pháp kiểm định các nhân tố ảnh hưởng của chỉ số PCI, ta thấy: Mean của quan sát “Có mối quan hệ với cơ quan nhà nước” (1,71>0), và mean quan sát “DN đánh giá về nhận định phải trả thêm CP ngoài” (2,27>0) thuộc nhóm Sự thuận tiện là thấp nhất. Ta có Sig của 2 nhân tố đều < 0,05 với độ tin cậy 95% nên ta bác bỏ giả thiết Ho rằng mức độ thỏa mãn trung bình của doanh nghiệp là bình thường (=3). Như vậy căn cứ trung bình mẫu và kết quả kiểm định vừa rồi ta có thể nói rằng mức độ thoả mãn của doanh nghiệp ở nhóm nhân tố này là trên mức bình thường và tiệm cận mức đồng ý. Đối với nhóm nhân tố 1 là Vướng mắc của DN đã được cải thiện đáng kể, mean của các quan sát đều < 2,5, sig < 0,05 nên chứng tỏ đánh giá của doanh nghiệp tiệm cận ở mức đồng ý và trên mức đồng ý. Điều này chứng tỏ hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đều cho rằng rất cần thiết phải thiết lập mối quan hệ với các cơ quan có chính quyền cũng như phải trả thêm một khoản chi phí ngoài. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng tổng hợp, nuôi trồng thủy sản đánh giá cao vai trò của việc thiết lập mối quan hệ với cơ quan Nhà nước, còn ngành thương mại – dịch vụ thì ít hơn. Nhờ vào mối quan hệ và những khoản chi phí này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin, tài liệu liên quan ở địa phương, cũng như tiến hành giải quyết những vướng mắc mà bản thân doanh nghiệp cần một cách nhanh chóng và thuận tiện. Đối với nhóm nhân tố 3 và 4, mean đều > 2,5 và sig < 0,05 với độ tin cậy 95% nên ta cũng bác bỏ giả thiết Ho rằng mức độ thỏa mãn trung bình của doanh nghiệp là đồng ý và trên mức đồng ý. Trên cơ sở kiểm định trên, ta có thể thấy được những vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp bao gồm các yếu tố về sự can thiệp của chính quyền hay các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp còn rất yếu kém và cần phải cải thiện để nâng cao môi trường đầu tư trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Đây là các nhóm nhân tố ảnh hưởng bên ngoài của doanh nghiệp. Để giải quyết được tình trạng nêu trên, theo tôi cần phân tích nguyên nhân dẫn đến những yếu kém cần này để có biện pháp khắc phục một cách hiệu quả. 2.4.1. Nguyên nhân yếu kém của những chỉ số PCI cần cải thiện. 2.4.1.1. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước. Mặc dù các thủ tục hành chính của chính quyền địa phương đã được cải cách, rà soát song vẫn còn rất gây phiền hà cho doanh nghiệp. Như vậy, về thủ tục hành chính, huyện Quảng Ninh cần có những cải cách mạnh tay hơn nữa. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 62 * Nguyên nhân yếu kém: - Chính quyền địa phương chưa thực sự nỗ lực cải cách hành chính: Cải cách hành chính phải là sự nỗ lực của chính quyền các cấp. - Do đội ngũ cán bộ hành chính chưa năng động, làm việc chưa có hiệu quả. Cải cách hành chính của huyện Quảng Ninh chưa quyết liệt, dứt khoát. Đội ngũ cán bộ làm công tác cải cách hành chính trình độ còn chưa cao với chủ yếu là tốt nghiệp hệ tại chức của các trường, - Khoa học công nghệ, kĩ thuật tiên tiến chưa được sử dụng nhiều vào công tác hành chính như đăng kí kinh doanh qua mạng. - Các thủ tục hành chính chưa được công khai minh bạch. 2.4.1.2. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo địa phương. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo địa phương được các doanh nghiệp đánh giá rât thấp. Hầu hết những sáng kiến tốt và thiết thực đều xuất phát từ Trung ương hoặc từ chính quyền tỉnh, nhiều cơ quan chính quyền còn thụ động trong khâu giải quyết các vấn đề về pháp luật mà doanh nghiệp gặp phải. * Nguyên nhân: - Việc phân cấp của Trung ương cho chính quyền địa phương, của cấp trên đối với cấp dưới nhìn chung chưa thật hợp lý; có lĩnh vực quá rộng, thiếu sự kiểm tra, giám sát, ảnh hưởng đến sự quản lý thống nhất cả nước; có lĩnh vực lại quá hẹp, không phát huy được quyền chủ động, tính năng động, sáng tạo của địa phương. - Sự thiếu rõ ràng về từ ngữ trong các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện thông tư, chỉ thị, công văn và quyết định của UBND các cấp cơ sở. Chính nguyên nhân này dẫn đến kết quả thực thi các chính sách gặp sai sót và không truyền đạt được hết nội dung văn bản đến các doanh nghiệp. 2.4.1.3. Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân của doanh nghiệp có vai trò then chốt để doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh. * Nguyên nhân: - Các doanh nghiệp ở huyện Quảng Ninh chưa có thói quen sử dụng dịch vụ hỗ trợ như: tìm kiếm thông tin, đối tác kinh doanh, các chính sách tư vấn pháp luật, hỗ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 63 trợ xúc tiến thương mại...trong kinh doanh và chưa thấy được những lợi ích to lớn của việc sử dụng dịch vụ này, quy mô đầu tư xây dựng còn thấp. Hoặc các doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ hỗ trợ này nhưng do không đạt được hiệu quả cao nên không có ý định sử dụng tiếp. - Về chính sách vay vốn của huyện cũng không được các doanh nghiệp trên địa bàn đánh giá cao. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân vay vốn để đầu tư tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị và làm vốn sản xuất...nên thời hạn vay vốn thường dài (trung và dài hạn). Trong khi khả năng huy động của các tôt chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, nên không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. 2.4.1.4. Đào tạo lao động. * Nguyên nhân: - Trên địa bàn huyện chỉ có 3 trường trung cấp dạy nghề lại phân bố rải rác và đào tạo chưa có hiệu quả. Các doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động giỏi và các học sinh, sinh viên có học lực khá, giỏi thường ở lại các thành phố lớn đề lập nghiệp hoặc nếu họ về quê hương thì sẽ chọn các cơ quan công quyền Nhà nước, các ngân hàng, bưu điện...để có thu nhập cao hơn. - Nhiều doanh nghiệp tư nhân ở huyện không sử dụng các dịch vụ tuyển dụng lao động hay không có động cơ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho lao dộng mình. Họ lo ngại rằng, sau khi được đào tạo người lao động lại chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp khác có mức lương cao hơn. 2.4.1.5. Thiết chế pháp lý. * Nguyên nhân: - Do trình độ chuyên môn hạn chế của đội ngũ làm công tác tư pháp: đội ngũ cán bộ tư pháp ở huyện Quảng Ninh còn thiếu và yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp. - Chưa cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực tư pháp: Cải cách tư pháp phải là sự nỗ lực của chính hệ thống tư pháp ở địa phương. Thời gian để giải quyết các tranh chấp mất rất nhiều thời gian. - Khoa học công nghệ chưa được áp dụng nhiều vào lĩnh vực tư pháp: ứng dụng khoa học công nghệ giúp hệ thống tư pháp làm việc hiệu quả hơn, bớt chi phí để giải quyết các tranh chấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 64 2.5. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỚI KẾT QUẢ THU HÚT KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HUYỆN QUẢNG NINH. Xác định thu hút đầu tư là lĩnh vực trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình đã và đang tích cực chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư. Thực tế thấy rằng, lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp nhà nước là có cơ quan chủ quản, do mối quan hệ giữa hai chủ thể này khá gần gũi. Hơn nữa, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thường dựa vào mối quan hệ nhiều hơn là hệ thống luật pháp. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp nhà nước và một số đơn vị có vỏ bọc tư nhân nhưng thực chất là “sân sau” của một số cán bộ có chức, có quyền. Thế mạnh thứ hai của các doanh nghiệp nhà nước là quy hoạch ngành. Về hình thức, quy hoạch do các bộ ban hành, nhưng nó lại được soạn thảo bởi các tổng công ty nhà nước. Họ đã đưa vào quy hoạch những quy định để hạn chế người khác nhằm tạo thuận lợi cho mình. Ngoài ra, quốc doanh còn được nhiều ưu ái về đất đai, tín dụng, quyền khai thác tài nguyên. Vì vậy, để tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển về quy mô, đặc biệt là khu vực tư nhân, cần phải xét lại từ luật pháp, yếu tố nền tảng, tạo một môi trường đầu tư hượp lý. Hệ thống pháp luật cũng như sự quan tâm của lãnh đạo địa phương phải được thiết kế sao cho thực sự trở thành công cụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Nhờ việc cải thiện rõ rệt môi trường đầu tư, huyện Quảng Ninh hiện nay số lượng DNTN cũng như số lao động có tay nghề hoạt động trọng doanh nghiệp tăng lên đáng kể, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Những bất cập trong khâu quản lý và các khoản chi phí không chính thức cũng được hạn chế hẳn. Nhiều doanh nghiệp được quan tâm hỗ trợ về vốn vay và các chính sách phát triển loại hình doanh nghiệp mình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 65 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN HYỆN QUẢNG NINH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH. 3.1.1. Mục tiêu phát triển.  Mục tiêu tổng quát. - Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận tiện, thông thoáng, minh bạch và thân thiện cho nhà đầu tư. Nâng cao chỉ số cạnh tranh PCI trong năm 2013 và những năm tiếp theo, đưa chỉ số PCI cấp tỉnh đạt loại khá trong bảng phân loại của toàn quốc. - Thu hút mọi nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Phấn đấu đến năm 2020 số lượng doanh nghiệp trên địa bàn đạt khoảng gần 1.000 doanh nghiệp.  Mục tiêu cụ thể. - Hoàn thiện khung khổ pháp lý, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo được môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định thông thoáng cho doanh nghiệp KTTN phát triển. - Khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới, chính thức hóa các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể sang hình thức các doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và tăng hiệu quả của các doanh nghiệp mới. 3.1.2. Định hướng. Tập trung tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về MTĐTKD của huyện. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đồng thời đóng góp giúp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thời gian tới nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XIV đã đề ra phấn đấu đến năm 2020 đưa Quảng Bình thoát khỏi tình trạng một tỉnh nghèo. 3.1.2.1. Một số định hướng phát triển các thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp của huyện. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 66 * Thị trấn Quán Hàu: - Tổng diện tích đất toàn thị trấn năm 2020: 325,7 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 49,52 ha; Đất phi nông nghiệp: 275,05 ha; Đất khác: 1,17 ha ( Theo báo cáo quy hoạch phát triển đến năm 2020 của huyện). - Định hướng phát triển thị trấn Quán Hàu giai đoạn 2011-2015 là tập trung xây dựng các cụm CN – TTCN trung tâm thị trấn Quán Hàu (nằm ở phía Tây Nam thị trấn) với các ngành nghề: Chế biến nông lâm thủy sản, xây dựng, cơ khí và một số ngành nghề khác. Dự kiến thu hút 400-500 lao động. Giai đoạn 2011-2020 mở rộng cụm CN- TTCN về phía ga Lệ Kỳ lên 200-300 ha. * Cụm Công nghiệp Áng Sơn sẽ hình thành thị tứ Áng Sơn với quy mô và loại hình hoạt động của các DNTN. * Thị tứ Nam Long: Sẽ mở rộng, tạo điều kiện phát triển dân cư và sản xuất kinh doanh khu vực Xuân Ninh – Trường Xuân. * Thị tứ Dinh Mười: Sẽ được nâng cấp và mở rộng ra tới biển. Nối giao lưu thông thương Dinh Mười, Duy Ninh qua cầu Trung Quán (Kiến Giang 2), hình thành trung tâm giao lưu thuận tiện giữa các xã vùng giữa và các vùng cát ven biển. 3.1.2.2. Tổ chức điều hành công tác đô thị thu hút đầu tư. - Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, hát triển các khu đô thị mới. Hình thành và phát triển các trung tâm thương mại, trung tâm du lịch, dịch vụ tổng hợp, thông tin tư vấn kỹ thuật – thị trường, du lịch khách sạn. - Đầu tư nâng cấp xây dựng hạ tầng cơ sở các trung tâm cụm xã, trung tâm huyện để các điểm này trở thành trung tâm dịch vụ, kinh tế xã hôi của xã, của huyện tạo sự phát triển đồng đều của các vùng trong huyện, trong tỉnh, thu hút đầu tư. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở HUYỆN QUẢNG NINH. 3.2.1. Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. 3.2.1.1. Cải cách thủ tục đăng kí kinh doanh, tạo hành lang pháp lý thông thoáng. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hiện nay thời gian đăng kí kinh doanh đã được rút ngắn rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Vấn đề tiếp theo cần được dơn giản rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục gia nhập thị trường. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 67 Cơ quan ĐKKD phải là một cơ quan hành chính nhà nước chuyên nghiệp với trách nhiệm và nghĩa vụ được quy định bởi Luật Doanh nghiệp, là công cụ để nhà nước thực hiện việc đăng ký và theo dõi, hỗ trợ doanh nghiệp bắt đầu gia nhập thị trường cho đến khi kết thúc, thu nhập và công bố chính xác những thông tin doanh nghiệp đã đăng ký, gải thể kịp thời những doanh nghiệp vi phạm hoặc ngừng hoạt động theo quy định. Hướng dẫn và làm thủ tục ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp, đề xuất những giải pháp và cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển.Mở rộng các hình thức ĐKKD như đăng kí qua mạng internet tạo điều kiện giảm thiểu các cho phí gia nhập thị trường cho các chủ doanh nghiệp, đồng thời từng bước hiện đại hóa cơ quan ĐKKD, đủ điều kiện trở thành cơ quan thông tin đầy đủ cho cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý. 3.2.1.2. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, của huyện. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng ở TW, địa phương, trên trang Web của tỉnh, trên Internet, trên các tạp chí của TW và thông qua các diễn đàn, các hội thảo để nhằm giới thiệu tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, thông tin về quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới. Giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước biết để có kế hoạch và hướng đầu tư vào tỉnh. Nhất quán trong cơ chế chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp trong việc bỏ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. 3.2.1.3. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, kiên quyết loại bỏ chi phí sai quy định trong quản lý và thực hiện các thủ tục đầu tư, thông qua công tác giám sát của địa phương, của HĐND các cấp. Thành lập "đường dây nóng" của lãnh đạo tỉnh để theo dõi thực hiện các thủ tục đầu tư, kinh doanh trên địa bàn. Điều này sẽ tăng cường sự trực tiếp chỉ đạo lãnh đạo của UBND ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 68 trong việc thực hiện một cách quyết liệt về giải quyết các thủ tục đầu tư, nâng cao hơn nữa hiệu lực trong điều hành. Cần phải đánh giá, cho điểm chất lượng phục vụ về thủ tục như đất đai, giới thiệu địa điểm, thủ tục chuẩn bị đầu tư, thủ tục đăng ký kinh doanh... bằng cách phát phiếu điều tra cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và tổng hợp, xếp hạng theo điểm. Hoạt động này ngoài mục đích giám sát của dân, của nhà đầu tư, của doanh nghiệp, còn tạo tính cạnh tranh giữa các cơ quan thực hiện dịch vụ công. Điều đó buộc các đơn vị xử lý dịch vụ công phải nỗ lực hơn trong phục vụ và minh bạch hơn trong giao dịch. Cần thành lập Hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa nhằm tạo môi trường hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn. 3.2.1.4. Tạo môi trường chính trị, an ninh trật tự đảm bảo. Một số chủ trương, chính sách kinh tế của TW, của tỉnh nói chung và của huyện Quảng Ninh nói riêng, đặc biệt cho KTTN còn chậm đi vào đời sống nhân dân. Các DN phải chịu sự giám sát của nhiều cơ quan với nội dung thanh tra, kiểm tra chồng chéo và trừng lặp, tuy UBND huyện đã có quyết định mỗi năm chỉ thanh tra doanh nghiệp một lần và phải có quyết định của UBND huyện, nhưng vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. Tập trung cải cách về mặt hành chính, cụ thể: Thực hiệu quả mô hình “một cửa” trong các lĩnh vực ĐKKD, xét cấp ưu đãi đầu tư, cấp mã số thuế, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đặc biệt thống nhất trình tự “một cửa” từ chủ trương chấp thuận đầu tư – hợp đồng thuê đất, giao đất, cấp chứng chỉ quy hoạch và giấy phép xây dựng. Các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được thông báo rõ ràng, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tránh hiện tượng mập mờ, gây khó dễ cho doanh nghiệp. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và công bằng giữa các doanh nghiệp cùng có nhu cầu đầu tư. Cơ quan nhà nước không được can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, mọi tranh chấp phát sinh phải được công khai và giải quyết theo luật pháp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 69 3.2.1.5. Phát triển nguồn nhân lực. Đây là nội dung hết sức quan trọng và là yếu tố dài hạn. Để nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng với việc thu hút đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế cần phải có các giải pháp cụ thể sau: Mở rộng quy mô dạy nghề, giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp với nhiều hình thức học tập, đào tạo linh hoạt để tạo điều kiện cho mọi người học tập tốt nhằm phát triển mạnh nguồn nhân lực, phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 40% lao động qua đào tạo, trong đó có 21-22% được đào tạo nghề. Phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, dạy nghề, mở rộng hình thức dạy nghề trực tiếp trong các doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề cho các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất gắn với nhu cầu của nhà đầu tư. Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao phù hợp với yêu cầu phát triển trên địa bàn huyện. Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư nhằm từng bước nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy cho Trường Đại học Quảng Bình, thu hút thêm nguồn vốn và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mở thêm các trường Đại học, Cao đẳng tư thục, theo hướng đào tạo đa ngành, đa nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới. Phải tập trung đào tạo ra nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận khoa học tiên tiến, kỹ thuật công nghệ cao, vừa đảm bảo chất lượng đại trà vừa chú ý các mũi nhọn, trọng điểm, tích cực phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài. Có chính sách thu hút người tài, giỏi, cán bộ khoa học về công tác tại tỉnh, đặc biệt ở huyện Quảng Ninh. Xây dựng chương trình chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý công chức, viên chức nhà nước nhằm đáp ứng với hội nhập kinh tế thế giới. Phấn đấu đến năm 2015 trở đi có trên 85% cán bộ cấp xã và huyện được bồi dưỡng kiến thức quản lý, pháp luật, kinh tế; 100% cán bộ công chức, viên chức được đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3.2.1.6. Tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm phục vụ thu hút đầu tư. Đầu tư của KTTN ngày càng trở nên quan trọng đối với việc giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Trong thời gian qua huyện đã nổ lực đầu tư có sở ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 70 hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, tuy nhiên việc tiếp cận với các cơ sở hạ tầng như mặt bằng sản xuất, giao thông vận tải, điện, nước phục vụ sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Cần phân bổ vốn nhiều hơn cho đầu tư cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh như: Đầu tư xây dựng khu – cụm công nghiệp nhỏ, cấp điện, cấp nước cho sản xuất, kinh doanh...Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng bộ hóa điện - đường, giao thông, thông tin liên lạc nhằm tạo điều kiện để khuyến khích KTTN đầu tư và phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Quảng Ninh trong thời kì đổi mới. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư của kinh tế tư nhân. 3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển KTTN. 3.2.2.1. Hoàn chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến khu vực kinh tế tư nhân theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và dễ kiểm soát. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân phát triển theo đúng định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh đến năm 2020. Bên cạnh đó, cần phải có những biện pháp nâng cao trình độ vận dụng luật pháp của các cấp chính quyền, thể chế hoá các quy định pháp lý và đầu tư sang hình thức các văn bản qui định có giá trị pháp lý và văn bản hướng dẫn thực hiện, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tư nhân. Cần phổ biến các văn bản dưới luật một cách nhanh chóng, không nên để tình trạng nghị định đã có nhưng các thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành và địa phương chưa được triển khai. Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước (bao gồm cả đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân), nhằm tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng, đồng thời áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với khu vực kinh tế tư nhân. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh nghiệp tư nhân của huyện Quảng Ninh với các doanh nghiệp các địa phương khác. Giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Xoá bỏ các hạn chế đối với doanh nghiệp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 71 tư nhân trong việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất để liên doanh với nước ngoài. 3.2.2.2. Cải cách các cơ chế, chính sách tiệm kiệm thời gian. Các chỉ số thành phần về thời gian bao gồm: Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Chi phí gia nhập thị trường. Về Chi phí gia nhập thị trường: huyện Quảng Ninh cần rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh cũng như thời gian đăng ký lại; giảm bớt số lượng những giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh và quyết định chấp thuận cho kinh doanh rườm rà không cần thiết; tiếp tục cải tiến thủ tục cấp đất. Các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành được chỉ đạo thống nhất phối hợp theo quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhanh, hiệu quả các thủ tục hành chính rút ngắn chi phí thời gian, tiền của, công sức cho doanh nghiệp. (Xem Bảng 2.11) Về Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: trong quá trình sản xuất, kinh doanh, vướng mắc của doanh nghiệp về đất đai, thuế, hải quan, kết cấu hạ tầng phải được chính quyền chia sẻ và cùng doanh nghiệp giải quyết. Ngay cả những vướng mắc vượt quá thẩm quyền thì tỉnh phải trực tiếp đề nghị và phối hợp với các cơ quan Trung ương giải quyết rồi công bố công khai cho doanh nghiệp. (Xem Bảng 2.13) Chính quyền huyện phải thực hiện công khai những chủ trương, chính sách của địa phương liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp, kể cả các vấn đề doanh nghiệp kiến nghị, kết quả giải quyết công việc cho doanh nghiệp, kết quả thanh tra, kiểm tra, không có tình trạng đúng sai thế nào cũng lặng đi hoặc nói riêng với từng doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp phải đúng mức và được xác định rõ ràng mục đích kiểm tra, thanh tra là để phát hiện những mặt tốt nhằm động viên, khích lệ doanh nghiệp. (Xem Bảng 2.14) 3.2.2.3. Cơ chế chính sách về vốn vay ưu đãi và tín dụng. Công cụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội trong đó chính sách về vốn vay ưu đãi và tín dụng được coi là quyết định. Chính quyền địa phương đã có nhiều cơ chế chính sách, biện pháp ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực KTTN phát triển. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn ngân hàng thương mại. Một trong các tài sản thế chấp của doanh nghiệp là giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập và rất chậm. Vì vậy, cần ưu tiên hợp thức hóa việc cấp “sổ đỏ” ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 72 cho đất thuộc quyền sử dụng kinh doanh cho doanh nghiệp, nếu việc sử dụng đó là phù hợp với quy định của tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm thủ tục thế chấp, vay vốn trên thị trường tài chính.. 3.2.2.4. Cơ chế chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật. Huyện Quảng Ninh phải đảm bảo đủ mặt bằng hợp lý cho sản xuất theo quy hoạch, có chính sách miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNTN. Ngân sách đẩu tư mạnh hơn nữa vào các vùng trung tâm để có nhiều diện tích cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Đồng thời giá thuê đất được miễn giảm, bao gồm cả phí cơ sở hạ tầng. Tạo sự bình đẳng trong đấu thầu của khu vực KTTN với khu vực kinh tế nhà nước trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng huyện. Miễn giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất từ 15 – 20% cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Có các chính sách ưu tiên, hỗ trợ nhằm nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc... của huyện. Đề xuất với lãnh đạo tỉnh, TW xin nguồn vốn hỗ trợ để kiên cố hóa hạ tầng cơ sở của huyện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như người dân địa phương tập trung kinh doanh, sản xuất, kể cả khi gặp thời tiết khó khăn như lũ lụt, thiên tai... (Xem Bảng 2.17) 3.2.2.5. Chính sách về đất đai, mặt bằng kinh doanh. Thứ nhất, tăng quỹ đất cho DNTN bằng cách rút bớt, thu hồi đất của các doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức khác bán hoặc cho DNTN thuê với giá ưu đãi do hiện nay tổng diện tích đất cung cấp cho các doanh nghiệp chỉ chiếm 6,5% tổng diện tích toàn tỉnh. Thứ hai, quy hoạch và phát triển các khu, cụm công nghiệp, các cụm tiểu thủ công nghiệp. Hoàn thiện và công bố công khai quy hoạch bố trí và sử dụng đất trên toàn tỉnh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuê mặt bằng ổn định, lâu dài. Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện quản lý về đất đai và phát triển các quan hệ giao dịch chính thức trên thị trường bất động sản và vay vốn tín dụng. Thành lập và tổ chức thực hiện tốt các văn phòng, trung tâm giao dịch bất động sản, từ đó, các doanh nghiệp có thể tự tìm kiếm đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh trên thị trường này mà không phải qua một trung gian nào. Triển khai thí điểm việc giao quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 73 quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho các doanh nghiệp tư nhân để doanh nghiệp có cơ sở thế chấp vay vốn. (Xem Bảng 2.12) 3.2.2.6. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ và xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư. Một là, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tập trung vào các vùng nằm trong quy hoạch trọng tâm của huyện là giải pháp để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp một cách tích cực, hiệu quả. Hai là, tập trung rà soát để điều chỉnh các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai để làm mặt bằng sản xuất. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Ðất đai, các văn bản dưới luật nhằm phát huy tính tự chủ của UBND các cấp, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành chức năng. Rà soát lại quỹ đất, lập kế hoạch chi tiết sử dụng đất đến cấp xã, phường; thực hiện công khai, minh bạch giúp doanh nghiệp có đất và địa điểm phục vụ sản xuất kinh doanh. Ba là, thường xuyên nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy chế ưu đãi đầu tư tại địa bàn cho phù hợp với các quy định hiện hành; thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư tạo cơ hội và điều kiện tốt cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư. Trong khâu thành lập doanh nghiệp và ĐKKD, phải nâng cao hơn nữa việc thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" trong cấp ĐKKD, khắc dấu và đăng ký mã số thuế; chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ, dứt điểm hơn trong công tác giải phóng mặt bằng và coi đó là quyết tâm của các cấp chính quyền trong cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 74 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN. Khu vực tư nhân trên địa bàn huyện Quảng Ninh tuy mới hình thành và phát triển khoảng 10 năm trở lại đây, song hoạt động đầu tư của khu vực này đã tăng trưởng không ngừng và có vai trò ngày càng quan trọng hơn đối với nền kinh tế chung của huyện như: Phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp vào nguồn thu ngân sách của huyện... Những đóng góp của hoạt động đầu tư của khu vực này đối với nền kinh tế không chỉ là sự gia tăng về lượng mà còn góp phần tạo nên những biến đổi về chất, tức là tạo ra sự tăng trưởng cao của cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động còn vấp phải nhiều khó khăn về môi trường đầu tư, thể chế chính sách của Nhà nước và hạn chế ngay trong chính bản thân khu vực kinh tế này nên có sự phát triển không đều giữa các địa phương trong toàn huyện. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực KTTN phát triển, trong đó cần phải hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển sao cho phù hợp với thực tiễn hiện nay của khu vực kinh tế này nhất là về chính sách vốn, tín dụng; đất đai; lao động; thuế.để xứng với tiềm năng vốn có của nó. Nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này đối với nền kinh tế, huyện Quảng Ninh đã có rất nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư tư nhân tiến hành đầu tư. Tuy các biện pháp còn có hạn chế, còn chưa đủ mạnh, song nó thể hiện rất rõ quan điểm khuyến khích của UBND huyện đối với khu vực kinh tế này. Trong tương lai, khi những hạn chế đó được khắc phục, những chính sách mới được đưa ra, khu vực tư nhân sẽ có nhiều điều kiện hơn nữa để thực hiện vai trò của mình, xây dựng nền tảng vật chất góp phần tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng. 3.2. KIẾN NGHỊ. 3.2.1. Đối với Nhà nước. - Hạn chế ban hành các thông tư hướng sẫn, nếu có phải rõ ràng, cụ thể, không chồng chéo, điều chỉnh các chính sách về thuế, đất đai, chính sách phát triển tư nhân ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 75 một cách hợp lý, minh bạch, ổn định nhằm khuyến khích đầu tư. - Chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoách phát triển cụ thể vùng kinh tế Miền Trung (trong đó có tỉnh Quảng Bình), đặc biệt các yếu tố tạo vùng như quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, các khu công nghiệp, các chính sách ưu đãi, tăng nguồn vốn đầu tư ngân sách. - Quỹ hỗ trợ phát triển hàng năm có phân bổ chi tiêu tín dụng ưu đãi cho khu vực kinh tế tư nhân. Tăng tỷ lệ cho vay các dự án của DNTN lên tối đa 80 – 100% tổng số vốn đầu tư. - Hoàn thiện cơ quan đăng ký kinh doanh thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tiếp tục nghiên cứu đổi mới hoàn thiện công tác ĐKKD theo hướng chuyên nghiệp, linh hoạt. 3.2.2. Đối với UBND huyện Quảng Ninh. - Tập trung đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, một đầu mối” tại các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc tỉnh, huyện giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tư. Theo đó các thủ tục hành chính được niêm yết công khai rõ ràng, minh bạch và thời gian giải quyết các công việc phải được rút ngắn so với quy định trước đây, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sớm được cấp phép triển khai thực hiện kinh doanh. - Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, chuyển hướng cải cách thủ tục hành chính trong ĐKKD sang sau ĐKKD là chính (việc cản trở các nhà đầu tư hiện nay là những thủ tục sau ĐKKD và sau cấp giấy phép). Đề nghị chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện tiến hành rà soát tổng hợp những khâu, công việc bất cập trong ĐKKD, từ đó rút ra những kinh nghiệm để cây dựng giải pháp khắc phục hiệu quả. - Tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông đi lại, điện nước, xử lý nước thải, điện thoại, internet - Áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng áp dụng tối đa các ưu đãi có lợi nhất cho nhà đầu tư theo quy định của Nhà nước cho các doanh nghiệp về thuế thu nhập doanh nghiệp; tiền thuê đất, tiền sử dụng đất... - Ổn định đời sống và quan tâm đến quyền lợi của người lao động nhằm hạn chế xảy ra tranh chấp làm xấu đi môi trường đầu tư. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 76 - Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý, công khai các kế hoạch, quy định, quy trình trong thu hút đầu tư nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tệ nạn quan liêu, tham nhũng, cố tình gây khó khăn để trục lợi cá nhân. Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân yếu kém gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. 3.2.3. Đối với các Doanh Nghiệp tư nhân. - Thực hiện đúng những nguyên tắc và quy định theo Luật doanh nghiệp về loại hình hoạt động cũng như hình thức kinh doanh, có nghĩa vụ nộp thuế đất đầy đủ cho Nhà nước theo quy định. - Tham gia tích cực với Sở Lao động và thương binh xã hội và UBND các cấp trong liên kết đào tạo nghề trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp cũng không ngừng nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp bằng cách tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ năng quản lý cho chủ doanh nghiệp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th.S Hồ Tú Linh, Bài giảng Kinh tế đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Huế, năm 2011. 2. Luật Đầu tư năm 2003. 3. Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020. 4. Báo cáo khoa học “Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, năm 2004. 5. Nguyễn Thu Hà, chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai để thu hút đầu tư phát triển đến năm 2020”. 6. Nguyễn Anh Quý, luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế “Phát triển doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”. 7. 8. 9. PHỤ LỤC I ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP. ĐIỀU TRA CHỈ SỐ CẠNH TRANH (PCI) Kính thưa quý vị! Tôi tên là Phan Thị Thùy Trang, sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Hiện nay tôi đang làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Cải thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Quảng Ninh”. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý vị để tôi hoàn thành tốt khóa luận của mình. Tôi xin cam đoan những thông tin của quý vị chỉ phục vụ cho mục đích học tập. Xin chân thành cảm ơn! A. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP. 1. Tên doanh nghiệp: ........................................................................................................ Địa chỉ : ............................................................................................................................ Điện thoại : ....................................................................................................................... Tên của người điền phiếu :................................................................................................ Giới tính: .............. Năm sinh: ....................... Vị trí công tác: ...................................... Trình độ bản thân: ......................... 2. Loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu: (chỉ đánh dấu 1 ô) Cổ phần. Công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân. Trách nhiệm hữu hạn. Loại hình khác (nêu rõ).......................................... 3. Loại hình hoạt động của Doanh Nghiệp: (có thể đánh nhiều ô) Du lịch, khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh vật liệu xây dựng. Thủ công, mỹ nghệ. Thương mại, dịch vụ. Xây dựng tổng hợp. Nông lâm thủy sản. Loại hình khác (nêu rõ)........................................... 4.Theo anh (chị), DN hiện nay đang hoạt động như thế nào: 1. Rất tốt. 2. Tốt. 3. Bình thường. 4. Không tốt. 5. Rất không tốt. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 5. Vốn điều lệ của DN (VNĐ): Dưới 1 tỷ. Từ 1-5 tỷ. Trên 5 tỷ. 6. Số lượng nhân viên: Dưới 30 người. Từ 30 - 100 người. Từ 100 – 300 người. Trên 300 người. B. CHỈ SỐ CẠNH TRANH (PCI). I. Chi phí gia nhập thị trường. 7. Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT mất bao nhiêu ngày ? ..........ngày. 8. Hiện tại doanh nghiệp có bao nhiêu Giấy phép kinh doanh, kể cả các loại giấy đăng ký, giấy chấp nhận, quyết định cho phép và các loại giấy tương tự như giấy phép (trong nhiều lĩnh vực như môi trường, lao động, vệ sinh thực phẩm, an toàn cháy nổ... do nhiều cơ quan nhà nước khác nhau cấp) ? ............... loại. 9. DN có gặp khó khăn trong việc xin cấp các loại giấy phép không ? 1. Rất khó khăn. 2. Khó khăn. 3. Bình thường. 4. Không khó khăn. 5. Rất không khó khăn. 10. Thời gian trung bình doanh nghiệp chờ đợi để có mặt bằng sản xuất kinh doanh.................(ngày) 11. Tổng chi phí (bao gồm toàn bộ phí, lệ phí và các chi phí khác) để xin được các loại giấy phép là bao nhiêu?...................... VND. II. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất. 12. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) không ? hoặc đang trong thời gian chờ nhận GCNQSDĐ. 1. Có -> trả lời câu 12.1 và 12.2. 2. Không -> trả lời câu 12.3. 12.1. Mất bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp đơn xin cấp cho đến khi doanh nghiệp được cấp GCNQSDĐ?.................. ngày. 12.2. Hãy đánh giá về tính ổn định của mặt bằng kinh doanh của doanh nghiệp bạn (như khả năng bị chính quyền thu hồi cho mục đích khác...)? 1. Rất cao. 2. Cao. 3. Bình thường. 4. Thấp. 5. Rất thấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang 12.3. Số tiền mà DN phải trả cho việc thuê đất, mặt bằng là bao nhiêu?........VNĐ/tháng. 13. Theo quan sát của bạn về những giao dịch liên quan đến đất đai, mặt bằng kinh doanh trong tỉnh, các doanh nghiệp tư nhân có gặp khó khăn trong việc tiếp cận hoặc mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh không? 1. Rất khó khăn. 2. Khó khăn. 3. Bình thường 4. Không khó khăn. 5. Rất không khó khăn. III. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin. 14. Hãy đánh giá mức độ tiếp cận các thông tin, tài liệu của tỉnh, huyện của quý doanh nghiệp ? 1. Rất tốt. 2. Tốt. 3. Bình thường. 4. Không tốt. 5. Rất không tốt. 15. Từ nguồn thông tin chủ yếu nào: Phương tiện thông tin đại chúng. Các cuộc họp của HĐND và UBND. Các lớp tập huấn dành cho DN trên địa bàn. Từ đối tác. Nguồn khác...... 16. DN có đồng ý với việc cần có mối quan hệ với cơ quan Nhà nước để tiếp cận các thông tin nói trên không? 1. Rất đồng ý. 2. Đồng ý. 3.Bình thường. 4. Không đồng ý. 5. Rất không đồng ý. 17. Đại diện UBND hay Sở, ngành của tỉnh, huyện có thường xuyên gặp quý doanh nghiệp và các doanh nghiệp dân doanh khác để thảo luận về các thay đổi pháp luật và chính sách không ? 1. Luôn luôn. 2.Thường xuyên. 3.Thỉnh thoảng. 4. Hiếm khi. 5. Không bao giờ. 18. Các Dự án hay các chính sách xúc tiến đầu tư của địa phương có được công khai cho các DN biết không? 1. Có. 2. Không. 3. Không biết. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang IV. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước. 19. Doanh nghiệp của bạn bị thanh tra và kiểm tra bao nhiêu lần trong năm?......lần/năm. 20. Cơ quan nào thường tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của bạn trong năm ? An toàn phòng chống cháy nổ. Tài nguyên và Môi trường. Thuế. Vệ sinh an toàn thực phẩm. Công an kinh tế. Quản lý thị trường . Lao động – Thương binh và Xã hội . Khác....................... 21. Quý DN đánh giá chính sách thanh tra, kiểm tra hiện tại như thế nào? 1. Rất hợp lý. 2. Hợp lý. 3. Bình thường. 4. Không hợp lý. 5. Rất không hợp lý. 22. Theo quý DN, thời gian để giải quyết các thủ tục hành chính là như thế nào? 1. Rất nhanh chóng. 2. Nhanh chóng. 3. Bình thường. 4. Chậm 5. Rất chậm. V. Chi phí không chính thức. 23. Quý DN có đồng ý với nhận định sau không: “Các doanh nghiệp thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức”? 1. Rất đồng ý. 2. Đồng ý. 3. Không ý kiến. 4. Không đồng ý. 5. Rất không đồng ý. 24. DN bạn có phải chi trả các khoản chi phí không chính thức khi đăng kí kinh doanh không? 1. Có. 2. Không. 25. Phần trăm thu nhập mà quý DN phải trả cho các khoản không chính thức là bao nhiêu?..................... VI. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo địa phương. 26. Bạn đánh giá như thế nào về thái độ của chính quyền địa phương đối với hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân? 1. Rất tích cực. 2. Tích cực. 3. Bình thường. 4. Tiêu cực. 5. Rất tiêu cực. 27. Bạn có đồng ý với nhận định sau không ? ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang Các nhận định Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý 1. Có những sáng kiến tốt ở cấp tỉnh, nhưng việc thực thi lại có vấn đề. 2. UBND các cấp rất linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật. 3. Các quan chức cấp tỉnh, huyện nắm vững các chính sách, quy định hiện hành để giải quyết vấn đề. 4. Tất cả các sáng kiến tốt đến từ chính quyền huyện, nhưng chính quyền tỉnh lại làm hạn chế. 5. Không có sáng kiến nào có chất lượng được đề xuất ở cấp địa phương, tất cả các chính sách tốt đều từ TW. VII. Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. 28. Đánh giá của DN về môi trường đầu tư của huyện Quảng Ninh hiện nay: 1.Rất hấp dẫn. 2.Hấp dẫn. 3. Bình thường. 4. Không hấp dẫn. 5. Rất không dấp hẫn. 29. Đánh giá của DN về các dịch vụ như: tìm kiếm thông tin, đối tác kinh doanh, các chính sách tư vấn pháp luật, hỗ trợ xúc tiến thương mại do các cơ quan các cấp thực hiện? 1. Rất tốt. 2. Tốt. 3. Bình thường. 4. Không tốt. 5. Rất không tốt. 30. Nhận xét của DN về hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện (như mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước....) như thế nào? 1. Rất tốt. 2. Tốt. 3. Bình thường 4. Không tốt. 5. Rất không tốt. 31. Doanh nghiệp của bạn đánh giá như thế nào về tình hình vay vốn tại địa phương? 1. Rất tốt. 2. Tốt. 3. Bình thường 4. Không tốt. 5. Rất không tốt. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang VIII. Đào tạo lao động. 32. Doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm do nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cung cấp không? 1. Có 2. Không. 33. Từ kinh nghiệm sử dụng lao động, DN hãy đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, TC dạy nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay như thế nào? 1. Rất tốt. 2. Tốt. 3. Bình thường. 4. Không tốt. 5. Rất không tốt. IX. Thiết chế pháp lý. 34. Bạn hãy đánh giá thiết chế pháp lý hiện nay tại địa phương? 1. Rất tin tưởng. 2. Tin tưởng. 3. Bình thường. 4. Không tin tưởng. 5. Rất không tin tưởng. 35. Quý DN thường tham khảo đến các nghị định, văn bản luật nào? Luật Doanh Nghiệp 2005. Luật Đất Đai 2003. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về "Đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân". Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Khác (nêu rõ)....... 36. Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ phổ biến của việc sử dụng thiết chế pháp lý để giải quyết tranh chấp? 1. Rất phổ biến. 2. Phổ biến. 3. Bình thường. 4. Không phổ biến. 5. Rất không phổ biến. 37. Quý DN đã từng phải sử dụng đến các thiết chế pháp lý để giải quyết tranh chấp hay kiện tụng không? 1. Có. 2. Không. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang C. Ý KIẾN TỪ PHÍA DN. 38. Doanh nghiệp vui lòng liệt kê 5 vấn đề khó khăn nhất về môi trường kinh doanh hiện nay (xếp theo thứ tự ưu tiên) mà doanh nghiệp gặp phải ? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 39. Theo DN, cần có những biện pháp nào để cải thiện môi trường đầy tư cho khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển không? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 40. Nếu có môi trường đầu tư thuận lợi thì quý DN sẽ đầu tư vào các lĩnh vực nào? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang PHỤ LỤC II Kết quả Kiểm định Phân tích nhân ố khám phá Exploratory factor analyses. KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,519 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 81,930 df 45 Sig. ,001 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance 1 2,061 20,608 20,608 2,061 20,608 20,608 1,949 19,489 2 1,856 18,563 39,171 1,856 18,563 39,171 1,797 17,972 3 1,520 15,203 54,374 1,520 15,203 54,374 1,614 16,143 4 1,146 11,458 65,832 1,146 11,458 65,832 1,223 12,227 5 ,889 8,893 74,725 6 ,807 8,068 82,793 7 ,662 6,617 89,409 8 ,469 4,694 94,103 9 ,324 3,235 97,339 10 ,266 2,661 100,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 Xin giay phep DKKD ,855 ,110 -,004 ,040 Kho khan trong viec mo rong MB ,851 -,047 -,256 -,166 Muc do tiep can thong tin -,018 ,809 -,051 -,330 DN danh gia ve nhan dinh"Phai tra them CP ngoai" -,055 ,745 ,067 ,346 Co mqh voi co quan he voi co quan Nha nuoc ,430 ,573 ,016 ,381 Thai do cua chinh quyen dia phuong ,097 ,372 ,780 ,088 Thiet che phap ly -,164 ,395 ,735 -,147 Chinh sach thanh tra,kiem tra ,231 ,156 ,550 ,418 Cac dich vu ho tro cho DNTN Chat luong dao tao lao dong -,180 -,047 -,026 -,256 -,101 -,166 ,780 ,528 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. Component Score Covariance Matrix Component 1 2 3 4 1 1,000 ,000 ,000 ,000 2 ,000 1,000 ,000 ,000 3 ,000 ,000 1,000 ,000 4 ,000 ,000 ,000 1,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Component Scores. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu SVTH: Phan Thị Thùy Trang Descriptive Statistics Mean Std. Deviation Analysis N Xin giay phep DKKD 2,49 ,834 45 Kho khan trong viec mo rong MB 2,46 ,712 45 Muc do tiep can thong tin 2,43 ,885 45 Chinh sach thanh tra,kiem tra 2,93 ,654 45 DN danh gia ve nhan dinh"Phai tra them CP ngoai" 2,27 ,654 45 Thai do cua chinh quyen dia phuong 2,51 ,661 45 Cac dich vu ho tro cho DNTN 2,87 ,757 45 Chat luong dao tao lao dong 2,84 ,796 45 Thiet che phap ly 2,64 ,757 45 Co mqh voi co quan Nha nuoc 1,71 ,757 45 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfk43b_khdt_phan_thi_thuy_trang_5778.pdf
Luận văn liên quan