Khoá luận là cơ sở ban đầu nhằm cung cấp các cứ liệu cần thiết cho việc tìm hiểu
văn hoá, xã hội và con người Nam bộ đồng thời góp thêm tiếng nói cho việc khẳng định
những giá trị của văn học miền Nam thông qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh vào văn đàn
văn học dân tộc. Trong giới hạn của khoá luận này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu hiện
thực cuộc sống vùng đất Nam bộ và những giá trị đạo đức, luân lí truyền thống của con
người Nam bộ trong tiểu thuyết ba mươi năm đầu thế kỉ XX của Hồ Biểu Chánh, chưa
có cơ hội tìm hiểu sâu sắc vấn đề nghiên cứu dưới góc độ so sánh, đối chiếu với những
tác phẩm của các nhà văn Nam Bộ cùng thời hoặc giai đoạn sau để cho thấy sự bao quát,
hệ thống chặt chẽ vấn đề được nghiên cứu. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện, chúng
tôi sẽ đầu tư công phu và lâu dài hơn để tiếp tục phát triển nghiên cứu này một cách sâu sắc hơn.
79 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chữ tình trong tiểu thuyết hồ biểu chánh 30 năm đầu thế kỉ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó
là một hành trình cuộc đời đầy sóng gió của thằng Được từ nhỏ đã bị đánh tráo rồi lưu lạc
khắp nơi kiếm sống, trải qua bao nhiêu tai biến mới gặp lại được mẹ ruột của mình là bà
Hội đồng Nhàn và được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Hay ở tiểu thuyết Cha con
nghĩa nặng đó là sự chọn lựa giữa tình thương con và hạnh phúc của con, hay hạnh phúc
của con và tình con thương cha. Thông qua những tình huống đó mà con người sẽ đấu
tranh để lựa chọn cho mình một lối đi, từ đó nhân vật sẽ nói lên tính cách đồng thời thể
hiện được nội dung tư tưởng đạo lí của tác phẩm.
Một đặc điểm cần phải chú ý nữa là cốt truyện trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ tiểu thuyết Tàu, tác phẩm tự sự trong văn học Việt Nam thời
trung đại theo mô hình “gia biến – lưu lạc – đoàn viên”, có cả những truyện có án mạng
thê thảm đi vào tang tóc u sầu rồi cũng thoát ra bằng một lối giải đẹp đẽ, kẻ ác phải tội,
người thiện được phúc, người ta tha thứ hoặc người ta tỉnh ngộ rồi sum họp đoàn viên.
Điều này còn cho thấy Hồ Biểu Chánh dụng tâm xây dựng cốt truyện đạo lí bởi lẽ cư dân
Nam bộ vốn coi trọng đạo lí từ xưa đến nay và bản thân Hồ Biểu Chánh cũng thuộc lớp
cựu nho tiến bộ đang mở rộng tầm nhìn hoà nhập vào cuộc sống mới. Vốn mang quan
niệm, chủ trương “văn dĩ tải đạo”, xem sáng tác văn chương là để nhằm giữ gìn đạo lí
dân tộc, Hồ Biểu Chánh đặc biệt quan tâm đến truyền thống gia đình khi đề cao đạo lí.
Có thể dễ dàng nhận thấy cốt truyện trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh xoay quanh về
những vấn đề gia đình: đạo nghĩa thuỷ chung của vợ chồng, sự hiếu kính của con cái với
cha mẹ, ông bà. Ông khẳng đinh, một khi con người không giữ được những đạo lí cơ bản
đó thì hạnh phúc gia đình sụp đổ là điều hiển nhiên, tiêu biểu như tiểu thuyết Cha con
nghĩa nặng, Thị Lựu – người vợ, người mẹ không biết giữ đạo chung thuỷ với chồng, con
mà làm tan rã cả một gia đình, khiến cho gia đình không thể sống cùng nhau, cha con
54
chia lìa nhưng đáng trân trọng thay khi thằng Tý và con Quyên vẫn yêu thương và kính
trọng cha mình dù Trần Văn Sửu đã vô tình giết chết mẹ nó. Còn ngoài xã hội, bao trùm
lên xã hội thì đạo lý chính là cái nghĩa. Có nhiều cốt truyện trong tác phẩm Hồ Biểu
Chánh bàn về cái nghĩa. Đó là cái nghĩa ở đời chứ không phải bạc vàng phù du trong Tiền
bạc bạc tiền hay thấy việc đúng thì phải ra tay dù là hy sinh cả tính mạng của bản thân
như Lê Văn Đó trong Ngọn cỏ gió đùa hoặc khuyên con người phải biết thông cảm, chia
sẻ với những người khốn khổ như bà Hương quản Tồn trong Cha con nghĩa nặng. Qua
các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, có thể thấy, một trong những biểu hiện của cốt truyện
đạo lí chính là kết thúc truyện thường có hậu theo quan niệm dân gian “ở hiền gặp lành”,
“ác giả ác báo” như trong Ai làm được, cuối cùng Chí Đại và Bạch Tuyết đoàn tụ, có
cuộc sống hạnh phúc hay trong Chút phận linh đinh vượt qua bao gian nan, thử thách,
ông Hội đồng Đạt chấp nhận hai mẹ con Thu Vân và họ có sống hạnh phúc viên
mãn,Xây dựng các tình tiết, sắp xếp các sự kiện như thế Hồ Biểu Chánh muốn đề cao
giá trị răn dạy đạo lí ở đời nhưng cái hay của ông chính là nói đạo lí nhưng đi kèm với
nói chuyện đời nên được phần lớn độc giả dễ dàng tiếp nhận và ưa chuộng thưởng thức.
Cốt truyện trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỉ mang tính hiện
thực sâu sắc. Tất cả những khung cảnh, chất liệu, sự việc trong tiểu thuyết của ông hầu
hết đều lấy miền Nam, từ thành thị đến nông thôn, diễn ra khắp các tỉnh Nam Kỳ, đến tận
đảo Kim Quy, Phú Quốc cả miền Bắc như Một chữ tình, Chút phận linh đinh hoặc sang
tận Trung Hoa như Chúa tàu Kim Quy song phần lớn các việc đều xảy ra ở miền Nam.
Chính trong bối cảnh xã hội miền Nam, ông đã quan sát, ghi nhận những phong tục dần
đổi mới ở miền Nam, những tấn trò đời để lựa chọn đề tài và chất liệu xây dựng các tác
phẩm. Mặc dù nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Hồ Biểu Chánh có những đặc sắc
riêng nhưng cũng không thể phủ nhận những hạn chế của ông. Nếu xem xét kĩ có thể thấy
cốt truyện của Hồ Biểu Chánh thường diễn biến theo cảm tính chủ quan của tác giả và do
cốt truyện chủ yếu mang tính răn dạy dạo lí với lối kết thúc có hậu vẫn chưa thực sự thoát
khỏi mô hình truyện Nôm trung đại với ba phần: gặp gỡ - gia biến, lưu lạc – đoàn tụ. Thế
nên, cốt truyện của Hồ Biểu Chánh chưa hấp dẫn vì người đọc có thể dễ dàng dự đoán
55
được kết thúc cho các nhân vật. Thật vậy, những hạn chế này ít nhiều đã làm giảm đi tính
hấp dẫn của nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh.
3.2. Nghệ thuật kết cấu
Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tạo nghệ thuật. Trên một mức độ lớn,
có thể nói sáng tác tức là kết cấu. Nhiệm vụ của một nhà văn là nhào nặn vốn sống để xây
dựng thành những sinh mệnh nghệ thuật – tái hiện những bức tranh đời sống giàu tính
khái quát, nghĩa là phải tổ chức lại chất liệu sống, bỏ bớt đi những cái thừa, phát triển
thêm cái chưa có, nối liền cái xa nhau, tạo thành một chỉnh thể mang giá trị nghệ thuật.
Điều đặc biệt quan trọng đó chính là kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung
cuộc sống và tư tưởng tác phẩm.
3.2.1. Kết cấu trần thuật
Tiểu thuyết được xem là một thể loại lớn tiêu biểu cho loại hình tự sự, “cỗ máy
cái” của nền văn học hiện đại. Với đặc trưng thi pháp của mình, bằng kết cấu trần thuật,
tiểu thuyết chiếm lĩnh và khái quát hiện thực cuộc sống một cách đa chiều và phong phú.
Kết cấu trần thuật thường được xem là bố cục, là kết cấu bề mặt bao gồm sự sắp
xếp, phân bố các phần của nội dung vào chương, hồi, tiết, đoạn, màn, lớp trong tác phẩm.
Xét theo kết cấu bề mặt, tiểu thuyết thường được chia thành nhiều chương. Và kết cấu
chương hồi là loại kết cấu chính thống được các tiểu thuyết gia Trung Quốc thời kì trung
đại ưa chuộng đã tạo nên những bộ tiểu thuyết đồ sộ hấp dẫn người đọc qua nhiều thế kỉ
như: Tam quốc chí, Phong Thần,Phong kiếm xuân thu,Kết cấu chương hồi được Hồ
Biểu Chánh đặc biệt quan tâm: “ Thoạt tiên, ông sắp xếp sơ lược cốt truyện trong trí và
suy nghĩ coi đoạn nào cần phải tả dài, đoạn nào chỉ nên nói phớt qua, đặt tên, định tuổi
cho nhân vật, năm và chỗ nhân vật hành động. Sau đó, ông phân đoạn rành rẽ lên giấy
và định tính tình, tâm hồn mỗi vai” [23, 239]. Kết cấu chương hồi được Hồ Biểu Chánh
sử dụng như một sự kế thừa tinh hoa của nền văn học trung đại nhằm mục đích khai nhãn
và thoả mãn thị hiếu của người đọc. Mỗi tác phẩm là một đứa con tinh thần của nhà văn,
là trí tuệ, tinh hoa của người viết. Với mỗi tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh thường chia ra
thành nhiều chương, trong mỗi chương có nhiều hồi, mỗi hồi nói lên diễn biến hoặc kết
quả của một hành động, sự việc, mở đầu mỗi hồi thường có hai câu thơ đề dẫn tóm tắt nội
56
dung hồi đó. Thế nên, mỗi khi viết nên một tác phẩm, Hồ Biểu Chánh dụng công rất
nhiều cho việc xây dụng bố cục. Công việc này mất rất nhiều thời gian nên ông rất công
phu, cẩn thận tính toán từng chi tiết làm sao cho tâm hồn, ngôn ngữ và cử chỉ, cách cư xử
của nhân vật có thể giống với người đời. Quan trọng hơn các tình tiết truyện phải phát
triển tự nhiên, mạch lạc để làm sao khi một tiểu thuyết đến với người đọc thì họ có thể
nhìn thấy cuộc đời, thấy chính mình đang hiện hữu trong tác phẩm, có thể sống cùng nhà
văn và tác phẩm. Vì thế, có tác phẩm, Hồ Biểu Chánh phải mất vài năm mới xong bố cục
như Ngọn cỏ gió đùa dài đến 572 trang nhưng cũng có những tác phẩm mà bố cục, truyện
được hoàn thành chỉ trong vòng hai tháng.
Nhìn lại hành trình lao động sáng tạo miệt mài của nhà văn Hồ Biểu Chánh, chúng
ta thấy cuốn tiểu thuyết văn xuôi đầu tay của ông qua hai lần xuất bản Ai làm được vẫn
mang dáng dấp của một truyện tài tử giai nhân truyền thống với lối kết thúc có hậu theo
kiểu “thiện ác đáo đầu chung hữu báo” và “ở hiền gặp lành” nhưng đã cho thấy một
bước chuyển đổi đặc biệt từ nghệ thuật kết cấu truyền thống sang một kết cấu có tính chất
hiện đại riêng. Ban đầu tiểu thuyết này được chia thành 27 hồi, mỗi hồi bắt đầu bằng một
nhan đề tóm tắt những sự việc sắp xảy ra như “Ông cháu gặp nhau”, “Phu phụ tương
ly”, “Tái đáo Sài Gòn” Sau khi được nhuận sắc, Ai làm được từ một cuốn truyện có
27 hồi đã được bố cục lại thành 6 chương, thay cho những câu giới thiệu tóm tắt câu
chuyện ở đầu mỗi chương là những con số La Mã giản dị. Ông cũng loại bỏ những câu
giới thiệu vụng về của người dẫn chuyện mỗi khi câu chuyện chuyển hướng và thêm
nhiều đoạn tả cảnh, nhiều đoạn đối thoại để làm cho nội dung tác phẩm sống động và rõ
ràng hơn. Chính những thay đổi về mặt nghệ thuật kết cấu này đã làm cho tiểu Ai làm
được gần với một tiểu thuyết hiện đại hơn.
Sau Ai làm được, toàn bộ tiểu thuyết văn xuôi của Hồ Biểu Chánh giai đoạn những
năm 30 đầu thế kỷ hầu như chỉ có quyển Nam cực tinh huy (1924) là tuân thủ nguyên tắc
kết cấu theo lối chương hồi chính thống gồm 34 hồi, mỗi hồi có hai câu dẫn đề. Xin được
trích hai câu dẫn đề của hồi thứ ba:
57
“Nước nguy biến, Đinh công rầu vong mạng
Chú đuổi xô, Bộ Lãnh quyết lập thân.”
Hay như hồi thứ mười sáu :
“Ngô chúa băng hà, Tam ca soán nghiệp
Tử hoàng tị nạn, vương hậu xuất giá.”
Sở dĩ có sự khác biệt như thế là do Nam cực tinh huy là một tiểu thuyết lịch sử,
cho nên việc kết cấu theo lối chương hồi trong thời điểm đó là có lý do của nó. Với 16
tiểu thuyết còn lại, nhà văn đã lần lượt thay đổi bằng cách giản lược, biến tấu lối kết cấu
chương hồi để tạo nên một lối kết cấu mới. Tiêu biểu như Một chữ tình (1923), Tiền bạc
bạc tiền (1925) không phân chia chương hồi cụ thể, không có thơ đề dẫn hoặc những tiêu
đề. Đến Nhơn tình ấm lạnh (1925), Hồ Biểu Chánh trở lại chia theo chương hồi, nhưng
tác giả phân chia dựa theo số trang, khoảng cách mỗi hồi khoảng từ mười mấy trang hoặc
trên hai mươi trang và trước mỗi hồi không có thơ đề dẫn.
Tiểu thuyết Chúa tàu Kim Quy (1922) chia hai phần, mỗi phần chia thành nhiều
phần nhỏ đánh số từ I đến IX ( phần I), từ I đến VII (phần II). Tác giả ghi phần thứ nhất
tựa là “Gió dập sóng dồi”, phần thứ nhì tiêu đề “Ơn đền oán trả”.
Hai tác phẩm Chút phận linh đinh (1928) và Nặng gánh cang thường (1930)
không có hồi, chia nhiều phần và có thơ đề dẫn giúp người đọc nhớ nhanh, gọn diễn biến
của mỗi phần trong tiểu thuyết:
Chút phận linh đinh:
I: Lỡ bước thương người không dám ngó
Nhớ lời cám nghĩa phải làm khuây
II: Nặng chữ tình thuyền quyên thất tiết
Nghiêm gia phong nghịch tử ly hương
III: Nghe chồng mất vợ hiền lo đáp nghĩa
Thương con thơ mẹ yếu phải hồi hương...
Nặng gánh cang thường:
VIII: Háo sắc Trần Ngang bị nhục
Dạo chơi Ngự sử được con
58
X: Oan ức trung thần không bán chúa
Hung hăng cường khấu phải tan xương...
Đến Thầy thông ngôn (1925), Kẻ làm người chịu (1928), Vì nghĩa vì tình (1929),
Cha con nghĩa nặng (1929), Khóc thầm (1929) thì không có hồi nhưng được chia thành
nhiều phần, đơn cử như tiểu thuyết Khóc thầm:
I: Khách lạ đến nhà
II:Luận đàm thế sự
III:Gả con lấy chồng
IV: Vợ chồng trái ý
V : Còn toan khai hoá
VI :Vừa lộ tánh tình
VII : Thấy rõ tâm chí
VIII : Nhà nghèo nhịn nhà giàu
IX :Nhà giàu hại nhà nghèo
X :Cha trách con
XI : Vợ phiền chồng
XII :Vĩnh Thái bị giết
XIII : Thu Hà ân hận
Tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa (1926) không chia hồi, không chia từng phần theo
những con số trên, không có thơ đề dẫn, chỉ ghi tiêu đề một cách ngắn gọn : Đau đớn
phận hèn, Nát thân bồ liễu, Nắng táp mưa sa, Đường ngay nẻo vạy, Nghĩa nặng tình sâu,
Ân tình vẹn vẽ... Các tiêu đề cũng được chia một cách cân đối theo quan điểm mỹ học về
cái đẹp cân đối hài hòa của phương Đông. Ngoài ra, một số tác phẩm không có hồi,
không chia các phần, không ghi thơ đề dẫn, không đặt tiêu đề như : Cay đắng mùi đời
(1923), Tỉnh mộng (1923), Con nhà nghèo (1930).
Tóm lại, xét về phương diện tổ chức bên trong tác phẩm, Hồ Biểu Chánh đã có sự
thay đổi trật tự thời gian so với tiểu thuyết chương hồi truyền thống buộc người viết phải
đi theo một trật tự nhất định về thời gian. Qua từng chặng đường sáng tác, trên nền tiểu
thuyết chương hồi, Hồ Biểu Chánh đã bắt đầu quan tâm đến số phận, cuộc đời, tính cách
59
của nhân vật hơn là việc kể, tả lại các chuỗi sự việc. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh vì
thế không chỉ đơn thuần là phản ánh hiện thực, là rao giảng đạo đức, luân lí nữa. Điểm
sáng tạo và đăc biệt hấp dẫn người đọc tìm đến với tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đó chính
là sự khai thác, thâm nhập vào những biểu hiện tình cảm, nội tâm của nhân vật qua không
gian, thời gian cụ thể, nhằm biểu đạt tình cảm của nhân vật. Dù chưa hoàn toàn thoát hẳn
lối kết cấu chương hồi nhưng nhờ vào sự đổi mới lối kết cấu trong tác phẩm đã giúp Hồ
Biểu Chánh thể hiện được luận đề tư tưởng đạo lý rõ ràng, khúc chiết hơn. Đồng thời
thông qua lối kết cấu ấy, nhà văn dễ làm bật lên cái tình đời tình người thông qua từng tác
phẩm để người đọc xem xét và chiêm nghiệm.
3.2.2. Kết cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập
Đây là lối kết cấu được sử dụng nhiều trong văn học cổ khi nhà văn xây dựng hai
tuyến nhân vật chính diện và phản diện đối lập nhau về lí tưởng, chính kiến, đạo đức,
hành động...để phân biệt giữa một bên đại diện cho lực lượng chính nghĩa, cái đẹp, chân
lí và một bên thì ngược lại. Hai lực lượng này đấu tranh kịch liệt, mạnh mẽ, không khoan
nhượng với nhau và kết thúc thường nghiêng về lực lượng chính nghĩa. Đây là lối kết cấu
được sử dụng để nhằm làm nổi rõ chủ đề tư tưởng cho tác phẩm thông qua việc so sánh,
đối chiếu giữa hai tuyến nhân vật đối lập. Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn
Nam bộ đi tiên phong trong việc sử dụng lối kết cấu hai tuyến nhân vật đối lập để qua đó
truyền tải nội dung tư tưởng đạo đức luân lí đến với mọi người và đặc biệt hơn là tình
người, tình đời của những con người ở vùng đất Nam bộ.
Nếu ai đã từng đọc qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thì đều có thể tìm thấy kết
cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập. Trong tiểu thuyết Ai làm được, đó là sự đấu tranh
không khoan nhượng giữa một bên là Bạch Khiếu Nhàn, Chí Đại và Bạch Tuyết, đại diện
cho những người lương thiện, có học thức, nhân hậu còn một bên là bà Phủ Hai có lòng
dạ hiểm độc, mưu mô xảo quyệt, lợi dụng sự tin yêu của chồng mà làm những điều hại
người. Đại diện cho những người lương thiện họ đấu tranh để tìm thấy cuộc sống mới,
giành lấy hạnh phúc còn bên ngược lại thì đấu tranh để giành lấy tiền tài, địa vị. Cuối
cùng thiện thắng ác, sức mạnh đồng tiền dù có uy lực cỡ nào cũng không thể thắng nổi
60
những tình cảm chân thành, cao đẹp của con người, Chí Đại và Bạch Tuyết cuối cùng
cũng được hưởng hạnh phúc bên nhau trọn đời.
Hay trong tác phẩm Chúa tàu Kim Quy là sự đối lập giữa một Thủ Nghĩa thật thà,
ngay thẳng, sống tình cảm, giữ trọn đạo nghĩa và Trần Tấn Thân quỷ quyệt, mưu mô,
gian xảo, chuyên đi lừa gạt, vu cáo, hại người. Đó là sự đấu tranh không khoan nhượng
của con người đi tìm lẽ phải, đạo lí, tình người ở đời để rồi cuối cùng thiện cũng thắng ác,
Thủ Nghĩa báo được thù và đền ơn cho những người đã từng giúp đỡ mình. Trong tiểu
thuyết Con nhà nghèo là hình ảnh của Ba Cam, Thị Lựu, Cai Tuần Bưởi, Hương sư Cu,
những con người thấp cổ bé họng, mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, đơn giản,
bình yên với những kẻ bất nhân, bất nghĩa như bà Cai Hiếu, cậu Hai Nghĩa,Qua việc
khảo sát 17 tiểu thuyết trên có thể thấy Hồ Biểu Chánh đã có sự phân tuyến rạch ròi giữa
một bên là những con người giàu lòng vị tha, nhân ái, bao dung, bản chất lương thiện,
trong sáng và hấp dẫn người đọc: Bạch Tuyết, Chí Đại (Ai làm được), Thủ Nghĩa, Kỉnh
Chi (Chúa Tàu Kim Quy), Yến Tuyết (Tỉnh mộng), Lê Văn Đó, Thu Vân, Lý Ánh Nguyệt
(Ngọn cỏ gió đùa), Thu Hà (Khóc thầm), Thị Lựu (Con nhà nghèo) hay những con người
sống thuỷ chung, kiên trì, vững lòng dù gặp khó khăn gian lao như Cô Tư Chuyên (Chúa
tàu Kim Quy), Xuân Hoa (Một chữ tình), Lệ Bích, Thanh Tòng (Nặng gánh cang
thường); những người giàu nghĩa khí, trung trực, ngay thẳng như Ngô Quyền, Đinh Long,
Đinh Hổ (Nam cực tinh huy); những người hiền lành chất phác, sống nghĩa tình như Duy
Linh (Nhơn tình ấm lạnh), thằng Được, Ba Thời (Cay đắng mùi đời), đối lập với một
bên là những kẻ gian ác, sống vô nghĩa, vô tình như bà Phủ Hai (Ai làm được), Tấn Thân
(Chúa tàu Kim Quy), cậu Hai Nghĩa (Con nhà nghèo), Trường Xuân (Tỉnh
mộng),những kẻ mất nhân tính, vô đạo đức như Như Hoa (Thầy Thông ngôn), Thị Lựu
(Cha con nghĩa nặng), đã tạo nên những hình ảnh đối lập khá rõ nét, gây ấn tượng
mạnh đến người đọc từ đó dễ dàng truyền tải những thông điệp về tư tưởng, đạo lí đến
độc giả.
Đã phàm là con người, ai cũng sẽ có ưu, khuyết. Tuy nhiên, đứng ở góc độ đạo
đức thì cái cốt lõi vẫn là chính – tà, tốt – xấu, thiện – ác. Thế nên, việc kết cấu nhân vật
61
theo hai tuyến của Hồ Biểu Chánh trên đại thể không hề làm mất đi tính chân thực của
đời sống. Thật vậy, dù hai tuyến nhân vật được phân chia theo cách chủ quan nhưng vẫn
phản ánh được những đặc trưng của con người của vùng đất Nam bộ. Vùng đất Nam bộ
vốn có những con người bộc trực, thẳng ngay, nghĩa khí, trọng nghĩa khinh tài dù cuộc
sống cơ hàn, nghèo cực. Đây cũng là một đặc điểm về con người Nam bộ đã được các
nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích và chứng minh. Nguyễn Văn Kha đã chỉ ra nguồn gốc
và cơ sở của đạo lí – nghĩa tình – nét đặc trưng của con người Nam bộ “Giữa cái mênh
mông của đồng lầy, của rừng ngập mặn, của biển cả và sông nước, con người cần phải
nương tựa vào nhau. Nhưng sự liên kết đó dựa trên cơ sở nào? Phải lấy cái gì để điều
chỉnh mối quan hệ giữa người với người. Trong hoàn cảnh và môi trường sống như vậy,
con người Nam Bộ đã lấy tình nghĩa và đạo lý làm chỗ dựa tinh thần cho sự gắn bó, liên
kết giữa người với người:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khảm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng ta.” (Tạp chí Tính cách con người Nam bộ)
Nghĩa là khi xây dựng nhân vật của mình, mặc dù vẫn phân chia theo hai tuyến
nhân vật tốt – xấu nhưng Hồ Biểu Chánh đã quan tâm rất nhiều đến sự gần gũi với hiện
thực cuộc sống. Ông mang hơi thở của cuộc sống vào tác phẩm của mình, nhân vật trong
tiểu thuyết là những con người của đời sống hiện thực sống động đang trăn trở, đang sống
trên những trang giấy. Đây cũng là một phương tiện nghệ thuật giúp cho chủ đề tác phẩm
của nhà văn đạt giá trị nhân văn cao cả, thể hiện tập trung và rõ nét nhất. Thiện ác, tốt xấu
luôn được phân biệt rõ ràng, rạch ròi và kết thúc tác phẩm đa phần đều có hậu, đều hướng
về mục đích cuối cùng là người “ở hiền gặp lành”, “ác lai, ác báo”, “ân đền, oán trả”
mang lại niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp cho con người
62
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Văn học là nhân học, đối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con
người luôn giữ vị trí trung tâm. Sự đa dạng, phong phú của tác phẩm có thể được tạo nên
từ những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình
luận... nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân
vật. Điều gì sẽ còn lại với độc giả sau khi thưởng thức một tác phẩm phẩm văn học? Có
thể nói cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm,
cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi
cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng
tác" hay nói cách khác nhân vật “là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu
điểm để bộc lộ chủ đề, và tư tưởng của chủ đềnhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư
tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [48, 109]
Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua
đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học là con người được
nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể
được miêu tả kĩ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần,
thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều
lắm đối với tác phẩm. Với thể loại tiểu thuyết cũng vậy, nhân vật là một nhân tố quan
trọng đóng vai trò chính yếu tập trung thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh đều khẳng định thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết của ông rất đa dạng và phong phú “bao gồm đủ hạng người trong xã hội. Có
tá điền, địa chủ, có quan lại lớn bé, có thông ngôn, ký lục, có gái đĩ, me tây, có tư sản, có
công nhân, có nhà văn, nhà báo, có học sinh, có thầy giáo, có người lớn, có trẻ con, có
nam, có nữ, ngoài ra còn có Tây, có “khách” và có cả Chà và nữa” [34, 237].
Là một nhà văn có vốn sống phong phú nên Hồ Biểu Chánh đã đưa những sự trải
nghiệm sống động , đa dạng của mình vào sáng tạo văn chương. Trong tác phẩm của ông
thể hiện đủ tất cả các hạng người với những đặc điểm về ngoại hình, tính cách, thói quen,
phong tục tiêu biểu cho xã hội Nam bộ nói riêng và xã hội Việt Nam thực dân nửa phong
kiến đầu thế kỉ XX nói chung. Nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được nhà
63
văn tập trung khai thác qua tính cách, hành động, tâm lí, ngôn ngữ nhân vật,mang đậm
sắc thái Nam bộ. Bên cạnh đó có thể thấy do nội dung cốt truyện của tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh nặng về đạo lí nên nhân vật trong tác phẩm của ông thường được chia theo hai
tuyến nhân vật rạch ròi: tốt – xấu, thiện – ác, giàu – nghèo nên với hai tuyến nhân vật này
tác giả giới thiệu đến người đọc nhiều loại nhân vật: nhân vật chính diện, tích cực thể
hiện lý tưởng xã hội, quan điểm đạo đức, tư tưởng của tác giả; nhân vật phản diện, tiêu
cực phản ánh mặt trái của xã hội và là nhân tố tác giả dùng để lên án xã hội. Các tuyến
nhân vật này luôn xuất hiện song song, xen kẽ nhau, đấu tranh, tác động lẫn nhau để tạo
nên những mâu thuẫn hoặc có khi là sự chia sẻ, một mối cảm thông nào đó đẩy diễn tiến
câu chuyện đến một thắt nút, đỉnh điểm, cao trào phù hợp với logic. Và thường thì nhân
vật chính trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là những người nghèo khổ ở nông thôn, họ là
những người nông dân chân lấm tay bùn, chân chất thiệt thà nơi đồng ruộng như thằng
Cu (Con nhà nghèo), bị chèn ép, không có tiếng nói như Cai tuần Bưởi, bị áp bức bóc lột
như Lê Thủ Nghĩa (Chúa tàu Kim Quy) cũng có khi bị cái nghèo đói đẩy vào con đường
lầm than, lận đận nhưng cuối cùng tìm lại được hạnh phúc cho mình như Lê Văn Đó
(Ngọn cỏ gió đùa), Phan Chí Đại (Ai làm được),Có thể khẳng định các nhân vật trong
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh không phải chỉ xây dựng theo ý thức chủ quan của ông
mà còn rất gần với hiện thực cuộc sống. Đơn cử như trong tiểu thuyết Cha con nghĩa
nặng, Hồ Biểu Chánh đã tả rất đúng cuộc đời vất vả của người dân quê Trần Văn Sửu.
Đó là sự thật thà đến khờ khạo của một người chồng cục mịch và sự khôn ngoan của một
người vợ trắc nết được phác hoạ, miêu tả lại thật sống động và sắc nét. Sửu khờ khạo đến
nỗi vợ ngoại tình với Hương hào Hội rồi có một đứa con mà anh chẳng hay biết gì cả. Sự
thật thà, ngây ngô của Sửu làm cho người đọc cũng phải giật mình thảng thốt, đặc biệt là
đoạn nghe dân làng nói nhỏ to về sự gian dâm của vợ mình, Trần Văn Sửu vẫn tỉnh bơ:
“Thằng Xuyên hỏi Trần Văn Sửu rằng:
- Hổm nay tôi không có đi phía dưới ruộng của anh, nghe nói năm nay lúa
anh trúng lắm, phải hôn?
64
- Khá khá, chớ không trúng lắm.
- Anh sướng quá còn làm bộ nữa.
- Sướng giống gì?
- Anh hỏi được đất của bà Hương quản anh làm, không sướng hay sao? Tôi
muốn mướn ít chục công làm kiếm cơm ăn, mà mướn không ra.
Hương tuần Tam cười và nói với thằng Xuyên rằng:
- Mầy muốn làm ruộng thì kêu vợ mầy quen với Hương hào Hội, tự nhiên có
đất chớ gì.
- Sao vậy?
- Thì vậy chớ sao. Thằng Sửu nó cũng nhờ có vợ nó quen với Hương hào
Hội, nên nó mới mướn được ba chục công đất đó chớ. Vợ mầy còn nhỏ, không biết chừng
mầy mướn còn nhiều hơn thằng Sửu nữa a.
Thăng Xuyên suy nghĩ một hồi rồi nói rằng: “Chú nói kỳ quá! Ai mà chịu vậy”.
Hương tuần Tam cười ngất rồi đáp rằng:
- Vậy chớ thằng Sửu đó sao? Phải thí ruộng nhỏ mới có ruộng lớn chớ.
- Thà là chịu chết đói, chớ ai chịu khốn nạn như vậy được.
- Không chịu thì thôi.
Thằng Xuyên day lại thấy Trần Văn Sửu ngồi bơ bơ, bèn vỗ vai mà hỏi rằng:
- Sao, anh chịu như vậy được không anh?
65
- Chịu giống gì?
- Chịu cái đó.
- Cái đó là cái gì đâu?
- Anh để cho vợ anh quen với Hương hào Hội chớ cái gì?
- Quen thì quen chớ sao?
Hương tuần Tam với thằng Xuyên nghe Trần Văn Sửu trả lời như vậy thì ngó nhau
rồi cười rộ lên. Trần Văn Sửu không hiểu gì hết, thấy người ta cười thì ngó lơ láo rồi
cũng cười theo” [18, 22 – 24]
Ngoài ra hiện hữu trong những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh còn là sự góp mặt
cũng những người phụ nữ nghèo nhưng mang những phẩm cách tốt đẹp, cao quý như
Ánh Nguyệt (Ngọn cỏ gió đùa), Ba Thời (Cay đắng mùi đời), Cô Tư Chuyên (Chúa tàu
Kim Quy); hay những người phụ nữ có học thức, giữ trọn đạo nghĩa như Thu Hà (Khóc
thầm), Thu Vân (Chút phận linh đinh), Phi Phụng (Nhơn tình ấm lạnh), Lệ Bích (Nặng
gánh cang thường), Yến Tuyết (Tỉnh mộng), Bạch Tuyết (Ai làm được),Hoặc những
đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ hay thiếu tình thương của mẹ lúc còn thơ dại là những yếu tố
làm nên giá trị đạo lí sâu sắc trong tác phẩm của ông về tình đời, tình người trong cuộc
sống: thằng Được, con Liên, thằng Bĩ (Cay đắng mùi đời), thằng Hồi, thằng Quỳ (Vì
nghĩa vì tình), con Quyên, thằng Tý (Cha con nghĩa nặng),
Để cho những mâu thuẫn xảy ra, những cao trào được đẩy lên đỉnh điểm buộc
nhân vật chính lựa chọn con đường cho riêng mình qua đó bộc lộ chủ đề của tác phẩm thì
còn phải kể đến sự xuất hiện của những tên quan lại, địa chủ, cường hào chuyên làm
những chuyện bất chính, thủ đoạn tàn ác khi ra sức vơ vét, ức hiếp dân lành, trục lợi cá
nhân như tên Quản phó Cà Mau, Hương sư Sắc (Thầy Thông ngôn), Bá hộ Cao (Ngọn cỏ
gió đùa), Hương hào Điều, Hương chủ Lung (Khóc thầm)những kẻ chuyên đi lừa gạt,
phỉnh nịnh như thầy Thông Hàng (Con nhà giàu), những kẻ giả nhân giả nghĩa như Vĩnh
66
Thái (Khóc thầm),những người phụ nữ không giữ tiết hạnh như Thị Lựu (Cha con
nghĩa nặng), Như Hoa (Thầy thông ngôn), Đỗ Thị (Tiền bạc bạc tiền) Xây dựng một
thế giới nhân vật đa dạng, phong phú như thế nhưng điều làm nên nét đặc biệt, cuốn hút
riêng cho các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đó là nhà văn không xây dựng một mẫu
người nhất định. Với Hồ Biểu Chánh người giàu không nhất thiết là người xấu như ông
Hội đồng Đạt (Chút phận linh đinh), Bạch Khiếu Nhàn (Ai làm được), bà Hội đồng Nhàn
(Cay đắng mùi đời). Điều này đã tạo nên nhiều bất ngờ, lí thú cho người đọc khi tiếp
nhận, thưởng thức các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.
Hồ Biểu Chánh là một nhà văn rất chú trọng vào việc xây dựng nhân vật thông qua
tính cách nhân vật. Hồ Biểu Chánh tập trung khai thác những chuyển biến trong số phận
cuộc đời của nhân vật, những mâu thuẫn, những ham muốn, những lầm lạc để họ đấu
tranh, chọn lựa hướng đi cho mình từ đó bộc lộ nét tâm lí, tính cách đạo đức. Hồ Biểu
Chánh là nhà văn của đạo lí truyền thống nên khi xây dựng nhân vật ông đặc biệt quan
tâm đến cách gọi tên nhân vât. Những nhân vật chính thường có những tên gọi mà người
đọc có thể dự đoán trước về số phận của họ và hiểu được chủ đề tư tưởng mà Hồ Biểu
Chánh muốn hướng đến, như:
- Bạch Tuyết là người phụ nữ có tấm lòng trinh bạch, trắng trong như Tuyết;
Phan Chí Đại là người con trai có chí lớn, tấm lòng chính nghĩa (Ai làm được)
- Lê Thủ Nghĩa là chàng trai trọng nghĩa tình, sống vì đạo nghĩa; Cô Tư
Chuyên là một người con gái chính chuyên, thuỷ chung (Chúa tàu Kim Quy)
- Thằng Hồi là đứa bé lưu lạc nhưng cuối cùng cũng được trở về gia đình (Vì
nghĩa vì tình); thằng Được là đứa bé được nhặt bên đường nhưng sau này được hưởng
một cuộc sống hạnh phúc bên mẹ (Cay đắng mùi đời)
- Hoà thượng Chánh Tâm là người có tấm lòng ngay thẳng, hay giúp đỡ
người khác (Ngọn cỏ gió đùa)
- Kỳ Tâm là người có tấm lòng kì lạ (Kẻ làm người chịu).
Nhưng bên cạnh đó Hồ Biểu Chánh cũng thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai
những kẻ cố khoác cho mình một hình thức tốt đẹp, đạo mạo ở bên ngoài nhưng bản chất
67
bên trong thì hoàn toàn thấp hèn, gian xảo khi mang tên gọi hoàn toàn trái ngược với tính
cách và bản chất, như:
- Như Hoa là người con gái có tên đẹp như Hoa nhưng lại trắc nết, lăng loan
(Thầy Thông ngôn)
- Cậu Hai Nghĩa là con nhà giàu có tưởng là người sống đạo nghĩa nhưng
thực chất lại là một tên lừa tình (Con nhà nghèo)
Xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình, Hồ Biểu Chánh đặc biệt quan tâm
đến sự gần gũi với đặc điểm tâm lí của người dân Nam bộ, với cuộc sống đời thường ở
vùng đất này. Nhà văn của đạo lí dân tộc luôn thể hiện rạch ròi tư tưởng chủ đề của mình
qua các tác phẩm thông qua suy nghĩ và hành động của nhân vật khi căm ghét, phê phán,
đả kích cái xấu; ngợi ca cái tốt, sự thuỷ chung, hiếu nghĩa. Miêu tả nhân vật, Hồ Biểu
Chánh vận dụng những quan sát thực tế của mình từ hiện thực cuộc sống Nam bộ nhưng
tất cả đều được thể hiện qua ngòi bút tinh tế và sắc sảo của một vốn từ địa phương phong
phú, đa dạng phù hợp với ngoại hình, tính cách nhân vật. Miêu tả ngoại hình của Thị
Lựu, người phụ nữ trắc nết lăng loàn trong Cha con nghĩa nặng “Thị Lựu là vợ của Sửu,
mình mặc cái quần lãnh đen, một cái áo vải đen còn mới, đầu gỡ láng nhuốt, răng đánh
trắng nõn, tai đeo một đôi bông có nhận hột thuỷ tinh, cổ đeo một sợi dây chuyền có trái
tim treo nhỏng nhảnh, tay mặt có đeo một chiếc đồng trơn, tay trái có đeo một chiếc niệt
chỉ đang bồng đứa con nhỏ hết, đứng tựa cửa, thấy chồng về đã không thèm mà còn
nguýt một cái” [18, 12] sẽ khác với khi Hồ Biểu Chánh miêu tả nàng Ánh Nguyệt hiếu
thảo với cha, là người con gái công, dung, ngôn, hạnh, mang những phẩm chất tốt đẹp
trong tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa: “Nàng để đầu trần, tóc vuốt mà không bới chớ không
cần lược nhưng mà tóc nàng xấp xải hai bàn tay, đầu tóc nàng xụ xọp đứng sau ót, làm
cho chiều lả lơi pha trộn với vẻ hữu tình. Mặt nàng không dồi phấn mà trắng trong; chơn
mày nàng cong vòng mà lại nhỏ; ngón tay nàng dài mà nhọn như mũi viết, lại thêm phao
hồng hồng; móng tay nàng suông đuột nên đánh đờn xa dịu; bàn chơn nàng không đi
giầy mà gót ửng đỏ, bàn no vun, nên hễ gió phất ống quần thì ai cũng phải ngó. Tướng
mạo nàng thanh tao nữa, bởi vậy tuy nàng ở trong nhà dân giả bần hàn, song phẩm giá
nàng chẳng kém gì gái trâm anh phiệt duyệt” [14, 71]
68
Cũng có khi nhà văn không chú trọng vào việc miêu tả ngoại hình mà đi thẳng vào
tính cách, phẩm chất đạo đức và quan niệm sống của nhân vật như hình ảnh của một anh
nông dân nghèo Cai tuần Bưởi trong tác phẩm Con nhà nghèo: “cực nhọc trót một năm
trường dang nắng cầm cày, dầm mưa nhổ mạ, chỉ còn lời 20 giạ mà thôi! Mà trong đó
còn phải đong lúa mướn trâu, còn phải trả tiền công cấy thì còn dư nỗi gì” [21, 8 – 9]
Một điểm đáng chú ý trong cách xây dựng nhân vật của Hồ Biểu Chánh chính là
những nhân vật chính của ông đồng thời cũng là nhân vật đạo lí. Họ mang trong mình
những phẩm chất tốt đẹp như thật thà, chất phác, thương chồng thương vợ thương con,
chung thuỷdù trong hoàn cảnh hoạn nạn, gian khó cũng không bỏ rơi nhau. Họ bị cuốn
vào vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc đời, của bất hạnh nghèo đói, của thói đời đen bạc và
buộc họ phải hành động trước những ngã rẽ đó. Nhân vật của Hồ Biểu Chánh được xây
dựng thông qua những hành động dứt khoát của những con người đạo nghĩa, hy sinh
quên mình như Lê Văn Đó vì thương mẹ và đàn cháu nhỏ đã phạm tội trộm nồi cháo heo
của Bá hộ Cao nên phải đi đày, Trần Văn Sửu vì vô tình xô ngã làm vợ chết mà bị tù
tộinhưng rồi họ cũng tìm được đường về với sự lương thiện, cao quý của chính họ.
Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đại diện cho những con người sống có tình có
nghĩa. Điều đó thể hiện được một lập trường tư tưởng đạo đức đơn giản nhưng dứt khoát
của Hồ Biểu Chánh cũng là sự hiện hữu của giá trị đạo đức trong con người.
Tuy nhiên có một đặc điểm dễ nhận thấy trong cách xây dựng nhân vật của Hồ
Biểu Chánh đó là ông dụng ý tạo nên con người hành động chứ chưa phải là con người
tâm lí. Nhà văn thường chú trọng nhiều vào những biểu hiện bên ngoài của nhân vật như
sắc diện, ngôn ngữ, cử chỉ hành độngcòn tâm lí nhân vật cũng được bộc lộ chủ yếu từ
những biểu hiện bên ngoài ấy. Rất hiếm khi Hồ Biếu Chánh miêu tả nhiều về những
giằng co, trăn trở trong nội tâm sâu kín, phức tạp của nhân vật. Đơn cử như chi tiết Trần
Văn Sửu vô tình xô vợ ngã chết trong Cha con nghĩa nặng. Đây là một tình huống đầy
kịch tính khi một người đang trong trạng thái hoảng loạn, có sự đấu tranh giữa thương và
giận thì nội tâm lúc này phải căng thẳng, đấu tranh, giằng co quyết liệt. Thế nhưng, ở
đoạn này tâm lí của nhân vật vẫn chỉ thể hiện qua hành động: “Lúc ấy, trong lòng anh ta
đã đau đớn mà tâm trí lại lo sợ, anh ta lính quýnh chạy vô buồng rồi chạy ra đứng ngó
69
vợ, muốn khóc mà không có nước mắt, muốn nói mà không nói ra lời. Bộ tịch anh ta như
người mất trí. Anh ta ngó vợ một hồi rồi dùn mình. Anh ta vụt dở cửa bước ra sân, bỏ
cửa rớt một cái ầm rồi co giò chạy tuốt” [18, 15]. Điều đó cho thấy con người trong
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh tồn tại theo một phương thức khác. Đó là con người có ý thức,
có ham muốn, toan tính và cả những đam mê, lầm lạc nhưng lại thiếu đi những chiều kích
của sự băn khoăn, đấu tranh để lựa chọn, thiếu đi chiều sâu của những xung đột, mâu
thuẫn bên trong nội tâm.
Qua việc khảo sát 17 tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có thể nhận thấy đây là một
nhà văn Nam bộ giàu tâm huyết với nghề văn khi xây dựng các nhân vật của mình đại
diện cho những con người sống động, gần gũi với hiện thực cuộc sống. Tuy nhiên vẫn
còn có những điểm hạn chế đó là có những lúc Hồ Biểu Chánh quá giản lược, dễ dãi hay
áp đặt suy nghĩ, mong muốn mang tính chủ quan của mình cho nhân vật. Nhưng có một
điều không thể phủ nhận đó chính là phương thức xây dựng nhân vật của Hồ Biểu Chánh
rất phù hợp với đặc tính của con người Nam bộ bình dị chân chất, suy nghĩ đơn giản, mộc
mạc, tình cảm chân thành, dứt khoát,Đây chính là điểm sáng giúp cho tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh ngày càng gần gũi hơn với người đọc.
3.4. Ngôn ngữ
Bàn về ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã có rất nhiều nhà nghiên cứu
nhất trí ở chỗ nhà văn đã vận dụng một cách khéo léo khẩu ngữ Nam bộ tạo nên phong
cách riêng của mình như Cù Đình Tú đã nhận xét: “Phong cách của Hồ Biểu Chánh là
phong cách viết như nói, nói tiếng mà dân chúng Nam bộ thường dùng hàng ngày vào
đầu thế kỉ 20 [33, 228] () Điều cần phải ghi nhận ở văn Hồ Biểu Chánh qua cả vạn
trang tiểu thuyết của ông là: ông viết tiểu thuyết bằng tiếng của dân chúng vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Lẽ tự nhiên ai cũng hiểu đó vẫn là tiếng Việt, nhưng đó là tiếng
Việt ở một vùng cư dân đông đúc tại nơi phía Nam của Tổ quốc với những đặc sắc riêng
của nó”. [33, 233]. Trong tiểu thuyết Con nhà nghèo thay vì dùng từ “có vẻ” thì nhà văn
dùng từ “coi bộ” để diễn tả sự e dè, lo lắng của Thị Tố với chồng mình là Cai Tuần Bưởi
trong đoạn đối thoại khi hay tin Tư Lựu thất thân và có mang với cậu Hai Nghĩa:
“Thị Tố cười, ngoái tay xỉa thuốc một hồi nữa, rồi mới hỏi lớn tiếng rằng:
70
- Vậy chớ mình không thấy cậu Hai khác hơn mọi lần hay sao?
- Cậu Hai nào?
- Cậu Hai con bà Cai chớ cậu Hai nào?
- Ờ. Tưởng mình nói cậu Hai nào chớ, ai mà dè đâu. Cậu Hai thì cũng vậy chớ
khác giống gì?
- Xưa rày mình gặp cậu, vậy chớ cậu có nói gì hay không?
- Không, có nói giống gì đâu!
Thị Tố châu mày, ngồi nín thinh, coi bộ lo ra. Cai tuần Bưởi bơ bơ, cặp điếu thuốc
mà hút, ngặt vì thuốc tắt nữa, nên phải kê vô đèn mà đốt lại.” [21, 2]
Có thể thấy Hồ Biểu Chánh đã tiếp thu đặc điểm câu văn tiếng Việt có từ thời
Trương Vĩnh Ký “trơn tuột như lời nói thường” nhờ đó đưa đến cho người đọc cách diễn
đạt nôm na, bình dị tuy chưa vươn tới vẻ đẹp thẩm mĩ nhưng mà có ý thức thoát dần ra
khỏi kiểu cách của văn chương trung đại. Hồ Biểu Chánh đã sử dụng tiếng nói bình dân
Nam Bộ không kiểu cách, không điển cố, vận dụng lối văn biền ngẫu theo yêu cầu diễn
đạt mới để phù hợp với người đọc, tiêu biểu là một đoạn kể về Hương thị Tào trong tiểu
thuyết Cha con nghĩa nặng: “Năm nay Hương Thị Tào đã ngoài năm mươi tuổi rồi, tóc
đã bạc hoa râm, răng đã rụng vài cái. Ông ta lăn lóc làm nuôi sắp cháu ngoại, khi bồng
thằng Sung đút cơm, khi dắt con Quyên đi tắm, ai thấy vậy cũng động lòng thương. Hồi
trước ông ta cũng có hay Thị Lựu tư tình với Hương hào Hội, ông ta thường có dứt bẩn
con, mà hễ có nói ra thì có mắng tướt, bởi vậy ông ta ghét không thèm nói nữa. Đến
chừng thấy con chết nằm trơ trơ, mà lại nghe con chết vì cái thói gian dâm ấy, thì ổng đã
không thương tiếc nỗi con, mà cũng không phiền trách thằng rễ. Có đêm sắp cháu ngủ,
ông ta chong đèn ngồi một mình, ông ta dòm thấy chúng nó thì động lòng rung rung nước
mắt. Ông ta khóc đó là tại ông ta buồn tủi đạo nhà, chứ không phải thương nhớ con. [18,
22]
Tìm hiểu về đề tài “Chữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỉ
XX”, chúng tôi nhận thấy cần đặc biệt chú ý về ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng vì nó vừa
thể hiện được những suy nghĩ, tính cách đặc trưng của người Nam bộ và vừa thể hiện
được phong cách sáng tác rất riêng của nhà văn. Trong số những đặc điểm nổi bật về
71
ngôn ngữ thì việc sử dụng thành ngữ mang đặc trưng Nam bộ là một trong những yếu tố
quan trọng giúp tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh gần gũi với bạn đọc. Qua việc khảo sát 17
tiểu thuyết của ông, chúng tôi nhận thấy sử dụng thành ngữ giúp cho Hồ Biểu Chánh
truyền tải những tư tưởng đạo lí nhân nghĩa và cách ứng xử của con người Nam bộ đến
người đọc một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sử dụng thành ngữ cũng giúp cho câu văn
trở nên hàm xúc, cô động hơn như: đền ơn đáp ngãi, đau lòng xót dạ, đường ngay nẻo
dại, gạn đục lóng trong, bạc tình bội nghĩa, bẻ cổ vặn họng, bội ước bạc tình, và một
số thành ngữ mang nét đặc trưng của Nam bộ như: dộng đầu xuống đất, trôi sông lạc
chợ, hơi hành giọng tỏi, trở cẳng lên trời, bôi tro trét trấu,
Ngoài những thành ngữ có tính gợi hình và biểu cảm, phản ánh lối suy nghĩ bộc
trực, giản đơn, thẳng thắn của con người Nam bộ thì Hồ Biểu Chánh còn sử dụng một hệ
thống những khẩu ngữ Nam bộ trong những trang tiểu thuyết của ông. Một trong những
yếu tố quan trọng góp phần tạo nên kho tiểu thuyết đồ sộ của Hồ Biểu Chánh là nhờ vào
những kiểu nói đặc sắc Nam bộ, những từ láy hết sức riêng nhưng lại cực kì lí thú của
Nam bộ: nằm dàu dàu, đi lầm lũi, lỗ tai lung bùng, trong lòng xốn xang, rụt rịt bên chơn,
đôi mắt láo liên,Từ đó có thể thấy, Hồ Biểu Chánh viết văn không đi theo hướng bác
học mà luôn tiếp thu, sử dụng tiếng nói quen thuộc, gần gũi của dân chúng ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Đó là thứ ngôn ngữ trơn tuột như lời nói, ngôn ngữ của cuộc sống
sinh động, giàu nghĩa tình. Chính khẩu ngữ có mặt trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
đã tạo nên những nhịp cầu đơn sơ nhưng kì diệu giúp con người có thể xích gần lại với
nhau mà giãi bày tâm tình. Đó là một điều rất đặc biệt mà không phải ai cũng có thể làm
được như nhà văn Nam bộ Hồ Biểu Chánh.
Qua việc khảo sát ngôn ngữ trong 17 tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh những năm
đầu thế kỉ XX, có thể thấy thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, Hồ Biểu Chánh đã vẽ nên
khung cảnh hiện thực cuộc sống Nam bộ với những màu sắc vùng miền đa dạng qua cách
nói năng, suy nghĩ, phong tục, tập quán của con người Nam bộ. Tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh mang nhiều phong vị chân phương chất phác của một nhà văn cổ chưa sành với
những thuật biến báo để gây hứng thú. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mà Hồ
Biểu Chánh có được thì cũng cần phải nghiêm túc đánh giá những mặt còn hạn chế qua
72
việc sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm của ông. Chính vì sử dụng khẩu ngữ Nam bộ
một cách quá tự nhiên nên trong những tiểu thuyết của mình có đôi chỗ lời văn còn hơi
thô, ý tứ thiếu trong sáng, trang nhã nhưng trên phương diện văn chương dân tộc có thể
nói Hồ Biểu Chánh đã thật sự trở về với ngôn ngữ khoẻ mạnh của quần chúng và học tập
lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng. Đặc điểm đó cho thấy Hồ Biểu Chánh là nhà
văn mang ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây nhưng còn giữ lại ít nhiều tính chất cổ
điển và truyền thống chuyên chở đạo đức, đề cao cái nghĩa tình của con người Việt Nam,
gần gũi với tâm lí của nhân dân Nam Bộ. Đây là điều kiện giúp tác phẩm Hồ Biểu Chánh
nhanh chóng đi vào cuộc sống lâu dài trong lòng người đọc Nam Bộ.
73
PHẦN KẾT LUẬN
1. Nội dung
Văn học là nhân học. Đối tượng chủ yếu của nghệ thuật là con người, nghệ thuật
được tạo ra vì con người và nghệ thuật quan tâm trước hết đến bản chất xã hội của con
người. Không chỉ phản ánh hiện thực một cách đơn thuần hoặc cài hoa vẽ mây mà cần
phải đặt chính cuộc đời của mình vào trong cuộc sống, dùng trái tim ấm nóng của mình
để say mê, thăng hoa với niềm vui của cuộc sống hoặc để thổn thức, tha thiết cùng nỗi
đau của những số phận quanh mình. Hiểu được sứ mệnh cao cả của văn chương và trách
nhiệm chân chính của một nhà văn, Hồ Biểu Chánh đã hướng ngồi bút của mình vào
cuộc sống đời tư của những con người nhỏ bé trong xã hội đương thời để thấu hiểu, sẻ
chia và để tôn vinh các giá trị đạo lí truyền thống của dân tộc.
Bằng những trải nghiệm cuộc sống rất sâu sắc, chân thật và một trái tim ấm nóng,
nhân hậu, Hồ Biểu Chánh đã tái hiện lại bức tranh xã hội hiện thực Nam bộ những năm
đầu thế kỉ XX trước những biến động dữ dội của sự du nhập các luồng tư tưởng, văn hoá,
lối sống phương Tây và sức mạnh của đồng tiền. Các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đã
vẽ lại chân xác xã hội, cuộc sống của những con người Nam bộ với những xáo trộn,
những biến đổi trong tư tưởng, lối sống của con người. Xã hội biến động kéo theo hàng
loạt nguy cơ nền văn hoá truyền thống trở nên hỗn tạp, đe doạ đến phong hoá bao đời mà
cha ông ta đã gây dựng, gìn giữ. Quan trọng hơn hết, cái mà Hồ Biểu Chánh quan tâm và
trăn trở đó là trước những nguy cơ ấy thì liệu con người có đánh mất đi những giá trị tốt
đẹp của chính mình và của văn hoá truyền thống dân tộc. Chữ tình được đặt ra là một vấn
đề lớn vừa phản ánh tính cách, số phận của con người vùng đất này vừa như một lời gợi
nhắc đến những tình cảm tốt đẹp trong cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau,
vừa như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh con người cần phải yêu quý và trân trọng những giá
trị đạo đức, luân lí tốt đẹp của chính mình và văn hoá truyền thống của dân tộc.
Thông qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, hiện thực cuộc sống của vùng đất Nam
bộ nghĩa tình hiện lên chân thật, sống động qua từng chi tiết từ cảnh vật, đến tâm lí, tính
cách, hành động và lời ăn tiếng nói của con người. Hồ Biểu Chánh đã có những đóng góp
rất đáng kể vào nền văn học Việt Nam của thế kỉ XX, như Hoài Thanh đã từng nhận xét:
74
“Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn học phương Tây, Hồ Biểu Chánh đã góp
phần khai sáng nền văn học hiện đại và cách tân thể loại tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh đã
chọn lọc những tiểu thuyết văn học phương Tây giàu tính hiện thực và nhân bản để
phóng tác thành tác phẩm của mìnhđó là những giọt máu tươi lành, tiếp cho cơ thể của
bệnh nhân cùng một nhóm máu, khiên cho cơ thể văn học Việt Nam mau lành mạnh, dần
dần trở nên tráng kiện hồng hàotiếp thu kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết của phương Tây,
Hồ Biểu Chánh đã góp phần cách tân thể loại tiểu thuyết về các mặt xây dựng cốt truyện,
tình tiết, bố cục tác phẩm..” [44, 101]. Mặc dù, hiện thực cuộc sống trong tác phẩm hiện
lên chân thực như vốn có, phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên của cuộc sống nhưng
do hạn chế về mặt nhận thức nên có đôi chỗ vẫn còn phiến diện hoặc chỉ tập trung phản
ánh hiện thực qua góc nhìn của đạo đức mà bỏ quên góc nhìn chính trị.
2. Nghệ thuật
Mỗi nhà văn là sản phẩm của một thời đại nhất định, mỗi tác phẩm đều là tấm
gương phản chiếu đời sống xã hội của một giai đoạn lịch sử cụ thể. Đời sống văn học
những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là một giai đoạn giao thời giữa cái cũ và cái
mới mà những cái tên như Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách có
thể coi như những nhịp cầu đưa văn học Việt Nam bước vào quá trình hiện đại hóa một
cách mạnh mẽ và toàn diện. Vì thế, việc tìm hiểu nhữngđặc điểm nổi bật về nghệ thuật
của Hồ Biểu Chánh như kết cấu, đề tài, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ,trong
các sáng tác của ông vừa góp phần thể hiện phong cách sáng tác của tác giả, vừa giúp
người đọc tiếp cận một cách rõ nét hơn những đặc trưng tiêu biểu của giai đoạn văn học
mang tính lịch sử này.
3. Hướng phát triển của đề tài
Khoá luận là cơ sở ban đầu nhằm cung cấp các cứ liệu cần thiết cho việc tìm hiểu
văn hoá, xã hội và con người Nam bộ đồng thời góp thêm tiếng nói cho việc khẳng định
những giá trị của văn học miền Nam thông qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh vào văn đàn
văn học dân tộc. Trong giới hạn của khoá luận này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu hiện
thực cuộc sống vùng đất Nam bộ và những giá trị đạo đức, luân lí truyền thống của con
người Nam bộ trong tiểu thuyết ba mươi năm đầu thế kỉ XX của Hồ Biểu Chánh, chưa
75
có cơ hội tìm hiểu sâu sắc vấn đề nghiên cứu dưới góc độ so sánh, đối chiếu với những
tác phẩm của các nhà văn Nam Bộ cùng thời hoặc giai đoạn sau để cho thấy sự bao quát,
hệ thống chặt chẽ vấn đề được nghiên cứu. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện, chúng
tôi sẽ đầu tư công phu và lâu dài hơn để tiếp tục phát triển nghiên cứu này một cách sâu
sắc hơn.
Do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, khoá luận trên chắc hẳn vẫn còn
nhiều thiếu sót. Thế nên, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý để khoá luận được hoàn
thiện hơn.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Anh (1988), Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp, Văn học Nam bộ từ đầu đến giữa
thế kỉ XX (1900 – 1945), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hoài Anh (2001), Chân dung văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Nguyễn Kim Anh (2001), Chân dung văn học, Nxb, Hà Nội.
4. Huỳnh Phan Anh, Ghi nhận về Hồ Biểu Chánh, Tập san văn chương tư tưởng
nghệ thuật số 80: Tưởng niệm Hồ Biểu Chánh ra ngày 15/4/1967.
5. Hồ Biểu Chánh (1912), Ai làm được,
6. Hồ Biểu Chánh (1922), Chúa tàu Kim Quy,
7. Hồ Biểu Chánh (1923), Cay đắng mùi đời,
8. Hồ Biểu Chánh (1923), Tỉnh mộng,
9. Hồ Biểu Chánh (1923), Một chữ tình,
10. Hồ Biểu Chánh (1924), Nam cực tinh huy,
11. Hồ Biểu Chánh (1925), Nhơn tình ấm lạnh,
12. Hồ Biểu Chánh (1925), Tiền bạc, bạc tiền,
13. Hồ Biểu Chánh (1926), Thầy Thông ngôn,
14. Hồ Biểu Chánh ( 1926), Ngọn cỏ gió đùa,
15. Hồ Biểu Chánh (1928), Chút phận linh đinh,
16. Hồ Biểu Chánh (1928), Kẻ làm người chịu,
17. Hồ Biểu Chánh (1929), Vì nghĩa vì tình,
18. Hồ Biểu Chánh (1929), Cha con nghĩa nặng,
19. Hồ Biểu Chánh (1929), Khóc thầm,
77
20. Hồ Biểu Chánh (1930), Nặng gánh cang thường,
ml
21. Hồ Biểu Chánh (1930), Con nhà
nghèo,
22. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản đại học và trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội.
23. Nhóm Lê Quý Đôn (1956 – 1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Xây
dựng, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học – Vấn đề và suy
nghĩ, Nxb Giáo dục Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Hầu (2012), Văn học miền Nam Lục tỉnh, tập một: miền Nam và văn
học dân gian địa phương, Nxb Trẻ.
26. Lý Tùng Hiếu (2012), Ngôn ngữ văn hoá vùng đất Sài Gòn và Nam bộ, Nxb Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giao thời 1900 – 1930,
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
28. Nguyễn Thừa Hỷ (2011), Văn hoá Việt Nam truyền thống, một góc nhìn, Nxb
Thông tin và Truyền thông.
29. Nguyễn Khải (1985), Các nhà văn nói về văn, tập 1, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
30. Nguyễn Khuê (1998), Chân dung Hồ Biểu Chánh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn học (tập I, II), Nxb KHXH, Hà Nội.
32. Nhiều tác giả (2004), Nam Bộ, đất và người, tập 2, Nxb Trẻ.
33. Nhiều tác giả (2006), Hồ Biểu Chánh, người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại, Nxb Văn nghệ.
34. Nhiều tác giả (2010), Đông Nam Bộ vùng đất, con người, Nxb Quân đội Nhân
dân.
35. Thanh Lãng (1967), Bản lược đồ Văn học Việt Nam,
36. Mã Giang Lân (2000), Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam (1900 – 1945),
Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
37. Bình Nguyên Lộc, Biến cố và chiếc cầu Hồ Biểu Chánh, Tập san văn chương tư
tưởng nghệ thuật số 80: Tưởng niệm Hồ Chí Minh ra ngày 15/41967.
38. Huỳnh Lứa, Đặng Văn Thắng, Nhân Hoà(2002), Nam Bộ đất và Người, Nxb
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Phương Lựu (chủ biên – 1987), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
40. Cao Xuân Mỹ, Mai Quốc Liên (1999), Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX, Nxb
Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
78
41. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập III), Quốc học
tùng thư xuất bản, Sài Gòn.
42. Võ Văn Nhơn, Con đường đến với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của hai nhà văn
tiên phong Nam Bộ, Tạp chí Văn học số 3 năm 2000.
43. Vũ Ngọc Phan (1960), Nhà văn hiện đại (tái bản), Nxb Thăng Long, Sài Gòn.
44. Vũ Tiến Quỳnh (1993), Phê bình – bình luận văn học về Hồ Biểu Chánh, Nxb Văn
nghệ, Tp.HCM.
45. Trang Quang Sen, Phan Tấn Tài, Nguyễn Văn Nở (2006), Hồ Biểu Chánh – người
mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Văn nghệ.
46. Thiếu Sơn (1933), Phê bình và Cảo luận, Nxb Nam Ký, Hà Nội.
47. Trần Ngọc Thêm (1998), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
48. Trần Mạnh Tiến (2013), Lí luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX:
Chuyên khảo, Nxb Đại học sư phạm.
49. Lê Ngọc Trà (2005), Lý luận và đạo đức, Nxb Trẻ.
50. Tưởng niệm Hồ Biểu Chánh, Tập san văn chương tư tưởng nghệ thuật số 80
15/4/1967.
Website
www.hobieuchanh.com
79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu_tinh_trong_tieu_thuyet_ho_bieu_chanh_30_nam_dau_the_ki_xx_1697.pdf