Khóa luận Chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện hướng hóa tỉnh Quảng Trị

Tăng cường đầu tư thâm canh, cải tạo đất đai, hầu hết các hộ nông dân đều không tưới nước và rất ít bón phân làm cho chuối kém phát triển, buồng nhỏ, không được thu mua, không đtạ hiệu qảu kinh tế cao, vì vậy người nông dân cần có ý thức, nắm rõ đặc điểm của cây chuối để trồng có hiệu quả và bền vững. - Người dân cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường thông qua các phương tiện truyền thông địa chúng tránh để các thương lái và những người thu gom có cơ hội chèn ép giá, làm mình trở thành đối tượng chịu thiệt hại. - Cần có mối quan hệ hợp tác lâu dài với một đối tượng thu mua nhằm đảm bảo tính ổn định cho đầu ra của sản phẩm mình, tránh những rủi ro.

pdf90 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện hướng hóa tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấp là do hoạt động mua – bán giữa 2 tác nhân này không được diễn ra thường xuyên, các thương lái chỉ đến thu mua vào những ngày 10 – 13 âm lịch hàng tháng và những ngày giáp Tết nhằm mục đích cung cấp cho người tiêu dùng các loại chuối để thờ cúng vào dịp Rằm và Tết. Kênh 3: Những người thu gom tiến hành mua chuối từ người sản xuất để bán lại cho các điểm cân hoặc những thương lái nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước. Khối lượng chuối tiêu dùng nội địa được xuất bán theo kênh này là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng chuối thu hoạch của hộ. Điều này có thể được giải thích bởi lý do là những người thu gom nhỏ thực hiện các hoạt động thu mua chuối chủ yếu là phục vụ cho thị trường chuối xuất khẩu, trong khi đó việc trao đổi mua bán với các điểm cân và thương lái không được diễn ra thường xuyên, chỉ tập trung vào những ngày 10 – 13 âm lịch hàng tháng và những ngày giáp Tết nhằm cung cấp sản phẩm chuối tiêu dùng nội địa. Thị trường xuất khẩu: So với thị trường trong nước, hoạt động mua – bán chuối xuất khẩu được tổ chức khá chặt chẽ và có sự phân công rõ ràng giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa được xuất bán sang thị trường Trung Quốc và Thái Lan, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm đến 95% tổng khối lượng chuối xuất khẩu. Khác với chuối tiêu dùng nội địa, chuối xuất khẩu là sản phẩm loại 2 và loại 3, có trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 10kg/buồng và mức giá bán của người sản xuất giao động từ 4.200 – 5.000đ/kg. Tham gia vào thị trường xuất khẩu này có 4 tác nhân chính hoạt động ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa, đó là: (1) nông dân trồng chuối; (2) thu gom quy mô nhỏ; (3) Điểm cân; (4) Đầu mối thu gom (5). Quan sát ở hình 3 cho thấy, có 2 kênh phân phối sản phẩm chuối xuất khẩu chủ yếu, cụ thể: Kênh 1: Hộ nông dân trồng chuối xuất bán trực tiếp cho các điểm cân, sau đó được các đầu mối thu gom ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa đến thu mua để cung cấp SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 54 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính cho các thương lái ở nước ngoài thông qua cửa khẩu Lao Bảo (xuất khẩu sang thị trường Thái Lan) và cửa khẩu Hà Thanh (xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc). Số liệu ở sơ đồ 7 cho thấy, khối lượng chuối xuất khẩu sang thị trường nước ngoài chủ yếu đi theo kênh này, chiếm đến 80% tổng sản lượng chuối thu hoạch. Kênh 2: Chuối được bán cho những người thu gom nhỏ, sau đó được bán lại cho những đầu mối thu gom lớn ở huyện Hướng Hóa để xuất khẩu qua thị trường Thái Lan và Trung Quốc. Khối lượng sản phẩm chuối xuất khẩu đi theo kênh này là khá thấp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản lượng chuối thu hoạch của hộ. Khác với thị trường tiêu thụ nội địa, những người thu gom chuối quy mô nhỏ hoạt động ở thị trường xuất khẩu có vai trò giống như các điểm cân chuối. Họ có mối quan hệ trao đổi hàng hóa khá chặt chẽ với những đầu mối thu gom lớn, đồng thời được xem như là những người hỗ trợ, giúp việc cho các đầu mối trong việc thu mua sản phẩm. Theo ý kiến của chính những người thu gom, cứ mỗi đầu mối thu gom sẽ có khoảng 25 – 30 người thu gom quy mô nhỏ cam kết, hợp tác chặt chẽ và lâu dài trong việc trao đổi mua bán sản phẩm chuối xuất khẩu. 2.3.3.2. Phân tích kinh tế chuối cung chuối huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Nghiên cứu lựa chọn 2 kênh phân phối chính, đại diện cho 2 thị trường tiêu thụ sản phẩm chuối, bao gồm thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu nhằm làm rõ vị thế tài chính, sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Ở thị trường xuất khẩu, nghiên cứu lựa chọn kênh thứ nhất với sự tham gia của 3 tác nhân chính: hộ nông dân trồng chuối; điểm cân và đầu mối thu gom. Đây được xem là kênh phân phối chủ đạo và chi phối toàn bộ thị trường tiêu thụ sản phẩm chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị, với sản lượng tiêu thụ chiếm đến 80% tổng sản lượng chuối thu hoạch. Đối với thị trường tiêu thụ nội địa, kênh thứ nhất được đưa vào phân tích, với 3 tác nhân chính: hộ nông dân trồng chuối; điểm cân; thương lái. Sản lượng chuối tiêu thụ theo kênh này chiếm 10% tổng sản lượng thu hoạch và chiếm 71,43% sản lượng chuối xuất bán ở thị trường nội địa. Số liệu ở bảng 14 chỉ ra rằng doanh thu biên của toàn bộ chuỗi giá trị đối với 1kg chuối xuất bán sang thị trường Trung Quốc là 10.700 đồng, trong đó chi phí tăng thêm trên 1kg chuối là 3.547 đồng, chiếm 33,15% doanh thu biên của toàn bộ chuỗi và SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 55 Đạ i ọc K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính lợi nhuận là 7.153 đồng/kg, chiếm 66,85% doanh thu biên của chuỗi giá trị. Đóng góp lớn nhất vào chi phí tăng thêm của 1kg chuối là các hộ nông dân trồng chuối, tương ứng với 2.250đồng, chiếm 63,43% tổng chi phí tăng thêm. Tác nhân đầu tư chi phí thấp nhất của chuỗi đó chính là các điểm cân (150đồng/kg, chiếm 4,23%). SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Bảng 14: Vị thế tài chính của các thành phần tham gia chuỗi cung chuối xuất khẩu (Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra năm 2016) Thị trường Thành phần tham gia chuỗi Chi phí Đơn giá Lợi nhuận Doanh thu Tổng chi phí Chi phí tăng thêm % Chi phí tăng thêm Lợi nhuận % Tổng lợi nhuận Doanh thu biên % Doanh thu biên Trung Quốc Nông dân 2.250 2.250 63,43 5.100 2.850 39,84 5.100 47,66 Điểm cân 5.250 150 4,23 6.000 750 10,49 900 8,41 Đầu mối thu gom 7.147 1.147 32,34 10.700 3.553 49,67 4.700 43,93 Tổng cộng 3.547 100 7.153 100 10.700 100 Thái Lan Nông dân 2.250 2.250 78,07 4.200 1.950 49,77 4.200 61,76 Điểm cân 4.350 150 5,20 5.000 650 16,59 800 11,76 Đầu mối thu gom 5.482 482 16,72 6.800 1.318 33,64 1.800 26,47 Tổng cộng 2.882 100 3.918 100 6.800 100 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 57 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Mặc dù chi phí tăng thêm của người trồng chuối chiếm 63,43% tổng chi phí gia tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận mà họ nhận được chỉ chiếm 39,84% tổng lợi nhuận thu được từ 1kg chuối của toàn bộ chuỗi bán ở thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, tỷ lệ chi phí tăng thêm mà những đầu mối thu gom chuối bỏ ra chỉ chiếm 32,34% nhưng tỷ lệ lợi nhuận mà họ nhận được từ 1kg chuối bán ra lên tới 49,67%. Như vậy, có thể nói rằng các đầu mối thu gom không phải là tác nhân giữ vị thế tài chính cao nhất trong chuỗi nhưng là tác nhân hưởng lợi nhiều nhất từ chuỗi giá trị chuối xuất bán sang thị trường Trung Quốc. Tác nhân hưởng lợi sau đầu mối thu gom chính là các điểm cân, và cuối cùng là hộ nông dân trồng chuối. Các trật tự về vị thế tài chính, lợi ích của những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chuối xuất khẩu sang thị trường Thái Lan cũng không có sự thay đổi nhiều so với chuỗi giá trị chuối xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Mặc dù tỷ lệ lợi nhuận thu được từ 1kg chuối xuất khẩu ở thị trường này có sụt giảm do giá bán thấp, nhưng các đầu mối thu gom vẫn là người hưởng lợi cao nhất. Trong khi đó, nông dân vẫn là tác nhân hưởng lợi thấp nhất trong số những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Ở thị trường nội địa, doanh thu biên của toàn bộ chuỗi giá trị đối với 1kg chuối là cao hơn nhiều so với thị trường xuất khẩu, đạt ở mức 14.500đồng/kg, trong đó chi phí tăng thêm trên 1kg chuối là 2.770 đồng, chiếm 19,10% doanh thu biên của toàn bộ chuỗi và lợi nhuận là 11.730đồng/kg, chiếm 80,90% doanh thu biên của chuỗi giá trị. Tương tự như chuỗi giá trị chuối xuất khẩu, đóng góp lớn nhất vào chi phí tăng thêm của 1kg chuối vẫn là các hộ nông dân trồng chuối, chiếm đến 81,23% tổng chi phí tăng thêm. Ở trong chuỗi giá trị chuối tiêu dùng nội địa, các điểm cân đóng vai trò như các đầu mối thu gom, họ thực hiện đồng thời nhiều chức năng như thu mua, gói hàng hoặc có thể vận chuyển sản phẩm đến các thương lái ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, do đó chi phí tăng thêm cho 1kg chuối cao hơn nhiều so với kênh xuất khẩu. Bình quân 1kg chuối tiêu dùng nội địa, các điểm cân phải bỏ ra 320đồng, chiếm 11,55% tổng chi phí tăng thêm của toàn bộ chuỗi. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 58 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Bảng 15. Vị thế tài chính của các thành phần tham gia chuỗi giá trị chuối ở thị trường nội địa ĐVT: Đồng/kg Thành phần tham gia chuỗi Chi phí Đơn giá Lợi nhuận Doanh thu Tổng chi phí Chi phí tăng thêm % Chi phí tăng thêm Lợi nhuận % Tổng lợi nhuận Doanh thu biên % Doanh thu biên Nông dân 2.250 2.250 81,23 10.000 7.750 66,07 10.000 68,97 Điểm cân 10.320 320 11,55 12.500 2.180 18,58 2.500 17,24 Thương lái 12.700 200 7,22 14.500 1.800 15,35 2.000 13,79 Tổng cộng 2.770 100 11.730 100 14.500 100 (Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra năm 2016) Số liệu ở bảng 15 cho thấy, các điểm cân chính là tác nhân hưởng lợi cao nhất, tiếp sau đó là thương lái và cuối cùng là người trồng chuối. Xét về vị thế tài chính thì hộ trồng chuối giữ vị thế cao nhất trên cả ba khía cạnh chi phí gia tăng, lợi nhuận và doanh thu biên, nhưng trật tự hưởng lợi vẫn không có gì thay đổi khi họ bán sản phẩm ở thị trường trong nước. Rõ ràng trồng chuối mang lại lợi nhuận cho người nông dân nhưng so với các tác nhân khác trong chuỗi thì họ vẫn là người hưởng lợi thấp nhất. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 59 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 2.3.3.3. Thông tin trong chuỗi Trong kinh doanh, các nhà sản xuất, các trung gian phân phối phải nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả hàng hóa để từ đó có thể điều chỉnh quá trình sản xuất sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tùy vào từng khâu , từng mắt xích của chuỗi mà có những loại thông tin cần được quan tâm khác nhau và từng mức độ rõ ràng của thông tin khác nhau.  Theo chiều dọc - Thông tin các yếu tố đầu vào như cây giống, phân bón, thuốc BVTV. Người dân tiếp cận khá dễ dàng vfa chính xác thông qua các cơ sở bán buôn, bà con hàng xóm. Các cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào luôn quan tâm trao đổi thông tin với hộ trồng chuối vì đây là khách hàng của họ. Tuy nhiên các thông tin về khoa học kỹ thuật, chăm sóc, các chương trình dự án sắp triển khai thì người dân ít có cơ hội tiếp cận. thông thường thì khi nào chính quyền địa phương tổ chức phổ biến cho người dân mới biết. - Thông tin về giá cả, chất lượng: Người nông dân là thành phần trong chuỗi có khả năng thu thập thông tin kém nhất. Các hộ thu gom nhỏ và đại lý thu gom trao đổi thông tin với hộ trồng chuối chủ yếu là thông tin về giá cả, số lượng, yêu cầu chất lượng. Thông tin vê số lượng và giá cả giữa các nhà thu gom với các công ty khá đầy đủ và rõ ràng. Họ thường xuyên liên lạc với nhau, có thông báo về giá và hợp đồng khối lượng sản phẩm với nhau. Khi có biến động về giá, sản lượng thì các công ty và nhà xuất khẩu chuối sẽ gọi điện báo trước cho các nhà thu gom. Từ các thông tin này mà nhà thu gom có thể quyết định giá mua đối với hộ nông dân.  Theo chiều ngang Mức độ trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong cùng một khâu có sự khác nhau. Các hộ trồng chuối có mức độ trao đổi thông tin cao, họ thường xuyên trao đổi những thông tin về kinh nghiệm trồng và chăm sóc, xử lý bệnh,giá bánGiữa các hộ thu gom nhỏ hay đại lý thu gom chỉ trao đổi với nhau về giá bán và giá mua, tuy nhiên mức độ trao đổi còn thấp và không thường xuyên. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Như vây, các hộ thu gom nhỏ, các đại lý và công ty là những người nắm rõ thông tin hơn cả trong chuỗi, còn hộ trồng chuối là những người nhận thông tin kém nhất, đa số các hộ nông dân ở Hướng Hóa không có điện thoại, chưa tiếp cận được với các phương tiện thông tin đại chúng, vì vậy bản thân họ cũng không có khả năng phân tích thị trường để dự báo mức độ biến động giá cả của thị trường. Dòng thông tin trong chuỗi còn nghèo nàn, chủ yếu là thông tin về giá cả, đây là vấn đề hạn chế của chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện. Nhìn chung mức độ trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi còn hạn chế, các thông tin có được qua mối quan hệ mua bán trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi là chủ yếu. đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa các tác nhân, làm giảm hiệu quả kinh tế của chuỗi cung. 2.3.3.4. Tính không bền vững của chuỗi cung sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa, Tỉnh quảng Trị Trong ngắn hạn, hoạt động sản xuất chuối đã trở thành sinh kế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu về cấu trúc thị trường tiêu thụ cũng như thực trạng sản xuất ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã cho thấy tính không bền vững của chuỗi giá trị sản phẩm chuối. Điều này có thể được giải thích bởi các vấn đề sau đây: Thứ nhất, quan sát cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm chuối cho thấy mức độ phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc là rất cao, trong khi quy mô tiêu thụ sản phẩm chuối ở thị trường Thái Lan và nội địa là rất thấp. Sự phụ thuộc hoàn toàn vào một thị trường dẫn đến giá bán thấp, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro thị trường tiêu thụ đối với nông dân trồng chuối. Minh chứng cho điều này là từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 9 năm 2015, các nhà nhập khẩu của Trung Quốc đã ngừng thu mua chuối ở huyện Hướng Hóa và dẫn đến lượng cung sản phẩm bị tồn đọng rất cao, kéo theo giá bán chuối xuất khẩu sang thị trường Thái Lan cũng như giá bán chuối tiêu dùng nội địa giảm xuống nghiêm trọng. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 61 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Biểu đồ 4. Biến động giá bán sau khi thương lái Trung Quốc ngừng thu mua chuối ở Hướng Hóa năm 2015. Nguồn: nongnghiep.vn Nếu như trước đây khi thị trường Trung Quốc chưa đóng cửa đối với mặt hàng chuối ở Hướng Hóa, người trồng chuối nhận được 4.000 – 4.200 đồng cho 1kg chuối xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, thì đến thời điểm nhà nhập khẩu Trung Quốc ngừng thu mua, giá bán giảm xuống chỉ còn 1.200 – 1.800đồng/kg. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, giá bán 1kg chuối loại 1 xuất bán ở thị trường trong nước giảm từ 10.000 đồng xuống còn 3000 đồng. Với mức giá này đã không bù đắp đủ chi phí sản xuất, người trồng chuối bị thua lỗ nghiêm trọng và dẫn đến mất khả năng tái sản xuất. Khi được hỏi về lý do thị trường Trung Quốc đóng cửa đối với sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa, tất cả các thành phần tham gia chuỗi cũng như cán bộ chính quyền địa phương đều trả lời là không biết được lý do. Điều này cho thấy thông tin thị trường tiêu thụ chuối ở Trung Quốc là không hoàn hảo, thậm chí người trồng chuối và những tác nhân tham gia thu gom chuối cũng không biết mục đích Trung Quốc thu mua chuối ở Hướng Hóa là để làm nguyên liệu chế biến hay tiêu dùng trực tiếp. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 62 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Sơ đồ 8. Cây vấn đề của chuỗi cung chuối ở huyện Hướng Hóa Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn năm 2016 Nông dân ngừng sản xuất Nguy cơ phá vỡ ngành chuối ở huyện Hướng Hóa Tính không bền vừng của chuỗi cung sản phẩm chuối ở Hướng Hóa Rủi ro thị trường Sự phụ thuộc thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc Tính bất ổn trong thu mua Không có cam kết, hợp đồng Thị trường tự phát Nhu cầu tiêu dùng nội địa thấp Thiếu quy hoạch sử dụng đất Tính không bền vững của thị trường tiêu thụ Thái Lan Không có chính sách về thị trường và xúc tiến thương mại Không nhận được các dịch vụ khuyến nông Thái Lan có nguồn cung chuối dồi dào và chất lượng cao Thông tin thị trường không hoàn hảo Nhập khẩu chuối chất lượng thấp và giá rẻ để phục vụ chăn nuôi Kỹ thuật canh tác của người dân tộc thiểu số còn lạc hậu Chưa có giống mới thay thế Suy thoái đất canh tác Nguồn cung không bền vững Bệnh héo rũ panama đang xuất hiện cảng nhiều Chưa có chính sách phát triển SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 63 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Đối với thị trường tiêu thụ ở Thái Lan, nguồn cung sản xuất chuối trong nước của Thái Lan khá dồi dào với nhiều giống chuối có chất lượng cao, do đó sản phẩm chuối của huyện Hướng Hóa rất khó cạnh tranh được sản phẩm chuối của Thái Lan về chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người Thái. Theo ý kiến của một số đầu mối thu gom, các trang trại sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Bắc Thái Lan (nơi có EWEC đi qua) đã nhận biết giá xuất khẩu chuối ở huyện Hướng Hóa sang thị trường Trung Quốc là tương đối thấp, vì vậy họ đã tiến hành thu mua sản phẩm chuối có chất lượng thấp (chuối loại 3) được trồng ở huyện Hướng Hóa nhằm phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc. Theo nhận định của người Thái, mức giá chuối nhập khẩu thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư thức ăn chăn nuôi công nghiệp, trong khi hàm lượng dinh dưỡng giữa chuối và thức ăn công nghiệp là như nhau. Như vậy, rõ ràng nhu cầu của thị trường Thái Lan đối với sản phẩm chuối ở Hướng Hóa là sản phẩm nhập khẩu có chất lượng thấp và giá rẻ, dẫn đến giá trị xuất khẩu thấp và tính bền vững của thị trường là không cao. Thứ hai, kỹ thuật canh tác của người dân vẫn còn hạn chế, đặc biệt là đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều và Pa Cô; cộng với trình độ đầu tư thâm canh thấp (không sử dụng phân bón) là những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm thấp và có thể dẫn đến suy thoái đất canh tác. Bên cạnh đó, qua điều tra khảo sát cho thấy mức độ sử dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất chuối là rất cao (bình quân 1 ha chuối, các hộ sử dụng 25-35 chai thuốc diệt cỏ), do đó tính bền vững về sinh học của sản phẩm cũng như chất lượng môi trường không còn được đảm bảo. Hơn thế nữa, giống chuối được người dân huyện Hướng Hóa đưa vào trồng là giống địa phương có tên gọi là chuối mật mốc, đến nay vẫn chưa có giống mới nào thay thế. Chuối được trồng ở những cánh rừng có độ dốc khá cao, đồng thời sau khoảng 8 năm thì việc trồng mới lại vườn chuối không thể thực hiện được do hàm lượng dinh dưỡng của đất bị suy giảm, không đủ để cung cấp cho cây chuối sinh trưởng và phát triển, vì vậy buộc người dân phải chuyển sang diện tích khác. Thứ ba, theo kết quả điều tra khảo sát các hộ nông dân trồng chuối ở huyện Hướng Hóa, việc hình thành vùng chuyên canh cây chuối ở địa phương là hoàn toàn mang tính chất tự phát, chạy theo phong trào dựa trên tín hiệu của thị trường tiêu thụ ở SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 64 Đạ i h ọc K inh tế uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Trung Quốc. Trong khi đó, chưa có một chính sách nào của chính quyền địa phương trong việc định hướng, quy hoạch và hỗ trợ phát triển sản xuất chuối cho người dân. Việc trồng chuối được diễn ra trên quy mô nhỏ lẻ, phân tán gây khó khăn trong việc tiêu thụ và vận chuyển chuối khi thu hoạch, đặc biệt ở huyện hướng Hóa hiện nay không có một nhà máy nào chuyên về chế biến các sản phẩm từ chuối, vì vậy một khi Thị trường Trung Quốc hay Thái Lan ngừng thu mua thì giá chuối giảm mạnh, nông dân lao đao. 2.3.3.5. Phân tích ma trận SWOT cuả chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa Điểm mạnh ( Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) - Huyện Hướng Hóa nằm trên tuyến đường hành lang kinh tế đông tây đi ngang qua, thuận lợi cho việc xuất khẩu, vị trí mang tính chiến lược nên luôn được nhà nước quan tâm. - Địa hình, thổ nhưỡng ở huyện thích hợp cho trồng cây chuối - Chuối là loại cây dễ trồng, tốn kém ít chi phí nên phù hợp với người nông dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. - Hai xã được đưa vào nghiên cứu là Tân Thành và Tân Long đã tiến hành rà soát để phục hồi và phát triển vườn hồ tiêu trong những năm tới. - Nhờ sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, các dự án trồng mới và phục hồi vườn chuối mà các hộ nông dân được thế chấp vay vốn, tạo điều kiện về nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất. - Hằng năm, chính quyền địa phương, hội nông dân phối hợp với trung tâm khuyến nông, tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân. - Phần lớn vườn chuối đều quá già cỗi, dịch bệnh, thời tiết phức tạp, đặc biệt là hạn hán thường xuyên xảy ra, nên năng suất cũng như sản lượng tiêu có xu hướng giảm. - Trên địa bàn huyện chưa có hợp tác xã nông nghiệp, đây là một hạn chế lớn và gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ chuối. - Dòng thông tin trong chuỗi còn gặp nhiều trở ngại và không hoàn hảo, chính người nông dân là nhà sản xuất nhưng họ lại là đối tượng tiếp cận với thông tin trong chuỗi kém nhất, cũng là đối tượng chịu chi phí lớn nhất nhưng lại hưởng lợi nhuận thấp nhất. Điều đó làm cho họ trở thành người thiệt thòi nhất trong chuỗi. - Phần lớn các tác nhân tham gia trong chuỗi chỉ mới nghỉ tới lợi ích của mình mà chưa ý thức được tầm quan trọng về mối quan hệ với các đối tác. - Tính ổn định và hợp tác trong chuỗi thấp. chuỗi mang tính cơ hội hơn là hợp tác với nhau, hộ thu gom có xu hướng xem các tác nhân trên và dưới chuỗi là địch thủ, do đó làm thiếu sự cam kết hợp tác với chuối. - Tính phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc quá lớn, đến một khi Trung Quốc SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 65 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính ngừng thu mua thì không có đầu ra cho chuối, người nông dân chịu thiệt hại rất lớn. - Thiếu phương tiện bảo quản và vận chuyển khiến cho người trồng chuối không có điều kiện chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình, do vậy phải bán cho nhà thu gom. - Người nông dân trên địa bàn huyện phần lớn là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí còn thấp, nắm bắt thông tin chưa cao, dẫn đến việc luôn bị thương lái ép giá. - Giá chuối phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài,nhiều rủi ro. Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats) - Việt Nam gia nhập các tổ chức khu vực và trên thế giới như ASEAN, WTO, APEC Kỳ vọng từ các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới như hiệp định Đối Tác Kinh Tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thương Mại Tự Do Việt Nam – EU và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ. - Nhu cầu tiêu thụ chuối trên thế giới ngày càng tăng, trung bình mỗi năm tăng thêm 25.000 – 30.000 tấn. - Chuối mật mốc Tân Long vừa được bầu chọn là “cây trồng số một của năm” ở huyện và chủ tịch huyện cũng cho biết sẽ sớm khẳng định thương hiệu cho loại chuối này. - Hiện trên địa bàn huyện có 4 dự án với tổng mức đầu tư 36,9 triệu USD gồm: Nhà máy chế biến và bảo quản nông sản My Anh tại Khu công nghiệp Tân Thành; Vườn ươm cây mắc ca, cây đinh lăng và nha đam; Khu du lịch - dịch vụ đồi thông Tân Độ, tạo điều kiện củng cố thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chuối trên địa bàn. - Cơ chế thị trường luôn biến động liên tục làm tình trạng được mùa rớt giá lặp đi lặp lại khiến người nông dân không yên tâm sản xuất. - Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp gây ra nhiều loại sâu bệnh trên cây chuối. - Yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. - Thị trường Trung Quốc giảm thu mua chuối mạnh tính từ năm 2014 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, Thái Lan thu mua chuối với giá rẻ, chất lượng thấp để làm thức ăn chăn nuôi mang tính không bền vững. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 66 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG SẢN PHẨM 3.1. Định Hướng trên địa bàn huyện Cây chuối là một trong những cây trồng chủ lực của huyện, có hiệu quả và giá trị kinh tế cao, góp phần vào xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, đặc biệt là hai xã có diện tích chuối tập trung chủ yếu là Tân Thành và Tân Long. Tuy nhiên những năm gần đây sản phẩm chuối gặp nhiều khó khăn do những bất lợi về thời tiết, sâu bệnh, nhiều vườn chuối đã quá già cỗi, khó khăn nhất là trong việc tiêu thụ và tìm đầu ra cho sản phẩm, một số nông dân chia sẻ “không muốn thu hoạch chuối vì chi phí thu hoạch còn cao hơn cả phần tiền thu về khi bán chuối” Từ những khó khăn trên chính quyền địa phương huyện Hướng Hóa đã đưa ra một số định hướng cho phát triển sản xuất cây chuối trong thời gian tới như sau: - Đầu năm 2015, thông qua đề tài “Phục tráng một số giống chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa bằng phương pháp Invitro” của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị thực hiện, đã đưa công nghệ vào trồng thí nghiệm ở một số hộ gia đình và cho ra kết quả tốt, chuối được cấy phát triển nhanh và cho năng suất cao, chính quyền địa phương cho biết sẽ cố gắng hỗ trợ để mô hình được nhân rộng làm nguồn cung cấp giống chuối chính trên địa bàn. - Giai đoạn 2016 – 2020 sẽ quy hoạch trồng thêm 5,7 ha tại vườn hộ gia đình được cấp mới và trên quỹ đất hiện có. Đến năm 2020, toàn huyện đều sử dụng được tối đa diện tích đất còn trống và bỏ hoang đưa vào sản xuất, tăng sản lượng chuối. - Đầu năm 2016, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, Võ Thanh cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện làm thủ tục đăng ký thương hiệu “Chuối mật mốc Tân Long” để không chỉ xuất khẩu mặt hàng nông sản này sang Trung Quốc, mà còn xuất qua các nước châu Âu, châu Mỹ. - Đầu tư mở rộng, cải tạo hệ thống thủy lợi để chủ động nguồn nước tưới cho sản xuất chuối. - Tăng cường hoạt động giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh trong địa bàn tiếp cận thị trường tiêu thụ. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 67 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị cho biết đơn vị này đã thực hiện nghiên cứu phục tráng thành công hai giống chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa bằng phương pháp Invitro. Hai loại chuối được chọn ứng dụng công nghệ sinh học để phục tráng là giống chuối mốc (chuối tây) và chuối lùn (chuối bà lùn) đã được trồng từ lâu trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, đến nay Trung tâm đã nhân giống thành công các loại chuối này. Cây chuối được phục tráng đã phát triển tốt, theo đúng yêu cầu nghiên cứu đặt ra, từ đầu năm 2013 các loại giống đã được nhân rộng và cung cấp cho người dân, nhằm phát triển bền vững ngành chuối ở Hướng Hóa. 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm chuối 3.2.1. Giải pháp về nguồn lực - Về vốn: Nhu cầu về vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất chuối là rất cần thiết bởi người dân ở huyện còn nghèo nàn, ăn chưa đủ no, áo chưa đủ ấm. Nhà nước cần có chính sách vay vốn tín dụng phù hợp về mức vay, thời gian vay và lãi suất vay. Hạn chế các thủ tục rườm rà để người dân mạnh dạn đầu tư vào vườn chuối của mình một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần định hướng người dân sử dụng vốn đúng mục đích, tránh lãng phí và không hiệu quả bên cạnh đó cần phối kết hợp, lồng ghép các chương trình dự án nhằm huy động nguồn vốn cho các hộ trồng chuối. - Về nhân lực: Chính quyền địa phương cần tiếp tục phối hợp với công ty Thương Mại Quảng Trị mở nhiều lớp tập huấn đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật chăm sóc và phục hồi vườn chuối. Những hộ chưa tham gia thì vận động tham gia, những hộ trồng chuối đã có một người tham gia tập huấn, thì tất cả những người có khả năng tham gia lao động trong lĩnh vực sản xuất này của hộ cũng nên tham gia nhằm đảm bảo nguồn nhân lực. - Về đất đai: Cần có giải pháp vùng chuyên canh cây chuối một cách đồng bộ và chặt chẽ, nhằm tạo điều kiện tốt cho việc đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thuận lợi cho việc thu gom tiêu thụ. Kết hợp trồng luân canh một số loại cây họ đậu để cải tạo đất sau khi thu hoạch và chuẩn bị trồng mới vườn chuối. - Về thủy lợi: Cần xây dựng thêm hệ thống thủy lợi, củng cố đê đập, tránh tình trạng hiện tại ở huyện luôn ngập úng về mùa mưa do nước ở các con sông và bên Lào SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 68 Đạ i h ọc K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính xả về, nhưng lại hạn hán nặng vào mùa hè, gây nhiều vườn chuối cháy khô( bệnh panama) mất trắng và không thu hoạch được. Đối với những vườn chuối quá già cỗi, lẫn tạp, độ đông đặc quá thấp mang lại hiệu quả kinh tế không đáng kể thì mạnh dạn phá bỏ để trồng mới hoặc chuyển qua trồng loại cây khác có hiệu quả hơn như cà phê, sắn.Để giảm bớt sự quá tải về việc tiêu thụ. 3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các điểm cân thu mua, hộ thu gom, hộ trồng tiêu và nhà xuất khẩu Tăng cường sự hợp tác giữa các điểm cân thu mua, các đối tượng thu gom với hộ trồng chuối là giải pháp quan trọng để hoàn thiện chuỗi cung. Thực tế thì sản phẩm chuối phải qua nhiều khâu trung gian mới đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp để các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bán lẻ ở thị trường trong nước là rất khó khăn vì chính bản thân các doanh nghiệp ít có điều kiện tiếp xúc và mua sản phẩm trực tiếp từ hộ trồng chuối. 100% hộ trồng chuối đều trả lời không đủ điều kiện về số lượng sản phẩm chuối, phương tiện vận chuyển, chất lượng, vốnĐể đưa sản phẩm của mình đến bán trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu hay điểm cân thu mua. Đặc biệt, một vấn đề khó khăn lớn ở huyện miền núi này là giao thông đi lại còn rất khó khăn, nhiều bản cách chợ chuối hoặc nơi thu gom gần vài chục kilomet. Năm 2013, công ty Thương Mại Quảng Trị đã đặt một điểm thu mua chuối tại địa phương nhưng không mang lại hiệu quả nên đã ngừng hoạt động. Để mối quan hệ hợp tác được bền vững thì cần có sự hợp tác như sau: - Các cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào tăng cường hợp tác với hộ trồng chuối nhằm trao đổi một cách đầy đủ và chính xác các thông tin về kỹ thuật, giá cả và chất lượng của các yếu tố đầu vào. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chuối, cũng như nang cao hiệu quả kinh doanh của các cơ sở. - Các đại lý thu gom lớn hợp tác trực tiếp với các hộ gia đình nông dân trong việc cung ứng vật tư. Cụ thể hộ trồng chuối phải cung cấp đủ số lượng, đúng thời gian và yêu cầu chất lượng, đại lý phải thumua sản phẩm kịp thời vì chuối nhanh chín và dễ hư hỏngTạo mối quan hệ buôn bán uy tín, có thể hỗ trợ cho hộ trồng chuối vay vốn, tạm ứng lúc cần tiền. Các điểm cân hợp tác với đại lý thu gom cần có hợp đồng cụ thể, cung cấp đầy đủ các thông tin về giá cả, yêu cầu chất lượng. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 69 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất - Chọn giống: Nếu người dân tự lấy cây non hay chồi tự tách ra từ cây mẹ ở vụ trước trồng cho vụ sau thì tỷ lệ sống không cao, dễ bị sâu bệnh, về lâu dài sẽ làm thái hóa giống, người dân cần chọn giống tốt từ các công ty bán giống. hiện tại, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị cho biết đơn vị này đã thực hiện nghiên cứu phục tráng thành công hai giống chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa bằng phương pháp Invitro, được thực hiện bằng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác chọn giống, phục tráng giống, tạo ra một số lượng lớn cây sạch bệnh, đảm bảo về mặt di truyền, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững nghề trồng chuối ở Hướng Hóa. - Vệ sinh an toàn thực phẩm: Xây dựng hướng phát triển cho các mặt hàng nông sản nói chung và cây chuối nói riêng là đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm trong từng công đoạn, liên kết tạo thành chuỗi thực phẩm an toàn theo hướng “Từ trang trại đến bàn ăn”. Chuỗi cung thực phẩm an toàn phải bắt đầu từ công đoạn cung cấp vật tư nông nghiệp (Giống, phân bón, thuốc) đến khâu sản xuất(Trồng trọt, chăn nuôi) và cuối cung là giai đoạn sơ chế, bảo quản một cách an toàn nhất để chuyển đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Điều này đỏi hỏi cần phải có một hệ thống các yêu cầu đối với hộ nông dân, cơ sở thu gom chuối, tránh tình trạng hiện này có một số tư thương vị lợi nhuận giấm chuối xanh bằng hóa chất để làm nhanh chín, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và mất uy tín ngành chuối của địa phương. Để đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần quan tâm, chú trọng đến công tác chăm sóc ngay từ khi trồng, thu hoạch, bảo quản và ủ chín. Sản phẩm chuối là mặt hàng nông sản cồng kềnh, khó vận chuyển, dễ hư hỏng và khó bảo quản sau khi chuối đã chín.Vì vậy sau khi thu hoạch cần có bao xốp, bó chuối để tránh bị bầm dập, để nơi khô ráo. Việc này giúp sản phẩm chuối được đảm bảo an toàn, phù hợp với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước, góp phần xây dựng ngành chuối tại địa phương lớn mạnh. 3.2.4. Giải pháp thị trường - Để sản phẩm chuối Hướng Hóa được biết đến trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, cần quan tâm tới khâu quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng, tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm. Chuối mật mốc Tân Long vừa được SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 70 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính bầu chọn là “cây trồng số một của năm” ở huyện và chủ tịch huyện cũng cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành khẳng định thương hiệu cho loại chuối này. - Cần có sự gắn kết chặt chẽ bốn nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông nhằm hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vốn và giải quyết đầu ra cho sản phẩm. - Trên địa bàn vẫn chưa có một công ty lớn nào chuyên về chế biến chuối thành các loại thực phẩm khác, đây là một thiếu hụt lớn của ngành công nghiệp chế biến nói chung và ngành chuối Hướng Hóa nói riêng. Cần đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chuối thành các loại bánh kẹo hoặc thức ăn chăn nuôi, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. - Tất cả các thành viên trong chuỗi cần phải chủ động nắm vững các thông tin, giá cả, hoàn thiện khâu vận chuyển trao đổi sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhât, phù hợp nhất. chính quyền địa phương cần phân công cán bộ, lãnh đạo các cấp theo dõi, định hưỡng thị trường nông sản cho người dân, xây dựng hệ thống truyền thông thôn xóm để cập nhật thông tin về giá cả và tình hình thị trường cho toàn dân, định hướng nguồn cung cho vụ tiếp theo tránh trồng một cách tự phát, tràn lan. Khi mọi người trong chuỗi cung nắm vững tình hình, giá cả thì sẽ không xảy ra tình trạng chèn ép nhau, gây mất công bằng trong toàn chuỗi. - Tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc (đến 80%), tìm kiếm thị trường mới đầy tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản và đẩy mạnh tiêu dụng nội địa. 3.2.5. Tăng cường công tác thông tin - Các thông tin của người tiêu dùng về số lượng chủng loại, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm là không rõ ràng ở một số mắt xích đặc biệt là hộ nông dân. Vì vậy các hộ nông dân cần chủ động tìm hiểu những thông tin này, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn để có thông tin đầy đủ. - Các cơ quan chức năng cần khảo sát thực tế để cung cấp những thông tin thị trường cho người dân, đưa ra các yêu cầu về sản phẩm đồng thời tiếp nhận thông tin phản hồi từ nông dân khi họ tham gia vào chuỗi cung, người nông dân sẽ yên tâm sản xuất và yên tâm về thị trường đầu ra. - Các điểm thu mua, thương lái, công ty xuất khẩu cần thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài và ổn định, nắm rõ luật kinh doanh quốc tế và thủ tục xuất nhập khẩu SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 71 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính nhằm xây dựng được nguồn nguyên liệu ổn định và bền vững. cần cung cấp đầy đủ thông tin thị trường cho các tác nhân dưới mình thông qua điện thoại hoặc găp mặt trao đổi. 3.2.6. Giải pháp giúp nông hộ trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường Để nông hộ trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường thì đòi hỏi hộ phải có lao động và nguồn vốn lớn đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Các hộ trồng chuối nên tập hợp lại thành từng tổ,nhóm theo quan hệ họ hàng hay làng xóm, hoặc hình thành nhiều câu lạc bộ theo từng thôn, bản,dựa trên nguyên tắc tự nguyện, hợp tác về mọi mặt. Chọn ra một hoặc hai người có kinh nghiệm và năng lực để làm trưởng nhóm. các nhóm này có thể tập hợp những sản phẩm của mình lại hoặc có thể thu gom thêm ở hộ khác, sau đó trưởng nhóm sẽ cử một vài người có khả năng vận chuyển và đem bán sản phẩm cho các điểm cân, doanh nghiệp xuất khẩu hoặc xuất đi tỉnh khác. Như vậy thì các hộ gia đình sẽ chú ý đến chất lượng sản phẩm của mình hơn, kéo theo chất lượng sản phẩm trong toàn chuỗi được nâng cao hơn, đem lại lợi ích cho mọi người. Bên cạnh đó, người nông dân cần tìm hiểu về sở thích và các yêu cầu về sản phẩm chuối của người nước ngoài (Thái Lan, Trung Quốc) và người tiêu dùng trong nước để sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Với mô hình này sẽ giúp hộ giảm bớt được khâu giao dịch trung gian giúp hộ nâng cao thu nhập, không bị ép giá. Bên cạnh đó, họ trồng chuối cần nâng cao kiến thức kỹ thuật, hiểu biết về đặc điểm cây chuối, năm bắt thông tin và nhu cầu thị trường, tránh trồng chuối một cách tràn lan hoặc trồng rồi không đầu tư chăm sóc. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cũng san phẩm chuối trên địa bàn huyện, bỏ bớt một số tác nhân trung gian như hộ thu gom và đặc biệt là điểm cân. Tuy nhiên việc để nông dân trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường là rất khó khăn vì họ không am hiểu thị trường, chưa nắm bắt kịp thời thông tin và đặc biệt là nguồn vốn hạn chế.Vì vậy cần phải có sự phối kêt hợp của các ban ngành chức năng. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 72 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Ở Hướng Hóa, chuối được xem là cây nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Trước đây, đất đai bạc màu, thời tiết khắc nghiệt, người dân ở vùng biên giới Việt - Lào không biết trồng cây gì cho hiệu quả, chủ yếu làm cửu vạn, thồ hàng lậu từ Lào về Việt Nam kiếm sống. Sau khi cây chuối được chính quyền địa phương khuyến khích trồng, người dân nơi đây dần dần bỏ buôn lậu, tập trung vào trồng chuối. Từ đó đến giờ, cây chuối đã "đổi đời" bao phận người, từ kiếm gạo ăn từng bữa đến xây nhà cao tầng, tậu xe ô tô. Sản phẩm chuối đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, chuối trở thành cây trồng chủ lực, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho rất nhiều người dân ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa, đặc biệt là đồng bào dân tộc Vân Kiều và Pa Cô. Tuy nhiên tính bền vững của ngành chuối ở Hướng Hóa đang rất bấp bênh, do đầu ra của sản phẩm hay chuối cung sản phẩm chuối thiếu mất tính liên kết, có đến 80% sản lượng chuối ở huyện Hướng Hóa được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc, và 5% được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan và khoảng 15% còn lại là được tiêu thụ ở thị trường nội địa. trong thời gian qua, giá chuối liên tục giảm, chuối chín đầy vườn không có người thu mua, nguy cơ phá hủy ngành chuối ở Hướng Hóa là rất cao. Điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân chính, đó là: rủi ro về thị trường tiêu thụ, trực tiếp là sự phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc; nguồn cung không bền vững; và chưa có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của chính quyền địa phương. Có 3 kênh tiêu thụ chuối ở thị trường trong nước và 2 kênh tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, với 4 tác nhân tham gia thu mua chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Mặc dù, hộ nông dân trồng chuối là tác nhân giữ vị thế tài chính cao nhất trên cả ba chỉ tiêu về chi phí, doanh thu biên và lợi nhuận, nhưng họ là tác nhân hưởng lợi ít nhất trong chuỗi ở cả 3 thị trường: Trung Quốc, Thái Lan và nội địa. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần sớm xây dựng thương hiệu chuối ở huyện Hướng Hóa; đa dạng hóa thị trường tiêu thụ bằng cách kêu gọi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa; tăng cường các dịch vụ khuyến nông nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác cho người dân, đảm SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 73 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính bảo sự ổn định về nguồn cung cho thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm; thực hiện điều tra thông tin, cập nhật tình hình tiêu thụ chuối của huyện Hướng Hóa tại thị trường Trung Quốc và Thái Lan là rất cần thiết nhằm đưa ra các dự báo chính xác về thông tin thị trường cho người sản xuất. bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ về tài chính, nâng cao năng suất và chất lượng cũng như giảm giá thành, giúp cải thiện đáng kể đầu ra cho sản phẩm chuối cũng như tăng tính bền vững chuỗi cung chuối hay bền vững cho ngành chuối ở huyện Hướng Hóa. 2. KIẾN NGHỊ 2.1. Đối với nhà nước - Định hướng phát triển lâu dài và cụ thể cho người dân để họ thực hiện đúng theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh tình trạng sản xuất theo kiểu tự phát - Nhà nước cần sớm thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật để sản xuất và cung cấp các giống chuối phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, làm sao nghiên cứu được giống chuối cho ra năng suất cao mà lại ít sâu bệnh hại, đưa tiến bộ kỹ thuật mới về cho người dân. - Nhà nước cần hoàn thiện các hệ thống chính sách về nông nghiệp như chính sách đất đai, chính sách thuế, miễn thuế nông nghiệp có tín dụng ưu đãi, bảo hộ và trợ giá nông sản, khuyến khích nông dân làm giàu, quan tâm hơn nữa đến công tác khuyến nông, công tác đào tạo cán bộ. - Tăng cường tiếp thị, thu hút đầu tư công nghệ chế biến các sản phẩm về chuối, xây dựng doanh nghiệp, thương hiệu mặt hàng chuối Việt Nam, đặc biệt là chuối mật mốc Tân Long. - Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm thị trường mới nhằm ổn định thị trường tiêu thụ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu Trung Quốc, gây ra nhiều rùi ro. 2.2. Đối với chính quyền địa phương - Chính quyền địa phương phối hợp cùng các ban ngành liên quan để quy hoạch lại đất đai, tạo thành các vùng chuyên canh chuối tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dễ dàng trong vận chuyển, thu gom. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 74 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính - Chính quyền địa phương cần hỗ trợ thêm vốn vay và kỹ thuật để người dân có điều kiện dầu tư vào sản xuất. Mở các lớp tập huấn và hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây chuối. - Cần cử các cán bộ khuyến nông trực tiếp về vườn chuối của các hộ để kiểm tra, theo dõi quá trình chăm sóc, thu hoạch của người dân, từ đó tìm ra các điểm yếu kém để khắc phục. tuyên truyền người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số nên trồng kết hợp với việc cải tạo và phục hồi, thay mới các vườn chuối già cỗi để cho ra năng suất cao hơn. - Cần nắm bắt thông tin về giá cả và nhu cầu thị trường để từ đó tạo ra kênh thông tin cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp gặp mặt và trao đổi. Đứng ra làm cầu nối trung gian để tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp thu mua chuối nhằm tạo thị trường ổn định cho người trồng chuối. - Chính quyền đứng ra kêu gọi các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước giúp đỡ, hỗ trợ bà con đầu tư thâm canh cây chuối, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chương trình dự án đnag có tai địa phương. 2.3. Đối với hộ thu gom, nhà xuất khẩu Những hộ thu gom chuối cần mua đúng giá, tránh chèn ép giá của bà con nông dân trồng chuối, cố gắng tạo quan hệ và tìm kiếm thị trường sao cho thu mua được số lượng chuối ổn định, ngoài ra là đầu mối thu gom uy tín, tạo dựng và nâng cao chất lượng chuối, tạo lòng tin cho người tiêu dùng, góp phần vào việc xây dựng ngành chuối bền vững ở Hướng Hóa. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu chuối trên địa bàn, cần nắm rõ quan hệ kinh doanh thương mại quốc tế, nộp thuế đầy đủ và đúng quy định, hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu và đảm bảo uy tín để tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài, bên cạnh đó không quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, mà nên tím kiếm thêm thị trường mới. Tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin lâu dài giữa những hộ thu gom nhỏ, đại lý thu gom và những hộ trộng chuối. 2.4. Đối với hộ trồng chuối - Tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông để nâng cao trình độ kỹ thuật, học hỏi thêm kinh nghiệm. Trong các buổi tập huấn cần mạnh dạn trao đổi SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 75 Đạ i ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính những khó khăn, thắc mắc, phản hồi với cán bộ khuyến nông và chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu quả của các lớp tập huấn. - Tăng cường đầu tư thâm canh, cải tạo đất đai, hầu hết các hộ nông dân đều không tưới nước và rất ít bón phân làm cho chuối kém phát triển, buồng nhỏ, không được thu mua, không đtạ hiệu qảu kinh tế cao, vì vậy người nông dân cần có ý thức, nắm rõ đặc điểm của cây chuối để trồng có hiệu quả và bền vững. - Người dân cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường thông qua các phương tiện truyền thông địa chúng tránh để các thương lái và những người thu gom có cơ hội chèn ép giá, làm mình trở thành đối tượng chịu thiệt hại. - Cần có mối quan hệ hợp tác lâu dài với một đối tượng thu mua nhằm đảm bảo tính ổn định cho đầu ra của sản phẩm mình, tránh những rủi ro. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 76 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị năm 2014 2. Th.S. Nguyễn Manh Hùng “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” (Nghiên cứu khoa học), Đại Học Kinh Tế Huế, năm 2016. 3. Hoàng Thị Huế “Phân tích chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”, (khóa luận tốt nghiệp đại học, 2011), thư viện trường Đại Học Kinh Tế Huế. 4. Lê Thị Như Diệu “Tình hình sản xuất cây hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” (khóa luận tốt nghiệp đại học, 2012), thư viện trường Đại Học Kinh Tế Huế. 5. Lê Thị Ái Liên “chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” (khóa luận tốt nghiệp đại học, 2015), thư viện trường Đại Học Kinh Tế Huế. 6. Lê Văn Thu “Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam” (luận án tiến sĩ kinh tế, 2015), Đại học Huế. 7. PGS.TS.Mai Văn Xuân, marketing và phân tích chuỗi cung trong nông nghiệp. NXB Đại học Huế, 2010. 8. PGS.TS. Bùi Đức Tính, giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại, Đại học Kinh Tế Huế. 9. Th.S. Nguyễn Công Bình, Giáo trình quản lý chuỗi cung ứng, 2008. 10. Micheal Hugos, Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, 2003. 11. Các Websites: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hành_lang_kinh_tế_Đông_-_Tây https://vi.wikipedia.org/wiki. luanvan.net.vn SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 77 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính PHỤ LỤC (1) Áp dụng công thức xác định cỡ mẫu điều tra của Slovin (1960): n=N/(1+Ne2). Trong đó: n – cỡ mẫu điều tra; N – Quy mô hộ trồng chuối ở 2 xã; e – sai số kỳ vọng. (2) Việc lựa chọn hộ điều tra được thực hiện bằng cách sử dụng hệ số bước nhảy K. Với N = 1008, n = 109, do đó K=N/n = 9 hộ (3) Thu gom quy mô nhỏ là những người dân địa phương ở huyện Hướng Hóa chuyên làm nghề thu gom chuối từ các hộ nông dân. Khối lượng thu mua bình quân đạt khoảng 7-8 tạ/ngày (theo kết quả điều tra). (4) Điểm cân là những người dân địa phương ở huyện Hướng Hóa chuyên làm nghề thu gom chuối từ các hộ nông dân và thu gom nhỏ. Khối lượng thu mua bình quân đạt khoảng 10 tấn/ngày. Các điểm cân có khả năng dự trữ chuối từ 2 – 3 ngày, đồng thời thực hiện các công việc phân loại, đóng gói để phân phối sản phẩm chuối đi thị trường trong và ngoài nước (theo kết quả điều tra). (5) Đầu mối thu gom là những người chuyên làm nghề thu mua chuối từ các điểm cân và những người thu gom chuối quy mô nhỏ để phân phối sang thị trường các nước Trung Quốc và Thái Lan. Họ chính là nhà xuất khẩu mặt hàng chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (theo kết quả điều tra). (6) FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (7) GAP: GAP là viết tắt đầu 3 từ tiếng Anh (Good Agriculture Production) dịch sang tiếng Việt là Thực hành nông nghiệp tốt. GAP là một chứng chỉ áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông. Sản xuất phải theo quy trình kỹ thuật, năng suất cao, chất lượng tốt, hàng đẹp và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất trong môi trường không ô nhiễm. ( nguồn: ). SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 78 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuoi_cung_san_pham_chuoi_tren_dia_ban_huyen_huong_hoa_tinh_quang_tri_6799.pdf
Luận văn liên quan