Khóa luận Cổ phần hóa ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB): Kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Nhà nước

Sau một quá trình dài tranh cãi về việc nên định giá VCB nhƣ thế nào, Chính phủ đã quyết định dựa trên ý kiến của đơn vị tƣ vấn là không đánh giá lại giá trị sổ sách của VCB. Tất cả tài sản đều đƣợc giữ nguyên giá trị sổ sách để xác định vốn chủ sở hữu, từ đó tính toán vốn điều lệ mới trên cơ sở tỷ lệ nắm giữ cần thiết của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, việc định giá doanh nghiệp là một việc làm không cần thiết và lạc hậu. Vì vậy, không nên định giá NHTMNN thông qua Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyề n quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp (Ngân hàng Nhà nƣớc) thành lập. Ngân hàng nên thuê tổ chức tƣ vấn quốc tế có kinh nghiệm về cổ phần hoá DNNN ở các nƣớc. VCB nói riêng và các NHTMNN nói chung đã có thƣơng hiệu và uy tín trong và ngoài nƣớc. Do đó, việc định giá thƣơng hiệu và các tài sản khác của các NHTMNN cần có sự tƣ vấn của các chuyên gia có kinh nghiệ m và trình độ trong lĩnh vực này.

pdf108 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cổ phần hóa ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB): Kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M VÀ GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC 1. KINH NGHIỆM CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 1.1. Về phát hành trái phiếu tăng vốn Mặc dù VCB là một ngân hàng đƣợc đánh giá là hoạt động có hiệu quả nhất trong số các NHTMNN, nhƣng vẫn chƣa đủ vốn tự có để đảm bảo an toàn vốn tối thiểu theo quy định hiện hành. Việc dùng ngân sách nhà nƣớc để bổ sung vốn cho NHTMNN để đảm bảo theo thông lệ quốc tế đạt đƣợc tỷ lệ an toàn vốn là rất cần thiết. Tuy nhiên, khác với Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn (xấp xỉ 1000 tỷ USD), dự trữ ngoại tệ Việt Nam quá nhỏ bé, chắc không thể dùng nguồn này để bổ sung vốn cho các NHTMNN. Chỉ còn một cách qua con đƣờng trái phiếu tăng vốn và sẽ đƣợc thu hồi về qua bán trên thị trƣờng. Vì vậy, việc VCB phát hành trái phiếu tăng vốn là một quyết định sáng suốt của VCB trƣớc khi tiến hành cổ phần hoá. Nguồn trái phiếu này sẽ bổ sung đáng kể một lƣợng vốn tự có của VCB, góp phần quan trọng nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính cho Ngân hàng, cải thiện tỷ lệ an toàn vốn trƣớc khi xác định giá trị doanh nghiệp của VCB để tiến hành cổ phần hoá. Việc phát hành trái phiếu này cũng có ý nghĩa thăm dò phản ứng của thị trƣờng, là bƣớc đệm quan trọng để chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hoá VCB đƣợc thuận lợi và hiệu quả. Ngoài ra, về phía Nhà nƣớc, cổ phần hoá theo cách này sẽ giảm bớt đƣợc gánh nặng cho Chính phủ trong trách nhiệm tăng vốn, tăng thêm đƣợc tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho lãnh đạo ngân hàng trong các quyết định kinh doanh, đặt ngân hàng vào vị trí cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các 73 NHTMNN khác nên xem xét và tuỳ vào hoàn cảnh thực tế của đơn vị mình để tiến hành áp dụng. 1.2. Về xử lý nợ và tài sản tồn đọng VCB đã ký thoả thuận hợp tác xử lý nợ tồn đọng với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC). DATC là một đơn vị có kinh nghiệm xử lý những khoản nợ mang tính lịch sử của khối ngân hàng trong thời kỳ bao cấp. Đây thực sự là một bƣớc hợp tác quan trọng nhằm đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá ngân hàng. Các ngân hàng khác nên học tập để xử lý nợ và tài sản tồn đọng - một vấn đề khó khăn và gây nhức nhối cho các ngân hàng trƣớc khi cổ phần hoá. 1.3. Về lựa chọn tổ chức tƣ vấn Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề khó đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nói chung và đặc biệt rất phức tạp đối với các tổ chức trung gian tài chính. Vì vậy, việc xác định giá trị doanh nghiệp cần đƣợc dựa trên một tổ chức tƣ vấn có uy tín. VCB là một ngân hàng đƣợc cổ phần hoá theo đúng các chuẩn mực quốc tế và là một kinh nghiệm rất quý báu cho các định chế tài chính khác khi thực hiện cổ phần hoá sau này. Đây là trƣờng hợp cổ phần hoá đầu tiên áp dụng hệ thống tƣ vấn pháp lý hoàn toàn theo chuẩn mực quốc tế. VCB đƣợc cổ phần hoá theo một tiêu chí tƣơng đối đặc biệt. Cơ chế định giá thông qua Hội đồng đã bị xoá bỏ. Với đặc thù của một ngân hàng thƣơng mại loại lớn, VCB đã mời một đối tác tƣ vấn tầm cỡ quốc tế, đã từng tham gia nhiều chƣơng trình cổ phần hoá ở toàn cầu và đặc biệt đã từng tham gia vào quá trình cổ phần hoá của Trung Quốc. Điều này giúp nâng cao tính công khai, minh bạch, khách quan, hạn chế tổn thất cho Nhà nƣớc. Việc thực hiện tƣ vấn pháp lý, kiểm toán quốc tế cho VCB đều đƣợc thực hiện rất bài bản. 74 Vì vậy, việc hợp tác với tổ chức tƣ vấn cổ phần hoá là việc hết sức quan trọng. Ngày 05/07/2007, Phó Thủ tƣớng Nguyễn Sinh Hùng cũng đã duyệt Morgan Stanley Dean Witter Asia (Singapore) Pte là nhà tƣ vấn cổ phần hoá BIDV và JP Morgan Securities Asia Pacific Limited là nhà tƣ vấn cổ phần hoá Vietinbank. 1.4. Về phát hành cổ phiếu 1.4.1. Về quá trình bán cổ phần lần đầu ra công chúng - Thời điểm tiến hành IPO: Mặc dù có sự thay đổi với kế hoạch, IPO VCB xảy ra trƣớc khi có nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Nhƣng theo ngƣời viết, sự thay đổi này không hẳn là không tốt. Điều này đã giúp tranh thủ đƣợc sự hứng khởi của các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ trong nƣớc. Điều này cũng chính là một cách quan tâm đến lợi ích của cổ đông nhỏ - những khách hàng có thể mang lại sự phát triển bền vững, lâu dài cho VCB. Hơn nữa, VCB chính thức IPO vào tháng 12. Mà theo chu kỳ hằng năm, tháng 12 là thời điểm thị trƣờng chứng khoán tăng trƣởng mạnh. Cuối năm cũng là thời điểm mà các quỹ đầu tƣ phải gửi báo cáo về kết quả hoạt động, nên họ chịu áp lực giải ngân rất lớn sau một thời gian giữ vốn. Có lẽ đây cũng là một kinh nghiệm cho các NHTMNN khi thực hiện IPO. Tuy nhiên, trƣớc khi chính thức IPO, VCB đã liên tục lùi thời hạn IPO. Điều này phần nào cũng ảnh hƣởng không tốt đến hình ảnh của ngân hàng này. Vì vậy, trƣớc khi thông báo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng về thời điểm IPO, các NHTMNN nên nghiên cứu thật kỹ, tính đến các yếu tố chủ quan và khách quan. - Địa điểm tiến hành IPO: VCB tiến hành IPO tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Đây là nơi giao dịch chứng khoán có quy mô nhất 75 tại Việt Nam, vì vậy nó góp phần cho sự thành công của IPO VCB trong thời gian vừa qua. Việc đấu giá cổ phần tại Sở Giao dịch rõ ràng đã tạo một sự chuyển biến về chất trong tiến trình cổ phần hoá nhằm nâng cao hiệu quả của ngân hàng, đồng thời đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá. Không chỉ với ngành ngân hàng, mà với các DNNN nói chung, việc đấu giá cổ phần là một bƣớc chuyển từ chia phần sang tìm mua, tìm bán theo nguyên tắc thị trƣờng, vừa đảm bảo công khai minh bạch, thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ lớn, vừa công chúng hoá đƣợc doanh nghiệp cổ phần, vừa chống tiêu cực, thất thoát. Tuy vậy, việc đấu giá cổ phần đã mang lại lợi cũng nhƣ thiệt với một số nhóm ngƣời.  Ngƣời đƣợc lợi: Về phía Nhà nƣớc: Thứ nhất, việc bắt buộc đấu giá khi cổ phần hoá trên thị trƣờng chứng khoán mang lại lợi nhuận cao cho Nhà nƣớc. Thứ hai, đấu giá cổ phần là một cách làm mới thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá ở nƣớc ta. Về phía doanh nghiệp cổ phần hoá: Thứ nhất, việc đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán là một lần “tập dƣợt” hay nói cách khác là thăm dò sức hút của cổ phần của doanh nghiệp đối với thị trƣờng và các nhà đầu tƣ. Ngân hàng thông qua việc bán đấu giá cổ phần, sẽ biết đƣợc thế mạnh của doanh nghiệp mình, biết đƣợc thực chất các đánh giá của nhà đầu tƣ về doanh nghiệp mình nhƣ thế nào. Qua đó, xác định chính xác hơn các lợi thế thƣơng mại, thƣơng hiệu của mình... Những điều đó sẽ củng cố và tăng cƣờng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ hai, việc đấu giá qua Sở Giao dịch cũng là một cách để doanh nghiệp huy động vốn với chi phí thấp. 76 Thứ ba, doanh nghiệp cổ phần hoá theo hình thức đấu giá cổ phần còn đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Cho dù đây không hẳn là một giải pháp tốt nhất về cơ chế chính sách nhƣng các quy định vẫn mang lại những khoản ƣu đãi này cho các doanh nghiệp. Thứ tƣ, qua đấu giá cổ phần, hình ảnh doanh nghiệp đƣợc quảng bá trên thị trƣờng chứng khoán, đây chính là một cơ hội mà doanh nghiệp cần tận dụng khi muốn tên tuổi của doanh nghiệp đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều ƣu thế cạnh tranh trong liên doanh, đấu thầu; việc quản trị công ty cũng tốt hơn, có hiệu quả thiết thực hơn. Về phía ngƣời lao động: Thứ nhất, ngƣời lao động có cơ hội đƣợc tham gia quản trị doanh nghiệp mình đang làm việc. Thứ hai, ngƣời lao động trong doanh nghiệp khi tham gia đấu giá đƣợc mua theo giá ƣu đãi. Thứ ba, họ còn đƣợc miễn thuế thu nhập từ cổ tức và chênh lệch mua bán cổ phiếu. Thứ tƣ, thông tin về đợt đấu giá đƣợc cung cấp đầy đủ và kịp thời, đảm bảo tính công khai, công bằng và minh bạch theo nguyên tắc thị trƣờng cho ngƣời lao động khi tham gia mua cổ phần.  Ngƣời chịu thiệt: Về phía doanh nghiệp: Thứ nhất, khi đấu giá trên thị trƣờng chứng khoán, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ công bố thông tin công khai. Cho dù để phát triển lâu bền thì công khai minh bạch về thông tin là việc làm đƣơng nhiên, nhƣng trƣớc mắt đây chính là điều mà nhiều doanh nghiệp không muốn. Ở đây cũng có liên 77 quan đến câu chuyện về sự bất bình đẳng trong cạnh tranh lại xuất hiện khi không có chế tài nào ràng buộc phải công khai thông tin đối với các doanh nghiệp chƣa lên sàn. Thứ hai, bắt buộc phải kiểm toán độc lập. Nhiều DNNN trƣớc khi cổ phần hoá có tình hình tài chính không minh bạch. Do đó, nếu phải kiểm toán độc lập thì sẽ có rất nhiều khoản nằm trong diện bị loại trừ. Nếu cơ quan kiểm toán loại trừ càng nhiều thì càng chứng tỏ đƣợc tình hình tài chính cũng nhƣ hoạt động của doanh nghiệp kém hiệu quả làm chuyện kiểm toán độc lập cũng đang là mối lo ngại của nhiều doanh nghiệp. Thứ ba, có thể các doanh nghiệp sẽ bị lộ mục tiêu, kế hoạch kinh doanh. Nếu xảy ra, đây sẽ là điều bất lợi cho doanh nghiêp. Đối thủ của doanh nghiệp có thể biết đƣợc kế hoạch kinh doanh và sẽ có chiến lƣợc cạnh tranh thích hợp. Thậm chí, doanh nghiệp phải đối đầu với các nguy cơ về thâu tóm, sáp nhập công ty khi tham gia một sân chơi cởi mở nhƣ thị trƣờng chứng khoán. Nhƣng đây cũng chỉ là những lo toan thiển cận. Về lâu dài, chính việc công khai minh bạch về thông tin sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa. Thứ tƣ, việc niêm yết trên thị trƣờng sẽ tạo áp lực về tăng trƣởng và chi trả cổ tức cao cho doanh nghiệp. Nếu nhƣ trƣớc kia, việc cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, các lãnh đạo của doanh nghiệp vẫn điều hành theo kiểu cũ thì nay khi đã công khai, đa dạng hoá sở hữu, doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn, làm sao để doanh nghiệp tăng trƣởng tốt và phải lo cả việc chi trả cổ tức cao cho các cổ đông nếu không muốn bị phá sản doanh nghiệp. Thứ năm, doanh nghiệp sẽ phải tốn kém thêm một số chi phí về niêm yết, kiểm toán. 78 Về phía ngƣời lao động Đối với ngƣời lao động, giá trúng thầu có thể bị đẩy lên quá cao nếu thông tin về doanh nghiệp không đầy đủ và có quá đông nhà đầu tƣ tham gia. Điều này sẽ gây mất lợi thế về ƣu đãi giá cho các nhà đầu tƣ là cán bộ công nhân viên. Trƣớc đây, không cần đấu giá, ngƣời lao động trong doanh nghiệp cũng cầm chắc đƣợc mua cổ phiếu bằng 70% mệnh giá sàn. Nhƣng theo quy định mới, tuy đƣợc mua theo giá ƣu đãi giảm 40% so với giá đấu nhƣng họ lại không chắc việc đƣợc giảm 40% so với giá đấu nhƣ vậy là có lợi hay thiệt. Mặt khác, số lƣợng cổ đông là ngƣời lao động trong doanh nghiệp có thể bị hạn chế, nếu kết quả đấu giá nghiêng về một số nhà đầu tƣ chuyên nghiệp. Những đối tƣợng đầu cơ, tham nhũng, tham ô Khi đƣa doanh nghiệp cổ phần hóa lên sàn giao dịch chứng khoán đấu giá cổ phần, những quy định chặt chẽ sẽ làm cho nhiều cá nhân không trục lợi đƣợc. Nếu nhƣ trƣớc đây, cổ phần hoá “khép kín” trong nội bộ doanh nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích cho các lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp, cũng nhƣ các đối tƣợng thân quen của những cá nhân này thì đến nay, các doanh nghiệp cổ phần hoá nhất định phải đấu giá cổ phần trên thị trƣờng chứng khoán, điều đó đã mang lại sự công bằng, bình đẳng hơn cho các đối tƣợng khác, các lãnh đạo trong doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy bị “mất mát”, bị hạn chế rất nhiều quyền mua cổ phần, điều này làm mất đi những nguồn lợi khá lớn của họ. 1.4.2. Về phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên Việc phát hành cổ phiếu của Ngân hàng VCB theo đúng nhƣ thông lệ quốc tế, tức là bao gồm cả hai loại cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ƣu đãi. Cổ phiếu ƣu đãi dành cho những ngƣời lao động, cán bộ, nhân viên trong ngân hàng. Mức độ sở hữu tuỳ thuộc vào thâm niên công tác, vị trí công tác và tài 79 năng của cán bộ, nhân viên ngân hàng. Đây là một cách để thu hút và giữ nhân tài ở lại gắn bó làm việc cho ngân hàng có hiệu suất cao và năng suất lao động cao, có nhiều sáng kiến, cải tiến đóng góp cho ngân hàng. 1.5. Lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc Khi cổ đông chiến lƣợc là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là các định chế trung gian tài chính có uy tín đƣợc chọn lựa, thì các đối tác chiến lƣợc này sẽ có đại diện trong hội đồng quản trị và ngân hàng sẽ có điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm trong quản trị điều hành theo các chuẩn mực quốc tế. Việc giám sát các hoạt động ngân hàng sẽ sâu sát hơn, công tác quản trị tài sản có, tài sản nợ và quản trị rủi ro chắc chắn sẽ đƣợc tăng cƣờng, mọi hoạt động ngân hàng sẽ đƣợc minh bạch hoá và tình hình tài chính sẽ lành mạnh hơn. Đặc biệt, chúng ta sẽ có điều kiện để áp dụng các công nghệ ngân hàng tiên tiến nhất, hệ thống thanh toán nội bộ sẽ đƣợc thông suốt, các quan hệ với khách hàng sẽ đƣợc đối xử bình đẳng trên cơ sở các tiêu chí rõ ràng. Những dịch vụ và sản phẩm mới về ngân hàng sẽ có điều kiện áp dụng tại Việt Nam. Tất cả những vấn đề đó sẽ bảo đảm tăng cƣờng tính an toàn của hệ thống. Và hiệu quả tất yếu là hiệu quả kinh doanh ngân hàng sẽ đƣợc nâng cao nhiều hơn. Việc lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc trở nên hết sức có ý nghĩa và có tầm quan trọng quyết định trong việc định hƣớng, xây dựng và dẫn dắt ngân hàng phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, VCB không vội vàng lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc, khi việc đàm phán với đối tác chiến lƣợc không đạt kỳ vọng của VCB và Chính phủ. VCB đã xin ý kiến của Chính phủ về việc tiến hành IPO trƣớc và đã đƣợc Chính phủ cho phép. Chính phủ và VCB luôn thận trọng và cân đối lợi ích của Nhà nƣớc, của đối tác chiến lƣợc và nhà đầu tƣ nhỏ lẻ. 80 1.6. Niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Đại hội đồng cổ đông đã thông qua chủ trƣơng niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh trong năm 2008 và uỷ quyền cho Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm thực hiện việc niêm yết bao gồm: lựa chọn tổ chức tƣ vấn niêm yết, tiến hành các công việc liên quan để thực hiện niêm yết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài việc niêm yết tại Việt Nam, VCB cũng đã có ý định hƣớng ra thị trƣờng nƣớc ngoài, có thể là thị trƣờng chứng khoán Singapore và Hồng Kông. Cổ phần hoá cần gắn với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán. Sau khi cổ phần hoá, cổ phiếu cần đƣợc đƣa lên sàn giao dịch để giá trị cổ phiếu đƣợc giao dịch công khai và phán ánh đúng giá trị. Việc lựa chọn địa điểm niêm yết cổ phiếu là một công việc rất quan trọng, nó có thể quyết định đến sự thành bại của cổ phiếu trên thị trƣờng. Các NHTMNN nên chọn lựa thật kỹ trƣớc khi đƣa ra quyết định. 1.7. Về cơ cấu quyền sở hữu Quản trị doanh nghiệp ngày càng trở thành vấn đề thời sự của hầu hết các quốc gia trên thế giới nhằm tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp và nền kinh tế. Khác với hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp hàng ngày của ban lãnh đạo công ty, quản trị doanh nghiệp là cách thức để các cổ đông giám sát công ty nhằm đảm bảo ban lãnh đạo điều hành công ty một cách có hiệu quả và vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông (hay chủ sở hữu). Một trong những yếu tố căn bản quyết định cấu trúc quản trị doanh nghiệp chính là cơ cấu quyền sở hữu. Trong thời gian qua, Nhà nƣớc luôn giữ một tỷ lệ cổ phần cao trong các doanh nghiệp cổ phần hoá. Việc Nhà nƣớc 81 duy trì tỷ lệ cổ phần đa số vô hình trung đã tạo ra một số khó khăn trong việc điều hành công ty của các doanh nghiệp cổ phần hoá, đồng thời làm nảy sinh một số vấn đề pháp lý mới. Cụ thể là: Cổ phần hoá vẫn chƣa tạo ra đƣợc sự rạch ròi giữa quyền quản lý nhà nƣớc và quyền sở hữu, vì Nhà nƣớc vừa là ngƣời ban hành các quy định, vừa là cổ đông lớn. Khi sở hữu đa số cổ phần, những ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp có quyền phủ quyết các quyết định quản lý và đầu tƣ quan trọng, và điều này có thể dẫn đến trƣờng hợp can thiệp một cách duy ý chí vào hoạt động điều hành của doanh nghiệp. Ở tầm vĩ mô, việc Nhà nƣớc đóng vai trò kép - vừa là ngƣời chủ sở hữu các DNNN và các doanh nghiệp cổ phần hoá, vừa là cơ quan hành pháp tối cao - tạo ra khả năng một số cơ quan của Nhà nƣớc bị thao túng. Một vấn đề quan tâm khác là khả năng và nguồn lực của cơ quan quản lý vốn nhà nƣớc rất hạn chế trong khi cơ quan này phải giám sát cùng lúc rất nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá. Hệ quả là cho dù trở thành cổ đông lớn (nếu không nói là lớn nhất) trong nhiều doanh nghiệp thì Nhà nƣớc cũng không thể sử dụng quyền điều hành và giám sát một cách đúng đắn. Điều này, cùng với việc ngƣời lao động thƣờng chỉ có tiếng nói yếu ớt, dẫn tới tình trạng ban giám đốc không bị giám sát và trong nhiều trƣờng hợp có thể tự do làm theo ý mình, vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng lạm dụng quyền của tập thể để phục vụ lợi ích cá nhân. Hiện nay, VCB vẫn chƣa tìm đƣợc nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Vì vậy, hiện nay trong số 15.500 cổ đông của VCB thì riêng Nhà nƣớc đã nắm tới hơn 90% vốn điều lệ, những cổ đông còn lại kể cả cán bộ công nhân viên VCB mới sở hữu gần 10%. Theo quy định hiện nay, việc thông qua các quyết định của doanh nghiệp chỉ cần ít nhất 65% trong tổng số phiếu, còn những quyết định quan trọng hơn nhƣ việc thay đổi điều lệ công ty thì cần 75% số phiếu đƣợc quyền biểu quyết. Nhƣ vậy, nếu Nhà nƣớc nắm giữ hơn 90% vốn điều lệ 82 thì những ý kiến của những cổ đông khác không còn mấy ý nghĩa. Vì vậy, đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất đã gây không ít bức xúc cho các cổ đông nhỏ. Đây là một vấn đề các ngân hàng khác sẽ rút kinh nghiệm, có thể nâng tỷ lệ biểu quyết tới hơn 90% số phiếu và cần phải sửa đổi để cổ đông nhỏ có một đại diện trong Hội đồng Quản trị. Bởi nếu tính gộp tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhỏ lại thì cũng chƣa thoả mãn tỷ lệ 5% yêu cầu theo luật định. Nhƣ thế sẽ tránh tình trạng với hơn 90% tỷ lệ, cổ đông Nhà nƣớc có thể đơn phƣơng đƣa ra mọi quyết định. Biết rằng, lịch sử của VCB từ 100% vốn nhà nƣớc, hiện nay còn hơn 90% và để thay đổi tỷ lệ này cũng cần có những bƣớc chuyển tiếp dần dần. Đặc biệt, trong thời gian tới khi phát hành cho đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài 20% vốn điều lệ sẽ đa dạng hơn đối tƣợng sở hữu, quyền lợi cổ đông cũng đƣợc đảm bảo hơn. Tuy nhiên, các NHTMNN khác khi tiến hành cổ phần hoá cũng nên rút kinh nghiệm này từ Ngân hàng Ngoại thƣơng.  Chắc chắn rằng, thời gian và chi phí cho việc cổ phần hoá các ngân hàng còn lại sẽ ngắn hơn và thấp hơn VCB. Hy vọng trong thời gian ngắn nhất, ba NHTMNN còn lại là Vietinbank, BIDV và Agribank có thể tiến hành thành công quá trình cổ phần hoá. 2. KINH NGHIỆM CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC CỦA MỘT SỐ NƢỚC TIÊU BIỂU 2.1. Trung Quốc Việc cổ phần hoá Ngân hàng thƣơng mại Trung Quốc là một sự cải cách lớn trong hệ thống tài chính. Với 4 Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc: Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China); Ngân hàng Kiến thiết, Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Công thƣơng, Trung Quốc đã lần lƣợt cổ phần hoá với 83 lộ trình cụ thể (lộ trình này đƣợc xem là nội dung quan trọng trong chƣơng trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng): - Năm 2004 sẽ hoàn thành cổ phần hoá của hai ngân hàng lớn nhất là Bank of China và Ngân hàng Kiến thiết. - Năm 2005 sẽ đƣa cổ phiếu hai ngân hàng trên vào thị trƣờng chứng khoán. - Năm 2006 phát hành cổ phiếu Ngân hàng Công thƣơng. - Năm 2007 phát hành cổ phiếu Ngân hàng Nông nghiệp. Lộ trình này đã đƣợc ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc quyết tâm thực hiện và đã hoàn thành đúng tiến độ. Khi tiến hành cổ phần hoá, ngân hàng Trung Quốc đã thực hiện các nhiệm vụ: a. Cả 4 Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh thành lập các công ty khai thác tài sản độc lập để giải quyết nợ xấu trƣớc khi cổ phần hoá (mỗi công ty đƣợc cấp số vốn ban đầu là 10 tỷ Nhân dân tệ). Cách này đƣợc gọi là tách ngân hàng xấu khỏi ngân hàng tốt nghĩa là các công ty khai thác tài sản nợ đã tách ra và có thể liên doanh hoặc bán nợ. Để đạt đƣợc kết quả đó Chính phủ Trung Quốc đã triển khai theo 3 cách chính để giải quyết nợ có vấn đề:  Chứng khoán hoá nợ xấu (nghĩa là bán nợ xấu trên thị trƣờng dƣới hình thức đấu giá) Đối tƣợng mua nợ xấu là các ngân hàng hoặc các tập đoàn tài chính. Một số ngân hàng lớn nhƣ Deutsche Bank của Đức và tập đoàn Morgan Stanley của Mỹ đã mua số nợ xấu của Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc trị giá 171 triệu USD với giá chỉ bằng 1/3 so với giá trị thế chấp.  Bán 40% - 50% cho các công ty trên thị trƣờng hoặc lập công ty liên doanh liên kết chuyển mua lại nợ xấu của ngân hàng 84 Cách làm này sẽ tách bạch đƣợc ngƣời cho vay và ngƣời thu nợ. Ngƣời thu nợ sẽ tích cực hơn. Hoặc đôi khi ngƣời cho vay lại là ngƣời gửi tiền, công ty khai thác tài sản sẽ làm việc mà không ảnh hƣởng đến việc huy động tiền gửi của ngân hàng. Cách làm là bán một phần hoặc bán toàn bộ nợ, hoặc chuyển quyền sở hữu nợ cho công ty đó.  Các công ty quản lý nợ đƣợc Quốc Vụ viện Trung Quốc cho phép phát hành trái phiếu với lãi suất thấp cho 4 ngân hàng thƣơng mại nhằm lấy nợ mới trả nợ xấu cho các doanh nghiệp (trong trƣờng hợp các doanh nghiệp có khả năng trả nợ) Trƣờng hợp doanh nghiệp không có khả năng trả đƣợc nợ thì công ty quản lý nợ có quyền bán cổ phần của doanh nghiệp. Công ty sau khi nhận khoản nợ sẽ là cổ đông của doanh nghiệp và quản lý toàn bộ cổ phần tƣơng ứng với khoản nợ. Nếu cổ phiếu không bán đƣợc thì Bộ Tài chính sẽ đứng ra bảo lãnh trả thay cho doanh nghiệp. b. Điều then chốt mà các ngân hàng Trung Quốc quan tâm trong quá trình cổ phần hoá là lựa chọn các nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Ƣu tiên là các ngân hàng và tập đoàn từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Mục đích của việc lựa chọn này nhằm cải thiện cơ cấu cổ đông trong Ngân hàng Thƣơng mại vốn chỉ có các nhà đầu tƣ trong nƣớc. Thông qua đó thu hút vốn, chuyển giao công nghệ, tạo ra sự đổi mới tƣ duy quản lý, cách tiếp cận kinh doanh và đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên Chính phủ Trung Quốc vẫn xác định sở hữu chính 4 NHTMNN là Nhà nƣớc chiếm trên 51% và tỷ lệ cổ phần bán tối đa cho các cổ đông nƣớc ngoài không quá 25%. Hiện nay đã có rất nhiều ngân hàng, tập đoàn tài chính nƣớc ngoài có cổ phần tại các Ngân hàng Thƣơng mại Trung Quốc nhƣ: HSBC giữ 19,9% cổ phần của Ngân hàng Giao thông và 20% cổ phần của Ngân hàng Thƣợng Hải; Citi Bank nắm giữ 5% cổ phiếu của Ngân hàng Phố Đông Thƣợng Hải... 85 c. Cơ chế cổ phần hoá và niêm yết chỉ là một phần trong cải cách ngân hàng Trung Quốc. Đối với việc cải cách tiến hành lựa chọn cơ chế phù hợp cho từng ngân hàng và đƣa ra từng bƣớc khả thi. Ví dụ: Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc đã ƣu tiên vốn thành lập các công ty cổ phần tạo ra sức mạnh cho các Công ty cổ phần và tiến hành niêm yết, sau đó Tập đoàn Ngân hàng sẽ niêm yết sau. Mục đích ở đây là giảm tỷ lệ vốn không lành mạnh, nâng cao năng lực vốn, năng lực quản trị ngân hàng và vận hành tài chính có hiệu quả. Nhƣng cũng có ngân hàng khớp hai bƣớc này làm một do đã có khả năng nhƣ Ngân hàng Trung Quốc. d. Nâng cao tỷ lệ vốn tự có bằng cách hỗ trợ vốn từ phía Nhà nƣớc. Trong năm 2004 Chính phủ đã trích từ Quỹ dự trữ Ngoại tệ bổ sung vốn cho hai ngân hàng là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Kiến thiết 45 tỷ USD. Với số vốn cấp thêm này đã tạo điều kiện tăng vốn nhƣng quan trọng hơn là cổ phần hoá của ngân hàng trong ngân hàng thƣơng mại đã đạt trên 51%. Ngoài Chủ tịch Hội đồng quản trị do Nhà nƣớc bổ nhiệm còn có thêm thành viên của Uỷ ban Giám sát Ngân hàng để quản lý vốn Nhà nƣớc. e. Việc cổ phần hoá về nguyên tắc phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu 8% (thực tế những tài sản đã niêm yết ở Hongkong thì đã đạt Basel 10. Tuy nhiên trong thực tế do nhu cầu bức xúc cũng có Ngân hàng thƣơng mại tỷ lệ này còn ở mức 5% vẫn đƣợc tiến hành cổ phần hoá. Công cuộc tái cơ cấu vẫn tiếp tục lâu dài sau khi cổ phần hoá. Mặc dầu Trung Quốc đã trở thành cƣờng quốc thƣơng mại lớn thứ ba thế giới, thị trƣờng tài chính phát triển mạnh nhƣng đặc thù của các NHTMNN cũng có điểm tƣơng đồng với Việt Nam về quy mô vốn nhỏ, thị phần hoạt động và đối tƣợng cho vay chủ yếu là DNNN. Vì vậy, những kinh nghiệm cổ phần hoá ở Trung Quốc cũng rất cần thiết cho quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam. 2.2. Ba Lan 86 Trong khối các nƣớc Đông Âu thì Ba Lan là nƣớc đi đầu trong quá trình cổ phần hoá các DNNN. Quá trình cổ phần hoá này đƣợc sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính của WB và nhóm các nƣớc G7. Trong quá trình cổ phần hoá các DNNN, thì các NHTMNN cũng nằm trong quá trình cổ phần hoá đó, quá trình cổ phần hoá NHTMNN của Ba Lan đƣợc lên kế hoạch rõ ràng là đến hết năm 1996 sẽ cổ phần hoá 7 trong số 9 NHTMNN. Ban đầu kế hoạch đƣợc đƣa ra là nhà nƣớc sẽ năm 30% cổ phiếu, nhân viên ngân hàng sẽ năm 20%, số còn lại sẽ đƣợc bán đấu giá cho các nhà đầu tƣ nhỏ và một số đối tác chiến lƣợc. Tuy nhiên tỷ lệ này đã đƣợc điều chỉnh qua thời gian. Ngay từ ban đầu kế hoạch cổ phần hoá của Ba Lan đã đƣợc xây dựng với mục tiêu: - Duy trì sở hữu của các nhà đầu tƣ trong nƣớc, tránh sự thôn tính của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. - Tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nƣớc. - Củng cố, phát triển hệ thống ngân hàng nội địa, chuẩn bị cho sự cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài. Hai NHTMNN đầu tiên với chất lƣợng quản lý và tình hình tài chính tƣơng đối tốt hơn đƣợc bắt đầu tiến hành cổ phần hoá vào năm 1991, và thực sự trở thành doanh nghiệp cổ phần hoá vào tháng 3/1993. Ngân hàng đầu tiên đƣợc cổ phần hoá là ngân hàng Wielkopolski Bank Kredytowy (WBK) với giá bán trung bình là 6,89 USD/cổ phiếu. Phƣơng thức bán là thoả thuận giữa ngƣời mua và nhà nƣớc để đạt giá bán ra. Đến tháng 6/1993 (sau 3 tháng) cổ phiếu ngân hàng này đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán với giá 19,66 USD (cao hơn 3 lần so với giá bán khi tiến hành cổ phần hoá). Ngân hàng này đƣợc tiến hành cổ phần hoá với sự trợ giúp cả về kỹ thuật và đảm bảo tài 87 chính từ phía WB để thu hút các đối tác đầu tƣ chiến lƣợc từ nƣớc ngoài nhằm chuyển giao công nghệ ngân hàng vào Ba Lan. Vì vậy, đến năm 1997 thì ngân hàng Allied Irish Bank đã nắm quyền kiểm soát ngân hàng với 60% cổ phiếu. NHTMNN thứ hai của Ba Lan đƣợc cổ phần hoá là Ngân hàng Slaski (BSK). Ngân hàng này đƣợc tiến hành cổ phần hoá vào tháng 12/1993 chậm hơn so với ngân hàng WBK 9 tháng. Nhằm tránh tình trạng định giá cổ phiếu thấp quá nhƣ đã diễn ra với ngân hàng trƣớc nên cổ phiếu lần này đƣợc lên kế hoạch bán đấu giá công khai. Tuy nhiên quá trình bán đấu giá công khai đã không thành công do có sự thay đổi về chính phủ sau bầu cử. Vì vậy giá bán cổ phiếu ngân hàng này đƣợc định giá là 25 USD/cổ phiếu. Với tỷ lệ công nhân viên đƣợc mua ƣu đãi giá 12,5 USD/cổ phiếu với 10% cổ phần, nhà nƣớc giữ 33%, bán cho nhà đầu tƣ chiến lƣợc ING Bank của Hà Lan 25,9% và số còn lại bán cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc. Đến ngày 25/01/1994 thì cổ phiếu ngân hàng này đƣợc niêm yết và lần này thì giá cổ phiếu đƣợc thị trƣờng chấp nhận tại phiên giao dịch đầu tiên là 337,5 USD/cổ phiếu cao gấp 13,5 lần giá bán ban đầu khi tiến hành cổ phần hoá. Đến tháng 7/1996 ING mua thêm 28% cổ phần của nhà nƣớc và nắm tỷ lệ chi phối là 54%. Ngân hàng thứ ba đƣợc tiến hành cổ phần hoá là ngân hàng PrzemyslowoHandlowy (BPH) vào tháng 1/1995. Tuy nhiên đây là ngân hàng có chất lƣợng quản lý và tín dụng thấp hơn so với 2 ngân hàng trƣớc nên mặc dù đã đƣa cổ phiếu ra đấu giá công khai nhƣng giá bán (giá trúng thầu) bằng đúng với giá thấp nhất của chính phủ đƣa ra ban đầu và nhà nƣớc vẫn nắm 43% cổ phần. Trƣớc tình hình đó, năm 1995 chính phủ Ba Lan đã đƣa ra kế hoạch củng cố các ngân hàng trƣớc khi tiến hành cổ phần hoá rộng hơn nữa. Đây là kế 88 hoạch vừa để đảm bảo tận thu cho ngân sách nhà nƣớc vừa hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối của nƣớc ngoài. Tháng 12/1995 ngân hàng thứ tƣ đƣợc tiến hành cổ phần hoá đó là ngân hàng Gdanski (BG). Kế hoạch đƣợc thông báo là 33% cổ phiếu đƣợc bán cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo danh mục đầu tƣ (không bán cho 1 hoặc 2 đối tác chiến lƣợc nhƣ các ngân hàng cổ phần hoá trƣớc), 33% đƣợc bán cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc, 4% đƣợc bán cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, còn lại 30% nhà nƣớc tiếp tục nắm giữ. Nhƣ vậy kế hoạch này đã thể hiện ý chí của chính phủ lúc đó là không muốn một hoặc một nhóm nhỏ những đối tác nƣớc ngoài sẽ nắm đƣợc cổ phần chi phối. Cuối năm 1995 với cố gắng của chính phủ nhằm tránh sự chi phối hệ thống ngân hàng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và sự cạnh tranh của các ngân hàng nƣớc ngoài, chính phủ đã công bố kế hoạch củng cố các ngân hàng còn lại bằng việc sáp nhập tất cả các NHTMNN còn lại cung với ngân hàng BPH thành 2 ngân hàng lớn. Đầu tiên là ngân hàng Handlowy (BH), đây là ngân hàng hoạt động lâu nhất tại Ba Lan. Ngân hàng này hoạt động từ năm 1870 là một ngân hàng tƣ nhân, đƣợc quốc hữu hoá sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Ngân hàng này nhờ truyền thống vẫn là một ngân hàng mạnh vì vậy không có gì nhiều để tiến hành cải tổ. Nhóm thứ hai là ngân hàng Pekao S.A đã đứng ra sáp nhập 3 NHTMNN khác vào để thành lập nên ngân hàng Pekao. Hiện nay, đây là ngân hàng lớn nhất Ba Lan chiếm 20% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng. Bài học rút ra: - Có quá nhiều mục tiêu đƣợc đặt ra cho việc cổ phần hoá NHTMNN cộng với sự bất ổn về chính trị, đặc biệt là mục tiêu ƣu tiên của chính phủ 89 thay đổi sẽ làm cho tiến trình cổ phần hoá chậm lại, từ đó ảnh hƣởng chung đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng. - Vấn đề định giá cổ phiếu hay là việc đánh giá giá trị tài sản doanh nghiệp là vấn đề quan trọng. Nếu làm sai có thể gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nƣớc. - Không lƣờng trƣớc đƣợc nhu cầu của thị trƣờng về cổ phiếu của một ngân hàng có thể gây bất ổn cho cả quá trình cổ phần hoá DNNN nói chung. - Cần phát triển thị trƣờng giao dịch chứng khoán song hành với việc cổ phần hoá doanh nghiệp. - Cần có kế hoạch thu hút các nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài cụ thể, tránh tình trạng chữa cháy khi thấy không kiểm soát đƣợc hệ thống ngân hàng. 3. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC Cổ phần hoá các NHTMNN là một điều rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Phải khẳng định cổ phần hoá ở đây là làm tăng thêm vốn cho các NHTMNN chứ không làm giảm số vốn và tài sản của nhà nƣớc đang có ở các ngân hàng này. Vì đặc thù và vai trò đặc biệt quan trọng của các NHTMNN trong việc đẩy mạnh phát triển và ổn định nền kinh tế nên nhà nƣớc cần phải giữ vai trò chủ đạo và nắm số cổ phần chi phối trong các ngân hàng này. Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá NHTMNN cần tiến hành nhiều giải pháp đồng thời: 3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý Một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình cổ phần hoá VCB là tình trạng can thiệp của các cơ quan công quyền, hệ thống văn bản hành chính, thủ tục rƣờm rà, chồng chéo. Văn bản pháp quy cao nhất về cổ phần hoá hiện nay là Nghị định của Chính phủ. Nghị định của Chính phủ về cổ 90 phần hoá thƣờng thay đổi, khi Nghị định mới ra đời thì phải chờ ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ làm ảnh hƣởng đến tiến trình cổ phần hoá. Đã đến lúc cần sự can thiệp của Quốc hội, không thể phó mặc cho Chính phủ chỉ đạo điều hành việc cổ phần hoá bằng những nghị định, cần phải luật hoá những quy định về cổ phần hoá DNNN. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải ban hành một luật về cổ phần hoá bởi vấn đề này chỉ diễn ra trong một thời kỳ nhất định. Chỉ cần Quốc hội ban hành một pháp lệnh về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần, trong đó quy định cụ thể về mục tiêu cổ phần hoá DNNN, các ngành, các lĩnh vực phải đƣợc cổ phần hoá triệt để, quy định trình tự, thủ tục, thời gian… phải hoàn thành việc cổ phần hoá ở từng ngành, từng lĩnh vực và các chế tài đối với những hành vi cố tình trì hoãn việc cổ phần hoá. Việc ban hành văn bản có giá trị pháp lý cao nhƣ vậy sẽ ngăn chặn đƣợc tình trạng tuỳ tiện thay đổi kế hoạch, kéo dài thời gian cổ phần hoá nhằm những mục đích thiếu minh bạch. Ngoài ra, NHTMNN hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu chế định của Luật DNNN. “Sau cổ phần hoá, nếu cổ phần của Nhà nƣớc chiếm trên 50% thì ngoài 2 luật trên, ngân hàng cổ phần hoá còn phải tuân thủ Luật Doanh nghiệp; còn trƣờng hợp Nhà nƣớc không giữ cổ phần chi phối thì ngân hàng cổ phần hoá chịu chế định của 2 luật là Luật các tổ chức tín dụng và Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Luật DNNN và Luật Doanh nghiệp, nếu cùng một vấn đề có quy định khác nhau thì doanh nghiệp thực hiện theo luật chuyên ngành. Trong trƣờng hợp này, luật chuyên ngành là Luật các tổ chức tín dụng” [14]. Nhƣ vậy, khuôn khổ pháp lý quá phức tạp và rƣờm rà. Vì vậy, việc có Luật NHTMNN cổ phần hoá là việc hết sức cần thiết để tránh đƣợc vấn đề trên. Quá trình cổ phần hoá không thể tách rời bối cảnh chung của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự gia tăng số DNNN nói riêng và các ngân hàng nói 91 chung đƣợc cổ phần hoá, một mặt sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế đất nƣớc, nhƣng cũng là một nhân tố dẫn tới sự phát triển tự phát sang chủ nghĩa tƣ bản. Chính vì vậy, cùng với sự quản lý, điều tiết các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá, việc quản lý điều tiết các doanh nghiệp này cũng hết sức quan trọng. Song sự quản lý, điều tiết các doanh nghiệp không đơn giản, mà điều quan trọng bậc nhất là phải bảo đảm lợi ích của các chủ doanh nghiệp. Chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa làm chỗ dựa cho các doanh nghiệp phát triển, vừa bảo đảm cho sự phát triển các doanh nghiệp không đi chệch con đƣờng mà chúng ta đã lựa chọn. Quản lý theo pháp luật là yêu cầu và cũng là tiền đề để hƣớng sự phát triển của các doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau vào mục đích chung phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc cần đặc biệt tăng cƣờng sự lãnh đạo, quản lý của mình thông qua hệ thống pháp luật. 3.2. Xác định giá trị doanh nghiệp thông qua tổ chức tƣ vấn quốc tế Có thể nói, định giá không phải là một môn khoa học chính xác. Các phƣơng pháp định giá hoặc dựa trên thông tin quá khứ, hoặc là dựa trên dự đoán về tƣơng lai. Phƣơng pháp dựa trên thông tin quá khứ có thể không phản ánh đƣợc hiện tại và tƣơng lai, còn phƣơng pháp dựa trên suy đoán về tƣơng lai thì phụ thuộc vào độ chính xác của suy đoán. Cách duy nhất hạn chế những điểm yếu này là chào bán trên thị trƣờng công khai. Nhà nƣớc khi bán tài sản đƣơng nhiên mong muốn đảm bảo rằng ngƣời mua trả gần với giá trị thực và do đó muốn áp dụng một số kỹ thuật định giá tiêu chuẩn. Tuy nhiên, điều này khó thực hiện đƣợc ở những thị trƣờng nhƣ Việt Nam khi mà quyền sử dụng đất thƣờng chiếm một phần lớn giá trị của DNNN, trong khi đó không có thông tin thị trƣờng để xác định đƣợc giá trị của quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc thuê nhà tƣ vấn nƣớc ngoài là một việc hết sức cần thiết. 92 Sau một quá trình dài tranh cãi về việc nên định giá VCB nhƣ thế nào, Chính phủ đã quyết định dựa trên ý kiến của đơn vị tƣ vấn là không đánh giá lại giá trị sổ sách của VCB. Tất cả tài sản đều đƣợc giữ nguyên giá trị sổ sách để xác định vốn chủ sở hữu, từ đó tính toán vốn điều lệ mới trên cơ sở tỷ lệ nắm giữ cần thiết của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, việc định giá doanh nghiệp là một việc làm không cần thiết và lạc hậu. Vì vậy, không nên định giá NHTMNN thông qua Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp (Ngân hàng Nhà nƣớc) thành lập. Ngân hàng nên thuê tổ chức tƣ vấn quốc tế có kinh nghiệm về cổ phần hoá DNNN ở các nƣớc. VCB nói riêng và các NHTMNN nói chung đã có thƣơng hiệu và uy tín trong và ngoài nƣớc. Do đó, việc định giá thƣơng hiệu và các tài sản khác của các NHTMNN cần có sự tƣ vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ trong lĩnh vực này. 93 3.3. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ chiến lƣợc Thực tế đã chứng minh ảnh hƣởng tích cực của nhà đầu tƣ chiến lƣợc đối với doanh nghiệp. Việc kết hợp với nhà đầu tƣ chiến lƣợc trong tiến trình cổ phần hoá các DNNN nói chung và các ngân hàng nói riêng đƣợc ví nhƣ những cuộc “hôn nhân” tự nguyện. Để cuộc “hôn nhân” này đƣợc hạnh phúc và bền vững, ngoài việc tìm hiểu kỹ lƣỡng khả năng đáp ứng của các nhà đầu tƣ chiến lƣợc tiềm năng với yêu cầu của mình, các ngân hàng cũng cần quan tâm tới yêu cầu của các nhà đầu tƣ chiến lƣợc tiềm năng đối với mình. Vì vậy, nên mở rộng sự tham gia của nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Ngoài ra, quy định về phƣơng thức tham gia của nhà đầu tƣ chiến lƣợc cũng cần linh hoạt và hợp lý hơn, để phát huy hiệu quả và ảnh hƣởng tích cực của nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Ví dụ, nhà đầu tƣ chiến lƣợc sau khi đáp ứng đƣợc các yêu cầu, có thể đƣợc tiếp cận, tìm hiểu thực trạng, cùng tham gia xây dựng, đánh giá chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh tƣơng lai của ngân hàng. Lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc là một nghiệp vụ có ảnh hƣởng tích cực tới giá trị ngân hàng và sự phát triển vững mạnh, bền vững của ngân hàng trong tƣơng lai, đặc biệt là trong tiến trình cổ phần hoá, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. Lựa chọn đúng nhà đầu tƣ chiến lƣợc sẽ giúp cho quá trình cổ phần hoá của các ngân hàng và đẩy mạnh quá trình phát triển nền kinh tế, cũng nhƣ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc. 3.4. Gắn liền việc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán với việc cổ phần hoá ngân hàng Cổ phần hoá cần gắn với niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán. Vì vậy, đòi hỏi phát triển thị trƣờng chứng khoán của Việt Nam phải lớn mạnh, xứng đáng là sàn giao dịch công bằng, bình đẳng, minh bạch, hiệu quả cho các nhà đầu tƣ. Cần gắn liền việc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán với việc cổ phần hoá ngân hàng: Việc đƣa vào các quy định pháp lý ngay từ 94 đầu các điều khoản yêu cầu các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết khi cổ phần hoá phải tổ chức bán đấu giá và niêm yết ngay trên thị trƣờng chứng khoán. Điều này sẽ tạo ra một thói quen cho ngân hàng khi cổ phần hoá với việc minh bạch và công khai hoá thông tin ngay từ đầu. Có nhƣ vậy thị trƣờng chứng khoán sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá NHTMNN thông qua việc thực hiện thành công việc bán cổ phần của các NHTMNN cổ phần hoá. Và một khi cổ phiếu ngân hàng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán thị sẽ có một khối lƣợng hàng hoá lớn đƣợc niêm yết và giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán, tạo nên sự sôi động trên thị trƣờng chứng khoán và chắc chắn thị trƣờng chứng khoán Việt Nam sẽ tiến lên một bƣớc. 3.5. Phát triển nguồn nhân lực Sau khi cổ phần hoá, các NHTMNN đƣợc hoạt động với tƣ cách là công ty cổ phần nên giám đốc có quyền sử dụng lao động theo luật định về tuyển chọn, sử dụng, ký hợp đồng lao động, thậm chí sa thải, trả lƣơng theo chất lƣợng công việc, quyết định về chế độ đãi ngộ. Lao động trong ngân hàng là cổ đông của ngân hàng, có thể làm việc hoặc không làm việc trực tiếp cho ngân hàng. Trƣớc đó, các ngân hàng có thể sắp xếp giảm biên chế, cho về hƣu sớm đối với ngƣời lao động trên cơ sở đảm bảo thu nhập cho họ dựa vào Quỹ sắp xếp lao động của ngân hàng. Nhƣ vậy, bài toán về giải quyết nguồn lao động dôi dƣ - bài toán nan giải hiện nay sẽ đƣợc giải quyết phần nào. Cần đổi mới tổ chức và mạng lƣới các chi nhánh NHTMNN một cách có hiệu quả. Nâng cao trình độ cán bộ trong các ngân hàng này để có thể đáp ứng đƣợc các đòi hòi đặt ra trong tiến trình cổ phần hoá và hội nhập, và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn phát triển tới. Với các ngân hàng nhà nƣớc chƣa cổ phần hoá, tất cả ngƣời lao động, cán bộ trong ngân hàng đó, nhất là các cán bộ nghiên cứu và quản lý, cần tích cực tham gia suy nghĩ, hiến kế, tham mƣu cho Ban lãnh đạo để thu hút và tranh thủ đƣợc các ý kiến đóng góp và sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo và 95 các cán bộ nghiên cứu, quản lý ngoài ngành và giúp ngân hàng đó có thể tiến hành cổ phần hoá, đáp ứng cả về thời hạn lẫn chất lƣợng. Kết luận chƣơng III Kết quả cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam giúp chúng ta có những kinh nghiệm quý báu từ phát hành trái phiếu tăng vốn, về xử lý nợ và tài sản tồn đọng, về lựa chọn tổ chức tƣ vấn, về phát hành cổ phiếu đến lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc... Từ đó, góp phần triển khai cổ phần hoá các NHTMNN đƣợc thuận lợi hơn, quản lý chặt chẽ nguồn vốn của Nhà nƣớc trong các NHTMNN, từng bƣớc nâng cao sức cạnh tranh và vai trò chủ đạo của các NHTMNN trong nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Ngoài việc rút kinh nghiệm từ ngân hàng thí điểm cổ phần hoá, thì việc tìm hiểu kinh nghiệm từ nƣớc ngoài cũng là điều cần thiết. Khoá luận lấy kinh nghiệm cổ phần hoá NHTMNN của hai nƣớc là Trung Quốc và Ba Lan. Trung Quốc là một nƣớc liền kề với Việt Nam, có những đặc điểm lịch sử giống Việt Nam và đặc biệt các NHTMNN cũng có những điểm tƣơng đồng với Việt Nam về quy mô vốn nhỏ, thị phần hoạt động và đối tƣợng cho vay chủ yếu là DNNN. Còn Ba Lan là một nƣớc đi đầu và là một điển hình trong quá trình cổ phần hoá ở các nƣớc Đông Âu. Chắc chắn việc cổ phần hoá của 2 nƣớc này đã đem lại nhiều bài học quý báu cho công cuộc cổ phần hoá NHTMNN ở Việt Nam. Theo cam kết, lộ trình gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), chúng ta phải cho các ngân hàng nƣớc ngoài vào kinh doanh tại Việt Nam, điều đó sẽ gây sức ép rất lớn đối với hệ thống NHTMNN. Muốn cho quá trình cổ phần hoá các NHTMNN tiến hành nhanh hơn, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp thông qua tổ chức tƣ vấn quốc tế, tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tƣ chiến lƣợc, gắn liền việc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán với việc cổ phần hoá ngân hàng. Hy 96 vọng thời gian và chi phí cho việc cổ phần hoá các NHTMNN còn lại sẽ ngắn hơn và thấp hơn rất nhiều so với VCB. 97 KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng. Nhƣng thời cơ luôn đến cùng thách thức và phần thắng sẽ thuộc về những ngƣời dám bứt phá, vƣợt qua chính mình để đối mặt với thách thức, nắm lấy thời cơ. Chính vì vậy, thẳng thắn nhìn nhận các nguy cơ, mạnh dạn “cải tổ” nên đƣợc xem là tiền đề quan trọng để tự tin bƣớc vào WTO. Để có thể đứng vững và tự tin bƣớc vào sân chơi bình đẳng này, hệ thống NHTMNN cần phải có cải cách triệt để. Trong đó, việc quyết định mô hình sở hữu đóng vai trò quan trọng bậc nhất hiện nay - mô hình Cổ phần hoá NHTMNN Việt Nam. Khoá luận đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: Thứ nhất, cổ phần hoá đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc. Tại Việt Nam, quá trình cổ phần hoá đã trở thành một diễn đàn mang tính thời sự trong những năm 90 của thế kỷ trƣớc và những năm đầu thế kỷ XXI khi hàng ngàn doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc cổ phần hoá. Cổ phần hoá DNNN đƣợc coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm không ngừng đổi mới và phát triển DNNN. Quy trình cổ phần hoá ở mỗi nƣớc là khác nhau. Ở Việt Nam, theo Thông tƣ 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy trình thực hiện cổ phần hoá ở Việt Nam bao gồm 3 bƣớc chính: xây dựng phƣơng án cổ phần hoá, tổ chức bán cổ phần và hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Thứ hai, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo xu hƣớng hội nhập, thì dứt khoát phải phát triển mạnh các công ty cổ phần, phát triển thị trƣờng chứng khoán. Hệ thống NHTMNN cũng không nằm ngoài xu hƣớng chung đó. So với cổ phần hoá DNNN, cổ phần hoá NHTMNN có những nét đặc thù nhất định và việc cổ phần hoá cũng sẽ có những khó khăn hơn so với 98 cổ phần hoá một DNNN thông thƣờng. Vì vậy, cần thí điểm cổ phần hoá một hoặc hai ngân hàng, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục mở rộng cổ phần hoá các NHTMNN còn lại, tránh những sai lầm không đáng có. Thứ ba, ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam là một ngân hàng đƣợc tiến hành thí điểm. Có thể nói, quá trình cổ phần hoá NHNT Việt Nam đƣợc đánh dấu bằng sự kiện phát hành trái phiếu tăng vốn rất thành công năm 2005. NHNT đã rất nỗ lực trong việc xử lý nợ và tài sản tồn đọng. NHNT đã tiến hành IPO rất thành công vào cuối năm 2007, thu hút đƣợc sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tƣ. Và đến 23/05/2008, NHNT đã chính thức đƣợc cấp Giấy phép thành lập và trở thành Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam. Thứ tƣ, việc học tập cổ phần hoá NHTMNN ở Trung Quốc - một nƣớc liền kề với Việt Nam, có những đặc điểm lịch sử giống Việt Nam và đặc biệt các NHTMNN cũng có những điểm tƣơng đồng với Việt Nam về quy mô vốn nhỏ, thị phần hoạt động và đối tƣợng cho vay chủ yếu là DNNN và Ba Lan - một nƣớc đi đầu và là một điển hình trong quá trình cổ phần hoá ở các nƣớc Đông Âu là một điều cần thiết. Chắc chắn việc cổ phần hoá của 2 nƣớc này đã đem lại nhiều bài học quý báu cho công cuộc cổ phần hoá NHTMNN ở Việt Nam. Thứ năm, kết quả cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam giúp chúng ta có những kinh nghiệm quý báu từ phát hành trái phiếu tăng vốn, về xử lý nợ và tài sản tồn đọng, về lựa chọn tổ chức tƣ vấn, về phát hành cổ phiếu đến lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc... Thứ sáu, trên cơ sở rút kinh nghiệm cổ phần hoá NHTMNN ở Ba Lan, Trung Quốc và ở Việt Nam, khoá luận đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá NHTMNN ở Việt Nam. 99 Quá trình cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam là một bƣớc tiến quan trọng trong công cuộc cổ phần hoá NHTMNN ở Việt Nam. Mặc dù mỗi ngân hàng có màu sắc riêng, nhƣng chắc chắn, thông qua quá trình đó, mỗi NHTMNN đã rút kinh nghiệm cho mình. Chắc chắn rằng, thời gian và chi phí cho việc cổ phần hoá các ngân hàng còn lại sẽ ngắn hơn và thấp hơn VCB. Hy vọng trong thời gian ngắn nhất, ba NHTMNN còn lại là Vietinbank, BIDV và Agribank có thể tiến hành thành công quá trình cổ phần hoá. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhƣng do khả năng có hạn, khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn. Nhân dịp này cho phép em đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy, cô giáo của trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đã truyền thụ kiến thức cho chúng em là những sinh viên đƣợc học tập. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hải đã quan tâm giúp đỡ, hƣớng dẫn để bản thân em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: Sách, báo, tạp chí: 1. Phí Văn Chỉ (chủ biên) (2000), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc và sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong công ty cổ phần, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 9 - 10, Hà Nội. 2. ThS. Trần Đình Cƣờng (2005), Ảnh hƣởng của nhà đầu tƣ chiến lƣợc đối với giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hoá, Tạp chí Tài chính (tháng 5/2005). 3. Hoàng Ngọc Hải (2006), Cổ phần hoá ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2006. 4. Trịnh Hữu Hạnh (2003), Sự cần thiết phải cổ phần hoá các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Ngân hàng, số 13/2003. 5. Nguyễn Thanh Hiền (2005), Bàn về cổ phần hoá các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, Tạp chí Tài chính (tháng 7/2005). 6. TS. Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Một số quan điểm về cổ phần hoá ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, Tạp chí Tài chính (tháng 10/2004). 7. ThS. Trịnh Phong Lan (2007), Cổ phần hoá ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc - Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Tạp chí Tài chính (tháng 5/2007). 8. TS. Hoàng Thị Liễu (2006), Cổ phần hoá - Con đƣờng dẫn tới hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp, Thông tin phục vụ lãnh đạo, 19 - 23, số 20 (355). 9. TS. Lê Quốc Lý (2005), Bàn về cổ phần hoá ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 5/2005. 10. Huy Minh (2007), Các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc đang chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Tạp chí Ngân hàng, số 16 (tháng 8/2007). 11. Trần Ngọc Minh (2006), Cổ phần hoá ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc - Những vấn đề đặt ra và giải pháp thúc đẩy, Tạp chí Phát triển kinh tế (tháng 8/2006). 12. ThS. Cao Thị Ý Nhi (2006), Cổ phần hoá ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc Việt Nam trên cơ sở bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 114/2006. 13. Nguyễn Văn Phƣơng (2005), Cổ phần hoá ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc - cần có quy định thích hợp, Tạp chí Thƣơng mại, số 8/2005. 14. TS. Nguyễn Đình Tài (2004), Cổ phần hoá ngân hàng thƣơng mại quốc doanh: Đƣợc và mất, Tạp chí Tài chính (tháng 8/2004). 15. TS. Hoàng Đức Tảo (chủ biên) (1993), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc - kinh nghiệm thế giới, Nhà xuất bản thống kê, 8 - 12, Hà Nội. 16. Hoàng Công Thi (1993), Hỏi và đáp về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 17. Nguyễn Đình Tự (2006), Cổ phần hoá các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc trong phát triển thị trƣờng chứng khoán ở nƣớc ta, Tạp chí Cộng sản, số 4 (tháng 2/2006). 18. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Bàn về cổ phần hoá Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, Nhà xuất bản Thống kê, 56 - 58, Hà Nội. 19. Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nƣớc thành công ty cổ phần. 20. Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc thành công ty cổ phần. 21. Thông tƣ TT50-TC/TCDN ngày 30/08/1996 của Bộ tài chính về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nƣớc thành công ty cổ phần. Internet: 22. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, VCB tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ nhất năm 2008, 27/04/2008, 4&Itemid=30 23. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, VCB lãi trên 9 tỷ đồng quý I/2008, 24/04/2008, 4&Itemid=30 24. Vietcombank (2006), Khái quát Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam. 25. Vietcombank, Con số và sự kiện Vietcombank năm 2007, 10/01/2008, 26. Vietcombank, Thông báo về giá đấu bình quân thực tế đợt IPO của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, 14/02/2008, 27. Vietcombank, Biên bản họp Đại hội cổ đông lần thứ nhất, 26/04/2008. Tài liệu tiếng Anh 28. D.G.McFetridge (1997), The economics of Privatization, C.D. Howe Institute Benefactors Lecture.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4255_2737.pdf
Luận văn liên quan