Kế toán quản trị chi phí là một nội dung rất quan trọng và cần thiết trong hệ
thống quản lý của doanh nghiệp, góp phần khẳng định chức năng cung cấp thông tin
của hệ thống kế toán trong quản lý, cũng như góp phần giúp doanh nghiệp đạt được
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Công tác kế toán quản trị nói chung và công
tác kế toán quản trị chi phí nói riêng ở Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên
Huế còn rất hạn chế, vì vậy việc tìm hiểu và đưa ra những giải pháp hoàn thiện kế toán
quản trị chi phí ở Doanh nghiệp này là hết sức cần thiết, điều này không chỉ cần thiết ở
riêng mỗi doanh nghiệp mà là vấn đề chung của đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, phân tích cả về lý luận cũng như thực tiễn,
luận văn đã giải quyết được một số nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí,
làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn
tại về kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế.
Thứ hai, phản ánh thực trạng kế toán quản trị chi phí của Công ty Cổ phần In và
Dịch vụ Thừa Thiên Huế, từ đó nhận thấy được những điểm tích cực, những mặt hạn
chế cần phải hoàn thiện và đưa ra giải pháp để hoàn thiện những mặt hạn chế đó.
Thứ ba, để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In và Dịch
vụ Thừa Thiên Huế, luận văn đã đưa ra các giải pháp: Đề xuất phân loại chi phí theo
cách ứng xử chi phí nhằm phục vụ nhu cầu hạch toán và quản lý chi phí, tổ chức công
tác kế toán quản trị chi phí tại công ty đề đáp ứng nhu cầu thông tin và ra quyết định,
kiểm soát tốt chi phí, xây dựng định mức và dự toán chi phí nguyên vật liệu, xây dựng
dự toán linh hoạt và hoàn thiện phân tích biến động chi phí sản xuất ở Công ty.
Đại học Kinh tế Huế
100 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí sản xuất chung.
- Sổ chi tiết tài khoản 627.
- Sổ cái tài khoản 627.
Chứng
từ gốc
(PBCV)
Bảng
chi
tiết
lương
Bảng
phân bổ
lương và
các khoản
BH
Nhật
ký
chứng
từ
Sổ chi
tiết tài
khoản
622
Sổ
cái
TK
622
SVTH: Tống Thị Linh 59
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” để hạch toán.
Tài khoản 627 được tập hợp chung cho toàn bộ hoạt động của công ty.
Quy trình ghi sổ
Sơ đồ 2.7. Quy trình ghi sổ Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”
Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán thực hiện hạch toán và ghi sổ, sử dụng các sổ
sách liên quan đến chi phí sản xuất chung được phân bổ và theo dõi đầy đủ theo các
quy định và yêu cầu tại công ty. Đối tượng tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
là toàn bộ quy trình sản xuất. Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn bộ hoạt
động của công ty. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản để tính giá thành.
Đặc biệt công ty có công nhân thử việc hay học nghề, công ty sử dụng tài khoản
3342 để phản ánh tiền lương phải trả cho lao động học nghề. Phần chi phí cho lao
động học nghề không tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp mà được tập hợp vào chi
phí sản xuất chung dù công nhân học nghề cũng tham gia vào sản xuất và có tạo ra
một lượng giá trị sản phẩm nhất định.
Công ty thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng, không tổ chức thực hiện bán
hàng qua đại lý hay các hình thức bán lẻ khác, các chi phí phục vụ cho việc bán hàng
như bao bì đóng gói, vận chuyển bốc xếp hàng hóa chuyển giao cho khách hàng được
hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
d) Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chứng từ sử dụng
Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp công ty sử dụng các chứng từ, sổ
sách sau:
- Hóa đơn dịch vụ mua ngoài.
- Bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội của cán bộ
quản lý doanh nghiệp, nhân viên văn phòng.
- Nhật ký chứng từ.
Chứng từ
gốc
Sổ chi tiết
tài khoản
627
Sổ cái tài
khoản 627
Nhật ký
chứng từ
SVTH: Tống Thị Linh 60
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
- Sổ chi tiết tài khoản 642.
- Sổ cái tài khoản 642.
Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” để hạch toán
chi phí quản lý doanh nghiệp.
Quy trình hạch toán
Chi phí quản lý doanh nghiệp có bao gồm tiền lương của cán bộ quản lý doanh
nghiệp, nhân viên văn phòng. Đối với cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng công ty áp
dụng hình thức trả lương theo thời gian với công thức sau:
Lương nhân
viên văn phòng
= Hệ số lương x Lương tối thiểu x
Số ngày công
thực tế
Công ty có quỹ lương nội bộ riêng, lương tối thiểu áp dụng là 540.000
đồng/tháng, tính một tháng có 26 ngày công. Hệ số lương của mỗi nhân viên tùy thuộc
vào chức vụ và năng lực. Có thể cùng là trưởng phòng nhưng ở những phòng khác
nhau có hệ số lương cũng khác nhau.
Ngoài phần lương của cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, thì chi phí quản lý
doanh nghiệp còn nhiều khoản khác, trong đó có chi phí dịch vụ mua ngoài như điện,
nước. Ví dụ:
Tiền điện tháng 12/2013 của Công ty theo Hóa đơn số 0063672 là 40.500.800
đồng, thuế GTGT 10% là 4.050.080 đồng. Kế toán sẽ tiến hành định khoản:
Nợ TK 642: 40.500.800 đồng
Nợ TK 1331: 4.050.080 đồng
Có TK 331: 44.550.880 đồng
Sau khi định khoản kế toán sẽ tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán của
công ty. Phần chi phí này sẽ được hạch toán chi tiết vào sổ chi tiết tài khoản 642 - Chi
phí quản lý doanh nghiệp và các sổ khác theo đúng quy định.
SVTH: Tống Thị Linh 61
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2.16. Sổ chi tiết tài khoản 642
CÔNG TY CP IN VÀ DỊCH VỤ THỪA THIÊN HUẾ
57 Bà Triệu, TP Huế
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 01 năm 2014
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Phát sinh Số dư
Ngày Số Nợ Có Nợ Có
1 2 3 4 5 6 7 8
Dư đầu kỳ
10/01/2014
Tiền điện
tháng 12/2013 331 40.500.800 40.500.800
2.2.3.4. Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty
Công ty có tiến hành phân tích chi phí nhưng chỉ chú trọng công tác phân tích
trên Báo cáo tài chính, công ty không tiến hành phân tích chi tiết cụ thể về các khoản
mục chi phí nhằm cho thấy rõ mức độ chênh lệch giữa số liệu thực tế so với số liệu dự
toán để tìm ra nguyên nhân gây ra chênh lệch và tiến hành các điều chỉnh phù hợp.
Công ty cũng chỉ mới lập các báo cáo thực hiện giá thành.
SVTH: Tống Thị Linh 62
Đạ
i h
ọ
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ DỊCH VỤ
THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ
Thừa Thiên Huế
3.1.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy của công ty được tổ chức chặt chẽ và hợp lý, thể hiện:
Thứ nhất, điều đó thể hiện ở sự phân công lao động kế toán một cách khoa học
của lãnh đạo công ty. Nhân viên kế toán trong công ty đều được sắp xếp công việc phù
hợp với khả năng, trình độ, có đầy đủ các phương tiện làm việc. Đồng thời công ty
cũng đã xây dựng được một quy trình lao động, trong đó các công việc nối tiếp nhau
một cách hợp lý. Do đó, thời gian chờ đợi, những thao tác thừa được giảm thiểu tối đa,
tối ưu cường độ lao động, tối ưu hiệu suất trang thiết bị, tính toán. Hơn nữa, nhân viên
làm việc trong không khí nghiêm túc nhưng vẫn hăng say với tinh thần trách nhiệm
cao, có sự phối hợp nhịp nhàng nên đạt được hiệu quả trong công việc.
Thứ hai, mô hình bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập
trung. Việc thực hiện mô hình này thuận lợi cho việc theo dõi và hạch toán các nghiệp
vụ phát sinh một cách kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ, tạo được sự chuyên môn hóa
cao trong công việc và kiểm soát được chặt chẽ.
Thứ ba, công ty cũng đã trang bị cho phòng kế toán một hệ thống máy tính đi
kèm với phần mềm kế toán BRAVO. Các phần hành kế toán nhờ sự hỗ trợ của hệ
thống kế toán máy được thực hiện một cách khoa học, chính xác, theo đúng quy định
của pháp luật, chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Hệ thống kế toán máy đã giúp cho
các phần hành kế toán được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hữu ích cho công tác
quản trị nội bộ. Sự chính xác của hệ thống kế toán máy làm cho nhân viên không mất
nhiều thời gian trong việc hạch toán cũng như đối chiếu, kiểm tra sổ sách.
Thứ tư, công tác tổ chức kiểm tra kế toán, kiểm tra quá trình hạch toán, kiểm tra
các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được tiến hành ngay tại phòng kế toán của
công ty. Ngoài việc từng nhân viên hạch toán trên phần hành của mình thì hàng ngày
SVTH: Tống Thị Linh 63
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
hoặc hàng tuần, đích thân kế toán trưởng sẽ kiểm tra, đối chiếu việc ghi chép, hạch
toán. Do đó, sai sót được phát hiện và sửa chữa kịp thời.
3.1.2. Đánh giá công tác tổ chức kế toán
Qua số liệu, tài liệu kế toán và đặc biệt là các báo cáo kế toán tài chính, đã cung
cấp cho lãnh đạo công ty cũng như những người quan tâm đến công ty những thông tin
kịp thời về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Công tác tổ chức kế toán là tốt, đã giúp cho ban quản lý nắm được số vốn hiện
có cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành và các biến động, tăng, giảm vốn
trong kỳNhờ đó công ty đề ra các giải pháp đúng đắn, xử lý kịp thời các vấn đề tài
chính nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thuận lợi.
Hình thức kế toán áp dụng:
Hiện nay, công tác kế toán của công ty được thực hiện trên máy (sử dụng phần
mềm BRAVO) kết hợp hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Hình thức Nhật ký chứng
từ kế thừa được những ưu điểm của các hình thức kế toán khác, đảm bảo tính chuyên
môn hóa cao của sổ kế toán và phân công chuyên môn hóa lao động kế toán. Điều này
không những góp phần giảm bớt việc ghi chép cho các nhân viên kế toán, làm tăng
hiệu quả công việc và tiết kiệm thời gian, việc đối chiếu, kiểm tra được thực hiện dễ
dàng, nhanh chóng. Toàn bộ phần kế toán tài chính và một phần kế toán quản trị thông
qua các sổ theo dõi chi tiết, các báo cáo của khối văn phòng có thể đưa ra bất cứ thời
điểm nào. Công ty có quy mô tương đối lớn nên việc áp dụng hình thức Nhật ký chứng
từ là tương đối phù hợp.
Hệ thống chứng từ kế toán:
Công ty sử dụng hệ thống chứng từ và ghi sổ kế toán khá đầy đủ theo quy định
của Bộ Tài chính. Các chứng từ ban đầu được theo dõi chặt chẽ, được quản lý, bảo
quản một cách khoa học và đảm bảo lưu trữ lâu dài. Việc luân chuyển chứng từ sổ
sách giữa phòng kế toán với phân xưởng sản xuất, phòng vật tư thiết bị được tổ chức
một cách nhịp nhàng, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng
kiểm tra, giám sát, đặc biệt là cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm.
SVTH: Tống Thị Linh 64
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Hệ thống sổ sách kế toán:
Công ty tuân thủ các quy định của Bộ tài chính về việc sử dụng hệ thống sổ
sách, chứng từ, tài khoản kế toán. Phòng kế toán tài vụ của công ty đã xây dựng được
hệ thống sổ sách kế toán về cơ bản là theo đúng hướng dẫn của chế độ kế toán hiện
hành. Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ, nên tránh được việc ghi chép
trùng lắp, giảm khối lượng công việc ghi chép hàng ngày và thuận lợi cho việc chuyên
môn hóa lao động kế toán. Tuy nhiên, mẫu sổ sử dụng trong hình thức Nhật ký chứng
từ khá phức tạp nên đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của kế toán phải cao và thích hợp với
các đơn vị có qui mô lớn, nhiều nghiệp vụ phức tạp.
3.1.3. Vận dụng chế độ kế toán
Phương pháp tính giá hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ
tương đối phù hợp với điều kiện giá nguyên vật liệu có nhiều biến động như hiện nay,
giúp cho kế toán tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp một cách kịp thời, chính xác
hơn. Phương pháp này là khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ:
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Đây là phương pháp
được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Việc áp dụng phương pháp này giúp cho công
việc tính toán của kế toán đơn giản hơn, sự khấu hao cố định giữa các kỳ tạo ra giá
thành ổn định và chi phí sản xuất kinh doanh được phân bổ đều.
3.2. Đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty
3.2.1. Ưu điểm
Trên cơ sở các đơn đặt hàng, công ty tiến hành lập dự toán sản xuất sản phẩm
cho từng đơn đặt hàng. Việc xây dựng định mức chi phí nhân công của công ty thực
hiện khá tốt, làm cơ sở cho việc lập dự toán.
Với chu kỳ sản xuất của công ty có đặc điểm: Các sản phẩm như báo có chu kỳ
rất ngắn chỉ trong khoảng 24 giờ. Đối với tạp chí, tập san và một số ấn phẩm khác có
thời gian từ 5 đến 7 ngày hoặc 10 ngày, tùy theo số lượng và đơn đặt hàng của khách
hàng. Sách giáo khoa và những ấn phẩm có số lượng theo đơn đặt hàng hay do trúng
thầu thì chu kỳ sản xuất kinh doanh từ 1 đến 3 tháng hay dài hơn cho một hợp đồng
SVTH: Tống Thị Linh 65
Đạ
i h
ọc
K
inh
ế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
nhưng được phân định thành 3 kỳ giao hàng cách nhau 30 ngày. Như vậy chu kỳ sản
xuất sản phẩm gần như trùng với thời gian hoàn thành từng loại sản phẩm theo đơn đặt
hàng nên việc tổ chức hạch toán chi tiết là rất phù hợp, kết thúc một chu kỳ sản xuất
sản phẩm là lúc tính giá thành sản phẩm. Với quy trình công nghệ cũng như yêu cầu
của công tác quản lý, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cả quá trình sản xuất và đối
tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm như hiện nay ở công ty là hợp lý.
Do công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên sản xuất mang tính mùa vụ.
Ngoài những công nhân kỹ thuật của mình, công ty thuê những lao động không chính
thức làm khi đơn đặt hàng nhiều và công việc sản xuất tăng, do đó dễ giảm được chi
phí lao động (cho công nhân thời vụ nghỉ) khi công ty ở trong giai đoạn sản xuất ít.
Sản xuất được chia thành từng ca, có 2 ca mỗi ngày, mỗi ca 12 tiếng. Việc chia
ca này giúp tận dụng, tăng cao năng lực sản xuất, năng lực máy móc thiết bị.
Công ty có thực hiện khuyến khích người lao động tiết kiệm để giảm thiểu chi
phí như mỗi phòng đều có một bảng lưu ý tiết kiệm điện kèm theo 10 quy định về sử
dụng điện,
3.2.2. Nhược điểm
Ngoài những vấn đề đạt được thì công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty
vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Về cách phân loại chi phí tại công ty:
Việc phân loại chi phí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của bộ phận quản lý,
công ty phân loại chi phí theo nội dung và theo chức năng của chi phí mới chỉ đáp ứng
nhu cầu thông tin của Kế toán tài chính. Trên góc độ KTQT chi phí, Công ty chưa
quan tâm tới các cách phân loại chi phí khác, chẳng hạn như phân loại chi phí theo
cách ứng xử của chi phí. Điều này gây khó khăn cho việc phân tích mối quan hệ Chi
phí - Khối lượng - Lợi nhuận, do đó chưa đáp ứng việc tăng cường công tác kiểm soát
chi phí và phân tích thông tin chi phí để làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý.
Ngoài ra, với việc phân loại chi phí như hiện nay của công ty vẫn còn tồn tại
nhiều vấn đề:
SVTH: Tống Thị Linh 66
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
- Kế toán chưa mở tài khoản chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung, chi phí
quản lý doanh nghiệp cho từng khoản mục, các khoản mục chi phí chưa có sự phân
biệt rõ ràng.
- Chi phí bán hàng không đáng kể nên công ty đưa vào chi phí sản xuất chung,
điều này sẽ làm tăng giá thành của sản phẩm và chưa đúng theo quy định.
- Lao động học việc cũng tham gia vào quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm,
do vậy chi phí học việc cần phải tính vào chi phí nhân công trực tiếp, hợp lý hơn việc
hạch toán vào chi phí sản xuất chung như công ty đang thực hiện.
Về công tác xây dựng định mức, lập dự toán chi phí tại công ty:
Trong công tác xây dựng định mức của Công ty chưa thật sự đạt yêu cầu, chẳng
hạn về định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công ty chưa có định mức về lượng,
định mức về giá mà chỉ mới có “Bảng tỷ lệ bù hao giấy cho công đoạn in và hoàn thiện
sau in” để làm căn cứ khi lập dự toán cho các đơn hàng. Định mức chi phí nhân công
được xây dựng cho một ca, nhưng đơn đặt hàng thì được đặt theo số lượng sản phẩm,
tính lương cho công nhân cũng tính theo sản phẩm sản xuất, như vậy việc xây dựng định
mức này chưa thật sự đem lại hiệu quả trong việc xây dựng dự toán, hạch toán.
Khâu lập dự toán là khâu quan trọng, tại công ty, công tác lập dự toán chi phí
chủ yếu dựa trên cơ sở số liệu của các năm trước và dựa theo kinh nghiệm thực tế, dự
toán khá tổng quát nên chưa mang tính khả thi.
Công ty chưa lập được dự toán chi phí linh hoạt để cung cấp thông tin cho nhà
quản trị nhằm đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong những tình
huống khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Công tác kế toán tập trung vào kế
toán tài chính mà chưa chú trọng vào kế toán quản trị.
Về công tác phân tích phục vụ kiểm soát chi phí:
Công ty chưa phân tích được các biến động chi phí, các khoản mục chi phí chưa
được phân tích nên chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm soát chi phí có hiệu quả.
Với nhu cầu thông tin KTQT ngày càng cao, nhưng hiện tại công tác phân tích
chi phí ở công ty chưa đáp ứng được. Cần phải thực hiện việc phân tích các nguyên
nhân theo các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện dự toán chi phí để có thể
SVTH: Tống Thị Linh 67
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
đánh giá chi phí phát sinh gắn với trách nhiệm của các đơn vị một cách đầy đủ hơn,
phục vụ yêu cầu kiểm soát chi phí của các cấp quản trị.
Về việc tổ chức các báo cáo chi phí để phục vụ việc kiểm soát chi phí tại
công ty:
Công ty chưa tổ chức đầy đủ các báo cáo thực hiện chi phí sản xuất, nhằm cung
cấp thông tin cho nhà quản trị, chỉ dừng lại ở bảng tính giá thành sản phẩm.
Do vậy cần phải tổ chức các báo cáo chi phí để giúp cho việc đánh giá tình hình
thực hiện dự toán chi phí và đánh giá các chi phí phát sinh tại các phòng ban, phân
xưởng một cách chính xác hơn, từ đó có những biện pháp điều chỉnh cho hợp lý, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ yêu cầu kiểm soát chi phí của các cấp quản trị bên
trong đơn vị.
Về tổ chức bộ máy kế toán quản trị tại công ty:
Công ty chưa xây dựng được bộ máy KTQT chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt
động sản xuất kinh doanh, tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế xây
dựng mô hình kế toán theo hình thức tập trung, toàn bộ công việc đều thực hiện ở
phòng kế toán với nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin qua các báo cáo tài
chính, chưa quan tâm đến việc xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị
góp phần tăng cường quản trị trong đơn vị. Công ty chưa xem KTQT chi phí là công
cụ phục vụ cho quá trình quản trị nội bộ.
Những tồn tại nêu trên trong KTQT chi phí tại công ty hiện nay là do những
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Công ty chỉ quan tâm đến kế toán tài chính, chưa quan tâm thực hiện một
cách đầy đủ KTQT chi phí. Có thể do tính pháp lý nên công ty chỉ chú trọng đến việc
đáp ứng yêu cầu về tình hình thực hiện chế độ tài chính kế toán, xét duyệt quyết toán
và xác định thuế tại công ty.
- Một vấn đề thực sự quan trọng là trình độ và năng lực chuyên môn của nhà
quản lý và nhân viên kế toán. Mặc dù đã được đào tạo, công tác lâu năm thành thạo về
nghiệp vụ, nhưng đó mới chỉ là về mặt Kế toán tài chính, còn vấn đề triển khai và vận
dụng cũng như bồi dưỡng kiến thức chuyên môn KTQT ở công ty chưa thật sự quan
tâm và đầu tư phù hợp với yêu cầu quản lý hiện nay.
SVTH: Tống Thị Linh 68
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
3.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công
ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế
Thông tin chi phí luôn là thông tin quan trọng đối với các nhà quản lý. KTQT
chi phí ngày càng trở nên quan trọng và ngày càng khẳng định được vai trò của mình
trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Đối với Công ty Cổ phần In và Dịch vụ
Thừa Thiên Huế, KTQT chi phí hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản, mang tính tự
phát, bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn.
Công tác KTQT chi phí bước đầu đã hình thành nhưng chưa có sự phân công,
phân nhiệm công tác KTQT chi phí một cách cụ thể, kế toán quản trị được tiến hành ở
các phòng ban như phòng Kế toán tài vụ, phòng tổ chức hành chính, phòng Vật tư thiết
bị,một cách tự phát, thể hiện rõ nhất ở công tác lập kế hoạch và chỉ lập được mang
tính khái quát, đánh giá chi phí thực hiện so với dự toán nhằm cung cấp thông tin cho
nhà quản lý. Thông tin KTQT chi phí hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu thông tin cho
nhà quản trị trong các tình huống khác nhau, do vậy khả năng đưa ra các quyết định
kịp thời và khả năng ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường còn rất hạn chế.
Qua quá trình hoạt động của công ty những năm gần đây và định hướng trong
thời gian tới, cho thấy trong tương lai sự phát triển của công ty trong ngành in sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Công ty cần có sự chuyển biến vượt bậc trong lĩnh vực quản lý, tổ
chức sản xuất cũng như năng lực về phương tiện thiết bị, kho hàng phục vụ cho sản
xuất. Nói cách khác, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong các điều kiện giới
hạn về nguồn lực, vốn và công nghệ thì biện pháp tối ưu là phải kiểm soát được chi
phí, đòi hỏi phải có một hệ thống chuyên trách cung cấp thông tin về chi phí phục vụ
cho yêu cầu kiểm soát chi phí đó chính là KTQT.
Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí giúp cho đơn vị đánh giá tốt và thực
chất hơn hiệu quả kinh tế của từng dịch vụ, cơ cấu sản phẩm và chiến lược kinh doanh
trung, dài hạn. Một hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí thích hợp sẽ là công cụ
đắc lực cho công tác quản trị chi phí tại doanh nghiệp nhằm giải quyết bài toán kiểm
soát chi phí, giảm giá thành sản phẩm, từ đó có đủ cơ sở đưa ra mức giá hợp lý, mang
tính cạnh tranh cao. Ngoài ra doanh nghiệp còn chú trọng đến hiệu quả kinh doanh, sự
hài lòng của khách hàng, chất lượng dịch vụ cũng như đổi mới phương thức quản lý.
SVTH: Tống Thị Linh 69
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách để
tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị
chi phí thì Công ty cần phải tuân thủ các quan điểm hoàn thiện sau:
Tổ chức và xây dựng KTQT chi phí không làm thay đổi quá lớn về tổ chức bộ
máy doanh nghiệp, bộ máy kế toán cần có sự kế thừa bộ máy hiện tại. Dựa trên đó để
phân công, sắp xếp, bổ sung hay điều chỉnh công việc cho phù hợp với yêu cầu của
KTQT chi phí.
Khi xây dựng mô hình tổ chức KTQT phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả, phù
hợp và thống nhất, đảm bảo chi phí bỏ ra liên quan đến công tác kế toán là thấp nhất
mà hiệu quả thông tin kế toán mang lại là cao nhất. Chính vì vậy việc vận dụng KTQT
chi phí vào doanh nghiệp cần phải tính toán hài hòa giữa lợi ích đạt được và chi phí
đầu tư để tổ chức thực hiện.
Tổ chức KTQT chi phí trong Công ty cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa
Kế toán tài chính và Kế toán quản trị, đảm bảo sự kế thừa chia sẻ thông tin của hai
mô hình.
Khi vận dụng KTQT chi phí vào công ty cần đảm bảo vận dụng đúng luật kế
toán, chế độ quy định hiện hành.
Tổ chức KTQT chi phí trong điều kiện của nước ta cần kế thừa học tập kinh
nghiệm mô hình của các nước tiên tiến, của những doanh nghiệp đã thực hiện nhưng
có chọn lọc sao cho phù hợp với điều kiện nước ta.
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán quản trị chi phí
Với những vấn đề còn tồn tại ở công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ
phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế, cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả.
3.4.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí ở công ty
Trên thực tế, Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế mới chỉ phân loại
chi phí theo nội dung công dụng kinh tế và theo chức năng của chi phí. Để tăng cường
giá trị của thông tin chi phí, nhằm phục vụ tốt cho quản trị trong việc lập kế hoạch
kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh, công ty cần áp dụng tiêu thức phân loại
chi phí theo cách ứng xử chi phí hay mối quan hệ chi phí với mức độ hoạt động.
SVTH: Tống Thị Linh 70
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 3.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí.
Khoản mục chi phí
Biến
phí
Định
phí
Chi phí
hỗn hợp
A. Nhóm chi phí sản xuất
Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất: như giấy,
mực in.
x
Nguyên vật liệu phụ: như phụ gia của mực in, sơn, màu,
giấy can, phụ tùng thay thế, một số hóa chất trong
ngành in,
x
Tiền lương chính, các khoản phụ cấp cho công nhân
trực tiếp tham gia sản xuất
x
Các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp
sản xuất.
x
Tiền lương và các khoản phụ cấp, trích theo lương cho
công nhân học việc.
x
Tiền lương của công nhân lao động thời vụ, thuê ngoài. x
Tiền lương và các khoản phụ cấp, trích theo lương cho
nhân viên quản lý phân xưởng.
x
Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong phân xưởng. x
Các chi phí mua ngoài như điện, nước dùng cho phân xưởng. x
Tiền ăn ca cho công nhân sản xuất. x
Tiền tăng ca cho công nhân sản xuất. x
Chi phí sữa chữa máy móc thiết bị trong phân xưởng. x
B. Nhóm chi phí quản lý
Tiền lương và phụ cấp lương cho cán bộ quản lý doanh
nghiệp, nhân viên văn phòng.
x
Chi phí khấu hao tài sản cố định, các thiết bị sử dụng
văn phòng.
x
Sữa chữa lớn, sữa chữa thường xuyên nhà cửa, văn
phòng làm việc
x
Chi phí bao bì đóng gói, vận chuyển bốc xếp hàng hóa
chuyển giao cho khách hàng.
x
SVTH: Tống Thị Linh 71
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước dùng cho
quản lý.
x
Chi phí văn phòng phẩm x
Chi phí tiếp khách, công tác phí. x
Phí vệ sinh, bảo vệ môi trường. x
Đào tạo nguồn nhân lực x
Chi phí tài chính: trả lãi vay. x
Thuế các loại. x
Chi phí bằng tiền khác. x
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà cấu thành nên gồm cả yếu tố chi phí khả
biến và chi phí bất biến.
Nếu ta gọi:
A là tỷ lệ biến đổi theo các mức độ hoạt động của bộ phận chi phí biến đổi
trong chi phí hỗn hợp.
B là bộ phận chi phí bất biến trong chi phí hỗn hợp.
X là mức độ hoạt động (biến độc lập)
Y là tổng chi phí phụ thuộc (biến phụ thuộc)
Phương trình biểu diễn sự biến thiên của chi phí hỗn hợp là một phương trình
dạng bậc nhất có dạng: Y = AX + B
Nhằm phục vụ việc lập kế hoạch, phân tích và quản lý chi phí, cần phải phân
tích các chi phí hỗn hợp thành các yếu tố khả biến và yếu tố bất biến.Việc phân tích
này cần phải được thực hiện bằng một trong ba phương pháp:
- Phương pháp cực đại - cực tiểu.
- Phương pháp đồ thị phân tán.
- Phương pháp bình phương bé nhất.
3.4.2. Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty
Để nâng cao hiệu quả thông tin giúp nhà quản lý ra quyết định. Tôi xin đề xuất
mô hình tổ chức bộ máy kế toán có sự kết hợp giữa KTTC và KTQT là phù hợp với
quy mô hoạt động của công ty.
SVTH: Tống Thị Linh 72
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
a) Tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ
Thừa Thiên Huế
Công ty đã có bộ máy kế toán tài chính hoàn chỉnh và với quan điểm sắp xếp
phân công lại nhân sự tổ chức bộ máy kế toán tại công ty nhưng không làm thay đổi
quá lớn bộ máy kế toán của công ty, phù hợp với yêu cầu của kế toán quản trị, tiết
kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao nhất, thông tin kế toán quản trị phải đáp ứng
nhu cầu thông tin quản trị.
b) Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
Kế toán trưởng: Điều hành chung phòng kế toán tài vụ, là người thường xuyên
tư vấn cho hoạt động quản trị, do đó phải thường xuyên cung cấp các thông tin của
KTQT và KTTC, thẩm tra các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị, phân tích thông
tin phục vụ cho việc ra quyết định.
Kế toán tổng hợp - kế toán giá thành: Ngoài công việc của KTTC, tổng hợp số
liệu từ các phần hành để lập dự toán chi phí sản xuất, phân tích tình hình tài chính của
công ty và lập các báo cáo KTQT khác.
Kế toán vật tư, thành phẩm: Ngoài công việc của KTTC sẽ thực hiện công tác
lập dự toán mua vật tư, lập định mức chi phí NVL cho từng công việc, phân tích tình
hình thực hiện định mức chi phí NVL so với dự toán, đồng thời lập báo cáo tình hình
biến động chi phí NVL, thành phẩm, báo cáo cân đối nhập - xuất - tồn kho NVL,
thành phẩm.
Kế toán thanh toán: Ngoài công việc KTTC, sẽ lập báo cáo chi tiết tình hình
các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ, lập báo cáo chi tiết tình hình
các khoản phải thu theo thời hạn nợ và khách hàng, tổng hợp các khoản nợ phải thu
khó đòi.
Ngoài những phần hành kế toán đã được sắp xếp, công ty nên có thêm phần
hành kế toán quản trị đó là kế toán dự toán.
Kế toán dự toán có nhiệm vụ:
- Xây dựng và chịu trách nhiệm các loại dự toán, cung cấp thông tin định
hướng để triển khai, giám sát hoạt động kinh doanh toàn công ty.
SVTH: Tống Thị Linh 73
Đạ
i h
ọc
K
inh
ế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
- Xây dựng và chịu trách nhiệm hệ thống báo cáo biến động, kết quả và
nguyên nhân của hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin chênh lệch giữa thực hiện
với dự toán và nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động trong hoạt động kinh doanh.
3.4.3. Kiểm soát tốt chi phí
Trong quá trình phân tích về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty,
có thể nhận thấy, chi phí ở công ty khá cao, tuy không có khoản chi phí bán hàng
nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp ở công ty rất lớn, điều này ảnh hưởng không hề
nhỏ tới việc gia tăng lợi nhuận của công ty. Công ty hoạt động trong ngành in, có mực
in và các hóa chất độc hại, nên việc tốn kém chi phí cho phí vệ sinh, bảo vệ môi
trường là không tránh khỏi, nhưng ban quản lý công ty, các nhà quản trị trong công ty
cũng nên chủ động trong vấn đề này, cần tìm ra giải pháp xử lý chất thải hiệu quả, thu
gom và xử lý trước khi có sự nhắc nhở của chính quyền, môi trường đô thị, để tránh
phải chịu những khoản phạt không đáng có. Một khoản chi phí tính vào chi phí quản lý
doanh nghiệp khá lớn ở công ty đó là tiền điện. Điều này đòi hỏi không chỉ ban lãnh
đạo mà toàn thể nhân viên phải có ý thức tiết kiệm, bên cạnh đó cũng cần có những
biện pháp để giảm thiểu chi phí không cần thiết.
3.4.4. Xây dựng định mức và dự toán chi phí nguyên vật liệu
Định mức chi phí nguyên vật liệu ở Công ty nên được xây dựng về định mức
lượng và định mức giá. Ở công ty có nhiều loại giấy với các kích cỡ sản xuất khác
nhau nên việc xây dựng định mức rất mất thời gian. Tuy nhiên, khi đã xây dựng được
định mức cụ thể thì khi có đơn đặt hàng, công tác lập dự toán sẽ nhanh gọn, tiết kiệm
được thời gian, thay vì phải khi có đơn đặt hàng, công ty mới tiến hành tính toán về
lượng và về giá nguyên vật liệu như hiện nay.
Hơn nữa các đơn đặt hàng ở công ty thường khá ổn định, khách hàng cũng đa
số là khách hàng quen thuộc, nên việc xây dựng định mức là một việc làm cần thiết để
lập dự toán cho các đơn hàng.
Ví dụ về định mức nguyên vật liệu để sản xuất một cuốn sách giáo khoa Công
nghệ 8
SVTH: Tống Thị Linh 74
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Định mức về lượng:
Lượng nguyên vật liệu cần để sản xuất một cuốn: 0,26775 kg
Lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép: 0,01826 kg
Định mức nguyên liệu cho một sản phẩm: 0,28601 kg
Định mức giá:
Giá mua 1kg nguyên liệu đã bao gồm chi phí vận chuyển: 17.800 đồng/kg
Định mức chi phí nguyên vật liệu = Định mức lượng x Định mức giá
= 0,28601 x 17.800 = 5.090,978 đồng.
Sau khi đã xây dựng được định mức thì mỗi khi có đơn đặt hàng, việc lập dự
toán sẽ trở nên đơn giản, nhanh gọn.
Ví dụ, đơn đặt hàng là 40.000 cuốn sách giáo khoa công nghệ 8.
Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cho đơn hàng này là:
=
Định mức lượng sản
phẩm sản xuất
x
Định mức lượng
NVL tiêu hao
x
Định mức giá mỗi
đơn vị NVL
= 40.000 x 0,28601 x 17.800
= 203.639.120 đồng
Việc xây dựng định mức và dự toán theo cách này sẽ tiết kiệm được thời gian,
khi nhận được đơn hàng thì dự toán sẽ được lập nhanh gọn, có thể đưa vào sản xuất
sớm hơn, giao hàng sớm hơn.
3.4.5. Xây dựng dự toán linh hoạt ở công ty
Công ty lập dự toán chi phí dựa trên số lượng sản phẩm cần thực hiện theo đơn
đặt hàng, khi công ty có số lượng đơn đặt hàng tăng lên, nếu dự toán đã lập ở mức sản
lượng nhất định thì dự toán này không còn phù hợp cho việc đánh giá và ra quyết định
khi mức sản lượng thay đổi. Vì vậy, công ty nên lập dự toán linh hoạt, đây là dự toán chi
phí được lập cho các quy mô hoạt động khác nhau, qua đó nhà quản trị có thể so sánh
được chi phí thực tế ở các mức hoạt động thay đổi, từ đó có thể xác định được các mức
giá ký kết hợp đồng (giá bán) phù hợp với các sản lượng tiêu thụ khác nhau, đảm bảo
công ty có lợi nhuận nhưng vẫn có thể đưa ra mức giá cạnh tranh với các đối thủ.
Khi có đơn đặt hàng, công ty tiến hành lập dự toán chi phí SXC cho đơn hàng
đó. Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện của năm trước làm căn cứ cho dự toán chi
SVTH: Tống Thị Linh 75
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
phí năm sau. Dự toán của các loại chi phí này được xây dựng chủ yếu theo kinh
nghiệm thực tế.
3.4.6. Hoàn thiện phân tích biến động chi phí sản xuất ở công ty
a) Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVL chịu tác động trực tiếp của lượng nguyên vật liệu tiêu hao và đơn
giá nguyên vật liệu mua vào. Để kiểm soát chi phí NVL, bộ phận quản lý phân xưởng
cần lập báo cáo thực hiện định mức NVL tại phân xưởng. Báo cáo này do quản đốc
phân xưởng lập trên cơ sở tình hình thực hiện và nộp lên cho phòng kế toán. Sau đó,
kế toán căn cứ vào bảng định mức NVL để lập bảng phân tích chi phí NVL, xác định
mức biến động và các nhân tố ảnh hưởng. Biến động chi phí NVLTT là do ảnh hưởng
của hai nhân tố: Lượng nguyên vật liệu tiêu hao và giá nguyên vật liệu.
b) Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Cuối kỳ, công ty cần tiến hành phân tích chi phí nhân công trực tiếp thực tế so
với dự toán.
c) Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Để kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất chung, kế toán cần tiến hành phân tích,
đánh giá giữa chi phí thực tế phát sinh với dự toán. Bảng phân tích chi phí sản xuất
chung cho thấy chi phí sản xuất chung biến động theo chiều hướng có lợi hay bất lợi,
qua đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó và đề ra các giải pháp nhằm
kiểm soát tốt các chi phí sản xuất chung.
SVTH: Tống Thị Linh 76
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kế toán quản trị chi phí là một nội dung rất quan trọng và cần thiết trong hệ
thống quản lý của doanh nghiệp, góp phần khẳng định chức năng cung cấp thông tin
của hệ thống kế toán trong quản lý, cũng như góp phần giúp doanh nghiệp đạt được
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Công tác kế toán quản trị nói chung và công
tác kế toán quản trị chi phí nói riêng ở Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên
Huế còn rất hạn chế, vì vậy việc tìm hiểu và đưa ra những giải pháp hoàn thiện kế toán
quản trị chi phí ở Doanh nghiệp này là hết sức cần thiết, điều này không chỉ cần thiết ở
riêng mỗi doanh nghiệp mà là vấn đề chung của đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, phân tích cả về lý luận cũng như thực tiễn,
luận văn đã giải quyết được một số nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí,
làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn
tại về kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế.
Thứ hai, phản ánh thực trạng kế toán quản trị chi phí của Công ty Cổ phần In và
Dịch vụ Thừa Thiên Huế, từ đó nhận thấy được những điểm tích cực, những mặt hạn
chế cần phải hoàn thiện và đưa ra giải pháp để hoàn thiện những mặt hạn chế đó.
Thứ ba, để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In và Dịch
vụ Thừa Thiên Huế, luận văn đã đưa ra các giải pháp: Đề xuất phân loại chi phí theo
cách ứng xử chi phí nhằm phục vụ nhu cầu hạch toán và quản lý chi phí, tổ chức công
tác kế toán quản trị chi phí tại công ty đề đáp ứng nhu cầu thông tin và ra quyết định,
kiểm soát tốt chi phí, xây dựng định mức và dự toán chi phí nguyên vật liệu, xây dựng
dự toán linh hoạt và hoàn thiện phân tích biến động chi phí sản xuất ở Công ty.
Luận văn đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, do giới hạn về mặt
thời gian cũng như kiến thức có hạn nên bài làm không tránh khỏi còn nhiều điều thiếu
sót, mong nhận được sự nhận xét của các Thầy Cô và Ban lãnh đạo công ty để đề tài
có thể hoàn thiện hơn.
SVTH: Tống Thị Linh 77
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Đề tài chỉ mới dừng lại ở việc tìm hiểu công tác kế toán quản trị chi phí tại
Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, công tác kế toán quản trị
mới chỉ được đề cập trong thời gian gần đây và còn khá mới mẻ đối với các doanh
nghiệp Việt Nam, việc triển khai kế toán quản trị chi phí còn gặp rất nhiều khó khăn,
các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại đơn vị được rút ra từ nghiên cứu lý
luận và thực tiễn biến động không ngừng. Đây lại là một đề tài rộng, phức tạp, thời
gian thực hiện cũng như khả năng tiếp cận thực tế còn nhiều hạn chế nên bài viết này
chưa thể giải quyết triệt để mọi vấn đề. Sau này nếu được tạo điều kiện tôi xin tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán quản trị chi phí tại
Công ty.
SVTH: Tống Thị Linh 78
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bình, N. T. (2003). Kế toán quản trị, NXB ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Dũng, P. Đ. (2008). Kế toán tài chính, NXB Thống kê.
3. Đức, H. P. M. (2006). Bài giảng kế toán quản trị, NXB Đại học Kinh tế Huế.
4. Hồng, T. s. L. T. (2013). "Giải pháp xây dựng kế toán quản trị chi phí trong
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương." Retrieved 26/07, 2013, from
tri-chi-phi-trong-doanh-nghiep-nho-va-vua-o-dia-phuong/28968.tctc.
5. Lợi, H. (2007). Kế toán quản trị, NXB Thống kê.
6. Lợi, H. (2009). Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải.
7. Nhị, V. V. (2009). "Kế toán tài chính."
8. Thanh, T. B. (2008). Giáo trình kế toán quản trị, NXB Giáo dục.
9. Một số luận văn thạc sĩ cùng các tài liệu tham khảo khác.
SVTH: Tống Thị Linh 79
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Phụ lục số 01:
BẢNG TỶ LỆ BÙ HAO GIẤY IN CHO CÔNG ĐOẠN IN VÀ HOÀN THIỆN SAU IN
(Ban hành kèm theo quyết định số 604 ngày 12/12/2001 của Giám đốc NXBGD)
Đơn vị tính %
Số bản
Giấy in ruột đinh lượng
từ 45g/m² đến 80 g/m²
(tính in 2 mặt)
Giấy in bìa couche định lượng từ 140 g/m² đến 300 g/m²
(tính in một mặt)
1 màu 2 màu 4 màu 1 màu 2 màu 3 màu 4 màu 5 màu 2/1 màu 3/1 màu 4/1 màu
500 11,800 16,520 25,960 9,450 13,230 17,010 20,790 24,570 22,680 26,460 30,240
1000 7,590 10,626 16,698 5,800 8,120 10,440 12,760 15,080 13,920 13,920 18,560
1.500 6,150 8,610 13,530 4,570 6,398 8,226 10,054 11,882 10,968 10,968 14,624
2000 5,288 7,403 11,634 3,865 5,411 6,957 8,503 10,049 9,276 9,276 12,368
2500 4,820 6,748 10,604 3,510 4,914 6,318 7,722 9,126 8,424 8,424 11,232
3000 4,467 6,254 9,827 3,217 4,504 5,791 7,077 8,364 7,721 7,721 10,294
3500 4,186 5,860 9,209 3,040 4,256 5,472 6,688 7,904 7,296 7,296 9,728
4000 4,000 5,600 8,800 2,879 4,031 5,182 6,334 7,485 6,910 6,910 9,213
5000 3,692 5,169 8,122 2,668 3,735 4,802 5,870 6,937 6,403 6,403 8,538
6000 3,530 4,942 7,766 2,520 3,528 4,536 5,544 6,552 6,048 6,048 8,064
27000 2,820 3,948 6,204 1,898 2,657 3,416 4,176 4,935 4,555 5,314 6,074
28000 2,816 3,942 6,195 1,893 2,650 3,407 4,165 4,922 4,543 5,300 6,058
29000 2,812 3,937 6,186 1,888 2,643 3,398 4,154 4,909 4,531 5,286 6,042
30000 2,800 3,780 5,320 1,870 2,525 2,992 3,553 4,114 4,395 4,862 5,423
Tỷ lệ bù hao phụ 2,700 3,780 5,940 1,750 2,450 3,150 3,850 4,550 4,200 4,900 5,600
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Phụ lục số 02:
Công ty CP In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế
57 Bà Triệu, TP Huế
DANH MỤC ĐƠN GIÁ TỜ CHẤM BÀI
C Mã CV Tên công việc Quy cách Định mức Đơn vị Đơn Giá Mã nhóm
MORAT01 Chấm bài hoàn thiện Khổ <= 14,5 x 20,5
Trang 800 MORAT2
MORAT02 Chấm bài hoàn thiện Khổ <= 16 x 24
Trang 1 000 MORAT2
MORAT03 Chấm bài hoàn thiện Khổ <= 19 x 27
Trang 1 200 MORAT2
MORAT04 Chấm bài hoàn thiện Khổ <= 20,5 x 29,5
Trang 1 500 MORAT2
MORAT05 Card, thiệp cưới, thiệp
tết, giấy mời, bì thư
Cái 800 MORAT2
MORAT06 Chấm bài hoàn thiện Khổ <= 27 x 38
Trang 6 000 MORAT2
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Phụ lục số 03
Công ty CP In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế
57 Bà Triệu, TP Huế
DANH MỤC ĐƠN GIÁ MÁY XÉN
C Mã Cv Hình thức công việc Quy cách Định biên
lao động
Định
mức ca
ĐVT Đơn giá Mã nhóm
XG019 Máy xén ITO và Trung Quốc Xén giấy in 1 người 120 000 Cuốn 1,16 6.MAYXG
XG002 Máy xén YOSHNO (3 mặt) Từ 200 - 400 trang 6 người 13 000 Cuốn 19,92 6.MAYXG
XG003 Máy xén YOSHNO (3 mặt) Từ 150 - 199 trang 6 người 14 500 Cuốn 17,88 6.MAYXG
XG004 Máy xén YOSHNO (3 mặt) Từ 80 - 149 trang 6 người 22 000 Cuốn 11,78 6.MAYXG
XG005 Máy xén YOSHNO (3 mặt) Từ 48 - 79 trang 6 người 65 000 Cuốn 3,98 6.MAYXG
XG006 Máy xén YOSHNO (3 mặt) Dưới 48 trang 6 người 70 000 Cuốn 3,70 6.MAYXG
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Phụ lục số 04
Công ty CP In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế
57 Bà Triệu, TP Huế
DANH MỤC ĐƠN GIÁ TỜ KCS
Mã Cv Tên công việc Quy cách Định
mức
ĐVT
Đơn
giá
1 Lựa, kiểm, đếm tờ rời Cho tất cả các khổ 112 000 Tờ 0,41
2 Lựa, đếm tờ rời Cho tất cả các khổ 254 000 Tờ 0,18
3 Lựa, kiểm, đếm thành phẩm ở máy in và in lưới (Ruột 1 màu 2 mặt) 60 x 84 ---> 64 x 84 40 000 Tờ 1,14
4 Lựa, kiểm, đếm thành phẩm ở máy in và in lưới (Ruột 1 màu 2 mặt) 42 x 60 ---> 54 x 79 52 000 Tờ 0,88
5 Lựa, kiểm, đếm thành phẩm ở máy in và in lưới (Ruột 1 màu 2 mặt) 25 x 35 ---> 35 x 50 81 000 Tờ 0,56
6 Lựa, kiểm, đếm thành phẩm ở máy in và in lưới (Ruột 2 màu 2 mặt) 25 x 35 ---> 35 x 50 73 000 Tờ 0,63
7 Lựa, kiểm, đếm thành phẩm ở máy in và in lưới (Ruột 2 màu 2 mặt) 42 x 60 ---> 54 x 79 48 000 Tờ 0,95
8 Lựa, kiểm, đếm thành phẩm ở máy in và in lưới (Ruột 2 màu 2 mặt) 60 x 84 ---> 64 x 84 38 000 Tờ 1,20
9 Lựa, kiểm, đếm thành phẩm ở máy in và in lưới (Ruột 4 màu 2 mặt) 60 x 84 ---> 64 x 84 32 000 Tờ 1,43
10 Lựa, kiểm, đếm thành phẩm ở máy in và in lưới (Ruột 4 màu 2 mặt) 42 x 60 ---> 54 x 79 30 200 Tờ 1,51
11 Lựa, kiểm, đếm thành phẩm ở máy in và in lưới (Ruột 4 màu 2 mặt) 25 x 35 ---> 35 x 50 41 800 Tờ 1,09
12 Lựa, kiểm, đếm thành phẩm ở máy in và in lưới (Bìa) 44 x 62 ---> 54 x 79 38 000 Tờ 1,20
13 Lựa, kiểm, đếm thành phẩm ở máy in và in lưới (Bìa) 27 x 39 ---> 34 x 48 53 000 Tờ 0,86
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
14 Kiểm tra ở khâu: Gập, bắt Cho tất cả các khổ 423 000 Tờ 0,11
15 Kiểm tra ở khâu: Vô bìa, Khâu, xén Cho tất cả các khổ 423 000 Tờ 0,11
16 Kiểm tra ở khâu: Ra giấy Cho tất cả các khổ 480 000 Tờ 0,09
17 Vô thùng: Sách khâu chỉ, phay gáy Cho tất cả các khổ 7 300 Cuốn 6,27
18 Vô thùng: Sách đóng lồng Cho tất cả các khổ 14 500 Cuốn 3,16
19 Nghiệm thu tờ in lịch Bloc Khổ 86.8 x 61.5 18 200 Tờ 2,51
20 Nghiệm thu tờ in lịch Bloc Khổ 62x 43 36 400 Tờ 1,26
21 Đóng gói Tất cả các khổ 75 Gói 9,15
22 Dán tem SGK Tất cả các khổ 7 600 Cái 6,02
23 Lịch Bloc Khổ 10.2 x 15 cm & 7.5 x 10.4 Khổ 10.2 x 15cm & 7.5 x 10.4 5 000 Lốc 9,15
24 Bìa cứng (Dưới 250 trang hoặc bằng 250 trang) Tất cả các khổ 2 500 Cuốn 18,30
25 Bìa cứng (Từ 251 đến 500 trang) Tất cả các khổ 2 000 Cuốn 22,80
26 Bìa cứng (Trên 500 trang) Tất cả các khổ 1 500 Cuốn 30,50
27 Máy đóng số nhảy Từ 1 số đến 2 số 24 000 Tờ 1,58
28 Máy đóng số nhảy Từ 4 số đến 6 số 21 000 Tờ 1,81
29 Máy đóng số nhảy Từ 8 số đến 10 số 18 000 Tờ 2,11
30 Bìa thường có cánh gà dưới 250 trang hoặc bằng 250 trang Tất cả các khổ 2 000 Cuốn 22,80
31 Bìa thường có cánh gà từ 251 đến 500 trang Tất cả các khổ 1 600 Cuốn 28,60
32 Bìa thường có cánh gà trên 500 trang Tất cả các khổ 1 200 Cuốn 38,10
33 Vé số có số nhảy Khổ 8-10 vé
Tờ 7,50
34 Vé số máy 1 màu 1 màu
Tờ 0,56
35 Vé số máy 4 màu 4 màu
Tờ 1,09
36 Kiểm vé số
1,70
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Phụ lục số 05:
Công ty CP In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế
57 Bà Triệu, TP Huế
DANH MỤC HỆ SỐ TỜ KCS
Mã Cv Số màu Số lượng tờ in Hệ số
HS01 1 màu Từ 001 tờ đến 500 tờ 4,00
HS02 1 màu Từ 501 tờ đến 1000 tờ 3,00
HS03 1 màu Từ 1001 tờ đến 2000 tờ 2,00
HS04 1 màu Từ 2001 tờ đến 5000 tờ 1,50
HS05 1 màu Từ 5001 tờ đến 10.000 tờ 1,20
HS06 1 màu Từ 10.001 tờ đến 15.000 tờ 1,00
HS07 1 màu Từ 15001 tờ trở lên 1,00
HS08 4 màu Từ 001 tờ đến 500 tờ 10,00
HS09 4 màu Từ 501 tờ đến 1000 tờ 6,00
HS10 4 màu Từ 1001 tờ đến 2000 tờ 5,00
HS11 4 màu Từ 2001 tờ đến 5000 tờ 3,00
HS12 4 màu Từ 5001 tờ đến 10.000 tờ 2,50
HS13 4 màu Từ 10.001 tờ đến 15.000 tờ 2,00
HS14 4 màu Từ 20.000 tờ trở lên 1,00
HS16 4 màu Từ 15.001 đến 20.000 tờ 1,50
HS17 2 màu Từ 001 tờ đến 500 tờ 6,00
HS18 2 màu Từ 501 tờ đến 1000 tờ 4,00
HS19 2 màu Từ 1001 tờ đến 2000 tờ 3,00
HS20 2 màu Từ 2001 tờ đến 5000 tờ 2,00
HS21 2 màu Từ 5001 tờ đến 10.000 tờ 1,50
HS22 2 màu Từ 10.001 tờ đến 15.000 tờ 1,25
HS23 2 màu Từ 15001 tờ trở lên 1,00
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Phụ lục số 06:
PHIẾU XIN XUẤT VẬT TƯ Số 10
Bộ phận xin xuất: Xén
Loại vật tư Số lượng
1. Giấy BB70/90 khổ 84x109
9.780 tờ
2. Giấy BB 70 khổ 84x11
322 tờ
3.
Lý do xuất: In sách
Ngày 28 tháng 12 năm 2013
Duyệt
Xác nhận
Xác nhận
Người xin xuất
Giám đốc Phòng SX- KT Xưởng
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Phụ lục số 07:
Công ty cổ phần in và Dịch vụ
Thừa Thiên Huế Mẫu số: 02- VT
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 30 tháng 12 năm 2013
Số: 035
- Họ và tên người nhận hàng: Máy xén Địa chỉ (bộ phận)
- Lý do xuất kho: Xuất giấy ngày 28/12/2013
- Xuất tại Kho (ngăn lô): Kho vật tư (01) Địa điểm:
STT Tên, nhãn, quy cách, phẩm chất vật tư,
dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Mã số Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
(Đồng) Yêu cầu Thực xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Giấy BB70/90 khổ 84x109 GB70109 Tờ 9.780,00 2.030,43 19.857.696
2 Giấy BB70 (84x111) GB70841 Tờ 322,00 1.284,43 413.587
3 Giấy BB 70/90 (84x60) GB70846 Tờ 93,00 779,54 72.498
4 Couche 120 khổ (65x86) GC12065 Tờ 250,00 1.297,36 324.342
5 C 150 khổ (79x109) GC15079 Tờ 775,00 2.478,74 1.921.025
6 Couche 200 khổ 65x86 GC20065 Tờ 296,00 2.213,76 655.275
7 Couche 200 khổ 79x109 GC20079 Tờ 442,00 3.352,84 1.481.957
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
8 Couche 230 khổ 79x109 GC23079 Tờ 238,00 3.863,20 919.442
9 Giấy Cacbon trắng (65x86) GKCBON Tờ 86,00 1.439,94 123.835
10 Giấy Cacbon vàng (65x86) GKCBON Tờ 86,00 1.375,69 118.310
11 Giấy Đồng Nai hồng (65x97) GKDNH Tờ 171,00 1.083,83 185.335
12 Giấy DN Vàng (65x97) GKDNV Tờ 14,00 1.090,92 15.273
13 Giấy DN Xanh dương (65x97) GKDNX Tờ 103,00 1.049,37 108.086
14 Giấy Ford 100 khổ (84x120) GKF1008 Tờ 25,00 1.974,12 49.353
15 Giấy Ford 70 Khổ (84x60) GKF7060 Tờ 1.628,00 688,11 1.120.249
16 Giấy Ford 70 hồng khổ (84x60) GKFH706 Tờ 166,00 834,55 138.536
17 Giấy Ford 70 Xanh dương khổ (84x60) GKFXD7 Tờ 118,00 840,66 99.198
18 Tân mai 80 (84x53) vàng GKTM80 Tờ 102,00 593,82 60.570
19 Tân mai 80 (84x60) xanh ngọc GKTM80 Tờ 497,00 927,70 461.067
20 Giấy Việt Trì xanh lục (79x109) GKVTL Tờ 22,00 1.643,59 36.159
21 Couche 120 khổ (72x102) GNC120 Tờ 15.496,00
22 Couche 170 (72x102) GNC170 Tờ 660,00
23 Tân Mai 48/58 (84x60) GTM4860 Tờ 9.112,00 478,87 4.363.480
24 Tân Mai 50 (70x100) GTM5070 Tờ 29.786,00
25 Tân Mai 56 (70x100) GTM5670 Tờ 248.029,00
Tổng 32.525.273
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Phụ lục số 08:
CÔNG TY CP IN VÀ DỊCH VỤ THỪA THIÊN HUẾ
57 Bà Triệu, TP Huế
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2014
Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Phát sinh Số dư
Ngày Số Nợ Có Nợ Có
1 2 3 4 5 6 7 8
Dư đầu kỳ
28/12/2013 035
Xuất vật tư
ngày
28/12/2013
1521 32.525.273 32.525.273
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Phụ lục số 09:
CÔNG TY CP IN VÀ DỊCH VỤ THỪA THIÊN HUẾ
Mẫu số S05 - DN
57 Bà Triệu, Huế
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
(Dùng cho hình thức Nhật ký - Chứng từ)
621 - Chi phí NVL
Năm 2013
Số dư đầu năm
Nợ Có
Ghi Có
các TK,
ĐƯ Nợ
với các
TK này
Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng
A 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Dư nợ
Dư có
1521 525.508.740 363.434.226 1.333.614.789 191.956.116 342.052.571 185.305.097 257.190.628 224.496.321 695.708.050 4.119.266.538
1522 39.570.094 52.766.857 31.694.365 33.404.890 19.531.406 35.644.183 19.105.164 26.227.478 46.788.558 304.732.995
1523 205.554.493 245.354.836 220.805.829 262.577.809 123.811.338 97.912.890 177.167.830 183.543.589 252.954.601 1.769.683.215
1531 385.000 1.795.000 6.657.636 689.091 3.167 9.529.894
Ps nợ 771.018.327 663.350.919 1.586.114.983 494.596.451 486.084.406 318.862.170 453.463.622 434.267.388 995.454.376 6.203.212.642
Ps có 771.018.327 663.350.919 1.586.114.983 494.596.451 486.084.406 318.862.170 453.463.622 434.267.388 995.454.376 6.203.212.642
Dư nợ
Dư có
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Phụ lục số 10: Báo cáo tổng hợp xuất vật tư quý IV, năm 2013
Ngày Số Diễn giải TK Số tiền Nợ 1388 Nợ 621 Nợ 632
02/10/2013 003 Xuất vật tư ngày 02/10/2013 1521 27.271.476 27.271.476
05/10/2013 007 Xuất vật tư ngày 05/10/2013 1521 27.461.269 27.461.269
02/11/2013 003 Xuất vật tư ngày 02/11/2013 1521 18.236.656 18.236.656
03/11/2013 004 Xuất vật tư ngày 03/11/2013 1521 33.159.101 33.159.101
03/12/2013 003 Xuất vật tư ngày 03/12/2013 1521 29.815.120 29.815.120
06/12/2013 007 Xuất vật tư ngày 06/12/2013 1521 164.453.801 164.453.801
Cộng phát sinh 1521 1521 1.484.647.650 460.531.370 1.024.116.280
01/10/2013 001 Xuất vật tư ngày 01/10/2013 1523 3.809.729 3.809.729
02/10/2013 002 Xuất vật tư ngày 02/10/2013 1523 4.674.435 4.674.435
01/11/2013 001 Xuất vật tư ngày 01/11/2013 1523 15.466.206 15.466.206
02/11/2013 002 Xuất vật tư ngày 02/11/2013 1523 2.572.590 2.572.590
02/12/2013 001 Xuất vật tư ngày 02/12/2013 1523 11.961.673 11.961.673
03/12/2013 002 Xuất vật tư ngày 03/12/2013 1523 5.697.416 5.697.416
Cộng phát sinh 1523 1523 907.981.301 54.627.619 853.103.879 249.803
13/12/2013 015 Xuất vật tư ngày 13/12/2013 1531 5.965.227 5.965.227
Cộng phát sinh 1531 1531 5.965.227 5.965.227
Tổng cộng phát sinh có 2.398.594.178 515.158.989 1.883.185.386 249.803
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
SVTH: Tống Thị Linh
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_thi_linh_7118.pdf