Khóa luận Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh thừa thiên Huế

Quy trình thẩm định: Chi nhánh cần xây dựng bản hướng dẫn quy trình thẩm định DAĐT một cách chi tiết cụ thể, cập nhật các phương pháp, chỉ tiêu mới để giúp nhân viên thực hiện thẩm định chính xác hơn. - Phân tích độ nhạy và tính điểm hòa vốn: Cần phải yêu cầu các dự án thực hiện phân tích độ nhạy để ước lượng, quản lý rủi ro và thực hiện tính điểm hòa vốn, đặc biệt là điểm hòa vốn trả nợ. Việc tính toán này nhằm xác định công suất huy động tối thiểu cần thiết để dự án không bị thua lỗ, không mất khả năng thanh toán. - Đánh giá kế hoạch trả nợ: để nâng cao chất lượng thẩm định, Chi nhánh phải tránh tình trạng chỉ chú trọng vào kế hoạch trả nợ, đánh giá dự án theo quan điểm của người cho vay và coi năng lực trả nợ là quan trọng nhất. Phải phân tích, đánh giá thời gian tồn tài của dự án một cách khách quan - Thẩm định DAĐT khi đang hoạt động và sau khi giải ngân: Cần liên tục kiểm tra hoạt động của dự án, giảm sát việc sử dụng vốn, quá trình sản xuất kinh doanh, Định kỳ phân tích tình hình tài chính của dự án, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, chú ý kế hoạch trả nợ 3.2.5. Giải pháp về chiến lƣợc khách hàng Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng để từ đó có thể tham gia vào các dự án ở giai đoạn tiền khả thi, làm công tác tư vấn giúp khách hàng phân tích các dự án và cũng là cách thu thấp thong tin về khách hàng một cách chính xác, đầy đủ. Bên cạnh Chi nhánh cũng nên thực hiện mở rộng chọn lọc những khách hàng mới đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý thông tin tín dụng. Thực hiện tư vấn cho khách hàng để có thể chủ động tìm và khai thác được những dự án khả thi để ra quyết định cho vay.

pdf89 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư xây dựng mới.  Số tiền đề nghị vay: 300.000.000.000 VND.  Thời gian vay: 6 năm.  Thời gian ân hạn: 2 năm.  Lãi suất đề nghị: 12 %/năm.  Quy mô đầu tư cụ thể: 130 căn hộ cao cấp và 36 biệt thự nghỉ dưỡng.  Hình thức kinh doanh: Kinh doanh bán toàn bộ các căn hộ cao cấp và kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng. 1. Hồ sơ khách hàng gửi đến bao gồm:  Đơn đề nghị vay vốn kiêm giấy nhận nợ.  Biên bản họp hội đồng quản trị của CTCP DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AC chấp nhận việc vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 54  Quyết định phê duyệt dự án khả thi và các văn bản có liên quan.  Giấy đăng ký kinh doanh mã số thuế, hợp đồng liên quan đến dự án, BCTC, báo cáo thuế của doanh nghiệp trong hai năm 2013, 2014, một số hoá đơn đầu vào, đầu ra, công nợ, báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án. Nhìn chung các loại hồ sơ tài liệu khách hàng trình thẩm định đã đầy đủ về mặt số lượng và đảm bảo tính hợp lệ theo quy định hiện hành của ngân hàng. 2. Thẩm định khách hàng vay vốn  Về năng lực pháp lý của khách hàng: Công ty Cổ phần Du lịch và Đầu tư xây dựng AC được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số XXX do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh O cấp với ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.  Về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp: Theo báo cáo tài chính năm 2014 và 2013, doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định, báo cáo thuế cho thấy doanh nghiệp kinh doanh có lãi qua các năm, không có lỗ luỹ kế. Doanh nghiệp không bị mất cân đối tài chính, các hệ số thanh toán, hệ số nợ, vòng quay vốn cho thấy doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng tốt. Hơn nữa Doanh nghiệp lại là khách hàng quen thuộc của Chi nhánh nên Doanh nghiệp hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện việc vay vốn tại Chi nhánh. 3. Thẩm định dự án đầu tƣ  Sự cần thiết của dự án - Khu du lịch biển B Resort sau khi đi vào hoạt động sẽ là một khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đáp ứng được xu thế nhu cầu của người dân. Theo dự báo của các chuyên gia, sắp tới nhu cầu của du khách đối với các dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí cao cấp là rất lớn. Du khách đến đây cần một nơi nghỉ ngơi, giải trí thật sự, họ sẽ được tận hưởng cảm giác thoải mái sảng khoái của các loại hình dịch vụ cao cấp. - Dự án được hình thành nhằm đem lại một giá trị hữu ích cho cộng đồng trên Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 55 cơ sở thiết lập một hệ thống quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại từ đó tạo ra chất lượng dịch vụ du lịch chất lượng cao vượt trội – yếu tố rất cần thiết trong cung ứng dịch vụ du lịch, đáp ứng được nhu cầu hiện nay của người dân.  Phân tích thị trường của dự án - Thành phố N là một trong những thành phố ưu tiên phát triển du lịch, là một địa bàn du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Với mục tiêu thu hút 8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2015 và 12 triệu lượt trong năm 2020, đồng thời phục vụ 28 triệu lượt khách nội địa năm 2015 và 35 triệu lượt vào năm 2020 thì tiềm năng du lịch sẵn có như quần thể thiên nhiên hài hoà, cùng với những khu di tích lịch sử, lăng tẩm nổi tiếng sẽ thu hút được rất nhiền khách du lịch - Bên cạnh đó thị trường bất động sản gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Với những tiềm năng du lịch sẵn có kết hợp với lợi thế hạ tầng, Thành phố N đang dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là phân khúc thị trường nghỉ dưỡng. Hàng loạt dự án đầu tư bất động sản du lịch đã và đang triển khai ở các khu vực ven biển từ thành phố đến các huyện. Đây là những tín hiệu đáng mừng trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực này của tỉnh O thời gian qua. Ba năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều dự án bất động sản du lịch được triển khai xây dựng. Không rầm rộ như các dòng sản phẩm khác của thị trường địa ốc, song việc xuất hiện sản phẩm bất động sản du lịch mới này cũng góp phần làm cho thị trường thêm sôi động và được nhiều người đón nhận. Có thể nói rằng, đầu tư kinh doanh bất động sản du lịch là xu hướng đầu tư kinh doanh mới và phát triển nhanh tại Tỉnh O. Hầu hết dự án bất động sản du lịch hiện nay đều tập trung tại những khu vực ven biển, có vị trí đẹp, môi trường sống trong lành, gần gũi thiên nhiên. Các doanh nghiệp chú trọng đầu tư nhiều dự án bất động sản với quy mô lớn, được thiết kế bài bản. Mặc dù, ra đời trong lúc thị trường địa ốc nóng, lạnh thất thường, nhưng sản phẩm bất động sản du lịch vẫn đang được nhiều nhà đầu tư chọn lựa như một kênh đầu tư an toàn. Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 56 Việc Công ty Cổ phần Du lịch và Đầu tư xây dựng AC đầu tư xây dựng khu du lịch B Resort có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển lâu dài mang tính chiến lược của Công ty, đóng góp một phần vào sự phát triển của địa phương.  Địa điểm xây dựng của dự án - Dự án sở hữu một vị trí rất đẹp nằm ngay cửa ngõ thành phố và được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 9024 m2 nằm trong tổng thể 54310 m2 . Cùng với lối kiến trúc độc đáo hài hòa với thiên nhiên, giao thông thuận lợi và là resort nằm gần trung tâm thành phố nhất nên dự án Khu du lịch biển B Resort vẫn đang là một tiềm năng phát triển tốt trong tương lai không xa.  Phân tích tài chính dự án  Tổng mức đầu tư theo dự toán Tổng mức đầu tƣ (đ bao gồm VAT) : 824.926.690.000 đồng Tổng mức đầu tư bao gồm các chi phí: chi phí xây dựng kiến trúc, chi phí trang thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí kinh doanh, chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng. STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ GIÁ TRỊ TRƢỚC THUẾ THUẾ VAT GIÁ TRỊ SAU THUẾ I Chi phí xây dựng 699.703.407.076 61.594.882.121 761.298.289.197 1 Giá trị đã đầu tư 417.304.875.636 36.923.350.179 454.228.225.815 2 Giá trị còn lại phải đầu tư 282.398.531.440 24.671.531.942 307.070.063.382 II Lãi vay trong thời gian xây dựng 63.628.401.180 63.628.401.180 TỔNG CỘNG 763.331.808.000 61.594.882.000 824.926.690.000 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 57  Nguồn vốn đầu tư của dự án STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ T Ệ G P VỐN GIÁ TRỊ SAU THUẾ 1 Vốn tự có 20,4% 168.000.000.000 2 Vốn huy động từ khách hàng 67,5% 556.926.690.377 3 Vay vốn dài hạn 12,1% 300.000.000.000 3.1 Hoán đổi gói trái phiếu cũ 200.000.000.000 3.2 Đầu tư vào dự án 100.000.000.000 TỔNG CỘNG 100,0% 824.926.690.000  Đối với Khu du lịch biển B Resort thì cơ sở tính tổng mức đầu tư xác định dựa trên căn cứ cụ thể sau: - Chi phí xây dựng được tính theo những khối lượng tính toán và đơn giá xây dựng phù hợp với giá cả và điều kiện cụ thể của Tỉnh O tại thời điểm quý I năm 2014. - Chi phí thiết bị bao gồm thiết bị phần M&E được dự tính theo số lượng, chủng loại, giá trị từng loại thiết bị.  Phần M&E + Hệ thống điện động lực. + Hệ thống điện nhẹ. + Hệ thống phòng cháy chữa cháy. + Hệ thống cấp nước. + Hệ thống thoát nước thải. + Hệ thống thoát nước mưa. + Hệ thống điều hòa không khí, thông gió. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 58 - Chi phí quản lý, chi phí tư vấn và đầu tư xây dựng, chi phí khác được tính theo các quy định hiện hành bao gồm:  Các chi phí trong giai đoạn khảo sát.  Các chi phí trong giai đoạn lập dự án.  Các chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư.  Riêng chi phí quản lý theo Công văn số 957/QD-BXD bao gồm: + Quản lý chung của dự án. + Tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư. + Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán công trình. + Giám sát thi công xây dựng; giám sát lắp đặt thiết bị của công trình; giám sát khảo sát xây dựng. + Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. + Quyết toán và quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình. + Thực hiện một số công việc khác (tổ chức thẩm định dự án đầu tư, thẩm định các dự toán chi phí của các công việc tư vấn yêu cầu phải lập dự toán và các công việc khác).  Kết quả hoạt động của dự án dự tính: Doanh thu – Chi phí tạm tính trong 22 năm đạt đƣợc: Doanh thu tạm tính từ năm 2014 – 2036 của dự án : 1.866 tỷ đồng Chi phí tạm tính từ năm 2014 – 2036 của dự án : 1.123 tỷ đồng Lợi nhuận gộp (EBIDA) : 742 tỷ đồng Lợi nhuận trước chi phí lãi vay : 715 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế (EBT) : 567 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế : 406 tỷ đồng Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 59 Trong đó: Chi tiết doanh thu – chi phí 3 năm đầu (2014 – 2016) 2014 2015 2016 Doanh thu cho thuê dịch vụ Doanh thu nghỉ dưỡng 300.729.925.501 167.358.210.266 184.665.582.149 Doanh thu nhà hàng - 33.638.400.000 33.638.400.000 Tổng số doanh thu 300.729.925.501 200.996.610.266 218.303.982.149 Chi phí khu nghỉ dưỡng 437.899.131.586 214.598.351.452 123.059.444.303 Chi phí đầu tư cho căn hộ nghỉ dưỡng 437.899.131.586 213.005.700.102 120.730.302.345 Chi phí kinh doanh khu nghỉ dưỡng (chi phí bán hàng, môi giới) - 1.592.651.351 2.329.141.958 Chi phí TTTM - - - Chi phí sửa chữa TTTM - - - Chi phí Nhà hàng - 13.735.272.961 13.733.811.205 Chi phí hoạt động nhà hàng - 13.684.111.500 13.684.111.500 Chi phí sửa chữa nhà hàng - 51.161.461 49.699.705 Tổng chi phí 437.899.131.586 228.333.624.413 136.793.255.508 Lợi nhuận gộp (EBIDA) (137.169.206.085) (27.337.014.148) 81.510.726.641 Khấu hao - 730.878.015 730.878.015 Khấu hao TTTM - - - Khấu hao nhà hàng - 730.878.015 730.878.015 Lợi nhuận trƣớc chi phí lãi vay (137.169.206.085) (28.067.892.162) 80.779.848.626 Chi phí tài chính - - Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 60 Chi phí tài chính (lãi vay trong thời gian khai thác sử dụng) Chi phí tài chính (lãi vay đã thực hiện) Lợi nhuận trƣớc thuế (EBT) (137.169.206.085) (28.067.892.162) 80.779.848.626 Thuế thu nhập - - 17.771.566.698 Lợi nhuận sau thuế (137.169.206.085) (28.067.892.162) 63.008.281.928 Lợi nhuận lũy kế qua các năm (137.169.206.085) (165.237.098.247) (102.228.816.319) Chi tiết doanh thu – chi phí 3 năm tiếp theo (2017 – 2019) 2017 2018 2019 Doanh thu cho thuê dịch vụ 3.469.520.000 3.469.520.000 3.469.520.000 Doanh thu nghỉ dưỡng 153.786.087.585 97.432.646.614 57.363.792.654 Doanh thu nhà hàng 33.638.400.000 35.740.800.000 35.740.800.000 Tổng số doanh thu 190.894.007.585 136.642.966.614 96.574.112.654 Chi phí khu nghỉ dưỡng 2.306.791.314 1.461.489.699 594.619.724 Chi phí đầu tư cho căn hộ nghỉ dưỡng Chi phí kinh doanh khu nghỉ dưỡng (chi phí bán hàng, môi giới) 2.306.791.314 1.461.489.699 594.619.724 Chi phí TTTM 55.421.652 54.313.219 53.204.786 Chi phí sửa chữa TTTM 55.421.652 54.313.219 53.204.786 Chi phí Nhà hàng 13.806.063.824 14.561.466.068 14.638.404.406 Chi phí hoạt động nhà hàng 13.757.825.875 14.514.689.875 14.593.089.969 Chi phí sửa chữa nhà hàng 48.237.949 46.776.193 45.314.437 Tổng chi phí 16.168.276.789 16.077.268.986 15.286.228.915 Lợi nhuận gộp (EBIDA) 174.725.730.795 120.565.697.628 81.287.883.739 Khấu hao 1.285.094.531 1.285.094.531 1.285.094.531 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 61 Khấu hao TTTM 554.216.517 554.216.517 554.216.517 Khấu hao nhà hàng 730.878.015 730.878.015 730.878.015 Lợi nhuận trƣớc chi phí lãi vay 173.440.636.264 119.280.603.097 80.002.789.208 Chi phí tài chính 55.279.299.182 46.279.299.182 37.279.299.182 Chi phí tài chính (lãi vay trong thời gian khai thác sử dụng) 36.000.000.000 27.000.000.000 18.000.000.000 Chi phí tài chính (lãi vay đã thực hiện) 19.279.299.182 19.279.299.182 19.279.299.182 Lợi nhuận trƣớc thuế (EBT) 118.161.337.082 73.001.303.915 42.723.490.025 Thuế thu nhập 25.995.494.158 16.060.286.861 9.399.167.806 Lợi nhuận sau thuế 92.165.842.924 56.941.017.053 33.324.322.220 Lợi nhuận lũy kế qua các năm (10.062.973.395) 46.878.043.658 80.202.365.878  Doanh thu: - Doanh thu của dự án bao gồm doanh thu phần nghỉ dưỡng và dịch vụ nghỉ dưỡng, cụ thể:  Doanh thu phần nghỉ dưỡng: Bán các sản phẩm theo hình thức: HỢP ĐỒNG THUÊ DÀI HẠN THEO THỜI GIAN là 50 năm và có thể gia hạn khi chủ đầu tư làm việc với cơ quan quản lý nhà nước.  Doanh thu phần dịch vụ: Dịch vụ tiệc cưới, ăn uống và nghỉ mát tại Nhà hàng cùng hệ thống chòi biển.  Chi phí: - Khi dự án được đưa vào hoạt động, có nhiều yếu tố cấu thành nên tổng chi phí bao gồm chi phí giá vốn, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và chi phí lãi vay trong thời gian vận hành.Trong đó:  Chi phí khấu hao được tính theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng, được quy định cụ thể theo Quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài Chính.  Chi phí duy tu, sửa chữa hàng năm được tính bằng tỉ lệ chi phí khấu hao. Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế 62  Chi phí hoạt động bao gồm chi phí lương, chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý, chi phí marketing và các chi phí khác.  Phƣơng án vay vốn và kế hoạch trả nợ - Mục đích vay: Vay vốn dài hạn dùng để đầu tư xây dựng - Tổng số tiền vay 300 tỷ đồng dự kiến dự án được xây dựng trong vòng 24 tháng, với lãi suất vay vốn dài hạn dự kiến 12,0%/năm. Như vậy, chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng 63,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay được giải ngân đầu tư vào dự án là 100 tỷ. Cụ thể: Khoản mục Tổng vốn đầu tƣ Giá trị đ đầu tƣ Nhu cầu vốn I Vốn cố định 824.926.690.377 454.228.225.815 370.698.464.562 II Tổng vốn đầu tư 370.698.464.562 III Vốn tự có 168.000.000.000 168.000.000.000 IV Vốn huy động từ khách hàng 556.926.690.377 286.228.225.815 270.698.464.562 1 Huy động từ khách hàng mua biệt thự, căn hộ 498.329.200.783 227.630.736.221 270.698.464.562 1.1 Đầu tư vào dự án 434.700.799.602 227.630.736.221 207.070.063.381 1.2 Trả lãi vay phát sinh trong kỳ xây dựng 63.628.401.180 63.628.401.180 2 Công nợ từ nhà thầu xây dựng 58.597.489.594 58.597.489.594 V Tổng vốn vay 300.000.000.000 300.000.000.000 1 Vốn vay đầu tƣ vào dự án 100.000.000.000 100.000.000.000 2 Vốn vay trả gói trái phiếu cũ 200.000.000.000 200.000.000.000 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 63  ịch trả nợ – Nguồn trả nợ - Tổng thời gian vay là 6 năm, ân hạn trong thời gian xây dựng 2 năm (2015 – 2016). Nợ gốc và lãi sau thời gian xây dựng bắt đầu trả trong năm 2017, trả trong vòng 4 năm từ 2017 đến 2020. - Nguồn trả nợ gốc từ hoạt động kinh doanh khu nghỉ dưỡng và dịch vụ, giá trị khấu hao tài sản cố định của khu dịch vụ và nhà hàng. - Lợi nhuận ròng hằng năm sẽ được ưu tiên trả nợ ngân hàng. NỘI DUNG 2017 2018 2019 2020 2021 Kế hoạch trả vốn gốc và l i 111.000.000.000 102.000.000.000 93.000.000.000 84.000.000.000 - Nợ đầu kỳ 300.000.000.000 225.000.000.000 150.000.000.000 75.000.000.000 - Lãi phát sinh trong kỳ 36.000.000.000 27.000.000.000 18.000.000.000 9.000.000.000 - Trả lãi trong kỳ 36.000.000.000 27.000.000.000 18.000.000.000 9.000.000.000 - Trả gốc trong kỳ 75.000.000.000 75.000.000.000 75.000.000.000 75.000.000.000 Dư nợ gốc cuối kỳ 225.000.000.000 150.000.000.000 75.000.000.000 - - Nguồn trả nợ 100.292.789.319 88.620.567.256 81.697.608.681 78.833.077.834 69.261.437.380 Nguồn nội tại của dự án 93.450.937.455 58.226.111.585 34.609.416.751 12.389.319.975 19.483.245.326 Khấu hao 1.285.094.531 1.285.094.531 1.285.094.531 1.285.094.531 1.285.094.531 Lợi nhuận sau thuế 92.165.842.924 56.941.017.053 33.324.322.220 11.104.225.444 18.198.150.795 Nguồn từ dự án khác của Công ty 6.841.851.864 30.394.455.671 47.088.191.930 66.443.757.859 49.778.192.054 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 64 - Dự án có thời gian hòa vốn là khoảng : 4,8 năm - Suất sinh lời nội bộ IRR : 25,2 %. - Giá trị thu hồi hiện tại NPV : 137 tỷ. - Xét về dài hạn dự án có hiệu quả về mặt kinh tế: NPV > 0 và IRR > 12,0%. Như vậy dự án được đánh giá đạt hiệu quả kinh tế cao, đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư và phù hợp tính xã hội hóa của dự án. 2.4. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tƣ tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác thẩm định dự án đầu tƣ tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế  Về quy trình thẩm định Trong thời gian qua, Chi nhánh đã không ngừng cải thiện quy trình thẩm định nhằm đạt đến một quy trình thẩm định hoàn thiện và khoa học, phát huy hiệu quả tối đa trong công tác thẩm định dự án. Cụ thể, quy trình đã phân cấp đồng bộ và chi tiết theo chiều dọc, thống nhất chung cho toàn hệ thống với sự phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân cũng như phòng ban tham gia, phát huy được tính chủ động, độc lập trong hoạt động của từng phòng ban. Việc đạt được kết quả tốt trong quy trình thẩm định dự án không những đem lại lợi nhuận cho Chi nhánh mà qua đó còn củng cố lòng tin của các khách hàng đối với hệ thống tín dụng của Chi nhánh. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong bối cảnh có nhiều NHTM đang cạnh tranh trên địa bàn như hiện nay.  Về nội dung thẩm định  Về thẩm định khách hàng vay vốn: Về hồ sơ pháp lý của khách hàng được nhân viên thu thập tương đối đầy đủ bao gồm những giấy tờ như tư cách pháp lý; lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp; từ đó có thể loại bỏ được những khách hàng không đủ điều kiện ban đầu về yêu cầu pháp lý. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 65 Nhân viên đã sử dụng nhiều kênh thông tin để thẩm định khách hàng. Thông tin khai thác có thể từ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, các cơ quan chức năng có liên quan như cơ quan thuế, CIC, trực tiếp phỏng vấn khách hàng, tìm hiểu thông qua đối tác của khách hàng, cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin,... Không những xem xét về mặt pháp lý mà các nhân viên còn phải kiểm tra tài chính của khách hàng. Thông qua báo cáo tài chính và các thông tin thu thập được, nhân viên thẩm định đã phân tích được năng lực tài chính của khách hàng bằng việc tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp, tìm ra được những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, ổn định để đầu tư vốn.  Về thẩm định dự án đầu tƣ: Thứ nhất, quy trình thẩm định được tổ chức tương đối chặt chẽ và khoa học: Đối với các dự án thuộc mức ủy quyền phán quyết của các Giám đốc Chi nhánh, Chi nhánh được chủ động thẩm định và ra quyết định cho vay. Đối với các dự án vượt mức ủy quyền phán quyết, Chi nhánh tiến hành thẩm định, thành lập hội đồng thẩm định và trình Hội sở chính để tái thẩm định. Tùy theo mức độ phức tạp của dự án mà việc thẩm định dự án được lãnh đạo phân công cho nhiều nhân viên phối hợp thực hiện. Việc bố trí trên đảm bảo tính chuyên môn hóa, đồng thời phát huy được sức mạnh tập thể, đảm bảo tính khách quan của kết quả thẩm định. Thứ hai, nội dung thẩm định được đưa ra tại quy trình thẩm định khá đầy đủ, cụ thể và có tính chất hướng dẫn nhân viên trong công tác thẩm định. Đối với thẩm định dự án tại ngân hàng, nhân viên thẩm định chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Trong quá trình thẩm định, tùy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án, tùy từng khách hàng và điều kiện thực tế mà nhân viên sẽ sử dụng linh hoạt các nội dung. Thứ ba, vấn đề quản lý rủi ro đối với các DAĐT đã được chú trọng khi Chi nhánh đã mở rộng phòng Quản lý rủi ro để hỗ trợ phòng Quan hệ khách hàng trong việc đánh giá rủi ro, nhờ đó mà công tác dự báo rủi ro được thực hiện rất kỹ lưỡng, góp phần hạn chế rủi ro hơn rất nhiều. Hiệu quả thẩm định dự án tại Chi nhánh trong những năm qua đã được cải thiện rõ rệt, góp phần đạt được những kết quả tốt trong hoạt động cho vay nói riêng và kết quả kinh doanh của Chi nhánh nói chung. Trường Đại ọc Kin tế Đại học Huế 66 2.4.2. Những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tƣ tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Bên cạnh những kết quả đạt được thì thông qua ví dụ minh hoạ có thể thấy được công tác thẩm định DAĐT tại Chi nhánh vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:  Về quy trình thẩm định dự án đầu tƣ: Chi nhánh vẫn chưa có sự tách biệt giữa chức năng thẩm định và chức năng quản lý, giám sát tín dụng nói chung và giám sát dự án nói riêng nên nhân viên thẩm định dự án vừa là nhân viên quyết định tín dụng ở mức phán quyết nhất định. Do đó, nhân viên sẽ phải thực hiện tất cả công việc từ tìm kiếm, nhận đơn xin vay của khách hàng cho đến kiểm tra tính xác thực, đầy đủ của hồ sơ; thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử dụng vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Thông thường, thực hiện xong các khâu đó (trừ thu nợ phải đợi kỳ đáo hạn) mất khoảng thời gian trung bình từ 20 - 30 ngày đối với dự án nhóm A; từ 15 - 20 ngày đối với dự án nhóm B. Song nếu món vay càng nhiều, địa bàn càng rải rác thì khối lượng công việc càng lớn nên thời gian để hoàn thành phải dài hơn dẫn đến tình trạng quá tải đối với nhân viên thực hiện.  Về phƣơng pháp thẩm định Mặc dù trong quá trình thẩm định dự án tại Chi nhánh đã có sự kết hợp các phương pháp nhưng việc kết hợp vẫn còn khá đơn giản. Cụ thể, phương pháp so sánh các chỉ tiêu là phương pháp phổ biến mà các nhân viên hay sử dụng, tuy vậy việc so sánh vẫn còn sơ sài như với các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu về sản xuất, vẫn chưa có sự so sánh rõ ràng với các định mức kinh tế - kỹ thuật của Bộ ngành hay với các dự án tương tự; hay các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm chứ chưa thực hiện đối chiếu với các doanh nghiệp khác cùng ngành; hay đối với thông tin trên báo cáo tài chính chưa đảm bảo độ chính xác dẫn đến nhân viên chỉ phân tích một số chỉ tiêu cơ bản, bỏ qua phân tích các nội dung về dự báo dòng tiền, phân tích độ nhạy, Ngân hàng chưa phát triển theo chiều sâu các phương pháp như phân tích thống kê, so sánh hay phân tích dự báo Phần lớn các thông tin về cung cầu sản Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 67 phẩm, giá cả, được thu thập dựa trên sự tìm kiếm của nhân viên qua các kênh thông tin hoặc từ báo cáo đầu tư của khách hàng.  Về nội dung thẩm định dự án đầu tƣ: - Chất lượng thẩm định các nội dung của dự án chưa cao. Trong quá trình thẩm định, nhân viên thường phụ thuộc và sao chép chính thông tin trong hồ sơ dự án của khách hàng để thẩm định, việc thu thập thông tin từ bên ngoài còn hạn chế và thu thập từ những nguồn thông tin không có nguồn gốc, không đáng tin cậy. Có một số trường hợp nội dung trong tờ trình thẩm định của nhân viên tín dụng chỉ tóm tắt nội dung trong hồ sơ dự án của khách hàng, chưa chú trọng nhiều quan điểm riêng, thẩm định lại từ phía nhân viên thẩm định. Trong khi đó, để đạt được mục đích vay vốn ngân hàng, trong hồ sơ cung cấp khách hàng có thể đưa thông tin sai lệch đồng thời chỉnh sửa số liệu sao cho dự án có hiệu quả; từ đó dẫn đến hiện tượng thẩm định trên những số liệu không chính xác ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. - Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính mới chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu cơ bản: NPV, IRR, thời gian hòa vốn, nhiều chỉ tiêu còn chưa được xem xét kỹ. Có những dự án, nhân viên chỉ xem xét tài sản thế chấp mà không quan tâm đánh giá tính khả thi của dự án. - Thẩm định phương diện kỹ thuật, công nghệ của dự án chưa hoàn toàn chính xác, còn mang tính chủ quan. Nhiều dự án chỉ phân tích sơ bộ, đánh giá khả năng cạnh tranh với các dự án khác thường không đề cập đến.  Về hệ thống thông tin Hiện hay hầu hết các dự án gửi đến ngân hàng xin vay vốn đều do chủ đầu tư tự lập, số liệu trong các báo cáo khả thi thường thiếu, gây khó khăn cho việc thẩm định. Hơn nữa, để tăng tính thuyết phục cho dự án, khách hàng có xu hướng tìm mọi cách làm giảm chi phí hoạt động của dự án xuống mức thấp nhất và tăng hiệu quả thực hiện dự án lên mức cao nhất. Bên cạnh đó, các báo cáo tài chính được sử dụng để phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn cũng không thực sự đủ độ tin cậy bởi có nhiều doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 68 chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Thêm vào đó các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh thường kỳ của doanh nghiệp nộp cho ngân hàng có nhiều bản khác nhau dẫn đến khó hệ thống chuẩn hoá thông tin. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập thông tin về khách hàng thông qua các phương pháp thu thập trực tiếp hay gián tiếp song cơ sở thông tin được dùng để phân tích thẩm định dự án chủ yếu vẫn dựa trên các tài liệu mà khách hàng gửi đến. Trong nhiều trường hợp các nguồn thông tin này không thực sự khách quan vì để được ngân hàng chấp thuận cho vay, chủ đầu tư đã cố tình làm sai lệch các số liệu nhằm làm tăng tính khả thi của dự án. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tƣ tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan  Đội ngũ nhân sự của Ngân hàng Đa phần đội ngũ nhân viên tại Chi nhánh là những nhân viên trẻ, năng động nên sẽ thiếu kinh nghiệm thực tế về dự án, một số nhân viên không được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thẩm định dự án mà chủ yếu tự nghiên cứu tài liệu dẫn đến khi áp dụng thực tế sẽ gặp nhiều hạn chế. Trong khi đó, công tác thẩm định là một công việc đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt trên nhiều lĩnh vực như: kỹ thuật, xây dựng, . nhưng hiện nay các thông số kỹ thuật, thông tin về chuyên môn của các dự án phần lớn được các nhân viên thu thập dựa vào báo cáo đầu tư của khách hàng. Các nhân viên chỉ có thể có được sự hiểu biết ở một số lĩnh vực nhất định trong khi đó các dự án lại đa lĩnh vực, đòi hỏi nhân viên không những phải có trình độ nhất định về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức mà còn về các vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Đây cũng đang là mặt hạn chế tồn tại ở hầu hết các NHTM hiện nay. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên tín dụng - thẩm định dự án còn chưa được thực hiện thường xuyên, chưa có chương trình đào tạo, phát triển tổng thể, cơ bản cho đội ngũ nhân viên thẩm định. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 69  Thông tin Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định còn hạn chế, chưa ứng dụng những phầm mền hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức tạp mà thủ công không làm được. Mặc dù nhân viên thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng không chỉ từ hồ sơ vay vốn mà còn từ các phương tiện thông tin khác như tra thông tin từ CIC, tuy nhiên các thông tin về khách hàng cũng chỉ được cập nhật trong thời gian gần đây nên gây khó khắn cho nhân viên thẩm định để có được góc nhìn tổng quan về tình hình tài chính cuả khách hàng. Mặt khác các thông tin trên CIC chủ yếu được cung cấp từ các tổ chức tín dụng nên nguồn thông tin về có thể phản ánh không đầy đủ hoặc thiếu khách quan. Hơn nữa việc thu thập thông tin bên ngoài từ các đối tác, tổ chức tín dụng khác là rất hạn chế và tốn nhiều thời gian, trong khi đó việc khai thác thông tin từ phía các cơ quan Nhà nước còn khá khó khăn.  Quy trình và nội dung thẩm định Tuy rằng, Chi nhánh đã xây dựng một quy trình thống nhất cho công tác thẩm định song với mỗi lĩnh vực, mỗi ngành khác nhau vẫn cần có những quy định hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt là đối với các dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh mới khi các nội dung trong quy trình chung của hệ thông ngân hàng chưa được quy định chi tiết làm cho nhân viên trong quá trình thẩm định không có căn cứ để tham chiếu. Mặc dù quy trình thẩm định có quy định đầy đủ các nội dung cần thẩm định của một dự án, song trên thực tế việc thẩm định vẫn chỉ tập trung vào phương diện tài chính và phân tích thị trường. Có thể thấy đây cũng là một thực tế chung ở hầu hết các NHTM, điều này cũng dễ hiểu bởi thực tế ngân hàng vẫn là một đơn vị kinh doanh và cũng không thể có đủ nguồn lực để thực hiện thẩm định đầy đủ các yếu tố, do đó các khía cạnh còn lại chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác dẫn đến các hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định là do Chi nhánh vẫn chưa nghiên cứu và áp dụng các phần mềm hiện đại trong thẩm định và quản lý dự án. Khi mà công tác thẩm định theo xu hướng hiện nay đòi hỏi phải được chuẩn hóa thông qua việc áp dụng các phần mềm trong phân tích chuyên ngành, quản lý và dự báo. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 70 2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan  Về phía khách hàng Do trình độ lập dự án đầu tư của khách hàng còn hạn chế nên nhiều dự án được lập rất sơ sài, thiếu nhiều văn bản giấy tờ trong hồ sơ xin vay vốn, nhiều nội dung cần thiết của dự án chưa được nghiên cứu đầy đủ, thiếu các căn cứ khoa học do đó gây khó khăn trong việc thu thập thông tin, xác định chính xác các nội dung cần phân tích. Việc chấp hành pháp luật thống kê, kế toán chưa nghiêm túc nên báo cáo tài chính còn thiếu trung thực, không phản ánh đúng tình hình tài chính của khách hàng, gây khó khăn cho việc thẩm định. Ngoài ra trình độ quản lý của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiêp tư nhân vẫn còn thấp, dẫn đến hiệu quả của các dự án đầu tư không cao. Trong quá trình dự án đi vào hoạt động, nhân viên không thể kiểm soát được mọi hoạt động của khách hàng, khiến cho nhiều dự án bị chậm tiến độ hay sử dụng vốn sai mục đích, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng  Về môi trƣờng thẩm định Các văn bản quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính,... của các cơ quan Nhà nước còn chồng chéo, chưa rõ ràng gây khó khăn cho việc thẩm định. Việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê chưa nghiêm túc, các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liệu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh. Ngành Ngân hàng tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn còn những yếu kém trong cơ chế hoạt động, điều hành. Bên cạnh đó quan hệ của các NHTM Việt Nam chưa chặt chẽ chưa có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong thẩm định DAĐT, thẩm định dự án ở từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Vai trò chỉ đạo trong hướng dẫn, hỗ trợ quản lý của Nhà nước về thẩm định chưa tốt. Ngoài ra, việc tổng hợp thông tin, đánh giá xếp loại doanh nghiệp hiện chưa có cơ quan nào chính thức thực hiện. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 71 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hƣớng của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đối với công tác thẩm định dự án đầu tƣ 3.1.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phẩn Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 3.1.1.1. Định hƣớng chung Trong những năm qua, Chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; quy mô và hiệu quả hoạt động luôn có sự tăng trưởng, chất lượng hoạt động được đảm bảo. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh doanh mới khi BIDV cổ phẩn hóa, nhận thức và đánh giá được những cơ hội cũng như thách thức trong môi trường hoạt động, Chi nhánh đề ra mục tiêu, định hướng cụ thể như sau: - Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nâng cao tỷ trọng cho vay ngắn hạn, ưu tiên phát triển tín dụng bán lẻ và tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa kết hợp bán chéo sản phẩm; Bám sát tình hình hoạt động của khách hàng để kiểm soát các khoản vay tốt hơn nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu, đặc biệt chú trọng đến những khách hàng có dư nợ lớn, mang tính quyết định đến hoạt động của Chi nhánh. - Củng cố và phát triển hoạt động; tăng tốc, phấn đấu đứng đầu toàn ngành ngân hàng trên địa bàn về năng suất lao động, chất lượng tín dụng, quy mô tổng tài sản. - Hoạt động theo mô hình Chi nhánh bán buôn có kết hợp bán lẻ, trong đó tập trung, ưu tiên phát triển hoạt động bán lẻ, nâng dần tỷ trọng các chỉ tiêu bán lẻ. 3.1.2.2 Định hƣớng cho công tác thẩm định dự án đầu tƣ  Đối với quy trình thẩm định Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức thẩm định dự án tại Chi nhánh. Xác định rõ công việc và mối quan hệ giữa các phòng ban để có thể phối hợp chặt chẽ với Trường ại học Kinh tế Đại học Huế 72 nhau cùng đưa ra quyết định tài trợ vốn vay hợp lý, đảm bảo an toàn nguồn vốn của ngân hàng và đem lại lợi nhuận. Thực hiện theo đúng nguyên tắc: gắn lợi ích của Ngân hàng với Khách hàng. Trước nhất phải đứng trên quan điểm của Ngân hàng từ đó xem xét tính khả thi của dự án, từ đó đưa ra quyết định cho vay đúng đắn đảm bảo hiệu quả cả với Ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra cần phát triển cả về chất lượng đội ngũ nhân viên, tập huấn đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt là công tác thẩm định DAĐT, tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ thẩm định chuyên sâu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.  Đối với phương pháp thẩm định: Trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục thực hiện theo các phương pháp thẩm định được quy định, bên cạnh đó thực hiện hoạt động để khắc phục những hạn chế, thiếu sót xảy ra với từng phương pháp cụ thể một cách tích cực nhất. Có ý kiến bằng văn bản lên Hội sở chính của BIDV. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tƣ tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phẩn Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 3.2.1. Nâng cao chất lƣợng nhân viên thẩm định Có thể khẳng định trình độ năng lực của nhân viên thẩm định là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định. Chính vì vậy việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên thẩm định để nâng cao trình độ nghiệp vụ và phân công các nhân viên thẩm định phụ trách các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Mặt khác các cơ chế, chính sách, các quy định của Nhà nước thay đổi thường xuyên nên các Ngân hàng phải tăng cường đào tạo và phổ biến các quy định mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, bắt kịp xu thế phát triển trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nâng cao tình thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật trong công việc của nhân viên. Công tác kiểm tra, giám sát cũng cần được chú trọng để kịp thời phát hiện các sai sót trong thẩm định tín dụng để không gây tổn thất cho Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 73 Bố trí đội ngũ nhân viên hợp lý, tránh sự chồng chéo, sắp xếp các nhân viên có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, có trách nhiệm làm công việc này. Nên phân công những nhân viên phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp theo ngành nghề, để nhân viên tìm hiểu, học tập kiến thức về ngành nghề đó để tiến tới chuyên môn hóa công tác thẩm định 3.2.2. Giải pháp thu thập, xử lý thông tin báo cáo đầu tƣ Ngân hàng cần yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin, xác minh tính trung thực của các thông tin đó, bên cạnh đó các nhân viên thẩm định cũng không nên sử dụng những thông tin một chiều mà phải có sự đối chiếu, cụ thể:  Việc thẩm định khách hàng thông qua phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ cần thiết. Qua việc phân tích và đánh giá về doanh nghiệp, nhân viên sẽ có được kết luận về phong cách làm việc, quản lý điều hành, mức độ chính xác và trung thực của khách hàng. Ngoài ra, nhân viên nên đến cơ sở của khách hàng để tham quan khảo sát thực tế  Tìm kiếm các nguồn thông tin từ bên ngoài: Nguồn thông tin này mang tính đa dạng và khách quan nên sẽ góp phần giúp nhân viên thực hiên thẩm định một cách chính xác hơn, đưa ra những quyết định hiệu quả hơn. 3.2.3. Giải pháp về hỗ trợ thẩm định Thực hiện tổ chức quản lý sau thẩm định,đánh giá lại các dự án đã được thẩm định, so sánh các ý kiến thẩm định trước đó để rút ra kinh nghiệm cho công tác thẩm định các dự án tương tự sau này. Mặt khác nên thường xuyên kiểm soát quá trình bỏ vốn, xem xét vòng luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho, nhu cầu đầu tư từng hạng mục. Từ đó có biện pháp giải ngân hợp lý, tránh lãng phí, ứ đọng vốn. Ngoài ra nên trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại hơn nữa cho nhân viên để tạo môi trường làm việc tốt nhất, phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 74 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện quy trình, kỹ thuật thẩm định - Quy trình thẩm định: Chi nhánh cần xây dựng bản hướng dẫn quy trình thẩm định DAĐT một cách chi tiết cụ thể, cập nhật các phương pháp, chỉ tiêu mới để giúp nhân viên thực hiện thẩm định chính xác hơn. - Phân tích độ nhạy và tính điểm hòa vốn: Cần phải yêu cầu các dự án thực hiện phân tích độ nhạy để ước lượng, quản lý rủi ro và thực hiện tính điểm hòa vốn, đặc biệt là điểm hòa vốn trả nợ. Việc tính toán này nhằm xác định công suất huy động tối thiểu cần thiết để dự án không bị thua lỗ, không mất khả năng thanh toán. - Đánh giá kế hoạch trả nợ: để nâng cao chất lượng thẩm định, Chi nhánh phải tránh tình trạng chỉ chú trọng vào kế hoạch trả nợ, đánh giá dự án theo quan điểm của người cho vay và coi năng lực trả nợ là quan trọng nhất. Phải phân tích, đánh giá thời gian tồn tài của dự án một cách khách quan - Thẩm định DAĐT khi đang hoạt động và sau khi giải ngân: Cần liên tục kiểm tra hoạt động của dự án, giảm sát việc sử dụng vốn, quá trình sản xuất kinh doanh, Định kỳ phân tích tình hình tài chính của dự án, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, chú ý kế hoạch trả nợ 3.2.5. Giải pháp về chiến lƣợc khách hàng Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng để từ đó có thể tham gia vào các dự án ở giai đoạn tiền khả thi, làm công tác tư vấn giúp khách hàng phân tích các dự án và cũng là cách thu thấp thong tin về khách hàng một cách chính xác, đầy đủ. Bên cạnh Chi nhánh cũng nên thực hiện mở rộng chọn lọc những khách hàng mới đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý thông tin tín dụng. Thực hiện tư vấn cho khách hàng để có thể chủ động tìm và khai thác được những dự án khả thi để ra quyết định cho vay. Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế 75 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận Sau quá trình thực hiện đề tài với định hướng chính là tìm hiểu về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế để từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển theo hướng ổn định, an toàn. Đề tài đã hoàn thành được những nội dung sau: - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về khái niệm DAĐT, thẩm định DAĐT, phương pháp, nội dung thẩm định tại NHTM. - Đánh giá sơ bộ tình hình lao động và kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh dựa trên cơ cấu lao động, tình hình huy động vốn, tình hình cho vay, - Quy trình thẩm định DAĐT tại Chi nhánh đã thực hiện đúng như quy định hiện hành của Hội sở BIDV Việt Nam, tạo điều kiện tối đa đối với tất cả khách hàng - Công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh qua các năm càng được nâng cao về chất lượng được thông qua các chỉ tiêu cũng như ví dụ minh họa. - Tuy vậy vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục mà đề tài đã đề cập. Qua đó, cũng đã đề xuất những giải pháp để khắc phục những hạn chế đó nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh 1.1. Những hạn chế, thiếu sót của đề tài: Bên cạnh những kết quả phân tích đã đạt được, đề tài vẫn còn một số những hạn chế và thiếu sót nhất định. - Do hạn chế về thời gian thực tập nên quá trình tìm hiểu, đánh giá thực trạng chưa sát với tình hình thực tế tại Ngân hàng. Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động thẩm định DAĐT trong thời gian 3 năm, nên nghiên cứu mang tính chất chủ quan của người thực hiện, tính chính xác chưa cao. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 76 - Do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay DAĐT nói riêng nên đề tài có thể có một số thiếu sót và cần được hoàn thiện thêm trong tương lai. 1.2. Hƣớng phát triển đề tài Do những hạn chế trên nên đề tài vẫn chỉ mang tính khái quát và chưa phản ánh được hoàn toàn tình hình công tác thẩm định DAĐT tại Chi nhánh. Chính vì vây, các kết luận cũng như các biện pháp đề ra vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác thẩm định tại Chi nhánh hiện nay. Trên cơ sở đó, cần mở rộng đề tài theo các hướng sau: - Phát triển nghiên cứu ở mức cao hơn bằng cách đánh giá số liệu qua nhiều năm hơn, số liệu cung cấp thực tế và khách quan hơn, như vậy sẽ có những kết quả phân tích chinh xác, ít chênh lệch và có ý nghĩa thực tế. - Song song với việc phân tích số liệu có thể trực tiếp điều tra khảo sát thực tế các nhân viên thẩm định cũng như các khách hàng để thông qua đó sẽ có được cái nhìn tổng quát hơn, giúp cho việc đánh giá chính xác hơn. 2. Kiến nghị 2.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc và các bộ ngành có liên quan - Nhà nước cần công bố các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển nền kinh tế cũng như phát triển từng ngành, vùng, địa phương để đảm bảo công bằng nhất cho các chủ đầu tư và cũng để trên cơ sở đó ngân hàng có thể lập kế hoạch giải ngân vào các dự án sao cho phù hợp, có trọng tâm trọng điểm, tránh đầu tư lệch hướng không mang lại hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế. - Nhà nước cần hình thành và xây dựng một hệ thống pháp luật chính sách trong các lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Đầu tư, Xây dựng một cách đầy đủ, thống nhất. Trong đó việc xây dựng hệ thống pháp luật phải có sự thống nhất cao và hài hòa giữa các cơ quan ban ngành, tránh việc quy định chồng chéo giữa các luật khi mỗi đơn vị ban hành một văn bản cho đơn vị mình. Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 77 - Các Sở ban ngành này cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá các yếu tố có liên quan đến hoạt động chính của sở mình và còn thực hiện công bố thông tin công khai hàng năm để cho NHTM và các chủ đầu tư có thể dễ dàng sử dụng. - Các đơn vị kiểm toán độc lập cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong việc đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tư, đặc biệt là các đơn vị kiểm toán độc lập được cấp giấy phép hoạt động thực hiện kiểm toán các công ty, doanh nghiệp. Các đơn vị kiểm toán này cần phải thực hiện theo đúng phương châm và đạo đức nghề nghiệp đảm bảo việc kiểm toán chính xác và công bằng. Từ đó các Ngân hàng có cơ sở để đảm bảo tính chính xác khi đánh giá chủ đầu tư, nâng cao chất lượng của nguồn thông tin mà ngân hàng đang sử dụng để phân tích. 2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc - CIC cần được đầu tư đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực nhằm mở rộng tầm nghiên cứu cũng như chất lượng của các cuộc nghiên cứu. Hiện nay CIC mới chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về diễn biến dự nợ của khách hàng. Tuy nhiên Ngân hàng cần thêm các bước phân tích khác để có những thông tin khác như: bảng xếp hạng hệ số tín nhiệm doanh nghiệp, khả năng trả nợ cũng như nợ xấu của doanh nghiệp Để có thể thực hiện được như vậy thì cần cần xây dựng trung tâm này trở thành một thành viên độc lập, có thể cung cấp những dịch vụ thông tin liên quan đến ngành Ngân hàng tài chính cho những ai có nhu cầu. - NHNN cần thực thi chính sách lãi suất thị trường tự do tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các NHTM có thể tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Bằng việc đưa ra được lãi suất cho vay hợp lý nhất mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy định của NHNN. - NHNN cần ban hành một “cẩm nang” chung về quy trình, nội dung thẩm định dự án trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch và Đầu tư đảm bảo phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Cần phải tổ chức thêm những khoá học thường niên cho các cán bộ thẩm định và nên mời các chuyên gia của một số nước khác trên thế giới có ngành Ngân hàng phát triển để họ có thể nắm bắt thêm những tiến bộ từ đó ứng dụng thành công vào công tác thẩm định của mình. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Xuân Giang (2010), Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư, Nhà xuất bản Tài Chính. 2. Đinh Thế Hiển (2002), Lập – Thẩm định hiệu qủa tài chính dự án đầu tư, Nhà xuất bản thống kê. 3. Nguyễn Thị Thu Hương (2013), Luận văn “Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam CN Huế”, Trường Đại Học Kinh Tế Huế. 4. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tp.Hồ Chí Minh. 5. Thuỳ Linh (2014), Quy trình thẩm định tín dụng ngân hàng 2014, Nhà xuất bản Hà Nội. 6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014), Sổ tay tín dụng, Tài liệu đào tạo về thẩm định khách hàng doanh ngiệp, Hướng dẫn phân tích hoạt động kinh doanh khách hàng, Quy trình tín dụng trong ngân hàng. 7. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 8. Nghị định 52/1999/NĐ – CP của Chính Phủ: Về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng 9. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản thống kê. 10. Nguyễn Bạch Nguyệt (2007), Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 11. Phan Nhã Phương (2013), Luận văn “Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay của Ngân hàng Sacombank CN Quảng Bình”, Trường Đại Học Kinh Tế Huế. 12. Phạm Phú Quốc, Chuyên đề Thẩm định dự án đầu tư, Trường Đại Học Ngân Hàng, Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế PHỤ LỤC Phụ lục 1. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP) STT LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ I Dự án quan trọng quốc gia Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội I Nhóm A 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng. Không kể mức vốn 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp Không kể mức vốn 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. Trên 1.500 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Trên 1.000 tỷ đồng 5 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Trên 700 tỷ đồng Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Trên 500 tỷ đồng II Nhóm B 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. Từ 75 đến 1.500 tỷ đồng 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Từ 50 đến 1.000 tỷ đồng 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Từ 40 đến 700 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Từ 30 đến 500 tỷ đồng III Nhóm C 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở. Dưới 75 tỷ đồng 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm III - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông Dưới 50 tỷ đồng Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Dưới 40 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Dưới 30 tỷ đồng Ghi chú: 1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. 2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhathuy_3119.pdf
Luận văn liên quan