Huyện Tuyên Hoá là một trong những huyện nghèo của tỉnh Quảng Bình. Nhờ có
sự hỗ trợ từ các chính sách, các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia mà KT-XH của
huyện đã có những bước tiến rõ rệt.
Trải qua quá trình thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hoá, đặc
biệt là dự án hỗ trợ xây dựng CSHT đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi diện mạo
của huyện. Đảng và nhân dân địa phương đã đồng lòng đồng tâm dốc hết sức mình để
thụ hưởng hỗ trợ từ Chính phủ, sử dụng nguồn vốn được hỗ trợ đúng hướng, phát huy
hiệu quả vốn NSNN,
Chương trình 135 giai đoạn II luôn được sự quan tâm chỉ đạo Ban dân tộc tỉnh,
của Thường vụ huyện uỷ, UBND huyện, Ban chỉ đạo chương trình 135 huyện giai
đoạn II, sự phối kết hợp các ngành, các địa phương nên đã thu được nhiều kết quả
đáng ghi nhận, góp phần quan trọng làm chuyển biến tình hình kinh tế xã hội ở địa
phương đặc biệt là các xã được thụ hưởng trực tiếp chương trình. Bên cạnh những kết
quả to lớn đã đạt được, trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ những tồn tại còn thiếu
sót nhất định như: Sự đóng góp của người dân vùng hưởng lợi còn thấp, tiến độ xây
dựng, công tác giải ngân, thanh quyết toán công trình còn chậm, trong quá trình thực
hiện dự án vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định như : Các bước thực hiện trong
công tác chuẩn bị đầu tư kéo dài dẫn đến tiến độ thực thi kế hoạch hàng năm còn
chậm. Công tác thanh quyết toán công trình hoàn thành kéo dài, việc huy động các
nguồn vốn lồng ghép, sự tham gia đóng góp của dân, sự giúp đỡ của các tổ chức, cơ
quan, ngành cấp của Trung ương cũng như tỉnh vào công trình còn hạn chế. Chất
lượng thiết kế, chất lượng thi công một số công trình chưa thực sự đạt yêu cầu. Đồng
thời, ngay từ những năm đầu thực hiện CT một số chủ đầu tư, Ban quản lý dự án 135
huyện còn hạn chế về năng lực trình độ chuyên môn, việc tổ chức thực hiện còn lung
túng. Đặc biệt đối với các ban giám sát ở cấp xã, chức năng nhiệm vụ rất lớn, nhưng
khả năng trình độ chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của CT.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3,9
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ SPSS)
Nhằm kiểm định các giá trị trung bình trên có ý nghĩa về mặt thống kê hay
không, ta sử dụng công cụ One sample T-test để tính ra giá trị trung bình Mean mà các
hộ đã đánh giá khi được hỏi về chất lượng dự án hỗ trợ xây dựng CSHT ở địa phương.
Dựa vào giá trị trung bình của từng biến mà ta có thể lựa chọn các giá trị kiểm định
phù hợp. Đối với giá trị trung bình từ 1 đến 1,5 thì chọn giá trị kiểm định là 1; từ 1,5
đến 2,5 thì chọn giá trị kiểm định là 2; 2,5 đến 3.5 thì chọn giá trị kiểm định là 3; từ
3,5 đến 4,5 thì giá trị kiểm định là 4 và từ 4,5 đến 5 thì giá trị kiểm định là 5
Giả thuyết cần kiểm định là:
H0: µ= giá trị trung bình tổng thể thang đo chất lượng CSHT bằng 4.
H1: µ= giá trị trung bình tổng thể thang đo chất lượng CSHT khác 4.
Ghi chú: Với độ tin cậy 95% nếu Sig.(2-tailed) < 0,05 bác bỏ giả thiết H0.
Nếu Sig.(2-tailed) >= 0.05 không đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 52
Bảng 15: Kết quả kiểm định One sample T-test về các công trình trong dự
án hỗ trợ xây dựng CSHT
Tiêu chí GTTB GTKĐ Sig (2-tailed)
1 Chất lượng các công trình tốt 3,83 4 0,124
2 Địa điểm bố trí phù hợp 3,88 4 0,107
3 Công tác quy hoạch và GPMB nhanh chóng 3,88 4 0,278
4 Vốn đầu tư hợp lý 3,67 4 0,001
5 Thực hiện đúng tiến độ 3,82 4 0,070
6 Nên tiếp tục triển khai dự án vào các năm tiếp theo 3,90 4 0,370
(Nguồn: Kiểm định One sample T-test trong SPSS)
Qua kết quả kiểm định về đánh giá chung về chất lượng các công trình trong dự
án hỗ trợ xây dựng cớ sở hạ tầng ta thấy phát biểu “vốn đầu tư hợp lý” có giá trị Sig
(2-tailed) bé hơn mức ý nghĩa, nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1.
Điều đó có nghĩa là người dân chưa đồng ý với việc bố trí vốn đầu tư của BQL. Có 5 ý
kiến: Chất lượng các công trình tốt; địa điểm bố trí phù hợp; công tác quy hoạch và
GPMB nhanh chóng; Thực hiện đúng tiến độ và nên tiếp tục triển khai dự án vào các
năm tiếp theo đều có giá trị Sig (2-tailed) lớn hơn mức ý nghĩa 0,05 nên ta không có
cơ sở bác bỏ giả thiết H0. Như vậy, ta có thể kết luận giá trị trung bình tổng thể thang
đo chất lượng CSHT bằng 4. Tức là các hộ được điều tra đánh giá về chất lượng của
các công trình trong dự án hỗ trợ xây dựng CSHT trong chương trình 135 trên địa bàn
huyện ở mức độ tốt.
Đối với Chương trình 135, đa số người dân được hỏi đều hưởng ứng tích cực
việc triển khai Chương trình trên địa bàn mình. Trong đó phát biểu ”Chương trình 135
mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân” được đánh giá cao nhất với 52 phiếu đồng
ý và hoàn toàn đồng ý, chiếm 86,6% số phiếu. Việc triển khai Chương trình 135 là một
chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước. Theo phát biểu của người dân
trên địa bàn Chương trình ra đời đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của nhân dân vùng cao,
vùng sâu và ĐBKK, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KT-XH, cải thiện đời sống cho
các khu vực được nhận hỗ trợ. Phát biểu “Nên tiếp tục thực hiện chương trình vào các
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 53
năm tiếp theo” nhận được 51 phiếu đồng ý và hoàn toàn đồng ý, chiếm 85% tổng số
phiếu. Về cơ cấu vốn, có 66,6% số phiếu đồng ý với ý kiến chương trình đầu tư nhiều
nhất vào xây dựng CSHT. Có ý kiến cho rằng, CSHT yếu kém, thực sự là thách thức
rất lớn đối với các xã ĐBKK. Chính vì vậy, muốn phát triển kinh tế, yêu cầu trước tiên
là phải có hệ thống CSHT vững chắc, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu phát triển KT-
XH. Việc đầu tư vốn tập trung cho CSHT là hoàn toàn phù hợp.
Bảng 16: Ý kiến của người dân về Chương trình 135
Các phát biểu
Mức độ
Mean
1 2 3 4 5
1. Chương trình 135 mang lại
hiệu quả thiết thực
0 1 7 38 14 4,08
2. Chương trình 135 đầu tư
nhiều nhất vào dự án xây dựng
CSHT
0 3 17 26 14 3,85
3. Tiếp tục thực hiện Chương
trình 135
0 1 8 32 19 4,15
(Nguồn: kết quả xử lý số liệu từ SPSS)
Tương tự dự án hỗ trợ xây dựng CSHT, ta sử dụng công cụ One sample T-test để
kiểm định về mức độ hài lòng của người dân đối với Chương trình 135. Với giả thuyết
cần kiểm định là:
H0: µ= giá trị trung bình tổng thể thang đo chất lượng của Chương trình 135 bằng 4.
H1: µ= giá trị trung bình tổng thể thang đo chất lượng của Chương trình 135 khác 4.
Ghi chú: Với độ tin cậy 95% nếu Sig.(2-tailed) < 0,05 bác bỏ giả thiết H0.
Nếu Sig.(2-tailed) >= 0.05 không đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 54
Bảng 17: Kết quả kiểm định One sample T-test đánh giá
của người dân về Chương trình 135
Tiêu chí GTTB GTKĐ Sig (2-tailed)
1. Chương trình 135 mang lại hiệu
quả thiết thực
4,08 4 0,321
2. Chương trình 135 đầu tư nhiều
nhất và dự án xây dựng CSHT
3,82 4 0,094
3. Nên tiếp tục thực hiện Chương
trình 135
4,15 4 0,107
(Nguồn: Kiểm định One sample T-test trong SPSS)
Qua kết quả xử lý ta thấy, cả ba tiêu chí về chương trình 135 đều nhận được giá
trị sig(2-tailed) lớn hơn mức ý nghĩa, vì vậy ta không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 .
Điều này chứng tỏ người dân đánh giá chương trình 135 ở mức độ tốt.
2.5 Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chương trình 135 trên địa
bàn huyện Tuyên Hoá
2.5.1 Thuận lợi
- Chương trình 135 giai đoạn 2006 -2013 được thực hiện trên cơ sở của chương
trình 135 giai đoạn I, nên chính quyền các cấp và BQL dự án có nhiều kinh nghiệm
trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức và quản lý việc thực hiện các dự án đạt hiệu
quả cao hơn.
- Chương trình 135 là một chương trình đặc biệt, được vận hành theo một cơ chế
thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Chính vì vậy chương trình luôn nhận được
sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên và kịp thời của cấp uỷ và chính quyền địa phương
các cấp và sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía người dân.
- Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình đã nhận được sự hưởng ứng
tích cực của người dân và cán bộ của các xã, thôn, tạo nên sự đồng thuận mạnh mẽ,
góp phần thực hiện tốt công tác.
- Huyện Tuyên Hoá với tiềm năng về khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, là nguồn
cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 55
2.5.2 Khó khăn
- Huyện Tuyên Hoá là mảnh đất nghèo, đời sống nhân dân của các xã, thôn
ĐBKK còn gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy khả năng đóng góp của họ còn rất hạn
chế. Dẫn tới nguồn vốn đóng góp từ nhân dân là rất ít, chủ yếu là đóng góp bằng ngày
công lao động. Và trong đại bộ phận nhân dân còn tồn tại tư tưởng ỷ lại, không tự giác
tham gia cùng cơ quan chính quyền để triển khai chương trình.
- Trình độ và năng lực quản lý của cán bộ cấp xã còn hạn chế
- Địa hình phức tạp là một trong những khó khăn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi
công công trình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 56
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG
CHƯƠNG TRÌNH 135
3.1 Những tồn tại vướng mắc
Dự án hỗ trợ xây dựng CSHT trong chương trình 135 đã góp phần không nhỏ vào
việc thay đổi diện mạo cho KT-XH huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, việc
triển khai thực hiện các dự án gặp không ít các tồn tại vướng mắc:
3.1.1 Về cơ chế chính sách
Công tác quyết toán công trình còn lúng túng, không đạt tiến độ. Nhiều công
trình, dự án chuyển tiếp thi công cầm chừng; hoặc ngừng thi công để chờ điều chỉnh
giá và hợp đồng thi công do giá cả thị trường tăng cao.
Tiến độ triển khai thực hiện các CT dự án còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Về
đơn giá, định mức đầu tư xây dựng cơ bản, việc xác định đơn giá định mức cho công
tác xây lắp chưa phù hợp, sát đúng thực tế nên chưa khuyến khích và tạo động lực, thu
hút được các đơn vị có năng lực thi công. Các đơn vị nhận thầu chủ yếu tại huyện,
năng lực hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thi công xây dựng công trình.
Định mức, đơn giá chưa hợp lý cũng nảy sinh tiêu cực như thi công không đúng thiết
kế, bớt xén khối lượng, không đúng tiêu chuẩn chất lượng nhằm giảm chi phí để thu
lợi nhuận của các đơn vị nhận thầu.
3.1.2 Trong công tác tổ chức, triển khai của các cấp địa phương
Công tác chỉ đạo thực hiện chưa thực sự sâu sát, giám sát chưa chặt chẽ, chậm
phát hiện những mặt yếu kém tồn tại ở cơ sở. Bộ máy chỉ đạo thực hiện ở một số xã
còn có những bất cập, nhiều đầu mối nhưng thiếu tập trung, hạn chế về năng lực, chưa
ngang tầm nhiệm vụ, việc tham mưu đề xuất hạn chế. Việc tổ chức hoạt động giám sát,
kiểm tra, đánh giá tình hình tại các xã còn nặng về hình thức, ít có kiến nghị đề xuất
ngoài việc đề nghị tăng vốn, kéo dài thời gian thực hiện CT...
Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình còn chậm.
Công tác quản lý chất lượng công trình chưa tốt. Mặc dù hàng năm UBND tỉnh
đều có chỉ thị chấn chỉnh công tác xây dựng cơ bản, Ban Chỉ đạo CT 135 tỉnh tổ chức
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 57
nhiều cuộc họp rút kinh nghiệm, tìm biện pháp khắc phục, nhưng việc quản lý chất
lượng công trình từ khâu lập kết hoạch, khảo sát thiết kế, thẩm định, phê duyệt, tổ
chức thi công vẫn còn một số biểu hiện sai sót do cơ quan tư vấn thiết kế, dẫn đến lãng
phí, thất thoát, nhưng không có cơ quan tư vấn nào phải bồi hoàn theo hợp đồng, bên
A không kiên quyết xử lý.
Về phía người dân do trình độ nhận thức hạn chế, chưa có quan niệm đúng về
quyền lợi và vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia quản lý và thực hiện
CT. Chính từ nhận thức, tư tưởng chưa thông suốt, nhất quán nên việc giải quyết
những khó khăn vướng mắc nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện của nhiều xã
chưa được triệt để và kịp thời.
3.1.3. Về xác định mục tiêu, cơ cấu đầu tư
Chỉ đạo của Trung ương là tất cả các xã thuộc CT 135 đều được hưởng lợi, mức
vốn bình quân/xã chỉ là căn cứ để trung ương phân bổ vốn cho tỉnh. Tại huyện, việc
phân bổ vốn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của các xã như mức độ khó khăn, quy
mô dân số, nhu cầu xây dựng các công trình, quy mô và dự toán vốn cho các công
trình. Tuy nhiên, do các địa phương còn mang nặng tư tưởng bình quân, thiếu tuyên
truyền, phổ biến về chủ trương, nguyên tắc và ý nghĩa phân bổ vốn nên việc lập kế
hoạch từ cơ sở còn mang tính hình thức, không chú ý chuẩn bị kỹ khâu lập kế hoạch
đầu tư, lựa chọn công trình cần ưu tiên mà chỉ nhằm sử dụng hết số vốn được phân bổ.
Xét quy mô từng xã về dân số và mức độ khó khăn giữa các xã rất chênh lệch nhau.
Song trong 7 năm thực hiện CT 135 giai đoạn I và 4 năm của giai đoạn II, việc bố trí
vốn hầu như mức bình quân, chưa thực sự ưu tiên cho các xã ĐBKK hơn. Việc phân
bổ bình quân dẫn đến tình trạng có xã làm công trình lớn thì thếu vốn, công trình nhỏ
thì thừa vốn, xã điều chỉnh khối lượng theo mức vốn được giao nên công trình không
đạt mức hiệu quả tối ưu, hoặc gây lãng phí. Ngoài ra, còn một mâu thuẫn là, các xã có
điều kiện rất khó khăn, yêu cầu mức đầu tư lớn, trong khi dân cư phân bố rải rác, nếu
không đầu tư thì không công bằng, đầu tư thì hiệu quả không cao, hoặc chi phí quá lớn
so với các thôn, bản, nhóm dân cư khác, trong khi nguồn vốn rất hạn hẹp, mỗi xã chỉ
có 700 – 800 triệu đồng/năm. Từ những vấn đề trên đòi hỏi có biện pháp giảm bớt các
thủ tục mang tính hình thức trong khâu lập kế hoạch và có cơ chế phân bổ vốn hợp lý.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 58
Việc xác định đối tượng đầu tư ở một số nơi chưa khách quan, công khai, dân
chủ khi bình xét, chưa có cơ chế khuyến khích các xã đã hoàn thành mục tiêu ra khỏi
CT. Một số nơi sử dụng vốn hỗ trợ của trung ương không đúng đối tượng đầu tư, như
xây mới trụ sở xã và các công trình chưa thiết yếu. Cơ cấu đầu tư xây dựng CSHT
chưa thực sự phù hợp, vẫn nặng về đâu tư xây dựng giao thông, trường học mà chưa
chú ý đầu tư các công trình nhằm phục vụ sản xuất.
3.1.4. Các bước chuẩn bị đầu tư chưa tốt
Việc xây dựng dự án quy hoạch làm cơ sở lập kế hoạch đầu tư hàng năm chưa đạt
yêu cầu. Hầu hết các công trình sau khi có kế hoạch giao của UBND tỉnh mới lập dự án
đầu tư, do vậy nên trong quá trình thực hiện một số công trình phải thay đổi danh mục,
việc cân đối vốn cho công trình còn gặp nhiều khó khăn. Công tác quy hoạch đã được
Trung ương quan tâm chỉ đạo triển khai ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình. Tuy
nhiên, qua kết quả khảo sát ở một số xã cho thấy việc quy hoạch chưa đạt chất lượng,
thiếu căn cứ cũng như độ chính xác, trình độ cán bộ làm công tác quy hoạch chưa đáp
ứng được yêu cầu. Việc xây dựng, rà soát quy hoạch theo hướng chuyển đổi cơ cấu đầu
tư chưa rõ, chưa cụ thể hóa định hướng phát triển KTXH trong điều kiện cụ thể của địa
phương. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KTXH đến năm 2020 vẫn chưa
hoàn thành. Quy hoạch chi tiết ở thị trấn, các cụm dân cư chưa thực hiện được do thiếu
kinh phí, đặc biệt khâu giải phóng mặt bằng còn vướng mắc nhiều.
Về khảo sát, thiết kế, công trình tại các xã 135 thường được xây dựng trên các
địa bàn có địa hình đồi núi phức tạp, đòi hỏi công tác khảo sát, thiết kế phải rất cụ thể,
chi tiết và tỉ mỉ, tuân thủ đúng các quy trình, quy phạm và phải được thẩm định sát sao
để hạn chế rủi ro. Trên thực tế, các công trình hạ tầng các xã 135 được quan niệm là
công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, cho phép bỏ qua các khâu kỹ thuật
như lập thiết kế, thẩm định, hoặc chỉ mang tính chất thủ tục.
3.1.5. Năng lực và trình độ thi công của tư vấn và nhà thầu còn yếu
Một phần do số công trình nhiều, trong khi năng lực đơn vị tư vấn có hạn, bị thúc
ép tiến độ nên việc lập dự án, báo cáo đầu tư, khảo sát, thiết kế ở một số nơi chưa đảm
bảo chất lượng, chưa tìm hiểu kỹ đặc điểm địa lý, địa hình cũng như phong tục tâp
quán dẫn đến công trình không phát huy hiệu quả, người dân không sử dụng, hoặc
không đảm bảo chất lượng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 59
Năng lực của đơn vị thầu và chất lượng thi công chưa đảm bảo chỉ lựa chon nhà
thầu đủ năng lực. Đặc điểm các công trình 135 có mức vốn nhỏ, kỹ thuật không phức
tạp, đa số là công trình giao thông, thủy lợi có khối lượng đào đắp chiếm tỷ lệ chi phí
lớn. Các đơn vị thi công thường là các công ty tư nhân, thuê nhân công tại chỗ hoặc
lao động tự do nên có trình độ kỹ thuật hạn chế, ít phương tiện cơ giới nên chất lượng
thi công không cao. Nhiều công trình đường giao thông, mương máng chỉ đào đắp
bằng đất đá tại chỗ không đảm bảo chất lượng, thiếu rãnh thoát nước, kè chắn nên
không chịu được tác động của mưa lũ hay tải trọng lớn, nhiều đường điện không có cột
bê tông mà làm bằng cột gỗ nên không đảm bảo an toàn, chất lượng công trình kém.
3.1.6. Quy chế dân chủ và công khai, minh bạch chưa được phát huy
Dân chủ cơ sở và vai trò giám sát của cộng đồng chưa được phát huy. Vai trò của
người dân trong việc lập kế hoạch, giám sát xây dựng công trình chưa được coi trọng.
Người dân chưa được tạo điều kiện để chủ động tham gia vào quá trình lựa chọn, tham
gia xây dựng công trình, ít được cung cấp thông tin, tham khảo ý kiến. Nhiều nơi
không được giao việc, chia sẻ công việc thi công để tạo việc làm và thu nhập.
Chưa có quy định đơn vị tư vấn khi lập dự án hoặc trước khi trình cấp trên duyệt
dự án phải thông qua ý kiến của nhân dân hoặc hội đồng nhân dân xã. Việc lập dự án
quy hoạch, kế hoặc đầu tư do các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, huyện thực hiện, không
có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân các xã, chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan, ban ngành cấp trên với các cấp cơ sở. Vì vậy, khi triển khai ở cơ sở
có nhiều vướng mắc, công trình phát huy hiểu quả kém, nhân dân không sử dụng
được. Ví dụ một số công trình thủy lợi, nước sinh hoạt chỉ sử dụng ở một vài thời điểm
có mưa lớn trong năm, một số chợ xây dựng ở nơi không phù hợp tập quán, thói quen
sinh hoạt của dân nên không có người họp, trường học không có học sinh vi dân sống
quá phân tán
Vai trò kiểm tra, giám sát của các ban giám sát xã chưa được đề cao, hoạt động
chưa sâu sát và thường xuyên. Các hội đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân,
Hội Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, những người có uy tín trong cộng
đồng như các già làng, trưởng bản chưa được tuyên truyền, vận động để thấy rõ
quyền lợi và trách nhiệm cần phải tham gia. Một phần do chưa được trang bị kiến thức
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 60
cơ bản về kỹ năng quản lý, kiểm tra giám sát, nhẩt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản,
hoặc chưa có sự động viên tích cực và thỏa đáng về mặt vật chất và tinh thần.
Chủ đầu tư, các cơ quan chức năng và đơn vị thi công còn có quan niệm đây là
công trình nhỏ, giá trị không lớn, phạm vi ảnh hưởng hẹp nên chưa chú trọng trong
công tác quản lý, kiểm tra giám sát, một số nơi có hiện tượng thất thoát, lãng phí vốn.
Thực tế cho thấy, đối với công trình tại xã, nếu giao cho người dân tự làm, tham
gia giám sát, đồng thời có sự tuyên truyền sâu rộng, vận động tốt thì người dân tham
gia tích cực, có ý thức trách nhiệm đối với công trình của mình, việc bảo quản, sử
dụng công trình sẽ tốt hơn.
3.1.7. Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, ngành chưa sâu sát
Công tác giám sát thi công, nghiệm thu công trình ở một số nơi chưa thực hiện
đúng quy định. Công tác kiểm tra kỹ thuật tuy có tăng cường nhưng vẫn có hiện tượng
bên B tự giám sát thi công đặc biệt đối với các công trình do xã làm chủ đầu tư. Vai trò
chủ đầu tư, ban quản lý, ban giám sát, các đơn vị tư vấn, thi công chưa được phát huy
đầy đủ, thậm chí có hiện tượng tiêu cực, nghiệm thu không đúng khối lượng, sai tiêu
chuẩn, quy cách thiết kế, không đảm bảo chất lượng. Nhiều công trình chất lượng chưa
đảm bảo, bị hư hỏng, xuống cấp, phải sửa chữa tốn kém , thất thoát, lãng phí vốn. Các
trường hợp đã phát hiện tuy không nhiều nhưng cũng cần hết sức quan tâm khắc phục.
Công tác thanh tra kiểm tra chưa mạnh, phần lớn những sai phạm được phát hiện
do nhân dân và các cơ quan giám sát. Việc kiểm tra giám sát ở các cơ quan tỉnh
thường xuyên chậm nắm bắt tình hình ở cơ sở. Việc giám sát đánh giá hiệu quả CT
chưa có những quy định về tiêu chuẩn, chỉ số cụ thể, còn nặng về thống kê số lượng
công trình, chưa đánh giá cụ thể về hiệu quả sử dụng, trong đánh giá còn nặng về hoà
đồng với các CT lồng ghép khác, chưa tách bạch riêng những hoạt động của CT.
3.1.8. Công tác quản lý, khai thác sử dụng và duy tu, bảo dưỡng chưa có cơ chế
thực hiện hiệu quả
Công tác quản lý, khai thác sử dụng công trình chưa được chú ý, nhiều công trình
đã được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đến nay chủ sở hữu vẫn chưa xây dựng được
quy chế quản lý, sử dụng, khai thác công trình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 61
Chế độ duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình chưa được quan tâm. Các
công trình ở nơi đi lại khó khăn nên việc yêu cầu nhà thầu thi công sửa chữa, bảo
dưỡng công trình là rất khó khăn, hoặc không kịp thời, nhất là đối với các đơn vị nhận
thầu thi công ở các địa phương khác. Trong khi đó, nguồn kinh phí cho công tác duy
tu, bảo dưỡng công trình thường được giao cho NSĐP tự bố trí, trong nguồn kinh phí
cấp thường xuyên từ cấp trên, vốn đã rất hạn hẹp, chỉ đủ duy trì hoạt động thường
xuyên của bộ máy chính quyền cấp xã. Các công trình bị hỏng, xuống cấp không có
biện pháp xử lý kịp thời nên chất lượng nhanh chóng giảm sút, hiệu quả sử dụng
không đảm bảo, nhiều tuyến đường xuống cấp khá nhanh sau một vài năm, các công
trình thuỷ lợi bị xuống cấp làm giảm hiệu suất tưới tiêu, một số công trình lớp học,
trường học hiện đang xuống cấp.
3.1.9. Huy động sự đóng góp của nhân dân còn quá ít, mục tiêu việc làm chưa tạo được
Việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân trên địa bàn hưởng lợi rất ít,
nhiều xã không huy động được ngày công nào, mặc dù có nhiều công việc người lao
động bình thường có thể tham gia như: đào đất đá, vận chuyển vật liệu, Chưa có
công trình nào xã đứng ra tổ chức cho dân làm thậm chí ngay cả khi xã làm chủ đầu tư.
Việc thực hiện phương châm xã có công trình, dân có việc làm và huy động sức dân
trong tổ chức thực hiện vẫn còn yếu, các ông trình chủ yếu đang được giao cho các
nhà thầu tổ chức thực hiện, khối lượng công việc nhân dân tham gia vào còn hạn chế.
Phần nhiều công trình do các nhà thầu sử dụng nhân công ở các nơi khác thực hiện,
chưa tạo việc làm và thu nhập đáng kể cho dân tại xã. Người dân thường làm thuê cho các
đơn vị nhận thầu những công việc đơn giản như vận chuyển vật liệu, san lấp mặt bằng, đào
đắp chưa học hỏi được cách thức, kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng công trình. Giá thuê
nhân công thấp hơn so với đơn giá nhân công quy định. Các xã chưa chú ý tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân dân để tham gia xây dựng công trình như công khai danh mục đầu tư,
khối lượng công việc dân có thể đảm nhận, chưa đưa yêu cầu sử dụng nhân công tại thành
một tiêu chuẩn để xét lựa chọn nhà thầu. Một số xã tuyên truyền, vận động chưa tốt nên
người dân không biết để tham gia, một phần do phong tục tập quán đồng bào không phù
hợp với yêu cầu tiến độ công việc, nhất là các dịp lễ hội, vào mùa làm nương rẫy.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 62
3.1.10. Lồng ghép các chương trình dự án khác còn bất cập
Việc lồng ghép các CT mục tiêu trên địa bàn các xã 135 là chủ trương đúng, nhưng
chưa có định hướng giải pháp rõ ràng, và trên thực tế cũng rất khó lồng ghép và mỗi CT
có mục tiêu riêng, bộ máy quản lý, cơ chế chính sách riêng, có yêu cầu chuyên môn kỹ
thuật, kế hoạch huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện khác nhau. Thực tế việc lồng
ghép được thực hiện trên hình thức, chưa có sự gắn kết hữu cơ với nhau. Công tác quy
hoạch, kế hoạch đầu tư trên địa bàn chưa thống nhất, nhiều đầu mối quản lý nên có tình
trạng đầu tư chồng chéo, trùng lặp, lãng phí hoặc có lĩnh vực bị bỏ trống.
3.1.11. Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá chưa được xây dựng đầy đủ, có căn
cứ khoa học và đáng tin cậy
Hệ thống thông tin, báo cáo đánh giá hiệu quả KTXH, đánh giá những tác động khi
khai thác sử dụng công trình chưa được xây dựng một cách đầy đủ, đồng bộ và thống
nhất, chưa đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy cao. Việc giám sát, đánh giá nặng về số
liệu thống kê như số lượng công trình, số lớp, số cán bộ đào tạo mà chưa có đánh giá thực
chất hiệu quả hoạt động. Chưa đánh giá cụ thể mức độ tác động của CT đến đời sống và
sản xuất. CT cùng thực hiện trên các địa bàn với các CT lồng ghép khác nên trong kết quả
phát triển KTXH, khó có thể tách riêng phần tác động của CT 135. Do vậy, các cơ quan
chức năng ở trung ương và địa phương không đánh giá được chính xác hiệu quả đầu tư,
hiệu quả sử dụng các công trình trong từng địa phương. Các nhận xét, đánh giá mới dừng
ở ý kiến chung chung, hoặc có số liệu định lượng thì cũng chưa có đủ cơ sở xác nhận
phương pháp thu thập là phù hợp và chính xác, khách quan.
Công tác thông tin, báo cáo chưa tuân thủ đúng quy định, báo cáo thiếu, chậm, chưa
thường xuyên, không đầy đủ, thậm chí không chính xác, gây khó khăn cho việc thep dõi
kết quả và đánh giá hiệu quả. Thực hiện chế độ báo cáo chủ đầu tư báo cáo chậm, thậm
chí không có báo cáo, nhiều Ban quản lý báo cáo thiếu chính xác, sai mẫu quy định, gây
khó khăn cho công tác tổng hợp, báo cáo của cơ quan thường trực CT
3.2. Một số giải pháp
Trong những năm qua, Đảng và nhân dân huyện Tuyên Hoá đã cố gắng hết sức
để thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, cũng như chương trình 135. Tuy
nhiên, do nhiều yêu tố khách quan cũng như chủ quan nên việc triển khai chương trình
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 63
vẫn còn gặp nhiều bất cập. Để đạt được kết quả tốt hơn, trong những năm còn lại của
chương trình 135 giai đoạn III cần chủ trương thực hiện tốt các giải pháp sau:
3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ đạo điều hành
Con người là nhân tố quan trọng, góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện triển
khai dự án, đặc biệt là đội ngủ cán bộ quản lý, chỉ đạo điều hành. Chính vì vậy, chúng ta cần
tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật thông tin đối với đội ngủ cán
bộ cơ sở về kiến thức, kỹ năng thực hành công tác quản lý đầu tư và xây dựng.
Trong công tác chỉ đạo cần bố trí đầy đủ và hợp lý cán bộ chuyên trách, phân bổ
trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, tránh tình trạng chồng chéo, quy đổ trách nhiệm cho nhau
khi xảy ra sự cố. Và đặc biệt, cần quan tâm hơn nữa về chất lượng kiến thức, kỹ thuật
cho đội ngủ cán bộ cấp xã. Chú trọng kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo các chương trình,
dự án. Cần thành lập Tổ chuyên viên giúp việc cho các Ban Chỉ đạo thực hiện các
chương trình, dự án. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ cơ sở thông qua quy hoạch, có kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn
về chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng quản lý, điều hành thực
hiện các chương trình, chính sách. Thực hiện tốt việc luân chuyển và tăng cường cán
bộ cho cơ sở; chú ý phát hiện, xây dựng vai trò cá nhân tiêu biểu trong phong trào, bố
trí sử dụng đúng nguồn nhân lực. Kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng, kế thừa các cán
bộ đã qua thử thách và phát triển mới có chọn lọc. Tiếp tục thực hiện chính sách luân
chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ
chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo; thực
hiện chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền
lương, phụ cấp và chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ
công tác tại miền núi, nhằm đáp ứng kịp thời nguồn lực về con người cho yêu cầu phát
triển nền KT-XH của vùng.
3.2.2 Phát huy nguồn lực tại chỗ
Mặc chương trình xây dựng trực tiếp cho người dân hưởng lợi, nhưng không ít
địa phương vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ bao cấp của nhà nước, đặc biệt là đồng
bào dân tộc. Các cấp chính quyền cần có những chính sách thích hợp để huy động
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 64
nguồn lực từ xã hội tham gia xây dựng công trình, chủ yếu là sức lao động của người
dân đóng góp bằng ngày công lao động, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, vừa góp phần
giải quyết vấn đề nhân công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình.
3.2.3 Tăng cường việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cho cấp huyện, xã, phù
hợp với tính chất của từng dự án và điều kiện cụ thể của từng xã
Vấn đề phân cấp quản lý dự án, phân cấp chủ đầu tư, thống nhất đầu mối cơ quan
chủ đầu tư đối với nhiều chương trình dự án có tính chất đặc biệt quan trọng. Việc
phân cấp hợp lý sẽ tạo được những tác động tích cực và ngược lại sẽ làm hạn chế công
tác quản lý nhà nước và dẫn đến hiệu quả chương trình, dự án không cao.
Việc phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng dự án sẽ được hướng vào việc
tăng thêm quyền chủ động cho các cấp trong việc phê duyệt dự án và quyết định đầu
tư. Sự phân cấp mạnh hơn trong quản lý dầu tư sẽ đi liền với việc giảm bớt các thủ tục
hành chính trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.
Cần vận dụng một cách linh hoạt các cơ chế, chính sách, có sự phân công trách
nhiệm quản lý nhà nước một cách khoa học, rà soát đánh giá về năng lực quản lý của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý để xây dựng cơ chế phân cấp và các phương án
hỗ trợ việc phân cấp một cách hợp lý.
UBND cấp huyện căn cứ vào cơ chế, chính sách, xuất phát từ nhu cầu thực tế của
người dân ở từng thôn, bản, xã và vào nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa
bàn để quyết định bố trí đầu tư cụ thể, bảo đảm đầu tư đồng bộ và hiệu quả.
Từng bước phân cấp cho cấp xã làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển sản
xuất và các công trình CSHT có quy mô nhỏ, kết cấu kỹ thuật đơn giản để nâng cao
kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành cho cán bộ, công chức cấp xã;
đồng thời gắn trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc quản lý, tổ chức khai thác và
sử dụng có hiệu quả những công trình CSHT đã được đầu tư xây dựng.
3.2.4. Phân bổ nguồn vốn hiệu quả
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước là có hạn, chính vì vậy chủ đầu tư và BQL dự án
cần rà soát lại các đối tượng và địa điểm đầu tư, xác định các khu vực, các công trình
đầu tư thiết thực, phát huy tác dụng nhanh, giải quyết kịp thời các yêu cầu cấp bách
phục vụ đời sống và sinh hoạt.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 65
Phân bổ nguồn vốn đầu tư phù hợp với tình hình của từng địa bàn, chú trọng đầu tư
trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, hiệu quả mang lại không cao.
Tiếp tục rà soát lại trên toàn bộ địa bàn để hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ
thống điện, đường, cải thiện hệ thống CSHT kinh tế, tạo tiền đề cho việc phát triển
KT-XH có bước tiến mạnh mẽ hơn.
Ban quản lý chương trình 135 cần đúc rút kinh nghiệm từ các dự án trước để
khẩn trương hoàn tất các thủ tục, đẩy nhanh tiến độ đối với các dự án chuyển tiếp và
các công trình đang thi công, yêu cầu chủ đầu tư phải phối hợp chặt chẽ với nhà thầu
để đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu và giải ngân vốn, quyết toán hoàn thành
công trình tránh tình trạng ứ đọng vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư tại công trình,
kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích. Cần tập trung nguồn vốn đầu tư “đủ độ”
cho các chương trình, dự án. Địa phương nào đã được đầu tư Chương trình, dự án thì
phải thực hiện dứt điểm và được kiểm tra, quyết toán đưa công trình vào vận hành,
khai thác không nên kéo dài việc đầu tư trong nhiều năm làm kém hiệu quả vốn đầu tư.
3.2.5. Công tác quản lý chất lượng thi công
- Các đơn vị điều hành dự án chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện
các dự án được giao đảm bảo chất lượng, yêu cầu đúng tiến độ.
- Lựa chọn, bố trí cán bộ đảm bảo năng lực, kinh nghiệm, đạo đức để tham gia
công tác giám sát, triển khai thi công và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực
hiện dự án.
- Xây dựng kế hoạch, quy trình triển khai thực hiện và báo cáo Giám đốc Sở
trước khi triển khai thi công đối với những dự án có yêu cầu cấp bách về tiến độ để
phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng yêu cầu của người dân nhưng chưa có đầy đủ hồ
sơ thủ tục theo quy định.
- Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng.
- Tuân thủ đầy đủ các quy định, quy trình trong giám sát, thi công, nghiệm thu và
thanh quyết toán công trình. Cán bộ kỹ thuật, tư vấn giám sát phải thường xuyên có
mặt trên công trình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 66
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra chất lượng thi công. Kiên quyết xử lý, yêu
cầu tháo dỡ nếu thi công không đảm bảo chất lượng, buộc đơn vị thi công tự khắc
phục, không sử dụng ngân sách dưới mọi hình thức. Đề xuất các hình thức xử lý vi
phạm đối với các tập thể, cá nhân liên quan nếu có.
- Đối với Chủ đầu tư, cần công khai hóa thông tin về quản lý đầu tư theo quy
định của Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. Công khai địa chỉ, người chịu trách
nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền giám sát đầu tư của cộng đồng và
phản ảnh thông tin về giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Đối với nhà thầu, cung cấp các thông tin, trả lời, giải trình về các vấn đề liên
quan đến dự án thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật khi cộng đồng
yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực
hiện quyền giám sát đầu tư của cộng đồng.
3.2.6 Việc lồng ghép chương trình, dự án
Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát các nguồn vốn đầu tư
trên địa bàn cần thực hiện lồng ghép các CTMTQG trên địa bàn huyện. Để thực hiện
lồng ghép các chương trình, dự án của một địa phương, vùng lãnh thổ cần tiến hành
đồng bộ Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát các nguồn vốn đầu
tư trên địa bàn, cần thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu và chương trình
quốc gia trên từng địa bàn. Các giải pháp cụ thể sau:
- Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách pháp luật về việc lồng ghép các chương
trình, dự án.
- Phát huy tính chủ động của các địa phương để phân khai, điều tiết nguồn vốn,
hạng mục chương trình, lộ trình đầu tư phù hợp.
- Xác định phương thức đầu tư và phân bổ ngân sách để lồng ghép.
- Giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong đầu tư.
3.2.7 Tổ chức thực hiện và quản lý sau dự án
Kết hợp việc quản lý, khai thác, sử dụng công trình hiệu quả với công tác duy tu,
bảo dưỡng thường xuyên các công trình xây dựng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 67
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Huyện Tuyên Hoá là một trong những huyện nghèo của tỉnh Quảng Bình. Nhờ có
sự hỗ trợ từ các chính sách, các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia mà KT-XH của
huyện đã có những bước tiến rõ rệt.
Trải qua quá trình thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hoá, đặc
biệt là dự án hỗ trợ xây dựng CSHT đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi diện mạo
của huyện. Đảng và nhân dân địa phương đã đồng lòng đồng tâm dốc hết sức mình để
thụ hưởng hỗ trợ từ Chính phủ, sử dụng nguồn vốn được hỗ trợ đúng hướng, phát huy
hiệu quả vốn NSNN,
Chương trình 135 giai đoạn II luôn được sự quan tâm chỉ đạo Ban dân tộc tỉnh,
của Thường vụ huyện uỷ, UBND huyện, Ban chỉ đạo chương trình 135 huyện giai
đoạn II, sự phối kết hợp các ngành, các địa phương nên đã thu được nhiều kết quả
đáng ghi nhận, góp phần quan trọng làm chuyển biến tình hình kinh tế xã hội ở địa
phương đặc biệt là các xã được thụ hưởng trực tiếp chương trình. Bên cạnh những kết
quả to lớn đã đạt được, trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ những tồn tại còn thiếu
sót nhất định như: Sự đóng góp của người dân vùng hưởng lợi còn thấp, tiến độ xây
dựng, công tác giải ngân, thanh quyết toán công trình còn chậm, trong quá trình thực
hiện dự án vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định như : Các bước thực hiện trong
công tác chuẩn bị đầu tư kéo dài dẫn đến tiến độ thực thi kế hoạch hàng năm còn
chậm. Công tác thanh quyết toán công trình hoàn thành kéo dài, việc huy động các
nguồn vốn lồng ghép, sự tham gia đóng góp của dân, sự giúp đỡ của các tổ chức, cơ
quan, ngành cấp của Trung ương cũng như tỉnh vào công trình còn hạn chế. Chất
lượng thiết kế, chất lượng thi công một số công trình chưa thực sự đạt yêu cầu. Đồng
thời, ngay từ những năm đầu thực hiện CT một số chủ đầu tư, Ban quản lý dự án 135
huyện còn hạn chế về năng lực trình độ chuyên môn, việc tổ chức thực hiện còn lung
túng. Đặc biệt đối với các ban giám sát ở cấp xã, chức năng nhiệm vụ rất lớn, nhưng
khả năng trình độ chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của CT.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 68
Với ý nghĩa, CT 135 thực sự là CT của dân, do dân và vì dân, từ thực tế kinh
nghiệm 15 năm tổ chức thực hiện – có thể khẳng định rằng: Được sự quan tâm sâu sát,
và sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình, Ban chỉ đạo CT
cùng với các ngành các cấp và chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo
sát sao hơn nữa thực hiện tốt các nhiệm vụ của CT 135 ngay từ những mục tiêu kế
hoạch cho giai đoạn III tiếp sau này.
2 Kiến nghị
Để thực hiện tốt việc triển khai dự án hỗ trợ xây dựng CSHT trong những năm còn lại
của chương trình 135 giai đoạn III tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
2.1 Đối với Trung ương
Dự án hỗ trợ xây dựng CSHT trong chương trình 135 đã tạo điều kiện cho các xã
miền núi rẻo cao vùng đồng bào dân tộc có điều kiện để xóa đói giảm nghèo, vươn lên
khá. Tuy vậy thực trạng xã nghèo, thôn nghèo vẫn còn; đặc biệt là vùng đồng bào dân
tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, đề nghị Trung ương:
- Cần bổ sung, hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời về quy mô vốn đầu tư xây dựng
CSHT phù hợp với từng địa bàn.
- Tăng mức đầu tư về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; dự án xây dựng CSHT để
đủ vốn xây dựng công trình.
- Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả chương trình 135.
- Đề nghị tiếp tục đầu tư vốn để xây dựng các Trung tâm cụm xã thành các trung
tâm kinh tế văn hoá của vùng, làm vệ tinh cho sự phát triển của toàn vùng.
- Để đảm bảo phát triển giáo dục đối với con em dân tộc thiểu số.
- Đối với các huyện miền núi, có đồng bào dân tộc nên có bộ máy làm công tác
dân tộc miền núi cấp huyện để tham mưu cho huyện thực hiện tốt chính sách dân tộc
và miền núi.
- Các cấp cần dành phần ngân sách thích hợp cho các địa phương tập huấn quản lý
bảo hành duy tu bảo dưỡng hàng năm để kéo dài tuổi thọ công trình phát huy tốt hiệu quả
đầu tư các công trình như: Thủy lợi, nước sinh hoạt, đường giao thông nông thôn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT 69
2.2 Đối với các cơ quan địa phương
- Tăng mức kinh phí hỗ trợ hoạt động cho BCĐ chương trình 135 trong việc
kiểm tra và giám sát công trình.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ lãnh đạo các xã, thôn trực tiếp tham gia
thực hiện chương trình.
- Thường xuyên vận động, tuyên truyền cho người dân nắm rõ lợi ích từ chương
trình 135, để người dân tự giác, chủ động tham gia đóng góp xây dựng cùng sự hỗ trợ
từ Chính phủ.
2.3 Đối với người dân
- Các công trình CSHT mang lại lợi ích rất lớn cho người dân trên địa bàn được
nhận hỗ trợ, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Các công trình hạ tầng
đều có nguồn vốn lớn là tài sản chung của mọi người, đề nghị người dân phải có trách
nhiệm chăm lo, bảo dưởng và tu bổ theo từng thời kỳ.
- Thực hiện phương châm Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đối với dự án
xây dựng CSHT và dự án xây dựng TTCX người dân cần phải đóng góp ngày công và
bảo vệ công trình trong quá trình sử dụng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG DỰ ÁN HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135
Để có cơ sở, số liệu phục vụ bài khoá luận tốt nghiệp, tôi tiến hành điều tra
“Đánh giá của người dân về dự án hỗ trợ xây dựng CSHT trong chương trình 135
trên địa bàn huyện Tuyên Hoá”. Mong Ông/Bà dành chút thời gian trả lời một vài
câu hỏi dưới đây. Những ý kiến của Ông/Bà có ý nghĩa rất quan trọng đối với nghiên
cứu và chỉ phục vụ cho cuộc điều tra nói trên.
Người điều tra: Nguyễn Thị Hoài Phương
Lớp: K44B Kế hoạch – Đầu tư
Trường Đại học Kinh Tế Huế.
Thông tin về hộ điều tra
Mã số phiếu:.
Họ tên chủ hộ:
Giới tính: Tuổi:.
Địa chỉ: Xã . Huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình.
Câu 1: Ngành nghề chính của gia đình Ông/Bà là:
□ 1. Trồng trọt □ 3. Buôn bán
□ 2. Chăn nuôi □ 4. Ngành nghề khác
Câu 2: Đánh giá về khả năng tài chính của hộ gia đình Ông/Bà so với các hộ
gia đình khác.
□ 1. Giàu □ 3. Trung bình
□ 2. Khá □ 4. Nghèo
□ 5. Rất nghèo
Câu 3. Ông/Bà được phổ biến về chính sách của Chương trình 135 thông qua:
□ 1. Thông qua các cuộc họp dân
□ 2. Thông qua văn bản chỉ đạo
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
□ 3. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng
□ 4. Hình thức khác
Câu 4 Ông/Bà có đóng góp gì cho dự án:
□ 1. Ngày công lao động
□ 2. Đóng góp tiền mặt
□ 3. Đóng góp cả ngày công và tiền mặt
□ 4. Không đóng góp
Xin cho biết mức độ đồng ý của ông (bà) trong các phát biểu dưới đây bằng
cách đánh dấu vào ô mà ông (bà) cho là phản ánh sát nhất với ý kiến của mình
tương ứng với các mức độ sau:
(1) Hoàn toàn không đồng ý (4) Đồng ý
(2) Không đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý
(3) Trung lập
Câu 5: Đánh giá về các hạng mục công trình
CÁC PHÁT BIỂU
ĐÁNH GIÁ
CỦA ÔNG/BÀ
1 2 3 4 5
A. Đường giao thông
1 Có nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được xây dựng mới □ □ □ □ □
2 Chất lượng của hệ thống đường liên thôn, liên xã tốt □ □ □ □ □
3 Đường giao thông có thể đi lại tốt quanh năm □ □ □ □ □
B. Trường học
1 Số trường học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh □ □ □ □ □
2 Phòng học kiên cố, đảm bảo chất lượng □ □ □ □ □
3 Chất lượng cở sở vật chất của hệ thống trường học đầy đủ và
đảm bảo chất lượng
□ □ □ □ □
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
C. Y tế
1 Trạm xá được xây dựng ở địa điểm phù hợp □ □ □ □ □
2 Hệ thống cơ sở vật chất của trạm xá đầy đủ □ □ □ □ □
3 Thái độ phục vụ của cán bộ y bác sĩ □ □ □ □ □
D. Thủy lợi
1 Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tưới tiêu □ □ □ □ □
2 Chất lượng của hệ thống thủy lợi tốt □ □ □ □ □
E. Nước sinh hoạt
1 Đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt □ □ □ □ □
2 Chất lượng hệ thống nước sinh hoạt tốt □ □ □ □ □
F. Hệ thống lưới điện
1 Hộ gia đình được sử dụng hệ thống lưới điện quốc gia □ □ □ □ □
2 Hệ thống lưới điện ở địa phương an toàn □ □ □ □ □
3 Sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt là chính □ □ □ □ □
G. Thông tin liên lạc
1 Đài phát thanh cung cấp tin tức liên tục □ □ □ □ □
2 Đài truyền hình phát sóng liên tục □ □ □ □ □
3 Chất lượng truyền hình, truyền thanh tốt □ □ □ □ □
4 Nhà văn hoá xã đáp ứng nhu cầu về thời gian phục vụ và số
lượng sách, báo
□ □ □ □ □
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
Câu 6: Đánh giá chung về dự án hỗ trợ xây dựng CSHT trong Chương trình 135
CÁC PHÁT BIỂU
ĐÁNH GIÁ
CỦA ÔNG/BÀ
1 2 3 4 5
1 Chất lượng các công trình tốt □ □ □ □ □
2 Địa điểm bố trí phù hợp □ □ □ □ □
3 Thực hiện quy hoạch và giải phóng mặt bằng nhanh chóng □ □ □ □ □
4 Vốn đầu tư hợp lý □ □ □ □ □
5 Thực hiện đúng tiến độ □ □ □ □ □
6 Nên tiếp tục triển khai dự án vào các năm tiếp theo □ □ □ □ □
Câu 7 Đánh giá chung về Chương trình 135
CÁC PHÁT BIỂU
ĐÁNH GIÁ
CỦA ÔNG/BÀ
1 2 3 4 5
1 Chương trình 135 mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được
nguyện vọng của nhân dân
□ □ □ □ □
2 Chương trình 135 đầu tư nhiều nhất vào dự án xây dựng CSHT □ □ □ □ □
3 Nên tiếp tục thực hiện chương trình 135 vào các năm tiếp theo □ □ □ □ □ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
PHỤ LỤC 2
XỬ LÝ SPSS ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN DỰ ÁN
HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
Statistics
Chat
luong cac
cong trinh
tot
dia diem bo tri
phu hop
thuc hien quy
hoach va giai
phong mat
bang nhanh
chong
von dau
tu hop ly
thuc hien
dung tien
do
nen tiep
tuc trien
khai du
an
N Valid 60 60 60 60 60 60
Missing 0 0 0 0 0 0
Mean 3.83 3.88 3.88 3.67 3.82 3.90
Std. Error of
Mean
.107 .092 .107 .100 .099 .111
Std. Deviation .827 .715 .825 .774 .770 .858
Chat luong cac cong trinh tot
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong dong y 3 5.0 5.0 5.0
trung lap 17 28.3 28.3 33.3
dong y 27 45.0 45.0 78.3
hoan toan dong y 13 21.7 21.7 100.0
Total 60 100.0 100.0
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
dia diem bo tri phu hop
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong dong y 2 3.3 3.3 3.3
trung lap 13 21.7 21.7 25.0
dong y 35 58.3 58.3 83.3
hoan toan dong y 10 16.7 16.7 100.0
Total 60 100.0 100.0
thuc hien quy hoach va giai phong mat bang nhanh chong
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong dong y 2 3.3 3.3 3.3
trung lap 18 30.0 30.0 33.3
dong y 25 41.7 41.7 75.0
hoan toan dong y 15 25.0 25.0 100.0
Total 60 100.0 100.0
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
von dau tu hop ly
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong dong y 2 3.3 3.3 3.3
trung lap 25 41.7 41.7 45.0
dong y 24 40.0 40.0 85.0
hoan toan dong y 9 15.0 15.0 100.0
Total 60 100.0 100.0
thuc hien dung tien do
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong dong y 2 3.3 3.3 3.3
trung lap 18 30.0 30.0 33.3
dong y 29 48.3 48.3 81.7
hoan toan dong y 11 18.3 18.3 100.0
Total 60 100.0 100.0
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
nen tiep tuc trien khai du an
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong dong y 3 5.0 5.0 5.0
trung lap 16 26.7 26.7 31.7
dong y 25 41.7 41.7 73.3
hoan toan dong y 16 26.7 26.7 100.0
Total 60 100.0 100.0
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Chat luong cac cong trinh
tot
60 3.83 .827 .107
dia diem bo tri phu hop 60 3.85 .709 .092
thuc hien quy hoach va giai
phong mat bang nhanh
chong
60 3.88 .825 .107
von dau tu hop ly 60 3.67 .774 .100
thuc hien dung tien do 60 3.82 .770 .099
nen tiep tuc trien khai du an 60 3.90 .858 .111
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
One-Sample Test
Test Value = 4
t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
95% Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper
Chat luong cac
cong trinh tot
-1.561 59 .124 -.167 -.38 .05
dia diem bo tri phu
hop
-1.639 59 .107 -.150 -.33 .03
thuc hien quy hoach
va giai phong mat
bang nhanh chong
-1.095 59 .278 -.117 -.33 .10
von dau tu hop ly -3.336 59 .001 -.333 -.53 -.13
thuc hien dung tien
do
-1.844 59 .070 -.183 -.38 .02
nen tiep tuc trien
khai du an
-.903 59 .370 -.100 -.32 .12
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
PHỤ LỤC 3
XỬ LÝ SPSS ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ CHƯƠNG TRÌNH 135
Statistics
chuong trinh 135
mang lai hieu qua
thiet thuc
dau tu nhieu nhat
vao du an xay
dung CSHT
nen tiep tuc thuc
hien chuong trinh
N Valid 60 60 60
Missing 0 0 0
Mean 4.08 3.85 4.15
Std. Error of Mean .083 .108 .092
Std. Deviation .645 .840 .709
chuong trinh 135 mang lai hieu qua thiet thuc
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong dong y 1 1.7 1.7 1.7
trung lap 7 11.7 11.7 13.3
dong y 38 63.3 63.3 76.7
hoan toan dong y 14 23.3 23.3 100.0
Total 60 100.0 100.0ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
dau tu nhieu nhat vao du an xay dung CSHT
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong dong y 3 5.0 5.0 5.0
trung lap 17 28.3 28.3 33.3
dong y 26 43.3 43.3 76.7
hoan toan dong y
14 23.3 23.3 100.0
Total 60 100.0 100.0
nen tiep tuc thuc hien chuong trinh
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong dong y 1 1.7 1.7 1.7
trung lap 8 13.3 13.3 15.0
dong y 32 53.3 53.3 68.3
hoan toan dong y 19 31.7 31.7 100.0
Total 60 100.0 100.0ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
chuong trinh 135 mang lai
hieu qua thiet thuc
60 4.08 .645 .083
dau tu nhieu nhat vao du an
xay dung CSHT
60 3.82 .833 .108
nen tiep tuc thuc hien
chuong trinh
60 4.15 .709 .092
One-Sample Test
Test Value = 4
t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
95% Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper
chuong trinh 135
mang lai hieu qua
thiet thuc
1.000 59 .321 .083 -.08 .25
dau tu nhieu nhat
vao du an xay dung
CSHT
-1.704 59 .094 -.183 -.40 .03
nen tiep tuc thuc
hien chuong trinh
1.639 59 .107 .150 -.03 .33
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương – Lớp: K44B KHĐT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Dong (2003), Bài giảng Kinh tế lượng. NXB Thống kê
2. TS Từ Quang Phương (2012), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư
3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Kinh tế đầu tư . NXB Giáo dục, Hà nội
4. Ths Hồ Tú Linh (2011), Giáo trình Kinh tế đầu tư
5. Phòng Thống kê UBND huyện Tuyên Hóa (2008-2012), Niên giám Thống kê
huyện Minh Hóa
6. Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND huyện Tuyên Hóa (2008-2012), Báo cáo
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Minh Hóa đến năm 2020
7. Văn phòng UBND huyện Tuyên Hóa (2008-2012), Báo cáo tổng kết thực
hiện chương trình 135 giai đoạn II
8. TS Đỗ Bá Khang (2002), Chương trình phát triển quản lý AITCV
9. Ủy ban Dân tộc (2004), Tài liệu tập huấn đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở
thuộc chương trình 135
10. Ban dân tộc miền núi tỉnh Quảng Bình (2011), Báo cáo kết quả thực hiện
CT 135 giai đoạn I và giai đoạn II các năm
11.Đại học KTQD (1998),Giáo trình Kinh tế phát triển. NXB Lao động xã hội.
12. Đinh Nữ Hà Phương, Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình 135
trên địa bàn huyên Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Khoá luận. Trường đại học kinh tế Huế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_hoai_phuong_6767.pdf