Luận văn đã tiến hành khảo sát 10 địa phương trên tổng số 19 trạm về
số liệu khí tượng. Tuy nhiên, số lượng địa phương khảo sát như vậy là vẫn còn quá
ít. Cho nên học viên đề nghị, trong các nghiên cứu kế tiếp cần tiến hành khảo sát
đầy đủ các trạm trong á vùng Nam Bộ.
Thời gian mà số liệu lấy được chỉ trong 5 năm nên chưa đánh giá sâu
sắc về điều kiện SKH á vùng Nam Bộ. Do đó, các nghiên cứu kế tiếp nên sử dụng
số liệu với khoảng thời gian dài hơn (thời gian càng dài càng tốt)
142 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở á vùng Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương
trong vùng ngoài việc xây dựng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, xây
dựng các chiến lược hoạt động kinh doanh du lịch phù hợp với điều kiện SKH thì
còn cần phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân địa phương, của
khách du lịch về “biến đổi khí hậu”.
Định hướng cụ thể cho từng tiểu vùng và các địa phương trong vùng như sau:
a. Tiểu vùng ĐNB
Do sự phân hóa địa hình đã dẫn đến sự phân hóa khí hậu trong vùng ĐNB.
Vùng vừa có kiểu khí hậu vùng núi (nhưng chủ yếu là núi thấp dưới 1000m), khí
hậu miền biển và khí hậu đồng bằng; do đó điều kiện SKH của vùng có thể chia ra
như sau: SKH miền núi, SKH miền biển – đảo và SKH khu vực đồng bằng nội địa.
Các định hướng chính đối với du lịch của vùng ĐNB bao gồm:
Tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở vùng núi thuộc
2 địa phương: Bình Phước và Tây Ninh. Đây là 2 địa phương có điều kiện SKH
tổng hợp đối với sức khỏe con người tốt nhất ở vùng ĐNB nói riêng và cả vùng
Nam Bộ, thời gian thuận lợi, khá thuận lợi cho du lịch kéo dài trên 6 tháng, đặc biệt
là Bình Phước thời gian có điều kiện SKH tốt cho du lịch rất dài.
Tập trung phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, và
phục hồi sức khỏe vùng biển đảo ở Vũng Tàu và Côn Đảo. Đây là 2 địa phương có
điều kiện SKH biển đảo khá tốt và khá tiện nghi đối với du lịch nghỉ dưỡng và chữa
bệnh. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, thì Vũng Tàu và Côn Đảo là 2 địa điểm có
SKH được xếp vào loại tốt nhất Việt Nam cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
Đối với khu vực đồng bằng nội địa: Điều kiện SKH DI thuộc loại nóng
và RSI thuộc loại khá bất tiện nghi, thời gian tương đối thuận lợi với du lịch ít. Do
đó, một mặt tăng cường khai thác thời gian có điều kiện SKH tốt nhất; mặt khác,
101
cần kết hợp với các loại hình du lịch khác như: du lịch mua sắm, tham quan, du lịch
văn hóa, tôn giáo, du lịch MICE,
Đối tượng khách cần hướng đến: đó là những khách trong độ tuổi từ 30-
50; các khách đến từ thị trường Đông Bắc Á và Tây Âu, Bắc Mỹ để khai thác điều
kiện nắng, gió, của vùng núi, biển ở ĐNB. Tuy nhiên, đối với những vị khách
đến từng vùng ôn đới này, các địa phương trong vùng cần phải có một nguồn nhân
lực du lịch, có hiểu biết về SKH người để hướng dẫn và giúp đỡ khách ít chịu tác
động xấu của điều kiện SKH nhất (đặc biệt là những thời gian nắng gắt trong ngày
dễ gây tổn hại cho những người da trắng: sạm da, ung thư da,những tháng có
SKH ít thuận lợi). Thị trường khách du lịch nội địa cũng là một thị trường tiềm
năng, do đó vùng cũng không thể bỏ qua thị trường hấp dẫn này, nhất là những
khách có trình độ học vấn và khả năng chi trả cao.
Thời gian thích hợp nhất cho du lịch vùng ĐNB là từ tháng XI-III (trừ
khu vực đồng bằng nội địa thời gian ngắn hơn), nên đẩy mạnh khai thác tốt điều
kiện SKH thuận lợi trong thời gian này; còn giai đoạn điều kiện SKH gay gắt nhất
là tháng IV-VI, cần có các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở cũng như giúp đỡ
khách du lịch ít chịu tác động của các đặc trưng thời tiết khí hậu nhất.
Với sự phân hóa địa hình, cũng như sự phân hóa khí hậu đã làm cho điều
kiện SKH của các địa phương trong tiểu vùng ĐNB có sự khác nhau. Do đó, đối với
mỗi địa phương trong vùng cũng có những định hướng khác nhau. Cụ thể như sau:
Bình Phước
Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh vùng núi. Vùng lãnh
thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp
dần về phía Tây và Tây Nam, có núi Bà Rá (736m) là một trong những địa điểm
nghỉ dưỡng núi hấp dẫn và có giá trị du lịch cao.
102
Điều kiện SKH cho phép Bình Phước phát triển du lịch gần như quanh năm.
Do đó, địa phương cần tập trung khai thác lợi thế này để phát triển du lịch nghỉ
dưỡng và chữa bệnh núi.
Đối tượng khách cần hướng đến: Với địa hình núi trung bình và thấp, vùng
núi ở Bình Phước phù hợp cho việc nghỉ dưỡng và chữa bệnh với những người có
bệnh lý như sau: bệnh thiếu máu xanh xao ở các phụ nữ, người mới ốm dậy, mệt
mỏi về trí óc và thể lực, những người làm việc quá sức ở mọi thể loại, người thiếu
máu tiên phát, thứ phát, thiếu máu sau chảy máu, thiếu máu do các bệnh kí sinh
trùng, các bệnh nhân bị lao ở dạng lao hạch lao da, lao phúc mạc, lao xương, lao
khớp, lao phổi ở giai đoạn đầu và bệnh nhân còn trẻ tuổi, bệnh hen, ho gà, suy
nhược thần kinh, loạn thần kinh, chức năng suy giảm.
Tây Ninh
Tây Ninh cũng là địa phương có điều kiện SKH khá tốt và thuận lợi cho việc
phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh vùng núi. Ở đây, có núi Bà
Đen (986m) cũng là một trong những địa điểm lý tưởng cho việc xây dựng các khu
nhà ở, các trại an dưỡng và phục hồi sức khỏe.
Điều kiện SKH cho phép Tây Ninh khai thác du lịch trong thời gian khá dài
(nhưng không bằng Bình Phước) từ tháng X-II. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Khanh Vân (Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam) thì Tây Ninh là nơi
có số ngày có thời tiết tốt cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe
tương đối nhiều ở nước ta (233,8 ngày). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý giai đoạn tháng
IV-VI, đây là giai đoạn SKH khá gay gắt. Do đó cần có các biện pháp giúp đỡ
khách du lịch đến địa phương trong thời gian này.
Đối tượng khách cần hướng đến: với địa hình núi trung bình và thấp, vùng
núi ở Tây Ninh phù hợp cho việc nghỉ dưỡng và chữa bệnh với những người có
bệnh lý như sau: bệnh thiếu máu xanh xao ở các phụ nữ, người mới ốm dậy, mệt
103
mỏi về trí óc và thể lực, những người làm việc quá sức ở mọi thể loại, người thiếu
máu tiên phát, thứ phát, thiếu máu sau chảy máu, thiếu máu do các bệnh kí sinh
trùng, các bệnh nhân bị lao ở dạng lao hạch lao da, lao phúc mạc, lao xương, lao
khớp, lao phổi ở giai đoạn đầu và bệnh nhân còn trẻ tuổi, bệnh hen, ho gà, suy
nhược thần kinh, loạn thần kinh, chức năng suy giảm.
TP.Hồ Chí Minh
Là địa phương nằm trong nội địa, điều kiện SKH ít thuận lợi cho du lịch nghỉ
dưỡng và chữa bệnh bằng các địa phương khác. Tuy nhiên, với lợi thế là trung tâm
kinh tế, văn hóa, giao thông,TP.Hồ Chí Minh có thể phát triển kết hợp với những
loại hình du lịch khác như: du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,
Thời gian mà điều kiện SKH tốt nhất ở TP.Hồ Chí Minh là: XI-II. Các tháng
khác, cần phải có các biện pháp hướng dẫn, tuyên truyền và giúp đỡ khách du lịch ít
chịu tác động của các yếu tố thời tiết khí hậu, nhất là về nhiệt độ đối với các du
khách ở vùng ôn đới (Tây Âu, Bắc Mỹ,).
Đối tượng khách cần hướng đến: những vị khách có nhu cầu về vui chơi giải
trí, về mua sắm, có trình độ học vấn và thu nhập cao.
Vũng Tàu
Vũng Tàu là một trong những nơi có điều kiện SKH phục vụ cho du lịch
nghỉ dưỡng, chữa bệnh và tắm biển được xếp vào loại tốt nhất của Việt Nam. Với
điều kiện SKH thuận lợi này, Vũng Tàu cần phải tập trung đẩy mạnh khai thác và
phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở vùng ven biển.
Thời gian có điều kiện SKH tốt và thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa
bệnh ở Vũng Tàu kéo dài từ tháng XI-III. Ngoài ra, Vũng Tàu là nơi có số ngày có
thời tiết tốt cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe nhiều nhất nước ta
(308,4 ngày). Tuy nhiên, khách du lịch khi đến đây, cũng cần lưu ý thời gian từ
tháng IV-VI, đây là thời kỳ mà SKH khá khắc nghiệt. Do đó, địa phương cần phát
104
triển nguồn nhân lực du lịch hiểu biết về SKH để hướng dẫn và giúp đỡ du khách
biết cách phòng tránh những tác động xấu của các yếu tố thời tiết đối với sức khỏe.
Đối tượng khách cần hướng đến: khí hậu miền ven biển sẽ có tác dụng đối
với những vị khách có các bệnh lí sau: những bệnh nhân bị giảm trao đổi chất, đang
có hiện tượng thoái hóa mạnh về các chất khoáng, những bệnh nhân tinh thần mệt
mỏi, trẻ em tuổi dậy thì, trẻ mất sức, bị còi xương, trẻ mắc tạng bạch huyết, lao
khớp, lao xương, lao hạch, lao phúc mạc,Tuy nhiên, vùng biển Vũng Tàu cũng
chống chỉ định với một số bệnh sau: những cơ thể quá suy nhược về lao phổi, lao
xương, lao khớp, những bệnh nhân thần kinh, khớp, những người bị kích thích,
bệnh nhân tim, huyết áp cao sẽ bị nặng bệnh lên khi tiếp xúc với khí hậu biển.
Côn Đảo
Côn Đảo cũng là một trong những nơi có điều kiện SKH phục vụ cho du lịch
nghỉ dưỡng, chữa bệnh và tắm biển được xếp vào loại tốt nhất của Việt Nam. Do
đó, Côn Đảo cũng cần phải tập trung đẩy mạnh khai thác và phát triển loại hình du
lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở vùng biển-đảo.
Thời gian có điều kiện SKH tốt và thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa
bệnh ở Côn Đảo kéo dài từ tháng XI-III. Ngoài ra, Côn Đảo cũng là nơi có số ngày
có thời tiết tốt cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe nhiều của nước
ta (306 ngày). Tuy nhiên, khách du lịch khi đến đây, cũng cần lưu ý thời gian từ
tháng IV-VI, đây là thời kỳ mà SKH khá khắc nghiệt. Do đó, địa phương cần phát
triển nguồn nhân lực du lịch hiểu biết về SKH để hướng dẫn và giúp đỡ du khách
biết cách phòng tránh những tác động xấu của các yếu tố thời tiết đối với sức khỏe.
Đối tượng khách cần hướng đến: khí hậu miền ven biển sẽ có tác dụng đối
với những vị khách có các bệnh lí sau: những bệnh nhân bị giảm trao đổi chất, đang
có hiện tượng thoái hóa mạnh về các chất khoáng, những bệnh nhân tinh thần mệt
mỏi, trẻ em tuổi dậy thì, trẻ mất sức, bị còi xương, trẻ mắc tạng bạch huyết, lao
105
khớp, lao xương, lao hạch, lao phúc mạc,Tuy nhiên, vùng biển Côn Đảo cũng
chống chỉ định với một số bệnh sau: những cơ thể quá suy nhược về lao phổi, lao
xương, lao khớp, những bệnh nhân thần kinh, khớp, những người bị kích thích,
bệnh nhân tim, huyết áp cao sẽ bị nặng bệnh lên khi tiếp xúc với khí hậu biển.
b. Tiểu vùng ĐBSCL
Về mặt cơ bản, địa hình của vùng ĐBSCL không có sự phân hóa rõ rệt như
vùng ĐNB. ĐBSCL như là một dải địa hình bằng phẳng tương đối thấp, mặc dù,
vẫn có núi ở An Giang và Hà Tiên, Phú Quốc nhưng vùng núi rất ít và thấp chưa đủ
để tạo ra sự phân hóa khí hậu như vùng ĐNB. Qua thực tiễn cũng như kết quả
nghiên cứu SKH, luận văn đã cho thấy vùng ĐBSCL có thể chia thành các vùng
SKH sau: SKH miền biển – đảo và SKH khu vực nội địa. Các định hướng chính
đối với du lịch của vùng ĐBSCL bao gồm:
Tập trung phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, và
phục hồi sức khỏe vùng biển đảo ở Sóc Trăng, Cà Mau và Phú Quốc. Cả 3 địa
phương trên về cơ bản đều có điều kiện SKH biển đảo khá tốt và khá tiện nghi đối
với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Đặc biệt là Phú Quốc, một trong những nơi
hấp dẫn của Việt Nam đối với du lịch nghỉ dưỡng biển đảo và cũng là nơi đang
được Nhà nước cũng như tỉnh Kiên Giang đầu tư mạnh mẽ do vị trí chiến lược của
“hòn đảo ngọc” này.
Đối với khu vực nội địa (An Giang và Cần Thơ): Điều kiện SKH tương
đối thuận lợi với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh tương đối ngắn hơn so với các
vùng khác. Tuy nhiên, ngoài việc tận dụng thời gian có điều kiện SKH tốt để khai
thác du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh, vùng này cũng có thể kết hợp với các loại
hình du lịch khác: du lịch tôn giáo, du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch
MICE,
106
Đối tượng khách cần hướng đến: là những khách trong độ tuổi từ 30-50;
các khách đến từ thị trường Đông Bắc Á và Tây Âu, Bắc Mỹ để khai thác điều kiện
nắng, gió, của đồng bằng, ven biển và đảo ở ĐBSCL. Tuy nhiên, đối với những
vị khách đến từng vùng ôn đới này, các địa phương trong vùng cần phải có một
nguồn nhân lực du lịch, có hiểu biết về SKH người để hướng dẫn và giúp đỡ khách
ít chịu tác động xấu của điều kiện SKH nhất. Thị trường khách du lịch nội địa cũng
là một thị trường tiềm năng, do đó vùng cũng không thể bỏ qua thị trường hấp dẫn
này, nhất là những khách có trình độ học vấn và khả năng chi trả trung bình, cao
đến từ TP.Hồ Chí Minh, và các địa phương khác.
Thời gian thích hợp nhất cho du lịch Tiểu vùng ĐBSCL là từ tháng XI-
II (trừ khu vực đồng bằng nội địa thời gian ngắn hơn), nên đẩy mạnh khai thác tốt
điều kiện SKH thuận lợi trong thời gian này; còn giai đoạn điều kiện SKH gay gắt
nhất là tháng IV-VI, cần có các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở cũng như giúp đỡ
khách du lịch ít chịu tác động của các đặc trưng thời tiết khí hậu nhất.
Sự khác nhau về điều kiện SKH giữa các địa phương ở tiểu vùng ĐBSCL nên
mỗi địa phương trong vùng cũng có những định hướng khác nhau đối với du lịch
nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Cụ thể như sau:
An Giang
An Giang là địa phương khá độc đáo ở tiểu vùng ĐBSCL, nơi đây phần lớn
là địa hình đồng bằng nhưng vẫn có những dãy núi nhỏ xuất hiện: núi Cấm hay
Thiên Sơn Cầm là ngọn núi cao nhất (710m); núi Sam có diện tích khoảng 280ha,
với độ cao vừa 241m. Với địa hình như vậy và qua kết quả tính toán SKH, An
Giang cần tập trung phát triển kết hợp các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa
bệnh vùng núi với đồng bằng.
Thời gian thuận lợi nhất đối với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở An
Giang là: từ tháng XII-II. Bên cạnh đó, du khách cần chú ý khi đi du lịch đến An
107
Giang vào thời kỳ IV-VI là giai đoạn có điều kiện SKH gay gắt nhất. Trong thời
gian điều kiện SKH ít thuận lợi đối với việc nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe, địa
phương cần có sự khai thác kết hợp với các loại hình du lịch khác như: du lịch lễ
hội, tôn giáo (lễ hội Bà Chúa Xứ -Núi Sam Châu Đốc, lễ hội đua bò,), du lịch
khảo cổ: khu di tích khảo cổ nền văn minh Óc Eo của dân tộc Phù Nam ở Thoại
Sơn,
Đối tượng khách cần hướng đến:
+ Địa hình núi thấp ở An Giang phù hợp cho việc nghỉ dưỡng và chữa bệnh
với những người có bệnh lý như sau: bệnh thiếu máu xanh xao ở các phụ nữ, người
mới ốm dậy, mệt mỏi về trí óc và thể lực, những người làm việc quá sức ở mọi thể
loại, người thiếu máu tiên phát, thứ phát, thiếu máu sau chảy máu, thiếu máu do các
bệnh kí sinh trùng, các bệnh nhân bị lao ở dạng lao hạch lao da, lao phúc mạc, lao
xương, lao khớp, lao phổi ở giai đoạn đầu và bệnh nhân còn trẻ tuổi, bệnh hen, ho
gà, suy nhược thần kinh, loạn thần kinh, chức năng suy giảm.
+ Với địa hình đồng bằng ở An Giang phù hợp với việc nghỉ dưỡng và chữa
bệnh đối với khách du lịch có các bệnh lí sau: những bệnh nhân cao huyết áp,
những người đau tim, những người thần kinh bị kích thích, những người mất sức,
bệnh nhân phổi kinh diễn, những người xung huyết, bệnh nhân lao phổi không chịu
được độ cao, nhất là bệnh nhân lao đang tiến triển, bệnh nhân lao khái huyết, khó
thở và sốt.
Cần Thơ
Cần Thơ cũng là địa phương có điều kiện SKH khá tốt và thuận lợi cho việc
phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
Điều kiện SKH thuận lợi cho phép Cần Thơ khai thác du lịch nghỉ dưỡng và
chữa bệnh từ tháng IX-III và cũng cần lưu ý giai đoạn tháng IV-VI, đây là giai đoạn
108
SKH khá gay gắt. Do đó cần có các biện pháp giúp đỡ khách du lịch đến địa
phương trong thời gian này.
Đối tượng khách cần hướng đến: phù hợp với việc nghỉ dưỡng và chữa bệnh
đối với khách du lịch có các bệnh lí sau: những bệnh nhân cao huyết áp, những
người đau tim, những người thần kinh bị kích thích, những người mất sức, bệnh
nhân phổi kinh diễn, những người xung huyết, bệnh nhân lao phổi không chịu được
độ cao, nhất là bệnh nhân lao đang tiến triển, bệnh nhân lao khái huyết, khó thở và
sốt.
Sóc Trăng
Là địa phương nằm ven biển phía đông Nam Bộ, điều kiện SKH tương đối
thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Nếu so với các địa phương khác
trong tiểu vùng ĐBSCL thì Sóc Trăng lại là nơi có điều kiện SKH thuận lợi nhất
(chỉ có 3 tháng DI > 26); và nếu so với cả vùng Nam Bộ thì Sóc Trăng chỉ ít thuận
lợi hơn so với Bình Phước và Tây Ninh mà thôi. Do đó, Sóc Trăng cần tập trung
khai thác tốt điều kiện SKH để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
Thời gian mà điều kiện SKH tốt nhất ở Sóc Trăng là: IX-III. Các tháng khác,
nhất là giai đoạn tháng IV-V, thời kỳ mà điều kiện SKH khá gay gắt. Vào thời kỳ
này, địa phương cần phải có các biện pháp hướng dẫn, tuyên truyền và giúp đỡ
khách du lịch ít chịu tác động của các yếu tố thời tiết khí hậu, nhất là về nhiệt độ đối
với các du khách ở vùng ôn đới (Tây Âu, Bắc Mỹ,).
Đối tượng khách cần hướng đến: những bệnh nhân bị giảm trao đổi chất,
đang có hiện tượng thoái hóa mạnh về các chất khoáng, những bệnh nhân tinh thần
mệt mỏi, trẻ em tuổi dậy thì, trẻ mất sức, bị còi xương, trẻ mắc tạng bạch huyết, lao
khớp, lao xương, lao hạch, lao phúc mạc,và những người đau tim, những người
thần kinh bị kích thích,
109
Cà Mau
Cà Mau là một trong những nơi có điều kiện SKH ít thuận lợi cho du lịch
nghỉ dưỡng, chữa bệnh vùng ven biển so với các địa phương khác trong vùng Nam
Bộ. Do đó, Cà Mau cần tập trung đẩy mạnh khai thác và phát triển loại hình du lịch
nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở vùng ven biển.
Thời gian có điều kiện SKH tốt và thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa
bệnh ở Cà Mau kéo dài từ tháng XI-II (khá ngắn). Thời kỳ điều kiện SKH khắc
nghiệt nhất là tháng IV-VI. Do đó, địa phương cần phát triển nguồn nhân lực du lịch
hiểu biết về SKH để hướng dẫn và giúp đỡ du khách biết cách phòng tránh những
tác động xấu của các yếu tố thời tiết đối với sức khỏe.
Đối tượng khách cần hướng đến: những bệnh nhân bị giảm trao đổi chất,
đang có hiện tượng thoái hóa mạnh về các chất khoáng, những bệnh nhân tinh thần
mệt mỏi, trẻ em tuổi dậy thì, trẻ mất sức, bị còi xương, trẻ mắc tạng bạch huyết, lao
khớp, lao xương, lao hạch, lao phúc mạc,
Phú Quốc
Phú Quốc – “hòn đảo ngọc” phía Tây Nam nước ta, cũng là một trong những
nơi có điều kiện SKH phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh và tắm biển được
xếp vào loại tốt của Việt Nam. Do đó, Phú Quốc cần tập trung đẩy mạnh khai thác
và phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở vùng biển-đảo.
Thời gian có điều kiện SKH tốt và thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa
bệnh ở Phú Quốc kéo dài từ tháng XI-III. Ngoài ra, Phú Quốc cũng là nơi có số
ngày có thời tiết tốt cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe nhiều của
nước ta (233,8 ngày). Tuy nhiên, khách du lịch khi đến đây, cũng cần lưu ý thời
gian từ tháng IV-VI, đây là thời kỳ mà SKH khá khắc nghiệt. Ngoài ra, khi đi du
lịch Phú Quốc du khách không thể không chú ý thời kì gió mạnh nhất (nhất là các
tháng I-IV). Do đó, địa phương cần phát triển nguồn nhân lực du lịch hiểu biết về
110
SKH để hướng dẫn và giúp đỡ du khách biết cách phòng tránh những tác động xấu
của các yếu tố thời tiết đối với sức khỏe.
Đối tượng khách cần hướng đến: những bệnh nhân bị giảm trao đổi chất,
đang có hiện tượng thoái hóa mạnh về các chất khoáng, những bệnh nhân tinh thần
mệt mỏi, trẻ em tuổi dậy thì, trẻ mất sức, bị còi xương, trẻ mắc tạng bạch huyết, lao
khớp, lao xương, lao hạch, lao phúc mạc,Tuy nhiên, vùng biển Phú Quốc cũng
chống chỉ định với một số bệnh sau: những cơ thể quá suy nhược về lao phổi, lao
xương, lao khớp, những bệnh nhân thần kinh, khớp, những người bị kích thích,
bệnh nhân tim, huyết áp cao sẽ bị nặng bệnh lên khi tiếp xúc với khí hậu biển.
3.1. Giải pháp sử dụng điều kiện SKH để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và
chữa bệnh ở á vùng Nam Bộ
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, có trình độ hiểu biết sâu
sắc về SKH để tư vấn và hướng dẫn du khách đi du lịch vào những thời gian có
SKH tốt nhất đến từng địa phương trong vùng hoặc khi muốn đi du lịch đến vùng
Nam Bộ; bên cạnh đó, còn biết cách hướng dẫn tư vấn cho khách du lịch biết cách
thích ứng và hạn chế những tác động xấu của các yếu tố thời tiết.
Tuyên truyền và nâng cao kiến thức của khách du lịch về SKH, biết
chọn lựa thời điểm, địa điểm cũng như sử dụng quần áo phù hợp với thời tiết, với
sức khỏe của mình trước khi lựa chọn chuyến đi du lịch đến các địa phương trong
vùng.
Lựa chọn địa điểm và các kiến trúc xây dựng các khu nhà ở, khách sạn,
resort phù hợp với điều kiện SKH của á vùng Nam Bộ.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, liên ngành giữa các ngành khoa học: y
học, sinh thái học, khí hậu học và kinh tế học.
Tăng cường trồng cây xanh ở những địa điểm du lịch vì thực vật có tác
dụng hấp thu các tia tử ngoại.
111
Với tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra (ĐBSCL và ĐNB là
những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Việt Nam), sẽ làm cho điều kiện khí hậu
đối với sức khỏe khách du lịch nói riêng, đối với hạt động du lịch nói chung sẽ khắc
nghiệt hơn, cho nên các địa phương trong vùng cần phải phối hợp chặt chẽ với
nhau; cũng như cần phải phối hợp với các vùng khác, các tổ chức quốc tế để ứng
phó với tình trạng biến đổi khí hậu một cách phù hợp nhất.
112
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
۞Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số kết luận sau:
SKH á vùng Nam Bộ phần thuộc loại nóng, khá bất tiện nghi (theo
tiêu chuẩn DI và RSI). Tuy nhiên, nếu so sánh phân tích các yếu tố thời tiết riêng lẻ
đến sức khỏe con người, cũng như đặt các chỉ số này phân tích trong trường hợp đối
với người đã thích nghi khí hậu (người Việt Nam, và những khách du lịch ở vùng
nhiệt đới) và người bình thường (trong độ tuổi từ 15-50) thì điều kiện SKH vùng
Nam Bộ nhìn chung là thuận lợi đối với du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh.
Thời gian có điều kiện SKH thuận lợi đối với du lịch khá dài.
Có sự khác nhau về điều kiện SKH ở á vùng Nam Bộ giữa 2 tiểu
vùng: ĐNB và ĐBSCL và giữa các địa phương trong vùng. Nhìn chung, SKH ở
vùng ĐNB thuận lợi đối với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh hơn đối với vùng
ĐBSCL; đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh khu vực đồi núi và khu vực
biển đảo.
Các địa điểm thuận lợi nhất đối với phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở
vùng núi Nam Bộ là: Bình Phước và Tây Ninh.
Các địa điểm thuận lợi đối với phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở vùng
ven biển – đảo là: Vũng Tàu, Côn Đảo. Khu vực Cà Mau và Phú Quốc ít thuận lợi
hơn.
Các địa điểm thuận lợi đối với phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở vùng
đồng bằng nội địa là: Sóc Trăng, Cần Thơ. Khu vực TP.Hồ Chí Minh kém thuận lợi
hơn.
113
An Giang là khu vực khá đặc biệt: vừa có khả năng phát triển loại
hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh vùng núi, vừa có tiềm năng phát triển du lịch
nghỉ dưỡng và chữa bệnh miền đồng bằng.
۞Kiến nghị
Luận văn đã tiến hành khảo sát 10 địa phương trên tổng số 19 trạm về
số liệu khí tượng. Tuy nhiên, số lượng địa phương khảo sát như vậy là vẫn còn quá
ít. Cho nên học viên đề nghị, trong các nghiên cứu kế tiếp cần tiến hành khảo sát
đầy đủ các trạm trong á vùng Nam Bộ.
Thời gian mà số liệu lấy được chỉ trong 5 năm nên chưa đánh giá sâu
sắc về điều kiện SKH á vùng Nam Bộ. Do đó, các nghiên cứu kế tiếp nên sử dụng
số liệu với khoảng thời gian dài hơn (thời gian càng dài càng tốt).
Do thời gian cũng như khả năng có hạn, luận văn chưa xây dựng bản
đồ thích nghi SKH á vùng Nam Bộ, đề nghị các nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện
nội dung này.
Khi nghiên cứu SKH cần có sự phối hợp cũng như sự tham khảo ý
kiến của các nhà khí hậu học, sinh thái học và y học và các chuyên gia trong lĩnh
vực liên quan.
Chỉ số SKH tổng hợp RSI mặc dù cũng cho thấy sự khác biệt về SKH
giữa các địa phương trong á vùng Nam Bộ nhưng sự khác biệt này không rõ lắm (do
các địa phương trong vùng nhất là các địa phương thuộc tiểu vùng ĐBSCL gần như
có sự tương đồng nhau về địa hình và khí hậu). Do đó, trong các nghiên cứu kế tiếp,
học viên đề nghị nên sử dụng các chỉ số khác để tính toán điều kiện SKH vùng Nam
Bộ
114
Luận văn tuy chỉ nghiên cứu SKH của 10 địa phương ở á vùng Nam
Bộ và với số liệu chỉ trong khoảng thời gian là 5 năm, nhưng nội dung của luận văn
đã làm rõ hơn về nội dung SKH; luận văn cũng đã đưa ra và tính toán một số chỉ số
đánh giá SKH tổng hợp, nên luận văn có thể làm tài liệu tham khảo giảng dạy về
SKH, làm cơ sở tham mưu cho quy hoạch cũng như tổ chức các hoạt động du lịch ở
vùng Nam Bộ.
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Xây Dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Số liệu Điều kiện tự
nhiên dùng trong xây dựng – Phần I, Hà Nội.
2. Công văn số 2473/QĐ-TTg (30/12/2011), Quyết định phê duyệt chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
3. Nguyễn Duy Chinh, Trương Đức Trí (tháng 02-2004), Điều kiện khí hậu tỉnh
Bắc Kạn với hoạt động du lịch vùng hồ Ba Bể, Tạp chí khí tượng thủy văn.
4. Nguyễn Duy Chinh (tháng 05-2011), Nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu
phục vụ y tế và du lịch, Tạp chí khí tượng thủy văn.
5. Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ (2012), Số liệu khí tượng, TP.Hồ Chí
Minh.
6. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan,Trịnh Thị Thanh (2010), Giáo trình Cơ sở môi
trường không khí, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Phạm Đức Nguyên (2011), Kiến trúc sinh khí hậu – Thiết kế Sinh khí hậu trong
kiến trúc Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
8. Đào Ngọc Phong (1978), Xây Dựng, NXB Y học.
9. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn (tháng 7- 2011), Đánh giá tài nguyên sinh
khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh.
10. Hoàng Huy Thắng (2010), Kiến trúc nhiệt đới ẩm, NXB Xây dựng, Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và nnk (2011), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo
dục Việt Nam.
12. Nguyễn Khanh Vân (chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến
Hiệp (2000), Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam – Bioclimatic diagrams of
Vietnam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Khanh Vân (2006), Giáo trình cơ sở sinh khí hậu, NXB Đại học Sư
phạm.
116
14. Nguyễn Khanh Vân (2008), “Sử dụng phương pháp thang điểm có trọng số
đánh giá tổng hợp tài nguyên khí hậu cho du lịch, nghỉ dưỡng (tại một số
trung tâm du lịch ở Việt Nam)”, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, T 30,
N°4/2008, trang 356-362.
15. Nguyễn Khanh Vân, Hoàng Bắc, Hoàng Thị Kiều Oanh (2010), “Nghiên cứu
đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch các khu vực biển –
đảo bờ đông và bờ tây vùng Nam Bộ Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị
khoa học Biển toàn quốc lần thứ 5, 20-22/10/2011, Viện KHCN Việt Nam, tr.4.
16. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2010), Báo cáo tổng hợp Đề án phát triển du
lịch ĐBSCL đến 2020, Hà Nội.
17. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005), Báo cáo thực trạng và định hướng
phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, Hà Nội.
18. Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên), Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch tự
nhiên, NXB Giáo dục.
Tiếng Anh
19. A.Tejeda, Martinez, O.R.Garcia, Cueto (2002), A comparative simple method
for human bioclimatic condition applied to seasonally hot/warm cities of
Mexico, Atmósfera, Vol 15, pp 55-66.
20. Yoram Epstein, Daniel S.Moran (2006), Themal Comfort and the Heat Stress
Indices, Industrial Health, Vol 44, pp 388-398.
21. Toshiaki Ichinose, Olaf Matuschek (2009), Today’s Biometeorology for
Tourism/Recration, Global Environmental Research, V.13, pp 79-85, printed
in Japan.
22. Nguyen Khanh Van (2007), “Bioclimatic Assessment for Sea Vacation Tourism
in Coastal Zone of Vietnam” Ukrainian Geographical Journal, National
Academy of Science Ukrainian, Kiev, Vol 58, No 2 (2007), pp 60-64.
23. Nguyen Khanh Van (2008), “Classification and asessment of bioclimstic
conditons for tourism, health resort and some weather therapies in Vietnam”
VNU Journal of Science, Earth Science, No 24, pp 145-152.
24. Các trang web: www.scribd.com; https://docs.google.com,...
117
PHỤ LỤC
1. Kết quả tính toán e (hPa)
TRẠM BÌNH PHƯỚC
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 18,18 17,23 17,63 19,00 19,16 21,20 21,48 22,50 22,77 22,52 21,05 20,15
2008 17,89 18,16 17,02 18,70 19,84 21,68 21,11 21,27 21,92 22,86 21,43 20,64
2009 17,74 16,46 18,92 19,46 20,68 20,90 21,30 21,92 21,43 23,06 21,56 18,99
2010 17,45 17,61 17,77 16,78 19,18 19,52 20,65 21,32 21,94 21,00 21,76 19,92
2011 16,10 16,47 17,54 18,69 20,75 21,64 21,57 21,36 22,71 21,30 19,12 17,62
TRẠM TÂY NINH
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 17,36 18,58 19,37 18,73 21,63 21,66 21,51 21,97 22,02 21,19 20,26 18,58
2008 18,35 17,84 18,97 19,96 21,59 21,59 21,31 21,97 22,21 22,02 20,84 18,47
2009 18,11 19,91 19,84 21,39 21,84 21,36 21,76 21,63 22,72 22,00 19,47 18,62
2010 18,84 18,72 18,16 18,81 19,64 21,21 21,34 21,79 21,60 22,18 20,66 18,82
2011 17,03 18,88 18,01 19,15 20,95 21,33 21,28 21,33 22,00 21,99 20,27 18,01
TRẠM TÂN SƠN HÒA
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 17,68 17,41 18,39 18,04 20,74 29,71 21,33 21,07 21,33 21,04 19,42 18,49
2008 18,18 17,68 18,31 19,01 20,89 20,18 20,39 21,33 21,33 20,86 20,23 18,65
2009 17,75 18,76 18,46 19,77 20,94 20,00 20,35 20,69 21,31 20,56 18,85 18,99
2010 18,19 18,08 17,69 18,33 18,46 19,76 20,39 20,59 19,66 20,27 20,23 18,72
118
2011 17,88 17,19 17,29 18,16 19,51 19,90 20,33 20,66 21,88 20,60 19,84 17,92
TRẠM VŨNG TÀU
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 18,58 19,29 19,57 19,22 20,97 20,23 20,37 20,83 20,86 20,85 19,69 19,64
2008 19,36 18,31 19,42 19,47 20,65 20,45 20,39 20,59 20,57 20,66 20,50 19,40
2009 18,70 19,90 19,15 20,02 21,66 20,98 21,33 20,97 21,09 21,28 20,27 19,61
2010 19,82 20,20 19,36 19,79 19,70 20,57 20,92 21,36 20,95 21,78 21,27 20,09
2011 19,77 19,29 19,47 20,04 20,75 21,16 21,34 21,14 21,08 21,34 20,56 20,09
TRẠM CÔN ĐẢO
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 18,58 19,29 19,57 19,22 20,97 20,23 20,37 20,83 20,86 20,84 19,69 19,64
2008 19,36 18,31 19,42 19,47 20,65 20,44 20,39 20,59 20,57 20,66 20,50 19,40
2009 18,70 18,89 19,15 20,02 21,66 20,98 21,33 20,97 21,09 21,28 20,27 19,61
2010 19,82 20,20 19,36 19,79 19,70 20,57 20,92 21,36 20,95 21,78 21,27 20,15
2011 19,71 20,48 20,63 21,19 20,71 20,42 20,40 20,60 20,56 20,86 20,77 20,05
TRẠM AN GIANG
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 20,21 20,68 18,79 19,28 20,77 21,71 21,79 20,89 21,60 21,39 21,04 19,79
2008 20,06 19,78 20,27 21,73 21,63 20,84 21,34 21,57 21,55 21,12 19,66 19,79
2009 20,84 20,39 20,63 22,03 21,13 21,68 21,04 21,70 21,55 20,29 20,03 20,68
2010 20,60 19,19 19,15 20,12 21,73 22,49 21,55 21,60 21,87 21,48 20,15 20,35
2011 19,24 20,56 19,74 20,10 21,22 21,84 21,31 21,33 21,54 21,83 20,81 19,03
119
TRẠM CẦN THƠ
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 20,27 20,03 20,29 20,20 21,89 20,10 20,00 22,48 22,27 22,46 21,10 20,63
2008 20,53 19,54 19,46 20,40 22,04 21,79 21,52 22,19 22,41 20,04 21,40 21,00
2009 20,05 20,39 19,89 20,72 21,84 21,39 21,99 21,84 22,00 22,00 20,51 20,12
2010 20,30 20,20 19,11 19,77 20,11 21,39 22,05 22,26 21,83 21,97 21,44 20,87
2011 20,01 19,33 19,47 19,59 21,95 21,79 21,51 21,55 21,73 21,10 21,03 20,05
TRẠM SÓC TRĂNG
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 20,75 20,20 20,50 20,18 22,34 22,12 22,48 22,72 22,74 22,48 21,35 20,79
2008 20,72 19,01 19,66 20,37 22,27 22,31 22,46 22,43 22,46 22,75 22,11 21,18
2009 20,80 21,05 20,57 21,21 22,37 22,12 22,72 22,08 22,46 22,50 21,22 20,56
2010 20,54 20,92 19,82 20,23 20,60 22,16 22,29 22,51 22,51 22,64 22,42 22,59
2011 20,24 19,99 19,70 20,30 21,91 22,31 22,29 22,29 22,21 21,33 21,49 20,57
TRẠM CÀ MAU
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 20,32 20,11 20,07 20,00 21,70 21,68 22,29 22,05 22,07 22,26 22,90 19,93
2008 20,33 19,36 19,73 20,45 21,87 20,10 21,79 22,05 22,24 22,79 21,68 20,84
2009 20,17 20,92 20,18 20,10 21,66 20,98 20,02 21,65 22,24 21,81 20,77 19,90
2010 19,87 19,76 19,15 19,31 20,15 21,21 21,84 21,84 21,60 22,18 21,70 20,66
2011 19,58 19,34 19,49 19,83 21,23 21,63 21,33 21,36 22,02 20,88 21,30 20,11
120
TRẠM PHÚ QUỐC
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 18,14 18,81 20,06 20,43 21,45 21,95 22,27 22,34 22,32 21,76 20,09 19,13
2008 19,14 19,13 20,50 20,89 21,91 22,10 21,86 22,05 22,27 22,05 19,70 17,09
2009 17,70 21,16 20,83 21,24 21,89 21,74 22,08 21,71 22,53 22,04 19,27 19,13
2010 19,66 19,74 19,66 20,52 20,89 21,55 21,87 21,89 21,89 21,73 20,01 18,66
2011 17,50 19,14 19,06 20,36 21,04 21,95 21,90 21,87 22,32 20,86 20,09 17,40
2. Cơ sở dữ liệu tính toán DI và RSI
TRẠM BÌNH PHƯỚC
tk (0C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 25,3 25,8 26,9 27,6 26,9 26,9 25,4 25,5 25,6 25,6 24,3 25,0
2008 25,0 25,2 26,1 27,3 26,3 26,7 26,3 25,7 25,0 26,1 25,1 24,9
2009 23,9 25,7 27,0 27,2 26,8 26,6 25,9 26,6 25,1 25,8 25,9 25,7
2010 25,5 26,8 28,0 28,3 28,9 27,6 26,6 26,0 26,7 25,6 25,6 25,1
2011 24,8 25,8 26,2 27,2 27,3 26,4 26,0 26,3 25,2 25,9 26,6 24,9
tu (0C)
2007 22,7 22,6 23,2 24,1 24,0 24,9 24,1 24,4 24,6 23,2 22,1 19,7
2008 20,1 21,2 22,3 24,2 24,0 23,9 24,4 23,6 23,8 24,1 23,2 20,1
2009 18,1 20,1 23,5 23,9 24,3 24,2 24,3 25,1 23,7 24,0 22,4 20,7
2010 20,8 22,2 23,0 24,6 25,4 24,5 24,4 24,2 24,0 24,5 23,9 21,2
2011 19,7 20,2 22,0 23,1 24,7 24,4 24,1 23,8 24,0 23,7 23,2 21,1
Độ ẩm (%)
2007 72 67 69 74 75 83 85 89 90 89 84 80
2008 71 72 67 73 78 85 83 84 87 90 85 82
2009 71 65 74 76 81 82 84 86 85 91 85 75
2010 69 69 69 65 74 76 81 84 86 83 86 79
2011 64 65 69 73 81 85 85 84 90 84 75 70
121
TRẠM TÂY NINH
tk (0C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 26,8 26,4 28,4 29,4 28,0 28,2 27,2 27,0 27,2 26,8 25,7 26,4
2008 26,6 26,6 27,4 28,9 27,7 27,7 27,6 26,9 26,8 27,2 26,2 25,6
2009 24,8 26,8 28,1 28,1 27,7 27,9 27,2 28,0 26,8 27,1 27,3 26,7
2010 26,4 27,4 28,0 29,2 29,3 28,6 27,8 27,4 27,8 26,6 26,7 26,3
2011 26,2 26,7 27,9 28,7 28,6 27,7 27,4 27,7 27,1 27,0 27,5 25,9
tu (0C)
2007 21,1 20,8 23,7 25,5 25,8 26,1 24,7 25,1 25,3 24,7 23,2 22,6
2008 21,4 21,1 24,0 25,4 25,6 25,9 25,0 25,2 25,4 25,3 24,1 22,2
2009 20,8 23,0 24,4 25,8 25,5 25,6 24,9 25,8 25,1 25,0 23,7 22,7
2010 23,0 23,5 24,9 25,7 26,2 26,7 25,7 25,3 25,5 25,1 24,3 23,1
2011 21,1 23,3 23,6 24,9 25,5 25,2 25,1 25,4 25,1 25,3 24,4 22,3
Độ ẩm (%)
2007 68 73 75 72 84 84 84 86 86 83 80 73
2008 72 70 74 77 84 84 83 86 87 86 82 73
2009 72 78 77 83 85 83 85 84 89 86 76 73
2010 74 73 70 72 75 82 83 85 84 87 81 74
2011 67 74 70 74 81 83 83 83 86 86 79 71
TRẠM TÂN SƠN HÒA (TP.HỒ CHÍ MINH)
tk (0C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 27,3 27,2 28,8 30,1 28,9 28,7 27,7 27,7 27,7 27,5 26,9 27,6
2008 27,2 27,3 28,2 29,5 28,2 28,6 28,3 27,7 27,7 28,0 27,2 26,9
2009 25,9 27,7 29,3 29,4 28,5 29,2 28,0 28,6 27,6 27,7 28,4 27,5
2010 27,3 28,4 29,4 30,3 31,3 29,3 28,3 27,9 28,6 27,5 27,2 27,4
2011 26,9 27,5 28,3 29,0 29,4 28,5 27,9 28,4 28,1 28,0 28,1 27,2
tu (0C)
2007 21,5 22,2 23,1 25,5 26,2 25,7 25,0 25,2 25,4 24,6 23,7 23,2
2008 22,1 23,1 24,0 25,7 25,6 25,8 25,1 25,3 25,6 25,2 23,6 23,3
2009 22,0 23,8 25,1 26,1 25,6 25,7 25,4 26,2 25,2 25,4 23,8 24,1
122
2010 23,3 24,3 24,9 25,9 26,8 25,8 25,5 25,4 25,2 24,8 25,0 23,2
2011 22,8 22,9 23,7 24,7 25,9 25,3 25,0 25,6 25,5 25,2 25,7 23,0
Độ ẩm (%)
2007 69 68 71 69 80 80 83 82 83 82 76 72
2008 71 69 71 73 81 78 79 83 83 81 79 73
2009 70 73 71 76 81 77 79 80 83 80 73 74
2010 71 70 68 70 70 76 79 80 76 79 79 73
2011 70 67 67 70 75 77 79 80 81 80 77 70
TRẠM VŨNG TÀU
tk (0C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 26,4 26,0 28,0 29,2 28,7 29,0 28,2 27,8 28,0 27,9 27,0 26,7
2008 26,5 26,3 26,9 29,1 28,3 28,7 28,3 27,9 27,8 28,4 27,3 26,8
2009 25,4 26,7 28,7 29,3 28,2 28,8 27,7 28,7 27,8 27,4 27,5 26,5
2010 26,2 27,0 28,3 29,5 30,7 29,5 28,4 27,9 28,6 27,3 27,3 26,3
2011 25,8 26,0 27,3 27,7 29,0 28,3 27,8 28,2 27,8 27,8 27,7 26,3
tu (0C)
2007 23,2 22,9 23,7 25,5 26,1 26,3 25,4 25,3 25,7 25,2 23,8 23,0
2008 23,3 22,7 23,9 25,8 25,9 25,9 25,7 25,0 25,3 25,8 24,4 23,7
2009 22,2 23,9 25,2 26,1 26,4 26,5 25,7 26,3 25,7 25,6 24,8 23,2
2010 23,4 24,2 24,7 25,9 27,2 26,7 26,0 26,2 25,8 25,5 25,2 23,9
2011 23,0 22,9 24,1 24,8 26,3 25,8 25,6 25,7 25,4 25,4 25,0 23,6
Độ ẩm (%)
2007 73 76 76 74 81 78 79 81 81 81 77 77
2008 76 72 76 75 80 79 79 80 80 80 80 76
2009 74 78 74 77 84 81 83 81 82 83 79 77
2010 78 79 75 76 75 79 81 83 81 85 83 79
2011 78 76 76 78 80 82 83 82 82 83 80 79
123
TRẠM CÔN ĐẢO
tk (0C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 25,6 25,9 27,1 28,6 28,6 28,3 27,7 27,9 27,9 27,5 26,6 26,2
2008 25,6 25,6 26,2 28,1 28,5 28,1 28,0 27,9 27,6 27,5 27,5 26,3
2009 25,0 25,8 27,6 29,1 28,2 29,1 28,2 28,5 28,1 28,0 27,4 26,7
2010 26,5 27,2 27,9 29,0 30,1 28,8 27,8 27,7 27,5 27,1 26,9 26,1
2011 25,4 25,5 26,5 26,8 28,7 28,5 28,4 28,0 27,7 28,0 27,4 26,0
tu (0C)
2007 22,5 22,7 23,7 25,6 26,0 26,1 25,4 25,2 25,3 25,7 25,4 23,1
2008 22,7 23,0 23,5 25,2 26,1 25,7 25,5 25,1 25,4 26,0 25,2 22,9
2009 22,0 23,8 25,5 26,0 25,9 26,3 26,0 26,1 25,6 24,9 25,1 23,9
2010 23,6 24,3 25,2 26,1 27,0 26,7 25,8 26,5 25,8 25,4 25,0 23,9
2011 22,6 23,0 24,0 24,6 26,0 25,6 25,4 25,4 25,1 25,4 24,9 23,3
Độ ẩm (%)
2007 79 80 81 79 82 83 83 80 81 83 80 79
2008 80 77 80 81 80 81 79 81 82 85 81 78
2009 76 82 82 78 84 78 80 81 80 81 80 77
2010 79 79 78 78 78 83 84 84 86 86 86 81
2011 78 81 81 83 80 79 79 80 80 81 81 79
TRẠM AN GIANG
tk (0C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 25,4 26,8 27,9 29,6 29,1 28,5 27,4 28,2 27,8 28,1 27,5 26,0
2008 26,1 25,9 27,5 28,6 28,0 27,9 27,8 27,6 27,5 28,0 26,8 26,0
2009 24,6 26,6 28,2 28,9 28,1 28,3 27,5 28,4 27,5 27,6 27,6 26,8
2010 26,3 27,1 28,7 29,0 29,3 28,5 27,5 27,8 27,9 27,0 26,7 26,3
2011 25,7 26,0 27,4 28,1 28,7 27,7 27,6 27,7 27,4 27,6 27,7 26,0
tk (0C)
2007 22,7 24,1 24,3 25,4 25,2 25,7 25,5 25,3 24,8 25,4 25,1 24,1
2008 22,9 22,7 24,1 25,1 25,5 25,1 26,2 25,2 25,1 25,7 25,3 23,7
2009 23,3 23,5 24,4 25,7 25,9 26,2 26,0 25,5 25,2 25,8 24,8 23,5
2010 23,8 24,1 24,7 26,0 26,3 26,1 25,9 25,5 25,9 26,0 24,9 24,0
2011 22,1 24,2 24,6 25,1 26,4 26,2 26,1 25,1 24,2 25,3 24,9 22,2
124
Độ ẩm (%)
2007 80 81 73 74 80 84 85 81 84 83 82 78
2008 79 78 79 84 84 81 83 84 84 82 77 78
2009 83 80 80 85 82 84 82 84 84 79 78 81
2010 81 75 74 77 83 87 84 84 85 84 79 80
2011 76 81 77 78 82 85 83 83 84 85 81 75
TRẠM CẦN THƠ
tk (0C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 25,8 25,9 27,6 28,8 28,0 27,7 27,1 26,9 27,2 26,8 26,2 26,5
2008 25,8 26,0 27,2 28,4 27,3 27,4 27,3 26,7 26,5 27,3 26,5 25,6
2009 24,3 26,6 28,4 28,8 27,7 28,1 27,0 27,7 27,1 27,1 27,4 26,5
2010 26,0 27,0 28,4 29,4 30,0 28,1 27,4 27,1 27,6 26,9 26,8 26,4
2011 25,8 26,3 27,3 28,1 28,5 27,4 27,2 27,5 27,0 27,9 27,4 26,0
tu (0C)
2007 23,5 23,1 23,9 25,4 25,3 25,4 25,5 25,1 24,9 25,0 23,8 23,3
2008 23,3 23,2 24,0 25,0 26,0 25,1 25,2 24,9 24,9 25,1 24,1 23,1
2009 21,6 23,8 25,0 25,8 25,5 25,7 24,9 25,8 25,9 25,0 25,3 23,6
2010 23,4 24,0 25,0 25,9 26,8 26,0 25,4 25,5 25,4 25,3 24,4 23,6
2011 23,0 23,0 24,1 24,7 26,0 25,3 25,1 25,3 25,1 25,3 25,0 23,3
Độ ẩm (%)
2007 80 79 79 78 85 86 86 88 87 88 83 81
2008 81 77 76 79 86 85 84 87 88 86 84 83
2009 80 80 77 80 85 83 86 85 86 85 80 79
2010 80 79 74 76 77 83 86 87 85 86 84 82
2011 79 76 76 76 82 85 84 84 85 82 82 79
125
TRẠM SÓC TRĂNG
tk (0C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 25,6 25,3 27,3 28,6 27,6 27,8 26,9 26,8 26,9 26,9 26,2 25,9
2008 25,4 25,8 26,8 28,2 27,2 27,4 26,8 26,6 26,5 27,0 26,2 25,7
2009 24,3 25,9 27,8 28,6 27,8 27,8 26,8 27,6 26,8 27,0 27,0 26,0
2010 25,9 26,7 27,9 29,0 29,7 28,1 27,3 27,1 27,1 26,3 26,5 26,1
2011 25,6 25,6 27,1 27,7 28,1 27,4 27,3 27,3 26,8 27,7 27,1 26,1
tu (0C)
2007 22,3 21,5 24,8 25,6 25,9 26,0 25,5 24,9 25,8 25,3 23,5 23,1
2008 22,9 22,0 23,5 25,0 25,4 26,0 25,4 25,0 24,9 25,2 24,9 22,7
2009 22,2 23,7 25,2 25,9 26,2 26,1 25,5 26,0 24,7 25,3 24,8 23,1
2010 23,4 24,2 24,8 26,2 26,8 26,1 25,4 25,8 25,8 24,9 24,7 23,5
2011 23,1 22,2 23,5 23,9 25,8 24,4 25,3 25,2 23,6 25,3 25,0 24,9
Độ ẩm (%)
2007 82 80 80 78 87 86 88 89 89 88 84 82
2008 82 75 77 79 87 87 88 88 88 89 87 84
2009 83 83 80 82 87 86 89 86 88 88 83 81
2010 81 82 77 78 79 86 87 88 88 89 88 85
2011 80 79 77 85 87 87 87 87 87 83 84 81
TRẠM CÀ MAU
tk (0C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 26,1 26,4 27,9 29,2 28,4 28,3 27,3 27,4 27,5 27,1 26,6 26,9
2008 26,2 26,5 27,3 28,7 27,9 27,7 27,4 27,4 27,0 27,2 26,7 26,2
2009 25,1 26,7 28,6 28,9 28,2 28,8 27,2 28,1 27,0 27,5 27,4 26,7
2010 26,5 27,5 28,7 29,8 30,2 28,6 27,7 27,7 27,8 26,6 26,8 26,7
2011 26,3 26,4 27,4 28,0 28,7 28,0 27,7 27,9 27,2 28,1 27,5 26,4
tu (0C)
2007 23,3 22,9 24,1 24,8 25,2 25,1 25,7 25,5 25,9 26,0 24,8 23,8
2008 23,4 22,3 23,7 25,0 25,1 25,3 24,8 25,0 25,2 26,0 24,9 25,1
2009 23,0 24,1 24,9 25,3 25,1 25,3 25,8 26,2 25,7 25,9 24,6 22,7
2010 23,3 24,1 24,3 25,4 26,1 25,5 25,7 25,7 25,9 25,6 25,4 24,0
2011 22,9 23,4 23,7 24,7 26,2 25,7 25,5 25,3 25,4 25,9 24,8 22,9
126
Độ ẩm (%)
2007 80 79 78 77 84 84 87 86 86 87 82 78
2008 80 76 77 79 85 86 85 86 87 89 85 82
2009 80 82 76 81 84 81 86 84 87 85 81 78
2010 78 77 74 74 77 82 85 85 84 87 85 81
2011 77 76 76 77 82 84 83 83 86 82 83 79
TRẠM PHÚ QUỐC
tk (0C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 26,9 26,2 27,8 28,6 28,5 28,4 27,2 27,6 27,5 27,2 26,3 26,7
2008 26,8 26,7 27,3 28,2 28,1 27,7 27,8 27,4 27,2 27,4 27,1 26,7
2009 25,5 26,6 27,8 28,8 28,0 28,7 27,6 28,5 27,2 27,3 27,7 26,7
2010 26,8 27,4 28,6 29,2 29,9 29,1 27,9 28,0 28,0 27,0 27,5 27,0
2011 226,5 26,8 28,0 28,1 29,2 28,4 28,1 27,9 27,5 28,0 28,0 27,1
tu (0C)
2007 23,1 23,8 24,4 25,8 26,2 26,4 25,7 26,0 25,9 25,3 23,7 23,0
2008 23,3 24,0 24,5 26,0 26,3 25,9 26,0 25,8 25,4 25,9 24,7 22,4
2009 21,7 24,2 25,3 26,5 26,1 26,6 26,0 26,3 25,2 25,6 24,4 23,1
2010 23,4 24,3 25,1 26,3 27,1 27,0 26,2 26,2 26,0 25,4 23,7 22,9
2011 22,3 23,5 24,4 25,3 26,6 26,4 26,1 26,0 25,7 25,4 24,9 22,8
Độ ẩm (%)
2007 71 74 78 79 83 85 87 87 87 85 79 75
2008 75 75 80 81 85 86 85 86 87 86 77 67
2009 70 83 81 82 85 84 86 84 88 86 75 75
2010 77 77 76 79 80 83 85 85 85 85 78 73
2011 69 75 74 79 81 85 85 85 87 81 78 68
tk: Nhiệt độ không khí khô; tu: Nhiệt độ không khí ướt
127
3. Kết quả tính toán DI và RSI các năm
CHỈ SỐ DI
TRẠM BÌNH PHƯỚC
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 24,0 24,2 24,8 25,5 25,2 25,5 24,6 24,8 24,5 24,4 23,4 22,7
2008 22,8 23,4 24,2 25,4 24,9 25,0 25,1 24,5 24,3 24,9 24,1 22,8
2009 21,6 23,1 25,0 25,3 25,2 25,1 24,9 25,5 24,3 24,7 24,1 23,4
2010 23,3 24,4 25,2 25,9 26,5 25,6 25,3 24,9 25,1 24,8 24,6 23,3
2011 22,6 22,7 24,1 24,9 25,6 25,1 24,9 24,8 24,8 24,6 24,7 23,2
TRẠM TÂY NINH
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 23,9 23,7 25,6 26,8 26,3 26,5 25,6 25,6 25,8 25,4 25,4 24,4
2008 24,0 23,9 25,4 26,5 26,1 26,2 25,8 25,6 25,7 25,6 24,9 23,9
2009 23,1 24,7 25,8 26,4 26,1 26,2 25,6 26,3 25,6 25,6 25,2 24,4
2010 24,6 25,2 26,4 27,1 27,0 26,9 26,2 25,9 25,5 25,5 25,2 24,6
2011 23,7 24,8 25,4 26,2 26,4 25,9 25,8 26,1 25,7 25,8 25,5 24,1
TRẠM TÂN SƠN HÒA
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 24,3 24,6 25,6 27,1 26,8 26,6 25,9 25,9 26,1 25,6 25,0 25,1
2008 24,5 24,9 25,7 26,9 26,3 26,6 26,2 26,0 26,1 26,1 25,1 24,9
2009 23,9 25,4 26,6 27,0 26,4 26,8 26,2 26,7 25,9 26,1 25,7 25,4
2010 25,1 25,9 26,5 27,3 28,1 26,8 26,3 26,1 26,3 25,7 25,3 25,0
2011 24,7 24,9 25,6 26,3 26,9 26,3 25,9 26,4 26,2 26,1 25,9 24,9
128
TRẠM VŨNG TÀU
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 24,6 24,2 25,5 26,7 26,7 26,9 26,2 26,1 26,3 26,0 25,1 24,7
2008 24,7 24,4 25,1 26,8 26,5 26,6 26,4 25,9 26,0 26,5 25,5 25,0
2009 23,8 25,0 26,4 26,9 26,6 26,9 26,2 26,8 26,2 26,0 25,7 24,7
2010 24,7 25,3 26,0 26,9 27,9 27,3 26,6 26,4 26,6 25,9 25,8 24,9
2011 24,3 24,5 25,8 26,2 27,1 26,7 26,5 26,4 26,1 26,3 26,2 24,7
TRẠM CÔN ĐẢO
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 24,4 24,3 24,9 26,7 26,7 26,8 26,2 26,0 26,1 26,2 25,8 24,7
2008 24,5 24,5 24,9 26,5 26,6 26,6 26,3 26,0 26,1 26,6 25,8 24,7
2009 23,7 25,0 26,5 26,9 26,4 26,8 26,3 26,7 26,6 25,7 25,8 24,9
2010 24,7 25,3 26,2 27,1 27,9 27,3 26,5 26,6 26,6 25,9 25,7 24,8
2011 24,0 24,2 25,0 25,4 26,1 26,6 26,3 26,1 25,9 26,2 25,7 24,5
TRẠM AN GIANG
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 24,1 25,2 25,7 26,8 26,5 26,5 25,9 26,2 25,8 26,2 25,8 24,8
2008 24,4 25,1 25,4 26,3 26,2 26,0 26,0 25,9 25,8 26,3 25,6 24,7
2009 23,9 24,8 25,8 26,6 26,4 26,6 26,2 26,4 25,9 26,2 25,8 24,9
2010 24,8 25,3 26,2 27,2 27,4 26,6 26,2 26,1 26,3 26,0 25,4 24,9
2011 23,9 25,4 25,9 27,4 26,9 26,4 26,3 25,9 25,4 25,9 25,8 24,1
129
TRẠM CẦN THƠ
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 25,5 24,4 25,4 26,5 26,1 26,1 25,8 25,6 25,6 25,5 24,8 24,7
2008 24,4 24,5 25,3 26,2 26,1 25,8 25,6 25,4 25,4 25,8 25,1 24,3
2009 24,3 24,9 26,3 26,6 26,1 26,3 25,6 26,2 26,0 25,6 25,9 24,8
2010 24,6 25,2 26,2 26,9 27,5 26,5 25,9 25,8 26,0 25,7 25,4 24,8
2011 24,3 24,5 25,8 26,2 27,1 26,7 26,5 26,4 26,1 26,3 24,7 23,2
TRẠM SÓC TRĂNG
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 23,9 23,5 25,7 26,5 26,2 26,3 25,8 25,6 25,9 25,7 24,7 24,4
2008 24,2 23,9 24,9 26,1 25,8 26,1 25,7 25,4 25,4 25,7 25,2 24,1
2009 23,4 24,6 25,2 26,6 26,4 26,4 25,7 26,3 25,4 25,7 25,5 24,4
2010 24,5 25,2 25,9 26,9 27,4 26,5 25,9 25,9 25,9 25,3 25,3 24,6
2011 24,3 23,9 25,1 25,4 26,4 25,5 25,8 25,7 25,5 26,0 25,7 24,7
TRẠM CÀ MAU
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 24,6 24,5 25,7 26,4 26,2 26,2 26,0 25,9 26,1 26,1 25,4 25,1
2008 24,6 24,3 25,2 26,3 26,0 26,0 25,7 25,8 25,7 26,1 25,4 25,3
2009 24,1 25,1 26,2 26,5 26,1 26,4 26,0 26,5 26,6 26,2 26,0 24,6
2010 24,7 25,4 26,0 26,9 27,3 26,5 26,2 26,2 26,3 25,7 25,7 25,1
2011 24,5 24,2 25,1 25,9 26,8 26,3 26,1 26,1 25,8 26,2 25,7 24,5
130
TRẠM PHÚ QUỐC
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 24,8 24,8 25,7 26,6 26,7 26,7 25,9 26,24 26,2 25,8 24,8 24,7
2008 24,8 25,1 25,5 26,6 26,5 26,3 26,3 26,1 25,8 26,1 25,5 24,4
2009 23,7 25,1 26,0 26,9 26,4 26,9 26,3 26,7 25,8 25,9 25,6 24,7
2010 24,9 25,5 26,3 27,0 27,6 27,2 26,4 26,5 26,4 25,8 25,3 24,8
2011 24,3 24,5 25,8 26,2 27,2 26,7 26,5 26,4 26,1 26,3 26,2 24,8
CHỈ SỐ RSI
TRẠM BÌNH PHƯỚC
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 0,14 0,15 0,18 0,22 0,19 0,21 0,16 0,17 0,18 0,17 0,12 0,14
2008 0,13 0,13 0,15 0,19 0,17 0,21 0,19 0,17 0,15 0,19 0,15 0,14
2009 0,09 0,14 0,19 0,20 0,19 0,19 0,18 0,20 0,15 0,19 0,18 0,16
2010 0,14 0,18 0,21 0,22 0,25 0,22 0,19 0,18 0,21 0,16 0,17 0,14
2011 0,09 0,14 0,16 0,19 0,22 0,19 0,18 0,19 0,16 0,18 0,18 0,12
TRẠM TÂY NINH
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 0,17 0,17 0,24 0,26 0,25 0,25 0,22 0,22 0,22 0,21 0,16 0,17
2008 0,18 0,17 0,21 0,26 0,24 0,24 0,23 0,21 0,21 0,20 0,18 0,15
2009 0,12 0,19 0,23 0,25 0,24 0,24 0,22 0,25 0,22 0,22 0,21 0,18
2010 0,17 0,20 0,24 0,28 0,29 0,26 0,24 0,23 0,24 0,21 0,19 0,17
2011 0,16 0,18 0,21 0,24 0,26 0,25 0,22 0,23 0,22 0,22 0,22 0,15
131
TRẠM TÂN SƠN HÒA
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 0,19 0,19 0,24 0,27 0,27 0,26 0,24 0,23 0,23 0,22 0,19 0,21
2008 0,19 0,19 0,22 0,27 0,26 0,25 0,25 0,24 0,24 0,24 0,21 0,19
2009 0,16 0,21 0,25 0,27 0,25 0,27 0,23 0,26 0,23 0,23 0,23 0,20
2010 0,19 0,22 0,25 0,28 0,31 0,27 0,24 0,23 0,25 0,22 0,21 0,20
2011 0,18 0,19 0,22 0,24 0,27 0,24 0,23 0,25 0,25 0,24 0,23 0,19
TRẠM VŨNG TÀU
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 0,17 0,16 0,23 0,26 0,26 0,26 0,24 0,23 0,24 0,24 0,19 0,19
2008 0,18 0,17 0,19 0,26 0,25 0,25 0,24 0,24 0,23 0,25 0,21 0,19
2009 0,14 0,19 0,24 0,27 0,25 0,27 0,24 0,26 0,23 0,22 0,22 0,18
2010 0,17 0,20 0,23 0,27 0,31 0,28 0,25 0,24 0,26 0,23 0,22 0,18
2011 0,17 0,16 0,21 0,22 0,27 0,25 0,24 0,25 0,24 0,24 0,23 0,18
TRẠM CÔN ĐẢO
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 0,17 0,16 0,23 0,26 0,26 0,26 0,24 0,23 0,24 0,23 0,19 0,19
2008 0,18 0,17 0,19 0,26 0,25 0,26 0,24 0,24 0,23 0,25 0,22 0,19
2009 0,14 0,19 0,24 0,27 0,25 0,27 0,23 0,26 0,23 0,22 0,22 0,18
2010 0,17 0,21 0,23 0,27 0,31 0,28 0,25 0,24 0,26 0,23 0,22 0,19
2011 0,15 0,16 0,19 0,21 0,26 0,25 0,25 0,24 0,23 0,24 0,22 0,17
132
TRẠM AN GIANG
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 0,15 0,19 0,22 0,24 0,27 0,27 0,23 0,25 0,24 0,25 0,22 0,17
2008 0,17 0,17 0,22 0,27 0,25 0,24 0,23 0,23 0,23 0,24 0,19 0,16
2009 0,13 0,19 0,23 0,28 0,24 0,26 0,22 0,26 0,25 0,22 0,22 0,19
2010 0,18 0,19 0,24 0,29 0,32 0,27 0,23 0,24 0,25 0,21 0,19 0,18
2011 0,16 0,18 0,21 0,24 0,27 0,24 0,23 0,23 0,23 0,24 0,23 0,16
TRẠM CẦN THƠ
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 0,16 0,17 0,22 0,26 0,25 0,22 0,20 0,22 0,23 0,22 0,17 0,19
2008 0,17 0,17 0,20 0,25 0,23 0,23 0,22 0,21 0,20 0,21 0,19 0,16
2009 0,12 0,190 0,24 0,26 0,24 0,25 0,22 0,24 0,22 0,22 0,22 0,18
2010 0,17 0,20 0,24 0,27 0,29 0,25 0,23 0,23 0,24 0,21 0,21 0,19
2011 0,16 0,17 0,20 0,23 0,27 0,23 0,22 0,23 0,22 0,24 0,22 0,17
TRẠM SÓC TRĂNG
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 0,16 0,15 0,21 0,25 0,24 0,25 0,22 0,22 0,22 0,22 0,19 0,17
2008 0,15 0,16 0,19 0,24 0,23 0,24 0,22 0,21 0,21 0,23 0,19 0,17
2009 0,12 0,18 0,23 0,26 0,25 0,25 0,21 0,24 0,22 0,22 0,21 0,17
2010 0,17 0,19 0,23 0,26 0,29 0,25 0,23 0,22 0,23 0,19 0,21 0,19
2011 0,16 0,16 0,19 0,23 0,25 0,24 0,23 0,23 0,21 0,24 0,21 0,18
133
TRẠM CÀ MAU
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 0,17 0,18 0,23 0,27 0,26 0,26 0,23 0,23 0,24 0,22 0,19 0,19
2008 0,18 0,18 0,21 0,26 0,25 0,24 0,22 0,23 0,22 0,23 0,21 0,18
2009 0,15 0,19 0,25 0,25 0,25 0,27 0,22 0,25 0,22 0,23 0,22 0,19
2010 0,18 0,12 0,24 0,28 0,23 0,26 0,24 0,23 0,24 0,21 0,21 0,19
2011 0,17 0,18 0,21 0,23 0,27 0,25 0,23 0,24 0,22 0,24 0,23 0,18
TRẠM PHÚ QUỐC
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 0,18 0,17 0,17 0,25 0,27 0,26 0,23 0,24 0,38 0,22 0,17 0,18
2008 0,19 0,18 0,21 0,25 0,25 0,25 0,24 0,23 0,23 0,23 0,19 0,17
2009 0,14 0,19 0,23 0,27 0,250 0,27 0,24 0,23 0,23 0,24 0,19 0,18
2010 0,19 0,19 0,25 0,27 0,29 0,28 0,25 0,25 0,25 0,22 0,22 0,19
2011 0,17 0,19 0,22 0,24 0,28 0,26 0,25 0,25 0,24 0,24 0,23 0,18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_dieu_kien_sinh_khi_hau_phuc_vu_cho_du_lich_nghi_duong_va_du_lich_chua_benh_o_a_vung_nam_bo.pdf