Công tác kế hoạch hóa phải được xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo quy
chế dân chủ, hàng năm UBND tỉnh thông báo sớm các các chỉ tiêu kế hoạch, danh mục
công trình và giao cho huyện làm chủ đầu tư dự án, thành lập các ban quản lý dự án,
các ban quản lý từ cấp xã phường để kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu xây dựng kế
hoạch, tiên độ thi công nghiệm thu, quản lý công trình đưa vào sử dụng.
- UBND tỉnh sớm có các quy định kiện toàn các Ban quản lý dự án.
- Sớm ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của tổ giám sát đầu tư, hướng
dẫn thực hiện phân cấp đầu tư, đặc biệt là công tác thẩm định kỹ thuật dự án.
- Giao sở Kế họach – Đầu tư phối hợp với các sở ban ngành, địa phương từng
bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu các nhà thầu trên địa bàn, cung cấp năng lực, công tác đầu
tư, giới thiệu các dự án, thông tin về đấu thầu, chỉ định thầu, chất lượng công trình.
- Áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân trong việc lập
dự án và đề xuất dự án đầu tư hạ tầng nông nghiệp nông thôn.
ĐẠI HỌC K
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh linh tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 2012, lựợng vốn thực hiện lại rất mạnh mẽ và vượt kế hoạch
được giao.
Nhìn chung, với mức thực hiện như vậy là khá cao, và điều đó cho thấy, hoạt
động XDCB ở Vĩnh Linh trong giai đoạn vừa qua đã diễn ra rất sôi động, và được sự
đầu tư lớn của nguồn vốn nhà nước, vì đây là nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư XDCB.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 37
Bảng 8: Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn đầu tư kế hoạch Triệu đồng 253.209 221.152 181.114 182.382 192.885
Vốn đầu tư thực hiện Triệu đồng 215.000 198.926 184.012 182.400 195.200
Tỷ lệ VĐT thực hiện % 84,91 89,95 101,6 100,01 101,2
Giá trị TSCĐ đưa vào sử dụng trong kỳ Triệu đồng 107.500 83.548 104.887 114.912 136.640
Hệ số thực hiện VĐT 0,5 0,42 0,57 0,63 0,7
Giá trị sản xuất trong kỳ Triệu đồng 1.891.925 2.169.162 2.864.394 3.783.735 4.404.014
Hiệu suất TSCĐ 17,6 25,97 27,31 32,93 32,23
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 38
Giá trị tài sản cố định được đưa vào sử dụng hàng năm vẫn tăng đều đặn, chỉ có
năm 2009 là giảm so với năm 2008. Năm 2009, tài sản cố định được đưa vào sử dụng
là 83,548 tỷ giảm 23,952 tỷ đồng so với năm 2008, đến năm 2010 tài sản cố định đưa
vào sử dụng tăng lên thành 104,887 tỷ đồng, năm 2011 là 114.912 triệu tăng 10,025 tỷ
đồng so với năm 2010, năm 2012 là 136,64 tỷ tăng 21,728 tỷ so với năm 2011.
Ta có thể thấy trên bảng số liệu hệ số thực hiện VĐT năm 2008 là 0,5, đến năm
2009 giảm xuống còn 0,42, ba năm tiếp theo hệ số thực hiện VĐT có xu hướng tăng
lên và đến năm 2012 hệ số này là 0,7. Điều này cho thấy hoạt động đầu tư XDCB ngày
càng được huyện quan tâm và chú trọng nhằm mang lại hiệu quả, tình trạng ứ đọng
vốn, thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB nhìn chung có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, hệ số thực hiện vốn đầu tư XDCB của huyện còn thấp, ở mức 0,4
– 0,7 và nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư XDCB thì chỉ thu
về được 0,4- 0,7 đồng giá trị tài sản cố định có thể sử dụng được. Như vậy chúng ta
đã mất đi phần lớn của khoản vốn bỏ ra. Hệ số thực hiện VĐT này là quá thấp so
với mức hiệu quả chung, bởi 0,4 – 0,7 đồng là có thể sử dụng được, còn số đồng có
thể phát huy hiệu quả tốt thì chắc chắn còn bé hơn nữa. Nhìn vào đồ thị ta có thể
thấy rõ hơn điều này. Đứng bên cạnh khối lượng vốn đầu tư thực hiện, giá trị tài
sản cố định được đưa vào sử dụng thật nhỏ bé. Vốn ít, nhưng hiệu quả chưa cao
đang là vấn đề nhức nhối của hoạt động XDCB huyện Vĩnh Linh.
Như vậy, ta có thể thấy, mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện khá cao, nhưng hiệu
quả thu được còn rất hạn chế. Đây là một bài toán cần thiết phải giải vì vốn cho XDCB
chủ yếu từ nguồn vốn nhà nước. Hiệu quả cuả vốn đầu tư XDCB thấp tức là đã làm
thất thoát lớn nguồn vốn này.
Trong các phần trên ta đã đánh giá hiệu quả của vốn XDCB thông qua các chỉ
số nội tại của nó. Trong phần này, ta sẽ xem xét hiệu quả của vốn XDCB thông qua
xác định đóng góp thực tế của nó cho nền kinh tế. Hiệu quả cuối cùng của hoạt động
đầu tư XDCB là việc nó đóng góp như thế nào cho hoạt động kinh tế, cho sự phát triển
chung của xã hội.
Chỉ tiêu hiệu suất tài sản cố định phản ánh một đồng tài sản cố định sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong huyện. Chỉ tiêu này càng lớn
càng tốt vì nó chính là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế tăng trưởng hay khối lượng của cải
vật chất được sản xuất tăng lên mà hoạt động đầu tư đóng góp lớn vào sự tăng thêm đó.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 39
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy hiệu suất TSCĐ có xu hướng tăng dần. Nếu
như năm 2008 một đồng giá trị TSCĐ chỉ tạo ra 17,6 đồng giá trị sản xuất thì năm
2009 tăng lên thành 25,97 đồng. Năm 2010 là 27,31 đồng, năm 2011 là 32,93 đồng và
đến năm 2012 một đồng giá trị TSCĐ tạo ra 32,23 đồng giá trị sản xuất. Như vậy có
thể thấy hoạt động đầu tư XDCB đang ngày càng đóng góp nhiều cho nền kinh tế và
hiệu quả có xu hướng tăng. Tuy giá trị TSCĐ đưa vào sử dụng ít nhưng nó có tác dụng
làm nền cho sự phát triển kinh tế, thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển. Giá trị sản
xuất tăng qua các năm tương ứng với mức tăng của giá trị tài sản cố định đưa vào sử
dụng hàng năm. Chứng tỏ hoạt động đầu tư XDCB đã phát huy được hiệu quả góp
phần lớn gia tăng giá trị sản xuất cho các ngành trong nền kinh tế. Tuy nhiên chỉ tiêu
này còn thấp và hiệu quả đạt được chưa cao. Vì vậy thời gian tới huyện cần có biện
pháp quản lý phù hợp để phát huy hơn nữa thành quả của hoạt động đầu tư.
Về mặt hiện vật, hoạt động đầu tư XDCB đã tạo ra một số kết quả cụ thể
quan trọng như sau:
Về công nghiêp:
Đang triển khai xây dựng cụm công nghiệp làng nghề bắc Hồ Xá tạo điều kiện
để nhà máy gạch Tuynen sớm đi vào hoạt động.
Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của huyện
như: Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ hải sản; khai thác khoáng sản; sản xuất
vật liệu xây dựng...
Một số khách sạn và nhà hàng trên địa bàn huyện được xây dựng và nâng cấp.
Từng bước nâng cấp hoàn thiện kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội
Về hạ tầng nông, lâm, ngư nghiệp:
Nông nghiệp: Tập trung đầu tư cho cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng (nhà làm
việc, kênh mương tưới, sân phơi, nhà kho, hệ thống điện, máy bơm, trạm giống) cho
các đơn vị sản xuất giống cây trồng vật nuôi của huyện; đầu tư trang thiết bị hệ thống
bảo vệ thực vật, thú y. Bên cạnh vốn đầu tư của nhà nước, các thành phần kinh tế khác
cũng tích cực đầu tư các cơ sở sản xuất giống (chuồng trại, thiết bị..)
Thủy lợi: Trong những năm qua công tác tu bổ hệ thống đê điều thường xuyên
được quan tâm đầu tư nên hệ thống đê trong huyện ngày một vững chắc, chưa xảy ra
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 40
sự cố lớn trong mùa mưa bão. Hệ thống đê điều, kênh mương thường xuyên được kiên
cố hóa nhằm đảm bảo bảo yêu cầu dẫn nước, mở rộng diện tích tưới tiêu, nâng cao
năng suất cây trồng. Xây dựng và đưa vào sử dụng kênh mương tưới Đông bắc Vĩnh
Linh, kênh Khe Bò, đê Cửa Tùng. Đang tiến hành xây dựng đập Hà xã Vĩnh Chấp, đập
máng nước xã Vĩnh Tú....
Về mạng lưới giao thông: Vốn đầu tư cho 5 năm đạt 490 tỷ đồng. Trong đó,
tuyến Quốc lộ IA đi qua huyện được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thành đầu
tư hơn 90km đường giao thông nông thôn, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm
xã. Năm 2012 được sự đầu tư vốn của nước ngoài đã xây dựng hoàn thành và đưa vào
sử dụng các công trình mang tính đột phá như: Đầu tư xây dựng đường Kim - Thạch -
Hiền - Hòa với tổng mức 320 tỷ đồng vốn từ Quỹ Ả rập Xê út, nguồn vốn Jica cho
công trình đường giao thông liên xã Vĩnh Hòa - TT Cửa Tùng với tổng mức 28,5 tỷ
đồng. Nguồn vốn WB cho khắc phục thiên tai hàng năm và các nguồn vốn trung ương
hỗ trợ khác cho các công trình: Đường từ khu 4 Thạch đến trụ sở Đảng ủy, HĐND,
UBND thị trấn Cửa Tùng... So với những năm trước đây, hệ thống giao thông trong 5
năm qua được đầu tư với tốc độ khá nhanh, tạo được mạng lưới giao thông tương đối
đồng bộ, tăng cường liên kết với các huyện bạn, tỉnh bạn. Nhu cầu đi lại của nhân dân
và lưu thông hàng hóa được cải thiện.
Về Mạng lưới điện: Hệ thống đường trung thế và trạm biến áp được cải tạo,
nâng cấp và đầu tư mới, lưới điện nông thôn được chú trọng. Đã có 22 xã có điện sử
dụng và tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99,43%.
Hệ thống thông tin liên lạc: Đến nay đã đạt được mục tiêu 100% số xã có máy
điện thoại, số máy điện thoại trên 100 dân đạt 14,4 máy. Mạng lưới thông tin liên lạc
đã trải rộng trên địa bàn toàn huyện, chất lượng các dịch vụ ngày càng đáp ứng nhu
cầu thông tin liên lạc cho sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Mạng lưới thương mại, du lịch và hạ tầng đô thị: Trong những năm qua huyện
đã chú trọng đầu tư, phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ, đảm bảo cung ứng vật
tư, hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân đến tận các thôn, xã. Các cơ
sở dịch vụ du lịch, hệ thống khách sạn nhà hàng được mở rộng trên khắp địa bàn
huyện, hạ tầng các điểm du lịch đã được chú trọng đầu tư.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 41
Hạ tầng đô thị của huyện đã được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống đường giao
thông, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, các công trình công cộng, văn hóa thể
thao... Năm 2011 công trình nhà thi đấu và luyện tập thể thao huyện với mức vốn 16 tỷ
đồng đã được đưa vào sử dụng, mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân được
nâng lên.
Về giáo dục đào tạo
Mạng lưới trường lớp đã được quy hoạch khá hợp lý, đã tạo thuận lợi cho trẻ
em đến trường và đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Cơ sở vật chất trường
học đã được chú trọng đầu tư, số phòng học kiên cố, bán kiên cố tăng nhanh. Hệ thống
dạy nghề, các cơ sở đào tạo từng bước được củng cố.
Về y tế: mạng lưới y tế từ huyện đến xã được tăng cường, cơ sở vật chất, trang
thiết bi tiếp tục được đầu tư, cong tác điều trị và chăm sóc sức khỏe từ tuyến huyện
Tóm lại, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng do những cơ chế, giải pháp huy
động, khai thác vốn đầu tư hợp lý, định hướng đầu tư có trọng điểm, nên kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội của huyện những năm qua được đầu tư với tốc độ khá nhanh,
bước đầu thu hút được các nguồn vốn từ khu vực dân cư, tư nhân, các doanh nghiệp
nước ngoài. Việc bố trí cơ cấu đầu tư dúng hướng, đã có tác dụng phát huy thế mạnh
từng ngành, từng lĩnh vực, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những đặc điểm và kết quả chủ yếu
Hoạt động đầu tư XDCB trong những năm qua luôn được huyện quan tâm và
chú trọng đầu tư thể hiện ở tỷ trọng vốn NSNN luôn chiếm trên 90% tổng vốn đầu tư
XDCB trên địa bàn.
Trong cơ cấu vốn XDCB thì cơ sở hạ tầng luôn là ngành được chú trọng đầu tư
hơn là đầu tư vào công nghiệp hoặc nông nghiệp.
Khả năng huy động tài sản mới của các công trình hoàn thành không ngừng
tăng lên về quy mô và giá trị thể hiện ở giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng không
ngừng tăng lên qua các năm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 42
Hiệu quả đầu tư XDCB thể hiện rõ ở hệ số thực hiện VĐT tăng dần qua các
năm cho thấy huyện đang có những chính sách nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn
vốn này. Tuy nhiên nhìn chung hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn huyện vẫn có
hiệu quả thấp, tình trạng thất thoát lãng phí vốn vẫn xẩy ra, huyện cần phải có nhiều
biện pháp để khắc phục tình trạng này.
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại của đầu tư XDCB trên địa bàn huyện
Hoạt động đầu tư XDCB lâu nay vẫn được xem là thiếu hiệu quả bởi tồn tại
nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động này, mà chưa thể giải quyết được. Trong phần
này, xin đề cập đến những vấn đề chính còn tồn tại, mà khi giải quyết chúng ta đã giải
quyết được vấn đề hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.
a)Công tác quy hoạch, kế hoạch hóa
Công tác quy hoạch giũa các vùng, các ngành còn chồng chéo, chậm triển khai.
Các quy hoạch chưa đồng bộ, thiếu tính dự báo và ổn định đã dẫn đến việc khai thác,
sử dụng, quản lý xây dựng, giới thiệu địa điểm đầu tư còn bị động. Chất lượng một số
dự án đầu tư còn hạn chế, độ ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên thiếu chặt chẽ, xảy ra tình trạng
lãng phí, tốn kém VĐT
Công tác kế hoạch hóa còn nhiều bất cập, việc phân bổ VĐT chưa thực sự hợp
lý.Trong đầu tư XDCB còn có hiện tượng khối lượng xây dựng dở dang lớn, nhiều
công trình chờ vốn do không được bố trí kế hoạch vốn năm đó mặc dù là các công
trình chuyển tiếp. Ngược lại có hiện tượng nghịch lý là vốn NSNN đã bố trí theo kế
hoạch lại bị ứ đọng không thanh toán được do đơn vị chưa đủ thủ tục theo quy định
của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các văn bản hướng dẫn. Các đơn vị thi
công vẫn đi vay các tổ chức tín dụng để đảm bảo đúng tiến độ, chưa thu lại được vốn
để tái đầu tư trong khi đó vẫn phải trả lãi vay cho các tổ chức tín dụng nên giá trị công
trình vẫn phải gánh chịu những chi phí bất hợp lý.
b) Hạn chế quản lý vốn đầu tư trong các khâu của quá trình đầu tư
Kế hoạch vốn đầu tư còn xảy ra tình trạng bố trì dàn trải, chưa đạt yêu cầu trọng
tâm trọng điểm trong hoạt động quản lý đầu tư chưa phù hợp ảnh hưởng tới hiệu quả
chung vốn đầu tư ngân sách nhà nước làm chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Có
khoảng 60% dự án thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng nông nghiệp và nông
thôn, giáo dục, y tế kéo dài thời gian so với quy định vẫn còn khá phổ biến.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 43
Bảng 9: Giá trị trung bình các công trình giai đoạn 2008 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số vốn XDCB 215.000 198.926 184.012 182.400 195.200
Số lượng công trình 85 120 101 72 92
Giá trị trung bình/ công trình 2.529 1.658 1.822 2.533 2.122
Nguồn: Danh mục các công trình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện.
Ta có thể thấy, lượng vốn đầu tư hạn hẹp nhưng số lượng công trình lại lớn làm
cho số vốn trên mỗi công trình rất nhỏ. Đặc biệt năm 2009, giá trị trung bình mỗi công
trình chỉ là hơn 1.6 tỷ. Đầu tư giàn trải làm cho thời gian thực hiện lâu, làm thiệt hại
vốn đầu tư, hiệu quả dự án thấp. Về cuối thời kỳ, do nhận thức được vấn đề huyện đã
có các biện pháp nhất định và đã hạn chế hiện tượng này, nâng giá trung bình mỗi
công trình lên hơn 2,5 tỷ vào năm 2011 và hơn 2,1 tỷ vào năm 2012.
Vĩnh Linh là một huyện đông dân với 22 xã, thị trấn. Nhu cầu vốn đầu tư cho
các địa phương là rất lớn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển kinh tế,
ổn định đời sống người dân. Tuy nhiên lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện
vẫn còn hạn hẹp. Đó chính là nguyên nhân của đầu tư dàn trải.
Một nguyên nhân nữa là do nhu cầu bức xúc nên công trình được bố trí kế
hoạch đầu tư nhưng vốn đáp ứng thấp so với yêu cầu (thường là bố trí vài trăm triệu
trên dự án hàng tỷ đồng) chủ yếu là ghi kế hoạch để có danh mục. Bên cạnh đó kế
hoạch vốn đầu tư hàng năm TW giao chưa cân đối để đảm bảo bố trí đủ vốn.
Đó là những nguyên nhân của đầu tư dàn trải. Đầu tư dàn trải làm giảm hiệu
quả của đầu tư XDCB vì giá trị công trình quá bé phát huy tác dụng ít, bên cạnh đó
vốn phân tán nên khó quản lý và phát huy hiệu quả của công trình. Do vậy, cần có các
biện pháp để giải quyết vấn đề này triệt để, nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB.
Công tác giải phóng mặt bằng hiện nay ở nhiều địa phương đang gặp rất nhiều
khó khăn do chưa có một cơ chế thống nhất trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. Sự
chưa thống nhất trong phương án đền bù, đơn giá đền bù và việc triển khai khu tái định
cư còn vướng mắc dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công, gây lãng phí thời gian
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 44
và tiền bạc. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng mặc dù đã có nhiều tích cực song
còn gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý đầu tư còn những tồn tại như việc lập và
phê duyệt dự án đầu tư ở các cấp chưa xem xét kỹ lưỡng, do đó khi triển khai dự án
gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn, làm cho thời gian thi công kéo
dài chậm đưa vào sử dụng khai thác, làm giảm hiệu quả đầu tư.
Khảo sát và lập dự án đầu tư: Trong thời gian qua mặc dù công tác khảo sát và
lập dự án này đã được chú trọng và chất lượng từng bước được cải thiện nhưng thực tế
vẫn còn nhiều dự án do khảo sát chưa kỹ lưỡng đã phải thay đổi điều chỉnh thiết kế
như công trình Nhà thi đấu và luyện tập thể thao huyện khởi công năm 2009...
Công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán hiện nay còn yếu, việc lập, thẩm
định, phê duyệt thiết kế, dự toán hiện nay đều do chủ đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, đa
số các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn
huyện Vĩnh Linh hầu như không thể tự thực hiện công việc này. Do đó công việc này
được các chủ đầu tư thuê các tổ chức, công ty tư vấn thiết kế thực hiện. Phí thiết kế dự
toán được trích theo tỷ lệ phần trăm của giá trị xây lắp. Vì thế nhiều tư vấn thiết kế dự
toán muốn có quy mô dự án lớn để nhận thiết kế phí nhiều hơn, dẫn tới thiết kế quá
mức an toàn, sử dụng vật liệu, vật tư quá đắt so với yêu cầu gây lãng phí ngân sách
Nhà nước, một số công trình thiết kế kiến trúc chưa đẹp, chỗ thừa, chỗ thiếu phải sửa
chữa nhiều lần, không phù hợp với thực tế gây khó khăn cho công tác lập dự toán và
thi công công trình. Do vậy khi thi công các công trình, hạng mục công trình phải điều
chỉnh làm cho thời gian thi công luôn phải kéo dài chờ đợi các thủ tục để điều chỉnh
thiết kế và dự toán, làm giảm hiệu quả đầu tư của các công trình đầu tư XDCB. Cụ thể,
trong năm 2012, các cấp các ngành có liên quan tiến hành thanh kiểm tra 8 công trình
XDCB trên địa bàn huyện (do ban quản lý XDCB huyện quản lý) thì tất cả đều có sai
phạm. Tổng số tiền sai phạm của những công trình này lên tới 1,5 tỷ đồng. Trong đó
công trình nhà thi đấu và luyện tập thể thao huyện là tâm điểm của những sai phạm.
Quá trình thiết kế, công ty tư vấn đã dự toán không phù hợp với tiêu chuẩn, tính toán
khối lượng có nhiều sai sót, tính thừa khối lượng, sai định mức làm tăng chi phí đầu
tư. Số tiền sai phạm của dự án này lên tới 430 triệu đồng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 45
c) Công tác thanh tra kiểm tra chưa chú trọng đúng mức các sai phạm gây thất
thoát lãng phí vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước, phát hiện được các sai phạm
nhưng xử lý chưa nghiêm cũng đã góp phần quan trọng làm giảm hiệu quả đầu tư.
Hiệu quả đầu tư XDCB là chưa cao, còn xảy ra hiện tượng thất thoát và lãng phí trong
đầu tư XDCB, nợ đọng XDCB lớn.
Nợ đọng đã trở thành một vấn đề của XDCB. Tổng số nợ năm 2008 là hơn 60
tỷ nhưng chỉ trả được hơn 40 tỷ. Các con số này dồn lại trong cả thời kỳ nâng số nợ
đọng 2008 – 2012 lên hơn 210 tỷ đồng.
Nguyên nhân gây ra nợ đọng là do các dự án sử dụng vốn NSNN, chỉ thực hiện
bố trí vốn đến 90% tổng mức đầu tư, phần còn lại chờ quyết toán. Một số dự án sử
dụng vốn Trung ương hổ trợ chỉ được hỗ trợ theo định mức (70 - 90%), phần còn lại
tỉnh chưa bố trí được vốn; vốn giao hàng năm thấp không đủ để vừa trả nợ, vừa thực
hiện các dự án chuyển tiếp quan trọng khác; nợ các dự án ứng trước kế hoạch vốn
chưa được giao vốn để thu hồi; nợ các dự án sử dụng vốn vay tín dụng ưu đãi chưa
thanh toán theo lộ trình, do vậy không thể giải quyết vấn đề này.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 46
Bảng 10: Phân bổ vốn xây dựng cơ bản cho các công trình giai đoạn 2008 - 2012
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
ĐVT Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %
Tổng số 215.000 100 198.926 100 184.012 100 182.400 100 195.200 100
Trả nợ 32.895 15,3 40.780 20,5 61.644 33,5 40.785 22,36 36.717 18,81
Công trình tiếp tục 69.875 32,5 57.689 29 46.113 25,06 78.450 43,01 21.160 10,84
Công trình xây dựng mới 112.230 52,2 100.457 50,5 76.255 41,44 63.165 34,63 137.323 70,35
Nguồn: Danh mục các công trình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 47
Bên cạnh nguyên nhân trên, ta sẽ xem xét một thực tế của hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản, đó là tình trang chậm giải ngân vốn.
Dự toán thường do các đơn vị thi công lập mà không loại trừ phần giá trị tồn
giữa các công việc, giữa các hạng mục hoặc áp giá cao hơn đơn giá quy định. Công tác
thẩm định, phê duyệt dự toán cũng còn chưa hiệu quả, chưa chính xác. Khi tiến hành
thẩm định quyết toán các cơ quan chức năng thường chấp nhận thanh toán nếu quyết
toán bằng dự toán. Chính việc thẩm định không kỹ cũng đã góp phần làm cho quyết
toán không chính xác. Vì vậy ngân sách nhà nước đã phải chi trả hết cả chi phí lập,
thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán bao gồm cả phần dự toán, quyết toán không
chính xác. Tình trạng này đã làm giảm hiệu quả đầu tư, và gây thất thoát, lãng phí vốn.
Công tác cấp phát vốn thanh toán cũng còn chậm. Một phần do ban quản lý dự
án không tích cực làm thủ tục thanh toán cho các đơn vị, mặt khác nhiều chủ đầu tư lại
tập trung thanh toán vào cuối năm gây khó khăn cho ngân sách trong việc thanh toán.
Nhiều dự án do chất lượng lập dự án, tư vấn thiết kế chưa đạt yêu cầu cho nên khi triển
khai đã phát sinh thêm nhiều khối lượng công việc, tổ chức nghiệm thu chưa chặt chẽ
hoặc chưa đảm bảo thủ tục đầu tư nên không đựơc thanh toán do khối lượng nghiệm
thu chưa có dự toán chi tiết được duyệt.
e) Thất thoát lãng phí trong XDCB
Như ta đã đề cập ở trên, cứ một đồng vốn bỏ ra thì chỉ có 0,4 – 0,7 đồng vốn có
thể phát huy tác dụng, còn số vốn còn lại bị mất. Rõ ràng là đã tồn tại thất thoát lãng
phí lớn trong đầu tư XDCB.
Thất thoát lãng phí lớn như vậy là do các nguyên nhân có tính hệ thống:
- Do công tác quy hoạch không chính xác, do đó có một số công trình đầu tư
hiệu quả thấp hoặc không phát huy hiệu quả, phải phá bỏ
- Chủ trương đầu tư được ban hành nhiều nhưng hàng năm số dự án được đầu
tư ít nên hết thời gian theo quy định phải lập lại dự án gây tốn kém trong khâu chuẩn
bị đầu tư.
- Do cơ quan tư vấn thiết kế thiếu trách nhiệm, muốn tăng tổng mức đầu tư để
mưu lợi ích của riêng mình (hưởng theo tỷ lệ %). Có sự thông đồng móc ngoặc giữa
nhà thầu với cơ quan tư vấn thiết kế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 48
- Một số công trình thiết kế sai, không được phát hiện trong khi thi công hoặc
đơn vị thi công trách nhiệm kém không báo cáo với chủ đầu tư nên sau khi công trình
xây dựng xong không sử dụng được
- Các cơ quan thẩm định từ thẩm định dự án đến thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán
chưa chính xác, thẩm định hồ sơ dự thầu không khách quan và thẩm định hồ sơ quyết
toán chưa cương quyết...nên phản ánh giá trị tài sản cố định công trình không đúng.
- Chủ đầu tư liên kết với nhà thầu cố tình chạy xin cấp có thẩm quyền trong
việc xin chỉ định thầu, phê duyệt bổ sung tổng dự toán để mưu lợi ích cho riêng mình.
- Có sự thông đồng móc ngoặc giữa các nhà thầu trong đấu thầu hạn chế, đa số
đấu thầu hạn chế là sự dàn xếp của các nhà thầu và chủ đầu tư, do đó tiết kiệm được do
đấu thầu rất ít, lãng phí thời gian và không hiệu quả.
Để chống thất thoát lãng phí cần có tổng thể các biện pháp, để giải quyết đồng
bộ các khâu. Điều này cần có sự kết hợp của nhiều cơ quan, và rất khó khăn. Song
hiệu quả của đầu tư XDCB chỉ có thể được nâng cao khi vấn đề này được quan tâm
giải quyết với các biện pháp hợp lý.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 49
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH
3.1. Định hướng phát triển của Vĩnh Linh từ nay đến 2020
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đưa huyện Vĩnh Linh trở thành một huyện trọng điểm phát triển kinh tế xã hội
phía Bắc tỉnh Quảng Trị; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân
dân. Phát triển nguồn lực con người, khoa học và công nghệ. Tăng cường đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh công tác quốc phòng an ninh. Nâng cao vị thế của
huyện trong toàn tỉnh.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu về kinh tế
- Phấn đấu tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh hàng năm giai đoạn
2010 - 2015 đạt 17% (Trong đó: Nông - Lâm - Thuỷ sản tăng 6,0%, Công nghiệp - Xây
dựng tăng 21,0%, Thương mại - Dịch vụ tăng 24,0%) và giai đoạn 2015 - 2020 đạt
19,8% (Trong đó: Nông - Lâm - Thuỷ sản tăng 5,4%, Công nghiệp - Xây dựng tăng
21,5%, Thương mại - Dịch vụ tăng 24,6%).
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 tăng hai lần so với năm 2010
(Khoảng 30 triệu đồng) và năm 2020 tăng hai lần so với năm 2015 (Khoảng 60 triệu đồng)
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; đến năm 2015 tỷ trọng công nghiệp -
xây dựng chiếm khoảng 25,7%, thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 36,8%; đến năm
2020 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 28%, thương mại - dịch vụ chiếm
khoảng 38%.
- Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm; tạo ra thương hiệu mạnh
cho một số sản phẩm hàng hoá nông sản, thuỷ sản, sản phẩm công nghiệp. Đáp ứng tốt
nhu cầu tiêu dùng thiết yếu.
- Tăng thu ngân sách hàng năm 20 - 22%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 50
Về văn hoá, xã hội
- Nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI). Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ
nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới quốc gia (2006 - 2010) năm 2010 xuống
dưới 10%, sau năm 2010 bình quân mỗi năm giảm 3% hộ nghèo.
- Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 0,5% thời kỳ 2011 - 2020. Giải
quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, phấn đấu hàng năm tạo việc làm cho 1.000
- 1.300 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp (Duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng
4%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn khoảng 80 - 85%);
- Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên trên 40% vào năm 2015, trong đó
đào tạo nghề khoảng 34%.
- Trẻ em đến tuổi đều được đến trường; duy trì phổ cập trung học phổ thông.
Phấn đấu đến năm 2020 có 100% trường đạt chuẩn quốc gia.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; 100% số xã,
thị trấn đạt chuẩn y tế và đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em. Đến năm 2020 đưa số bác
sỹ trên 1 vạn dân là 10 bác sỹ và số giường bệnh trên 1 vạn dân là 40 giường.
- Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong
môi trường xã hội an toàn, lành mạnh. Đến năm 2010 phấn đấu xây dựng huyện Vĩnh
Linh là huyện điểm về văn hóa; đến 2015 có 95% làng, bản, đơn vị văn hóa; 97% gia
đình được công nhận văn hóa và đến năm 2020 cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng
gia đình, đơn vị văn hóa.
- Mật độ sử dụng điện thoại bình quân đạt trên 55 máy/100 dân vào năm 2015
và 85 máy/100 dân vào năm 2020.
Về kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Hệ thống giao thông đảm bảo lưu thông an toàn, thông suốt. Hệ thống thuỷ lợi phát
triển và được kiên cố hoá. 100% các xã, thị trấn được sử dụng điện, điện thoại, các
dịch vụ bưu chính viễn thông.
Về môi trường
- Giảm mức độ ô nhiễm môi trường và đảm bảo môi trường trong sạch theo tiêu
chuẩn Việt Nam. Đến năm 2015 có 98% dân số thành thị và 90% dân số nông thôn sử
dụng nước sạch và đến năm 2020 các chỉ tiêu này tương ứng là 100% và 95%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 51
- Đến năm 2020 có 100% thị trấn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng
nghề, khu dịch vụ du lịch có hệ thống thoát nước thải, nước mưa đạt tiêu chuẩn. Các
nhà máy trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề phải có hệ thống xử lý
nước thải đạt tiêu chuẩn.
- Quản lý và xử lý tốt chất thải công nghiệp, chất thải y tế; đến năm 2020 phấn
đấu 100% rác thải được thu gom và xử lý.
- Nâng độ che phủ rừng đến năm 2015 trên 50% và đến năm 2020 là 52 - 54%.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB.
3.2.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch
* Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác quy hoạch, đảm bảo
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đi trước một bước, làm cơ sở cho việc
xây dựng các quy hoạch ngành và đầu tư phát triển bền vững, có hiệu quả
Nâng cao chất lượng quy hoạch, quy hoạch phải mang tính đính hướng lâu dài.
Cần có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ
tầng các ngành, các lĩnh vực đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển vùng và lãnh thổ, tạo động lực cho phát triển
kinh tế-xã hội chung của tỉnh và khu vực.
Khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, các huyện đến
năm 2020. Tập trung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị
để làm cơ sở thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư. Quy
hoạch phát triển phải gắn liền với quy hoạch sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng
đất đai.
Đón cơ hội xây dựng các tuyến giao thông mới đi qua địa bàn huyện để định
hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ tại các vùng sâu, vùng xa tạo sự phát triển
đồng đều hơn cho các địa phương trong địa bàn huyện.
Quy hoạch và xây dựng hệ thống mạng lưới cung cấp điện riêng cho công
nghiệp, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định, nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút
đầu tư vào huyện.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 52
Các quy hoạch phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng để mọi người dân đều biết, coi trọng công tác quản lý sau quy hoạch, kiên quyết
xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch.
3.2.2. Công tác quản lý đầu tư
Chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầu tư, hoàn thành các dự án trọng điểm
trong năm 2012, tiếp tục xây dựng danh mục và triển khai thực hiện các công trình
trọng điểm trong giai đoạn 2012- 2020.
Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác quản lý đầu tư, khắc phục tình trạng
đầu tư dàn trải. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm: Trên cơ sở tổng
số vốn đầu tư hàng năm được Trung ương thông báo cho tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư
phối hợp với các ngành, địa phương phân bổ vốn theo cơ cấu ngành; xây dựng kế
hoạch đầu tư chi tiết, đảm bảo nguyên tắc bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm C không
quá 2 năm.
Kiên quyết không bố trí kế hoạch đầu tư cho các dự án thuộc danh mục chuẩn bị
đầu tư nhưng không hoàn thành việc lập dự án và lập thiết kế kỹ thuật. Điều chuyển vốn
đầu tư của các dự án không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ thi công cho những công
trình có tiến độ thi công nhanh, đúng thời gian xây dựng và hoàn thành theo quy định.
Các dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư hàng năm phải phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng,
trong đó phải lấy quy hoạchvà kế hoạch phát triển ngành làm trọng tâm. Các dự án đầu
tư phải được đánh giá kỹ về mặt hiệu quả kinh tế và xã hội, chú trọng biện pháp bảo
vệ môi trường. Các dự án được đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm phải có quyết định
phê duyệt dự án và thiết kế-dự toán (đối với dựa án nhóm C). Kiên quyết dừng, hoãn,
giãn tiến độ thi công đối với các dự án không tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư
xây dựng, thực hiện sai quy hoạch.
Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu thầu quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng
đô thị và nông thôn; đấu thầu dự án đầu tư sử dụng vốn hình thành từ quỹ đất để tiết
kiện ngân sách; đẩy mạnh đầu tư theo hình thức BOT, BT, thi công ứng vốn trước
những công trình đã có trong kế hoạch, thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, tranh thủ
các nguồn vốn của nhà nước, của các tổng công ty để xây dựng cơ sở hạ tầng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 53
Đơn giản hoá quy trình cấp phép và chấp thuận đầu tư tại các nơi có quy hoạch
được duyệt; từng bước thực hiện đấu thầu vị trí, mặt bằng các dự án
Tăng cường vốn cho công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt
bằng, tạo điều kiện cho các dự án đựơc triển khai theo đúng tiến độ.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đâu tư xây dựng cơ bản theo
mô hình một cửa, hướng giảm bớt các quy trình, thủ tục không cần thiết, đúng với các
quy định một cửa, một đầu mối.
Thường xuyên có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình
độ cán bộ trong lĩnh vực quản lý đầu tư, nhất là đối với các đơn vị tư vấn lập dự án,
chủ dự án, cán bộ thẩm định dự án, thẩm định thiết kế dự toán.
Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát đầu tư bảo đảm thực hiện dự án theo
đúng trình tự và có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí vốn đầu tư.
3.2.3. Chống thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì khâu thẩm định dự
án cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Điều này đòi hỏi các
bên có liên quan đến dự án như: chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và cơ quan thẩm định phải
không ngừng nâng cao năng lực tổ chức và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ,
chuyên gia tham gia thực hiện hoạt động này. Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ
chuyên môn mà còn phải tham mưu, đề xuất với UBND huyện để giúp cho UBND
huyện đưa ra những quyết định đầu tư chính xác, đảm bảo được hiệu quả của vốn đầu
tư. Đặc biệt, đối với các dự án của các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay, cần
phải xem xét một cách cụ thể các phương án sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hồi
vốn và đảm bảo có lãi đóng góp cho ngân sách nhà nước, những ảnh hưởng tới môi
trường có thể có và những phương án khắc phục. Kiên quyết không chấp nhận các dự
án không khả thi, gây thiệt hại ngân sách nhà nước; những dự án gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trưòng sinh thái và môi trường xã hội mà không có các giải pháp
xử lý hiệu quả
Trong quá trình thẩm định dự án, nhất thiết phải thực hiện đúng các quy trình
bắt buộc, không được bỏ sót, phải lấy ý kiến của các ngành có liên quan.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 54
Thủ tục cấp giấy phép phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu chương trình phát
triển của ngành và nền kinh tế. Hạn chế cấp giấy phép cho các dự án nước ngoài trong
khi doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện được để tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp trong nước.
3.2.3.2. Tổ chức đấu thầu rộng rãi, có hiệu quả
Đấu thầu là công việc bắt buộc đối với các dự án sử dụng vốn của Nhà nước
hoặc do Nhà nước quản lý với mục đích là chống các hiện tượng tham nhũng, gian lận,
nâng cao hiệu quả của dự án được đấu thầu. Tuy nhiên hiện nay công tác đấu thầu ở
Việt Nam nói chung còn rất nhiều hạn chế do sự móc ngoặc ngầm hoặc xé nhỏ gói
thầu để chỉ thầu, thiếu thông tin hoặc lộ thông tinkhiến cho công tác đấu thầu không
còn đảm bảo được các nguyên tắc vốn có của nó như tính cạnh tranh, công bằng, minh
bạch, hiệu quả. Vì vậy, mặc dù Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu song để thực
sự trở thành công cụ hữu hiệu cho Nhà nước trong quản lý hoạt động đấu thầu, tạo
điều kiện cho các nhà thầu tham gia lành mạnh và hạn chế tiêu cực thì Quy chế đấu
thầu cần được hoàn thiện hơn nữa về nội dung và nâng cao về mặt pháp lý. Một số giải
pháp cụ thể như sau:
+ Thực hiện đấu thầu đối với tất cả các công trình khong phụ thuộc vào giá trị
công trình, trừ những công trình quan trọng có quyết định của Nhà nước.
+ Cần làm tốt công tác lập dự toán công trình để xác định được giá trần, bảo
đảm dự toán đúng với chế độ, tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước, loại trừ các
khoản tính trùng, lặp lại hoặc không sát với giá cả thị trường.
+ Các thủ tục trong đấu thầu cần được cải tiến theo hướng linh hoạt, giảm bớt
các kẽ hở có thể dẫn đến tiêu cực. Cần phải gắn trách nhiệm với các chủ đầu tư, các
chủ đầu tư tham gia xét thầu phải làm đúng trình tự quy định, từ khâu lập dự án, thiết
kế kỹ thuật, lập dự toán công trình, xây dựng giá chuẩn làm cơ sở cho việc chọn giá
trúng thầu. và cần có chế tài để xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm như cấm tham gia
các hoạt động xây dựng, đấu thầu trong một khoảng thời gian nhất định để tránh tình
trạng vi phạm, gian lận.
+ Cần có quy định khi thanh toán công trình phải giữ lại một tỷ lệ nhất định trên
giá trị công trình để ràng buộc bên B có trách nhiệm bảo hành công trình sau khi bàn
giao đưa vào sử dụng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 55
+ Bên mời thầu cũng cần hoàn thiện hồ sơ mời thầu một cách tốt nhất và có các
quy định ràng buộc rõ ràng đối với nhà thầu về trách nhiệm chất lượng gói thầu đúng
như trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu đã được duyệt. Đồng thời chấn chỉnh lại
các tổ chức tư nhân nhận thầu xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị, các tổ chức tư vấn
nhằm đảm bảo khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực và
kĩ thuật và tài chính của mình.
3.2.3.3. Kiện toàn công tác quản lý đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng
Đây là lĩnh vực rất nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực làm thất thoát, lãng phí vốn
đầu tư của nhà nước đồng thời làm chậm tiến độ thi công xây dựng công trình. Vì vậy,
cần chú trọng lặp lại trình tự trong quản lý sử dụng đất, định giá đất trên địa bàn, cấp
chứng chỉ pháp lý cho các hộ dân cư sử dụng đất.
- Phương án đền bù thiệt hại khi giải phóng mặt bằng xây dựng phải bao quát
đầy đủ các nội dung sau:
+ Đền bù thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi (theo quy định tại
nghị định 22/1998/NĐ-CP).
+ Đền bù về tài sản hiện có bao gồm cả công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn
liền với đất bị thu hồi.
+ Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di
chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải chuyển
nghề nghiệp.
+ Chi phí phục vụ trực tiếp cho công tác tổ chức thực hiện việc đền bù di
chuyển tài sản và dân cư để giải phóng mặt bằng.
- Việc xử lý đền bù thiệt hại về đất là một nội dung quan trọng thường phát sinh
tiêu cực gây thất thoát, lãng phí. Vì vậy, cần xử lý tốt các nội dung sau:
+ Kiểm tra các điều kiện để người thu hồi đất được đền bù theo quy định của
chế độ hiện hành: phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất của cơ
quan có thẩm quyền, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất
+ Kiểm tra để xác định tính chính xác của giá đất đền bù thiệt hại.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 56
- Kiện toàn hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, quy định rõ trách nhiệm
trong từng khâu công việc, trách nhiệm cá nhân, có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt
động này trong quá trình thực hiện. Cưỡng chế mọi trường hợp mới phát sinh lấn
chiếm, gây khó khăn cho việc thi công.
- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là nội dung liên quan đến nhiều vấn đề
xã hội, rất nhạy cảm nên cần được các cấp chính quyền hiểu rõ và sẵn sàng tham gia
giải quyết các vướng mắc nảy sinh, tránh để xảy ra tình trạng chống đối, bất hợp tác
hoặc khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình.
3.2.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban quản lý dự án
Đối với ban quản lý dự án, họ là người đại diện cho chủ đầu tư nhưng không
phải là chủ đầu tư đích thực, nên thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản,
bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động. Từ tình hình này cần chấn chỉnh và quản lý
chủ đầu tư theo các mặt:
- Tổ chức lại ban quản lý dự án, đảm bảo là chủ đầu tư thực sự phải gắn trách
nhiệm trong quá trình sử dụng vốn đầu tư, quản lý tài sản khi dự án kết thúc.
- Xác định trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với các hoạt động từ khâu
đầu tới khâu cuối và quy định nghĩa vụ, chức danh của chủ đầu tư.
3.2.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phát hiện vã xử lý kịp thời
các sai phạm
Để nâng cao năng lực hiệu quả công tác của lực lượng thanh tra và đẩy mạnh
hoạt động thanh tra kiểm tra xây dựng cơ bản để phát hiện và ngăn chặn kịp thời
những sai phạm, đưa ra xét xử các trường hợp cố ý làm trái các quy định của pháp luật
gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản thì cần có các biện
pháp cụ thể sau:
- Bổ sung thêm nhiều cán bộ có năng lực và trình độ vào lực lượng thanh tra,
kiểm tra. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, chính trị và tư tưởng để ngăn chặn
tình trạng hối lộ, chạy dự án.
- Mở rộng phạm vi quyền hạn cho lực lượng thanh tra-kiểm tra. Lực lượng
thanh tra phải độc lập để đảm bảo tính khách quan, công bằng, có sự thưởng phạt phân
minh đối với những thành tích và khuyết điểm trong công tác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 57
- Xác định rõ trách nhiệm của lực lượng này đối với sự gia tăng số vụ và mức
dộ thất thoát, khi có đơn tố giác thì phải sớm xác định và làm rõ sự việc, không được
kéo dài thời gian quá lâu
- Tập trung giám sát đầu tư đối với tất cả các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị
triển khai hoặc đã triển khai để đánh giá hiệu quả đầu tư, phát hiện những sai sót trong
tính toán và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
3.2.3.6. Nâng cao chất lượng công tác thanh, quyết toán
Công tác thanh, quyết toán hiện nay nhìn chung còn chậm, chưa thực hiện theo
đúng tiến độ. Các công trình đã hoàn thành đi vào hoạt động nhưng đa số chậm quyết
toán hoặc quyết toán chưa hết gây nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng nợ đọng trong
đầu tư xây dựng cơ bản.
Để chấn chỉnh và tăng cường chất lượng quyết toán công trình, dự án hoàn
thành cần quy định chế độ trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với công tác này trên
các mặt đôn đốc và chỉ đạo làm công tác quyết toán cả về nội dung và thời gian, thẩm
tra quyết toán trước khi phê duyệt. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế,
phối hợp giải quyết tốt mối quan hệ giữa các khâu thẩm định nhằm đảm bảo độ tin cậy
và thống nhất cao giữa các khâu khi nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng.
Đối với quá trình cấp phát vốn thanh toán và tiến hành thanh toán thì cần tập
trung vào một số biện pháp sau:
- Quy định rõ trách nhiệm từng khâu, từng cấp, từng đơn vị có liên quan một
cách cụ thể, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
- Rà soát, kiểm tra, phân loại để xác định chính xác các khoản nợ trong xây
dựng cơ bản; trong đó, phân tích rõ số liệu làm vượt kế hoạch, làm ngoài kế hoạch
nhưng chưa có nguồn thanh toán. Trên cơ sở đó, cần bố trí vốn để thanh toán dứt điểm
đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán.
- Các Sở, ban, ngành chức năng cần nghiên cứu hoàn thiện lại chính sách chế
độ đã ban hành cho phù hợp với thực tiễn như chính sách và giá đền bù giải phóng mặt
bằng, chi phí cho ban quản lý dự án; xây dựng và ban hành ngay những định mức, đơn
giá của một số công việc trong quy hoạch chuẩn bị đầu tư
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 58
- Các Sở, ban, ngành cần chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực
hiện kế hoạch được giao, đảm bảo tiến độ thanh toán vốn ngay từ những tháng đầu
năm, không nên tập trung vào những tháng cuối năm do ngân sách nhà nước cuối năm
thưòng phải chi rất nhiều khoản cho nên khó mà đáp ứng được việc chi trả vốn cho các
công trình ở cùng một thời điểm và lại dồn dập.
3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực
Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực rất đa dạng, phức tạp, bất kì một ngành,
một lĩnh vực nào cũng cần phải có xây dựng cơ bản để trang bị cơ sở, vật chất cũng
như trang, thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động của mình. Trong các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động xây dựng cơ bản ngoài các yếu tố khách quan thì con người là
nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng công trình. Vì vậy các chuyên gia, cán
bộ, công nhân hoạt động trong lĩnh vực này cần phải được đào tạo một cách bài bản,
được trang bị những kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết, được rèn luyện thì mới có thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình.
Muốn vậy phải tăng cường đào tạo các cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ
thuật nhằm tạo ra những con người tri thức, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng
cơ bản. Đào tạo phải gắn liền với giáo dục ý thức để tăng cường sự hiều biết về pháp
luật, về những quy chế trong đầu tư xây dựng của Nhà nước đặt ra, về ý thức tự giác,
trách nhiệm; bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến cho mọi người thấy được vai trò của
đầu tư xây dựng cơ bản. Dưới đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực:
- Trước tiên cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho tất cả các
thế hệ tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo
chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
của tỉnh và của cả nước.
- Mở rộng hệ thống và nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị
trường, gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Kiện toàn tổ chức và đổi mới
quản lý nhà nước về dạy nghề. Làm tốt công tác hướng nghiệp, nhất là cho học sinh.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đổi mới, nâng cao chất lượng cơ sở đào
tạo nghề gắn với xúc tiến, hỗ trợ, giải quyết việc làm; liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa
cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp về đào tạo và sử dụng lao động.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 59
- Quản lý chặt chẽ việc cho phép và tổ chức đào tạo hệ tại chức nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo. Phấn đấu tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học bằng bình
quân cả nước. Chú trọng đào tạo trên đại học đối với nghề kỹ thuật cao.
- Có chính sách phát triển, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, thu hút cán bộ trẻ,
có năng lực về xây dựng quê hương, đặc biệt là các kỹ sư xây dựng. Có chính sách đãi
ngộ thoả đáng đối với người tài muốn cống hiến cho huyện nhà.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 60
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư thiết yếu của mọi nền kinh tế, vì nó tạo ra cơ
sở hạ tầng cho phát triển kinh tế. Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, phần lớn
vốn đầu tư không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, và có hiệu quả kinh tế thấp. Tuy vậy, nhu
cầu về các công trình hạ tầng lại vô cùng lớn: từ giao thông, thủy lợi, điện nước, đến
các công trình nhà xưởng phục vụ sản xuất. Với những đặc điểm đó, vốn ngân sách
phải đảm đương vai trò chủ lực trong hoạt động đầu tư này. Tuy nhiên, nguồn vốn này
lại có đặc điểm là dễ thất thoát lãng phí, vì nó là sở hữu chung. Do vậy, lại càng làm
cho việc quản lý đầu tư XDCB trở nên khó khăn hơn.
Vĩnh Linh là một huyện còn nghèo, có điểm xuất phát thấp, chịu ảnh hưởng
nặng nề của hai cuộc chiến tranh tàn phá. Cơ sở hạ tầng yếu kém, tích lũy từ nội bộ
nền kinh tế không đáng kể, các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển quá nhỏ bé
so với yêu cầu phát triển KT – XH của huyện. Tuy nhiên trong những năm qua, tốc độ
xây dựng trên địa bàn càng nhiều, nhiều dự án đầu tư đúng hướng đã và đang phát huy
hiệu quả, làm cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh
tế đạt mức cao.
Việc rút ra những yếu kém, hạn chế trong đầu tư xây dựng cơ bản giúp đề xuất
các giải pháp sát thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Vĩnh Linh.
2. KIẾN NGHỊ
Về phía nhà nước
- Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư cho
XDCB vì sự phát triển có chất lượng và bền vững, sử dụng vốn đúng trọng tâm, trọng
điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên.
- Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác
quy hoạch, thẩm định, quyết toán phê duyêt dự án công trình.
- Trước mắt, mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ đầu lựa
chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong mỗi
bộ ngành chủ quản.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 61
- Mọi công trình phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng
với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài
nghiêm minh của pháp luật.
Về phía địa phương
- Công tác kế hoạch hóa phải được xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo quy
chế dân chủ, hàng năm UBND tỉnh thông báo sớm các các chỉ tiêu kế hoạch, danh mục
công trình và giao cho huyện làm chủ đầu tư dự án, thành lập các ban quản lý dự án,
các ban quản lý từ cấp xã phường để kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu xây dựng kế
hoạch, tiên độ thi công nghiệm thu, quản lý công trình đưa vào sử dụng.
- UBND tỉnh sớm có các quy định kiện toàn các Ban quản lý dự án.
- Sớm ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của tổ giám sát đầu tư, hướng
dẫn thực hiện phân cấp đầu tư, đặc biệt là công tác thẩm định kỹ thuật dự án.
- Giao sở Kế họach – Đầu tư phối hợp với các sở ban ngành, địa phương từng
bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu các nhà thầu trên địa bàn, cung cấp năng lực, công tác đầu
tư, giới thiệu các dự án, thông tin về đấu thầu, chỉ định thầu, chất lượng công trình...
- Áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân trong việc lập
dự án và đề xuất dự án đầu tư hạ tầng nông nghiệp nông thôn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp đại học
SVTH: Hoàng Thị Trang 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục thống kê ( 2008 – 2012), Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh
2. UBND huyện Vĩnh Linh (2010), Báo cáo tình hình phát triển – xã hội năm 2010 và
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.
3. UBND huyện Vĩnh Linh (2011), Báo cáo tình hình phát triển – xã hội năm 2010 và
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.
4. UBND huyện Vĩnh Linh (2012), Báo cáo tình hình phát triển – xã hội năm 2010 và
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
5. UBND huyện Vĩnh Linh, Quy hoạch phát triển KT – XH huyện Vĩnh Linh 2001 –
2010 và định hướng đến năm 2020.
6. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vĩnh Linh (2010 – 2012), Báo cáo kế hoạch
phân bổ vốn đầu tư XDCB.
7. Trương Quang Tứ (2008), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước
cho đầu tư xây dựng cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới. Luận
văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học kinh tế Huế.
8. PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương, (2007), Giáo trình Kinh tế
đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
9. Th.S Hồ Tú Linh (2010), Bài giảng Kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế Huế.
10. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2004), Giáo Trình Lập dự án đầu tư, NXB Khoa học và
kỹ thuật Hà Nội.
11. Một số website:
- Cổng thông tin điện tử huyện Vĩnh Linh:
www.vinhlinh.quangtri.gov.vn
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị:
www.quangtri.gov.vn
- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
www.vi.wikipedia.org/wiki
- Tổng cục thống kê:
www.gso.gov.vn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoa_ng_thi_trang_9322.pdf