Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư dệt may thiên An Phát giai đoạn 2010 - 2012

Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp được bình đẳng như nhau trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát huy được năng lực hoạt động và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. - Để đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh, ngành dệt may cần tăng cường khả năng phối hợp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Dệt may Việt Nam, xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng phát triển và đổi mới quy chế để hấp dẫn các nhà ĐT nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh phong phú và đa dạng. Nhờ đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài. - Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm xử phạt, kiểm soát chặt chẽ: tình trạng buôn lậu qua biên giới làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước; và chính việc làm hàng giả khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và bị thiệt hại, gây mất uy tín của doanh nghiệp.  Hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu - Chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may phát triển. Nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh bộ máy hoạt động của cơ quan quản lý, góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn ĐT. - Hiện nay, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để ĐT thiết bị công nghệ và nhu cầu vốn lưu động tăng. Bên cạnh việc huy động tối đa nguồn lực của doanh ĐẠI HỌ

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư dệt may thiên An Phát giai đoạn 2010 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng năm qua, công ty luôn chú trọng luôn chú ý nâng cao trình độ tri thức, tay nghề và cải thiện trình độ quản lý cho phù hợp với năng lực sản xuất mới ngày càng phát triển. Nhìn vào bảng ta có thể thấy được rằng tổng số lao động của công ty tăng lên đáng kể qua các năm. Điển hình lao động tăng đột biến 686 người, tương ứng 84,3 % từ năm 2011 so với năm 2010. Nguyên nhân là do đầu năm 2011 dự án nhà máy may 20 chuyền được đưa vào hoạt động nên công ty tuyển thêm lao động. Năm 2012 số lượng lao động cũng tăng 223 người, tương ứng 14,9 % so với năm 2011. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 35 (ĐVT: Người) Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động của công ty phân theo tính chất sản xuất giai đoạn 2010 - 2012 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2010 2011 2012 723 1365 1493 91 135 230 Trực tiếp Gián tiếp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 36 Bảng 2.4. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2010 - 2012 Phân loại theo Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/ 2010 2012/ 2011 Số lượng % chiếm Số lượng % chiếm Số lượng % chiếm Chênh lệch % tăng Chênh lệch % tăng 1. Tính chất sản xuất 814 100,00 1500 100,00 1723 100,00 686 84,28 223 14,87 Trực tiếp 723 88,80 1365 91,00 1493 86,65 642 88,80 128 9,38 Gián tiếp 91 11,20 135 9,00 230 13,35 44 48,35 95 70,37 2. Trình độ 814 100,00 1500 100,00 1723 100,00 686 84,28 223 14,87 Đại học 15 1,80 25 1,70 65 3,77 10 66,67 40 160,00 Trung cấp 439 53,93 750 50,00 910 52,81 311 70,84 160 21,33 Lao động đơn giản 360 44,27 725 48,30 748 43,41 365 101,39 23 3,17 3. Giới tính 814 100,00 1500 100,00 1723 100,00 686 84,28 223 14,87 Nam 183 22,50 538 35,90 645 37,43 355 193,98 107 19,89 Nữ 631 77,50 962 61,10 1078 62,57 331 52,46 116 12,06 (ĐVT: Lao động - Nguồn: Tổng hợp từ phòng nhân sự) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 37 Xét về mặt quan hệ sản xuất, lao động trực tiếp là bộ phận lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm (lao động phổ thông, công nhân kĩ thuật), còn lao động gián tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo vận hành máy móc, làm công tác quản lý (nhân viên các phòng ban). Xét một cách tổng quát trong giai đoạn 3 năm, bộ phận lao động gián tiếp ngày càng được chú trọng phát triển và thu hút. Cụ thể, lao động gián tiếp tăng từ 91 người vào năm 2010 lên thành 230 người (tỷ trọng của bộ phận này trong tổng số lao động là 13,35 %, tăng 2,15% so với 11,20 % vào năm 2010). Xét về mặt trình độ, công ty đang dần tuyển dụng lao động có trình độ cao, điển hình là tỉ lệ nhân viên có trình độ đại học tăng đột biến qua các năm, số lượng tăng từ 15 năm 2010 lên 25 năm 2011, rồi nhảy vọt thành 49 năm 2012 (tương ứng với tốc độ tăng là 66,67 % và 160 %). Số nhân viên này tập trung ở các phòng kế hoạch, nhân sự, kế toán và các vị trí quản lý bảo hành máy móc kĩ thuật có độ phức tạp cao. Nhìn chung, công nhân kĩ thuật và lực lượng lao động giản đơn luôn là 2 bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động của công ty, tổng tỷ trọng của 2 bộ phận này dao động quanh 95% trong suốt 3 năm liền. Điều này cũng dễ hiểu đổi với một công ty dệt may như Thiên An Phát, khi chủ yếu chỉ cần đòi hỏi nhiều lao động giản đơn và công nhân kĩ thuật vận hành máy móc. Xét về mặt giới tính, với đặc thù là một công ty dệt may, nên giới nữ chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu lao động. Tuy nhiên khoảng cách này dần được thu hẹp bởi công ty tiến hành mở rộng sử dụng nhiều máy móc qua các năm, đòi hỏi tuyển dụng thêm nhiều vị trí công nhân kĩ thuật (những vị trí này thường là nam). Lao động nam tăng tỉ trọng từ 22,50 % năm 2010 lên 35,90 % năm 2011 và lên 37,43 % vào năm 2012, tương ứng với các tỉ lệ tăng là 193,98 % và 19,89%ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 38 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động của công ty phân theo trình độ giai đoạn 2010 - 2012 Biểu đồ2.5. Cơ cấu lao động của công ty phân theo giới tính giai đoạn 2010 - 2012 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 15 25 65 439 750 910 360 720 748 Đại học Trung cấp Lao động đơn giản 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 183 538 645 631 962 1078 Nam Nữ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 39 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy may 20 chuyền giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy may 20 chuyền giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 +/ - +/- % Sản lượng ngàn chiếc 1655,00 1420,00 -235,00 -14,20 Giá bán ngàn đồng 30,00 30,00 0,00 0,00 Doanh thu bán hàng triệu đồng 49650,00 42600,00 -7050,00 -14,20 Doanh thu tài chính triệu đồng 6344,47 5034,65 -1309,82 -20,65 Tổng doanh thu triệu đồng 55994,47 47634,65 -8359,82 -14,93 Giá thành 1 đơn vị sản phẩm ngàn đồng 24,00 26,00 2,00 8,33 Giá vốn hàng bán triệu đồng 39720,00 36920,00 -2800,00 -7,05 Chi phí bán hàng triệu đồng 4324,48 4123,50 -200,98 -4,65 Chi phí hoạt động tài chính triệu đồng 1134,54 1025,95 -108,59 -9,57 Chi phí quản lý doanh nghiệp triệu đồng 2856,73 2745,40 -111,33 -3,90 Tổng chi phí triệu đồng 48035,75 44814,85 -3220,90 -6,71 Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 7958,72 2819,80 -5138,92 -64,57 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp triệu đồng 795,87 281,98 -513,89 -64,57 Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 7162,85 2537,82 -4625,03 -64,57 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính kế toán) Kể từ khi dự án mới đi vào hoạt động đầu năm 2011, các loại hình gia công và sản xuất áo polo shirt (áo thun có cổ) do nhà máy cũ của công ty đảm nhiệm. Nhà máy may 20 chuyền chỉ chuyên sản xuất mặt hàng chủ lực – áo T shirt (áo thun không cổ) nhằm đáp ứng đơn đặt hàng của công ty dệt may Huế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 40 Trong năm 2012, nhà máy gặp phải nhiều khó khăn khi nền KT lâm vào tình trạng khủng hoảng chung. Cụ thể  Tổng doanh thu năm 2012 giảm 8359,82 triệu đồng, tương ứng 14,93 %, nguyên nhân là - Sản lượng của năm 2012 so với năm 2011 giảm 235 ngàn chiếc, tương ứng với mức tỉ lệ giảm đi là 14,2 %. Giá bán không hề thay đổi giữa 2 năm nên doanh thu bán hàng cũng có cùng tỉ lệ giảm là 14,20 %, giảm 7050 triệu đồng so với năm 2011. - Hoạt động tài chính có vẻ còn ảm đạm hơn khi doanh thu tài chính giảm 20,65 %, tương ứng với 1309,82 triệu đồng  Tổng chi phí năm 2012 giảm 3220,9 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với 6,71 %, mức giảm này nhỏ hơn mức giảm 14,93 % của tổng doanh thu - Do giá cả của nguyên nhiên vật liệu, nên dẫn đến việc giá thành sản phẩm tăng lên. Mức tăng là 2 ngàn đồng / 1 sản phẩm, tương ứng với 8,33 %. Điều này có ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán năm 2012 giảm 2800 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với 7,05 %. - Các loại chi phí khác tuy có giảm, nhưng tỉ lệ giảm này cũng không bằng được tỉ lệ giảm của các khoản thu vào.  Theo các điều khoản ưu đãi khi công ty thành lập vào năm 2008 thì công ty sẽ được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 20% áp dụng trong 10 năm và được giảm 50% số thuế trong 3 năm kể từ khi có thu nhập, như vậy năm 2011 và 2012 công ty chỉ phải chịu thuế suất là 10%.  Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh từ 2012 so với 2011, giảm 4625,03 triệu đồng, tương ứng 64,57 %. Nhận xét chung:  Năm 2012 nhà máy phải chịu nhiều bất lợi khi mức giảm doanh thu lớn hơn mức giảm chi phí  Tuy nhiên, cũng có thể thấy được nỗ lực của nhà máy và đáng khen khi trong năm 2012 vẫn đem lại lợi nhuận ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 41 (ĐVT: tỷ đồng) Biểu đồ 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy may 20 chuyền giai đoạn 2011 - 2012 2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động ĐT phát triển của công ty 2.4.1. Đánh giá hiệu quả tài chính  NPV: Lãi suất chiết khấu là lãi suất tiền gửi ngân hàng 12% / năm, công ty đã rút tiền gửi trong ngân hàng với lãi suất này để huy động vốn cho dự án. Để tính được chỉ số này cần có đầy đủ các luồng thu nhập theo tuổi thọ của dự án, vì vậy cần lập một kịch bản giả định. Giả sử rằng nhà máy hoạt động đến năm 2020, năm 2013 nhà máy vượt qua được khó khăn và đạt mức lợi nhuận sau thuế bằng với năm 2011 (7162,85 triệu đồng, những năm tiếp sau đó liên tục tăng trưởng với mức tăng trưởng là 10 %. Với công cụ Excel, ta tính được giá trị NPV của cả dự án là 12897,68 triệu đồng. Nhận xét: Với kịch bản giả định trên, giá trị NPV dương, dự án đã sinh lời, vì vậy dự án chấp nhận được.  IRR. Với dữ liệu có sẵn, kết quả tính được cho IRR = 19 % Nhận xét: IRR > lãi suất chiết khấu (12 %). Như vậy dự án chấp nhận được  Nhóm các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 000 010 020 030 040 050 060 2011 2012 Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 42 Bảng 2.6. Nhóm các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu 2011 2012 +/- +/- % Tỷ suất doanh thu / chi phí 1,17 1,06 -0,10 -8,82 Tỷ suất lợi nhuận / chi phí 0,15 0,06 -0,09 -62,02 Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu 0,13 0,05 -0,07 -58,35 (Nguồn: Tính toán từ bảng 2.5) Nhận xét - Các chỉ tiêu tính toán được đều cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy là chấp nhận được. (tỷ suất doanh thu / chi phí > 1, tỷ suất lợi nhuận / chi phí > 0, tỷ suất lợi nhuận / doanh thu > 0. - Tuy nhiên năm 2012 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đi xuống rõ rệt. Đặc biệt là 2 chỉ tiêu cuối (giảm 62,02 % và 58,35 %), điều này chứng tỏ tốc độ giảm chi phí nhỏ hơn tốc độ giảm doanh thu.  Phân tích độ nhạy của dự án Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh, cũng như phản ánh trình độ tổ chức quản lý, sản xuất của công ty. Trong tình hình thị trường hiện nay ngày càng biến động theo những chiều hướng không thể lường trước được : khủng hoảng, suy thái, lạm phát sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro mà doanh nghiệp không thể lường trước được. Việc đưa vào phân tích sự biến động của các biến số quan trọng sẽ giúp nhà ĐT nhận biết được những rủi ro này, từ đó có một chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp. Phân tích độ nhạy của dự án là một phương pháp phổ biến có thể đáp ứng được nhu cầu trên Đối với dự án nhà máy may 20 chuyền, yếu tố chi phí và giá bán là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NPV của dự án. Những yếu tố khách quan có thể làm cho chi phí tăng, giá bán giảm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 43 Bảng 2.7. Phân tích độ nhạy của NPV đối với sự biến động của giá bán và chi phí Chi phí tăng 5% Chi phí tăng 10% Chi phí tăng 15% Chi phí tăng 20% 12897,68 47055,59 49296,34 51537,08 53777,82 Giá giảm 5% 28,50 9761,79 6385,67 815,07 -7726,51 Giá giảm 10% 27,00 -13192,60 -18573,80 -27452,77 -41067,19 Giá giảm 15% 25,50 -49071,41 -57648,50 -71800,69 -93500,72 Giá giảm 20% 24,00 -104453,27 -118124,29 -140681,47 -175269,15 (Nguồn: Tính toán từ dữ liệu ở các bảng trước) Nhận xét:  Dự án có độ nhạy thấp đối với sự biến động của chi phí. Khi giá giảm 5 %, còn chi phí tăng đến 15 % thì dự án vẫn mang lại NPV dương. Điều này cho thấy dự án vẫn còn an toàn khi chi phí tăng cao.  Dự án có độ nhạy cao đối với sự biến động của giá. Khi giá giảm 10 % trở lên thì dự án đã mang lại giá trị NPV âm. Điều này yếu tố biến động giá là yếu tố mang tính rủi ro đối với dự án.  Doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp, nếu phải chọn lựa một trong hai, thì nên ưu tiên giữ sự ổn định giá bán hơn là giữ sự ổn định về chi phí. Kết luận: Qua việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, nhận thấy rằng dự án xây dựng nhà máy may 20 chuyền là dự án mang tính khả thi và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.4.2. Đánh giá hiệu quả KTXH  Tăng thu ngân sách: Hằng năm, công ty cổ phần ĐT dệt may Thiên An Phát đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế của một doanh nghiệp, góp một phần không nhỏ trong việc làm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 44 tăng nguồn ngân sách Nhà nước. Khoản thu này phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty (thuế thu nhập doanh nghiệp). (ĐVT: triệu đồng) Biểu đồ 2.7. Mức nộp ngân sách nhà nước của nhà máy 20 chuyền giai đoạn 2011 - 2012  Tạo công ăn việc làm Với đặc thù của một công ty dệt may là không cần đòi hỏi lao động có trình độ cao, dự án đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động giản đơn. đa số là lao động nữ ở địa bàn lân cận, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn phụ cận. Dự án góp phần tạo công ăn việc làm ổn định, đảm bảo thu nhập, góp phần nâng cao đời sống của người lao động. Ngoài ra các chế độ chính sách bảo hiểm đều được đảm bảo, giúp người lao động yên tâm làm việc. Từ 814 lao động vào năm 2010, số lao động tăng thêm gần 700 người khi dự án nhà máy may đi vào hoạt động năm 2011 và tiếp tục tăng đạt mức 1723 người vào năm 2012. Lực lượng lao động phổ thông chiếm đa số, trong đó lao động nữ là phổ biến.  Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu KT vùng Nằm trong chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước nói chung và chiến lược phát triển KT của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, công ty Thiên An Phát 000 100 200 300 400 500 600 700 800 2011 2012 796 282 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 45 đang dần trở thành một doanh nghiệp mạnh, có nhiều tiềm năng. Có trụ sở chính tại làng nghề công nghiệp Hương Sơ, Thiên An Phát là một trong những công ty có quy mô lớn nhất ở đây. Ngành dệt may đã và đang được định hướng trở thành ngành mũi nhọn của nước ta, góp phần đảm bảo nhu cầu may mặc trong nước và xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động. Thiên An Phát đang đi theo đúng quỹ đạo đó 2.5. Những khó khăn và tồn tại trong việc ĐT phát triển của công ty  Khả năng huy động vốn Vốn là yếu tố tiền đề trong hoạt động ĐT. Nếu các đơn đặt hàng có xu hướng tăng trong tương lai, công ty cần huy động vốn nhằm có đủ khả năng để mở rộng sản xuất, ĐT xây mới phân xưởng và mua sắm máy móc trang thiết bị. Trước đây trong quá trình chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng nhà máy may vào năm 2010, doanh nghiệp phải vay vốn từ ngân hàng, vượt quá 50% trong tổng số vốn ĐT (35 tỷ đồng, trong đó vốn vay là 20 tỷ đồng). Trong bối cảnh khủng hoảng chung như hiện nay, lãi suất ngân hàng tăng cao, sẽ rất rủi ro và mạo hiểm nếu doanh nghiệp vay vốn từ nguồn này. Do đó việc tìm kiếm nguồn huy động vốn đang là một thách thức không nhỏ cho công ty, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp non trẻ vừa mới thành lập và chưa thực sự có được thương hiệu vững mạnh trên thị trường  Chưa chú trọng đến mặt ĐT xây dựng thương hiệu Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong bối cảnh hội nhập KT quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam, thị trường xuất khẩu cũng đòi hỏi một vị trí vững mạnh để có thể chiếm ưu thế so với hàng bản địa. Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Khi một thương hiệu đã được khách hàng chấp nhập, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ nhận thấy. Đó là lòng trung thành của khách hàng được tăng thêm, khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới; tạo ra cơ hội hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu mạnh. Ngoài ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 46 ra thương hiệu còn giúp doanh nghiệp thu hút ĐT, nhằm giải quyết vấn đề huy động vốn ĐT. Tuy nhiên công ty cổ phần ĐT Thiên An Phát có lẽ chưa quan tâm đến vấn đề này. Trước đây công ty đã thực hiện việc lập website quảng bá cho doanh nghiệp, chi phí việc này lên đến hàng chục triệu đồng, tuy nhiên sau một thời gian ngắn hoạt động, website đã bị bỏ ngõ và giờ không còn tồn tại nữa. Nguyên nhân chủ yếu do Thiên An Phát là đối tác trực tiếp của công ty dệt may Huế, mọi đơn đặt hàng đều do công ty dệt may Huế thực hiện, chính điều này đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải phụ thuộc vào công ty khác. Các hoạt động ĐT phát triển đều trở nên bị động, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường là không rõ ràng dù cho tình hình kinh doanh vẫn đang diễn ra khá thuận lợi.  Hệ thống thông tin còn thiếu và yếu Khái niệm thông tin được đề cập ở đây là vấn đề hai chiều, thông tin của doanh nghiệp cho các đối tác, khách hàng và ngược lại, thông tin từ bên ngoài thị trường. Đó là thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về môi trường kinh doanh, về các kênh phân phối, thông tin về các hàng rào kĩ thuật xuất nhập khẩu ... Hệ thống thông tin vừa giúp khách hàng và các bên đối tác tin tưởng vào năng lực, khả năng của doanh nghiệp cũng như việc sử dụng nó để làm cơ sở lập chiến lược, kế hoạch ĐT dài hạn hay các điều chỉnh sản xuất ngắn hạn khi xảy ra các biến cố. Thông tin nắm bắt nhanh nhạy sẽ giúp cho công ty phản ứng nhanh đồng thời tiến bước tiên phong đáp ứng nhu cầu của thị trường trước các đối thủ khác, đón đầu nhu cầu của khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Công ty Thiên An Phát chỉ chủ yếu xây dựng hệ thống thôn tin nội bộ với quy mô nhỏ. Bất cứ khách hàng nào muốn tìm kiếm thông tin nào đó về công ty thì chỉ nhận được vài dòng giới thiệu ngắn ngủi, điều này thật sự đáng chê trách trong nền KT số hóa và thông tin liên kết toàn cầu như hiện nay. Hơn nữa, việc nắm bắt thông tin thị trường bên ngoài cũng cực kỳ hạn chế, dường như Thiên An Phát vẫn chưa thoát ra khỏi cái bóng của công ty dệt may Huế. Công ty chỉ thật sự có chỗ đứng thực sự khi tự mình có thể tìm kiếm đối tác, khách hàng, nguyên liệu chứ không phải là phụ thuộc nhưu hiện nay ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 47  Đội ngủ quản lý chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm Công tác quản lý dù vô cùng quan trọng đối với sự hoạt động của một doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị chiến lược. Quản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý. Sự kết hợp có hiệu quả của những nhân tố này sẽ trợ giúp cho phương hướng chiến lược và cung cấp sản phẩm ra thị trường hoàn hảo. Đây là một hoạt động liên tục để xác lập và duy trì phương hướng chiến lược và hoạt động kinh doanh của một tổ chức; quá trình ra quyết định hàng ngày để giải quyết những tình huống đang thay đổi và những thách thức trong môi trường kinh doanh. Như một phần trong ý tưởng chiến lược về phát triển hoạt động kinh doanh. phải vạch ra một phương hướng cụ thể, tuy nhiên những tác động tiếp đó về mặt chính sách (như doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động mới) hoặc tác động về mặt kinh doanh (như nhu cầu về dịch vụ tăng cao) sẽ làm phương hướng hoạt động của doanh nghiệp thay đổi theo chiều hướng khác. Dù đã có những nỗ lực trong việc tuyển dụng đội ngũ quản lý có năng lực, trình độ chuyên môn cao nhưng sự thật bộ phận này còn rất trẻ. Theo quan sát, thì đa số nhân sự trong các phòng kế toán, kế hoạch và cả nhân sự đều là sinh viên vừa mới ra trường 1 – 2 năm. Đặc biệt, phòng kế hoạch là bộ não của công ty nhưng lại là phòng có lực lượng trẻ nhất. Thay vì đòi hỏi phải có một chiến lược dài hạn, có mục tiêu rõ ràng thì ở đây, nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này chỉ là lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn, đối phó và thích nghi với tình hình của thị trường, giá cả nguyên vật liệu một cách bị động. Đội ngũ quản lý chưa có cơ hội cọ xát thực tiễn nhiều, nên một số lúc mắc lỗi, đặc biệt là bộ phận kế toán, đã có nhiều lúc cả phòng phải loay hoay xoay trở gọi điện khắp nơi để giải quyết việc chuyển tiền “nhầm” hay tính nhầm giá xuất kho.  Chưa chú trọng hoạt động ĐT về mảng marketing, đặc biệt là khâu xúc tiến và quan hệ khách hàng Một bộ phần quản trị kinh doanh với việc làm tốt mảng marketing sẽ giúp công ty đạt được nhiều lợi ích. Marketing bao gồm việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng nhằm sản xuất thỏa mãn được nhu cầu đó, sau đó là chiến lược định giá sản phẩm nhằm có thể tồn tại trên thị trường, khâu tiếp theo là phân phối sao cho sản phẩm đến ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 48 được tay của khách hàng một cách thuận lợi nhất, và khâu cuối cùng là xúc tiến bán hàng, khâu mà hiện nay ở tại công ty Thiên An Phát hầu như rất ít quan tâm và chú trọng. Xúc tiến bao gồm các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, quan hệ công chúng, khuyến mại. Những hoạt động này nhằm mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng, từ đó tìm kiếm các đơn đặt hàng mới đầy tiềm năng. Công ty Thiên An Phát hầu như không có một hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm nào, công ty chỉ dừng lại với việc khuyến mại cho các đơn đặt hàng số lượng lớn từ các đối tác truyền thống lâu năm. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến Thiên An Phát không thể nào mở rộng được thị trường và chưa có thương hiệu rõ ràng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 49 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐT PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT THIÊN AN PHÁT 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn mới 3.1.1. Nhiệm vụ cho năm 2013 Trước những khó khăn của nền KT chung, nhiệm vụ trước mắt của tập thể lãnh đạo nhân viên công ty Thiên An Phát là:  Tiếp tục duy trì các đơn đặt hàng của các đối tác truyền thống, cụ thể là công ty dệt may Huế.  Giữ vững thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nhật, Canada.  Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ của công nhân kĩ thuật và công nhân may. Nhìn một cách tổng quát, nhiệm vụ trước mắt của công ty là đối phó với khủng hoảng KT, chủ yếu là giữ vững thị trường, đối tác, và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bên trong công ty. Các chiến lược mở rộng quy mô và phát triển là chưa phù hợp trong bối cảnh hiện nay 3.1.2. Định hướng cho tương lai xa Trong dài hạn, với điều kiện khi đã có đủ nội lực doanh nghiệp để có thể đứng vững trên thị trường, các chiến lược mở rộng quy mô và phát triển số lượng cũng như chất lượng cần được xem xét:  Mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu đầy niềm năng ở các nước EU và Bắc Mỹ  Mở rộng quy mô sản xuất, ĐT xây mới nhà máy may với dây chuyền sản xuất hiện đại, áp dụng khoa học kĩ thuật công nghệ tiên tiến  Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm sản xuất, không chỉ dừng lại ở việc gia công và sản xuất áo kiêu, mà còn có thể sản xuất các loại trang phục khác, các phụ kiện thời trang như mũ, túi xách ... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 50  Từng bước tiến hành chiếm lính thị trường, trở thành những doanh nghiệp mạnh trong nền công nghiệp dệt may. 3.2. Mục tiêu  Không để doanh thu giảm so với năm 2012, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 10% doanh thu mỗi năm  Trở thành đối tác tin cậy và duy nhất với công ty dệt may Huế trong việc gia công và sản xuất sản phẩm may mặc  Sản lượng xuất khẩu sang nước ngoài ở các nước Mỹ, Nhật, Canada, Hồng Kôngđược giữ vững, cố gắng mở rộng thị trường sang các nước ở khu vực EU. 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐT phát triển cho công ty 3.3.1. Giải pháp về vốn  Xây dựng các dự án tốt với kế hoạch mang tính khả thi: qua các kế hoạch mang lại hiệu quả cao, công ty mới có thể huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác mà không cần phải là ngân hàng, từ Tổng Công ty Dệt may Việt Nam  Tăng nguồn vốn chủ sở hữu là phương án đơn giản nhất và cũng có chi phí nhỏ nhất, vốn chủ sở hữu ở đây có thể là vốn huy động từ các cổ đông, hơn ai hết, việc phát huy nội lực của doanh nghiệp là tốt hơn cả.  Doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn bằng cách tham gia thị trường chứng khoán, thị trường vốn. Bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, công ty có thể kêu gọi sự ĐT đến từ các công ty khác.  Sử dụng vốn vay có hiệu quả: công ty có kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả, tránh trường hợp ĐT quá mức vào công nghệ không phù hợp mà dẫn đến thiếu vốn lưu động sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh, mất khả năng chi trả nợ.  Phấn đấu nâng cao vòng quay vốn cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ được tồn kho theo hạn mức tối thiểu cho phép.  Rút ngắn thời gian thu hồi khoản phải thu: việc chiếm dụng vốn trong thanh toán tiền hàng của khách hàng trong thời gian dài như hiện nay đã ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của công ty. Mặt khác, công ty cần kéo dài thời hạn trả nợ cho nhà cung cấp để tranh thủ nguồn vốn cho hoạt động. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 51  Liên doanh, liên kết với các công ty trong ngành, các nhà ĐT có tiềm năng về tài chính, nhân lực... để có nguồn vốn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.3.2. Giải pháp về ĐT xây dựng thương hiệu Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ khách hàng của mình hơn ai hết, và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làn trọng tâm cho mọi hoạt động. Tất cả sản phẩm của công ty đều mang thương hiệu Thiên An Phát, bằng cách in logo công ty trên các nhãn của sản phẩm. Xây dựng thương hiệu bằng chính chất lượng, mẫu mã, giá cả và hệ thống phân phối của sản phẩm.  Xây dựng thương hiệu ngoài nước: - Đăng ký nhãn hiệu bản quyền, từng bước tạo lập thương hiệu có uy tín tại thị trường có giao dịch và thị trường tiềm năng. - Tăng cường tuyên truyền, quảng bá thương hiệu TCM thông qua các nhà phân phối, đại lý, các chương trình hội chợ triển lãm, hội chợ dệt may ở nước ngoài. - ĐT vào công nghệ tạo ra sản phẩm may có mẫu mã phù hợp với tiêu dùng của người nước ngoài. - Tăng cường đội ngũ thiết kế có năng lực tạo ra nhiều sản phẩm mới, tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn về thị trường, xây dựng thương hiệu và hoạt động của Công ty ngày càng có hiệu quả. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thiết kế mặt hàng mới sử dụng nguyên liệu , bao bì rõ nét theo từng đối tượng khách hàng.  Xây dựng thương hiệu trong nước: - Nâng cao công tác tiếp cận thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng, tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá sản phẩm đặc trưng thế mạnh cũng như thương hiệu của Công ty bằng nhiều hình thức như tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo, biểu diễn thời trang, qua internet, các phương tiện thông tin đại chúng, chương trình kiến thức tiêu dùng... - Tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tạo uy tín ngày càng vững chắc để từ đó khẳng định được đẳng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 52 cấp hàng nội địa để chiếm lĩnh thị trường. - Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm vải và may. Xây dựng chính sách thu hút khách hàng, các chế độ dịch vụ hậu mãi để khuyến khích người tiêu dùng 3.3.3. Giải pháp ĐT xây dựng hệ thống thông tin  Xây dựng các chi nhánh nhằm thu được thông tin chính xác, kịp thời về giá cả, chất lượng, điều kiện giao hàng  Liên kết vời các bạn hàng truyền thống để họ có thể giúp đỡ về vấn đề thông tin. Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nghiên cứu đầy đủ, cung cấp thông tin về thị trường có thể dự báo về các biến động của thị trường.  Áp dụng biện pháp tin học hóa vào hoạt động kinh doanh thông qua việc xây dựng website chuyên nghiệp, liên kết với các đối tác và khách hàng trên phạm vi toàn cầu  Dưới tác động của khoa học và công nghệ, mà đặc 'biệt là công nghệ thông tin đã làm xuất hiện hình thức thương mại tiên tiến - thương mại điện tử. Doanh nghiệp phải chủ động áp dụng và phát triển thương mại điện tử, nếu không sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Việc triển khai áp dụng thương mại điện tử có thể được tiến hành từng bước, từ thấp tới cao. Giai đoạn ĐT có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến hoạt động kinh doanh, dưới hình thức mở trang web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thông tin về thị trường và bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch trước khi ký kết hợp đồng và sử dụng cho các mục đích quản - trị bên trong doanh nghiệp. Khi điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở pháp lý cho phép thì có thể tiến tới ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán trên mạng. 3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực  Chủ động sắp xếp lại mô hình tổ chức hoạt động cho phù hợp với mô hình công ty cổ phần, phù hợp với quy mô hoạt động và chức năng của công ty: - Nâng cao trách nhiệm cá nhân, hiệu quả công việc, khuyến khích tinh thần tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân. Bố trí đúng người vào đúng vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác của người lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty. - Chuẩn bị lực lượng cán bộ công nhân kế thừa. Tổ chức đào tào, bồi dưỡng để sẵn sàng thay thế khi cần. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 53  Nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ lao động trong công ty: - Tăng cường các chương trình đào tạo công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, nhân viên thiết kế, kỹ sư chuyên ngành bằng đào tạo tại chỗ hay qua các khóa học trong và ngoài nước. Tiếp tục hợp tác, tuyển dụng lao động từ trường Đại học Công nghiệp 4, tìm kiếm sinh viên có năng lực từ các trường đại học. - Xây dựng đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn cao, giỏi nghiệp vụ công tác, có hiệu quả và chất lượng cao. - Tuyển dụng thêm lực lượng trong bộ phận phân phối. Bộ phận kế hoạch kinh doanh cần phối hợp chặc chẽ với bộ phận tiếp thị để xây dựng kế hoạch bán hàng và dự báo dung lượng thị trường cho chính xác. - Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thiết kế mẫu mã có năng lực tạo ra nhiều sản phẩm mới, hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước và quốc tế. - Tăng cường thêm lực lượng công nhân may lành nghề để có thể đáp ứng yêu cầu xâm nhập thị và mở rộng thị trường trong và ngoài nước  Chính sách duy trì và thu hút lao động (bằng vật nhất và tinh thần): - Thu hút nhân tài là chiến lược hàng đầu của Công ty nhất là trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, kỹ thuật và nghiệp vụ. - Ưu tiên giữ lao động có tay nghề bằng các chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần. - Tạo môi trường và tâm lý làm việc thoải mái cho người lao động - Cải tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp với thu nhập thị trường nhằm khuyến khích người lao động làm việc với năng suất cao, thu hút chất xám và tay nghề cho công ty. - Thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát, kiểm tra và có cơ chế thưởng hợp lý để kích thích các bộ phận hoạt động có hiệu quả. -Tạo cơ hội học tập để phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến cho người lao động tại Công ty. 3.3.5. Giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh  Nâng cao hiệu quả ở khâu điều hành và chuẩn bị sản xuất: - Bố trí đúng người vào đúng vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 54 của người lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty. - Thực hiện luân chuyển cán bộ và nhân viên các phòng nghiệp vụ để đào tạo toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. - Để đẩy mạnh sản xuất, phát huy hiệu quả công việc, trong trường hợp cần thiết, công ty sẵn sàng tiến hành thuê chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia quản lý người nước ngoài. - Tạo cơ hội cho đội ngũ nhân viên kinh doanh trong việc giao dịch với các đối tác để học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn trong đàm phán thương lượng. Đào tạo đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất thích ứng nhanh chóng với quy trình công nghệ mới. - Xây dựng đội ngũ chuyên gia quản lý, chuyên gia về công nghệ thông tin, chuyên gia tài chính, thị trường chứng khoán, chuyển giao công nghệ.  Cắt giảm chi phí trong quá trình sản xuất: - Giao chí phí về cho ngành tự quản, tự chịu trách nhiệm và đẩy mạnh sản xuất thông qua tiết kiệm, giảm chi phí ở từng công đoạn. - Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, theo dõi, kiểm soát và hiệu chỉnh hao phí cho phù hợp hơn. Đồng thời, kiểm soát chi phí được đặt ra ngay từ đầu, khoán chi phí, tìm vật tư thay thế với giá rẻ có chất lượng tương đương.  Nâng cao năng suất lao động: - Giao chỉ tiêu năng suất cụ thể cho từng công nhân, từng công đoạn, từng lộ trình phát triển kèm theo chế độ khen thưởng khi đạt kế hoạch. - Áp dụng công nghệ, máy móc thiết bị mới để tăng năng suất tại một số bộ phận, một số công đoạn sản xuất. - Định kỳ rà xét quy trình công nghệ, định mức lại hao phí lao động, chuyên môn hóa theo đơn hàng, theo chuyền, theo bộ phận.  Thời hạn giao hàng đúng tiến độ: - Duy trì, phát huy thế mạnh của việc kiểm soát, điều độ sản xuất xuyên suốt từ ngành-xí nghiệp-chuyền may để dự báo tốt việc giao hàng, có biện pháp sớm nhất. - Tiếp tục có kế hoạch dự báo, phân tích từ xa về nguồn bố trí sản xuất cho ít nhất mỗi 3 tháng liên tiếp tiếp theo. - Kiểm soát chế độ bằng phần mềm quản lý sản xuất của ngành. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 55 - Duy trì và thực hiện tốt quy chế làm việc giữa các bộ phận. 3.3.6. Giải pháp về marketing: Hiện nay, công ty chưa có bộ phận marketing riêng biệt. Hoạt động nghiên cứu và phát triển trường cũng như hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển của công ty còn yếu kém. Vì vậy, công ty cần thành lập bộ phận marketing để giải quyết các vấn đề sau:  Xây dựng chiến lược marketing rõ ràng, tập trung nghiên cứu các phương pháp marketing mà các đối thủ trong và ngoài nước đang thực hiện có hiệu quả.  Mở rộng thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt quan tâm đến các thị trường lớn.  Nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển.  Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, các chương trình xúc tiến thương mại để quảng bá thương hiệu Nhanh chóng nắm bắt thông tin thị trường nhằm giúp công ty có những chính sách kinh doanh đúng đắn. Nghiên cứu kỹ các nhu cầu hiện nay của thị trường nước ngoài, thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại như mở văn phòng đại diện, tham gia hội chợ, quảng cáo Các giải pháp marketing cần thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh:  Chính sách phân phối: để có thể xây dựng và phát triển tốt mạng lưới phân phối, nâng cao sức cạnh tranh và giảm sự lệ thuộc vào khách hàng, đủ năng lực vượt qua các thử thách: - Xây dựng, tổ chức, xâm nhập mạng lưới bán lẻ trên thị trường ngoài nước. - Chủ động khai thác và phát triển quan hệ với khách hàng để tạo dựng quan hệ hợp tác kinh doanh. - Phát triển hệ thống cửa hàng tự doanh để tiếp cận sát với thị trường nội địa, giảm bớt các đơn vị thương mại trung gian.  Chính sách sản phẩm: Coi trọng công tác nghiên cứu phát triển mẫu mã mới nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Nghiên cứu, sản xuất mặt hàng mới là nhiệm vụ chiến lược công ty đặt ra đối với đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ marketing của công ty nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, duy trì khả năng cạnh tranh và sự phát triển liên tục. - Nghiên cứu sản phẩm mới có lợi thế mà đối thủ không sản xuất được bằng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 56 cách ĐT vào hoạt động nghiên cứu phát triển - Cải thiện và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quan trọng này, công ty tập trung củng cố hệ thống quản lý chất lượng, ĐT các thiết bị thí nghiệm, kiểm soát chất lượng. Chất lượng sản phẩm gắn liền với chất lượng bao bì nhãn hiệu. Sử dụng bao bì đẹp, tốt để khách hàng có thể sử dụng lâu dài, hình ảnh của công ty luôn đặt trước mắt người tiêu dùng, đó cũng là một cách quảng cáo có hiệu quả. Thật vậy, bao bì không chỉ cung cấp thông tin về đặc tính sản phẩm, giúp hàng hóa tránh hư hỏng mà còn thu hút sự chú ý của khách hàng. - Do sức cạnh tranh về giá của hàng Trung quốc, Ấn Độ... trên thị trường thế giới là rất cao nên chiến lược xuất khẩu của công ty là sẽ tập trung vào các mặt hàng chất lượng cao, có tính chuyên biệt. - Công ty xây dựng chiến lược mặt hàng đối với từng nhóm sản phẩm theo từng giai đoạn căn cứ vào nhu cầu thị trường, thế mạnh sản xuất của Công ty và lợi nhuận mà sản phẩm mang lại. Tập trung ưu tiên cho những đơn hàng lớn, kéo dài, ổn định để tăng năng suất lao động , giảm giá thành sản phẩm.  Chính sách giá: - Do có lợi thế về quy trình công nghệ sản xuất khép kín và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu, sản phẩm sản xuất ra với giá thành sẽ hạ hơn so với đối thủ. Công ty cần xem xét và đưa ra chính sách giá hấp dẫn để thu hút khách hàng nhiều hơn. - Định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí sản xuất kết hợp với chiến lược giá phân biệt. Công ty sử dụng chiến lược giá dựa vào chi phí để đảm bảo đạt mức lợi nhuận tối thiểu. Sau đó, công ty sẽ điều chỉnh giá tăng giảm tùy theo thời điểm mùa vụ, khu vực địa lý, khách hàng Giá tăng tại thời điểm có nhu cầu cao, giá hạ tại thời điểm có nhu cầu thấp hay giá cao đối với khách hàng nhỏ và số lượng đơn hàng ít và giá thấp đối với khách hàng lớn quen thuộc với số lượng lớn.  Chính sách quảng cáo, chiêu thị: Phối hợp các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến bán hàng. - Nâng cao chất lượng tham gia hội chợ triển lãm. Bố trí và sắp xếp gian ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 57 hàng có tính khoa học, đẹp mắt và thu hút được sự chú ý của khách hàng. Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi, biết giao tiếp và hiểu tâm lý khách hàng. Đội ngũ này sẽ đại diện công ty tại các hội chợ. -Công ty cần ĐT nhiều hơn nữa cho các chương trình quảng cáo trên truyền hình sẽ lưu lại trong tâm trí khách hàng. Đây là một trong những hình thức thu hút khách hàng nhanh và hiệu quả nhất. -Tham gia tài trợ trong các sự kiện lễ hội văn hóa của địa phương cũng như các khu vực lân cận ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 58 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sức ép của hội nhập đang ngày càng trở nên rõ nét và mạnh mẽ đối với các ngành, các cấp. Đối với ngành Dệt May, đây cũng là những thách thức vô cùng to lớn khi phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài Trong thời gian qua, dù mới thành lập nhưng bước đầu đã chứng tỏ công ty ĐT dệt may Thiên An Phát là một doanh nghiệp đầy triển vọng trong tương lai. Các hoạt động ĐT phát triển trong giai đoạn 2010 – 2012  ĐT xây dựng nhà máy may 20 chuyền mới  ĐT mua sắm máy móc trang thiết bị  ĐT thu hút đội ngũ nhân viên quản lý và lực lượng lao động Qua quá trình phân tích, đánh giá hoạt động ĐT phát triển, kết quả cho thấy rằng những hoạt động ĐT trên là rất đúng đắn, dự án đã sinh lời trong giai đoạn 2010 – 2012. Tuy vậy, vì là một doanh nghiệp còn khá non trẻ nên không thể tránh khỏi những điểm còn hạn chế, do đó, tôi xin đề xuất các biện pháp nhằm giảm những hạn chế này  Giải pháp về vốn  Giải pháp về ĐT xây dựng thương hiệu  Giải pháp về ĐT hệ thống thông tin  Giải pháp về nhân lực  Giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh  Giải pháp về marketing Theo tôi, mọi giải pháp sẽ chỉ có thể thực hiện hiệu quả nếu được thực hiện bởi đội ngũ những nhà kinh doanh có tầm nhìn chiến lược, có năng lực kinh doanh thực sự và một đội ngũ công nhân viên lành nghề. Con người vẫn là yêu cầu then chốt của sự phát triển. Bên cạnh đó cần được chính phủ hỗ trợ và tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất ĐA ̣I H ỌC KI NH Ê ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 59 Với đề tài này, chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn nữa. Và với Thiên An Phát, chúng tôi mong rằng với một số giải pháp được đề ra có thể giúp cho công ty phát triển mạnh mẽ, ĐT có hiệu quả, hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao và công ty ngày càng củng cố được uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 2. Kiến nghị 2.1. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương  Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh - Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp được bình đẳng như nhau trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát huy được năng lực hoạt động và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. - Để đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh, ngành dệt may cần tăng cường khả năng phối hợp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Dệt may Việt Nam, xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng phát triển và đổi mới quy chế để hấp dẫn các nhà ĐT nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh phong phú và đa dạng. Nhờ đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài. - Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm xử phạt, kiểm soát chặt chẽ: tình trạng buôn lậu qua biên giới làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước; và chính việc làm hàng giả khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và bị thiệt hại, gây mất uy tín của doanh nghiệp.  Hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu - Chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may phát triển. Nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh bộ máy hoạt động của cơ quan quản lý, góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn ĐT. - Hiện nay, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để ĐT thiết bị công nghệ và nhu cầu vốn lưu động tăng. Bên cạnh việc huy động tối đa nguồn lực của doanh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 60 nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ngoài xã hội với cơ chế tín dụng linh hoạt giúp cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. - Củng cố và mở thêm các trường đại học trong nước, các trung tâm dạy nghề nguyên ngành dệt may nhằm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, có tay nghề cao để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật để thu hút các nhà ĐT nước ngoài nhằm thu hút nguồn vốn và công nghệ. - Thường xuyên tổ chức hội chợ dệt may và thiết lập mạng lưới xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia và có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác ĐT và ký kết các hợp đồng xuất khẩu. 2.2. Kiến nghị đối với công ty  Cần linh động huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả  Đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án cho các dự án sau  Tiến hành nâng cấp, sửa chữa, bảo trì máy móc trang thiết bị định kỳ và thường xuyên  Quan tâm đến mặt ĐT xây dựng thương hiệu, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và ngoài nước  ĐT xây dựng hệ thống thông tin thị trường một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác.  Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công nhân, nâng cao và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp  Chú trọng ĐT vào hoạt động marketing. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Hồ Tú Linh, Bài giảng Kinh Tế Đầu Tư, Đại học Kinh Tế Huế Mai Chiếm Tuyến, Bài giảng Thẩm Định Dự Án, Đại học Kinh Tế Huế Hồng Châu, Năm bết bát của ngành dệt may, doanh/2012/12/nam-bet-bat-cua-nganh-det-may/ Khắc phục khó khăn của ngành dệt may 2012, hang/256/tin-tuc/33673/khac-phuc-kho-khan-cua-nganh-det-may-2012.aspx Các khái niệm đầu tư phát triển, tu-phat-trien.html Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp, kinh-doanh-trong-cac-doanh-nghiep.html ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 62 PHỤ LỤC 1. Thống kê máy móc thiết bị đầu tư cho dự án nhà máy may 20 chuyền Tên tài sản Số lượng Đơn vị tính Nguyên giá Ổn áp 2KVA 1 Cái 1 345 058 Máy cắt vải Eastma 629x8" 12 Bộ 297 307 593 Máy cắt vải hoat động bằng điện EC-900N 2 Bộ 199 282 264 Máy cắt viền = vải TĐ, hoat động bằng điện hiệu Dino, LU - 933 2 Bộ 55 583 594 Máy cắt vải đầu bàn ,bằng điện hiệu Sulee, ST - 260/120 6 Bộ 38 779 251 Máy cắt rập bằng điện Racing KI-II 1 Bộ 14 003 618 Máy ép nhãn tự động KU 54-2B 8 Bộ 232 675 508 Máy sang chỉ ChengFeng CF - 30S 16 Bộ 46 190 397 Máy hút chỉ hiệu OKURMA BL -500A 2 Bộ 42 441 737 Máy tẩy dầu OKURMA BL SBQ (220V) 1 Bộ 17 127 502 Máy may 1 kim điện tử CN Typical GC6180ME3 60 Bộ 798 457 777 Máy may 1 kim điện tử CN Typical GC6180ME3 120 Bộ 1 579 188 997 Máy khâu 1 kim điện tử GC6180ME3 146 Bộ 1 729 985 491 Máy dò kim Hashima HN - 770G 1 Bộ 239 316 604 Máy ép keo Hashima 600 mm HP 600-LFS 3 Bộ 505 199 675 Máy may 2 kim di động CN hiệu Typical GC9450M 5 Bộ 141 106 762 Máy may 2 kim di động CN hiệu Typical GC9450M 6 Bộ 167 052 641 Máy 2 kim di động Typical GC 9450M 1 Bộ 28 221 352 Máy may 2 kim CN hiệu Typical GC6842M 16 Bộ 307 196 771 Máy bơm động cơ điện hiệu Pentax 1 Bộ 15 000 000 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 63 Máy bơm động cơ xăng hiệu Tohatshu 1 Bộ 52 000 000 Máy in sơ đồ ALGOTEX - Line 205 1 Bộ 260 375 000 Máy đính bọ điện tử hiệu Typical GT 6430D - 01 5 Bộ 320 071 437 Máy tính bọ đện tử GT6430D 5 Bộ 269 300 357 Máy đính nút điện tử (đầu máy, hộp ĐK đồng bộ)GT6348D 5 Bộ 301 616 399 Máy đính nút điện tử hiệu Typical GT 6438D 5 Bộ 338 426 788 Máy kiểm vải hiệu Uzu (UZ - F9/96) 1 Bộ 82 993 450 Máy Racing - PY (trợ lực 2 kim) 2 Bộ 29 265 760 Máy Racing - PY (trợ lực 2 kim) 3 Bộ 43 835 018 Máy thùa khuy điện tử Brother HE - 800A -2 4 Bộ 378 810 322 Máy brother HE 800A - 03 5 Bộ 451 849 005 Máy brother HE 800A - 03 1 Bộ 96 136 152 Máy vắt sổ 2k 5 chỉ CN Typical GN975 9 Bộ 82 186 085 Máy vắt sổ 2k 5 chỉ CN Typical GN975 9 Bộ 81 440 034 Máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ GN2000-4H 116 Bộ 1 199 571 511 Máy vi tính Foxcom (E5400) 3 Bộ 19 578 058 Máy bàn BELL Vostro 460 1 Bộ 17 062 302 Bộ cấp viền điện tử Racing TFU 16-3 (cho máy khâu) 20 Bộ 46 319 661 Bộ cấp viền điện tử Racing TFS 26-3 (cho máy khâu) 20 Bộ 46 319 661 Bàn hút chân không có gối OKURMA OPB - 7771 40 Cái 288 689 983 Bàn là hơi nước hiệu Silver Star BSP - 600 32 Cái 43 432 761 Bàn là hơi nước hiệu Silver Star ES- 3200N 8 Cái 25 852 834 Bàn ủi SR - 6000 8 Cái 128 448 003 Máy viền bằng đánh bông 3 kim 5 chỉ 20 Bộ 284 381 177 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 64 GK32500-1356 Máy viền CN Typical GK 325000-1356 14 Cái 220 034 773 Bàn cắt (9600 x 2200 x 800) 6 Cái 53 033 815 Bàn cắt (9600 x 2400 x 800) 6 Cái 53 033 815 Ghế ngồi may (980 x 285 x 480) 600 Cái 97 693 871 Bàn inox (1500 x 700 x 750) 40 Cái 56 990 582 Khay Inox 5 ô ngăn có nắp nhựa 700 Cái 49 099 578 Ghế đẩu inox 650 Cái 53 428 670 Máy Photocopy TOSHIBA 452 1 Cái 21 421 284 Bàn giữa chuyền (1650 x 600 x 780) 16 Cái 83 737 603 Bàn BTP đầu chuyền (1800 x 2000x 300) 16 Cái 22 330 028 Bàn cắt chỉ (1200 x 2000x 780) 48 Cái 78 155 096 Bàn kiểm hóa (1600 x 2000 x 880) 16 Cái 26 051 699 Bàn kiểm hóa 2 tầng (1600 x 2000 x 780) 18 Cái 37 681 922 Bàn gấp xếp (1600 x 2000 x 780) 18 Cái 29 308 162 Bàn sản phẩm sau ủi (800 x 600 x 780) 64 Cái 52 103 398 Bàn chuẩn bị BTP (1800 x 2000 x 780) 12 Cái 19 538 774 Bàn ăn ca bằng inox 61 Cái 73 539 770 Pallet nhựa 100 Cái 60 776 669 Két Sắt 1 Cái 8 658 185 Tủ tài liệu 1 Cái 2 281 616 Bàn làm việc 3 Cái 3 437 370 Bàn làm việc 3 Cái 6 127 483 Bàn làm việc HSơ 2 Cái 2 540 664 Bàn làm việc HSơ 2 Cái 2 540 664 Bàn làm việc HSơ(bàn sắt) 1 Cái 2 042 494 Quạt treo CN 10 Cái 14 546 905 Nguồn máy tính 500W (ATX ) 1 Cái 348 719 Máy Fax 1 Cái 2 291 579 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 65 Máy scan HP2410 1 Cái 2 381 250 Máy in canon A3 3500 1 Cái 14 536 583 Ghế xoay 2 Cái 797 070 Ghế inox 30cm 5 Cái 394 550 Khung thẻ chấm công 18 Cái 3 945 502 Khung thẻ chấm công 24 Cái 5 260 669 Switch (5port) 1 Cái 288 939 Router Tplink 1 Cái 1 125 862 Máy làm nước nóng, lạnh 2 Cái 18 412 342 Máy chấm công Coper S260B 4 Cái 29 810 458 Ru băng Máy chấm công Coper 2 Cái 723 342 Máy mơn 1 Cái 1 095 973 Bồn Inox 1500L Đứng Sơn Hà 1 Cái 3 865 795 Giá treo chữ Z (1500 x 1500 x500) 50 Cái 43 613 335 Xe vận chuyển TP (1200 x 800 x 600) (ko bánh xe ) 54 Cái 69 083 523 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học SVTH: Nguyễn Văn Thanh Lâm - K43B KHĐT 66 2. Kịch bản giả định các dòng thu nhập trong tương lai của nhà máy may 20 chuyền Năm Thu nhập (triệu đồng) 2010 -33847,69 2011 7162,85 2012 2537,82 2013 7162,85 2014 7879,13 2015 8667,05 2016 9533,75 2017 10487,13 2018 11535,84 2019 12689,42 2020 13958,36 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp đại học ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfk43bkhdt_nguyen_van_thanh_lam_4403.pdf