Trước những yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước, với phương châm
phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng NH là một giải pháp quan trọng về vốn.
Trong đó cho vay ngắn hạn đối với khách hàng luôn giữ một vị trí vô cung quan
trọng. Trong quá trình cạnh tranh và phát triển, các ngân hàng nhận thấy việc nâng
cao hiệu quả cho vay cũng rất quan trọng không kém việc mở rộng cho vay.
Vì vậy, nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn luôn là nội dung quan trọng
hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả cho
vay, vai trò của bản thân ngân hàng là quan trọng nhất, tuy nhiên không thể tách rời
các bên có liên quan như khách hàng, NHNN và môi trường kinh tế.
Luận văn đã phân tích những vấn đề lí luận cơ bản về cho vay ngắn hạn và
chất lượng cho vay ngắn hạn, phân tích thực trạng hoạt động của VPBank-chi nhánh
Huế trong 3 năm gần đây, tư đó đánh giá hiệu quả sản phẩm dịch vụ cho vay ngắn
hạn tại NH, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cho vay
ngắn hạn của NHTM. Do quy mô nghiên cứu của một luận văn tốt nghiệp nên các
giải pháp đưa ra mới chỉ mang tính đề xuất.
c Kinh tế Huế
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh doanh của sản phẩm dịch vụ cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng chi nhánh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phù
hợp với từng đối tượng khách hàng, hoàn thiện các quy trình phát triển sản phẩm,
hệ thống bán hàng chuyên nghiệp và chuyên biệt tương ứng. Nhờ vậy, cuối năm
2015 cho vay khách hàng đạt 371.602 triệu đồng, tăng 68.041 triệu đồng so với
cùng kỳ năm 2014.
Bảng 2.1 Hoạt động sử dụng vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Tiền mặt tại quỹ 37.550 49.201 45.488
Tiền mặt gửi tại các tổ chức tín dụng 756 773 802
Tiền mặt gửi tại NHNN 5.198 7.504 7.289
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân 263.005 303.561 371.602
TỔNG 306.509 361.039 425.181
Nguồn:Phòng dịch vụ khách hàng VPBank- chi nhánh Huế
Nhìn vào hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng ta nhận thấy rõ được hoạt
động cho vay là hoạt động chiếm khoảng 85% số tiền của ngân hàng. Điều này rất
hợp lý bởi hoạt động cho vay luôn là hoạt động chính và sinh lời chủ yếu của ngân
hàng. Thông thường sự tăng lên của hoạt động cho vay sẽ ẩn chứa rủi ro như nợ xấu
và chi phí hoạt động tăng lên. Tuy nhiên, Ngân hàng song song với tăng trưởng quy
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 27
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
mô, công tác quản trị rủi ro luôn được thường xuyên quan tâm, chú trọng để kiểm
soát và xử lý nợ xấu. Năm 2015, mô hình các lớp kiểm soát trong công tác quản trị
rủi ro tại VPBank tiếp tục được hoàn thiện, khả năng quản trị rủi ro được nâng cao
thông qua việc nghiên cứu, triển khai và áp dụng các hệ thống công cụ hỗ trợ để
nhận diện, đo lường và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Công tác giám sát rủi ro, dự báo
sớm và phòng ngừa rủi ro được triển khai rộng và sâu trong năm 2015 để đảm bảo
các danh mục tài sản với chất lượng tốt.
Qua bảng 2.1 ta thấy tiền mặt tại quỹ qua 3 năm khá cao, có nghĩa tính thanh
khoản hệ thống ngân hàng thương mại được đảm bảo và tiếp tục được cải thiện, đạt
được một số thành công là nhờ thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để nâng cao
tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động.
Kết quả đạt được của VPBank trong những năm gần đây:
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
Tổng thu nhập hoạt động thuần 29.430 34.355 59.635 4.925 25.280
Thu nhập lãi thuần 24.760 29.455 51.065 4.695 21.610
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 2.675 3.035 4.425 360 1.390
Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng -105 -450 -1.450 -345 -1.000
Lãi/lỗ từ mua bán chứng khoán 1.520 2.305 365 785 -1.940
Lãi thuần từ hoạt động khác 520 -35 4.375 -555 4.410
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 60 45 855 -15 810
Chi phí hoạt động 13.520 18.415 28.460 4.895 10.045
Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro 15.910 15.940 31.175 30 15.235
Chi phí dự phòng rủi ro 5.130 4.895 16.390 -235 11.495
Lợi nhuận trước thuế 10.780 11.045 14.785 265 3.740
Nguồn:Phòng dịch vụ khách hàng VPBank- chi nhánh Huế
Hiệu quả hoạt động tài chính của VPBank năm 2015 có sự tăng trưởng mạnh
nhờ cải thiện liên tục chất lượng tài sản, nâng cao năng suất bán hàng, quản trị rủi
ro và kiểm soát chi phí.
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 28
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
Điểm nổi bật trong kết quả kinh doanh năm 2015 của VPBank là lợi nhuận
trước thuế năm 2015 của VPBank đạt 14.785 triệu đồng, tăng trưởng mạnh 3.740
triệu đồng (tương đương tăng 33.86%) so với năm 2014
Tổng thu hoạt động thuần năm 2015 đạt 59.635 triệu đồng, tăng trưởng mạnh
so với 2 năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng thu lãi và thu từ hoạt động dịch vụ.
Năm 2015, nhờ cơ cấu và chuẩn hóa danh mục sản phẩm, danh mục đầu tư, tập
trung tăng trưởng mạnh vào các sản phẩm mang lại thu nhập cao, nâng cao hiệu quả
bảng cân đối, hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng tài sản nên thu nhập lãi thuần tăng
trưởng mạnh (tăng 73,37% so với năm 2014).
Bên cạnh đó, các dự án giúp tăng thu phí tiếp tục được thực hiện và đạt được
kết quả tốt. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ được chuyển biến tích cực với việc tiếp tục
gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong đó,
các dịch vụ thanh toán, thanh toán thẻ, thanh toán các dịch vụ tiện ích đã gia tăng
đáng kể số lượng giao dịch; các dịch vụ phi tín dụng được phát triển mạnh mẽ như
như nộp thuế điện tử cho doanh nghiệp, nộp tiền điện nước bằng thẻ tín dụng, nạp
tiền điện thoại qua ebanking hoặc mobile banking Thu nhập ròng từ hoạt động
dịch vụ của VPBank đến cuối năm 2015 đạt 4.425 triệu đồng, tăng 45.8% so với
năm 2014, đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của VPBank.
Đồng thời trong năm, chi phí luôn được kiểm soát ở mức hợp lý, sử dụng
hiệu quả và Ngân hàng đã triển khai một loạt dự án tối ưu hóa chi phí hoạt động
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải tiến, rút
ngắn quy trình, tự động hóa các hoạt động hỗ trợ cũng như hoạt động phục vụ
khách hàng. Nhờ vậy, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập thuần giảm từ 53.60%
năm 2014 xuống còn 47.72% năm 2015.
Với chủ trương thận trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và quản lý nợ xấu,
tổng chi phí dự phòng trích cho năm 2015 là 16.390 triệu đồng, tăng cao so với năm
2013 ( tăng 11.260 triệu đồng) và 2014 ( tăng 11.495 triệu đồng).
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 29
Đạ
i h
ọc
K
nh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
2.2 Quy trình chung cho vay ngắn hạn tại VPBank- chi nhánh Huế
Cũng như các loại hình cho vay khác, cho vay ngắn hạn tuân theo một quy
trình nhất định từ khâu thẩm định khách hàng, xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng
cho đến giải ngân và thu nợ.
Sơ đồ 2.1 Quy trình cho vay ngắn hạn
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn.
Khi khách hàng đến đề xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn
khách hàng cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn. Nếu khách hàng đồng ý thì
hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
Hồ sơ vay vốn gồm :
- Giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân.
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ.
- Các báo cáo tài chính thời điểm gần nhất(bảng tổng kết tài sản và bảng
quyết toán lỗ lãi). Nếu là doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi phải có kiểm toán.
- Hợp đồng thế chấp, bảo đảm, cầm cố tài sản và các giấy tờ gốc chứng nhận
sở hữu đối với tài sản thế chấp, bảo đảm, cầm cố, bảo lãnh.
- Các giấy tờ khác liên quan đến việc vay vốn: Hợp đồng mua bán hàng hàng
hoá dịch vụ; giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc cota nhập khẩu.
Cán bộ tín dụng:
-Hướng dẫn KH lập hồ sơ
-Thẩm định điều kiện vay
vốn
Trưởng phòng tín dụng:
-Kiểm tra hồ sơ
-Thẩm định/ Tái thẩm định
Giám đốc:
-Ra quyết định cho vay thì
cho nhân viên lập hợp đồng
tín dụng
-Không cho vay thì thông
báo cho KH biết
Thủ quỷ:
-Giải ngân cho KH
Kế toán:
-Ghi nhận, lưu giữ hồ sơ
-Mở sổ cho vay
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 30
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
Bước 2: Điều tra, tổng hợp, thu thập các thông tin về khách hàng và phương
án vay vốn.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay cán bộ
tín dụng phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách
hàng bao gồm: Thông tin do khách hàng cung cấp (qua phỏng vấn, từ hồ sơ vay vốn
và sổ sách kế toán, báo cáo tài chính) và thông tin do cán bộ tín dụng tự điều tra.
Bước 3: Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.
Nội dung cơ bản của bước này tập trung vào hai vấn đề chủ yếu:
- Phương án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, đảm bảo khả năng
cho vay thu được gốc và lãi đúng hạn.
- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, nếu xảy ra tranh
chấp, tố tụng thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho ngân hàng.
* Các vấn đề thẩm định bao gồm:
- Năng lực pháp lý của khách hàng.
- Tính cách và uy tín của khách hàng
- Năng lực tài chính của khách hàng: Đánh giá chính xác năng lực tài chính
của khách hàng nhằm xác định sức mạnh tài chính, khả năng độc lập tài chính trong
kinh doanh, khả năng thanh toán và khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, xác
định nhu cầu thực sự vay của khách. Dựa vào báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng tính
các chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.
- Phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng: Đánh giá mức độ khả thi
của phương án sản xuất kinh doanh và tính toán chính xác nguồn trả nợ cuả khách hàng.
- Đánh giá các bảo đảm tiền vay của khách hàng(tài sản thế chấp, cầm cố, bảo
lãnh);kiểm tra tính pháp lý, quyền sở hữu của khách hàng đối với những tài sản này.
- Phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án
vay vốn trả nợ vốn của khách hàng.
Bước 4: Quyết định cho vay.
Sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn thấy thoả mản các điều kiện và
nguyên tắc, ngân hàng quyết định cho vay đối với ngân hàng.
Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố.
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 31
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
Bước 6: Phát tiền vay(giải ngân): Tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng vay
vốn, tuỳ theo mục đích sử dụng tiền vay; phương thức thanh toán có liên quan đến
tiền vay để ra quyết định hình thức phát tiền phù hợp.
Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng lập chứng từ gồm bảng kê(như hợp đồng
mua bán hàng hoá, hoá đơn) uỷ nhiệm chi, séc chuyển tiền. Tiền vay được chuyển trả
trực tiếp cho đơn vị cung cấp vật tư, hàng hoá và chỉ phát tiền mặt hoặc phát ngân
phiếu thanh toán cho đơn vay khi người cung cấp không có tài khoản tại ngân hàng.
Bước 7: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro.
- Giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và
khả năng trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát
sinh; phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng
nhằm đề xuất giải quyết xử lý kịp thời.
- Cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi doanh nghiệp đến tong khế vay, diễn biến
dư có trên tài khoản tiền gửi để thu nợ đúng hạn.
- Phân tích các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất
của khách hàng. Đối với khách hàng có dư nợ lớn, định kỳ 6 tháng và 1 năm, cán bộ
tín dụng phải phân tích toàn diện hoạt đồng sản xuất kinh doanh, tài chính của
doanh để áp dụng các biện pháp cho vay, thu nợ, quản lý tín dụng theo các loại
doanh nghiệp phù hợp.
- Phân tích, đánh giá, xếp loại các danh mục nợ quá hạn, khó đòi, nợ có vấn
đề để có biện pháp xử lý.
Bước 8: Thu hồi nợ, gia hạn nợ.
- Căn cứ vào khế ước nhận nợ, trước kỳ hạn thu nợ 5 ngày, cán bộ tín dụng
lập phiếu báo thu nợ trình giám đốc gửi cho doanh nghiệp vay vốn.
- Các khoản nợ có vấn đề, khách hàng có đơn đề nghị được gia hạn nợ, giãn
nợ, cán bộ tín dụng thẩm định, kiểm tra rồi lập tờ trình cho giám đốc xem xét và
quyết định.
- Các khoản nợ đến hạn mà không trả được, không được gia hạn, giãn nợ,
khoanh nợ.. thì áp dụng các biện pháp kiên quyết đê thu hồi nợ.
Bước 9: Xử lý rủi ro.
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 32
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
Những khoản nợ đã dùng mọi biến pháp giải quyết nhưng không thu hồi
được thì phải tiến hành xử lý rủi ro theo quyết định bằng quỹ dự phòng rủi ro tín
dụng của ngân hàng.
Bước 10: Thanh lý hợp đồng vốn.
Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ vay đã được xử lý bằng
quỹ rủi ro hoặc xoá nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán đối chiếu, tất toán tài
khoản cho vay của món nợ đó. Chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay vào
kho lưu trữ tài liệu.
2.3 Diễn biến cho vay ngắn hạn tại VPBank- chi nhánh Huế
Cho vay ngắn hạn tại VPBank cũng là hoạt động chủ yếu trong hoạt động
cho vay và trong hoạt động tín dụng nói chung. Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm
tỉ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ cho vay, khoảng 40% dư nợ cho vay. Cụ thể
40,95% năm 2013, 38,86% năm 2014 và 38,91% năm 2015. Mặc dù xu hướng
trong cho vay của NH là tăng dần tỉ trọng cho vay trung và dài hạn, giảm dần tỉ
trọng cho vay ngắn hạn, song cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động chính có tăng
trưởng. Tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2014 đạt 2,63% đến năm 2015 đạt 6,24%.
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn:Chi nhánh VPBank Huế
Biểu đồ 2.2 Dư nợ và dư nợ ngắn hạn giai đoan 2013-2015
98
.5
85
15
4.
50
2
15
8.
57
0
11
1.
80
0
12
4.
23
2
16
8.
47
2
15
2.
72
5
10
2.
75
2
14
6.
75
0
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 33
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
Cho vay ngắn hạn không chỉ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng, mà
cho vay ngắn hạn còn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Với đặc
điểm là vòng quay vốn nhanh, việc cho vay thường xuyên và ít rủi ro nên cho vay
ngắn hạn vẫn hoạt động căn bản và quan trọng của ngân hàng.
Như vậy, hoạt động cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
cho vay của NH, luôn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của NH. Quy mô cho
vay ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm, chiếm tỷ trọng ổn định khoảng
40%. Điều nay chứng tỏ thị trường tài chính đang dần bão hào với sự phân chia
khách hàng của các NH đã gần như hoàn tất. Sự tăng lên của dư nợ cho vay ngắn
hạn cũng là dấu hiệu tốt trong giai đoạn này.
Đánh giá cao tầm nhìn của Ban lãnh đạo NH trong việc nắm bắt thời thế kinh
tế để phản ứng kịp thời với những chính sách hợp lý hơn. Qua đó góp phần mở rộng
quy mô hơn nữa trong hoạt động cho vay ngắn hạn.
2.2.2.1 Cho vay ngắn hạn phân theo thành phần và ngành kinh tế
Bảng 2.3 Tình hình DSCV ngắn hạn tại VPBank Huế
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Phân theo thành phần kinh tế: 359.840 394.831 427.097
Cá nhân, hộ cá thể 57.215 60.120 62.800
Doanh nghiệp tư nhân 79.562 89.045 91.231
Cty TNHH, Cty cổ phần 191.055 211.650 240.021
Khác 32.008 34.016 33.045
Phân theo ngành nghề: 359.840 394.831 427.097
Nông- lâm ngư nghiệp 39.510 48.078 56.203
Công nghiệp và xây dựng 110.896 122.760 146.045
Thương mại dịch vụ 175.455 185.800 193.221
Khác 33.979 38.193 31.628
Nguồn:Chi nhánh VPBank Huế
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 34
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
- Xét theo thành phần kinh tế:
Theo bảng số liệu trên ,ta nhận thấy phần lớn khách hàng vay ngắn hạn tại
NH là các cty TNHH, cty cổ phần và các doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể, các cty
TNHH và cty cổ phần đạt 191.055 triệu đồng năm 2013, 211.650 triệu đồng năm
2014, 240.021 triệu đồng năm 2015 và các doanh nghiệp tư nhân đạt 79.562 triệu
đồng năm 2013, 89.045 triệu đồng năm 2014, 91.231 triệu đồng năm 2015. Các
doanh nghiệp này hoạt động mang tính thời vụ. Họ vay vốn ngắn hạn chủ yếu để bổ
sung vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay từ NH dùng
để chi trả nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa, dự trữ và các yếu tố đầu vào khác của
quá trình sản xuất.
Đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ cá thể và nhóm khác nhìn vào tuy
chua cao nhưng vẫn có xu hướng tăng dần qua các năm, doanh số cho vay chưa cao
nhưng đây là một trong những thành phần tiềm năng nhờ số lượng cá nhân và hộ cá
thể ở đây khá nhiều.
Điều này cũng cho thấy cho vay ngắn hạn luôn là hoạt động chủ yếu. Nó
cũng phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng đang trở nên ngày
càng thuận lợi.
- Xét theo ngành kinh tế:
Cho vay các ngành thương mại dịch vụ và ngành công nghiệp, xây dựng
chiếm tỷ trọng cho vay cao. Bởi trong những năm qua thương mại dịch vụ và công
nghiệp đã có bước phát triển tốt. Năm 2014, DSCV là 185.800 triệu đồng, đến năm
2015 là 193.221 triệu đồng. Ngành công nghiệp và xây dựng cũng có xu hướng tăng
dần tỉ trọng, năm 2014 đạt 122.760 triệu đồng và 146.045 triệu đồng năm 2015
(tăng 23.285 triệu đồng so với 2014)
Bên cạnh đó, NH đã có định hướng mở rộng phạm vi hơn nữa đầu tư sang các
lĩnh vực khác. Như nông -lâm-ngư nghiệp đang có xu hương tăng dần qua các năm.
2.2.2.2 Cơ cấu cho vay ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo
TSĐB là cơ sở quan trọng cho NH trong việc có ra quyết định cho vay hay
không. Vì thế, dư nợ ngắn hạn trong cho vay có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong cơ cấu cho vay là điều hiển nhiên ở mỗi NH.
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 35
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ ngắn hạn phân theo TSĐB
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 Tỷ lệ (%) 2014 Tỷ lệ (%) 2015 Tỷ lệ (%)
1. Có TSĐB 145.417 94,12 149.442 94,24 158.020 93,80
Bất động sản 131.700 85,24 137.531 86,73 145.003 86,07
Động sản 5.372 3,48 4.636 2,92 4.942 2,93
GTCG 5.960 3,86 5.231 3,30 6.040 3,59
Bảo lãnh 2.385 1,54 2.044 1,29 2.035 1,22
2. Không có TSĐB 9.085 5,88 9.128 5,76 10.452 6,2
Tổng 154.502 100 158.570 100 168.472 100
Nguồn:Chi nhánh VPBank Huế
Qua bảng số liệu ta nhận thấy VPBank cho vay có TSĐB vẫn chiếm tỷ trọng
cao trên 90% trong 3 năm, bởi lẽ không chỉ NH mà bất kì một doanh nghiệp nào
cũng luôn đặt sự an toàn lên trên hết. Trong các khoản cho vay có TSĐB thì cho
vay với TSĐB bất động sản luôn chiếm phần lớn trong dư nợ ngắn hạn có TSĐB,
85,24% năm 2013, 86,73% vào năm 2014 và 86,07% năm 2015. Nhìn chung thì các
khoản cho vay có TSĐB tại NH qua 3 năm đang giữ được tính bình ổn.
Tuy nhiên bên cạnh việc đảm bảo sự an toàn thì NH cũng không quên quan tâm
đến những tiềm năng khác, việc tăng tỷ trọng cho vay không có TSĐB tăng lên qua các
năm cho thấy NH đang quan tâm tới các khoản cho vay tín chấp không có TSĐB, vẫn
ít rủi ro va mang lại hiệu quả cho NH. Cụ thể, năm 2013 chiếm 9.085 triệu đồng, năm
2014 chiếm 9.128 triệu đồng có tăng nhẹ 43 triệu đồng so với năm 2013 và đến năm
2015 chiếm 10.452 triệu đồng tăng 1.324 triệu đồng so với năm 2014.
2.4 Hiệu quả kinh doanh của sản phẩm dịch vụ cho vay ngắn hạn tại
VPBank-chi nhánh Huế
Trong những năm qua VPBank đã thực hiện nghiêm chỉnh quy định của
NHNN, quy chế, quy trình cho vay của VPBank Việt Nam. Bên cạnh việc nỗ lực
mở rộng quy mô cho vay, chi nhánh đã cố gắng nâng cao hiệu quả và chất lượng
các khoản vay bằng việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hơn các điều kiện về quy
trình kiểm tra, giám sát,trong hoạt động cho vay ngắn hạn. NH đã tiếp cận và đặt
quan hệ với những KH lớn, xây dựng quan hệ lâu dài và đưa KH dần trở thành KH
truyền thống của NH. Điều này chứng tỏ hiệu quả và chất lượng cho vay ngắn hạn
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 36
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
đã được nâng cao hơn. Từ đó mà KH có thể tin tưởng và kinh doanh hiệu quả, thực
hiện trả nợ gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn cho NH. Chúng ta sẽ điểm qua một số chỉ
tiêu định lượng về cho vay ngắn hạn của NH:
2.4.1 Chỉ tiêu định tính
Thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng,
trong những năm qua VPBank- chi nhánh Huế đã thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp
của Nhà nước, quy chế, quy trình cho vay đối với một NHTM.
Không chỉ cố gắng mở rộng quy mô cho vay, NH đã cố gắng nâng cao chất
lượng các khoản cho vay bằng việc thực hiện bài bản và nghiêm túc hơn các điều
kiện, kiểm soát trong cho vay. VPBank đã có những khách hàng lớn và trung thành,
với quy mô vốn vay lớn. Điều này chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay, không
chỉ cung cấp vốn kịp thời, chính xác, hiệu quả cho khách hàng, mà còn được niềm
tin đối với khách hàng.
2.4.2 Chỉ tiêu định lượng
a.Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn:
Quy mô dư nợ cho vay ngắn hạn là một chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu
quả hoạt động cho vay.
Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng
giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn:Chi nhánh VPBank Huế
154.502
158.570
168.472
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 37
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
Qua biểu đồ, ta thấy cho vay ngắn hạn qua 3 năm 2013-2015 duy trì được sự
tăng trưởng mức dư nợ. Mức dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng dư nợ cho vay của NH. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay có hiệu quả,
không giảm sút về dư nợ, các doanh nghiệp được tài trợ vẫn coi vốn từ ngân hàng là
nguồn cung cấp vốn hiệu quả.
Mức tăng của năm 2014 đạt 2,63% đây là con số phù hợp trong giai đoạn
này của NH, do đây là năm hoàn thành cơ bản giai đoạn 1 của Chương trình
Chuyển đổi nên những dự án được cấp vốn là những dự án có hiệu quả cao, mức
sinh lợi ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn của NH.
Năm 2015 chiếm 168.472 triệu đồng, tăng 9.902 triệu đồng (tương đương
tăng 6,24%) so với năm 2014 nhờ tập trung hóa dịch vụ khách hàng là một trong
những dự án trọng điểm của VPBank trong năm 2015 nên đã mang lại những kết
quả khả quan cho NH.
b.Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn:
- Chỉ tiêu cho vay ngắn hạn có TSĐB:
Bảng 2.5 Chỉ tiêu cho vay ngắn hạn có TSĐB
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
DNCV ngắn hạn có TSĐB 145.417 149.442 158.020
DNCV ngắn hạn 154.502 158.570 168.472
Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSĐB (%) 94,12 94,24 93,80
Nguồn:Chi nhánh VPBank Huế
Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSĐB của NH là rất cao trên 90%. Điều đó chứng
tỏ NH vẫn đang chú trọng các khoản vay được đảm bảo, dựa trên nền tảng an toàn
để nâng cao hiệu quả cho các khoản vay.
Nhìn vào bảng ta thấy được tỷ lệ cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng nhẹ
năm 2013 chiếm 94,12% tăng lên 94,24% vào năm 2014 và đến năm 2015 tiếp co
xu hướng giảm còn 93,80%. Sở dĩ có xu hướng này là do NH đang tiến hành khai
thác các khoản vay không có TSĐB mà vẫn mang lại nguồn lợi cho NH cũng như
đạt hiệu quả cao nhờ các khoản vay như tín chấp vẫn đảm bảo được tính an toàn.
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 38
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
Những năm qua, nợ quá hạn tại NH đã có xu hướng giảm dần. Đây là tín
hiệu khởi sắc của NH, hoạt động cho vay tại đây thực sự hiệu quả và an toàn khi
doanh số cho vay có TSĐB luôn chiếm phần lớn và cũng duy trì mức độ ổn định.
Ngân hàng đã chứng tỏ khả năng của mình với quy trình làm việc chặt chẽ và Ban
lãnh đạo định hướng an toàn. Với những định hướng đúng đắn trong phương châm
hành động và nhạy bén quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, VPBank đã có sự tăng
trưởng hiệu quả và vững chắc.
- Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn:
Nợ quá hạn là phần nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng
đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu nợ quá hạn luôn la một
chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn của NHTM.
Bảng 2.6 Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
DNCV ngắn hạn quá hạn 3.024 2.996 1.886
DNCV ngắn hạn 154.502 158.570 168.472
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn (%) 1,96 1,89 1,12
Nguồn:Chi nhánh VPBank Huế
Quy mô nợ quá hạn có sự thay đổi trong số tuyệt đối. Năm 2013, DNCV
ngắn hạn quá hạn 3.024 triệu đồng, đến năm 2014 giảm còn 2.996 triệu đồng đến
năm 2015 tiếp tục giảm xuống còn 1.886 triệu đồng.
Do DNCV ngắn hạn quá hạn giảm và DNCV ngắn hạn lại tăng qua 3 năm
nên tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn giảm từ 1,89% năm 2014 xuống còn 1,12% năm
2015. Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn giảm dần chứng tỏ việc thu hồi vốn của NH đang
tốt hơn, chất lượng cho vay cũng được nâng cao. Bằng các biện pháp yêu cầu các
doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng pháp luật, tiếp tục xử lý tài sản
đảm bảo, thu hồi nợ, NH đã thu hồi được 1 phần nợ quá hạn. Đồng thời thực hiện
các biện pháp tín dụng chặt chẽ hơn đối với những dự án vay mới nên tỷ lệ nợ quá
hạn đã đạt được hiệu quả cao.
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 39
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn:
Bảng 2.7 Chỉ tiêu nợ xấu ngắn hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Nợ xấu 2.367 1.609 1.273
DNCV ngắn hạn 154.502 158.570 168.472
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn (%) 1,53 1,01 0,76
Nguồn:Chi nhánh VPBank Huế
Với mức độ rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn nên tỷ lệ nợ xấu cho
vay ngắn hạn tương đối thấp và càng suy giảm so với các năm trước. Mặc dù trong bối
cảnh chung rất nhiều NH gặp phải 1 tỷ lệ nợ xấu khá cao nhưng riêng VPBank vẫn
đứng vững và nỗ lực hết sức trong việc kiềm chế tình trạng nợ xấu đang bùng nổ.
Mặc dù DNCV ngắn hạn tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,53% năm 2013
xuống 1,01% năm 2014 và còn 0,76% vào năm 2015, cũng nhờ chủ trương thận
trọng trong việc giảm thiểu rủi ro, xử lý nợ xấu và dự phòng nợ xấu, tổng chi phí dự
phòng trích cho năm 2015 tăng hơn năm trước. Chi phí dự phòng trích lập cao hơn
năm trước chủ yếu do tái cấu trúc các danh mục đầu tư, sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tốt hơn.
Một dấu hiệu hết sức tích cực cho NH ngày càng phát huy tính hiệu quả
trong hoạt động cho vay của mình, từ khâu thẩm định phương án kinh doanh của
KH, khả năng tiếp cận KH và khả năng thu hồi nợ. Đây có vẻ là điều bất ngờ phản
ánh chất lượng ngày càng tốt hơn của hoạt động cho vay ngắn hạn của NH.
- Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời ngắn hạn:
Bảng 2.8 Chỉ tiêu mức sinh lời đồng vốn cho vay ngắn hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2014 2015
Lợi nhuận cho vay ngắn hạn 14.082 15.960
DNCV ngắn hạn 158.570 168.472
Mức sinh lời (%) 8,88 9,47
Nguồn:Chi nhánh VPBank Huế
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 40
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
Qua bảng và biểu đồ có thể thấy hoạt động cho vay ngắn hạn của NH đang
diễn ra tương đối tốt, thể hiện qua mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn. Tỷ
lệ sinh lời ngày càng tăng lên qua từng năm, năm 2014 chiếm 8,88% và tăng lên
9,47% năm 2015. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của NH đang diễn ra khá
tích cực bởi cho vay ngắn hạn là một phần thu chủ yếu của NH. Một lần nữa thấy
được chất lượng cho vay ngắn hạn đã được nâng cao theo thời gian.
Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính của NH, trong đó cho
vay ngắn hạn chiếm vị trí quan trọng. Vì thế tăng trưởng chỉ tiêu về khả năng sinh lời là
rất quan trọng và là mục tiêu hàng đầu của NH. Những năm qua mức sinh lời đồng vốn
cho vay ngắn hạn tại NH tăng chứng tỏ vốn cho vay của NH đã phát huy được tác
dụng, doanh nghiệp vay vốn hoạt động sản xuất có hiệu quả mà còn thể hiện hoạt động
kinh doanh của NH phát triển, đem lại ngày càng nhiều thu nhập. Đạt được kết quả như
trên là do VPBank-chi nhánh Huế đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp tích cực,
phù hợp với từng thời kì phát triển với phương châm “An toàn và hiệu quả”.
- Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn:
Vòng quay vốn ngắn hạn phản ánh tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn của NH,
cũng thể hiện tốc độ chu chuyển vốn của doanh nghiệp. Vòng quay này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, kỳ thu nhập của
khách hàng, hiệu quả sản xuất và thiện chí trả nợ của khách hàng. Xét trong tổng
thể nguồn cho vay ngắn hạn, vòng quay vốn ngắn hạn còn phụ thuộc vào cơ cấu cho
vay theo ngành, lĩnh vực. Điển hình như các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng
– giao thông vận tải sẽ có kỳ trả nợ dài hơn so với các doanh nghiệp hoạt động
thương mại, dịch vụ.
Bảng 2.9 Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2014 2015
DSTN ngắn hạn 457.725 508.450
DNCV ngắn hạn BQ 156.536 163.521
Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn 2,92 3,11
Nguồn:Chi nhánh VPBank Huế
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 41
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
Đối với NH vòng quay vốn cho vay ngắn hạn đạt 2,92 vòng năm 2014 và đạt
mức 3,11 vòng vào năm 2015 tăng 0,19 vòng so với năm 2014. Đây có thể nói là
con số không phải là quá cao tuy nhiên ở mức độ này được xem là khá tốt trong tình
hình kinh tế hiện nay.
Tại VPBank công tác phân tích tín dụng, lựa chọn doanh nghiệp để cho vay,
định kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, kiểm tra, kiểm soát đã luôn được coi trọng. Vòng quay
vốn cho vay ngắn hạn của NH đang chuyển biến theo chiều tốt. Kết quả trên đã thể
hiện sự nỗ lực và năng lực của cán bộ ngân hàng, cũng như thể hiện chiến lược phát
triển phù hợp của ngân hàng. Bởi lẽ đây là 1 mục tiêu không phải NH nào cũng
hoàn thành tốt được bởi nó liên quan tới việc thu hồi nợ quá hạn, khả năng thúc giục
khách hàng đi vay trả nợ đúng kì hạn
2.4.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh cho vay ngắn hạn của VPBank- chi
nhánh Huế
2.4.3.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, cho vay ngắn hạn của VPBank đã đạt được nhiều kết
quả khả quan. Cho vay ngắn hạn không chỉ tăng trưởng về quy mô mà còn nâng cao
dần về chất lượng. Chi nhánh đã hoạt động theo đúng những quy định của NHNN,
những thành quả của năm 2015 cho thấy hoạt động của VPBank đã và đang tiếp tục
đi đúng lộ trình. Sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên cùng với sự lãnh đạo linh
hoạt, nhạy bén của Ban lãnh đạo Ngân hàng đã được ghi nhận bằng kết quả kinh
doanh đáng tự hào của năm 2015. Kết quả này cho thấy VPBank đã, đang và sẽ tiếp
tục khẳng định là một trong những tổ chức tài chính hiệu quả, vững mạnh.
2.4.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế:
Trong những năm vừa qua, hoạt động cho vay của VPBank-chi nhánh Huế
đã có những thành công lớn. Doanh số cho vay tăng dần tho các năm, các chỉ số tài
chính cũng dần đạt chuẩn. Tuy nhiên vẫn còn những sai sót ở khâu này hay khâu
khác, do những nguyên nhân khác nhau nên chất lượng cho vay vẫn chưa được như
mong muốn của Ban lãnh đạo NH. Những hạn chế đó là:
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 42
Đạ
i h
ọ
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
* Về phía NH:
- Thứ nhất, quy trình nghiệp vụ cho vay nhiều lúc bị bỏ qua, đặc biệt là trong
khâu thẩm định tín dụng. Áp lực về thời gian thẩm định dự án đến từ cả 2 phía, lãnh
đạo NH và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ tín dụng gặp những khó khăn
trong quá trình thẩm định. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng chưa thể kiểm tra
được đầy đủ thông tin, từ đó không đánh giá chính xác được năng lực của khách
hàng vay vốn, dẫn đến những rủi ro.
- Thứ hai, so với các NHTM quốc doanh và một số NHTM khác thì quy mô
vốn vẫn còn nhỏ. Quy mô vốn thấp sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động kinh
doanh của NH nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó sẽ làm giảm tính cạnh
tranh của chi nhánh, khó đạt được những khoản vay lớn, giảm khả năng đối phó với
những bất lợi của thị trường.
- Thứ ba, tăng trưởng dư nợ tăng những vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. Dư nợ tăng theo
các năm là 1 điều đáng mừng, tuy nhiên dư nợ xin gia hạn vẫn còn. Một số khoản nợ
khó đòi tồn tại sẽ khiến NH tăng chi phí để xử lý các trường hợp này, có thể phải trích
một phần lợi nhuận để bổ sung vào quỹ dự phòng tổn thất, rủi ro tín dụng.
- Thứ tư, vòng quay vốn của VPBank-chi nhánh Huế chưa cao, vẫn chưa đạt
mục tiêu đề ra. Vòng quay vốn là 1 chỉ tiêu quan trọng, không chỉ phản ánh khả
năng thu hôi nợ từ khách hàng mà còn cho thấy một nguồn vốn đầy đủ, sẵn sàng
cho việc mở rộng tín dụng. Các chỉ số của NH cho thấy NH còn hạn chế trong khâu
tính toán kỳ hạn trả nợ, chưa xác định tốc độ quay vòng vốn trong các doanh nghiệp
để có thể thiết lập nên cơ cấu vốn tối ưu.
* Về phía doanh nghiệp:
- Khả năng kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng còn hạn chế. Trong
trương hợp doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không có lợi nhuận hoặc lợi
nhuận ở mức thấp, không đủ để trả nợ cho NH thì NH phải đối mặt với nguy cơ
chậm thu hồi vốn hoặc mất vốn.
- Khách hàng có thái độ trả nợ không tốt. Nhiều doanh nghiệp không có ý
thức tốt trong việc trả nợ, ở đây nói đến những doanh nghiệp có tình hình kinh
doanh tốt, có lợi nhuận nhưng không muốn trả tiền cho NH, nhằm mục đích chiếm
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 43
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
dụng tín dụng của NH, họ viện nhiều lí do đẻ không trả nợ đúng hạn và xin gia hạn
1 cách không trung thực. Điều này sẽ làm cho NH thu hồi vốn 1 cách khó khăn,
đồng thời làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của NH, gây tổn thất cho NH.
b. Những nguyên nhân chủ yếu:
* Về phía ngân hàng:
- Chưa đa dạng hóa các nghiệp vụ cho vay: Các mốn vay được thực hiện tại
NH chủ yếu tập trung vào 2 nghiệp vụ là cho vay ngắn hạn từng lần và cho vay theo
hạn mức. Hai phương thức này mang tính thụ động, phụ thuộc vào khách hàng.
Nghiệp vụ thấu chi và cho vay luân chuyển cũng được áp dụng đối với một số
khách hàng nhưng quy mô chưa lớn.
- Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt lãi suất biến động
nhiều như thời gian qua thì lãi suất là yếu tố thu hút khách hàng nhất tuy nhiên
chính sách lãi suất của chi nhánh chưa thu hút được lượng khách hàng mới nhiều,
chỉ tập trung ở khách hàng thân thuộc.
- Hạn chế về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín
dụng : Các nhân viên tín dụng đa số đều là các nhân viên trẻ tuổi, có trình độ, nhiệt
huyết với công việc tuy nhiên vẫn còn thiếu kinh nghiệm nên vẫn còn nhiều khó
khăn và hạn chế trong công việc.
- Vấn đề xử lý nợ quá hạn: dù tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm có xu hướng
giảm, tuy nhiên khả năng xử lý nợ tồn đọng còn gặp vấn đề, bởi từ phía khách hàng
việc thanh lý TSĐB để thu hồi nợ vẫn gây khó khăn.
- Tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác: Trong xã hội thông
tin như hiện nay, vấn đề thông tin trở thành 1 trong những yếu tố chính trong cạnh
tranh. Những ai nắm được cang nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì càng có nhiều cơ
hội thành công. NHTM hoạt động trong lĩnh vực tài chính- tiền tệ, một lĩnh vực dịch vụ
mà thông tin là yếu tố cạnh tranh chủ yếu, nó quyết định sự thành công hay thất bại của
NH. Tuy nhiên hiện nay, NH chưa có 1 cơ chế, cách thức tối ưu để tìm kiếm thông tin.
Những thông tin chủ yếu là do khách hàng cung cấp, và NH không tìm được cách nào
để xác định đúng hay sai hoàn toàn. Một số thông tin chỉ phản ánh được trong quá khứ
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 44
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
chứ chưa phản ánh hết được những thay đổi ở hiện tại. Điều đó sẽ gây nhiều khó khăn,
không đảm bảo tính đúng đắn va chính xác.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa tốt: Chịu trách nhiệm về 1 khoản
cho vay không chỉ thuộc về cán bộ tín dụng mà còn ở bộ phận quản lý và giám sát
tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay
có được hiệu quả tốt. Khi thực hiện tốt công tác này, sẽ phát hiện được nhanh
chonhs và có biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sót của cán bộ tín dụng và
khách hàng. Thời gian qua NH cũng đã cho thấy công tác kiểm tra kiểm soạt đang
dần được hoàn thiện tuy nhiên tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn xảy ra.
* Về phía khách hàng:
- Khả năng tài chính của khách hàng kém: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện
nay chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nay có
vốn chủ sở hữu quá nhỏ, TSĐB cũng có giá trị ko lớn, do đó không có khả năng vay
được những nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của mình. Đối với 1 số
dự án xem xét có hiệu quả cao nhưng do giới hạn về TSĐB nên không thể cho vay
theo nhu cầu của khách hàng thì chất lượng của món cho vay này cũng không tốt.
Bởi trong một số trương hợp giá trị TSĐB không đủ sẽ gây rủi ro cho NH.
- Khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa tốt: Trong quá trình hoạt
động của mình do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà các dự án kinh doanh
không thuận lợi. Các doanh nghiệp hoạt động không tốt, không tận dụng được vốn
vay từ NH. Các yếu tố chủ quan có thể là do trình độ quản lý, lãnh đạo của chủ
doanh nghiệp. Nguyên nhân khách quan có thể đến từ phía khách hàng của doanh
nghiệp, đối tác lam ăn, đối thủ cạnh tranh, biến động thị trườngĐiều này có thể
khiến doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không có lợi nhuận dẫn đến không trả
được nợ cho ngân hàng, tạo ra các khoản nợ xấu.
- Đạo đức của khách hàng: Khi khách hàng đã giành được khoản tiên từ NH thì
việc sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng, NH khó có thể can thiệp được.
Khi khách hàng không sử dụng vốn đúng mục đích, khoản cho vay không thể có chất
lượng cao. Khi khách hàng không trả nợ, có hành vi lừa đảo cán bộ tín dụng thì sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng do không thực hiện được mục tiêu vay vốn.
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 45
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
- Nguồn thông tin không chính xác: Khách hang có thể cung cấp những
thông tin không có tính xác thực để có thể vay vốn. Bởi vậy NH cần tìm hiểu thông
tin 1 cách rõ rang và cụ thể để đảm bảo tính xác thực.
* Những nguyên nhân khác:
- Môi trường cạnh tranh gay gắt trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Số lượng
các NHTM cổ phần ngay càng gia tăng với chất lượng tốt tạo ra áp lực cho chi nhánh,
làm ảnh hưởng đến hoạt động, quy trình tín dụng của các ngân hàng, dẫn đến NH
không thực hiện được đầy đủ và thường xuyên các yêu cầu về chất lượng cho vay.
- Ngoài ra, còn có 1 số nguyên nhân khác như tác động của môi trường kinh
tế, chính sách vĩ mô, hệ thống pháp luậtHiện nay hệ thống pháp lý của ta vẫn
chưa đồng bộ và đầy đủ, cần có thời gian hoàn thiện. Điều này sẽ gây trở ngại cho
công tác hạn chế rủi ro của NH.
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 46
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG- CHI NHÁNH HUẾ
3.1 Định hướng hoạt động cho vay ngắn hạn
Trên cơ sở bám sát chiến lược phát triển của NH TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng, VPBank- chi nhánh Huế đưa ra chiến lược phát triển của mình. Trong công
cuộc “đổi mới” đất nước để phát triển, vai trò của các trung gian tài chính nói riêng,
NHTM nói chung ngày càng quan trọng. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra với các NHTM
mà cụ thể là NH VPBank- chi nhánh Huế là phải tăng cường công tác huy động vốn
cho đầu tư phát triển, phân bổ nguồn lực ngày càng khan hiếm này một cách hiệu
quả, tạo điều kiện để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhằm thực hiện mục tiêu trên, chi nhánh phải thiết lập những định hướng cụ
thể cho hoạt động cho vay. Cụ thể, theo định hướng của NHNN, NH phải xác định
phương hướng phát triển hoạt động cho vay theo hướng:
- Quán triệt thực hiện cho vay theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo đáp ứng
nhu cầu vốn một cách hợp lý cho khách hàng.
- Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn va khả
năng sinh lời cho NH.
- Đẩy mạnh hợp lý hóa cơ cấu cho vay theo kỳ hạn theo hướng phù hợp với
nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện đảm bảo an toàn thanh khoản.
- Đa dạng hóa danh mục cho vay theo hướng đa dạng ngành va thành phần
kinh tế.
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm dịch vụ
cho vay ngắn hạn tại ngân hàng VPBank- chi nhánh Huế
3.2.1 Tạo nguồn vốn ổn định
Vấn đề này tạo nguồn vốn hoạt động có ý nghĩa đầu tiên và quan trọng đối
với sự hình thành và phát triển của một ngân hàng. Có tạo được nguồn thì mới có
thể cho vay và thực hiện các hoạt động khác. Nguồn vốn không chỉ có ý nghĩa trong
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 47
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
việc đảm bảo khả năng cho vay về quy mô mà từ cơ cấu nguồn có thể xây dựng
được cơ cấu cho vay hợp lí, đặc biệt là về thời hạn. Khi mà hiện nay một số NH sử
dụng lãi suất như 1 công cụ cạnh tranh chủ yếu, VPBank cần phải có một chiến
lược đẩy mạnh với một số giải pháp sau:
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Bên cạnh các hình thức huy động
vốn truyền thống, cận tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các hình thức mới, đa dạng và
thu hút như hình thức tiết kiệm trả góp, tiết kịm có thưởng, đẩy mạnh phát hành trái
phiếu, kỳ phiếu với nhiều thời hạn và lãi suất linh hoạt,
- Mở rộng mạng lưới huy động vốn đến các địa bàn mới, không chỉ mở mới
thêm mà còn phải tăng quy mô của mỗi quỹ tít kiệm trên địa bàn. Số lượng chi
nhánh cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của hệ thống ngân hàng, do đó cần
mở rộng các biện pháp như tuyên truyền, quảng cáo kết hợp với phong cách phục
vụ chu đáocần tạo được hình ảnh riêng của chi nhánh cũng như hệ thống NH
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
- Duy trì và phát triển thêm nhiều mối quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp lớn.
Củng cố quan hệ tín dụng với họ sẽ giúp NH có một nguồn vốn lớn, ổn định va lâu dài.
- Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt. Bởi lãi suất là yếu tố thu
hút khách hàng gửi tiền. Cần được xây dựng trên cơ sở đảm bảo được lợi ích cho
người gửi và lợi ích của NH., tạo thế cạnh tranh thuận lợi cho NH. Lãi suất cần cụ
thể, chi tiết cho từng đối tượng, cân đối và hợp lí.
3.2.2 Hoàn thiện va thực hiện tốt quy trình cho vay
Đây là quy trình chặt chẽ, bao gồm nhiều bước. Cán bộ tín dụng phải tho sát
quu trình, đặc biệt ở những khâu quan trọng như thẩm định, trong đó có khâu thẩm
định tài sản đảm bảo.
Cán bộ tín dụng cũng cần linh hoạt áp dụng quy trình này vào từng trường
hợp cụ thể. Đối với khách hàng có quan hệ lâu dài với NH, thì các bước hướng dẫn
hồ sơ, thủ tục là không cần thiết, bước thu thập, điều tra thông tin có thể giảm nhẹ
nhờ kế thừa thông tin có sẵn, cán bộ chỉ cần tập trung nhiều hơn vào dự án xin vay.
Ngược lại đối với những khách hàng mới cần thực hiện đầy đủ các bước kỹ lưỡng
để đảm bảo rằng khách hàng hiểu rõ và thực hiện được các yeu cầu của NH.
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 48
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
Thực hiện tốt quy trình cho vay đoi hỏi cán bộ NH tốt ngay ở từng bước của
quy trình. Do đó tuân thủ quy trình chặt chẽ mà rất linh hoạt là điều kiện quan trọng
để có được các quyết định cho vay đúng đắn, tạo điều kiện cho khách hàng, đồng
thời đảm bảo an toàn va sinh lợi cho NH. Hiệu quả cho vay nhờ đó được nâng cao.
3.2.3 Mở rộng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh
tế, chính trị, xã hội. Đối với hoạt động CVNH thì yếu tố con người cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Nhất là khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vay của
người dân tăng lên để đáp ứng sự gia tăng này, ngân hàng cần phải tập trung tăng
cường đội ngũ nhân viên cho lĩnh vực này cùng với đó là không ngừng nâng cao
chất lượng của các cán bộ tín dụng vì toàn bộ quyết định cho vay, tiến trình thực
hiện cho vay, thu hồi nợ không có máy móc hay công cụ nào khác ngoài cán bộ
tín dụng đảm nhiệm nên kết quả hoạt động CVNH phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Do
vậy, việc tăng đội ngũ nhân viên và công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là
một trong những mục tiêu trọng tâm của ngân hàng.
Ngân hàng nên có sự phân công lao động hợp lý, tận dụng các khả năng của
cán bộ tín dụng, đồng thời ngân hàng cũng cần có chiến lược đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực một cách toàn diện. Tuy nhiên yêu cầu không ngừng học hỏi đặt ra
không chỉ với đội ngũ cán bộ tín dụng mà đối với toàn thể thành viên của ngân hàng
để dù ở bất kỳ vị trí nào họ cũng hoàn thành tốt công việc của mình.
Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo tại chỗ, ngân hàng nên mời chuyên gia
trong và ngoài nước giảng dạy, ngân hàng nên xem xét việc cử cán bộ nhân viên có
trình độ, năng lực tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngoài.
Ngân hàng cần tiến hành các cuộc thăm dò nội bộ về mức hài lòng của nhân
viên ngân hàng đối với mức lương, thưởng, điều kiện làm việc cũng như định
hướng, mục đích của họ trong tương lai nhằm giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có
thông tin đầy đủ và có cách nhìn nhận đúng đắn về nhân viên của mình. Ngoài ra,
ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao hay các
cuộc thi về nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng nhằm tạo cơ hội cho các cán bộ nhân
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 49
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
viên trao đổi thêm kinh nghiệm nghề nghiệp và hiểu biết lẫn nhau cùng nhau xây
dựng tình đoàn kết vì mục tiêu chung của ngân hàng.
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, khuếch trương và quan hệ công chúng
Với mục tiêu nâng cao uy tín và thương hiệu của VPBank nhằm thu hút
khách hàng và phát triển mọi mặt hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống, ngân
hàng nên tổ chức các hoạt động quảng cáo và tiếp thị một cách chuyên nghiệp hóa
với sự cộng tác của các chuyên gia. Để đa dạng các hoạt động quảng cáo ngân hàng
nên tiếp thị dưới mọi hình thức để khuếch trương hình ảnh về VPBank vững vàng
về tổ chức, lành mạnh về tài chính, luôn hướng tới khách hàng và phục vụ các dịch
vụ trọn gói, thuận tiện nhất, ưu đãi nhất và phong cách phục vụ tốt nhất.
Chính vì vậy, để thu hút sự chú ý quan tâm của người dân đối với các sản
phẩm của mình, ngân hàng cần xây dựng chiến dịch quảng cáo dưới các hình thức
pano, áp phích, tờ rơi hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,
đài phát thanh, truyền hình, website, email, internet. Đối với chương trình quảng
cáo trên truyền hình, trên đài phát thanh nên ngắn gọn nhưng dễ hiểu để tiết kiệm
chi phí và đạt được hiệu quả như mong muốn. Đối với chương trình quảng cáo trên
các tờ rơi, trên báo chí cần tạo được ấn tượng mạnh, đẹp mắt và dễ nhớ.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay và thu hồi nợ
Để hoạt động CVNH hoạt động một cách an toàn và có hiệu quả thì sau khi
giải ngân cán bộ tín dụng phải phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra dư nợ của các
khoản vay, tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Định kỳ
phải nhắc nhở khách hàng trả nợ bởi lẽ nhiều khách hàng không bị hạn chế về khả
năng trả nợ nhưng lại thiếu thiện chí trong việc trả nợ làm cho công tác thu hồi nợ
của cán bộ tín dụng khó khăn hơn. Vì vậy công tác kiểm tra, giám sát này cần phải
được tiến hành một cách chặt chẽ
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 50
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trước những yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước, với phương châm
phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng NH là một giải pháp quan trọng về vốn.
Trong đó cho vay ngắn hạn đối với khách hàng luôn giữ một vị trí vô cung quan
trọng. Trong quá trình cạnh tranh và phát triển, các ngân hàng nhận thấy việc nâng
cao hiệu quả cho vay cũng rất quan trọng không kém việc mở rộng cho vay.
Vì vậy, nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn luôn là nội dung quan trọng
hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả cho
vay, vai trò của bản thân ngân hàng là quan trọng nhất, tuy nhiên không thể tách rời
các bên có liên quan như khách hàng, NHNN và môi trường kinh tế.
Luận văn đã phân tích những vấn đề lí luận cơ bản về cho vay ngắn hạn và
chất lượng cho vay ngắn hạn, phân tích thực trạng hoạt động của VPBank-chi nhánh
Huế trong 3 năm gần đây, tư đó đánh giá hiệu quả sản phẩm dịch vụ cho vay ngắn
hạn tại NH, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cho vay
ngắn hạn của NHTM. Do quy mô nghiên cứu của một luận văn tốt nghiệp nên các
giải pháp đưa ra mới chỉ mang tính đề xuất.
Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng do hạn chế về thời gian và mặt kiến thức nên
khóa luận thực hiện còn có nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận dược sự góp ý, dạy
bảo của các thầy cô, Ban lãnh đạo, các anh chị tại Ngân hàng và các bạn để khóa
luận có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn thầy TS. Trương Quang Dũng và các thầy, cô cũng
như các cán bộ trong Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng –chi nhánh Huế- PGD
Bến Ngự đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
2. Kiến nghị
- Quy đinh thẩm quyền quyết định cho vay đối với khách hàng lớn hơn, tạo
điều kiện cho chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực thu hồi số nợ
tồn đọng, nợ quá hạn cũ, hạn chế nợ phát sinh nợ quá hạn mới.
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 51
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
- Cần phải mở rộng hơn quy mô, tăng lượng tiền cho vay và thay đổi quy chế
thoáng hơn về tài sản đảm bảo, tăng tỷ lệ cho vay và thay đổi quy chế thoáng hơn
về tái sản đảm bảo vì đây là một thị trường Ngân hàng chưa khai thác hết.
- Lập ra các chiến lược về quản trị điều hành, quản trị rủi ro, quản trị tài
chính, kiểm tra, kiểm soát, chiến lược về phát triển mạng lưới.
- Đổi mới, cập nhật các công nghệ mới để theo kịp xu hướng chung.
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lý thuyết đại cương về tín dụng ở ngân hàng VPBank.
TS.Nguyễn Minh Kiều (2007), “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”
NXB tài chính.
PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2009),” Giáo trình Tài chính- Tiền tệ Ngân
hàng”, nhà xuất bản thống kê.
Bách khoa toàn thư mở, https://vi.wikipedia.org
Hệ thống quy phạm văn bản pháp luật,
Thư viện pháp luật,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, www.sbv.gov.vn.
Trang web tìm kiếm tổng hợp, www.google.com.
Website Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng, www.vpb.com.vn
SVTH: Trần Thị Tiểu Ly - Lớp: K46C - KHĐT 53
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_thi_tieu_ly_6018.pdf