Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau thơm tại xã Điện nam trung – Huyện Điện bàn – Tỉnh Quảng Nam

Cho vay ưu đãi để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và ưu đãi lãi suất vay phục vụ kinh doanh rau thơm. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ từ khâu sản xuất để các nhà sản xuất ký kết hợp đồng với các nhà tiêu thụ với giá bán tương đương với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hỗ trợ kinh phí sự nghiệp cho việc tuyên truyền nâng cao dân trí về sản xuất, tiêu dùng rau an toàn, thực phẩm sạch, đào tạo tập huấn viên bán hàng, tuyên truyền thông tin qua khâu lưu thông bằng in tem nhãn, bảng chữ to các thông tin về rau an toàn thực phẩm sạch và tiêu chuẩn ra rau an toàn theo quy trình VietGAP. Tổ chức chương trình chuyên mục về rau an toàn, thực phẩm sạch trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình,.) đưa vào chương trình giáo dục trong các trường phổ thông. Tổ chức kiểm tra áp dụng các quy trình sản xuất theo VietGAP của vùng sản xuất, kiểm tra theo định kỳ đã quy định. Chính sách thị trường: Do quy mô sản xuất và năng lực sản xuất rau thơm của các hộ còn nhỏ vì vậy chình sách thị trường cần hướng tới một số chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ quảng cáo, đào tạo, huấn luyện, tuyên truyền, động viên, khen thưởng các cơ sở sản xuất điển hình, nghiên túc xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Chính sách về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các

pdf67 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau thơm tại xã Điện nam trung – Huyện Điện bàn – Tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
K inh tế H ế 28 số lao động của các hộ điều tra nên việc sản xuất rau thơm là nghề chính và cũng là nguồn thu nhập chính của các hộ. Diện tích đất trồng rau thơm bình quân của hộ điều tra là 3,17 sào/hộ tương đương 1.585 m2/ hộ, đây là mức tương đối thấp bởi tổng diện tích đất của mỗi hộ trên địa bàn xã không được nhiều. Đồng thời, diện tích trồng lúa đã cố định chiếm một phần không nhỏ trong tốn diện tích đất nông nghiệp của các hộ. Qua quá trình điều tra các hộ, ta thấy các hộ dân chủ yếu trồng một số loại rau thơm chủ yếu là rau húng, rau quế và rau ngò. Do điều kiện khí hậu của vùng nên rau ngò trồng được 3 – 4 vụ trong năm từ tháng 1 đến tháng 4. Còn rau húng và rau quế trồng được quanh năm, trong đó rau húng được trồng nhiều nhất. Bảng 8: Tình hình đất đai và lao động của các hộ điều tra STT Các chỉ tiêu ĐVT Số Lượng 1 Tổng số hộ Hộ 40,00 2 Độ tuổi trung bình hộ điều tra Tuổi 48,00 3 Tổng số nhân khẩu Người 176,00 4 Số nhân khẩu bình quân(BQ)/hộ Người/hộ 4,40 5 Tổng số lao động Lao động 120,00 6 Số lao động BQ/hộ Lao động/ hộ 3,00 7 Tổng số lao động tham gia trồng rau thơm Lao động 97,00 8 Số lao động trồng rau BQ/hộ Lao động/hộ 2,43 9 Tổng diện tích đất đai trồng rau Sào 126,8 10 Diện tích đất trồng rau thơm BQ/hộ Sào/hộ 3,17 11 Số năm kinh nghiệm sản xuất trồng rau Năm 12,00 (Nguồn: Số liệu điều tra các hộ năm 2012) 2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai trồng rau thơm của các hộ điều tra Tại xã Điện Bàn Điện Nam trung, có hai mùa được phân chia rõ rệt là mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 9 và mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Địa hình đa dạng nên việc trồng rau thơm tùy thuộc vào thời tiết và địa hình. Vào mùa mưa, các địa hình thấp trũng sẽ bị ngập nước tạo nên các ao hồ rộng được xã cho người dân địa phương Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 29 đấu thầu để nuôi thủy sản, nên rau thơm được trồng trên các mảnh đất cao không bị ngập úng. Vào mùa nắng, các vùng thấp trũng sẽ hết nước cây rau thơm trồng trên đó và các vùng đất cao khô nóng sẽ được trồng những loại cây như lạc, mè, sắn... nhưng chỉ ít hộ trồng còn lại đa số bị bỏ hoang. Do vào mùa nắng rất khô nóng, muốn trồng rau thơm cần phải tưới một lượng nước lớn mà đa phần các hộ tưới bằng nước ở ao hồ nhưng ao hồ bị cạn hết nước nên việc tưới trở nên khó khăn. Các hộ điều tra thấy không hiệu quả nên đa số bỏ hoang đất vào mùa nắng. Bảng 9: Diện tích gieo trồng một số loại rau thơm chủ yếu STT Loại rau Tổng diện tích của các hộ điều tra (sào) Diện tích gieo trồng BQ/hộ điều tra (sào) Năng suất BQ (kg/sào/năm) Tỷ lệ diện tích (%) 1 Rau húng 67,5 1,68 691,26 53.36 2 Rau quế 43,25 1,09 1.021,16 34,19 3 Rau ngò 15,75 0,39 508,38 12,45 4 Tổng 126,5 3,17 781,28 100 (Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2012) Đối với rau húng được các hộ trồng quanh năm và chiếm diện tích lớn nhất với 67,3 sào và cho năng suất 1.021,16 kg/sào/năm. Mỗi vụ trồng thường kéo dài từ 3 - 4 tháng và mỗi tháng trung bình 2 lần. Đa số loại cây này trồng ở các khu vườn quanh nhà hay các mảnh đất ở gần nơi sinh sống nhất, vì loại rau này cần tưới tiêu một lượng nước lớn và thường xuyên nên tưới nước bằng máy bơm nước đồng thời tiện lợi cho việc chăm sóc hơn. Cũng như rau húng rau quế được các hộ trồng quanh năm, chiếm tổng diện tích 43,25 sào với năng suất 1.021,16 kg/sào/năm. Loại cây này có sức sống mạnh mẽ nên ít sâu bệnh và thường được trồng ở các mảnh đất cao và xa nhà hơn. Mỗi vụ trồng thường từ 3 - 4 tháng và mỗi tháng thu hoạch 2 - 3 lần. Còn rau ngò có diện tích trồng ít nhất là 15,8 sào với năng suất 508,38 kg/sào/năm. Rau ngò chỉ trồng được từ tháng 2 đến tháng 5, vào thời điểm này là thời gian chuyển mùa nên khí hậu mát mẻ thuận lợi cho việc trồng cây rau ngò.Rau ngò có sức sống yếu nên dễ bị sâu bệnh và chịu ảnh hưởng nhiều bởi khí hậu thời tiết.Rau ngò Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 30 được trồng ở các vùng đất trũng và ẩm ướt khi mà nước vừa cạn các hộ tiến hành trồng. Diện tích đất trồng loại cây này không cần nhiều nhưng lại cho thu nhập ổn định cho các hộ. Chưa đầy 1 tháng kể từ khi gieo hạt loại rau này thì có thể thu hoach được. Bảng 10: Thời vụ rau thơm được gieo trồng các hộ điều tra tại xã Điện Nam Trung. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Rau húng Rau quế Rau ngò (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) 2.3.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Tư liệu sản xuất là yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó tác động lên đối tượng lao động. Nhờ có tư liệu sản xuất mà sức lao động của con người giảm đi nhiều. Đồng thời, nó cũng giúp nâng cao năng xuất lao động và đạt kết quả tốt hơn. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt. Tùy thuộc vào quy mô mô sản xuất mà từng hộ gia đình đầu tư các công cụ lao động cho phù hợp để đảm bảo cho quá trình sản xuất giảm bớt sự lãng phí nhiều nhất và đạt kết quả tốt nhất. Sau đây là bảng thể hiện tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của các hộ điều tra. Sau khi điều tra tư liệu lao động của 40 hộ ta thấy, các công cụ lao động của các hộ c̣n chưa được cơ giới hóa thường thấy trong nền nông nghiệp ở nước ta như cuốc, cào, bình phun thuốc. Do quy mô sản xuất của các hộ nhỏ và các mảnh ruộng lại phân bố ở nhiều nơi khác nhau nên việc đầu tư trang thiết bị vào sản xuất còn nhiều trở ngại. Vì thế các hộ nông dân chỉ sản xuất rau thơm chỉ sử dụng các công cụ thông thường. Điều này dẫn đến hiệu quả trong sản xuất chưa được cao. Đối với các mảnh ruộng ở xa nơi sinh sống của dân cư chưa có điện kết nối đến thì việc tưới tiêu phải bằng cách gánh nước từ ao lên tưới. Tại mỗi hộ điều tra trung bình có từ 1 - 2 đôi gày gánh tưới nước cho rau thơm nên số lượng tương đối nhiều và có giá trị lớn thứ 2 là 510 nghìn đồng. Điều đó tốn rất nhiều thời gian và sức lao động Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 31 làm cho công việc thì nhiều nhưng về vốn đất đai chưa sử dụng được hết. Còn đối với các mảnh ruộng gần nơi sinh sống của dân cư, điện đã có việc tưới tiêu được thực hiện bằng máy bơm nước ngầm từ giếng khoang trực tiếp lên tưới cho rau thơm rất nhanh và không tốn nhiều công sức. Các hộ điều tra ở đây, gia đình nào cũng có riêng cho mình một máy bơm nước vì giá bán lớn nên máy bơm nước có giá trị lớn nhất là 2.000 nghìn đồng. Rau thơm có đặc tính chống chịu sâu bệnh tốt nên việc phun thốc rất ít. Nên bình phun thuốc có số lượng không nhiều bình quân mỗi hộ 0,225 cái có giá trị thấp nhất là 40,5 nghìn đồng. Bảng 11: Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/hộ) STT Loại Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (1000đ) Trị giá (1000đ) 1 Cuốc +Cào Cái 3,15 100 315 2 Xoa tưới nước Cái 1,00 120 120 3 Máy bơm nước Cái 1,00 2.000 2.000 4 Dây tưới Mét 23,00 7 161 5 Xe rùa Chiếc 1,00 415 415 6 Bình phun thuốc Cái 0,23 180 40,5 7 Gày gánh tưới nước Đôi (2 cái) 1,70 300 510 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) 1.4 Thực trạng sản xuất rau thơm của các hộ điều tra 2.4.1. Kết quả sản xuất rau thơm của các hộ điều tra 2.4.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau thơm chủ yếu của các hộ điều tra Sau khi điều tra và tìm hiểu về tình hình sản xuất rau thơm ở các hộ tại địa bàn xã Điện Nam Trung, diện tích bình quân sản xuất rau thơm của mỗi hộ điều tra lớn với 3,17 sào. Trong đó, rau húng chiếm nhiều nhất với 1,69 sào (chiếm 53,08%), sau đó là diện tích bình quân trồng rau quế với 1,09 sào (chiếm 34,46%) và cuối cùng là rau ngò Trư ờ g Đại học Kin h tế Hu ế 32 với diện tích sản xuất bình quân nhỏ nhất là 0,40 sào (chiếm 12,46%). Điều này cho thấy, quy mô sản xuất rau húng của các hộ điều tra tương đối lớn. Bảng 12: Diện tích, năng suất và sản lượng sản xuất một số loại rau thơm chủ yếu của các hộ điều tra STT Loại rau Diện tích BQ của các hộ điều tra (sào) Sản lượng BQ hộ điều tra (kg) Năng suất BQ (kg/sào) Tỷ lệ diện tích BQ (%) 1 Rau húng 1,69 1.166,50 691,26 53.08 2 Rau quế 1,08 1.104,125 1.021,16 34,46 3 Rau ngò 0,40 200,18 508,38 12,46 4 Tổng 3,17 2.470,80 781,28 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Quan sát bảng trên, năng xuất rau thơm của các hộ điều tra cũng khá cao 781,28 kg/sào. Trong đó, năng suất rau quế cao nhất với 1.021,16 kg/sào. Đối với rau húng, năng suất thấp hơn với 691,26 kg/sào. Vì rau húng khó trồng hơn rau quế và đặc điểm sinh học của cây rau quế có lá to hơn rau húng nên cho trọng lượng nhiều hơn rau húng. Còn rau ngò đạt năng suất 508,38 kg/sào. 2.4.2.2. Tình hình đầu tư các yếu tố sản xuất rau thơm của các hộ điều tra. Trong sản xuất nông nghiệp các yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố này ảnh hýởng trực tiếp ðến sản lýợng và chất lýợng sản phẩm thu hoạch. Tùy thuộc vào mỗi loại cây trồng mà các yếu tố đầu vào được sử dụng với số lượng khác nhau.Bên cạnh đó, phân bổ các yếu tố đầu vào hợp lý sẽ tránh được sự lãng phí và giảm chi phí xuống thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Sau khi tiến hành điều tra chí đầu tư sản xuất ở 40 hộ sản xuất rau thơm tại xã Điện Nam cho ta thấy, tổng chi phí sản xuất rau ngò cao nhất là 1.860,32nghìn đồng/sào và tổng chi phí sản xuất rau húng thấp nhất là 602,67 nghìn đồng/sào. Trong đó chi phí sản xuất trực tiếp khá nhỏ so với chi phí gia đình tự có. Vì đất đai kém màu mỡ nên lượng phân bón cho cây rau thơm tương đối lớn. Loại phân bón chủ yếu là phân chuồng được mua từ các trang trại chăn nuôi.Đồng thời, các hộ sản xuất ít dùng thuốc bảo vệ thực vật. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 33 Bảng 13: Đầu tư các yếu tố sản xuất rau thơm của mỗi hộ điều tra theo số lượng STT Loại chi phí ĐVT Rau húng Rau quế Rau ngò 1 - Giống Kg 35,19 0,94 7,45 2 - Phân chuồng Bao 29,56 38,27 4 3 - Thuốc bảo vệ thực vật 1000đ - - 39,08 4 - Chi phí khác 1000đ 11,56 10,57 - 5 - Công lao động gia đình Công 35,56 26,71 9,25 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Bảng 14: Chi phí đầu tư sản xuất rau thơm tại mỗi hộ điều tra theo giá trị (BQ/sào/năm). (Đơn vị tính: 1000đ) Loại chi phí Rau húng Rau quế Rau ngò (1) (2) (3) I. Chi phí trung gian (IC) 602,67 775,89 1.860,32 - Giống - - 1.533,33 - Phân bón 591,11 765,32 107,32 - Thuốc bảo vệ thực vật - - 107,30 - Chi phí khác 11,58,00 10,57 - II. Chi phí gia đình tự có (Ctc) 4.970,37 3.251,79 3.047,62 - Công lao động gia đình 4.266,67 3.204,62 3.047,62 - Giống 703,7 47,17 - III. Tổng chi phí (TC) 5.573,04 4.027,67 4.907,94 (Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2012) Đối với rau húng, rau húng có tổng chi phí trung gian cao nhất với 5.573,04 nghìn đồng/sào. Trong đó, chi phí sản xuất trung gian có 602,67 nghìn đồng/sào thấp nhất trong 3 loại rau thơm và chi phí gia đình tự có giá trị cao nhất với 5.573,04 nghìn đồng/sào. Rau húng có sức sống tốt nên sau bệnh rất ít. Vì vậy việc bơm thuốc hầu Trư ờn Đạ i họ c K inh ế H uế 34 như không có. Rau húng được trồng bằng thân cây nên giống cây được lấy từ các luống rau của các vụ trước. Việc trồng rau được thực hiện bằng hai cách, đó là: cách thứ nhất, trồng rau húng bằng cách cấy các nhánh rau xuống đất. Cách này cần số lượng rau húng giống ít hơn nhưng sản lượng rau thu hoạch vài lần ban đầu sẽ ít và sau đó tăng dần theo số lần thu hoạch. Còn cách thứ hai, rau húng sẽ được gieo xạ bằng cách rải nhiều nhánh rau húng với mật độ dày lên trên luống rồi tiến hành chần một lớp đất mỏng lên trên. Cách này tốn số lượng rau húng giống nhiều hơn nhưng sản lượng thu hoạch rau húng nhiều hơn. Những giống trồng rau húng được lấy từ những luống rau của vụ trước mà gia đình trồng nên chi phí giống này nhỏ là 603,7 nghìn đồng/sào. Về công lao động, rau húng cần lượng nước nhiều nhất trong ba loại rau trên nên việc tưới nước được tiến hành 2 lần trong một ngày. Bên cạnh đó, mỗi lần thu hoạch phải bỏ công chần lớp đất mỏng lên trên bề mặt rau nên công lao động loại rau này bỏ ra nhiều nhất là 4.266,67 nghìn đồng/sào. Đối với rau quế, rau quế cũng kháng sâu bệnh tốt nên việc phun thuốc trừ sau hầy như không có.Rau quế chủ yếu được trồng bằng hạt được lấy từ các vụ trước đem gieo trong mãnh đất nhỏ khoảng 1 tuần rồi đem cấy xuống ruộng. Nên chi phí giống rau quế các hộ điều tra thấp 47,17 nghìn đồng/sào. Khác với rau húng rau quế lượng nước tưới cần thiết thấp hơn nên việc tưới tiêu được thực hiện chỉ 1 lần trong ngày và công chăm sóc cũng ít đi nhiều so với rau húng. Vì vậy, chi phí công lao động thấp hơn rau húng và có giá trị là 3.204,62 nghìn đồng/sào. Đối với ra ngò, tổng chi phí sản xuất là 4.907,94nghìn đồng/sào.Trong đó, giống trồng rau ngò có hai loại chủ yếu là giống ngò Pháp và giống ngò Trang Nông với chi phí giống là 1.533,33 nghìn đồng/sào. Lần gieo ngò đầu tiên các hộ sẽ bơm thuốc nhằm diệt cỏ và kích thích cây ngò nảy mầm nên chi phí thuốc bảo vệ thực vật là 107,30 nghìn đồng. Rau ngò được trồng ở nơi đất vừa rút hết nước vẫn còn ẩm ướt nên việc tưới nước hầu như không có. Rau ngò khó trồng hơn so với rau húng và rau quế nên cần công chăm sóc của người trồng nhiều hơn nên chi phí công lao đông rau ngò cao là 3.047,62 nghìn đồng/sào. Tóm lại, trong tổng chi phí trồng rau thơm ta thấy chi phí lao động công gia đình cao nhất. Vì yếu tố đất đai mầu mỡ nên chi phí phân bón cũng chiếm tỉ lệ cao. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 35 2.4.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất một số loại rau thơm chủ yếu của các hộ điều tra 2.4.2.1. Kết quả sản xuất một số loại rau của hộ điều tra Kết quả là chỉ tiêu phản ánh những giá trị sản xuất rau thơm có được sau một quá trình sản xuất của các hộ điều tra. Sau đây là bảng doanh thu của các hộ giá trị sản xuất 3 loại rau thơm được trồng chủ yếu: Bảng 15: Doanh thu các hộ điều tra sản xuất rau thơm (BQ/sào/năm) STT Loại rau Sản lượng (kg) Số vụ/ năm Đơn giá (1000đ/kg) Doanh thu BQ/sào (1000đ/sào) Tỷ lệ (%) 1 Rau húng 691,26 1 20 13.825 29,47 2 Rau quế 1021,16 1 10 10.212 21,77 3 Rau ngò 508,38 3 15 22.877 48,76 4 Tổng 46.914 100 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012) Từ bảng trên ta thấy, trong 3 loại ra thơm được các hộ điều tra sản xuất chủ yếu, rau ngò trung bình trồng 3 vụ mỗi năm nên đạt giá trị cao nhất 22.877 nghìn đồng/sào (chiếm 48,76%); Rau quế có giá trị thấp nhất 10.212 nghìn đồng/sào (chiếm 21,77%) và rau húng được có giá trị 13.825 nghìn đồng/sào (chiếm 29,47%). Tỷ lệ doanh thu của 3 loại rau thơm của các hộ điều tra chênh lệch lớn. Những loại rau thơm này đóng góp tổng doanh thu bình quân tương đối cao của mỗi hộ điều tra là 46.914nghìn đồng/sào. Sau khi tiến hành xử lý số liệu thu được từ các hộ điều tradự trên một số chỉ tiêu thường dùng để đánh giá kết quả trong sản xuất nông nghiệp ta thấy, tổng chi phí trung gian thấp là 3.239 nghìn đồng/sào so với tổng giá trị sản xuất là 46.914nghìn đồng/sào đã tạo nên giá trị gia tăng của các hộ điều tra tương đối cao là 43.675 nghìn đồng/sào. Trong đó, giá trị gia tăng rau ngò cao nhất là 21.016,68 nghìn đồng/sào, sau đó là rau húng với 13.222,33 nghìn đồng/sào và rau quế là 9.436,11 nghìn đồng/sào. Sản xuất rau thơm có chi phí trung gian thấp nhưng bù lại chi phí gia đình tự có tương đối cao, chủ yếu là chi phí nguồn lao động gia đình tự có. Vì vậy, sự chênh lệch Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 36 giữa giá trị gia tăng (VA) và lợi nhuận kinh tế ròng (NB) khá nhiều.Tổng lợi nhuận kinh tế ròng của hộ điều tra tương đối cao là 32.405 nghìn đồng/sào. Trong đó, lợi nhuận kinh tế ròng rau ngò cao nhất với 17.969,06 nghìn đồng/sào, sau đó rau húng với 8.251,96 nghìn đồng/sào và rau quế với 6.184,32 nghìn đồng/sào. Bảng 16: Kết quả sản xuất rau thơm của các hộ điều tra (Đơn vị tính: nghìn đồng) STT Chỉ tiêu Rau húng Rau quế Rau ngò Tổng 1 Giá trị sản xuất (GO) 13.825 10.212 22.877 46.914 2 Chi phí trung gian (IC) 602,67 775,89 1.860,32 3.239 3 Giá trị gia tăng (VA) 13.222,33 9.436,11 21.016,68 43.675 4 Chi phí gia đình tự có (Ctc) 4.970,37 3.251,79 3.047,62 11.270 5 Tổng chi phí sản xuất (TC) 5.573,04 4.027,68 4.907,94 14.509 6 Lợi nhuận kinh tế ròng (NB) 8.251,96 6.184,32 17.969,06 32.405 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012) Như vậy, kết quả sản xuất rau thơm của các hộ điều tra thu được khá cao. Do chi phí sản xuất trực tiếp thấp. Chi phí sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn lao động gia đình là chính. Bên cạnh đó, giá cả và sản lượng các sản phẩm rau thơm này khá ổn định và cao nên tạo doanh thu lớn. Vì vậy, thu nhập bình quân của các hộ sản xuất rau thơm cao làm cho đời sống được cải thiện. 2.4.2.2. Hiệu quả sản xuất của hộ điều tra Sau khi tổng hợp các chỉ tiêu kết quả ta cần phân tích một số chỉ tiêu thường dùng trong kinh tế để đánh giá hiệu quả sản xuất rau thơm của các hộ điều tra nhằm đánh giá tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực của các hộ điều tra. Qua điều tra các hộ ta thấy, khi bỏ một đồng chi phí trung gian (IC) thì giá trị sản xuất (GO) tạo ra trên một sào rau thơm rất cao, bình quân chung cho rau thơm là 15,34 đồng. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng (VA) của các hộ sản xuất rau thơm khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian (IC) cũng khá cao, bình quân chung là 14,34 đồng. Nhưng khi các hộ bỏ ra chi phí lao động gia đình thì tạo nên giá trị sản xuất và giá trị gia tăng (VA) lại thấp hơn nhiều so với bỏ ra chi phí trung gian (IC). Đặc biệt với rau húng và rau quế, nếu bỏ ra một đồng lao động chỉ tạo được 3,10 đồng giá trị gia tăng ở rau Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 37 húng và 2,94 đồng giá trị gia tăng ở rau quế. Điều này, cho ta thấy chất lượng lao động gia đình của các hộ vẫn còn nhiều hạn chế. Để hiểu rõ thêm ta phân tích từng loại rau thơm sản xuất chủ yếu ở các hộ. Bảng 17: Hiệu quả sản xuất rau thơm của các hộ điều tra. STT Chỉ tiêu ĐVT Rau húng Rau quế Rau ngò Bình quân chung 1 GO/IC Đồng 22,94 13,16 12,3 15,34 2 VA/IC Đồng 21,94 12,16 11,30 14,34 3 NB/TC Đồng 1,48 1,54 3,66 1,98 4 VA/CLĐ 1000đ/công 3,10 2,94 6,89 0,4 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012) Đối với rau húng, nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian để sản xuất rau húng sẽ thu được 22,94 đồng giá trị sản xuất và 21,94 đồng giá trị gia tăng. Một con số khá cao trong thu nhập của các hộ điều tra. Nhưng nếu bỏ ra một đồng công lao động thì các hộ điều tra chỉ thu được 3,10 đồng giá trị gia tăng. Điều này cho thấy nguồn lao động của cá hộ chưa hiệu quả. Bởi vì, các hộ điều tra sản xuất rau thơm dựa trên các công cụ sản xuất còn mang tính lạc hậu chưa được nhiều cơ giới hóa vào sản xuất. Bên cạnh đó, rau húng là loại cây khó trồng nên việc chăm sóc cần bỏ ra nhiều thời gian hơn. Vì vậy, sản xuất rau húng còn phụ thuộc nhiều vào công lao động tự có của gia đình nên chỉ tiêu lợi nhuận hỗn hợp trên tổng chi phí vẫn còn thấp. Đối với ra quế, chỉ tiêu GO/IC và VA/IC của rau quế khá cao, lần lượt là 13,16 đồng và 12,16 đồng. Nó cho biết, nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian sản xuất rau quế thì sẽ tạo ra 13,16 đồng giá trị sản xuất và 12,16 đồng giá trị gia tăng. Còn chỉ tiêu NB/TC và VA/CLĐ lại thấp, lần lượt là 1,54 đồng và 2,94 đồng. Cũng như rau húng, công lao động sản xuất rau quế chưa đạt hiệu quả cao. Do lao động chủ yếu bằng chân tay chưa cơ giới hóa nhiều. So với các chỉ tiêu của rau quế với các chỉ tiêu của rau ngò có sự chênh lệch không lớn. Chỉ tiêu GO/IC có giá trị là 12,3 và chỉ tiêu VA/IC có giá trị là 11,3. Điều đáng chú ý là chỉ tiêu VA/CLĐ của rau ngò cao hơn hai loại rau thơm trên với giá trị Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 38 là 6,89 1000đ/công. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng công lao động sản xuất rau ngò cho hơn rau húng và rau quế. 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết kết quả và hiệu quả sản xuất rau thơm của các hộ điều tra. 2.5.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian Trong quá trình sản xuất rau thơm, các hộ điều tra bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có chi phí trung gian. Chi phí trung gian là chi phí cho một đơn vị sản xuất, trong một khoảng thời gian. Ở đây, nó bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất mà chưa kể công lao động và chưa trừ khấu hao. Bảng 18: Ảnh hưởng của chi phí trung gian của hộ sản xuất rau thơm Tổ Phân tổ theo IC (1000đ/sào) Số hộ Tỷ lệ (%) IC (1000đ/sào) Phân bón (1000đ/sào) GO (1000đ/sào) VA (1000đ/sào) VA/IC (lần) Tổ 1 IC ≤ 500 3 7,5 404,42 1.333,33 8.445,78 8.041,36 19,88 Tổ 2 500< IC≤ 1000 26 65 815,67 1.921,54 12.098,59 11,282,92 13,83 Tổ 3 IC > 1000 11 27,5 1.037,96 2.045,46 11.136,36 10,09 9,73 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Từ bảng số liệu trên ta thấy, khi chi phí trung gian tăng từ giá trị 404,42 nghìn đồng/sào lên 815,67 nghìn đồng/sào thì giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng (VA) đều tăng. Điều này cho thấy, các hộ điều tra đầu tư thêm chi phí trung gian trong khoảng 500 – 1000 nghìn đồng/sào hiệu quả của việc sử dụng các chi phí trung gian sẽ tạo thêm nhiều giá trị. Nhưng chi phí trung gian tăng từ tổ 2 đến tổ 3 thì giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng (VA) tương ứng lại giảm dần. Điều này cho biết, các hộ điều tra đầu tư thêm chi phí trung gian sẽ không làm tăng thêm mà còn làm giảm giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, bảng trên còn cho tay biết sản xuất rau thơm của các hộ điều tra giá trị gia tăng cực đại thuộc tổ 2. Vì vậy, các hộ điều tra nên đầu tư chi phí trung gian trong khoảng từ 500 – 1000 nghìn đồng/sào là tốt nhất.Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 39 2.5.2. Ảnh hưởng của quy mô diện tích đất đai. Diện tích đất trồng có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau thơm nói riêng. Diện tích đất càng nhiều thì sẽ cho sản lượng ra nhiều và sản lượng ít sẽ cho sản lượng ít. Bảng 19: Ảnh hưởng của quy mô sản xuất đất đai đến sản xuất rau thơm của các hộ điều tra. Tổ Phân tổ theo diện tích (sào) Số hộ Tỷ lệ (%) Diện tích BQ (sào/hộ) Sản lượng BQ (kg/hộ) Năng suất BQ (kg/sào) Tổ 1 DT ≤ 3 14 60 2,64 2.100,00 194,59 Tổ 2 3 < DT≤ 4 24 35 3,38 2.614,88 774,78 Tổ 3 DT > 4 2 5 4,25 1.050,00 247,06 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Qua số liệu trên ta thấy, diện tích đất bình quân mỗi hội điều tra tăng từ 2,64 sào đến 3,38 sào làm cho năng suất rau thơm tăng từ ở tổ 2 với 2.614,88 kg/sào. Nhưng khi các hộ tiến hành mở rộng thêm diện tích đất trồng rau lên lớn hơn 4 sào thì năng suất lại giảm đi. Về năng suất, bình quân của các hộ điều tra giảm dần theo nếu diện tích tăng lên. Từ những điều trên, các hộ nên tiến hành sản xuất rau thơm với quy mô diện tích trong khoảng 3 - 4 sào đạt kết quả tốt nhất. Hiện nay, xã Điện Nam Trung đang tiến hành đô thị hóa nên diện tích đất đai của các hộ điều tra bị thu hẹp dần làm cho sản lượng rau thơm giảm đáng kể.Bên cạnh đó, tại xã chưa thực hiện dồn điền đổi thửa nên các mảnh đất của hộ phân bố ở nhiều nơi khác nhau làm cho việc đầu tư cơ sở vật chất sản xuất kém hiệu quả. 2.5.3. Ảnh hưởng của lao động. Cũng như nhiều loại hình sản xuất khác, nguồn lao động trong việc sản xuất rau thơm chiếm vai trò quan trọng. Những sản phẩm rau thu hoạch được sản lượng nhiều và đạt chất lượng tốt là do người lao động chiếm phần lớn. Rau thơm thuộc loại cây khó trồng hay dễ bị chết nếu như không trồng và chăm sóc đúng cách. Tùy thuộc vào những điều kiên thời tiết và tường loại đất đai khác nhau mà cần phải chăm sóc một cách hợp lý. Vì vậy, trồng cây rau thơm yêu cầu ở người lao động phải có sự hiểu biết nhiều về nó. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 40 Bên cạnh đó, việc chăm sóc rau thơm cần phải tiến hành thường xuyên. Vì vậy những người lao động phải tỉ mỉ, cần cù và chịu khó nhiều. Bảng 20: Ảnh hưởng của chi phí công lao động đến hiệu quả sản xuất rau thơm của các hộ điều tra. Tổ Phân tổ theo CLĐ (công/sào) Số hộ Tỷ lệ (%) CLĐ (công/sào) NB (1000đ/sào) NB/CLĐ (1000đ/công) Tổ 1 CLĐ ≤ 30 15 37,5 24,49 6.823,42 278,62 Tổ 2 30 < CLĐ≤ 40 19 47,5 34,50 7.127,82 206,60 Tổ 3 CLĐ > 40 6 15 44,01 5699,03 129,49 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Từ bảng số liệu trên ta thấy, khi công lao động tăng từ tổ 1 đến tổ 2 sẽ làm lợi nhuận ròng tăng. Nhưng nếu các hộ điều tra tiếp tục sử dụng nhiều công lao động hơn sẽ không làm tăng thêm lợi nhuận mà còn giảm lợi nhuận. Vì vậy, các hộ nên sử dụng từ 30 – 40 công lao động sẽ thu được lợi nhuận tốt nhất. Từ chỉ tiêu NB/CLĐ thấy, khi các hộ bỏ công lao động thì thu được giá trị lợi nhuận khá cao. 2.5.4. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Trong những năm gần đây, thời tiết khí hậu biến đổi thất thường gần không ít khó khăn cho việc sản xuất rau thơm tại xã. Vào mùa nắng, trời nắng khô gây hạn hán thiếu nước tưới cho cây rau thơm nên nhiều mảnh đất đành phải bỏ hoang vào mùa này. Còn vào mùa mưa, trời mưa nhiều gây ra ứ đọng nước ở các mãnh đất thấp trũng nên cũng không thế tiến hành sản xuất rau thơm. Đồng thời vào mùa mưa thời tiết lạnh hơn nên cây rau thơm chậm phát triển hơn so với mùa nắng. Bên cạnh những ảnh hưởng thời tiết khí hậu gây trở ngại đối với việc sản xuất rau thơm, thì thời tiết khí hậu cũng đem lại những thuận lợi cho việc sản xuất rau thơm. Vào mùa mưa, rau thơm được cung cấp một lượng nước tưới nên giảm đi nhiều chi phí về nước tưới và lao động. Và vào mùa này, nhiều vùng đất bị ngập nước nguồn cung sản phẩm rau thơm nhiều nơi khác bị hạn chế nhiều làm cho giá bán rau thơm và mùa này cao nhất trong năm ( gấp 2-3 lần so với giá bán bình thường). Còn vào mùa nắng, những đợt nắng gắt làm cho các mảnh đất trũng cạn hết nước và đem lại mảnh đất màu mỡ có thể tiến hành sản xuất. Trư ờ g Đại học Kin h tế Hu ế 41 1.6. Đánh giá các yếu tố khó khăn đối với sản xuất của các nông hộ Sản xuất rau thơm của các hộ điều tra tại địa bàn xã Điện Nam Trung đem lại nguồn thu nhập ổn định. Nhưng để có những thu nhập đó các hộ phải trải qua nhiều vất vả cực nhọc với nhiều khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất rau thơm như đất đai, khí hậu-thời tiết, nguồn đầu ra... Về đất đai, loại đất đai tại xã Điện Nam Trung chủ yếu là đất cát nghèo chất dinh dưỡng nên rất khó để tiến hành sản xuất rau thơm. Vì vậy cần phải tốn một lượng chi phí lớn cho phân bón để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, loại đất này không dữ được nước lâu nên dễ bị khô, vì thế các hộ trồng rau thơm phải tưới nước thường xuyên để cây không bị chết. Về thời tiết – khí hậu, một năm xã có hai mùa phân biệt rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa. Vào mùa mưa, nước dâng lên và tràng ngập hết những mảnh đất thấp trũng nên việc tiến hành sản xuất rau thơm là điều hầu như không thể. Vào mùa này, bên cạnh những trận mưa to còn có không khí lạnh về làm cây rau thơm chậm phát triển. Đối với mùa nắng, những đợt nắng kéo dài làm cho các vùng đất cao trở nên khô cằn. Nếu muốn trồng được rau thơm phải tưới một lượng nước lớn nên làm tốn rất nhiều chi phí về nước tưới và công lao động. Về nguồn đầu ra, hiện nay các sản phẩm rau thơm của các hộ điều tra được tiêu thụ chủ yếu thông qua lái buôn nên không ổn định và thường hay bị ép về giá bán. Do quy mô sản xuất của các hộ điều tra còn mang tính nhỏ lẻ, chưa tạo dựng được thương hiệu và độ tin cậy nên việc tiêu thụ sản phẩm rau thơm chủ yếu ở các chợ hay quán ăn, chưa được đưa vào các kênh tiêu thụ lớn như siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn rất nhiều khó khăn khác trong việc sản xuất rau thơm. Để tạo ra một sản phẩm rau thơm người trồng rau phải trải qua nhiều gian nan vất vả. Nhưng nhờ đặt tính cần cù chịu khó của họ nên họ đã vượt qua và tạo ra các sản phẩm rau thơm tiêu thụ trên thị trường. 1.7. Thị trường tiêu thụ rau thơm Rau thơm tai địa bàn xã Điện Nam Trung chủ yếu bán thông qua lái buôn. Cứ mỗi buổi chiều về các lái buôn đi thu gom tất cả rau thơm lại để khuya đi chợ bán đến sáng. Các chợ buôn bán chủ yếu là chợ Điện Ngọc (thuộc xã Điện Ngọc), chợ Vĩnh Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 42 Điện (thuộc thị trấn Vĩnh Điện) và một số chợ thộc thành phố Đà Nẵng. Tại đây các nhà buôn lẻ sẽ đi mua lại và bán sỉ lại cho nhà hàng, quán ăn, các người bán rau sống và một số đem bán lại cho người tiêu dùng trực tiệp tại các buổi chợ trưa và chiều. Rau thơm qua rất nhiều trung gian nên giá thành và giá bán chênh lệch rất cao gấp 2 - 3 lần. Các hộ trồng rau đa số biết điều đó nhưng do nhiều lý do nên không thể trực tiếp đi bán như không có kinh nghiệm buôn bán, công việc làm nông rất bận rộn nên cũng không có thời gian,... Vào mùa rau thơm số lượng trở nên nhiều nên thường bị lái buôn ép giá. Đây là thời gian người trồng rau thơm khốn đốn nhất. Trong một ngày, mỗi người lái buôn cho một cái giá mua khác nhau. Sơ đồ 1: Biểu diễn chuổi cung của sản phẩm rau thơm tại xã Điện Nam Trung. Từ trên sơ đồ ta thấy việc cung ứng rau thơm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được tiến hành theo 3 hình thức chính, đó là: Hình thức thứ nhất: Rau thơm sẽ được các nhà thu gom mua tại ruộng. Sau đó, rau thơm sẽ đem đến nhập cho các người bán buôn. Người bán lẻ mua lại rau thơm từ người bán buôn rồi đem bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Hình thức này phổ biến nhất, do qua nhiều trung gian nên giá cả tại nơi sản xuất với giá bán tại nơi tiêu thụ cuối cùng có sự chênh lệch lớn. Thông thường, những người thu gom sẽ là “ Người sản xuất rau thơm Người bán buôn Người tiêu dùng cá nhân (các hộ gia đình) Người bán lẻ Người tiêu dùng tập thể (khách sạn, nhà trẻ, nhà ăn tập thể,..) Người thu gom Người bán lẻ 1 2 3 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 43 đứngchân” của một số hộ sản xuất rau nhất định để đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường. Những người này sẽ chịu thu mua tất cả sản phẩm rau thơm mà hộ sản xuất ra. Điều này đảm bảo nguồn đầu ra ổn định cho các hộ trồng rau thơm. Nhưng về giá cả thì khác, khi thị trường thiếu rau (nhất là vào mùa mưa) thì những người thu gom rất nồng nhiệt trong việc thu gom cũng giá dễ dãi trong việc giá cả, còn khi thì trường nhiều rau thì việc thu gom cứ trì trệ và thường ép giá người sản xuất. Chính vì vậy, việc “ đứng chân” của những người thu gom không được lâu và thường hay đổi việc “đứng chân” cho các hộ sản xuất khác nhau. Hình thức nhứ hai: Đây là hình thức các nhà bán lẻ mua rau thơm từ người sản xuất. Sau đó, người bán lẻ đem rau ra chợ bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Khác với hình thức trên, hình thức này người bán lẻ sẽ đi mua rau thơm tại các hộ sản xuất rồi đem đến chợ để bán lại cho người tiêu dùng. Hình thức này người bán lẻ sẽ được nhiều lãi hơn do không thông qua hai trung gian là người bán buôn và người thu gom. Tuy nhiên, số lượng rau thơm những người này mua không được nhiều nên không thể đảm bảo nguồn đầu ra ổn định cho các hộ sản xuất rau thơm. Hình thức thứ ba: Đây là hình thức các hộ sản xuất rau thơm được lãi cao nhất. Vì hình thức này không thông qua trung gian nào cả, các hộ đem rau thơm trực tiếp bán cho các nhà hàng, quán ăn,...Nhưng hình thức này xảy ra không nhiều. 1.8. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau thơm của các hộ điều tra 2.8.1. Thuận lợi Sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam Trung gặp nhiều thuận lợi: Địa hình đất đai đa dạng giúp cho việc sản xuất rau thơm có thể thực hiện trong quanh năm. Nhất là vào mùa mưa các vùng đất cao không bị ngập úng các có thể tiến hành trồng rau thơm trái vụ mà nhiều vùng khác không thể trồng được. Nên hiệu quả kinh tế sản xuất rau thơm vụ này cao hơn các vụ khác. Bên cạnh đó, vào mùa mưa sẽ giảm một một lượng chi phí do tận dụng được lượng nước mưa tưới trực tiếp cho cây rau thơm. Vị trí địa lý của xã giáp với các chợ lớn, thị trấn, thị xã và thành phố thuận lợi cho việc giao thông tiêu thụ sản phẩm rau thơm tốt. Đồng thời, các yếu tố đầu vào Trư ờng Đạ i họ K n h tế Hu ế 44 cũng được cung cấp đa dạng và phong phú.về chủng loại và chất lượng.Có nhiều sản phẩm mới ra đời đáp ứng yêu cầu sản xuất rau của xã. Thời tiết tại xã tương đối thuận lợi cho việc sản xuất rau thơm nên việc sâu bệnh thường ít xảy ra. Vì thế, sản phẩm rau thơm tại xã gần như rau an toàn. Nguồn lao động tại xã dồi dào và trẻ nên tạo được lực lượng nhân công sản xuất rau thơm tốt. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất rau thơm có kinh nghiệm trồng rau thơm nhiều năm góp phần thúc đẩy sụ phát triển sản xuất rau thơm tại xã. 2.8.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, sản xuất rau thơm tại xã Điện Nam Trung vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Thời tiết khí hậu tại xã khắt nghiệt vào mùa nắng nên việc sản xuất rau thơm gặp rất nhiều trở ngại trong việc đảm bảo nguồn nước cho các ruộng rau thơm. Còn vào mùa mưa, khí hậu lạnh rau thơm chậm phát triển. Đất đai tại xã đa phần là đất cát nghèo chất dinh dưỡng nên cần một lượng phân bón tương đối lớn cho việc sản xuất rau thơm. Vì xã chưa tiến hành “ dồn điền đổi thửa” nên các mảnh đất cách xa nhau làm cho việc gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch trở nên bất tiện. Các hộ nông dân sản xuất rau thơm dựa trên kinh nghiệm bản thân là chủ yếu nên hiệu quả trong sản xuất vẫn chưa cao. Bên cạnh đó, đầu ra rau thơm chưa ổn định nên thường hay bị lái buôn ép giá. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 45 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Định hướng phát triển: Ngành sản xuất rau thơm đóng vai tròng quan trong tổng thu nhập của các hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người nông dân. Vì vậy cần có những định hướng cho việc phát triển rau thơm trên địa bàn xã Điện Nam Trung: Cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ để đảm bảo tổng sản lượng ổn định; song song với việc khai hoang, cần tích cực chuyển đổi một số diện tích đất năng suất thấp sang trồng cây thực phẩm có hiệu quả cao hơn, tiến hành thâm canh tăng vụ , áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất rau thơm an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Hạn chế sử dụng những giống rau thơm đã thoái hóa, huấn luyện các cán bộ khuyến nông nhằm tạo ra các giống rau thơm chống chịu tốt, cho năng suất cao thù hợp với địa bàn xã. Đẩy mạnh công tác “dồn điền đổi thửa” nhằm tạo điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau thơm. Tổ chức bảo quản chế biến sản phẩm rau thơm sau thu hoạch, tạo các kênh phân phối mạnh mẽ và ổn định nhằm phát triển lâu dài làm nên hình ảnh và thương hiệu riêng cho nghề rau thơm tại xã. Phát triển các cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng của người tiêu dùng, nhất là các vùng trọng điểm nhiều dân cư sinh sống. 3.2. Những giải pháp nhằm phát triển sản xuất rauthơm tại xã Điện Nam Trung – Điện Bàn – Quảng Nam 3.2.1. Đối với giải pháp thuộc về chính sách nhà nước Chính sách về đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế vì vậy việc sử dụng đất đai phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản: sử dụng đầy đủ và hợp lý, sử dụng có hiệu quả kinh tế cao và sử dụng một cách bền vững. Hiện nay, tại xã Điện Nam Trung quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp dần dần thu hẹp lại. Vì vậy, xã nên thắt chặt quản lý diện Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 46 tích đất đai để phân bổ lại việc sử dụng diện tích đất cho hợ lý. Những chỗ nào đất cằn cỏi, khô khan thì phát triển các khu công nghiệp, còn những mảnh đất màu mỡ thì gom lại tiến hành sản xuất nông nghiệp. Xã nên tiến hành thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa cho người nông dân để họ thuận tiện hơn trong việc sản xuất nông nghiệp.Đồng thời, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhiều hơn. Chính sách tín dụng: Cho vay ưu đãi để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và ưu đãi lãi suất vay phục vụ kinh doanh rau thơm. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ từ khâu sản xuất để các nhà sản xuất ký kết hợp đồng với các nhà tiêu thụ với giá bán tương đương với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hỗ trợ kinh phí sự nghiệp cho việc tuyên truyền nâng cao dân trí về sản xuất, tiêu dùng rau an toàn, thực phẩm sạch, đào tạo tập huấn viên bán hàng, tuyên truyền thông tin qua khâu lưu thông bằng in tem nhãn, bảng chữ to các thông tin về rau an toàn thực phẩm sạch và tiêu chuẩn ra rau an toàn theo quy trình VietGAP. Tổ chức chương trình chuyên mục về rau an toàn, thực phẩm sạch trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình,...) đưa vào chương trình giáo dục trong các trường phổ thông. Tổ chức kiểm tra áp dụng các quy trình sản xuất theo VietGAP của vùng sản xuất, kiểm tra theo định kỳ đã quy định. Chính sách thị trường: Do quy mô sản xuất và năng lực sản xuất rau thơm của các hộ còn nhỏ vì vậy chình sách thị trường cần hướng tới một số chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ quảng cáo, đào tạo, huấn luyện, tuyên truyền, động viên, khen thưởng các cơ sở sản xuất điển hình, nghiên túc xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Chính sách về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất, bao gồm giao thông, điện,... đầu tư cơ sở hạ tầng là công việc phải Trư ờ g Đạ i họ Kin h tế Hu ế 47 quan tâm thường xuyên. Hiện nay cơ sở hạ tầng ở xã Điện Nam Trung đang ở mức trung bình nên cần phải phát triển hơn nữa Xã nên hợp tác với các công ty điện lực kéo các đường dây điện xuống tận nơi sản xuất của các hộ để người nông dân có thể sử dụng được các thiết bị như máy bơm nước,... Bên cạnh đó, các đường giao thông cần được mở dài đến các đồng ruộng để việc thu gom vận chuyển rau thơm trở nên thuận tiện hơn. 3.2.2. Đối với giải pháp thuộc về hộ nông dân Do điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lao động hạn hẹp nên diện tích đất nông nghiệp của các hộ không được sử dụng tối đa. Vào mùa nắng có nhiều mảnh đất bị bỏ hoang không được tiến hành sản xuất nông nghiệp, đó là điều lãng phí lớn tổn thất đến nguồn thu nhập ở các hộ. Vì vậy, các hộ cần phải có đầu tư các trang thiết bị để có thể nâng cao năng lực sản xuất của hộ. Hiện nay, các hộ sản xuất vẫn dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào trông sản xuất.Việc sản xuất của các hộ còn một số chỗ lạc hậu nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất chưa được cao. Vì vậy, việc chủ động tìm hiểu các tiến bộ khoa học – công nghệ từ tivi, sách, báo, internet,... là điều cần thiết. Bên cạnh việc sản xuất rau như thế nào để cho sản lượng cao nhất thì vấn đề tạo đầu ra tốt cho rau thơm cũng không kém phần quan trọng. Hiện nay, đầu ra rau thơm của các hộ sản xuất chủ yếu thông qua lái buôn nên không ổn định. Các hộ sản xuất rau thơm thường hay bị ép giá. Vì vậy, các hộ cần phải hợp tác lại với nhau để có thể tạo thêm sức mạnh đàm phán trong việc giá cả với các lái buôn. Phần III: Kết Luận – Kiến Nghị 1. Kết luận Trước tình trạng diện tích đất nông nghiệp giảm đi do quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa, các hộ sản xuất rau thơm tại xã Điện Nam Trung đã tìm nhiều giải pháp để năng cao giá trị kinh tế trên đất canh tác bằng việc cải tiến các công cụ lao động, dần nâng cao kỹ thuật trong việc sản xuất rau thơm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 48 một gia tăng của người tiêu dùng và nâng cao nguồn thu nhập cải thiện đời sống cho gia đình. Mặt dù, điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhiều cho việc sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau thơm nói riêng, nhưng bằng lòng quyết tâm, cần cù, sáng tạo của người dân địa phương nên mỗi năm sản lượng thu hoạch rau thơm bình quân mỗi hộ điều tra đạt 2.470,8 kg cho nguồn thu nhập bình quân/sàò 40.321 nghìn đồng, đời sống nhân được cải thiện. Sản xuất rau thơm của các hộ tại xã Điện Nam Trung phân bố không đều và còn mang tính nhỏ lẻ,diện tích trồng rau thơm trung bình 3,16 sào, chưa tạo dựng được uy tín thương hiệu so với các vùng sản xuất rau thơm lớn như Đà Lạt, Lâm Đồng. Vì vậy, việc phân phối các sản phẩm rau thơm thiếu tính cạnh tranh trên trị trường khu vực. Sản phẩm rau thơm chủ yếu được tiêu thụ ở chợ, quán ăn bình dân chưa đi nhiều vào các kênh phân phối lớn như các siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Bên cạnh đó, rau thơm với đặc tính chống sâu bệnh tốt, rau thơm tại xã Điện Nam Trung hầu như là rau an toàn thực phẩm. Nhưng chưa qua hệ thống kiểm định về chất lượng nên các sản phẩm rau khó tiêu thị ở các kênh phân phối lớn. Vì vậy, xã Điện Nam Trung cần phải thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại vùng chuyên sản xuất rau an toàn và tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng rau thơm, tạo nguồn đầu ra trên thị trường. Lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệp, cần cù và chịu khó nhưng chịu ảnh hưởng của tập quán truyền thống, ít tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, không dám đầu tư, sợ rủi ro. Nên hiệu quả công loa động còn chưa cao. Mặc dù so với cây trồng khác ở địa phương như lạc và lúa thì hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau thơm cao hơn nhiều nhưng nhìn chung sản xuất rau thơm ở xã Điện Nam Trung vẫn chỉ là sản xuất nhỏ lẻ, trang thiết bị lao động thô sơ, dựa vào sức người là chính, trình độ thâm canh chưa cao, chưa đạt được trình độ sản xuất hàng hóa lớn. Giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định, vào thời điểm bị hạn hay lụt, việc gieo trồng gặp nhiều khó khăn, sản lượng thấp thì giá cao và ngược lại, lúc chính vụ giá thấp. Người nông dân dễ hay bị tư thương ép giá vào chính vụ. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 49 2. Kiến nghị Để thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ rau nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn xã Điện Nam Trung cần phải làm một số vấn đề sau: Đối với nhà nước: Trước tình hình kinh tế hết sức khó khăn, giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao nhưng giá bán các sản phẩm đầu ra tăng không đáng kể. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm hỗ trợ giá cả các yếu tố đầu vào, đặc biệt là phân bón và giống để khuyến khích các hộ nông dân trồng rau thơm. Chính phủ cần phải tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là các loại hình công nghệ cao; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Đối với địa phương Hiện nay, xã Điện Nam Trung chưa thực hiện được dồn điền đổi thửa nên các mảnh ruộng có quy mô nhỏ và phân bố nhiều nơi khác nhau nên việc tiến hành sản xuất rau thơm của các hộ còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải xúc tiến nhanh quá trình dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã. Quy hoạch các vùng chuyên sản xuất rau thơm theo tiêu chuẩn an toàn, tổ chức quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra và giúp tìm các đầu ra ổn định cho các hộ sản xuất rau thơm. Liên kết với các ngân hàng phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình vay vốn đầu tư phát triển sản xuất rau thơm dễ dàng, thuận tiện. Phát triển các cơ sở vật chất, hạ tầng trên địa bàn nhằm thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn xã. Chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho các hộ sản xuất rau thơm. Tiến hành tập huấn cho các cán bộ nông nghiệp của xã. Tuyên truyền, khuyến khích việc sản xuất rau thơm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đối với hộ nông dân Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 50 Chủ động tìm hiểu và tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất rau thơm bên ngoài thông qua báo chí, tivi, internet nhằm nâng cao trình độ sản xuất của người lao động. Tiến hành thanh lọc các nhược điểm của phương pháp sản xuất truyền thống và kết hợp áp dụng với các phương phương pháp hiện đại sao phù hợp với quy mô điều kiện của hộ. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tham khảo từ các đề tài nghiên cứu của các anh (chị) khóa trước 2. PGS.TS Trần Ngọc Phác – TS. Trần Thị Kim Thu Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế (ĐHKTQD, NXB Thống Kê, năm 2006) 3. PGS.TS TRẦN MINH ĐẠOGiáo trình MARKETING CĂN BẢN (ĐHKTQD, NXB Đạị học kinh tế quốc dân, năm 2006) 4. PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Giáo trình thống kế doanh nghiệp (ĐHKT Huế, NXB Đại học Huế, năm 2007) 5. GS.TS. NGUYỄN THẾ NHà – PGS.TS VŨ ĐÌNH THẮNG Giáo trình kinh tế nông nghiệp (ĐHKTQD, NXB Thống Kê, Năm 2004) 6. PGS.TS Phạm Ngọc Kiểm – PGS.TS Nguyễn Công Nhự Giáo trình thống kê kinh doanh (ĐHKTQD, NXB Thống Kê, năm 2004) 7. Các báo cáo thống kê của xã Điện Nam trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 8. Từ các trang web của bộ công thương, cục thống kê tỉnh Quảng Nam, sở nông nghiệp tỉnh Quảng Nam, tổng cục thống kê Việt Nam, hiệp hội lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO). Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 52 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ I. Thông tin về chủ hộ: 1. Họ tên chủ hộTuổiGiới tính 2.Địa chỉ II. Tình hình chung của hộ: 2.1. Lao động , nhân khẩu: Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Nam -Nhân khẩu Người -Lao động Lao động + Trong độ tuổi Lao động + Ngoài độ tuổi Lao động 2.2. Nhà bác có trồng rau thơm không? A. Có B. Không III. Tư liệu sản xuất: Loại TLLĐ Số lượng (cái) Giá trị (1000đ) Thời gian có thể sử dụng Thời gian đã sử dụng 1.Máy bơm nước 2. Dây tưới 3. Xoa tưới 4. Cuốc + cào 5. Xe rùa 6. Bình phun thuốc 7. Gày gánh tưới nước IV. Tình hình sản xuất của hộ: 2.3. Nếu có, Diện tích đất trồng rau thơm là bao nhiêu/Tổng diện tích đất sản xuất mà gia đình có?....................../ ...................sào 2.4. Nhà bác trồng mấy vụ rau thơm trong năm? Mỗi vụ mấy tháng? ........................................................................................................................................... Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 53 .......................................................................................................................................... ......................................... 2.5. Bác có trồng rau hết cả năm hay trồng 1 số tháng trong năm còn lại trồng loại cây khác? A. Trồng rau hết cả năm B. Trồng loại cây khác C. Bỏ hoang 2.6. Những loại sản phẩm được sản xuất trong gia đình là loại gì? sản lượng thu hoạch và giá bán của từng loại ? Loại sản phẩm Diện tích (sào) Sản lượng thu hoạch (kg) Giá bán (1000đ) Tổng giá trị (1000đ) V. Chi phí sản xuất của hộ Loại chi phí Đơn vị tính/sào Rau Húng Rau Quế Rau Ngò Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1.Công Lao động - Tự có Công - Thuê ngoài Công 2. Giống Kg 3. Phân bón - Phân hữu cơ Kg - Phân đạm Kg - phân lân Kg - Phân Kali Kg - Phân chuồng Bao 4. Thuốc bảo vệ TV - 5. Chi phí khác - Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 54 VI. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT 1. Theo Bác thuận lợi cơ bản trong sản xuất rau thơm ở địa phương mình là gì? .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 2. Trong quá trình sản xuất Bác có gặp khó khăn gì không? A. Có B. Không 3. Nếu có, đó là những khó khăn gì?.......................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... VII. TIÊU THỤ SẢN PHẨM: 1. Bác bán sản phẩm của mình ở đâu? A. Chợ B. Thông qua lái buôn, các đại lý C. Quán ăn, nhà hàng 2. Trước khi bán bác có nắm được thông tin liên quan đến việc bán rau thơm hay không? A. Có B. Không 3. Các thông tin đó ai cung cấp? A. Tivi B. Mọi người xung quanh C. Lái buôn 4. Trong số những nơi bán bác thích bán nơi nhất? vì sao? A. Chợ B. Lái buôn C. Quán ăn, nhà hàng ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...................................................................................................... 5. Bác biết nơi nào rau thơm sẽ đến không? A. Có B. Không 6. Giá rau thơm tại nơi cuối cùng là bao nhiêu?.......................................... 7. Bác có suy nghĩ gì về sự chênh lệch giá bán ? . ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................... 8. Vì sao bác không đưa sản phẩm của mình đến tận nơi cuối cùng để bán?. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 55 ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ................................................................................... 9. Khi bán sản phẩm, bác có gặp khó khăn gì từ phía người mua? Nêu cụ thể và cách khắc phục. .................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ................ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_san_xuat_rau_thom_tai_dia_ban_xa_dien_nam_trung_huyen_dien_ban_tinh_quang_nam_2347.pdf
Luận văn liên quan