Khóa luận Đánh giá hiệu quả phương pháp nhĩ châm trong điều trị đau và rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật trĩ

Qua nghiên cứu điều trị bằng phương pháp châm loa tai trên 37 bệnh nhân có mức độ đau đau nhiều hoặc đau vừa và rối loạn tiểu tiện ở thời kỳ hậu phẫu sau mổ thắt trĩ từ tháng 4/2010 đến tháng 10/2010 tại khoa ngoại bệnh viện YHCT – BCA. Chúng tôi có một số nhận xét và kết luận sau: 1. Kết quả giảm đau và chống rối loạn tiểu tiện - Sau nhĩ châm 15 phút từ bệnh nhân đau nhiều (13,5%) giảm xuống còn 3 bệnh nhân (8,1%); Sau 60 phút điều trị đau nhiều chỉ còn 1 bệnh nhân chiếm 2,7% - Sau nhĩ châm 15 phút từ 32 bệnh nhân đau vừa (86,5%) giảm xuống còn 11 bệnh nhân (29,7%). Sau 60 phút điều trị chỉ còn 3 bệnh nhân đau vừa chiếm 8,1% - Sau nhĩ châm 60 phút từ 2 bệnh nhân bí tiểu tiện hoàn toàn (5,4%) xuống còn 1 bệnh nhân (2,7%)

pdf34 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả phương pháp nhĩ châm trong điều trị đau và rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật trĩ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG *****-------***** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU VÀ RỐI LOẠN TIỂU TIỆN SAU PHẪU THUẬT TRĨ Sinh viên thực hiện: Lê Quang Vũ Mã sinh viên: B00027 Chuyên ngành: Điều Dưỡng Đa Khoa Hà Nội, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG *****-------***** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU VÀ RỐI LOẠN TIỂU TIỆN SAU PHẪU THUẬT TRĨ Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Bùi Thanh Huyền Sinh viên thực hiện: Lê Quang Vũ Mã sinh viên: B00027 Chuyên ngành: Điều Dưỡng Đa Khoa Hà Nội, 2011 Thang Long University Library LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập nghiên cứu, hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ và sự động viên hết sức nhiệt tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Bùi Thanh Huyền – Phó trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện YHCT BCA, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn tới: GS.TS. Phạm Thị Minh Đức - Trưởng khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Thăng Long; cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Điều dưỡng đã dìu dắt, dạy dỗ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt 3 năm học tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể bệnh nhân của Khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện YHCT BCA đã hợp tác nhiệt tình trong suốt quá trình nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Hà nội, tháng 1 năm 2011 Sinh viên Lê Quang Vũ MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2 1.1. Sơ lược về giải phẫu sinh lý, thần kinh hậu môn, trực tràng và bàng quang 2 1.1.1. Hậu môn, trực tràng 2 1.1.2. Bàng quang 3 1.2. Nhĩ châm 3 1.2.1. Cơ sở lý luận của nhĩ châm trong YHCT 4 1.2.2. Phân bố thần kinh ở loa tai 5 1.2.3. Những thay đổi bệnh lý ở loa tai khi cơ thể có bệnh 5 1.2.4. Cách phát hiện những thay đổi bệnh lý trên loa tai 6 1.2.5. Phân bố vùng đại biểu trên loa tai 7 1.2.6. Dùng loa tai vào điều trị 10 1.2.7. Dùng loa tai vào chẩn đoán 11 1.3. Tình hình nhĩ châm hiện nay 12 1.3.1. Tại châu Âu 12 1.3.2. Tại châu Á 12 1.3.3. Tại Việt Nam 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1. Đối tượng nghiên cứu 14 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 14 2.1.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu 15 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 15 Thang Long University Library 2.2.2. Phương pháp tiến hành 15 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá kết quả sau 15’, 30’, 60’ 16 2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả chung 17 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 17 2.3. Đạo đức nghiên cứu 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đặc điểm lâm sang của bệnh nhân trước điều trị 18 3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng châm loa tai 19 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 21 4.1. Tính an toàn của phương pháp 21 4.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng 21 4.3. Kết quả nghiên cứu của phương pháp nhĩ châm trên chứng đau và rối loạn tiểu tiện của bệnh nhân sau thắt trĩ 22 KẾT LUẬN 24 KIẾN NGHỊ 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ YHDT Y học dân tộc ĐT Điều trị YHCT – BCA Y học cổ truyền Bộ công an Thang Long University Library DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Trang Bảng 3.1. Tuổi, giới 18 Bảng 3.2. Nghề nghiệp của bệnh nhân 18 Bảng 3.3. Thời gian mang bệnh 19 Bảng 3.4. Phân loại và số lượng búi trĩ 19 Bảng 3.5. Tác dụng giảm đau 19 Bảng 3.6. Tác dụng điều trị rối loạn tiểu tiện 20 Bảng 3.7. Kết quả chung 20 Hình 1: Sơ đồ các bộ phận của loa tai 8 Hình 2: Sơ đồ phân bố huyệt trên loa tai 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thị Minh Đức (2007) “Sinh lý học”NXB Y học 2. Phan Quan Chí Hiếu (2007) “Châm cứu học” NXB Y học 3. Nguyễn Đình Hối (1994) “Bệnh Trĩ” Bách khoa thư bệnh học, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam 2 4. Nguyễn Đình Hối (2002) “Giải phẫu hậu môn trực tràng” Hậu môn trực tràng học NXB Y học 5. Nguyễn Mạnh Nhâm (1977) “Nghiên cứu bệnh trĩ ở Việt Nam - Hiện trạng và các biện pháp phòng chống chữa trị” Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ 6. Nguyễn Mạnh Nhâm (2002) “Giải phẫu và sinh lý trĩ” Hậu môn học Hà Nội 7. Lê Quý Ngưu, Lương Tú Vân (2003) “Nhĩ Châm” NXB Thuận Hoá 8. Nguyễn Khánh Trạch (1997) “Trĩ hậu môn” Hậu môn học viện YHCT TW Trung tâm nghiên cứu bệnh lý hậu môn. Thang Long University Library ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp châm loa tai là một loại hình thức của châm cứu có tác dụng trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng ở nhiều nước trên thế giới nhất là các nước Châu Á, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.đã lưu truyền phương pháp này. Các thầy thuốc đã sớm nhận thức được loa tai có mối liên quan chặt chẽ tới toàn thân, mỗi cơ quan trong cơ thể con người đều được phản ánh trên loa tai tại một vùng nhất định. Khi một trong các cơ quan đó bị rối loạn chức năng thì các vùng loa tai tương ứng sẽ có biến đổi như: Thay đổi mầu sắc của da, điện sinh học, rối loạn cảm giác đau, nóng, lạnh.Nếu dùng phương pháp châm, chích, day, dùng yếu tố nhiệt tác động vào đó thì có khả năng điều chỉnh được sự rối loạn chức năng của các cơ quan tương ứng. Do đặc thù có tính chất nghề nghiệp của ngành, hàng năm bệnh viện YHCT BCA trung bình có từ 450 - 500 bệnh nhân vào khám với chẩn đoán bệnh trĩ và tuỳ theo mức độ của bệnh mà có chỉ định thắt trĩ. Trung bình số ca phẩu thuật trĩ hàng năm khoảng 350 - 400 ca. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp điều trị tiệt căn, tuy nhiên còn để lại nhiều biến chứng sau mổ như: đau, bí tiểu, phù nề Trong đó, đau vùng hậu môn và rối loạn tiểu tiện là hai triệu chứng thường xảy ra sau phẫu thuật mổ thắt trĩ. Những triệu chứng đau đớn, bứt dứt, vật vã, bí bách vùng bàng quang và hậu môn, mót tiểu tiện nhưng không đi được, đứng nằm không yên.Không những ảnh hưởng tới sức khoẻ, giấc ngủ, sinh hoạt của người bệnh mà còn gây tâm lý hoang mang sợ hãi cho những bệnh nhân mang căn bệnh này, là nỗi ám ảnh của thầy thuốc và người nhà chăm sóc họ. Để nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả phương pháp nhĩ châm trong điều trị đau và rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật trĩ” nhằm mục tiêu sau: Đánh giá hiệu quả giảm đau và rối loạn tiểu tiện của phương pháp châm loa tai trong thời kỳ sau phẫu thuật trĩ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược về giải phẫu sinh lý, thần kinh hậu môn, trực tràng và bàng quang 1.1.1. Hậu môn, trực tràng * Trực tràng: Là đoạn ruột thẳng ở phần cuối của đại tràng, đi từ đốt sống cùng thứ 3 tới lỗ hậu môn, dài 12-15cm gồm có 2 phần: - Phần trên là bóng trực tràng nằm trong chậu hông bé, bóng trực tràng còn gọi là chậu của trực tràng. - Phần dưới hẹp còn gọi là ống hậu môn dài 2,5 – 3 cm gọi là trực tràng tầng sinh môn. * Ống hậu môn: đi từ góc trực tràng hậu môn tới lỗ hậu môn (đường hậu môn da hay còn gọi là rìa hậu môn) trong đoạn này có mốc quan trọng đó là đường lược. Đường lược chia ống hậu môn thành 2 phần: phần van trên và phần van dưới (van bán nguyệt). - Phần van trên niêm mạc đỏ sẫm có các đám rối trĩ nội khá to, phần dưới van bao gồm từ trên xuống dưới. -Vùng lược cao vài milimet, niêm mạc nhẵn mỏng, màu xám xanh phớt, đặc biệt rất ít di động do các dây chằng treo niêm mạc gọi là dây chằng Parks. - Cấu tạo mô học thì ống hậu môn là nơi chuyển tiếp giữa biểu mô tuyến Lieberkuhn của trực tràng và lớp biểu mô lát tầng sừng hóa của da. Nói cách khác, đoạn này được bao phủ bởi một biểu mô lát tầng không sừng hóa gọi là niêm mạc Hermann. Tại đây có rất nhiều đầu tận cùng của thần kinh rất nhạy cảm, đặc biệt là cảm giác đau và nóng. *Thần kinh hậu môn - Vận động: thần kinh giao cảm và phó giao cảm chi phối ống hậu môn đi từ đám rối hạ vị. +Cơ tròn trong nhận thần kinh giao cảm, phó giao cảm và cả những sợi noncholinergique và nonadrenergique. + Cơ tròn ngoài được chi phối bởi các nhánh thần kinh của S3-S4. + Cơ nâng hậu môn nhận từ S4. Thang Long University Library - Cảm giác: trực tràng có bộ phận nhận cảm giác căng chướng nằm trong lớp cơ và thần kinh phó giao cảm từ hạch hạ vị. Ống hậu môn có rất nhiều tổ chức thần kinh ở dưới niêm mạc, đường cảm giác về theo thần kinh thẹn trong. 1.1.2. Bàng quang Bàng quang là nơi chứa nước tiểu từ 2 niệu quản đổ xuống. Khi rỗng, bàng quang nằm trong phần trước hố chậu, sau xương mu trước các tạng sinh dục, trực tràng, trên hoành chậu. - Bàng quang có hình tháp: có 3 mặt, 1 đáy và 1 đỉnh.Khi căng Bàng quang có hình cầu nằm trong ổ bụng -Trong lòng bàng quang có lỗ niệu đạo trong chỗ gặp nhau bởi đáy và mặt dưới bên phần bàng quang xung quanh lỗ niệu đạo trong là cổ bàng quang. - Liên quan đến các cơ quan: + Mặt trên: ở nam liên quan đến ruột non, kết tràng xích ma. Ở nữ liên quan đến thận, tử cung khi bàng quang rỗng. + Mặt sau ở nam liên quan đến ống dẫn tinh, túi tinh, trực tràng. Ở nữ liên quan đến thành trước âm đạo, cổ tử cung. - Cấu tạo có 4 lớp: + Lớp niêm mạc + Lớp dưới niêm mạc, không có ở vùng tam giác bàng quang + Lớp cơ gồm các lớp cơ xếp thành 3 lớp cơ vòng ở giữa, cơ dọc ở ngoài và trong. + Lớp thanh mạc là lớp phúc mạc hoặc nơi không có phúc mạc phủ, bàng quang được phủ bởi lớp mô liên kết. - Bàng quang có thể giãn ra theo lượng nước tiểu trong lòng (thể tích lấp đầy sinh lý khoảng 500-600ml) và thay đổi để tăng thể tích mà không tăng áp lực trong lòng bàng quang. Cơ chế giãn này không gặp ở bất cứ cơ quan nào khác nhờ chức năng đặc biệt của cơ tròn thành bàng quang và điều chỉnh thần kinh. -Khi nước tiểu đầy bàng quang thì một phản xạ làm co bóp bàng quang đồng thời mở cơ thắt cổ bàng quang và nước tiểu được phóng ra ngoài. Khi bàng quang bị tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang khi bị kích thích thì nước tiểu rất ít cũng đủ gây ra phản xạ đó. 1.2. Nhĩ châm Nhĩ châm là một di sản quý báu trong châm cứu học cổ truyền của nhân loại. Nó có nguồn gốc rất xa xưa từ lối chữa bệnh dân gian của nhiều dân tộc thuộc vùng Địa Trung Hải vào thời đại văn minh cổ đại Ai Cập, đồng thời cũng được nêu lên trong kho tàng y học cổ truyền Đông phương,có tác dụng chẩn đoán và điều trị. Ở nhiều nước Châu Á,Châu Âu như: Âi Cập,Ý, Pháp, Bồ Đào Nha, Nhật Bản,Trung Quốc có sử sách ghi về những tác động vào loa tai để chữa bệnh 1.2.1. Cơ sở lý luận của nhĩ châm theo y học cổ truyền 1.2.1.1. Mối liên quan giữa tai và các kinh mạch Trong những tài liệu kinh điển của châm cứu đều có đề cập mối liên quan giữa tai và các kinh mạch. Trong Linh khu có nêu “Tai là nơi tụ hội của tông mạch” (Khẩu vấn), hoặc “Khí huyết của 12 kinh mạch, 365 lạc đều lên mặt để tưới cho 5 quan, 7 khiếu, não tủy ở đầu mặt... trong đó có khí huyết tách ra để tưới nhuần cho tai có thể nghe được” (Tà khí tạng phủ bệnh hình). Những đoạn kinh văn sau đây trong Linh Khu và Tố Vấn cũng cho thấy rõ mối quan hệ giữa tai với kinh mạch, kinh biệt, kinh cân.... “Kinh thiếu dương ở tay.....từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai” “Kinh thiếu dương ở chân.....từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai” “Kinh thái dương ở tay......có nhánh đến đuôi mắt, rồi vào trong tai...” “Kinh thái dương ở chân.....có nhánh đi từ đỉnh đầu tới tai” “Kinh dương minh ở chân đi qua giáp xa để đến trước tai” “Kinh nhánh của quyết âm Tâm bào ở tay.....đi ra sau tai hợp với thiếu dương Tam tiêu ở Hoàn cốt” “Kinh cân thiếu dương ở chân vòng ra sau tai ở góc trán....” “Nhánh của kinh cân dương minh ở chân kết ở trước tai. Nhánh của kinh cân thái dương ở tay vào trong tai. Nhánh của kinh cân thiếu dương ở tay.....vòng trước tai” Thang Long University Library “Lạc của các kinh thiếu âm, thái âm ở chân tay; dương minh ở chân đều hội ở trong tai”. Những đoạn kinh văn nêu trên cho thấy có 5 kinh dương, 1 kinh biệt, 4 kinh cân dương ở chân và kinh cân dương minh ở tay liên quan với tai. Đồng thời chúng ta cũng biết rằng mỗi kinh âm và kinh dương chính đều có một kinh nhánh. Tất cả những kinh nhánh âm đều đổ vào kinh nhánh dương có quan hệ biểu lý tương ứng, và tất cả các kinh nhánh dương đều đổ vào kinh chính của nó. Như vậy tất cả các kinh âm và kinh dương chính đều thông với nhau qua kinh nhánh của chúng và hầu hết các kinh âm và dương chính đều có liên quan đến tai. [2] 1.2.1.2. Mối liên quan giữa tai và các tạng phủ Những đoạn kinh văn sau đây trong Linh Khu và Tố Vấn và các tài liệu kinh điển cho thấy rõ mối quan hệ giữa tai với các tạng phủ trong cơ thể. “Thận khí thông ra tai. Thận hóa thì tai nghe được....” “Tâm..... khai khiếu ra tai ” “Tỳ..... không đầy đủ thì 9 khiếu không thông” “Tủy hải không đủ.... thì tai ù” “Bệnh ở can hư.... thì tai không nghe được, khí nghịch thì đau đầu, điếc tai” “Phế khí hư thì khí ít......., tai điếc” “Phế chủ âm thanh, làm tai nghe được âm thanh” Những ghi chép nêu trên cho thấy tai có quan hệ với tất cả các tạng phủ và 12 kinh mạch. Đây cũng chính là cơ sở lý luận về YHCT của phương pháp châm này.[2] 1.2.2. Phân bố thần kinh ở loa tai Loa tai là ngã rẽ của nhiều đường thần kinh làm cho nó gắn liền mật thiết với toàn thân. Nhờ sự phân bố thần kinh cảm giác của nó, loa tai được liên hệ với: - Các đường tủy: nhờ vào đám rối cổ nông là nơi đã phát ra dây thần kinh tai to. - Não bộ: chủ yếu dựa vào dây thần kinh sinh ba, thứ đến nhờ dây trung gian Wrisberg và dây lưỡi hầu. - Hệ thần kinh thực vật: + Hệ giao cảm: có rất nhiều sợi của thần kinh giao cảm cổ được phụ vào các nhánh của đám rối tủy cổ nông, của dây phế vị, của dây sinh ba và của dây lưỡi hầu. Dây lưỡi hầu lại được liên hệ trực tiếp với đám rối giao cảm của xoang cảnh (rất quan trọng trong sự điều hòa vận động tim mạch). + Hệ phó giao cảm: có các nhánh mạch và bài tiết nước bọt của dây phó giao cảm thuộc hành não, phụ vào dây trung gian Wrisberg, dây lưỡi hầu và chủ yếu là dây phế vị qua nhánh tai của nó. [2] 1.2.3. Những thay đổi bệnh lý ở loa tai khi cơ thể có bệnh Bình thường nhìn da ở loa tai thấy đồng màu, cũng có thể thấy những chấm hay những mảng sắc tố. Khi cơ thể có bệnh, từng vùng da trên loa tai có thể thay đổi (điểm phản ứng/loa tai), trở nên đỏ hỏn hoặc tái đi, xù xì, thô ráp, bong vảy khác với xung quanh. Tại các vùng hay điểm nói trên, điện trở sẽ thấp hơn những vùng gần đấy, khi nắn hoặc dùng que tù đầu ấn vào, bệnh nhân thấy đau trội hơn ở vùng kế cận. Trên lâm sàng ta có thể quan sát các hiện tượng sau: - Ở loa tai có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh tương ứng với vùng bệnh không tìm thấy điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng. - Ở loa tai không có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh tương ứng với vùng bệnh có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng. - Ở loa tai và trên đường kinh tương ứng với vùng bệnh đều có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng. - Riêng loa tai: điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng có khi xuất hiện ở cả 2 loa tai; có khi chỉ có ở 1 loa tai; có khi một bệnh nhân có nhiều điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng, có khi cùng một bệnh trên các đối tượng khác nhau lại có những vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng ở các vị trí khác nhau, không theo một quy luật rõ rệt. Những trạng thái này phản ánh sự đáp ứng khác nhau của cá thể đối với kích thích bệnh lý cho nên trong áp dụng lâm sàng, một mặt phải nắm được các điểm, các vùng phản ứng có quy luật đã được Nogier tổng kết; mặt khác phải luôn luôn nhớ đến các điểm phản ứng ngoài quy luật trên loa tai do ta tự tìm ra trên từng người bệnh cụ thể vì chúng quan hệ mật thiết đến tình trạng bệnh lý đang diễn ra trong cơ thể người bệnh. Thang Long University Library 1.2.4. Cách phát hiện những thay đổi bệnh lý trên loa tai Thực tiễn lâm sàng cho thấy: khi cơ thể có bệnh trong đa số trường hợp trên mặt của loa tai, tại những vị trí của loa tai có quan hệ với nơi đang bị bệnh xuất hiện những vùng phản ứng bệnh lý. Điểm hoặc vùng này có thể xuất hiện từ lúc bắt đầu có bệnh đến khi khỏi bệnh. Hai tính chất phổ biến của điểm phản ứng này là ấn đau và điện trở da thấp. Bệnh càng nặng, cảm giác ấn đau của vùng này càng rõ và sự rối loạn về điện trở càng lớn hơn (điện càng thấp). Khi bệnh giảm hoặc khỏi, cảm giác ấn đau ở điểm này cũng giảm và mất đi và khi điện trở da trở lại bình thường. Lưu ý: có lúc vùng hoặc điểm nào đó ở loa tai có 1 hoặc đủ 2 tính chất trên nhưng không báo hiệu, không phản ánh một trạng thái bệnh. Đó là khi ở loa tai có sung huyết do ta gây nên, hoặc khi độ ẩm của da cao và nhất là khi nắn hoặc ấn quá mạnh, miết hoặc dùng que dò tại một điểm quá lâu. Mặt khác có thể do bệnh nhân trả lời không đúng, đụng đến chỗ nào cũng kêu đau và thầy thuốc chưa có kinh nghiệm đo điện trở ở da. Người ta dùng nhiều cách để phát hiện vùng hoặc điểm phản ứng bệnh lý trên loa tai. * Quan sát: Người có kinh nghiệm quan sát có thể nhận ra những biến đổi tại chỗ của da như hồng lên, tái đi, hoặc thô ráp không tươi nhuận, khác với xung quanh. * Tìm điểm ấn: Dùng đốc kim châm ấn với một lực vừa phải để dò tìm, khi đúng vào điểm phản ứng bệnh lý thường bệnh nhân sẽ chau mày, nhăn mặt hoặc nhích đầu ra. Muốn chắc chắn, cần so sánh với cảm giác vùng kế cận. Cảm giác đau tại điểm phản ứng bệnh lý rất đặc biệt mà bệnh nhân phân biệt được rất dễ dàng. * Đo diện trở da: Tại điểm phản ứng bệnh lý, điện trở da sẽ thấp hơn vùng kế cận. Nếu loại bỏ được yếu tố gây lầm lẫn thì việc đo điện trở da sẽ giúp xác định nhanh điểm phản ứng bệnh lý cần tìm.[2] 1.2.5. Phân bố vùng đại biểu trên loa tai 1.2.5.1. Các bộ phận của loa tai - Vành tai: bộ phận viền ngoài của loa tai. - Chân vành tai: bộ phận của vành tai đi vào nằm ngang ở trong xoắn tai. - Lồi củ vành tai: chỗ lồi lên của vành tai, nằm ở phía sau. - Đuôi vành tai: chỗ ranh giới của đoạn cuối vành tai và dái tai. - Đối vành tai: bộ phận nổi lên ở phía trong và đối xứng với vành tai, phía trên nó chia làm hai nhánh. - Chân trên đối vành tai: nhánh phía trên của đối vành tai. - Chân dưới đối vành tai: nhánh phía dưới của đối vành tai. - Hố tam giác: chỗ lõm hình tam giác giữa chân trên và chân dưới đối vành tai. - Thuyền tai: rãnh lõm giữa vành tai và đối vành tai. - Bình tai: phía trước tai, trước lỗ tai ngoài. - Đối bình tai: phần nổi lên ở phía dưới đối vành tai, đối xứng với bình tai. - Rãnh trên bình tai: chỗ lõm giữa vành tai và bờ trên bình tai. - Rãnh bình tai: chỗ lõm giữa bình tai và đối bình tai. - Dái tai: phần không có sụn ở dưới cùng của loa tai. - Xoắn tai trên: phần trên chân vành tai của xoắn tai. - Xoắn tai dưới: phần dưới chân vành tai của xoắn tai. [2] Hình 1: Sơ đồ các bộ phận của loa tai Thang Long University Library 1.2.5.2. Phân vùng ở loa tai Theo Nogier, loa tai đại biểu cho hình thái của bào thai lộn ngược, đầu chúc xuống, chân ở trên. Do đó, vị trí khái quát của các vùng đại biểu đó sắp xếp như sau: - Chi trên: chủ yếu ở thuyền tai. Từ trên xuống lần lượt là: ngón tay, bàn tay, cổ tay (ngang với lồi củ vành tai), cẳng tay, khuỷu tay, vai (ngang với rãnh trên bình tai), khớp vai, xương đòn (ngang với chỗ đối vành tai và đối bình tai giao nhau). - Chi dưới: chủ yếu ở trên 2 chân đối vành tai. Chân trên đối vành tai có từ trên xuống: ngón chân, bàn chân, cẳng chân, đầu gối. Chân dưới đối vành tai từ sau ra trước có mông và điểm dây thần kinh hông. - Bụng, ngực, sống lưng: + Bụng ngực nằm trên đoạn hợp nhất của 2 chân đối vành tai. + Bụng ở trên ngang với bờ dưới của chân dưới đốt vành tai. + Ngực ở dưới ngang với chân vành tai. + Sống lưng chạy suốt từ bờ dưới chân dưới đối vành tai vòng xuống hết đối vành tai. §èi vµnh tai §èi b×nh tai . L5 - L1: bờ dưới của chân dưới đối vành tai. . D12 - D1: bờ trong của đoạn chạy thẳng của đối vành tai. .C1 - C7: bắt đầu từ chỗ tiếp giáp với đối vành tai lên đến đoạn nối với đốt sống lưng (D1). - Đầu: chủ yếu ở dái tai và quanh bình tai. + Trán: phía trước và dưới đối bình tai. + Chẩm: phía sau và trên đối bình tai. + Mắt: giữa dái tai. + Mũi: phần bờ bình tai thuộc xoắn tai dưới. + Miệng: bờ ngoài ống tai. - Nội tạng: xoắn tai trên chủ yếu là vùng nội tạng ở bụng; xoắn tai dưới chủ yếu là vùng nội tạng ở ngực. + Xoắn tai trên: đại trường, tiểu trường, dạ dày lần lượt nằm sát phía trên chân vành tai (dạ dày bao vòng chỗ tận cùng của chân vành tai); giữa đại trường, sau thận là tụy (loa tai trái) hoặc túi mật (loa tai phải); gan ở sau dạ dày và dưới gan là lá lách. + Xoắn tai dưới: tâm vị, thực quản nằm sát bờ dưới chân vành tai, phía trước dạ dày; tim phổi nằm giữa lòng xoắn tai dưới. - Vùng dưới vỏ: thành trong của đối bình tai. + Thần kinh giao cảm: đoạn che kín của chân dưới đối vành tai đi đến vành tai. + Sinh dục ngoài, ống đái, trực tràng: trên vành tai tương đương với chân dưới đối vành tai xếp từ trên xuống. + Tử cung (tinh cung): trong hố tam giác, vùng giữa bờ phía vành tai của hố tam giác. Vị trí các vùng trên loa tai, đại biểu cho các vùng trong cơ thể, hệ thống lại theo cách này là hợp lý và đã được thực tiễn kiểm định nên độ tin cậy khá hơn.[2] Hình 2: Sơ đồ phân bố huyệt trên loa tai Thang Long University Library 1.2.6. Dùng loa tai vào điều trị Trong chữa trị bằng châm cứu nói chung, có cách châm vào nơi đau (huyệt a thị) để chữa bệnh. Cách này khá thông dụng được dùng riêng lẻ hay kết hợp trong một công thức huyệt. Thực tiễn cho thấy tác động trên huyệt a thị nhiều khi đạt được kết quả không ngờ. Trong phương pháp châm kim ở loa tai để chữa bệnh, người ta dùng 3 cách sau: - Dùng huyệt a thị (cũng có thầy thuốc vừa châm kim ở các huyệt của 14 đường kinh của thân thể vừa châm vào huyệt a thị của loa tai). - Châm kim vào các vùng ở loa tai được quy ước là có quan hệ với nơi đang có bệnh (ví dụ: bệnh dạ dày châm vào vùng dạ dày, bệnh ở đầu gối châm vùng đầu gối, đau thần kinh hông châm vùng vùng thần kinh hông). Cách này tuy chưa đầy đủ nhưng đơn giản và dễ áp dụng. - Dùng các điểm phản ứng trên loa tai theo lý luận y học hiện đại và y học cổ truyền, thực tế chỉ cách này là đem lại kết quả tốt. - Ví dụ: đau mắt đỏ cần châm vùng gan, mắt để bình can giáng hỏa (theo lý luận y học cổ truyền); tắc tia sữa châm vùng tuyến vú, nội tiết để thông sữa (theo y học hiện đại); hành kinh đau bụng châm vùng tử cung, thận, giao cảm, nội tiết (kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại). Các thầy thuốc ngày càng có xu hướng kết hợp cách thứ 3 với huyệt a thị tìm thấy trên loa tai trong một công thức điều trị.[2] 1.2.7. Dùng loa tai vào chẩn đoán Điểm phản ứng bệnh lý xuất hiện tại các vùng đại biểu ở loa tai của các cơ quan nội tạng bị bệnh trong khá nhiều trường hợp giúp cho thầy thuốc hướng chẩn đoán, xác định cơ quan tạng phủ bị bệnh. Ví dụ: điểm ấn đau giữa vùng đại trường và tiểu trường trong bệnh viêm ruột thừa cấp; điểm ấn đau ở vùng dạ dày trong cơn đau dạ dày cấp....; điểm ấn đau có điện trở thấp tại vùng gan, thận trong một số trường hợp huyết áp cao. Nói chung, sự thay đổi ở loa tai đến nay đã có những đóng góp nhất định vào chẩn đoán vị trí bệnh, nhưng phải biết đánh giá và chọn đúng những điểm phản ứng tiêu biểu. Trong công trình gần đây của mình, Nogier có giới thiệu một phương hướng tìm tòi thông qua sự đáp ứng của các điểm phản ứng bệnh lý trên loa tai đối với kích thích nóng lạnh để xác định trạng thái hàn nhiệt và hư thực của bệnh. Thông thường các thầy thuốc kết hợp những dấu hiệu bệnh lý xuất hiện trên loa tai, các dấu hiệu trên đường kinh hoặc các biểu hiện về mạch chứng khác để chẩn đoán toàn diện và chính xác.[2] 1.3. Tình hình nhĩ châm hiện nay 1.3.1 Tại châu Âu Từ năm 1962, khi trường phái nhĩ châm Nogier ra đời đã tập hợp được nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi như Jarricot, Pellin.... và với nhiều công trình nghiên cứu Thang Long University Library trên thực nghiệm và trên người đã chứng minh được sự ánh xạ của thân thể và phủ tạng trên loa tai. Những nghiên cứu cơ bản này đã làm cho nhĩ châm phát triển rất mạnh trong 30 năm sau đó. Tại các Hội nghị Châm cứu quốc tế trong những năm 70, người ta đã dành một nửa thời gian của Hội nghị cho nhĩ châm và châm tê. Tại Liên Xô cũ, tiếp theo Vogralick, cũng có nhiều nhà nghiên cứu Liên Xô công bố các công trình nghiên cứu về nhĩ châm như Ia. Balacan (1962), E.S. Belkhova (1963), N.N. Kukharski (1962), V.I. Kvitrichvili (1969, 1972), K. Ia Mikhalpeskaia (1972), M.S. Kagan (1974), đã có nhiều tác phẩm về nhĩ châm được xuất bản. Đặc biệt trong cuốn Điện châm phản xạ liệu pháp của Portnop (1982), tác giả đã có giới thiệu những công trình thực nghiệm của mình trên chó và thỏ chứng minh sự tồn tại khách quan của các khu đại diện của các cơ quan nội tạng trên loa tai động vật và đề cập tới điện nhĩ châm và điện nhĩ liệu pháp.[2] 1.3.2. Tại châu Á - Tại Trung Quốc: vấn đề nhĩ châm thật sự trở nên được quan tâm từ sau những công bố của Nogier. Năm 1959, xuất bản tập sách Nhĩ châm, chủ yếu tập hợp một số bài báo phản ảnh các công trình của trường phái Thượng Hải. Thời kỳ này các nhà châm cứu Trung Quốc lấy bản đồ huyệt loa tai của Nogier làm cơ sở. Trong sách chỉ có 1 bài giới thiệu 12 huyệt mới trên loa tai không phải của Nogier và chỉ đánh số mà chưa có tên. Cho đến năm 1970, cơ quan quân y tỉnh Quảng Châu ấn hành bộ tranh châm cứu có phần hướng dẫn 115 huyệt loa tai trong đó có nhiều huyệt mới ra đời mang tên theo YHCT như Thần môn, Tam tiêu, Can dương (1 và 2) (bản đồ huyệt vị này có những điểm dị đồng với bản đồ huyệt vị của trường phái Nogier). Nói chung tình hình nghiên cứu nhĩ châm của Trung Quốc chủ yếu dựa vào thực tiễn lâm sàng, ít có những công trình nghiên cứu cơ bản. [2] 1.3.3. Tại Việt Nam Từ tháng 5/62, Viện Nghiên cứu Đông y khởi sự nghiên cứu nhĩ châm. Tại Hội nghị Thuốc Nam châm cứu toàn ngành lần thứ 2 (11/62), Khoa Châm cứu của Viện đã giới thiệu những nét đại cương về nhĩ châm. Ở Hội nghị thành lập Hội Châm cứu Việt Nam (1968), tổ nhĩ châm của Viện đã báo cáo tổng kết 5 năm nghiên cứu nhĩ châm trên 1923 đối tượng, khảo sát điểm đau trên loa tai để phòng và chữa bệnh, khảo sát sơ đồ loa tai, chẩn đoán với máy dò huyệt ở tai. Năm 1969, Nhà xuất bản Y học và Thể dục thể thao xuất bản cuốn Nhĩ châm, Thủy châm, Mai hoa châm. Tuy nhiên tài liệu về nhĩ châm vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phổ biến một số kiến thức chung nhất. Ở Công ty Gang thép Thái Nguyên có nhóm nghiên cứu về nhĩ châm của DS Nguyễn Xuân Tiến hoạt động rất tích cực. Ngoài việc cố gắng thu thập tài liệu từ Trung Quốc và của Nogier, nhóm này còn cố gắng tự lực trang bị về các thiết bị cần thiết cho nghiên cứu như máy dò kinh lạc, máy điện châm... Nhóm đã có những bài báo Tình hình phát triển nhĩ châm liệu pháp (Tạp chí Đông y 130/1974), những bài báo về lịch sử, cơ sở khoa học của nhĩ châm.... Trong những năm 1981 - 1984, Bộ môn YHDT Trường Đại học Y khoa Hà Nội có thông báo về kết quả ứng dụng châm loa tai (trên 1000 ca theo dõi) như sau: + Châm loa tai có hiệu lực điều trị rõ rệt nhiều loại chứng bệnh. + Số ngày điều trị không kéo dài, rất ít tai biến. Từ năm 1962 đến 1992 giáo sư Nguyễn Tài Thu đã tiến hành nghiên cứu nhĩ châm, khảo sát những điểm đau ở loa tai để chẩn đoán phòng bệnh và chữa bệnh Từ năm 1992 đến nay, viện châm cứu Việt Nam đã thành lập nhóm nghiên cứu nhĩ châm của viện để tiếp tục đánh giá tác dụng của nhĩ châm Thang Long University Library CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trên 37 bệnh nhân mắc bệnh trĩ được khám và mổ thắt trĩ tại khoa ngoại - Bệnh viện YHCT – BCA từ tháng 6/2010 đến tháng 12/2010 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân * Tiêu chuẩn chung: Tuổi >18, không phân biệt giới, nghề nghiệp, tự nguyện hợp tác * Chẩn đoán: Bệnh nhân hậu phẫu trĩ có đau và rối loạn tiểu tiện * Các triệu chứng đau được đánh giá theo thang điểm VAS - Đau nhẹ: Đau nhẹ vùng hậu môn, cảm giác khó chịu, không ảnh hưởng tới giấc ngủ (Từ 1- 4 điểm) - Đau vừa: Đau từng đợt, cảm giác khó chịu, tức, mót rặn và giật ở hậu môn, khó ngủ hoặc mất ngủ ít. (Từ 5 - 6 điểm) - Đau nhiều: Đau liên tục, bệnh nhân vật vã, giật hậu môn, mót rặn liên tục, mất ngủ, bồn chồn khó chịu (Từ 7 - 10 điểm) * Bí tiểu tiện hoàn toàn: Bệnh nhân mót tiểu nhưng không đi được, cầu bàng quang căng to, phải thông đái * Khó tiểu tiện nhiều: Mót đái, đi tiểu nhiều lần mà không ra hoặc ra rất ít, cầu bàng quang chưa căng * Khó tiểu tiện nhẹ: Mót đái, đi được nhưng có cảm giác đi chưa hết, còn muốn đi tiểu tiếp 2.1.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân - Bệnh nhân đau nhẹ và tiểu tiện bình thường: Đau rát hậu môn ở mức độ chịu đựng được, không ảnh hưởng tới sinh hoạt và giấc ngủ, tiểu tiện thông suốt - Bệnh nhân mắc các bệnh khác kèm theo như: Bệnh lý về loa tai, phì đại tiền liệt tuyến - Bệnh nhân đã được dùng giảm đau và an thần - Bệnh nhân có phản ứng âm tính trên loa tai - Bệnh nhân không hợp tác với thầy thuốc trong quá trình điều trị 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh kết quả trước và sau điều trị 2.2.2 Phương pháp tiến hành 2.2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ - Máy đo huyết áp, ống nghe, bộ chống sốc - Panh có mấu, khay quả đậu - Bông, cồn, gạc khô - Dụng cụ dò loa tai (bút bi hết mực) - Kim châm gài loa tai do viện châm cứu Việt Nam sản xuất 2.2.2.2. Chuẩn bị bệnh nhân - Điều dưỡng giải thích cho bệnh nhân an tâm - Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp và toàn trạng - Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa trên giường bệnh 2.2.2.3. Tiến hành thủ thuật - Xác định vị trí huyệt cần châm: + Trực tràng, hậu môn (H19)  Vị trí: Nằm ở phần giữa chân vành tai  Tác dụng: chủ trị đau vùng hậu môn trực tràng + Niệu quản, niệu đạo (H22)  Vị trí: Nằm ở 1/3 phía trên chân vành tai  Tác dụng: Bí tiểu tiện đái rắt, đái buốt + Giao cảm (H25)  Vị trí: Ở chỗ giáp giới của bờ trên chân dưới đối vành tai và bờ bên trong của vành tai  Tác dụng: Dùng cho các bệnh sinh ra do thần kinh thực vật (giao cảm, phó giao cảm) bị rối loạn. Đối với nội tạng có tác dụng giải trừ co thắt và trấn thống tương đối mạnh. Đây là huyệt chủ yếu dùng trong châm tê + Thần môn (H29) Thang Long University Library  Vị trí: Ở góc hố tam giác chỗ phân nhánh của chân trên và chân dưới đối vành tai  Tác dụng: Đau do trĩ, bí đại tiện - Kỹ thuật dò loa tai: Điều dưỡng dùng một dụng cụ có đầu nhọn tròn, nhưng không sắc (Chuyên đề này sử dụng đầu ngòi bút bi hết mực) ấn nhẹ vào loa tai, lực mỗi lần ấn phải đều, không gây đau các vùng lành, thường ấn sao khi nhấc ngòi bút lên da loa tai còn hơi hằn sâu dấu dò là được. Ấn các huyệt giao cảm, thần môn, trực tràng hậu môn, niệu quản niệu đạo (Đã được xác định trước). Bệnh nhân kêu đau nhíu mày(quan sát nét mặt bệnh nhân) được gọi là phản ứng dương tính + Phản ứng âm tính khi ấn vào các vùng huyệt trên, bệnh nhân vẫn có cảm giác bình thường như khi ấn vào các vùng lành - Thao tác châm loa tai: Người điều dưỡng thực hiện lần lượt các bước sau:  Sát trùng da vùng huyệt đã được xác định (Giao cảm, thần môn, trực tràng hậu môn, niệu quản niệu đạo)  Ngón trỏ và ngón cái tay thuận người điều dưỡng (vô khuẩn) cầm hào kim, tay còn lại giữ cố định vành tai, đặt đầu kim lên mặt da vùng huyệt đã được xác định là dương tính (kim để thẳng đứng), ấn nhẹ vào lớp dưới da trên lớp sụn vành tai  Sau đó tay điều dưỡng cầm đốc kim vê mạnh 1 phút lần lượt ở vị trí huyệt giao cảm, trực tràng hậu môn. Bệnh nhân có cảm giác đau nhói, đau nóng, hoặc đau giật, sau đó nóng bừng tai và thấy tai đỏ. Lúc đó cảm giác đau của bệnh nhân sẽ giảm dần.  5 phút vê kim một lần  Rút kim  Sát trùng lại vùng huyệt vừa châm * Trong quá trình châm người điều dưỡng cần theo dõi bệnh nhân. Nếu có biểu hiện vựng châm: Hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh da xanh tái thì ngừng châm, rút kim và báo bác sỹ. 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá kết quả sau 15’, 30’, 60’. * Mức độ đau - Nhẹ: Từ 1- 4 điểm - Vừa: Từ 5 - 6 điểm - Nặng: Từ 7 - 10 điểm * Mức độ rối loạn tiểu tiện - Bí tiểu tiện nhẹ - Bí tiểu tiện nhiều - Bí tiểu tiện hoàn toàn * Các biểu hiện không mong muốn + Vựng châm: Hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, hoảng hốt, nôn, buồn nôn, mạch nhanh, da xanh tái + Chảy máu nơi châm: 2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả chung * Loại A: Sau châm 15’ bệnh nhân từ đau nặng chuyển sang đau vừa, hoặc đau vừa chuyển sang đau nhẹ, hết bí tiểu tiện * Loại B: Sau châm 30’ bệnh nhân từ đau nặng chuyển sang đau vừa hoặc đau vừa chuyển sang đau nhẹ, bí tiểu tiện nhẹ. * Loại C: Sau châm 60’ bệnh nhân đau và bí tiểu tiện không thay đổi, phải sử dụng phương pháp điều trị khác 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu - Các số liệu, chỉ tiêu nghiên cứu được tính thành tỷ lệ phần trăm giá trị trung bình quan sát - Theo phương pháp thuật toán thống kê y sinh học, chương trình EPI – INFO 6.04 2.3. Đạo đức nghiên cứu - Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều là tự nguyện sau khi được thông báo và giải thích mục đích nghiên cứu - Bệnh nhân sau điều trị bằng phương pháp châm loa tai nhưng không đạt kết quả được chuyển phương pháp điều trị khác Thang Long University Library CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước điều trị Bảng 3.1: Tuổi, giới Nhóm Tuổi Nam Nữ Tổng n % n % n % 20-29 4 10,8 2 5,4 6 16,2 30-39 5 13,5 4 10,8 9 24,3 40-49 10 27,0 5 13,5 15 40,5 50-60 6 16,2 1 2,7 7 19,0 Tổng 25 67,5 12 32,5 37 100 * Nhận xét: - Bệnh nhân ở lứa tuổi 40 – 49 chiếm tỷ lệ cao nhất 40.5% với P <0,05 - Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới 67,5% với P <0,05 Bảng 3.2: Nghề nghiệp của bệnh nhân Nhóm Nghề nghiệp Nam Nữ Tổng N % n % n % Công an 11 29,7 6 16,2 17 45,9 Cán bộ viên chức 6 16,2 5 13,5 11 29,7 Nhân dân 8 21,6 1 2,8 9 24,4 Tổng 25 67,5 12 32,5 37 100 * Nhận xét: - Công an chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 nhóm 45,9 % với P <0,05 Thang Long University Library Bảng 3.3: Thời gian mang bệnh Nhóm Thời gian Nam Nữ Tổng N % n % n % 1-5 năm 5 13,5 2 5,4 7 18,9 6-10 năm 7 18,9 3 8,1 10 27,0 >10 năm 13 35,1 7 19,0 20 54,1 Tổng 25 67,5 12 32,5 37 100 * Nhận xét: Bệnh nhân có tuổi bệnh >10 năm chiếm đa số (54,1%) với P <0,05 Bảng 3.4: Phân loại và số lượng búi trĩ Giới Chỉ số Phân loại trĩ Số búi trĩ Trĩ nội độ III Trĩ hỗn hợp 2búi 3búi 4-5búi Nam n % 5 13,5 20 54,1 6 16,2 17 45,9 2 5,4 Nữ n % 3 8,1 9 24,3 6 16,2 5 13,5 1 2,7 Tổng n % 8 21,6 29 78,4 12 32,4 22 59,4 3 8,1 * Nhận xét: - Đa số bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp nội ngoại (78,4%) với P<0,05 - Bệnh nhân có số búi trĩ là 3 búi chiếm tỷ lệ cao nhất (59,4%) với P<0,05 3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng châm loa tai Bảng 3.5 : Tác dụng giảm đau Mức độ Đau nhiều Đau vừa Đau nhẹ Thời gian N % n % n % Trước ĐT 5 13,5 32 86,5 0 0 Sau ĐT 15' 3 8,1 11 29,7 23 62,2 Sau ĐT 30' 1 2,7 5 13,5 31 83,8 Sau ĐT 60' 1 2,7 3 8,1 33 89,2 *Nhận xét: - Sau 30 phút điều trị từ 5 bệnh nhân đau nhiều còn 1 bệnh nhân (giảm từ 13,5% xuống còn 2,7%) - Sau 30 phút điều trị từ 32 bệnh nhân đau vừa còn 5 bệnh nhân (giảm từ 86,5% xuống còn 13,5%) Bảng 3.6: Tác dụng điều trị rối loạn tiểu tiện Mức độ Thời gian Bí tiểu tiện hoàn toàn Bí tiểu tiện nhiều Bí tiểu tiện nhẹ n % n % n % Trước ĐT 2 5,4 3 8,1 32 86,5 Sau ĐT 15' 2 5,4 2 5,4 16 43,2 Sau ĐT 30' 1 2,7 1 2,7 10 27,0 Sau ĐT 60' 1 2,7 1 2,7 9 24,3 * Nhận xét: - Sau 30 phút điều trị từ hai bệnh nhân bí tiểu hoàn toàn còn 1 bệnh nhân (giảm từ 5,4% xuống còn 2,7%) - Sau 30 phút điều trị từ 3 bệnh nhân bí tiểu tiện nhiều còn 1 bệnh nhân (giảm từ 8,1% xuống còn 2,7%) - Sau 30 phút điều trị từ 32 bệnh nhân bí tiểu nhẹ còn 10 bệnh nhân (giảm từ 86,5% xuống còn 27%) * Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không thấy bất cứ tác dụng ngoại ý nào Bảng 3.7: Kết quả điều trị chung Thang Long University Library Thời gian Loại Sau ĐT 15' Sau ĐT 30' Sau ĐT 60' n % n % n % A 21 56,8 29 78,4 32 86,5 B 2 5,4 2 5,4 1 2,7 C 14 37,8 6 16,2 4 10,8 * Nhận xét: - Sau nhĩ châm 15 phút loại A chiếm tỷ lệ 56,8%, sau 60 phút tăng lên 86,5% - Sau nhĩ châm 15 phút loại C còn 37,8%, sau 60 phút giảm xuống 10,8% (Như vậy có 10,8% điều trị không có kết quả)  chuyển phương pháp điều trị khác CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN Phương pháp châm loa tai là một loại hình thức châm cứu châm kim vào các điểm, vùng ở loa tai được quy ước là quan hệ với nơi đang có bệnh. Thực tế lâm sàng cho thấy, khi cơ thể có bệnh trong đa số trường hợp trên mặt của loa tai, tại những vị trí của loa tai có quan hệ với nơi đang bị bệnh xuất hiện những điểm, vùng phản ứng bệnh lý. Điểm hoặc vùng này có thể xuất hiện từ lúc bắt đầu có bệnh đến khi khỏi bệnh. Theo lý luận y học hiện đại và y học cổ truyền, sơ đồ phân bố huyệt trên loa tai ta thấy tại các huyệt: - Huyệt trực tràng hậu môn (H19) có tác dụng chủ trị đau vùng hậu môn trực tràng - Huyệt niệu quản, niệu đạo (H22) có tác dụng điều trị bí tiểu tiện, đái dắt, đái buốt. - Huyệt giao cảm (H25) có tác dụng giảm trừ co thắt và giảm đau rất mạnh đối với các nội tạng - Huyệt thần môn (H29) có tác dụng giảm đau do trĩ, bí đại tiểu tiện Áp dụng theo mối liên quan chặt chẽ đó chúng tôi nghiên cứu tác dụng châm loa tai điều trị đau và rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật trĩ tại bệnh viện YHCT BCA 4.1. Tính an toàn của phương pháp Trong số 37 bệnh nhân được chẩn đoán đau và rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật trĩ ở những mức độ khác nhau được áp dụng điều trị bằng phương pháp nhĩ châm chúng tôi thấy, không có trường hợp nào có tác dụng không mong muốn. Không có bệnh nhân nào có biểu hiện vựng châm với các triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, hoảng hốt, nôn, mạch nhanh, da xanh hay chảy máu tại nơi châm 4.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng - Tuổi: Qua nghiên cứu trên 37 bệnh nhân chúng tôi thấy bệnh nhân ở lứa tuổi 40 – 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 40,5% (Bảng 3.1) . Lứa tuổi này gặp nhiều hơn các lứa tuổi khác. Đây là lứa tuổi lao động chính, căng thẳng về thần kinh, là đối tượng bị mắc trĩ lâu năm và có số lượng búi trĩ nhiều. Lứa tuổi đứng thứ 2 là 30 – 39 tuổi chiếm tỷ lệ 23,4%. Nhận xét này phù hợp với nhận xét của một số tác giả đã quan sát như Nguyễn Mạnh Nhâm [5], Nguyễn Đình Hối [3] - Giới: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nam giới chiếm 67,5% cao hơn nữ giới 32,5% (Bảng 3.1) phù hợp với nhận xét của các tác giả Nguyễn Mạnh Nhâm [5], Nguyễn Khánh Trạch[8]trước đó. - Nghề nghiệp: Qua nghiên cứu thấy, công an chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 nhóm chiếm 45,9% vì đối tượng nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện của ngành công an. Tiếp theo là nhóm cán bộ viên chức và nhân dân. - Số lượng búi trĩ: Kết quả nghiên cứu (bảng 3.4) thấy đau thường xảy ra nhiều nhất trên các bệnh nhân có trĩ hỗn hợp chiếm 78,4%, các bệnh nhân trĩ nội độ 3 chiếm 21,6% và bệnh nhân có số búi trĩ là 3 búi chiếm tỷ lệ cao nhất 59,4%, tiếp theo là các bệnh nhân có 2 búi trĩ chiếm 32,4%. 4.3. Kết quả nghiên cứu của phương pháp nhĩ châm trên chứng đau và rối loạn tiểu tiện của bệnh nhân sau thắt trĩ 4.3.1. Tác dụng giảm đau: Sau khi được châm loa tai thấy: - Sau 30 phút được điều trị từ 5 bệnh nhân đau nhiều giảm xuống còn 1 bệnh nhân (giảm từ 13,5% xuống còn 2,7%) - Sau 30 phút được điều trị từ 32 bệnh nhân đau vừa giảm xuống còn 5 bệnh nhân (giảm từ 86,5% xuống còn 13,4%) Như vậy, sau 30 phút điều trị 37 bệnh nhân từ đau nhiều, đau vừa chuyển sang chỉ còn đau nhẹ là được 31 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 83,8% và sau 60 phút điều trị, chỉ có 1 bệnh Thang Long University Library nhân còn đau nhiều chiếm 2,7%. Vì theo nghiên cứu của YHCT trên loa tai có những điểm tương ứng với cơ quan bị tổn thương. Qua đó, ta thấy dùng phương pháp châm loa tai giảm đau sau phẫu thuật trĩ rất hiệu quả và có tác dụng giảm đau trên đa số bệnh nhân bị đau sau phẫu thuật 4.3.2. Tác dụng rối loạn tiểu tiện - Sau 30 phút điều trị từ 2 bệnh nhân bí tiểu hoàn toàn còn 1 bệnh nhân (giảm từ 5,4% xuống còn 2,7%) - Sau 30 phút điều trị từ 3 bệnh nhân bí tiểu nhiều giảm xuống còn 1 bệnh nhân (giảm từ 8,1% xuống còn 2,7%) - Sau 30 phút điều trị từ 32 bệnh nhân bí tiểu tiện nhẹ giảm còn 10 bệnh nhân (giảm từ 86,5% xuống còn 27%) 4.3.3. Kết quả chung - Sau khi điều trị nhĩ châm 15 phút, loại A chiếm tỷ lệ 56,8%, sau điều trị 60 phút loại A tăng lên 86,5%. Sau điều trị nhĩ châm 15 phút, loại C còn 37,8%, sau 60 phút giảm xuống còn 10,8%. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu điều trị bằng phương pháp châm loa tai trên 37 bệnh nhân có mức độ đau đau nhiều hoặc đau vừa và rối loạn tiểu tiện ở thời kỳ hậu phẫu sau mổ thắt trĩ từ tháng 4/2010 đến tháng 10/2010 tại khoa ngoại bệnh viện YHCT – BCA. Chúng tôi có một số nhận xét và kết luận sau: 1. Kết quả giảm đau và chống rối loạn tiểu tiện - Sau nhĩ châm 15 phút từ bệnh nhân đau nhiều (13,5%) giảm xuống còn 3 bệnh nhân (8,1%); Sau 60 phút điều trị đau nhiều chỉ còn 1 bệnh nhân chiếm 2,7% - Sau nhĩ châm 15 phút từ 32 bệnh nhân đau vừa (86,5%) giảm xuống còn 11 bệnh nhân (29,7%). Sau 60 phút điều trị chỉ còn 3 bệnh nhân đau vừa chiếm 8,1% - Sau nhĩ châm 60 phút từ 2 bệnh nhân bí tiểu tiện hoàn toàn (5,4%) xuống còn 1 bệnh nhân (2,7%). 2. Kết quả điều trị chung - Sau 15 phút nhĩ châm loại A chiếm tỷ lệ 56,8%. Sau 60 phút loại A tăng Thang Long University Library lên 86,5% - Sau 15 phút nhĩ châm loại C chỉ còn 37,8%. Sau 60 phút loại C giảm xuống còn 10,8% - Không có biểu hiện lâm sàng nào về tác dụng không mong muốn trong quá trình nhĩ châm * Tóm lại: Nhĩ châm có tác dụng giảm đau và chống rối loạn tiểu tiện trên đa số bệnh nhân nghiên cứu * Kiến nghị Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc, đơn giản, dễ làm, dễ phổ cập, rẻ tiền và đạt kết quả điều trị cao trong giai đoạn hậu phẫu trĩ có những biến chứng đau và rối loạn tiểu tiện. Vì vậy, phương pháp này cần được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở có phẫu thuật trĩ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00027_0788_4901.pdf
Luận văn liên quan