Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH MTV Việt trung Quảng Bình

Không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty, coi đây là biện pháp trọng tâm và thường xuyên trong công tác quản lý tài chính của đơn vị.  Tổ chức tốt công tác dự báo nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, coi đây là giải pháp mang tính đột phá.  Hoàn thiện công tác phân tích tài chính nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.  Xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là đầu tư mở rộng diện tích cao su nguyên liệu.  Nâng cao trình độ cho đội ngũ các nhà quản trị của công ty, coi đây là giải pháp mang tính lâu dài, bền vững. Với những kết luận trên, đề tài đã cơ bản làm sáng tỏ và giải quyết đầy đủ những vấn đề mà mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. II. Kiến nghị Qua kết quả nghiên cứu cùng với định hướng của công ty, để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: 1) Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương Cần có các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh; đảm bảo vừa tăng cường công tác quản lý, vừa phù hợp thực tế, giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, giúp doanh nghiệp quay nhanh vòng vốn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ nên có nhiều biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu an toàn và hiệu quả. Cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu nói chung và đối với ngành cao su nói riêng như: ưu đãi về tín dụng, trợ cấp, bù giá. Khuyến khích ngành công nghiệp cao su trong nước phát triển nhằm tạo ra thị trường tiêu thụ nội địa tốt.

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH MTV Việt trung Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n: Báo cáo tài chính của công ty) Qua bảng 7, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn dài hạn đang có xu hướng giảm. Năm 2011, hiệu suất sử dụng vốn dài hạn là 1,3748 thì năm 2012, hiệu suất sử dụng vốn dài hạn là 0,9978, giảm 0,3770 lần so với năm 2011. Năm 2013 chỉ tiêu này là 0,8036 lần, giảm 0,1942 lần so với năm 2012 và giảm 0,5712 lần so với năm 2011. Điều này có nghĩa là năm 2011, 1 đồng vốn dài hạn tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 1,3748 đồng doanh thu, tương ứng năm 2012 là 0,9978 đồng doanh thu giảm so với năm 2011 là 0,3770 đồng. Năm 2013, 1 đồng vốn dài hạn tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 0,8036 đồng doanh thu, giảm 0,1942 đồng so với năm 2012 và giảm 0,5712 đồng so với năm 2011. Về tỷ suất sinh lợi vốn dài hạn có xu hướng giảm. Năm 2011, cứ 1 đồng vốn dài hạn tham gia vào hoạt động kinh doanh trong kỳ, tạo ra 0,3891 đồng lợi nhuận; tương ứng năm 2012 tạo ra 0,1264 đồng lợi nhuận, giảm 0,2627 đồng so với năm 2011; năm 2013 là 0,0849 đồng lợi nhuận, giảm 0,0415 đồng so với năm 2012 và giảm 0,3042 đồng so với năm 2011. 2.3.1.3 Đánh giá ảnh hưởng của quy mô và tỷ suất sử dụng vốn dài hạn đến lợi nhuận của công ty Để thấy được ảnh hưởng của vốn dài hạn và tỷ suất sinh lợi vốn dài hạn đến lợi nhuận, ta xét bảng 8 sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 Bảng 8: Ảnh hưởng của vốn dài hạn và tỷ suất sinh lợi vốn dài hạn đến lợi nhuận So sánh Chênh lệch lợi nhuận Do ảnh hưởng của các nhân tố Tr.đ % Vốn dài hạn Tỷ suất sinh lợi VDH Tr.đ % Tr.đ % 2012/2011 -28.735 -62,42 7.231 15,71 -35.966 -78,13 2013/2012 -3.609 -20,86 3.074 17,77 -6.683 -38,63 2013/2011 -32.344 -70,26 16.702 36,28 -49.046 -106,54 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Năm 2012, lợi nhuận giảm so với năm 2011 là 28.735 triệu đồng, giảm 62,42%. Nguyên nhân là do: vốn dài hạn tăng 18.589 triệu đồng, tức tăng 15,71% làm cho lợi nhuận tăng 7.231 triệu, tương ứng tăng 15,71%; tỷ suất sinh lợi vốn dài hạn giảm 0,2627 lần làm cho lợi nhuận giảm 35.966 triệu đồng, hay giảm 78,13%. Năm 2013, lợi nhuận giảm 3.609 triệu so với năm 2012, tương đương 20,86% là bởi vốn dài hạn tăng 24.317 triệu hay tăng 17,76% làm lợi nhuận tăng 3.074 triệu hay tăng 17,77%; tỷ suất sinh lợi vốn dài hạn giảm 0,0415 lần làm lợi nhuận giảm 6.683 triệu, hay giảm 38,63%. So sánh năm 2013 với năm 2011 thì lợi nhuận giảm 32.344 triệu, tương ứng 70,26% do hai nguyên nhân: vốn dài hạn tăng 42.906 triệu đồng hay tăng 36,26% nên lợi nhuận tăng 16.702 triệu đồng, tức tăng 36,28%; tỷ suất sinh lợi vốn dài hạn giảm 0,3042 lần làm cho lợi nhuận giảm 49.046 triệu đồng, tương ứng giảm 106,54%. Từ phân tích cho thấy vốn dài hạn của công ty có xu hướng tăng nhưng do hiệu suất sử dụng vốn giảm mạnh đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. 2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty 2.3.2.1 Quy mô, cơ cấu vốn ngắn hạn Vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là lượng giá trị ứng trước về tài sản ngắn hạn hiện có và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thường xuyên, liên tục. Nâng cao hiệu quả sử dụng bộ phận vốn này có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 Trước hết, cần xem xét quy mô, cơ cấu vốn ngắn hạn của công ty. Bảng 9: Kết cấu vốn ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2013/2011 Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % 1.Tổng vốn ngắn hạn 56.477 100,00 43.323 100,00 25.522 100,00 -30.954 -54,81 Tiền 41.314 73,15 17.504 40,40 3.781 14,81 -37.533 -50,72 Các khoản phải thu 7.672 13,58 10.848 25,04 5.607 21,97 -2.065 -26,91 Hàng tồn kho 7.424 13,15 10.003 23,09 12.397 48,57 4.973 66,99 Tài sản ngắn hạn khác 67 0,12 4.968 11,47 3.737 14,64 3.670 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty) Nhìn chung, vốn ngắn hạn của công ty giảm dần qua các năm. Năm 2011, tổng vốn ngắn hạn là 56.477 triệu đồng, năm 2012 là 43.323 triệu đồng, giảm 13.154 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, vốn ngắn hạn là 25.522 triệu, giảm 30.954 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 54,81%. Xét về vốn bằng tiền: Trong 3 năm vừa qua, số vốn bằng tiền giảm mạnh. Năm 2011, vốn bằng tiền của công ty là 41.314 triệu đồng, chiếm 73,15% tổng số vốn ngắn hạn, đây là tỷ lệ tương đối lớn, do công ty dự trữ một số lượng tiền khá lớn không đưa vào sản xuất kinh doanh. Số tiền này dùng để đề đầu tư trồng cao su mà không phải vay ngân hàng như một số doanh nghiệp khác. Năm 2012, lượng tiền mặt trong công ty là 17.504 triệu, giảm 23.810 triệu so với năm 2011. Năm 2013 số lượng tiền mặt là 3.781 triệu đồng, chiếm 14,81% tổng vốn ngắn hạn. So với năm 2011 thì năm 2013, vốn bằng tiền đã giảm 37.533 triệu, tương ứng với giảm 50,72%. Lý giải cho điều này là vì công ty đã dùng một lượng tiền lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh 2 nhà máy chế biến gỗ, ngoài ra công ty cũng phải trả một khoản chi phí lớn trong việc khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão số 10 năm 2013. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 Về các khoản phải thu: đây là tiền chưa thu và bị các đơn vị khác chiếm dụng. Năm 2011, các khoản phải thu là 7.672 triệu, năm 2012 là 10.848 triệu, tăng 3.176 triệu so với năm 2011. Năm 2013, khoản phải thu là 5.607 triệu đồng, so với năm 2011, giảm 2.065 triệu, tương ứng giảm 26,91%. Xét về lượng, các khoản phải thu có xu hướng giảm, nhưng nếu xem xét về tỷ trọng thì các khoản phải thu lại có xu hướng tăng, năm 2011, các khoản phải thu chiếm 13,58% trong tổng vốn ngắn hạn, tương tự, năm 2012 là 25,04%, năm 2013 là 21,97%. Lượng hàng tồn kho của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm, trung bình chiếm khoảng 28,27% tài sản ngắn hạn. Năm 2011, lượng hàng tồn kho là 7.424 triệu, năm 2012 là 10.003 triệu, năm 2013 là 12.397 triệu. Như vậy, qua 3 năm, lượng hàng tồn kho tăng lên 4.973 triệu, hay tăng 66,99%. Việc dự trữ hàng hóa để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh là tất yếu. Hàng tồn kho ở đây chủ yếu là gỗ nguyên liệu cũng như các thành phẩm từ gỗ, mủ khô, vì vậy phải tốn chi phí lưu kho, bảo quản, dự phòng. Do đó, phải khắc phục lượng hàng tồn kho đang chiếm tỷ trọng cao, nhanh chóng giải phóng lượng hàng tồn kho, góp phần làm tăng vòng quay vốn để đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản ngắn hạn khác có xu hướng tăng. Năm 2011, tài sản ngắn hạn là 67 triệu, chiếm 0,12% tổng vốn ngắn hạn, năm 2012 là 4.968 triệu, năm 2013 là 3.737 triệu, chiếm 14,64% tổng vốn ngắn hạn, tăng 3.670 triệu so với năm 2011. 2.3.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn Vốn ngắn hạn của công ty TNHH MTV Việt Trung chiếm tỷ trọng trong tổng vốn không lớn nhưng việc nâng cao hiệu quả sử dụng của bộ phận vốn này có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Qua bảng 10, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty trong 3 năm gần đây đang có xu hướng giảm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh 2013/2011 +/- % Doanh thu Tr.đ 162.667 136.612 129.557 -33.110 -20,35 Lợi nhuận Tr.đ 46.036 17.301 13.692 -32.344 -70,26 Tổng vốn ngắn hạn Tr.đ 56.477 43.323 25.523 -30,954 -54,81 VNH bình quân Tr.đ 48.556 49.900 34.423 -14.133 -29,11 Số vòng quay VNH Lần 3,3501 2,7377 3,7637 -0,4136 Số ngày 1 vòng luân chuyển Ngày 107 131 96 -11 Tỷ suất sinh lợi VNH Lần 0,9481 0,3467 0,3978 -0,5503 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty) Số vòng quay vốn ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm. Năm 2011, vốn ngắn hạn bình quân quay được 3,3501 vòng. Năm 2012 quay được 2,7377 vòng, so với năm 2011 giảm 0,6124 vòng. Năm 2013 quay được 3,7637 vòng, so với năm 2012 tăng 1,026 vòng và so với năm 2011 tăng 0,4136 vòng Năm 2011, để thực hiện một vòng luân chuyển mất 107 ngày, năm 2012 mất 131 ngày, năm 2013 mất 96 ngày. Như vậy, so với năm 2011, một vòng quay năm 2012 hoàn thành muộn hơn 24 ngày. Năm 2013 mất 96 ngày để hoàn tất một vòng quay, giảm 35 ngày so với năm 2012 và giảm 11 ngày so với năm 2011. Tỷ suất sinh lời vốn ngắn hạn có xu hướng giảm. Năm 2011, tỷ suất sinh lời vốn ngắn hạn là 0,9481 lần. Năm 2012, tỷ suất sinh lợi là 0,3467 lần, giảm 0,6014 lần so với năm 2011. Năm 2013 là 0,3978 lần, tăng 0,0511 lần so với năm 2012 và giảm 0,5503 lần so với năm 2011. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn ngắn hạn tham gia vào hoạt động kinh doanh năm 2011 thì tạo ra 0,9481 đồng lợi nhuận. Tương tự, năm 2012 là 0,3467 đồng lợi nhuận, giảm 0,6014 đồng so với năm 2011. Năm 2013 một đồng vốn ngắn hạn tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra 0,3978 đồng lợi nhuận, tăng 0,0511 đồng so với năm 2012, giảm 0,5503 đồng so với năm 2011. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Đi sâu vào nghiên cứu thực tế hoạt động của công ty còn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm là do trong 3 năm qua có sự gia tăng của lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng có chiều hướng tăng, đặc biệt là khoản trả trước cho người bán. Chính những nguyên nhân trên làm cho việc sử dụng vốn ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011-2013 còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn có xu hướng giảm dần. 2.3.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của quy mô và tỷ suất sử dụng vốn ngắn hạn đến lợi nhuận của công ty Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của sử dụng vốn ngắn hạn tới lợi nhuận của công ty, ta quan sát số liệu bảng 11 Bảng 11: Ảnh hưởng của vốn ngắn hạn và tỷ suất sử dụng vốn ngắn hạn đến lợi nhuận So sánh Chênh lệch lợi nhuận Do ảnh hưởng của các nhân tố Tr.đ % Vốn ngắn hạn Tỷ suất sinh lợi VNH Tr.đ % Tr.đ % 2012/2011 -28.735 -62,42 1.274 2,77 -30.009 -65,19 2013/2012 -3.609 -20,86 -5.366 -31,02 1.757 10,16 2013/2011 -32.344 -70,26 -13.399 -29,11 -18.945 -41,15 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) So sánh năm 2012 với năm 2011: Năm 2012, lợi nhuận giảm 28.735 triệu hay giảm 62,42% so với năm 2011. Nguyên nhân là do vốn ngắn hạn tăng 1.344 triệu tức tăng 2,77% làm doanh thu tăng 1.274 triệu hay tăng 2,77%; tỷ suất sinh lợi vốn cố định giảm 0,6014 lần làm giảm 30.009 triệu đồng lợi nhuận, tương ứng 65,19%. So sánh năm 2013 với năm 2012: Lợi nhuận năm 2013 giảm 3.609 triệu đồng so với năm 2012, tức giảm 20,86% do vốn ngắn hạn giảm 15.477 triệu hay giảm 31,02% làm lợi nhuận giảm 5.366 triệu, tương đương 31,02%; tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng 0,0511 lần làm cho lợi nhuận tăng 1.757 triệu hay tăng 10,16%. So sánh năm 2013 so với năm 201: Lợi nhuận giảm 32.344 triệu hay giảm 70,26% do vốn ngắn hạn giảm 14.133 triệu , tức giảm 29,11% làm cho lợi nhuận giảm 13.399 triệu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 tương ứng giảm 29,11%; tỷ suất sinh lợi vốn ngắn hạn giảm 0,5503 lần làm cho lợi nhuận giảm 18.945 triệu, tức giảm 41,15%. Tóm lại, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011-2013 giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ suất sinh lợi vốn ngắn hạn giảm. Đây là vấn đề cấp thiết, cần được công ty tiến hành phân tích , tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục kịp thời. 2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn 2.3.3.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý vốn của doanh nghiệp. Do đó, cần phải được xem xét một cách khách quan, toàn diện, dựa trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH MTV Việt Trung, có thể dựa vào các tính toán chỉ tiêu ở bảng 12 Bảng 12: Cơ cấu vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh 2013/2011 +/- % 1.Doanh thu Tr.đ 162.667 136.612 129.557 -33.110 -20,35 2.Lợi nhuận Tr.đ 46.036 17.301 13.692 -32.434 -70,26 3.Tổng vốn Tr.đ 184.227 189.397 201.906 17.379 9,60 Vốn dài hạn Tr.đ 127.750 146.074 176.383 48.633 38,07 Vốn ngắn hạn Tr.đ 56.477 43.323 25.523 -30.954 -54,81 4.Tổng nguồn vốn Tr.đ 184.227 189.397 201.906 17.379 9,60 Nợ phải trả Tr.đ 34.338 27.258 38.736 4.398 12,81 Vốn chủ sở hữu Tr.đ 149.889 162.139 163.170 13.281 8,86 5.Vốn bình quân Tr.đ 166.879 186.812 195.652 28.773 17,24 6.Hiệu suất sử dụng vốn Lần 0,9747 0,7313 0,6622 -0,3125 7.Tỷ suất sinh lợi vốn Lần 0,2758 0,0926 0,0700 -0,2058 8.Hệ số chiếm dụng vốn Lần 1,0260 1,3675 1,5102 0,4842 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Năm 2012, hiệu suất sử dụng vốn của công ty đạt 0,7313 lần, so với năm 2011 giảm xống 0,2434 lần. Năm 2013, hiệu suất sử dụng vốn là 0,6622 lần, giảm 0,0691 lần so với năm 2012, giảm 0,3125 lần so với năm 2011. Điều này có nghĩa năm 2011, 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 0,9747 đồng doanh thu, năm 2012 là 0,7313 đồng doanh thu và năm 2013 là 0,6622 đồng doanh thu. Nếu chỉ dừng lại ở chỉ tiêu này, chúng ta chưa thể kết luận được việc sử dụng vốn của công ty có hiệu quả hay không. Để đánh giá toàn diện hơn, cần tìm hiểu các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi vốn và hệ số chiếm dụng vốn. Nhìn chung, tỷ suất sinh lợi vốn có xu hướng giảm. Thực tế là năm 2011, cứ 1 đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 0,2758 đồng lợi nhuận; năm 2012 là 0,0926 đồng lợi nhuận, giảm 0,1832 đồng so với năm 2011; năm 2013 là 0,0700 đồng lợi nhuận, giảm 0,0226 đồng so với năm 2012 và giảm 0,2058 đồng so với năm 2011. Hai là hệ số chiếm dụng vốn có chiều hướng tăng. Cụ thể năm 2011, để tạo ra 1 đồng doanh thu, công ty phải bỏ ra 1,0260 đồng vốn, con số này ở năm 2012 là 1,3675 đồng, tăng 0,3415 đồng so với năm 2011. Năm 2013, hệ số chiếm dụng vốn là 1,5102 đồng , tăng 0,1427 đồng so với năm 2012 và tăng 0,4842 đồng so với năm 2011. Nhìn chung thì tỷ lệ này tương đối cao, công ty phải chú trọng vấn đề tiết kiệm chi phí trong sử dụng vốn Tỷ suất sinh lợi vốn bình quân mà công ty đạt được là 0,1461 lần. Như vậy, việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty nhìn chung đang còn gặp khó khăn. Để tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty, cần phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến nó. 2.3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của quy mô và tỷ suất sử dụng vốn đến lợi nhuận của công ty Từ số liệu ở bảng 12 và sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn sẽ lượng hóa được sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh đến biến động lợi nhuận của công ty, kết quả trình bày ở bảng 13 ĐA ̣I H ỌC KI H T Ế H UÊ ́ 44 Bảng 13: Ảnh hưởng của vốn và tỷ suất sinh lợi vốn đến lợi nhuận So sánh Chênh lệch lợi nhuận Do ảnh hưởng của các nhân tố Tr.đ % Vốn Tỷ suất sinh lợi vốn Tr.đ % Tr.đ % 2012/2011 -28.735 -62,42 5.498 11,94 -34.233 -74,36 2013/2012 -3.609 -20,86 819 4,73 -4.428 -25,59 2013/2011 -32.334 -70,26 7.936 17,23 -40.280 -87,49 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 giảm 28.735 triệu, tương ứng giảm 62,42% do tác động bởi hai nguyên nhân: vốn tăng 19.933 triệu đồng hay tăng 11,94% làm cho lợi nhuận tăng 5.498 triệu, tức tăng 11,94%; tỷ suất sinh lợi giảm 0,1832 lần, làm cho lợi nhuận giảm 334.233 triệu, hay giảm 74,36%. Năm 2013 lợi nhuận giảm so với năm 2012 là 3.609 triệu hay giảm 20,86% do: vốn tăng 8.840 triệu, tương ứng tăng 4,73% làm cho lợi nhuận tăng 819 triệu hay giảm 4,73%; tỷ suất sinh lợi giảm 0,0226 lần làm cho lợi nhuận giảm 4.428 triệu tức giảm 25,59%. So sánh năm 2013 với năm 2011, lợi nhuận giảm tới 32.344 triệu, tương ứng 70,26%. Nguyên nhân là do vốn tăng 28.773 triệu hay tăng 17,24% làm cho lợi nhuận tăng 7.936 triệu, tức tăng 17,23% ; tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh giảm 0,2058 lần làm lợi nhuận giảm 40.280 triệu, tương ứng giảm 87,49%. Từ sự phân tích trên cho thấy lợi nhuận giảm dần qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh giảm tương đối lớn. Điều này là do giá mủ cao su giảm mạnh qua những năm trở lại đây làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới Để thực hiện thành công định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, công ty TNHH MTV Việt Trung căn cứ vào các thông tin về thị trường trong khu vực và thế giới, khả năng nội lực, đã đề ra định hướng chiến lược sau đây: - Tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh ngành cao su và định hướng phát triển sản lượng cao su sơ chế đạt từ 4.000 – 5.000 tấn. - Đầu tư hoàn thiện nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phú Quý với tổng mức đầu tư: 45 tỷ đồng, khách sạn Phú Quý: 30 tỷ và đi vào kinh doanh ổn định, xây dựng xí nghiệp gạch ngói tuynel, khu trung tâm thương mại dịch vụ Phú Quý. - Phát triển diện tích cây lấy gỗ và khai thác hết quỹ đất của công ty để phục vụ nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phú Quý. - Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức quản lý trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị trực thuộc phù hợp với tình hình sản xuất mới. - Tiến tới cổ phần hoá một số đơn vị trực thuộc công ty để chủ động sản xuất kinh doanh như: nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phú Quý, nhà máy chế biến mủ cao su, khách sạn Phú Quý. - Từng bước đổi mới bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn và chuyên sâu, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ thị trường giỏi về chuyên môn ngoại ngữ. Chủ động tìm kiếm thị trường nhất là thị trường nước ngoài để xuất khẩu các sản phẩm gỗ và cao su nguyên liệu do công ty làm ra. - Bảo toàn và không ngừng phát triển quy mô nguồn vốn kinh doanh của công ty. - Về lợi nhuận: Hằng năm tăng từ 20-25%, phấn đấu lợi nhuận hàng năm trên 20 tỷ đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty 3.2.1 Giải pháp tăng doanh thu Doanh thu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sử dụng vốn, do đó tăng doanh thu đồng nghĩa với tăng hiệu quả sử dụng vốn. Có nhiều biện pháp để tăng doanh thu, song đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện sao cho có sự kết hợp giữa các biện pháp để đạt được hiệu quả tổng hợp.  Đối với cây cao su - Chú trọng công tác quy hoạch, phát triển cây cao su: Công tác quy hoạch cây cao su cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, không chỉ phát triển theo chiều rộng mà còn phải phát triển theo chiều sâu. Vườn cây cao su nếu không thâm canh đúng quy trình ngay từ đầu sẽ kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản, số cây đủ tiêu chuẩn cho mủ đạt tỷ lệ thấp, giảm sản lượng mủ khai thác, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất. Do đó, đòi hỏi công ty phải có kế hoạch phát triển cây cao su một cách rõ ràng, chính xác. - Giải pháp về nguồn nguyên liệu mủ cao su thiên nhiên Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tồn tại nhiều các trang trại cao su tiểu điền nhưng chủ yếu là đang sản xuất tự phát, mới chỉ sản xuất ra mủ nước, không có năng lực đầu tư sản xuất chế biến sản phẩm trong khi công ty TNHH MTV Việt Trung vẫn chưa sử dụng hết công suất chế biến. Qua quá trình nghiên cứu thực tế cho thấy mối quan hệ kinh doanh giữa công ty và các hộ kinh doanh chưa phát huy hiệu quả cho hai hình thức này. Công ty chưa nhạy bén trong việc thu mua nguyên liệu mủ nước nhằm khai thác tối đa công suất chế biến, đáp ứng nhu cầu còn lớn của thị trường trong lúc hộ tiểu điền đang bán cho thương lái theo hình thức chợ trời. Chính vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng doanh thu công ty cần tạo mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa công ty và các hộ tiểu điền. Các hộ kinh doanh tiểu điền phát triển phải có quy hoạch, công ty hỗ trợ dịch vụ giống, vật tư kỹ thuật, giám sát chất lượng mủ sản xuất ra, hợp đồng mua bán bao tiêu sản phẩm với hộ tiểu điền theo giá thị trường tại thời điểm. - Giải pháp về công tác giao khoán. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức khoán tiền lương sản phẩm theo từng năm, vườn cây vẫn thuộc quản lý của công ty, việc cung cấp vật tư kỹ thuật do công ty đảm trách. Hình thức này có lợi thế là công ty chủ động nguồn nguyên liệu, chủ động trong tất cả các khâu giống, vật tư kỹ thuật, thời gian khai thác, sản lượng mủ thu hoạch, song không phát huy được tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của người lao động, họ làm việc đối phó, đặc biệt với cây cao su khai thác dễ xảy ra tình trạng cạo chà, cạo phá... gây ảnh hưởng đến năng suất sau này. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bền vững nên áp dụng hình thức khoán sản phẩm như sau: Đối với diện tích đang sẵn có hiện nay thuộc quyền quản lý của công ty thì vẫn áp dụng hình thức khoán sản phẩm. + Nếu là cao su thiết kế cơ bản thì khoán lâu dài cho đến khi hết thời kỳ này, nghiệm thu đường vòng, nếu đạt có chính sách khen thưởng hợp lý + Nếu là diện tích đang khai thác thì hợp đồng giao khoán lâu dài cho công nhân nhận khoán để họ có trách nhiệm với vườn cây, giám sát chặt chẽ các khâu kỹ thuật, chấm điểm hằng tháng để đưa vào xét thưởng. Đối với diện tích chuẩn bị cho mở rộng thì giao khoán toàn bộ cho hộ nhận khoán. Công ty hỗ trợ kỹ thuật trong từng giai đoạn phát triển của rừng cây. Hộ nhận khoán chịu tất cả các chi phí trong quá trình trồng, chăm sóc, khai thác mủ và được công ty trả qua đơn giá khoán. Công ty cần có chính sách phân biệt đơn giá với đặc điểm từng lô nhận khoán để có đơn giá hợp lý. Chính sách khen thưởng cũng phải xem xét đến khối lượng công việc mà công nhân đã thực hiện trong năm, từ đó tạo ra sự công bằng, đem đến sự phấn khích trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng lao động, góp phần tăng doanh thu. - Giải pháp phát triển và đa dạng hóa sản phẩm. Thực tế thì cơ chế chế biến cao su của công ty chỉ sản xuất được cao su theo khối lượng tiêu chuẩn Việt Nam và mủ ly tâm để sản xuất latex. Cơ cấu các sản phẩm cao su như vậy chỉ phù hợp với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu cao su tự nhiên một cách bền vững thì công ty phải đầu tư công nghệ mới để tăng tỷ trọng sản xuất các loại cao su kỹ thuật. Công ty cần đổi mới, nâng cấp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 thiết bị cho nhà máy chế biến mủ để đa dạng hóa sản phẩm, linh hoạt trong cơ cấu sản xuất chế biến, tạo điều kiện mở rộng và phát triển các sản phẩm cao su có sức cạnh tranh trong xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu ở dạng sản phẩm thô. Điều này làm giảm chất lượng sản phẩm cao su nói chung mà còn không có điều kiện để phát triển các sản phẩm mới xuất khẩu trong khi lực lượng lao động địa phương dồi dào. Để khắc phục hạn chế này, công ty nên đa dạng hóa sản phẩm, tạo sự liên kết trong việc đầu tư vào việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su.  Đối với sản xuất, chế biến gỗ: - Đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhu cầu kế hoạch, tiến độ, phát triển sản xuất đã đề ra. Quy hoạch vùng rừng trồng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phải đi trước một bước và phải gắn với nhà máy chế biến, có đặc thù phù hợp với sản xuất của nhà máy. - Nâng cao công suất thiết bị: Máy móc của nhà máy thuộc vào hạng tốt, nhập khẩu mới từ Đài Loan, song quy mô còn nhỏ, chưa tận dụng được hết khả năng bản thân của nhà máy, điều này làm đánh mất nhiều cơ hội kinh doanh vì yêu cầu của các đối tác khi xuất khẩu đòi hỏi một khối lượng sản phẩm ổn định và tương đối lớn trong thời gian dài. Do đó, công ty nên đầu tư thêm các máy móc để tận dụng nguồn công nhân, nguồn nguyên liệu nhằm tăng năng suất lao động, - Doanh nghiệp cần chủ động liên kết sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, mỗi doanh nghiệp hợp đồng sản xuất từng khâu hoặc bộ phận sản phẩm giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, nhân công, nguyên liệu đồng thời huy động được nguồn vốn nhàn rỗi, tạo thêm việc làm cho lao động, đảm bảo thời gian giao hàng. Việc làm này sẽ giúp công ty có cơ hội ký kết các hợp đồng xuất khẩu với số lượng yêu cầu lớn. - Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực nhất là đội ngũ kỹ sư chế biến gỗ và đội công nhân có tay nghề cao. Trên 60% cán bộ, công nhân đang trực tiếp làm việc ở nhà máy chế biến chỉ qua các lớp tập huấn ngắn ngày. Do trình độ lao động còn thấp làm cho nhà máy không thể hoạt động hết công suất của mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất của nhà máy ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49  Đối với khách sạn - Nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự thỏa mãn cho khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ của khách sạn còn chưa cao, các dịch vụ đi kèm còn chưa phong phú, điều này làm giảm sức cạnh tranh của khách sạn so với các đối thủ cạnh tranh. Giải pháp đưa ra là tiếp tục nâng cao dịch vụ khách hàng để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống với chất lượng ngày càng cao và dịch vụ ngày càng hoàn hảo. - Liên kết với các công ty lữ hành: Với lợi thế nhiều thắng cảnh, địa danh nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình, lượng khách du lịch đến địa bàn ngày càng gia tăng. Đây là cơ hội lớn, khách sạn nên hợp tác với các công ty lữ hành. Việc này đảm bảo cho lịch trình du lịch có một chương trình ổn định, có được nơi lưu trú đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của du khách, khi đó chính các công ty lữ hành đã đem đến cho khách sạn nguồn khách lưu trú đáng tin cậy, góp phần tăng doanh thu. - Đặc thù kinh doanh của khách sạn Phú Quý cũng như các khách sạn khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là có tính mùa vụ, các tháng cao điểm tập trung vào mùa khô, mùa mưa do bất lợi về thời tiết nên lượng khách rất ít. Vậy nên khách sạn cần có những chương trình giảm giá vào các tháng này nhằm thu hút khách hàng. - Đẩy mạnh công tác marketing: tăng cường quảng bá hình ảnh của khách sạn qua các phương tiện truyền thông như đặt pano quảng cáo trên các website du lịch, tham gia các diến đàn du lịch, triển lãm... Khuyến khích nhân viên giới thiệu khách sạn với bạn bè, người thân ( áp dụng các chính sách khen thưởng hoặc tăng lương cho những nhân viên có đóng góp tích cực). 3.2.2 Giải pháp tăng lợi nhuận  Giảm chi phí là một trong những biện pháp nâng cao lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Giảm chi phí có thể làm cho công ty có thể giảm giá thành mà lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tăng lên. - Quản lý chi phí ở từng bộ phận: công ty TNHH MTV Việt Trung chỉ mới tập hợp chi phí sản xuất ở từng đơn vị trực thuộc chứ không theo dõi chi phí sản xuất ở từng bộ phận. Với cách theo dõi này, chưa theo dõi được tình hình cụ thể nên chưa tạo được điều kiện cho việc quản lý chi phí ở các đơn vị, không thể đưa ra hướng tiết kiệm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 chi phí sản xuất cụ thể. Do đó, trong thời gian tới, công ty nên tập hợp chi phí ở từng bộ phận sản xuất để có hướng tiết kiệm chi phí sản xuất phù hợp. - Giảm chi phí bán hàng: công tác bán hàng của công ty phần nhiều phải qua khâu trung gian, môi giới. Do đó, công ty nên tạo lập các mối quan hệ tốt, chủ động tìm kiếm khách hàng để giảm bớt chi phí chiết khấu, hoa hồng. - Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp: Trước hết, công ty nên thực hiện khoán chi phí điện thoại, điện báo đối với các bộ phận để giảm chi phí mua ngoài. Công ty cũng cần khoán và xây dựng những quy định cụ thể với những khoản chi phí hành chính như tiếp khách, hội họp, công tác phí, văn phòng phẩm... để thuận tiện cho việc theo dõi kiểm tra và hạch toán chi phí, giảm được chi phí không hợp lý. - Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý giá vốn hàng bán: hạch toán chính xác, kịp thời giá vốn của từng loại sản phẩm để đưa ra giá phù hợp. Giảm giá vốn hàng bán bằng cách tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất nhằm tăng lợi nhuận. Đối với mặt hàng mủ cao su: Nguồn nguyên liệu chính là mủ nước do công nhân của công ty trực tiếp khai thác và nhập tại nhà máy chế biến. Việc cân, đo và đánh giá hàm lượng mủ nước có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất. Do công tác quản lý chưa chặt chẽ nên đã xảy ra tình trạng đánh giá sai, ghi tăng hàm lượng và số lượng mủ nước nhập về, làm thất thoát không nhỏ tài chính của công ty, đồng thời làm tăng giá vốn của mủ cao su hàng hóa. Vì vậy, công ty phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với đội ngũ nhân viên đánh giá hàm lượng. Đối với mặt hàng gỗ cao su: Để chế biến gỗ cao su thành phẩm phải trải qua hai công đoạn là sơ chế nguyên liệu và tinh chế thành hàng hóa. Định mức bình quân cho 1m3 thành phẩm sơ chế là 5 rter gỗ tròn, nhưng thực tế nhà máy sản xuất vượt quá định mức. Nguyên nhân chính là do việc nhập nguyên liệu chưa đúng quy cách, gỗ bị cong, vênh, đường kính nhỏ dẫn đến hao hụt lớn đến khối lượng thành phẩm sơ chế. Do đó, cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý nguồn nghuyên liệu đầu vào của nhà máy.  Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm - Đối với thị trường trong nước Hiện nay nhu cầu về mủ cao su nguyên liệu trong nước vẫn đang trong tình trạng cung không đủ cầu. Sản phẩm cao su nguyên liệu được sản xuất ra chủ yếu phục vụ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp sản xuất cao su như sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô, dụng cụ y tếvẫn thường rơi vào tình trạng khan hiếm đầu vào. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các công ty khai thác và chế biến mủ cao su tăng sản lượng tiêu thụ. Với quy mô thị trường còn bó hẹp của công ty như bây giờ thì nguy cơ rủi ro ngày càng cao, đòi hỏi công ty phải có những biện pháp mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới. Công ty có thể mở rộng thị trường ra Bắc và các vùng lân cận khác nơi tập trung các vùng công nghiệp lớn. Với sản phẩm mủ cốm - sản phẩm chính của công ty hiện nay, đồng thời là dòng sản phẩm được ưu chuộng và ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất xăm lốp, giàyCông ty cần chú trọng đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm. - Đối với thị trường xuất khẩu Cho đến nay, thị trường tiêu thụ mủ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi một số bạn hàng của Công ty lại tiêu thụ mủ sang các thị trường lớn hơn như EU, Mỹ... Điều này cũng cho thấy rõ điểm yếu trong công tác mở rộng thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự thiếu nhạy bén, giới thiệu, quảng cáo, thiếu đội ngũ bán hàng có trình độ ngoại ngữ giỏi, chưa có phương tiện để vận chuyển sản phẩm sang nước ngoài nên thị trường đang còn hạn hẹp. Với nhu cầu cao su ngày càng lớn như hiện nay, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện hệ thống kinh doanh-pháp lý, tăng lợi nhuận sẽ tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Để nắm bắt cơ hội này đòi hỏi công ty phải có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng đến việc xây dựng và đào tạo đội ngũ bán hàng có trình độ ngoại ngữ tốt..Nó cũng là một yếu tố giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận và giảm những chi phí trung gian không cần thiết.  Giải pháp về nhân sự Trong xu thế quốc tế hóa, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Do đó, việc là cần thiết là: - Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại. Đặc biệt là tăng cường công tác đào tạo nội bộ. Công ty nên có “ban đào tạo” gồm những chuyên viên giỏi, cán bộ quản lý cao cấp... theo dõi vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của toàn công ty. Nếu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 thực hiện tốt vấn đề trên, công ty sẽ đào tạo được đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, giữ được người giỏi với công ty. Điều này sẽ tăng sức mạnh cũng như vị thế của công ty trên thị trường. - Phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức đoàn thể, tạo môi trường làm việc sôi nổi, đoàn kết, gắn bó giữa các cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Từ đó, phát huy tính sáng tạo, năng động trong đội ngũ người lao động. Đây là nguồn gốc tạo nên sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh, hình thành rõ nét văn hóa doanh nghiệp-yếu tố quan trọng trong quá trình hội nhập. Hiện nay, công nhân viên chủ yếu là con em trong công ty, do vậy cần có giải pháp để thay đổi hình thức tuyển dụng. Tức là tuyển dụng phải được giao cho phòng nhân sự và phải được dựa trên các chỉ tiêu cạnh tranh bình đẳng, công khai, phải tuyển được những người có tài thực sự chứ không phải bằng cấp, ô dù, như thế mới hiệu quả. Công ty nên có chính sách thu hút và đãi ngộ đối với các tài năng trẻ, công nhân viên ưu tú, năng động, tích cực nhằm để thu hút nhân tài hay khuyến khích nhân viên làm việc nhiệt tình và tích cực hơn. Qua đó cũng hạn chế được tình trạng bị các đối thủ phỗng tay trên, để đánh mất cơ hội của mình.. Ban lãnh đạo nên tạo mối quan hệ thân thiết đối với các nhân viên, phát động phong trào thi đua sản xuất, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật...Tạo dựng môi trường làm việc thoải mái, phát huy tính năng động của cán bộ công nhân viên. Công ty nên để các nhân viên nói lên ý kiến, tâm tư và nguyện vọng của họ về chế độ làm việc, nghỉ ngơi, các hình thức thưởng phạt, tuyển dụng nhân sự hay những sai sót của ban lãnh đạo... bằng cách bỏ phiếu kín hoặc gửi thư góp ý. Qua đó, công ty có thể thu được các thông tin hữu ích nhằm cải thiện tình hình hiện tại cũng như giúp cho sự phát triển ổn định lâu dài. 3.2.3 Giải pháp đối với vốn dài hạn  Phục hồi và trồng mới vườn cây cao su sau bão Theo thống kê của công ty TNHH MTV Việt Trung thì qua cơn bão số 10 năm 2013 vừa qua có khoảng 30% trong tổng số 3000ha diện tích cao su bị gãy đổ. Hiện tại công ty đã và đang tổ chức khắc phục hậu quả sau bão: khôi phục lại vườn cây bằng cách dựng, chống những cây bị nghiêng, cưa ngang cây bị tước thân để chúng tái sinh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 trở lại. Đối với nhũng vườn cây thiệt hại nặng không thể khôi phục thì tiến hành cưa cắt làm gỗ nguyên liệu, tiến hành trồng mới trong thời gian tới. Khi trồng mới cây cao su, công ty nên kết hợp các giải pháp: - Tạo đai chắn gió bão: đai chắn gió bão có thể bằng gò đồi tự nhiên theo địa hình, địa mạo nếu có hoặc tạo đai rừng chắn gió bằng cây trồng theo hướng vuông góc với hàng cây cao su ( vuông góc với hướng gió chính) và được hình thành trước hoặc cùng lúc khi trồng mới cây cao su; đai chắn gió bão có thể bằng rừng cây tự nhiên xung quanh nếu có hoặc bằng chính cây cao su, bấm đọt các hàng thành 3 cấp độ để tạo thành 3 tầng cao thấp khác nhau. Có thể thực hiện hệ thống cọc chằng liên kết giữa các cây tạo thành khối liên kết ở khu vực đai rừng chắn gió bão. - Trồng xen canh trong thời gian thiết kế cơ bản: trong thời gian thiết kế cơ bản nên trồng xen các loại cây họ đậu, dưa, ngô, kê gừng (đối với đất bằng) để tăng hiệu quả kinh tế, đậu Kusdu hoặc cây lạc dại (đối với đất dốc) để tạo thảm phủ chống xói mòn. Không nên trồng sắn và các loại cây trồng có thể gây nhiễm nấm, sâu bệnh đối với cây cao su.  Tăng hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị của nhà máy chế biến gỗ Công ty nên đầu tư thêm các máy móc để tận dụng nguồn công nhân, nguồn nguyên liệu nhằm tăng năng suất lao động. Ngoài ra, nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của công ty phần lớn đã cũ, gần hết thời hạn khấu hao nhưng công ty chưa có kế hoạch đầu tư nâng cấp, trang bị mới; tốc độ trang bị kỹ thuật mới còn chậm, chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường, điều này khiến cho hiệu quả sử dụng vốn dài hạn còn thấp.  Tăng hiệu suất sử dụng phòng của khách sạn Phú Quý Việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật tốt với giá cả hợp lý sẽ góp phần tăng chất lượng phục vụ, tạo uy tín trên thị trường từ đó tăng hiệu suất sử dụng phòng. Để đạt được điều này, công ty nên: cải tạo, xây dựng mới phòng nghỉ; tu sửa, mua sắm các trang thiết bị trong phòng để đáp ứng nhu cầu tiện nghi của khách; sủa chữa hội trường, phòng họp để kịp thời phục vụ phòng họp, tiệc, thay đổi bộ mặt khu đại sảnh để tăng sức hấp dẫn cho khách sạn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 3.2.4 Giải pháp đối với vốn ngắn hạn  Tăng cường quản lý hàng tồn kho Lượng hàng tồn kho của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm, trung bình chiếm khoảng 28,27% tài sản ngắn hạn. Lượng hàng tồn kho này chủ yếu là nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến gỗ, nguyên nhân chính là do khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hơn nữa một số cao su gãy trong đợt bão số 10 năm 2013 vừa qua cũng được công ty tận dụng đưa vào chế biến. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trước mắt công ty phải giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho này bằng cách điều chỉnh hàng hóa cũng như nguyên vật liệu ứ đọng, tiến hành bán sản phẩm với giá thấp hơn giá hiện tại trên thị trường nhưng phải đảm bảo hòa vốn để giải phóng hàng hóa, thành phẩm tồn kho, thu hồi vốn để tái đầu tư sản xuất. Công ty cũng có thể bán gỗ nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất gỗ khác trên địa bàn nếu các doanh nghiệp đó có nhu cầu. Ngoài ra, có thể cắt giảm nhân lực ở một số bộ phận hành chính, bảo vệ, tăng nhân viên bán hàng, tiếp thị. Để giảm bớt hàng tồn kho vào thời điểm này, phải cắt giảm chi phí sản xuất, chiết khấu cho người mua, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường.  Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu Các khoản phải thu này có tác dụng làm doanh thu bán hàng tăng lên, chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Tình hình thực tế của công ty TMHH MTV Việt Trung thì các khoản phải thu chiếm khoảng 21,50% tổng giá trị tài sản ngắn hạn. Quản lý chặt chẽ khoản phải thu này giúp công ty vừa gia tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa đảm bảo hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Công ty có thể đồng thời áp dụng các giải pháp sau: - Theo dõi các khoản phải thu bằng cách: sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giả quyết thu nợ khi đến hạn; theo dõi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 - Với những khách hàng mua lẻ, số lượng nhỏ, công ty nên thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ để mức chiết khấu thấp đối với khách hàng thường xuyên. - Với khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kĩ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng phải luôn quy định rõ thời gian, phương thức thanh toán và hình phạt khi vi phạm hợp đồng. - Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng bằng cách chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.  Có biện pháp sử dụng vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi Thực hiện phân tích cho thấy vốn bằng tiền của công ty qua 3 năm đã giảm nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn ngắn hạn. Chính vì vây, việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh cảu công ty. Công ty nên huy động lượng vốn bằng tiền này vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng các hoạt động đầu tư hứa hẹn nhiều lợi nhuận như kinh doanh tài chính, bất động sản. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, hay nói cách khác là phải có lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đặt ra cho mình và cố gắng đạt được. Vì vậy việc quản lý vốn là điều không thể thiếu được. Nó là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hòa vào xu thế hội nhập của đất nước với nền kinh tế thị trường khó khăn và đầy thách thức, tình hình của tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, đặc biệt là các nành khai thác chế biến mủ cao su nói riêng gặp trở ngại lớn do tình hình thị trường cao su trên thế giới không được ổn định, kéo theo sự biến động của các thị trường khác. Xuất phát từ thực tế trên, luận văn “ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH MTV Việt Trung Quảng Bình” nhằm phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty để nhận thấy được những tồn tại, từ đó tìm ra và đề xuất để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Từ việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH MTV Việt Trung, tôi đã rút ra những kết luận sau đây: Về quy mô, cơ cấu, nguồn vốn của công ty: tổng vốn và nguồn vốn các năm qua có xu hướng tăng, nguồn vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng lên, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm mạnh, nợ phải trả có xu hướng tăng, chiếm tỷ trọng bình quân 17,37% trong tổng nguồn vốn của công ty. Về kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của công ty: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn trong thời gian qua. Doanh thu cũng như lợi nhuận giảm đi đáng kể, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có xu hướng giảm, suất hao phí vốn kinh doanh tăng lên. Căn cứ vào thực trạng sử dụng vốn nêu trên, theo quan điểm vốn là một trong những yếu tố quyết định quy mô, năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo khả ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 năng tài chính vững chắc, tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ người lao động, làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đề tài cũng mạnh dạn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty: Không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty, coi đây là biện pháp trọng tâm và thường xuyên trong công tác quản lý tài chính của đơn vị. Tổ chức tốt công tác dự báo nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, coi đây là giải pháp mang tính đột phá. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là đầu tư mở rộng diện tích cao su nguyên liệu. Nâng cao trình độ cho đội ngũ các nhà quản trị của công ty, coi đây là giải pháp mang tính lâu dài, bền vững. Với những kết luận trên, đề tài đã cơ bản làm sáng tỏ và giải quyết đầy đủ những vấn đề mà mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. II. Kiến nghị Qua kết quả nghiên cứu cùng với định hướng của công ty, để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: 1) Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương Cần có các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh; đảm bảo vừa tăng cường công tác quản lý, vừa phù hợp thực tế, giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, giúp doanh nghiệp quay nhanh vòng vốn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ nên có nhiều biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu an toàn và hiệu quả. Cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu nói chung và đối với ngành cao su nói riêng như: ưu đãi về tín dụng, trợ cấp, bù giá... Khuyến khích ngành công nghiệp cao su trong nước phát triển nhằm tạo ra thị trường tiêu thụ nội địa tốt. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tăng cường đàm phán song phương và đa phương nhằm xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với mặt hàng cao su của Việt Nam, giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc xuất khẩu hơn. Tỉnh nên xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, nghiên cứu, tìm kiếm và xúc tiến cơ hội kinh doanh cho công ty; tạo điều kiện cho công ty thường xuyên có những thông tin về thị trường trong nước và ngoài nước. 2) Đối với công ty TNHH MTV Việt Trung Với những giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói trên, công ty cũng phải có sự hoàn thiện về tổ chức và con người để tạo điều kiện thực hiện. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhanh chống khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý vốn ngắn hạn, tăng cường công tác kỷ luật thanh toán, đôn đốc thu hồi các khoản nợ phải thu; tổ chức tốt công tác lập kế hoạch ngắn hạn hằng năm nằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn ngắn hạn trong thời gian sắp tới. Tính toán xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu, tổ chức tốt hoạt động phân tích tài chính. Đặc biệt quan tâm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đối với hoạt động này, một mặt khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý vốn, mặt khác tìm ra hướng đi phù hợp cho công tác quản lý tài chính nói chung trong thời gian tới của toàn công ty. Luôn tìm cách giảm chi phí thuộc về hệ thống quản lý bằng cách xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, đúng chức năng, phân định trách nhiệm chuyên môn rõ ràng. Về chiến lược lâu dài, cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản trị, điều hành cho đội ngũ các nhà quản trị trong công ty, đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp, nắm giữ các vị tí chủ chốt. Những ý kiến này chỉ mang tính chất chủ quan, xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và vẫn còn nhiều thiếu sót. Những ý kiến đề xuất trên chỉ có thể áp dụng trong phạm vi có chừng mực. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính tổng hợp 3 năm của Công ty TNHH MTV Việt Trung từ năm 2011-2013. 2. Phạm Tiến Cảm, ( 2010), Sách:“ Việt Trung 50 năm một chặng đường” 3. Chuẩn mực kế toán: chuẩn mực số 03 – Thông tư số/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 – Quyết định 206/2003/QĐ-BTC 4. PGS.TS Nguyễn Thị Diễm Châu, (1999) Sách: “ Tài chính doanh nghiệp” , NXB Tài Chính. 5. Trang xúc tiến thương mại: www.xttm.mard.gov.vn 6. Website của Công ty TNHH MTV Việt Trung: www.viettrung.qbinh.vn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tính toán ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn dài hạn đến lợi nhuận P = VDH x TPDH - Lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011: P(12/11) = P12 – P11 = -28.735 triệu đồng, tương ứng – 62,42% Do ảnh hưởng của nhân tố dài hạn: VDH = ( VDH12 – VDH11 ) x TPCD11 = ( 136.912 – 118.323 ) x 0,3891 = 7.231 triệu đồng, tương ứng 15,71% Do ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời vốn dài hạn: TPDH = VDH12 x ( TPDH12 – TPDH11 ) = 136.912 x ( 0,1264 – 0,3891) = -35.966 triệu đồng, tương ứng -78,13% - Lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012: P(13/12) = P13 – P12 = -3.609 triệu đồng, tương ứng – 20,86% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn dài hạn: VDH = ( VDH13 – VDH12 ) x TPDH12 = (161.229 – 136.912) x 0,1264 = 3.074 triệu đồng, tương ứng 17,77% Do ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời vốn dài hạn: TPDH = VDH13 x ( TPDH13 – TPDH12 ) = 161.229 x ( 0,0849 – 0,1264) = -6.683 triệu đồng, tương ứng -38,63% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế - Lợi nhuận năm 2013 so với năm 2011: P(13/11) = P13 – P11 = -32.344 triệu đồng, tương ứng – 70,26% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn dài hạn: VDH = ( VDH13 – VDH11 ) x TPDH11 = ( 161.229 – 118.323 ) x 0,3891 = 16.702 triệu đồng, tương ứng 36,28% Do ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời vốn dài hạn: TPDH = VDH13 x ( TPDH13 – TPDH11 ) = 161.229 x ( 0,0849 – 0,3891) = -49.046 triệu đồng, tương ứng -106,54% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Phụ lục 2: Tính toán ảnh hưởng các nhân tố sử dụng vốn ngắn hạn đến lợi nhuận P = VNH x TPNH - Lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011: P(12/11) = P12 – P11 = -28.735 triệu đồng, tương ứng – 62,42% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn ngắn hạn: VNH = ( VNH12 – VNH11 ) x TPNH11 = ( 49.900 – 48.556 ) x 0,9481 = 1.274 triệu đồng, tương ứng 2,77% Do ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời vốn ngắn hạn: TPNH = VNH12 x ( TPNH12 – TPNH11 ) = 49.900 x ( 0,3467 – 0,9481) = -30.009 triệu đồng, tương ứng -65,19% - Lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012: P(13/12) = P13 – P12 = -3.609 triệu đồng, tương ứng – 20,86% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn ngắn hạn: VNH = ( VNH13 – VNH12 ) x TPNH12 = ( 34.423 – 49.900 ) x 0,3467 = -5.366 triệu đồng, tương ứng -31,02% Do ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời vốn ngắn hạn: TPNH = VNH13 x ( TPNH13 – TPNH12 ) = 34.423 x ( 0,3978 – 0,3467) = 1.757 triệu đồng, tương ứng 10,16% - Lợi nhuận năm 2013 so với năm 2011: P(13/11) = P13 – P11 = -32.344 triệu đồng, tương ứng – 70,26% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Do ảnh hưởng của nhân tố vốn ngắn hạn: VNH = ( VNH13 – VNH11 ) x TPNH11 = ( 34.423 – 48.556 ) x 0,9481 = -13.399 triệu đồng, tương ứng -29,11% Do ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời vốn ngắn hạn: TPNH = VCD13 x ( TPNH13 – TPNH11 ) =34.423 x ( 0,3978 – 0,9481) = -18.945 triệu đồng, tương ứng -41,15% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Phụ lục 3: Tính toán ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn đến lợi nhuận P = V x TPV - Lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011: P12/11 = P12 – P11 = 17.301 – 46.036 = -28.735 triệu đồng, tương ứng -62,42% Do ảnh hưởng nhân tố vốn: V = ( V12 – V11 ) x TPV11 = (186.812 – 166.879) x 0,276 = 5.502 triệu đồng, tương ứng 11,95% Do ảnh hưởng tỷ suất sinh lợi vốn: TPV = V12 x ( TPV12 – TPV11 ) = 186.812 x (0,093 – 0,276) = -34.237 triệu đồng, tương ứng -74,37% - Lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012: P13/12 = P13 – P12 = 13.692 – 17.301 = -3.609 triệu đồng, tương ứng -20,86% Do ảnh hưởng nhân tố vốn: V = ( V13 – V12 ) x TPV12 = (195.652 – 186.812) x 0,093 = 822 triệu đồng, tương ứng 4,75% Do ảnh hưởng tỷ suất sinh lợi vốn: TPV = V13 x ( TPV13 – TPV12 ) = 195.652 x (0,070- 0,093) = -4.431 triệu đồng, tương ứng -25,61% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế - Lợi nhuận năm 2013 so với năm 2011: P13/11 = P13 – P11 = 13.692 – 46.036 = -32.344 triệu đồng, tương ứng -70,26% Do ảnh hưởng nhân tố vốn: VKD = ( V13 – V11 ) x TPV11 = (195.652 – 166.879) x 0,276 = 7.941 triệu đồng, tương ứng 17,25% Do ảnh hưởng tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh TPV = V13 x ( TPV13 – TPV11 ) = 195.652 x (0,070 – 0,276) = -40.285 triệu đồng, tương ứng -87,51% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_chau_trang_4941.pdf
Luận văn liên quan