Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sơn Công giai đoạn 2013 - 2015

Năm 2014 vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 281,691 nghìn đồng tương ứng với 3,88% trong tổng số vốn lưu động. Năm 2015 con số này lại giảm xuống còn 253,429 nghìn đồng tương ứng với 3,18% trong tổng vốn lưu động., trong khi đó nợ phải trả lớn gấp gằn 10 lần với số vốn bằng tiền hiện có, điều này làm công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nhanh. Ta thấy rằng tình hình phân bố tiền của công ty là không hợp lý, hơn nữa vốn bằng tiền trong công ty thông thường để đáp ứng nhu cầu hàng ngày như về hàng hóa vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Mức vốn bằng tiền phải đảm bảo cho các doanh nghiệp đủ lượng vốn bằng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh, đồng thời phải tối ưu hóa vốn tiền hiện có. Những giải pháp giúp công ty xác định nhu cầu vốn bằng tiền hợp lí như: Lên kế hoạch về nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán qua từng năm, từng kì, theo dõi và phân bố lại cơ cấu vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động.

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sơn Công giai đoạn 2013 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bởi lượng tiền phù hợp sẽ tạo khả năng thanh toán tốt cho công ty, nhưng lượng tiền mặt nhiều cũng làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ gây ra tình trạng tiền mặt quá nhiều. Đến năm 2015 lượng vốn bằng tiền có tỷ trọng giảm xuống còn chiếm 10,63% trong tổng tài sản lưu động của công ty. Lượng vốn bằng tiền thấp là một dấu hiệu không tốt, nó lại còn giảm vào năm 2015, chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty rất thấp. Để biết được chắc chắn điều đó, ta sẽ đi phân tích sâu hơn trong mục thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty. Khoản phải thu: Chiếm tỷ trọng lớn nhất đóng góp vào cơ cấu VLĐ. Khoản phải thu năm 2014 giảm 456.496 nghìn đồng tương ứng giảm 30,1% so với năm 2013, năm 2015 giảm 30.450 nghìn đồng tương ứng giảm 2,87% so với năm 2014. Qua con số trên cho thấy khoản phải thu cũng là một nguyên nhân của việc giảm VLĐ qua các năm. Nhưng chính việc tăng này làm cho việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn. Như chúng ta biết, VLĐ là một lượng vốn luôn tuần hoàn, là một dòng chảy để tạo ra lợi nhuận. Đó là đặc điểm của nó, và tất nhiên, khi lượng vốn này cứ nằm trong tay của khách hành trong thời gian càng lâu, lượng giá trị thì càng tăng. Như vậy nó không có khả năng quay vòng vốn, không tạo ra giá trị hiệu quả. Mặc dù các khoản phải thu giảm trong năm 2014 và 2015 do công ty đã làm tốt công tác thu các khoản nợ, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, công ty cần có công tác thu hồi các khoản nợ tốt hơn nữa, tránh dẫn đến tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đồng thời cho ta thấy bên cạnh những bạn hàng truyền thống có uy tín, khi bắt tay tạo mối quan hệ với những khách hàng mới công ty nên có những tìm hiểu kĩ hơn. Hàng tồn kho: Năm 2014 so với năm 2013, lượng hành tồn kho giảm 30,5% tương ứng giảm 430.669 nghìn đồng Đến năm 2015 thì con số này tăng lên so với năm 2014 là 9,39% tương ứng tăng 92.135 nghìn đồng. Hàng tồn kho tăng lên và chiếm một cơ cấu lớn trong tổng số vốn lưu động không phải là do hàng bán bị ế đọng không bán được mà do tính chất đặc điểm hàng hóa của công ty phục vụ chủ yếu theo đơn đặt 34 hàng và một lượng nhỏ khách mua lẻ, vì vậy năm 2015, nhờ có đơn đặt hàng mới công ty phải nhập dẫn đến hàng tồn kho tăng, cụ thể tăng 92.135 nghìn đồng tương ứng 9,39% so với 2014. Đó là ba khoản mục lớn có tác động đến việc tăng giảm lượng VLĐ trong các năm qua, còn khoản mục nữa là các TSLĐ khác, cũng là một phần trong cơ cấuVLĐ nhưng nó chiếm tỷ trọng quá nhỏ do đó việc biến động của nó không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng VLĐ. Nhưng để quản lý hiệu quả VLĐ thì công ty cần phải đi sâu vào nguyên nhân của sự biến động để từ đó mới có giải pháp quản lý và nâng cao hơn nữa để việc sử dụng VLĐ mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. 35 2.2.3 Khả năng thanh toán của công ty Bảng 6: Khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2013-2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % 1. Tài sản lưu động Nghìn đồng 3.203.747 2.352.359 2.383.774 -851.388 -26,57 31.415 1,34 2. Hàng tồn kho Nghìn đồng 1.412.082 981.413 1.073.548 -430.669 -30,5 92.135 9,39 3. Nợ ngắn hạn Nghìn đồng 2.512.796 2.435.112 2.746.122 -77.684 -3,09 311.010 12,8 4. Khả năng thanh toán hiện thời (1/3) Nghìn đồng 1,27 0,97 0,87 -0,31 -24,23 -0,1 -10,1 5. Khả năng thanh toán nhanh (1-2)/3 Nghìn đồng 0,71 0,56 0,48 -0,15 -21,04 -0,09 -15,3 (Nguồn: Phòng tài vụ Kế toán Công ty TNHH Sơn Công) 36 Thứ nhất, đối với các chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty trong kỳ sản xuất kinh doanh. Ở năm 2013 thì chỉ tiêu khả năng thanh toán lớn hơn 1, tuy nhiên qua 2 năm 2014 và 2015 thì chỉ tiêu này giảm xuống và giá trị của khả năng thanh toán hiện thời ở 2 năm này đều nhỏ hơn 1, chỉ còn 0,97 và 0,87 lần. Điều này thể hiện điểm hạn chế của công ty, nói lên công ty có khả năng chi trả nợ trong quá trình kinh doanh là không cao. Qua 3 năm ta thấy, khả năng thanh toán hiện thời đều giảm, cụ thể khả năng thanh toán hiện thời năm 2014 là 0,97 lần, giảm 0,31 lần, tương ứng với giảm 24,23% so với năm 2013. Khả năng thanh toán hiện thời của năm 2015 là 0,87 lần giảm 0,1 lần, tương ứng giảm 10,14% so với năm 2014. Nguyên nhân khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2014, 2015 giảm so với 2013 là do giá trị tài sản lưu động giảm, trong khi giá trị nợ ngắn hạn thay đổi rất ít. Thứ hai, đối với chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng huy động, khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp, và giảm dần qua các năm. Điều này khiến công ty rất khó đảm bảo uy tín khi đi vay vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Năm 2013 khả năng thanh toán nhanh của công ty là là 0,71 lần thì năm 2014 là 0,56 lần, giảm 0,15 lần, tương ứng giảm 21,04% so với năm 2013. Đến năm 2015 khả năng thanh toán của công ty là 0,48 lần giảm 0,09 lần, tương ứng giảm 15,25% so với năm 2014. Nguyên nhân giá trị khả năng thanh toán nhanh của công ty khá thấp trong các năm 2013, 2014, 2015 là do giá trị hàng tồn kho khá lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động. 2.2.4. Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định và tài sản cố định TSCĐ là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định, vì vâỵ việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn của doanh nghiệp. TSCĐ có đặc điểm là tham gia nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Vì vậy, có thể khái quất những nét đặc thù về sự vận động của VCĐ trong SXKD như sau - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định. 37 - Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận VCĐ được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm, tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ. - Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng chu chuyển. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị sử dụng của TSCĐ giảm dần, theo đó vốn cố định cũng được tách thành 2 phần: một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất sản phẩm tương ứng với sự giảm dần giá trị sử dụng của TSCĐ, phần còn lại là vốn cố định được cố định chính trong nó. Nâng cao hiệu quả vố cố định sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp, việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục những khó khăn và rủi ro trong kinh doanh. Sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, giúp cho doanh nghiệp đạt mục tiêu tăng giá trị tài sản chủ sỡ hữu, nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Nhìn vào bảng 7, ta thấy nguyên giá TSCĐ của công ty có xu hướng tăng, cụ thể tài sản cố định năm 2014 tăng 121.374 nghìn đồng tương ứng tăng 2,62% so với năm 2013, năm 2015 tăng 1.090.967 nghìn đồng tương ứng tăng 22,98% so với năm 2014. Giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng của máy móc thiết bị năm 2013 chiếm 36,6% nguyên giá TSCĐ, 57,95% giá trị còn lại của TSCĐ. Sang năm 2015 tăng lên chiếm 58,23% nguyên giá TSCĐ, 57,95% giá trị còn lại của TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ tăng ở phần máy móc thiết bị, cụ thể là 512.846,27 nghìn đồng năm 2014 ứng với 30,3% so với năm 2013, và tăng 1.193.392,15 nghìn đồng vào năm 2015, ứng với 54,11% so với năm 2014. Nguyên nhân là do công ty đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị để tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường. 38 Phần vốn cố định đầu tư cho dụng cụ quản lí tăng chậm, còn lại VCĐ đầu tư cho nhà cửa, phương tiện vận tải giảm. Cùng với lượng hàng hóa bán ra càng nhiều thì phương thức bán hàng nhằm thu được doanh thu lớn nhất, công tác đi lại vận chuyển hàng hóa chào bán của Công ty ngày càng được chú trọng. Đặc biệt do đặc điểm loại hàng hóa. Công ty kinh doanh chủ yếu là các loại vật kiệu xây dựng, thì việc vận chuyển trọn gói đến nơi thi công hoặc khách hàng sẽ tạo được lợi cho cả người bán và người mua, đồng thời, nhu cầu về dịch vụ vận chuyển ngày càng nhiều, việc tăng tỷ trọng phương tiện vận tải trong tài sản cố định là điều cần thiết. Nhận thấy trong ba năm qua, phương tiện vận tải chưa được công ty chú tâm vào, mà còn có xu hướng giảm, cụ thể năm 2015 giảm 281.492 nghìn đồng ứng với giảm 15,09% so với năm 2014, và chỉ còn chiếm 28,29% trong tổng tỷ trọng tài sản cố định. 39  Tình hình sử dụng tài sản cố định Bảng 7: Tình hình sử dụng tài sản cố định ĐVT: nghìn đồng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % +/- % Giá trị % Giá trị % I. Nguyên giá TSCĐ 4.624.557 100 4.745.931 100 5.836.899 100 121.374,32 2,62 1.090.967,35 22,98 Nhà cửa 752.415 16,27 674.396 14,21 548.084 9,39 -78.018 -10,37 -126.311 -18,72 Phương tiện vận tải 1.967.749 42,55 1.709.009 36,01 1.698.537 29,1 -258.739 -13,15 -10.472 -0,612 Máy móc thiết bị 1.692.587 36,6 2.205.434 46,47 3.398.826 58,23 512.846 30,3 1.193.392 54,11 Dụng cụ quản lý 194.231,3 9 4,2 157.090 3,31 191.450 3,28 -37.141 -19,12 34.359 21,87 II. Giá trị còn lại của TSCĐ 4.532.066 100 4.223.879 100 4.902.995 100 -308.187 -6,8 679.116 16,07 Nhà cửa 754.135 16,64 614.152 14,54 528.543 10,78 -139.983 -18,56 -85.609 -13,93 Phương tiện vận tải 1.985.498 43,81 1.607.608 38,06 1.387.057 28,29 -377.889 -19,03 -220.551 -13,71 Máy móc thiết bị 1.601.632 35,34 1.872.445 44,33 2.841.286 57,95 270.813 16,9 968.840 51,74 Dụng cụ quản lý 190.799 4,21 129.673 3,07 148.561 3,03 -61.126 -32,04 18.887 14,56 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH MTV Sơn Công) 40  Tình hình trích khấu hao Bảng 8: Tình hình trích khấu hao đến 31/12/2015 ĐVT: nghìn đồng Loại TSCĐ Nguyên giá Số khấu hao lũy kế Giá trị còn lại Số tiền % Nguyên giá Số tiền % Nguyên giá Nhà cửa 548.084 19.541 3,57 528.543 0,96 Phương tiện vận tải 1.698.537 311.480 18,3 1.387.057 81,7 Máy móc thiết bị 3.398.826 557.540 16,4 2.841.286 83,6 Dụng cụ quản lý 191.450 42.889 22,4 148.561 77,6 Tổng cộng 5.836.897 931.450 16 4.902.995 84 ( Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH MTV Sơn Công) Như vậy, tính đến cuối năm 2015, số khấu hao lũy kế là 931.450 nghìn đồng tương ứng 16% so với nguyên giá TSCĐ. TSCĐ của công ty có hệ số hao mòn là 0,16, tương đối cao, chứng tỏ TSCĐ của công ty mặc dù được đầu tư mới rất nhiều nhưng hao mòn hàng năm đều cao. Trong năm 2015, máy móc thiết bị được đầu tư tương đối nhiều, máy móc tăng 1.193.392 nghìn đồng, chứng tỏ công ty có chú trọng đến việc đầu tư và sửa chữa trang thiết bị. Phương tiện vận tải và những tài sản cố định khác đều giảm đầu tư. 2.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG VÀ VỐN CỐ ĐỊNH Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn cố định, vì bất cứ khâu nào trong kinh doanh cũng sử dụng đến nguồn vốn. Tuy nhiên sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào tất cả các khâu, các bộ phận kinh doanh, chiến lược, kế hoạchCác doanh nghiệp phải luôn thực hiện các hoạt động sau: Sử dụng vốn kinh doanh có mục đích, đúng kế hoạch, chấp hành đầy đủ các quy định, chế độ tài chính của doanh 41 nghiệp, hạch toán đầy đủ chính xác, kịp thờiĐiều đó có nghĩa là đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì vốn là một vấn đề quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty, cũng là điều kiện để công ty tồn tại và phát triển. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, kinh doanh hay sản xuất đều muốn mở rộng quy mô nguồn vốn để hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi và phát huy nội lực của công ty. Chính vì vậy doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đồng thời tiến hành phân phối quản lý vốn hiện có hợp lý và có hiệu quả. Để hiểu rõ tình hình hiệu quả sử dụng vốn của công ty thì ta xem các chỉ tiêu sau. 42 2.3.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty TNHH MTV Sơn Công Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần nghìn đồng 18.972.245 17.619.511 19.261.533 -1.352.733 -7,13 1.642.022 9,32 2. Lợi nhuận sau thuế nghìn đồng 1.016.709 767.414 1.274.792 -249.295 -24,5 507.379 66,12 3. Vốn LĐ bình quân nghìn đồng 3.106.97 5 2.778.053 2.368.067 -328.922 -10,59 -409.987 -14,76 4. Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/3) Lần 6,106 6,342 8,133 0,236 3,87 1,791 28,2 5. Hàm lượng VLĐ (3/1) Lần 0,163 0,157 0,122 -0,006 -3,722 -0,0347 -22,02 6. Tỷ suất sinh lợi VLĐ. (2/3) % 32,723 27,624 53,832 -5,099 -15,58 26,208 94,9 7. Số vòng quay VLĐ Vòng 6,106 6,342 8,133 0,236 3,87 1,791 28,2 8. Kì luân chuyển VLĐ BQ (360/7) Ngày 58,95 56,760 44,259 -2,194 -3,722 -12,501 -22,02 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH MTV Sơn Công 43 Trong hoạt động kinh doanh việc xác định nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa thiết thực vì nếu thiếu vốn lưu động sẽ làm cho quy mô của doanh nghiệp bị thu hẹp, các hoạt động kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn. Kết quả tính toán trên cho ta thấy, tốc độ thay đổi của doanh thu thuần và VLĐ đều có xu hướng giảm ở năm 2014, tăng lại vào năm 2015, cụ thể doanh thu thuần năm 2014 giảm 7,13% so với năm 2013, năm 2015, tăng 9,32% so với năm 2014. VLĐ năm 2014 giảm so với 2013 là 8,46%, năm 2015 tăng so với 2014 là 12,49%. Hiệu suất sử dụng VLĐ: chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu khi sử dụng một đồng vốn lưu động trong kinh doanh. Qua bảng số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2014 tăng 0,236 lần tương ứng tăng 3,87% so với năm 2013, tức là một đồng vốn năm 2014 bỏ ra sẽ có thêm 0,236 đồng doanh thu so với 2013. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2015 tiếp tục tăng 1,791 lần tương ứng tăng 28,2% so với năm 2014, hay nói cách khác vào năm 2015 công ty tăng 1,791 đồng doanh thu so với năm 2014 khi bỏ một đồng vốn lưu động. Như vậy, có thể thấy trong thời gian qua hiệu suất sử dụng vốn tăng liên tục, điều này có thể xem là khả quan đối với công ty, khi một đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao hơn trước. Để xem xét biến động này do nhân tố nào tác động, và tác động đến như thế nào thì ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích. Bảng 10 : Nguyên nhân thay đổi hiệu suất sử dụng vốn lƣu động ĐVT: Lần Chỉ tiêu So sánh Thay đổi hiệu suất sử dụng vốn Nguyên nhân Thay đổi doanh thu thuần Thay đổi VLĐ 2014 với 2013 0,236 -0,435 0,671 2015 với 2014 1,791 0,591 1,20 ( Nguồn: Công ty TNHH MTV Sơn Công) Bảng trên cho ta thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn của công ty năm 2014 tăng 0,236 lần tương ứng tăng 3,87% so với năm 2013 là do: doanh thu thuần giảm 1.352.733 nghìn đồng tương ứng giảm 7,13% làm giảm hiệu suất sử dụng vốn 0,435 44 lần, vốn lưu động bình quân giảm 1.123.108 nghìn đồng tương ứng giảm 8,46% làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,671 lần. Hiệu suất sử dụng vốn của công ty năm 2015 tăng 1,791 lần tương ứng tăng 22,8% so với năm 2014, là do doanh thu tăng 1.642.021 nghìn đồng tương ứng tăng 9,32% làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,591 lần, cùng với đó là do vốn lưu động bình quân giảm 409.987 nghìn đồng tương ứng giảm 14,76% làm cho số vòng vốn lưu động tăng 1,2 lần.  Xét đến tốc độ luân chuyển vốn lƣu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được phản ánh qua tập hợp các chỉ tiêu Chỉ tiêu số vòng quay vốn lƣu động: Kết quả tính trên cho thấy số vòng quay vốn lưu động của công ty tăng trong giai đoạn 2013-2014-2015. Năm 2013 là 6,106 vòng, năm 2014 tăng lên 6,342 vòng, và đến năm 2015 đạt 8,133 vòng. Như vậy việc quay vòng vốn của công ty tốt, làm số vòng quay vốn lưu động tăng, tăng hiệu quả sử dụng VLĐ. Chỉ tiêu kì luân chuyển vốn lƣu động: Kì luân chuyển phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động, kì luân chuyển càng ngắn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Qua 3 năm, kì luân chuyển vốn năm 2013 là cao nhất với 58 ngày. Chứng tỏ năm 2013 có kì luân chuyển chậm và kém hiệu quả nhất. Trong khi đó, với sự cố gắng nỗ lực phát triển, năm 2015, công ty có kì luân chuyển vốn thấp nhất với 44 ngày. Như vậy doanh nghiệp sẽ sử dụng ít vốn mà vẫn tạo ra hiệu quả kinh tế tương tự. Điều này hi vọng trong tương lai công ty còn đạt hiệu quả cao hơn nữa. Chỉ tiêu hàm lƣợng vốn lƣu động: Hàm lượng vốn lưu động đạt được của công ty qua các năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 0,163; 0,157; 0,122. Điều đó chứng tỏ rằng để có được một đồng doanh thu thì năm 2013 công ty phải bỏ ra 0,163 đồng vốn lưu động , 0,157 đồng VLĐ với năm 2014, trong khi đó năm 2015, để đạt một đồng doanh thu thì công ty chỉ cần bỏ ra 0,122 đồng vốn lưu động. Năm 2014, hàm lượng vốn lưu động giảm 0,006 lần, tương ứng giảm 3,72 % so với năm 2013. Hàm 45 lượng vốn lưu động năm 2015 giảm -0,0347 lần, tương ứng giảm 22,02 % so với năm 2014. Như vậy có thể thấy, một đồng VLĐ của công ty bỏ ra ngày càng có giá trị. Công ty cần chú ý đến thuận lợi này, để tận dụng nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Khi doanh thu càng cao vốn lưu động càng nhỏ thì hiệu quả VLĐ càng cao. Tuy nhiên mới chỉ xem xét dựa trên góc độ luân chuyển vốn lưu động, để có một nhận xét đầy đủ chúng ta sẽ cùng đi xem xét các chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận do vốn lưu động mang lại bằng chỉ tiêu tiếp teo phản ánh lợi nhuận do vốn lưu động mang lại. Tỷ suất sinh lợi của vốn lƣu động Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi vốn lƣu động: Từ bảng 10 ta thấy tỷ suất sinh lợi vốn lưu động năm 2013 là 0,327, 2014 là 0,276, và 2015 là 0,538. Điều này có nghĩa cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được 0,327 đồng lợi nhuận năm 2013, giảm xuống 0,276 đồng năm 2014 và tăng lên 0,538 đồng năm 2015. Như vậy, tỷ suất sinh lợi vốn lưu động của công ty qua ba năm thay đổi bất thường. Đặc biệt vào năm 2014so với 2013, tỷ suất sinh lợi giảm không hề ít, cụ thể giảm 5,099, tương ứng giảm 15,58%, đến năm 2015, tỷ suất sinh lơi tăng vọt lên 26,208 , tương ứng với 96,4 %, môt sư thay đổi đáng chú ý, như vậy, năm 2015, mỗi đồng VLĐ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận nhiều nhât. Vậy sự biến đổi bất thường này nguyên nhân từ đâu. Để làm rõ điều này, chúng ta cùng phân tích mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận và vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi bằng phương pháp thay thế liên hoàn, ta được kết quả sau: Bảng 11: Nguyên nhân làm tăng giảm tỷ suất sinh lợi vốn lƣu động ĐVT: Lần Chỉ tiêu So sánh Thay đổi tỷ suất sinh lợi VLĐ Nguyên nhân Thay đổi lợi nhuận Thay đổi VLĐ 2014 với 2013 -0,051 -0,08 0,029 2015 với 2014 0,262 0,183 0,079 ( Nguồn: Công ty TNHH MTV Sơn Công) 46 Nếu như năm 2014 so với năm 2013, tỷ suất sinh lợi giảm 0,051 lần nhờ VLĐ giảm 328.922 nghìn đồng làm tỷ suất sinh lợi tăng 0,029 lần, và cũng nhờ ảnh hưởng của lợi nhuận làm cho tỷ suất sinh lợi giảm 0,08 lần, thì vào năm 2015 so với năm 2014, tỷ suất lợi nhuận VLĐ tăng 0,262 lần do 2 nguyên nhân sau: nhờ giảm VLĐ làm tỷ suất sinh lợi vốn tăng 0,079 lần, và nhờ lợi nhuận tăng làm tỷ suất sinh lợi tăng 0,183 lần. Như vậy, qua phân tích tình hình sử dụng VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ ta thấy còn những tồn tại sau: Cơ cấu nguồn VLĐ phân bố như vậy là không hợp lí, VLĐ trong khâu dự trữ và trong thanh toán là quá lớn, trong khi đó lượng vốn bằng tiền ít, gây ứ đọng vốn làm mất khả năng thanh toán. Hơn nữa nguồn vốn sẵn có của công ty rất hạn chế. Trung bình khoảng từ 23%- 27% trong tổng nguồn vốn. Chứng tỏ rằng công ty chưa tự chủ trong tài chính, nếu muốn tăng trưởng hoặc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất chỉ có cách đi vay. Do vậy, cần có chính sách huy động vốn sao cho hợp lý. Trong giai đoạn 2013-2015, mặc dù công ty đã làm tốt trong công tác thu hồi công nợ, nhưng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn lưu động, dao động từ 43%-47% trong tổng VLĐ, gây ứ đọng vốn, hơn nữa công ty không lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. 47 2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH MTV Sơn Công Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % 1. Doanh thu Nghìn đồng 18.972.245 17.619.511 19.261.533 -1.352.733 -7,13 1.642.022 9,32 2. Lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng 1.016.709 767.414 1.274.792 -249.295 -24,5 507.379 66,12 3. Vốn cố định bình quân Nghìn đồng 4.508.370 4.729.213 5.246.951 220.843 4,9 517.738 11 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) Lần 4,208 3,725 3,670 -0,482 -11,5 -0,054 -13,7 5. Hàm lượng VCĐ(3/1) Lần 0,238 0,268 0,272 0,031 13 0,004 12 6. Tỷ suất sinh lợi VCĐ (2/3) % 22,551 16,227 24,296 -6,324 -28 8,069 -72,8 (Nguồn: Phòng Tài vụ Kế toán Công ty TNHH MTV Sơn Công) 48 Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu kinh doanh vì nó cho phép giảm tỷ suất chi phí lưu thông tương ứng tăng lợi nhuận kinh doanh, cho nên thông qua việc phân tích VCĐ sẽ giúp ta đánh giá chính xác tình hình VCĐ, những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy VCĐ tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2015 tăng đến 11% so với năm 2014, cùng với thay đổi của doanh thu thuần giảm 7,13% vào năm 2014 so với năm 2013, năm 2015 tăng 9,32% so với năm 2014. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất sử dụng VCĐ. Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2014 giảm 0,482 tương ứng giảm 11,5% so với năm 2013, tức là một đồng vốn bỏ ra sẽ làm giảm 0,482 đồng doanh thu so với năm 2013. Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2015 tiếp tục giảm 0,054 lần tương ứng 13,7% so với năm 2014, hay nói cách khác vào năm 2015 công ty giảm 0,054 đồng doanh thu so với năm 2014 khi bỏ một đồng VCĐ. Như vậy, có thể thấy trong thời gian qua ngược lại với VLĐ, hiệu suất sử dụng VCĐ lại giảm liên tục, điều này có nghĩa trong thời gian trở lại đây, một đồng vốn cố định đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả rất kém. Công ty cần tìm ra nguyên nhân cụ thể và những biện pháp thiết thực để có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn trong tương lai. Có thể nói yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sử dụng vốn đó là doanh thu và VCĐ bình quân. Vậy với phương pháp thay thế liên hoàn, ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân làm thay đổi hiệu suất sử dụng VCĐ. Bảng 13: Nguyên nhân làm thay đổi hiệu suất sử dụng vốn cố định ĐVT: Lần Chỉ tiêu So sánh Thay đổi hiệu suất sử dụng vốn Nguyên nhân Thay đổi doanh thu Thay đổi VCĐ 2014 với 2013 -0,482 -0,3 -0,182 2015 với 2014 -0,055 0,347 -0,401 ( Nguồn: Công ty TNHH MTV Sơn Công) 49 Như vậy năm 2014 hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0,482 lần so với năm 2013 tương ứng giảm 11,5% là do hai nguyên nhân sau: Do doanh thu giảm 1.352.733 nghìn đồng tương ứng giảm 7,13% làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0,3 lần. Do vốn cố định tăng 220.843 nghìn đồng tương ứng tăng 4,9 % , làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0,182 lần. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2015 so với năm 2014 tăng 1,03 lần tương ứng tăng 13,73% là do 2 nguyên nhân sau: Do doanh thu tăng 1.642.021 nghìn đồng tương ứng tăng 9,32% làm hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,347 lần. Do vốn cố định bình quân năm 2015 tăng 517.738 nghìn đồng tương ứng tăng 11% so với năm 2014 làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0,401 lần. Từ việc phân tích sự tác động của từng yếu tố đến hiệu quả sử dụng vốn cố định ta thấy từ năm 2013 đến năm 2015 hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm liên tục bởi tốc độ tăng của doanh thu thuần không nhanh bằng tốc độ tăng của vốn cố định, như vậy, sự gia tăng của vốn cố định vào năm 2014 và 2015 chưa phát huy được hiệu quả của nó vì vậy dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định trong thời gian này chưa cao. Chỉ tiêu hàm lƣợng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh để đạt được một đồng doanh thu thì phải dùng bao nhiêu vốn cố định. Qua bảng số liệu ta thấy rằng hàm lượng vốn cố định tăng lên qua các năm. Năm 2013 đạt 0,238 lần, năm 2014 đạt 0,268 lần, tương ứng tăng 13% so với năm 2013, năm 2015 đạt 0,272 lần, tăng 12% so với năm 2014. Điều đó có nghĩa là để thu được một đồng doanh thu ở năm 2013, 2014, 2015 thì công ty sẽ cần tương ứng 0,238; 0,268; 0,272 đồng vốn cố định, năm 2014 phải tăng thêm 0,031 đồng vốn cố định so với năm 2013, tương tự ở năm 2015 để đạt được một đồng doanh thu thì công ty phải tăng thêm 0,004 đồng vốn cố định so với năm 2014. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi vốn cố định: Một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng được quan tâm đó là tỷ suất sinh lợi vốn cố định. Nó là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn cố định và trình độ quản lý doanh nghiệp. Từ bảng 12 ta thấy tỷ suất sinh lợi vốn cố định năm 2013 là 0,2255, năm 2014 là 0,1622 , và 2015 là 0,2429. Điều này có nghĩa cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 0,2255 đồng lợi nhuận năm 2013, giảm xuống 0,1622 đồng năm 2014 và tăng lên 0,2429 50 đồng năm 2015. Như vậy, tuy hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm trong 3 năm liên tiếp nhưng trong giai đoạn này tỷ suất sinh lợi vốn vẫn có tăng, điều này đã chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt việc quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để thấy rõ mức ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn cố định, chúng ta cùng phân tích mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận và vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi bằng phương pháp thay thế liên hoàn, ta được kết quả sau: Bảng 14: Nguyên nhân làm tăng giảm tỷ suất sinh lợi vốn cố định ĐVT: Lần Chỉ tiêu So sánh Thay đổi tỷ suất sinh lợi VCĐ Nguyên nhân Thay đổi lợi nhuận Thay đổi VCĐ 2014 với 2013 -0,063 -0,055 -0,008 2015 với 2014 0,080 0,107 -0,027 ( Nguồn: Công ty TNHH MTV Sơn Công) Qua bảng số liệu phân tích ta nhận thấy tỷ suất sinh lợi vốn tăng giảm không đều. Năm 2014 so với năm 2013, tỷ suất sinh lợi giảm 0,063 lần do vốn cố định tăng 220.843 nghìn đồng làm tỷ suất sinh lợi giảm 0,008 lần, và do ảnh hưởng của lợi nhuận làm cho tỷ suất sinh lợi giảm 0,055 lần. Như vậy, cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra, sẽ làm giảm 0,063 đồng lợi nhuận. Năm 2015 so với năm 2014, tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 0,08 lần là do vốn cố định tăng 517.738 nghìn đồng làm tỷ suất sinh lợi vốn giảm 0,027 lần, và nhờ lợi nhuận tăng 507.379 nghìn đồng làm tỷ suất sinh lợi tăng 0,107 lần. Cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra sẽ thu được 0,08 đồng lợi nhuận.  Nhìn một cách tổng quát, chúng ta thấy rằng công ty tăng lượng vốn cố định lên nhằm mục đích doanh thu sẽ tăng nhưng kết quả doanh thu tăng với tốc độ chậm hơn vốn cố định nên làm hiệu sử dụng vốn giảm. Như vậy, công ty cần có những biện pháp khắc phục kịp thời để tận dụng tối đa và triệt để nguồn vốn cố định đầu tư vào góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho toàn công ty. Qua quá trình phân tích trên chúng ta có thể kết luận rằng trong ba năm nay công ty đã sử dụng chưa thực sự hiệu quả vốn cố định. 51 Nguyên nhân là do máy móc thiết bị đầu tư lớn, nhưng công ty chưa tận dụng tối đa cũng như phát huy hết công suất của chúng, phương tiện vận tải chưa được đầu tư mạnh, mặc dù đây là nhân tố tiềm năng mang lại lợi ích cho công ty. Những năm gần đây, máy móc được đầu tư mới rất nhiều, tuy nhiên hệ số hao mòn của từng tài sản cố định khá cao, điều này làm ảnh hưởng đến những năm sau tiếp tục sử dụng. Và điểm cuối cùng theo tôi nghĩ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty, đó chính là công ty chưa có phòng marketing. Thông tin mà công ty thu thập được chỉ qua mạng là chủ yếu. Công ty chưa có phòng marketing riêng nên việc thu thập thông tin trực tiếp qua nghiên cứu thị trường là rất hạn chế. Điều này làm hạn chế đến hiệu quả sử dụng vốn cố định như: thông tin hạn chế sẽ làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm chậm, làm cho thị trường thu hẹp, quy mô sản xuất giảm làm cho sức sản xuất của máy móc thiết bị giảm dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH MTV SƠN CÔNG Kết quả của việc sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cần phải phân tích các chỉ tiêu một cách đầy đủ và cụ thể qua bảng 12. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH MTV Sơn Công Ta thấy hiệu suất sử dụng vốn tại công ty năm 2014 giảm 0,014 so với năm 2013 tương ứng giảm 0,564%. Năm 2015 hiệu suất sử dụng vốn giảm 0,016 lần so với năm 2014 tương ứng giảm 0,66%. Như vậy, hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của công ty không hiệu quả, một đồng vốn bỏ ra không những không làm tăng doanh thu mà còn làm giảm nó đi. Tuy nhiên, điều đáng mừng là hiệu suất sử dụng vốn giảm không đáng kể, nếu có những biện pháp khách quan trong tương lai, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào kết quả tốt hơn. 52 Bảng 15 : Đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty TNHH MTV Sơn Công Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % 1. Doanh thu nghìn đồng 18.972.245 17.619.511 19.261.533 -1.352.734 -7,13 1.642.022 9,32 2. Lợi nhuận sau thuế nghìn đồng 1.016.709 767.414 1.274.792 -249.295 -24,52 507.379 66,12 3. Tổng vốn sản xuất KD nghìn đồng 7.763.578 7.250.953 7.979.081 -512.625 -6,60 728.128 10,04 4. Vốn CSH nghìn đồng 1.819.676 1.959.454 1.989.786 139.778 7,68 30.332 1,548 5. Hiệu suất sử dụng vốn (1/3) Lần 2,443 2,429 2,41 -0,014 -0,56 -0,016 -0,66 6. Tỷ suất sinh lợi vốn SXKD (2/3) % 13,096 10,583 15,97 -2,512 -19,18 5,3931 50,96 7. Tỷ suất sinh lợi vốn CSH(2/4) % 55,873 39,164 64,06 -16,71 -29,9 24,902 63,58 8. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (2/1) % 5,358 4,355 6,618 -1,003 - 18,72 5 2,2629 51,95 ( Nguồn: Công ty TNHH MTV Sơn Công) 53 Kết quả thay đổi hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đó ảnh hưởng tốc độ thay đổi của doanh thu thuần và tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của doanh thu và ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để tính toán mức độ ảnh hưởng của chúng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Kết quả tình toán như sau: Bảng 16 : Nguyên nhân làm tăng giảm hiệu suất sử dụng vốn ĐVT: Lần Chỉ tiêu So sánh Thay đổi hiệu suất sử dụng vốn Nguyên nhân Thay đổi doanh thu Thay đổi vốn 2014 với 2013 -0,014 -0,174 0,160 2015 với 2014 -0,016 0,2265 -0,2425 (Nguồn: Công ty TNHH MTV Sơn Công) Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2014 hiệu suất sử dụng vốn giảm so với năm 2013 là do hai nguyên nhân: Thứ nhất, doanh thu thuần giảm 1.352.733 nghìn đồng ứng với 7,13%, làm hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh giảm 0,174 lần. Thứ hai, do vốn sản xuất kinh doanh giảm 512.625 nghìn đồng, làm cho hiệu suất sử dụng vốn tăng 0,16 lần. Năm 2015 hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh giảm là do hai nguyên nhân: do doanh thu thuần tăng 1.642.021 nghìn đồng ứng với tăng 9,32% làm hiệu suất sử dụng vốn tăng 0,2265 lần, do vốn sản xuât kinh doanh tăng 728.128 đồng ứng với 10,4% nên làm cho hiệu suất sử dụng vốn giảm 0,2425 lần. Tỷ suất sinh lợi toàn bộ vốn: Từ bảng 16 ta thấy tỷ suất sinh lợi toàn bộ vốn năm 2013 là 0,1309, năm 2014 là 0,1058 , và 2015 là 0,1597. Điều này có nghĩa cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được 0,1309 đồng lợi nhuận năm 2013, giảm xuống 0,1058 đồng năm 2014 và tăng lên 0,1309 đồng năm 2015. Như vậy, tỷ suất sinh lợi vốn cố định của công ty qua ba năm thay đổi bất thường. Để làm rõ điều này, chúng ta cùng phân tích mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận và vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi bằng phương pháp thay thế liên hoàn, ta được kết quả sau: 54 Bảng 17: Nguyên nhân làm tăng (giảm) tỷ suất sinh lợi vốn ĐVT: Lần Chỉ tiêu So sánh Thay đổi tỷ suất sinh lợi vốn Nguyên nhân Thay đổi lợi nhuận Thay đổi vốn 2014 với 2013 -0,025 -0,0321 0,007 2015 với 2014 0,054 0,07 -0,016 ( Nguồn: Công ty TNHH MTV Sơn Công) Tỷ suất sinh lợi vốn SXKD giảm 0,025 lần năm 2014 so với năm 2013 là do lợi nhuận sau thuế giảm 249.295 nghìn đồng làm giảm tỷ suất sinh lợi vốn 0,0321 lần và ảnh hưởng của vốn SXKD giảm 512.625 đồng làm tỷ suất sinh lợi vốn tăng 0,007 lần. Năm 2015 so với 2014, tỷ suất sinh lợi vốn SXKD có phần tiến triển hơn, tăng 0,054 lần là do lợi nhuận sau thuế tăng 507.378 nghìn đồng ứng với 66,12% làm tỷ suất sinh lợi tăng 0,07 lần, và ảnh hưởng của vốn SXKD cũng tăng 728.128 làm tỷ suất giảm 0,016 lần. Tỷ suất sinh lợi vốn CSH Để đánh giá chính xác và cụ thể hơn chúng ta có thể đi vào đánh giá tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sỡ hữu.Từ bảng 16 ta thấy trong năm 2013, cứ bỏ ra một đồng vốn chủ sở hữu thì ta thu về được 0,5597 đồng doanh thu, tiếp đó giảm xuống còn 0,3916 đồng vào năm 2014 và tăng vọt lên 0,0646 vào năm 2015, tăng 63,58% so với năm 2014. Vậy nguyên nhân nào làm tăng giảm tỷ suất sinh lợi vốn chủ sỡ hữu, chúng ta cùng đi phân tích mức độ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi vốn chủ sỡ hữu qua bảng sau: 55 Bảng 18: Nguyên nhân làm tăng (giảm) tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu ĐVT: Lần Chỉ tiêu So sánh Thay đổi tỷ suất sinh lợi vốn CSH Nguyên nhân Thay đổi lợi nhuận Thay đổi vốn CSH 2014 với 2013 -0,167 -0,137 -0,03 2015 với 2014 0,249 0,2589 -0,0099 ( Nguồn: Công ty TNHH MTV Sơn Công) Năm 2014 so với năm 2013 tỷ suất sinh lợi vốn chủ sỡ hữu giảm 0,167 lần do ảnh hưởng của lợi nhuận giảm làm tỷ suất sinh lợi giảm 0,137 lần và do ảnh hưởng của vốn chủ sỡ hữu làm cho tỷ suất sinh lợi vốn chủ sỡ hữu giảm 0,03 lần. Năm 2015 so với năm 2014 tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng 0,249 lần có nghĩa cứ một đồng vốn chủ sỡ hữu bỏ ra sẽ làm tăng thêm 0,249 đồng lợi nhuận. Là do lợi nhuận tăng làm tỷ suất sinh lợi tăng 0,02589 lần, và ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu làm tỷ suất sinh lợi giảm 0,0099 lần. 56 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH MTV SƠN CÔNG 3.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG 3.1.1. Chủ động trong việc xác định nhu cầu vốn lƣu động Việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo việc xác định nhu cầu VLĐ một cách hợp lý công ty cần có những biện pháp sau: Phân tích chính xác các chỉ tiêu của tài chính của những kì trước, những biến động chủ yếu trong VLĐ, mức chênh lệch giữa kì kế hoạch và kì thực hiện ở nhu cầu VLĐ các kỳ trước đó. Để làm được điều này công ty cần có đội ngũ nhân viên tài chính có kinh nghiệp, và có năng lực trình độ chuyên môn. Dựa trên nhu cầu huy động VLĐ, xây dựng kế hoạch huy động vốn. Xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh với chi phí hoạt động từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động phù hợp. Cần phải xác định rõ định mức cho từng khâu dự trữ. Tiền mặt tồn quỹ là bao nhiêu, hàng tồn kho là bao nhiêu nhằm đẩy nhanh số vòng quay, rút ngắn thời gian dự trữ, giảm mức tồn kho. 3.1.2. Áp dụng hình thức thanh toán hợp lý, tổ chức tốt công tác thu hồi công nợ Để tránh chiếm dụng vốn doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác thu hồi công nợ, cụ thể như: Công ty cần có những biện pháp cần thiết như điều tra rà soát lại những khoản phải thu để nắm rõ quy mô, thời hạn thanh toán của từng khách hàng, cũng như luôn đưa ra những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán bằng hình thức chiết khấu thanh toán. Đối với những trường hợp nợ quá hạn, nợ đọng, Công ty cần phân tích rõ nguyên nhân, tùy từng trường hợp để đưa ra những giải pháp như nhắc nhở, các thỏa hiệp xử lí nợ,trường hợp ngoài tầm kiểm soát phải nhờ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và xử lí. 57 Ngoài ra, trước khi kí kết hợp đồng tiêu thụ, Công ty cần phải xem xét, đưa ra những ràng buộc chặt chẽ, tránh trường hợp chủ quan với những khách hàng quen thuộc, dẫn đến những trường hợp không đáng có. 3.1.3. Xác định mức hợp lệ vốn bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán ở mọi thời điểm của công ty Năm 2014 vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 281,691 nghìn đồng tương ứng với 3,88% trong tổng số vốn lưu động. Năm 2015 con số này lại giảm xuống còn 253,429 nghìn đồng tương ứng với 3,18% trong tổng vốn lưu động., trong khi đó nợ phải trả lớn gấp gằn 10 lần với số vốn bằng tiền hiện có, điều này làm công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nhanh. Ta thấy rằng tình hình phân bố tiền của công ty là không hợp lý, hơn nữa vốn bằng tiền trong công ty thông thường để đáp ứng nhu cầu hàng ngày như về hàng hóa vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Mức vốn bằng tiền phải đảm bảo cho các doanh nghiệp đủ lượng vốn bằng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh, đồng thời phải tối ưu hóa vốn tiền hiện có. Những giải pháp giúp công ty xác định nhu cầu vốn bằng tiền hợp lí như: Lên kế hoạch về nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán qua từng năm, từng kì, theo dõi và phân bố lại cơ cấu vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động. 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Qua xem xét tình hình sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong những năm vừa qua cho thấy công ty có nhiều cố gắng trong điều kiện hoạt động khó khăn, nên cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên việc sử dụng vốn cố định của công ty còn nhiều thiếu sót, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm dần. Để góp phần giải quyết một số tồn tại của công ty nhằm nâng cao hơn hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau. 3.2.1. Đầu tƣ thêm về TSCĐ, đặc biệt về phƣơng tiện vận tải Như đã phân tích phần trên, cùng với lượng hàng hóa bán ra càng nhiều thì phương thức bán hàng nhằm thu được doanh thu lớn nhất, công tác đi lại vận chuyển hàng hóa chào bán của công ty ngày càng được chú trọng. Đặc biệt do đặc điểm loại hàng hóa công ty kinh doanh chủ yếu là các loại vật kiệu xây dựng, thì việc vận chuyển trọn gói đến nơi thi công hoặc khách hàng sẽ tạo được lợi cho cả người bán và 58 người mua, đồng thời, nhu cầu về dịch vụ vận chuyển ngày càng nhiều, việc tăng tỷ trọng phương tiện vận tải trong tài sản cố định là điều cần thiết. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần đầu tư thêm vào mảng phương tiwwnj vận tải. 3.2.2. Nâng cao trình độ sử dụng, quản lý TSCĐ Nhận thấy trong khoảng thời gian gần đây mặc dù máy móc thiết bị và những TSCĐ khác được đầu tư mới rất nhiều nhưng mang lại hiệu quả rất nhỏ, điều này một phần thuộc về trách nhiệm của người sử dụng. Nâng cao trình độ sử dụng, quản lý TSCĐ nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm bảo quản, kĩ năng sử dụng TSCĐ được trang bị có hiệu quả hơn. Để làm được điều này công ty cần xây dựng chế độ thưởng phạt công bằng, nghiêm minh đối với những người có ý thức bảo đảm sử dụng máy móc, các bộ phận, cá nhân nào được phan công quản lý tài sản nào thì phải có ý thức cố gắng làm tốt công việc đó. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo cán bộ công nhân viên để nâng cao trình độ quản ký và sử dụng TSCĐ. 3.2.3. Cần có thêm bộ phận Marketing Marketing đóng vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, tuy nhiên tại Công ty TNHH MTV Sơn Công thì bộ phận này chưa được thành lập, đây là một điểm hạn chế mà Công ty cần khắc phục, có thể hoạt động kinh doanh của Công ty phần lớn chưa cần đến hoạt động marketing, tuy nhiên nhìn vào thực tế ta thấy rằng công ty đã có những chức năng của marketing nhưng ở mức độ đơn giản, chủ yếu nằm ở phòng kinh doanh, phòng kỷ thuật và phòng tài chính. Các biện pháp nhằm tổ chức nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược và quản trị marketing chưa được tổ chức bài bản, nề nếp do hệ thống marketing rất hạn chế. Hiện nay xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gạch Block làm cho sản lượng bán ra tại các đại lý giảm sút, nên chúng ta phải thường xuyên nắm bắt thị trường, phải có chính sách thu hút khách hàng. Trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, nếu như không có những biện pháp kịp thời đối với khách hàng thì công ty sẽ bị thu hẹp thị phần, vì vậy công ty nên coi trọng hoạt động marketing để nghiên cứu tốt hơn về thị trường, nhu cầu tiêu dùng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như hiệu quả sử dụng vốn. 59 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Mỗi doanh nghiệp được xem như một tế bào sống cấu thành nên toàn bộ nền kinh tế. Tế bào đó càn có quá trình trao đổi chất với môi trường bên ngoài thì mới tồn tại và phát triển được. Vốn chính là đối tượng của quá trình trao đổi đó, nếu thiếu hụt doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán không đảm bảo được sự sống cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác vốn là điều kiện tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm về các hoạt động SXKD. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp có uy tín trong kêu gọi các nguồn tài trợ dễ dàng. Bởi lẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường, cải thiện đời sống người lao động và bởi lẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. tiếp tục làm ăn có hiệu quả hơn, từ đó có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng tay nghề cao. Chính vì vậy đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập có điều kiện đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH MTV Sơn công giai đoạn 2013- 2015” tôi nhận thấy có những thuận lợi như sau: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định, doanh thu thuần có xu hướng tăng, cụ thể vào năm 2015 doanh thu thuần đạt 19.261.533 nghìn đồng, tương ứng tăng 9,32% so với năm 2014. Lợi nhuận qua giai đoạn 2013-2015 tăng giảm thất thường, cụ thể do thị trường khó khăn, đơn đặt hàng ít, chi phí không thay đổi nhiều, năm 2014 lợi nhuận giảm đến 24,52% so với năm 2013. Tuy nhiên, đến năm 2015, thị trường khởi sắc trở lại, bằng chứng là công ty có lợi nhuận tăng đến 66,12% so với năm 2014. Và nhìn chung lợi nhuận các năm công ty đều đạt trên 750 triệu. 60 Tuy nhiên, còn có một số hạn chế sau: Việc sử dụng nguồn vốn cũng chưa thật sự là hiệu quả. Lượng vốn cố định và lưu động tăng giảm thất thường, không đồng đều qua các năm.. Đối với việc thu hồi công nợ, thời gian gần đây công ty cũng có những thành quả đáng khích lệ, việc thu hồi công nợ đạt hiệu quả hơn, và chưa thấy xuất hiện khoản nợ khó đòi. Nhưng tỷ trọng các khoản phải thu chiếm còn cao trong tổng tài sản lưu động, chiêm từ 42%- 47% trong tổng số tài sản lưu động. Lượng hàng tồn kho tăng lên và chiếm một cơ cấu lớn trong tổng số vốn lưu động, chiếm khoảng từ 41%- 45%, do tính chất đặc điểm hàng hóa của công ty phục vụ chủ yếu theo đơn đặt hàng và một lượng nhỏ khách mua lẻ, năm nào nhu cầu khách hàng cao thì buộc công ty phải trữ lượng hàng lớn hơn làm lượng hàng tồn kho tăng lên là điều khó tránh khỏi. Hiệu suất sử dụng vốn ngày càng giảm, năm 2014 giảm 0,56% so với năm 2013, năm 2015 tiếp tục giảm 0,66% so với năm 2014. Điều này ít phần nào nói lên vốn mà công ty đưa vào hoạt động SXKD mang lại hiệu quả kém. Vì vậy, để có thể mở rộng quy mô và đứng vững trên thị trường trong thời gian tới, công ty cần đưa ra những giải pháp chính sách cụ thể và toàn diện. 2. KIẾN NGHỊ  Đối với ngân hàng Do công ty TNHH MTV Sơn Công có vốn tự có không nhiều, để đảm bảo cho hoạt động SXKD công ty đã phải đi vay nhiều từ các ngân hàng, kèm theo đó là chi phí lãi vay. Do đó với vai trò là nhà cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, ngân hàng cần có những chính sách, thủ tục, mức lãi suất, thời hạn vay vốn thuận lợi hơn, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Ngân hàng cần được tăng cường hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là khách hàng nghĩa là đối tượng quan tâm của các ngân hàng.  Đối với cơ quan nhà nước: Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt đảm bảo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước với doanh nghiệp tổ chức kinh tế nước ngoài. Cần có những biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ công ty thu hồi 61 những khoản nợ khó đòi nếu có, những khoản thu quá hạn thanh toán. Những việc này rất quan trọng giúp công ty rất lớn trong việc bổ sung và quay vòng vốn một cách có hiệu quả, tạo điều kiện cho việc huy động vốn và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp, triển hai việc áp dụng những mức ưu đãi mức độ khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Ngoài ra, vai trò của nhà nước trong việc cải cách các thủ tục hành chính sao cho đơn giản mà vẫn chặt chẽ.Giúp cho Công ty giảm được chi phí và thuận lợi trong kinh doanh. Chính phủ cần có những chính sách kiềm chế lạm phát, để ổn định thị trường cũng như giá cả, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Cục Quản lý thị trường cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa trên thị trường nhằm ngăn chặn việc sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng chất lượng kém.  Đối với công ty Phòng tổ chức hành chính: Phân tích chính xác các chỉ tiêu của tài chính của những kì trước, những biến động chủ yếu trong VLĐ, mức chênh lệch giữa kì kế hoạch và kì thực hiện ở nhu cầu VLĐ các kỳ trước đó. Để đảm bảo việc xác định nhu cầu VLĐ hợp lí hơn. Phòng tài vụ kế toán : Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn và tạo nguồn vốn, đảm bảo cơ cấu vốn bằng tiền cũng như các loại vốn khác phân bố hợp lý hơn, Phòng kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác định mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, chú trọng đi tìm thị trường mới, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng tiêu thụ đã được kí kết để lập các kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình thực tế. Để góp phần làm tăng sản phẩm tiêu thụ, giữ lượng hàng tồn kho ở mức hợp lý, tranh tình trạng ứ đọng vốn. Phòng kỹ thuật: đảm bảo hoạt động quản lý bão dưỡng máy móc thiết bị, quản lý công tác an toàn lao động . Cải tiến khoa học kĩ thuật, tăng cường thêm các phương tiện vận tải, máy móc thiêt bị để phục vụ cho quá trình SXKD diễn ra thuận lợi và có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS. Phạm Văn Sinh – GS. TS. Phạm Quang Phan – Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia - Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ Nghĩa Mác – Lênin. [2]. PGS. TS. Hoàng Hữu Hòa- Thống kê doanh nghiệp. Trường ĐHKT Huế. [3]. PGS. TS. Trần Ngọc Phác, TS. Trần Thị Kim Thu - Nguyên lý thống kê. Nhà xuất bản Thống kê, 2006. [4] Th.S Hồ Tú Linh – Kinh tế đầu tư, 2014 [5] TS. Nguyễn Ngọc Quang - Phân tích hoạt động kinh tế. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009. [6] PGS. TS Ngô Kim Thanh , PGS. TS Lê Văn Tâm - Quản trị doanh nghiệp. Trường ĐHKT Quốc Dân, 2009. [7] Niêm giám thống kê năm 2014 [8] PGS. TS. Nguyễn Văn Công, TS. Nguyễn Văn Ngọc, T.S Hoàng Yến - Thực hành kinh tế vĩ mô. Nhà xuất bản lao động, 2008. [9] Thông tư 45 chế độ quản lý, khấu hao TSCĐ [10] Các báo cáo tài chính, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014, 2015 của công ty TNHH MTV Sơn Công. [11] Các bài khóa luận khóa trước PHỤ LỤC 1. Vốn lƣu động  Nguyên nhân tăng( giảm) hiệu suất vốn lưu động Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu ∆2014/2013 : – = -0,435 (lần) ∆2015/2014 : - = 0,591 (lần) Ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động: ∆2014/2013 : – = 0,671 (lần) ∆2015/2014 : - = 1,20 (lần)  Nguyên nhân tăng( giảm) tỷ suất sinh lợi vốn lưu động Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế ∆2014/2013 : – = -0,08 (lần) ∆2015/2014 : - = 0,183 (lần) Ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động ∆2014/2013 : – = 0,029 (lần) ∆2015/2014 : - = 0,079 (lần) 2. Vốn cố định  Nguyên nhân tăng giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu ∆2014/2013 : – = -0,3 (lần) ∆2015/2014 : - = 0,347 (lần) Ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định: ∆2014/2013 : – = -0,182 (lần) ∆2015/2014 : - = -0,401 (lần)  Nguyên nhân tăng( giảm) tỷ suất sinh lợi vốn cố định Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế ∆2014/2013 : – = --0,055 (lần) ∆2015/2014 : - = 0,107 (lần) Ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định ∆2014/2013 : – = -0,008 (lần) ∆2015/2014 : - = -0,027 (lần) 1. Vốn sản xuất kinh doanh, vốn chủ sỡ hữu  Nguyên nhân tăng (giảm) hiệu suất sử dụng vốn SXKD Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu ∆2014/2013 : – = -0,174 (lần) ∆2015/2014 : - = 0,2265 (lần) Ảnh hưởng của nhân tố vốn SXKD: ∆2014/2013 : – = 0,160 (lần) ∆2015/2014 : - = -0,2425 (lần)  Nguyên nhân tăng( giảm) tỷ suất sinh lợi vốn cố định Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế ∆2014/2013 : – = -0,0321 (lần) ∆2015/2014 : - = 0,07 (lần) Ảnh hưởng của nhân tố vốn SXKD: ∆2014/2013 : – = 0,007 (lần) ∆2015/2014 : - = -0,016 (lần)  Nguyên nhân làm tăng (giảm) tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế ∆2014/2013 : – = -0,137 (lần) ∆2015/2014 : - = 0,2589 (lần) Ảnh hưởng của nhân tố vốn CSH ∆2014/2013 : – = -0,03 (lần) ∆2015/2014 : - = -0,0099 (lần)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_thi_xuan_sang_188.pdf
Luận văn liên quan