Khóa luận Đánh giá hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Ngoài nộp các BCTC đầy đủ, đặc biệt là phải có báo cáo LCTT và một số bảng kê chi tiết chi phí kết chuyển của các năm để xem xét DN có hạch toán đúng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiêp không,. Thêm vào đó các báo cáo này phải được kiểm toán đầy đủ nếu DN có uy tín không cao với NH, nhưng đồng thời cũng cần đánh giá chính xác uy tín của DN đối với NH mà có thể tạo điều kiện cho DN giảm thiểu các chi phí kiểm toán, từ đó mà duy trì quan hệ tín dụng lâu dài giữa NH với các DN tốt. Bên cạnh việc yêu cầu DN nộp đầy đủ các loại báo cáo tài chính khi xem xét thông tin để phân tích trên các báo cáo tài chính, NH cần xem xét nợ phải trả để phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu khả năng thanh toán, ngân hàng thường gặp khó khăn do trong bảng cân đối kế toán không ghi rõ trong khoản nợ phải trả có bao nhiêu là nợ các doanh nghiệp với nhau, bao nhiêu là nợ ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác. Do đó NH sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá chính xác DN. Vì vậy, NH nên yêu cầu các DN gửi kèm theo bản chi tiết các khoản nợ phải trả, thời hạn và lý do, ngày phát sinh các khoản nợ phải trả đó, cũng như thời gian đáo hạn của nó. Ngoài ra, trong quá trình nhân viên tín dụng xử lý nguồn thông tin thu thập được từ DN, cần chú ý xem xét việc sử dụng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, xem xét cách thức sử dụng của DN bởi vì lợi nhuận kế toán trước thuế có một phần dùng để trả nợ các khoản nợ cho ngân hàng. 3.2.4. Tăng cường điều tra thông tin thực tế. Để có được nguồn thông tin chất lượng cao, ngoài những hồ sơ tài liệu mà NH nhận được từ DN, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu, kiểm tra thực tế, phỏng vấn trực tiếp các kế toán viên của DN cũng như người lao động để đánh giá sự hiểu biết, trình độ của họ. Tuy nhiên tùy thuộc vào cách thức thực hiện của cán bộ tín dụng mà công việc này có mang lại hiệu quả hay không. Người tiến hành phỏng vấn phải biết chọn lọc thông tin thu thập được phục vụ cho công tác phân tích của mình. Điều này yêu cầu NH cần phải tìm cách nâng cao khả năng lấy thông tin cho các cán bộ điều tra thực tế.

pdf84 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên nhân chủ yếu là nhờ kết quả HĐSXKD của DN rất tốt, kéo theo đa số các chỉ số đều ở mức cao hơn so với ngành. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chỉ phân tích số liệu ở CĐKT và kết quả HĐSXKD là chưa đủ, để có nhiều thông tin hơn cho việc ra nhận xét liệu DN có thực sự tốt, ta cần phân tích dòng tiền (hoặc phân tích nguồn và sử dụng nguồn nếu DN không cung cấp báo cáo LCTT) cũng như đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng của DN mới có thể đưa ra nhật xét, đánh giá chính xác nhất trước khi đưa ra đề xuất. 2.2.1.3. Phân tích nguồn và sử dụng nguồn. Do DN X không cung cấp báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên ta tiến hành phân tích biến động TS, nguồn vốn của DN qua các năm thay cho việc phân tích dòng tiền. Việc phân tích này nhằm mục đích xem xét, đánh giá việc bố trí nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của DN như thế nào, cũng như phân tích sự hợp lý trong công tác tài trợ vốn lưu động của DN qua các năm. Đại học Kin h tế Huế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 47 Bảng 2.16: Phân tích biến động tài sản – nguồn vốn qua các năm. Đơn vị: Triệu đồng Hạng mục biến động Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nguồn % SD nguồn % Nguồn % SD nguồn % Nguồn % SD nguồn % Tài sản 10.380 37,4 26.090 93,9 25.793 79,8 32.289 99,9 20.455 100 11.329 55,4 Tiền - - 25.137 90,5 25.793 79,8 - - - - 9.096 44,5 Khoản phải thu - - 1.666 6,0 - - 3.907 12,1 3.417 16,7 - - Hàng tồn kho 10.372 37,3 - - - - 24.311 75,2 15.339 75,0 - - TSNH khác - - 910 3,3 - - 2.569 7,9 1.685 8,2 - - TS cố định - - 43 0,2 - - 1.477 4,6 - - 2.233 10,9 TSDH khác 8 0,0 - - - - 25 0,1 14 0,1 - - Nguồn vốn 17.392 62,6 16 0,1 6.542 20,2 46 0,1 0 0% 9.126 44,6 Nợ ngắn hạng 7.579 27,3 - - 2.068 6,4 - - - - 2.233 10,9 Nợ dài hạn 15 0,1 - - 10 0,0 - - - - 67 0,3 Vốn CSH 9.798 35,3 - - 4.464 13,8 - - - - 6.816 33,3 Phí, Quỹ khác - - 16 0,1 - - 46 0,1 - - 10 0,0 Tổng 27.772 100 27.772 100 32.335 100 32.335 100 20.455 100 20.455 100 Từ bảng 2.16 ta thấy: - Việc bố trí nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn trong năm 2010 của DN là chưa tốt. Cụ thể, dòng tiền gia tăng trong năm này chủ yếu nhờ việc bán hàng tốt (hàng tồn kho giảm), vay thêm nợ ngắn hạn và gia tăng vốn chủ sở hữu, các dòng tiền vào này đều tốn chi phí, tuy nhiên, DN không sử dụng tốt dòng tiền này khi có đến 90% của việc giảm dòng tiền là do DN để tiền trong két của DN. Khoản tiền này không tạo ra giá trị nào cả. Như vậy, việc sử dụng vốn trong năm 2010 của DN là rất yếu kém. Bên cạnh đó, vốn lưu động trong năm 2010 có tăng (dòng tiền giảm do TS ngắn hạn nhiều hơn so với dòng tiền tăng). Việc tài trợ cho dòng tiền này được lấy từ việc tăng nguồn vốn, mà chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn và gia tăng vốn chủ sở hữu. Tăng vốn lưu động Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 48 sẽ kéo theo sự gia tăng trong vốn lưu động thường xuyên. Khoản này được DN tài trợ bằng việc gia tăng vốn CSH, tuy nhiên, việc gia tăng quá nhiều nguồn vốn dài hạn này để tài trợ cho TS lưu động là một điều bất cập trong quyết định tài trợ của DN. - Năm 2011, dòng tiền tăng chủ yếu nhờ vào việc giảm tiền trong ngân sách (chiếm đến gần 80% của cash in) trong khi đó, dòng tiền ra gần như hoàn toàn là do sự gia tăng của việc tăng TS (chủ yếu là TS ngắn hạn – hàng tồn kho). Có thể nói trong năm 2011, DN đã tích cực xử lý khoản tiền “tồn đọng trong két” của năm 2010. Việc sử dụng tiền nhàn rỗi để gia tăng sản xuất có thể là dấu hiệu tốt, song gia tăng sản xuất mà không bán được thì sẽ là điều bất cập, không những không tạo ra lợi nhuận mà còn mất chi phí lưu kho. Hàng tồn kho tăng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh chung của DN, DN sử dụng vốn chưa hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, có thể thấy vốn lưu động tiếp tục tăng mạnh, DN chủ yếu lấy nguồn tài trợ từ nguồn vốn ngắn hạn (tiền). Bên cạnh đó, một phần nhỏ nguồn vốn được gia tăng nhằm tài trợ cho khoản vốn lưu động thường xuyên tăng lên trong năm này. Qua đây, có thể nói, việc tài trợ cho vốn lưu động của DN trong năm này là tốt với tỷ lệ hợp lý. Năm 2012 lại cho ta thấy một tình hình khác khi có sự sụt giảm trong các nguồn vốn. Các dòng tiền chủ yếu là do sự giảm xuống của TS hoặc nguồn vốn gây ra, Cash in bằng 20.455 tỷ đồng và do sự sụt giảm của TS. Điều đáng chú ý ở đây là việc DN đã giải quyết được vấn nạn hàng tồn kho tăng cao vào cuối năm 2011, nhưng điều này không đi kèm với việc tăng tiền tương ứng. Có thể, doanh nghiệp chịu bán lỗ để giải quyết hàng tồn kho. Bên cạnh đó, nguồn vốn trong năm này giảm mạnh. Vốn lưu động trong năm 2012 của DN giảm mạnh. Việc giảm vốn lưu dộng đi cùng với giảm nguồn vốn, mà chủ yếu là do giảm nguồn lợi nhuận chưa phân phối trong vốn chủ sở hữu. Như vậy, trong năm 2012, việc DN tiến hành chia cổ tức và đã làm giảm vốn chủ sở hữu. Tóm lại, qua việc phân tích biến động TS, nguồn vốn của DN X trong 3 năm từ 2010 đến 2012 có thể thấy việc bố trí nguồn vốn và sử dụng vốn của DN đang đi dần vào ổn định và hợp lý hơn. Bên cạnh đó, công tác sử dụng nguồn tài trợ cho vốn lưu động ngày càng hợp lý với tính chất kỳ hạn của các nguồn vốn. Đại học Kin h tế Huế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 49 2.2.1.4. Đánh giá quan hệ tín dụng của DN với VCB - Huế và TCTD khác. Theo như số liệu của chi nhánh về lịch sử quan hệ tín dụng thì tình hình vay vốn và trả nợ của Công ty Dược phẩm X như sau: - Trong 5 năm trở lại đây, công ty có 3 lần vay vốn của chi nhánh nhằm mở rộng sản xuất và nhập khẩu nguyên vật liệu. - Công ty luôn trả nợ đúng hạn như hợp đồng, công tác thu nợ dễ dàng. - Công ty luôn duy trì tài khoản tiền gửi tại chi nhánh. - Doanh nghiệp không thuộc vào nhóm KH ưu đãi của chi nhánh. - Doanh nghiệp vẫn còn tiềm năng phát triển rất lớn và nếu NH biết khai thác thì DN X có thể trở thành khách hàng tiềm năng của chi nhánh. Với những thông tin tốt ở trong hồ sơ khách hàng cho thấy đây là một khách hàng uy tín và an toàn để cho vay. 2.2.1.5. Cán bộ phân tích tổng hợp và đưa ra nhận xét. Qua quá trình phân tích TCDN của KH là Công ty Dược phẩm X ta thấy: - Tình hình tài chính DN trong các năm qua rất tốt, đa số các chỉ tiêu đều ở mức khá an toàn cho hoạt động của DN và cao hơn mức trung bình chung của ngành. Nguyên nhân cốt lõi là do doanh thu và lợi nhuận từ các hoạt động quá lớn dẫn đến các chỉ tiêu thường vượt trội so với ngành. - Khả năng vay vốn của DN vẫn còn nhiều, cụ thể, trong năm 2012, DN không hề có vay nợ dài hạn, chi phí lãi vay qua các năm đều giảm và quan trọng hơn cả là chỉ số thanh toán lãi vay của DN rất cao (trên 100 lần). Điều này đảm bảo cho khả năng phát triển của DN dù ở trong điều kiện thiếu vốn tự có. - Doanh nghiệp không có nợ quá hạn trong quá khứ, cụ thể, từ lịch sử quan hệ tín dụng, điều tra từ các tổ chức tín dụng khác cũng như các tổ chức có quan hệ với DN đều cho thấy điều này. Đề xuất: Vậy đây là một DN có tình hình tài chính và quan hệ tín dụng lành mạnh, nếu các chỉ tiêu khác của việc thẩm định cho kết quả tốt thì nên chấp nhận cấp tín dụng theo hồ sơ vay của khách hàng. Ngoài ra, nếu có thể, chi nhánh nên xem xét để đặt quan hệ tín dụng lâu dài với KH, điều này sẽ có lợi cho chi nhánh trong tương lai. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 50 2.3. Đánh giá hoạt động phân tích TCDN của Vietcombank – Huế. 2.3.1. Đánh giá định tính chất lượng của quá trình phân tích 2.3.1.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích, trình độ quản lý. Năng lực và kinh nghiệm nghiệp vụ của cán bộ phân tích tài chính tín dụng đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn cán bộ tín dụng của ngân hàng VCB – Huế có trình độ đại học, có trình độ nghiệp vụ, hăng hái, nhiệt tình trong công việc. Các cán bộ có thâm niên trên 5 năm mới được phân tích tài chính nên kinh nghiệm và thâm niên nghề nghiệp có nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng tích cực việc phân tích tài chính của khách hàng vay vốn trong quá trình thẩm định. Bởi vì, đối với một cán bộ tín dụng thì ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn là điều rất quan trọng, nó giúp họ nhìn nhận khách hàng một cách chính xác, ít gặp phải rủi ro tín dụng, nhất là đối với những đối tượng khách hàng cố tình làm đẹp báo cáo tài chính của mình để lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng. Và thực tế hiện nay khi mà các ngân hàng thương mại thực sự bước vào một cuộc chạy đua để phát triển, chiếm lĩnh thị trường, thì yêu cầu đặt ra với cán bộ càng cao. Các nhân viên có thâm niên, năng lực và đóng góp lớn cho chi nhánh sẽ được làm ở vị trí quản lý của chi nhánh. Với yêu cầu như vậy kéo theo trình độ quản lý của cán bộ cấp cao là rất cao khi hiểu rõ năng lực của cấp dưới. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy của chi nhánh được bố trí một cách khoa học giúp các giám đốc, phó giám đốc vừa quản lý trực tiếp các phòng ban vừa quản lý theo chức năng. Chưa thể khẳng định trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích là tốt bởi vì trong quá trình phân tích, khi phân tích thấy ROA, ROE của DN quá cao nhưng cán bộ phân tích không có nghi ngờ gì mà nghĩ nó là siêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, nếu một DN quá tốt, cán bộ phân tích phải luôn đặt câu hỏi để xem xét nguyên nhân sâu xa của mọi sự biến đổi. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 51 2.3.1.2. Thời gian, quy trình và chi phí phân tích. Cơ sở vật chất phục vụ công tác phân tích. Thời gian phân tích TCDN ở chi nhánh không được chỉ định cụ thể, nó nằm trong tổng thời gian chung của quá trình thẩm định, điều này một phần giúp giảm áp lực cho các nhân viên phân tích, một phần lại làm họ chủ quan về thời gian trong quá trình phân tích dẫn đến ảnh hưởng tới tiến độ chung. Cụ thể về thời gian xem xét thủ tục hồ sơ tối đa khi cho vay KH thể nhân là 3 ngày còn đối với KH doanh nghiệp là 7 ngày nếu vay vốn lưu động và 15 nếu vay vốn tín dụng dài hạn (kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ). Có thể thấy đây là khung thời gian hợp lý để cán bộ phân tích chủ động trong quá trình phân tích. Hoạt động phân tích tài chính tại ngân hàng đã áp dụng công nghệ tin học điện tử, từ đó giảm thiểu tối đa thời gian phân tích và nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. Mặt khác hầu hết các cán bộ tín dụng của ngân hàng đều có trình độ đại học nên việc các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh tế các phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư đều được tính toán trên các phần mềm cài đặt sẵn trên máy tính nên có độ chính xác cao, nhanh gọn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức. Điều này giúp cho thời gian phân tích được rút ngắn, các khách hàng của ngân hàng có thể nắm bắt thời cơ và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và hiệu quả. Đây cũng là thuận lợi cho ngân hàng trong việc duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, khi khách hàng đã thực sự tin tưởng vào sự tư vấn và hỗ trợ tài chính một cách nhanh chóng từ ngân hàng. Chi nhánh chưa có một quy trình phân tích TCDN cụ thể áp dụng cho toàn bộ cán bộ phân tích, điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng phân tích theo hai hướng cụ thể: - Không có một quy trình cụ thể có thể khiến cho quá trình phân tích đi theo nhiều hướng làm tốn thời gian, chi phí phân tích. Ngoài ra có thể gây nhầm lẫn. Điều này sẽ làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng quá trình phân tích nếu cán bộ phân tích không có kinh nghiệp, chuyên môn vững chắc. - Không có quy trình cụ thể nghĩa là các cán bộ phân tích có thể tự linh động chọn cho mình một quy trình phù hợp với năng lực và kĩ năng của mình. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 52 Chi nhánh thường không đặt ra vấn đề chi phí phân tích TCDN đối với cán bộ phân tích, nghĩa là tất cả chi phí được tính chung cho quá trình thẩm định. Điều này giúp cho cán bộ phân tích không chịu áp lực về chi phí cũng như linh động hơn trong công tác phân tích của mình. Tuy nhiên, một cách gián tiếp thì chi phí phân tích được tính vào lương, thưởng vì nếu cán bộ làm việc không hiệu quả có thể bị giảm lương, thưởng. Điều này giúp cán bộ phân tích có trách nhiệm hơn trong quá trình phân tích và đặt yêu cầu phải làm việc tốt. 2.3.1.3. Mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập. Số liệu tài chính do các doanh nghiệp cung cấp nhiều khi không chính xác dẫn đến chất lượng phân tích TCDN chưa cao. Kết quả các chỉ tiêu tài chính phụ thuộc nhiều vào tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng. Tuy nhiên nhiều khi số liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng chỉ là những số liệu mang tính chất thống kê không thể nói lên xu thế phát triển của doanh nghiệp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là không bắt buộc doanh nghiệp phải nộp cho ngân hàng nên ngay cả khi doanh nghiệp có lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì việc phân tích dòng tiền cũng không được đánh giá đúng mức, việc phân tích rất sơ sài thậm chí có thể bị bỏ qua, mặc dù đây là công việc quan trọng, nó giúp cán bộ tín dụng hiểu sâu được dòng vận động tiền tệ của doanh nghiệp. Đó là chưa kể đến trường hợp nhiều doanh nghiệp lập báo cáo tài chính với nhiều số liệu khác nhau. Các báo cáo này được điều chỉnh và cung cấp cho các đối tượng khác nhau như ngân hàng, thuế quan, nhà cung cấp, để đạt được mục đích của doanh nghiệp nên số liệu đưa ra không chính xác làm ảnh hưởng tới chất lượng phân tích. Ngân hàng rất coi trọng công tác tìm kiếm thông tin trên internet và thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC. Ngân hàng đã tổ chức bộ phận quản lý thông tin khách hàng riêng, các cán bộ tín dụng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng nội bộ của ngân hàng. 2.3.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp phân tích được lựa chọn có đầy đủ và phù hợp?  Hệ thống chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp khá đầy đủ và tổng quát. Đại học Kin tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 53 Trên thực tế cán bộ tín dụng chỉ tính toán các số liệu tài chính phục vụ cho việc tính điểm và xếp hạng tín dụng. Nhiều cán bộ tín dụng khi phân tích TCDN chỉ chú trọng đến phân tích hiệu quả dự án hay phương án kinh doanh và TS đảm bảo. Tuy nhiên, công tác đánh giá ở chi nhánh rất đầy đủ các nhóm hệ số khả năng hoạt động, cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư, khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu ở mức độ quan trọng vừa phải cũng không bị bỏ qua như: khả năng thanh toán ngay, tỷ suất tự tài trợ, hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay, hệ số nợ dài hạn Những hệ số này phản ánh rõ hơn tình hình TCDN. Tuy nhiên, chi nhánh chưa đưa ra những đánh giá đầy đủ về nội dung cần thiết khác như: phân tích điểm hoà vốn. Đây là các chỉ tiêu nói lên sự an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dưới góc độ tài chính. Các chỉ tiêu tài chính sử dụng mới chỉ đánh giá một cách chung nhất, chưa có hệ thống chỉ tiêu phù hợp với từng khoản vay, từng thời kỳ xin vay nên việc đánh giá đôi khi không cho kết quả chính xác vì thế rất có thể bỏ qua khách hàng tốt, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của ngân hàng.  Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính khá toàn diện. Khi phân tích tài chính một doanh nghiệp cụ thể, cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào số liệu báo cáo tài chính do doanh nghiệp nộp, tính toán và đánh giá về sự biến động lên xuống của các chỉ tiêu, sau đó kết quả được so sánh, đánh giá trong mối tương quan với những DN trong cùng lĩnh vực, cùng quy mô. Ngân hàng có sự so sánh tương quan ngành. Tuy nhiên, nhóm các DN trong ngành có được chọn hợp lý cũng không hề đơn giản. Hơn nữa so sánh, không như phân tích các chỉ tiêu riêng lẻ có thể cho những kết quả không giống nhau và không phản ánh được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các chỉ tiêu, chi nhánh luôn quan tâm đến việc tương quan giữa các chỉ tiêu để giải thích lẫn nhau, điều này giúp chi nhánh dễ dàng tìm ra nguyên nhân gốc rễ của tình hình chỉ tiêu. Tuy nhiên, chi nhánh không tiến hành phân tích Dupont trong quá trình phân tích. Điều này dẫn đến kết quả phân tích không tìm ra được nguyên nhân sâu xa của sự biến đổi các nhân tố. Việc đánh giá trở nên khó khăn và kết quả phân tích không được chi tiết. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 54 2.3.1.5. Mức độ chuyên nghiệp trong quá trình phân tích. Việc phân tích TCDN của CN được phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá cho từng cán bộ tín dụng đối với một nhóm khách hàng, một nhóm loại hình kinh doanh. Trong thực tế hoạt động tín dụng các doanh nghiệp xin vay vốn của ngân hàng rất đa dạng và phong phú, với đủ mọi loại hình sản xuất kinh doanh. Và hiếm cán bộ nào có khả năng hiểu biết sâu sắc tất cả hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động tài chính của tất các loại hình kinh doanh, mỗi ngành nghề kinh doanh có đặc thù riêng, có những khó khăn và những thuận lợi riêng. Nếu ngân hàng thực hiện phân công chuyên môn theo loại hình kinh doanh hoặc ngành nghề kinh doanh cho các cán bộ tín dụng như vậy sẽ giúp cho cán bộ tín dụng tập trung chuyên môn và có điều kiện tìm hiểu sâu sắc hơn về ngành nghề kinh doanh mà mình chịu trách nhiệm quản lý. Từ đó làm cho quá trình thẩm định khách hàng trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, bên cạnh đó cũng giúp cho việc theo dõi sau cho vay và mở rộng quan hệ với khách hàng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra cũng tạo thuận lợi cho công tác quản lý của nhà lãnh đạo. Hiện nay tại chi nhánh đã phân công rõ ràng đối với cán bộ tín dụng. Các cán bộ tín dụng làm việc thường theo nguyên tắc là được phân chia phân tích theo từng loại hình kinh doanh cụ thể như xây dựng, thương mại, dệt may,...tùy vào sở trường của họ. Việc phân công công việc tại chi nhánh được cân nhắc hay chọn lọc đối với các cán bộ tín dụng trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể. Điều này một mặt khác còn giúp cho cán bộ phân tích tùy ứng để lựa chọn quy trình phân tích phù hợp với mình. 2.3.1.6. Việc kết hợp chặt chẽ giữa phân tích TCDN với các chuẩn mực kế toán của DN hiện hành? Phân tích tài chính doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với việc cập nhật chuẩn mực kế toán mới nhất và với các giai đoạn khác của quy trình tín dụng. Có thể nói các định chế tài chính của nước ta chưa có sự ổn định vì vậy các quy định, chuẩn mực hay có sự điều chỉnh để phù hợp và hoàn thiện...Trong quá trình phân tích của chi nhánh đã cập nhật các thay đổi đó dẫn tới kết quả các chỉ tiêu liên quan Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 55 thay đổi, hiện tại doanh nghiệp đang áp dụng các chuẩn mực mới nhất được cập nhật năm 2012. Bên cạnh đó, trong quá trình cấp tín dụng cán bộ tín dụng luôn theo dõi sát sao tình hình diễn biến các khoản vay, gia hạn nợ, giá trị bảo đảm tiền vay chứ không bị động lệ thuộc vào số liệu kế toán làm việc đánh giá phân loại nợ thiếu cơ sở chính xác, hay việc giám sát khả năng hoàn trả của khách hàng thiếu tính kịp thời, cũng như phát hiện dấu hiệu xấu đi trong hoạt động của khách hàng. 2.3.2. Đánh giá định lượng hiệu quả phân tích TCDN trong cho vay. Để đánh giá hiệu quả của việc thẩm định cho vay thì một số chỉ tiêu định lượng như doanh số cho vay, lợi nhuận hay nợ quá hạn là các chỉ tiêu có liên quan mật thiết nhất và thường có quan hệ trực tiếp với quá trình thẩm định. Hoạt động phân tích TCDN chỉ là một công đoạn trong quá trình thẩm định, do đó, các chỉ tiêu này cũng chỉ liên quan và phản ánh chất lượng của hoạt động này ở mức độ nhỏ. Tuy không thể từ các chỉ tiêu này để đánh giá trực tiếp hoạt động phân tích TCDN của chi nhánh là tốt hay xấu nhưng thông qua các chỉ tiêu định lượng này để có thể rút ra một số cái nhìn tổng quan. 2.3.2.1. Các chỉ tiêu về cho vay khách hàng. Bảng 2.17: Đánh giá các chỉ tiêu cho vay KH. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh số cho vay 2.035.430 1.578.862 2.045.319 2.702.858 2.813.970 Doanh số thu nợ 1.868.738 1.486.223 1.864.507 2.852.322 2.765.138 Tổng dư nợ tín dụng 1.441.854 1.534.493 1.714.305 1.564.841 1.613.673 Có thể thấy doanh số cho vay của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm và đạt mức cao. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ cũng có xu hướng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu quả của hoạt động phân tích tài chính của chi nhánh nói riêng và quá trình thẩm định nói chung là tốt. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 56 2.3.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận Bảng 2.18: Đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thu nhập từ lãi 58.974,00 36.579,25 83.037,84 146.364,93 167.597,92 Thu nhập ngoài lãi -70.753,00 -7.113,77 -14.941,67 -48.711,77 -82.762,91 Thu nhập trước thuế -11.779,00 29.465,48 68.096,16 97.653,16 84.835,01 Lợi nhuận của chi nhánh qua các năm đều phát sinh có là nhờ vào hoạt động cho vay. Cho vay có lãi và tăng lên qua các năm, điều này cho thấy hoạt động cho vay của chi nhánh ngày càng đạt hiệu quả cao. Điều tất yếu để có được hiệu quả như vậy là nhờ vào quá trình phân tích TCDN tốt, từ đó giảm thiểu chi phí, hạ thấp rủi ro cho chi nhánh. 2.3.2.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu Đây là chỉ tiêu định lượng quan trọng nhất và liêu quan chặt chẽ nhất đến chất lượng của quá trình thẩm định cho vay cũng như phân tích TCDN Bảng 2.19 : Đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nợ quá hạn 49.561 9.042 6.513 3.619 5.970 - Ngắn hạn 26.343 5.914 4.260 655 2.510 - Trung dài hạn 23.218 3.128 2.253 2.964 3.460 Nợ xấu 45.373 3.578 4.336 26.560 37.780 Nợ quá hạn của chi nhánh hầu như liên tục giảm qua các năm và thường duy trì ở mức rất thấp ở các năm gần đây. Điều này cho thấy được chất lượng của các khoản vay là rất tốt khi rất ít trong số đó phát sinh nợ quá hạn. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 57 Mặt khác, trong tình hình kinh tế khó khăn ở hai năm 2011 và 2012, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng xấu về tài chính. Chi nhánh đã tiến hành phân tích lại tình hình TCDN của khách hàng và đưa thêm nhiều khoản nợ chưa quá hạn vào nợ xấu do tình trạng xấu của tình hình tài chính thông qua quá trình đánh giá định tính khách hàng và các khoản vay (Điều 7 quyết định 493) . Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất khả năng, chất lượng phân tích TCDN của chi nhánh. Việc đánh giá lại tình hình TCDN của KH giúp chi nhánh chủ động trích lập các khoản dự phòng, tránh những tổn thất bất ngờ ảnh hưởng đến hoạt động chung của chi nhánh. Kết luận: Từ việc đánh giá định tính và định lượng ở trên ta có thể thấy: - Hoạt động phân tích TCDN của chi nhánh là rất tốt, góp phần lớn vào hoạt động chung của chi nhánh được hiệu quả. Các chỉ tiêu đánh giá đa số đều cho thấy điều này. - Bên cạnh đó, quá trình phân tích vẫn còn một số hạn chế nhất định: Chưa có quy trình phân tích cụ thể để các nhân viên ít kinh nghiệm có thể học hỏi và làm theo. Chi phí, thời gian phân tích chưa được quy định cụ thể để giúp các cán bộ phân tích có thể chủ động hơn, hỗ trợ họ trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện khi phân tích. Các cán bộ phân tích còn thiếu nhạy cảm với các DN có tình hình tài chính quá tốt. Đại học Ki tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TCDN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ Từ việc đánh giá hoạt động phân tích TCDN của chi nhánh ở trên có thể thấy, hoạt động của phân tích TCDN của chi nhánh vẫn chưa hoàn toàn tốt, chưa cân xứng với tiềm năng của chi nhánh. Cần thiết phải có sự cái tiến và nâng cao hơn nữa trơng thời gian tới nhằm đạt được những mục tiêu chung của toàn chi nhánh, và dần hoàn thiện hoạt động phân tích TCDN nhằm phục vụ tốt nhất công tác tín dụng cũng như quản lý rủi ro ở ngân hàng. Cụ thể, một số giải pháp phát triển hoạt động phân tích TCDN tại chi nhánh Vietcombank - Huế để hoạt động này ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn như sau: 3.1. Xây dựng hoạt động phân tích TCDN hoàn thiện về nội dung, chặt chẽ và khoa học về quy trình phân tích. Đánh giá tình hình tài chính KH là vấn đề mà tất cả các NHTM luôn tìm các biện pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng phân tích, và NH VCB - Huế cũng không phải là ngoại lệ. Thực tế các phương pháp, chỉ tiêu thường xuyên thay đổi theo sự thay đổi của hệ thống quản lý tài chính, đòi hỏi các NH phải có sự quan tâm để cập nhật sự thay đổi, từ đó đảm bảo quá trình phân tích TCDN được chính xác và hiệu quả. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải luôn bám sát chính sách phát triển kinh tế của nhà nước để đưa ra được các chuẩn mực đánh giá cụ thể cho công tác phân tích tín dụng nói chung và công tác phân tích tình hình TCDN nói riêng. Để hoàn thiện nội dung và quy trình công tác phân tích TCDN, NH có thể tập trung vào những vấn đề lớn như sau: 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích cũng như thời gian, chi phí phân tích. Một hệ thống chỉ tiêu cụ thể và đầy đủ giúp cho việc phân tích chính xác và tiết kiệm, do đó, chi nhánh cần phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu chung cho hoạt Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 59 động phân tích TCDN, cũng như hệ thống chỉ tiêu riêng cho từng khoản vay, theo loại hình doanh nghiệp, mục đính sử dụng vốn, nhóm khách hàng, ... nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho quá trinh phân tích TCDN. Phương pháp phân tích đầy đủ và hợp lý sẽ giúp việc phân tích có hiệu quả, tuy nhiên, hiện nay chi nhánh vẫn chưa áp dụng được phân tích Dupont trong quá trình phân tích. Phân tích Dupont có thể giúp cán bộ phân tích nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân sâu xa của sự biến đổi. Điều cần làm là chi nhánh nên vận dụng cách phân tích này trong thời gian tới để kết quả phân tích được chi tiết và có ý nghĩa giải thích hơn. Tại chi nhánh, thời gian và chi phí phân tích không được quy định cụ thể, điều này nếu tích cực sẽ việc giúp cán bộ phân tích tự linh động nhưng trong tường hợp tiêu cực, nó khiến việc phân tích có phần thụ động, cán bộ phân tích có thể không nỗ lực tối đa để tiết kiệm thời gian và chi phí. Xét cho cùng, chi nhánh vẫn nên đưa ra một định mức thời gian và chi phí hợp lý nhất để áp dụng cho cán bộ phân tích. Điều này sẽ giúp ích cho cán bộ phân tích trong việc lập kế hoạch phân tích, phân bổ chi phí cũng như trong tiến trình phân tích. 3.1.2. Cần phát triển việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hồ sơ tài chính của khách hàng. Hầu hết các NH hiện nay, trong khi phân tích tình hình tài chính của KH, các loại BCTC mà NH coi trọng là bảng CĐKT và báo cáo kết quả HĐSXKD. Ngân hàng nên phân tích thêm báo cáo LCTT (nếu có). Bởi vì thực tế, báo cáo kết quả kinh doanh và bảng CĐKT chỉ là nhưng bản số liệu tổng hợp, nếu cán bộ tín dụng chỉ dựa vào đó mà đánh giá thì sự chính xác sẽ không cao. Báo cáo LCTT thể hiện sự cụ thể hoá các chỉ tiêu, phân tích luồng tiền thực tế, dòng vận động tài chính cuả DN, phản ánh số tiền thực tế mà DN có để trả các khoản nợ cho NH. Vì vậy việc kết hợp đầy đủ các loại BCTC của DN trong quá trình phân tích sẽ giúp cho việc đánh giá DN chính xác hơn, nâng cao hiệu quả của quá trình phân tích nói riêng và công tác tín dụng nói chung. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 60 3.1.3. Luôn luôn chú trọng việc thiết lập một quy trình tín dụng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả, đặc biệt trong khâu phân tích TCDN. Mỗi NH luôn tự xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng, nếu quy trình tín dụng NH nào đó không chặt chẽ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác tín dụng của NH. Vì vậy, ngân hàng phải xây dựng quy trình tín dụng trong đó về phân tích TCDN phải chỉ rõ các bước cần làm cụ thể, chi tiết cho tất cả các cán bộ tín dụng hiểu và làm theo, đặc biệt đối với cán bộ tín dụng mới thì đây là tài liệu vô cùng quan trọng và cần thiết. Tránh việc cán bộ tín dụng khi phân tích, thẩm định KH làm theo cảm tính và kinh nghiệm cá nhân dẫn tới sự sai lệch, tăng rủi ro tín dụng cho NH. Mặt khác trong quá trình hoạt động ngân hàng phải thường xuyên hoàn thiện quy trình đó sao cho có sự phù hợp và hiệu quả nhất. Việt đưa ra được một quy trình hợp lý sẽ giúp NH giảm thiểu chi phí, thời gian phân tích nhưng kết quả phân tích lại đầy đủ và có ý nghĩa hơn, bên cạnh đó, nó còn giúp NH trong công tác đào tạo cán bộ trẻ phục vụ cho công việc này. 3.1.4. Tổ chức đánh giá công tác phân tích TCDN một cách định kỳ, thường xuyên để khắc phục những tồn tại, ngày càng nâng cao hiệu quả. Hàng năm, NH cần phải tiến hành xây dựng chương trình hoạt động đối với công tác phân tích TCDN các KH có quan hệ tín dụng với NH. Chương trình sẽ bao gồm việc đánh giá kết quả đã đạt được, chỉ ra những vướng mắc, tồn tại, từ đó rút ra kinh nghiệm về công tác năm trước, đồng thời vạch ra kế hoạch năm tiếp theo để nâng cao hơn nữa công tác phân tích TCDN phục vụ cho hoạt động tín dụng. Thông qua công tác đánh giá đó NH rút ra những tồn tại để khắc phục và quan trọng hơn cả là phải nâng cao tinh thần tự giác của cán bộ tín dụng khắc phục tình trạng chỉ tính toán các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho công tác tính điểm và xếp loại DN một cách sơ sài, các nguyên nhân tạo ra sự biến động đó chỉ mang tính hình thức. Cán bộ tín dụng phải đánh giá đúng vai trò của công tác phân tích tài chính trong hoạt động tín dụng từ đó áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả quy trình tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 61 3.2. Giải pháp về công tác thu thập và xử lý thông tin đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu của phân tích TCDN. Phân tích TCDN, chủ yếu là phân tích thông tin trên các BCTC. Thông tin càng đầy đủ, chính xác và cụ thể càng giúp cho cán bộ tín dụng phân tích và đưa ra nhận định chính xác về KH, từ đó có những quyết định hợp lý để cung cấp tín dụng cho KH hay không, đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng. Nâng cao chất lượng thông tin là điều cần thiết và để có chất lượng thông tin tốt cần có một số giải pháp sau: 3.2.1. Nâng cao khả năng đánh giá tính chính xác của thông tin cho cán bộ tín dụng. Trong quan hệ tín dụng, cán bộ phân tích là người đầu tiên trực tiếp tiếp xúc với các số liệu của KH cung cấp và đồng thời là người xử lý các thông tin này. Việc cán bộ phân tích có sự nhạy cảm và khả năng nhận biết những sai sót trong số liệu được cung cấp là điều hết sức quan trọng. Điều này giúp cho NH giảm được chi phí cũng như thời gian phân tích các số liệu không đúng với tình hình tài chính thực tế của KH. Để làm được điều này, không cách nào khác là phải thường xuyên huấn luyện, nâng cao kỹ năng cho các nhân viên tín dụng. Lựa chọn các cán bộ tín dụng phù hợp cho công tác phân tích TCDN. Những KH lớn với các hồ sơ, số liệu phức tạp hay khoản vay lớn cần phải để cho các cán bộ có thâm niên cao phân tích. 3.2.2. NH cần có một hệ thống cung cấp thông tin về KH, xây dựng hệ thống thu thập xử lý và lưu trữ dữ liệu riêng phục vụ cho công tác phân tích. Đó là một bộ phận trong NH được cung cấp đầy đủ về phương tiện, trang thiết bị hiện đại để nghiên cứu, dự báo thông tin. Để tiến hành kiểm tra chính xác tính xác thực của các báo cáo TCDN, NH phải có một bộ phận chuyên trách kiểm tra, xác minh tính chính xác, trung thực của các BCTC để phân tích DN được toàn diện và chính xác. Việc phối hợp chặt chẽ giữa NH mình với các NHTM khác, với ngân hàng Nhà nước, với trung tâm thông tin tín dụng, các bộ ngành cơ quan, chính quyền địa phương, và các cơ quan chức năng có liên quan cũng là một biện pháp hữu ích giúp ngân hàng có được nguốn thông tin về doanh nghiệp toàn diện và chính xác, nâng cao chất lượng của nguồn thông tin. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 62 3.2.3. NH nên yêu cầu các DN có nhu cầu tín dụng phải nộp đầy đủ các tài liệu liên quan. Ngoài nộp các BCTC đầy đủ, đặc biệt là phải có báo cáo LCTT và một số bảng kê chi tiết chi phí kết chuyển của các năm để xem xét DN có hạch toán đúng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiêp không,... Thêm vào đó các báo cáo này phải được kiểm toán đầy đủ nếu DN có uy tín không cao với NH, nhưng đồng thời cũng cần đánh giá chính xác uy tín của DN đối với NH mà có thể tạo điều kiện cho DN giảm thiểu các chi phí kiểm toán, từ đó mà duy trì quan hệ tín dụng lâu dài giữa NH với các DN tốt. Bên cạnh việc yêu cầu DN nộp đầy đủ các loại báo cáo tài chính khi xem xét thông tin để phân tích trên các báo cáo tài chính, NH cần xem xét nợ phải trả để phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu khả năng thanh toán, ngân hàng thường gặp khó khăn do trong bảng cân đối kế toán không ghi rõ trong khoản nợ phải trả có bao nhiêu là nợ các doanh nghiệp với nhau, bao nhiêu là nợ ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác. Do đó NH sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá chính xác DN. Vì vậy, NH nên yêu cầu các DN gửi kèm theo bản chi tiết các khoản nợ phải trả, thời hạn và lý do, ngày phát sinh các khoản nợ phải trả đó, cũng như thời gian đáo hạn của nó. Ngoài ra, trong quá trình nhân viên tín dụng xử lý nguồn thông tin thu thập được từ DN, cần chú ý xem xét việc sử dụng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, xem xét cách thức sử dụng của DN bởi vì lợi nhuận kế toán trước thuế có một phần dùng để trả nợ các khoản nợ cho ngân hàng. 3.2.4. Tăng cường điều tra thông tin thực tế. Để có được nguồn thông tin chất lượng cao, ngoài những hồ sơ tài liệu mà NH nhận được từ DN, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu, kiểm tra thực tế, phỏng vấn trực tiếp các kế toán viên của DN cũng như người lao động để đánh giá sự hiểu biết, trình độ của họ. Tuy nhiên tùy thuộc vào cách thức thực hiện của cán bộ tín dụng mà công việc này có mang lại hiệu quả hay không. Người tiến hành phỏng vấn phải biết chọn lọc thông tin thu thập được phục vụ cho công tác phân tích của mình. Điều này yêu cầu NH cần phải tìm cách nâng cao khả năng lấy thông tin cho các cán bộ điều tra thực tế. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 63 Ngoài ra, để có thông tin tốt cần thiết phải nâng cao kinh nghiệm của cán bộ phân tích trong quá trình nhận định các thông tin mà KH cung cấp trong các báo tài chính. Điều này vừa làm tăng chất lượng quá trình phân tích vừa tiết kiếm thời gian, chi phí phân tích. Đánh giá chung: Rủi ro tín dụng thường xảy ra nhiều nhất trong khâu thẩm định, trong đó có phân tích TCDN. Vì vậy, công tác này rất được các NHTM chú trọng và đặt ra yêu cầu ngày càng khắt khe hơn. Nhưng thực tế cho thấy, hiện nay, công tác phân tích TCDN còn nhiều hạn vế về mặt nội dung, quy trình, phương pháp phân tích,.. và điều này yêu cầu cần phải có sự hoàn thiện hơn nữa. Đặc biệt ở chi nhánh VCB - Huế, yêu cầu cấp thiết hiện nay là thực hiện ngay các giải pháp đưa ra nhằm khắc phục những tồn tại, hoàn thiện hoạt động phân tích TCDN, phát triển hoạt động này sao cho tương xứng với tiềm năng của DN và giúp ích cho hoạt động tín dụng của chi nhánh nói riêng cũng như hoạt động của toàn bộ hệ thống VCB - Huế nói chung. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 64 PHẦN 3: KẾT LUẬN Qua quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế, được tìm hiểu về NH nói chung và công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng nói riêng tại NH. Tôi đã viết đề tài: ‘‘ Đánh giá hoạt động phân tích TCDN tại Vietcombank - Huế ’’. Đề tài là sự đánh giá tổng quát về công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng cũng như tái thẩm định khả năng trả nợ tại ngân hàng, những mặt đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, từ đó tôi xin đưa ra một số đánh giá và giải pháp. Trong sự hạn chế về mặt thời gian, kiến thức, đề tài đã đạt được một số yêu cầu đề ra, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại và thiếu sót. 1. Đánh giá những kết quả đạt được Đề tài đã đạt được một số kết quả như sau: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về tín dụng, phân tích TCDN cũng như vai trò và tầm quan trọng của phân tích TCDN trong hoạt động NH hiện nay. - Hệ thống hóa được các chỉ tiêu thường được sử dụng trong phân tích TCDN tại ngân hàng Vietcombank – Huế. - Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phân tích TCDN về cả định lượng và cả định tính. - Chỉ rõ được thực trạng công tác phân tích TCDN tại Vietcombank – Huế. - Đưa ra được một số đánh giá cũng như giải pháp để phát triển hoạt động phân tích TCDN tại chi nhánh. 2. Những hạn chế và thiếu sót của đề tài Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn một số hạn chế và thiếu sót: - Chỉ hệ thống được các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích TCDN của chi nhánh, đề tài vẫn chưa làm rõ được hết tất cả các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích TCDN của NHTM. Trường hợp một NH khác không sử dụng hệ thống chỉ tiêu của chi nhánh thì đề tài sẽ thiếu cơ sở để so sánh. Đại ọc Ki h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 65 - Tuy chỉ rõ thực trạng của công tác phân tích TCDN của chi nhánh, xong thực trạng chỉ được chỉ ra bởi phân tích một công ty đặc thù. Mỗi công ty ở mỗi loại hình DN khác nhau sẽ có phương pháp, nội dung phân tích khác nhau cho phù hợp. Vì vậy, thực trạng được nêu trong đề tài không thể hiện được hết toàn bộ quy trình, nội dung phân tích TCDN của chi nhánh. - Hệ thống các chỉ tiêu được xây dựng, tổng hợp một cách chủ quan của người viết. Chưa có cơ sở rõ ràng làm giảm độ tin cậy của đề tài. - Các đánh giá và giải pháp đưa ra còn mang tính chủ quan của người viết. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, việc đánh giá và đưa ra giải pháp nhiều lúc không chính xác. - Đề tài vẫn chưa cập nhật được các thông tin kinh tế chính trị mới nhất của Thế giới, trong nước cũng như trong địa phương. 3. Hướng phát triển đề tài trong tương lai. Với những kết quả đạt được cũng như thiếu sót và hạn chế nêu trên, trong tương lai, đề tài có thể phát triển hơn nữa để có thể mang lại nhiều lợi ích hơn. Cụ thể: - Xây dựng một hệ thống cơ sở lý thuyết đầy đủ và chính xác hơn. Có thể thiết lập bảng hỏi để thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá được chắc chắn và bám sát thực tế hơn. - Lựa chọn công ty điển hình thể hiện rõ nhất tất cả nội dụng, phương pháp phân tích TCDN của chi nhánh, hoặc cần thiết phân tích nhiều công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau. - Đưa ra đánh giá, giải pháp gắng liền với tình hình kinh tế chính trị ở địa phương cũng như trong nước và thế giới. Tuy còn nhiều hạn chế và thiếu sót nhưng với những kết quả đạt được và định hướng phát triển đề tài trong tương lai, rất mong đề tài của tôi sẽ là một đóng góp nhỏ giúp cho hoạt động phân tích TCDN trong hoạt động chi nhánh Vietcombank – Huế tốt hơn, có hiệu quả cao hơn. Đại ọ Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Sách: 1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. 2. PGS.TS. Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, TPHCM. 3. TS. Bùi Hữu Phước (chủ biên), Tài chính doanh nghệp. Nhà xuất bản tài chính. 4. PGS TS.Trần Ngọc Thơ (chủ biên) (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê. 5. TS. Nguyễn Thành Liêm (2007), Quản trị tài chính. Nhà xuất bản Thống kê. 6. ThS. Ngô Kim Phượng (chủ biên), Phân tích Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 7. ThS. Nguyễn Hải Sơn (2007), Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.  Luận văn: 8. Vũ Thị Nguyệt Hằng – Học viện Ngân Hàng, “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội”. 9. Đinh Thị Vân Nhung – Học viện Ngân Hàng, “Nâng cao hiệu quả phân tích tài TCDN trong cho vay DN vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Ba Đình”. 10. Nguyễn Thị Hường – ĐH Kinh tế Quốc Dân, “Hoàn thiện phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành”. 11. Trần Văn Định – Học viện Ngân Hàng, “Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích TCDN phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch NHĐT & PTVN”.  Websites: - www.vietcombank.com.vn - www.vietcombankhue.com.vn - www.sbv.gov.vn/ - www.vneconomy.com.vn - www.saga.vn - - Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May 67  Khác: 12. NHNN Việt Nam 2012, Quy định mới về quy chế bảo lãnh và cho vay, thẩm định tín dụng, phân tích tài chính. NXB Tài chính. 13. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. 14. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Thông tư số 02/2013 TT-NHNN ngày 21/1/2013 để thay thế cho quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. 15. Tạp chí, thời báo: Kinh tế Sài Gòn (www.thesaigontimes.vn), Thời báo kinh doanh (www.vnbusiness.vn), Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Ngoại Thương Huế,... Đại học Kin h tế Hu Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May P1 PHỤ LỤC Bảng 1: Tình hình tăng giảm Tài sản nguồn vốn qua các năm. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tăng, giảm 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Tài sản 17,28 565,67 352,35 205,00 - Tiền mặt 24,6 -13,29 0,7 13,73 - TG tại NHNN -1,46 -13,98 5,51 -6,55 - Tín dụng KH 92,64 179,82 -149,47 48,83 - Sử dụng vốn khác 3,03 22,11 -20,15 29,89 - TS cố định -1,12 -2,84 5,01 -1,51 - Quan hệ trong hệ thống -100,41 393,85 510,75 120,61 Nguồn vốn 17,28 565,67 352,35 205,00 - Tiền gửi của các TCTD -0,64 2,54 -0,2 -0,9 - Huy động từ KH 205,64 395,13 172,54 193,49 - Kỳ phiếu, trái phiếu 0,7 -0,37 0,25 0,03 - Vốn và các quỹ -9,57 20,66 69,4 13,31 - Quan hệ trong hệ thống -178,85 147,71 110,36 -0,93 - Nguồn vốn khác - - - - Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May P2 Bảng 2: Tình hình tăng giảm các chỉ tiêu cho vay. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay -456.568 -22,43 466.457 29,54 657.539 32,15 111.112 4,11 Doanh số thu nợ -382.515 -20,47 379.284 25,52 986.815 52,90 -87.184 -3,06 Tổng dư nợ tín dụng 92.639 6,42 179.812 11,72 -149.464 -8,72 48.832 3,12 Bảng 1: Tình hình tăng giảm các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Thu từ lãi -57.789 -29,39 64.373 46,37 170.451 83,89 1.242 0,33 Chi trả lãi -35.395 -25,72 17.915 17,52 107.124 89,16 -19.991 -8,80 Thu nhập từ lãi -22.395 -37,97 46.459 127,01 63.327 76,26 21.233 14,51 Thu ngoài lãi -5.595 -20,06 1.654 7,42 1.073 4,48 -6.404 -25,60 Chi phí ngoài lãi -69.234 -70,19 9.481 32,24 34.844 89,60 27.647 37,50 Thu nhập ngoài lãi 63.639 -89,95 -7.828 110,04 -33.770 226,01 -34.051 69,90 Thu nhập trước thuế 41.244 -350,15 38.631 131,10 29.557 43,40 -12.818 -13,13 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May P3 Bảng 4: Tình hình tăng giảm các kết quả huy động vốn. Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Theo loại tiền 205.681 15,12 395.336 25,25 172.334 8,79 193.693 9,08 - VND 135.726 13,86 316.618 28,40 230.846 16,12 301.239 18,12 - Ngoại tệ (qui ra VND) 69.955 18,37 78.718 17,46 -58.511 -11,05 -107.546 -22,83 Theo tính chất tiền gửi 205.681 15,12 395.336 25,25 172.334 8,79 193.693 9,08 - Tổ chức kinh tế -23.047 -5,92 142.259 38,85 106.797 21,01 53.784 8,74 - Tiền gửi dân cư 328.728 37,74 253.077 21,10 65.538 4,51 139.908 9,21 Theo kỳ hạn 205.681 15,12 395.336 25,25 172.334 8,79 193.693 9,08 - KKH 78.218 41,08 90.316 33,62 -13.721 -3,82 76.765 22,24 - <12 -160.695 -13,90 253.828 25,50 353.884 28,33 100.678 6,28 - >=12 288.158 2118,56 51.192 16,96 -167.829 -47,55 16.250 8,78 Bảng 5: Tình hình tăng giảm nợ và nợ xấu. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Nợ xấu -41.795 -92,11 758 21,19 22.224 512,55 11.220 42,24 Ngắn hạn -15.553 -85,75 912 35,29 -2.841 -81,26 1.855 283,21 Trung dài hạn -26.242 -96,35 -154 -15,49 25.065 2983,93 9.365 36,15 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May P4 Bảng 6: Bảng cân đối kế toán trong 4 năm 2009 – 2012. (Đã được kiểm toán) Đơn vị: Triệu đồng Tài Sản MS 2009 2010 2011 2012 A – TS NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 26.604 43.945 48.939 37.593 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.525 27.662 1.869 10.965 1.Tiền 111 2.525 6.089 1.869 10.965 2. Các khoản tương đương tiền 112 21.574 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 2.699 4.365 8.272 4.855 1. Phải thu khách hàng 131 - - - - 2. Trả trước cho người bán 132 3.132 4.899 8.822 5.390 3. Các khoản phải thu khác 135 1 106 5 19 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 (433) (640) (554) (554) IV. Hàng tồn kho 140 21.164 10.792 35.103 19.764 1. Hàng tồn kho 141 21.164 10.792 35.103 19.764 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. TS ngắn hạn khác 150 216 1.126 3.695 2.010 1. Thuế GTGT được khấu trừ 152 212 1.126 3.685 2.000 2. TS ngắn hạn khác 158 4 10 10 B - TS DÀI HẠN (200=210+220+240+250+ 260) 200 8.346 8.381 9.883 12.102 I- Các khoản phải thu dài hạn 210 - - - - II. TS cố định 220 8.338 8.381 9.858 12.091 1. TS cố định hữu hình 221 8.338 8.079 9.858 12.091 - Nguyên giá 222 13.106 14.087 17.325 21.272 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (4.768) (6.008) (7.467) (9.180) 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 302 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - - - - V. TS dài hạn khác 260 8 - 25 11 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 8 25 11 2. TS dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TS (270=100+200) 270 34.950 52.326 58.822 49.695 NGUỒN VỐN MS 2009 2010 2011 2012 Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May P5 A – NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 300 17.837 25.430 27.509 25.208 I. Nợ ngắn hạn 310 17.794 25.373 27.441 25.208 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 13.500 23.466 4.166 15.999 2. Phải trả người bán 312 370 - 3. Người mua trả tiền trước 313 3.515 - 20.828 - 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 276 1.011 2.136 2.843 5. Phải trả người lao động 315 92 680 15 18 6. Chi phí phải trả 316 3 76 2.418 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 42 134 221 3.929 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 42 57 67 - 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Vay và nợ dài hạn 334 3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 42 57 67 - 4. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 17.114 26.896 31.314 24.488 I. Vốn chủ sở hữu 410 16.981 26.779 31.243 24.427 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 10.760 10.760 15.000 15.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Cổ phiếu quỹ (*) 414 4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 661 5. Quỹ đầu tư phát triển 417 300 6. Quỹ dự phòng tài chính 418 501 755 1.076 2.231 8. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 5.719 14.303 15.165 7.196 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 133 117 71 61 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 133 117 71 61 2. Nguồn kinh phí 432 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 440 34.950 52.326 58.821 49.695 (Nguồn:Phòng Khách hàng, Vietcombank – Huế) Đại học Kin h tế Huế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Đặng Phước May P6 Bảng 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm. (Đã được kiểm toán) Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU MS 2009 2010 2011 2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 536.748 624.814 659.828 699.581 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 611 - 586 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 536.137 624.814 659.828 698.995 4. Giá vốn hàng bán 11 415.325 510.254 560.357 580.647 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 120.812 114.560 99.471 118.348 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 190 453 1.125 1.382 7. Chi phí tài chính 22 1.688 1.372 1.847 973 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1.232 968 930 746 8. Chi phí bán hàng 24 17.330 46.021 18.695 32.366 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.418 4.710 4.246 4.803 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 99.565 62.910 75.808 81.588 11. Thu nhập khác 31 77 420 865 1.049 12. Chi phí khác 32 992 2.817 - 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 77 (572) (1.952) 1.049 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 99.642 62.338 73.856 82.637 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 278 1.016 2.742 2.575 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 99.364 61.323 71.114 80.062 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 (Nguồn:Phòng Khách hàng, Vietcombank – Huế) Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hoat_dong_phan_tich_tcdn_tai_ngan_hang_tmcp_ngoai_thuong_viet_nam_chi_nhanh_hue_5006.pdf
Luận văn liên quan