Khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang

Không ngừng tham gia thực hiện công tác xúc tiến quảng bá, tuyên truyền cho du lịch tỉnh nhà đến khách du lịch trong và ngoài nước. Các ban ngành của địa phương và Sở du lịch phát huy hơn nữa để tổ chức thành công các kỳ Festival tiếp theo, đưa vào nhiều chương trình mới hấp dẫn để thu hút du khách, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Huế trở thành Thành Phố Festival đặc trưng của Việt Nam, 1 trong 5 thành phố du lịch của cả nước. - Sở du lịch nên tạo một trang Web riêng để giới thiệu được những hình ảnh về du lịch Huế, các khách sạn, nhà hàng, các công ty lữ hành.

pdf84 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị Năm – K42 QTTM Trang 61 Bảng 22: Kiểm định đánh giá của du khách về chất lượng vận chuyển (One – sample T Test) Các tiêu chí Giá trị kiểm định = 4 GTTB Mức ý nghĩa (Sig) Kết luận Chất lượng phương tiện vận chuyển 3,99 0,848 Chấp nhận Ho Kĩ năng của tài xế 3,57 0,000 Bác bỏ Ho Thái độ của tài xế 3,84 0,000 Bác bỏ Ho (Nguồn: Số liệu điều tra) Kiểm định One – sample T Test với các tiêu chí đánh giá đối với dịch vụ vận chuyển, cũng với giá trị kiểm định bằng 4, tức là ở mức đánh giá tốt của khách du lịch. Qua bảng, nhận thấy giá trị trung bình của các tiêu chí đều xấp xỉ bằng 4, điều này nhìn chung khách du lịch đánh giá khá tốt về chất lượng của dịch vụ vận chuyển. Tuy nhiên, chỉ có tiêu chí chất lượng của phương tiện vận chuyển có sig = 0,848> 0,05 để có thể đi đến kết luận là đánh giá của du khách về chất lượng của phương tiện vận chuyển là có ý nghĩa, 2 tiêu chí còn lại đều có giá trị sig <0,05 nên không thể đi đến kết luận về kĩ năng và thái độ của tài xế. Các nhà cung cấp dịch vụ tham quan, vui chơi. Các nhà cung cấp dịch vụ này bao gồm: các nhà cung cấp các dịch vụ tham quan tại điểm du lịch, khu du lịch, các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật Nhìn chung các nhà cung cấp này không gây trở ngại lớn cho Công ty lữ hành Hương Giang và các doanh nghiệp khác trong quá trình kinh doanh. Những khó khăn trở ngại do các nhà cung cấp này gây ra cho công ty chỉ có thể là một số nhà cung cấp quá xa và phân tán gây khó khăn cho công tác vận chuyển, các dịch vụ của các nhà cung cấp này còn chưa nhiều để có thể thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm của khách du lịch. Các điểm di tích, tham quan thường do nhà nước quản lí nên hầu hết công ty nhận được sự ưu đãi nào về giá. 2.2.3.3. Các đơn vị cung ứng các dịch vụ bổ sung Ngoài các đơn vị cung ứng trên thì công ty lữ hành Hương Giang còn đặt mối quan hệ với các nhà cung ứng khác để có thể hoàn thiện một chương trình du lịch Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 62 như ca Huế, khăn lạnh, nước uống, mũ...và các dịch vụ khác. 2.3.4. Về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đây là yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty, với tốc độ tăng trưởng cao và mức độ ngành hấp dẫn như hiện nay, nguy cơ đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm đối với các hãng lữ hành nói chung cũng như công ty nói riêng là rất cao. Đó có thể chính là những nhà cung cấp cho công ty như: khách sạn, nhà hàng, công ty vận chuyển,.hay là các hãng lữ hành gửi khách lớn từ các thị trường nước ngoài, với những ưu thế lớn như: nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, có mạng lưới đại lí toàn cầu và khả năng khai thác thị trường cao. 2.3.5. Sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là các sẩn phẩm có cùng công dụng, có thể thay thế cho sản phẩm đang tồn tại trên thị trơờng. Sức ép từ các sản phẩm thay thế làm hạn chế bớt tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao bị khống chế. Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, các doanh nghiệp có thể bị tụt hậu so với các doanh nghiệp khác. Khách hàng có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế nếu như giá cả và chất lượng tốt hơn so với sản phẩm hiện tại trên thị trường. Để chống chọi với các sản phẩm thay thế các doanh nghiệp thường chọn các phương án như: Đa dạng hoá sản phẩm hay tạo ra những cản trở đối với khách hàng khi thay đổi các nhà cung cấp Nhìn chung trong kinh doanh du lịch thì sự đe doạ của các sản phẩm thay thế xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế là chính vì giữa các quốc gia khác nhau thì mới có sự phân biệt giữa các sản phẩm du lịch, còn trong lữ hành quốc tế nội địa thì có hạn chế hơn. 2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ hành Hương giang 2.4.1. Điểm mạnh (Strengths)  Công ty TNHH lữ hành Hương Giang là đơn vị kinh doanh lữ hành mạnh và có uy tín lâu năm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung.  Công ty có mạng lưới các chi nhánh rộng khắp ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Anh và các văn phòng đại diện ở Canada, Campodia...Quan hệ rộng rãi với các các lữ hành quốc tế (trên 80 hãng của 20 nước trên thế giới). Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 63  Có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có kinh nghiệm chuyên môn tốt, trình độ ngoại ngữ khá cao.  Công ty có một vị trí thuận lợi ngay ở trung tâm thành phố rất thuận tiện trong việc giao dịch với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đi du lịch. 2.4.2. Điểm yếu (Weakness)  Công ty nằm ở miền Trung với hệ thống sân bay chưa phát triển, phụ thuộc nhiều vào khách do hai đầu đất nước gửi về.  Công ty chỉ mới tách ra khỏi tổng công ty du lịch Hương Giang năm 2006 nên còn nhiều khó khăn trong hoạt động độc lập. Nguồn nhân lực còn hạn chế, quy mô công ty chưa lớn.  Thiếu đội ngũ nhân viên Marketing dày dạn kinh nghiệm, thiếu chiến lược marketing cụ thể.  Số lượng hướng dẫn viên còn hạn chế nên công ty bị động trong mùa cao điểm, không đảm bảo theo chuẩn chất lượng của mình làm cho chuyến đi không thành công. 2.4.3. Cơ hội (Opportunities)  Chủ trương xây dựng thành phố trung ương của tỉnh với chính sách lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.  Huế là nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn có sức lan tỏa trong nước và trên thế giới với phong cảnh hữu tình và văn hóa dân gian kết hợp văn hóa cung đình phong phúđang là địa điểm hấp dẫn với du khách.  Việt Nam được công nhận là điểm đến an toàn và hấp dẫn do những đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội.  Việc miễn thị thực đối với du khách một số nước như Thái Lan, Nhật Bản, Làosẽ taoh điều kiện thuận lợi cho du khách và các công ty lữ hành trên địa bàn trong đó có Công ty lữ hành Hương Giang.  Sự uy tín và hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tác kinh doanh du lịch trong và ngoài nước là cơ đón nhận được nhiều nguồn khách đến Công ty lữ hành Hương Giang.  Tài nguyên du lịch Việt Nam vô cùng phong phú cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các tour du lịch mới lạ, cuốn hút. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 64 2.4.4. Thách thức (Theats) Bên cạnh những cơ hội lớn mở ra cho Công ty thì những thác thức mà công ty gặp phải cũng rất nhiều.  Các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công toàn cầu làm cho tâm lí người dân muốn thắt chặt chi tiêu là một hạn chế lớn của ngành du lịch nước ta nói chung và lữ hành Hương Giang nói riêng.  Ngày càng nhiều công ty lữ hành mới đi vào hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Huế, nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.  Cơ sở hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện gây khó khăn trong công tác đi lại cho du khách.  Tiềm năng du lịch của miền Trung - Tây Nguyên phần nhiều còn ở dạng tiềm năng, chưa đuợc khai thác đúng mức. Môi trường du lịch còn nhiều bất cập, số lượng sản phẩm du lịch tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm chưa cao nhất là các hoạt động giải trí ban đêm, các khu mua sắm....đã làm thời gian lưu trú của du khách không tăng lên.  Chưa có một quy định nào giúp các công ty bảo vệ độc quyền chương trình của mình, nó dễ dàng được sao chép bới các đối thủ cạnh tranh. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 65 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG 3.1. Phương hướng của Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang trong thời gian tới. Từ những phân tích về năng lực cạnh tranh của Công ty lữ hành Hương Giang trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn chế mà Công ty đang gặp phải. Trong tình hình Việt Nam đã hội nhập WTO như hiện nay, việc nâng cao chất lượng các chương trình du lịch là một nhu cầu cấp thiết, cấp bách đối với công ty khi được thị trường được mở rộng do vậy công ty cần cập nhật thông tin, nắm bắt xu hướng tiêu dùng trong du lịch trong những năm sắp tới để có thể chủ động đáp ứng nhu cầu của du khách và từ đó có thể xác định được những cơ hội và thách thức mà Công ty sẽ gặp phải. Trong thời gian tới, công ty sẽ tập trung vào việc chuẩn bị các điều kiện cần và đủ về con người, về trình độ, năng lực quản lí và cơ sở vật chất kĩ thuật để chủ động tổ chức kinh doanh đón đầu những cơ hội nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện theo các hướng dẫn sau đây: - Tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu trong ngành kinh doanh lữ hành, đặc biệt là lữ hành quốc tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế về cả mặc chất lượng dịch vụ và chỉ tiêu doanh số kinh doanh, đóng góp việc nâng cao GDP du lịch của toàn tỉnh. - Tăng cường hoạt động nghiên cứu và khia thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch sẵn có của địa phương đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể để tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo, kết tinh giá trị truyền thống văn hóa dân tộc cao. - Tăng cường khả năng trang thiết bị hệ thống các phương tiện kỉ thuật nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty như việc trang bị các phương tiện làm việc theo hướng hiện đại hóa. - Tiến hành khai thác thêm 1 số thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống hiện tại của công ty. - Tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trên tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Mở rộng thêm một số chi nhánh tại các khu vực có du lịch phát triển. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 66 - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng cáo cho thị trường trong nước và thị trường quốc tế, ưu tiên kinh phí cho việc tiếp cận, mở rộng thông qua các hội chợ du lịch quốc tế. - Trong tương lai Công ty cần phải tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài và nghiên cứu mở rộng các thị trường tiềm năng. 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang. 3.2.1. Các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch 3.2.1.1. Về sản phẩm của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang . Sản phẩm du lịch là một yếu tố quan trọng trong quá trình marketing của công ty lữ hành. Vì sản phẩm du lịch là kết quả của sự nghiên cứu và sáng tạo của công ty lữ hành nhằm đáp ứng những nhu cầu du lịch của khách. Sản phẩm du lịch của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang chủ yếu là các chương trình du lịch trọn gói được công ty xây dựng và tổ chức phục vụ khách du lịch. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Chi nhánh cần quan tâm đến một số vấn đề sau: - Nghiên cứu thật kỹ những đặc điểm tâm lý, tiêu dùng của khách du lịch trên từng thị trường mục tiêu để có thể xây dựng các chương trình du lịch phù hợp, đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất. - Cần có sự kết hợp giữa hai loại chương trình hiện nay của công ty đó là chương trình du lịch trọn gói và chương trình du lịch tự chọn. Khi kết hợp hại loại chương trình này nó sẽ tạo nên tính phong phú và hấp dẫn hơn của các chương trình du lịch mà công ty cung ứng phục vụ khách. Ngoài ra khi kết hợp hai loại chương trình này nó sẽ tạo ra cho chương trình du lịch có thời lượng, thời gian dài hơn từ đó có thể làm tăng doanh thu của cho công ty. - Công ty phải luôn luôn chủ động, nâng cao và quản lý chất lượng chương trình du lịch. Trong mỗi chương trình du lịch mà công ty cung ứng ra thị trường cần có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh để tạo nên tính hấp dẫn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 67 - Tạo nên đột phá trong việc xây dựng các chương trình du lịch mới. Chẳng hạn tập chung xây dựng các chương tình du lịch hướng vào các chủ đề như: Du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống - Cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng nhiều chương trình du lịch hơn nữa cho đối tượng khách du lịch nội địa, nhằm thu hút nhiều hơn đối tượng này. Vì trước những biến động trên thế giới ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh du lịch quốc tế. Thì khách du lịch nội địa sẽ là “chiếc phao” cho các công ty lữ hành. - Nghiên cứu kỹ chu kỳ sống của từng sản phẩm của công ty để từ đó có những biện pháp kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm và có những tác động marketing phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 3.2.1.2. Về mức giá của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các công ty lữ hành trên địa bàn Thừa Thiên Huế như hiện nay. Thì việc công ty sử dụng chính sách giá như thế nào là vô cùng quan trọng. Nếu công ty có thể đưa ra mức giá phù hợp, được khách du lịch chấp nhận hơn so với mức giá của đối thủ cạnh tranh thì công ty sẽ chiếm ưu thế hơn trong cuộc chiến về giá cả. Để nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ cạnh tranh công ty cần quan tâm một số vấn đề sau:  Thiết lập duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Để đảm bảo rằng các sản phẩm dịch vụ mà các nhà cung cấp cung ứng cho công ty để xây dựng chương trình du lịch có chất lượng đảm bảo và mức giá rẻ nhất. Khi đó công ty sẽ có điều kiện thuận lợi để hạ giá thành sản phẩm du lịch của mình so với đối thủ cạnh tranh.  Nghiên cứu kỹ lưỡng các mức giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây là yêu cầu rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang so với các đối thủ cạnh tranh. Nó cho phép công ty có thể đưa ra những mức giá mà vừa đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty, vừa đảm bảo cho công ty cạnh tranh với các đối thủ.  Cần nắm vững các phương pháp xác định giá bán một chương trình du lịch. Đây là việc quan trọng nó đảm bảo cho công ty đưa ra những mức giá phù hợp vừa đảm bảo lợi nhuận, vừa có khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 68 Khi xác định mức giá của một chương trình du lịch, công ty cần quan tâm tới một số vấn đề sau: + Xác định mức giá khác nhau cho các giai đoạn khác nhau của một chương trình du lịch. + Xác định mức giá khác nhau trong những thời điểm khác nhau của thời vụ du lịch. Một đặc điểm lất quan trọng trong kinh doanh du lịch là tính thời vụ. công ty cần xác định mức giá cao tại thời điểm chính vụ và mức giá thấp tại thời điểm cuối vụ và ngoài vụ. - Công ty cần áp dụng những hình thức ưu đãi, giảm giá trong trường hợp đoàn khách đông người, tiêu dùng nhiều dịch vụ, thời gian chuyến đi dài 3.2.2. Các giải pháp nhằm thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang so với các đối thủ cạnh tranh. Các nhà cung cấp của công ty TNHH Lữ hành Hương Giang gồm các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, các nhà cung cấp dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí và các nhà cung cấp khác. Để hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp trên, công ty cần tiến hành các biện pháp sau: 3.2.2.1. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển của Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang.  Đối với các nhà cung cấp phương tiện vận chuyển ôtô. Đây là loại phương tiện vận chuyển thông dụng nhất mà công ty hay sử dụng để tổ chức các chương trình du lịch của mình. Đối với loại phương tiện này, công ty vẫn chưa có khả năng có đội xe riêng của mình mà vẫn phải thuê của các nhà cung cấp dịch vụ ôtô. Trong thời gian tới, công ty cần thực hiện các biện pháp sau để hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp này để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh . - Tiếp tục lựa chọn thêm một số nhà cung cấp mới đặc biệt là các hãng vận chuyển tư nhân, có các loại xe đẹp hiện đại, tiện nghi để ký kết hợp đồng với họ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 69 - Phải thường xuyên kết hợp với các hãng vận chuyển để cùng nhau mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe để họ hiểu biết hơn về quy trình phục vụ các đoàn khách du lịch trong các chuyến hành trình bằng phương tiện vận chuyển ôtô. Đây là công việc rất cần thiết bởi vì làm tốt công việc này nó sẽ làm nâng cao chất lượng chương trình du lịch của công ty. Đối với vấn để chi phí cho việc tổ chức các lớp như vậy, công ty có thể đứng ra chịu hết vì nó đem lại lợi ích đầu tiên cho công ty. + Công ty cần chủ động tổ chức các buổi giao lưu giữa lái xe và hướng dẫn viên để họ hiểu biết về nhau hơn, trao đổi kinh nghiệm thực tế nhằm phối hợp với nhau tốt hơn trong việc phục vụ khách du lịch và giải quyết những trường hợp bất thường trong chuyến hành trình du lịch. Đây là công việc rất cần thiết phải thực hiện vì trong chuyến hành trình du lịch luôn luôn có những trường hợp bất thường xảy ra đặc biệt là những vấn đề liên quan đến vận chuyển và khi đó hướng dẫn viên và lái xe cùng phối hợp với nhau thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn. + Công ty cần có mối liên hệ với các hướng vận chuyển để có thể có những biện pháp tốt nhất trong việc điều động và lựa chọn các loại xe cũng như các lái xe phù hợp với chương trình du lịch cụ thể. Tất cả sẽ tạo điều kiện tốt nhất trong việc phục vụ nhu cầu của khách du lịch. + Trong khi ký kết hợp đồng với các hãng vận chuyển cần thiết phải có những quy định, yêu cầu, các điều khoản chặt chẽ, tránh tình trạng các ng vận chuyển ôtô lợi dụng những sơ hở trong hợp đồng để làm khó cho công ty.  Đối với các hãng hàng không dân dụng Việt Nam. Do hãng hàng không về cơ bản vẫn thuộc độc quyền nên họ rất có điều kiện để tăng sức ép với các công ty lữ hành nói chung và Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang nói riêng. Chính vì vậy, Công ty cần thiết lập, duy trì và cùng cố mối quan hệ với các hãng hàng không ngày một tốt hơn để giảm thiểu sức ép từ phía hãng hàng không trong việc tăng giá, hạ thấp chất lượng phục vụ, cũng như trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đưa đón khách du lịch của công ty. Để làm được vấn đề này công ty cần phải có một số giải pháp sau: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 70 + Tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với các đại lý vé máy bay trong nước và ngoài nước. + Công ty cần thống nhất với các hãng hàng không về trách nhiệm và thông tin kịp thời về những chuyến bay bị hoãn, huỷ hay chậm giờ để các bên có liên quan khắc phục sự cố một cách nhanh nhất. Cụ thể trong các điều khoản về hợp đồng giữa hai bên cần quy định trách nhiệm rõ ràng về mức tiền phạt và những chi phí liên quan đến sự cố xảy ra làm chậm chễ thời gian cho khách hàng và ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan. + Kiến nghị với hãng hàng không về các mức giá dành cho khách nội địa và khách quốc tế, cho phép xe đón khách ở những nơi gần hơn, ưu tiên cho xe du lịch lớn của công ty đến đón ở những nơi thuận tiện. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các hướng dẫn viên của công ty đón khách chính sác và nhanh nhất. Tránh tình trạng lạc khách gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty. + Trong tương lai khi đông khách, công ty có thể ký với hãng hàng không dân dụng Việt Nam để thuê trọn gói các chuyến bay nhỏ để phục vụ khách du lịch của công ty tham quan các điểm du lịch trong nước và nước ngoài thuận tiện và chất lượng cao hơn.  Đối với ngành đường sắt. Hiện tại các nguồn khách du lịch quốc tế của công ty đến từ các nước láng giềng trong khu vực như Trung Quốc, ASEAN rất đông. Phương tiện vận chuyển bằng đường sắt đối với các nguồn khách này là chủ yếu. Do vậy, công ty cần có những biện pháp để hoàn thiện mối quan hệ với ngành đường sắt để phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất. Cụ thể cần làm các công việc sau: + Cần phối hợp với các nhân viên đường sắt, các nhà ga để phục vụ khách du lịch một cách tốt hơn trong chuyến hành trình. + Cần có những quy định và thông báo những thông tin kịp thời cho nhau giữa công ty và các nhà ga ở các địa phương về những thay đổi của hai phía. Để công ty chủ động trong việc giải quyết những thay đổi đó. + Công ty cần đàm phán với ngành đường sắt trong việc giảm giá hoặc hưởng hoa hồng khi công ty có những đoàn khách với số lượng đông. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 71 Điều này sẽ đảm bảo cho công ty có thể hạ giá thành sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.  Đối với các phương tiện vận chuyển khác như xích lô, tàu thuỷ Công ty cũng phải có mối quan hệ tốt với họ. Đặc biệt phương tiện xích lô, các khách du lịch quốc tế khu đi du lịch ở Huế, họ muốn có những chuyến du lịch trong thành phố bằng xích lô. Công ty cần ký hợp đồng với các đội xe xích lô để khi nào cần sử dụng có thể yêu cầu họ phục vụ khách du lịch một cách dễ dàng với chất lượng phục vụ tốt, giá cả phù hợp. 3.2.2.2. Hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú. Nhu cầu lưu trú của khách du lịch là một trong những nhu cầu cơ bản trong chuyến hành trình du lịch. Đối với các nhà cung cấp các dịch vụ lưu trú công ty phải luôn luôn được tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc đặt phòng khách sạn phục vụ khách chất lượng cao nhất. Ngoài ra, những khoản hoa hồng mà công ty thu về không phải là nhỏ. Chính vì vậy, công ty cần thiết phải hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp này. Để làm được điều đó công ty cần có những biện pháp sau: - Công ty cần thiết phải duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú truyền thống. Đồng thời thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú mới và quan hệ tốt với họ để chủ động trong việc phục vụ khách tránh tình trạng khách du lịch không có chỗ ở trong mùa du lịch đông khách. - Có những biện pháp để kiểm tra chất lượng phục vụ của các khách sạn, nhà hàng đảm bảo các dịch vụ cung cấp cho khách đúng với nhu cầu của khách. - Phối hợp với các khách sạn, nhà hàng để đưa thêm một số dịch vụ mới vào khách sạn để tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch của công ty. - Cần ký kết hợp đồng với các khách sạn về việc giảm giá các dịch vụ, các khoản hoa hồng hay khuyến khích các dịch vụ miễn phí khi công ty đưa nhiều khách đến các khách sạn, nhà hàng. Để có thể hạ thành chương trình du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá đối với các đối thủ cạnh tranh. - Trong những mùa du lịch đông khách công ty cần tiến hành đặt phòng trước với một số lượng hợp lý và phải có những cam kết ràng buộc với các khách sạn để tránh tình trạng thiếu phòng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 72 - Hiện nay với số lượng khách sạn, nhà hàng rất lớn công ty có thể ép họ giảm giá. Tuy nhiên, khi ép họ giảm giá cần chú ý đến mức chất lượng mà họ cung ứng. Đặc biệt là yêu cầu vệ sinh. 3.2.2.3. Hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp các dịch vụ tham quan vui chơi giải trí. Đối với các nhà cung cấp các dịch vụ này công ty cần có một số biện pháp sau để hoàn thiện mối quan hệ với họ:  Ngoài những điểm tham quan quen thuộc ở địa bàn Thừa Thiên Huế và những vùng lân cận công ty cần tích cực tìm các điểm tham quan mới để tạo nên tính mới lạ của sản phẩm du lịch của công ty. Làm tốt công việc này nó sẽ làm giảm đi sức ép của khách du lịch đối với các điểm tham quan.  Kiến nghị với các cơ quan chức năng trong việc khắc phục những yếu kém, khó khăn của các điểm tham quan như: tình trạng ô nhiễm môi trường, ăn xin, cướp dật Ngoài ra, Chi nhánh còn có thể tham mưu cho các điểm tham quan trong việc phát triển các khu mới.  Nghiên cứu các lễ hội, làng nghề truyền thống về thời gian, ý nghĩa để xây dựng các chương trình du lịch mới đến các điểm tham quan này.  Cần tư vấn cho các điểm tham quan về việc bán một số hàng lưu niệm. Công việc này sẽ tạo thuận lợi cho cả hai phía đó là công ty và các điểm tham quan.  Cần ký hợp đồng với họ để quy định cụ thể những khoản hoa hồng dành cho công ty và giảm giá khi công ty đưa đông khách đến tham quan. Các giải pháp mà tôi đưa ra ở trên là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Các giải pháp này cần được thực hiện từng bước và liên tục diễn ra đồng thời với hoạt động kinh doanh của công ty. Chỉ có vậy hiệu quả của các giải pháp mới được khẳng định. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 73 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Như vậy, ngành du lịch Việt Nam đã mở ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các công ty lữ hành phát triển, đồng thời cũng không thiếu những khó khăn thách thức. Điều đó buộc công ty lữ hành luôn luôn phải tìm tòi cái mới, đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế để có thể tồn tại và phát triển đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang tôi rút ra 1 số kết luận sau đây: Về khách hàng, công ty phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu của từng nhóm khách hàng mục tiêu, để từ đó xác định kênh thông tin mà khách hàng thường xuyên dùng để thu thập thông tin. Từ đó có chính sách quảng bá phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Khách hàng đánh giá cao về các dich vụ mà cung ty cung cấp tuy nhiên vẫn còn một số điểm về dịch vụ vận chuyển và lưu trú khách hàng chưa hài lòng lắm. Về đối thủ cạnh trạnh, công ty đang giữ vững vị trí dẫn đầu và có lợi thế hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về thị phần, doanh thu, lượt khách, tỷ suất sinh lợi. Nhưng không phải vì vậy mà chủ quan, công ty phải thường xuyên cập nhật, đánh giá các chính sách về giá, sản phẩm, sức mạnh....của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp kịp thời, giúp công ty có chiến lược cạnh tranh hiệu quả, phát triển và duy trì vị thế dẫn đầu của mình. Về nhà cung ứng, công ty cần tăng cường mối quan hệ với các nhà cung ứng truyền thống, bên cạnh đó tìm kiếm thêm các nhà cung ứng mới để đa dạng hóa nguồn cung nhằm mục đích giảm áp lực của các nhà cung ứng. Đồng thời, phục vụ khách tốt hơn trong những mùa cao điểm. Trong thời gian tới với những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh...khó lường trước đòi hỏi công ty phải có chiến lược kinh doanh hợp lí nhằm hạn chế được những ảnh hưởng xấu cũng như nắm bắt được thời cơ, thuận lợi để phát triển quy mô doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp phát triển lên một tầm cao mới và có đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 74 2. Kiến nghị 2.1. Một số kiến nghị về tổ chức và nguồn nhân lực của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang. 2.1.1. Một số kiến nghị về tổ chức. Hiện tại, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang theo kiểu trực tuyến chức năng. Đây là kiểu tổ chức rất phù hợp với quy mô như công ty. Để nâng cao được hiệu quả của bộ máy tổ chức, công ty cần làm một số công việc sau: Đối với bộ phận điều hành: Đây là bộ phận quan trọng nhất của công ty, tổ chức thực hiện phần lớn công việc của công ty. Để nâng cao được hiệu quả của bộ máy công ty cần làm một số công việc sau: - Có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ công việc của từng người trong bộ phận. - Sau mỗi một quí người phụ trách bộ phận điều hành cần phải tổng kết, đánh giá quá trình làm việc của từng người và đề nghị giám đốc công ty khen thưởng khuyến khích khi có thành tích làm việc tốt. - Khi đàm phán thoả thuận với khách, bộ phận điều hành phải ghi nhận, tập hợp đầy đủ những thông tin về khách để thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch cho khách được thuận tiện .Các thông tin bao gồm: + Danh sách đoàn. + Quốc tịch từng khách. + Thời điểm xuất nhập cảnh của đoàn khách. + Các yêu cầu của khách trong chuyến đi như: Hướng dẫn, xe, các yêu cầu đặc biệt khác + Chương trình tham quan của khách. + Hình thức thanh toán Sau khi thu thập tất cả những thông tin này, bộ phận điều hành chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chuyển cho hướng dẫn viên thực hiện. Trong quá trình thực hiện chương trình bộ phận điều hành cần có mối liên lạc thường xuyên và kịp thời với hướng dẫn viên và bộ phận markting để có thể sử lý những trường hợp bất thường và kịp thời thay đổi khi cần thiết. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 75 Bộ phận marketing. Trong tương lai việc Công ty mở rộng thị trường và quy mô là điều tất yếu. Điều này đòi hỏi bộ phận marketing cần phải được mở rộng và làm nhiều công việc hơn. Một số công việc bộ phận marketing nên làm là:  Nghiên cứu thị trường tìm ra những thị trường mục tiêu mới tiềm năng hơn.  Tích cực nghiên cứu các tuyến điểm mới, xây dựng các chương trình phù hợp đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.  Cần thiết kế các tập gấp với đầy đủ những thông tin và các chương trình, với mức giá chi tiết gửi đến các công ty lữ hành gửi khách, các khách sạn, nhà hàng, các tổ chức như đại sứ quán các nước ở Hà Nội, các cơ quan doanh nghiệp  Bộ phận này cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong việc thực hiện công việc một cách có hiệu quả. Để tăng năng lực cạnh tranh so với các hãng lữ hành khác, công ty TNHH lữ hành Hương Giang cần chú trọng vào giá cả cạnh tranh, chế độ khuyến mãi cho khách hàng đi nhiều lần, miễn phí cho trưởng đoàn, tăng thêm một số dịch vụ, tặng áo thun, mũ, sản phảm lưu niệm đặc thù của địa phương mà khách tham quan nhưng vẫn không làm giảm chất lượng dịch vụ. Để góp sức vào việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty không ai khác chính là đội ngũ hướng dẫn viên, người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch, hiểu được tâm lý khách du lịch nên hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý, công ty nên tổ chức các cuộc họp mặt với các hướng dẫn viên để có thể tham khảo ý kiến của họ trong việc hoàn thiện hơn nữa chất lượng sản phẩm của công ty, bên cạnh đó tạo niềm tin cũng góp phần làm gắn bó hơn nữa mối quan hệ giữa hai bên. Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhân viên của công ty nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả năng giao tiếp ngoại ngữ. Công ty cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về marketing cho nhân viên. Theo tôi, không chỉ giao nhiệm vụ quản cáo, sale & marketing cho một phòng ban quản lý mà ban lãnh đạo cần ý thức cho toàn bộ nhân viên của mình hiểu đây là trách nhiệm chung của mọi người, từ giám đốc đến nhân viên lao động trực tiếp. Mỗi phòng ban quản lí một mảng thị trường khách riêng, với lợi thế là biết rõ ngôn ngữ giao tiếp và tâm lý của loại Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 76 khách mình tiếp xúc sẽ tự đảm nhiệm sale & marketing, đưa ra những chương trình quảng cáo phù hợp với thị trường mục tiêu của mình. Công ty cần thiết lập phòng chăm sóc khách hàng, lấy khách hàng là trung tâm. Khuyến khích khách hàng thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện sản phẩm dịch vụ hiện có của công ty. Tập trung giải quyết tất cả các thắc mắc của khách về chương trình cũng như những tình huống bất ngờ, thắc mắc, khiếu nại sẽ được giải quyết kịp thời nhằm phục vụ khách tốt hơn. Trang bị cho nhân viên các kỹ năng giải quyết thắc mắc của khách. Tăng cường hoạt động tìm kiếm và khai thác các điểm du lịch mới nhằm làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của công ty. 2.1.2. Một số kiến nghị về nguồn nhân lực. Để phát huy sức mạnh bên trong của mình Công ty TNHH lữ hành Hương Giang cần làm một số công việc sau:  Chú trọng trong vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. + Đối với những nhân viên có trình độ chuyên môn ở bậc đại học cần khuyến khích động viên họ đi học cao học lấy bằng thạc sỹ. + Khuyến khích động viên tất cả các nhân viên đi học ngoại ngữ ngoài giờ hành chính. Đặc biệt là học các tiếng Nhật,Hàn quốc, Trung Quốc, Đức vì đây là những thị trường mới đầy tiềm năng của công ty.  Công ty cần phải bổ sung thêm nhân viên cho phòng marketing vì với số lượng 2 người là chưa đủ thực hiện những công việc của bộ phận này.  Công ty cần tạo ra bầu không khí đoàn kết hợp tác giữa các nhân viên với nhau để họ phối hợp với nhau trong công việc đạt hiệu quả cao. Công ty cần tổ chức các buổi dã ngoại, tổ chức sinh nhật cho các nhân viên của mình để họ có thể hiểu nhau hơn. 2.2. Đối với Sở văn hóa, thể thao và du lịch và các ban ngành liên quan tại Thừa Thiên Huế - Có kế hoạch tổng thể và chi tiết về việc phát triển các khu du lịch, các vùng du lịch trọng điểm nhằm thu hút đầu tư, phát triển bền vững. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chương SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Trang 77 - Không ngừng tham gia thực hiện công tác xúc tiến quảng bá, tuyên truyền cho du lịch tỉnh nhà đến khách du lịch trong và ngoài nước. Các ban ngành của địa phương và Sở du lịch phát huy hơn nữa để tổ chức thành công các kỳ Festival tiếp theo, đưa vào nhiều chương trình mới hấp dẫn để thu hút du khách, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Huế trở thành Thành Phố Festival đặc trưng của Việt Nam, 1 trong 5 thành phố du lịch của cả nước. - Sở du lịch nên tạo một trang Web riêng để giới thiệu được những hình ảnh về du lịch Huế, các khách sạn, nhà hàng, các công ty lữ hành... - Chính quyền địa phương nên có chính sách thông thoáng đối với việc kinh doanh du lịch đặc biệt trong kinh doanh lữ hành, các công ty tư nhân, các chi nhánh cần có động lực để có thể phát huy khả năng của họ. - Duy trì và phát triển của chương trình “Ống kính du lịch” của trung tâm truyền hình Việt Nam tại Thừa Thiên Huế nhằm truyên truyền và giới thiệu về danh lam thắng cảnh , văn hóa Huế, các kỳ festival Huế, quảng bá sản phẩm du lịch... - Thường xuyên cung cấp thông tin và bài cho báo chí trung ương và địa phương nhằm truyên truyền quảng bá cho du lịch tỉnh nhà. - Đẩy nhanh tiến độ phát triển cảng sân bay quốc tế Phú Bài sớm có các tuyến bay trực tiếp đi nước ngoài hay điểm đến từ nước ngoài. Tăng chất lượng dịch vụ của sân bay, tạo cảm giác ấn tượng ban đầu cho khách khi đặt chân đến Huế. SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ......................................4 1.1. Doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch. ..............................................................4 1.1.1. Khách du lịch. ................................................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm. ...............................................................................................4 1.1.1.2. Phân loại khách du lịch ...........................................................................4 1.1.2. Kinh doanh lữ hành. .......................................................................................5 1.1.3. Công ty lữ hành. .............................................................................................5 1.1.3.1. Khái niệm ................................................................................................5 1.1.3.2 Vai trò.......................................................................................................6 1.1.3.3 Sản phẩm kinh doanh ...............................................................................7 1.2. Cơ sở lí luận về cạnh tranh ...................................................................................8 1.2.1. Định nghĩa về cạnh tranh ...............................................................................8 1.2.2. Các mô hình cạnh tranh .................................................................................9 1.2.2.1. Lý thuyết cạnh tranh của Mc.Kinsey. .....................................................9 1.2.2.2. Mô hình các lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. ........................10 1.3. Các công cụ cạnh tranh .......................................................................................13 1.3.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm, dịch vụ. ...........................................................13 1.3.2. Cạnh tranh bằng giá cả. ................................................................................14 1.3.3. Cạnh tranh thông qua hoạt động xúc tiến quảng cáo ..................................16 1.3.4. Cạnh tranh qua hệ thống phân phối .............................................................17 1.3.5. Cạnh tranh dựa vào uy tín. ..........................................................................17 1.4. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành..................18 1.4.1. Các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp. ....................................................19 SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM 1.4.1.1. Tiềm lực tài chính..................................................................................19 1.4.1.2. Nhân tố con người .................................................................................20 1.4.1.3. Nguồn lực vật chất kỹ thuật .................................................................20 1.4.1.4. Văn hoá kinh doanh...............................................................................21 1.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .............................................................22 1.4.2.1. Môi trường kinh tế................................................................................22 1.4.2.2. Môi trường chính trị luật pháp .............................................................23 1.4.2.3. Môi trường văn hóa xã hội ...................................................................23 1.4.2.4. Môi trường khoa học công nghệ. .........................................................24 1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. ....................................................24 1.5.1. Đánh giá sức cạnh tranh thông qua chỉ tiêu thị phần chiếm lĩnh ................24 1.5.2. Đánh giá sức cạnh tranh thông qua số lượng khách hàng...........................25 1.5.3. Đánh giá sức cạnh tranh thông qua doanh thu dịch vụ ...............................25 1.5.4. Đánh giá sức cạnh tranh thông qua mức chênh lệch giá cả sản phẩm, dịch vụ với đối thủ cạnh tranh........................................................................................26 1.6. Tình hình kinh doanh của ngành du lịch và hoạt động lữ hành tại Thừa Thiên Huế. ............................................................................................................................26 1.6.1 Tình hình kinh doanh của ngành du lịch Thừa Thiên Huế ...............................26 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG....................................................................................30 2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Lữ hành Hương Giang...............................30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. .............................................................30 2.1.2. Đặc điểm chủ yếu của công ty lữ hành Hương Giang. ................................31 2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ.............................................................31 2.1.2.2. Đặc điểm về lao động ...........................................................................32 2.1.2.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức .................................................................33 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. .........38 2.2. Đánh giá nguồn lực bên trong của công ty lữ hành Hương Giang. ....................39 2.2.1. Thương hiệu .................................................................................................39 2.2.2. Nhân lực .......................................................................................................40 SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM 2.2.3. Nguồn lực vật chất kỹ thuật .........................................................................40 2.2.4. Mối quan hệ đối tác......................................................................................41 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Lữ hành Hương Giang qua mô hình Micheal Porter..........................................................................................................................41 2.3.1. Về khách hàng..............................................................................................41 2.3.1.1. Thông tin về đối tượng điều tra .............................................................41 2.3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tour của khách du lịch. .........43 2.3.1.3. Các áp lực từ phía khách hàng lên công ty............................................44 2.3.1.4. Mức độ tái sử dụng của du khách đối với các dịch vụ của công ty TNHH Lữ hành Hương Giang............................................................................45 2.3.2. Về đối thủ cạnh tranh hiện tại. .....................................................................46 2.2.3.1. Đánh giá sức cạnh tranh thông qua chỉ tiêu thị phần chiếm lĩnh. ........48 2.3.2.2. Đánh giá sức cạnh tranh thông qua số lượt khách hàng........................49 2.3.2.3. Đánh giá sức cạnh tranh thông qua hiệu quả kinh doanh......................50 2.3.3. Về nhà cung cấp ...........................................................................................52 2.2.3.1. Các công ty lữ hành nhận khách và gửi khách ......................................52 2.2.3.2. Các nhà cung cấp chuyên phục vụ ........................................................53 2.2.3.3. Các đơn vị cung ứng các dịch vụ bổ sung.............................................61 2.3.4. Về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ......................................................................62 2.3.5. Sản phẩm thay thế ........................................................................................62 2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ hành Hương giang...........................................................................................................................62 2.4.1. Điểm mạnh (Strengths) ................................................................................62 2.4.2. Điểm yếu (Weakness) ..................................................................................63 2.4.3. Cơ hội (Opportunities) .................................................................................63 2.4.4. Thách thức (Theats) .....................................................................................64 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG ................65 3.1. Phương hướng của Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang trong thời gian tới.65 SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang. ..............................................................................................................66 3.2.1. Các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch ...................................................66 3.2.1.1. Về sản phẩm của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang . ...................66 3.2.1.2. Về mức giá của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang. ......................67 3.2.2. Các giải pháp nhằm thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang so với các đối thủ cạnh tranh.......................................................................68 3.2.2.1. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển của Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang. ............................................................................................68 3.2.2.2. Hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú. ............71 3.2.2.3. Hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp các dịch vụ tham quan vui chơi giải trí. ..................................................................................................72 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................73 1. Kết luận ..................................................................................................................73 2. Kiến nghị................................................................................................................74 2.1. Một số kiến nghị về tổ chức và nguồn nhân lực của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang..............................................................................................................74 2.1.1. Một số kiến nghị về tổ chức. ........................................................................74 2.1.2. Một số kiến nghị về nguồn nhân lực............................................................76 2.2. Đối với Sở văn hóa, thể thao và du lịch và các ban ngành liên quan tại Thừa Thiên Huế...................................................................................................................76 SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình phát triển của ngành du lịch Thừa Thiên Huế từ 2009 - 2011 ........27 Bảng 2: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011................................32 Bảng 3: Doanh thu của công ty trong 3 năm (2009-2011) ............................................38 Bảng 4: Phân loại đội ngũ lao động theo số năm kinh nghiệm .....................................40 Bảng 5: Bảng liệt kê trang thiết bị máy móc của Công ty Lữ hành Hương Giang .......40 Bảng 6: Cơ cấu mẫu theo giới tính ................................................................................41 Bảng 7: Thống kê độ tuổi của mẫu điều tra...................................................................42 Bảng 8: Thống kê mức độ quan trọng của các yếu tố lựa chọn hãng lữ hành ..............43 Bảng 9: Lí do khách du lịch chọn tour của HG Travel .................................................44 Bảng 10: Kênh thông tin khách du lịch biết đến công ty ..............................................45 Bảng 11: So sánh thị phần của Công ty lữ hành Hương Giang và 2 đối thủ. ...............48 Bảng 12: Biến động tổng lượt khách của công ty và 2 đối thủ từ năm 2009 - 2011.....49 Bảng 13: Cơ cấu khách của công ty và 2 đối thủ từ năm 2009 - 2011..........................50 Bảng 14: Biến động doanh thu của công ty và 2 đối thủ từ năm 2009 – 2011 .............50 Bảng 15: So sánh tỷ suất L/D của HG Travel – Huế và 2 đối thủ ................................51 Bảng 16: Thống kê đánh giá của khách du lịch về chất lượng lưu trú ..........................54 Bảng 17: Kiểm định đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ lưu trú (One- Sample T Test)...............................................................................................................55 Bảng 18: Thống kê đánh giá của khách du lịch về dịch vụ ăn uống ............................56 Bảng 19: Kiểm định đánh giá của du khách về chất lượng dịch ăn uống (One-Sample T Test)............................................................................................................................56 Bảng 20: Thống kê đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ hướng dẫn.......58 Bảng 21: Kiểm định đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ hướng dẫn viên (One – Sample T Test). .................................................................................................59 Bảng 21: Thống kê đánh giá của khách du lịch về dịch vụ vận chuyển. .....................60 Bảng 22: Kiểm định đánh giá của du khách về chất lượng vận chuyển (One – sample T Test)............................................................................................................................61 SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM DANH MỤC CÁC HÌNH SƠ ĐỒ Hình 1: Mô hình cạnh tranh của Mc.Kinsey (7S) ....................................................................10 Hình 2: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter [4] ..................................................11 Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang ..........................................34 Biểu đồ 1: Nghề nghiệp ............................................................................................................42 Biểu đồ 2: Mức độ tái sử dụng của du khách ...........................................................................46 SVTH: Nguyễn Thị Năm – K42 QTTM Lời Cảm Ơn! Ñeå hoaøn thaønh khoùa luaän “Ñaùnh giaù naêng löïc caïnh tranh cuûa Coâng ty TNHH Löõ Haønh Höông Giang” .Ngoaøi söï noå löïc cuûa rieâng baûn thaân, toâi may maén nhaän ñöôïc söï giuùp ñôõ cuûa moïi ngöôøi Tröôùc tieân, toâi xin ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn chaân thaønh vaø saâu saéc ñeán caùc thaày coâ tröôøng Ñaïi hoïc Kinh Teá Hueá, ñaëc bieät laø thaày Th.S Nguyeãn Vaên Chöông – ngöôøi ñaõ taän tình höôùng daãn, luoân theo saùt vaø chæ baûo toâi trong quaù trình thöïc hieän ñeà taøi naøy. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn ñeán caùn boä coâng nhaân vieân Coâng ty TNHH Löõ haønh Höông Giang ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå cho toâi tieáp caän theo saùt thöïc teá, tieáp caän khaùch haøng trong quaù trình thu thaäp thoâng tin vaø truyeàn ñaït cho toâi nhöõng kinh nghieäm thöïc tieãn höõu ích. Vaø cuoái cuøng toâi xin chaân thaønh caûm ôn gia ñình, ngöôøi thaân vaø baïn beø ñaõ quan taâm giuùp ñôõ toâi trong quaù trình nghieân cöùc hoaøn thaønh khoùa luaän naøy. Tuy nhieân do giôùi haïn veà thôøi gian, kieán thöùc cung nhö kinh nghieäm trong quaù trình thöïc hieän ñeà taøi khoâng traùnh khoûi moät soá haïn cheá vaø thieáu soùt raát mong nhaän ñöôïc söï chæ baûo cuûa thaày coâ vaø moïi ngöôøi Chaân thaønh caûm ôn! Hueá thaùng 5.2012 Nguyeãn Thò Naêm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_ty_tnhh_lu_hanh_huong_gian_3514.pdf
Luận văn liên quan