Khóa luận Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

Do đề tài chỉ hạn chế trong phạm vi kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (Tập trung mô tả thực tế quy trình đồng thời đưa ra nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán) chủ yếu thông qua quan sát và nghiên cúu tài liệu mà chưa trực tiếp tiến hành quy trình. Nếu có cơ hội được mở rộng hướng đi của đề tài, bên cạnh việc trực tiếp tiến hành quy trình kiểm toán để có được cái nhìn cụ thể và thực tế hơn, em sẽ cố gắng đi sâu hơn trong việc nghiên cứu đặc điểm doanh nghiệp cũng như TSCĐ để không chỉ đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC mà còn đề xuất những biện pháp góp phần giúp cho doanh nghiệp sử dụng hiệu quả TSCĐ trong quá trình SXKD. ĐẠI

pdf92 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45 (năm) 1. TSCĐ hữu hình - Nhà cửa, vật kiến trúc; 5-25 5-25 5-25 5-25 - Máy móc, thiết bị; 4-8 3-8 4-8 3-8 - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; 5-8 6-10 5-8 6-10 khấu hao 5 năm là mua xe cũ - Thiết bị, dụng cụ quản lý; 3-5 3-8 3-5 3-8 - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; N/A N/A - TSCĐ hữu hình khác. N/A N/A 2. TSCĐ vô hình - Quyền sử dụng đất lâu dài N/A N/A - Quyền sử dụng đất có thời hạn (đủ tc ghi nhận tscđ) 35 35 (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 53 Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐSPS, Sổ Cái, sổ chi tiết, và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có) (GLV D710) Mục tiêu kiểm toán Đảm bảo khớp đúng số liệu TSCĐ giữa bảng CĐSPS, sổ cái, sổ chi tiết và Bảng cân đối kế toán (Báo cáo kiểm toán năm trước) Số liệu TSCĐ và khấu hao lũy kế TSCĐ yêu cầu phải khớp đúng giữa bảng CĐSPS, sổ cái, sổ chi tiết và bảng cân đối kế toán của đơn vị. Đối với số liệu năm trước, yêu cầu phải khớp đúng với báo cáo đã kiểm toán. Bất kì chênh lệch nào đều phải kiểm tra nguyên nhân và tiến hành điều chỉnh. Nguồn gốc số liệu Bảng CĐSPS, sổ cái, sổ chi tiết các TSCĐ, báo cáo kiểm toán năm trước. Thực hiện kiểm toán KTV tiến hành lấy số liệu TSCĐ năm trước trên Bảng CĐSPS, đối chiếu với bảng cân đối kế toán (báo cáo đã kiểm toán năm trước). Đối với số liệu TSCĐ năm nay, đối chiếu và đảm bảo khớp đúng giữa bảng CĐSPS, cân đối kế toán, sổ cái TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ. Tìm hiểu điều tra nguyên nhân và tiến hành điều chỉnh nếu phát hiện bất kì chênh lệch số liệu nào. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 54 Bảng 2.11. Tổng hợp và đối chiếu số liệu TSCĐ Số TK Tên tài khoản 31/12/2015 Số trước KiT CĐKT Mã số 31/12/2014 2111 Nguyên giá TSCĐ hữu hình 39,154,282,574 222 39,081,738,756 Nhà cửa, vật kiến trúc 4,173,608,209 4,539,246,209 Máy móc, thiết bị 28,442,527,228 28,004,345,410 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6,538,147,137 6,538,147,137 Thiết bị, dụng cụ quản lý - - 213 Nguyên giá TSCĐ vô hình 261,620,000 228 261,620,000 2131 Quyền sử dụng đất 224,000,000 224,000,000 2135 QSD đất có kỳ hạn 37,620,000 37,620,000 2141 Khấu hao hữu hình 31,939,500,084 223 28,281,134,638 21412 KH Nhà cửa, vật kiến trúc 3,339,012,007 3,404,032,133 21413 KH Máy móc thiết bị sản xuất 23,327,697,299 20,308,767,226 21414 KH Phương tiện vận tải 5,272,790,778 4,568,335,279 21415 KH Thiết bị dụng cụ quản lý - - 21418 KH TSCĐ hữu hình khác - - 2143 Khấu hao vô hình 3,224,569 229 2,149,713 21432 QSD đất có kỳ hạn 3,224,569 2,149,713 241 Xây dựng cơ bản dở dang - - 2412 Trụ sở làm việc Cty - - 2412 Nhà ăn - - Total 7,473,177,921 11,060,074,405 Đối chiếu với Sổ cái, BC TB,GL PY (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) Trong đó: TB: Khớp Bảng CĐSPS GL: Khớp sổ cái PY: Khớp Bảng cân đối kế toán (báo cáo kiểm toán năm trước) Kết luận: Khớp số liệu. Mục tiêu kiểm toán đạt được  Thủ tục phân tích So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ, khấu hao năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn (GLV D710) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 55 Bảng 2.12. Bảng tổng hợp, phân tích biến động TSCĐ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập NV.K 11/2/2016 KH: Công ty CP ABC Soát xét 1 LV.H 11/2/2016 Niên độ: 31/12/15 Soát xét 2 Nội dung: Tài sản cố định/XDCD dở dang/BĐSĐT Soát xét 3 D710 Mục tiêu: Tổng hợp và đối chiếu số liệu; phân tích biến động số dư Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết các tài khoản; BCTC; Bảng cân đối số phát sinh các TK Thực hiện kiểm toán: Số TK Tên tài khoản Số trước KiT Điều chỉnh Số sau KiT Số năm trước Chênh lệch % 2111 Nguyên giá TSCĐ hữu hình 39,154,282,574 39,661,258,574 39,081,738,756 72,543,818 0.2% Nhà cửa, vật kiến trúc 4,173,608,209 4,173,608,209 4,539,246,209 (365,638,000) -8.1% Máy móc, thiết bị 28,442,527,228 28,442,527,228 28,004,345,410 438,181,818 1.6% Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6,538,147,137 6,538,147,137 6,538,147,137 - 0.0% 213 Nguyên giá TSCĐ vô hình 261,620,000 261,620,000 261,620,000 - 0.0% 2131 Quyền sử dụng đất 224,000,000 224,000,000 224,000,000 - 0.0% 2135 QSD đất có kỳ hạn 37,620,000 37,620,000 37,620,000 - 0.0% 2141 Khấu hao hữu hình 31,939,500,084 31,939,500,084 28,281,134,638 3,658,365,446 12.9% 21412 KH Nhà cửa, vật kiến trúc 3,339,012,007 3,339,012,007 3,404,032,133 (65,020,126) -1.9% 21413 KH Máy móc thiết bị sản xuất 23,327,697,299 23,327,697,299 20,308,767,226 3,018,930,073 14.9% 21414 KH Phương tiện vận tải 5,272,790,778 5,272,790,778 4,568,335,279 704,455,499 15.4% 2143 Khấu hao vô hình 3,224,569 3,224,569 2,149,713 1,074,856 50.0% 21432 QSD đất có kỳ hạn 3,224,569 3,224,569 2,149,713 1,074,856 50.0% 241 Xây dựng cơ bản dở dang - - - - - Total 7,473,177,921 - 7,980,153,921 11,060,074,405 (3,586,896,484) 27.8% (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) ĐA ̣I H ỌC KI NH Ê ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 56 Phân tích biến động: Năm nay, TSCĐ giảm hơn 3 tỉ đồng so với năm trước, tương ứng với tốc độ giảm là 27.8%. Nguyên nhân là do: Nguyên giá TSCĐ tăng nhẹ trong năm qua. Cụ thể nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 0.2% (tăng 72,543,818 đồng) so với năm trước. Do trong năm có đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Khấu hao TSCĐ hữu hình tăng khá mạnh. Cụ thể, khấu hao TSCĐ hữu hình tăng 3,658,365,446 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 12.9% so với năm trước. Trong đó, khấu hao máy móc thiết bị sản xuất tăng mạnh nhất (tăng hơn 3 tỉ đồng so với năm trước). Điều này phù hợp với tỉ trọng giá trị nguyên giá TSCĐ máy móc thiết bị sản xuất trong tổng giá trị TSCĐ hữu hình. Khấu hao TSCĐ vô hình tăng vối tốc độ tăng lớn nhất (tăng 50% so với năm trước). Tuy nhiên, giá trị tăng lại không đáng kể (chỉ tăng 1,074,856 đồng so với năm trước). Điều chỉnh Trao đổi với Ban giám đốc công ty CP ABC về kế hoạch mua sắm TSCĐ phục vụ SXKD năm nay, KTV đã có thông tin rằng: Đơn vị có dự toán mua mới một máy lu tĩnh 7 bánh giao cho Xí nghiệp Quản lý và sửa chữa Đường bộ Số 4 sử dụng. Tuy nhiên, KTV không thấy có nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ này. KTV nghi ngờ rằng có thể kế toán đơn vị đã quên ghi sổ nghiệp vụ hoặc hạch toán nhầm tài khoản. Tham chiếu phần hành kiểm toán Công cụ dụng cụ, KTV nhận thấy rằng kế toán đơn vị đã hạch toán nhầm TSCĐ này thành công cụ dụng cụ. Kiểm tra chứng từ liên quan đến nghiệp vụ mua sắm này cho thấy: tài sản này có giá trị 506,976,000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT) – đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ. Đề nghị đơn vị hạch toán điều chỉnh (tăng TSCĐ và giảm công cụ dụng cụ). TS này được mua và bàn giao vào ngày 27/10/2015. Thời gian sử dụng hữu ích ước tính là 4 năm. Đề nghị bắt đầu trích khấu hao từ tháng 11/2015. Bút toán điều chỉnh: 1. Nợ TK 211/ Có TK 153 : 506,976,000 2. Nợ TK 6231/ Có TK 21413: 21.124.000 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 57 Kết luận: Không có biến động bất thường về TSCĐ. Mục tiêu kiểm toán đạt được ngoại trừ phần đề nghị điều chỉnh. Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, so sánh với các quy định và hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện hành và Chuẩn mực kế toán liên quan - So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên độ trước Mục tiêu kiểm toán Thời gian sử dụng hữu ích của TS được ước tính hợp lý và phù hợp với quy định hiện hành. Tỉ lệ khấu hao bình trung bình của các nhóm TS không biến động. Giải thích nếu có thay đổi Nguồn gốc tài liệu Hồ sơ kiểm toán năm trước, Bảng tính khấu hao đơn vị, Thông tư 45/2013/TT- BTC Thực hiện kiểm toán Xem xét số năm trích khấu hao của TSCĐ trong bảng tính khấu hao, tính nhất quán so với năm trước và khung thời gian trích khấu hao tại thông tư 45/2013/TT- BTC. Từ đó kiểm tra tính hợp lý của thời gian sử dụng hữu ích và sự phù hợp với quy định hiện hành. Bảng 2.13. Thời gian sử dụng hữu ích của một số TSCĐ TSCĐ Thời gian sử dụng hữu ích (năm) Hội trường+ Nhà làm việc 25 Gara+Nhà kho+Khuôn viên C.Ty 5 Máy Xúc lật bánh lốp 8 Máy Poto Toshiba E355 5 (Nguồn Bảng tính khấu hao TSCĐ công ty CP ABC) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 58 Bảng 2.14. Thời gian khấu hao của các nhóm TSCĐ Nội dung Năm trước Năm nay Ghi chú Phương pháp khấu hao PP Đường thẳng PP Đường thẳng Thời gian khấu hao TG (năm) Khung TT 45 TG (năm) Khung TT 45 1. TSCĐ hữu hình - Nhà cửa, vật kiến trúc; 5-25 5-25 5-25 5-25 - Máy móc, thiết bị; 4-8 3-8 4-8 3-8 - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; 5-8 6-10 5-8 6-10 Khấu hao 5 năm là mua xe cũ - Thiết bị, dụng cụ quản lý; 3-5 3-8 3-5 3-8 - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; N/A N/A - TSCĐ hữu hình khác. N/A N/A 2. TSCĐ vô hình - Quyền sử dụng đất lâu dài N/A N/A - Quyền sử dụng đất có thời hạn (đủ tiêu chuẩn ghi nhận tscđ) 35 35 (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) Kết luận: Thời gian khấu hao áp dụng nhất nhất quán so với năm trước và được ước tính hợp lý dựa trên đặc điểm của công ty, phù hợp với quy định hiện hành KTV tiến hành tính toán tỉ lệ khấu hao trung bình của các nhóm TSCĐ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 59 Bảng 2.15. Tỉ lệ khấu hao trung bình của các nhóm TSCĐ Nhóm TSCĐ Năm trước Năm nay Nhà cửa, vật kiến trúc 0.14 0.14 Máy móc, thiết bị 0.20 0.20 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 0.17 0.17 Quyền sử dụng đất có thời hạn 0.03 0.03 (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) Kết luận: Tỉ lệ trích khấu hao trung bình không có sự thay đổi so với năm trước. Mục tiêu kiểm toán đạt được.  Kiểm tra chi tiết Thu thập Bảng tổng hợp tình hình biến động từng loại TSCĐ (nguyên giá, hao mòn lũy kế, số đầu kỳ, tăng/giảm trong kỳ, số cuối kỳ). Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết, Bảng CĐPS, BCTC) Mục tiêu kiểm toán Đảm bảo tài sản được tổng hợp chính xác và trình bày phù hợp với quy định (Thuyết minh tổng hợp TSCĐ) Nguồn gốc tài liệu Sổ cái, sổ chi tiết TSCĐ, Bảng CĐSPS, BCTC Thực hiện kiểm toán KTV tiến hành thu thập bảng kê chi tiết tăng/giảm, trích khấu hao TSCĐ của công ty. Lập bảng tổng hợp thuyết minh tình hình biến động của từng nhóm TSCĐ. Kiểm tra tính chính xác về mặt số học. Đồng thời đối chiếu với số liệu của sổ Cái, sổ chi tiết, Bảng CĐSPS và BCTC để đảm bảo khớp đúng. Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đạt được Giá trị TSCĐ được chính xác về mặt số học TSCĐ được phân loại hợp lý theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 60 Bảng 2.16. Thuyết minh tổng hợp tăng giảm TSCĐ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: NV.K 11/2/2016 KH: Công ty CP ABC Soát xét 1: LV.H 11/2/2016 Niên độ: 31/12/15 Soát xét 2: Nội dung: Thuyết minh Tổng hợp tăng giảm TSCĐ Soát xét 3: D742 Mục tiêu Đảm bảo tài sản được tổng hợp chính xác và trình bày phù hợp với quy định Nguồn gốc Bảng tổng hợp TSCĐ, Sổ cái, Sổ chi tiết, BCTC, Bảng CĐSPS Thực hiện Lập bảng tổng hợp tình hình biến động từng loại TSCĐ 1, TSCĐ hữu hình 2111 2112 2113 2114 2118 Nhà cửa VKT Máy móc TB Phương tiện VT Dụng cụ quản lý TSCĐHH khác Tổng cộng Nguyên giá Số dư đầu kỳ 4,539,246,209 28,004,345,410 6,538,147,137 - - 39,081,738,756 Tăng thêm - 438,181,818 - - - 438,181,818 Mua mới - 438,181,818 - - 438,181,818 XDCB h.thành - - - - - Giảm 365,638,000 - - - - 365,638,000 Điều chuyển 365638000 - - - 365,638,000 Giảm khác - - - - Số dư cuối kỳ 4,173,608,209 28,442,527,228 6,538,147,137 - - 39,154,282,574 Số dư trên CĐKT 4,173,608,209 28,442,527,228 6,538,147,137 - - 39,154,282,574 Control - - - - - - ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 61 Khấu hao Số dư đầu kỳ 3,404,032,133 20,308,767,226 4,568,335,279 - 28,281,134,638 Tăng 280,050,740 3,018,930,073 704,455,499 - - 4,003,436,312 Khấu hao 280,050,740 3,018,930,073 704,455,499 4,003,436,312 Giảm 345,070,866 - - - - 345,070,866 Điều chuyển 345,070,866 - - - - - Số dư cuối kỳ 3,339,012,007 23,327,697,299 5,272,790,778 - - 31,939,500,084 Số dư trên CĐKT 3,339,012,007 23,327,697,299 5,272,790,778 - - 31,939,500,084 Control - - - - - - Giá trị còn lại Số đầu năm 1,135,214,076 7,695,578,184 1,969,811,858 - - 10,800,604,118 Số cuối năm 834,596,202 5,114,829,929 1,265,356,359 - - 7,214,782,490 Nguyên giá TSCĐ hữu hình hết khấu hao còn sử dụng đến ngày 31/12/2015: 19,275,010,921 Giá trị còn lại của TSCĐ đem cầm cố thế chấp các khoản vay đến 31/12/2015: 0 đồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 62 2, TSCĐ Vô hình 2131 2135 QSDĐ (không kỳ hạn) QSDĐ(có kỳ hạn) Phần mềm kế toán Tổng cộng Nguyên giá Số dư đầu kỳ 224,000,000 37,620,000 - 261,620,000 Tăng thêm - - - - Mua mới - - - Tăng khác - - - Giảm - - - - Thanh lý - - - Giảm khác - - - Số dư cuối kỳ 224,000,000 37,620,000 - 261,620,000 Số dư trên CĐKT 224,000,000 37,620,000 261,620,000 Control - - - Khấu hao Số dư đầu kỳ - 2,149,713 - 2,149,713 Khấu hao trong năm - 1,074,856 - 1,074,856 Thanh lý - - - Số dư cuối kỳ - 3,224,569 - 3,224,569 Số dư trên CĐKT 3,224,569 3,224,569 Control - - - Giá trị còn lại Số dư đầu kỳ 224,000,000 35,470,287 - 259,470,287 Số dư cuối kỳ 224,000,000 34,395,431 - 258,395,431 (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 63 Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). Mục tiêu kiểm toán Đảm bảo các nghiệp vụ bất thường (nếu có phát sinh) được phản ánh một cách chính xác và phù hợp với quy định. Nguồn gốc số liệu Sổ cái tài khoản TSCĐ, sổ chi tiết các TSCĐ, khấu hao TSCĐ Thực hiện kiểm toán KTV tiến hành đọc số cái tài khoản TSCĐ, khấu hao TSCĐ để kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong kì về cả nội dung, tài khoản đối ứng và giá trị hạch toán. Nếu phát hiện có bất thường về nội dung, tài khoản đối ứng hay giá trị của nghiệp vụ phát sinh, KTV sẽ tiến hành kiểm tra lại chứng từ liên quan, phỏng vấn kế toán và người liên quan để tìm hiểu nguyên nhân sau đó tiến hành điều chỉnh. 1. Kiểm tra nghiệp vụ bất thường về tài khoản đối ứng, nội dung. Tài khoản 211 Phát sinh nợ /Có TK 112 Chuyển trả tiền vận chuyển /Có TK 331 Mua TSCĐ chưa trả tiền cho nhà cung cấp Phát sinh có Nợ TK 214 Giảm hao mòn lũy kế khi điều chuyển TSCĐ Nợ TK 466 Giảm nguồn hình thành TSCĐ khi điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác theo lệnh cấp trên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 64 Tài khoản 214 Phát sinh nợ /Có TK 211 Giảm hao mòn lũy kế khi điều chuyển TSCĐ Phát sinh có Nợ TK 466 Trích khấu hao TSCĐ công ích. Giảm nguồn hình thành TSCĐ Nợ TK 62X, TK 642 Trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD trong kì Nhận xét: Không có nghiệp vụ bất thường về tài khoản đối ứng hay nội dung hạch toán. 2. Kiểm tra nghiệp vụ bất thường về giá trị Giá trị các nghiệp vụ được ghi nhận không có bất thường Nhận xét: Không phát sinh nghiệp vụ bất thường về giá trị Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đạt được Chọn mẫu kiểm tra bộ hồ sơ các TSCĐ/BĐS đầu tư tăng trong năm. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ tăng trong kỳ, Ghi nhận chi phí XDCB dở dang phát sinh là có thật, hồ sở đầy đủ theo quy định Nguồn gốc số liệu Sổ cái TSCĐ, Sổ chi tiết TSCĐ, chi phí XDCB dở dang, chứng từ, tài liệu liên quan Thực hiện kiểm toán Vì trong năm, công ty CP ABC phát sinh ít nghiệp vụ tăng TSCĐ, do đó KTV tiến hành kiểm tra 100% các nghiệp vụ. Dựa trên sổ cái, sổ chi tiết TSCĐ, KTV tiến hành thu thập và kiểm tra bộ hồ sơ các nghiệp vụ tăng TSCĐ, bao gồm: kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ (hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, lệnh chuyển tiền, biên bản nghiệm thu/bàn giao TSCĐ,...), kiểm tra ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 65 tính chính xác về mặt số học và sự hợp lý, phù hợp với quy định của các chứng từ liên quan. Đồng thời, KTV cũng tiến hành đối chiếu với kế hoạch, thủ tục mua sắm TSCĐ và sự phê duyệt của Ban giám đốc để đảm bảo các nghiệp vụ tăng TSCĐ là có thật và phù hợp với tình hình kinh doanh và chính sách của công ty. Ngày Nội dung Tài khoản Số tiền Hóa đơn Biên bản nghiệm thu/Bàn giao Khác 1. Tài sản cố định tăng trong kỳ 8/3/2015 Mua máy xúc lật Kobuta (đã qua sử dụng) 211/331 427,272,727   31/3/2015 Phí vận chuyển 211/112 10,909,091 Ủy nhiệm chi Nhận xét: Chứng từ phù hợp với quy định. Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đạt được Đồng thời, KTV cũng tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ mua TSCĐ hạch toán nhầm sang công cụ dụng cụ. Ngày Nội dung Tài khoản Số tiền Hóa đơn Biên bản nghiệm thu/Bàn giao Khác 27/10/2015 Mua TSCĐ 211/331 133/331 506,976,000 50,697,600   Phiếu nhập kho BB thanh lý hợp đồng 16/11/2015 Thanh toán tiền mua TSCĐ 331/112 390,371,520 Ủy nhiệm chi Nhận xét: Chứng từ phù hợp quy định (Phụ lục 09) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 66 Tham gia chứng kiến kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ Mục tiêu kiểm toán Đảm bảo các TSCĐ được trình bày trên BCTC là có thật, được phản ánh đầy đủ, chính xác và được đánh giá đúng giá trị Đảm bảo các thủ tục kiểm kê được thực hiện phù hợp và chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế và số liệu sổ kế toán (nếu có) đã được xử lý. Thực hiện kiểm toán KTV tham gia chứng kiến kiểm kê tại công ty CP ABC vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. KTV chọn mẫu TSCĐ trên sổ chi tiết rồi tiến hành quan sát sự hiện hữu của tài sản trên thực tế. Sau đó ghi kết quả kiểm kê vào phiếu kiểm kê. Đồng thời, KTV thu thập chứng từ liên quan đến công tác kiểm kê các TSCĐ khác tại công ty và các xí nghiệp trực thuộc, bao gồm: Quyết định thành lập Hội đồng kiểm kê, Bảng tổng hợp TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ đến ngày 31/12/2015 tại văn phòng công ty và các xí nghiệp trực thuộc. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 67 Bảng 2.17. Phiếu kiểm kê Người lập: Phương 31/12/2015 Soát xét 1 : NV.K 31/12/2015 Soát xét 2 : Soát xét 3 : PHIẾU KIỂM KÊ TSCĐ D733 Tên bộ phận sản xuất, quản lý: Công ty CP ABC Địa điểm: Thời điểm kiểm kê: Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Đại diện doanh nghiệp tham gia kiểm kê Ông Nguyễn Lành – Nhân viên phòng tổng hợp Ông Hồ Quốc Huy – Kế toán TSCĐ Chủng loại TSCĐ: TSCĐ hữu hình (máy móc thiết bị, phưng tiện vận tải,) STT Tên TSCĐ Mã số Đơn vị tính Thực tế Sổ sách Chênh lệch Ghi chú 1 Nhà làm việc các phòng công ty 1 1 - Đang sử dụng 2 Khu hội trường, nhà làm việc phòng TC-KT 1 1 - Đang sử dụng 3 Máy Photo Toshiba 1 1 - Đang sử dụng 4 Xe Toyota Fortuner 9727 1 1 - Đang sử dụng 5 Xe Toyota Camry 01051 1 1 - Đang sử dụng Xác nhận của doanh nghiệp Kiểm toán viên (Đã chứng kiến kiểm kê) Hồ Quốc Huy Văn Thanh Phương (Chữ ký, Họ tên) (Chữ ký, Họ tên) (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) Kết luận: TSCĐ được trình bày trên sổ sách là có thật. Mục tiêu kiểm toán đạt được. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 68 Thu thập Bảng tính khấu hao TSCĐ/BĐS đầu tư trong kỳ (chi tiết đến từng TSCĐ). Kiểm tra tính chính xác về mặt số học, tính hợp lý của Bảng tính khấu hao. Ước tính độc lập chi phí khấu hao trong kì. Mục tiêu kiểm toán Chi phí khấu hao ghi nhận đầy đủ, chính xác; đúng khoản mục Nguồn gốc tài liệu Bảng tính khấu hao, sổ chi tiết TSCĐ Thực hiện kiểm toán KTV thu thập bảng tính khấu hao của đơn vị. Sau đó, kiểm tra sự chính xác về mặt số học, công thức tính toán khấu hao, đối chiếu với số liệu trên sổ cái, sổ chi phí. Cùng với đó, KTV cũng kiểm tra tính hợp lý của bảng khấu hao đơn vị về Phân loại nhóm tài sản; Khoản mục chi phí phân bổ căn cứ bộ phận và mục đích sử dụng; Tính phù hợp về thời gian khấu hao so với quy định hiện hành, so với đặc điểm sử dụng của đơn vị; Tính nhất quán trong phân bổ giữa năm nay với năm trước, giữa các kỳ trong năm, giữa các tài sản cùng loại; Đồng thời, KTV tiến hành ước tính một cách độc lập chi phí khấu hao trong kì và so sánh với số liệu của doanh nghiệp. Tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh chênh lệch (Nếu có). 1. Kiểm tra độc lập chi phí khấu hao (Lưu kèm bảng tính khấu hao) Bảng 2.18. Ước tính độc lập chi phí khấu hao Số đơn vị Số kiểm toán Chênh lệch Tham chiếu Chi phí khấu hao trong kỳ 4,004,511,168 4,025,635,168 21,124,000 (Nguồn Hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC) Nguyên nhân chênh lệch Đơn vị chưa trích khấu hao cho TSCĐ (mua ngày 27/10/2015) hạch toán nhầm vào Công cụ dụng cụ. Số tiền 21,124,000 đồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 69 2. Kiểm tra ghi nhận chi phí khấu hao vào khoản mục chi phí Bảng 2.19. Chi phí khấu hao chi tiết cho từng khoản mục chi phí Khoản mục chi phí 466 642 623 627 Số kiểm toán (tính từ bảng tính khấu hao) 25,282,192 443,885,490 3,508,278,806 48,188,680 Số đơn vị (ghi nhận sổ sách) 25,282,192 443,885,490 3,487,154,806 48,188,680 Chênh lệch - - 21,124,000 - (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) Nguyên nhân chênh lệch Đơn vị chưa trích khấu hao cho TSCĐ (mua ngày 27/10/2015) hạch toán nhầm vào Công cụ dụng cụ. Số tiền 21,124,000 đồng. 3. Xem xét với bảng khấu hao năm trước. Bảng 2.20. Kiểm tra chính sách khấu hao Tổng hợp thay đổi Năm trước Năm nay Ảnh hưởng 1. Phương pháp khấu hao Nhất quán Đường thẳng Đường thẳng 2. Thời gian khấu hao Nhất quán (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) 4. Phân tích biến động chi phí khấu hao năm nay so với năm trước Bảng 2.21. Biến động chi phí khấu hao Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ Chi phí khấu hao 4,004,511,168 4,772,871,263 (768,360,095) (16%) Tổng cộng 4,004,511,168 4,772,871,263 (768,360,095) (16%) (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 70 Chi phí khấu hao năm nay giảm hơn 700 triệu so với năm trước, tương ứng tốc độ giảm 16%. Mặc dù trong năm có mua thêm TSCĐ, tuy nhiên do trong kì có điều chuyển TSCĐ, cùng với đó một số TSCĐ khấu hao hết vẫn được sử dụng nên chi phí khấu hao giảm. Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đạt được. Ngoại trừ: Đề nghị đơn vị trích bổ sung khấu hao cho TSCĐ (mua ngày 27/10/2015) hạch toán nhầm vào Công cụ dụng cụ. Số tiền 21,124,000 đồng Nợ TK 623 21,124,000 Có TK 214 21,124,000 2.2.3. Kết thúc kiểm toán Sau khi hoàn thành các công việc kiểm toán trong từng phần hành, trưởng nhóm kiểm toán phải soát xét lại các giấy làm việc; tổng hợp, đánh giá các thông tin đã thu thập được. Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ chuẩn bị biên bản trao đổi với Ban giám đốc, kế toán trưởng phía công ty CP ABC về các vấn đề đã phát hiện được trong quá trình kiểm toán, đồng thời đề nghị hướng điều chỉnh đối với các phát hiện đó ngay trong ngày cuối cùng của cuộc kiểm toán. Hai bên sẽ tiếp tục trao đổi và đi đến thống nhất số liệu để phát hành báo cáo. Đối với khoản mục TSCĐ, KTV đề nghị Công ty xem xét, bổ sung và hoàn thiện một số nội dung sau đây: Công ty đã hạch toán nhầm TSCĐ mua ngày 27/10/2015 với nguyên giá 506,976,000 thành công cụ dụng cụ. Đề nghị công ty hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ và giảm giá trị công cụ dụng cụ: Nợ TK 211/ Có TK 153 : 506,976,000 Đồng thời trích khấu hao cho TSCĐ từ tháng 11/2015: Nợ TK 623/ Có TK 214: 21, 124,000 Các phát hiện liên quan đến các phần hành khác cũng được nêu rõ trong biên bản trao đổi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 71 Sau khi tiến hành trao đổi và kiểm tra lại, ban giám đốc công ty CP ABC đồng ý điều chỉnh liên quan đến phần hành TSCĐ nói riêng và các phần hành khác nói chung. Đến đây, thời gian tiến hành kiểm toán BCTC cho công ty CP ABC đã kết thúc. Toàn bộ hồ sơ kiểm toán, các giấy tờ làm việc, và các tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán sẽ làm bằng chứng và cơ sở để chủ nhiệm kiểm toán và Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật kiểm toán BCTC (người kiểm soát chất lượng) soát xét lại toàn bộ cuộc kiểm toán, đảm bảo cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam; các bằng chứng kiểm toán thích hợp đã được thu thập đầy đủ phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. (do công ty CP ABC là công ty đã niêm yết nên phải qua ba cấp soát xét) Bảng 2.22. Phê duyệt phát hành ý kiến kiểm toán (Phụ lục 10) Nội dung Thành viên BGĐ Chủ nhiệm kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán Đã lập kế hoạch kiểm toán và đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp kiểm toán của Công ty và được phản ánh trong “Tổng hợp Kế hoạch kiểm toán” (A910). Nhóm kiểm toán đã thực hiện đầy đủ cam kết về tính độc lập và xử lý các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn lợi ích (nếu có) (A270/A280). Thực hiện kiểm toán Hệ thống kế toán và KSNB đã được tìm hiểu và đánh giá trong quá trình thực hiện kiểm toán (A400, C100-C500). Đã soát xét đầy đủ các giấy tờ làm việc cần thiết gồm kế hoạch kiểm toán, các bảng phân tích, bằng chứng kiểm toán để khẳng định kết luận kiểm toán là phù hợp (B120, B130) Đã phản ánh đầy đủ mức trọng yếu, các bút toán điều chỉnh, sự kiện bất thường, các vấn đề quan trọng khác trong “Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết” (B120). Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo Đã tổng hợp đầy đủ các nội dung quan trọng trong “Tổng hợp Kết quả Kiểm toán” (B410). Việc tham khảo ý kiến tư vấn đã được tiến hành hợp lý và các kết luận từ việc tham khảo đó đã được thực hiện ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 72 Đã soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính cho đến ngày phát hành BCKiT, bao gồm cả vấn đề về tính hoạt động liên tục (H150, H160) Đã thực hiện trao đổi với Ban Quản trị các vấn đề quan trọng theo yêu cầu của CMKiT VN Đã thu thập đầy đủ Thư giải trình của BGĐ về những vấn đề chung của DN hoặc Thư xác nhận của người thứ ba hoặc của luật sư về những khoản công nợ bất thường của DN trước khi phát hành BCKiT (B440/B450). Đã soát xét việc hình thành ý kiến kiểm toán phù hợp với bằng chứng kiểm toán thu thập được và yêu cầu của CMKiT (B140) (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) Kết luận: Sau quá trình soát xét, thành viên Ban giám đốc và chủ nhiệm kiểm toán cho rằng phương pháp kiểm toán, các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán đã thu thập đã được lưu lại đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán và thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán. Ý kiến kiểm toán được đưa ra sau khi xem xét các vấn đề cuối cùng liên quan đến: sai sót trọng yếu của BCTC; phạm vị kiểm toán của KTV bị hạn chế và các đoạn vấn đề cần nhấn mạnh. Theo đó, các thông tin thu thập được cho thấy rằng: Ý kiến kiểm toán trên Báo cáo kiểm toán năm trước là ý kiến chấp nhận toàn phần; những sai sót trọng yếu liên quan đến giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh một số khoản mục trên BCTC năm nay được Ban giám đốc điều chỉnh theo yêu cầu của KTV do đó không có sai sót trọng yếu trong BCTC năm hiện hành; Các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán được KTV yêu cầu cũng như thư giải trình của Ban giám đốc đều được cung cấp đầy đủ. Bên cạnh đó, KTV nhận thấy không có nội dung nào trong BCTC cần phải thu hút sự chú ý của người sử dụng BCTC bằng cách sử dụng đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”. (Mẫu B140 – Hình thành ý kiến kiểm toán (Phụ lục 11)) Do đó, ý kiến kiểm toán về BCTC năm 2015 của công ty CP ABC thuộc dạng Báo cáo chấp nhận toán phần. Trưởng nhóm kiểm toán thông báo cho đơn vị khách hàng kết quả kiểm toán và tiến hành phát hành báo cáo cho khách hàng theo thời gian đã thỏa thuận. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 73 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 3.1. Nhận xét quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 3.1.1. Ưu điểm Về giai đoạn lập kế hoạch Tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, chương trình kiểm toán phần hành TSCĐ và các phần hành khác thuộc kiểm toán BCTC được thiết kế theo chuẩn chương trình kiểm toán mẫu VAPCA, do đó tiết kiệm được thời gian lập chương trình. AAC thực hiện tương đối đầy đủ, tuân thủ chặt chẽ các quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đảm bảo ý kiến kiểm toán được đưa ra sau khi các phần hành được kiểm toán theo các quy định của chuẩn mực và thông tư. Việc có một chương trình kiểm toán thống nhất giúp cho KTV chủ động trong việc thực hiện các thủ tục kiểm toán. Nhất là trong trường hợp khách hàng chưa gửi trước tài liệu cần cung cấp cho trưởng nhóm kiểm toán, và công việc phân tích và khoanh vùng rủi ro BCTC, phân công nhiệm vụ kiểm toán chỉ được tiến hành ngay khi tới đơn vị khách hàng, một số KTV còn thiếu kinh nghiệp sẽ có cơ sở để tham khảo các thủ tục nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao mà không bị rối và mơ hồ. AAC luôn cập nhật những văn bản pháp luật mới ban hành, quy định hướng dẫn về TSCĐ nói riêng và các phần hành khác nói chung, tiến hành tập huấn phổ biến cho các KTV trước mùa kiểm toán, tạo điều kiện cho KTV luôn theo kịp những thay đổi mới nhất để phục vụ cho công tác kiểm toán và ra báo cáo cho khách hàng đúng theo quy định, trao đổi góp ý với khách hàng nếu chính sách kế toán của đơn vị không còn phù hợp nữa. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 74 Về các thử nghiệm trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán BCTC nói chung và cụ thể hơn là kiểm toán TSCĐ được tiến hành trên cơ sở chương trình kiểm toán đã được xây dựng. AAC đã tiến hành kiểm toán theo trình tự chương trình, kết hợp kiểm tra đối chiếu tổng hợp và tận dụng tối đa tài liệu mà khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, KTV khá linh hoạt trong việc thực hiện các thủ tục thay thế trong trường hợp không có đủ bằng chứng để thực hiện một số thủ tục kiểm toán. Các bước công việc được tiến hành theo đúng quy trình giúp kiểm soát được thời gian cũng như tiến độ thực hiện công việc. Các phần hành được tiến hành độc lập, không chồng chéo. Tuy nhiên vẫn có sự liên kết giữa các phần hành có liên quan, ví dụ như công cụ dụng cụ - TSCĐ; Tiền và tương đương tiền – Các phần hành chi phí, giúp tiết kiệm thời gian phát hiện ra các sai sót cũng như tìm ra nguyên nhân và cách điều chỉnh; tạo sự thống nhất, xuyên suốt trong toàn bộ cuộc kiểm toán. Từ đó, đưa ra các thông tin xác thực phục vụ cho mục đích ra báo cáo kiểm toán. Bảng câu hỏi phục vụ quá trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục TSCĐ có ưu điểm là khá đơn giản (là các câu hỏi dạng có hay không) và do đã được chuẩn bị trước nên KTV có thể tiến hành nhanh chóng, không bỏ sót những vấn đề quan trọng và tìm ra vấn đề cần quan tâm. Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán, KTV luôn liên hệ chặt chẽ với kế toán các phần hành cũng như ban giám đốc công ty CP ABC, tiến hành trao đổi ngay với kế toán đơn vị đối với những sai sót, thắc mắc cũng như hướng điều chỉnh của KTV để kế toán nắm sơ bộ những sai phạm được phát hiện và hướng điều chỉnh của KTV chứ không đợi đến lúc trao đổi mới nêu một lần. Điều này tạo thuận lợi cho việc trao đổi cuối cuộc kiểm toán khi cả hai bên đã nắm được những điểm chính về những sai sót được phát hiện. Về giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo kiểm toán Các KTV của AAC luôn tổng hợp một cách cẩn thận công việc đã thực hiện để đưa ra kết luận kiểm toán cho khoản mục. Đối với mỗi phần hành kiểm toán, các phát ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 75 hiện kiểm toán và hướng điều chỉnh được KTV thống nhất trình bày ở giấy làm việc chương trình kiểm toán, thuận lợi cho trưởng nhóm kiểm toán theo dõi, tập hợp các trao đổi. Việc soát xét giấy tờ làm việc và kết quả quá trình kiểm toán của các thành viên để đưa ra ý kiến kiểm toán được AAC chú trọng và thực hiện một cách cẩn thận. Cụ thể, đối với công ty niêm yết, công ty đại chúng hay các công ty có rủi ro cao, ý kiến kiểm toán được hình thành sau khi được ba cấp soát xét quá trình kiểm toán và qua hai cấp soát xét đối với các công ty khác. Về hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán (bao gồm các giấy làm việc, tài liệu, chứng từ) lưu tại AAC một cách có hệ thống theo hồ sơ chung và hồ sơ kiểm toán từng năm; theo thứ tự các phần theo giai đoạn kiểm toán và các phần hành riêng. Hơn nữa, hồ sơ kiểm toán được lưu theo từng khách hàng của từng phòng kiểm toán BCTC trong phỏng lưu trữ. Thuận lợi cho việc tìm kiếm, sử dụng. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các tài liệu AAC thu thập được cũng như giấy tờ làm việc của kiểm toán viên được đánh số tham chiếu một cách có hệ thống. Cách đánh số tham chiếu khoa học này giúp cho các kiểm toán viên dễ dàng đối chiếu, liên kết các phần việc, các khoản mục với nhau và mang lại sự thuận lợi cho việc kiểm tra soát xét cũng như tra cứu lại. Về đội ngũ kiểm toán Đội ngũ kiểm toán tại công ty AAC có trình độ chuyên môn và được tập huấn, đào tạo định kì và thường xuyên nhằm nắm rõ nghiệp vụ cũng như cập nhật thông tin mới nhất về các quy định mới của pháp luật. Phần hành TSCĐ thường do trưởng nhóm kiểm toán có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và kinh nghiệm nên quá trình kiểm toán được thực hiện nhanh và đảm bảo hơn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 76 3.1.2. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm, quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ hay BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC vẫn tồn tại một số hạn chế. Về chương trình kiểm toán Đối với khách hàng cũ của AAC, quá trình xem xét, chấp nhận khách hàng được thực hiện khá đơn giản. Việc thiết kế chương trình kiểm toán mang lại nhiều thuận lợi cho KTV. Tuy nhiên, trong thực tế, trước một cuộc kiểm toán của AAC, chương trình kiểm toán thường được lấy từ chương trình kiểm toán năm trước. Điều này một phần do phía khách hàng không cung cấp đủ các tài liệu cần thiết cho KTV trước cuộc kiểm toán: như BCTC, sổ sách. Do đó, khi đến kiểm toán trực tiếp, dựa vào số liệu và kinh nghiệm, KTV mới điều chỉnh chương trình dựa trên tình hình thực tế. Về phân tích sơ bộ BCTC và xác định mức trọng yếu Trong một số trường hợp, trước khi nhóm kiểm toán đến tiến hành kiểm toán trực tiếp tại đơn vị khách hàng, họ (khách hàng) chưa lập và gửi BCTC trước kiểm toán (cho năm tài chính hiện tại) cho KTV; vì vậy, công tác phân tích sơ bộ BCTC để khoanh vùng rủi ro cũng như xác định mức trọng yếu được trưởng nhóm kiểm toán tiến hành ngay trong ngày đầu tiên đến kiểm toán. Sau đó mới tiến hành phân công nhiệm vụ kiểm toán các phần hành. Do thực hiện phân tích đơn giản nên không tránh khỏi những rủi ro có sai sót trọng yếu. Tuy vậy, đối với TSCĐ – phần hành thường có ít nghiệp vụ xảy ra thì rủi ro sai sót ít hơn so với các phần hành khác. Về thành viên nhóm kiểm toán Việc lựa chọn nhân sự tham gia kiểm toán tại công ty đã được quyết định từ giai đoạn lập kế hoạch nhưng đôi khi vì nhiều lý do mà nhân sự bị thay đổi và ít nhiều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán. ĐA ̣I H ỌC I NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 77 Về các thử nghiệm trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Thử nghiệm kiểm soát Bảng câu hỏi phỏng vấn tìm hiểu về hệ thống KSNB được thiết kế chung nên bảng câu hỏi đó có thể không phù hợp với tất cả các doanh nghiệp mà AAC thực hiện kiểm toán, không nêu lên được những câu hỏi mang tính đặc thù cho khách hàng. Điều này có thể dẫn đến những kết luận thiếu chính xác về hệ thống KSNB của đơn vị gây ảnh hưởng tới kết quả của cuộc kiểm toán. Thông thường KTV thực hiện phỏng vấn, ít khi thực hiện các thủ tục kiểm soát thêm. Điều này sẽ giúp KTV giảm bớt khối lượng công việc kiểm toán, rút ngắn thời gian nhưng nếu khách hàng có những thay đổi lớn tiêu cực trong hệ thống KSNB thì không thể tránh cho KTV và công ty kiểm toán những rủi ro nhất định Đối với các khách hàng cũ của AAC, các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện đơn giản hơn. KTV thường hay bỏ qua khâu này. Đa phần được lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước. Trong năm kiểm toán, KTV thường chỉ hỏi về sự thay đổi nhân sự trong Ban giám đốc nhưng không tìm hiểu về chính sách, phương châm quản lý, hoạt động thay đổi như thế nào, có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB hay không?; Thử nghiệm cơ bản Thực tế, tại AAC đã áp dụng phương pháp CMA để chọn mẫu kiểm toán. Tuy nhiên, một số KTV ít khi sử dụng CMA mà vẫn chọn mẫu dựa vào xét đoán. Có khả năng mẫu được chọn không đại diện cho tổng thể từ đó có thể có sai sót trọng yếu. Tuy vậy, phần hành TSCĐ do ít nghiệp vụ phát sinh nên KTV thường kiểm tra 100% nghiệp vụ, do đó có thể hạn chế được rủi ro mẫu không đại diện. Trong thực tế kiểm toán tại AAC, thủ tục phân tích được KTV sử dụng chủ yếu là phân tích biến động của khoản mục TSCĐ thông qua chênh lệch năm nay so với năm trước và tìm nguyên nhân. Do đó, kết quả phân tích chưa mô tả hết được sự biến động của từng loại TSCĐ trong mối quan hệ với các TSCĐ khác trong tổng TSCĐ. KTV thường sử dụng số liệu của nội bộ đơn vị được kiểm toán mà ít kết hợp với việc phân tích trong mối quan hệ với các số liệu khác cùng ngành. Điều đó sẽ khó tránh khỏi những rủi ro trong đánh giá ban đầu của KTV về khoản mục được kiểm toán. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 78 Tham gia chứng kiến kiểm kê: Do AAC phải thực hiện khá nhiều hợp đồng kiểm toán, thêm vào đó, nguồn nhân lực có hạn nên cũng có nhiều khách hàng công ty không trực tiếp chứng kiến kiểm kê. Điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán nếu số liệu đơn vị cung cấp là không chính xác. Đánh giá giá trị của TSCĐ đòi hỏi người đánh giá phải có kinh nghiệm và am hiểu về tài sản mà mình. Trong khi đó, do có nhiều lý do, nên ít khi KTV sử dụng ý kiến của chuyên gia. Khi có sự thắc mắc về tên, chủng loại, hay công dụng của một TSCĐ, KTV thường chỉ trao đổi với kế toán đơn vị và lấy đó làm kết quả để tiếp tục tiến hành các thủ tục khác. Kết quả kiểm toán có thể vì vậy mà thiếu chính xác. Một số tài liệu KTV vẫn chưa tiếp cận được như kế hoạch mua sắm TSCĐ, chủ yếu vẫn tiến hành trao đổi và phỏng vấn kế toán trưởng . Điều này chủ yếu là do phía khách hàng không kịp cung cấp hoặc là chứng từ không được lưu ở phòng kế toán. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Để góp phần hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, bản thân tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến: Về chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán tại AAC luôn được cập nhật và bám sát theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA do đó áp dụng cho tất cả các khách hàng của AAC. Việc thiết kế nhiều chương trình để phù hợp với từng loại doanh nghiệp là một công việc khó và đòi hỏi nhiều thời gian, nhất là đối với một công ty có nhiều khách hàng như AAC. Do đó, để khắc phục tình trạng này, trong quá trình lãnh đạo của công ty đưa ra thiết kế chương trình phù hợp hơn; AAC vẫn có thể sử dụng chương trình kiểm toán cũ. Bên cạnh đó, trong phân công công việc nhóm kiểm toán, trưởng nhóm nên để các thành viên mới đảm nhiệm các phần hành đơn giản ít có sự thay đổi các thủ tục kiểm toán như Tiền, Tạm ứng,; các phần hành phức tạp và trọng yếu như TSCĐ sẽ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 79 được các thành viên chủ chốt của nhóm kiểm toán đảm nhiệm để tạo sự linh hoạt trong việc thêm bớt các thủ tục nhằm có được kết quả kiểm toán chắc chắn nhất có thể. Đối với các khách hàng cũ, quá trình xem xét, chấp nhận khách hàng, lập kế hoạch kiểm toán nói chung và phần hành TSCĐ nói riêng cần dựa thêm vào kết quả điều tra, tìm hiểu những biến động, thay đổi trong năm nay để quyết định. Phân tích sơ bộ khoanh vùng rủi ro và xác định trọng yếu KTV nên đốc thúc khách hàng gửi BCTC trước khi tiến hành kiểm toán để công tác phân tích sơ bộ BCTC cũng như xác định mức trọng yếu được tiến hành kĩ càng hơn, khoanh vùng và tập trung kiểm tra khu vực có rủi ro cao khi thực hiện kiểm toán. Thành viên nhóm kiểm toán Thành phần nhóm kiểm toán có thể được thay đổi do điều kiện khách quan, tuy nhiên, việc thay đổi này cần phải đảm bảo chất lượng nhóm kiểm toán, có đủ thành viên có năng lực nghề nghiệp và kinh nghiệm và được sự chấp thuận của chủ nhiệm kiểm toán. Các thử nghiệm trong quá trình thực hiện kiểm toán Thử nghiệm kiểm soát Ngoài bảng câu hỏi chung được thiết kế sẵn, KTV cần bổ sung thêm các câu hỏi mang tính chất đặc thù của khách hàng để hiểu sâu hơn và bản chất hơn về đơn vị được kiểm toán. KTV cũng nên sử dụng các câu hỏi mở đối với những người được phỏng vấn để có được những câu trả lời chi tiết, đầy đủ và có cái nhìn bao quát hơn về hệ thống KSNB của khách hàng và cũng có thể dễ dàng phát hiện ra những thiếu sót của hệ thóng nếu nó không thực hiện theo đúng thiết kế đã đặt ra. Loại câu hỏi này thường có dạng “thế nào?”, Đối với những việc kiểm tra hệ thống KSNB về khoản mục TSCĐ, KTV có thể đặt ra những câu hỏi mở như: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 80 - Thủ tục mua mới, thanh lý TSCĐ được thực hiện như thế nào? - Công ty tiến hành quản lý TSCĐ cả về mặt hiện vật và mặt giá trị ra sao? Ngoài ra, cùng với thủ tục phỏng vấn, KTV cần kết hợp thêm các thủ tục kiểm soát khác nhằm có cái nhìn đầy đủ hơn về hệ thống KSNB của khách hàng. Khi có sự thay đổi về nhân sự chủ chốt của đơn vị được kiểm toán, KTV cũng cần tìm hiểu thêm về những thay đổi chính sách trong chính sách quản lí, vận hành công ty (nếu có) để hiểu rõ về hệ thống KSNB. Thử nghiệm cơ bản Việc phân tích cần kết hợp với phân tích dọc cũng như nghiên cứu các số liệu của các đơn vị cùng ngành để có được cái nhìn cụ thể hơn về tình hình các chỉ tiêu phân tích (ở đây cụ thể là TSCĐ). Trong quá trình kiểm toán, KTV cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc đánh giá giá trị TSCĐ cũng như khi có bất kì thắc mắc nào liên quan đến chủng loại, công dụng,TSCĐ, để có được thông tin chính xác hơn về TSCĐ bên cạnh việc trao đổi với kế toán cũng như ban giám đốc khách hàng. Tham gia chứng kiến kiểm kê là một trong những thủ tục quan trọng thỏa mãn đa số cơ sở dẫn liệu. Tuy nhiên, nếu không thể trực tiêp tham gia, KTV vẫn nên thực hiện các thủ tục bổ sung để kiểm chứng kết quả kiểm kê của khách hàng, đảm bảo số liệu của đơn vị là trung thực hợp lí, như: tiến hành kiểm kê sau ngày kết thúc niên độ rồi cộng (trừ) TSCĐ bán/thanh lý (mua) từ ngày kết thúc niên độ đến ngày kiểm kê; Gửi thư xác nhận với TSCĐ của doanh nghiệp đang được sử dụng, quản lí tại đơn vị khác. KTV cần đốc thúc kế toán đơn vị cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng từ để có bằng chứng xác thực, phục vụ tốt cho quá trình kiểm toán. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 81 PHẦN III. KẾT LUẬN 3.1. Kết luận Có thể nói, đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, TCSĐ là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ thông qua việc đầu tư đúng mục đích, không lãng phí cũng như quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ là một yêu cầu thiết yếu đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh. Muốn vậy, hơn hết, Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần có sự chủ động trong việc xây dựng một hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả trong việc quản lí và sử dụng TSCĐ. Đứng trên góc độ một công ty kiểm toán độc lập, TSCĐ là một phần hành quan trọng trong kiểm toán BCTC. Sai sót trong kiểm toán TSCĐ có thể ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán các phần hành khác và ngược lại. Từ đó ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả của cuộc kiểm toán. Chính vì thế, hoàn thiện chương trình kiểm toán, cập nhật kịp thời những thay đổi của chính sách pháp luật cũng như không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của KTV là điều hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Qua quá trình thực tập thực tế tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, em đã đạt được một số mục tiêu đặt ra: Tổng hợp lý luận về kiểm toán và kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính được trang bị tại trường Đại học; Mô tả thực tế quy trình kiểm toán và cách xử lý của Kiểm toán viên trong trường hợp có sai sót trong hệ thống kế toán tại đơn vị dẫn tới những sai sót các thông tin trên báo cáo tài chính liên quan đến khoản mục TSCĐ. Qua so sánh giữa thực tế với lí thuyết học được để đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC; Trên cơ sở đó để mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm 82 Tuy vậy, do những hạn chế trong kiến thức bản thân cũng như một số điều kiện khách quan khác, đề tài nghiên cứu vẫn còn tồn tại hạn chế. Cụ thể đó là việc không được tham gia vào toàn bộ cuộc kiểm toán mà chỉ tham gia giai đoạn thực hiện kiểm toán nên quá trình quan sát tìm hiểu thực tế chỉ bó hẹp trong giai đoạn này. Hơn nữa, quá trình thực hiện kiểm toán cũng chỉ được trực tiếp tiến hành kiểm toán những khoản mục đơn giản mà không có phần hành TSCĐ. Do đó, những mô tả liên quan đến giai đoạn lập kế hoạch cũng như tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán và thực hiện kiểm toán phần hành TSCĐ chỉ được thực hiện thông qua quá trình nghiên cứu tài liệu sẵn có cùng với sự quan sát và kiến thức của bản thân. Chính vì vậy, phần bài viết vẫn còn mang tính lí thuyết, chưa nêu bật hẳn được thực tế quá trình kiểm toán TSCĐ và đem lại nhiều kinh nghiệm kiểm toán thực tế trong phần hành này. 3.2. Hướng phát triển của đề tài Do đề tài chỉ hạn chế trong phạm vi kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (Tập trung mô tả thực tế quy trình đồng thời đưa ra nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán) chủ yếu thông qua quan sát và nghiên cúu tài liệu mà chưa trực tiếp tiến hành quy trình. Nếu có cơ hội được mở rộng hướng đi của đề tài, bên cạnh việc trực tiếp tiến hành quy trình kiểm toán để có được cái nhìn cụ thể và thực tế hơn, em sẽ cố gắng đi sâu hơn trong việc nghiên cứu đặc điểm doanh nghiệp cũng như TSCĐ để không chỉ đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC mà còn đề xuất những biện pháp góp phần giúp cho doanh nghiệp sử dụng hiệu quả TSCĐ trong quá trình SXKD. ĐA ̣I H ỌC KI NH Ê ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Môn Kiểm toán-trường ĐH Kinh tế TP.HCM (2014), Kiểm toán tập 1,2 NXB Kinh tế TP.HCM 2. Bộ Tài chính (2001), Chuẩn mực kế toán Việt Nam Số 03-TSCĐ hữu hình (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) 3. Bộ Tài chính (2001), Chuẩn mực kế toán Việt Nam Số 04-TSCĐ vô hình (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) 4. Bộ Tài chính (2015), Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán (Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính) 5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 45/2013/TT-BTC 6. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC 7. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC 2015 8. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (2013), Chương trình Kiểm toán mẫu VACPA (Cập nhật chương trình kiểm toán mẫu 2010 theo quyết định 1089/QĐ- VACPA ngày 1/10.2010 của chủ tịch VACPA) 9. GS.TS Ngô Thế Chi & TS. Trương Thị Thủy (2010), Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính 10. Tác giả Nguyễn Thị Thu Liên, Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, Khóa Kế toán Tài chính, Trường Đại học Kinh Tế Huế 11. Tác giả Dư Mai Phương, Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kiểm toán phần hành TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH dịch vụ kiểm toán và tư vấn UHY, Trường Đại học Ngoại thương 12. Tác giả Nguyễn Thị Mai, Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Đặng Hoàng Thanh Tâm PHỤ LỤC ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_tai_san_co_dinh_trong_kiem_toan_bao_cao_tai_chinh_tai_cong_ty.pdf
Luận văn liên quan