Khóa luận Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Huế

Ngân hàng cũng cần thực hiện nghiên cứu các ảnh hưởng của các sự kiện lớn trong lịch sử lên dòng tiền để có thể nắm bắt được xu hướng biến động của tài sản và nợ cũng như các danh mục ngoài bảng cân đối khi các biến thị trường thay đổi, tạo sự chủ động cho ngân hàng trong việc xây dựng các phương án đối phó nếu thị trường biến động tương tự trong tương lai. Ngoài ra cũng cần tăng cường việc dự báo, phân tích xu hướng thị trường trong tương lai gần để có thể suy đoán được những thay đổi trong bảng cân đối cũng như dòng tiền vào ra của tài sản – nợ, tăng tính chủ động trong việc lập kế c Kinh tế Đ

pdf89 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chịu đựng theo phương pháp Top- down mà chỉ tiến hành theo phương pháp Bottom-up. Nghĩa là việc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản cũng như kết quả kiểm tra được các NHTM tiến hành đơn lẻ và không công bố trên thị trường. 2.3. THỰC HIỆN STRESS TESTING RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ 2.3.1. Dữ liệu Tác giả thu thập số liệu về các tài sản Nợ có tính thanh khoản cao (tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng ngoại tệ và nội tệ, chứng chỉ tiền gửi, huy động từ doanh nghiệp) và số liệu về các tài sản Có thanh khoản cao, thanh khoản thấp hoặc không có tính thanh khoản của PVcombank chi nhánh Huế tại thời điểm ngày 31/12/2015. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 44 2.3.2. Các giả định Để có các giả định hợp lý về tỷ lệ rút tiền bình quân đối với từng loại tiền gửi, người thực hiện có thể cân nhắc xây dựng phiếu điều tra để đánh giá được tỷ lệ rút tiền bình quân qua các thời kỳ của từng ngân hàng trong tương lai. Trước mắt, tác giả sử dụng các giả định về tỷ lệ rút tiền của một nhóm nghiên cứu thuộc cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN đề xuất để chạy mô hình thử nghiệm1. Giả định 1: Có một sự cố nào đó dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt của khách hàng và điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tác giả giả định tỷ lệ rút tiền mỗi ngày (trọng số wi) đối với từng loại tiền gửi như sau: Bảng 2.8. Tỷ lệ rút tiền mỗi ngày đối với từng loại tiền gửi Loại tiền gửi Tỷ lệ rút tiền mỗi ngày (trọng số wi) % Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 7% Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 5% Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 3% Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 1% (Nguồn: Dương Quốc Anh, Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của TCTD trước các cú số trên thị trường tài chính, 2012) Giả định 2: Khả năng đáp ứng ngay trong ngày của: (i) Tài sản có tính thanh khoản cao: 95% (ii) Tài sản có tính thanh khoản thấp: 1% Trong đó: Tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm: Tiền và vảng tại quỹ, giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước. 1 Tham khảo tài liệu “Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của TCTD trước các cú sốc trên thị trường tài chính (Stress testing)”, CQ Thanh tra giám sát ngân hàng, 2012. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 45 Tài sản có tính thanh khoản thấp = Tổng tài sản có – Tài sản có tính thanh khoản cao. Giả định 3: Do hạn chế về mặt số liệu về việc Ngân hàng không cung cấp được Thuyết minh báo cáo tài chính nên tác giả đã đưa ra một số giả định về số dư của một số tài khoản như sau:  Số dư tiền gửi tại các TCTD khác là tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán bù trừ giữa hệ thống liên ngân hàng với nhau.  Trong số dư tiền gửi không kỳ hạn của các TCTD khác tại Ngân hàng, tiền gửi bằng đồng nội tệ chiếm 70% và tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm 30%. 2.3.3. Phân tích dữ liệu và chạy mô hình Sau khi đã tiến hành thu thập BCTC năm 2015 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Huế kết hợp với các giả định bên trên, tác giả thực hiện phân chia các khoản mục Tài sản và Nợ theo từng loại hình như sau: - Tiền gửi được phân chia thành: + Tiền gửi không kỳ hạn bằng nội tệ; + Tiền gửi có kỳ hạn bằng nội tệ; + Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ; + Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ. - Sau đó tiếp tục tính toán các khoản mục tài sản: + Tài sản có tính thanh khoản cao; + Tài sản có tính thanh khoản thấp). Kết quả tổng hợp các dữ liệu được trình bày tại Bảng 2.9 dưới đây1. 1 Xem chi tiết kết quả phân loại ở Phụ lục 3 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 46 Bảng 2.9. Tổng hợp các dữ liệu trước khi chạy mô hình ĐVT: Đồng STT Khoản mục PVcombank Ngày 0 (1) Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 4.711.634.095 Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) 7,00% (2) Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 208.539.025 Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) 5,00% (3) Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 774.314.961.589 Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) 3,00% (4) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 14.500.884.713 Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) 1,00% (5) Tài sản có tính lỏng 74.079.692.814 Tỷ lệ chuyển đổi thành tiền trong ngày (%) 95% (6) Tài sản kém hoặc không có tính thanh khoản 739.193.723.364 Tỷ lệ chuyển đối thành tiền trong ngày (%) 1% (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2016) 2.3.4. Kết quả Dựa trên những dữ liệu đã có sẵn cùng những giả định liên quan, tác giả đã thực hiện ST đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của PVcombank CN Huế trong 5 ngày liên tiếp chịu phải cú sốc rút tiền đột biến từ người gửi tiền1, cụ thể: - Sau ngày thứ nhất: Khả năng thanh khoản tại PVcombank CN Huế được duy trì rất tốt. Dòng tiền vào thuần cuối ngày khá cao ở mức 54 tỷ đồng. - Sau ngày thứ hai: Dòng tiền cuối ngày sau khi hoàn thành nghĩa vụ chi trả cho người dân là gần 42 tỷ đồng. Thanh khoản tại ngân hàng vẫn đang nằm trong ngưỡng cực kỳ an toàn. - Sau ngày thứ ba và thứ tư: Ngân hàng vẫn duy trì được khả năng thanh khoản của mình. Tại thời điểm cuối ngày thứ 3, dòng tiền vào thuần của ngân hàng 1 Xem chi tiết kết quả chạy mô hình ST tại Phụ lục 4 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 47 dừng ở mức hơn 27 tỷ đồng. Đến cuối ngày thứ 4, dòng tiền vào thuần đã giảm ở mức gần đáy (hơn 12,5 tỷ đồng), có dấu hiệu mất dần khả năng thanh khoản. Trong ngày cuối cùng, không nằm ngoài dự đoán, sau khi dòng tiền thuần chạm mức đáy ở cuối ngày thứ 4, ngân hàng đã bắt đầu mất đi khả năng thanh khoản với cú sốc. Dòng tiền vào thuần âm trong ngày cuối cho thấy nhu cầu rút tiền vượt quá khả năng của ngân hàng. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy dòng tiền âm do nhu cầu rút tiền trong ngày cuối cùng vượt quá khả năng đáp ứng của ngân hàng không cao (gần 1,3 tỷ đồng). Theo kết quả chạy mô hình tác giả có nhận xét rằng, tình hình thanh khoản của PVcomBank CN Huế hiện nay đang trong tình trạng rất tốt. Nỗ lực duy trì thanh toán của ngân hàng liên tiếp 4/5 ngày thực hiện ST chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền và giải ngân các khoản vay tức thời của ngân hàng khá tốt. Đây là một dấu hiệu lạc quan đối với một Ngân hàng chi nhánh và được đánh giá là tân binh trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, kết quả của ST mang tính chất kiểm tra sức khỏe ngân hàng chứ không mang tính chất dự báo. Và kết quả này chỉ phù hợp khi ta diễn giải với các giả định ban đầu. Năm 2015, mục tiêu phát triển đi kèm với quản trị rủi ro ngân hàng rất được coi trọng tại hầu hết các ngân hàng1, theo đó tình hình thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng đã được củng cố và ổn định. Tình hình nợ xấu được cải thiện giảm về ở mức 2,55% trong năm 20152 đồng nghĩa với việc trích lập dự phòng giảm làm cải thiện lợi nhuận ngân hàng. Do đó, ngân hàng không cần tiến hành giảm các tài sản thanh khoản (Tiền và vàng tại quỹ, giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu,...) để tăng cường đầu tư vào các kênh qua, nhờ vậy tính thanh khoản được đảm bảo hơn. 1 PVcombank cũng không phải là ngoại lệ khi đặt ra mục tiêu nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hướng tới tuân thủ Basel II vào năm 2017. PVcombank đã thuê Công ty TNHH E&Y Việt Nam tư vấn triển khai 42 sáng kiến chiến lược trên tất cả các mảng hoạt động quản trị rủi ro tại Ngân hàng. 2 Theo báo cáo Ngành Ngân hàng năm 2016 của VCBS Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 48 2.3.5. Hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản và tình hình thanh khoản chung tại PVcombank chi nhánh Huế Tuy tình hình thanh khoản tại PVcombank CN Huế được đánh giá là khá tốt và ổn định thế nhưng, tác giả nhận thấy ngân hàng vẫn phải đối mặt với một số hạn chế còn tồn đọng như sau: - Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Huế hiện nay vẫn chưa có bộ phận QTRR thanh khoản trực tiếp mà thông qua quản lý tập trung toàn hệ thống tại Ủy ban quản lý rủi ro trong hội sở chính. Vì vậy mỗi khi có khủng hoảng hay những yếu tố tác động từ bên ngoài làm cho ngân hàng không thể kịp thời giải quyết những tình huống bất ngờ xảy ra, rủi ro thanh khoản có thể xảy ra và gây tổn thất cho ngân hàng. - PVcombank CN Huế vẫn chưa có tài liệu hoặc xây dựng được mô hình dự báo rủi ro thanh khoản, việc trích lập dự phòng rủi ro thanh khoản vẫn chưa thực sự được quan tâm (chủ yếu trích lập dự phòng vào rủi ro tín dụng), chỉ có việc theo dõi lượng tiền ra vào trong ngày và những món tiền lớn được thông báo trước của hôm sau do bộ phận kế toán – ngân quỹ thuộc phòng Tổ chức – Hành chính thực hiện. - Biện pháp đối phó với rủi ro thanh khoản của ngân hàng còn thiếu định hướng. Các chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản khi xảy ra của PVcombank CN Huế còn mang tính tự phát. Việc đảm bảo khả năng tiếp cận dễ dàng các nguồn cung thanh khoản như ngân hàng đã thực hiện là khá tốt, nguồn vốn huy động vào khá cao và ổn định nhưng việc sử dụng những nguồn này khi rủi ro thanh khoản xảy ra như thế nào cho hợp lý nhất, an toàn nhất với chi phí rẻ nhất trong từng tình huống căng thẳng khác nhau là chưa được tính tới. Ngân hàng còn thiếu chuẩn bị trong công tác này. - Cơ sở dữ liệu lưu trữ phục vụ công tác QTRR tại ngân hàng vẫn còn nhiều thiếu sót. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Nhìn chung, thị trường Tài chính – Ngân hàng trước thời điểm PVcombank gia nhập còn nhiều bất cập. Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Trà Mi (2014) thì năm 2011 và 2012 sự căng thẳng về thanh khoản chỉ mang tính nhất thời, cục bộ chứ không còn diễn ra trên diện rộng như thời kỳ trước đó. Đối với kiểm tra sức chịu đựng, Chính phủ Việt Nam đã chính thức đề nghị WB/IMF bắt đầu chuẩn bị và triển khai Chương trình FSAP tại Việt Nam từ tháng 7/2012. Hoạt động kiểm tra sức chịu đựng là một thành phần quan trọng, không thể thiếu khi tiến hành thực hiện chương trình này. Qua đây cũng thấy được sự mong muốn tiếp cận những phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới của Chính phủ Việt Nam tuy chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện ST. Tác giả áp dụng mô hình kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản tiếp cận thời điểm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần PVcombank chi nhánh Huế để đánh giá khả năng duy trì thanh khoản tại chi nhánh. Kết quả cho thấy PVcombank CN Huế có sức chịu đựng rủi ro thanh khoản rất tốt, liên tục duy trì được khả năng thanh khoản liên tục 4/5 ngày trước cú sốc rút tiền gửi đột biến mà tác giả đưa ra. Tuy là trong ngày cuối cùng, PVcomBank CN Huế đã bị mất khả năng thanh khoản nhưng dòng tiền chênh lệch giữa nhu cầu rút tiền và khả năng đáp ứng của ngân hàng không quá cao, ngoài ra việc một Ngân hàng chi nhánh chịu đựng được cú sốc lớn như vậy trong 4 ngày liên tục cho thấy sự coi trọng trong việc duy trì thanh khoản cũng như thành tựu trong quá trình QTRR đặc biệt là rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Đ i học Huế 50 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ 3.1. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN HỖN HỢP Ngân hàng nên sử dụng hỗn hợp hai biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản bằng quản lý tài sản có và quản lý tài sản nợ một cách linh hoạt. Như vậy ngân hàng có thể vừa tích trữ tài sản thanh khoản để đáp ứng một phần nhu cầu thanh khoản, phần còn lại sẽ được đáp ứng bằng cách đi vay trên thị trường tiền tệ hoặc phát hành kì phiếu ngắn hạn, trái phiếu dài hạn. Để quản trị thanh khoản được tốt ngân hàng cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thanh khoản hỗn hợp, từ đó rút ra được nên dự trữ tài sản có tính thanh khoản nhiều hơn hay tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn. 3.1.1. Chú trọng đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao 3.1.1.1. Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác Hiện nay số dư tiền mặt tại PVcombank CN Huế là khá lớn do đó thay vì dự trữ tiền dư thừa bằng tiền mặt thì ngân hàng có thể gửi tiền tại các TCTD khác, bởi vì tiền gửi tại các TCTD có tính thanh khoản cao, tỷ suất sinh lợi cao hơn so với tiền mặt, giúp ngân hàng dễ dàng thanh toán các khoản tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau. Ngân hàng có thể rút các khoản tiền gửi này để chi trả những yêu cầu cấp thiết, những khoản nợ phải thanh toán khi có khó khăn thanh khoản xảy ra tại ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần có cơ cấu gửi tiền tại các TCTD thật sự phù hợp nhằm phòng ngừa các loại rủi ro khác có thể xảy ra (rủi ro liên ngân hàng,...), đồng thời phải duy trì lượng tiền mặt tại quỹ hợp lý để có thể giải quyết kịp thời những rủi ro không thể lường trước được. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 51 3.1.1.2. Chứng khoán thanh khoản PVcombank CN Huế chưa thực sự đa dạng hóa danh mục tài sản lỏng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Chứng khoán thanh khoản là một tài sản không thể không kể đến trong việc xem xét đưa vào danh mục. Chứng khoán thanh khoản là một loại tài sản có tính thanh khoản cao, trong mọi trường hợp khi có rủi ro xảy ra ngân hàng có thể bán chứng khoán thanh khoản để thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn một cách nhanh chóng. Ngân hàng cần đặc biệt chú trọng vào đầu tư chứng khoán thị trường nhiều vì hiện nay ngân hàng chỉ có chứng khoán chính phủ mà không có chứng khoán thị trường (chứng khoán sẵn sàng để bán), trong khi đó chứng khoán thị trường có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với chứng khoán chính phủ và được giao dịch trên sàn giao dịch nên tính thanh khoản rất cao. 3.1.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài Trên cơ sở phân tích, PVcombank CN Huế cần thực hiện gắn kết quản trị thanh khoản với quản lý tài sản nợ. Tiếp tục tăng cường huy động vốn từ thị trường dân cư, đảm bảo mức tăng trưởng huy động tiền gửi phù hợp với mức tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, PVcombank CN Huế cần tiếp tục thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn theo nhóm khách hàng, theo loại tiền và theo thời hạn, để làm giảm sự nhạy cảm của tài sản nợ với các biến động của nền kinh tế. Đa dạng hóa nguồn vốn giúp ngân hàng đảm bảo an toàn thanh khoản tốt hơn. Quản lý tài sản nợ cũng đồng nghĩa với việc tạo mối quan hệ bền vững với các nguồn tài trợ này, đặc biệt là các khách hàng lớn, các khách hàng truyền thống, các khách hàng là tổ chức chính phủ, NHNN và các ngân hàng lớn trên thị trường liên ngân hàng. Đây là những nguồn tài trợ tương đối dồi dào mà một khi mất đi, PVcombank CN Huế sẽ phải đối mặt với việc mất đi một lượng vốn tiềm năng lớn. 3.2. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ RỦI RO Ngân hàng thường gặp phải rất nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, hay rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất,... Những loại rủi ro này thường có mối quan hệ tác động lẫn nhau vì vậy việc thành lập một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 52 môn để có thể quản lý một cách chặt chẽ rủi ro xảy ra trong ngân hàng là việc làm hết sức cần thiết. Rủi ro thanh khoản cũng bị tác động bởi những rủi ro khác, quản lý chặt chẽ các rủi ro cũng giúp ngân hàng hạn chế và phòng ngừa được rủi ro thanh khoản. Công việc chính của nhóm này bao gồm: + Đánh giá tổng thể chất lượng và mức độ đầy đủ dữ liệu phục vụ công tác phân tích quản trị rủi ro định kỳ tại ngân hàng, phục vụ cho toàn bộ quy trình ST, xác định các dữ liệu còn thiếu hoặc chất lượng kém. Đề xuất cơ chế báo cáo và phối hợp các đơn vị trong và ngoài ngành để hình thành kho dữ liệu trung tâm phục vụ công tác ST và phân tích giám sát. Như đã đề cập, cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình quản trị rủi ro thanh khoản nói chung và ST nói riêng tại ngân hàng còn rất hạn chế, mà những số liệu này càng chi tiết sẽ càng giúp cho những mô phỏng, giả định sát với thực tế và kết quả càng chính xác hơn. Chảng hạn, thay vì dùng số liệu tổng hợp từ BCĐKT, việc có thêm Thuyết minh BCTC và các hạng mục riêng lẻ thuộc tài sản lỏng – tài sản không có hoặc có ít tính lỏng của từng tiểu mục, lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp xác định chính xác hơn rủi ro mà ngân hàng gặp phải. + Đề xuất, lựa chọn giải pháp cụ thể đối với các rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng bao gồm các phương pháp đơn giản trong ngắn hạn và lộ trình thực hiện các phương pháp phức tạp hơn. + Nghiên cứu và lựa chọn các quy mô sốc phù hợp cho từng loại rủi ro chính và thực hiện thử nghiệm các cú sốc này trên cơ sở áp dụng các phương pháp đơn giản. 3.3. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ 3.3.1. Giải pháp về chính sách PVcombank CN Huế cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách QTRR thanh khoản vững chắc trên cơ sở kết hợp các chuẩn mực an toàn của NHNN (thông tư 36/2014/TT-NHNN) với điều kiện và định hướng cụ thể của ngân hàng. Hệ thống chính sách này cần được ban hành theo đúng trình tự thẩm quyền. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 53 Ngoài ra, để quản lý rủi ro một cách hiệu quả và đồng bộ giữa các bộ phận trong ngân hàng, Ban giám đốc của PVcombank CN Huế cần ban hành quy chế, quy trình quản lý hệ thống đánh giá sức chịu đựng thích hợp. Trong đó xây dựng rõ quy định pháp lý về khuôn khổ thực hiện ST tại ngân hàng bao gồm quy định về khung chính sách, trách nhiệm thực hiện, quy định quy mô các cú sốc chuẩn, yêu cầu về dữ liệu, phương pháp thực hiện và cơ chế báo cáo... Ngân hàng cần đảm bảo rằng hệ thống đánh giá sức chịu đựng không được tách rời khỏi chức năng quản lý rủi ro của NHTM và được gắn kết chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh, các ủy ban về vốn và quản lý tài sản - nợ (ALCO) và các đơn vị ra quyết định khác. 3.3.2. Thực hiện phân tích hành vi của tài sản và nợ Ngân hàng cũng cần thực hiện nghiên cứu các ảnh hưởng của các sự kiện lớn trong lịch sử lên dòng tiền để có thể nắm bắt được xu hướng biến động của tài sản và nợ cũng như các danh mục ngoài bảng cân đối khi các biến thị trường thay đổi, tạo sự chủ động cho ngân hàng trong việc xây dựng các phương án đối phó nếu thị trường biến động tương tự trong tương lai. Ngoài ra cũng cần tăng cường việc dự báo, phân tích xu hướng thị trường trong tương lai gần để có thể suy đoán được những thay đổi trong bảng cân đối cũng như dòng tiền vào ra của tài sản – nợ, tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch đầu tư hay huy động của ngân hàng. 3.3.3. Nhóm giải pháp về nhân sự - PVcombank CN Huế cần liên tục hướng dẫn và đào tạo đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình QTRR thanh khoản về tầm quan trọng cũng như các quy trình quản trị theo các chuẩn mực và thông lệ mới nhất. - Yêu cầu ban quản lý lãnh đạo đặc biệt là những người có trách nhiệm trong ngân hàng tự nâng cao kiến thức của bản thân về QTRR thanh khoản qua những khóa đào tạo và các hội thảo về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng nói riêng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 54 - Thường xuyên tiến hành kiểm tra độ ổn định để cập nhật tình hình thanh khoản tại ngân hàng, tạo điều kiện phát triển kỹ năng cho đội ngũ nhân sự và hoàn thiện hơn nữa các quy chế, quy trình, công cụ phần mềm, mô hình được sử dụng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương này, tác giả đã dựa trên những phân tích của mình về tình trạng thanh khoản và kết quả thực hiện Stress-Testing của PVcombank chi nhánh Huế ở Chương 2 qua đó liệt kê những nguy cơ thanh khoản và hạn chế còn tồn đọng trong quy trình Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng bao gồm: cơ sở dữ liệu quản trị rui ro còn thiếu sót, chưa tự thành lập cho mình được bộ phận quản trị rủi ro tổng hợp riêng cho ngân hàng, hệ thống các biện pháp phòng ngừa và giải quyết khi xảy ra rủi ro chưa được tính đến,... Tác giả cũng đề xuất 3 nhóm giải pháp chính nhằm hỗ trợ ngân hàng giải quyết tồn đọng còn vướng mắc, hoàn thiện hơn nữa quy trình Quản trị rủi ro tại ngân hàng nói chung và Quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng. Trong 3 nhóm giải pháp đó, tác giả chú trọng nhấn mạnh vào việc xây dựng một đội ngũ quản trị rủi ro riêng cho chính ngân hàng nhằm giúp cho ngân hàng tăng tính chủ động hơn nữa trong công tác phòng ngừa, xử lý rủi ro tập trung chứ không chỉ riêng gì rủi ro thanh khoản. Việc xây dựng một đội ngũ chuyên môn như vậy cũng sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện được mục tiêu hoàn thiện Basel II vào năm 2017. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 56 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Kiểm tra sức chịu đựng không phải là một công cụ toàn năng, trong quá trình diễn giải kết quả ST, chúng ta cũng cần hiểu biết những nhược điểm của nó. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta phủ nhận những vai trò rất quan trọng của công cụ này trong môi trường quản lý rủi ro tiên tiến. Sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác thì các cơ quan quản lý, giám sát tài chính ngân hàng của Việt Nam vẫn phải áp dụng công cụ này. Trên thực tế nhiều NHTW trong khối SEACEN đã thực hiện và vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống các công cụ và phương pháp ST. Trong hơn 20 năm vừa qua, rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng ST đã được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới và khu vực. Một số mô hình ST đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi ở rất nhiều quốc gia. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho những quốc gia đi sau như Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng vào hoàn cảnh riêng của mình, đặc biệt là hai mô hình ứng dụng kiểm tra sức chịu đựng do các chuyên gia IMF xây dựng cũng như sự kế thừa phát triển mô hình phù hợp với bối cảnh của Việt Nam do Nguyễn Minh Sáng và cộng sự nghiên cứu (2013). Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, bản thân tác giả nhận thấy ST tuy được rất nhiều đối tượng quan tâm nhưng lại chưa thực sự được chú trọng tại Việt Nam, một phần cũng là do cơ chế quản lý và dữ liệu đầu vào tại Việt Nam còn nhiều bất cập và hạn chế. Dựa trên các bài nghiên cứu, báo cáo và những bài báo gần đây cho thầy, các NHTM vẫn mải chạy đua theo lợi nhuận mà bỏ qua hoặc ít quan tâm đến vấn đề QTRR tại ngân hàng mình, điều này cũng gây nên một số hệ lụy xấu, dẫn đến việc NHNN siết chặt, tăng cường quá trình tái cơ cấu, đặc biệt là sáp nhập giữa các ngân hàng với nhau, nhiều ngân hàng bị xóa sổ trong năm 2015 bao gồm: PG Bank sáp nhập với Vietinbank, MDB sáp nhập với Maritime Bank, thương vụ mua lại MHB của BIDV với giá 0 đồng, Southern Bank sáp nhập với Sacombank và Vinasiam Bank chủ động đề nghị NHNN thu hồi giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, cùng nhờ chính những sự kiện như thế này thì các TCTD tại Việt Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 57 Nam mới rút được kinh nghiệm và đề cao hơn nữa tầm quan trọng của QTRR tại chính ngân hàng mình, cân bằng giữa 2 khía cạnh QTRR và gia tăng lợi nhuận. 2. KHUYẾN NGHỊ 2.1. Khuyến nghị giúp cải thiện khả năng thanh khoản của ngân hàng 2.1.1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động từ NHNN đến các NHTM bao gồm cả hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản Mặc dù Thông tư 13/2010/TT-NHNN “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD” và các văn bản sửa đổi ra đời đã có nhiều đổi mới cả về phương diện giám sát thanh tra đối với công tác quản lý thanh khoản của NHTM, tuy nhiên việc thực hiện còn chưa thực sự hiệu quả. Việc kiểm tra khả năng thanh khoản hầu như không được đặt ra đối với công tác giám sát từ xa và cấp giám sát chỉ có thể nắm được tình hình chi trả tại thời điểm báo cáo theo định kỳ mà không thể kiểm tra theo tính thời điểm. Đây là sự bất cập lớn trong công tác thanh tra giám sát công tác quản lý thanh khoản. Thanh tra NHNN cần có sự liên kết chặt chẽ với NHTM để đảm bảo khai thác được thông tin tại bất kỳ thời điểm kiểm tra nào chứ không chờ đến lúc được gửi báo cáo theo yêu cầu mới có số liệu. Có như vậy mới có thể đưa ra cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong thanh khoản cho các NHTM, phát huy được vai trò của hệ thống giám sát tài chính quốc gia với các mục tiêu đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của các định chế tài chính, giảm thiểu rủi ro hệ thống, bảo đảm sự công bằng và hiệu quả của thị trường. Có thể nói, giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát không chỉ là tăng cường độ kiểm tra mà còn là chất lượng trong công tác quản lý. 2.1.2. Thắt chặt điều kiện người cho vay cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước Tuyên bố “Không để cho ngân hàng nào phá sản” của NHNN đã gây nên tâm lý rủi ro đạo đức nghiêm trọng trong các NHTM. Khi các ngân hàng tin rằng sẽ có người cứu mình khi gặp khó khăn, họ càng có xu hướng làm ăn mạo hiểm hơn. Vì vậy tác giả cho rằng các ngân hàng cũng có thể bị phá sản. Biện pháp mạnh tay này Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế 58 sẽ giúp loại bỏ những ung nhọt của hệ thống ngân hàng, giảm rủi ro đạo đức và tâm lý ỷ lại của các ngân hàng còn lại trong hệ thống. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này các cơ quan quản lý cũng cần chú ý các vấn đề sau: - Đảm bảo lợi ích của người gửi tiền thông qua hệ thống bào hiểm tiền gửi1. - Kiểm soát những tác động xấu của vụ phá sản, tránh để tác động xấu của nó lan ra toàn hệ thống. NHNN cần tích cực thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng có chọn lọc, hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM trọng điểm trong trường hợp người dân đồng loạt rút tiền. Nếu được kiểm soát tốt và củng cố được lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, dòng người rút tiền sẽ giảm dần và tiền gửi sau đó sẽ quay trở lại. 2.1.3. Xây dựng hệ thống dữ liệu chất lượng, nhất quán, tập trung, mình bạch và đầu tư công nghệ cần thiết để thực hiện Stress Testing Mặc dù trong thời gian gần đây NHNN đã ban hành nhiều quy định đổi mới và cải tiến hoạt động báo cáo các thông tin tài chính của các TCTD cho NHNN. Tuy nhiên, tình trạng chênh lệch số liệu giữa các đơn vị vẫn thường xuyên xảy ra. Hay nói cách khác, chúng ta chưa có một cơ chế “lọc” và đảm bảo độ “sạch” của số liệu. Điều này gây khó khăn trong việc quyết định dùng số liệu nào để thực hiện ST. Vì vậy, nếu như chúng ta chấp nhận nguồn đầu vào như vậy thì kết quả đem lại của ST sẽ có nhiều tác hại hơn là lợi ích. Có thể nói, một trong những khó khăn lớn của tác giả trong quá trình thực hiện ST là thu thập số liệu. Hiện tại NHNN cũng như hệ thống các ngân hàng chưa hình thành một kho dữ liệu trung tâm để tất cả các đơn vị cùng khai thác. Điều này gây ra các lãng phí lớn về thời gian và công sức do người thực hiện phải thu thập và tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu. Do đó việc đề xuất NHNN xây dựng một kho dữ 1 Luật Bảo hiểm tiền gửi có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, theo đó giá trị tiền gửi được bảo hiểm là 50 triệu đồng/người gửi/ngân hàng. Trường Đại học Kinh t Đại học Huế 59 liệu tập trung các báo cáo của các NHTM, phân tích ngành, tình hình vĩ mô là vô cùng hợp lý và hữu ích. Hơn nữa, để đánh giá hiệu quả mức độ tổn thương của hệ thống ngân hàng, về mặt kỹ thuật mô hình ST tiếp cận thời kỳ đối với rủi ro thanh khoản cần chuỗi dữ liệu đủ dài để phân tích hành vi người gửi tiền, xây dựng mô hình dự báo dòng tiền. Tuy nhiên, số liệu hiện tại của NHNN chưa đảm bảo về thời gian cần thiết là tối thiểu 1-2 chu kỳ kinh tế (10-15 năm dữ liệu). Yêu cầu có chuỗi dữ liệu đủ dài giúp cho người thực hiện ST có thể ước tính các cú sốc có ý nghĩa thực tế hoặc giúp cho chúng ta có được các kịch bản kinh tế vĩ mô hợp lý hơn. Trước mắt, việc thực hiện ST dựa trên các phần mềm đơn giản như Excel, Eviews, SPSS,... nên công tác đầu tư, chuẩn bị cho hệ thống cũng tương đối đơn giản và thực hiện được ngay. Tuy nhiên, các phương pháp ST phức tạp hơn, được đề xuất trong tương lai cần đầu tư một hệ thống công nghệ cho phép tích hợp các mô hình chuyên dụng để xử lý tổ hợp thông tin dữ liệu đầu vào trong các tình huống giả định khác nhau, từ đó đưa ra các kết quả phân tích, đánh giá khách quan và chính xác hơn. Do đó, NHNN cần xây dựng hệ thống tự động gắn kết và chiết xuất dữ liệu cũng như các mô hình, phần mềm thực hiện ST. 2.2. Khuyến nghị giúp cải thiện quá trình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản và hướng nghiên cứu tiếp theo Sau một thời gian nghiêm túc thực hiện nghiên cứu và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu trong nước lẫn nước ngoài, tác giả tự nhận thấy, mặc dù đã rất cố gắng, đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót và rất cần được bổ sung, cải thiện trong tương lai. Những khuyến nghị tác giả đề ra dưới đây cũng chính là những hướng nghiên cứu mở rộng về sau, vừa giúp khắc phục những điểm yếu của nghiên cứu này, vừa có thể tạo ra nhiều phát hiện mới, kết quả hữu ích khác cho quá trình kiểm tra độ ổn định hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và kiểm tra độ ổn định rủi ro thanh khoản nói riêng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 60 2.2.1. Cải thiện quá trình thu thập số liệu Kiểm tra độ ổn định là quá trình khá phức tạp đòi hỏi nhiều số liệu, bao gồm cả các số liệu mang tính chất vĩ mô – chung cho cả nền kinh tế và những số liệu riêng lẻ của từng ngân hàng. Những dãy số thời gian dài sẽ giúp cho người thực hiện kiểm tra dễ dàng hơn trong việc xác định kịch bản, những dãy số quá ngắn thường không có nhiều biến động mạnh và do vậy khó hình dung ra một cú sốc thật sự bất lợi. Đối với số liệu về hoạt động của các ngân hàng, số liệu càng chi tiết sẽ càng giúp ích cho những mô phỏng, giảm bớt đi giả định hoặc nếu có, những giả định đó sẽ sát với thực tế hơn, đem lại kết quả càng chính xác hơn. Chẳng hạn như việc cung cấp rõ số liệu minh bạch về Thuyết minh BCTC hoặc Báo cáo thường niên ngân hàng – điều mà PVcombank Việt Nam lẫn PVcombank CN Huế vẫn chưa thực sự công khai vấn đề này. Nó gây khó khăn cho tác giả trong việc ước lượng và phân loại các nhóm tài sản Có, tài sản Nợ; tác giả phải tiến hành đưa ra nhiều giả định làm giảm đi độ chính xác của nghiên cứu,... Nếu có được đầy đủ các số liệu chi tiết về từng khoản mục hoặc báo cáo thường niên của ngân hàng, người thực hiện ST còn có thể phân tích tổng quan tình hình thanh khoản tại ngân hàng trong những năm vừa qua, qua đó kết hợp với kết quả ST để đưa ra kết luận, các biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý. Ngoài ra, các nguồn số liệu khác cũng rất quan trọng và cần được thu thập đầy đủ như: số liệu về rủi ro liên ngân hàng (rủi ro lan truyền), báo cáo phân tích ngành,... 2.2.2. Mở rộng phạm vi thực hiện bài kiểm tra độ ổn định Sẽ rất hữu ích nếu ta có thể thực hiện mở rộng phạm vi thực hiện ST ra toàn hệ thống ngân hàng hoặc một số các ngân hàng chiếm tỷ trọng tài sản lớn và so sánh với nhau, thay vì chỉ phân tích một ngân hàng như trong nghiên cứu này do đây là nghiên cứu của sinh viên nên bị hạn chế nhiều về vấn đề số liệu thu thập. Tuy nhiên, khi cơ quan Chính phủ Việt Nam cũng như NHNN quyết tâm thực hiện đánh Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 61 giá sức khỏe hệ thống ngân hàng Việt Nam, việc mở rộng toàn bộ hệ thống ngân hàng là hoàn toàn có thể, đặc biệt là khi số lượng ngân hàng ở Việt Nam là không lớn. Thông qua việc mở rộng số lượng, quy mô thực hiện ST, người tiến hành lẫn người đọc có thể so sánh giữa các ngân hàng hoặc nhìn ra những vấn đề tồn đọng, tiềm tàng đối với rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng. 2.2.3. Áp dụng kiểm tra độ ổn định với nhiều nhân tố Như Martin Čihák (2007), Dương Quốc Anh và cộng sự (2012), Phùng Đức Quyền (2013) đã đề cập, hệ thống ngân hàng không chỉ đối mặt với chỉ riêng rủi ro thanh khoản mà còn có các nhân tố rủi ro đặc thù khác không kém phần quan trọng như: rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro lan truyền. Đây đều là những nhân tố rủi ro quan trọng và đặc trưng trong hoạt động ngân hàng, và do vậy việc nghiên cứu, đánh giá các rủi ro này là hết sức cần thiết trong tương lai. 2.2.4. Thực hiện đa dạng hóa với nhiều phương pháp tiếp cận ST Ngoài cách tiếp cận từ trên xuống (Top-down) như trong luận văn này, NHNN và từng ngân hàng riêng lẻ có thể tiến hành thêm cách tiếp cận từ dưới lên (bottom- up). Hoặc có thể sử dụng cách tiếp cận thời kỳ thay cho cách tiếp cận thời điểm mà tác giả đã sử dụng trong luận văn này. Thực hiện đồng thời các cách tiếp cận này sẽ giúp người nghiên cứu lẫn người đọc có được một cái nhìn toàn diện hơn về tình hình sức khỏe tại các ngân hàng. Các cách tiếp cận này còn có tác dụng kiểm tra chéo lẫn nhau, tránh đưa ra những kết luận phiến diện. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 62 2.2.5. Áp dụng tổng hợp các mô hình định lượng vào quy trình ST Một bài thực hiện kiểm tra sức chịu đựng đưa ra kết quả chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào tính chính xác của các giả định chủ quan từ người thực hiện. Sự chênh lệch giữa thực tế và giả định, tính toán số liệu đầu vào càng thấp thì kết quả ST càng đáng tin cậy. Do đó, sẽ cực kỳ hữu ích nếu người thực hiện ST áp dụng các mô hình định lượng cấp cao (mô hình dự báo dòng tiền, mô hình hồi quy, mô hình phân tích kinh tế vĩ mô,...) vào quy trình ST, qua đó khắc phục bớt những nhược điểm vốn có. Ví dụ như một trong những giới hạn của kỹ thuật ST là không tính đến xác xuất xảy ra các sự kiện bất thường. Để khắc phục được nhược điểm này, các kỹ thuật khác ví dụ như mô hình VaR (Value at Risk), ... có thể được sử dụng để hỗ trợ khi thực hiện ST. Trường Đại họ Kinh tế Đại học Huế 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt [1] Dương Quốc Anh và nhóm tác giả (2012), “Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của tổ chức tín dụng trước các cú sốc trên thị trường tài chính (Stress Testing)”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Cơ quan thanh tra - giám sát ngân hàng. [2] Phạm Thị Hoàng Anh (2015), Giới thiệu chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống cho hệ thống ngân hàng thương mại, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 156. [3] Bùi Đình Phương Dung (2012), “Ứng dụng Basel III trong quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [4] Trần Ngọc Trà Mi (2014), Kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các NHTM Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. [5] Kenichi Ohno, Nguyễn Thị Minh Huệ, Tống Quang Huy và Trần Thị Thanh Tú (2012), “Đánh giá khu vực tài chính Việt Nam – Sự cần thiết và điều kiện thực hiện”, Thảo luận Chính sách của Diễn đàn Phát triển Việt Nam. [6] Trương Vĩnh Phát (2009), Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Quốc tế Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Kinh tế. [7] Nguyễn Hữu Phước (2011), “Mô hình đánh giá mức độ căng thẳng tài chính hệ thống ngân hàng Việt Nam (Stress Test) áp dụng phương pháp VAR”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. [8] Phùng Đức Quyền (2013), Kiểm tra độ ổn định các NHTM lớn ở Việt Nam, Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, Trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN. [9] Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thu Trang (2013), “Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, Số 13, Trang 10-16. Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế 64 [10] Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê. [11] Phạm Đỗ Nhật Vinh (2012), “Vài nét về kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng và một số gợi ý đối với Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng. Tiếng Anh [1] Basel Commitee on Banking Supervision (2009), “Principles for Sound Stress Testing Practices and Supervision”, Bank for International Settlements. [2] Berkowitz, J. (1999), “A Coherent Framework for Stess-Testing”, Journal of Risk 1999, Vol. 2, No. 2, s. pp. 1-11. [3] Bunn, P., Cunningham, A., and Drehmann, M. (2005), “Stress testing as a tool for assessing systemic risk”, Financial Stability Review, Bank of England, June 2005. [4] Čihák Martin. (2004), “Stress Testing: A review of key concepts”, Research and Policy Note No. 2/2004 (Prague: Czech National Bank). [5] Čihák Martin (2007), “Introduction to Applied Stress Testing”, IMF Working Paper WP/07/59. [6] Jones, M.T., Hilbers, P., and Slack, G. (2004), “Stress Testing Financial Systems: What to Do When the Governor Calls”; IMF Working Paper WP/04/127, International Monetary Fund, July 2004. [7] Oyama, T. (2007), “Plausibility of Stress Scenarios”, IMF – DNB 2nd Expert Forum on Advanced Techniques on Stress Testing : Applications for Supervisors, Amsterdam, 23-4 Octorber. [8] Sorge, M. (2004), “Stress Testing Financial Systems: An overview of Current Methodologies”, BIS working papers. [9] Subhaswadikul, M. (2010), “Stress-Testing: The Experience of Bank of Thailand”, Power Point Presentation at the 3rd SEACEN-Deutsche Bundesbank Intermediate Course on Banking. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 65 [10] Swinburne, M. (2007), “The IMF’s experience with macro stress-testing”, ECB High Level Conference on Simulating Financial Instability Frankfurt, July 12- 13, 2007. [11] Valla, N., Saes-Escorbiac, B. (2006), “Bank liquidity and financial stability”, Banque de France financial stability review, pp.89-104. Trang web [1] [2] va-rui-ro-thanh-khoan-tai-ngan-hang-quoc-te-can-tho-24251/ [3] https://www.vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=4218 [4] [5] https://www.vcbs.com.vn/ [6] Tài liệu khác [1] Công ty chứng khoán ngân hàng Ngoại thương - VCBS (2016), “Báo cáo ngành Ngân hàng 2016”. [2] Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 66 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ CUỐI NĂM 2015 ĐTV: Đồng Chỉ tiêu Năm nay Năm trước A. TÀI SẢN I. TIỀN MẶT, VÀNG BẠC, ĐÁ QUÝ 38.727.647.830 29.804.894.382 II. TIỀN GỬI TẠI NHNN 14.976.949.643 13.281.013 III. TIỀN, VÀNG GỬI TẠI CÁC TCTD KHÁC VÀ CHO VAY CÁC TCTD KHÁC 21.941.010.369 17.092.787.673 1. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác 21.941.010.369 17.092.787.673 2. Cho vay các TCTD khác 3. Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác (*) IV. CHỨNG KHOÁN KINH DOANH 1. Chứng khoán kinh doanh 2. Dự phòng giảm giá chứng khoản kinh doanh (*) V. CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ CÁC TÀI SẢN TÀI CHÍNH KHÁC VI. CHO VAY KHÁCH HÀNG 164.895.787.563 96.190.001.636 1. Cho vay khách hàng 166.141.851.449 96.916.878.072 2. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng -1.246.063.886 -726.876.436 VII. HOẠT ĐỘNG MUA NỢ 1. Mua nợ Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 67 Chỉ tiêu Năm nay Năm trước 2. Dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ VIII. CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ 1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư (*) IX. GÓP VỐN ĐẦU TƯ DÀI HẠN 1. Đầu tư vào công ty con 2. Vốn góp liên doanh 3. Đầu tư vào công ty liên kết 4. Đầu tư dài hạn khác 5. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) X. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.163.364.099 927.735.653 1. Tài sản cố định hữu hình 1.163.364.099 927.735.653 a. Nguyên giá TSCĐ 2.391.966.200 1.922.653.370 b. Hao mòn TSCĐ -1.228.602.101 -994.917.717 2. Tài sản cố định thuê tài chính a. Nguyên giá TSCĐ b. Hao mòn TSCĐ 3. Tài sản cố định vô hình a. Nguyên giá TSCĐ b. Hao mòn TSCĐ XI. BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ XII. TÀI SẢN CÓ KHÁC 571.568.656.674 487.399.426.465 1. Các khoản phải thu 1.180.000 10.645.234 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 68 Chỉ tiêu Năm nay Năm trước 2. Các khoản lãi, phí phải thu 897.290.661 824.074.196 3. Tài sản thuế TNDN hoãn lại 4. Tài sản Có khác 570.670.186.013 486.564.707.035 5. Thu chi hộ FCC 6. Các khoản dự phòng rủi ro cho tài sản Có Nội bảng TỔNG TÀI SẢN CÓ 813.273.416.178 631.428.126.822 B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU I. CÁC KHOẢN NỢ CHÍNH PHỦ VÀ NHNN II. TIỀN GỬI VÀ VAY CÁC TCTD KHÁC 1.565.915.028 3.888.560.057 1. Tiền gửi của các TCTD khác 1.565.915.028 3.888.560.057 2. Vay các TCTD khác III. TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG 793.736.019.423 610.835.053.326 IV. CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ CÁC KHOẢN NỢ TÀI CHÍNH KHÁC V. VỐN TÀI TRỢ, ỦY THÁC ĐẦU TƯ, CHO VAY TCTD CHỊU RỦI RO VI. PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ VII. CÁC KHOẢN NỢ KHÁC 13.255.897.524 9.580.328.035 1. Các khoản lãi, phí phải trả 11.340.629.042 6.924.107.968 2. Thuế TNDN hoãn lại phải trả 3. Các khoản phải trả và công nợ khác 1.915.268.482 2.656.220.067 4. Thu chi hộ FCC 5. Dự phòng rủi ro khác (Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn) TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 808.557.831.975 624.303.941.418 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 69 Chỉ tiêu Năm nay Năm trước VIII. VỐN VÀ CÁC QUỸ 4.715.584.203 7.124.185.404 1. Vốn của TCTD a. Vốn điều lệ b. Vốn đầu tư XDCB c. Thặng dư vốn cổ phần d. Cổ phiếu quỹ (*) e. Cổ phiếu ưu đãi g. Vốn khác 2. Quỹ của TCTD 3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 5. Lợi nhuận chưa phân phối/ Lỗ lũy kế 4.715.584.203 7.124.185.404 IX. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 813.273.416.178 631.428.126.822 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. Bảo lãnh vay vốn 2. Cam kết giao dịch hối đoái 3. Cam kết cho vay không hủy ngang 4. Cam kết trong nghiệp vụ L/C 29.063.854.281 10.832.273.100 5. Bảo lãnh khác 6. Các cam kết khác (Nguồn: Báo cáo tài chính PVcombank chi nhánh Huế) Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế 70 PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2014 – 2015 Chỉ tiêu 2015 2014 I. THU NHẬP LÃI THUẦN 8.195.729.718 10.240.946.102 1. Thu nhập lãi 61.849.898.017 62.509.386.488 - Thu lãi tiền gửi 1.144.226.856 128.702.839 - Thu lãi cho vay 9.071.366.249 6.183.138.887 - Thu lãi đầu tư chứng khoán - Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 5.819.000 - Thu lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ - Thu lãi khác 39.467.679 52.050.063 - Thu lãi mua bán vốn với HSC 51.589.018.233 56.145.494.699 2. Chi phí lãi 53.654.168.299 52.268.440.386 - Trả lãi tiền gửi 44.167.501.234 46.214.022.571 - Trả lãi tiền vay - Trả lãi phát hành giấy tờ có giá - Chi lãi khác 993.898.698 21.333 - Chi lãi mua bán vốn với HSC 8.492.768.367 6.054.396.482 II. LÃI (LỖ) THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ 580.266.089 10.541.953 1. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 615.896.018 83.347.859 - Thu từ dịch vụ thanh toán 545.454.083 57.554.763 + Thu phí chuyển tiền 44.595.414 27.015.917 + Thu phí chuyển tiền nước ngoài 10.818.304 1.698.000 + Thu phí TTQT 261.139.602 14.016.291 + Thu phí dịch vụ thẻ - Thu từ dịch vụ thu, chi hộ 14.463.143 13.913.318 + Thu phí hoa hồng W-U 14.463.143 13.913.318 - Thu dịch vụ ngân quỹ 8.131.061 3.743.491 + Thu phí nộp rút ngoại tệ 2.154.379 1.166.913 - Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh - Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý - Thu từ dịch vụ tư vấn - Thu từ dịch vụ khác 47.847.731 8.136.287 + Thu phí giữ hộ tài sản + Thu lãi dịch vụ với HSC 2. Chi phí hoạt động dịch vụ 35.669.929 72.805.906 Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế 71 Chỉ tiêu 2015 2014 - Chi về dịch vụ thanh toán 34.006.929 34.162.929 - Chi về nghiệp vụ ngân quỹ 1.663.000 3.404.755 - Chi nghiệp vụ ủy thác và đại lý - Chi phí hoa hồng môi giới - Chi khác 35.238.222 + Chi lãi dịch vụ với HSC III. LÃI (LỖ) THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI 1.032.724.157 119.009.045 IV. LÃI (LỖ) THUẦN TỪ MUA BÁN CHỨNG KHOÁN KINH DOANH V. LÃI (LỖ) THUẦN TỪ MUA BÁN CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VI. LÃI (LỖ) THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC -3.653.466 36.062.844 1. Thu nhập từ hoạt động khác 15.962.381 36.210.017 - Thu hoàn nhập dự phòng khoản đã trích 25.081.103 - Thu các khoản nợ gốc đã xử lý - Thu các khoản nợ lãi đã xử lý - Thu từ thanh lý TSCĐ, CCDC 10.000.000 - Thu nhập bất thường khác - Thu khác 5.962.381 11.128.914 2. Chi phí hoạt động khác 19.615.847 147.173 - Chi về thanh lý TSCĐ, CCDC 16.496.070 - Chi khác 3.119.777 147.173 VII. THU NHẬP TỪ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN VIII. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 4.570.254.845 2.631.116.532 1. Chi nộp thuế, phí, lệ phí 9.932.182 5.345.000 2. Chi phí cho nhân viên 51.000.000 - Lương và phụ cấp - Nộp BHXH - Nộp BHYT - Khác 51.000.000 3. Chi về tài sản 2.723.838.460 1.357.002.931 - Chi thuê tài sản 1.232.838.854 709.541.362 - Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản 689.135.818 124.963.347 - Chi phí khấu hao cơ bản TSCĐ 286.041.517 182.487.618 - Chi mua sắm CCLĐ 503.992.171 325.851.904 - Chi bảo hiểm tài sản 11.830.100 14.158.700 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 72 Chỉ tiêu 2015 2014 4. Chi hoạt động quản lý và công cụ 1.785.484.203 1.268.768.601 - Chi về vật liệu, giấy từ in 226.599.265 170.102.991 - Chi công tác phí 53.040.181 50.268.638 - Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ 152.257.514 39.963.453 - Chi bưu phí, điện thoại 187.228.608 149.190.809 - Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền quảng cáo 22.727.273 102.384.306 - Chi điện, nước, vệ sinh cơ quan 161.100.992 125.564.235 - Chi lễ tân, khánh tiết, tiếp khác, giao tế 622.506.301 390.770.168 - Các khoản chi khác 360.024.069 240.524.001 5. Chi nộp bảo hiểm, BTTG của khách hàng 6. Chi dự phòng giảm giá khác IX. LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC CHI PHÍ DỰ PHÒNG 5.234.771.653 7.775.443.412 X. CHI PHÍ DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG 519.187.450 651.258.008 XI. TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 4.715.584.203 7.124.185.404 XII. CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2. Chi phí thuế TNDN hoãn lại XIII. LỢI NHUẬN SAU THUẾ 4.715.584.203 7.124.185.404 (Nguồn: Báo cáo tài chính PVcombank Chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 73 PHỤ LỤC 3: BẢNG TỔNG HỢP PHÂN LOẠI TÀI SẢN CÓ TÍNH LỎNG VÀ TÀI SẢN NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ CUỐI NĂM 2015 ĐVT: Đồng STT Chỉ tiêu PVcomBank (A) TỔNG TÀI SẢN 813.273.416.178 (1) Tiền mặt và tín phiếu kho bạc 38.727.647.830 (1.1) - Tiền mặt, vàng, bạc, đá quý 38.727.647.830 (1.2) - Tín phiếu kho bạc 0 (2) Trái phiếu chính phủ dài hạn 0 (2.1) - Trái phiếu chính phủ sẵn sàng bán 0 (2.2) - Trái phiếu chính phủ giữ đến ngày đáo hạn 0 (3) Tiền gửi tại NHNN 14.976.949.643 (3.1) - Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND tại NHNN - (3.2) - Tiền gửi không kỳ hạn bằng USD tại NHNN - (4) Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác 21.941.010.369 (4.1) - Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND 21.941.010.369 (4.2) - Tiền gửi không kỳ hạn bằng USD 0 (B) TỔNG NỢ (5) Tiền gửi không kỳ hạn của TCTD khác 1.565.915.028 (5.1) - Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của TCTD khác 1.096.140.520 (5.2) - Tiền gửi không kỳ hạn bằng USD của TCTD khác 469.774.508 (6) Tiền gửi của khách hàng 793.736.019.422 (6.1) - Tiền gửi không kỳ hạn 4.920.173.120 (6.1.1) + Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 4.711.634.095 (6.1.2) + Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ của khách hàng 208.539.025 (6.2) - Tiền gửi có kỳ hạn 788.815.846.302 (6.2.1) + Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND của khách hàng 774.314.961.589 (6.2.2) + Tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ của khách hàng 14.500.884.713 (C) Tổng tài sản "Có" thanh toán ngay (Tài sản có tính lỏng) 74.079.692.814 (D) Tài sản kém thanh khoản 739.193.723.364 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2016) Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 74 PHỤ LỤC 4: SỐ DƯ CÁC TÀI SẢN VÀ DÒNG TIỀN CỦA PVCOMBANK CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG 5 NGÀY XẢY RA CĂNG THẲNG THANH KHOẢN ĐVT: Đồng STT Ngày PVcomBank 1 (1) Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 4.381.819.708 (2) Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 198.112.074 (3) Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 751.085.512.741 (4) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 14.355.875.865 (5) Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ nhất) 23.714.699.033 (6) Tài sản có thanh khoản (sau ngày thứ nhất) 3.703.984.641 (7) Tài sản kém thanh khoản (sau này thứ nhất) 731.801.786.130 (8) Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ nhất) 77.767.645.407 (9) Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 54.052.946.374 (10) Thanh khoản? (1 = Có, 0 = Không) 1 2 (1) Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 4.075.092.329 (2) Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 188.206.470 (3) Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 728.552.947.359 (4) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 14.212.317.107 (5) Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ hai) 22.992.757.124 (6) Tài sản có thanh khoản (sau ngày thứ hai) 185.199.232 (7) Tài sản kém thanh khoản (sau này thứ hai) 724.483.768.269 (8) Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ hai) 10.836.803.270 (9) Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 41.896.992.520 (10) Thanh khoản? (1 = Có, 0 = Không) 1 3 (1) Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 3.789.835.866 (2) Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 178.796.147 (3) Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 706.696.358.938 (4) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 14.070.193.936 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 75 (5) Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ ba) 22.293.378.378 (6) Tài sản có thanh khoản (sau ngày thứ ba) 9.259.962 (7) Tài sản kém thanh khoản (sau này thứ ba) 717.238.930.586 (8) Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ ba) 7.420.776.953 (9) Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 27.024.391.095 (10) Thanh khoản? (1 = Có, 0 = Không) 1 4 (1) Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 3.524.547.355 (2) Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 169.856.339 (3) Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 685.495.468.170 (4) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 13.929.491.996 (5) Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ tư) 21.615.821.025 (6) Tài sản có thanh khoản (sau ngày thứ tư) 462.998 (7) Tài sản kém thanh khoản (sau này thứ tư) 710.066.541.281 (8) Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ tư) 7.181.186.269 (9) Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 12.589.756.339 (10) Thanh khoản? (1 = Có, 0 = Không) 1 5 (1) Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 3.277.829.040 (2) Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 161.363.522 (3) Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 664.930.604.125 (4) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 13.790.197.076 (5) Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ năm) 20.959.370.097 (6) Tài sản có thanh khoản (sau ngày thứ năm) 23.150 (7) Tài sản kém thanh khoản (sau này thứ năm) 702.965.875.868 (8) Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ năm) 7.101.105.261 (9) Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền -1.268.508.497 (10) Thanh khoản? (1 = Có, 0 = Không) 0 (Nguồn: Tính toán của tác giả, 2016) Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfduc_5474.pdf
Luận văn liên quan