+ Chính quyền địa phương phải thường xuyên cũng cố đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN,
tổ chức tập huấn các kiến thức cơ bản về định hướng phát triển của địa phương.
+ Đề nghị HĐND, UBND các cấp tiếp tục trích một phần tiết kiệm chi thường xuyên NSĐP
chuyển sang NHCSXH để lập quỹ cho vay XĐGN theo Nghị Định 78/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 của Chính Phủ về “Tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.
+ Tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển, tìm đầu ra ổn định cho các sản
phẩm ngành nghề.
2.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI PGD NHCSXH PHONG ĐIỀN
- Cần phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền các chủ trương,
chính sách của chính phủ cũng như Đảng và Nhà Nước về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trong
công tác XĐGN.
- Cần tinh giảm hơn nữa đối với những hồ sơ, thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện cho hộ
nghèo vay vốn một cách đơn giản nhất, hạn chế tối đa việc đi lại của hộ vay cũng như cán bộ tín
dụng.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y với quy mô này chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,67%.
Với quy mô vốn này phù hợp với sản xuất nhỏ và phát triển chăn nuôi hộ gia đình là
chủ yếu. Đối với quy mô vốn vay trên 30 triệu đồng thì xã Phong Hòa có tỷ lệ cao
nhất, đây là xã mà số hộ nghèo điều tra có con đang theo học tại các trường cao đẳng
và đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất, do đó mức vốn vay chung của hộ nghèo có quy mô
trên 30 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao (chiếm 30%). Đối với 2 xã còn lại số hộ có quy mô
vay này có tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là những hộ vay với mục đích mua tư liệu sản xuất và
cũng có một phần là do vay để con đi học. Với mức vốn vay dưới 10 triệu thì cả 3 xã
chỉ có 14 hộ vay chiếm 15,56%, chủ yếu là nhũng hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở
tạm bợ nên được vay chương trình nhà ở (DWF) được chính phủ ban hành từ năm
2009 trở lại đây, với lãi suất rất thấp chỉ 0,25%/tháng và thời hạn trả nợ tương đối dài
(thường là trên 60 tháng).
Bảng 9: PHÂN TỔ CÁC HỘ VAY VỐN TỪ PGD NHCSXH PHONG ĐIỀN THEO
QUY MÔ VỐN VAY
Phân theo mức vốn
vay
(1000đ)
Tổng số
Phân theo các xã
Phong Thu Phong Hòa Phong Bình
Số
hộ
%
Số
hộ
%
Số
hộ
%
Số
hộ
%
Tổng 90
100,0
0 30
100,0
0 30
100,0
0 30
100,0
0
<10.000 14 15,56 5 16,67 3 10,00 6 20,00
10.000-20.000 43 47,78 14 46,67 12 40,00 17 56,67
>20.000-30.000 17 18,89 6 20,00 6 20,00 5 16,67
>30.000 16 17,78 5 16,67 9 30,00 2 6,67
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
Những năm gần đây, các mô hình trang trại V-A-C-R (vườn, ao, chuồng, rừng)
đang phổ biến trên địa bàn huyện, đặc biệt là những vùng kinh tế mới như Phong Thu,
Phong Mỹ Do vậy, đã xuất hiện những hộ nghèo có mức vay lớn hơn so với trước
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 52
đây. Nhìn chung, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo trên địa bàn huyện Phong Điền là rất
lớn, và liên tục tăng trong những năm qua.
2.3.3. Mục đích vay vốn của hộ nghèo
Sự phát triển của đất nước nói chung và nông thôn nói riêng không chỉ phải nâng
cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác mà còn phải nâng
cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là đối với những hộ nghèo sống ở vùng nông
thôn. Với mục đích giúp cho hộ nghèo thoát khỏi sự nghèo đói, tham gia vào sản xuất,
tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn và
hoàn thành tốt công tác XĐGN. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản vẫn là vốn đầu tư cho các hộ
nghèo sản xuất. Qua quá trình điều tra thực tế tại 3 xã Phong Bình, Phong Hòa, Phong
Thu thuộc huyện Phong Điền nhận thấy mục đích vay vốn của hộ nghèo trong khế ước
đa số được đăng ký với mục đích rất rõ ràng như: phát triển trồng trọt, chăn nuôi đại
gia hay phát triển ngành nghề Cụ thể, mục đích vay vốn của hộ nghèo như thế nào
đã được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Qua số liệu ở bảng 10, ta thấy bình quân mỗi hộ vay 20,8 triệu đồng, trong 3 xã
thì xã Phong Hòa có tổng vốn vay có giá trị đạt lớn nhất bình quân là 24,98 triệu đồng
trên hộ, nguyên nhân là vì số hộ có con theo học tại các trường cao đẳng và đại học
chiếm tỷ lệ cao nhất so với 2 xã còn lại nên nhu cầu vay vốn để con theo học chiếm tỷ
lệ lớn. Hơn nữa, trong những năm trở lại chính quyền các cấp đã quan tâm đầu tư và
phát triển các làng nghề truyền thống, đặc biệt là làng nghề truyền thống mọc mỹ nghệ
Mỹ Xuyên nên nhiều hộ có nhu cầu vay để tiếp tục phát triển nhằm tạo công ăn việc
làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập gia đình. Nhìn chung mục đích vay vốn của hộ
nghèo phục vụ cho mục đích khác bao gồm như vay chương trình HS_SV, trả nợ, tiêu
dùng hay chữa bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất. Qua đó, ta thấy được hiện nay những hộ
nghèo đã quan tâm và coi trọng chuyện học hành của con cái nên số hộ có con học cao
đẳng hay đại học ngày càng tăng lên. Cụ thể, xã Phong Thu có 21 hộ vay với mục đích
khác chiếm 38,73% và bình quân mỗi hộ đạt 10.6 triệu đồng, xã Phong Hòa có 15 hộ
vay chiếm 39,28%, xã Phong Bình có 16 hộ vay với mục đích khác chiếm 39,95%.
Đại
họ
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 53
Đối với mục đích vay chăn nuôi thì xã Phong Thu có số hộ vay lớn nhất có 17 hộ
với tổng vốn là 243 triệu đồng chiếm 42,39% và bình quân/hộ đạt 14,3 triệu đồng, 2 xã
còn lại đều có 12 hộ vay nhưng bình quân mỗi hộ đối với xã Phong Hòa đạt 20,42
triệu/hộ, xã Phong Bình đạt 12,58 triệu/hộ. Sỡ dĩ có thực tế như vậy là bởi ở Phong
Thu hầu hết thời gian đều dành cho trồng trọt và chăn nuôi không có công việc nào
khác như nghề truyền thống như các xã khác, đối với 2 xã còn lại thì ở mỗi xã đều có
những làng nghề truyền thống nên bà con có thể tham gia vào ngành nghề này để làm
nhằm tạo thu nhập nên chăn nuôi chỉ mang tính chất tận dụng. Ngược lại với mục đích
vay vốn để phát triển ngành nghề thì ở 2 xã Phong Hòa và Phong Bình có số hộ vay
cũng tương đối đông, còn xã Phong Thu có rất ít thậm chí là không có. Cụ thể, Phong
Hòa có 13 hộ vay với bình quân mỗi hộ đạt 16,15 triệu đồng chủ yếu nhằm phát triển
làng nghề mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, Phong Bình có 14 hộ vay và bình quân mỗi hộ đạt
13,76 triệu đồng nhằm phát triển nghề lưới truyền thống của làng Vân Trình.
Qua số liệu ta thấy mặc dù tổng số hộ điều tra chỉ có 90 hộ và mỗi xã có 30 hộ,
nhưng theo số liệu thống kê về mục đích vay vốn của hộ ghi trong hợp đồng tín dụng
thì số hộ vay với các mục đích trên có con số lớn hơn. Lý giãi cho điều này là thực tế
mỗi hộ vay có thể vay nhiều khế ước với các mục đích khác nhau, chẳng hạn vừa vay
để chăn nuôi vừa vay để con đi học hoặc vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường nên với các mục đích trên có thể có nhiều hộ vay nhưng thực tế mỗi xã chỉ
điều tra 30 hộ vay.
Tóm lại, qua bảng số liệu ta thấy hộ vay ngoài mục đích để con cái đi học thì mục
đích vay để chăn nuôi và phát triển ngành nghề là phổ biến, ít hộ vay cho trồng trọt.
Bởi nếu ghi trong khế ước là mục đích trồng trọt thì chỉ vay với mức vốn thấp và vay
khó khăn hơn bởi hoạt động trồng trọt thường có mức đầu tư vốn tương đối thấp và
chia làm nhiều lần nên hộ có thể tự túc vốn được, hơn nữa trồng trọt thường mang lại
lợi nhuận thấp nên khi thẩm định cho vay sẽ khó khăn hơn. Trừ một số hộ ở Phong
Thu vay để phát triển các dự án trồng cây lâm nghiệp. Đa số các hộ ghi trong khế ước
là với mục đích chăn nuôi hoặc ngành nghề để việc xin vay được dễ dàng, nhưng thực
tế với số tiền vay được các hộ đã làm gì và kết quả ra sao thì cán bộ tín dụng khó có
Đại
học
Kin
h tế
Huế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 54
thể kiểm soát được. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn và khả
năng chi trả vốn vay của các hộ nghèo.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 55
Bảng 10: MỤC ĐÍCH VAY VỐN CỦA HỘ NGHÈO
Xã
Chỉ tiêu
Phong Thu Phong Hòa Phong Bình
Tổng
giá trị
(Tr.đ)
BQC
(Tr.đ)
Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
vay
(Hộ)
BQ/hộ
(Tr.đ)
Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
vay
(Hộ)
BQ/hộ
(Tr.đ)
Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
vay
(Hộ)
BQ/hộ
(Tr.đ)
Trồng trọt 88,25 15,39 11 8,02 0 0 0 - 20 3,628 2 10 108,3 8,33
Chăn nuôi 243 42,39 17 14,3 245 32,7 12 20,42 151 27,39 12 12,58 639 15,6
Ngành nghề 20 3,48 2 10 210 28,03 13 16,15 160 29,03 14 11,43 390 13,4
Khác 222 38,73 21 10,6 294,3 39,28 15 19,62 220,2 39,95 16 13,76 736,5 14,2
Tổng 573,3 100 30 19,1 749,3 100 30 24,98 551,2 100 30 18,37 1874 20,8
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ vay năm 2011)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 56
2.3.4. Thực trạng sử dụng vốn vay của hộ nghèo
Qua điều tra thực tế 3 xã trên địa bàn huyện, nhận thấy trong số 90 hộ điều tra
nhìn chung các hộ nghèo vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích. Thực tế để có thể đánh
giá một cách chính xác về việc người vay vốn có sử dụng vốn đúng mục đích như
trong khế ước hay không là một vấn đề rất phức tạp. Bởi lẽ, hầu hết các hộ vay không
sử dụng 100% số vốn vay để sử dụng cho một mục đích nhất định mà chia nhỏ nguồn
vốn để đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau. Do vậy, để thuận tiện cho việc phân loại và
đánh giá mục đích sử dụng vốn thực tế so với mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng,
tôi đã mạnh dạn quy định: nếu hộ sử dụng trên 50% số vốn vay vào mục đích như đã
ghi trong hợp đồng tín dụng khi xin vay thì được coi là sử dụng vốn đúng mục đích,
ngược lại thì được coi là sử dụng vốn sai mục đích.
Qua bảng số liệu 11, thực tế vốn vay được sử dụng vào mục đích khác chiếm tỷ
lệ lớn so với đăng ký trong khế ước. Bình quân mỗi hộ sử dụng 14,5 triệu đồng cho
mục đích khác. Như vậy, ngoài mục đích vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, hộ
còn vay cho mục đích khác như tiêu dùng, trả nợ, chữa bệnh và đặc biệt là chi phí ăn
học cho con cái với số tiền vay rất lớn. Qua điều tra thực tế thấy được 100% số vốn
vay với mục đích chi trả chi phí học tập cho con cái thì các hộ sử dụng đúng mục đích
đăng ký trong khế ước xin vay. Bởi vốn vay chỉ mới đủ trang trải một phần chi phí học
tập, phần còn lại như chi phí sinh hoạt, ăn uống thì hộ tự huy động nguồn lực trong gia
đình hoặc vay mượn thêm để chi trả.
Đại
học
Kin
h tế
Huế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 57
Bảng 11: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NHÓM HỘ NGHIÊN CỨU
Xã
Chỉ tiêu
Phong Thu Phong Hòa Phong Bình
Tổng giá
trị
(Tr.đ)
BQ
C
(Tr.
đ)
Giá
trị
(Tr.đ
)
Tỷ
lệ
(%)
Số hộ
vay
(Hộ)
BQ/h
ộ
(Tr.đ
)
Giá
trị
(Tr.đ
)
Tỷ
lệ
(%)
Số hộ
vay
(Hộ)
BQ/h
ộ
(Tr.đ
)
Giá
trị
(Tr.đ
)
Tỷ
lệ
(%)
Số hộ
vay
(Hộ)
BQ/h
ộ
(Tr.đ
)
Trồng trọt 110,3
19,2
6 18 6,14 0 0 0 14
2,56
8 4 3,5 124,45
5,65
7
Chăn nuôi 159,5
27,8
1 20 7,97 147
19,6
2 11
13,3
6
144,
5
26,5
0 14
10,3
2 451
10,0
2
Ngành nghề 0 0 0 262
34,9
7 12
21,8
3 204
37,4
2 12 17 466
19,4
2
Khác 303,5
52,9
3 18
16,8
6
340,
3
45,4
2 23 14,8
182,
7
33,5
1 16
11,4
2 826,5 14,5
Tổng 573,3 100 30
19,1
2
749,
3 100 30
24,9
8
545,
2 100 30
18,1
7 1868
20,7
6
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 58
-Đúng mục
đích
428,6
5
74,7
5 20
14,2
7
651,
3
86,9
2 23
21,7
1
501,
7
92,0
2 26
16,7
2 1581,7
17,5
8
-Sai mục
đích 144,8
25,2
5 10 4,83 98
13,0
8 7 3,27 43,5 7,98 4 1,45 286,3 3,18
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 59
Bên cạnh đó, số vốn vay được sử dụng vào mục đích ngành nghề-dịch vụ cũng
chiếm giá trị lớn, bình quân mỗi hộ sử dụng 19,42 triệu đồng cho mục đích phát triển
ngành nghề. Ta thấy số tiền vay ngành nghề ghi trong khế ước là 390 triệu đồng và
bình quân mỗi hộ chỉ là 13.4 triệu đồng, nhưng thực tế các hộ đã sử dụng lớn hơn số
tiền mình đã cam kết. Trong 29 hộ xin vay với mục đích ngành nghề thì có 24 hộ đã sử
dụng vốn đúng mục đích, điều này cũng dễ hiểu bởi đối với hộ nghèo thì với số tiền
vay này với họ là cả một gia tài nên trước khi vay họ đã có sự tính toán kỹ lưỡng thu,
chi cũng như lợi nhuận như thế nào để làm sao cuối cùng chi trả được cả gốc lẫn lãi.
Ngoài 2 mục đích nêu trên thì với mục đích vay phục vụ chăn nuôi cũng có số hộ vay
sử dụng vốn vào mục đích này rất lớn, trong 90 hộ điều tra thì có đến 45 hộ có sử dụng
vốn vay vào mục đích này. Bình quân mỗi hộ sử dụng 10,02 triệu đồng. Sở dĩ số hộ sử
dụng vốn vay cho chăn nuôi nhiều là vì đây là hướng đầu tư lâu dài, sản phẩm chăn
nuôi luôn có thị trường tiêu thụ và thường mang lại lợi nhuận tương đối cao. Tuy
nhiên, với mục đích này thì đa số các hộ vay không sử dụng hết số vốn vay như đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng mà chỉ sử dụng một phần, phần còn lại được sử dụng
vào các mục đích khác như tiêu dùng, trả nợ Nguyên nhân là vì khi đi vay với mục
đích vay chăn nuôi thì việc xin vay sẽ được đáp ứng dễ dàng hơn và có thể vay với số
tiền lớn hơn nên đa số các hộ vay đều ghi trong khế ước là phát triển chăn nuôi.
Cuối cùng là nguồn vốn đầu tư vào trồng trọt, đây là lĩnh vực mà có số vốn vay
đầu tư vào ít nhất và số hộ xin vay cũng ít nhất chỉ đạt 5,66 triệu đồng. Nguyên nhân là
do trừ xã Phong Thu thì diện tích đất nông nghiệp bình quân trên khẩu trong gia đình
rất thấp nên diện tích gieo trồng ít, hơn nữa ở đây chỉ trồng lúa, lạc, sắn hay khoai đều
cho lợi nhuận thấp mặc dù hộ đã có sự đầu tư vốn vào lĩnh vực này.
Qua hai bảng số liệu 10 và 11, ta thấy số hộ sử dụng vốn đúng mục đích đạt 69
hộ chiếm 76,67% và bình quân mỗi hộ sử dụng 17,58 triệu đồng. Qua đó ta thấy số hộ
nghèo sử dụng vốn sai mục đích trên địa bàn chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, đây là một dấu
hiệu tốt cho thấy cán bộ tín dụng đã thực sự sâu sát thực tế trong vấn đề thẩm định vốn
vay cũng như giám sát nguồn vốn khá chặt chẽ. Đồng vốn đến tay người nghèo ngày
càng phát huy được hiệu quả và người nghèo ngày càng có cái nhìn đúng đắn hơn về
nguồn vốn tín dụng ưu đãi này. Bên cạnh đó, các đoàn thể ban ngành, chính quyền địa
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 60
phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong công tác quản lý cho vay và
sử dụng vốn vay tại địa phương mình, hiểu đúng và hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của bà
con khi vay vốn.
2.3.5. Tình hình hoàn trả vốn vay của hộ nghèo
Khách hàng hoàn trả vốn vay đúng thời hạn phản áng sự thành công trong hoạt
động tín dụng của ngân hàng. Khi vốn vay được hoàn trả đúng hạn sẽ giúp ngân hàng
nhanh quay vòng vốn tái đầu tư của mình, đồng thời giúp các hộ vay có thể tiếp tục
vay vốn để mở rộng sản xuất. Qua điều tra thực tế các hộ vay ở 3 xã thấy rằng đa số hộ
nghèo vay vốn đều ý thức được việc vay, trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân
hàng. Song vẫn còn một bộ phận hộ nghèo vay vốn không phân biệt được vốn tín dụng
ngân hàng với vốn cứu trợ từ ngân sách Nhà Nước, nên thường có thái độ chây lỳ
trong việc hoàn trả vốn vay.
Trong những năm trở lại đây, việc thu lãi và gốc của PGD NHCSXH Phong Điền
được thực hiện thông qua các tổ chức CT-XH nhận ủy thác bởi các tổ TK&VV, ngoài
ra cán bộ tín dụng thường xuyên xuống tận địa bàn để nhắc nhở từng hộ trả lãi, trả gốc
đúng thời hạn. Để hiểu rõ hơn về tình hình cụ thể ta cùng phân tích bảng 12 sau:
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 61
Bảng 12: TÌNH HÌNH HOÀN TRẢ VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN
Xã
Chỉ tiêu
ĐVT
Phong Thu Phong Hòa Phong Bình Tổng số
SL % SL % SL % SL %
1. Tổng dư nợ Trđ 573,45 100,00 749,3 100,00 551,2 100,00 1873,95 100.,00
2. Nợ đã trả Trđ 96,5 16,83 158 21,09 137,2 24,89 391,7 20,90
3. Nợ trong hạn Trđ 380,45 66,34 546,3 72,91 333,3 60,47 1260,05 67,24
4. Nợ quá hạn Trđ 96,5 16,83 45 6,01 80,7 14,64 222,2 11,86
5. Số hộ nợ quá hạn Hộ 12 - 3 - 12 - 27 -
6. Tỷ lệ nợ quá hạn % 40,00 - 10,00 - 40,00 - 30,00 -
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 62
Qua bảng số liệu ta thấy với 90 hộ được điều tra tại 3 xã Phong Bình, Phong Hòa, Phong
Thu thì thấy tổng dư nợ 1.873,95 triệu đồng, trong đó nơ đã trả đạt 391,7 triệu đồng chiếm 20,9%
tổng dư nợ, nợ trong hạn còn 1.260,05 triệu đồng (chiếm 67,24%), nợ quá hạn là 222,2 triệu đồng
(chiếm 11,86%) và có đến 27/90 hộ nợ quá hạn chiếm đến 30%. Cụ thể với từng xã điều tra như
sau: Phong Thu có dư nợ là 573,45 triệu đồng với nợ đã trả và nợ quá hạn đều đạt 96,5 triệu đồng
chiếm 16,83% và số hộ quá hạn lên đến 12 hộ, xã Phong Bình thì dư nợ đạt 551,2 triệu đồng,
trong đó nợ đã trả chiếm 24,89%, nợ quá hạn chiếm 16,64% tổng dư nợ và số hộ nợ quá hạn là 12
hộ chiếm 40%. Đây là hai xã mà hộ nghèo có nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao, nguyên nhân là đối với
một số hộ khi vay vốn với thời hạn vay ngắn từ 12-24 tháng để phát triển ngành nghề như mua xe
công nông, máy cày, mua tư liệu phát triển ngành nghề truyền thống vẫn chưa thu hồi đủ vốn
nên chưa trả hết nợ cho ngân hàng hay thời gian trả nợ không đi liền với chu kỳ sản xuất. Mà theo
cách tính của ngân hàng thì mặc dù hộ có trả nợ nhưng chưa trả hết nợ trong hạn thì vẫn xếp vào
danh sách hộ nợ quá hạn nên tỷ lệ số hộ nợ quá hạn cao. Đối với xã Phong Hòa thì việc thu hồi
vốn được tiến hành khá tốt số hộ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ nhỏ, trong 30 hộ được điều tra chỉ có 3
hộ có nợ quá hạn với tổng số tiền là 45 triệu đồng chiếm 6,01% tổng dư nợ của hộ điều tra. Đây là
một dấu hiệu tốt trong công tác tín dụng của ngân hàng.
Qua phân tích tình hình trả nợ của nhóm hộ điều tra, nhận thấy đa số các hộ đã có ý thức trả
nợ gốc và lãi khi đến hạn. Đồng thời ngân hàng đã có những cố gắng trong công tác thu hồi nợ
trong những năm qua. Song tỷ lệ nợ quá hạn vẫn tồn tại là điều không thể tránh khỏi bởi ngoài
những nguyên nhân chủ quan thì luôn tồn tại những nguyên nhân khách quan mà con người
không lường trước được như thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ vay. Tuy
nhiên để có thể tồn tại và đứng vững lâu dài thì trong những năm tới cần có sự phối hợp chặt chẽ
hơn nữa giữa ngân hàng, các cấp chính quyền địa phương với các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn.
Để ngày càng nâng cao chất lượng của công tác cho vay của ngân hàng cũng như vấn đề sử dụng
vốn vay của hộ nghèo.
Đại
ọc
Ki
h tế
Huế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 63
2.3.6. Một số ý kiến của các hộ có vay vốn tại PGD NHCSXH Phong Điền
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tình hình vay vốn của hộ nghèo trên địa bàn huyện tôi đã thu
thập được những tâm tư nguyện vọng của những hộ nghèo vay vốn. Qua đó, nhằm đưa ra những
nhận xét khách quan về tình hình cho vay vốn hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện cũng như để
đáp ứng được những tâm tư nguyện vọng thiết thực của hộ nghèo vay vốn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất về lãi suất vay vốn hộ nghèo, trong 90 hộ được điều tra thì có đến 85 hộ cho rằng
với lãi suất như vậy là thấp, nó thực sự là một lãi suất ưu đãi đối với người nghèo. Với ý kiến này
là điều hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCSXH là rất thấp so với mặt
bằng chung của các hệ thống ngân hàng khác. NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
mà nhằm mang lại sự an sinh xã hội, góp phần vào công cuộc XĐGN. Với lãi suất cho vay hộ
nghèo như vậy chỉ có thể bù đắp phần nào chi phí hoạt động chứ không mang tính chất kinh
doanh như các hệ thống ngân hàng khác. Tuy nhiên, trên địa bàn 3 xã điều tra vẫn có 5 hộ cho
rằng lãi suất như vậy là bình thường, cụ thể có 3 hộ thuộc xã Phong Thu và 2 hộ thuộc xã Phong
Hòa. Đây là những hộ quá khó khăn, với lãi suất như vậy hộ vẫn không đủ khả năng trả cho ngân
hàng, và cũng một số hộ không muốn trả lãi cho ngân hàng nên có ý kiến như vậy. Qua đây, đòi
hỏi hệ thống NHCSXH Việt Nam cũng như Đảng và Nhà nước cần xem xét cụ thể tình hình
chung cũng như những hoàn cảnh đặc biệt để đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp và ưu
đãi hơn đối với những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Thứ hai về quy trình thủ tục cho vay, hiện nay thủ tục cho vay hộ nghèo thông qua các tổ
chức CT-XH bởi các tổ TK&VV là một chủ trương mới và thực sự đơn giản cho hộ nghèo vay
vốn. Tuy nhiên, trong 90 hộ được hỏi có đến 19 hộ (chiếm 21,11%) cho rằng thủ tục phức tạp, còn
nhiều phiền hà. Đa số người nghèo họ thường mang tâm lý e ngại đối với những thủ tục pháp lý,
bởi với trình độ còn hạn chế thì những việc liên quan đến những thủ tục giấy tờ đối với họ là điều
rất khó khăn. Do đó, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa những hoạt động tuyên truyền giúp cho
người nghèo thật sự hiểu và nhanh nhẹn đối với những quy trình thủ tục xin vay.
Đại
học
Kin
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 64
Bảng 13: Ý KIẾN CỦA 90 HỘ NGHÈO VAY VỐN ĐƯỢC ĐIỀU TRA
Chỉ tiêu
Tổng số Phong Thu Phong Hòa Phong Bình
Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ %
1. Số hộ vay vốn 90 100 30 100 30 100 30 100
2. Đánh giá về lãi suất - - - - - - - -
-Thấp 85 94,44 27 90,00 28 93,33 30 100,00
-Bình thường 5 5,56 3 10,00 2 6,67 0 0
3. Đánh giá thủ tục cho vay - - - - - - - -
-Phức tạp 19 21,11 9 30,00 7 23,33 3 10,00
-Đơn giản 71 78,89 21 70,00 23 76,67 27 90,00
4. Đánh giá về thời hạn vay - - - - - - - -
-Không thích hợp 8 8,89 4 13,33 1 3,33 3 10,00
-Thích hợp 60 66,67 26 86,67 20 66,67 14 46,67
-Bình thường 22 24,44 0 0 9 30,00 13 43,33
5. Nhận xét về CBTD - - - - - - - -
-Nhiệt tình 72 80,00 21 70,00 25 83,33 26 86,67
-Bình thường 18 20,00 9 30,00 5 16,67 4 13,33
6. Có nhu cầu vay tiếp - - - - - - - -
-Có 83 92,22 27 90,00 28 93,33 28 93,33
-Không 7 7,78 3 10,00 2 6,67 2 6,67
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
Thứ 3 là những đánh giá của hộ vay về thời hạn vay, trong 90 hộ vay vốn tại ngân hàng có 8
hộ vay cho rằng không thích hợp, 22 hộ cho là bình thường và 60 hộ là thích hợp. Tuy nhiên, dù
các hộ vay với các mục đích khác nhau nhưng đa số các hộ vay đều mong muốn được kéo dài thời
gian trả nợ để có thể thu hồi đủ vốn trả ngân hàng. Bởi vì các hộ nghèo khi vay được vốn thì họ
thường sử dụng vốn vào nhiều mục đích nên việc thu hồi vốn rất khó khăn và đòi hỏi cần có thời
gian. Do đó, trong thời gian tới, PGD NGCSXH Phong Điền cần chủ động hơn trong trong thời
hạn cho vay nhằm tạo tâm lý yên tâm cho hộ nghèo vay vốn.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 65
Thứ tư là những ý kiến của hộ vay về thái độ của CBTD, với 90 vay được phỏng vấn tại 3 xã
có 80% số hộ cho biết CBTD của ngân hàng rất nhiệt tình giúp đỡ bà con trong quá trình vay vốn
(72 hộ). Bên cạnh đó có 18 hộ cho rằng CBTD có thái độ bình thường, đối lúc có chút chưa thõa
đáng, thái độ còn gây gắt chưa thân thiện trong việc hướng dẫn làm hồ sơ Tuy đây là vấn đề
mang tính cá nhân, song mỗi CBTD cần ý thức được tính quan trọng của nó để có được sự tin
tưởng cũng như sự hài lòng của hộ nghèo vay vốn, bởi NHCSXH hoạt động không vì mục đích
lợi nhuận mà nhằm phục vụ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần vào công
cuộc XĐGN của đất nước.
Cuối cùng là nhu cầu vay vốn tiếp của hộ nghèo, khi được hỏi thì có 83/90 hộ mong muốn
được tiếp tục vay tiếp. Đây là một nhu cầu rất thiết thực, do đó trong thời gian tới PGD NHCSXH
huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cho vay hộ nghèo để hộ có vốn tiếp tục đầu tư vào sản xuất
và nhiều mục đích khác nhằm giúp cho các hộ nghèo nhanh chống thoát khỏi sự đói nghèo, có
điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
Đại
học
Kin
h tế
Huế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 66
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY VÀ
SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TẠI PGD
NHCSXH PHONG ĐIỀN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2012 và kế hoạch hoạt
động của NHCSXH Việt Nam, PGD NHCSXH huyện Phong Điền tiếp tục phát huy những kết
quả đạt được, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của NHCSXH tỉnh cũng như huyện ủy,
UBND huyện, chính quyền các cấp ở địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể. Bám sát các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao,
duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao chất lượng tín dụng, triển
khai các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, từng bước nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng. Tăng khả năng tài chính, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác trên toàn huyện. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đào
tạo nguồn nhân lực phù hợp, đãm bảo triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng theo Nghị
Quyết 78/2002/NĐCP của Chính Phủ. Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý,
đặc biệt là cơ chế huy động nguồn vốn, cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính. Đến năm 2012, các chi
phí quản lý ngành (trừ chi phí lãi suất huy động vốn), được thực hiện trên cơ sở nguồn thu lãi cho vay
và nguồn thu các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý đã xác định,
cũng cố và hoàn thiện phương thức uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ
TK&VV, Tổ giao dịch lưu động và Điểm giao dịch tại xã. Đặc biệt, PGD NHCSXH huyện có kế
hoạch trang bị đủ các phương tiện làm việc, nhất là hệ thống tin học, thay thế quy trình công nghệ thủ
công, năng suất lao động thấp để giải quyết những khó khăn về tổ chức mạng lưới, về nhân lực và
điều hành tác nghiệp của hệ thống. Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành gọn nhẹ, bỏ cầu cấp trung gian,
khuyến khích tính năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm từ cơ sở; cải tiến thủ tục và quy trình
nghiệp vụ đơn giản, dễ làm, tránh gây phiền hà cho khách hàng. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí,
tham ô, giảm chi phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng và ngân hàng.
Phấn đấu đến năm 2020, PGD NHCSXH Phong Điền có nguồn lực tài chính đủ mạnh, đa
dạng kênh tín dụng chính sách; có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn chính sách, phục vụ cho phát
Đại
học
Kin
h tế
Huế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 67
triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, góp phần phát triển thị trường tài chính ở nông thôn;
cung cấp tín dụng chính sách có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo, người có thu nhập
thấp, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người chưa có điều kiện tiếp cận với tín dụng thương mại để
giúp họ có điều kiện phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN
HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH PHONG ĐIỀN
Sự ra đời của NHCSXH Việt Nam nói chung (trước đây là NHPVNN) và PGD NHCSXH
Phong Điền nói riêng trong những năm trở lại đây đã góp phần vào công cuộc XĐGN của toàn
huyện, đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi đến tận người nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ. PGD NHCSXH huyện đã thực sự trở thành người bạn thân thiết và đáng tin cậy của người
nghèo trên địa. Tuy nhiên, thực tế vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết
kịp thời. Là một sinh viên trong chuyến thực tập cuối khóa tại ngân hàng, đã tìm hiểu thực tế tại
cơ quan tôi xin mạnh dạn đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay vốn hộ nghèo
tại PGD NHCSXH huyện như sau:
3.2.1. Giải pháp đối với các cấp chính quyền
- Trước hết huyện cần có các chính sách nâng cao trình độ dân trí, tăng khả năng tiếp cận với
khoa học công nghệ của người dân, đồng thời hướng dẫn bà con áp dụng các tiến bộ khoa học vào
sản xuất nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng cuộc sống cho hộ người dân địa phương,
đặc biệt là những hộ nghèo.
- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai, đồng thời đẩy mạnh việc hỗ trợ
khắc phục hậu quả của chúng gây ra cho người dân nhằm tạo tạo ra kết quả ổn định và tạo sự an
tâm cho các hộ sản xuất.
- Cần tiếp tục mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động của các chương trình 120, 135, chương
trình XĐGN
- Bên cạnh đó, Nhà nước và chính quyền địa phương cần có các chính sách bảo hộ sản phẩm
cho từng loại sản phẩm của hộ sản xuất trên cơ sở phát triển mạng lưới thương nghiệp và công
nghiệp chế biến, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Mặc khác cũng cần có các chính sách thu hút vốn
đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp như: cơ khí, sản xuất phân bón,
thuốc trừ sâu để góp phần giảm bớt chi phí trong sản xuất nông nghiệp.
3.2.2. Giải pháp đối với PGD NHCSXH Phong Điền
Đại
học
Kin
h tế
Hu
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 68
3.2.2.1. Hoàn thiện quy trình và thủ tục vay vốn
Để tạo điều kiện cho hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, ngân hàng cần phải đưa ra cách thức
giải ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và dự án sản xuất của hộ nghèo. Bên cạnh đó, ngân hàng
cũng nên tạo điều kiện cho hộ nghèo trả nợ bằng cách thức phù hợp với khả năng thu hồi vốn của
họ, tránh trường hợp cứng nhắc trong quy trình thu nợ, gây khó khăn cho hộ nghèo.
Mặc dù thực tế nhận thấy quy trình thủ tục vay vốn của PGD NGCSXH huyện như vậy là
tương đối đơn giản so với các ngân hàng khác, song vẫn còn nhiều bà con e ngại với những thủ
tục hành chính. Vì vậy, CBTD cần có sự tuyên truyền, hướng dẫn bà con một cách chu đáo những
thủ tục vay vốn. Để bà con thực sự hiểu sự cần thiết của khâu này, tránh cho bà con phải đi lại
nhiều lần.
3.2.2.2. Tăng cường công tác huy động và cho vay vốn hộ nghèo
Để thực hiện tốt công tác huy động và cho vay vốn, đảm bảo cung cấp vốn kịp thời cho
những hộ nghèo cần vốn, PGD NHCSXH huyện cần quan tâm đến một số giải pháp sau:
Công tác huy động vốn: Tổ chức tốt công tác huy động vốn trên địa bàn, đa dạng hóa các
hình thức huy động vốn, triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền quảng bá, chủ động khai thác
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, đơn vị trên địa bàn, tăng dần nguồn vốn tại địa
phương để chủ động mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Công tác cho vay vốn:
- Tổ chức điều tra, tìm hiểu thực tế nhu cầu và mục đích về vốn của khách hàng, tư vấn cho
họ các vấn đề liên quan đến việc vay vốn, trả lãi và nợ gốc. Tận tình giải đáp những thắc mác,
những điều chưa rõ cho hộ nghèo. Hướng dẫn hộ cách giao dịch với ngân hàng sao cho đơn giản,
tiện lợi nhất.
- Chủ động tiếp cận với khách hàng, khuyến khích hộ nghèo mạnh dạn vay vốn để mở rộng
quy mô sản xuất, chọn lọc những dự án khả thi để đầu tư.
- Tăng cường công tác kiểm tra để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất
tình trạng rủi ro và nợ quá hạn, nhanh chống tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo thông qua việc kiểm tra, thẩm định kỹ trước
khi cho vay.
Đại
ọc
Ki
h t
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 69
- Thời hạn vay là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức sản xuất của
hộ nghèo, do đó cần có những chính sách để kéo dài thời hạn cho vay để các hộ có thời gian cần
thiết để phục vụ cho các hoạt động sản xuất của mình có hiệu quả cao nhất.
- Thực hiện công tác giải ngân vốn cho vay hộ nghèo thông qua ủy thác từng phần với các tổ
chức CT-XH, có lịch giải ngân kịp thời với thời vụ sản xuất trên địa bàn.
- Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp của
các ngành và tổ chức đoàn thể nhằm triển khai đồng bộ công tác cho vay hộ nghèo với các giải
pháp khuyến nông cung ứng vật tư kỷ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, tạo điều kiện để hộ
nghèo sử dụng vốn có hiệu quả và vươn lên thoát khỏi nghèo đói, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi với việc sử dụng vốn tín dụng trên cơ sở cơ cấu lại nợ.
- Kiện toàn và mở rộng các tổ TK&VV, để các tổ này thực sự là cầu nối giữa PGD
NHCSXH huyện với các hộ nghèo vay vốn, tạo điều kiện để hộ tiếp cận dễ dàng với vốn tín dụng
ưu đãi nhằm phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động.
- Chủ động nắm chắc số liệu phân loại hộ nghèo theo các tiêu chí được ban hành, xác định
được nguyên nhân nghèo đói để từ đó có những giải pháp cụ thể cho hoạt động tín dụng của ngân
hàng cũng như công tác XĐGN tại địa phương.
3.2.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng trước, trong và sau khi cho
vay
Giải pháp này tạo tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng, giúp cho ngân hàng ngăn chặn kịp
thời việc sử dụng vốn lãng phí, sai mục đích của các hộ vay. Ngoài ra, giúp cho ngân hàng có thể
phát hiện ra những khuyết điểm, những sai phạm trong công tác cho vay để từ đó có những biện
pháp khắc phục thiết thực hơn. Do đó, ngân hàng cần phải:
- Nâng cao chất lượng tự kiểm tra của ngân hàng, tham mưu cho ban đại diện Hội đồng quản
trị NHCSXH huyện trong việc giám sát tình hình thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác để kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề bất cập và vướng mắc ở cơ sở.
- Để hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, cần tăng cưòng và tổ chức tốt công tác
kiểm tra, giám sát đối với các nghiệp vụ của ngân hàng. Đồng thời, tiến hành xử lý và khắc phục
những sai phạm kịp thời sau kiểm tra. Thường xuyên tổ chức công tác điều tra kiểm soát đối chiếu
dư nợ nhằm ngăn ngừa nợ quá hạn mới phát sinh để đảm bảo môi trường tín dụng lành mạnh.
Đại
học
Kin
h tế
Huế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 70
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác (cả trước, trong và sau khi cho vay), đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng và
phát huy hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
+ Trước khi cho vay: Cần nắm danh sách hộ nghèo tại đại phương, điều tra nắm bắt thông tin
về hộ nghèo, thẩm định các điều kiện vay vốn để từ đó lập thủ tục cho vay hoặc từ chối cho vay.
+ Trong khi cho vay: Giải ngân vốn vay, giám sát quá trình sử dụng vốn của các hộ vay.
+ Sau khi cho vay: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các hộ vay, đôn đốc hộ vay trả lãi, trả
gốc khi đến hạn, thu hồi và xử lý nợ vay nếu xảy ra nợ quá hạn.
3.2.2.4. Giải pháp về lãi suất
Một trong những nguyên nhân cản trở việc vay vốn của hộ nghèo chính là lãi suất. Thực tế,
lãi suất cho vay hộ nghèo hiện nay của NHCSXH là rất thấp, song với mức sống còn quá thấp của
hộ nghèo trên địa bàn thì với lãi suất cho vay ưu đãi như vậy đối với họ vẫn là một khó khăn.
Chính vì lẽ đó, ngân hàng cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi hộ nghèo để quy định mức
lãi suất sao cho phù hợp nhất.
- Đối với những hộ nghèo vay vốn gặp rủi ro thì có thể xem xét miễn, giảm lãi suất cho họ.
- Có chính sách lãi xuất ưu đãi hơn đối với những hộ nghèo có hoàn cảnh thật sự khó khăn
như người neo đơn, người già cả
3.2.2.5. Giải pháp hạn chế nợ quá hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo
Để hạn chế, kiểm soát nợ quá hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo, trong
thời gian tới ngân hàng cần xem xét các giải pháp sau:
- Hoàn thiện khâu bình xét cho vay từ cơ sở một cách dân chủ công khai để lựa
chọn những hộ vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay có hiệu quả, tránh tình trạng cho vay không
đúng đối tượng hoặc các hộ vay vốn cho mục đích tiêu dùng, sử dụng vốn sai mục đích.
- Ngân hàng cần có sự phối hợp tốt hơn với các hội đoàn thể để đáp ứng tốt nhu cầu vốn của
các hộ nghèo, đưa ra mức cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của hộ
nghèo về thời điểm, mức vay, thời hạn cho vay, tránh tình trạng phân bổ mang tính bình quân.
- Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra chéo đột xuất giữa các cán bộ tín dụng phụ trách các
khoản vay nhằm tránh tình trạng cán bộ tín dụng “quên” khoản vay.
- NHCSXH phải phối hợp với các hội đoàn thể, tổ vay vốn để kiểm tra tình hình
Đại
học
Ki
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 71
sử dụng vốn với nhiều hình thức như kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chéo, kiểm tra
đột xuất nhằm có biện pháp xử lý kịp thời những sai sót để uốn nắn, sửa chữa kịp thời.
- Nâng cao chất lượng, nâng cao hoạt động các điểm giao dịch lưu động tại xã,
chất lượng hoạt động ủy thác và chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV. Đảm bảo 100% giao
dịch (giải ngân, thu nợ, thu lãi) được thực hiện tại các điểm giao dịch. Cũng cố và duy trì cuộc
họp giao ban theo định kỳ với các tổ chức chính trị xã hội. Tại điểm giao dịch phải công khai số
dư nợ của từng hộ, đặc biệt là số hộ có nợ quá hạn. Ngoài ra PGD nên thường xuyên phát động
các phong trào thi đua: xã, cán bộ tín dụng không có nợ quá hạn.
Đối với Tổ TK&VV:
- Cần tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồ sơ vay vốn, cũng như
cách quản lý và phương pháp theo dõi trên sổ sách cho các tổ trưởng Tổ TK&VV.
- Định kỳ kiểm tra đối chiếu, theo dõi việc ghi chép sổ sách của Tổ TK&VV. Xử lý dứt điểm
và nghiêm minh trước pháp luật các tổ trưởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Hàng tháng duy trì và
nâng cao chất lượng các cuộc họp giao ban với Hội đoàn thể phường, xã tại điểm giao dịch vào
ngày giao dịch đã quy định.
- Thường xuyên phối hợp với các Hội đoàn thể, Tổ TK&VV xem xét xử lý nợ một cách kịp
thời khi hộ vay có nhu cầu như: cho vay lưu vụ, gia hạn nợ, cho vay bổ sung, xử lý nợ rủi ro
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đặc biệt đối với cán bộ tín dụng, Tổ trưởng Tổ
TK&VV nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý điều hành và trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh
vực tín dụng.
Trong công tác cho vay vốn ở ngân hàng CSXH thì một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tận tình
hướng dẫn người nghèo trong hoạt động cho vay vốn là rất cần thiết. Bởi khác với các Ngân hàng
thương mại khác, đối tượng của Ngân hàng CSXH là những người nghèo họ thường có trình độ
thấp. Do đó, một đội ngũ cán bộ tận tình, say mê với công việc và một thủ tục cho vay đơn giản
kết hợp với cấp phát tiền vay đến tận tay người nghèo sẽ làm cho các hộ nghèo yên tâm, tin tưởng
vào Ngân hàng CSXH và sớm thoát khỏi cảnh nghèo đói. Như vậy, có thể nói con người là một
trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động
của ngân hàng nói chung.
Đại
học
Kin
h tế
Huế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 72
Theo chủ trương của NHCSXH Việt Nam và định hướng của PGD NHCSXH Phong Điền,
trong những năm trở lại đây PGD đã và đang đào tạo đội ngũ cán bộ ngoài những phẩm chất đạo
đức, chính trị và nghiệp vụ chuyên môn còn có những tiêu chí sau:
- Đối với cán bộ điều hành hoạt động:
+ Nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển kinh tế nói chung,
chế độ chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo nói riêng để có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành.
+ Phải có trình độ, giỏi nghiệp vụ chuyên môn ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng
nói riêng, có những kiến thức về kinh tế tổng hợp, có kinh nghiệm thực tế, kiến thức cơ bản về
pháp luật và pháp luật kinh tế. Có sự hiểu biết về khoa học tâm lý để thuận lợi trong công tác quản
lý nói chung.
- Đối với cán bộ tín dụng:
+ Thường xuyên học tập, rèn luyện tự nâng cao trình độ và khả năng tiếp cận tiến bộ khoa
học kỹ thuật, phải thiết lập được mối quan hệ tốt với các ban ngành liên quan và nhân dân địa
phương, quan tâm đúng mực tới khách hàng.
+ Phải sâu sát thực tế, có sự hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường và các lĩnh vực liên
quan. Ngoài ra, cần có năng khiếu nghề nghiệp trong việc thẩm định dự án, không nên quá dễ dãi
đối với những khách hàng quen thuộc hoặc có quan hệ bà con, bạn bè.
+ Có giải pháp xử lý kịp thời những vướng mắc nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả của vốn cho
vay.
Song song với việc nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ cần xây dựng các chỉ tiêu lao động
hợp lý, đây chính là cơ sở để phân công và sắp xếp lao động một cách khoa học, có hiệu quả,
đồng thời là căn cứ quan trọng để chi trả thù lao lao động một cách thõa đáng nhằm nâng cao hiệu
quả làm việc của cán bộ.
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN
Hộ nghèo sinh sống ở vùng nông thôn nói chung và trên địa bàn huyện Phong Điền nói riêng
phần lớn tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, đời sống của hộ còn thiếu thốn nhiều mặt
cả về vật chất lẫn tinh thần. Do đó, việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ
nghèo đang là vấn đề được đặt ra không chỉ cho PGD NHCSXH Phong Điền mà còn cho các cấp
chính quyền địa phương và ngay cả bản thân các hộ nghèo vay vốn.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 73
3.3.1. Về phía chính quyền địa phương
- Qua thực tế thấy được, đa số các hộ nghèo trên địa bàn huyện đều tham gia vào sản xuất
nông nghiệp và các hộ đều có diện tích đất nông nghiệp trồng lúa. Song ruộng đất còn nhỏ lẽ,
manh mún, thêm vào đó là hệ thống giao thông trong khu vực sản xuất rất tạm bợ gây khó khăn
cho máy móc di chuyển cũng như làm tăng chi phí vận chuyển của hộ sản xuất. Vì vậy, chính
quyền địa phương cần có chính sách quy hoạch lại ruộng đất, thực hiện chính sách dồn điền đổi
thửa nhằm tập trung ruộng đất thuận lợi cho việc sử dụng máy móc, công cụ hiện đại vào sản
xuất. Đồng thời, xây dựng hệ thống giao thông kiên cố và thuận lợi cho việc vận chuyển khi thu
hoạch hay máy móc di chuyển dễ dàng.
- Xây dựng hệ thống thủy lợi sao cho đảm bảo được tưới tiêu trong mùa khô và ngăn chặn lũ
lụt, ngập úng vào mùa mưa bão.
- Chính quyền địa phương kết hợp với các ban ngành trong việc tìm kiếm, xây dựng các dự
án trong nông nghiệp. Đồng thời, tăng cường tổ chức các buổi tập huấn phổ biến kiến thức về
khoa học kỷ thuật, cách thức sử dụng những giống mới cũng như chia sẽ kinh nghiệm làm ăn
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ nghèo.
- Làm tốt công tác dự báo lịch thời vụ sản xuất, về diễn biến của tình hình dịch bệnh trên địa
bàn.
3.3.2. Về phía PGD NHCSXH Phong Điền
- Trong quá trình xét duyệt cho vay, ngân hàng phải xem xét, thẩm định cho vay đúng đối
tượng, đúng mục đích. Đồng thời, đưa ra các mức vay cho phù hợp với phương án SXKD, tránh
trường hợp cho vay thừa thì người dân có thể sử dụng vốn vào mục đích phi hiệu quả hoặc cho
vay thiếu thù sẽ không đủ vốn để thực hiện phương án sản xuất nên hộ cũng có thể sử dụng vốn
vào mục đích khác như chi tiêu. Từ đó, dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả.
- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo trong việc vay vốn, hướng dẫn hộ sử dụng vốn
đúng mục đích và có hiệu quả.
- Ngân hàng cần có những tính toán cụ thể để lịch trình giải ngân phù hợp với thời vụ sản
xuất của bà con.
- Cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra, thẩm định chặt chẽ tính khả thi của các dự án xin vay
trước khi quyết định cho vay.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 74
- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ về tình hình sử dụng vốn
vay, tư vấn cho bà con sao cho sử dụng vốn vay hiệu quả.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm giúp đỡ hộ nghèo mở
rộng sản xuất, tiếp cận được với tiến bộ khoa học kỷ thuật, sử dụng tốt các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất kinh doanh như vốn, giống, phân bón, lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất nông
nghiệp.
3.3.3. Về phía hộ nghèo vay vốn
Việc sử dụng vốn vay có hiệu quả quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng ở bản thân của mỗi hộ
vay. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay thì cần có những giải pháp đối với hộ vay như sau:
- Trước khi có ý định vay vốn mỗi hộ nghèo nên vạch ra cho mình một phương án sản xuất,
mục đích sản xuất cụ thể sẽ làm gì, trồng cây gì, nuôi con gì Sau đó cần tính toán một cách chi
tiết chi phí cần thiết để thực hiện phương án đó, kiểm tra vốn tự có của gia đình chiếm bao nhiêu
trong tổng chi phí của dự án để xác định đúng số vốn cần vay.
- Phải có kế hoạch sử dụng vốn đúng mục đích, tiến hành sản xuất ngay khi có vốn, tránh
trường hợp để vốn chưa sử dụng bị thâm hụt do sử dụng vào các mục đích phi hiệu quả khác.
- Tích cực tham gia đầy đủ các buổi tập huấn ở địa phương nhằm nâng cao kiến thức về kỷ
thuật sản xuất mới và các phương pháp làm ăn có hiệu quả.
- Trong quá trình tiến hành một chu kỳ sản xuất, hộ cần ghi chép đầy đủ và cụ thể các khoản
thu chi để xác định lỗ lãi, có kế hoạch trả nợ vay đúng hạn và đồng thời rút ra kinh nghiệm cho
chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 75
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trong gần 10 năm tồn tại và phát triển, NHCSXH Việt Nam nói chung và PGD NHCSXH
Phong Điền nói riêng đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc điều chuyển vốn ưu đãi đến
các hộ nghèo cần vốn và các đối tượng chính sách khác. Đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện
cho người nghèo dễ dàng tiếp cận được với đồng vốn của chính phủ, có vốn đầu tư làm ăn, thoát
khỏi đói nghèo, từng bước vươn lên hòa nhập với cộng đồng, đã khơi dậy động lực to lớn và bước
đầu đã góp phần thay đổi, ổn định đời sống của một bộ phận người nghèo trên địa bàn huyện. Qua
đó, thấy được tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề hỗ trợ vốn cho người nghèo sản
xuất kinh doanh trong chương trình mục tiêu về XĐGN và một lần nữa khẳng định tính chiến
lược của Nghị Định 78/2002/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ về tín dụng đối với người nghèo
và các đối tượng chính sách khác là một chủ trương đúng đắn, kịp thời và góp phần không nhỏ
vào những kết quả đạt được của chương trình XĐGN.
Trong 3 năm qua (2008-2010), Ngân hàng đã có những nỗ lực cố gắng và trên thực tế đã gặt
hái được những thành quả đáng ghi nhận. Trước hết, Ngân hàng đã phần nào chủ động được
nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng vay vốn trên địa bàn huyện. Tổng
nguồn vốn của Ngân Hàng trong những năm qua liên tục tăng và ở mức khá cao, năm sau tăng
cao hơn năm trước. Đây là một dấu hiệu cho thấy hoạt động của Ngân Hàng ngày càng đa dạng,
linh hoạt và thể hiện sự tin tưởng ngày một lớn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách đối với
ngân hàng.
Trong thời gian hoạt động, Ngân hàng ngày càng mở rộng và siết chặt mối quan hệ giữa
ngân hàng với người dân địa phương. Đồng thời, ngân hàng cũng rất quan tâm đến vai trò tín
dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế hộ, để từ đó giúp các hộ nhìn nhận một cách đầy đủ
về sự có mặt của đồng vốn đối với sự phát triển đời sống gia đình, từ đó có những định hướng cho
việc sử dụng vốn vay đúng đắn có hiệu quả.
Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất là chưa xây dựng được chiến lược nguồn vốn ổn định, lâu dài.
Bên cạnh đó, việc phân giao trách nhiệm quản lý, tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật số liệu hộ
nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn chưa thật khoa học, không sát thực tế đã tạo ra
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 76
những kẽ hở trong quản lý, hình thành nhiều danh sách khác nhau ở cơ sở, gây khó khăn cho PGD
NHCSXH huyện trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước và dẫn tới sự mất công bằng giữa
các địa phương. Những tồn tại này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân Hàng nói
riêng và sự phát triển kinh tế nói chung của huyện nhà trong những năm vừa qua.
Bằng những biện pháp, chính sách tín dụng của mình trong 3 năm qua, NHCSXH Phong
Điền đã thực hiện tốt nhiệm vụ đưa vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách cần vay vốn
trên địa bàn huyện, giúp người nghèo nhận thức đầy đủ hơn về hoạt động của Ngân Hàng. Nhờ đó
mà người nghèo đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư thâm canh, mở rộng quy mô sản xuất, loại bỏ
những tập tục làm ăn cũ. Và hạn chế tối đa việc cho vay nặng lãi dưới nhiều hình thức trên địa
bàn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ chưa biết cách sử dụng nguồn vốn vay của mình sao cho có hiệu
quả.
Từ thực trạng đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với các cấp chính quyền và
các ban ngành có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và sử dụng vốn vay của hộ
nghèo tại PGD NHCSXH Huyện Phong Điền.
II. KIẾN NGHỊ
2.1. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
- Đối với Nhà Nước:
+ Cần có những định hướng đầu tư vào NN-NT, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và
các nhà máy chế biến nông sản. Đồng thời, có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư
tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào NN-NT.
+ Cần có chính sách khuyến khích, đảm bảo cho người nghèo vay vốn yên tâm, mạnh dạn
đầu tư vốn vào sản xuất.
+ Hoàn thiện chính sách đất đai, thực hiện tốt và ổn định việc giao đất, giao rừng tạo điều
kiện để người dân yên tâm sản xuất.
- Đối với chính quyền địa phương:
+ Chính quyền địa phương cần phối hợp với NHCSXH trong việc đào tạo nghề, hướng dẫn
sử dụng vốn và tư vấn kinh doanh gắn liền với việc cho vay vốn. Hơn nữa, sự kết hợp này còn
góp phần kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của các hộ, tránh trường hợp các hộ sử dụng vốn
sai mục đích.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 77
+ Chính quyền địa phương phải thường xuyên cũng cố đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN,
tổ chức tập huấn các kiến thức cơ bản về định hướng phát triển của địa phương.
+ Đề nghị HĐND, UBND các cấp tiếp tục trích một phần tiết kiệm chi thường xuyên NSĐP
chuyển sang NHCSXH để lập quỹ cho vay XĐGN theo Nghị Định 78/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 của Chính Phủ về “Tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.
+ Tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển, tìm đầu ra ổn định cho các sản
phẩm ngành nghề.
2.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI PGD NHCSXH PHONG ĐIỀN
- Cần phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền các chủ trương,
chính sách của chính phủ cũng như Đảng và Nhà Nước về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trong
công tác XĐGN.
- Cần tinh giảm hơn nữa đối với những hồ sơ, thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện cho hộ
nghèo vay vốn một cách đơn giản nhất, hạn chế tối đa việc đi lại của hộ vay cũng như cán bộ tín
dụng.
- Tăng cường tập huấn cho cán bộ trực tiếp làm việc tại ngân hàng cũng như những cán bộ
liên quan trong công tác XĐGN ở cơ sở.
- Ngân hàng phải thường xuyên chỉ đạo và thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động cho vay và sử dụng vốn vay đối với hộ nghèo.
2.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO VAY VỐN
- Không ngừng học hỏi, trao dồi kiến thức nâng cao trình độ nhằm đáp ứng cho việc tiếp thu
những thành tựu mới về khoa học-kỹ thuật và các phương pháp sản xuất hiện đại kết hợp với sự
tính toán kỹ lưỡng hơn trong đầu tư vốn vào sản xuất.
- Nâng cao ý thức trong việc đi vay, sử dụng vốn vay đúng mục đích, phải trung thực không
nên lập những thủ tục giả để vay vốn với những mục đích không chính đáng.
- Phải hoàn trả lãi và nợ gốc đúng thời hạn để tạo điều kiện cho ngân hàng quay nhanh vòng
vốn cho vay, không nên có thái độ chây lỳ trong trả nợ gốc cũng như lãi vay.
- Cần có niềm tin và phối hợp với chính quyền địa phương trong việc khắc phục, giải quyết
khó khăn cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Cầm – Lớp K41AKTNN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Phục, Nguyên lý phát triển nông thôn (2009).
2. Hỏi đáp về hoạt động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội (2010).
3.Văn bản nghiệp vụ đang áp dụng trong ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam,
tháng 10 năm 2010.
4. Văn bản số 316 NHCS - TD, ngày 02/05/2003 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay
hộ nghèo.
5. Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và niên giám thống kê của huyện Phong Điền
qua các năm (2008-2010).
6. Một số luận văn, báo cáo và tài liệu tham khảo khác
7. Webside: google.com
8. Trang điện tử: Thư viện.com
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tinh_hinh_cho_vay_va_su_dung_von_vay_cua_ho_ngheo_tai_pgd_nhcsxh_huyen_phong_dien_tinh_thua.pdf