Khóa luận Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại sông la trên địa bàn huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh

Trong thời gian vừa qua do suy thoái kinh tế, cắt giảm đầu tư công của nhà nước các công trình thi công ít nhu cầu sử dụng gạch trong nhân dân giảm. Số tiền các công trình chiếm dụng nhiều, công nợ mua vật tư vật liệu để phục vụ sản xuất thi công lớn. Nợ tiền lương của cán bộ công nhân viên kéo dài là khó khăn mà toàn công ty CPXD&DVTM Sông La đã và đang trải qua. Vì vậy để vượt qua khó khăn, tạo sự đoàn kết, hăng say lao động trong công ty qua thời gian thực tập, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến quá trình hoạt động SXKD của công ty và kiến thức của bản thân được trang bị trong 4 năm qua tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:  Đối với công ty. Một là: Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực hiện có.Tích cực mở rộng thị trường kinh doanh rộng lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong đó đặc biệt là xây dựng các công trình thủy lợi. Hai là: Thu hút lực lượng lao động bên ngoài để bổ sung, thay thế hàng năm cho công ty. Chính vì lực lượng cán bộ có trình độ tay nghề cao vẫn chưa nhiều, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của công ty

pdf85 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại sông la trên địa bàn huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng nghĩa với việc để tạo ra một đồng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 công ty phải bỏ ra thêm 0,08 đồng. Năm 2012 giảm từ 0,51 xuống còn 0,44 lần đồng nghĩa với việc giảm 12.87% tiết kiệm được 0,07 đồng so với năm 2011. Với xu hướng biến động theo chiều hướng tăng ở năm 2011 sẽ gây bất lợi lớn cho công ty bởi nó sẽ là tác nhân xúc tác làm tăng số ngày luân chuyển của VLĐ , làm chậm tiến độ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nhưng điều đáng mừng là sang năm 2012 hệ số này đã có xu hướng giảm xuống đây là một tín hiệu tốt mà công ty cần nỗ lực phát huy hơn nữa trong thời gian tới. Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 giảm từ 1.86 lần/ năm xuống còn 1,6 lần/năm tức là giảm 0,26 lần tương ứng với 14,04% so với năm 2010 . Năm 2012 là 1,91 lần/năm tăng 0,31 lần tương đương với 19,62% so với năm 2011 nguyên nhân là do giá vốn hàng bán cùng hàng tồn kho bị ứ động, tăng mạnh qua các năm nhưng với tốc độ tăng không đồng đều dẫn đến có sự chênh lệch qua các năm. Mặt khác, công ty đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại thường phải duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hoá của mình, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. Công ty nên đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ trong thời gian tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 52 Qua bảng phân tích trên cho ta thấy công ty chưa quản lý tốt VLĐ, chưa khai thác hết giá trị tối đa VLĐ nên hiệu quả sử dụng VLĐ chưa cao. Ban quản trị của công ty nên đề ra các giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm đưa hoạt động SXKD của công ty đi vào phát triển ổn định và bền vững. 2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Nếu lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh thì việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất được xem là khâu quan trọng trong kết quả cuối cùng đó, đây là lý do giải thích cho câu hỏi tại sao trong quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều doanh nghiệp thua lỗ hàng năm nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp thu được lợi nhuận rất lớn. Phải chăng do những doanh nghiệp này đã sử dụng nguồn vốn của mình hợp lý, đúng hướng mang lại hiệu quả cao. Muốn làm được điều này thì sau từng chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá kết quả đạt được để từ đó rút ra những mặt tồn tại thiếu sót cũng như những ưu điểm của doanh nghiệp, có kế hoạch khắc phục kịp thời những mặt hạn chế hay phát huy hơn nữa những ưu điểm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhận thức được điều này, công ty CPXD&DVTM Sông La luôn coi trọng đến hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã không ngừng cố gắng và đã mang lại kết quả đáng ghi nhận. Để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này chúng ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu sau ở bảng 11. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 53 Bảng 11: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2010 +/- % +/- % 1.Doanh thu thuần Tr.đồng 40.528,09 54.274,32 63.820,22 13.746,23 33,92 9.545,90 17,59 2.Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 4.619,88 5.443,50 6.763,99 823,62 17,83 1.320,50 24,26 3.Vốn chủ sở hữu Tr.đồng 18.983,17 20.236,61 23.829,49 4.846,32 25,53 -3.592,87 -17,75 4.Vốn bình quân Tr.đồng 32.585,92 41.513,72 42.309,87 8.927,80 27,4 796,15 1,92 6.Hiệu quả sử dụng vốn (6=1/4) lần 1,24 1,31 1,51 0,06 5,12 0,2 15,38 7.Suất hao phí (7=4/1) lần 0,8 0,76 0,66 -0,04 -4,87 -0,1 -13,33 8.ROS (8=2/1) % 11,4 10,03 10,6 -1,37 -12,01 0,57 5,67 9. ROA (9=2/4) % 14,18 13,11 15,99 -1,07 -7,51 2,87 21,92 10.ROE (10=2/3) % 24,34 22,84 33,42 -1,49 -6,14 10,58 46,32 (Nguồn: phòng kế toán tổng hợp Công ty CPXD&DVTM Sông La) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 54 Qua bảng 11 phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 cho ta thấy: Hiệu quả sử dụng vốn: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn bình quân mà công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Nhìn vào bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng dần qua các năm chứng tỏ công ty kinh doanh tương đối tốt. Năm 2010 cứ một đồng vốn bình quân mà công ty bỏ ra thì thu về được 1,24 đơn vị doanh thu. Sang năm 2011 tăng lên 1,31 đơn vị doanh thu tức đạt 5,12% so với năm 2010. Năm 2012 con số này tiếp tục tăng mạnh cứ một đồng vốn bình quân công ty bỏ ra để đầu tư vào sản xuất thì sẽ thu về được 1,51 đơn vị doanh thu, tăng 15,38% tương đương với 0,2 đồng so với năm 2011. Suất hao phí chỉ tiêu này cho ta biết cần bao nhiêu đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Cụ thể là năm 2010 cần 0,8 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu. Năm 2011 cần 0,76 đồng vốn để tạo ra được một đồng doanh thu và năm 2012 cần 0,66 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu. Ta thấy suất hao phí qua 3 năm trên ngày càng giảm. Hệ số này là tương đối thấp so với các Công ty cùng ngành nghề và đang có xu hướng giảm, chứng tỏ Công ty đã sử dụng tương đối có hiệu quả nguồn vốn của mình. Tuy nhiên sự chuyển dịch này không cao, Công ty cần có những biện pháp, chiến lược để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2010 đạt mức thấp với một trăm đồng doanh thu công ty thu về được 11,4 đồng lợi nhuận tương ứng nhưng nó lại sụt giảm mạnh ở năm 2011 với một trăm đồng doanh thu công ty chỉ thu về được 10,03 đồng lợi nhuận giảm 12,01% so với năm 2010 và lỗ mất 1,37 đồng lợi nhuận nguyên nhân là do lợi nhuận và doanh thu trong hai năm này đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của lợi nhận nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Điều này là dấu hiệu không tốt đối với công ty, công ty nên tìm cách tăng lợi nhuận như giảm chi phí nguyên vật liệu, giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí bán hàng... Sang năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng nhẹ lên 10,60 đồng chứng tỏ công ty đã có nỗ lực hơn trong việc quản lý nguồn vốn kinh doanh của mình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 55 Nhìn vào bảng 11 cho ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn bình quân luôn đạt ở mức thấp là 14,18 đồng ở năm 2010 và13,11 đồng ở năm 2011 cùng với 15,99 đồng tại năm 2012. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chỉ số này luôn duy trì ở mức thấp là do sự tăng giảm không đồng đều giữa lợi nhuận và vốn bình quân. Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có của doanh nghiệp, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Năm 2010, một trăm đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu về được 24,34 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011 là 22,84 đồng lợi nhuận giảm 6,14% so với năm 2010 và bước sang năm 2012 con số này đã tăng lên đến 33,42 đồng tức tăng 46,32% so với năm 2011. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Qua các chỉ tiêu tổng hợp trên ta thấy Công ty kinh doanh tương đối có hiệu quả tuy nhiên vẫn có sự tăng giảm thất thường có nghĩa là tình hình sản xuất kinh doanh vẫn chưa còn ổn định, hiệu quả sử dụng vốn vẫn còn chưa cao. Vì vậy công ty cần phải quản lý sử dụng nguồn vốn ngày càng tốt hơn, để đưa Công ty dần dần bước lên tầm cao mới, có đủ vị thế và cạnh tranh với các Công ty trong và ngoài tỉnh. 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu tài chính 2.4.1. Đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn và mức độ đảm bảo nợ 2.4.1.1. Khả năng đảm bảo tổng vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp trước hết được hình thành từ nguồn VCSH, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ và cuối cùng được hình thành từ các nguồn khác như đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để đánh giá khả năng bảo đảm nguồn vốn kinh doanh của công ty ta xem xét tỷ suất tài trợ nguồn vốn của đơn vị. Tỷ suất này càng cao thì khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh càng cao, thể hiện tính độc lập về mặt tài chính cũng như mức độ tài trợ của công ty là rất tốt. Nhìn vào bảng 12 cho ta thấy tỷ suất tài trợ ba năm qua của công có xu hướng giảm nó phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ngày càng thấp dẫn đến khả năng tự chủ của công ty ngày càng yếu. Tỷ suất tài trợ của công ty còn thấp chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty dùng vào việc đầu tư TSDH là ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 56 ít. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt thì nguồn vốn chủ sở hữu phải có đủ để đầu tư vào TSDH. Và đây cũng là một phương án kinh doanh tốt để gia tăng lợi nhuận vì doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều mà lại được sử dụng một lượng tài sản lớn. Điều này dễ dàng gia tăng được lợi nhuận. Cụ thể, năm 2011 giảm 16,32% so với năm 2010 và năm 2012 có tăng nhẹ lên 2,06% so với năm 2011. Bảng 12. Chỉ tiêu đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % 1.Nguồn vốn (Tr.đ) 32.585,92 41.513,72 42.309,87 8.927,80 27,40 796,15 1,92 2.Vốn CSH (Tr.đ). 18.983,17 20.236,61 21.050,49 1.253,44 6,60 813,88 4,02 3.Tỷ suất tài trợ (lần) 0,58 0,49 0,50 -0,10 -16,32 0,01 2,06 (Nguồn: phòng kế toán tổng hợp Công ty CPXD&DVTM Sông La) 2.4.1.2. Tỷ số đảm bảo nợ Tỷ số đảm bảo nợ đo lường khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty, đảm bảo nợ vay của công ty bằng vốn chủ sở hữu và được thể hiện trong bảng sau: Bảng 13: Tỷ số đảm bảo nợ bằng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % 1.Vốn chủ sở hữu (Tr.đ) 18.983,17 20.236,61 21.050,49 1.253,44 6,60 813,88 4,02 2.Nợ phải trả (Tr.đ) 13.602,76 21.277,11 21.259,38 7.674,36 56,42 -17,73 -0,08 3.Tỷ số đảm bảo nợ (lần) 1,40 0,95 0,99 -0,44 -31,85 0,04 4,11 (Nguồn: phòng kế toán tổng hợp Công ty CPXD&DVTM Sông La) Nhìn vào bảng phân tích trên cho ta thấy tỷ số đảm bảo nợ của công ty biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tỷ số đã bảo nợ đạt ở mức cao nhất với 1,4 lần con số này cho thấy mức độ đảm bảo nợ vay của công ty tương đối tốt, mức độ tự chủ về mặt tài chính của công ty cao. Nhưng bước sang năm 2011 con số này đã giảm xuống 0,95 lần tức giảm 31,85% so với năm 2010 đây là một dấu hiệu xấu. Nguyên nhân là do tốc độ tăng bình quân của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu dẫn đến sự giảm xuống này. Năm 2012 tỷ số đảm bảo nợ tăng lên nhưng với tốc độ chậm và con số này vẫn đang ở mức thấp là ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 57 0,99 lần công ty cần có các chính sách, giải pháp hoàn thiện hơn về mặt tài chính để từng bước nâng cao hơn nữa khả năng tự chủ về mặt tài chính của đơn vị mình. 2.4.1.3. Tỷ suất đầu tư Bảng 14: Tỷ suất đầu tư của công ty qua ba năm. Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % 1.TSCĐ&ĐTDH (Tr.đ) 15.169,23 13.893,02 14.011,15 - 1.276,21 -8,41 118,1 3 0,8 5 2.Tổng tài sản (Tr.đ) 32.585,92 41.513,72 42.309,87 8.927,80 27,40 796,1 5 1,9 2 3.Tỷ suất đầu tư ( lần) 0,47 0,33 0,33 -0,13 - 28,11 0 0 (Nguồn: phòng kế toán tổng hợp Công ty CPDX&DVTM Sông La) Nhìn vào bảng 14 cho ta thấy tỷ suất đầu tư của công ty có xu hướng giảm năm 2010 là 0,47 lần giảm xuống 0,33 lần vào năm 2011 tức là giảm 28,11% so với năm 2010. Sang năm 2012 tỷ suất đầu tư vẫn giữ nguyên là 0,33 lần đây có thể coi là một tín hiệu tốt trong việc quản lý đầu tư của công ty. Chỉ tiêu này còn đang thấp đánh giá được năng lực hiện có của đơn vị, đánh giá được mức độ trang bị máy móc thiết bị của doanh nghiệp là chưa cao, doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư vào tài sản cố định để đổi mới công nghệ để tạo ra tiền đề cho khả năng sản xuất trong tương lai. Tuy nhiên trong giai đoạn này, giai đoạn mà công ty mới bước vào sản xuất chưa lâu,đang từng bước bắt nhịp với thị trường thì việc đổi mới công nghệ là điều chưa thực sự cần thiết. Qua các đánh giá trên cho ta thấy các chỉ tiêu về tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, hệ số đảm bảo nợ của công ty chưa thực sự cao công ty nên có các giải pháp nâng cao các tỷ số này để duy trì khả năng tự chủ về vốn và khả năng sản xuất kinh doanh trong các năm tiếp theo của công ty. 2.4.2. Đánh giá khả năng thanh toán Qua các bảng báo cáo tài chính đã tập hợp khái quát được tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm hoạt động. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn hiệu quả huy động cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta cần tiến hành phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán nợ của công ty. Khả năng thanh toán của công ty phản ánh nguồn vốn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 58 lưu động để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán khi các khoản nợ đến hạn được thể hiện qua bảng sau. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 59 Bảng 15: Khả năng thanh toán của công ty CPXD&DVTM Sông La qua ba năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % 1.TSLĐ & ĐTNH Tr.đồng 17.416,70 27.620,70 28.298,72 10.204,01 58,59 678,02 2,45 2.Nợ ngắn hạn Tr.đồng 12.136,49 19.794,19 18.470,92 7.657,70 63,1 -1.323,27 -6,69 3.Hàng tồn kho Tr.đồng 12.304,41 21.936,01 22.282,31 9.631,60 78,28 346,3 1,58 4.Khả năng thanh toán hiện hành (4= 1/2) lần 1,44 1,4 1,53 -0,04 -2,76 0,14 9,79 5.Khả năng thanh toán nhanh [ 5=(1-3)/2] lần 0,42 0,29 0,33 -0,13 -31,8 0,04 13,4 6.Vốn luân chuyển (6= 1-2) lần 5.280,21 7.827,51 9.827,80 2.546,30 48,22 2.001,29 25,6 (Nguồn: phòng kế toán tổng hợp Công ty CPXD&DVTM Sông La) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 60 Do tốc độ tăng của các khoản nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của tài sản nên chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành của công ty đang giảm xuống ở năm 2011 và tăng nhẹ vào năm 2012. Cụ thể, năm 2011 khả năng thanh toán hiện hành của công ty giảm 0,04 lần tương đương với 2,76% so với năm 2010 và sang năm 2012 khả năng thanh toán hiện hành đã có xu hướng tăng nhẹ từ 1,4 lần năm 2011 lên 1,53 lần năm 2012 tức là tăng 9,79% so với năm 2011.Tốc độ giảm này ở năm 2011 là một dấu hiệu không tốt nó chứng minh doanh nghiệp đang mất dần khả năng thanh toán. Nếu hệ số này vẫn cao hơn hệ số trung bình của ngành thì doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán tốt. Mặt khác, ta thấy các tỷ số thanh toán hiện hành này đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn sẵn có hơn những nhu cầu ngắn hạn nên tình hình tài chính của công ty sẽ lành mạnh ít nhất trong thời gian tới. Khả năng thanh toán nhanh của công ty duy trì ở mức thấp là 0,42 lần ở năm 2010, 0,29 lần vào năm 2011 và 0,34 lần năm 2012 là một điều không tốt. Nguyên nhân chủ yếu là tình hình khó khăn chung của thị trường hiện nay do trên thị trường đang khan hiếm vật tư nên buộc công ty phải thu mua vật tư vào kho để dự trữ điều đó đã làm cho hàng tồn kho của công ty tăng lên và khả năng thanh toán bằng tiền của công ty giảm xuống. Qua ba năm, công ty đều có số vốn luân chuyển dương và tăng qua ba năm, ở mức thấp nhất (trong năm 2010) vốn luân chuyển cũng đạt 5.280,21 triệu đồng, số tiền này khá cao, chứng tỏ công ty có khả năng chi trả nợ rất tốt khi chúng đến hạn. Năm 2011 vốn luân chuyển tăng mạnh lên 7.827,51 triệu đồng tức là tăng 2.546,3 triệu đồng tương đương với 48,22% so với năm 2010. Năm 2012 vốn luân chuyển tiếp tục tăng nhưng với tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2011 tức là tăng 2.001,29 triệu đồng tương đương với 25,57% so với năm 2011. Với tốc độ tăng của vốn luân chuyển thì các chủ nợ có thể yên tâm về khả năng thanh toán của công ty khi đến hạn trả nợ. Tóm lại, qua các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán của công ty cho ta thấy công ty đang duy trì hàng tồn kho ở mức cao đã dẫn đến tình trạng khả năng thanh toán nhanh của công ty biến động giảm nhưng điều đó chưa thể nói lên khả năng tài chính của công ty là xấu vì công ty vẫn đang duy trì tốt khả năng thanh toán hiện hành và vốn luân chuyển ở mức cao, công ty vẫn có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Hi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 61 vọng trong thời gian sắp tới công ty sẽ có các chiến lược mới trong khâu quản lý hàng tồn kho, giảm tỷ lệ nợ vay để nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. 2.5. Đánh giá chung 2.5.1.Kết quả đạt được Mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua như sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhưng Công ty luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra, có mức tăng trưởng, giá trị sản xuất, thu nhập cho người lao động không ngừng tăng lên. Thị phần của Công ty ngày càng mở rộng không những trong tỉnh mà còn ngoài nước như Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình Công ty CPXD và DVTM Sông La luôn luôn làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với Nhà nước, nộp ngân sách đủ, đúng hạn, góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu cho ngân sách quốc gia. Hiệu quả kinh tế:  Về sản xuất kinh doanh: với sự kiên trì phấn đấu tạo dựng từ sự bất ổn định công ty đã từng bước đứng lên mặc dù chưa toàn diện so với yêu cầu phát triển nhưng đó là tiền đề để công ty tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới. Doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên trong 3 năm qua chứng tỏ sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của công ty trong chặng đường đi lên của mình, uy tín của Công ty ở thị trường nội địa và khu vực ngày càng cao nên tạo được sự tin tưởng nên việc huy động vốn tương đối dễ dàng. Về công tác huy động vốn: vốn sản xuất của công ty tuy chưa được thông thoáng nhưng công ty đã khắc phục được một phần và bước đầu ngân hàng đã cho vay. Đây là cơ sở để công ty từng bước lành mạnh nền tài chính và tạo ra sự vươn tới cho đơn vị. Từ đó đóng góp vào ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều, phúc lợi của công nhân viên trong Công ty ngày càng được quan tâm, tinh thần làm việccủa cán bộ công nhân viên Công ty càng hiệu quả. - Trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định: Mục tiêu của Công ty thực hiện triệt để nhất đó là mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hóa trang thiết bị, điều này được thể hiện rõ qua giá trị TSCĐ của Công ty tăng qua các năm. Qua đó cho thấy Công ty đã chú trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý. Sử dụng hợp lý ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 62 nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho Công ty có được một cơ cấu tài sản cố định hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình. - Trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, thành tựu nổi bật nhất là đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả được thể hiện qua các chỉ tiêu đều tương đối tốt như tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động,vòng luân chuyển vốn lưu động nên đã có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thanh toán của Công ty. Khả năng thanh toán của Công ty ngày càng tăng, có nghĩa là Công ty có khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn trong mỗi năm một tốt hơn.  Về quan hệ giao dịch: công ty có quan hệ với hầu hết với các nguồn hàng lớn trong và ngoài tỉnh với các cơ sở sản xuất. Công ty đã tạo ra được chữ tín để kinh doanh lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Về hiệu quả xã hội: Ngoài chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế đánh giá cơ bản về tình hình của doanh nghiệp, thì việc đạt được hiệu quả về xã hội cũng là một trong ba yếu tố quan trọng để đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường.  Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động: Năm 2010 tổng số việc làm được tạo ra là 150 lao động, năm 2011 là 160 lao động. Đến năm 2012 đã là 180 lao động tăng lên 30 lao động tương ứng tăng 20 % số lao động so với năm 2010.  Các khoản tài trợ: - Năm 2010, công ty nhận nuôi bà Trần Thị Dưỡng, 87 tuổi ở thôn Đại Hòa-xã Đức Hòa-huyện Đức Thọ, là vợ của liệt sỹ và cũng là mẹ của 2 liệt sỹ. Hiện tại bà không có con cái chăm sóc, nuôi dưỡng, mỗi tháng với 1,5 triệu đồng và tặng 1 suất quà tết trị giá 500 nghìn đồng cho bà. Đây là việc làm mang đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn cao, thực hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn ” - Năm 2011, công ty tiếp tục nuôi dưỡng bà Trần Thị Dưỡng, bên cạnh đó công ty có một khoản tài trợ trị giá 27 triệu đồng cho chương trình thời sự của đài phát thanh truyền hình huyện Đức Thọ. - Năm 2012, Công ty kết hợp với hội Cựu chiến binh huyện Đức Thọ trao các phần quà tình nghĩa cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong địa bàn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 63 huyện. Bàn giao nhà Mái ấm công đoàn cho gia đình cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hoa, giáo viên trường tiểu học Đức Yên với số tiền hỗ trợ 15 triệu đồng. Ngoài ra công ty còn có đóng góp rất lớn trong việc tạo ra thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế góp phần vào ngân sách cho nhà nước. Về hiệu quả môi trường: Công nghệ sản xuất gạch Tuynel là một công nghệ mới, tiếp kiệm nguồn nguyên liệu, năng suất cao, sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, có ưu việt hơn hẳn so với công nghệ đốt lò thủ công về tất cả mọi mặt. Đang được khuyến khích dùng để thay thế lò thủ công. 2.5.2. Các hạn chế Bên cạnh những thành tựu nói trên thì tình hình sử dụng nguồn vốn ở Công ty CP XD & DVTM Sông La cũng bộc lộ nhiều hạn chế do mới đi vào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chưa lâu như:  Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong đó phải kể đến đó là việc quản lý và sử dụng nguồn nguyên vật liệu không hiệu quả làm tăng chi phí. Công ty chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất là về mặt tài chính. Điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác những thiếu sót trong viêc sử dụng và từ đó khó có thể đưa ra những giải pháp đúng đắn. - Hàng tồn kho của công ty qua các năm có xu hướng tăng lên, đây là một dấu hiệu không tốt đến công ty vì nó gây ứ động hàng hóa, tốc độ vòng quay của vốn chậm hơn gây ra tình trạng lãng phí vốn. - Khoản phải thu biến động tăng đây là một tín hiệu xấu vì nó làm tăng khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn, làm giảm khả năng thanh toán ảnh hưởng đối với công tác huy động vốn quay vòng, đầu tư tái sản xuất thu hồi lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng vốn cố định, vốn lưu động và vốn kinh doanh chưa cao do các khoản nợ vay vẫn chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng tăng.  Sự hỗ trợ vốn từ Ngân sách Nhà nước hầu như không có, Công ty phải tự huy động thêm nếu có nhu cầu sử dụng ( chủ yếu vay ngân hàng). Mặt khác, công ty chưa đa dạng các phương thức huy động vốn, chủ yếu là vốn vay ngân hàng, các phương ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 64 thức huy động vốn khác như phát hành trái phiếu, hợp tác liên doanh liên kếtchưa được khai thác. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung, vốn cố định nói riêng còn có những điểm hạn chế nhất định.  Sự cạnh tranh của các nhà máy của các vùng lân cận như nhà máy gạch Tuynel Sơn Bình( Hương Sơn – Hà tĩnh), Công ty TNHH Thanh Thành Đạt- CN nhà máy gạch Tuynel Nghi Xuân( Hà Tĩnh), nhà máy gạch Tuynel Đô lương (Nghệ An)cũng làm giảm đi thị phần của nhà máy  Chưa có nhiều sản phẩm mới, các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại nhà máy, chưa có các cửa hàng để tiếp thị sản phẩm cho khách hàng. Như vậy qua việc phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn ta thấy mặc dù việc huy động và sử dụng vốn đã được ban lãnh đạo Công ty quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều điểm còn tồn động. Để giải quyết những vấn đề đó cần phải có những giải pháp mang tính thực tiễn cao, các giải pháp này vừa phải đảm bảo giải quyết được những khó khăn trước mắt đồng thời nó phải mang tính chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo cho quá trình huy động và sử dụng vốn có tính khả thi cao, phải góp phần đảm bảo một tương lai phát triển vững chắc và lâu dài cho Công ty. 2.5.3 Phân tích SWOT Tất cả các doanh nghiệp đều có những điểm mạnh điểm yếu trong các lĩnh vực kinh doanh. Không doanh nghiệp nào mạnh hay yếu về mọi mặt. Những điểm mạnh, điểm yếu bên trong cùng những cơ hội thách thức từ bên ngoài là những điểm cơ bản mà doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng các chiến lược. Xác định điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp là dựa vào sự so sánh với các doanh ngiệp khác trong nghành và dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn có các kế hoạch,chiến lược phát triển bền vững trong tương lai thì công ty cần phải tìm ra các thế mạnh, điểm yếu, các cơ hội, thách thức của đơn vị mình để từ đó tận dụng các cơ hội sẵn có từ bên ngoài, phát huy các thế mạnh, khắc phục loại bỏ các điểm yếu và giảm thiểu tối đa các rủi ro trong tương lai nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng sinh lời. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 65 Bảng 16: so sánh ma trận SWOT của công ty CPXD& DVTM Sông La. MA TRẬN SWOT Cơ hội (O) -Chính phủ ưu tiên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. - Thị trường trong và ngoài tỉnh có nhiều tiềm năng. - Đặc thù ngành xây dựng thu hút được nhiều vốn đầu tư. - Khoa học kĩ thuật ngày càng một hiện đại. Thách thức ( T) - Đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh. - Chi phí lãi suất tăng, khó khăn từ nguồn cầu thị trường bất động sản. - Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao. - Nguồn nguyên liệu đầu vào luôn biến động bất lợi. -Khuôn khổ pháp lý ngành chưa hoàn thiện. Điểm mạnh(S) - Nguyên liệu đất sét dồi dào, chất lượng tốt. - Ứng dụng KHKT cho máy móc thiết bị sản xuất đã đạt được hiệu quả. - Đội ngũ lao động có tay nghề cao, cán bộ quản lý nhiều năm kinh nghiệm trong công tác sản xuất và quản lý tài chính. - Sản phẩm ngày càng uy tín và được bạn hàng ưa chuộng. Kết hợp (SO) -Tận dụng tối đa các thành tựu KHKT vào sản xuất. -Đẩy mạnh sản xuất dành giật thị trường trong và ngoài tỉnh. - Xây dựng các dự án về khu công nghiệp mới, về máy móc thiết bị thu hút vốn đầu tư. -Cải tiến dây chuyền sản xuất . Kết hợp (ST) -Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nghành. -Nghiên cứu trực tiếp khai thác nguyên vật liệu đầu vào. - Mở rộng quy mô sản xuất, nỗ lực đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm để vuơn tới trong tương lai. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời hạn chế việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Điểm yếu(W) - Chưa chú trọng đầu tư, khai thác hết máy móc thiết bị. -Chi phí cao, khả năng cạnh tranh thấp. -Chưa có nhiều sản phẩm mới, hàng tồn kho còn lớn. -Đầu tư còn dàn trải chưa tập trung tốt. - Vốn bị chiếm dụng. - Giá cả cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Kết hợp (WO) - Lựa chọn những dự án có đầu tư hiệu quả và tập trung tránh đầu tư dàn trải. - Tập trung sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất, sản lượng vật liệu để phục vụ đủ nhu cầu cho các công trình. - Tiến hành nâng cấp tài sản. Kết hợp (WT) - Quản lý chặt chẽ nguồn vốn tránh việc vốn bị chiếm dụng để hạn chế việc vay nợ. -Chiến lược hạ giá thành đối với sản phẩm để tăng sức cạnh tranh. - Thay đổi cơ cấu sản phẩm tìm ra nhiều sản phẩm mới. -Thúc đẩy hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 66 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CPXD& DVTM SÔNG LA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC THỌ TỈNH HÀ TĨNH 3.1. Định hướng chiến lược phát triển của công ty trong thời gian sắp tới Với phương trâm kinh doanh đa ngành nghề, luôn đi trước đón đầu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, luôn giữ chữ tín với khách hàng và các đối tác, luôn lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu phấn đấu và xây dựng văn hoá công ty lành mạnh nên đã và đang gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Thứ nhất: Không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Với mục tiêu trở thành nhà sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu tại các tỉnh miền Trung, công ty luôn nỗ lực hoàn thiện chất lượng sản phẩm thông qua việc nâng cao năng suất lao động và cải tiến công nghệ. Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại Sông La đã áp dụng nhiều cải tiến để tự động hoá dây chuyền, tiết kiệm nhân công và phát huy tối đa nguồn nhân lực. Thứ hai: Lấy khách hàng làm trọng tâm: Cam kết phấn đấu nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu Khách Hàng. Công ty lấy tín nhiệm của Khách Hàng làm mục đích để hoạt động. Chúng tôi cam kết giao sản phẩm đúng chất lượng, đủ số lượng và đúng thời gian. Thứ ba: giảm chi phí, tiết kiệm trong quản lý và sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Thứ tư: chú trọng phát triển con người: Thường xuyên quan tâm đến đời sống người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Thường xuyên có những chính sách để thu hút nhân tài, lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao, tạo một môi trường làm việc thoải mái, chuyên nghiệp để mọi cá nhân có thể tự do phát huy hết khả năng. Tiếp tục rà soát, sàng lọc, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBCNV để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cả về chuyên môn cũng như ý thức, trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, bảo đảm làm chủ được thiết bị và công nghệ mới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 67 Thứ năm: Hoàn thành các dự án đang triển khai và thu hút thêm các dự án mới. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động nhằm tối đa hoá lợi nhuận mang lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. 3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng vốn và xác định nguồn tài trợ năm 2013 Bên cạnh nhu cầu sử dụng vốn để trang trải chi phí sản xuất kinh doanh, năm 2013 là năm mà công ty sẽ triển khai thực hiện các dự án nhằm mở rộng hiệu quả sản xuất kinh doanh bao gồm các gói thầu về xây lắp, mua sắm hàng hóa điển hình như: trường tiểu học Đức Lạc, trường THCS Trường Sơn, trạm y tế xã Đức Thủy, nhà văn hóa Đức Tùng... Vì vậy nhu cầu vốn của công ty rất lớn. Để có thể huy động vốn đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với sự biến động của thị trường và môi trường kinh doanh của công ty từng thời kỳ. - Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty, ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn. - Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn và triển vọng trong năm tới. Nghiên cứu tình hình biến động thị trường hiện nay cũng như phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm qua cho thấy công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau đây:  Vốn chiếm dụng: thực chất là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng nguồn vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.  Vốn vay: với chiến lược phát triển mà công ty vạch ra sẽ hứa hẹn nhiều cơ hội tốt trong tương lai, do đó công ty có thể đưa bản kế hoạch của mình tới ngân hàng và sẽ được ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 68 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 3.3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả TSCĐ có ý nghĩa quyết định đối với công ty.Với một số lượng tài sản cố định nhất định nếu có kế hoạch sử dụng cũng như quản lý chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho công ty tăng năng suất lao động, thay thế kịp thời những tài sản kém không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ nhất: xây dựng cơ cấu tài sản hợp lý giữa các đơn vị thành viên trong công ty để khai thác đồng bộ, triệt để công suất máy móc thiết bị, nhà cửa kho tàng. Thứ hai: nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định về mặt thời gian và công suất biện pháp này làm cho với một lượng tài sản cố định nhất định có thể sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn hơn, tiền khấu hao với một đơn vị sản phẩm giảm, vốn cố định luân chuyển nhanh hơn. Thứ ba: xác định chính xác mức khấu hao, phân phối và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý. Công ty cần phải căn cứ vào kế hoạch đầu tư XDCB, những dự kiến về sự biến động TSCĐ trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện khấu hao kỳ trước đã ảnh hưởng như thế nào đến khấu hao kỳ này để có kế hoạch phù hợp. Thứ tư: thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa TSCĐ theo quy định để đảm bảo TSCĐ hoạt động bình thường đúng tiến độ công trình, tránh tình trạng hư hỏng. Đồng thời tiến hành phân loại TSCĐ, tài sản nào đang cần dùng đang phát huy tác dụng thì đẩy mạnh phát huy khai thác, sử dụng còn những tài sản nào không dùng hoặc không mang lại hiệu quả kinh tế thì tiến hành thanh lý hay nhượng bán để bổ sung vốn cho công ty. Thứ năm: quy định trách nhiệm vật chất đối với người bảo quản và sử dụng TSCĐ để tránh tình trạng TSCĐ hư hỏng mất mát trước thời gian quy định. 3.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Xây dựng kế hoạch huy động vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng chính vì vậy công ty cần phải hoạch định được về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu huy động vốn của công ty và tổ chức sử dụng vốn hiệu quả trong thời gian tới để đem về lợi nhuận tối đa trong mục tiêu phát triển bền vững. Thứ nhất: chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán tích cực nhanh chóng, giải quyết công nợ nhằm thu hồi đủ vốn và kịp thời giao cho công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 69 Cần phải xác định đúng lượng tiền dự trữ tiền mặt cần thiết để đảm bảo sự an toàn trong thanh toán và rủi ro lãi suất. Công ty nên có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những khác hàng thanh toán trước thời hạn, đối với những hợp đồng có giá trị lớn để giảm rủi ro công ty có thể yêu cầu khác hàng có sự đảm bảo, thế chấp bàng hiện vật. Mặt khác, công ty nên khai thác triệt để nguồn tiền mặt nhàn rỗi của doanh nghiệp nhằm giảm chi phí về vốn và tăng thu. Có nhiều cách để thực hiện như đem gửi ngân hàng, bổ sung vốn cho các dự án đầu tư đang hoạt động có hiệu quả Thứ hai: tăng cường quản lý hàng tồn kho hiệu quả bằng việc lập kế hoạch tổ chức quản lý các hoạt động nhằm vào nguồn nguyên liệu và hàng hóa vào ra khỏi công ty. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang và thành phẩm chưa được tiêu thụ.Công ty cần giảm bớt lượng tồn kho bằng cách tăng lượng bán ra, cân đối giữa sản xuất và nhu cầu thị trường, mở rộng tiêu thụ sản phẩm...làm tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. Thứ 3: thực hiện tốt chính sách công tác thu hồi công nợ để giảm thiểu tối đa các khoản phải thu của công ty. Phòng kế toán tổng hợp phải có trách nhiệm theo dõi kịp thời các khoản phải thu, đôn đốc và ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng. Thứ tư: đi sâu tìm hiểu phân tích nhu cầu thị trường, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm bằng cách nắm bắt được các loại vật tư thiết bị nào mà thị trường còn thiếu để tổ chức công tác thu mua và dự trữ cho phù hợp, hạn chế tình trạng ứ động vật tư dự trữ để giảm chi phí quản lý, giảm các khoản chênh lệch tỷ giá và gây ứ động vốn cho công ty. Mặt khác, đây là biện pháp tốt nhất để tăng số lượng, doanh số bán hàng trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo. Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, marketing, nắm bắt những nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế của sản phẩm và phát huy nhũng thế mạnh hiện có. Thứ năm: Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhà máy Ngoài ra còn có các giải pháp:  Điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý: Cần hạ thấp tỷ trọng vốn vay, tăng khả năng tự chủ về tài chính, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 70  Giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty, Cần xem xét một cách hợp lý về nhân viên, chế độ bán hàng, các chính sách marketing. Điều chỉnh hướng tới mức chi phí có thể thấp nhất.  Công ty cần tiến hành thường xuyên công tác phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân và tìm cách khắc phục.  Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như : huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vay vốn từ cán bộ- công nhân viên trong công ty, huy động vốn qua hợp tác liên doanh... 3.3.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý Công ty nên tổ chức các khóa học nâng cao kiến thức về thị trường, về tình hình thay đổi luật thuế mới hay chế độ kế toán mới, các kiến thức về marketing...Bên cạnh đó không ngừng cập nhật cho các cán bộ về các quy định mới trong kinh doanh, luật và các văn bản về thương mại, chính sách thuế... thông qua các buổi tập huấn do các chuyên gia của các cơ quan chuyên trách được mời, qua các tài liệu tạp chí chuyên nghành...để vận dụng một cách hiệu quả. - Khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong công ty về cả vật chất lẫn tinh thần như: tăng lương, tiền thưởng, nghỉ phép, tham gia các phong trào do công đoàn tổ chức như: các hội thao bóng đá, bóng chuyền...hay động viên thăm hỏi các gia đình chính sách. - Công ty cần có những biện pháp cứng rắn trong quản lý lao động như siết chặt kĩ thuật lao động, thực hiện phê bình nghiêm khắc trong các trường hợp vi phạm quy định và kỉ luật chung, xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp tác động trực tiếp đến lợi ích người lao động. Mặt khác, công ty nên nâng cao năng lực của người quản lý, thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng (kỹ năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ, kỹ năng marketing) để quản lý quán tốt hơn. 3.3.4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm mục đích ký kết hợp đồng để tăng doanh thu và lợi nhuận tạo ra hướng phát triển cho công ty. Vì vậy để có kết quả kinh doanh khả quan, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty, công ty cần nâng cao đội ngũ nhân viên có trình độ năng lực và đam mê trong lĩnh vực marketing. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 71 - Quảng bá sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí, báo, internet, poster... - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm và thiết lập bạn hàng mới và giữ vững quan hệ với các bạn hàng truyền thống nhằm duy trì và mở rộng thị trường. - Duy trì và giữ mối quan hệ tốt đối với khách hàng nhất là các đại lý phân phối, các chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình đồng thời mở rộng thêm các địa bàn trong tỉnh... Mặt khác, công ty nên thành lập phòng tiếp thị và nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng bán hàng để giảm bớt hàng tồn kho, tối thiểu hóa chi phí. Trong phòng tiếp thị bao gồm:  Bộ phận marketing: nghiên cứu thị trường, đề ra các chiến lược tiếp thị cho công ty.  Bộ phận quan hệ công chúng: đề ra và thực hiện các hoạt đông quan hệ cộng đồng nhằm xây dựng hình ảnh của công ty đối với công chúng. 3.3.5. Mở rộng mạng lưới bán hàng và đối tượng khác hàng Cần thiết lập hệ thống cửa hàng bán lẻ trên khắp tỉnh với các chính sách bán hàng linh hoạt và mềm dẻo như: khuyến khích khác hàng thanh toán trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu thanh toán, giảm giá đối với khách hàng mua với số lượng lớn... Các khách hàng của công ty hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước hoạt đông trong lĩnh vực xây dựng với năng lực tài chính chưa thật sự cao.Vì vậy công ty cần hướng tới các công ty cổ phần, TNHH, ... có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động kinh doanh ổn định, tăng trưởng bền vững. 3.3.6. Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sinh lời của đồng vốn, ngoài việc phát triển và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thế mạnh của mình, công ty nên mở rộng sang các lĩnh vực khác như: kinh doanh khách sạn, nhà hàng, mở rộng liên doanh liên kết với các công ty có tiềm năng để tìm kiếm, đánh giá cơ hội đầu tư nhằm đạt được hiệu quả sinh lời cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên công ty cần xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý tránh tình trạng đầu tư dàn trải vào các dự án không khả thi cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 72 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Để tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Vì vậy bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm tới vấn đề quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất. Qua quá trình phân tích tình hình sử dụng vốn của công ty CPXD& DVTM Sông La trong những năm qua cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng, nỗ lực tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh.. Công ty đã đạt được những thành tựu như công tác huy động vốn của Công ty tương đối tốt, tăng liên tục qua các năm cùng với sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận đã góp phần không nhỏ làm tăng khả năng thanh toán, củng cố và phát triển nguồn vốn đảm bảo duy trì ổn định sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Bên cạnh đó công ty còn gặp phải một số khó khăn cần phải có các biện pháp khắc phục sớm như tỷ lệ hàng tồn kho còn lớn, vòng quay khoản phải thu cao,... Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế nhất định trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn của mình. Do vậy việc tìm ra giải pháp để công ty quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả hơn có ý nghĩa rất quan trọng. Với đề tài này hi vọng đưa ra một số vấn đề cơ bản và thực tiễn về hiệu quả công tác quản lý vốn lưu động và vốn cố định của công ty. Thông qua đó đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công quản lý vốn của công ty. Hy vọng rằng các giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty phát triển bền vững trong thời gian tới. Tuy nhiên, vì thời gian thực tập có hạn và sự hiểu biết của tôi còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chưa có kinh nghiệm thực tế. Nên nội dung báo cáo thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến của thầy cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán tổng hợp của công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn . ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 73 Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường ĐHKT Huế đặc biệt là Th.S Nguyễn Thị Thúy Hằng người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình làm bài, cũng như Ban giám đốc,các cán bộ phòng kế toán tổng hợp Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Sông La - Nhà máy gạch Tuynel Đức Thọ đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này . 2. Kiến nghị Trong thời gian vừa qua do suy thoái kinh tế, cắt giảm đầu tư công của nhà nước các công trình thi công ít nhu cầu sử dụng gạch trong nhân dân giảm. Số tiền các công trình chiếm dụng nhiều, công nợ mua vật tư vật liệu để phục vụ sản xuất thi công lớn. Nợ tiền lương của cán bộ công nhân viên kéo dài là khó khăn mà toàn công ty CPXD&DVTM Sông La đã và đang trải qua. Vì vậy để vượt qua khó khăn, tạo sự đoàn kết, hăng say lao động trong công ty qua thời gian thực tập, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến quá trình hoạt động SXKD của công ty và kiến thức của bản thân được trang bị trong 4 năm qua tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: Đối với công ty. Một là: Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực hiện có.Tích cực mở rộng thị trường kinh doanh rộng lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong đó đặc biệt là xây dựng các công trình thủy lợi. Hai là: Thu hút lực lượng lao động bên ngoài để bổ sung, thay thế hàng năm cho công ty. Chính vì lực lượng cán bộ có trình độ tay nghề cao vẫn chưa nhiều, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của công ty. Ba là: Các trưởng bộ phận đôn đốc cán bộ công nhân lao động tăng cường công tác thu hồi công nợ, tiền gạch, nợ XDCB, mở rộng công tác tiếp thị sản phẩm. Bốn là: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy chế về quản lý trong nội bộ công ty. Tăng cường tiết kiệm, giảm chi phí đến mức cần thiết đối với tất cả các khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Năm là: Cần thực hiện tốt cơ chế quản lý nội bộ, đảm bảo tính gọn nhẹ nhưng hiệu quả trong hoạt động. Cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên có đủ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. Nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ vào trong quá trình sản xuất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 74 Sáu là: Sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị hạn chế sự hao mòn vô hình. Đồng thời có chế độ bảo quản tốt, máy móc thiết bị phải luôn được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ tránh hư hỏng nhằm nâng cao năng lực hoạt động và giảm chi phí hao mòn của máy móc. Đối với cơ quan nhà nước: Thứ nhất: Cần hoàn thiện khuôn khổ, hành lang pháp lý. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về luật cũng như có các chính sách cụ thể cho công ty mình.ví dụ như chính sách vay vốn, đấu thầu, ... Mục tiêu kiềm chế lạm phát phải đi kèm với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Thứ hai: Nhà nước cần có chính sách thuế suất, thuế nhập khẩu hợp lý, để công ty có điều kiện nhập các máy móc công nghệ hiện đại từ nước ngoài cũng như nhập khẩu nguyên liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất. Mặt khác nhà nước nên có các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển nguồn nguyên liệu cho sản xuất gạch như đất sét, than... Thứ ba: Điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với biến động của thị trường. Lãi suất ngân hàng là chi phí vốn, vì vậy việc lãi suất cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy Nhà nước phải điều chỉnh lãi suất sao cho thấp hơn lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp. Lãi suất ngân hàng do Nhà nước quy định phải đảm bảo vừa khuyến khích doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh có lãi, vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi. Thứ tư: Đề nghị các ban ngành, UBND huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh tạo điều kiện cho công ty về mặt cơ sở vật chất trên địa bàn hoạt động của công ty nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của công ty, góp phần đảm bảo giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thúy Hằng SVTH: Thái Thị Hoài Thương _ Lớp: K44B - KHĐT 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. PGS.TS Trịnh Văn Sơn(2006), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Trường đại học kinh tế Huế. [2]. Ts. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung(2008), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Đại học KTQD. [3]. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương(2007), Giáo trình kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại học KTQD. [4]. PGS. TS. Lưu Thị Hương (2004), Giáo trình thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính, Hà Nội [5]. Th.s Hồ Tú Linh( 2012), Bài giảng kinh tế đầu tư, NXB Trường ĐHKT Huế. [6]. Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012 của Công ty CPXD&TMDV Sông La. [7]. Bảng kê tài sản cố định các năm 2010, 2011, 2012 của Công ty CPXD& DVTM Sông La. [8]. Bảng báo giá gạch năm 2013 của Công ty CPXD&DVTM Sông La.[9]. Báo Hà Tĩnh(2012), Hà Tĩnh: Nhiều nhà máy sản xuất gạch ngói có nguy cơ phá sản, Website: [10]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh. Website: [11]. Sở kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh. Website: [12].Cổng thông tin điện tử huyện Đức Thọ- tỉnh Hà Tĩnh. Website: [13]. Thời báo kinh doanh(2012), Sự phát triển của gạch không nung, Website: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthai_thi_hoai_thuong_1059.pdf
Luận văn liên quan