Khóa luận Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại

Đối với các khoản phải thu khách hàng doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. Để thực hiện tốt việc quản lý các khoản phải thu khách công ty cần phải thực hiện một chính sách tín dụng vừa nới lỏng vừa thắt chặt để thu hút được khách hàng vừa không bị mất vốn. Nới lỏng thể hiện ở chỗ công ty cung cấp những ưu đãi cho khách hàng mua với khối lượng lớn, thanh toán đúng hạn hoặc trước hạn. Chặt chẽ ở chỗ khi kí kết hợp đồng công ty cần phải quy định rõ ràng các điều khoản thanh toán, thời hạn thanh toán và các điều kiện khiếu nại cho từng hợp đồng riêng biệt. Tình hình doanh thu trong những năm gần đây của công ty giảm mạnh do đó doanh nghiệp nên thay đổi phương pháp bán hàng và đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường mới. Nếu như hiện tại doanh nghiệp chủ yếu bán hàng tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận thì doanh nghiệp nên mở rộng thêm hệ thống tại các tỉnh như Thanh Hóa, Thái Bình, Hải Phòng. Những nơi này đều là nơi có đông dân cư, sản phẩm của công ty có mức giá rả hơn các sản phẩm của công ty khác nên dễ thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Bên cạnh việc mở rộng thị trường thì doanh nghiệp cũng nên đón đầu áp dụng những phương pháp sản xuất hiện đại nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm

pdf82 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp phải giữ được một lượng tiền tối ưu để vừa đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tất cả các nhu cầu của doanh nghiệp mà chi phí cơ hội là thấp nhất. Không dự trữ thừa vào tài sản có tính thanh khoản cao vì thông thường đầu tư vào TSDH sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư vào TSNH. Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty CP Thiết bị Thương mại được trình bày cụ thể trong bản 2.11 dưới đây. Tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong doanh nghiệp, trong ba năm 2011- 2013 tiền mặt có nhiều biến động thất thường. Năm 2011 tiền mặt chiếm 60.10% thì đến năm 2012 tiền mặt đã giảm mạnh còn 11.73%, và đến năm 2013 thì tiền mặt lại tăng lên 56.27%. Điều này chứng tỏ công ty có xu hướng sử dụng tiền mặt nhiều hơn là sử dụng tiền gửi ngân hàng. Thang Long University Library 49 Bảng 2.11: Bảng cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 CL 2013-2012 CL 2012- 2011 Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng Tiền và CKTĐ tiền 404.67 100 145.99 100 426.3 100 258.68 177.1 (280.38) (65.76) Tiền mặt 227.70 56.27 17.13 11.73 256 60.10 210.57 1,229 (239.11) (93.31) Tiền gửi NH 176.96 43.73 128.86 88.27 170.1 39.90 48.10 37.33 (41.27) (24.26) Nguồn: Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 Tiền gửi ngân hàng chủ yếu của công ty là tiền gửi thanh toán, năm 2012, lượng tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất là 88.27%. Nhưng đến năm 2013 chỉ còn là 43.73% và năm 2011 là 39.90%. Tuy tỷ trọng tiền gửi ngân hàng vào năm 2012 là lớn nhất nhưng giá trị tiền gửi ngân hàng vào năm 2013 lại là lớn nhất đạt 176.96 triệu đồng. Ta thấy công ty vẫn chủ yếu là sử dụng tiền mặt thay vì sử dụng tiền gửi ngân hàng. Với lượng tiền mặt trong quỹ của công ty lớn giúp công ty có thể nhanh chóng thanh toán được những tình huống khẩn cấp nhưng nó lại đem lại bất lợi đó là khả năng sinh lời của tiền trong quỹ là bằng 0. Hiện nay, hầu hết mọi công ty đều thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng, ngoài việc thuận lợi thì tài khoản của doanh nghiệp tại các ngân hàng còn nhận được một khoản lãi nho nhỏ. Việc quản lý vốn bằng tiền tại công ty được giao cho một kế toán viên và nhân viên này sẽ chịu trách nhiệm ghi nhận các phát sinh cần sử dụng tiền và các giao dịch thu chi tại công ty hằng ngày, đến cuối ngày sẽ báo cáo cho kế toán trưởng. Trên cơ sở của báo cáo kế toán tiền mặt và nhu cầu của công ty so sánh với các kỳ kế hoạch tương ứng của năm trước, kế toán trưởng sẽ xây dựng kế hoạch dự trữ tiền. Cách tính toán này đơn giản nhưng hiệu quả không cao bời vì việc xây dựng này phụ thuộc nhiều vào khả năng và kinh nghiệm của kế toán trưởng. Công ty nên áp dụng các mô hình quản lý tiền mặt để có thể dự đoán được nhu cầu tiền mặt một cách chính xác, từ đó công ty có thể đem lượng tiền dư thừa này đem đi đầu tư. Các khoản phải thu ngắn hạn Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán đó là khoản phải thu khách hàng. Tỷ lệ các 50 khoản phải thu trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thường chúng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng TSNH của doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu và tình hình các khoản phải thu cho phép ta đưa ra nhận xét về chính sách tín dụng thương mại và thu hồi công nợ của doanh nghiệp. Nghiên cứu tại công ty CP Thiết bị Thương mại cho thấy các khoản phải thu bao gồm : Phải thu khách hàng, Trả trước cho người bán, Các khoản phải thu khác, Dự phòng phải thu khách hàng khó đòi. Dưới đây là cơ cấu của các khoản phải thu ngắn hạn Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 Từ biểu đồ trên ta thấy các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiêp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu qua các năm. Tuy nhiên, năm 2011 có giá trị các khoản phải thu đạt không phải là lớn nhất mà là khoản tiền ứng trước cho người bán. Doanh nghiệp ứng tiền trước cho người bán hàng vào năm 2011 là quá nhiều gần 70% giá trị các khoản phải thu làm cho cơ hội đầu tư của doanh nghiệp 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% NĂM 2013 NĂM 2012 NĂM 2011 864,533,470 1,806,036,713 1,178,881,278 615,278,000 613,548,000 7,488,528,000 45,764,919 27,994,292 128,750,762 0 64,815,898 94,815,963 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 3. Các khoản phải thu khác 2. Trả trước cho người bán 1. Phải thu khách hàng Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của công ty CP Thiết bị Thương mại ĐVT: Đồng Thang Long University Library 51 giảm. Nhưng đến năm 2012 thì công ty đã giảm mạnh khoản ứng trước này để lấy vốn đầu tư cho hoạt động tài chính dài hạn là góp vốn vào công ty liên doanh liên kết. Giá trị thay đổi các khoản phải thu khách hàng bị ảnh hưởng lớn từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm ngày càng kém của doanh nghiệp. Mức độ giảm mạnh của doanh thu bán hàng khiến cho các khoản phải thu khách hàng cũng giảm theo, đồng thời công ty cũng tăng cường công tác quản lý nợ để thu hồi được hết nợ cũ. Trong năm 2011, 2012 công ty vẫn trích khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi nhưng đến năm 2013 công ty đã tiến hành hoàn nhập giá trị các khoản dự phòng này. Do trong năm các khách hàng của công ty đã tiến hành trả nợ và một số khách hàng khác đã mất khả năng thanh toán nên số nợ cũ đó được tiến hành xóa sổ. Chính sách tín dụng của công ty CP Thiết bị Thương mại: Cũng như các công ty khác để đảm bảo rằng khi cung cấp hàng hóa cho khách hàng công ty đều thu được tiền. Công ty đã có những quy định đối với khách hàng. Sau đây là chính sách tín dụng mà công ty đã áp dụng:  Đối với người mua hàng là cá nhân thì công ty sẽ không cung cấp tín dụng  Đối với khách hàng là các tổ chức, công ty thì tùy theo từng số lượng mua hàng mà sẽ được công ty cung cấp tín dụng. Đối với những hóa đơn có giá trị từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng công ty sẽ cho khách hàng nợ trong vòng 10 ngày. Với những hóa đơn từ 60 triệu đến 80 triệu công ty thường cho nợ 20 ngày. Những hóa đơn có giá trị trên 70 triệu thì sẽ có thời gian nợ là 30 ngày. Hàng tồn kho Với đặc thù là ngành sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng nên hàng tồn kho của doanh nghiệp có những đặc điểm riêng như: giá trị nguyên vật liệu có giá trị và khối lượng lớn đòi hỏi phải dự trữ lớn để đáp ứng các đơn đặt hàng. Bên cạnh đó thì tình hình tiêu thụ sản phẩm không nhiều khả quan nên lượng sản phẩm tồn kho là khá lớn. Chính vì vậy mà giá trị hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Việc dự trữ hàng tồn kho ở mức cao đem lại lợi ích cho doanh nghiệp như: chủ động trong sản xuất, mua nguyên vật liệu với số lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, xây dựng tín nhiệm với khách hàng vì luôn có khả năng cung cấp sản phẩm khi cần thiết. Tuy nhiên dự trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ khiến cho doanh nghiệp tốn nhiều chi phí lưu kho và quản lý hàng tồn kho. Qua bảng số liệu dưới đây ta có thể thấy rằng lượng hàng tồn kho của công ty đang ngày một giảm trong giai đoạn từ năm 2011- 2013. Nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là ba khoản mục chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong hàng tồn kho. 52 Bảng 2.12: Cơ cấu chi tiết khoản mục hàng tồn kho ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Nguyên vật liệu 332,947,621 794,494,141 1,028,599,534 Công cụ dụng cụ 37,419,444 44,745,163 77,354,958 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 447,622,375 1,022,747,895 1,421,233,252 Thành phẩm 865,322,814 607,065,220 538,712,035 Hàng gửi bán 7,254,694 3,390,945 18,688,551 Nguồn: Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là: sắt, thép, để sản xuất ra két sắt. Trong ba năm giá trị nguyên vật liệu mà công ty tiến hành bảo quản trong kho ngày càng giảm dần do số lượng tiêu thụ thành phẩm ngày càng giảm mạnh. Khi giảm đầu tư cho nguyên vật liệu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lưu kho và bảo quản nguyên vật liệu. Công cụ dụng cụ là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp và hầu như không cỏ ảnh hưởng đến khoản mục hàng tồn kho. Khoản mục này cũng có xu hướng là giảm dần qua các năm như nguyên vật liệu. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng hàng tồn kho. Giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao nhất vào năm 2011 là 1.421.233.252 đồng giảm dần đến năm 2012 còn 1.022.747.895 đồng và đến năm 2013 chỉ còn 447,622,375 đồng. Việc giảm các khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của doanh nghiệp là điều thể hiện tiến hành sản xuất kinh doanh một cách có lộ trình hơn không sản xuất ồ ạt như những giai đoạn trước đó nữa. Thành phẩm: Do tình hình tiêu thụ không được khả quan nên doanh nghiệp còn tồn kho một số lượng lớn thành phẩm hoàn thành. Giá trị thành phẩm vào năm 2013 là 865,322,814 tăng hơn con số 607,065,220 và 538,712,035 đồng của năm 2012, 2011. Qua phân tích có thể thấy rằng hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên công tác quản lý vẫn còn chưa tốt sẽ phát sinh nhiều chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho, gây ứ đọng vốn và làm giảm khả năng sinh lời của công ty. 2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành vốn lưu động của công ty CP Thiết bị Thương mại Tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho Thang Long University Library 53 Với đặc thù là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng tồn kho của doanh nghiệp có những đặc điểm như là: nguyên vật liệu có khối lượng lớn và giá trị cao, thời gian dự trữ dài vì vậy đây là ngành đặc thù, tuy nhiên cũng phải có một lượng dự trữ lớn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. Do vậy mà cần đánh giá hiệu quả sử dụng của hàng tồn kho để thấy được khả năng sử dụng linh hoạt vốn lưu động tại công ty. Ta dùng các chỉ tiêu để đánh giá hàng tồn kho: hệ số lưu kho, thời gian luân chuyển kho trung bình. Giá trị lưu kho TB năm 2013 = (1,690,566,948 + 2,372,550,912)/2 = 2,031,558,930 Bảng 2.13: Tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013- 2012 2012- 2011 Giá vốn hàng bán Đồng 3,576,934,702 5,953,215,401 7,143,657,668 Giá trị lưu kho TB Đồng 2,031,558,930 2,678,623,395 2,984,695,878 Hệ số lưu kho Vòng 1.76 2.22 2.39 (0.46) (0.17) Thời gian luân chuyển kho TB Ngày 204.47 161.98 150.41 42.49 11.57 Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD và bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 Trong ba năm 2011- 2013, tình hình giá vốn hàng bán và giá trị hàng tồn kho trung bình đều có xu hướng giảm cho nên hệ số lưu kho của doanh nghiệp cũng giảm theo. Nếu như năm 2011 hệ số lưu kho của doanh nghiệp là 2.39 vòng thì đến năm 2012 là 2.22 vòng và đến năm 2013 thì giảm xuống chỉ còn 1.76 vòng. Khi hệ số lưu kho của doanh nghiệp giảm tức là thời gian gian luân chuyển kho trung bình của công ty sẽ tăng lên qua các năm. Năm 2011 thời gian luân chuyển kho là 150.41 ngày thì đến năm 2012 tăng thêm 11.57 ngày và đến năm 2013 thì tăng mạnh nhất là 42.29 ngày lên đến 204.47 ngày. Điều này chứng tỏ công ty đang luân chuyển hàng tồn kho chậm dẫn đến tăng các khoản chi phí quản lý kho, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoàn thành. Như vậy, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn tồn kho của công ty trong các năm gần đây là không cao cần có những biện pháp phù hợp để giảm lượng HTK. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ngắn hạn Trong tình hình kinh tế hiện nay thì việc doanh nghiệp này chiếm dụng vốn của doanh nghiệp kia trong chu kỳ sản xuất kinh doanh để đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa. Nhu đã nói ở trên, công ty đã đi chiếm dụng vốn của công ty khác nên việc công ty bị chiếm dụng vốn là việc đương nhiên. Hiện nay, cac doanh nghiệp đều cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng dưới dạng khách hàng mua chịu nhằm cạnh tranh và bán được nhiều hàng hóa. Khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động. Vì vậy, quản lý các khoản phải thu là trọng tâm trong quản lý hàng tồn kho. 54 Bảng 2.14: Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ngắn hạn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013 -2012 2012 -2011 Doanh thu thuần Đồng 3,770,552,495 6,502,486,663 8,648,838,700 (42.01) (24.82) Bình quân các khoản phải thu Đồng 2,018,985,646 5,701,685,453 8,890,976,003 (64.59) (35.87) Hệ số thu nợ Vòng 1.87 1.14 0.97 0.73 0.17 Thời gian thu nợ trung bình Ngày 192.77 315.66 370.08 (122.90) (54.41) Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD và bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 Hệ số thu nợ của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm gần đây. Hệ số thu nợ năm 2013 là 1.87 vòng tăng so với con số 1.14 vòng của năm 2012 là 0.73 vòng, năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 là 0.17 vòng so với con số 0.97 vòng của năm 2011. Trong giai đoạn này hệ số thu nợ tăng lên là do tốc độ giảm của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu. Việc tăng hệ số thu nợ kéo theo sự giảm xuống của thời gian thu nợ trung bình. Việc này rất có lợi cho công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp, giảm các khoản chi phí phát sinh. Thời gian thu hồi nợ trung bình của năm 2013 là 192.77 ngày, năm 2012 là 315.66 ngày và năm 2011 là 370.08 ngày. Khi doanh thu bán hàng giảm cũng làm cho các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm. Điều này có nghĩa là chính sách bán hàng của công ty không thực sự hiệu quả. Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả Bảng 2.15: Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013 - 2012 2012 - 2011 Hệ số trả nợ Vòng 2.42 4.08 7.08 (1.65) (3.00) Thời gian trả nợ TB Năm 148.48 88.26 50.88 60.22 37.38 Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD và bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số trả nợ trung bình trong ba năm hiện nay có xu hướng giảm dần. Tốc độ giảm của các khoản giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp nhỏ hơn tốc độ giảm của các khoản phải trả trong kì của doanh nghiệp làm cho hệ số trả nợ giảm. Năm 2013, hệ số trả nợ của doanh nghiệp là 2.42 vòng giảm so với con số 4.08 vòng của năm 2012 là 1.65 vòng, năm 2012 lại giảm 3 vòng so với con số 7.08 vòng của năm 2011. Khi hệ số trả nợ giảm kéo theo thời gian trả nợ trung bình tăng lên điều này giúp doanh nghiệp gia tăng được thời gian trả nợ, tận Thang Long University Library 55 dụng tối đa các khoản tín dụng. Nếu như năm 2011 thời gian trả nợ trung bình trong một năm là 50.88 ngày thì đến năm 2012 con số này tăng lên 88.26 ngày và đến năm 2013 con số này cũng tăng thêm 37.38 ngày nữa thành 148.48 ngày. Thời gian quay vòng của tiền Bảng 2.16: Thời gian quay vòng của tiền trong doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013 -2012 2012 -2011 Thời gian thu nợ trung bình 192.77 315.66 370.08 (122.90) (54.41) Thời gian luân chuyển hàng tồn kho 204.47 161.98 150.41 42.49 11.57 Thời gian trả nợ trung bình 148.48 88.26 50.88 60.22 37.38 Thời gian quay vòng của tiền 248.75 389.38 469.61 (140.63) (80.23) Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán Thời gian quay vòng tiền của doanh nghiệp phán ánh số ngày thực tế mà lượng tiền từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh bỏ ra cho đến khi thu hồi được toàn bộ vốn đầu tư. Trong ba năm gần đây thời quay vòng tiên có xu hướng giảm dần, chứng tỏ tốc độ luân chuyển tiền tệ ngày càng tốt. Năm 2013 thời gian quay vòng của một chu kỳ tiền là 248.75 ngày giảm so với năm 2012 là 14.63 ngày, năm 2012 lại giảm 80.23 ngày so với con số 469.61 ngày của năm 2011. Thời gian quay vòng của tiền giảm là do tốc độ giảm của thời gian thu nợ trung bình lớn hơn tốc độ tang cảu thời gian trả nợ trung bình là thời gian luân chuyển hàng tồn kho. 2.3.5 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cần sử các chỉ tiêu phán ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp được thể hiện ở các chỉ tiêu sau: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở các tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động. Dưới đây là bảng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. VLĐTB năm 2013= ( 4,066,132,712 + 5,179,365,654 )/2 = 4,622,749,183 ĐVT: Ngày 56 Bảng 2.17: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013- 2012 2012- 2011 Doanh thu thuần Đồng 3,770,552,495 6,502,486,663 8,648,838,700 VLĐ trung bình Đồng 4,622,749,183 8,882,559,817 12,585,753,981 Vòng quay VLĐ Vòng 0.82 0.73 0.69 0.08 0.04 Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 441.36 491.77 523.87 (50.40) (32.10) Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD và bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 Xu hướng chung của vòng quay vốn lưu động là nhỏ hơn 1 và tăng dần qua các năm. Năm 2013 số vòng luân chuyển trong một năm của doanh nghiệp là 0.82 vòng, năm 2012 chỉ tiêu này chỉ là 0.73 vòng và giảm mạnh nhất là vào năm 2011 là 0.69 vòng giảm so với năm 2012 là 0.04 vòng. Vòng quay vốn lưu động tăng dần qua các năm là do tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tốc độ giảm của VLĐ trung bình năm. Khi số vòng quay vốn lưu động nhỏ hơn 1 chứng tỏ thời gian luân chuyển hết một vòng vốn lưu động sẽ lớn hơn 360 ngày trong một năm. Ngược lại với xu hướng giảm dần của vòng quay vốn lưu động thì kỳ luân chuyển lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2013 kỳ luân chuyển vốn lưu động là 441.36 ngày giảm so với năm 2012 là 50.40 ngày, năm 2012 lại giảm so với con số 523.87 ngày của năm 2011 là 32.10 ngày. Khi số ngày luân chuyển giảm dần chứng tỏ doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn, tuy nhiên thì số ngày để luân chuyển hết vốn lưu động trong một kỳ hoạt động sản xuất còn quá lớn hơn một năm quá nhiểu. Mức tiết kiệm vốn lưu động Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh với kỳ gốc Quy ước: Chọn năm 2011 làm năm gốc Bảng 2.18: Mức tiết kiệm vốn lưu động của doanh nghiệp Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Tổng mức luân chuyển VLĐ Đồng 3,770,552,495 6,502,486,663 8,648,838,700 Kỳ luân chuyển VLĐ gốc Ngày 523.87 523.87 523.87 Kỳ luân chuyển VLĐ so sánh Ngày 441.36 491.77 523.87 Mức tiết kiệm VLĐ Đồng (864,143,072) (579,831,637) 0 Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD và bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 Thang Long University Library 57 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng công ty ngày càng quản lý chặt chẽ và hiệu quả vốn lưu động hơn. Biểu hiện được ở chỉ tiêu mức tiết kiệm vốn lưu động qua các năm. Năm 2013 mức tiết kiệm vốn lưu động của công ty so với năm 2011 là 864,143,072 đồng, năm 2012 mức vốn lưu động tiết kiệm được của doanh nghiệp là 579,831,637 đồng. Hệ số đảm nhận vốn lưu động Bảng 2.19: Hệ số đảm nhận vốn lưu động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013- 2012 2012- 2011 Doanh thu thuần Đồng 3,770,552,495 6,502,486,663 8,648,838,700 (42.01) (24.82) VLĐ trung bình Đồng 4,622,749,183 8,882,559,818 12,585,753,981 (47.96) (29.42) Hệ số đảm nhận VLĐ Đồng 1.23 1.37 1.46 (0.14) (0.09) Nguồn:Báo cáo kết quả SXKD và bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 Hàm lượng vốn lưu động cho biết để đạt được một đơn vị doanh thu thuần công ty phải sử dụng bao nhiều đồng vốn lưu động, do đó hệ số này càng nhỏ càng tốt. Trong năm 2011, để tạo ra 1 đồng doanh thu phải bỏ ra 1,46 đồng vốn lưu động. Trong năm 2012, để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 1,37 đồng vốn lưu động, như vậy so với năm 2011, hàm lượng vốn lưu động trên 1 đồng doanh thu đã giảm 0,09 đồng. Năm 2013, để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 1.23 đồng vốn lưu động, giảm so với năm 2012 là 0.14 đồng. Hàm lượng vốn lưu động giảm là do vốn lưu động bình quân giảm nhiều hơn doanh thu giảm. Mặc dù đã đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nhưng hàm lượng vốn lưu động vẫn ở mức cao, công ty phải sử dụng nhiều vốn mới có thể tạo ra 1 đồng doanh thu, đây là tín hiệu cho thấy vốn lưu động của công ty sử dụng chưa hiệu quả, công ty phải có biện phát đẩy mạnh hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm hàm lượng vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 58 Hệ số sinh lời trên vốn lưu động Bảng 2.20: Hệ số sinh lời của vốn lưu động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013- 2012 2012- 2011 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD Đồng (2,540,500,553) (2,068,055,852) (1,748,803,174) 22.84 % 18.26 % VLĐ trung bình Đồng 4,622,749,183 8,882,559,818 12,585,753,981 (47.96) % (29.42) % Hệ số sinh lời trên VLĐ Đồng (54.96) (23.28) (13.90) (31.67) (9.39) Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD và bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 Để tiếp tục đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta đi xem xét tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên vốn lưu động, đây là chỉ tiêu phản ánh số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được tạo ra từ 1đồng vốn lưu động bình quân sử dụng, trong năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là (54.96)%, giảm so với năm 2011 31.67%, điều này có nghĩa cứ bỏ ra 100 đồng vốn lưu động thì công ty thua lỗ 54.96 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, chiều hướng thua lỗ có xu hướng tăng. Nguyên nhân của thực trạng này do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng giảm, khoản doanh thu bán hàng không đủ bù đắp các chi phí mà doanh nghiệp phải trả. Công ty cần có biện pháp quản lý tốt các khoản chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty CP Thiết bị Thương mại Nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013 có nhiều biến động do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, với sự gia nhập của các doanh nghiệp mới và doanh nghiệp nước ngoài nên công ty thực sự đã bị lép vế về số lượng hàng tiêu thụ. Doanh thu và lợi nhuận trong ba năm gần đây của doanh nghiệp giảm mạnh và đang gặp phải phải trạng thái tiêu cực. Sức mua của thị trường trong giai đoạn này cũng giảm mạnh, nhiều người thắt chặt chi tiêu không mua sắm nhiều như thời kì tăng trưởng. Thêm vào đó là sự phân phối cửa hàng, đại lý của doanh nghiệp chủ yếu ở địa bàn Hà Nội nên chưa có được sự mở rộng của thị trường tiêu thụ. Điều này làm giảm tình trạng tiêu thụ hàng ảnh hưởng đến khâu dự trữ và sản xuất hàng hóa trong kỳ của doanh nghiệp. Thang Long University Library 59 Việc tính toán và sử dụng vốn lưu động chủ yếu dựa vào kinh nghiêm thực tế của kế toán trưởng và của ban giám đốc nên chưa tính toán được chính xác được lượng vốn lưu động thực tế cần sử dụng, làm hạn chế khả năng sinh lời của các tài sản này. 2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty CP Thiết bị Thương mại 2.4.1 Những kết quả đạt được Trong năm qua uy tín của công ty đã tăng, nhờ đó mà các khoản phải trả tăng giúp cho công ty chiếm dụng được nguồn vốn lớn hơn năm trước. Về quản lý các khoản phải thu: Số vòng quay các khoản phải thu tuy không cao, song năm 2013 đã tăng so với năm 2012 và làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm 122.90 ngày. Khả năng thu hồi nợ của công ty đã được cải thiện. Về quản trị vốn tồn kho dự trữ: Với mục tiêu mở rộng SXKD của công ty thì công tác quản trị vốn tồn kho dự trữ đặc biệt là dự trữ nguyên vật liệu đã luôn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Tuy nhiên, số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 có xu hướng giảm đòi hỏi công ty phải chú trọng hơn nữa trong việc quản lý hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ta thấy công tác quản lý vốn bằng tiền của công ty cũng đạt được những kết quả nhất định, hệ số khả năng thanh toán hiện thời tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao, lớn hơn1, được xem là hợp lý. Tuy nhiên tình hình thanh toán nhanh và tức thời của công ty chưa được tốt. Vì vậy công ty cần phải xem xét lại việc dự trữ tiền mặt cho phù hợp với tốc độ tăng của các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn khi có yêu cầu. Về vòng quay vốn lưu động, trong năm 2013, vòng quay vốn lưu động tăng đã kéo theo kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm, giúp công ty tiết kiệm được 864,143,072 đồng. 2.4.3 Những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý sử dụng vốn: Trong vấn đề xác định nhu cầu VLĐ: Hiện nay công ty không áp dụng phương pháp nào để xác định nhu cầu VLĐ, điều này sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu VLĐ, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để sử dụng có hiệu quả VLĐ đòi hỏi công ty phải áp dụng phương pháp thích hợp để xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý cho năm báo cáo. Trong vấn đề quản lý các khoản phải thu: Vốn công ty bị chiếm dụng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động, tuy giảm so với đầu năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn tổng vốn lưu động, điều này làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh 60 doanh vì vốn lưu động bị chiếm dụng lớn, để tăng hơn nữa vòng quay các khoản phải thu công ty cần có biện pháp hữu hiệu để thu hồi các khoản nợ. Trong vấn đề quản lý HTK: tuy trong năm vốn tồn kho của công ty đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra liên tục nhưng lượng NVL tồn kho, thành phẩm tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có giá trị lớn gây ứ đọng VLĐ làm cho hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty giảm sút. Mặc dù dự trữ nguyên vật liệu giúp công ty ổn định giá đầu vào, dự trữ thành phẩm giúp Công ty nhanh chóng thực hiện hợp đồng cung cấp kịp thời nhu cầu của khách hàng nhưng một vấn đề đặt ra là chi phí lưu giữ bảo quản sẽ lớn làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ nói chung và VKD nói riêng. Việc giảm quá nhanh và mạnh tiền của công ty trong năm 2012 đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời. Công ty cần xem xét cơ cấu, lượng tiền một cách hợp lý, đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản, đồng thời đảm bảo an toàn tài chính của công ty. Ngoài ra công ty cũng cần xem xét tới nguồn tài trợ vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiện nay nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty được đầu tư nhiều bằng nguồn tài trợ dài hạn. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của công ty lành mạnh, nhưng mô hình này làm tăng chi phí sử dụng vốn, giảm lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty cần xem xét tới việc tài trợ nguồn vốn lưu động thường xuyên như thế nào là đủ, tránh lãng phí không cần thiết, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Các chỉ tiêu về hệ số sinh lời của công ty khá thấp, thậm chí âm, cho thấy công ty sử dụng vốn không hiệu quả, càng đầu tư càng thua lỗ, để chấm dứt tình trạng này đòi hỏi công ty phải có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hơn nữa trong năm qua, công ty tăng đầu tư tài chính ra bên ngoài, tuy nhiên, hiệu quả mang lại không cao, công ty cần xem xét tới hiệu quả đầu tư để có quyết định đầu tư hợp lý, nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. 2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Thiết bị Thương mại Qua nghiên cứu đánh giá ở trên ta thấy trong thời qua công tác quản lý sử dụng vốn VLĐ của công ty CP Thiết bị Thương mại cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó do hoạt động trong thị trường đầy biến động, cùng với không ít khó khăn và thử thách từ phía bản thân công ty trong quá trình SXKD nên thực tế vẫn tòn tại những hạn chế cần phải được khắc phục. Xuất phát từ tình hình đó, với vị trí của một sinh viên TCDN đang từng bước thực tế hóa lí luận đã được trang bị trên giảng đường đại học, tôi xin mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp cơ bản để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lí và sử dụng VLĐ tại công ty CP Thiết bị Thương mại như sau. Thang Long University Library 61 2.5.1 Chủ động xác định nhu cầu vốn lưu động một cách hợp lý, khoa học Trong nền kinh tế thị trường, điều kiện tiên quyết để tiến hành các hoạt động SXKD là phải có vốn. Công ty Cổ phần Thiết bị Thương mại là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất do vậy việc xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch huy động sử dụng vốn lưu động là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trước tiên, cần phải khẳng định rằng không có bất cứ một khuôn mẫu xác định nào có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động. Vì vậy, công ty phải tự xác định cho chính mình một phương pháp dựa trên những đặc điểm và tình hình cụ thể của mình. Có như vậy mới có thể phát huy được tác dụng của công tác dự báo và thực sự sẽ mang lại hiệu quả. Để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần lập kế hoạch vốn lưu động dựa trên những tính toán xác thực về nhu cầu vốn lưu động của công ty. Từ đó việc huy động vốn lưu động sẽ được tiến hành chủ động kịp thời, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh diến ra liên tục, có hiệu quả. Hiện nay công ty không áp dụng phương pháp nào để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên. Vì vậy dễ dẫn đến việc xác định sai nhu cầu VLĐ làm giảm tính linh động trong sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty nên dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ kỳ vừa qua của công ty để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho các thời kỳ tiếp theo. Công ty có thể thực hiện tính toán nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp gián tiếp thông qua các bước: - Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong năm 2013. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý -Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm 2013. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần - Xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm 2014 2.5.2 Thực hiện tốt kế hoạch thu chi vốn bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của đồng vốn Vốn bằng tiền là loại tài sản đặc biệt của DN, có thể dễ dàng chuyển hóa thành loại tài sản khác, vì vậy nó dễ trở thành đối tượng của các hành vi gian lận, tham ô hoặc lạm dụng trong doanh nghiệp. Mặt khác, vốn bằng tiền là một trong những yếu tố quyết định khả năng thanh toán của DN tại một thời điểm nhất định. Tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi phải thường xuyên có một lượng vốn bằng tiền tương xứng để đảm bảo cho tình hình tài chính của DN ở trạng thái bình thường. 62 Việc thiếu hụt vốn bằng tiền có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và có nguy cơ phá sản. Chính vì vậy, việc thực hiện tốt kế hoạch thu-chi vốn bằng tiền có ý nghĩa lớn đối với hoạt động kinh doanh của DN là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị TCDN. Trong thời gian qua, khoản vốn bằng tiền của Công ty có tỷ trọng nhỏ đang có xu hướng giảm do Công ty thực hiện giảm dự trữ vốn bằng tiền. Vì vậy, công việc đặt ra với các nhà quản trị tài chính là tìm biện pháp hữu hiệu để quản lí và sử dụng có hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Khi xem xét các biện pháp quản trị vốn bằng tiền Công ty cần chú ý những điểm sau: + Công ty cần xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu: vừa đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu tiền mặt hàng ngày lại vừa nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn. + Dự đoán và quản lý các nguồn nhập xuất Vốn bằng tiền. Cụ thể: - Lập bảng dự báo thời điểm và các khoản thu tiền. Thu tiền của Công ty chủ yếu từ các hoạt động như: nguồn thu từ bán hàng, nguồn thu từ đi vay - Lập bảng dự báo thời điểm và các khoản chi tiền. Các khoản chi tiền của Công ty chủ yếu là: mua sắm tài sản, nguyên vật liệu, trả lương, thanh toán các khoản nợ đến hạn, nộp thuế và các khoản chi khác. - Lập bảng hoạch định ngân sách tiền mặt dựa vào thông tin của hai bảng trên. Trên cơ sở so sánh luồng thu chi tiền mặt, Công ty có thể thấy được mức dư hay thâm hụt ngân quỹ ở từng thời điểm, từ đó thực hiện các biện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ, nhà quản lý có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tình hình: Khi thiếu cần đẩy nhanh tiến trình thu nợ, giảm số lượng hàng tồn kho, giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp, bán các tài sản thừa chưa sử dụng tới.... Khi thừa tiền mặt trong ngắn hạn: đầu tư vào các sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao, sử dụng các khoản đầu tư qua đêm của ngân hàng Khi thừa tiền trong dài hạn: đầu tư vào các dự án mới, góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết, dự án có khả năng sinh lời cao + Quản lí sử dụng các khoản thu - chi tiền mặt một cách chặt chẽ, tránh bị mất mát, lợi dụng, vì hoạt động thu chi Vốn bằng tiền của Công ty diễn ra hàng ngày, hàng giờ, hơn nữa Vốn tiền là một loại tài sản đặc biệt có khả năng thanh toán cao, dễ dàng chuyển hóa sang các hình thức tài sản khác. Các biện pháp quản lý cụ thể là: - Mọi khoản thi chi Vốn tiền mặt đều phải thực hiện thông qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ, tự thu tự chi. - Phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lí vốn tiền mặt, nhất là giữa thủ quĩ với kế toán quĩ, có biện pháp đảm bảo an toàn cho quĩ. Thang Long University Library 63 - Phải xây dựng các qui chế thu chi tiền mặt, khoản chi nào có thể dùng tiền mặt hoặc không cần dùng tiền mặt. - Quản lí chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, xác định rõ những đối tượng được tạm ứng, nhận tạm ứng, mức tạm ứng và thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời. 2.5.3 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng Trong nền kinh tế thị trường, bán hàng theo phương thức ký gửi, trả chậm đã trở nên khá phổ biến. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiêu thụ được nhiều hàng đều phải thực hiện việc cung cấp tín dụng cho khách hàng. Song điều này lại làm gia tăng các khoản phải thu, mà nếu không có những biện pháp thích hợp công ty sẽ bị mất vốn hoặc bị mất khách hàng. Năm 2013 vừa qua vốn bị chiếm dụng của công ty giảm. Đặc biệt khoản trả trước người bán giảm đáng kể, đây là tín hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của công ty, ngoài ra cần xem xét khoản phải thu khách hàng cuối năm 2013 lại tăng, trong khi doanh thu bán hàng giảm. Vì vậy công ty nên xây dựng được một chính sách tín dụng thương mại hợp lý, vẫn lôi kéo được nhiều khách hàng, vừa hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng, đảm bảo an toàn về mặt tài chính, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau: - Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “ mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên. - Với những khách hàng lớn, trước khi ký kết hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải có quy định chặt chẽ về thời hạn, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng. - Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời hạn thanh toán, tránh tình trạng để các khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi. - Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán. Cụ thể như: với những khách hàng thực hiện thanh toán trước thời hạn hoặc mua với khối lượng lớn thì công ty có thể cung cấp chiết khấu thanh toán, khuyến khích khách hàng thanh toán sớm. 64 - Chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Cần chú ý là khi phát sinh các khoản nợ khó đòi cần phân tích đánh giá, tìm nguyên nhân và biện pháp để hạn chế tổn thất. - Công ty lập quỹ dự phòng khoản phải thu khó đòi tương xứng với quy mô và rủi ro của khoản phải thu để có thể giảm được thiệt hại các khoản nợ xấu gây ra, đảm bảo an toàn về mặt tài chính. Tóm lại, để thực hiện tốt việc quản lý các khoản phải thu, công ty cần phải thực hiện một chính sách tín dụng vừa nới lỏng vừa chặt chẽ để vừa thu hút được khách hàng vừa không mất vốn. Nới lỏng thể hiện ở chỗ công ty cung cấp những ưu đãi cho những khách hàng mua với khối lượng lớn, thanh toán đúng hoặc trước thời hạn. Chặt chẽ thể hiện ở chỗ khi kí kết hợp đồng, công ty cần phải quy định những biện pháp áp dụng trong mỗi trường hợp trong mỗi hợp đồng. 2.5.4 Tăng cường quản lý tồn kho dự trữ. Việc quản lý tồn kho dự trữ trong các DN là rất quan trọng không chỉ vì tồn kho dự trữ thường chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản, mà tồn kho hợp lý, đúng mức sẽ giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm, hàng hóa để tiêu thụ, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hiệu quả VLĐ. Vốn tồn kho dự trữ của Công ty Cổ phần thiết bị thương mại trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao nhất do cuối năm Công ty đang trong giai đoạn sản xuẩt dở nhiều thành phẩm (két bạc, két sắt có đủ các kích cỡ và mẫu mã) phục vụ cho mục tiêu mở rộng thị trường. Giá trị nguyên vật liệu (Gồm các loại sắt thép từ 1ly-4ly, dầu nhớt, mỡ, sơn các loại hóa chất...) chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng giá trị hàng tồn kho, hiện nay hầu hết các nguyên vật liệu mà công ty sử dụng để sản xuất đều đang có sự biến động mạnh về giá, vì vậy việc dự trữ về nguyên vật liệu đảm bảo ổn định giá thành sản xuất và hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng vốn là công việc hết sức cần thiết. Cố gắng cải thiện uy tín của công ty đối với các nhà cung cấp để có thể kí những hợp đồng tương lai với họ, tức là kí hợp đồng ở hiện tại nhưng việc thực hiện của các bên diễn ra trong tương lai. Việc kí hợp đồng tương lai một mặt có thể giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho cho công ty, từ đó giảm chi phí lưu kho mà vẫn đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu với mức giá ổn định đã được thỏa thuận trước, mặt khác Công ty không phải ứng một lượng vốn lớn để trả trước cho người bán. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này, công ty cần phải tính toán, so sánh lợi ích thu được với những rủi ro có thể sảy ra như: chi phí thực hiện hợp đồng, chi phí vận chuyển, chi phí giao nhận giao nhận tăng, hoặc giá nguyên vật liệu trong tương lai giảm để có quyết định đúng đắn nhất. Thang Long University Library 65 Đề nghị khách hàng kí kết những hợp đồng tiêu thụ lâu dài hoặc những hợp đồng tương lai để công ty có thể chủ động trong việc cung ứng và dự trữ sản phẩm. Các loại công cụ, dụng cụ tồn kho lâu năm, đã lạc hậu và không còn sử dụng được cần nhanh chóng giải phóng để thu hồi lại số vốn đã tài trợ vào đó, đồng thời giảm chi phí lưu kho. Bên cạnh đó, công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lí HTK, tránh bị hư hỏng, mất mát, định kì kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại HTK để kịp thời giải phóng lượng hàng tồn kho bị hư hỏng, mất mát hoặc tồn đọng lâu năm nhằm giảm chi phí lưu kho và giải phóng vốn, tăng nhanh vòng quay HTK. 2.5.5 Chú trọng hơn nữa đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới Ngày nay, không một doanh nghiệp nào phủ nhận vai trò của các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt các biện pháp này, công ty sẽ mở rộng được thị phần, xây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong năm 2013, lượng thành phẩm tồn kho của công ty có giá trị lớn, tuy việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đã có những khởi sắc đáng ghi nhận nhưng vẫn còn nhiều điều cần bàn tới. Thời gian qua, biện pháp chủ yếu mà công ty đang áp dụng là chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng và các nhân viên trực tiếp giới thiệu sản phẩm tới đối tác, đồng thời những biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm này công ty sử dụng chủ yếu đối với khách hàng trong thành phố và một số tỉnh miền Bắc. Bởi vậy, trong thời gian tới, để thu hút khách hàng, nâng cao uy tín và mở rộng thị trường thì Công ty nên sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cụ thể: - Quảng cáo qua các pano, áp phích ngoài trời. Đây là biện pháp vừa rẻ tiền nhưng lại hiệu quả vì dễ gây được sự chú ý. Ngoài ra quảng cáo qua internet cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp, công ty cần đẩy mạnh hình thức này khi mà Việt Nam ngày càng ở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. - In các cuốn Catalogue về các loại sản phẩm, được trình bầy đẹp, có minh hoạ chi tiết về các sản phẩm. Các cuốn Catalogue này được phát hàng cho các cửa hàng bán lẻ và đem theo khi chào bán với khách hàng lớn. Ngày nay, các hình thức tài trợ cho các hoạt động xã hội được các doanh nghiệp áp dụng khá phổ biến để quảng cáo sản phẩm của mình. Vì thế công ty cũng nên áp dụng phương pháp quảng cáo này. Xét về lâu dài, thì đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao, vì nó vừa được nhiều người biết đến sản phẩm công ty hơn, lại vừa tăng được uy tín của công ty trên thị trường. - Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên kinh doanh, thị trường, qua đó nâng cao khả năng, trình độ bán hàng, giới thiệu sản 66 phẩm của đội ngũ này. Với một đội ngũ nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường có trình độ cao doanh số bán ra của Công ty sẽ dễ dàng được cải thiện hơn. - Tổ chức tốt hệ thống các văn phòng đại diện và phát triển hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm các cấp trên diện rộng, đặc biệt quan tâm đến những khu vực thị trường có nhiều tiềm năng phát triển. Hệ thống văn phòng đại diện, đại lý là những đầu mối tăng sức tiêu thụ sản phẩm ở nhiều địa phương khác nhau mà công ty lại tiết kiệm được chi phí bán hàng, chi phí lưu kho...Điều này sẽ giúp công ty có thể vươn ra chiếm lĩnh thị trường ở nhiều khu vực khác nhau trên phạm vi cả nước. - Đón đầu áp dụng những phương pháp sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường. Như vậy chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng tin tưởng và tìm đến với công ty hơn. Trên đây là một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ được rút ra từ lí luân chung và tình hình thực tế của công ty CP Thiết bị Thương mại. Hy vọng những kiến nghị này sẽ được công ty nghiên cứu, xem xét và áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và hiệu quả hoat động SXKD nói chung của công ty. Thang Long University Library 67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Vốn lưu động và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng nó luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp bởi hiệu quả sử dụng vốn lưu động gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong những năm vừa qua công ty Cổ phần Thiết bị Thương mại đã đạt được một số thành tựu như: tăng được uy tín với nhà cung cấp nhờ đó mà giá trị các khoản phải trả của doanh nghiệp tăng lên giúp doanh nghiệp chiếm dụng được nguồn vốn nhiều hơn những năm trước, vòng quay vốn lưu động đã tăng lên kéo theo kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm giúp công ty tiết kiệm được vốn lưu động đầu tư, công tác quản lý hàng tồn kho luôn đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, khả năng quản lý các khoản phải thu khách hàng được năng cao biểu hiện là giá trị các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, công ty Cổ phần Thiết bị Thương mại phải đứng trước rất nhiều khó khăn như: khó khăn về vốn, về khả năng cạnh tranh, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng hàng hóa không cao, doanh thu bán hàng của công ty trong vài năm trở lại đây giảm mạnh. Bên cạnh đó, công ty cũng tồn tại một số hạn chế trong khâu quản lý vốn lưu động như: doanh nghiệp chưa áp dụng bất kỳ phương pháp nào để tính giá trị vốn lưu động mà chỉ dựa vào kinh nghiệp của kế toán trưởng và của giám đốc doanh nghiệp, tỉ lệ vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng tuy đã giảm nhưng giá trị của nó vẫn chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng vốn lưu động, hàng tồn kho của công ty chiếm một tỷ trọng lớn nên gây ứ đọng vốn. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay rất thấp thậm chí còn âm chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn không có hiệu quả, càng đầu tư càng thua lỗ. Ngoài ra thì doanh nghiệp có đầu tư tài chính ra bên ngoài tuy nhiên thì hiệu quả mang lại không cao, công ty cần xem xét tới hiệu quả đầu tư để có quyết định hợp lý. Từ những tồn tại nêu trên của doanh nghiệp mà tôi xin mạnh dạn trình bày một số khuyến nghị như sau để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp tính nhu cầu vốn lưu động thích hợp dựa trên những đặc điểm tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm các khoản chi phí phát sinh không hợp lý, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như hiệu quả hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, khoản vốn bằng tiền của công ty có biến động không ngừng tuy nhiên tỉ trọng của lượng vốn bằng tiền vẫn còn rất thấp. Vì vậy, công việc đặt ra với các nhà quản trị tài chính là tìm biện pháp hữu hiệu để quản lý và sử dụng có hiệu quả tránh thất thoát, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Khi xem xét đến các biện pháp quản trị vốn bằng tiền doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau: công ty 68 cần xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu, dự đoán và quản lý các nguồn nhập xuất vốn bằng tiền, quản lý sử dụng các khoản thu chi tiền mặt một cách chặt chẽ, tránh bị thất thoát, lợi dụng, vì hoạt động thu chi vốn bằng tiền của doanh nghiệp diễn ra hằng ngày Đối với các khoản phải thu khách hàng doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. Để thực hiện tốt việc quản lý các khoản phải thu khách công ty cần phải thực hiện một chính sách tín dụng vừa nới lỏng vừa thắt chặt để thu hút được khách hàng vừa không bị mất vốn. Nới lỏng thể hiện ở chỗ công ty cung cấp những ưu đãi cho khách hàng mua với khối lượng lớn, thanh toán đúng hạn hoặc trước hạn. Chặt chẽ ở chỗ khi kí kết hợp đồng công ty cần phải quy định rõ ràng các điều khoản thanh toán, thời hạn thanh toán và các điều kiện khiếu nại cho từng hợp đồng riêng biệt. Tình hình doanh thu trong những năm gần đây của công ty giảm mạnh do đó doanh nghiệp nên thay đổi phương pháp bán hàng và đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường mới. Nếu như hiện tại doanh nghiệp chủ yếu bán hàng tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận thì doanh nghiệp nên mở rộng thêm hệ thống tại các tỉnh như Thanh Hóa, Thái Bình, Hải Phòng... Những nơi này đều là nơi có đông dân cư, sản phẩm của công ty có mức giá rả hơn các sản phẩm của công ty khác nên dễ thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Bên cạnh việc mở rộng thị trường thì doanh nghiệp cũng nên đón đầu áp dụng những phương pháp sản xuất hiện đại nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu bán hàng điểu này làm giảm lợi nhuận nhận được của doanh nghiệp. Một bộ máy cồng kềnh như hiện nay đã tốn rất nhiều chi phí mà hiệu quả quản lý của doanh nghiệp lại không cao, hai năm liền đều thua lỗ. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thay thế, tái cơ cấu công ty để tiết kiệm khoản chi phí này. Thời gian luân chuyển hàng tồn kho trong các năm vừa qua của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. Vì các sản phẩm chính của doanh nghiệp là két sắt nên doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác bán hàng tránh tồn kho thành phẩm trong thời gian dài. Két sắt để lâu ngày dễ bị hiện tượng oxi hóa trong không khí làm giảm giá trị cũng như chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp nên tính toán lại thời gian sản xuất hàng hóa giảm lượng công nhân sản xuất sản phẩm để có được số lượng sản phẩm vừa đủ để tiêu thụ. Thang Long University Library PHỤ LỤC 1. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 2. Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Ngọc Dược (2010), Báo cáo và phân tích tài chính doanh nghiệp, Giao thông vận tải, Hà Nội 2. Nguyễn Thùy Dương (2013), Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần kinh doanh thương mại Việt Trung, Hà Nội 3. Vũ Lệ Hằng (2013), Slide bài giảng Quản lý tài chính 1, Hà Nội 4. Lưu Thị Hương (2009), Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 5. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tài chính doanh nghiệp cơ bản, Tài chính, Hà Nội 6. Nguyễn Thị Ngọc Nương (2013), Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Việt Trung 7. Ngô Thị Quyên (2013), Slide bài giảng Quản lý tài chính 1, Hà Nội 8. Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Nông nghiệp, Hà Nội 9. Trần Thanh Thủy (2013), Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ và truyền thông- NEO, Hà Nội 10. Nguyễn Thu Thủy (2011), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, Lao động, Hà Nội 11. Vũ Công Ty (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Tài chính, Hà Nội 12. Mục So sánh Ngành của trang Web: cập nhật 10/5/2014, 13. Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 của công ty Cổ phần Thiết bị Thương mại Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_a20157_986.pdf
Luận văn liên quan