Khóa luận Đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Thái Hưng

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng, tiến hành thực hiện phân tích tài chính của công ty, tôi đã xác định được những biến động trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến các thành phần của tình hình tài chính doanh nghiệp và xác định được mức độ ảnh hưởng đó đến tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa, khi kết thúc quá trình phân tích, tôi có thể có một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính công ty như: lợi nhuận sau thuế tăng trưởng khá tốt; công ty giảm tỉ trọng nợ, tăng tỉ trọng VCSH; sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn đem lại sự an toàn về tài chính; khả năng thanh toán ở mức tốt so với toàn ngành; hiệu quả hoạt động tốt: RO , ROE ở mức tốt so với toàn ngành; tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng dẫn tới tăng hiệu quả hoạt động của công ty và đã nêu ra một vài đề xuất giúp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp như tăng lượng tiền mặt bằng cách hạ thấp tỉ trọng cách khoản phải thu và hàng tồn kho,

pdf70 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Thái Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15.880 Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn ( đơn vị) 1,92 2,90 2,87 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) 33 Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty tăng mạnh từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể, theo bảng tính trên thì năm 2012 hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn tăng 1.405% so với năm 2011. Năm 2013 tuy hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn có giảm nhưng vẫn ở mức cao, với 1 đồng tài sản dài hạn giúp tạo ra 2,87 đồng doanh thu. Nguyên nhân của sự gia tăng về hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn nhiều lần tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Năm 2012, trong khi tài sản dài hạn giảm thì doanh thu thuần tăng 1,5 lần, khiến hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn năm 2012 tăng từ 1,92 đơn vị lên 2,9 đơn vị. Phân tích chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Doanh thu thuần (tr.đ) 24.574 34.893 45.628 Tổng tài sản (tr.đ) 21.229 24.186 25.389 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản( đơn vị) 1,16 1,44 1,80 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty tăng dần trong 3 năm liên tiếp thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản đang được cải thiện tích cực. Cụ thể, trong năm 2011, với 1 đồng tổng tài sản công ty tạo ra 1,16 đồng doanh thu thì sang năm 2012, với 1 đồng tổng tài sản đã tạo ra 1,44 đồng doanh thu, tức tăng hiệu quả sử dụng tổng tài sản đã tăng 12,5 lần so với năm 2011. Năm 2013, công ty tiếp tục gia tăng hiệu quả sử dụng khi với 1 đồng tổng tài sản đã tạo ra được 1,8 đồng doanh thu. Có được hiệu suất tốt này, nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2013 đã tăng 31% so với năm 2012 trong khi tổng tài sản chỉ tăng 5% . Như vậy, sau 3 năm, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn đều tăng ấn tượng và giữ ở mức ổn định. Tóm lại, khi đánh giá về nhóm chỉ số năng lực hoạt động của công ty ta thấy sau 3 năm, hiệu suất sử dụng tổng tài sản đều tăng ấn tượng và giữ ở mức ổn định. Khâu thu hồi công nợ khá tốt, tránh được tình trạng ứ đọng vốn tốt hơn so với công ty cùng ngành. Tình trạng này được cải thiện từng năm chứng tỏ mối quan hệ với khách hàng của công ty là rất tốt. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, công ty đã kiểm soát rất tốt Thang Long University Library 34 tình hình thu hồi công nợ qua từng năm, khả năng thu hồi công nợ của công ty đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, Công ty cũng cần có chính sách quản lí thanh toán hợp lý nhằm tăng hiệu quả tài chính của mình. Ngoài ra, hiệu suất sử dụng tài sản cố định là khá thấp, vì vậy bên cạnh việc đầu tư thêm tài sản cố định, Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định như tiến hành các biện pháp nhằm hợp lý hoá sản xuất, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật ... nhằm tăng sản lượng lắp ráp, rút ngắn thời gian giao nhận hàng, ... 2.2.1.4 Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty C ph n Kỹ thuật Công nghệ Thái Hưng Hiệu quả kinh doanh của Công ty được đánh giá ở nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí quản lý chi phí. Chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm khoản mục: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí khác, được phản ánh trong bảng sau: Bảng 2.15: Doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của c ng ty Cổ phần ỹ thuật C ng nghệ Thái Hƣng STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Doanh thu(tr.đ) 24.672 35.001 45.683 2 Chi phí(tr.đ) 19.609 27.743 37.261 3 Chi phí/Doanh thu (%) 79,48 79,26 81,56 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) Qua bảng tính ở trên, tỉ lệ chi phí/doanh thu của công ty hàng năm thường dao động ở mức 80%. Công ty cần phấn đấu kiểm soát tỷ lệ này ở mức tối đa là 80% để đảm bảo kiểm soát chi phí và đảm bảo mức lợi nhuận mục tiêu. Phân tích chỉ tiêu Doanh lợi tiêu thụ của sản phẩm: phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần, cho biết một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng 2.16: Doanh lợi tiêu thụ của sản phẩm của Công ty CP KTCN Thái Hƣng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận sau thuế(tr.đ) 5.169 6.667 7.400 Doanh thu thuần(tr.đ) 24.574 34.893 45.628 Doanh lợi tiêu thụ của sản phẩm ( đơn vị) 0,21 0,19 0,16 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) 35 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm giảm dần sau các năm cho thấy công ty ngày càng khó khăn trong việc tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế. Cụ thể, năm 2011, với 1 đồng doanh thu tạo ra 0,21 đồng lợi nhuận sau thuế thì sang năm 2012 chỉ tạo ra được 0,19 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2013 thì giảm xuống thấp hơn, với 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra 0,16 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do mặc dù doanh thu thuần tăng đồng thời lợi nhuận sau thuế tăng theo nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Ngoài ra, chi phí cũng tăng nhanh khiến lợi nhuận sau thuế giảm xuống, kéo theo doanh lợi tiêu thụ của sản phẩm giảm xuống. Phân tích chỉ tiêu Doanh lợi trên tổng tài sản (ROA) của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Bảng 2.17: Doanh lợi trên tổng tài sản của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận sau thuế(tr.đ) 5.169 6.667 7.400 Tổng tài sản (tr.đ) 21.229 24.186 25.389 ROA ( %) 24,35 27,57 29,15 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) Doanh lợi trên tổng tài sản của công ty ở mức khá cao trong 3 năm từ năm 2011 đến 2013, khi RO đều từ 24% trở lên, chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả tài sản của mình. Cụ thể, năm 2012, RO đã tăng mạnh từ 24,35% năm 2011 lên 27,57%, và năm 2013, RO đạt 29,15%, là mức khá cao trong giai đoạn kinh tế trong nước khó khăn như hiện nay. Có được tốc độ tăng tốt trong năm 2012 là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng cao, tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Công ty đã duy trì tốt hệ số RO trong năm 2013 với mức 29,15%. Phân tích chỉ tiêu Hệ số doanh lợi trên VCSH của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Bảng 2.18: Doanh lợi trên VCSH của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận sau thuế(tr.đ) 5.169 6.667 7.400 Vốn chủ sở hữu (tr.đ) 11.954 10.886 13.357 ROE (%) 43,24 61,25 55,41 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) Thang Long University Library 36 Qua phân tích ta thấy doanh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty đạt con số rất ấn tượng trong 3 năm liền khi đều trên 43%. Cụ thể, năm 2011, ROE là 43,24%, sang năm 2012, ROE tăng vọt lên 61,25% và giảm còn 55,41% vào năm 2013. Đây là mức ROE rất cao so với các công ty cùng ngành cũng như các công ty trong nước trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Điều này chứng tỏ khả năng điều hành rất tốt của ban giám đốc công ty. Nguyên nhân của sự tăng trưởng tốt này là do lợi nhuận sau thuế duy trì được mức tăng tốt sau các năm. Từ bảng phân tích ta thấy được Công ty đang trên đà phát triển ổn định và vững chắc. Phân tích chỉ tiêu Hệ số lợi nhuận theo chi phí của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Bảng 2.19: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận sau thuế(tr.đ) 5.169 6.667 7.400 Tổng chi phí(tr.đ) 19.609 27.743 37.261 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí ( đơn vị) 0,26 0,24 0,20 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) Theo như bảng trên, tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần sau các năm. Cụ thể, từ 0,26 đơn vị vào năm 2011 đã giảm xuống còn 0,24 đơn vị vào năm 2012 và 0,20 đơn vị vào năm 2013. Điều này chứng tỏ công tác quản lí chi phí của công ty kém hiệu quả sau các năm. Trong khi tổng chi phí tăng nhanh sau các năm thì lợi nhuận sau thuế không tăng nhanh được như vậy, khiến cho tỷ suất lợi nhuận theo chi phí giảm dần. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn tiến hành các biện pháp nhằm cải tiến các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh như áp dụng quy trình quản lí theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, áp dụng CNTT vào hoạt động quản lí, kiểm soát nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, lắp ráp máy tính mang thương hiệu công ty, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các dự án cũng như nhu cầu bán lẻ, giảm tỷ lệ hỏng hóc do sai sót kĩ thuật, rút ngắn thời gian giao nhận hàng. Theo đó, chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài... cũng giảm đi đáng kể. 37 Tuy nhiên, do sự biến động của thị trường đầu vào (tỷ giá, nhân công) nên yếu tố chi phí cũng chịu tác động nhất định. Bảng 2.20: Phân tích đòn bẩ tài chính của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng số nợ vay(tr.đ) 8.630 12.353 10.605 Tổng tài sản(tr.đ) 21.229 24.186 25.389 Đòn bẩy tài chính ( đơn vị) 0,41 0,51 0,42 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) Theo lý thuyết đã phân tích, nếu doanh lợi tổng tài sản (ROA) lớn hơn lãi suất tiền vay thì trong trường hợp này đòn bẩy tài chính dương và sẽ khuyếch đại thêm cho ROE, trường hợp ngược lại đòn bẩy tài chính âm và sẽ làm giảm sút tương ứng ROE. Doanh lợi tổng tài sản Công ty đã tiến hành tính toán qua các năm từ 2011 đến 2013 tại chương 2 lần lượt là 24,35%; 27,57% và 29,15%. Xem xét các tỷ lệ lãi vay của Công ty trên thuyết minh báo cáo tài chính, tỷ lệ chi phí lãi vay/ tổng tài sản trung bình 3 năm là 0,4%, nhỏ hơn rất nhiều so với RO . Điều này chứng tỏ công ty đảm bảo được tác dụng của đòn bẩy tài chính với hiệu quả kinh doanh của Công ty, công ty vẫn có thể huy động vốn để mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách tăng cường các khoản vay mà không bị ảnh hưởng tới cân bằng tài chính. Tóm lại, sau khi phân tích khả năng sinh lời của công ty ta thấy doanh lợi trên tổng tài sản của công ty ở mức khá cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả tài sản của mình. Bên cạnh đó, doanh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty đạt con số rất ấn tượng trong 3 năm liền khi đều trên 43%. Đây là mức ROE rất cao so với các công ty cùng ngành cũng như các công ty trong nước trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Điều này chứng tỏ khả năng điều hành rất tốt của ban giám đốc công ty. Tuy nhiên, doanh lợi tiêu thụ sản phẩm giảm dần sau các năm cho thấy công ty ngày càng khó khăn trong việc tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế, công tác quản lí chi phí của công ty cũng k m hiệu quả sau các năm. Công ty cần có những biện pháp quản lí chi phí tốt hơn nữa để nâng cao khả năng sinh lời của mình. Thang Long University Library 38 2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của ng t ph n ỹ thuật ng nghệ Thái Hưng Dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán các năm 2011 đến năm 2013, công ty tiến hành phân tích tình hình biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong t ng số tài sản và tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong t ng số nguồn vốn. Bảng 2.21: Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So sánh 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) So sánh 2012 Tài sản ngắn hạn 8.455 39,83 12.135 50,17 10,35 9.509 37,45 -12,72 Tài sản dài hạn 12.775 60,17 12.052 49,83 -10,35 15.880 62,55 12,72 Nợ phải trả 8.630 41,93 12.353 53,16 11,23 10.605 44,26 -8,90 VCSH 12.600 58,07 11.834 46,84 -11,23 14.784 55,74 8,90 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) Qua bảng phân tích về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, cán bộ phân tích của Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng đã đưa ra nhận xét: tỷ trọng tài sản dài hạn lớn hơn gấp 1.5 lần so với tài sản ngắn hạn. Đây là tỷ lệ chưa được phù hợp với đặc thù của Công ty kinh doanh thiết bị máy văn phòng và dịch vụ công nghệ thông tin, với loại tài sản đóng góp vào quá trình kinh doanh chủ yếu là tài sản chủ yếu là hàng tồn kho, tài sản cố định bao gồm xưởng lắp ráp, dây chuyền lắp ráp, máy móc thiết bị cho thuê, showroom ..Tuy nhiên, định hướng của công ty là giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tăng đầu tư tài sản dài hạn để đáp ứng hoạt động kinh doanh phù hợp với ngành nghề đặc thù, thay đổi cơ cấu tài sản. Tính trên số tuyệt đối và số tương đối, tài sản dài hạn tăng giảm không đều trong ba năm, cụ thể, năm 2012 có sự giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Trên thực tế, Công ty vẫn tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định qua các năm nhưng mức độ đầu tư tài sản cố định của năm 2012 không lớn. Năm 2013, giá trị tài sản dài hạn tăng đột biến do có sự đầu tư lớn của công ty vào tài sản cố định ( thay mới dây chuyền lắp ráp, đầu tư hệ thống máy chủ nhằm kinh doanh dịch vụ cho thuê máy chủ, đầu tư phòng nghiên cứu và trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu phát triển phầm mềm, dịch vụ CNTT) để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trên thực tế và tỷ trọng của 39 tài sản dài hạn trên tổng tài sản đã tăng lên rõ rệt. Trong tương lai, nhằm phục vụ cho định hướng chuyển đổi cơ cấu doanh thu dần sang lĩnh vực cung cấp dịch vụ, giảm tỉ trọng doanh thu từ cung cấp phần cứng, công ty đang cơ cấu lại tỉ trọng tài sản của mình. Về nguồn vốn, Công ty có sự gia tăng về giá trị nguồn vốn qua các năm. Năm 2011, nguồn vốn của Công ty là 20.584 triệu, năm 2012 tăng lên đến 23.238 triệu và năm 2013 tăng nhẹ là: 23.962 triệu. Sở dĩ năm 2012 có mức tăng mạnh như vậy do chủ trương của Công ty mạnh dạn huy động thêm nguồn vốn vay trung hạn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy vậy, đến năm tài chính 2013, x t về cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản vẫn chiếm trên 50%, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh của Công ty, không phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Đi sâu chi tiết xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản, đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Cơ cấu tài sản của Công ty được thể hiện trên bảng sau: Bảng 2.22: Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Đơn vị tính: triệu đồng Tài sản 2012 2013 Chênh lệch Biến động TB ngành Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ trọng A. Tài sản ngắn hạn 12.135 50,17 9.509 37,45 -2.626 -12,72 -8,09 I. Tiền và tương đương tiền 7.258 30,01 3.542 13,95 -3.715 -16,05 -1,01 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 180 0,74 40 0,16 -140 -0,59 -0,33 III. Phải thu ngắn hạn 3.118 12,89 4.010 15,79 892 2,90 -4,31 IV. Hàng tồn kho 639 2,64 829 3,27 190 0,62 -3,44 V. Tài sản ngắn hạn khác 940 3,88 1.087 4,28 148 0,40 0,99 B. Tài sản dài hạn 12.052 49,83 15.880 62,55 3.828 12,72 8,09 I. Phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 10.242 42,35 13.908 54,78 3.665 12,43 5,62 Lợi thế thương mại 118 0,49 104 0,41 -14 -0,08 0,07 III. Bất động sản đầu tư 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0,00 IV. Đầu tư tài chính dài hạn 60 0,25 111 0,44 51 0,19 2,93 V. Tài sản dài hạn khác 1.631 6,74 1.758 6,92 126 0,18 5,39 Tổng cộng 24.187 25.389 1.202 4,97 -0,11 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) Thang Long University Library 40 Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản, có thể thấy trong năm 2013, so sánh kỳ trước, Công ty đã có sự gia tăng về tài sản (tăng 1.202 triệu đồng, tương đương 4,97%). Trong cơ cấu tài sản, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn và có sự gia tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể, so với đầu năm, tài sản dài hạn tăng một lượng là 3.828 triệu đồng, tăng 12,72% trong tỷ trọng tài sản. Sự gia tăng của tài sản dài hạn chủ yếu do Công ty đã đầu tư vào tài sản cố định ( tăng 12,43%). So sánh với các doanh nghiệp trong ngành là Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC và Công ty Cổ phần Viễn thông VTC, có thể thấy đây là xu hướng chung của những doanh nghiệp Công nghệ thông tin. Cụ thể: So với những công ty đầu ngành như Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC và Công ty Cổ phần Viễn thông VTC, thì mức độ gia tăng về tài sản dài hạn năm 2013 so với 2012 trung bình là 8,09%, mức độ gia tăng tài sản cố định trung bình là 5,62%. Việc đầu tư này quyết định đến việc tăng cường năng lực của Công ty trong hoạt động cung cấp dịch vụ cũng như sản xuất hàng hóa. Khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản dài hạn do Công ty không chú trọng đầu tư vào hoạt động này. Tuy nhiên, với sự phát triển năng động của thị trường chứng khoán thì đầu tư vào lĩnh vực hoạt động này có thể hứa hẹn mang lại lợi nhuận tốt cho công ty. Tài sản ngắn hạn có sự giảm sút cả về số tương đối và số tuyệt đối. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty chủ yếu gồm các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, có sự gia tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối (tăng 892 triệu đồng so với đầu năm và tăng 2,90% trong cơ cấu tài sản). Điều này thể hiện tình hình công nợ của công ty đang xấu đi, nguyên nhân là do chính sách bán hàng thay đổi, mục tiêu tăng doanh số và mở rộng thị trường ( doanh số bán hàng năm 2013 tăng 10.682 triệu, tương đương tăng 30,52%). Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm tài chính 2012 nhưng có sự sụt giảm mạnh vào năm 2013, cụ thể, giảm 3.715 triệu đồng, tương đương giảm 16,05% so với năm 2012. Tuy nhiên, nếu xét về khả năng thanh toán nhanh (là 0,82) và khả năng thanh toán hiện hành ( là 0,9) thì công ty vẫn đảm bảo được việc thanh toán mà không rơi vào tình trạng thiếu hụt về tiền mặt. Về khoản mục hàng tồn kho, có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Nếu so sánh với doanh nghiệp cùng ngành CMC có tỷ trọng hàng tồn kho năm 2012 là 21% , năm 2013 là 14% giá trị tổng tài sản, thì tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty vẫn là rất thấp, nhưng Công ty cần có sự liên hệ chặt chẽ với nhà cung cấp để đảm bảo hàng tồn kho đáp ứng kịp thời hoạt động kinh doanh. Bên cạnh việc phân tích cơ cấu tài sản, cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để thấy tình hình huy động và sử dụng vốn của Công ty. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện ở bảng sau: 41 Bảng 2.23: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn vốn 2012 2013 Chênh lệch Biến động TB ngành Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 12.353 51,07 10.605 41,77 -1.748 -9,30 -2,51 I. Nợ ngắn hạn 12.337 51,01 10.604 41,77 -1.733 -9,24 -4,15 II. Nợ dài hạn 16 0,07 0,91 0,00 -15 -0,06 1,64 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 10.886 45,01 13.357 52,61 2.471 7,60 -0,43 I. Vốn chủ sở hữu 10.886 45,01 13.357 52,61 2.471 7,60 26,38 II. Nguồn vốn và kinh phí khác C. Lợi nhuận giữ lại 948 3,92 1.427 5,62 479 1,70 Tổng cộng 24.186 25.389 1.203 4,97 0,24 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu có sự gia tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Tỷ trọng VCSH chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng nguồn vốn, điều đó thể hiện khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của Công ty đối với các chủ nợ là cao. Trong cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả giảm cả về số tương đối và tuyệt đối. Sự giảm nợ phải trả chủ yếu do sự sụt giảm của nợ ngắn hạn ( giảm 1.755 triệu đồng, tương đương giảm 9,24%). Đây cũng là xu hướng chung của ngành ( với mức sụt giảm nợ ngắn hạn là 4,15%). Bên cạnh đó ta thấy, hoạt động của công ty chủ yếu được tài trợ bởi các khoản nợ ngắn hạn (tính riêng các khoản vay và phải trả ngắn hạn đã chiếm xấp xỉ 50% tổng nguồn vốn của công ty) dẫn tới chi phí tài chính cao và làm tăng rủi ro tài chính. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn, lãi vay sẽ là gánh nặng đối với công ty. Từ tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn đã phân tích, công ty cần xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý. Chính sách huy động tập trung: nghĩa là công ty chỉ tập trung vào một số ít nguồn. Ưu điểm của chính sách này là chi phí hoạt động có thế giảm song sẽ làm công ty phụ thuộc hơn vào một số chủ nợ. Thang Long University Library 42 Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: đây là hình thức mua chịu, mà các nhà cung cấp lớn hơn bán chịu vốn. Nguồn vốn từ các t chức tín dụng: đây là một trong những nguồn huy động vốn hiệu quả. 2.2.3 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty ph n ỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng Việc phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh rất quan trọng, nó giúp công ty thấy được mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Khi phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, ta cần tính toán các chỉ tiêu sau: Vốn hoạt động thuần; Hệ số tài trợ thường xuyên; Hệ số tài trợ tạm thời; Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên; Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn; Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn. Việc xem xét các chỉ tiêu trên sẽ giúp bộ phận phân tích có căn cứ đánh giá tính ổn định và bền vững về cân bằng tài chính của Công ty. Bảng 2.24: Tình hình đảm bảo nguồn vốn năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Vốn hoạt động thuần -202 -1.095 -893 442,19 2. Tài sản ngắn hạn 12.135 9.509 -2.626 -21,64 3. Nguồn vốn tài trợ tạm thời (Nợ ngắn hạn) 12.337 10.604 -1.733 -14,05 4. Tài sản dài hạn 12.052 15.880 3.828 31,76 5. Nguồn vốn tài trợ thường xuyên (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu) 10.902 13.358 2.456 22,53 6. Hệ số tài trợ thường xuyên (6 = 4/ Tổng NV) 0,50 0,63 0,13 25,52 7. Hệ số tài trợ tạm thời (7= 3/ Tổng NV) 0,51 0,42 -0,09 -18,12 8. Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên (8= Vốn CSH / 5) 1,00 1,00 0,00 0 9. Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn (9= 5/2) 0,90 1,40 1 56,36 10. Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn (10= 2/Nợ NH) 0,98 0,90 -0,09 -8,84 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP ỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) 43 Từ bảng trên ta nhận thấy: vốn hoạt động thuần của Công ty trong cả 2 năm 2012 và 2013 đều nhỏ hơn 0. Riêng năm tài chính 2013, vốn hoạt động thuần giảm mạnh ( giảm 442,19%). Đây là dấu hiệu cho thấy sự thiếu hụt trong đảm bảo nhu cầu tài chính. Tuy vốn hoạt động thuần có giảm sút nhưng không ảnh hưởng lớn tới cân bằng tài chính vì vẫn đảm bảo an toàn cho việc thanh toán nợ ngắn hạn. Nguồn vốn tài trợ tạm thời giảm 14,05% và nguồn vốn tài trợ thường xuyên tăng 22,53% thể hiện công ty có sự cơ cấu lại nguồn vốn, tuy nhiên nguồn vốn của Công ty vẫn ở trạng thái ổn định và bền vững. Hệ số tài trợ thường xuyên của Công ty rất cao và tăng so với năm 2012, tăng 25,52%. Hệ số vốn chủ sở hữu trong nguồn tài trợ thường xuyên 2 năm liên tiếp xấp xỉ 1, chứng tỏ tính độc lập và tự chủ về tài chính của Công ty cao. 2.2.4 Phân tích sự tác động giữa các nhân tố của ng t ph n ỹ thuật ng nghệ Thái Hưng Ta sử dụng phương pháp Dupont để phân tích sự tác động giữa các nhân tố trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phương pháp Dupont dựa trên hai chỉ tiêu RO và ROE. Mối liên hệ của ROE – RO được thể hiện trên công thức: ROE = ROA x EM Hay ROE = PM x AU x EM = PM x AU x 1/(1- tỷ suất nợ) Trong đó: ROE: Doanh lợi vốn chủ sở hữu RO : Doanh lợi tài sản EM: Số nhân vốn PM: Doanh lợi tiêu thụ, phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp. U: Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Khi PM tăng thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả. Trên cơ sở số liệu của Công ty, ta l n lượt tính được các chỉ tiêu như sau: Bảng 2.25: Hệ thống chỉ tiêu theo phƣơng pháp Dupont của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Thái Hƣng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 ROA(%) 24 28 29 ROE(%) 43 61 55 PM(%) 21 19 16 AU(%) 116 145 180 EM ( đơn vị) 1,78 2,22 1,90 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP KTCN Thái Hưng) Thang Long University Library 44 Qua các chỉ tiêu trên ta thấy sự thay đổi của ROE chịu ảnh hưởng của ba nhân tố: - Sự thay đổi của doanh lợi doanh thu: Nếu giữ nguyên các nhân tố khác không thay đổi, sự thay đổi của doanh lợi doanh thu sẽ làm ROE thay đổi một lượng là: Δ ROE (2012 – 2011) = (0,19 – 0,21) x 1,16 x 1,78 = -0,04 Δ ROE (2013 – 2012) = (0,16 – 0,19) x 1,45 x 2,22 = -0,09 - Sự thay đổi của hiệu suất sử dụng tài sản: Nếu giữ nguyên các nhân tố khác không thay đổi, sự thay đổi của hiệu suất sử dụng tài sản sẽ làm ROE thay đổi một lượng là: Δ ROE (2012 – 2011) = 0,21 x (1,45 – 1,16) x 1,78 = 0,11 Δ ROE (2013 – 2012) = 0,19 x (1,80 – 1,45) x 2,22 = 0,15 - Sự thay đổi của đòn bẩy tài chính: Nếu giữ nguyên các nhân tố khác không thay đổi, sự thay đổi của đòn bẩy tài chính sẽ làm ROE thay đổi một lượng là: Δ ROE (2012 – 2011) = 0,21 x 1,16 x (2,22 – 1,78) = 0,11 Δ ROE (2013 – 2012) = 0,19 x 1,45 x (1,90 – 2,22) = -0,09 Như vậy, năm 2012, ROE gia tăng so với 2011 là do sự gia tăng của đòn bẩy tài chính và hiệu suất sự dụng tài sản. Sự gia tăng của EM và AU lớn hơn sự sụt giảm của doanh lợi tiêu thụ PM nên ROE năm 2012 vẫn tăng. Năm 2013, ROE sụt giảm do sự gia tăng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản không đủ lớn so với sự sụt giảm của nhân tố doanh lợi tiêu thụ và đòn bẩy tài chính. 2.2.5 Phân tích dòng tiền của ng t ph n ỹ thuật ng nghệ Thái Hưng Bảng 2.26: Dòng tiền tại công ty CP Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hƣng Đơn vị: Triệu đồng Lƣu chu ển tiền tệ 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Dư đầu kì 2.781 1.525 7.257 -1.255 -45,14 5.731 375,60 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 6.977 7.880 8.850 903 12,95 969 12,30 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -5.939 1.355 -4.770 7.294 -122,82 -6.125 -451,98 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính -2.293 -3.504 -7.795 -1.211 52,83 -4.290 122,42 Lưu chuyển tiền thuần trong năm -1.255 5.731 -3.715 6.987 -556,53 -9.446 -164,82 Dư cuối kì 1.525 7 3.542 -1.518 -99,52 3.534 48706,96 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011,2012,2013- Công ty CP ỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng) 45 Từ bảng trên ta thấy dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng khá tốt do tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các khoản phải trả cũng tăng lên, chứng tỏ công ty đã nhận được chính sách hỗ trợ tốt từ nhà cung cấp. Bên cạnh đó, các khoản phải thu giảm xuống, điều này một phần là do chính sách bán hàng của công ty ưu tiên thu tiền mặt. Chính sách này hoàn toàn hợp lí trong điều kiện kinh tế suy giảm hiện nay. Ngoài ra, ta thấy dòng tiền từ hoạt động đầu tư có sự giảm mạnh, do hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới và môi trường vĩ mô có nhiều biến động đã làm công ty đầu tư không mấy hiệu quả, dòng tiền vào hạn chế. Có thể thấy rằng, để tài trợ cho sự tăng trường nhanh chóng của công ty và đầu tư mạnh mẽ vào tài sản cố định, công ty đã sử dụng nợ vay khá nhiều, công ty đã chi trả nợ 1 phần nợ gốc. Sản xuất kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận đem về lớn 2.2.6 Đánh giá hiệu quả tài chính của c ng t so với c ng t trong ngành cung cấp thiết bị và dịch vụ NTT Bảng dưới đây so sánh 3 bộ chỉ tiêu tài chính cơ bản là: Chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ tiêu sinh lời, chỉ tiêu cơ cấu vốn năm tài chính 2012, 2013 của Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng với 2 công ty cùng ngành là Công ty Cổ phần Viễn thông VTC và Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC. Bảng 2.27: So sánh với đơn vị cùng ngành cung cấp thiết bị và dịch vụ CNTT Đơn vị: (%) Chỉ tiêu 2012 2013 TH CMC VTC TH CMC VTC Chỉ tiêu tăng trƣởng Tăng trưởng doanh thu 41,87 -26,27 -15,03 30,52 -7,13 25,26 Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 28,97 -400,09 -655,21 11,00 109,40 68,89 Chỉ tiêu sinh lời Lợi nhuận gộp biên 45,03 9,44 18,65 39,12 13,48 20,71 Lợi nhuận thuần biên 22,96 -3,31 -11,42 19,60 0,43 0,04 ROA 27,57 -6,80 -7,84 29,15 0,59 -2,69 ROE 61,25 -17,85 -14,61 55,41 1,70 -4,78 Chỉ tiêu cơ cấu vốn Tổng nợ trên tổng tài sản 51,07 61,56 30,76 41,77 62,89 24,42 Tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu 113,48 161,54 57,36 79,40 182,23 43,32 ( Nguồn: Tính toán từ BCTC Công ty CP TCN Thái Hưng, Công ty CMC, Công ty VTC) Thang Long University Library 46 Biểu đồ 2.3 So sánh hệ thống chỉ tiêu tài chính 2 năm 2012-2013 Quan sát biểu đồ ta thấy các chỉ tiêu tài chính của công ty Thái Hưng đều dương trong khi các chỉ số tài chính của công ty trong ngành thì có những biến động lớn, thậm chí là âm. Chỉ tiêu tăng trưởng bình quân 2 năm của công ty Thái Hưng là 20% trong khi công ty CMC là -145%, công ty VTC là -293%. Từ kết quả tính toán trên ta thấy khả năng sinh lời của năm 2013 giảm so với năm 2012, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty diễn biến xấu đi nhưng so với 2 đơn vị cùng ngành thì vẫn khả quan hơn rất nhiều. Năm 2012, tuy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả kinh doanh của công ty vẫn rất khả quan với tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 41,87% và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt 28,97%. Tuy nhiên, sang năm 2013 hoạt động sản xuất và kinh doanh thiết bị văn phòng của công ty sẽ bị ảnh hưởng mạnh từ cuộc khủng hoảng. Tóm lại, tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng so với 2 công ty tương tự cùng ngành tương đối ổn định và bền vững trong 2 năm 2012, 2013. Điều này có được là do sự nhanh nhạy chuyển dịch lĩnh vực kinh doanh từ sản xuất thiết bị ( vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nhập khẩu, bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến động tỉ giá) sang lĩnh vực cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và không ngừng phát triển mở rộng nhờ vào uy tín thương hiệu sãn có trên thị trường. Tuy nhiên, để duy trì được đà tăng trưởng ổn định, công ty cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. 47 Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cần thiết thực hiện những giải pháp tức thời và thêm đó là những giải pháp lớn mang tính chiến lược, đánh giá, xác định lại vị thế công ty, đề ra những mục tiêu phát triển hiệu quả, lâu dài, bền vững trong kinh doanh. 2.3 Đánh giá tổng quan về tình hình tài chính c ng t Cổ phần ỹ Thuật Công Nghệ Thái Hƣng Qua quá trình phân tích tài chính công ty có thể rút ra những điểm chính trong bức tranh tài chính của công ty như sau: 2.3.1 Một số ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của ng ty ph n ỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng Về lợi nhuận sau thuế Nhìn chung tình hình tài chính trong năm 2013 của Công ty là tương đối tốt, tình hình hoạt động kinh doanh trong năm hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế tăng 11% so với năm 2012, tăng tích lũy nội bộ thông qua việc bổ sung vào các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Về cơ cấu vốn Cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn được điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của Công ty, giảm tỉ trọng nợ ( giảm 9,3%) và tăng tỉ trọng vốn chủ sở hữu. Điều này giúp công ty nâng cao năng lực tài chính trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn của Công ty khá lành mạnh, tỷ trọng nợ trong tổng tài sản thấp, áp lực lãi vay đến năm 2013 là không còn. Hơn nữa, x t về độ an toàn nguồn vốn, tỷ lệ vốn vay/VCSH của công ty đã giảm xuống còn rất thấp. Về chính sách tài trợ Chính sách tài trợ trong năm của công ty tương đối tốt, lấy nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn đã đem lại sự an toàn chắc chắn về mặt tài chính. Vốn lưu chuyển ở cả đầu năm và cuối năm đều cao hơn nhu cầu vốn lưu chuyển cho thấy doanh nghiệp thừa vốn lưu chuyển đế đáp ứng nhu cầu vốn lưu chuyển, hay khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là tốt, tạo ra hình ảnh tốt trong mắt nhà đầu tư và chủ nợ. Về khả năng thanh toán Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty năm 2013 giảm so với năm 2011 Thang Long University Library 48 và 2012, tuy nhiên vẫn ở mức rất tốt so với công ty cùng ngành, khi hệ số thanh toán đề sấp xỉ 1. Điều này cho thấy trong năm 2013 khả năng thanh toán của Công ty vẫn là rất tốt. Đồng thời việc thanh toán đúng hạn các khoản nợ trong kỳ đã giúp cho công ty tạo được uy tín trên thị trường. Về hiệu suất sử dụng vốn Trong năm công ty đã có nỗ lực đáng kể trong việc quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, làm tăng vòng quay vốn lưu động tạo sự chu chuyển vốn nhanh đem lại hiệu quả kinh doanh. Về hiệu quả hoạt động Các hệ số sinh lời năm 2013 của Công ty cổ phần đều khá tốt so với mức trung bình ngành. Trong đó, RO tăng so với năm 2011 và 2012, ROE vẫn duy trì ở mức rất cao. Các hệ số sinh lời này cao do tốc độ tăng của lợi nhuận cao cho thấy kết quả làm ăn của công ty năm qua tốt. Tuy hệ số lợi nhuận/doanh thu giảm nhưng RO đã tăng, đã cho thấy việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác bước đầu đã đạt hiệu quả. Về công tác quản lý chi phí Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của công ty trong năm 2013 tăng so với năm 2012 do tốc độ giảm của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này cho thấy trong giai đoạn mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực dịch vụ, chi phí đầu tư ban đầu đã làm tăng chi phí chung, khiến hệ số chi chí trên doanh thu năm 2013 tăng lên, tuy tăng không nhiều so với năm 2012. Về cơ c u tài sản Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn tăng lên trong khi tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn giảm đi. Năm 2013, tài sản dài hạn tăng lên do Công ty tăng cường đầu tư dài hạn vào các dịch vụ mới, điều này phù hợp với quyết định tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của Công ty. Hiệu suất hoạt động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2013 tăng so với năm 2012. Điều này cho thấy việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty tương đối tốt đảm bảo hiệu quả hoạt động của nguồn vốn lưu động. 49 2.3.2 Một số tồn tại chính tại c ng t ph n kỹ thuật c ng nghệ Thái Hưng Cơ cấu nguồn vốn Việc tăng vốn chủ sở hữu để tăng đầu tư tài chính dài hạn giúp công ty đảm bảo về mặt an toàn tài chính, tuy nhiên công ty cần có những biện pháp quản lý vốn cụ thể và hiệu quả, kế hoạch sử dụng vốn một cách tối ưu nhất để đồng vốn đầu tư đem ra lợi nhuận cao nhất cho chủ sở hữu. Hiệu quả hoạt động Nhìn chung các tỷ suất sinh lời năm 2013 đều tốt hơn so với công ty cùng ngành, tuy nhiên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm do vốn chủ sở hữu trong năm tăng cao làm cho mỗi nhà đầu tư nhận được ít lợi nhuận hơn so vơi năm trước. Nguồn vốn chủ sở hữu được coi là nguồn vốn tương đối an toàn, ổn định nhưng chi phí sử dụng vốn cao. Do đó, Công ty cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý và tối ưu nhất nguồn vốn này mang lại hiệu quả tương lai cho các chủ sở hữu. Thang Long University Library 50 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của C ng t Cổ phần ỹ Thuật Công Nghệ Thái Hƣng Sau 13 năm đi vào hoạt động, Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng đã xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý năng động và hiệu quả, đội ngũ nhân viên trong công ty nhiệt huyết, hăng hái với công việc, luôn tự hào khi là thành viên của Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng. Bên cạnh đầu tư về nhân sự thì công ty đã có nhiều sự đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng bao gồm 01 showroom khang trang cùng với dây chuyền lắp ráp được bổ xung thiết bị mới, hiện đại, ngày càng hoàn thiện. Điều này giúp cho chất lượng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trong thời gian hoạt động kể từ khi bắt đầu năm 2001 cho đến nay, công ty đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình. Điều đó được thể hiện khi các hợp đồng cung cấp thiết bị, hợp đồng cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ ngày càng nhiều cũng như lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm và có vị trí vững chắc trên thị trường. Tình hình kinh doanh những năm gần đây của công ty rất tốt, cụ thể năm 2012 tăng trưởng doanh thu là 41,87%, năm 2013 là 30,57%, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 28,97%, năm 2013 là 11%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ tổng vốn tăng liên tục từ 2011 đến 2013, từ 24,35% năm 2011 lên 27,57% năm 2012 và năm 2013 là 29,15%, trong khi các công ty trong ngành gặp không ít khó khăn. Có thể xem như trong cuộc chiến thương hiệu Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng đã đạt được những thành công nhất định, nếu nhìn lại quá trình khẳng định mình trong những năm đầu của công ty thì có thể thấy được điều đó. Sự gia tăng nhanh chóng doanh thu của Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng do rất nhiều nguyên nhân tác động tới, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau: Chủng loại các ngành nghề kinh doanh của công ty được mở rộng, nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau về hàng hóa dịch vụ, không chỉ tăng thêm danh mục thiết bị, phần mềm mà còn mở rộng danh mục dịch vụ, giải pháp công nghệ. 51 Kết quả của việc xúc tiến nghiên cứu và bao quát thị trường tốt, sự cố gắng nỗ lực và sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng của toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty cũng là một nhân tố quan trọng không thể thiếu tác động tới việc doanh thu của công ty không ngừng tăng lên và k o theo đó là lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng qua các năm. Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong những năm qua, khách hàng đã quen thuộc với thương hiệu Thái Hưng và một số dịch vụ công ty cung cấp. Khách hàng thường xuyên nhất của công ty là Vinaphone, Viện Quy hoạch Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội và truyền hình kĩ thuật số VTC. Các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng cũng như công tác bảo hành sản phẩm đã được công ty thực hiện triệt để trong vòng 12 tháng kể từ khi sản phẩm được bán. Từ khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của công ty thì đã được gợi ý để chọn những sản phẩm sao cho thích hợp nhất và khách hàng thấy đúng yêu cầu đến khi vận chuyển, lắp đặt và sản phẩm mà khách hàng lựa chọn vẫn được công ty chăm sóc trong 12 tháng tiếp theo đó. Hoạt động của công ty luôn hướng tới mục tiêu chất lượng hàng hóa dịch vụ dựa trên cơ sở đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Công ty chỉ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ đã qua kiểm tra đáp ứng các nhu cầu kĩ thuật. 2. Cơ hội và thách thức tại c ng t Cổ phần kỹ thuật c ng nghệ Thái Hƣng Cơ hội của công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ Thái Hƣng Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các công ty có xu hướng chú trọng áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị văn phòng đầy đủ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân viên. Đây là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp cung cấp thiết bị văn phòng, dịch vụ, giải pháp công nghệ nói chung và Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng nói riêng. Chính sách của nhà nước luôn có chủ trương hỗ trợ và khuyến khích các công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ vì coi đây là lợi thế cạnh tranh của đất nước có nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao, góp phần cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác cũng như nâng cao vị thế quốc gia. Qua đó, Thang Long University Library 52 Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng cũng thuộc diện được ưu tiên về thuế cũng như được tạo điều kiện phát triển. Thách thức của công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ Thái Hƣng Thách thức lớn nhất là tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước, qua đó cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Trong năm 2013, số công ty phá sản trong cả nước lên tới con số hàng trăm nghìn, khiến cho tập khách hàng của công ty cũng giảm thiểu đáng kể. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, ưu tiên tiết kiệm, tận dụng trang thiết bị sẵn có phục vụ cho hoạt động của mình khiến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng bị ảnh hưởng không nhỏ. Giữ vững được thị phần là một thách thức lớn đối với Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, một thách thức lớn tới từ những đối thủ cạnh tranh của công ty. Trong những năm gần đây, số lượng công ty kinh doanh cùng lĩnh vực cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ cũng như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiết bị văn phòng phát triển không ngừng, khiến cho thị phần của công ty bị đe dọa. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của công nghệ, những công nghệ mới được đưa vào Việt Nam (như điện toán đám mây) cũng gây áp lực lớn tới đội ngũ lãnh đạo công ty, đòi hỏi công ty cần cập nhật dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, những năm vừa qua, Nhà nước ban hành chính sách giảm chi tiêu công, cắt giảm chi phí mua sắm trang thiết bị cho các cơ quan nhà nước khiến cho mảng sản xuất kinh doanh thiết bị văn phòng của công ty bị ảnh hưởng rất lớn. Hiện tại, các dự án, gói thầu trang thiết bị ít đi gây áp lực chuyển đổi tỉ trọng giữa mảng kinh doanh thiết bị và mảng kinh doanh dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin. 3. Định hƣớng phát triển của c ng t Cổ phần kỹ thuật c ng nghệ Thái Hƣng Mục tiêu của công ty tới năm 2015: - Tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là trong dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin. Cơ cấu lại tỉ trọng giữa các lĩnh vực hoạt động của công ty. - Phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực con người trong những năm tới. 53 - Triển khai thực hiện nhiều dự án kinh doanh mới. - Đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực quản lý. - Mở rộng địa bàn ra các tỉnh lân cận, thiết lập hệ thống các chi nhánh ở các tỉnh. - Đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn. - Hoàn thiện cơ chế tự ứng vốn kinh doanh đối với công ty nhằm khai thác tối đa nội lực của công ty. - Nghiên cứu cơ chế huy động vốn, tạo nguồn vốn và có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt quan tâm đến thu nhập của cán bộ công nhân viên. 4. hu ến nghị đối với c ng t Cổ phần kỹ thuật c ng nghệ Thái Hƣng Về cơ cấu nguồn vốn của công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ Thái Hƣng Thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại 1 thời điểm gọi là cơ cấu nguồn vốn. Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa vay vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định. Vì vậy việc xem x t lựa chọn điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tối ưu luôn là 1 trong các quyết định tài chính quan trọng của chủ doanh nghiệp. Các quyết định tài trợ vốn phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạn, tỷ lệ vốn vay thực tế thấp hơn tỷ lệ mục tiêu. Chính sách cơ cấu vốn của 1 doanh nghiệp là sự kết hợp chọn lựa giữa rủi ro và lợi nhuận: việc sử dụng vốn vay càng lớn sẽ làm tăng mức rủi ro dòng thu nhập của doanh nghiệp, tỷ lệ vốn vay càng cao thì suất sinh lợi kỳ vọng càng cao. Như vậy, vốn vay càng lớn trong cơ cấu vốn thì rủi ro càng cao, 1 cơ cấu vốn tối ưu là 1 cơ cấu có sự cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận sao cho doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Hiện tại công ty có rất nhiều vốn tại các khoản phải thu và hàng tồn kho nhưng công ty hoàn toàn có thể biến những khoản trên thành tiền mặt nếu có thể điều chỉnh hợp lý chính sách và thực tiễn quản lý nguồn vốn lưu động của công ty. Về hiệu quả hoạt động của c ng t Cổ phần kỹ thuật c ng nghệ Thái Hƣng Nhìn chung các chỉ số về hiệu quả hoạt động của công ty ở mức tốt. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại về vấn đề quản lí chi phí. Chi phí chỉ có thể được kiểm soát khi công ty tuân thủ theo các bước kiểm soát chi phí sau đây. Trước hết, công ty phải lập định mức Thang Long University Library 54 chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của công ty. Như vậy, công ty phải nghiên cứu các dữ liệu trước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn cũng như căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường và chiến lược phát triển của công ty. Bước kế tiếp là thu thập thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không chỉ là trách nhiệm của phòng kế toán, mà còn phảiđược sự tham gia của các phòng, ban khácđể công ty chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí. Các chi phí phải được phân bổ thành từng loại cụ thể. Ngoài ra, công ty phải phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lậpđể dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, công ty sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được của từng bộ phận nhân viên. Ban giám đốc phải thường xuyên đánh giá, phân tích các báo cáo chi phí cũng như có cách ứng xử thích hợp với nhân viên trong việc kiểm soát chi phí, đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý. Ngoài ra, công ty cần khuyến khích nhân viên tham gia quản lý chi phí. Công ty cần cung cấp thông tin phản hồi về ý kiến đóng góp cho việc tiết kiệm chi phí trong công ty để nhân viên thấy rằng nỗ lực của mình được ghi nhận và do vậy vẫn tiếp tục nhiệt tình quan tâm đến việc kiểm soát chi phí. Nếu như Ban giám đốc không khuyến khích sự quan tâm đến chi phí ngay từ bây giờ, thậm chí khi điều này chưa có tác dụng trực tiếp, thì công ty khó tạo ra được ý thức tiết kiệm chi phí của nhân viên trong khi công ty vô cùng cần đến điều đó. Ngoài ra, với xu thế phát triển của các công ty cùng ngành, công ty cũng cần chú trọng đầu tư hỗ trợ cho đội ngũ kinh doanh mảng dịch vụ vì đây sẽ là nguồn thu mới, ổn định cho công ty trong giai đoạn mảng kinh doanh thiết bị phần cứng bị ảnh hưởng do chính sách của nhà nước. Công ty cần tạo điều kiện cho công ty phát triển kinh doanh, cải tạo môi trường làm việc để phòng kinh doanh dịch vụ thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng mới, duy trì khách hàng hiện tại. Đồng thời, công ty cần có chính sách đào tạo hàng quý về kiến thức kinh doanh dịch vụ, kiến thức thiết bị phần cứng vì đặc thù công nghệ luôn thay đổi rất nhanh. Ngoài các khóa học về kỹ thuật thì công ty cũng nên có các lớp tập huấn về kỹ năng 55 làm dịch vụ chăm sóc khách hàng sao cho nhân viên trong công ty được đào tạo một các bài bản và chuyên nghiệp nhất, giúp phần phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực của các công ty đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của bất kỳ một công ty nào cũng như của cả nền kinh tế. Muốn vậy, hoạt động tài chính của công ty phải được chú trọng phát triển ổn địnhvà bền vững. Thang Long University Library 56 ẾT LUẬN Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng, tiến hành thực hiện phân tích tài chính của công ty, tôi đã xác định được những biến động trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến các thành phần của tình hình tài chính doanh nghiệp và xác định được mức độ ảnh hưởng đó đến tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa, khi kết thúc quá trình phân tích, tôi có thể có một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính công ty như: lợi nhuận sau thuế tăng trưởng khá tốt; công ty giảm tỉ trọng nợ, tăng tỉ trọng VCSH; sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn đem lại sự an toàn về tài chính; khả năng thanh toán ở mức tốt so với toàn ngành; hiệu quả hoạt động tốt: RO , ROE ở mức tốt so với toàn ngành; tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng dẫn tới tăng hiệu quả hoạt động của công ty và đã nêu ra một vài đề xuất giúp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp như tăng lượng tiền mặt bằng cách hạ thấp tỉ trọng cách khoản phải thu và hàng tồn kho, lập định mức chi phí, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thiếu kinh nghiệm trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn phân tích, có những điểm tôi chưa thể lý giải đầy đủ hoặc chưa có một phân tích đầy đủ và tổng quát, vì vậy, khó tránh khỏi thiếu sót trong nội dung được trình bày trong khóa luận của mình. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo cũng như của các cô, chú, anh, chị trong Công ty để có thể rút kinh nghiệm cho bản thân. 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính, 2001, Chuẩn mực kế toán Việt Nam 2. Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng, Báo cáo tài chính 2011; 2012;2013 3. Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng, Định hướng phát triển giai đoạn 2010- 2015 4. Lưu Thị Hương,"Giáo trình tài chính doanh nghiệp", NXB Đại học kinh tế quốc dân, năm 2011. 5. Nguyễn Đình Kiệm, TS Nguyễn Đăng Nam,“Quản trị tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài Chính 2001 6. Nguyễn Văn Giang, (2009), khóa luận “Nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty c ph n Vĩnh Tường", Khoa Ngân hàng Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân. 7. Nguyễn Minh Phương,( 2007) , khóa luận “Phân tích tài chính tại Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí - Mecanimex”, Khoa Ngân hàng Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân 8. Phạm Quang Trung, 2012, Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp , Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân 9. Phòng hành chính nhân sự công ty CP KTCN Thái Hưng, 2009, Hồ sơ năng lực công ty 10. Tăng Thị Thêu, (2011), khóa luận “Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty c ph n bê tông và xây dựng Hải Phòng”, Khoa Ngân hàng Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoanvana15703_1098.pdf
Luận văn liên quan