Khóa luận Di tích chùa La Cả xã Dương nội – Huyện Hoài đức – Hà Nội
Sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương
pháp luận để xem xét di tích theo qui luật tất yếu khách quan.
Phương pháp nghiên cứu liên nghành: Bảo tàng học, bảo tồn di tích, mĩ
thuật học, sử học, xã hội học Trong đó sử dụng chủ yếu phương pháp khảo
sát tại thực địa để: quan sát, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn, thu thập
nguồn tài liệu hiện có ở di tích.
9 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Di tích chùa La Cả xã Dương nội – Huyện Hoài đức – Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
----------------------------
NGUYỄN THANH LOAN
DI TÍCH CHÙA LA CẢ
XÃ DƯƠNG NỘI – HUYỆN HOÀI ĐỨC – HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN :
HÀ NỘI- 6/2009
2PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... .... ... 4
2.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 5
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 6
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................................... 6
Chương 1: CHÙA CẢ LA TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ...............................................6
1.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG LA CẢ ............................................................................. 8
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................ 8
1.1.2. Dân cư và đời sống kinh tế ................................................................................ 10
1.1.2.1. Thành phần dân cư ................................................................................................. 10
1.1.2.2. Tổ chức làng xóm ................................................................................................... 12
1.1.2.3. Đời sống kinh tế ..................................................................................................... 16
1.1.3. Văn hóa - xã hội ................................................................................................ 20
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CHÙA LÀNG LA CẢ .... 26
Chương 2 ............................................................................................................................. 30
GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA CHÙA LA CẢ .............................................. 30
2.1. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ............................................................................................. 30
2.1.1. Không gian cảnh quan ....................................................................................... 30
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể .................................................................................. 34
2.1.3. Kết cấu kiến trúc ............................................................................................... 36
2.1.3.1. Phương đình ........................................................................................................... 36
2.1.3.2. Tiền đường ............................................................................................................. 37
2.1.3.3. Thượng điện ........................................................................................................... 40
2.1.3.4. Điện Mẫu ................................................................................................................ 42
2.1.4. Trang trí trên kiến trúc ...................................................................................... 43
2.2. TƯỢNG THỜ VÀ CÁC DI VẬT TRONG CHÙA .................................................48
2.2.1. Tượng thờ ...................................................................................................... 48
2.2.1.1. Tượng Phật giáo (Xem sơ đồ hệ thống tượng ở phần phụ lục) ............................ 49
2.2.1.2. Tượng Mẫu ............................................................................................................ 65
2.2.1.3. Tượng Tổ ............................................................................................................... 66
2.2.1.4. Tượng hậu ............................................................................................................. 67
2.2.2. Một số di vật tiêu biểu ....................................................................................... 67
2.2.2.1. Các di vật bằng đá ................................................................................................. 67
2.2.2.2. Các di vật bằng đồng ............................................................................................. 70
2.2.2.3. Các di vật bằng gốm sứ .......................................................................................... 72
2.2.2.4. Các di vật bằng gỗ ................................................................................................. 74
Chương 3 ............................................................................................................................. 76
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA LA CẢ ....................................... 76
3.1. THỰC TRẠNG DI TÍCH CHÙA LA CẢ ............................................................... 76
3.1.1. Thực trạng di tích .............................................................................................. 76
3.1.2. Thực trạng di vật ............................................................................................... 79
3.2. VẤN ĐỀ BẢO TỒN CHÙA LA CẢ ....................................................................... 80
3.2.1. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 80
3.2.2. Bảo tồn không gian cảnh quan .......................................................................... 82
MỤC LỤC
3
3.2.3. Quy hoạch di tích .............................................................................................. 83
3.2.4. Bảo tồn các cấu kiện kiến trúc .......................................................................... 84
3.2.5. Bảo tồn các di vật .............................................................................................. 87
3.3. VẤN ĐỀ TÔN TẠO DI TÍCH ................................................................................. 88
3.4. VẤN ĐỀ KHÁI THÁC, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ....................................... 89
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 98
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 100
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di tích Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài dựng nước
và giữ nước. Với quá trình lịch sử oanh liệt ấy, người Việt Nam đã sáng tạo
nên một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng. Trong đó di sản văn hóa trong
một sự phân chia tương đối bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể là
những giá trị văn hóa được xây dựng từ đời này qua đời khác. Trải qua bao
thăng trầm của lịch sử các di sản trở thành dấu ấn huy hoàng của quá khứ,
nền tảng của đời sống đương đại và là bậc thềm vững chắc để dân tộc ta bước
tới tương lai.
Theo luật Di sản văn hóa, di tích lịch sử- văn hóa là một bộ phận cấu
thành nên hệ thống di sản văn hóa và được xếp vào dạng di sản văn hóa vật
thể. Nhưng bên trong nó bao hàm cả giá trị văn hóa phi vật thể. Nó đã và
đang thực sự khẳng định được vị trí vai trò của mình trong đời sống xã hội.
Đồng hành trong suốt thời gian dài cùng lịch sử dân tộc nên ngôi chùa
hiện diện ở hầu hết các làng quê Việt Nam từ bao đời. Điều này được khẳng
định qua tấm bia chùa Thiên Phúc, Bắc Giang, do một nhân vật nổi tiếng thời
Trần là sử thần Lê Quát viết: “Chỗ nào có người ở tất có chùa Phật, bỏ rồi lại
xây, hỏng rồi lại sửa, chuông trống lâu đài chiếm đến nửa phần dân cư”1.
Đạo Phật thịnh rất dễ mà được rất mực tôn sùng là vậy! Đến với chùa
là người ta tìm đến sự yên bình trong tâm hồn và hướng tới những điều thiện.
Bên cạnh đó ta còn được hiểu biết thêm về lịch sử kiến trúc, cảm nhận được ý
nghĩa của những pho tượng cùng với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ đặc sắc.
1 Hà Văn Tấn (1993)- Chùa Việt Nam – Nxb KHXH – Hà Nội; tr.43.
5
Vì những lý do đó chùa trở thành một thực thể văn hóa có vai trò quan trọng
trong đời sống tinh thần cũng như trong việc tiếp cận nghiên cứu.
Chùa La Cả (tên chữ là Hoa Nghiêm Tự) là một trong những di tích cổ
nằm trong làng La Cả một vùng quê giàu truyền thống văn hóa của xã Dương
Nội- huyện Hoài Đức- Hà Nội. Qua khảo sát các tư liệu cho biết ngôi chùa có
niên đại khá sớm mang nhiều nét kiến trúc điêu khắc của thời Mạc. Trải qua
hơn nửa thế kỷ chiến tranh và biến động xã hội nhưng chùa làng La Cả vẫn
bảo tồn được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Giá trị vật thể được
thể hiện cụ thể thông qua không gian kiến trúc, cảnh quan và một số hiện vật
(tượng thờ) cùng với các giá trị tâm linh có ý nghĩa biểu đạt sâu sắc (ngày giỗ
tổ, ngày sóc, vọng v.v). Ngoài ra chùa còn lưu giữ các di vật có giá trị tiêu
biểu như: chuông đồng thời Nguyễn, khánh thời Tây Sơn và các tấm bia thời
Hậu Lê. Bên cạnh đó là những giá trị văn hóa phi vật thể với những nét đặc
sắc riêng, thông qua những hoạt động văn hóa của cộng đồng cư dân làng La
Cả. Chính vì vậy, ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa -Thông tin (nay là Bộ Văn
hóa- Thể Thao-Du lịch) xếp hạng là Di tích lích sử văn hóa theo Quyết định
06/2000 QĐ/BVHTT, ngày 13/4/2000. Bởi vậy, việc nghiên cứu toàn diện từ
góc độ bảo tồn bảo tàng sẽ góp phần lưu giữ bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể trong điều kiện hiện nay. Vì lý do trên nên em
chọn đề tài “ Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức,
Hà Nội” làm khoá luận tốt nghiệp Đại học của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Khóa luận có mục đích tìm hiểu lịch sử, sự ra đời và quá trình tồn tại
của chùa La Cả, nghiên cứu, khảo tả các giá trị kiến trúc, nghệ thuật. Qua tìm
hiểu thực trạng của di tích, vận dụng những kiến thức lý luận đã học, bước
đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích
trong giai đoạn hiện nay.
6
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu toàn diện chùa La Cả trong đó trọng
tâm nghiên cứu về kiến trúc và hệ thống tượng thờ cùng với các đặc điểm của
không gian văn hóa làng La Cả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương
pháp luận để xem xét di tích theo qui luật tất yếu khách quan.
Phương pháp nghiên cứu liên nghành: Bảo tàng học, bảo tồn di tích, mĩ
thuật học, sử học, xã hội học Trong đó sử dụng chủ yếu phương pháp khảo
sát tại thực địa để: quan sát, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn, thu thập
nguồn tài liệu hiện có ở di tích.
5. Bố cục của khóa luận
Khóa luận ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo gồm ba chương:
Chương 1: Chùa La Cả trong diễn trình lịch sử
Chương này giới thiệu khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại đồng
thời tập trung nghiên cứu tư liệu xác định niên đại khởi dựng và quá trình tồn
tại của di tích.
Chương 2: Giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa La Cả
Đây là chương chính của khóa luận tập trung khảo tả giá trị kiến trúc
nghệ thuật, nghiên cứu hệ thống đồ thờ tự và các hoạt động tín ngưỡng cùng
với các giá trị văn hóa phi vật thể gắn liền với chùa.
Chương 3: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa La Cả
Chương ba tập trung phân tích thực trạng của di tích, đề xuất một số
giả pháp nhằm tôn tạo và phát huy các giá trị của chùa La Cả.
7
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số giải
pháp bước đầu góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Để hoàn
thành được bài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận
được sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Thu Hương, cùng giúp đỡ các thầy
các thầy cô giáo trong khoa Bảo tàng và bạn bè trong lớp. Nhân đây em xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc, giảng viên hướng dẫn, các thầy cô giáo trong
khoa, Ban quản lý Di tích chùa La Cả và các bạn đã giúp.
Là một công trình đầu tay, với kiến thức có hạn và thời gian nghiên
cứu không nhiều, bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy,
em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến chân thành của thầy
cô, các bạn và các quý vị đại biểu.
Em xin chân thành cảm ơn!
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản lý di tích tỉnh Hà Tây – Hồ sơ di tích chùa La Cả
2. Trần Lâm Biền (1996) – Chùa Việt – Nxb Văn hóa thông tin – Hà Nội.
3. Trần Lâm Biền (2000) - Một con đường tiếp cận lịch sử - Nxb Văn
hóa dân tộc – Hà Nội.
4. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của
người Việt. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
5. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
6. Trần Lâm Biền (chủ biên)(2008), Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt
vùng châu thổ sông Hồng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Cương (2002), Mĩ thuật đình làng Bắc Bộ - Một di sản
hóa dân tộc đặc sắc, Luận án Tiến sĩ ngành Lịch sử, Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Thị Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử
văn hóa, Trường đại học văn hóa Hà Nội.
9. Phạm Xuân Độ (kiểm học) (1941), Sơn Tây tỉnh địa chí.
10. Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên)(2007), Bảo tồn di tích lịch sử Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Huệ ( 2005), Lược sử sự nghiệp Bảo tồn bảo tàng Việt
Nam từ 1945 đến nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
12. Nguyễn Quốc Hùng (2003), Gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi
vật thể tại các di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh. Tạp chí di
sản văn hóa (số 4).
13. Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy Di sản văn hóa dân tộc,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
99
14. Phan Khanh (1992), Bảo tàng - Di tích - Lễ hội, Nxb Văn Hòa Thông
tin, Hà Nội.
15. Khoa Bảo tàng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1990), Cơ sở Bảo
tàng học – tập 2, 3, Hà Nội.
16. Vũ Tam Lang (1999), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
17. Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành (2006), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Minh Lý (chủ biên), (2004), Đại cương về cổ vật ở Việt
Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
19. Trần Ngọc Thêm (1999) – Cơ sở văn hóa Việt Nam – Nxb Giáo dục –
Hà Nội.
20. Trần Nho Thìn (1991) – Vào chùa thăm Phật – Nxb Công an nhân dân
– Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thanh_loan_tom_tat_9136_2064487.pdf