Kết quả hồi quy chỉ thể hiện có 11,5% sự thay đổi của biến phụ thuộc là do tác động
của biến độc lập. Tức là tính cách của nhân viên chỉ tác động 11,5% quyết định có trung
thành với Công ty hay không. Điều này cũng hợp với thực tế, khi mà nền kinh tế vừa mới
bước ra khỏi sự khủng hoảng, tìm kiếm một công việc thích hợp ngày càng trở nên khó
khăn. Hơn nữa, lòng trung thành của nhân viên có rất nhiều yếu tố tác động đến. Luận văn
thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Duyên khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến lòng trung
thành của nhân viên chỉ ra rằng: các yếu tố Lương, Môi trường làm việc, Đồng nghiệp,
Khen thưởng, Phúc lợi, Cơ hội đào tạo thăng tiến tác động 73,833% đến sự thay đổi của
biến Lòng trung thành của nhân viên. Như vậy, tuy các nhân tố tính cách có tác động đến
lòng trung thành của nhân viên, nhưng tác động đó là chưa nhiều. Do lòng trung thành của
mỗi người đối với tổ chức mà họ gắn kết còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa.
Nhưng chúng ta vẫn không thể bỏ qua nhân tố tính cách này, bởi vì, đây là nhân tố cốt lõi
để níu giữ một nhân viên tài năng. Thực tế của Công ty cũng cho thấy, trong giai đoạn
2009 – 2012, Công ty đã liên tục đưa ra rất nhiều những chế độ đãi ngộ, lương, thưởng,
đào tạo, phúc lợi, nhưng vẫn có rất nhiều nhân viên nghỉ việc tại Công ty.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đo lường mức độ trung thành thông qua tính cách của nhân viên thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh thép Nhân Luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nhiều yếu tố khác nữa.
Nhưng chúng ta vẫn không thể bỏ qua nhân tố tính cách này, bởi vì, đây là nhân tố cốt lõi
để níu giữ một nhân viên tài năng. Thực tế của Công ty cũng cho thấy, trong giai đoạn
2009 – 2012, Công ty đã liên tục đưa ra rất nhiều những chế độ đãi ngộ, lương, thưởng,
đào tạo, phúc lợi, nhưng vẫn có rất nhiều nhân viên nghỉ việc tại Công ty.
Dựa vào kết quả hồi quy thu được ở mục 2.2.4.2, ta có:
- Hướng ngoại, Sẵn sàng trải nghiệm, Nhạy cảm là ba nhân tố có tác động ngược
chiều đến mức độ trung thành của nhân viên theo thứ tự từ cao đến thấp.
- Tận tâm và Dễ chấp nhận là hai nhân tố có tác động cùng chiều đến mức độ trung
thành của nhân viên, trong đó nhân tố Tận tâm có tác động mạnh hơn và nhân tố Nhạy
cảm có tác động thấp nhất trong 5 nhân tố về mức tác động.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 50
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
Như vậy, nhân viên có mức độ của ba nhân tố Hướng ngoại, Sẵn sàng trải nghiệm,
Nhạy cảm càng thấp và của hai nhân tố Tận tâm, Dễ chấp chấp nhận càng cao thì lòng
trung thành của nhân viên đối với Công ty càng cao.
Tuy nhiên, để có một nhân viên vừa có mức độ trung thành cao vừa phù hợp với
môi trường làm việc ở Công ty không nhất thiết phải theo khuôn mẫu tính cách như trên.
Bởi vì một số yếu tố đáng coi trọng như sáng tạo, năng động, đối phó với áp lực tốt lại
thuộc vào ba nhóm tính cách có tác động ngược chiều đến lòng trung thành của nhân viên.
Do vậy, trong quá trình sơ tuyển các ứng cử viên đầu vào để bổ sung vào đội ngũ của
Công ty, thì ngoài việc xem xét các nhóm tính cách làm tăng mức độ trung thành, Công ty
còn cần phải để ý đến các khía cạnh khác của tính cách, nhằm tuyển dụng được những
nhân viên giỏi và sẵn sàng gắn kết với Công ty trong thời gian dài.
Dựa vào số liệu thu được từ điều tra bảng hỏi, ta đã có cái nhìn khái quát về tính
cách của mỗi nhân viên trong Công ty cũng như mức độ trung thành của họ. Từ bộ dữ liệu
này Công ty có thể xác định được bộ giải pháp cụ thể cho mỗi nhân viên có tính cách với
mức độ trung thành tương ứng.
2.2.5.3. Đánh giá mức độ trung thành thông qua các nhân tố tính cách
a. Nhân tố Dễ chấp nhận (X1_DCN)
Bảng 2.10. Bảng thống kê mô tả các biến quan sát của nhân tố Dễ chấp nhận
Biến quan sát
Giá trị thấp
nhất
Giá trị cao
nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Hay giúp đỡ người khác 2 5 3,99 ,060
Thường tin cậy người khác 1 5 3,78 ,095
Chu đáo, tử tế với hầu hết
mọi người
2 5 3,98 ,059
Thích làm việc theo nhóm 1 5 3,60 ,097
Thân thiện với mọi người 3 5 4,01 ,062
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 51
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
Kết quả phân tích số liệu cho thấy đánh giá của nhân viên trong Công ty đối với các
yếu tố trong nhóm nhân tố Dễ chấp nhận là ở mức khá cao. Trong đó, phần lớn nhân viên
trong Công ty nhận thấy mình thân thiện với mọi người (giá trị trung bình là 4,01); hay
giúp đỡ người khác (giá trị trung bình là 3,99); chu đáo, tử tế với hầu hết mọi người (giá
trị trung bình là 3,98).Bên cạnh đó những yếu tố khác trong nhóm nhân tố này đều được
nhân viên đánh giá cao hơn mức trung bình rất nhiều. Điều này khẳng định Công ty đã
thành công bước đầu trong việc xây dựng môi trường làm việc năng động và hợp tác cũng
như thân thiện giữa các nhân viên trong Công ty. Nhân tố Dễ chấp nhận có ảnh hưởng
cùng chiều tới lòng trung thành của nhân viên, do đó trong thời gian tới Công ty cần tiếp
tục duy trì và làm tốt hơn nữa trong việc xây dựng bầu không khí làm việc hợp tác và thân
thiện tại Công ty. Điều này sẽ gia tăng tính Dễ chấp nhận trong nhân viên và qua đó nâng
cao lòng trung thành của nhân viên đối với Công ty.
b. Nhân tố Hướng ngoại (X2_HN)
Bảng 2.11. Bảng thống kê mô tả các biến quan sát của nhân tố Hướng ngoại
Biến quan sát
Giá trị thấp
nhất
Giá trị cao
nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Thường tạo ra không khí sôi
nổi
1 5 3,64 ,087
Có tính cách quyết đoán 1 5 3,61 ,116
Dễ dàng hòa nhập với môi
trường mới
1 5 3,47 ,096
Năng động 1 5 3,61 ,096
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Hướng ngoại là nhân tố tác động lớn nhất đến sự thay đổi của lòng trung thành, giá
trị trung bình của nhân tố này là 3,58 (gần với mức đồng ý_mức 4)), tuy nhiên lại là tác
động ngược chiều. Các biến quan sát được đánh giá từ 3,47 đến 3,64, đều trên mức trung
bình. Trong đó, biến Thường tạo ra không khí sôi nổi được đánh giá cao nhất và biến dễ
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
dàng hòa nhập vào môi trường mới thấp nhất. Tạo ra không khi sổi nổi khi làm việc giúp
cho không khí làm việc bớt căng thẳng và áp lực hơn. Yếu tố dễ dàng hòa nhập với môi
trường mới được đánh giá ở mức 3,47, trên mức trung bình không nhiều, vì vậy vẫn chưa
chắc chắn là nhân viên có muốn thay đổi môi trường mới một lần nữa khi thay đổi nơi
làm việc hay không.
c. Nhân tố Nhạy cảm (X3_NC)
Bảng 2.12. Bảng thống kê mô tả các biến quan sát của nhân tố Nhạy cảm
Biến quan sát
Giá trị thấp
nhất
Giá trị
cao nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Dễ dàng bị lo lắng 1 5 2,29 ,105
Tâm trạng bất ổn 1 5 2,25 ,092
Cảm thấy căng thẳng khi
làm việc
1 5 2,47 ,099
Đối phó với áp lực không
tốt
1 5 2,43 ,106
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Kết quả thống kê cho thấy mức độ nhạy cảm của nhân viên trong Công ty là khá
thấp. Giá trị trung bình của tất cả yếu tố trong nhóm nhân tố này đều được đánh giá dưới
mức trung bình. Đa số nhân viên đều không cho rằng mình là người nhạy cảm và dễ bị tác
động bởi những yếu tố bên ngoài. Kết quả nghiên cứu hồi quy tuyến tính cho thấy nhân tố
Nhạy cảm có ảnh hưởng ngược chiều đến lòng trung thành của nhân viên trong Công ty.
Những đánh giá thấp của nhân viên về mức độ nhạy cảm của mình là một tín hiệu đáng
mừng cho Công ty, một khi nhân viên ít nhạy cảm trước sự thay đổi của môi trường thì
mức độ gắn bó của họ với Công ty sẽ cao hơn. Tuy nhiên, những đánh giá này đều xuất
phát từ bản thân nhân viên nên kết quả đánh giá vẫn chưa thực sự khách quan khi chính
nhân viên nhận xét về bản thân mình. Do đó, để tiếp tục duy trì mức độ nhạy cảm của
nhân viên ở mức thấp, Công ty cần tạo môi trường làm việc an toàn, hiệu quả, hạn chế
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 53
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
những áp lực lên nhân viên và hạn chế tối đa những tác động khác đến nhân viên trong úa
trình làm việc tại Công ty. Điều này sẽ góp phần làm gia tăng mức độ trung thành của
nhân viên với Công ty mình đang làm việc.
d. Nhân tố Sẵn sàng trải nghiệm (X4_SSTN)
Bảng 2.13. Bảng thống kê mô tả các biến quan sát của nhân tố Sẵn sàng trải
nghiệm
Biến quan sát
Giá trị thấp
nhất
Giá trị cao
nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Sáng tạo (Nghĩ ra nhiều ý
tưởng mới)
2 5 3,71 ,083
Có trí tưởng tượng linh
hoạt
2 5 3,60 ,099
Tò mò về nhiều thứ khác
nhau
2 5 3,68 ,092
Không thích những công
việc đều đặn
1 5 3,74 ,103
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Thống kê cho thấy mức độ sẵn sàng trải nghiệm của nhân viên trong Công ty được
đánh giá ở mức độ trên trung bình nhưng không quá cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nhân tố Sẵn sàng trải nghiệm có ảnh hưởng ngược chiều tới mức độ trung thành của nhân
viên trong Công ty. Tuy nhiên, trong thực tế cũng cho thấy trong bất cứ công việc nào thì
sáng tạo, tò mò, tưởng tưởng linh hoạt hoặc những đổi mới cũng có những tác dụng hiệu
quả nhất định. Do đó, vấn đề quan trọng của Công ty là cần tạo điều kiện cho nhân viên
trong Công ty vận dụng trí tưởng tượng của mình vào công việc, đặt ra những mục tiêu và
thách thức đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo và kích thích trí tò mò của nhân viên đồng thời cũng
tạo ra những thay đổi vị trí, thuyên chuyển công tác giữa các bộ phận liên quan nhằm tạo
ra sự hấp dẫn và mới mẻ trong công việc cho nhân viên. Những việc làm này vô hình
chung sẽ kết hợp mức độ sẵn sàng trải nghiệm của nhân viên với những công việc họ
đang làm trong Công ty, khi công việc của họ trở nên thú vị thì những ý nghĩ thay đổi việc
sẽ không có cơ hội xuất hiện trong đầu của họ.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
e. Nhân tố Tận tâm (X5_TT)
Bảng 2.14. Bảng thống kê mô tả các biến quan sát của nhân tố Tận tâm
Biến quan sát Giá trị thấp
nhất
Giá trị
cao nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Làm việc kỹ lưỡng, chu đáo 2 5 4,02 ,067
Thường được tin cậy giao
việc
2 5 4,06 ,077
Kiên trì hoàn thành nhiệm
vụ
2 5 3,86 ,061
Khả năng tập trung tốt 2 5 3,79 ,090
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Đa số nhân viên trong Công ty đánh giá rất cao đối với mức độ tận tâm trong công
việc của mình. Trong đó yếu tố làm việc có hiệu quả được tỷ lệ nhân viên đồng ý cao nhất
(giá trị trung bình là 4,12). Những yếu tố còn lại đề được đánh giá rất gần so với mức 4.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Tận tâm có ảnh hưởng cùng chiều tới lòng trung
thành của nhân viên trong Công ty. Nhân viên càng tận tâm với công việc mình làm thì
trách nhiệm với công việc họ đang đảm nhận càng cao, do đó khả năng rời bỏ công việc
của họ sẽ càng thấp. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho Công ty, mặc dù đội ngũ nhân
viên trong Công ty khá trẻ nhưng lại có mức độ tận tâm trong công việc khá cao. Trong
thời gian tới, để góp phần nâng cao mức độ tận tâm trong công việc, Công ty cần chú
trọng hơn nữa trong việc phân công và cân đối nhiệm vụ cho các nhân viên trong Công ty.
Một nhân viên sẽ tận tâm với công việc và nhiệm vụ của mình khi họ được làm công việc
đúng năng lực sở trường của mình cũng như được giao nhiệm vụ vừa sức. Bên cạnh đó,
Công ty cần tiến hành phân chia phạm vi quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng trong công
việc, tránh chồng chéo trách nhiệm để nhân viên hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Việc gắn lợi ích của Công ty với lợi ích của người lao động bao giờ cũng là một giải pháp
hay trong việc nâng cao mức độ tận tâm và hiệu quả trong công việc.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 55
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
2.2.5.4. Đánh giá mức độ trung thành qua các đặc điểm cá nhân của nhân viên
a. Qua giới tính
Bảng 2.15. So sánh mức độ trung thành giữa nhóm nhân viên theo giới tính
Giới tính Nam Nữ
Giá trị trung bình
X1_HN 3,64 3,51
X2_DCN 3,89 3,84
X3_SSTN 3,67 3,80
X4_NC 2,33 2,41
X5_TT 3,90 4,00
Y_LTT 3,44 3,22
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Tính cách của hai nhóm nhân viên nam và nữ có một vài điểm khác nhau. Nhân viên
nam mức độ hướng ngoại, dễ chấp nhận của họ cao hơn. Trong khi đó, các nhân viên nữ
có mức độ sẵn sàng trải nghiệm, tận tâm và nhạy cảm cao hơn. Kết quả nghiên cứu này
phản ánh chính xác thực tế sự khác biệt trong tính cách của nam và nữ. Nam giới thường
được đánh giá là những người có tính hướng ngoại cao và dễ chấp nhận, bỏ qua những
tiểu tiết. Trong khi đó, đa số nữ giới là những người nhạy cảm nhưng lại tận tâm, kiên trì
và tỉ mỉ trong công việc. Mức độ trung thành của hai nhóm nhân viên này ở mức trung
bình, tức là lòng trung thành của họ đối với Công ty là chức xác định rõ. Tuy vậy, nhân
viên nam có mức độ trung thành cao hơn so với nhân viên nữ. Điều này có thể giải thích
như sau, nhóm nhân viên nữ trong Công ty thường làm những công việc như nhân viên
kinh doanh, kế toán, có nhóm nhân viên có năng lực làm việc tốt, điều này khiến cho bộ
phận nhân viên này có nhiều sự lựa chọn hơn và dễ dàng tìm được việc làm mới hơn
những nhân viên lao động phổ thông nam (trình độ và khả năng không cao), độ tuổi của
các nhân viên trong Công ty lại tương đối trẻ, do vậy, nhóm nhân viên nữ này dễ dàng
thay đổi ý định làm việc với Công ty hơn so với nhân viên nam (phần lớn nhân viên nam
trong Công ty là lao động phổ thông)
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 56
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
b. Qua độ tuổi
Bảng 2.16. So sánh mức độ trung thành giữa nhóm nhân viên theo độ tuổi
Độ tuổi Dưới 25 tuổi 25 đến 35 tuổi Trên 35 tuổi
Giá trị trung bình
X1_HN 3,75 3,56 3,60
X2_DCN 3,83 3,90 3,84
X3_SSTN 3,88 3,75 3,51
X4_NC 1,71 2,37 2,47
X5_TT 3,80 4,00 3,94
Y_LTT 2,17 3,24 3,73
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Nhóm nhân viên có độ tuổi dưới 25 có chỉ số hướng ngoại và sẵn sàng trải nghiệm
cao nhất. Các nhân tố này có tác động ngược chiều đến sự thay đổi của biến Lòng trung
thành, do vậy khiến mức độ trung thành của họ đối với Công ty cũng ở mức thấp nhất, đa
số không có ý định làm việc lâu dài với Công ty và sẵn sàng nghỉ việc nếu tìm được nơi
khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn, mức lương cao hơn. Chỉ số nhạy cảm thấp cũng làm đặc
trưng của nhóm nhân viên này vì họ còn ở độ tuổi khá trẻ, những công việc họ đảm nhận
cũng tương đối đơn giản, nên không cảm thấy áp lực nhiều khi làm việc. Tuy nhiên chỉ số
tận tâm của họ là thấp nhất trong 3 nhóm, do vậy, khi tuyển các nhân viên trẻ, Công ty cần
cân nhắc đến khía cạnh này.
Nhân viên từ 25 đến 35 tuổi có chỉ số dễ chấp nhận và tận tâm cao nhất, đây là điều
dễ hiểu vì ở độ tuổi này là độ tuổi một nhân viên bắt đầu ổn định sự nghiệp, muốn cống
hiến hết mình cho công việc.
Trong khi đó nhân viên trên 35 tuổi có chỉ số nhạy cảm cao nhất, chỉ số này cho thấy
răng nhân viên ở độ tuổi này thường hay lo lắng hơn, họ thường không muốn thay đổi
môi trường làm việc. Mức độ trung thành của nhóm nhân viên là cao nhất (3,73) là bằng
chứng cho kết quả tác động của 2 nhóm nhân tố trên.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 57
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
c. Qua trình độ học vấn
Bảng 2.17. So sánh mức độ trung thành của mỗi nhóm nhân viên theo
trình độ học vấn
Trình độ học vấn THCS, THPT
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Giá trị trung bình
X1_HN 3,48 3,62 3,63
X2_DCN 3,90 3,79 3,89
X3_SSTN 3,26 3,88 3,84
X4_NC 2,56 2,17 2,33
X5_TT 3,80 4,09 4,02
Y_LTT 3,60 3,37 3,18
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Nhìn vào bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy như sau:
- Nhóm nhân viên có trình độ THCS, THPT có tính cách chung như sau: họ là
những người tương đối hướng nội, có ít các mỗi quan hệ xã hội; là những người dễ
chịu, sẵn sàng giúp đỡ người khác và dễ dàng hài lòng với công việc mà mình đang
làm; mức độ Sẵn sàng trải nghiệm của họ ở mức trung bình, thích sự quen thuộc, và
cảm thấy khó khăn khi phải thay đổi môi trường làm việc; chỉ số Nhạy cảm của họ ở
mức thấp (2,56) tức là họ ít lo lắng khi làm việc cũng bởi vì công việc mà họ đảm
nhận đơn giản hơn và có ít áp lực hơn, tuy nhiên chỉ số này lại cao nhất trong số 3
nhóm nhân viên, chứng tỏ nhóm nhân viên này kém hơn trong việc bình tĩnh so với 2
nhóm nhan viên còn lại.
- Nhóm nhân viên có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và Sau đại học có xu
hướng tính cách gần như tương đồng nhau. Là những người hướng ngoại, sẵn sàng trải
nghiệm, tận tâm với công việc, là những người chịu được áp lức tốt, mức độ dễ chấp
nhận của họ lại tương đối thấp. Vì những lý do như vậy là 2 nhóm nhân viên này có
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 58
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
mức độ trung thành thấp hơn nhiều so với nhóm Trung học cơ sở, Trung học phổ
thông.
Tóm lại, Lòng trung thành của nhân viên đối với Công ty là ở mức tương đối.
Trong đó, những người có trình độ Trung học cơ sở, Trung học phổ thông (đa số là lao
động phổ thông) có mức độ trung thành cao nhất. Tong khi đó những người có trình độ
cao hơn thì mức độ trung thành của họ lại thấp hơn. Trong đó, nhân viên thuộc nhóm
trình độ Đại học và Sau đại học có mức độ trung thành thấp nhất. Đây cũng là điều
hợp lý khi mà thị trường lao động đang trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu; thừa lao
động phổ thông, tài nghề thấp, nhưng lại thiếu những người thật sự giỏi, những chuyên
gia trong các lĩnh vực. Những người có trình độ càng cao, cơ hội tìm kiếm được việc
làm tốt của họ cũng cao hơn và dễ dàng hơn.
d. Qua thời gian làm việc
Bảng 2.18. So sánh mức độ trung thành nhân viên theo thời gian làm việc
Thời gian làm việc Dưới 5 năm 5 đến 10 năm Trên 10 năm
Giá trị trung bình
X1_HN 3,66 3,53 3,54
X2_DCN 3,84 3,89 3,90
X3_SSTN 3,68 3,71 3,57
X4_NC 2,39 2,37 2,27
X5_TT 4,07 3,97 3,69
Y_LTT 3,10 3,29 4,19
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Dễ dàng nhận thấy răng, thời gian làm việc, gắn kết với Công ty càng lâu thì mức
độ trung thành lại càng cao.
Nhóm nhân viên có thời gian làm việc chưa lâu, dưới 5 năm có chỉ số hướng
ngoại cao, bởi đa số những người này là người trẻ, do vậy họ năng động, và dễ dàng
hòa nhập với môi trường mới hơn. Sự tận tâm của họ đối với công việc là tương đối
nhiều do đây là thử thách đối với họ khi mới vào làm việc, nếu họ không có nhiệt
huyết, không hoàn thành được công việc được giao thì họ có nguy cơ bị sa thải cao.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
Nhân tố Dễ chấp nhận của họ tương đối thấp trong khi chỉ số nhạy cảm lại cao hơn so
với 2 nhóm còn lại. Điều này một phần giải thích vì sao mức độ trung thành của những
nhân viên chỉ mới làm việc dưới 5 năm lại thấp như vậy.
Nhóm nhân viên đã làm việc từ 5 – 10 năm tuy có mức độ trung thành cao hơn so
với nhóm làm việc dưới 5 năm, nhưng cao hơn không nhiều, vẫn gần với mức 3 (3,29)
tức là vẫn chưa quyết định hẳn là sẽ trung thành tuyệt đối với Công ty hay không.
Trong khi đó, nhóm nhân viên là làm việc trên 10 có mức độ trung thành cao
nhất (4,19), tức là họ có ý định làm việc lâu dài với Công ty, vẫn ở lại Công ty dù có
tìm được nơi khác có điều kiện làm việc tốt hơn. Đặc trưng tính cách của nhóm nhân
tố này là chỉ số hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm và nhạy cảm thấp (các nhân tố này
tác động ngược chiều đến mức độ trung thành của nhân viên). Trong khi nhân tố Dễ
chấp nhận có chỉ số cao nhất trong 3 nhóm, tức là họ hài lòng về công việc mà họ đang
làm nhiều hơn.
e. Qua mức lương
Bảng 2.19. So sánh mức độ trung thành của mỗi nhóm nhân viên có
mức lương khác nhau
Lương Dưới 3 triệu
3 – 5
triệu
5 – 10
triệu
Trên 10
triệu
Giá trị trung bình
X1_HN 3,43 3,56 3,57 4,00
X2_DCN 3,81 3,93 3,85 3,95
X3_SSTN 3,35 3,75 3,74 4,15
X4_NC 2,43 2,78 2,20 1,83
X5_TT 3,78 3,98 4,09 4,08
Y_LTT 3,36 3,20 3,28 3,72
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Kết quả phân tích về mức lương và vị trí của nhân viên trong Công ty và nhân tố
tính cách của mỗi nhóm nhân viên như sau:
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 60
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
Những nhân viên có mức lương dưới 3 triệu là nhóm nhân viên làm ở kho của
Công ty, tài xế, hoặc là nhân viên mới vào làm từ 1-2 năm (còn trong giai đoạn đào
tạo), như vậy, công việc mà họ đảm nhận chủ yếu là công việc tay chân, không yêu
cầu trình độ học vấn cao. Nhóm nhân viên này có chỉ số hướng ngoại và sẵn sàng trải
nghiệm thấp nhất, mức độ trung thành của họ cao hơn so với nhóm có mức lương từ 3-
10 triệu.
Nhóm nhân viên có mức lương từ 3 – 5 triệu thường là những nhân viên kinh
doanh, thời gian làm việc chưa lâu (dưới 5 năm) trong khi những nhân viên làm việc
trên 5 năm có mức lương cao hơn là từ 5 – 10 triệu đồng mỗi tháng. Hai nhóm này có
tính cách gần như tương đồng nhau, và mức độ trung thành cũng ở mức thấp nhất so
với các nhóm còn lại (nhóm có lương từ 3 – 5 triệu có chỉ số trung thành 3,2 và nhóm
có lương 5 – 10 triệu có chỉ số trung thành là 3,28).
Một số người có mức lương cao, trên 10 triệu bao gồm Tổng Giám Đốc, Giám
đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng hoặc là nhân viên kinh doanh chủ lực
của Công ty (những người phụ trách những đơn hàng lớn và đem về doanh thu lớn cho
Công ty). Đây là nhóm nhân viên cốt lõi quyết định sự phát triển của Công ty. Các chỉ
số Hướng ngoại, Sẵn sàng trả nghiệm, Tận tâm và Dễ chấp nhận đều cao nhất so với
các nhóm còn lại và nhân tố nhạy cảm có chỉ số thấp nhất. Điều này là dễ hiểu vì đây
là những người năng động, có tài, đảm nhiệm nhiều trách nhiệm của Công ty. Mức độ
trung thành của nhóm nhân viên này là cao nhất (3,72), tuy nhiên Công ty vẫn cần phải
có một chính sách thích hợp để phát huy khả năng phát triển của nhóm nhân viên này.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 61
Đạ
i h
ọ
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN
3.1. Định hướng
Trong 4 ngành kinh doanh của Tập đoàn Nhân Luật, thép là ngành kinh doanh
cốt lõi và Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh thép Nhân Luật là đơn vị thực hiện
nhiệm vụ phát triển ngành thép của tập đoàn ra thị trường trên cả nước. Với vai trò
quan trọng đó, Công ty thép Nhân Luật cần có những chiến lược đúng đắn, hiệu quả và
phù hợp nhất với tình hình thị trường nhiều biến động như hiện nay.
Với mục tiêu đặt ra cho năm 2014 là tăng trưởng ít nhất 15% so với năm 2013
và tăng thị phần thêm 5% trên toàn quốc, ngoài việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng
của mình (từ nhà cung cấp đến khách hàng hiện tại) Công ty còn cần khai thác các thị
trường mới, nhằm đưa thép của Nhân Luật đến gần hơn với mọi khách hàng. Và để
thực hiện được những điều này, Công ty cần một chiến lược cụ thể, có thể bao quát
mọi vấn đề trong năm 2014:
- Tìm kiếm các nhà cung cấp mới nhằm đem về những sản phẩm tốt hơn về chất
lượng, đa dạng hơn về giá cả và chủng loại. Với khẩu hiệu trong giai đoạn này là
“Chất lượng cho đời sống” thì chất lượng quả đã trở thành tiêu chí hàng đầu khi lựa
chọn nhà cung cấp của Công ty. Tuy nhiên với nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn phục
hồi thì có các loại thép với phổ giá từ thấp đến cao sẽ giúp khách hàng có nhiều lựa
chọn hơn.
- Củng cố thị trường cũ và tìm kiếm thị trường mới. Đây là một công việc quan
trọng, yêu cầu phải thu thập đầy đủ thông tin về thị trường để có phương thức xâm
nhập phù hợp.
Trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn hiện nay, Nhân Luật đã và đang tiến hành
chương trình tái cấu trúc dài hạn Công ty theo hướng phát triển bền vững. Cùng với
nhiều yếu tố khác, Nhân Luật chú trọng phát triển chất lượng nguồn lực chuyên nghiệp
nhằm tăng cường việc thiết lập quan hệ khách hàng bền vững và đẩy mạnh khai mở thị
trường trong và ngoài nước.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 62
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
3.2. Giải pháp
3.2.1. Giải pháp nâng cao mức độ trung thành đối với nhân viên hiện tại
Có thể nói các yếu tố lương, thưởng, phúc lợi, môi trường làm việc, đồng
nghiệp, có tác động rất lớn đến lòng trung thành của nhân viên. Tập đoàn Nhân Luật
nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh thép Nhân Luật cũng ý thức
được điều đó nên đã đưa ra nhiều chính sách đào tạo, đãi ngộ cho nhân viên tuy vậy
vẫn không thể níu chân được nhân viên của mình.
Tuy tính cách của mỗi nhân viên trong Công ty chỉ tác động một phần nhỏ đến
lòng trung thành của họ (11,5%), nhưng nếu chúng ta kết hợp giữa việc xem xét tính
cách của mỗi nhân viên trong việc đưa ra những chính sách trên, thì mới có thể có biện
pháp hiệu quả nhất trong việc nâng cao mức độ trung thành của nhân viên.
Có thể đưa ra 2 ví dụ về 2 nhân viên có tính cách, điều kiện khác nhau và giải
pháp dành riêng cho mỗi người như sau:
- Chị Lê Nguyễn Đan Thanh (36 tuổi, đã làm việc 13 năm, trình độ thạc sĩ), là
người có tính cách hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm, tận tâm với công việc, quan hệ
tốt với mọi người trong Công ty và chịu được áp lực cao, lòng trung thành với Công ty
ở mức cao, sẵn sàng ở lại Công ty khi tìm được công việc khác có điều kiện tốt hơn,
hoàn toàn hài lòng với chế độ đãi ngộ hiện tại của Công ty. Tức là Công ty chỉ cần giữ
nguyên chế độ đãi ngộ như cũ, không cần gia tăng thêm chi phí cho việc nâng cao mức
độ trung thành của chị Thanh. Tuy vậy, cũng phải nói thêm rằng, đối với người có tính
cách hướng ngoại, muốn trải nghiệm như chị Thanh, thì cần giao cho chị những công
việc mang tính thử thách cao, điều này làm tăng sự hứng thú khi làm việc đối với tuýp
người như chị Thanh.
- Chị Tôn Nữ Tường Vân (28 tuổi, thời gian làm việc 5 năm, trình độ đại học), là
người hướng ngoại, thích trải nghiệm; mức độ tận tâm, dễ chấp nhận và nhạy cảm
thấp. Mức độ trung thành đối với Công ty thấp, không hài lòng với chế độ đãi ngộ, và
sẽ rời đi nếu tìm được nơi làm việc khác có điều kiện tốt hơn. Như vậy, để giữ chân
nhân viên này, Công ty cần có bộ giải pháp thích hợp. Đầu tiên, Công ty nên tìm hiểu
vì sao chị Vân lại không hài lòng với công việc mà mình đang làm. Những nguyên
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 63
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
nhân này sẽ giúp Công ty có những quyết định chính xác hơn trong việc thỏa mãn
nhân viên của mình hơn. Đối với những nhân viên mới làm việc trong thời gian ngắn,
tuổi còn trẻ, đặc biệt là với những người hướng ngoại và muốn trải nghiệm như chị
Vân thì thường mong muốn có cơ hội thể hiện được bản thân. Vì vậy Công ty có thể
giao những công việc có tính chất quan trọng hơn, đòi hỏi trách nhiệm cao hơn cộng
với một mức lương xứng đáng với công việc mà họ đảm nhiệm sẽ nâng cao tinh thần
sẵn sàng hợp tác và cống hiến hết mình của nhân viên cho Công ty cũng như nâng cao
mức độ trung thành của họ đối với Công ty.
Đối với những nhân viên khác, Công ty có thể có những giải pháp tương tự nhờ
kết hợp giữa việc nhận biết tính cách của mỗi nhân viên và vận dụng linh hoạt chính
sách đào tạo, đãi ngộ mà Công ty đã đề ra từ trước.
3.2.2. Giải pháp cho quá trình tuyển dụng nhân viên
Tuyển dụng một nhân viên thích hợp ngay từ đầu sẽ giúp Công ty giảm rất nhiều
chi phí trong việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực hay những chính sách đãi ngộ kèm
theo.
Dựa vào bảng câu hỏi trắc nghiệm tính cách cho mỗi ứng cử viên trong quá trình
phỏng vấn tuyển dụng sẽ giúp chúng ta chọn ra được những nhân viên có năng lực phù
hợp và có ý định làm việc lâu dài với Công ty hay không. Điều này có ý nghĩa quan
trọng khi mà chi phí cho việc tuyển dụng nhân viên và đào tạo lớn hơn rất nhiều so với
việc duy trì lòng trung thành của một nhân viên.
Xuất phát từ những nhân tố trong đặc điển tính cách và những yếu tố đo lường
những nhân tố này dựa trên kết quả nghiên cứu. Chúng tôi đề xuất một công cụ mới
trong việc đánh giá mức độ trung thành của ứng viên thông qua bảng trắc nghiệm tính
cách. Đây là công cụ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được những mặt mạnh, yếu trong
tính cách của ứng viên, có thể lượng hóa được mức độ trung thành của ứng viên thông
qua thang điểm, từ đó có những lựa chọn phù hợp cho vị trí tuyển dụng. Bảng câu hỏi
này đặc biệt hữu dụng trong trường hợp phải cân nhắc lựa chọn giữa nhiều ứng viên có
trình độ ngang nhau. Bảng câu hỏi trắc nghiệm tính cách được thiết kế như sau:
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 64
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
Hướng dẫn: Đọc các câu nhận xét dưới đây và cho điểm mỗi câu như sau:
Rất không đồng ý: 1 điểm
Không đồng ý: 2 điểm
Trung lập: 3 điểm
Đồng ý: 4 điểm
Rất đồng ý: 5 điểm
Tôi thấy mình là người...
1 . Nói nhiều
2 . Hay tìm lỗi sai ở người khác
3 . Làm việc kĩ lưỡng, chu đáo
4 . Buồn phiền, chán nản
5 . Sáng tạo, nghĩ ra nhiều ý tưởng mới
6 . Kín đáo
7 . Không ích kỉ và hay giúp đỡ người khác
8 . Có thể hơi bất cẩn, cẩu thả
9 . Thoải mái, đối phó với áp lực tốt
10. Tò mò về nhiều thứ khác nhau
11. Đầy năng lượng
12. Bắt đầu tranh cãi với người khác
13. Làm việc đáng tin cậy
14. Có thể căng thẳng
15. Mưu trí, suy nghĩ sâu sắc
16. Tạo ra nhiều sự sôi nổi, náo động
17. Có bản chất hay tha thứ
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 65
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
18. Thường không sắp xếp gọn gàng
19. Lo lắng rất nhiều
20. Có trí tưởng tượng linh hoạt
21. Thường ít nói
22. Thường tin cậy người khác
23. Thường lười biếng
24. Ổn định cảm xúc, không dễ dàng bị buồn lòng
25. Có óc phát minh, sáng tạo.
26. Có tính cách quyết đoán
27. Có thể lạnh lùng và xa cách
28. Kiên trì hoàn thành nhiệm vụ
29. Có thể trở nên buồn rầu hay Tâm trạng bất ổn
31. Có lúc nhút nhát, rụt rè
32. Chu đáo và tử tế với hầu hết mọi người
33. Làm việc có hiệu quả
34. Giữ bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng
35. Thích những công việc đều đặn
36. Hoà đồng, thân thiện
37. Có lúc thô lỗ, bất lịch sự với người khác
38. Lên kế hoạch và đi theo nó
39. Dễ dàng bị lo lắng
40. Thích phản ánh và làm việc với ý tưởng
41. Có rất ít sở thích nghệ thuật
42. Thích hợp tác với người khác
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 66
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
43. Dễ mất tập trung
44. Tinh tế trong mỹ thuật, âm nhạc, hoặc văn học
Hướng dẫn cách tính điểm: Sau khi cho điểm từng câu, hãy cộng các con số
theo 5 mục riêng biệt dưới đây. Với những câu có chữ “R”, bạn phải cộng điểm đổi
ngược (ví dụ, nếu câu 35 bạn cho mình 1 thì đổi thành 5; 2 đổi thành 4; 3 giữ nguyên;
4 đổi thành 2; và 5 đổi thành 1).Tổng số điểm chỉ mức độ tính cách tương ứng với
từng hạng mục của bạn.
Đặc điểm Tiêu chí Điểm tối đa
Sẵn sàng trải nghiệm 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35R, 40, 41R, 44 50
Tận tâm 3, 8R, 13, 18R, 23R, 28, 33, 38, 43R 45
Hướng ngoại 1, 6R, 11, 16, 21R, 26, 31R, 36 40
Dễ chịu 2R, 7, 12R, 17, 22, 27R, 32, 37R, 42 45
Tâm lí bất ổn 4, 9R, 14, 19, 24R, 29, 34R, 39 40
Trên đây là bảng câu hỏi dành cho các ứng cử viên, để nhằm khắc họa rõ nhất
tính cách của họ, nên số lượng, cách sắp xếp và cấu trúc của bảng hỏi này khác so với
bảng hỏi dành cho các nhân viên đã làm việc tại Công ty.
Như vậy, sau khi có được kết quả trắc nghiệm của từng ứng cử viên, Công ty sẽ
xem xét điểm số của từng nhân tố tính cách và dựa vào kết quả hồi quy sự tương quan
giữa các nhân tố tính cách và lòng trung thành đã thu được ở trên để biết được ứng cử
viên đó có phù hợp với công việc được giao và mức độ trung thành của họ ở mức cao
hay thấp. Tuy nhiên, mức độ trung thành chỉ là một trong những tiêu chí cần quan tâm
khi tuyển dụng nhân viên vào một vị trí nào đó. Do đó, việc tuyển chọn cần dựa trên
những tiêu chí khác liên quan đến năng lực, trình độ của ứng viên và tùy theo yêu cầu
của công việc mà xem xét mức độ quan trọng, ưu tiên cử từng tiêu chí.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 67
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Sau khi tham khảo các đề tài liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước, chúng tôi đã tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với
Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh thép Nhân Luật. Mô hình nêu ra các nhân tố
tính cách ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên gồm: Hướng ngoại, Dễ chấp
nhận, Sẵn sàng trải nghiệm, Tận tâm, Nhạy cảm.
Nghiên cứu được tiến hành qua ba giai đoạn: giai đoạn 1, chúng tôi tiến hành xây
dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mô hình lý
thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan và qua một số nhân viên trong Công ty. Giai
đoạn 2, tiến hành điều tra thử bằng cách gửi trực tiếp cho 10 nhân viên trong Công ty để
xem mức độ hiểu và trả lời. Giai đoạn 3, hiệu chỉnh lại nội dung các câu hỏi và hoàn tất
bảng câu hỏi khảo sát, sau đó tiến hành gửi trực tiếp và qua địa chỉ mail cho toàn bộ
nhân viên Công ty để thu thập thông tin, và phân tích, viết báo cáo nghiên cứu.
Thang đo các nhân tố tính cách ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên
Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh thép Nhân Luật được xây dựng từ việc hiệu
chỉnh bảng câu hỏi trắc nghiệm tính cách áp dụng trong công việc của tổ chức
VIETPSY. Thang đo được kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số
Cronbach’s alpha và hồi quy tuyến tính bội bằng phần mềm SPSS 18.
Kết quả thu được như sau: 5 nhân tố tính cách tác động đến mức độ trung thành
của nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh thép Nhân Luật theo thứ tự mức
độ thấp dần như sau: Hướng ngoại, Sẵn sàng trải nghiệm, Tận tâm, Dễ chấp nhận và
Nhạy cảm. Trong đó, 3 nhân tố Hướng ngoại, Sẵn sàng trải nghiệm và Nhạy cảm tác
động ngược chiều đối với sự thay đổi của mức độ trung thành; 2 nhân tố còn lại là Dễ
chấp nhân và Tận tâm có tác động cùng chiều.
Trong đó, mức độ trung bình của các nhân tố Hướng ngoại, Sẵn sàng trải
nghiệm, Tận Tâm và Dễ chấp nhận của nhân viên trong Công ty đều ở mức trên 3 (trên
mức độ trung bình), nhân tố nhạy cảm ở mức xấp xỉ 2 (mức thấp) và có sự khác biệt về
tính cách giữa các nhóm nhân viên khác nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và
thu nhập.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 68
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
1.2. Hạn chế của đề tài
Tuy nghiên cứu tính cách là một đề tài đã được thực hiện nhiều, nhưng việc đo
lường mức độ trung thành của nhân viên thông qua các nhân tố tính các Big Five vẫn
còn là một đề tài khá mới mẻ ở Việt Nam. Đề tài này chỉ ra các nhân tố tính cách ảnh
hưởng đến lòng trung thành của nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh
thép Nhân Luật. Song đề tài này cũng còn một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất, tính cách của con người là rất đa dạng trong khi đó mô hình sử dụng
trong nghiên cứu này chỉ đưa ra 5 nhóm tính cách đặc trưng theo thuyết 5 nhân tố lớn
của tính cách (Big Five).
Thứ hai, nhân tố tính cách của nhân viên chỉ là một trong những nhóm nhân tố
tác động đến lòng trung thành của nhân viên, và còn nhiều nhân tố khác có mức độ tác
động lớn hơn đến lòng trung thành chưa được đề cập trong mô hình này.
Cuối cùng, sự khác biệt về tính cách và mức độ trung thành còn được đặc trưng
bởi các đặc tính cá nhân của mỗi nhân viên. Đề tài đã chỉ mới đưa ra sự khác biệt trong
các nhóm: giới tính, tuổi, trình độ học vấn và thu nhập, những đặc tính khác chưa được
đề cập trong đề tài như chức vụ của nhân viên, đặc điểm công việc,
2. Kiến nghị
2.1 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: nâng cấp hệ thống đường xá, giao thông để vừa
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố nói chung, vừa phục vụ cho
dịch vụ Internet có đủ điều kiện để phát triển mạng lưới và vùng phủ sóng, đặc biệt là
các vùng nông thôn và các vùng sâu, vùng xa.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
được kinh doanh và phát triển như các vấn đề về hỗ trợ đầu tư, thủ tục hành chính, mở
rộng quy mô, phát triển hệ thống hạ tầng, từ đó góp phần tạo ra lợi ích kinh tế và xã
hội cho toàn tỉnh và thành phố.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 69
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
Thường xuyên kiểm tra các nhà cung cấp dịch vụ về chất lượng, giá cả, các
chương trình khuyến mãi, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp này.
Tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh thép Nhân Luật nói
riêng và Tập đoàn Nhân Luật nói chung có cơ hội tham gia các chương trình hoạt động
mang tính xã hội, chương trình từ thiện, bảo vệ môi trường, nhằm giúp Công ty
quảng bá và khẳng định thương hiệu của mình trong tâm trí nhân viên, cũng như khách
hàng.
2.2 Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh thép Nhân Luật
Đa số các hoạt động của Công ty đều phải có sự cho phép của hội đồng quản trị
tập đoàn Nhân Luật, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty về
thời gian chờ đợi, kinh phí cho phép, Do đó, tập đoàn Nhân Luật cần có sự linh hoạt
trong việc điều hành hoạt động của Công ty, tạo sự chủ động hơn trong phạm vi quyền
hạn cho phép để có thể đề ra các chính sách, chủ trương, kế hoạch, giải quyết các tình
huống một cách kịp thời.
Riêng với Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh thép Nhân Luật cần phát huy
hơn nữa tinh thần trách nhiệm của tất cả các nhân viên cũng như lãnh đạo trong Công
ty, tăng cường những mặt mạnh và hạn chế những điểm còn tồn tại trong Công ty. Đưa
ra những giải pháp nhằm tăng cường mức độ cam kết gắn bó với tổ chức như các yếu
tố về cơ chế hoạt động của tổ chức, các yếu tố xã hội nhằm thúc đẩy các hành vi tích
cực của nhân viên, nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp đồng thời góp phần duy trì, thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là những nhân viên
giỏi, tài năng.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi 70
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Catalogue Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Thép Nhân Luật các năm
2012 – 2013.
[2] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, NXB Thống kê.
[3] Nguyễn Thị Kim Nguyên và Lê Thị Yến Nhi (2013), Đo lường mức độ
trung thành thông qua tính cách của nhân thuộc các Công ty có vốn đầu tư nước
ngoài tại tỉnh Đồng Nai, Khóa luận tốt nghiệp.
[4] Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung
thành của nhân viên – Trường hợp Công ty cổ phần Beton 6, Luận văn thạc sĩ.
[5] TS. Trần Thị Kim Dung (2005), “Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc
trong điều kiện Việt Nam”, Tạp chí phát triển khoa học công nghệ.
[6] Văn bản thông báo, quy trình hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh
doanh Thép Nhân Luật.
[7] VIET Psychology (vietpsy.com): Thang tính cách Big Five, ứng dụng trong
công việc và tình cảm.
[8] Website:
[9] Website:
Tiếng Anh
[10] Erik E. Noftle, Phillip R. Shaver, Attachment dimensions and the big Wve
personality traits: Associations and comparative ability to predict relationship
quality.
[11] en.wikipedia.org/wiki/Big_Five_personality_traits
[12] Greenberg, J. (2011), Behavior in Organizations.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
[13] John, O. P., & Srivastava, S. (1999), The Big-Five trait taxonomy: History,
measurement, and theoretical perspectives. In L. A. Pervin & O. P. John (Eds.),
Handbook of personality: Theory and research (Vol. 2, pp. 102–138). New York:
Guilford Press.
[14] Kuldeep Kumar and Arti Bakhshi (2010), The Five – factor Model of
Personality and Organizational Commitment: Is there any relationship
[15] Noftle, E. & Shaver, P. (2006), Attachment dimensions and the big five
personality traits: Associations and comparative ability to predict relationship quality,
Journal of Research in Personality.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI ĐỊNH LƯỢNG
PHIẾU PHỎNG VẤN Mã phiếu:..
Kính chào anh (chị), tôi là Lê Nguyễn Minh Thi, sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế
và đang thực hiện khóa luận cuối khóa: “Đo lường mức độ trung thành thông qua
tính cách của nhân viên thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh thép Nhân
Luật”. Anh (chị) vui lòng cho ý kiến của mình qua việc trả lời những câu hỏi sau. Tôi
xin cam đoan toàn bộ thông tin sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý anh (chị). Xin chân thành cám ơn!
Phần I: Anh (chị) vui lòng đánh dấu X vào các ô dưới đây theo các mức độ
sau:
1. Hoàn toàn không đồng ý 4. Đồng ý
2. Không đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý
3. Trung lập
Anh (chị) thấy mình là người:
Nhân tố 1 2 3 4 5
1 Sáng tạo (nghĩ ra nhiều ý tưởng mới) 1 2 3 4 5
2 Có trí tưởng tượng linh hoạt 1 2 3 4 5
3 Tò mò về nhiều thứ khác nhau 1 2 3 4 5
4 Không thích những công việc đều đặn 1 2 3 4 5
5 Làm việc kỹ lưỡng, chu đáo 1 2 3 4 5
6 Làm việc có hiệu quả 1 2 3 4 5
7 Thường được tin cậy giao việc 1 2 3 4 5
8 Kiên trì hoàn thành nhiệm vụ 1 2 3 4 5
9 Khả năng tập trung tốt 1 2 3 4 5
10 Thường tạo ra không khí sôi nổi 1 2 3 4 5
11 Có tính cách quyết đoán 1 2 3 4 5
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
12 Dễ dàng hòa nhập với môi trường mới (hòa đồng) 1 2 3 4 5
13 Năng động 1 2 3 4 5
14 Hay giúp đỡ người khác 1 2 3 4 5
15 Thường tin cậy người khác 1 2 3 4 5
16 Chu đáo, tử tế với hầu hết mọi người 1 2 3 4 5
17 Thích làm việc theo nhóm 1 2 3 4 5
18 Thân thiện với mọi người 1 2 3 4 5
19 Dễ dàng bị lo lắng 1 2 3 4 5
20 Tâm trạng bất ổn 1 2 3 4 5
21 Cảm thấy căng thẳng khi làm việc 1 2 3 4 5
22 Đối phó với áp lực không tốt 1 2 3 4 5
23 Có ý định làm việc lâu dài với Công ty 1 2 3 4 5
24 Sẽ ở lại Công ty mặc dù có thể tìm được nơi khác có điều
kiện làm việc tốt hơn
1 2 3 4 5
25 Công ty xứng đáng với sự gắn kết của anh (chị) 1 2 3 4 5
Phần II. Xin vui lòng cho biết đôi nét về công việc của anh (chị)
1. Trình độ học vấn
a. THCS, THPT b. Cao đẳng và Trung cấp c. Đại học và sau đại học
2. Thời gian làm việc tại Công ty
a. Dưới 5 năm b. Từ 5 năm đến dưới 10 năm
c. Trên 10 năm
3. Thu nhập trung bình hằng tháng
a. Dưới 3 triệu b. 3 triệu đến dưới 5 triệu
c. 5 triệu đến dưới 10 triệu d. 10 triệu trở lên
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
4. Anh (chị) có cảm thấy hài lòng với chế độ đãi ngộ của Công ty dành cho mình
hay không?
Hoàn toàn không hài lòng Hoàn toàn hài lòng
1 2 3 4 5
Phần III: Thông tin cá nhân
1. Giới tính
a. Nam b. Nữ
2. Tuổi
a. Dưới 25 tuổi b. Từ 25-<35 tuổi c. Trên 35 tuổi
3. Xin vui lòng cho biết tên của anh (chị):.....................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh (chị)!
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ VỚI BIẾN ĐỘC LẬP
LẦN THỨ NHẤT
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.765
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 1835.166
df 231
Sig. .000
Communalities
Initial Extraction
Sang tao 1.000 .810
Tri tuong tuong linh hoat 1.000 .785
To mo ve nhieu thu khac nhau 1.000 .808
Khong thich nhung cong viec deu dan 1.000 .781
Lam viec ky luong, chu dao 1.000 .727
Lam viec co hieu qua 1.000 .562
Lam viec dang tin cay 1.000 .665
Kien tri hoan thanh nhiem vu 1.000 .759
Kha nang tap trung cao 1.000 .679
Thuong tao ra khong khi soi noi 1.000 .811
Co tinh cach quyet doan 1.000 .852
De dang hoa nhap voi moi truong moi 1.000 .801
Nang dong 1.000 .824
Hay giup do nguoi khac 1.000 .728
Thuong tin cay nguoi khac 1.000 .611
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
Chu dao, tu te voi moi nguoi 1.000 .746
Thich lam viec theo nhom 1.000 .658
Than thien voi moi nguoi 1.000 .727
De dang bi lo lang 1.000 .867
Tam trang bat on 1.000 .806
Cam thay cang thang khi lam viec 1.000 .753
Doi pho voi ap luc khong tot 1.000 .760
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Total Variance Explained
Compo
nent
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation
Sums of
Squared
Loadingsa
Total
% of
Variance
Cumulat
ive % Total
% of
Variance
Cumulative
% Total
dim
ensi
on0
1 7.348 33.400 33.400 7.348 33.400 33.400 5.658
2 3.682 16.735 50.136 3.682 16.735 50.136 3.733
3 2.614 11.882 62.017 2.614 11.882 62.017 5.808
4 1.606 7.299 69.317 1.606 7.299 69.317 3.808
5 1.270 5.771 75.087 1.270 5.771 75.087 4.090
6 .942 4.280 79.368
7 .699 3.175 82.543
8 .651 2.957 85.500
9 .558 2.537 88.037
10 .467 2.123 90.160
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
11 .365 1.661 91.821
12 .331 1.505 93.326
13 .298 1.355 94.680
14 .224 1.016 95.697
15 .192 .873 96.570
16 .182 .826 97.395
17 .147 .668 98.063
18 .113 .515 98.579
19 .101 .457 99.036
20 .085 .385 99.421
21 .067 .304 99.725
22 .061 .275 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. When components are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a
total variance.
Pattern Matrixa
Component
1 2 3 4 5
HN1 .922
HN3 .921
HN2 .829
HN4 .800
DCN5 .851
DCN4 .836
DCN3 .809
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
i h
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
DCN1 .801
DCN2 .686
SSTN4 .940
SSTN2 .916
SSTN1 .807
SSTN3 .753
NC1 .916
NC2 .897
NC3 .817
NC4 .798
TT1 .951
TT4 .839
TT5 .610
TT3 .587
TT2
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ĐỐI VỚI BIẾN ĐỘC LẬP
LẦN THỨ HAI
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.755
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 1749.947
df 210
Sig. .000
Total Variance Explained
Compo
nent
Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation
Sums of
Squared
Loadingsa
Total
% of
Variance
Cumulat
ive % Total
% of
Variance
Cumulative
% Total
dim
ensi
on0
1 6.923 32.967 32.967 6.923 32.967 32.967 3.729
2 3.680 17.522 50.489 3.680 17.522 50.489 5.258
3 2.546 12.122 62.610 2.546 12.122 62.610 3.796
4 1.603 7.634 70.244 1.603 7.634 70.244 5.501
5 1.260 5.999 76.243 1.260 5.999 76.243 3.594
6 .940 4.477 80.720
7 .668 3.179 83.899
8 .639 3.044 86.943
9 .467 2.226 89.169
10 .386 1.839 91.008
11 .347 1.650 92.658
12 .305 1.451 94.109
13 .238 1.134 95.243
14 .218 1.039 96.282
15 .191 .909 97.191
16 .147 .700 97.891
17 .116 .550 98.441
18 .106 .505 98.946
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
19 .088 .419 99.365
20 .072 .341 99.705
21 .062 .295 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. When components are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain
a total variance.
Pattern Matrixa
Component
1 2 3 4 5
DCN5 .851
DCN4 .836
DCN3 .811
DCN1 .800
DCN2 .685
HN3 .920
HN1 .917
HN2 .815
HN4 .794
NC1 .917
NC2 .900
NC3 .817
NC4 .799
SSTN4 .928
SSTN2 .921
SSTN1 .799
SSTN3 .762
TT1 .931
TT4 .835
TT5 .599
TT3 .589
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ĐỐI VỚI BIẾN PHỤ THUỘC
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.761
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 258.289
df 3
Sig. .000
Communalities
Initial
Extractio
n
Co y dinh lam viec
lau dai voi cong ty
1.000 .909
O lai cong ty du tim
duoc noi khac dieu
kien tot hon
1.000 .879
Cong ty xung dang
voi long trung thanh
1.000 .872
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Total Variance Explained
Componen
t
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total
% of
Variance
Cumulative
% Total
% of
Variance
Cumulative
%
dim
ensi
on0
1 2.661 88.685 88.685 2.661 88.685 88.685
2 .202 6.721 95.406
3 .138 4.594 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI
Model Summaryb
Mod
el
R
R
Squar
e
Adjusted
R Square
Std.
Error of
the
Estimat
e
Change Statistics
Durbi
n-
Watso
n
R
Square
Change
F
Chang
e df1 df2
Sig. F
Chang
e
.340a .115 .069 .964682
83
.115 2.506 5 96 .035 1.830
a. Predictors: (Constant), X5_TT, X1_DCN, X3_NC, X2_HN, X4_SSTN
b. Dependent Variable: Y_LTT
ANOVA
Model Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
1 Regressio
n
11.661 5 2.332 2.506 .035a
Residual 89.339 96 .931
Total 101.000 101
a. Predictors: (Constant), X5_TT, X1_DCN, X3_NC, X2_HN, X4_SSTN
b. Dependent Variable: Y_LTT
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hà Uyên Thi
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardize
d
Coefficients
t VIF B Std. Error Beta
1 (Constant
)
1.806E-16 .096
1.000
X1_DCN .128 .100 .128 .204 1.083
X2_HN -.294 .120 -.294 .016 1.570
X3_NC -.113 .103 -.113 .272 1.140
X4_SST
N
-.149 .128 -.149 .245 1.772
X5_TT .139 .108 .139 .204 .354
Sinh viên: Lê Nguyễn Minh Thi
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_luong_muc_do_trung_thanh_thong_qua_tinh_cach_cua_nhan_vien_thuoc_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_kinh_d.pdf