Khóa luận Đóng góp của nguyễn văn vĩnh trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp tư liệu, so sánh, đối chiếu. Dựa vào phương pháp logic lịch sử, phương pháp nghiên cứu liên ngành. Luận văn đưa ra những đánh giá cơ bản về Nguyễn VĂn Vĩnh và vai trò của ông trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX.

pdf13 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Đóng góp của nguyễn văn vĩnh trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TR¦êNG §¹I HäC V¡N HO¸ Hµ NéI Khoa v¨n hãa häc -------------------- ®ãng gãp cña nguyÔn v¨n vÜnh trong nghiªn cøu v¨n hãa viÖt nam ®Çu thÕ kû xx KhãA LUËN TèT NGHIÖP §¹I HäC Sinh viên thực hiện: Vũ Quỳnh Anh Người hướng dẫn khoa học: Th.s: Lê Thị Khánh Ly Hµ Néi – 2015 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ và động viên. Vì vậy tôi gửi lời cảm ơn tới những người đã dõi theo hay sát cánh bên tôi, để giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài của mình. Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới ThS. Lê Thị Khánh Ly – giảng viên khoa Văn hóa học là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ông Nguyễn Lân Bình – hậu huệ của ông Nguyễn Văn Vĩnh là người đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin quý báu trong quá trình khảo sát làm bài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy tại khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuân lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Vũ Quỳnh Anh 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYỄN VĂN VĨNH VÀ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX ........................................................................................................................ 10 1.1. Bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX .................................................... 10 1.1.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX ......... 10 1.1.2. Đời sống văn hoá Việt Nam đầu thế kỉ XX ................................... 12 1.2. Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh ............... 14 1.2.1. Cuộc đời của Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) ............................ 14 1.2.2 Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh ........................................ 16 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 21 Chương 2: QUAN ĐIỂM CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH QUA CÁCH NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG VĂN HOÁ .............................................................................. 22 2.1. Quan điểm về các hủ tục lạc hậu của người Việt ............................ 22 2.1.1. Lãng phí trong ma chay cúng giỗ .................................................. 22 2.1.2. Đốt pháo ........................................................................................ 24 2.1.3 Mê tín dị đoan ................................................................................. 25 2.1.4. Những hủ tục “bất công” đối với người phụ nữ ............................ 26 2.2. Quan điểm của Nguyễn Văn Vĩnh về các thói quen ứng xử........... 28 2.2.1. Thói ăn gian nói dối ....................................................................... 28 2.2.2. Thói chuộng hư danh ..................................................................... 30 2.2.3. Thói vô cảm ................................................................................... 32 2.2.4. Thói hay cười ................................................................................. 34 2.3. Quan điểm về những giá trị văn hóa “có giá trị” ............................ 35 2.4. Quan điểm về nữ quyền đầu thế kỉ XX. ........................................... 38 4 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 43 Chương 3: ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ VIỆT NAM .............................................................................................................. 44 3.1. Cơ sở hình thành quan điểm văn hóa của Nguyễn Văn Vĩnh ............. 44 3.2. Tính thời đại trong quan điểm văn hóa của Nguyễn Văn Vĩnh ..... 46 3.3. Những đóng góp của nguyễn văn vĩnh trong nghiên cứu văn hóa .... 51 3.3.1. Đóng góp về phương pháp luận ..................................................... 51 3.3.2. Đóng góp về mặt tư liệu ................................................................ 56 KẾT LUẬN .............................................................................................................................................. 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 60 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 64 5 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà văn, nhà báo lớn đầu thế kỉ XX. Ông được đánh giá là người đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho nền báo chí và nhất là cho nền văn hoá Việt Nam. Dù được đào tạo trong môi trường Tây học và “thân Pháp” nhưng ông có những bài viết, tác phẩm, công trình có giá trị góp phần làm giàu cho nền văn hoá dân tộc. Nguyễn Văn Vĩnh là một cây bút đa dạng từ viết tin, xã luận, phóng sự, làm thơ, khảo cứu, dịch tiểu thuyết. Dù ở bất cứ lĩnh vực nào ông cũng thể hiện một tầm nhìn xa, kiến thức sâu sắc của mình. Trong cuộc đời viết báo của Nguyễn Văn Vĩnh có khoảng 3000 bài viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp [11]. Nguyễn Văn Vĩnh đã có nhiều bài viết gây ấn tượng phản ánh nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tác giả thể hiện ngôn từ sắc sảo, ngôn ngữ hiện đại, viết về phong tục tập quán Việt Nam là một mảng điển hình cho phong cách chính luận của Nguyễn Văn Vĩnh là tư tưởng đổi mới của ông trong cách nhìn nhận về văn hoá Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nguyễn Văn Vĩnh sống trong thời kì Pháp thuộc, thực dân Pháp đặt ách cai trị trên toàn lãnh thổ nước ta, đồng thời tiến hành việc truyền bá, áp đặt hệ tư tưởng và giá trị của nền văn hoá phương Tây vào xã hội Việt Nam. Đó là giai đoạn của sự “va - chạm” Đông – Tây, sự giằng xé quyết liệt giữa những giá trị văn hoá cổ truyền có từ lâu đời và những giá trị hiện đại, mới mẻ. Ở giữa một xã hội như vậy, Nguyễn Văn Vĩnh phải phụ thuộc vào chính quyền cai trị, đồng thời cố gắng không đánh mất mình. Tuy nhiên, chính cái vị thế ấy của Nguyễn Văn Vĩnh đã dẫn tới một số đánh giá có phần nghiệt ngã, không chính xác về con người ông, chủ yếu dựa vào quan điểm chính trị. Tìm 6 hiểu Nguyễn Văn Vĩnh là một cách tiếp cận mới về đời sống văn hoá Việt Nam đầu thế kỉ XX, đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trong nghiên cứu văn hoá Việt Nam đầu thế kỉ XX” cho khoá luận tốt nghiệp ngành văn hoá học. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Những nghiên cứu được công bố rộng rãi về Nguyễn Văn Vĩnh đã xuất hiện nhưng chủ yếu vẫn còn tản mạn và rải rác. Trước năm 1975, tại Sài Gòn, một số bài viết về Nguyễn Văn Vĩnh được đang trên Tạp chí Bách Khoa. Có một vài công trình thời đó có nhắc tới Nguyễn Văn Vĩnh, một cách tổng quát. Hầu hết trong số đó là những luận đề được sử dụng trong các trường học như “Luận đề về Đông Dương Tạp Chí” Nguyễn Duy Diễn, Bằng Phong, Khai Trí xuất bản năm 1961, luận đề “Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh” của tác giả Kiêm Đạt, Bạn Trẻ xuất bản năm 1958, Luận đề về nhóm Đông Dương Tạp Chí của Nguyễn Bá Lương, Tao Đàn xuất bản (không rõ năm). Trong bộ sách nhà văn Việt Nam của tác giả Vũ Ngọc Phan cũng nhắc tới Nguyễn Văn Vĩnh. Vũ Ngọc Phan là một trong những người viết về Nguyễn Văn Vĩnh sớm nhất ở Việt Nam. Nhà văn Vũ Bằng có thời gian làm báo cùng với Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã viết về ông trong tác phẩm: “Bốn mươi năm nói láo”, “Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp”. Đây là tư liệu khá nhiều thông tin về Nguyễn Văn Vĩnh. Tuy nhiên đây là những tư liệu được soi chiếu nhiều qua lăng kính cảm xúc cá nhân tác giả nên ít có những những giá trị tham chiếu về mặt khoa học. Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: ”Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỉ XX” của Hoàng Tiến đã phân tích và chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Văn Vĩnh trong việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam.Tuy nhiên, nội dung viết về Nguyễn Văn Vĩnh chỉ chiếm một phần nhỏ trong đề tài nghiên cứu chữ quốc ngữ. 7 Nhà báo Nguyễn Văn Ba (Bút danh Yên Ba) là một trong những người có công trình nghiên cứu quy mô về Nguyễn Văn Vĩnh. Trong luận văn nghiên cứu về những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với báo chí quốc ngữ, tác giả Yên Ba đã bước đầu xây dựng được chân dung của ông với tư cách là một nhà báo. Tuy nhiên tác giả Yên Ba vẫn chưa phân tích những quan điểm Nguyễn Văn Vĩnh về lĩnh vực văn hoá, đó là những bài viết điển hình trong cuộc đời hoạt động cầm bút viết báo của ông. Cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh là việc tự hào lớn đối với dòng họ. Vì vậy, hậu duệ của ông ngày nay luôn có ý thức giữ gìn và xây dựng hình ảnh Nguyễn Văn Vĩnh như một bậc trí thức tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tiêu biểu là việc xuất bản 2 cuốn sách: - “Nguyễn Văn Vĩnh là ai”[11] nhằm mục đích xây dựng cái nhìn đầy đủ, chính xác về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Cuốn sách bao gồm những bài viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp (đã được chuyển ngữ), thuật lại những điều mắt thấy tai nghe qua lăng kính khoa học, óc quan sát, chính kiến chính trị cùng sự tri ân củ những người đương thời đánh giá về con người và sự nghiệp văn hoá của Nguyễn Văn Vĩnh. - “Lời người man di hiện đại”[12]. Chủ biên là ông Nguyễn Lân Bình và Nguyễn Lân Thắng (2014). Cuốn sách gồm 33 bài viết bằng tiếng Pháp của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh bàn về một số tập quán, lối sống sinh hoạt cùng với cấu trúc hành chính, phân bố địa giới, địa hình, nhân sự theo những nguyên tắc truyền thống, trong hệ thống quyền lực liên quan đến việc phân vai, chức sắc, phẩm hàm trong một làng quê ở đồng bằng Bắc bộ vào giai đoạn mà ông tồn tại. Gần đây, đã có một số đề tài khoa học, luận văn nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp của học gia Nguyễn Văn Vĩnh. Tuy nhiên, hầu hết số đó tập trung 8 vào những đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Như vậy, đã có một số công trình chuyên khảo về Nguyễn Văn Vĩnh. Nhưng đa số những công trình đó đều tập trung vào những đóng góp của ông trong lĩnh vực báo chí và truyền bá chữ quốc ngữ mà chưa có chuyên khảo tìm hiểu và đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh về văn hóa. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các tác phẩm đăng báo của Nguyễn Văn Vĩnh vào những năm đầu thế kỉ XX. Khoá luận mong muốn làm nổi bật những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với văn hoá Việt Nam đầu thế kỉ XX. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Đi sâu tìm hiểu bối cảnh văn hoá – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX và hiểu thêm hơn về bộ phận trí thức thế hện 1907 có tư tưởng “thân Pháp” mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá Việt Nam. - Tìm hiểu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh - Tìm hiểu những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh, đặc biệt là những đóng góp về lĩnh vực nghiên cứu văn hoá. - Xem xét sự cần thiết, phải nhìn nhận lại cách đánh giá về Nguyễn Văn Vĩnh. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh và những quan điểm văn hóa của ông thông qua những tác phẩm, bài viết đầu thế kỉ XX. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của một đề tài khoá luận ở bậc cử nhân, luận văn chỉ tập trung vào những bài viết, những tác phẩm viết về văn hoá Việt giai đoạn đầu thế 9 kỉ XX. Đặc biệt là những tài liệu trong khoảng thời gian 1907 khi Nguyễn Văn Vĩnh bắt đầu làm việc Đông Dương Tạp Chí đến năm 1936 khi ông qua đời. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp tư liệu, so sánh, đối chiếu. Dựa vào phương pháp logic lịch sử, phương pháp nghiên cứu liên ngành. Luận văn đưa ra những đánh giá cơ bản về Nguyễn VĂn Vĩnh và vai trò của ông trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Luận văn dựa trên quan điểm đổi mới của Đảng, đấu tranh chống quên lãng, theo phương châm của ĐH VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam: “Nhìn thẳng vào sự thật, giải thích đúng sự thật, nói đúng sự thật để đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học, trung thực về nhân vậ lịch sử, trong đó có Nguyễn Văn Vĩnh. - Thông qua việc tìm hiểu những tác phẩm của Nguyễn Văn Vĩnh và phân tích giá trị của những tác phẩm đó, luận văn khẳng định tinh thần dân tộc ở ông, những quan điểm về văn hoá và đi trước thời đại ở ông - Luận văn là sự tiếp bước những người đi trước nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh trên lĩnh vực nghiên cứu văn hoá. 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, nội dung bài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Nguyễn Văn Vĩnh trong bối cảnh văn hóa đầu thế kỉ XX. Chương 2. Quan điểm của Nguyễn Văn Vĩnh qua cách nhận định văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX. Chương 3: Đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh, (2006) (tái bản), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thể kỉ thế kỉ XIX, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh (2010) (tái bản), Việt Nam Văn hoá sử cương, Nxb Hà Nội. 3. Nguyễn Thế Anh (2008) (tái bản), Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, Nxb Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Ba, Đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với nền báo chí quốc ngữ, luận văn cao học học viện Báo Chí và Tuyên Truyền, 2000 5. Phan Trọng Báu (1994), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Saigon Báo (1936) bài viết tưởng nhớ Nguyễn Văn Vĩnh (tài liệu do gia tộc họ Nguyễn cung cấp). 7. Vũ Bằng (2000), Tuyển tập tập 1, Bốn mươi năm nói láo, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Vũ Bằng (2004), Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp, Nxb Hội nhà văn Hà Nội. 9. Nguyễn Lân Bình (2007), Người An Nam nên viết chữ An Nam, Tham luận đọc tại Hội thảo nhân kỉ niệm “100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục” do UBND Quảng Nam tổ chức ngày 1.6.2007. Hội An Quảng Nam. 10. Nguyễn Lân Bình (2007), Nguyễn Văn Vĩnh với Đông Kinh Nghĩa Thục, Tham luận đọc tại Hội thảo nhân kỉ niệm “100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục” do UBND Quảng Nam tổ chức ngày 1.6.2007. Hội An Quảng Nam. 11. Nguyễn Lân Bình (chủ biên, 2013) Nguyễn Văn Vĩnh là ai?, NXB Tri Thức 12. Nguyễn Lân Bình và Nguyễn Lân Thắng (chủ biên, 2013) Lời người man di hiện đại, Nxb Tri thức. 61 13. Phan Trần Chúc (1936), Điếu văn đại diện báo giới Bắc - Việt tiễn đưa Nguyễn Văn Vĩnh (tài liệu do gia tộc họ Nguyễn cung cấp). 14. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hoá, Viện Văn hoá và Nxb Thông tin. 15. Hồng Chương (1987), Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb Sách giáo khoa, Hà Nội. 16. Nguyên Duy Diễn, Bằng Phong (1961), Luận đề về Đông Dương tạp chí, Khai trí xuất bản, Sài Gòn. 17. M. Delmas - chủ tịch Hội nhân quyền Chi hội Hà Nội (1936), Điếu văn tiễn đưa Nguyễn Văn Vĩnh, (tài liệu do gia tộc họ Nguyễn cung cấp). 18. Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo 19. Đông Dương Tạp Chí. 20. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học vàkĩ thuật. 21. Phan Cự Đệ (chủ biên) (1999), Văn học Việt Nam 1990 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Lê Quý Đức (2010), tập bài giảng Lịch sử văn hoá việt nam, tài liệu dành cho sinh viên ngành văn hoá học. 23. Bùi Xuân Đính (2012), Tập bài giảng bộ môn Văn hoá nông thôn dành cho sinh viên khoa Văn Hoá Học,. 24. Nhiều tác giả (1993), Phương Pháp luận về vai trò của văn hoá trong phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Nhiều tác giả, (2008), Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu”, Nxb Thanh Niên – Báo Tiền Phong 26. Mai Văn Hai – Mai Kiệm, (2009), Xã hội học Văn hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 62 27. Trần Đình Hựu – Lê Trí Dũng (1988), Lịch sử văn học Việt Nam, giai đoạn 1900 – 1930, nxb Đại học 28. Trần Trọng Kim (2005) (tái bản), Việt Nam sơ lược, NXb Văn Hoá thông tin, Hà Nội. 29. Đinh Xuân Lâm(chủ biên. 199), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội 31. Phan Ngọc (2005), Một nhận thức về văn hoá Việt Nam, NXb Văn Hoá thông tin và Viện văn hoá, Hà Nội. 32. Nguyễn Tri Nguyên (2006) Văn hoá - tiếp cận lý luận và thực tiễn, Nxb Văn Hoá thông tin, Hà Nội. 33. Trần Viết Nghĩa (2012), Tri thức Việt đối diện với văn minh phương Tây, Nxb Chính trị quốc gia. 34. Nhất Tâm (1956), Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936), Tủ sách Những mảng gương, Nxb Tân Việt, Sài Gòn. 35. Trịnh Văn Thảo (2013), Ba thế hệ tri thức người Việt (1862 – 1954), Nxb Thế giới. 36. Đỗ Lai Thuý (2007), Văn hoá Việt Nam đầu thế kỉ XX - diễn trình và nghiên cứu. Đề tài cấp Bộ. Bộ Văn hoá thông tin. Tạp chí Văn hoá Nghệ Thuật, Hà Nội 37. Đỗ Lai Thuý (2005), Văn Hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người Văn Hoá, Nxb Văn hoá thông tin và Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội 38. Đỗ Lai Thuý (2006), Theo vết chân những người khổng lồ, Nxb Văn hoá thông tin và Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội 63 39. Đỗ Lai Thuý, (2014), Vẫy vào vô tận, Nxb Văn hoá thông tin và Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội 40. Tài liệu online: - Trần Văn Chánh, Tổng thuật thói hư tật xấu người Việt, (Vanhoahoc.vn. 3.8.2014). nam/van-hoa-nhan-thuc/2637-tran-van-chanh-tong-thuat-thoi-hu- tat-xau-nguoi-viet.html - Bùi Dương (dịch), Người Trung Quốc xấu xí (docsachtructuyen) - Hoàng Lực, 3 câu hỏi của ông Vương Trí Nhàn giúp người trẻ tránh “vết xe gian dối” (giaoduc.net 6.6.2013) cu/Vi-khat-vong-Viet/3-cau-hoi-cua-ong-Vuong-Tri-Nhan-giup- gioi-tre-tranh-vet-xe-gian-doi-post118832.gd Trần Viết Nghĩa, Nguyễn Văn Vĩnh với Văn hoá dân tộc (tạp chí khoa học đại học khoa học xã hội và nhân văn) Đỗ Lai Thuý, Nguyễn Văn Vĩnh, một người nam mới đầu tiên (huc.edu.vn,7.10.2010) https://www.google.com/url?q= tiet/824/Nguyen-Van-Vinh-mot-nguoi-Nam-moi-dau tien.html&sa=U&ei=Y8JLVbOEKaS7mwWQloHIDg&ved=0CAQ QFjAA&client=internal-uds- cse&usg=AFQjCNFKa4BWoiLAsFiPOB-O5-0TLnUiPw

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvu_quynh_anh_tom_tat_829_2066069.pdf
Luận văn liên quan