Khóa luận Giải pháp đầu tư phát triển giao thông nông thôn trong quá trình thực hiện nông thôn mới tại xã Thanh tường, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Trong mối quan hệ thân mật giữa nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, người dân có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương. Vì vậy phải thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận dụng các nội dung của chương trình từ tỉnh đến cơ sở, để các tầng lớp nhân dân hiểu về cả hệ thống chính trị tham gia. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, những sáng kiến kinh nghiệm hay, những tấm gương điển hình về xây dựng NTM trên phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và mở rộng các mô hình này. Phát động phong trào thi đua, xây dựng NTM trong toàn xã, mỗi cơ quan đoàn thể ở các cấp đều xây dựng chương trình NTM, có thể nói vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể có vai trò quan trọng, trợ giúp cho chính quyền về tổ chức thực hiện và vận động nhân dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng

pdf85 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp đầu tư phát triển giao thông nông thôn trong quá trình thực hiện nông thôn mới tại xã Thanh tường, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình NTM giúp tiếp thu thông tin nhạy bén hơn; 100% hộ cho rằng giảm ô nhiễm môi trường; không có hộ nào cho rằng mô hình NTM không có tác dụng gì. Như vậy mọi người đều cho rằng mô hình NTM có tác động tích cực, việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn góp phần không nhỏ vào việc thay đổi bộ mặt của vùng. Người dân địa 91,1 57,1 80,4 46,6 100 0 0 20 40 60 80 100 120 làm đẹp cảnh quan làng xóm đời sống nhân dân được nâng cao thu nhập của người dân tăng tiếp thu thông tin nhạy bén giảm ô nhiễm môi trường không có tác dụng gì SVTH: Võ Thị Định 46 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục phương đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống giao thông và trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng và phát triển, điều này tạo thuận lợi cho chính quyền địa phương và cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng hệ thống giao thông khi có sự ủng hộ nhiệt tình của hầu hết người dân. Bảng 13 : Đánh giá tổng quan GTNT trên các phương diện Đơn vị tính: % Câu hỏi Đánh giá 1 2 3 4 5 1. Cán bộ thực hiện chương trình tạo điều kiện cho người dân đóng góp ý kiến 0 1,8 28,6 69,6 0 2. Người dân được quyền tham gia đóng góp vào các công việc 0 0 16,1 82,1 1,8 3. Cán bộ địa phương thực sự có năng lực trong việc quản lý và xây dựng các dự án 0 3,6 30,4 64,1 1,8 4. Hầu hết các công trình, dự án xây dựng trên địa bàn là do người dân trong xã thực hiện 0 0 3 66,1 28,6 5. Các công trình dự án tạo điều kiện cho người dân có thêm việc làm 0 0 5,4 57,1 37,5 6. Các chương trình dự án giúp người dân có thêm kinh nghiệm và khả năng sáng tạo 0 0 12,5 80,4 7,1 7. Các công trình được xây dựng là những công trình được người dân trông đợi, là cần thiết cho người dân 0 0 28,6 71,4 0 8. Các công trình được xây dựng theo đúng quy trình, chất lượng 0 0 17,9 82,1 0 (Nguồn: Xử lý thông tin điều tra hộ bằng SPSS – số liệu điều tra hộ năm 2016) Ghi chú: Mức độ đánh giá: 1 = Rất không đồng ý, 2 = Không đồng ý 3 = Không có ý kiến gì, 4 = Đồng ý, 5 = Rất đồng ý. Dựa vào bảng trên ta thấy, với hai câu hỏi: Hầu hết các công trình, dự án được xây dựng trên địa bàn là do người dân trong xã thực hiện và câu các công trình, dự án SVTH: Võ Thị Định 47 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục tạo điều kiện cho người dân có thêm việc làm được sự đồng ý cao nhất của người dân, chiếm hơn 90%. Như vậy, cán bộ chính quyền địa phương đã biết tận dụng thế mạnh của xã đó là con người, biết tạo điều kiện cho dân làm chủ, đây là yếu tố quan trọng nhất để hoàn thành tốt các tiêu chí của chương trình NTM. Với hai câu hỏi liên quan đến đối tượng là cán bộ địa phương là câu 1: Cán bộ thực hiện chương trình tạo điều kiện cho người dân đóng góp ý kiến có 28,6% người dân không có ý kiến và 1,8% không đồng ý với ý kiến.Và câu 3: Cán bộ địa phương thực sự có năng lực trong việc quản lý và xây dựng dự án thì số người không có ý kiến gì chiếm 30,4% và không đồng ý với ý kiến là 3,6%. Như vậy, trong cộng đồng dân cư vẫn còn nhiều người chưa hài lòng với cách thực hiện chỉ đạo, năng lực quản lý chương trình NTM của lãnh đạo địa phương. Chính vì vậy, cán bộ địa phương cần phải tự kiểm điểm lại và có những nỗ lực thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của tất cả người dân. Ngoài ra, để thực hiện tốt các hoạt động đầu tư xây dựng giao thông nông thôn ở xã, có 62,5% số hộ điều tra cho rằng cần có sự giúp đỡ của các ban ngành và 91,1% số hộ cho rằng cần có sự kết hợp của người dân và hỗ trợ từ bên ngoài. Theo kết quả điều tra, chỉ có 3 hộ gia đình cho biết cách thức thực hiện mô hình NTM không phù hợp với điều kiện gia đình và họ mong muốn cần có sự giúp đỡ của các ban ngành, những hộ gia đình này chủ yếu là hộ nghèo, thu nhập thấp, không đủ khả năng để đóng góp các khoản xây dựng NTM. Bên cạnh đó, có một số hộ đóng góp ý kiến rằng cần có sự phối hợp thực hiện nhất quán hơn, hiệu quả hơn giữa lãnh đạo địa phương và người dân; cấp trên cần xem xét lại vấn đề quy hoạch và kế hoạch thực hiện các dự án, dự án nào là cần thiết hơn trước; UBND Tỉnh cần hỗ trợ kịp thời thêm xi măng cho các xóm thực hiện sửa chữa, cải tạo lại đường thôn xóm để đạt chuẩn. 2.6. Những thuận lợi và khó khăn đầu tư phát triển giao thông nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Tường 2.6.1. Thuận lợi  Có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung Ương đến địa phương và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách được triển khai cụ thể, được đông đảo người dân hưởng ứng tích cực. SVTH: Võ Thị Định 48 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục TW đưa ra các chương trình mục tiêu Quốc gia để hỗ trợ nông dân và làm thay đổi bộ mặt của nông thôn như chương trình đầu tư cho các huyện nghèo theo nghị quyết 30a, quyết định 800/ QĐ – TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng chính phủ cũng đã phân rõ ngân sách TW hỗ trợ cho địa phương xây dựng NTM chiếm tới 40%. Bên cạnh hỗ trợ, chỉ đạo của TW, tỉnh Nghệ An thì huyện Thanh Chương cũng đã ban hành nhiều chính sách để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Là một xã nghèo nên hàng năm xã Thanh Tường đều được cấp ngân sách để đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học kỹ thuật...để tăng năng suất lao động. Cụ thể, trong quá trình đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, tỉnh Nghệ An đã có quyết định hỗ trợ xi măng cho các thôn cải tạo, nâng cấp hệ thống trục đường xóm và ngõ xóm.  Nhờ có thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian qua. Trong những năm gần đây, nhờ tiến bộ khoa học công nghệ mà bộ mặt của nông thôn được thay đổi rõ rệt, máy móc thay thế sức lao động của con người, tiết kiệm thời gian, tiền của và sức lao động của người dân. Chính quyền địa phương quan tâm và tạo điều kiện xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, kết cấu hạ tầng từng bước được hiện đại, làm thay đổi bộ mặt của địa phương, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.  Được sự đồng tình ủng hộ của người dân Sự nhất trí, đồng tình và sự tham gia tích cực của người dân trong công cuộc xây dựng NTM được coi là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ. Vai trò của người dân được thể hiện rõ: “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi”. Với tinh thần đoàn kết chung sức xây dựng NTM, đại đa số người dân tự nguyện đóng góp sức người, sức của, hiến đất cho xã nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống giao thông, tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng NTM.  Học tập được nhiều kinh nghiệm của các vùng khác trong công cuộc xây dựng NTM. Để thực hiện tốt mô hình NTM, xã Thanh Tường không chỉ thực hiện theo các tiêu chí mà các cấp chính quyền đề ra mà ban lãnh đạo chương trình đã tham quan, tìm SVTH: Võ Thị Định 49 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục hiểu, học tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệm của các vùng khác trong cả nước đã và đang thành công trong xây dựng mô hình NTM.  Đội ngũ cán bộ xã ngày càng được nâng cao năng lực Đội ngũ cán bộ xã ngày càng được nâng cao năng lực, xã đã thu hút được nhiều cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn, chính trị và quản lí cao. Trình độ chuyên môn đại học chiếm tỷ lệ cao 57,14%. Tuy nhiên về cán bộ chính trị mới chỉ có 57,14% có trình độ trung cấp, chưa có cán bộ chính trị cao cấp nào. Về trình độ quản lý có 76,2% số cán bộ đã qua các lớp bồi dưỡng. Đây là lợi thế lớn của địa phương, đội ngũ cán bộ sẽ có đủ năng lực và trình độ để cùng kết hợp với người dân xây dựng NTM nhanh và hiệu quả. Bảng 14: Trình độ chuyên môn, chính trị và quản lí của đội ngũ cán bộ xã Thanh Tường Diễn giải Cán bộ cấp xã Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số 21 100 1. Trình độ chuyên môn 1.1. Trên đại học 0 0 1.2. Đại học 12 57,14 1.3. Cao đẳng 3 14,28 1.4. Trung cấp 5 23,81 1.5. Sơ cấp 1 4,77 2. Trình độ chính trị 2.1. Cao cấp 0 0 2.2. Trung cấp 12 57,14 2.3. Sơ cấp 7 33,33 3. Trình độ quản lý nhà nước 3.1. Trung cấp 0 0 3.2. Bồi dưỡng 1 tháng 14 66,67 3.3. Bồi dưỡng 3 tháng 2 9,52 Nguồn: văn phòng UBND xã Thanh Tường SVTH: Võ Thị Định 50 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục 2.6.2. Khó khăn  Công tác triển khai rà soát, đánh giá thực trạng NTM so với Bộ tiêu chí quốc gia còn nhiều khó khăn. Do năng lực cán bộ cấp xã còn hạn chế. Trong khi các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có nhiều nội dung chưa rõ ràng dẫn đến những nhận định khác nhau trong đánh giá tiêu chí, tiến độ quy hoạch chậm. Điều này dẫn đến công tác quy hoạch, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn và tốn kém.  Nguồn lực của địa phương có hạn Là một xã phát triển chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi nên nguồn thu ngân sách chưa đáng kể. Nguồn kinh phí hỗ trợ của cấp trên còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, hạn chế vốn đầu tư. Do đời sống của người dân thấp nên mức độ huy động sự đóng góp của người dân trong công cuộc xây dựng NTM còn nhiều hạn chế.  Diện tích sản xuất đang còn manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất từ trước đến nay thiếu quy hoạch chưa có vùng quy mô sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất hàng năm thấp, chăn nuôi đang theo hình thức nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình... Trình độ dân trí không đồng đều, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, sản xuất còn mang tính tự phát, quảng canh, tự cung, tự cấp là chính, sản xuất hàng hóa không được người dân chú trọng nhiều. Đây là vướng mắc rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông dân và giảm lao động trong ngành nông nghiệp.  Các doanh nghiệp địa phương hầu như không có Tính đến nay, trên địa bàn xã chỉ có 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đó là công ty TNHH xây dựng tổng hợp Sông Lam hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. 2.6.3. Tổng hợp phân tích ma trận SWOT Qua việc tìm hiểu các yếu tố thuận lợi và khó khăn trên, thông qua việc sử dụng bộ công cụ SWOT kết hợp với phân tích để đưa ra những giải pháp để thúc đẩy đầu tư phát triển giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương trong thời gian tới. SVTH: Võ Thị Định 51 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Bảng 15: Phân tích ma trận SWOT Nội dung O – Cơ hội - Được sự giúp đỡ của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương - Đầu tư phát triển giao thông nông thôn là cần thiết nên được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân T – Thách thức - Năng lực của các tổ chức, đoàn thể trong quản lý hạn chế - Quá trình đô thị hóa nông thôn ngày càng nhanh S – Điểm mạnh - Nhận thức của cán bộ về tầm quan trọng của công tác xây dựng NTM nói chung và xây dựng giao thông nông thôn nói riêng. - Tình hình chính trị - an ninh ổn định, cán bộ và nhân dân luôn tin tưởng vào chủ trương của Đảng, của Nhà nước. - Lực lượng lao động khá dồi dào, cần cù và chịu khó, nhạy bén trong công việc áp cụng tiến bộ khoa học công nghệ S – O - Có cơ hội quy hoạch và phát triển GTNT kết nối và phối hợp phát triển với các công trình quy mô lớn cấp huyện như các tuyến quốc lộ, đường tỉnh lộ, và một số tuyến giao thông nội đồng kết hợp với thủy lợi - Giúp người dân nhận thấy vai trò của mình và những quyền lợi mà họ sẽ được hưởng, - Giúp họ nhận thức được quyền làm chủ của mình trong cộng đồng - Nguồn nhân lực trẻ, phát triển, áp dụng máy móc kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. S – T - Khó khăn trong khâu lập quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đền bù và huy động vốn. - Nâng cao trình độ dân trí - Bồi dưỡng năng lực quản lý cho các cá nhân, tổ chức, đảm nhiệm thông qua các buổi tập huấn, khóa học ngắn hạn từ các chuyên gia, nhà đầu tư giỏi liên quan đến từng lĩnh vực nhất định. SVTH: Võ Thị Định 52 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục W – Điểm yếu - Nguồn lực địa phương hạn chế, việc huy động các nguồn lực còn gặp nhiều khó khăn - Người dân chưa quan tâm tới vai trò kiểm tra , giám sát, thanh quyết toán công trình cũng như lợi ích lâu dài mang lại. - Chịu ảnh hưởng của thời tiết miền trung, diễn biến thất thường gây ra lũ lụt, hạn chế. W – O - Được sự đóng góp, ủng hộ của người dân địa phương. - Giúp người dân hiểu được vai trò của mình trong các hoạt động, để họ tham gia với tinh thần cao. - Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc trồng các loại cây nông nghiệp kết hợp với xây dựng các mô hình chăn nuôi trang trại. W – T - Khó khăn trong việc thu ngân sách, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản - Khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động của xóm, của xã từ khâu lập kế hoạch đến khâu giám sát, nghiệm thu. - Khó khăn trong việc xây dựng giao thông nông thôn do diện tích đất ngày càng bị thu hẹp do sạt lở. SVTH: Võ Thị Định 53 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Định hướng chung về phát triển giao thông trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Thanh Tường giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030 3.1.1. Mục tiêu tổng quát: Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau: + Tăng trưởng kinh tế bằng biện pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, thương mại, xây dựng và tiếp tục giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp, trong đó ngành nông nghiệp đảm nhận vai trò ổn định kinh tế, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thương mại đóng vai trò chủ đạo trong tăng cường và phát triển kinh tế bền vững. Muốn như thế trong nông nghiệp phải hình thành các vùng sản xuất cây trồng vật nuôi tập trung, chuyên canh sản xuất hàng hóa mang tính cạnh tranh gắn liền với việc phát triển kinh tế trang trại, bên cạnh đó phải phát huy ngành nghề truyền thống, đẩy nhanh tiến độ phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại – xây dựng, giải quyết việc làm và phân công lao động hợp lý. Có như vậy mới tăng mức thu nhập, xóa đói giảm nghèo có ngân sách đầu tư xây dựng NTM vào năm 2020, đưa Thanh Tường trở thành xã NTM thời kỳ CNH – HĐH với các đặc trưng, kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nông thôn được nâng cao, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, có các hình thức sản xuất phù hợp, nông nghiệp phát triển, công nghiệp, dịch vụ thương mại tăng trưởng cao. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn - Giai đoạn 2011 – 2015: Phấn đấu hoàn thành 4 tiêu chí gồm: tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, thủy lợi Hoàn thiện bổ sung quy hoạch chi tiết, môi trường, trường học. - Giai đoạn 2016 – 2020: Phấn đấu hoàn thành 4 tiêu chí còn lại là: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, văn hóa - Giai đoạn sau 2020: Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng, hoàn thiện tất cả các tiêu chí để giữ được mục tiêu NTM một cách ổn định và phát triển bền vững. ( Nguồn: Đề án xây dựng NTM) SVTH: Võ Thị Định 54 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục 3.1.3. Phân công thực hiện Đề ra mục tiêu, kế hoạch, tổ chức thực hiện cho từng tiêu chí cụ thể trong bộ 19 tiêu chí NTM. Tổ chức thực hiện các điều sau: - Thành lập ban quản lý nông thôn mới cấp xã - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của đề án NTM - Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ của đề án xây dựng NTM - Tiếp nhận và huy động các nguồn lực xây dựng NTM - Bổ sung điều chỉnh Đề án NTM - Phát động phong trào thi đua xây dựng NTM - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực. 3.2 Giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển giao thông nông thôn trong thời gian tới. 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch giao thông nông thôn đang đứng trước những vấn đề cần được nghiên cứu kỹ về quy mô, loại hình thiết kế, kiến trúc cảnh quan, môi trường, các tiêu chí về sử dụng đất, tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...để phù hợp với hiện trạng, với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương. Do vậy để phát triển giao thông nông thôn theo đúng hướng, có cơ sở khoa học, hợp logic và đảm bảo phát triển bền vững thì công tác quy hoạch phát triển giao thông nông thôn có vai trò hết sức quan trọng. Quy hoạch phải được tiến hành trước, là tiền đề cho đầu tư phát triển. Chính vì vậy, Thanh Tường cần xây dựng quy hoạch phát triển chung của xã mà cụ thể chính là xây dựng “Đề án nông thôn mới” ở địa bàn một cách khoa học và phù hợp, trong đó có quy hoạch hạ tầng kinh tế nói chung và giao thông nông thôn nói riêng phải là một tổng thể thống nhất các yếu tố có quan hệ qua lại với nhau, làm cơ sở cho việc triển khai công tác đầu tư và phát triển kinh tế địa phương. SVTH: Võ Thị Định 55 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục 3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội và các đoàn thể trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong mối quan hệ thân mật giữa nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, người dân có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương. Vì vậy phải thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận dụng các nội dung của chương trình từ tỉnh đến cơ sở, để các tầng lớp nhân dân hiểu về cả hệ thống chính trị tham gia. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, những sáng kiến kinh nghiệm hay, những tấm gương điển hình về xây dựng NTM trên phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và mở rộng các mô hình này. Phát động phong trào thi đua, xây dựng NTM trong toàn xã, mỗi cơ quan đoàn thể ở các cấp đều xây dựng chương trình NTM, có thể nói vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể có vai trò quan trọng, trợ giúp cho chính quyền về tổ chức thực hiện và vận động nhân dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổ chức các hoạt động quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về chủ trương chính sách của Đảng bộ, sự điều hành của chính quyền, xác định rõ vai trò của mỗi tổ chức trong xây dựng NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH. Điều chỉnh bổ sung chức năng nhiệm vụ, quy chế hoạt động của mỗi đoàn thể chính trị theo nhiệm vụ mới cho phù hợp, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, thông tư của Đảng bộ đối với chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở các cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nói chung và xây dựng NTM nói riêng. Để thực hiện Đề án tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển NTM của xã và tổ chức cho nhân dân được tham gia thảo luận đóng góp ý kiến vào kế hoạch trên cơ sở các quy chuẩn của Nhà nước, có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn, để từ đó xác định trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình và của cả cộng đồng trong việc thực hiện Đề án xây dựng NTM. 3.2.3. Giải pháp huy động nguồn lực từ nhân dân Huy động vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Động viên nhân dân SVTH: Võ Thị Định 56 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục đóng góp, các khoản đóng góp của cộng đồng, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn gồm: Đóng góp công trình xây dựng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc, hiến đất... Việc xây dựng NTM cần phát huy tối đa nội lực của địa phương, có sự hỗ trợ của nhà nước, thực hiện các dự án cần lồng ghép và bố trí tối đa nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn trái phiếu chính phủ hay huy động các nguồn tài chính hợp lý khác. 3.2.4. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng giao thông nông thôn. Giao thông nông thôn muốn phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong phát triển các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn là vấn đề then chốt. Hiện nay, việc nhanh chóng phổ cập tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất và xây dựng nông thôn, đặc biệt là xây dựng giao thông nông thôn là con đường có hiệu quả đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu và hiện đại hóa nông thôn. Trong thực tế của nước ta hiện nay, các phương tiện, thiết bị xây dựng rất lạc hậu do đó là một lý do làm cho các tuyến đường nông thôn nhanh chóng xuống cấp, tuổi thọ công trình thấp...Với yêu cầu tăng mức đầu tư cho các công trình nghiên cứu và phổ cập khoa học công nghệ vào nông thôn nói chung và phát triển giao thông nông thôn nói riêng, cần phải thực hiện ngay một số chế độ cụ thể nhằm khuyến khích mạnh mẽ các cán bộ khoa học công nghệ về công tác tại nông thôn. Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm có sự hướng dẫn về kỹ thuật. Huy động các đơn vị, các chuyên gia trong và ngoài nước thiết kế các mẫu, mô hình các loại công trình để áp dụng với các địa bàn khác nhau. Mặt khác, nghiên cứu ứng dụng cải tiến kỹ thuật các mô hình, mẫu các công trình đã có trong và ngoài nước để phù hợp với từng vùng. 3.2.5. Giải pháp huy động tối đa nguồn vốn, khai thác có hiệu quả nguồn lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn đầu tư Đây là một trong những giải pháp then chốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của giao thông nông thôn hiện nay. Bởi vì, như những phân tích thực hiện ở phần trên SVTH: Võ Thị Định 57 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục cho thấy tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng vốn đầu tư đang là trở lực và thách thức rất lớn đối với sự phát triển của nó. Phát huy có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, để người dân tham gia bàn bạc, thảo luận dân chủ trong xây dựng nông thôn ở địa phương và tham gia giám sát công trình, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành và địa phương trong thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, đẩy mạnh việc được phê duyệt danh mục đầu tư và thực hiện nhanh các dự án đã được phê duyệt, đảm bảo theo đúng quy trình, thủ tục nhất định. Rà soát lại công trình, dự án theo quy hoạch đã được duyệt. Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với quyết định đầu tư, người ra quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm cá nhân và các quyết định đó. Việc xem xét phê duyệt quyết định đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc: chỉ quyết định đầu tư những dự án nằm trong quy hoạch được phê duyệt và xác định rõ nguồn vốn, trong phạm vi nguồn vốn được phân cấp. Chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện dự án, tăng khả năng huy động các nguồn vốn cho công tác tu dưỡng, bảo trì công trình, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả công trình sau đầu tư. 3.2.6. Hoàn thiện công tác hoạch định xây dựng đường giao thông nông thôn theo đề án xây dựng NTM Xã cần quy hoạch mạng lưới đường giao thông nông thôn phải phù hợp với quy hoạch chung, có sự kết hợp với quy hoạch dân cư, mạng lưới thủy lợi và các công trình thiết kế đồng ruộng phù hợp với các phương tiện vận tải nông thôn, xe thô sơ và xe cơ giới. Đảm bảo liên hệ với hệ thống đường huyện lộ, đường tỉnh lộ và đường quốc lộ thành một hệ thống giao thông thống nhất. Giao thông nông thôn phải đảm bảo tính liên hệ trực tiếp giữa các khu trung tâm huyện với các trung tâm xã, giữa các khu vực dân cư với các khu vực sản xuất, và giữa các khu dân cư với nhau. Các phương án quy hoạch giao thông nông thôn phải trên cở sở tận dụng tối đa. Hệ thống đường hiện có để phù hợp với quy luật đi lại và tiết kiệm chi phí xây dựng, SVTH: Võ Thị Định 58 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục đáp ứng nhu cầu trước mắt và trong tương lai. Phải phù hợp với điều kiện địa hình, hạn chế xây dựng nhiều công trình trên đường. Kết cấu nền mặt phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương. Giai đoạn đầu cần có đường để đáp ứng nhu cầu phát triển rồi từng bước nâng cao chất lượng đường. Có thể chọn các loại kết cấu mặt đường như sau: + Chọn loại mặt đường dễ làm, phù hợp với khả năng kinh phí của địa phương và nhân dân đóng góp. + Có khả năng kết hợp giữa thi công giữa cơ giới và thủ công. + Có thể sử dụng nguồn lao động tại địa phương. Nguyên liệu của việc lựa chọn kết cấu xây dựng mặt đường giao thông nông thôn là phải tận dụng được vật liệu có sẵn của địa phương, với phương tiện thi công đơn giản và tận dụng nguồn lực sẵn có ở địa phương. 3.2.7. Đổi mới tổ chức quản lý đường giao thông nông thôn Hệ thống giao thông nông thôn là tài sản có giá trị lớn. Xây dựng đã khó nhưng quản lý để sử dụng lâu dài, có hiệu quả lại càng khó khăn hơn. Để có tổ chức đủ đảm đương nhiệm vụ quản lý mạng lưới giao thông nông thôn, cần phải giải quyết các nội dung về quản lý: Từ thực trạng giao thông nêu trên, thì vấn đề kiện toàn trong công tác quy hoạch, thu hút nguồn lực đầu tư cần được huy động sâu rộng hơn, không chỉ từ người dân mà cần hướng tới các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, xây dựng phát triển giao thông nông thôn phải đi đôi với với hệ thống xây dựng quản lý từ Trung Ương tới địa phương. Xã cần phải tăng cường hoạt động quản lý thực hiện việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng GTNT, kế hoạch quản lý và bảo dưỡng sửa chữa. Giúp lãnh đạo xã ra quyết định về việc tổ chức phong trào làm GTNT, quyết định việc huy động và sử dụng lao động, vốn trong dân. Ở các thôn cần cử ủy viên ban chấp hành thôn chuyên trách để chăm lo công tác xây dựng và quản lý, sửa chữa các công trình giao thông thuộc phạm vi thôn mình quản lý. Như vậy, ở cả cấp xã và cấp thôn cần có hệ thống trực tiếp quản lý đường giao thông nông thôn hoàn chỉnh dưới các hình thức: tổ chức chuyên trách và hình thức SVTH: Võ Thị Định 59 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục khoán cho dân quản lý, đảm bảo mỗi cây số đường cần phải xây dựng cơ chế khoán chặt chẽ và hợp lý. 3.2.8. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, đội ngũ cán bộ, Đảng viên nông thôn đối với vấn đề khai thác và phát huy vai trò của nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội Các cấp ủy Đảng cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ Đảng viên về tầm quan trọng, yêu cầu của việc khai thác và phát huy vai trò của nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó cán bộ Đảng viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của họ đối với hoạt động này. Trong mối quan hệ giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với nông dân, vừa phải phản ánh nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nông dân cho các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền. Các cấp ủy Đảng cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiêp, nông dân, nông thôn và tổ chức thực hiện thí điểm cần có sự linh hoạt, sáng tạo, tự thiết kế các mô hình thí điểm phù hợp với điều kiện của địa phương. Đội ngũ cán bộ, Đảng viên ở nông thôn phải thật sự tiên phong, gương mẫu về mọi mặt để nông dân noi theo. Cần phát hiện và xây dựng những Đảng viên gương điển hình, tiên tiến, có kinh nghiệm phát triển kinh tế, nhiệt tình, có trách nhiệm đối với quê hương, đối với cộng đồng dân cư ở thôn, làng để nông dân noi theo. SVTH: Võ Thị Định 60 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Kết cấu hạ tầng nông thôn là bộ phận cấu thành của hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH, đóng vai trò là điều kiện, nền tảng cho sự ổn định, tăng trưởng kinh tế nông thôn. Phát triển giao thông nông thôn vì thế đã trở thành vấn đề kinh tế hết sức quan trọng nằm trong chiến lược phát triển KT – XH của đất nước nói chung và mỗi địa phương nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn xác định là một nội dung cơ bản của CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn và là vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đề ra mục tiêu chiến đấu đến năm 2020 là: “Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông”. Chiến lược coi đây là một trong ba đột phá để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa 2020. Là một xã thuần nông thuộc trung tâm huyện Thanh Chương mang nhiều nét điển hình về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội. Tận dụng tốt những tiềm năng, lợi thế, thời gian qua, phát triển giao thông nông thôn của xã đã được quan tâm và chú trọng đầu tư. Công tác cải tạo, nâng cấp cũng như đầu tư các hạng mục công trình của địa phương đã được chú trọng, công tác quy hoạch, kế hoạch có nhiều đổi mới theo hướng bám sát yêu cầu thực tiễn. Sự phát triển của hệ thống giao thông đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành và mở rộng các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, bộ mặt nông thôn của xã vì thế được cải thiện. Thực tiễn cho thấy bên cạnh kết quả đạt được, phát triển giao thông nông thôn của xã cũng tồn tại không ít hạn chế. Nhìn chung việc xây dựng, cải tạo và nâng cấp các hạng mục công trình còn chậm, đầu tư dàn trải không hiệu quả, chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vốn đầu tư nghèo nàn, sự tham gia của tư nhân và của người dân trong việc phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Quá trình phát triển giao thông nông thôn của xã đã và đang đặt ra những vấn đề SVTH: Võ Thị Định 61 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục đòi hỏi sớm phải khắc phục, trong đó nổi lên vấn đề nhận thức, trình độ năng lực quản lý của chính quyền địa phương và cơ quan liên quan, việc huy động và sử dụng nguồn lực và đảm bảo an sinh xã hội, QP – AN. Cần xem như là một nguyên nhân cơ bản để giải quyết. Để phát triển giao thông nông thôn thực sự đạt chất lượng và hiệu quả, cần quán triệt đầy đủ các quan điểm cơ bản cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp chủ yếu mà luận văn đề cập. Đặc biệt là đề cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương và các tổ chức, lực lượng có liên quan. Sự thống nhất về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và các thành phần kinh tế là nhân tố có tính chất quyết định tới sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH nông thôn trong tiến trình xây dựng NTM. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Trung Ương, tỉnh Nghệ An - Chính phủ cần ban hành quy định cụ thể hơn về việc huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để cơ sở dễ triển khai thực hiện. - Cần có chính sách và cơ chế phân cấp hợp lý cho từng chương trình dự án và lồng ghép các chương trình dự án từ nguồn đầu tư của nhà nước cho từng lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cần có cơ chế huy động nguồn lực từ bên ngoài để hỗ trợ chương trình xây dựng NTM đạt hiệu quả cao. - Bố trí ngân sách phù hợp để địa phương thực hiện theo đúng lộ trình, theo đó có chính sách hỗ trợ phù hợp cho xã để hoàn thành một số hạng mục vào năm 2016 theo đúng kế hoạch và các tiêu chí vào năm 2016. Xây dựng quy định về huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn trong xây dựng NTM. - Có cơ chế cụ thể, đơn giản hơn trong thủ tục xây dựng, giải ngân và quyết toán phần vốn nhà nước hỗ trợ đối với công trình kỹ thuật đơn giản do cộng đồng dân cư tự thực hiện. 2.2. Đối với UBND và Hội đồng nhân dân các cấp - Làm công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ Đảng viên và nhân dân trong xã nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để xây dựng NTM, đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã SVTH: Võ Thị Định 62 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục hội, an ninh quốc phòng, do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng NTM. Để xóa bỏ tư tưởng trông chờ nhà nước, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ đối với từng tổ chức, từng ngành, tăng cường kiểm tra đôn đốc, đánh giá phân loại và thi đua khen thưởng. - Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của trên thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo, Ban quản ý từ xã đến thôn. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên, phân cấp, quản lý, cụ thể, rõ ràng, không để tình trạng né tránh, tập trung lãnh đạo với phương châm “dễ làm trước khó làm sau” không nóng vội càng không để mất cơ hội. - Thực hiện trước chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư, con em thành đạt xa quê và các doanh nghiệp có tiềm lực và tâm huyết với nông thôn, khai thác các nguồn thu tại địa phương “Lấy sức dân để lo cho dân” tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ của nhà nước. - Phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân. 2.3. Đối với người dân - Ủng hộ và tự giác chấp hành các chủ trương chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương trong tiến trình xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước để thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tránh gây lãng phí, thất thoát, và đảm bảo hiệu quả cao. - Cần quan tâm nhiều hơn đến công việc tập thể, thực hiện đầy đủ và nghĩa vụ của mình trong xây dựng NTM. - Tích cực tham gia đóng góp công sức, tiền bạc, tự nguyện hiến đất và các nguồn lực khác trong điều kiện có thể cũng như thường xuyên tham gia cuộc họp, các cuộc vận động để hiểu thêm và biết được vai trò của mình trong công tác xây dựng NTM để góp phần chung sức xây dựng NTM. SVTH: Võ Thị Định 63 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. UBND xã Thanh Tường, Báo cáo quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Thanh Tường, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2020. Nghệ An 2. UBND xã Thanh Tường (2015). Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 -2015. Nghệ An 3. UBND xã Thanh Tường (2013). Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới gắn chuyển đổi ruộng, đất lần 2. Nghệ An 4. UBND xã Thanh Tường (2012). Đồ án xây dựng Nông thôn mới xã Thanh Tường, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 – 2020. Nghệ An 5. UBND xã Thanh Tường (2013,2014,2015). Báo cáo thường niên. Nghệ An 6. Lê Thị Tình (2015). Bài khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. 7. Bộ NN & PTNT (2009). Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới. Hà Nội. 8. Lê Sỹ Hùng (2009).Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2. Trường Đại học Kinh tế Huế. 9. Hồ Tú Linh (2011) Bài giảng Kinh tế đầu tư. Trường Đại học Kinh tế Huế. 10. Thủ tướng Chính phủ, Qđ-TTg (16/4/2009). Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Hà Nội. 11. Thủ tướng Chính phủ, Qđ-TTg (4/6/2010). Phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Hà Nội. 12. thong-nong-thon-giai-doan-20102015-gan-voi-muc-tieu-chuong-trinh-xay-dung- nong-thon-moi.htm. 13. Báo Thanh Hóa online.new SVTH: Võ Thị Định 64 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01 PHIẾU ĐIỀU TRA I. THÔNG TIN VỀ HỘ ĐIỀU TRA 1.1 Thông tin về người được phỏng vấn 1. Tên chủ hộ:Nam/nữTuổi Thôn.Sđt. 2. Trình độ văn hóa Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 3. Trình độ chuyên môn Chưa qua đào tạo Cao đẳng – Đại học Sơ cấp, trung cấp Trên Đại học 1.2 Thông tin về hộ gia đình 1. Đặc điểm kinh tế của hộ Giàu Trung bình Khá Nghèo 2. Số nhân khẩu của hộ:...người. Số lao động nông nghiệp..nam..nữ 3. Nghề nghiệp chính của hộ: Trồng trọt, chăn nuôi Tiểu thủ công nghiệp Phi nông nghiệp 4. Mức thu nhập bình quân/ tháng:...triệu đồng/ tháng/hộ II. NGƯỜI DÂN HIỂU BIẾT VỀ MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI 1. Ông (bà) đã biết về chủ trương chính sách của Nhà nước về xây dựng mô hình Nông thôn mới của xã ta chưa? Có Chưa 2. Nếu có, Ông (bà) biết qua kênh thông tin nào? (có thể có nhiều lựa chọn) Từ chính quyền xã Từ phương tiện thông tin đại chúng Qua các tổ chức, đoàn thể địa phương SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Từ nguồn khác Không nhận được thông tin 3. Ông (bà) cho biết xã, xóm có thường xuyên tổ chức họp về chương trình xây dựng Nông thôn mới? Có Không 4. Trong các cuộc họp thôn về chương trình xây dựng mô hình Nông thôn mới có khoảng bao nhiêu phần trăm số hộ tham gia?...................................%, và ông bà có tham gia đóng góp ý kiến? Có Không 5. Theo ông (bà) có khoảng bao nhiêu người đồng tình với quyết định về nội dung chương trình Nông thôn mới? Khoảng..% III. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở ĐỊA PHƯƠNG 1. Hình thức đầu tư Theo ông (bà) các cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn nên được đầu tư theo hình thức nào? Chính quyền địa phương đầu tư hoàn toàn Hình thức BOT Chính quyền địa phương và người dân cùng làm 2. Gia đình ông (bà) đã góp tiền tài sản, vật chất cho các hoạt đông xây dựng Nông thôn mới nào sau đây? ( có thể có nhiều lựa chọn) Xây dựng cơ sở hạ tầng Phát triển kinh tế - xã hội Các hoạt động văn hóa – xã hội Hoạt động bảo vệ môi trường 3. Gia đình ông (bà) đã hay sẵn sàng đóng góp bao nhiêu tiền cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ở địa phương? ...triệu đồng/hộ 4. Gia đình ông (bà) đã hay sẵn sàng đóng góp bao nhiêu sức lao động cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ở địa phương? .ngày công/hộ 5. Ông (bà) có sẵn sàng hiến đất để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trong thôn, xóm không? Sẵn sàng Còn tùy thuộc vào mức bồi thường Không SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục 6. Đóng góp của gia đình mình được huy động từ nguồn nào ? (có thể có nhiều lựa chọn) Nguyên liệu sẵn có Công lao động gia đình Thu nhập gia đình Nguồn khác. IV. HIỆU QUẢ TỪ VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1. Phát triển hạ tầng giao thông nông thôn trong mô hình Nông thôn mới có đem lại thu nhập cho gia đình không ? Có Không 2. Tác dụng của mô hình đến địa phương ? ( có thể có nhiều lựa chọn) Làm đẹp cảnh quan làng xóm Đời sống nhân dân được nâng cao Thu nhập của người dân tăng Tiếp thu thông tin nhạy bén Giảm ô nhiễm môi trường Không có tác dụng gì V. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA NGƯỜI DÂN 1. Ông(bà) hãy điền vào câu hỏi bên dưới Mức độ đánh giá từ 1 đến 5: (1) Rất không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Không có ý kiến gì (4) Đồng ý (5) Rất đồng ý Nội dung 1 2 3 4 5 Cán bộ thực hiện chương trình tạo điều kiện cho người dân đóng góp ý kiến Người dân được quyền tham gia đóng góp vào các công việc Cán bộ địa phương thực sự có năng lực trong việc quản lý và xây dựng các dự án Hầu hết các công trình, dự án xây dựng trên địa bàn là do người dân trong xã thực hiện Các chương trình dự án tạo điều kiện cho người dân có thêm việc làm Các chương trình dự án giúp người dân có thêm kinh nghiệm và khả năng sáng tạo Các công trình được xây dựng là những công trình được người dân trông đợi, là cần thiết cho người dân Các công trình được xây dựng theo đúng quy trình, chất lượng SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục 2. Các hoạt động trên muốn thực hiện tốt, theo ông (bà) cần phải làm gì? ( có thể có nhiều lựa chọn) Cần giúp đỡ của các ban ngành Kết hợp người dân và hỗ trợ bên ngoài Do dân tự làm 3. Cách thực hiên kế hoạch có phù hợp với điều kiện của địa phương, của gia đình không? Phù hợp Chưa phù hợp 4. Ông (bà) có đề xuất ý kiến gì trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn trong tiến trình xây dựng mô hình Nông thôn mới không? ............ .......................................................................................................................... CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG (BÀ) SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục PHỤ LỤC 02 BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN. (Căn cứ Quyết định số: 491/2009/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới) TT Tên tiêu chí (Theo bộ tiêu chí QG về NTM) Nội dung tiêu chí (theo QĐ 491/QĐ-TTg) Chỉ tiêu Chuẩn QG Hiện trạng xã Thanh Tường 1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Đạt Chưa 1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - môi trường theo chuẩn mới Đạt Chưa 1.3. Quy hoạch bố trí lại dân cư theo hướng văn minh, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Đạt Chưa 2 Giao thông 2.1. Tỷ lệ km đường trục xóm, lối xóm được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT 100% 50% 2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp KT của Bộ GTVT (theo QĐ số 1582/1999/QĐ-BGTVT ngày 01/7/1999). Hoặc theo tiêu chuẩn thiết kế đường trục TCVN 4054- 2005. 70% 55% 2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Đạt tiêu chuẩn đường nông thôn lọai A (theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 210-92). 70% 60% 2.3. Tỷ lệ km đường giao thông nông thôn nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại B (theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 210-92). 70% 0% SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục 3 Thủy lợi 3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Đạt Đạt 3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xóm quản lý được kiên cố hóa 85% 100% 4 Điện 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Đạt Đạt 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn 98% 98% 5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. 80% 60% 6 Cơ sở vật chất văn hóa 6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL Đạt Chưa 6.2. Tỷ lệ thôn xóm có nhà văn hóa và khu thể thao đạt quy định của Bộ VH-TT-DL. 100% 50% 7 Chợ Chợ nông thôn chuẩn của Bộ Xây dựng Đạt Chưa 8 Bưu điện 8.1. Các điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt Đạt 8.2. Có internet đến thôn Đạt Đạt 9 Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát Không Không 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây Dựng 80% 80% 10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung khu vực của tỉnh 1,4 lần 1,12 lần 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí QĐ 170/QĐ-TTg). 5% 8,8% 12 Cơ cấu lao động Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực, nông, lâm, ngư nghiệp 35% 51,25% 13 Hình thức TCSX Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả Có Có 14 Giáo dục 14.1. Phổ cập giáo dục trung học. Đạt Đạt 14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đươc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 85% 100% 14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo >35% 39,1% 15 Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 30% 30% 15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia Đạt Đạt 16 Văn hóa Xã có từ 70% số thôn, bản trở làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL. Đạt 50% 17 Môi trường 17.1. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo 85% 98% SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục quy chuẩn quốc gia 17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường Đạt Đạt 17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp Đạt Đạt 17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch Đạt Chưa 17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định Đạt Đạt 18 Hệ thống tổ chức chính trị XH vững mạnh 18.1. Cán bộ xã đạt tiêu chuẩn theo quy Định (theo NĐ số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và QĐ số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004) Đạt Đạt 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định Đạt Đạt 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” Đạt Đạt 18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên Đạt Đạt 19 An ninh trật tự xã hội An ninh trật tự xã hội được giữ vững Đạt Đạt SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục PHỤ LỤC 3: MỘT VÀI KẾT QUẢ THỐNG KÊ, KIỂM ĐỊNH TRONG SPSS gioi tinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nam 43 76.8 76.8 76.8 nu 13 23.2 23.2 100.0 Total 56 100.0 100.0 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Tuoi 56 1.00 21.00 11.3214 5.76859 Valid N (listwise) 56 trinh do van hoa Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid cap 1 6 10.7 10.7 10.7 cap 2 11 19.6 19.6 30.4 cap 3 39 69.6 69.6 100.0 Total 56 100.0 100.0 trinh do chuyen mon Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid chua qua dao tao 35 62.5 62.5 62.5 so cap, trung cap 12 21.4 21.4 83.9 cao dang, dai hoc 9 16.1 16.1 100.0 Total 56 100.0 100.0 SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục dac diem kinh te ho Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Giau 10 17.9 17.9 17.9 Kha 30 53.6 53.6 71.4 trung binh 14 25.0 25.0 96.4 Ngheo 2 3.6 3.6 100.0 Total 56 100.0 100.0 nghe nghiep chinh cua ho Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid trong trot,chan nuoi 25 44.6 44.6 44.6 tieu thu cong nghiep 10 17.9 17.9 62.5 phi nong nghiep 21 37.5 37.5 100.0 Total 56 100.0 100.0 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation So nhan khau cua ho 56 1.00 7.00 3.7679 1.12801 So lao dong nong nghiep 56 1.00 5.00 2.3214 1.25201 Muc thu nhap 56 1.00 14.00 6.5357 2.28803 Valid N (listwise) 56 biet ve NTM Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 56 100.0 100.0 100.0 SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Kênh tiếp nhận thông tin Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Từ chính quyền xã 55 98.2 98.2 98.2 Từ phương tiện thông tin đại chúng 35 62.5 62.5 62.5 Qua các tổ chức, đoàn thể địa phương 55 98.2 98.2 98.2 Từ nguồn khác 20 35.7 35.7 35.7 Không nhận được thông tin 0 0 0 0 thuong xuyen to chuc hop ve NTM Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 56 100.0 100.0 100.0 tham gia dong gop y kien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 32 57.1 57.1 57.1 khong 24 42.9 42.9 100.0 Total 56 100.0 100.0 SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Phan tram so ho tham gia 56 1.00 3.00 2.0536 .48316 Phan tram dong tinh quyet dinh 56 1.00 3.00 1.7679 .46675 Valid N (listwise) 56 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation San sang dong gop tien 56 1.00 7.00 3.7857 1.13961 San sang dong gop suc lao dong 56 1.00 7.00 3.7321 1.71083 Valid N (listwise) 56 san sang hien dat Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid San sang 27 48.2 48.2 48.2 Con tuy thuoc vao muc boi thuong 26 46.4 46.4 94.6 Khong 3 5.4 5.4 100.0 Total 56 100.0 100.0 can bo tao dieu kien cho nguoi dan dong gop y kien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong dong y 1 1.8 1.8 1.8 khong co y kien gi 16 28.6 28.6 30.4 dong y 39 69.6 69.6 100.0 Total 56 100.0 100.0 SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục nguoi dan duoc quyen tham gia dong gop y kien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong co y kien gi 9 16.1 16.1 16.1 dong y 46 82.1 82.1 98.2 rat dong y 1 1.8 1.8 100.0 Total 56 100.0 100.0 can bo co nang luc trong viec quan ly Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong dong y 2 3.6 3.6 3.6 khong co y kien gi 17 30.4 30.4 33.9 dong y 36 64.3 64.3 98.2 rat dong y 1 1.8 1.8 100.0 Total 56 100.0 100.0 cac cong trinh do nguoi dan trong xa thuc hien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong co y kien gi 3 5.4 5.4 5.4 dong y 37 66.1 66.1 71.4 rat dong y 16 28.6 28.6 100.0 Total 56 100.0 100.0 tao dieu kien cho nguoi dan co them viec lam Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong co y kien gi 3 5.4 5.4 5.4 dong y 32 57.1 57.1 62.5 rat dong y 21 37.5 37.5 100.0 Total 56 100.0 100.0 SVTH: Võ Thị Định Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục giup nguoi dan co them kinh nghiem va kha nang sang tao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong co y kien gi 7 12.5 12.5 12.5 dong y 45 80.4 80.4 92.9 rat dong y 4 7.1 7.1 100.0 Total 56 100.0 100.0 cong trinh duoc nguoi dan trong doi va can thiet voi nguoi dan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong co y kien gi 16 28.6 28.6 28.6 dong y 40 71.4 71.4 100.0 Total 56 100.0 100.0 cong trinh duoc xay dung theo dung quy trinh, chat luong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong co y kien gi 10 17.9 17.9 17.9 dong y 46 82.1 82.1 100.0 Total 56 100.0 100.0 SVTH: Võ Thị Định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvo_thi_dinh_9713.pdf
Luận văn liên quan