Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh thừa thiên Huế

Có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng lưới, quy mô kinh doanh của NH TMCP Công Thương trong tương lai. - Thực hiện các kì thi tuyển dụng vào NH một cách công bằng, đưa ra các chỉ tiêu cho các ứngng viên ứng tuyển phù hợp với vị trí tuyển dụng về: trình độ, kinh nghiệm thực tiễn - Bên cạnh tuyển dụng các nhân viên chuyên ngành tài chính – ngân hàng, Chi nhánh cũng cấn ưu tiên tuyển dụng các nhân viên có kinh nghiệm trong một số ngành, lĩnh vực mà Chi nhánh thường xuyên cho vay vốn. Công tác đào tạo Tăng cường công tác đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

pdf97 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HTTT và bộ máy QLRR .383 .082 .345 4.679 .000 .785 1.274 Thẩm định, KT KH và nguồn vốn .387 .059 .449 6.505 .000 .895 1.118 Môi trường KT pháp lý và RR thời tiết .334 .072 .327 4.641 .000 .860 1.163 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS Từ bảng kết quả hồi quy đa biến ta có mô hình hồi quy như sau RRTD = -0.317+ 0.383TT&QL + 0.387TĐKT + 0.334MT + e Trong đó RRTD là rủi ro tín dụng TT&QL: là hệ thống thông tin và bộ máy quản lý rủi ro TĐKT : là thẩm định, kiểm tra khách hàng và nguồn vốn MT: Môi trường kinh tế, pháp lý và rủi ro thời tiết Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 53 Kết quả mô hình hồi quy cho thấy các giá trị sig của từng nhân tố độc lập đều nhỏ hơn 0.05 do đó cho thấy 3 nhân tố có mối quan hệ tuyến tính với “Rủi ro tín dụng” 2.3.4.5.3. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình Mô hình thường không phù hợp với dữ liệu thực tế như giá trị R2 thể hiện. Trong tình huống này R2 điều chỉnh từ R2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến (Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Như vậy, để đánh giá độ phù hợp của mô hình ta dùng hệ số xác định R2 điều chỉnh Bảng 2.25: Mô hình tóm tắt Model R R Square Adjuste d R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .613a .376 .368 .540 .376 49.975 1 83 .000 2 .750b .562 .552 .455 .186 34.906 1 82 .000 3 .809c .654 .641 .407 .092 21.541 1 81 .000 2.220 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS Kết quả cho thấy hệ số R2 điều chỉnh = 64.1%, giá trị sig. = 0.000, cho ta thấy mô hình phản ánh được 64.1% thực tế. - Để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét giá trị F trong bảng phân tích ANOVA Bảng 2.26: ANOVA Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Regression 25.351 3 8.450 51.072 .000c Residual 13.402 81 .165 Total 38.753 84 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 54 Theo bảng phân tích ANOVA ta có giá trị F= 51.072, giá trị sig. = 0.000, qua đó bước đầu ta có thể thấy mô hình hồi quy tuyến tính và dữ liệu là phù hợp và có thể sử dụng được.  Kiểm tra sự tự tương quan Đại lượng Drubin –Watson (d) = 2.222, tra bảng với mẫu quan sát 85 và số biến độc lập là 3 ta có giá trị dU=1.72 và 4-dU =2.28. Giá trị d lọt vào khoảng dU và 4-dU (1.72 < 2.222 < 2.28 ) do đó ta có thể kết luận là mô hình không bị hiện tượng tự tương quan, tức là các sai số ei độc lập với nhau.  Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Hệ số phóng đại phương sai của từng nhân tố VIF ( theo bảng phân tích hồi quy) đều nhỏ hơn 10 do đó mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.  Kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư Biểu đồ 2.6: Biểu đồ phân phối chuẩn Qua biểu đồ trên ta thấy giá trị mean =1.24E-15 , Std.Dev = 0.982 và biểu đồ có dạng hình chuông do đó kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư là không bị vi phạm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 55 Kiểm định các giả thuyết - Giả thiết H01 cho rằng “Hệ thống thông tin và bộ máy quản lý rủi ro” không tương quan với “Rủi ro tín dụng”. Dựa vào kết quả hồi quy ta thấy giá trị t = 4.679 với giá trị sig. tương ứng bằng 0. 000 0 do đó ta có thể bác bỏ giả thuyết H01 với độ tin cậy 95% và kết luận “Hệ thống thông tin và bộ máy quản lý rủi ro” tương quan với “Rủi ro tín dụng” và “Hệ thống thông tin và bộ máy quản lý rủi ro” tăng lên 1 đơn vị thì “Rủi ro tín dụng” tăng lên 0.383 đơn vị - Giả thuyết H02 cho rằng “Thẩm định, kiểm tra khách hàng và nguồn vốn” không tương quan với “Rủi ro tín dụng”. Dựa vào kết quả hồi quy cho ta thấy giá trị t = 6.505, giá trị sig. tương ứng bằng 0.000 0 do đó ta có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H02 với độ tin cậy 95% hay “Thẩm định, kiểm tra khách hàng và nguồn vốn” tương quan với “Rủi ro tín dụng”, và khi “Thẩm định, kiểm tra khách hàng và nguồn vốn” tăng lên 1 đơn vị thì “Rủi ro tín dụng” tăng lên 0.387 đơn vị. - Giả thuyếtt H03 cho rằng “Môi trường kinh tế, pháp lý và rủi ro thời tiết” không tương quan với “Rủi ro tín dụng”. Dựa vào kết quả hồi quy cho ta thấy giá trị t = 4.641, giá trị sig. tương ứng bằng 0.000 0 do đó ta có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H03 với độ tin cậy 95% hay “Môi trường kinh tế, pháp lý và rủi ro thời tiết” tương quan với “Rủi ro tín dụng”, và khi “Môi trường kinh tế, pháp lý và rủi ro thời tiết” tăng lên 1 đơn vị thì “Rủi ro tín dụng” tăng lên 0.334 đơn vị. Bảng 2.27: Kiểm định các giả thiết Giả thuyết Nội dung Sig. Kết luận H01 H01: “Hệ thống thông tin và bộ máy quản lý rủi ro” không tương quan với “Rủi ro tín dụng” .000 Bác bỏ H02 H02 : “Thẩm định, kiểm tra khách hàng và nguồn vốn” không tương quan với “Rủi ro tín dụng” .000 Bác bỏ H03 H03 : “Môi trường kinh tế, pháp lý và rủi ro thời tiết” không tương quan với “Rủi ro tín dụng” .000 Bác bỏ Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 56 Từ kết quả phân tích điều tra ở trên cùng với thực trạng rủi ro tín dụng trong thời gian vừa qua kết hợp với kinh nghiêm thực tập tại ngân hàng có thể rút ra các nguyên nhân chính gây nên rủi ro tín dụng tại ngân hàng VietinBank- Thừa Thiên Huế bao gồm: Hệ thống thông tin tín dụng và bộ máy quản lý rủi ro tín dụng Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nợ xấu cho các ngân hàng nhiều nhất là do ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía khách hàng mặc dù khách hàng đã qua nhiều bước thẩm định từ hồ sơ vay vốn: Khách hàng cung cấp thông tin không chính xác: Trên thực tế, có một số khách hàng muốn lừa đảo nên đã cung cấp số liệu không trung thực. Điều đó làm cho kết quả đánh giá của ngân hàng về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của khách hàng cũng như dự án kinh doanh không còn chính xác, gây ra rủi ro cho ngân hàng khi quyết định cho vay và công tác cung cấp thông tin cho quá trình QLRR. Bên cạnh đó việc xác định thông tin khách hàng hạn chế do ngân hàng chưa có đầy đủ thông tin từ phía khách hàng, điều này xảy ra một phần là do cán bộ tín dụng chưa đủ trình độ chuyên môn để khảo sát các thông tin mà ngân hàng cần thu thập, cũng có thể do ngân hàng chưa phổ biến rõ ràng các nguyên tắc ban đầu từ khâu thẩm định hồ sơ vay vốn dẫn đến việc thiếu thông tin cần thiết. Đối với bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng: Ngân hàng đang thiếu một cơ quan chuyên trách theo dõi từng khoản vay, từng dự án cho vay cụ thể thuộc các ngành nghề, địa phương khác nhau để giám sát, đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng kịp thời. Thẩm định, kiểm tra khách hàng và nguồn vốn trước và sau khi cho vay Trong những năm trở lại đây công tác thẩm định các khoản vay tại VietinBank Thừa Thiên Huế đã được chú trọng và thực hiện tương đối chặt chẽ. Đối với các khoản vay lớn và có tính chất quan trọng sẽ có một đội ngũ bao gồm cả ban giám đốc đứng ra để thẩm định việc cho vay vì nếu việc thẩm định các dự án không chính xác sẽ dẫn đến quyết định cho vay, không cho vay, hoặc gây ra những rủi ro về sau mà ngân hàng không thể lường trước được. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 57 Đối với công tác kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay, đây là công việc cũng việc cũng hết sức quan trọng. Ngân hàng thường chú trọng đến việc thẩm định khách hàng trước khi giải ngân nguồn vốn mà quên mất rằng, kiểm tra kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay là cách chủ động để đảm bảo nguồn vốn được hoàn trả Trước tình hình thực tế qua phân tích cơ cấu tín dụng tại ngân hàng cho ta thấy tỷ trọng dư nợ của các nghành vẫn chưa cân xứng, dư nợ tín dụng tập trung chủ yếu ở ngành thương mại dịch vụ và đặc biệt là ngành công nghiệp xây dựng. Ta đã biết đây là những ngành rất nhạy cảm với nền kinh tế mà trong giai đoạn hiện nay thì tình hình kinh tế đang có nhiều biến động khó lường. Vì vậy việc cơ cấu nợ tập trung ở ngành này sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đòi hỏi công tác thẩm định phải được xem xét lại Công tác kiểm tra nội bộ trong ngân hàng yếu kém cũng sẽ gây ra những rủi ro không mong muốn đối với ngân hàng. Đặc biệt công tác này trên thực tế ở VietinBank chỉ mang tính hình thức mà không có tính sâu sát của người kiểm tra viên. Không tạo ra được sự an toàn, hiệu quả và luôn luôn tồn tại những rủi ro thường trực Môi trường kinh tế,pháp lý và rủi ro thời tiết - Môi trường pháp lý chưa thuận lợi Trong những năm gần đây, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều Luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tuy luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập. Sự quản lý của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp cũng chưa thực sự chặt chẽ, tạo cho khách hàng có những khe hở lách luât, lừa đảo NH. Hệ thống thông tin quản lý còn nhiều bất cập, đây là thách thức lớn không những cho VietinBank mà còn cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện có hệ thống thông tin tương xứng là điều hết sức khó khăn. - Môi trường kinh tế không ổn định Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế của nước ta đã bị ảnh hưởng nhiều, làm cho giá cả vật tư hàng hóa cũng như các chính sách kinh tế (về tỷ giá đồng ngoại tệ, về lãi suất) thay đổi liên tục theo sự biến động của nền kinh tế thế giới. Điều này làm cho các việc kinh doanh cũng như dự án của khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành đúng tiến độ, cũng như thu hồi vốn như phương án đã đưa Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 58 ra, dẫn đến kết quả HĐKD bị suy giảm và khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế, như vậy nguy cơ xảy ra RRTD cho ngân hàng là rất cao, ngoài ra, rủi ro do môi trường kinh tế nên trong quá trình quản trị RRTD ngân hàng khó có thể đưa ra các biện pháp đề ngăn ngừa triệt để nguồn rủi ro, do đó làm giảm hiệu quả của công tác quản trị RRTD. - Môi trường tự nhiên Các nhân tố khác như: thiên tai, chiến tranh Những nhân tố này vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay. Những nhân tố này có thể xảy ra bất ngờ, tác động tới việc kinh doanh sử dụng vốn, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho khách hàng vay vốn. Nhiều khách hàng tốt có khả năng dự báo, thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn cho công việc kinh doanh của mình, ngoài ra trong những trường hợp khác, khách hàng có thể bị tổn thất song vẫn đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lăi. Tuy nhiên, khi các tác động của các nguyên nhân bất khả kháng đối với khách hàng là nặng nề thì khả năng trả nợ của khách hàng ít nhiều bị suy giảm. Mà những tác động do môi trường thiên nhiên gây ra RRTD thì quá trình quản trị RRTD khó có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát một cách triệt để và hiệu quả rủi ro. Ngoài các nguyên nhân trên ngân hàng cũng cần phải chú ý các nguyên nhân sau đây mặc dù trong thời gian vừa qua ngân hàng đã làm tương đối tốt hơn tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và có nguy cơ bùng phát trở lại: Năng lực và đạo đức của khách hàng: Đối với khách hàng, khi vay vốn đều có phương án kinh doanh, sử dụng vốn cụ thể và khả thi, tuy nhiên do chạy theo lợi nhuận nên một số khách hàng đã có hành vi sử dụng nguồn vốn không đúng như thỏa thuận với ngân hàng nên khi trên thị trường có nhiều biến động, khách hàng không thu hồi được vốn để trả nợ cho ngân hàng. Đạo đức khách hàng không tốt , cố tình lừa đảo ngân hàng, : không ít khách hàng để đạt được mục tiêu vay vốn của mình đã tìm mọi cách để đối phó với ngân hàng như cung cấp thông tin không chính xác, giả tạo hồ sơ, hợp đồng mua bán vòng vo, mua chuộc cán bộ tín dụng nhằm vay vốn ngân hàng. Nhiều khách hàng còn lập dự án ảo để vay vốn của ngân hàng sau đó sử dụng số tiền vay vốn đó vào mục đích khác. Thậm chí, nhiều dự án kinh doanh có lãi song không chịu trả nợ ngân hàng đúng hạn, chây ỳ với kỳ vọng quỵt nợ hoặc có thể sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Đây là trường hợp tồi tệ Tr ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 59 nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng, nó biểu hiện một hành động có chủ ý xấu của người vay đã được tính toán, chuẩn bị từ trước nhằm chiếm đoạt tiền vay. Năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng Cán bộ yếu kém về trình độ, năng lực, nghiệp vụ, không có khả năng phân tích, thẩm định hồ sơ khách hàng, đánh giá khách hàng thiếu chính xác do công tác thông tin vừa yếu, vừa thiếu. Ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu phân tích dẫn đến việc xác định sai hiệu quả kinh doanh, thời hạn cho vay, thời hạn trả nợ không phù hợp với khách hàng. Việc cán bộ quản trị RRTD thiếu năng lực còn dẫn đến tình trạng không phát hiện được những sai sót về mặt pháp lý trong hồ sơ xin vay của khách hàng, hay định giá tài sản đảm bảo không hợp lý có thể gây ra những tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố tình gán tài sản đó cho ngân hàng. Sự yếu kém và lơi lỏng của cán bộ tín dụng trong quá trình giám sát việc thực hiện các khoản vay cũng là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến việc không phát hiện kịp thời hiện tượng vốn vay không được sử dụng đúng mục đích hoặc hành vi lừa đảo của khách hàng. Bên cạnh vấn đề là thiếu và yếu năng lực, đôi khi một bộ phận cán bộ ngân hàng yếu kém về tư cách đạo đức đã lợi dụng vị trí công tác để trục lợi, tham ô, nhanh hối lộ, cố tình cho vay sai nguyên tắc. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 60 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng hoạt động cho vay và mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới 3.1.1 Định hướng hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới Trong những năm tới đây, thị trường tài chính dự báo sẽ có nhiều biến động khó lường và phức tạp, vì vậy việc quản lý các khoản vay trong ngân hàng VietinBank-chi nhánh Thừa Thiên Huế cần hết sức chú trọng, bám sát các chỉ đạo của chính phủ và ngân hàng nhà nước để có thể linh hoạt áp dụng trong tình hình thực tế và hoàn cảnh của chính ngân hàng mình. Kiểm soát các khoản vay dài hạn và duy trì mức dư nợ không vượt quá 40%. Thực hiện rà soát, đánh giá lại các khoản vay trong ngành công nghiệp, xây dựng một cách chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể chủ động phòng ngừa rủi ro cụ thể bằng các định hướng sau - Đối với khách hàng Để công tác quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện hiệu quả thì định hướng về khách hàng là một việc làm vô cùng quan trọng. Với định hướng ở tất cả các chủ thể kinh tế, nhưng để công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh được tập trung, tránh phân tán nguồn lực, kiểm soát chặt chẽ đối với việc cho vay trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vì đây là những nghành mang nhiều rủi ro hơn cả.Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng,các khoản cho vay trung và dài hạn. Đánh giá lại toàn bộ các hợp đồng chưa giải ngân hoặc đang giải ngân. - Đối với đội ngũ cán bộ Tiếp tục xây dựng nguồn nhân lực có đầy đủ năng lực và phẩm chất góp phần xây dựng ngân hàng vững mạnh trong thời gian tới. 3.1.2 Mục tiêu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Thứ nhất,giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng. Duy trì mức nợ xấu của ngân hàng dưới 2%, dư nợ trung và dài hạn dưới 60 %. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 61 Thứ hai, tăng khả năng phòng ngừa RRTD bằng nhiều biện pháp như: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện Thứ ba, phân tán RRTD trong danh mục cho vay theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, khách hàng có khả năng đạt hiêu quả, không đầu tư tập trung vào một ngành nghề hay một nhóm khách hàng nào. Thứ tư, xây dựng cơ chế kiểm soát nợ xấu trong cho vay linh động, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu. 3.2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công Thương – CN Thừa Thiên Huế Trong thời gian qua, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Thừa Thiên Huế đã có nhiều bước tiến vượt bậc bằng chứng là tình hình nợ xấu qua các năm đã có sự giảm sút đáng kể từ năm 2010 là 0,75% đến năm 2012 giảm xuống là 0,34%. Đã thực hiện các mô hình tổ chức tín dụng và quản trị rủi ro mới. Tuy nhiên các chính sách trên vẫn tồn tại nhiều hạn chế mà nếu ngân hàng không có những điều chỉnh kịp thời sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro bùng phát trở lại, nhất là trong tình hình kinh tế nhiều bất ổn như hiện nay Căn cứ vào việc phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua cũng như việc điều tra tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng và ban lãnh đạo về nguyên nhân gây ra rủi ro tại chi nhánh. Tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng và bộ máy quản lý Đối với thông tin tín dụng Ngân hàng cần dựa trên sự hợp tác dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng . Dựa trên thông tin về khách hàng và các doanh nghiệp, Trung tâm thông tin tín dụng NH TMCP Công Thương cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và xây dựng một hệ thống thông tin nội bộ, một kho lưu trữ thông tin về các khách hàng vay Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 62 vốn. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập. NH TMCP Công Thương cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở mô hình tổ chức hướng đến khách hàng đã được triển khai, hệ thống thông tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Đồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn. Sử dụng kênh thông tin trên báo chí, các website của bộ ngành trong quá trình thẩm định khách hàng vay vốn các nguồn thông tin này có thể giúp NH trong quá trình thẩm định tránh được yếu tố chủ quan, cũng như tránh được sự phụ thuộc quá mức và các nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp. Đối với bộ máy quản trị rủi ro tín dụng Cần tuyển dụng có năng lực và kinh nghiệm vào những vị trí trong bộ máy quản trị rủi ro để đảm bảo công tác quản trị rủi ro được thực hiện tốt hơn Xem công tác quản trị rủi ro là một bộ phận không thể tách rời đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh, áp dụng thực hiện mô hình tổ chức tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng theo các mô hình hiện đại nhất, từng bước hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại ngân hàng. 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản vay trước và sau khi cho vay Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý các khoản nợ vay giúp phát hiện rủi ro vì vậy ngân hàng cần thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay vốn, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 63 chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân quản lý của khách hàng kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi giải ngân, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi vay: - Phải có kế hoạch định kỳ đi kiểm tra tình hình hoạt động thực tế đối với từng khách hàng vay (tùy thuộc vào kết quả báo cáo tài chính, uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng). + Kiểm tra 6 tháng/ 1 lần đối với các khoản vay có dư nợ từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng. + Khoản vay dư nợ dưới 500 triệu đồng: nếu là vay trung, dài hạn thì kiểm tra 6 tháng/ lần, nếu là vay ngắn hạn thì kiểm tra khi có dấu hiệu bất thường. - Quy định chặt chẽ trách nhiệm của cán bộ tín dụng về việc giám sát sau khi cho vay, bao gồm : kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ tình hình thực tế của khách hàng và kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo. Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra phải được ghi nhận vào biên bản, trong đó nêu rõ việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, nêu rõ nguyên nhân gây ra sự sai lệch, so sánh thực tế so với dự kiến ban đầu, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản cầm cố, thế chấp - Phân công trách nhiệm kiểm tra, giảm sát khoản vay, chịu trách nhiệm với kiểm tra từng khoản vay cho từng cán bộ hoặc từng nhóm cán bộ chịu trách nhiệm. Tránh trường hợp kiểm tra một cách hình thức, không đi sâu vào thực tế. Đặc biệt, cho vay thường có thời gian dài, nên tránh trường hợp thay đổi nhân viên, NH cần đưa ra quy định trong việc bàn giao việc kiểm tra giám sát về mặc hồ sơ, nội dụng kiểm tra - Xây dựng một quy trình giám sát, kiểm tra, lưu trữ thông tin các cuộc kiểm tra, giảm sát thực tế. Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 64 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và nguồn vốn Đây là khâu đầu tiên trong quy trình tín dụng, quyết định việc cho vay hay không đối với khách hàng. Hiện nay trong các nguyên nhân gây ra rủi ro tại ngân hàng thì nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng chiếm một tỉ lệ khá lớn. vì vậy việc thẩm định khách hàng được coi là bước đầu tiên trong việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Để làm tốt công tác này ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau - Quy trình thẩm định phải bám sát các chính sách nhà nước cũng như các phương án do ban quản trị đề ra, cán bộ tín dụng phải tư vấn cho khách hàng xác định được những phương án đầu tư rõ ràng, phù hợp với năng lực tài chính của họ. Không được để bất kỳ lý do hay áp lực gì mà đầu tư vào những lĩnh vực khó thu hồi lại vốn hay rủi ro cao - Kiểm tra, kiểm soát nhằm đưa ra các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong ngân hàng: + Dấu hiệu từ việc phân loại nợ các khoản cho vay: các khoản nợ thuộc nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của các khoản cho vay thường tiềm ẩn nhiều RRTD mà NH cần giám sát, theo dõi cẩn thận. + Dấu hiệu từ hồ sơ vay vốn: hồ sơ cho vay không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, thông tin thiếu độ tin cậy, đặc biệt là hồ sơ liên quan đến khách hàng không minh bạch, rõ ràng, hồ sơ TSBĐ chưa đảm bảo tính pháp lý, tài sản nhận làm đảm bảo có tính đặc thù cao hoặc tính chuyển nhượng thấp trên thị trường, giá trị thực tế của TSBĐ thấp hơn nhiều so với giá trị trên sổ sách, kế hoạch trả nợ, nguồn trả nợ cho khoản vay không rõ ràng, tính khả thi thấp có dấu hiệu không trả nợ đúng hạn nhưng không có vật tư,tài sản làm đảm bảo. + Dấu hiêu từ giao dịch ngân hàng: Các giao dịch tiền gửi của khách hàngvới ngân hàng ngày càng ít dần, số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giảm nhanh, đề nghị trả nợ cho khoản vay của khách hàng thể hiện nhiều nguồn trả nợ khác nhau, nhưng trên thực tế lại khó có thể nhận thấy được các nguồn vốn này. 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ thì trước tiên phải tuân thủ các quy trình trong hoạt động cấp tín dụng, giảm thiểu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 65 những rủi ro tín dụng. Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng. Để thực hiện công tác kiểm tra nội bộ được hiệu quả, tránh trường hợp kiểm tra giám sát một cách hình thức, Chi nhánh nên áp dụng một số biện pháp sau: Cán bộ kiểm tra, thanh tra nội bộ cần có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác kiểm tra. Hiểu rõ các quy trình, quy định của hệ thống NH nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy định quy chế cho vay của hệ thống. Công tác kiểm tra nội bộ phải được thực hiện một cách chính xác, tránh trường hợp bao che, dấu diếm sai sót của nhân viên, khi phát hiện dấu hiệu sai sót trong quy trình tín dụng, dấu hiệu rủi ro từ khoản vay thì cần báo cáo kịp thời lên cấp trên hoặc đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp ngay. 3.2.5. Giải pháp tăng cường kiểm soát các nguồn nguyên nhân về “Môi trường kinh tế, pháp lý và rủi ro thời tiết” Nguyên nhân từ môi trường kinh tế khách quan Đây là những rủi ro tín dụng phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất,Khi những yếu tố này thay đổi theo hướng tiêu cực, sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, kinh tế của khách hàng và gián tiếp gây ra RRTD. Để kiểm soát được nguyên nhân này, ngân hàng cần có các biện pháp kiểm soát nguồn rủi ro này như sau: - Phân tích, dự báo các tác động của nền kinh tế vĩ mô đến khách hàng, nhằm đưa ra các biện pháp kiểm sát RRTD kịp thời. - Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tiền vay, sử dụng các hợp đồng phái sinh - Yêu cầu khách hàng đưa ra có kế hoạch phòng ngừa những rủi ro tín dụng phát sinh từ sự thay đổi nền kinh tế vĩ mô trong hồ sơ vay vốn Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 66 Nguyên nhân từ môi trường pháp lý Tăng cường phối hợp với các cơ quan pháp luật, chính quyền để đưa ra các biện pháp đối phó tránh việc lách luật của khách hàng Thường xuyên theo dõi những thay đổi trong luật và các văn bản pháp lý liên quan đến ngân hàng để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời Nguyên nhân thiên tai, tai nạn bất ngờ Đây là nguyên nhân bất khả kháng của khách hàng cũng như của ngân hàng. Địa bàn Thừa Thiên Huế là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng rất nhiều của thiên tai, bão lụt, để hạn chế được những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ trong quá trình cho vay NH cần yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm, bảo đảm tiền vay và ngân hàng tiến hàng chủ động trích lập dự phòng RRTDnhằm giảm thiểu những thiệt hại có thể gây ra cho ngân hàng và khách hàng. 3.2.6. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng Yếu tố con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để hạn chế rủi ro Một số nội dung trong giải pháp này là: Công tác tuyển dụng - Có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng lưới, quy mô kinh doanh của NH TMCP Công Thương trong tương lai. - Thực hiện các kì thi tuyển dụng vào NH một cách công bằng, đưa ra các chỉ tiêu cho các ứngng viên ứng tuyển phù hợp với vị trí tuyển dụng về: trình độ, kinh nghiệm thực tiễn - Bên cạnh tuyển dụng các nhân viên chuyên ngành tài chính – ngân hàng, Chi nhánh cũng cấn ưu tiên tuyển dụng các nhân viên có kinh nghiệm trong một số ngành, lĩnh vực mà Chi nhánh thường xuyên cho vay vốn. Công tác đào tạo Tăng cường công tác đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 67 - Chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao khả năng, kinh nghiệm trong các ngành nghề Chi nhánh cho vay, nhằm nâng cao trình độ thẩm định, quản trị trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề. - Tổ chức các lớp đào tạo cho CBTD, cán bộ quản trị rủi ro .Xây dựng các chương trình hợp tác đào tạo nhân viên với các tổ chức chuyên nghiệp hoặc với các ngân hàng khác, tạo điều kiện cho nhân viên được tiếp cận với kinh nghiệm của các ngân hàng khác. Công tác tổ chức nhân sự - Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng, thẩm định và quản trị RRTD. Đặc biệt, mỗi ngành nghề, lĩnh vực cho vay nên bố trí các cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đó để dễ dàng trong việc ra quyết định cho vay cũng như công tác quản trị RRTD. Cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trường đầy rủi ro. - Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả. - Ngoài các nhân viên trong Chi nhánh, cần liên kết, phối hợp với các chuyên gia, cố vấn để đưa ra các ý kiến khi có các vấn đề trong khó khăn trong cho vay các ngành nghề NH cho vay mà NH thiếu thông tin và kinh nghiệm. - Hằng năm, cần tổ chức các cuộc thi đánh giá năng lực, phân loại cán bộ, để từ đó bố trí công việc phù hợp hoặc sàn lọc những nhân viên yếu kém để có biện pháp tái đào tạo hoặc tinh lọc biên chế. Chính sách đãi ngộ nhân sự - Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện như: có chế độ chấm điểm thi đua theo các tiêu chí chất lượng các khoản vay, chất lượng của quá trình kiểm tra, giám sát khoản vay để đưa ra chế độ khen thưởng phù hợpCác quy định về khen thưởng và kỷ luật phải được sự thống nhất trong toàn hệ thống và phải được thực hiện nghiêm túc triệt để. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 68 - Có những chính sách đãi ngộ nhân viên thích hợp để thu hút các nhân viên có chuyên môn tốt nỗ lực trong việc cống hiến cho sự thành công của ngân hàng như: chế độ khen thưởng bằng tăng lương (hệ số tiền lương), thưởng, biểu dương trước toàn thể NHđể mỗi nhân viên lấy đó làm động lực làm việc tốt hơn nữa. - Đối với các nhân viên có hành vi cố tình sai phạm trong quá trình công tác nhằm gây rủi ro cho NH, tiếp tay cho KH lừa gạt NH, CN cần đưa ra biện pháp kỉ luật cũng như đền bù thích hợp. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 69 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập toàn cầu, không một ngân hàng nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Do đó, luôn có một tỷ lệ nợ xấu mà ngân hàng khó có thể đưa về con số không. Tuy nhiên, khi ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất trong cho vay thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnh vực quản trị RRTD . Đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” đã giải quyết các vấn đề sau: Hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng ngân hàng các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong ngân hàng Thiết kế mô hình nghiên cứu về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng VietinBank – chi nhánh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó đề ra các giả thiết nghiên cứu Nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động rủi ro tín dụng tại VietinBank- Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố EFA đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng.Chỉ ra được tồn tại lớn nhất gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng đó là hệ thống thông tin và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đề tài cũng đã tài đưa ra những giải pháp cụ thể để hạn chế rủi ro tín dụng trên cơ sở đó đề ra những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tác giả đã đề xuất ở phần kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh được hiệu quả hơn. Một số hạn chế của khóa luận: Thứ nhất nghiên cứu này chỉ được thực hiện đối với cán bộ tín dụng đang công tác tại VietinBank- Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Khả năng tổng quát sẽ cao hơn nếu nó được áp dụng đối với các khách hàng đang có nợ xấu tại ngân hàng Trư ờng Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 70 Thứ hai: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy tổng mà chưa đi sâu vào phân tích hồi quy đơn để xác định được mối liên hệ của từng biến nhỏ đối với các nhân tố .Do đó kết quả giải thích vẫn chưa chi tiết Ngoài ra do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về thời gian và tài liệu tham khảo cũng như kiến thức. Khóa luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế, tác giả rất mong sự tham gia sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài làm được hoàn thiện hơn 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với ngân hàng Nhà nước Thứ nhất: Ngân hàng nhà nước cần ban hành các chính sách đối với các định chế tài chính như: giới hạn dư nợ tín dụng, quy định về việc sử dụng vốn ngắn hạn trong cho vay dài hạn nhằm mục đích duy trì sự ổn định trong ngân hàng Thứ hai: Đối với thông tin tín dụng cần hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các Công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới. Thứ ba: Nâng cao chất lượng công tác thanh kiểm tra tại chỗ và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc thành lập đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm nhạy cảm. Thứ tư: Thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 71 3.2.2. Đối với chính quyền nhà nước Cần hoàn thiện các thủ tục pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật đối với ngành ngân hàng cần đồng bộ, thống nhất Các ban ngành có liên quan như: Sở kế hoạch đầu tư, thuế, công an,cần có sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để họ có những thông tin cần thiết về chủ đầu tư, các thông tin về khách hàng xin vay vốn. Nếu doanh nghiệp nào có những biểu hiện về kinh doanh không có hiệu quả hay phá sản, hoặc đưa ra các dự án “ảo” nhằm lừa đảo ngân hàng thì thông báo kịp thời cho ngân hàng để từ đó ngân hàng có những biện pháp thích hợp. Cơ quan, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong những trường hợp thu hồi nợ xấu, cũng như hỗ trợ về mặt pháp lý cho ngân hàng trong các trường hợp khởi kiến đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng. Tòa án và các cơ quan ban ngành có liên quan đến công tác thi hành pháp luật cần hợp tác, hỗ trợ NH hơn nữa trong các vụ án liên quan đến khởi kiện để giúp NH thu hồi vốn cho vay một cách nhanh chóng, tránh kéo dài gây đọng vốn cho ngân hàng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGSTS. Nguyễn Văn Tiến, năm 2010, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. NXB Thống kê. [2] TS Nguyễn Minh Kiều , năm 2009, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thống kê. [3] PGS.TS Phan Thị Thu Hà, năm 2009, Quản tri ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải. [4] Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc,năm 2007, “ Phân tích dữ liệu với SPSS”, NXB Thống Kê [5] TS. Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê [6] TS. Hà Quang Đào (2005), “ Một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại” [7] Vũ Đức Nhàn (2010), “ Rủi ro tín dụng và các nguyên nhân chủ quan” [8] Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính [9] Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế (2010 -2012) Các Web site [10] http:// www.vietinbank.vn [11] thuathienhue.gov.vn [12] Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông PHỤ LỤC Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông PHỤ LỤC A PHIẾU KHẢO SÁT NHÂN VIÊN TÍN DỤNG Xin chào Ông (bà) Tôi là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh,thuộc trường Đại học Kinh tế Huế, hiện nghiên cứu đề tài “Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công Thương – CN Thừa Thiên Huế” . Kính mong quý Ông (bà) dành chút thời gian đọc và giúp tôi hoàn thành bảng hỏi này. Tôi xin cam đoan thông tin mà ông (bà) cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và hoàn toàn được giữ kín Xin chân thành cám ơn ! I. Khảo sát các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Huế Xin ông ( bà) vui lòng cho biết ý kiến về các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay bằng cách chọn vào ô trống thích hợp: Mức độ Nguyên nhân Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất Đồng ý A. Nguyên nhân từ phía khách hàng 1. Sử dụng vốn vay sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng 2.Khách hàng cung cấp thông tin sai lệch thiếu minh bạch 3. Khách hàng không lập kế hoạch vay vốn trước khi đi vay 4. Tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng yếu kém, khó thu hồi 5. Năng lực quản lý sử dụng đồng vốn của khách hàng chưa tốt Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 6. Hiệu quả đối với các phương án kinh doanh của khách hàng chưa cao 7. Khách hàng chưa hiểu rõ thủ tục pháp lý 8. Đạo đức của khách hàng không tốt: cố tình lừa đảo, không có thiện chí trả nợ vay B. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 1. Cán bộ tín dụng thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ 2. Đặt chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cao cho cán bộ tín dụng 3. Đạo đức của cán bộ tín dụng (Cán bộ tín dụng có quan hệ chặt chẽ với khách hàng vay vốn, hoặc kết cấu với khách hàng làm hồ sơ vay vốn để đánh lừa ngân hàng) 4.Thiếu thông tin khách hàng trong quá trình thẩm định 5. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả 6.Công tác thẩm đinh khách hàng thiếu chính xác 7. Thiếu kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay 8. Bộ máy tổ chức hoạt động quản trị rủi ro chưa được chú trọng C. Nguyên nhân khách quan 1. Môi trường kinh tế không ổn định khiến việc kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng 2. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện 3. Thiên tai, thời tiết không thuận lợi Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông 4. Ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế 5. Hệ thống thông tin tín dụng của trung tâm CIC ngân hàng nhà nước còn yếu kém 6. Những nguyên nhân trên tác động lớn đến đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng A. Rất không đồng ý B. Không Đồng ý C. Trung lập D. Đồng ý E. Rất đồng ý II. Thông tin cá nhân 1. Họ và tên 2. Giới tính:  Nam  Nữ 3. Vị trí công tác: A. Cán bộ quản lý B. Cán bộ tín dụng 4. Tuổi của cán bộ tín dụng: A. Dưới 30t B. Từ 30t đến 40t C. Trên 40t 5. Thời gian Ông (bà) công tác trong lĩnh vực tín dụng tại ngân hàng: A.Dưới 2 năm B. Từ 2 năm – 7 năm C. Trên 7 năm 6. Xin vui lòng cho biết, chuyên ngành đào tạo của Ông (bà) là chuyên ngành nào: a. Tài chính ngân hàng b. Các chuyên ngành kinh tế khác như Quản trị kinh doanh, Kế toán, Hệ thống thông tin, Kinh tế nông nghiệp.. c. Các chuyên ngành khác 7. Văn bằng chuyên môn của quý Ông (bà) a. Trung cấp,cao đẳng b. Đại học c. Trên đại học XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG (BÀ) ! Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG SPSS THỐNG KÊ MÔ TẢ Giới tính Gioi tinh Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 38 44.7 44.7 44.7 Nu 47 55.3 55.3 100.0 Total 85 100.0 100.0 Đặc điểm thời gian và vị trí công tác Vi tri cong tac * Thoi gian cong tac Crosstabulation Thoi gian cong tac Total duoi 2 nam Tu 2 den 7 nam Tren 7 nam Vi tri cong tac Can bo nghiep vu Count 14 15 36 65 % of Total 16.5% 17.6% 42.4% 76.5% Can bo quan ly Count 0 1 19 20 % of Total .0% 1.2% 22.4% 23.5% Total Count 14 16 55 85 % of Total 16.5% 18.8% 64.7% 100.0% Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông Độ tuổi với thời gian Do tuoi * Thoi gian cong tac Crosstabulation Thoi gian cong tac Total duoi 2 nam Tu 2 den 7 nam Tren 7 nam Do tuoi Duoi 30 Count 14 14 9 37 % of Total 16.5% 16.5% 10.6% 43.5% 30 den 40 Count 0 2 28 30 % of Total .0% 2.4% 32.9% 35.3% tren 40 Count 0 0 18 18 % of Total .0% .0% 21.2% 21.2% Total Count 14 16 55 85 % of Total 16.5% 18.8% 64.7% 100.0% Đặc điểm của chuyên ngành với trinh độ Van bang chuyen mon * Chuyen nganh dao tao Crosstabulation Chuyen nganh dao tao Total Tai chinh ngan hang Chuyen nganh kinh te Chuyen nganh khac Van bang chuyen mon Trung cap, Cao dang Count 2 0 0 2 % of Total 2.4% .0% .0% 2.4% Dai hoc Count 28 32 9 69 % of Total 32.9% 37.6% 10.6% 81.2% Tren Dai hoc Count 9 5 0 14 % of Total 10.6% 5.9% .0% 16.5% Total Count 39 37 9 85 % of Total 45.9% 43.5% 10.6% 100.0 % Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông PHÂN TÍCH EFA Total Variance Explained Co mp one nt Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Varianc e Cumulative % Total % of Varianc e Cumulat ive % Tota l % of Varianc e Cumula tive % 1 4.267 28.448 28.448 4.267 28.448 28.448 2.534 16.891 16.891 2 2.671 17.805 46.253 2.671 17.805 46.253 2.493 16.623 33.514 3 1.757 11.712 57.965 1.757 11.712 57.965 2.323 15.485 48.998 4 1.699 11.326 69.292 1.699 11.326 69.292 2.236 14.905 63.903 5 1.117 7.448 76.739 1.117 7.448 76.739 1.925 12.836 76.739 6 .799 5.328 82.068 7 .636 4.238 86.306 8 .553 3.686 89.992 9 .448 2.985 92.976 10 .405 2.700 95.676 11 .347 2.314 97.990 12 .207 1.382 99.373 13 .049 .325 99.698 14 .034 .224 99.922 15 .012 .078 100.000Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH Năng lực và đạo đức khách hàng One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Su dung von vay sai muc dich da thoa thuan trong hop dong tin dung 85 3.84 .784 .085 Dao duc cua khach hang khong tot 85 3.81 .779 .085 Nang luc quan ly, su dung dong von cua khach hang chua tot 85 3.71 .897 .097 One-Sample Test Test Value = 4 T Df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Su dung von vay sai muc dich da thoa thuan trong hop dong tin dung -1.936 84 .056 -.165 -.33 .00 Dao duc cua khach hang khong tot -2.227 84 .029 -.188 -.36 -.02 Nang luc quan ly, su dung dong von cua khach hang chua tot -3.022 84 .003 -.294 -.49 -.10Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông Thẩm định, kiểm tra khách hàng và nguồn vốn One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Cong tac kiem tra, kiem soat noi bo chua hieu qua 85 3.54 .867 .094 Cong tac tham dinh khach hang thieu chinh xac 85 3.59 .890 .097 Thieu kiem tra, kiem soat sau khi cho vay 85 3.55 .880 .095 One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Cong tac kiem tra, kiem soat noi bo chua hieu qua -4.880 84 .000 -.459 -.65 -.27 Cong tac tham dinh khach hang thieu chinh xac -4.264 84 .000 -.412 -.60 -.22 Thieu kiem tra, kiem soat sau khi cho vay -4.685 84 .000 -.447 -.64 -.26 Môi trường kinh tế, pháp lý và rủi ro thời tiết One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Moi truong kinh te khong on dinh 85 3.95 .858 .093 Moi truong phap ly chua hoan thien 85 3.29 .897 .097 Thien tai, thoi tiet khong thuan loi 85 3.81 .699 .076 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Differenc e 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Moi truong kinh te khong on dinh -.506 84 .614 -.047 -.23 .14 Moi truong phap ly chua hoan thien -7.252 84 .000 -.706 -.90 -.51 Thien tai, thoi tiet khong thuan loi -2.484 84 .015 -.188 -.34 -.04 Năng lực và đạo đức của khách hàng One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Bo may to chuc quan tri rui ro chua duoc chu trong 85 3.62 .899 .098 He thong thon tin tin dung cua trung tam CIC ngan hang nha nuoc con yeu 85 3.85 .681 .074 Khach hang cung cap thong tin sai lech, thieu minh bach 85 3.84 .670 .073 Thieu thon tin khach hang trong qua trinh tham dinh 85 4.20 .910 .099 Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông One-Sample Test Test Value = 4 T Df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Bo may to chuc quan tri rui ro chua duoc chu trong -3.859 84 .000 -.376 -.57 -.18 He thong thon tin tin dung cua trung tam CIC ngan hang nha nuoc con yeu -2.069 84 .042 -.153 -.30 .00 Khach hang cung cap thong tin sai lech, thieu minh bach -2.267 84 .026 -.165 -.31 -.02 Thieu thon tin khach hang trong qua trinh tham dinh 2.026 84 .046 .200 .00 .40 Năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Can bo tin dung thieu trinh do chuyen mon nghiep vu 85 3.78 .807 .088 Dao duc cua can bo tin dung 85 3.62 .899 .098Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông One-Sample Test Test Value = 4 t Df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Can bo tin dung thieu trinh do chuyen mon nghiep vu -2.553 84 .013 -.224 -.40 -.05 Dao duc cua can bo tin dung -3.859 84 .000 -.376 -.57 -.18 PHÂN TÍCH HỒI QUY Model Summaryd Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .613a .376 .368 .540 .376 49.975 1 83 .000 2 .750b .562 .552 .455 .186 34.906 1 82 .000 3 .809c .654 .641 .407 .092 21.541 1 81 .000 2.220Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành SVTH: Hoàng Văn Thông ANOVAd Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 14.564 1 14.564 49.975 .000a Residual 24.189 83 .291 Total 38.753 84 2 Regression 21.787 2 10.893 52.648 .000b Residual 16.966 82 .207 Total 38.753 84 3 Regression 25.351 3 8.450 51.072 .000c Residual 13.402 81 .165 Total 38.753 84 Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 1.139 .378 3.015 .003 Nhanto4 .680 .096 .613 7.069 .000 1.000 1.000 2 (Constant) .376 .343 1.094 .277 Nhanto4 .516 .086 .465 6.023 .000 .895 1.117 Nhanto2 .393 .067 .456 5.908 .000 .895 1.117 3 (Constant) -.317 .341 -.929 .356 Nhanto4 .383 .082 .345 4.679 .000 .785 1.274 Nhanto2 .387 .059 .449 6.505 .000 .895 1.118 Nhanto3 .334 .072 .327 4.641 .000 .860 1.163 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_han_che_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_cong_thuong_viet_nam_chi_nhanh_th.pdf
Luận văn liên quan