Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay đối với hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Anh sơn - Tỉnh Nghệ An

Qua phân tích hoạt động cho vay tại NHN0 & PTNT huyện Anh Sơn cho thấy những năm qua hoạt động tín dụng cho vay ngân hàng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển KT-XH trên địa bàn, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp nông thôn. HND là người bạn đáng tin cậy của NHNO&PTNT Việt Nam nói chung và NHNO&PTNT huyện Anh Sơn nói riêng, nông nghiệp và nông thôn thực sự là thị trường đầy tiềm năng và triển vọng. Trong quá trình hoạt động ngân hàng đã không gặp ít khó khăn như điều kiện vị trí địa lý không thuận tiện,đi lại khó khăn nhưng được cán bộ nhân viên ngân hàng không ngừng cố gắng đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân. Đặc biệt được hộ nông dân tín nhiệm, bảo toàn nguồn vốn đảm bảo hoạt động cho vay thúc đẩy các hộ phát triển kinh tế. Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp huyện Anh Sơn đã có bước phát triển mới, gặt hái được nhiều thành công thể hiện ở doanh số cho vay, dư nợ không ngừng tăng lên. Mục đích vay vốn của hộ nông dân hợp lý chủ yếu đầu tư tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn chung hoạt động cho vay của ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nhàn rỗi tại nông hộ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiệu quả vẫn còn hạn chế tồn tại. Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các thành phần kinh tế khác. Đây là nhiệm vụ phức tạp và khó khăn đòi hỏi nhiều công ức về kiến thức, kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu kinh tế

pdf96 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay đối với hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Anh sơn - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ nghiệp vụ. Bên cạnh đó thái độ phục vụ chăm sóc khách hàng của họ cũng được ngân hàng quan tâm hàng đầu. Mỗi CBTD đề được huấn luyện thái độ phục vụ thông qua “ cẩm nang chăm sóc khách hàng” lấy tiêu chí “ Sự hài lòng của khách hàng là thành công của ngân hàng” để phục vụ khách hàng. Tiến hành điều tra đánh giá khách hàng đối với tiêu chí này. Với tiêu chí “ nhiệt tình thân thiện” tỷ lệ khách hàng không đồng ý và đồng ý xấp xỉ nhau. Có 20 khách hàng rất không đồng ý, có 13 khách hàng là rất đồng ý với ý kiến trên. Như thê điểm trung bình của tiêu chí này là 2,943 gần bằng 3. Tức là cán bộ tín dụng thì có thái độ nhiệt tình thân thiện với một số khách hàng, còn một số khách hàng thì lại có thái độ ngược lại. “Chuyên nghiệp, hiểu rõ về sản phẩm” là tiêu chí thứ hai để đánh giá trình độ cán bộ tín dụng về nghiệp vụ như thế nào. Kết quả cho thấy đa số khách hàng cho rằng cán bộ tín dụng rất chuyên nghiệp, hiểu rõ về sản phẩm cho vay. Có 37 khách hàng trả lời là đồng ý chiếm 35,2%, có 1 khách hàng là rất không đồng ý với ý kiến Đại học Kin h tế Hu ế 65 trên chiếm 1 %. Chứng tỏ cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, được khách hàng đánh giá khá tốt. Về tiêu chí “ có trách nhiệm với khách hàng” đó là trách nhiệm giải quyết mọi tình huống xảy ra với khách hàng. khi khách hàng chậm tiền lãi hay trả nợ gốc thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm thôi thúc nhắc nhở cho khách hàng biết gần đến hạn, để cho nông dân có thời gian chuận bị tiềnđối với tiêu chí này có tới 21 khách hàng là không đồng ý với ý kiến trên, có tới 36 người đồng ý. Như thế cán bộ tín dụng chưa thực sự có trách nhiệm với toàn bộ khách hàng, vẫn còn để nhiều khách hàng đánh giá không tốt. Tiêu chi cuối cùng “ thẩm định chặt chẽ trước khi vay” kết quả thu được cũng giống như 2 tiêu chí trên cũng có không ít lương khách hàng đánh giá thấp về nhận định này, nhưng cũng có tới 41 khách hàng đánh giá cao, có thể nói rằng cán bộ tín dụng cũng tiến hành thẩm định chặt chẽ trước khi vay. Bảng 16: Đánh giá về cán bộ tín dụng ngân hàng Tiêu chí đánh giá Nhiệt tình, thân thiện Chuyên nghiệp, hiểu biết rõ về sản phẩm Có trách nhiệm với khách hàng Thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Rất không đồng ý 20 19,0 1 1,0 0 0 0 0 Không đồng ý 23 21,9 20 19,0 21 20,0 18 17,1 Bình thường 18 17,1 28 26,7 28 26,7 28 26,7 Đồng ý 31 29,5 37 35,2 36 34,3 41 39,0 Rất đồng ý 13 12,4 19 18,1 20 19,0 18 17,1 Tổng 105 100 105 100 105 100 105 100 Điểm trung bình 2,943 3,505 3,524 3,562 ( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu câu III.4 của phiếu điều tra) Tiến hành kiểm định One –Sample T –test mức độ đồng ý trung bình của tổng thể về những tiêu chí trên để đánh giá về cán bộ tín dụng của ngân hàng. Giả thiết nghiên cứu 1: Đại học Kin h tế Hu ế 66 Ho: Mức độ đồng ý của khách hàng về tiêu chí “ chuyên nghiệp, hiểu rõ về sản phẩm” = 4 H1: Mức độ đồng ý của khách hàng về tiêu chí “ chuyên nghiệp, hiểu rõ về sản phẩm” # 4 Giả thiết nghiên cứu 2: Ho: Mức độ đồng ý của khách hàng về tiêu chí “ có trách nhiệm với khách hàng” = 4 H1: Mức độ đồng ý của khách hàng về tiêu chí “ có trách nhiệm với khách hàng” # 4 Giả thiết nghiên cứu 3: Ho: Mức độ đồng ý của khách hàng về tiêu chí “ thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay” = 4 H1: Mức độ đồng ý của khách hàng về tiêu chí “ thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay” # 4 Bảng 17: Kết quả kiểm định One Sample T – test về cán bộ tín dụng One – Sample T- test ( Test Value = 4) Tổng số phần tử mẫu Trung bình Sig. ( 2- tailed) Chuyên nghiệp hiểu rõ về sản phẩm 105 3,505 .000 Có trách nhiệm với khách hàng 105 3,524 .000 Thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay 105 3,562 .000 ( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu qua phân mềm SPSS) Từ kết quả kiểm định cho thấy: cả ba chỉ tiêu kiểm định trên đều có hệ số Sig = 0.00< 0.05 đủ cơ sở để bác bỏ Ho, chấp nhận H1 tức là. Mức độ đồng ý của khách hàng đối với tiêu chí “ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp hiểu rõ về sản phẩm” có điểm trung bình là 3,505 mức độ bình thường. Hai tiêu chí còn lại là “ có trách nhiệm với khách hàng”, “ thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay” được khách hàng đánh giá ở mức độ đồng ý lần lượt là 3,524; 3,562, tức ở mức độ bình thường Đại học Kin h tế Hu ế 67 2.6.5 Vấn đề thu hồi nợ Phương thức thu hồi nợ gốc chủ yêu là từng lần, còn phương thức thu hồi lãi là hàng tháng. Phương thức thu hồi này cũng rất phù hợp với hộ nông dân. Bởi vì tích góp hàng tháng mới có thể trả tiền lãi chứ nông dân không có lương không thể có một lúc một số tiền để là trả. Nên thường cứ đến 20 hàng tháng ngân hàng tiến hành thu nợ lãi tại cơ sở ở các UBND xã,hay tại trụ sở ngân hàng. Thời gian thu hồi nợ buổi sang bắt đầu từ 7h – 11h30, buổi chiều từ 1h đến 5h chiều theo giờ làm việc của ngân hàng. vấn đề này tôi cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau, qua đó cũng biết được tâm tư nguyện vọng của khách hàng bấy lâu nay. Đối với nhận định “ phương thức thu hồi nợ phù hợp” tôi nhận được trên 60% khách hàng là đồng ý và rất đồng ý. Đa số khách hàng đều cho rằng phương thức thu hồi nợ cả vốn lẫn lãi như thế là hợp lý. Lãi thu hàng tháng còn gốc thì trả từng kỳ là rất phù hợp với hộ nông dân, có thể tích góp hàng tháng để trả nợ còn gốc thì trả từng lần theo mùa vụ, thời gian thu hồi vốn. đây là phương thức thu hồi ít gặp rủi ro. Tuy nhiên một số khách hàng khi được hỏi thì vẫn chưa đồng ý, bởi vì đây chủ yếu là những khách hàng vay để buôn bán, họ mong muốn tiền lãi được thu từng ngày, nhưng ngân hàng số lượng nhân viên ít, địa bàn lại rộng lớn nên không thể thực hiện được như vậy. những khách hàng buôn bán thường theo phường ngày để tích góp vốn lẫn lãi trả nợ. Khi hỏi về nhận định “thời gian đi thu hợp lý” tôi cũng nhận được nhiều ý kiến đồng ý và cho rằng thời gian thu nợ như thế là hợp lý, những khách hàng mà ở gần trụ sở ngân hàng thì sẽ đến trụ sở để nộp tiền lãi. Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 2 xã, nên cứ thứ 2,4,6 trong tuần là đến cơ sở UBND xã để thu tiền lãi hoặc tiền gốc của dân, và 3 ngày còn lại thì sẽ ở xã kia. Như thế nông dân sẽ thuận tiện thời gian đi lại. nên nhận được rất nhiều sự đồng ý của khách hàng. có tới 90 khách hàng đồng ý và rất đồng ý với ý kiến trên, còn lại là không đồng ý hoặc thái độ bình thường khi được hỏi con số này chỉ chiếm dưới 14 %. Tiêu chí “ không gặp sai sót nhầm lẫn” tôi nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau. Cụ thể 15 khách hàng rất không đồng ý chiếm 14,3%, 34 ý kiến chiếm 32,4% khách hàng là đồng ý với ý kiến trên số khách hàng này cho rằng cán bộ tín dụng rất chuyên nghiệp, rất ít hoặc không sai sót nhầm lẫn trong quá trình thu hồi nợ, mặc dù Đại học Kin h tế Hu ế 68 việc thu nợ của một số lượng lớn khách hàng như vậy sẽ tạo không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng. nhưng bên cạnh đó cũng có không ít số khách hàng đã xảy ra đôi co với cán bộ tín dụng và cho rằng họ không chuyên nghiệp nên đã đánh giá không tốt tiêu chí này. Bảng 18: Đánh giá về vấn đề thu hồi nợ của ngân hàng Tiêu chí đánh giá Phương thức thu nợ hợp lý(1) Thời gian thu nơ hơp lý (2) Không gặp sai sót nhầm lẫn (3) Thông cảm khi khách hàng khó khăn(4) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Rất không đồng ý 1 1,0 3 2,9 15 14,3 11 10,5 Không đồng ý 6 5,7 4 3,8 13 12,4 43 41,6 Bình thường 15 14,3 8 7,6 27 25,7 24 22,9 Đồng ý 50 47,6 55 52,4 34 32,4 23 21,9 Rất đồng ý 33 31,4 35 33,3 16 15,2 4 3,8 Tổng 105 100 105 100 105 100 105 100 Điểm trung bình 4,029 4,095 3,219 2,676 ( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu câu III.5 của phiếu điều tra) Tiêu chí cuối cùng là “ thông cảm tạo điều kiện cho khách hàng” có nhiều khách hàng là không đồng ý khi hỏi lý do thì tôi nhận được câu trả lời rằng nhiều lúc họ gặp khó khăn, rủi ro trong làm ăn buôn bán, hoặc rủi ro về thiên tai dịch bệnh, nhà gặp chuyện không may chưa thể đóng tiền lãi đúng hạn. Còn cán bộ tín dụng lúc nào cũng phải nộp tiền cho ngân hàng đúng hạn, khi khách hàng không đóng họ có thể bỏ tiền túi ra mấy ngày nhưng một khách hàng thì được nhưng có quá nhiều khách hàng “dây dưa” họ không thể bỏ mãi. Chính vì chạy theo tiêu chí ngân hàng đưa ra nên cán bộ tín dụng vẫn làm theo quy định, vẫn chưa thông cảm khi khách hàng gặp khó khăn, mà thường thúc dục để khách hàng đóng đúng ngày, không làm chậm tiến trình. Theo như ý kiến chủ quan của tôi sau khi đi thực tế cùng các cán bộ tín dụng cho thấy: có nhiều khách hàng đóng tiền lãi đúng hạn thì cán bộ tín dụng cũng rất niềm nở với khách hàng. một số khách hàng đóng tiền lãi muộn it ngày thì cán bộ tín dụng cũng có thể châm chướ. Nhưng có không ít khách hàng chậm tiền lãi gần 1 Đại học Kin h tế Hu ế 69 tháng cán bộ phải đi tới nhà để hỏi và xem xét tình hình làm cho cán bộ có thái độ bực tức thôi thúc là cũng có lý do. Mức điểm trung bình được khách hàng đánh giá cho lần lượt các tiêu chí (1), (2), (4) trên là 4,029; 4,095; 2,676 điều đó cho thấy rằng khách hàng đánh giá cao tiêu chí “phương thức thu hồi nợ phù hợp” và “ thời gian thu hợp lý” còn tiêu chí còn lại khách hàng vẫn chưa hài lòng. Riêng tiêu chí (3) là “ Không gặp sai sót, nhầm lẫn trong vấn đề thu hồi nợ” có mức điểm trung bình là 3,219 tương ứng với trên mức độ bình thường nên tiến hành điều tra kiểm định One Sample T- test với giá trị kiểm định là 4 tương ứng với mức độ đồng ý, giả thuyết kiểm định như sau: Ho : Mức độ đồng ý với ý kiến “ không gặp sai sót, nhầm lẫn” của khách hàng = 4 H1: Mức độ đồng ý với ý kiến “ không gặp sai sót, nhầm lẫn” của khách hàng # 4 One-Sample Test (Test Value = 4 ) Tổng số phần tử mẫu Trung bình Sig. (2-tailed) Không gặp sai sót nhầm lẫn 105 3.219 .000 Sau khi tiến hành kiểm định, ta thấy hệ số Sig = 0.00< 0.05, đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1. Nghĩa là có thể kết luận rằng giá trị trung bình về mức độ đồng ý của khách hàng với tiêu chí trên = 3,219 tương ứng với mức độ đồng ý bình thường. 2.6.6 Một số ý kiến khác - Mức độ thỏa mãn Khi nói về mức độ thỏa mãn của sản phẩm, có 44,8% khách hàng cảm thấy rất thỏa mãn, có 31,4% khách hàng không thỏa mãn, số còn lại cảm thấy bình thường. nông dân chủ yếu thỏa mãn về vấn đề vay vốn tại ngân hàng, một số không thỏa mãn thì họ đưa ra lý do là thái độ của cán bộ tín dụng, hay chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vayđây là một hạn chế ngân hàng cần khắc phục trong tương lai. Mức độ thỏa mãn của khách hàng được thể hiện sau biểu đồ sau: Đại học Kin h tế Hu ế 70 (Nguồn: kết quả xử lý số liệu câu IV.1 phiều điều tra) Biểu đồ 2: Mức độ thỏa mãn của khách hàng về hoạt động cho vay của ngân hàng - Lòng trung thành của khách hàng Tức là mức độ sẵn sàng của hộ nông dân khi tìm đến ngân hàng trong thời gian tới. khi được hỏi thì 47,6% trả lời chưa biết, bởi vì khi họ có cụ thể một kế hoạch kinh doanh thì khách hàng mới biết chắc chắn có tìm đến với ngân hàng hay không. Chủ yếu hộ nông dân có buôn bán một mặt hàng nào đó thì trả lời có tìm đến ngân hàng con số này chiếm 35,2%. Còn 17,1% khách hàng trả lời là không tìm đến ngân hàng trong thời gian tới. đây là một con số không nhỏ, ngân hàng phải tìm cách khắc phục để nâng cao hơn mức độ trung thành với ngân hàng nhiều hơn. 35.20% 47.60% 17.10% có chưa biết không ( Nguồn: kết quả xử lý số liệu câu IV.2 phiếu điều tra) Biểu đồ 3: Mức độ sẵn sàng tiếp tục tìm đến ngân hàng trong thời gian tới 44.80% 23.80% 31.40% r?t th?a mãn bình thu ? ng không th?a mãn Đại học Kin h tế Hu ế 71 - Mức độ sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè người thân tìm đến ngân hàng Nếu sau khi tham gia vay vốn tại ngân hàng mà hộ nông dân sẵn sàng giới thiệu n xử ngân hàng với những người thân, bạn bè hãy vay vốn, tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp thì đó là một thành công lớn cho ngân hàng trong tương lai. Bởi vì hiện nay trên địa bàn huyện không chỉ có một ngân hàng nông nghiệp như trước đây nữa mà có những chi nhánh ngân hàng có thương hiệu khác như ngân hàng đầu tư và phát triển ( BIDV), Vietcombanklà những đối thủ nặng ký cũng chiếm được nhiều lòng tin tại địa bàn huyện. Cụ thể sau khi thu thập và xử lý số liệu đã có kết quả như sau: tỷ lệ khách hàng có ý định và không có ý định giới thiệu cho người thân, bạn bè về ngân hàng. đã có 37,1% khách hàng không có ý định giới thiệu, 38,1% khách hàng sẵn sàng giới thiệu. Còn 24,8% còn lại là chưa biết là mình có giới thiệu hay không. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa để ngày càng có nhiều người tìm đến ngân hàng. 38.10% 24.80% 37.10% có chưa biết không (Nguồn: kết quả xử lý số liệu câu IV.3 phiếu điều tra) Biểu đồ 4: Mức độ sẵn sàng giới thiệu ngân hàng cho người khác - Ý kiến khác: Khi được hỏi “ quý khách vui lòng cho biết những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hơn nữa sự hài lòng của quý khách hàng khi đến vay vốn ngân hàng” những kiến nghị của khách hàng đa số vào các vấn đề đó là: thái độ nhân viên cần tôn trọng, thông cảm cho khách hàng khi gặp khó khăn, giảm lãi suất và đáp ứng đủ số tiền khi hộ nông dân có nhu cầu vay. Đại học Kin h tế Hu ế 72 2.7 . Hiệu quả sử dụng vốn vay đối với sản xuất của các hộ Sau khi vay vốn hộ nông dân tiến hành phương án sản xuất kinh doanh của mình. Sau khi hoàn trả vốn vay ước tính lợi nhuận bao nhiêu? Có hiệu quả không? đó là những cái mà ngân hàng cần đặc biệt quan tâm. Sau khi điều tra số liệu thu thập được như sau: Bảng 19: Tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân Tiêu chí Trung bình (triệu đồng) Chi phí/ hộ nông dân 52,7524 Thu nhập/ hộ nông dân 86,9238 Lợi nhuận/ năm 13,7692 ( Nguồn: kết quả xử lý số liệu câu I.2; I.4; I.5 của phiếu điều tra) Trung bình vốn vay của từng hộ nông dân là 52,7524 triệu đồng, còn thu nhập toàn bộ sau khi sử dụng vốn vay là 86,9238 triệu đồng. Kết quả trên cho thấy nhu cầu vốn vay của từng hộ nông dân cũng khá cao. Trình độ nhận thức của người dân trong việc đổi mới sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm thu nhập được nâng cao rõ rệt. Bình quân hàng năm mỗi hộ nông dân thu nhập được 13,7692 triệu đồng. Chủ yếu hộ nông dân đều đầu tư vào nông nghiệp, nhưng bên cạnh đó hộ còn có thu nhập khá cao từ các ngành nghề khác như là buôn bán, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm các phương tiện, máy móc kinh doanh. 2.8 Đánh giá chung về hoạt động cho vay của các hộ nông dân 2.8.1 Thành tựu đạt được - Trong thời gian vừa qua tín dụng cho vay HND đã từng bước phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng. Số hộ có quan tín dụng với ngân hàng ngày càng tăng lên, cụ thể đến nay đã có hơn 4.500 HND có quan hệ tín dụng cho vay vớ ngân hàng, các hộ đã có ý thức hơn trong việc hoàn trả vốn vay nhờ vậy mà tỷ lệ NQH giảm xuống, hiệu quả sử dụng vốn vay ngày càng tăng lên. Số tiền vay bình quan một hộ cũng tăng lên đáng kể ( bình quân 1 hộ vay 15,58 triệu ) Tỷ lệ hộ làm ăn có tích lũy tăng lên, ngân hàng đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, vốn vay phần lớn giúp nông dân mở rộng quy mô sản xuất, phát triển những ngành nghề truyền thống khác từ đó tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân, góp phần phát triển KTXH của địa phương. Nhiều HND làm ăn có hiệu quả lại có uy tín tốt với ngân hàng trong việc trả nợ, số lượng hộ vay rồi có nhu cầu vay tiếp ngày càng cao. Đại học Ki h tế Hu ế 73 - Thời gian xử lý nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhanh chóng khi có nhu cầu vay, lãi suất được công bố minh bạch, phương thức thu hồi nợ hợp lý đó là những điểm mạnh của ngân hàng được khách hàng đánh giá cao. - Ngân hàng có một đội ngũ công nhân viên trẻ khỏe chuyên nghiệp ít khi gặp phải sai sót hay nhầm lẫn. đây là kết quả của sự quan tâm đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho CBTD của ngân hàng. 2.8.2. Hạn chế + Hạn chế thuộc về hộ nông dân : Bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng còn một số hạn chế nhất định. nhiều HND sử dụng vốn vay đúng mục đích như cam kết, làm ăn không hiệu quả, vấn đề cụt vốn còn xảy ra nhiều, một số hộ ý thức kém, không chịu trả nợ cho ngân hàng, hàng tháng cán bộ tín dụng phải gọi điện nhắc nhở mới chịu nạp lãi suất. Quy mô diện tích đất đai trên địa bàn còn manh mún nhỏ lẻ, dẫn đến việc đầu tư còn dàn trải , số món vay thì nhiều nhưng quy mô chưa cao. Người dân chưa rõ được mục đích món vay. + Hạn chế thuộc về ngân hàng : - Hầu hết hộ nông dân đều cho rằng mức lãi suất hiện hành đang còn cao, ảnh hưởng đến khả năng trả lãi suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ. Nguyên nhân. Do khách hàng không nghĩ đến chi phí cơ hội mà ngân hàng phải bỏ ra. Chi phí thủ tục rườm ra, đi lại, rủi ro khi gặp phải - Ngân hàng không đáp ứng đủ số tiền khi hộ nông dân có nhu cầu vay. Nguyên nhân: khi có nhu cầu vay thì khách hàng đều đơn xin vay vốn nhưng thực ra mức tiền mà ngân hàng có thể cho vay phụ thuộc vào khả năng tài chính, mức độ đảm bảo tài sản hiện có, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nên có nhiều trường hợp ngân hàng đã từ chối cho vay nhiều sợ rủi ro xảy ra. Nhưng bên cạnh đó cán bộ tín dụng thẩm định không chặt chẽ nên đã bỏ qua cơ hội đầu tư vốn. - Về cán bộ tín dụng thì hơn 50% khách hàng đánh giá không nhiệt tình thân thiện, và khó thông cảm tạo điều kiện cho khách hàng khi gặp khó khăn. Nguyên nhân: ngân hàng quy định hàng tháng cán bộ tín dụng phải thu đủ số tiền lãi về nộp. Để đạt chỉ tiêu đưa ra cán bộ tín dụng phải thúc ép khách hàng trả nợ theo đúng thời hạn, nêu không trả đúng hạn thì cán bộ tín dụng sẽ không cho vay tiếp. hơn nữa đối với một số khách hàng cán bộ tín dụng đã có thái độ không nhiệt tình thân thiện vì nộp đơn xin vay lâu mà không thấy giải quyết. Đại ọc Kin h tế Hu ế 74 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA NHNN& PTNT CHI NHÁNH HUYÊN ANH SƠN – NGHỆ AN 3.1 Đinh hướng 3.1.1 Định hướng mục tiêu kinh tế xã hội huyện Anh Sơn Phát triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 13- 15% thu nhập bình quân đầu người đạt 19,5 triệu đồng/ người/ năm. Tổng giá trị sản xuất đạt 1.774 tỷ đồng. Trong đó: - Nông – lâm – ngư nghiệp : 671.125 triệu đồng, tỷ trọng 37,85% - Công nghiệp- xây dựng: 569.180 triệu đồng, tỷ trọng 32,08% - Thương mại- dịch vụ: 533.695 triệu đồng, tỷ trọng 32,08% Tổng sản lượng cây lương thực có hạt: 60.640 tấn. Trong đó, lúa: 29.640 tấn; ngô: 27.816 tấn. Tổng đàn trâu 18.500 con, tổng đàn bò 26.300 con, tổng đàn lợn 61.400 con. Diện tích chè công nghiệp trồng mới: 110 ha đưa diện tích chè lên 2.094 ha, diện tích trồng mía: 1000 ha, sản lượng 55.000 tấn mía cây, diện tích trồng cam 300 ha, diện tích trồng mới cây cao su 700 ha. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đưa giá trị sản xuất đạt 666.319 triệu đồng. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa con giống, cây giống năng suất chất lượng vào sản xuất nông nghiệp. Tranh thủ tốt cơ chế chính sách của tỉnh, Trung ương, tiếp tục có chính sách hỗ trợ để đẩy mạnh một số cây con chủ lực: trồng chè công nghiệp, trồng mía, chăn nuôi bò hàng hóa, nuôi trồng thủy sản, công tác khuyến nông, khuyến ngư, vv... 3.1.2 Định hướng phát triển của NHN0 huyện Anh Sơn Trải qua, hơn 20 năm hoạt động trên địa bàn huyện Anh Sơn NHNo&PTNT luôn luôn khẳng định được vị trí, vai trò của mình, là người bạn đồng hành của người dân. Phạm vi hoạt động của địa bàn tương đối rộng lớn, dư nợ chủ yếu phục vụ nông nghiệp nông thôn. Nguồn vốn và dư nợ luôn tăng trưởng khá qua các năm, luôn chiếm thị phần lớn trên địa bàn với tồng nguồn vốn năm 2010 là 203.197 triệu đồng chiếm thị phần 77,5%; tổng dư nợ 202.077 triệu đồng chiếm thị phần 47,8%. Đại học Kin h tế Hu ế 75 Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, Ngân hàng phải có các mục tiêu, phương hướng và giải pháp cụ thể. Trước mắt tập trung nguồn vốn quản lý và huy động đến cuối năm 2011 (nội tệ và ngoại tệ quy đổi) là: 253.180 triệu đồng, tăng 49.255 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng 25%. Trong đó tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 91%. Tổng dư nợ (không tính dư nợ UTĐT và tái cấp vốn NHNN) là 203.962 tỷ đồng, tăng 34 tỷ so với năm 2010, tốc độ tăng 20%; trong đó nợ trung hạn 40% so với tổng dư nợ; dư nợ ngành nông, lâm, ngư là 188.566 triệu đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, trích lập xử lý rủi ro kịp thời đúng quy định, tập trung thu hồi nợ đã xử lý đạt và vượt kế hoạch. Tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đồng hành chung thủy và đáng tin cậy của HND và doanh nghiệp, nâng cao hơn nữa năng lực quản trị điều hành, tập trung mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, ứng dụng có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm nâng cao chất lượng dịch vụ, vv... Tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự đồng tình và tin tưởng của khách hàng, phấn đấu là đơn vị phát triển toàn diện, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và phát triển thương hiệu Agribank. Chi nhánh giữ vững thị phần trên 75% về nguồn vốn, trên 45% về dư nợ; chú trọng giữ vững và phát triển thị phần nông nghiệp nông thôn, giữ vững thị phần ở thành thị cùng với những khách hàng truyền thống và tìm kiếm quan hệ với những khách hàng tiềm năng. 3.2 Giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Anh Sơn Căn cứ vào thực trạng địa bàn nghiên cứu và kết quả phân tích tình hình cho vay HND tại ngân hàng NHN0 & PTNT Huyện Anh Sơn: 3.2.1 . Các giải pháp giúp HND sử dụng vốn có hiệu quả Qua nghiên cứu đã cho thấy nông dân sử dụng vôn thật sự chưa hiệu quả. Nếu sử dụng vốn chưa hiệu quả thì thu nhập của hộ nông dân giảm xuống, ảnh hưởng đến việc hoàn trả vốn lãi cho ngân hàng. Đó là một nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các giải pháp sau sẽ giúp cho HND sử dụng vốn hiệu quả hơn: Đại học Kin h tế Hu ế 76 - Tăng cường vai trò của các ngành các cấp : Cấp ủy chính quyền với tư cách là nhà lãnh đạo và quản lý KT- XH trên địa bàn, chỉ đạo các cơ quan chức năng và phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật tạo mọi điều kiện về chủ trương chính sách, nhân lực, tài lực, và pháp luật cho nông dân phát triển kinh tế. Là người đứng ra chủ trì tổng kết, rút kinh nghiệm vè đề ra đúng hướng cho sự phát triển kinh tế HND. - Nâng cao trình độ, năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh cho hộ nông dân nhằm đảm bảo an toàn vốn vay và có sinh lợi cao: Trình độ dân trí và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân huyện Anh Sơn còn thấp. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh không mang lại hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ. Vì vậy, trong thời gian tới để sản xuất đáp ứng được yêu cầu của thị trường, tăng thu nhập cho người dân thì việc nâng cao trình độ và năng lực quản lý là rất cần thiết. Một số giải pháp sau: Tham gia tập huấn các mô hình làm ăn giỏi, nhằm trao đổi kinh nghiệm và học tập cách thức tổ chức sản xuất, quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào tránh lãng phí, thất thoát. Mạnh dạn vay vốn để mở rộng các mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hóa sản phẩm gắn với nhu cầu phát triển của thị trường và hạn chế rủi ro. Tham gia các chương trình dự án phát triển nông nghiệp nông thông. 3.2.2. Các giải pháp nâng cao nghiệp vụ Ngân hàng 3.2.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên Trong toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồì nợ đều do CBTD đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Mặc dù CBTD của ngân hàng đều là những người có trình độ chuyên môn cao được đào tạo về chuyên môn ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi cán bộ tín dụng luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ và cả những kiến thức tổng hợp khác một cách thường xuyên. Do đó để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cũng nên đề ra chính sách phát triển nguồn nhân lực và chăm lo việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ. Ngân hàng cung cấp đầy đủ tài liệu mới nhất, những quy đinh mới về tín dụng cho vay cho CBTD để không sai sót trong quá trình thực hiện. Ngoài ra tổ chức các đợt đào tạo nghiệp vụ, thi khảo sát, để CBTD nắm chắc về chuyên môn của mình. Đại học K n h tế Hu ế 77 Thêm vào đó chi nhánh cũng cần tập trung đào tạo thêm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếp thị, chăm sóc khách hàng cho nhân viên. Như vậy, CBTD sẽ dễ dàng nắm bắt tâm lý khách hàng khi giao dịch. Một số kỹ năng chuyên môn cần huấn luyện như: - Kỹ năng thẩm định: CBTD chính là người trực tiếp thẩm định tài sản hộ nông dân, thẩm định tư cách khách hàng.Việc trang bị kiến thức này tốt cho CBTD sẽ tránh rủi ro cho Ngân hàng. Cần trang bị cho CBTD những kiến thức như: Cách thẩm định tài sản, cách thẩm định tư cách, tính trung thực của khách hàng v.v... - Kỹ năng giao tiếp với khách hàng: CBTD là người trực tiếp tiếp giao dịch với khách hàng. Vì vậy, khách hàng có thấy hài lòng hay không phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng này. CBTD phải biết cách trình bày, cách thuyết phục khách hàng. Ngoài ra, trong giao tiếp sự trung thực, tính hài hước cũng là những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của CBTD. - Kỹ năng viết: Toàn bộ hồ sơ, hợp đồng vay vốn của khách hàng đều do CBTD thực hiện. Việc trang bị một kỹ năng viết khoa học, nhanh nhẹn, chính xác là điều cần thiết cho CBTD - Cần có chế độ lương thưởng hợp lý. Cần có những khoản phụ cấp cũng như các khoản thưởng thêm cho những CBTD mang về mức thu nhập cho vay HND vượt kế hoạch. Đây là đòn bẩy quan trọng để Chi nhánh chiêu dụ người tài, giữ người giỏi và khuyến khích nhân viên cống hiến hết sức mình cho hoạt động của Chi nhánh Việc trang bị những kiến thức trên sẽ giúp cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng 3.2.2.2. Quán triệt đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt bởi hàng hóa là tiền tệ có tính nhạy cảm cao. Vì vậy, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là rất lớn và hết sức đa dạng. Ngoài những rủi ro khách quan do vô sự yếu kém của ngân hàng và đối tác, còn có trường hợp do trình độ hạn chế và hành vi gian lận của cán bộ tín dụng. Khi CBTD cố ý làm sai thì hậu quả sẽ khôn lường, bởi hàng ngày, hàng giờ những con người đều tiếp xúc với tiền. Chính vì vậy đạo đức nghề nghiệp là một trong Đại học Kin h tế Hu ế 78 những yêu cầu hàng đầu đối với mỗi CBTD. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ và tinh thần trách nhiệm của nhân viên đối với khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thành công của sản phẩm. Dựa vào kết quả điều tra, cho thấy thái độ phục vụ nhiệt tình, thân thiện của CBTD không được khách hàng đánh giá cao. Ngân hàng cần có những giải pháp để nâng cao tiêu chí này: - Cần tuyển chọn cán bộ một cách cẩn trọng, tránh tuyển những người có tư cách không tốt. Tuyển chọn phải dựa trên cơ sở yêu cầu của từng loại công việc và có tiêu chuẩn rõ ràng. - Quán triệt tư tưởng “ khách hàng là thượng đế” vào trong tâm trí mỗi CBTD - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác phong, đạo đức của CBTD cũng như trách nhiệm của họ đối với khách hàng. Thái độ phục vụ tốt, kèm theo đạo đức nghề nghiệp, sẽ là một hình ảnh tốt của ngân hàng trong tâm trí khách hàng. 3.2.2.3. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng CBTD thường tập hợp nhiều hồ sơ khách hàng rồi mới tiến hành giải ngân để tránh việc rút vốn lẻ tẻ từ ngân hàng, điều đó làm ảnh hưởng tới tính kịp thời của sản phẩm. Việc không đáp ứng kịp thời sẽ dẫn đến mất khách hàng. Cho nên ngân hàng nên cấp cho CBTD một thẻ tín dụng dành phục vụ riêng cho việc cho vay của sản phẩm, mỗi tuần Ngân hàng sẽ nạp vào thẻ một khoản tiền nhất định và quản lý chúng. CBTD có quyền tự quyết trong việc rút tiền, giải ngân. Hằng ngày, CBTD đều phải báo cáo lên ngân hàng về vấn đề thu hồi nợ, cho vay, giải ngân để Ngân hàng nắm bắt rõ tình hình và quản lý. Cuối tuần, Ngân hàng sẽ kiểm tra số tiền trong thẻ với khách hàng đã được giải ngân. Giải pháp này giúp CBTD không cần phải tới quầy Ngân quỹ để rút tiền, ngoài ra, nó giúp giải quyết được nhu cầu vốn cho khách hàng 3.2.2.4 .Ngân hàng nên nói lỏng việc thu nợ đối với những khách hàng lầm vào hoàn cảnh thực sự khó khăn Những rủi ro, xui xẻo là điều mà không một ai mong muốn, tuy nhiên, nó có thể đến với bất kỳ ai. Nhất là khách hàng là những hộ nông dân thường xuyên chịu nhiều rủi ro. Khi khách hàng gặp khó khăn, Ngân hàng nên thông cảm, giúp đỡ, điều đó thể hiện đạo đức tín dụng của ngân hàng. Đầu tiên, CBTD phải tìm hiểu, xác định Đại học Kin h tế Hu ế 79 thông tin về khách hàng đó. Nếu khách hàng thực sự rơi vào tình cảnh khó khăn, không có tiền để góp đúng hạn, thì khi đó Ngân hàng không nên thúc ép, dồn khách hàng vô đường cùng mà nên nới lõng việc thu nợ cho họ. Nới lõng thu nợ thực hiện bằng cách đảo nợ cho khách hàng, việc đảo nợ sẽ giúp khách hàng có thêm một khoản tiền để xoay sở khó khăn. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên gia hạn khoản nợ trong một thời gian nhất định, thông báo cho khách hàng biết điều đó để khách hàng có thời gian chuẩn bị số tiền, tiếp tục trả nợ cho Ngân hàng. Nên có thái độ tôn trọng khách hàng, thông cảm với họ. Với sự độ lượng, thông cảm của Ngân hàng, sẽ khiến khách hàng biết ơn và trung thành với Ngân hàng. 3.3.3. Các giải pháp khác 3.3.3.1. Phối hợp chăt chẽ với các cấp chính quyền địa phương: Các cấp ủy, chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong đầu tư TD. Từ việc xác định dự án phát triển KT – XH đến xét duyệt cho vay đôn đốc và xử lý các trường hợp vi phạm chế tài TD đều liên quan đến chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy Ngân hàng nào duy trì tốt mỗi quan hệ với các cấp chính quyền địa phương thì quy mô TD ngày càng mở rộng hiệu quả TD được nâng lên. Nhận thức rõ điều đó nên trong những năm qua, NHNo&PTNT huyện Anh Sơn đã rất chú trọng đến vấn đề này. Tuy nhiên, muốn duy trì tốt mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương thì ngoài việc kêu gọi tinh thần trách nhiệm, NHNo&PTNT huyện Anh Sơn cần trích ra một khoản chi phí nhất định hàng năm động viên, khuyến khích dưới các hình thức tặng quà hoặc ký hợp đồng dịch vụ tới các xã, thị để thông tin tuyên truyền về các cơ chế TD của Ngân hàng tới toàn bộ dân chúng. 3.3.2.2. Tăng cường các hoạt động PR tạo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Ngân hàng là một cơ quan đóng trên địa bàn được hầu hết người dân biết đên. Nhưng muốn tạo hơn nữa niềm tin tình cảm hơn nữa ngân hàng nên có một số hoạt động PR quảng cáo hơn nữa về ngân, tạo hình ảnh tốt đẹp trong tâm trì khách hàng. Nên có thể áp dụng giải hai giải pháp sau: Đại học Kin h ế Hu ế 80 - Thành lập các quỹ học bổng khuyến học, hàng năm có quà trao cho những học sinh nghèo vượt khó có kết quả học tập rèn luyện tốt. Khuyến khích động viên con em trên địa bàn có thêm ý chí học tập tốt. - Xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa cho những người cô đơn không có nơi nương tựa, hay những gia đình có công với cách mạng đang gặp khó khăn. Những hoạt động trên sẽ có hiệu ứng tốt cho ngân hàng trong việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng, từ đó khách hàng trung thành tìm đến ngân hàng nhiều hơn, tạo đươc lợi thế cạnh tranh với ngân hàng khác trên địa bàn. Hơn nữa những việc làm trên cũng góp phần xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh. Đại học Kin h tế Hu ế 81 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Qua phân tích hoạt động cho vay tại NHN0 & PTNT huyện Anh Sơn cho thấy những năm qua hoạt động tín dụng cho vay ngân hàng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển KT-XH trên địa bàn, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp nông thôn. HND là người bạn đáng tin cậy của NHNO&PTNT Việt Nam nói chung và NHNO&PTNT huyện Anh Sơn nói riêng, nông nghiệp và nông thôn thực sự là thị trường đầy tiềm năng và triển vọng. Trong quá trình hoạt động ngân hàng đã không gặp ít khó khăn như điều kiện vị trí địa lý không thuận tiện,đi lại khó khăn nhưng được cán bộ nhân viên ngân hàng không ngừng cố gắng đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân. Đặc biệt được hộ nông dân tín nhiệm, bảo toàn nguồn vốn đảm bảo hoạt động cho vay thúc đẩy các hộ phát triển kinh tế. Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp huyện Anh Sơn đã có bước phát triển mới, gặt hái được nhiều thành công thể hiện ở doanh số cho vay, dư nợ không ngừng tăng lên. Mục đích vay vốn của hộ nông dân hợp lý chủ yếu đầu tư tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn chung hoạt động cho vay của ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nhàn rỗi tại nông hộ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiệu quả vẫn còn hạn chế tồn tại. Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các thành phần kinh tế khác. Đây là nhiệm vụ phức tạp và khó khăn đòi hỏi nhiều công sức về kiến thức, kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu kinh tế. Trên địa bàn huyện hiện này có 3 ngân hàng và trong tương lai con số này có thể nhiều hơn. Với mục tiêu mở rộng thị trường của các ngân hàng cổ phần như hiện nay thì đối tượng khách hàng là hộ nông dân đang được đánh giá rất có tiềm năng, kéo theo thách thức không nhỏ đối với chi nhánh. Đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và đặc biệt nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi các ngân hàng mở rộng mạng lưới, phát triển nhiều dịch vụ hấp dẫn. Điều đó thúc đẩy ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngân hàng phải tận dụng lợi thế tiên phong của mình để thâu tóm thị trường. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tín dụng đồng thời cần tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bà con, biết uốn nắn Đại học Kin h tế Hu ế 82 sửa chữa kịp thời sai sót trong tác nghiệp; kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Việc phát huy những điểm mạnh, hạn chết những sai sót những mặt còn yếu kém chính là chìa khóa để giúp nông dân tin yêu, gắn bó. Ngân hàng Nông nghiệp nói chung càng vững mạnh và phát triển hơn nữa. 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với nhà nước Hỗ trợ các nguồn vốn cho phát triển sản xuất lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân; các nguồn vốn ODA, NGO, đầu tư vào các lĩnh vực cần vốn lớn như dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp. Có chính sách trợ giá vật tư đầu vào đối với ngành nông nghiệp hoặc chính sách tiêu thụ sản phẩm bằng cách xây dựng các nhà máy chế biến các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp ở các vùng, khu vực sản xuất chuyên canh. Đầu tư mạnh vào các trung tâm nghiên cứu giống, nghiên cứu công nghệ sinh học trong nông nghiệp để có thể tạo ra các công nghệ mới, các loại cây trồng vật nuôi đạt năng suất, giá trị cao, phù hợp với điều kiện từng vùng. Chỉ đạo triệt để đối với các cấp chính quyền địa phương trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các HND để các hộ có đủ điều kiện thế chấp vay vốn với số tiền lớn mở rộng đầu tư. Đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các hộ phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và các phúc lợi khác. 3.2.2. Đối với chính quyền địa phương Cần có kế hoạch quy hoạch cụ thể đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giúp người dân chủ động được kế hoạch sản xuất của mình. Phối hợp tích cực hơn nữa với Ngân hàng trong công tác cho vay, kiểm tra đôn đốc thu hồi và xử lý nợ. Phối hợp và tạo điều kiện dứt điểm việc xử lý và phát mại tài sản thế chấp đối với những món vay chây ỳ cố tình không chịu trả nợ. Có như vậy mới có tác dụng răn đe những người khác. 3.2.3. Đối với NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An Hiện nay quyền tự chủ trong các chi nhánh Ngân hàng cơ sở chưa cao (do kinh phí hoặc không được Ngân hàng cấp trên chấp nhận) đề nghị NHNo&PTNT Đại học Kin h tế Hu ế 83 tỉnh tăng quyền tự chủ và trách nhiệm cho ban lãnh đạo NHNo&PTNT huyện để họ chủ động thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đề nghị NHNo&PTNT tỉnh trang bị máy vi tính hiện đại đồng bộ để tạo điều kiện cho yêu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, thường xuyên mở các lớp tập huấn chương trình tín dụng Ngân hàng cho các cán bộ Ngân hàng huyện, đặc biệt là CBTD. Đề nghị tỉnh cung cấp thêm nguồn vốn trung hạn cho Ngân hàng để Ngân hàng có điều kiện mở rộng cho vay trung hạn. Vì nhu cầu vay trung hạn tại Ngân hàng ngày càng cao trong khi đó khả năng đáp ứng của Ngân hàng còn hạn chế. 3.2.4. Đối với NHNo&PTNT huyện Anh Sơn Cán bộ Ngân hàng cần năng động hơn trong quá trình cho vay kết hợp với kiến thức về thị trường và xã hội nhằm hướng dẫn người dân sử dụng vốn hợp lý. Cần nâng cao trình độ cán bộ để bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường với các TCTD và Ngân hàng khác. Cần giữ vững thị trường truyền thống nông thôn bằng nhiều phương thức khác nhau mà trước hết là chủ động vốn để cho vay, đáp ứng thời hạn vay hợp lý, lãi suất phù hợp với tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp. 3.2.5. Đối với Hộ nông dân Trước khi vay vốn HND cần chủ động vạch ra kế hoạch đầu tư SXKD làm sao để làm ăn có hiệu quả, Cần xác định rõ vay vốn nhằm sinh lời, cần phải tính toán kỹ lưỡng, đầu tư đúng đối tượng và phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đồng thời phải có trách nhiệm trả gốc và lãi đúng như đã cam kết. Các hộ có nhu cầu vay vốn nên chủ động tìm cách tiếp cận với các tổ nhóm tại tín dụng tại địa phương để vay vốn phục vụ cho nhu cầu thiết thực phát triển sản xuất của mình. Mạnh dạn thay đổi cơ cấu sản xuất mới, da dạng hóa các loại hình sản xuất nhằm tận dụng tối đa nguồn lực và thời gian lao động. Luôn học tập và nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm ăn thông qua tập huấn, bà con, bạn bè. Đại học Kin h tế Hu ế 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, nhà xuất bản Đại học quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh. 2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng ngân hàng, NXB thống kê. 3. TS. Ngô Đình Giao, Kinh tế học vi mô, NXB giáo dục. 4. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng, Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB thống kê, Hà Nội. 5. TS. Lâm Quang Huyên, kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp Việt Nam, NXB trẻ, Hà Nội. 6. PGS.TS Nguyễn Tất Ngọc (2006), Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 7. PGS.TS Lê Văn Tề (1992), Tiền tệ - Ngân hàng, NXB thành phố Hồ Chí Minh. 8. GS.TS Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Thống kê, Hà Nội. 9. PGS.TS Lê Văn Tư (1997), Tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội. 10. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp. 11. Sổ tay tín dụng, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, 2004 12. Báo cáo “kết quả hoạt động kinh doanh”, NHNo&PTNT huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An, (2009 - 2011). 13. Báo cáo “kế hoạch kinh doanh”, NHNo&PTNT huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An, (2010 - 2012). 14. Sao kê dự nợ và một số báo cáo khác, NHNo&PTNT huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An. 15. Báo cáo “tình hình kinh tế - xã hội năm 2011”, huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An. 16. Báo cáo “định hướng phát tiển kinh tế - xã hội năm 2012”, huyện Anh Sơn - Nghệ An. 17. Một số luận văn, báo cáo và tài liệu tham khảo khác. 18. “Cách nào phát huy hiệu quả của tín dụng nông thôn”, Kinh nghiệm từ một số nước châu Á 19. Nguồn: http//www.sbv.gov.vn 20. Nguồn: - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 21. Nguồn: “Những chặng đường vẻ vang của Agribank”. Đại học Kin h tế Hu ế 85 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tình hình kinh tế hộ điều tra gia dinh thuoc dien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid ho ngheo 12 11.4 11.4 11.4 can ngheo 29 27.6 27.6 39.0 trung binh 38 36.2 36.2 75.2 ho giau 26 24.8 24.8 100.0 Total 105 100.0 100.0 Phụ lục 2: Mục đích vay vốn của hộ điều tra muc dich vay von Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid trong trot chan nuoi 31 29.5 29.5 29.5 sua chua xay dung co so ha tang 24 22.9 22.9 52.4 buon ban 27 25.7 25.7 78.1 khac 23 21.9 21.9 100.0 Total 105 100.0 100.0 Phụ lục 3: Thời gian vay vốn của hộ điều tra thoi gian vay von Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 1 nam 33 31.4 31.4 31.4 2-5 nam 55 52.4 52.4 83.8 tren 5 nam 17 16.2 16.2 100.0 Total 105 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế 86 Phụ lục 4: Quy mô vốn điều tra so tien vay von ngan hang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 10 trieu 13 12.4 12.4 12.4 10-50 trieu 51 48.6 48.6 61.0 50-100 trieu 23 21.9 21.9 82.9 tren 100 trieu 18 17.1 17.1 100.0 Total 105 100.0 100.0 Phụ lục 5: Đánh giá về quy trình thủ tục cho vay. quy trinh thu tuc don gian de hieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong dong y 3 2.9 2.9 2.9 khong dong y 26 24.8 24.8 27.6 binh thuong 26 24.8 24.8 52.4 dong y 46 43.8 43.8 96.2 rat dong y 4 3.8 3.8 100.0 Total 105 100.0 100.0 dieu kien cho vay hop ly Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong dong y 16 15.2 15.2 15.2 binh thuong 23 21.9 21.9 37.1 dong y 30 28.6 28.6 65.7 rat dong y 36 34.3 34.3 100.0 Total 105 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế 87 thoi gian xu ly nhanh chong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong dong y 3 2.9 2.9 2.9 khong dong y 25 23.8 23.8 26.7 binh thuong 37 35.2 35.2 61.9 dong y 28 26.7 26.7 88.6 rat dong y 12 11.4 11.4 100.0 Total 105 100.0 100.0 One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper quy trinh thu tuc don gian de hieu 34.340 104 .000 3.210 3.02 3.39 dieu kien cho vay hop ly 36.498 104 .000 3.819 3.61 4.03 thoi gian xu ly nhanh chong 32.059 104 .000 3.200 3.00 3.40 Phụ lục 6: Đánh giá về lãi suất cho vay của ngân hàng ngan hang dua ra muc lai suat phu hop Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong dong y 25 23.8 23.8 23.8 khong dong y 47 44.8 44.8 68.6 binh thuong 20 19.0 19.0 87.6 dong y 13 12.4 12.4 100.0 Total 105 100.0 100.0 Đại ọc Kin h tế Hu ế 88 lai suat duoc cong bo minh bach Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong dong y 1 1.0 1.0 1.0 binh thuong 6 5.7 5.7 6.7 dong y 51 48.6 48.6 55.2 rat dong y 47 44.8 44.8 100.0 Total 105 100.0 100.0 One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper ngan hang dua ra muc lai suat phu hop 23.865 104 .000 2.200 2.02 2.38 lai suat duoc cong bo minh bach 70.060 104 .000 4.371 4.25 4.50 Phụ lục 7: Đánh giá về khả năng đáp ứng của ngân hàng ngan hang dap ung du so tien khi co nhu cau vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong dong y 16 15.2 15.2 15.2 khong dong y 34 32.4 32.4 47.6 binh thuong 20 19.0 19.0 66.7 dong y 22 21.0 21.0 87.6 rat dong y 13 12.4 12.4 100.0 Total 105 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế 89 ngan hang dap ung kip thoi nhanh chong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong dong y 2 1.9 1.9 1.9 khong dong y 6 5.7 5.7 7.6 binh thuong 21 20.0 20.0 27.6 dong y 47 44.8 44.8 72.4 rat dong y 29 27.6 27.6 100.0 Total 105 100.0 100.0 One-Sample Test Test Value = 4 t Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper ngan hang dap ung du so tien khi co nhu cau vay 22.743 104 .000 2.829 2.58 3.08 ngan hang dap ung kip thoi nhanh chong 42.763 104 .000 3.905 3.72 4.09 Phụ lục 8: Đánh giá về cán bộ tín dụng cbtd nhiet tinh than thien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong dong y 20 19.0 19.0 19.0 khong dong y 23 21.9 21.9 41.0 binh thuong 18 17.1 17.1 58.1 dong y 31 29.5 29.5 87.6 rat dong y 13 12.4 12.4 100.0 Total 105 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế 90 cbtd chuyen nghiep hieu ro ve san pham Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong dong y 1 1.0 1.0 1.0 khong dong y 20 19.0 19.0 20.0 binh thuong 28 26.7 26.7 46.7 dong y 37 35.2 35.2 81.9 rat dong y 19 18.1 18.1 100.0 Total 105 100.0 100.0 cbtd co trach nhiem voi khach hang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong dong y 21 20.0 20.0 20.0 binh thuong 28 26.7 26.7 46.7 dong y 36 34.3 34.3 81.0 rat dong y 20 19.0 19.0 100.0 Total 105 100.0 100.0 cbtd thuc hien cong tac tham dinh chat che Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong dong y 18 17.1 17.1 17.1 binh thuong 28 26.7 26.7 43.8 dong y 41 39.0 39.0 82.9 rat dong y 18 17.1 17.1 100.0 Total 105 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế 91 One-Sample Test Test Value = 4 t Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper cbtd nhiet tinh than thien 22.570 104 .000 2.943 2.68 3.20 cbtd chuyen nghiep hieu ro ve san pham 34.881 104 .000 3.505 3.31 3.70 cbtd co trach nhiem voi khach hang 35.402 104 .000 3.524 3.33 3.72 cbtd thuc hien cong tac tham dinh chat che 37.629 104 .000 3.562 3.37 3.75 Phụ lục 9: Đánh giá về vấn đề thu hồi nợ phuong thuc thu hoi no phu hop Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong dong y 1 1.0 1.0 1.0 khong dong y 6 5.7 5.7 6.7 binh thuong 15 14.3 14.3 21.0 dong y 50 47.6 47.6 68.6 rat dong y 33 31.4 31.4 100.0 Total 105 100.0 100.0 thoi gian di thu hop ly Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong dong y 3 2.9 2.9 2.9 2 4 3.8 3.8 6.7 3 8 7.6 7.6 14.3 4 55 52.4 52.4 66.7 5 35 33.3 33.3 100.0 Total 105 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế 92 khong gap sai sot nham lan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong dong y 15 14.3 14.3 14.3 khong dong y 13 12.4 12.4 26.7 binh thuong 27 25.7 25.7 52.4 dong y 34 32.4 32.4 84.8 rat dong y 16 15.2 15.2 100.0 Total 105 100.0 100.0 thong cam tao dieu kien cho khach hang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong dong y 11 10.5 10.5 10.5 khong dong y 43 41.0 41.0 51.4 binh thuong 24 22.9 22.9 74.3 dong y 23 21.9 21.9 96.2 rat dong y 4 3.8 3.8 100.0 Total 105 100.0 100.0 One-Sample Test Test Value = 4 t Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper phuong thuc thu hoi no phu hop 46.800 104 .000 4.029 3.86 4.20 thoi gian di thu hop ly 46.404 104 .000 4.095 3.92 4.27 khong gap sai sot nham lan 26.112 104 .000 3.219 2.97 3.46 thong cam tao dieu kien cho khach hang 26.079 104 .000 2.676 2.47 2.88 Đại học Kin h tế Hu ế 93 Số phiếu.. PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN HỘ NÔNG DÂN Xin chào quý khách! Tôi là Nguyễn Thị Thanh Hường, sinh viên trường Đại học kinh tế - Đại học Huế. Hiện tôi đang thực hiện đề tài “ Giai pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại chi nhánh NHN0 & PTNT Huyện Anh Sơn”, cần nắm bắt một số thông tin từ khách hàng. Ý kiến đánh giá của quý khách có vai trò rất quan trọng đối với sự hoàn thành của đề tài trên. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý khách. Tôi xin cam đoan những thông tin quý khách cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích học tập nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! I. Thông tin cá nhân Câu 1: họ và tên chủ hộ:.  Nam  Nữ Câu 2: Gia đình thuộc diện  Hộ nghèo  Cận nghèo  Trung bình  Hộ giàu II. Tình hình sử dụng vốn vay của hộ điều tra Câu 1: Mục đích vay vốn  Trồng trọt, chăn nuôi  Sữa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng  Buôn bán  Khác Câu 2: Thời gian vay vốn năm Câu 3 : Số tiền vay vốn ngân hàng  Dưới 10 triệu  10 – 50 triệu  50- 100 triệu  trên 100 triệu Câu 4: Tổng chi phí bỏ ra vào việc sử dụng vốn vay Tổng chi phí cho Quy đổi thành tiền ( triệu đồng) Cây trồng Vật nuôi buôn bán Các loại hình khác Tổng Đại học Kin h tế Hu ế 94 Câu 5: Tình hình thu nhập của hộ từ việc sử dụng vốn vay a. thu nhập từ cây trồng: Cây trồng Sản lượng ( 100 kg) Quy tiền ( 1000 đồng ) Lúa Ngô Sắn Lạc Cây khác Tổng cộng : b. Thu nhập từ chăn nuôi Loại vật nuôi Số lượng bán ( con ) Giá bán ( 1000 đồng) Trâu Bò Lợn Gia cầm Khác Tổng cộng c. Thu nhập từ ngành nghề dịch vụ khác Loại hoạt động Thu nhập ( 1000 đồng) Dịch vụ Buôn bán Phục vụ nhu cầu đời sống Các hoạt động khác Tổng III, Đánh giá của khách hàng về hiệu quả cho vay hộ nông dân của ngân hàng. Xin quý khách vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình bằng cách đánh dấu X, thang điểm trong các ô được quy định như sau: 1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Rất đồng ý Câu 1: Về quy trình thủ tục cho vay 1 2 3 4 5 Quy trình thủ tục đơn giản, dễ hiểu Điều kiện cho vay hợp lý Thời gian xử lý nhanh chóng Đại ọc Kin h tế Hu ế 95 Câu 2: Về lãi suất cho vay của ngân hàng 1 2 3 4 5 Ngân hàng đưa ra mức lãi suất phù hợp Lãi suất được công bố minh bạch Câu 3 : Về khả năng đáp ứng của ngân hàng 1 2 3 4 5 Đáp ứng đủ số tiền khi có nhu cầu vay Đáp ứng kịp thời nhanh chóng Câu 4: Đối với cán bộ tín dụng 1 2 3 4 5 Nhiệt tình và thân thiện Chuyên nghiệp, hiểu rõ về sản phẩm Có trách nhiệm với khách hàng Thực hiện công tác thẩm định chặt chẽ Câu 5: Vấn đề thu hồi nợ 1 2 3 4 5 Phương thức thu hồi nợ phù hợp Thời gian đi thu hợp lý Không gặp sai sót, nhầm lẫn Thông cảm. tạo điều kiện cho KH IV, Ý KIẾN KHÁC Câu 1: Nhìn chung thái độ của quý khách đối với ngân hàng trong thời gian qua?  Không thỏa mãn  Bình thường  Thỏa mãn Câu 2 : Quý khách có sẵn sàng tìm đến ngân hàng trong thời gian tới ?  Không  Chưa biết  Có Đại học Kin h tế Hu ế 96 Câu 3: Qúy khách có định giới thiệu cho bạn bè và người thân về ngân hàng nông nghiệp không ?  Không  Chưa biết  Có Câu 4 : quý khách vui lòng cho biết những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hơn nữa sự hài lòng của quý khách khi giao dịch với ngân hàng và những đề xuất nếu có: . Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanhhuong_4921.pdf
Luận văn liên quan