Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là một nội dung trong quản trị tài chính
công ty. Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu
trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh
tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên
tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước. Vì
thế, công tác phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá thực trạng tài
chính công ty để từ đó có những quyết định phù hợp trở thành một trong những vấn đề
sống còn đối với công ty.
Công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet dù kinh doanh vẫn có lãi nhưng
vẫn còn hạn chế trong một vài hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây
khiến lợi nhuận giảm đáng kể và một số năm còn bị lỗ ròng, vì vậy Công ty cần chú
trọng hơn nữa tới công tác phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và việc sử dụng, áp
dụng các giải pháp kiến nghị trên đây là hoàn toàn khả thi đối với Công ty nhằm nâng
cao hoạt động phân tích tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Công ty
83 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH tư vấn và truyền thông GINET, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tức là, đối với 1 đồng nợ ngắn hạn, công ty có thể đảm bảo
chi trả bằng 1,915 đồng mà không cần vay thêm hay bán nợ các khoản phải thu.
Thang Long University Library
45
Bảng 2.6. Hệ số thanh toán bằng tiền
Tiêu chí
Năm
2012
Năm 2011
Năm
2010
Tiền các khoản tương
đương tiền (VND) 537.355.033 343.563.508 141.627.819
Nợ ngắn hạn (VND) 2.137.233.786 179.380.415 546.853.769
Hệ số thanh toán bằng
tiền (Lần)
0,251 1,915 0,259
( Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
Năm 2011-2012: Năm 2012, hệ số này giảm xuống chỉ còn 0,251 lần. Điều này
là do cả khoản tiền và các khoản tương đương tiền cùng với nợ ngắn hạn của công ty
đều tăng nhưng không tăng bằng nhau. Lượng tiền trong công ty tăng thêm 56,41%
trong khi nợ ngắn hạn tăng với tốc độ lớn hơn là 1091,45%. Lúc này, với 1 đồng nợ
ngắn hạn đi vay chỉ có thể được đảm bảo bởi 0,251 đồng tiền và các khoản tương
đương tiền.
Nhìn chung, hệ số thanh toán bằng tiền của công ty đang ở mức thấp. Hệ số này
quá nhỏ khiến công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, nhất là các khoản
nợ đến hạn vì không đủ lượng tiền và tương đương tiền trong công ty. Nguyên nhân là
do khoản tiền trong công ty là không nhiều và có xu hướng tăng không lớn trong khi
khoản nợ ngắn hạn lại gia tăng nhanh, đặc biệt trong năm 2012.
Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho
Theo kết quả phân tích như trên ta thấy chỉ đến năm 2012 thì công ty mới có
hàng tồn kho, chủ yếu sự gia tăng này bắt nguồn từ thành phẩm dở dang chưa hoàn
thiện trong năm. Số vòng quay hàng tồn kho trong năm 2012 là 2,411 vòng tương ứng
với nó là thời gian quay vòng hàng tồn kho trong năm 2012 là 149,294 ngày. Kể từ
trước năm 2012, công ty chủ yếu kinh doanh dịch thuận và phiên dịch, thời gian thực
hiện các hợp đồng kinh doanh ngắn nên công ty hầu như không có hàng tồn kho. Tuy
nhiên đến năm 2012, khi bắt đầu mở rộng thêm hoạt động kinh doanh giống công ty
mẹ là kinh doanh đại lý bảo hiểm, kinh doanh mảng truyền thông và đào tạo đã làm
cho công ty bắt đầu có hàng tồn kho do loại hình kinh doanh bảo hiểm và đào tạo
thường có thời gian kéo dài lâu hơn và tốn kém chi phí nhiều hơn.
Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình các khoản phải thu
Nhìn vào biểu đồ phân tích 2.5 cùng bảng thì ta có thể thấy xu hướng của kỳ thu
tiền khá rõ rệt, đó chính là xu hướng tăng qua từng năm. Cụ thể:
46
Biểu đồ 2.5. Tình hình các khoản phải thu
( Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
Trong năm 2011, số vòng quay các khoản phải thu đạt 18,319 vòng giảm so với
năm 2010 là 19,925 vòng. Điều này đã khiến cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên mức
19,652 ngày ( tăng 10,239 ngày so với năm 2010). Tỷ số này tăng chứng tỏ tốc độ thu
hồi các khoản phải thu của công ty là cao.
Trong 3 năm, các chỉ tiêu về tình hình các khoản phải thu tăng giảm theo chiều
xấu đi. Chỉ số này của công ty luôn giữ ở mức trung bình khoảng 22,04 vòng tương
ứng với kỳ thu tiền trung bình là 22,24 ngày chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh
nghiệp được đánh giá là khôn tốt và lúc này doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khắn trong
khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bởi các khoản phải thu.
c. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn và Suât hao phí của TSDH so với doanh thu
Qua biểu đồ 2.6 ta có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn có xu hướng
giảm nhưng không đều từ năm 2010 đến 2012. Cụ thể:
Năm 2011, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn đạt 11,175 lần, cao hơn so với năm
2010 là 2,201 lần. Con số này có ý nghĩa là 1 đồng tài sản dài hạn được đưa vào hoạt
động kinh doanh thì sẽ thu được 11,175 đồng doanh thu thuần. Ngược lại với hiệu suất
sử dụng tài sản, suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu hầu lại giảm 0.02 lần
từ năm 2010 đến 2011 và ở mức 0,089 lần vào năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết để có
một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,089 đồng TSDH năm 2011. Hệ số
này khá ổn định trong 2 năm này.
38.244
18.319
9.558
9.413
19.652
37.666
0.000
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
40.000
45.000
0.000
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
40.000
2010 2011 2012
Vòng Ngày
Số vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân
Thang Long University Library
47
Biểu đồ 2.6. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
Năm 2011, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn đạt 11,175 lần, cao hơn so với năm
2010 là 2,201 lần. Con số này có ý nghĩa là 1 đồng tài sản dài hạn được đưa vào hoạt
động kinh doanh thì sẽ thu được 11,175 đồng doanh thu thuần. Ngược lại với hiệu suất
sử dụng tài sản, suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu hầu lại giảm 0.02 lần
từ năm 2010 đến 2011 và ở mức 0,089 lần vào năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết để có
một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,089 đồng TSDH năm 2011. Hệ số
này khá ổn định trong 2 năm này.
Năm 2011- 2012: Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn trong thời gian này đột ngôt
giảm xuống và ở mức 1,788 lần vào năm 2012 tức là một đồng tài sản dài bỏ ra chỉ thu
được 1,788 đồng doanh thu thuần. Và suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh
thu tăng lên đến 0,559 lần, tức là để có 1 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0,559
đồng tài sản dài hạn. Đây là một con số không mấy khả quan.
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn có xu hướng giảm nhưng vẫn trong tầm kiểm
soát, trung bình ở mức 7,37 lần. Năm 2012, Công ty bắt đầu mở rộng thêm loại hình
kinh doanh phải đòi hỏi mua thêm các tài sản cố định nhằm thay thế các tài sản đã hết
khấu hao và bị hòng cũng như phải mua thêm các sản phẩm phần mềm quản lý phục
vụ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, truyền thông và đào tạo, các tài sản này mới
bắt đầu hoạt động nên khoản đầu tư này tạm thời vẫn chưa mang lại lợi nhuận nhiều
cho công ty.
Suất hao phí của TSDH so với LNST
Nhìn chung, suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận sau thuế đều tăng qua các
năm tuy nhiên vẫn bị âm. Năm 2011 thì chỉ tiêu này tăng lên mức 44,808 lần, tức là
trong năm 2011 để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế công ty phải bỏ ra 44,808 đồng
TSDH. Đây là một con số không tốt đối với công ty. Ngược lại với năm 2011 thì năm
2012, khi nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng tài chính, khủng hoảng
2,751
3,541
1,992
301 317
1,114
9.154
11.175
1.788
0
2
4
6
8
10
12
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
3,500
4,000
2010 2011 2012
L
ầ
n
T
ri
ệu
V
N
D
Doanh thu thuần Tài sản dài hạn Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
48
nợ, khi mà giá trị tài sản dài hạn vẫn tiếp tục tăng thêm 251,61% trong khi lợi nhuận
sau thuế giảm mạnh với tốc độ giảm 47017,44% đã làm cho suất hao phí TSNH so với
lợi nhuận sau thuế giảm đột ngột từ 41,808 lần xuống còn (0,313) lần chỉ trong 1 năm.
Đây thực sự là một con số thấp nhưng do bị âm nên hiệu quả đem lại không được như
mong muốn. Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần tới (0,313)
đồng TSDH, tức là ở đây TSDH hầu như không có tác dụng tạo ra doanh thu và lợi
nhuận. Qua bảng cân đối kế toán có thể thấy các khoản mục TSDH của năm sau cao
hơn so với năm trước trong khi lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh so với năm
trước khiến cho để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế, cần tới chiều đồng tài sản dài hạn
hơn.
Tỷ suất sinh lời của TSDH
Từ năm 2010 đến năm 2011 thì tỷ suất sinh lời của công ty đang từ mức thâm
hụt 87,850 đồng đã lên mức lãi 2,392 đồng trong năm 2011. Đây là một tín hiệu khả
quan đối với công ty.
Trong năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh trong khi TSDH bình quân
tăng. Điều này dẫn tới sức sinh lời của tài sản dài hạn năm 2012 cũng đã giảm
321,554% so với năm 2011. Có nghĩa là so với năm 2011, trong năm 2012, doanh
nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản dài hạn thì bị thâm hụt 319,162 đồng lợi nhuận sau
thuế, trong khi năm 2011 tạo ra 2,392 đồng lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời giảm đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tài sản dài hạn kém hiệu quả hơn so với năm
2011, góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn chung trong 3 năm, tỷ suất sinh lời của TSDH đạt trung bình khoảng
(134,87)%, có xu hướng giảm và tiếp tục âm. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh
với tốc độ tăng lên tới 102,87% so với năm 2010 và tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng
của TSDH nên tỷ suất sinh lời của TSNH năm 2011 là 2,392% . Tuy nhiên đến năm
2012, khi doanh thu bị giảm, các chi phí quản lý và bán hàng tăng đột biến khiến cho
lợi nhuận sau thuế bị âm sâu, TSDH bình quân năm 2011 lại tăng thêm 251,61%, chủ
yếu là tăng TSCĐ. Tất cả nguyên nhân này đều làm tốc độ tăng tài sản dài hạn của
công ty lớn hơn của lợi nhuận sau thuế, từ đó làm giảm tỷ suất sinh lời trên TSDH.
Sức sản xuất TSCĐ (biểu đồ 2.7)
Nhìn chung, sức sản xuất của TSCĐ của công ty trong 3 năm qua luôn có khuynh
hướng giảm. Năm 2010, một đồng tài sản cố định tạo ra 24,205 đồng doanh thu thuần.
Năm 2011 doanh thu thuần tăng từ 2.750 triệu đồng lên tới 3.540 triệu đồng (tăng
28,72%) trong khi tốc độ tăng của nguyên giá bình quân TSCĐ (tăng 69,02%) cao hơn
tốc độ tăng của doanh thu thuần nên sức sản xuất của TSCĐ giảm so với năm 2010,
xuống còn 18,433 lần.
Thang Long University Library
49
Biểu đồ 2.7. Sức sản xuất của TSCĐ
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
Sang năm 2012, sức sản xuất của TSCĐ cũng vẫn giảm so với năm trước khi ở
mức 2,090 lần. Năm 2012, mặc dù nguyên giá bình quân TSCĐ và doanh thu lại tiếp
tục tăng 396,19% nhưng doanh thu thuần của công ty lại bị giảm 43,75%, do đó làm
sức sản xuất của TSCĐ giảm tới 16,343 lần, tức là một đồng tài sản cố định đầu tư tại
công ty chỉ còn đem lại 2,09 đồng doanh thu thuần.
Sở dĩ sức sản xuất của TSCĐ giảm từ năm 2010 đến năm 2012 nguyên nhân là
do TSCĐ mỗi năm lại được đầu tư nhiều hơn, công ty có sự đầu tư vào việc mua thêm
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình kinh doanh, mua thêm các sản phẩm
phần mềm quả lý. Tuy nhiên do mới đưa vào vận hành nên khối lượng tại sản này lại
chưa đem lại lợi ích nào cho công ty khi mà hàng năm doanh thu thuần đang có xu
hướng giảm dần. Vì vậy công ty cần phải có những biện pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn
thiện tài sản cố định, nhanh chóng đưa vào vận hành để đem lại doanh thu và lợi nhuận
cho công ty.
Suất hao phí của tài sản cố định
Biểu đô 2.8. Suất hao phí của TSCĐ
Đơn vị tính: Lần
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
2,751
3,541
1,992
114 192
953
24.25
18.433
2.09
0
5
10
15
20
25
30
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
3,500
4,000
2010 2011 2012
L
ầ
n
T
ri
ệu
V
N
D
Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ
0.041 0.054
0.479
0.000
0.100
0.200
0.300
0.400
0.500
0.600
2010 2011 2012
Suất hao phí của tài sản cố định
50
Ngược lại với sự biến động của sức sản xuất TSCĐ qua các năm trên, sức hao
phí TSCĐ tăng từ năm 2010 tới năm 2012, từ 0,041 lên mức 0,479 vào năm 2012. Nó
cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì phải hao phí bao nhiêu đồng nguyên
giá TSCĐ. Chỉ tiêu này tăng lên cho thấy công ty chưa có biện pháp khai thác TSCĐ
một cách hợp lý hơn năm trước.
Việc đầu tư thêm TSCĐ có thể giúp Dịch thuật Ginet tăng doanh thu nhưng nhu
cầu thị trường cũng là một yếu tố quan trọng. Thị trường bảo hiểm đang chịu tác động
trước những khó khăn của ngành tài chính khiến cho việc tìm kiếm thêm các hợp đồng
bảo hiểm mới hết sức khó khăn. Đây là nguyên nhân khiến suất hao phí TSCĐ tăng
mạnh.
Tỷ suất sinh lời trên TSCĐ
Biểu đồ 2.9. Tỷ suất sinh lời trên TSCĐ
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
Trong năm 2010, cứ 100 đồng TSCĐ thì tạo ra thì công ty bị thâm hut 232,285
đồng lợi nhuận, năm 2011 thì công ty lại có lãi 3,946 đồng lợi nhuận.
Đến năm 2012, tỷ suất sinh lời của TSCĐ đột ngột giảm xuống còn
(373,072)%. Đây là dấu hiệu không tốt cho công ty, cho thấy trong năm 2012 công ty
đã khai thác công suất máy móc thiết bị kém hơn rất nhiều so với năm trước. Nhìn
chung, tỷ suất sinh lời của TSCĐ có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây,
đạt giá trị trung bình là (200,47)%, tức là trung bình 100 đồng TSCĐ bỏ ra thì công ty
bị lỗ ròng 200,47 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cũng có nghĩa là hiệu quả của
việc sử dụng tài sản này cũng có xu hướng giảm và không tốt cho công ty.
2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Do công ty hầu như không sử dụng vốn đi vay ngân hàng hay các tổ chức tài
chính để tài trợ cho tài sản của công ty mà chủ yếu đi chiếm dụng vốn từ khoản khách
hàng trả tiền trước. Do đó, trong khóa luận sẽ chỉ đi nghiên cứu về hiệu quả sử dụng
vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet.
114 192
953
-264
8
-3556
-232.285
3.946
-373.072
-400
-350
-300
-250
-200
-150
-100
-50
0
50
-4,000
-3,500
-3,000
-2,500
-2,000
-1,500
-1,000
-500
0
500
1,000
1,500
2010 2011 2012
% Triệu VNĐ
Nguyên giá TSCĐ Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời của TSCĐ
Thang Long University Library
51
Để bóc tách chi tiết hơn những yếu tố tác động lên chỉ số lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty, khóa luận sẽ nghiên cứu theo mô hình Dupont.
ROE sẽ được phân tích trên 3 yếu tố: Đòn bẩy tài chính, hiệu suất sử dụng tổng tài
sản và tỷ suất sinh lời trên doanh thu.
Bảng 2.7. Phân tích ROE theo mô hình Dupont
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
ROS (%) (178,518) 0,214 (9,597)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 0,384 1,901 1,813
Tổng TS/VCSH (Lần) 1,70 5,09 5,68
ROE (%) (116,575) 2,070 (98,859)
Ảnh hưởng của ROS (%) (116,72) 94,88
Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng
tổng tài sản (%) (0,55) (4,32)
Ảnh hưởng của Tổng TS/VCSH (%)
(1,38) 10,36
Delta ROE (%) (118,65) 100,93
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
ROE của công ty trong thời gian gần đây luôn biến động ở mức khá cao, việc
phân tích theo mô hình Dupont sẽ cho ta thấy sự thay đổi trong 3 yếu tố cấu thành
ROE đã tác động đến nó như thế nào, cụ thể:
Trước hết là ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu đến ROE, có
thể nhận thấy rằng ROS có xu hướng bất ổn định và đạt mức cao nhất năm 2011 là
0,214%, điều này dẫn đến ảnh hưởng mạnh đến ROE qua các năm.Trong 3 năm 2010,
2011 và 2012, chỉ duy nhất năm 2011 là ROS có tác động làm tăng khả năng sinh lời
của ROE (tác động của ROS làm tăng ROE là 94,88%), còn năm 2012, do ROS giảm
mạnh nhất (giảm 178,732%) do ảnh hưởng của nền kinh tế bất ổn, giá cả nguyên vật
liệu, hàng hóa tăng cao, lạm phát, tỷ giá có xu hướng tăng, lãi suất vay kinh doanh
tăng, hàng tồn kho tăng cao do sự tăng đột biến của hàng hóa sản xuất kinh doanh dở
dang, doanh thu thu về thấp trong khi vẫn phải ghi nhận giá vốn hàng bán trong kì cho
hàng hóa dở dang khiến cho tốc độ tăng chi phí vượt qua tốc độ tăng doanh thu ở mức
lớn nhất so với các năm trước khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm mạnh và bị âm vì vậy
với sự mất cân đối về doanh thu và chi phí năm 2011 đã tác động làm khả năng sinh
lời của vốn chủ sở hữu giảm 116,72%, hay một đồng vốn chủ sở hữu năm 2012 đã tạo
52
ra ít đồng lợi nhuận hơn so với năm 2011. Về mặt lý thuyết khi khả năng sinh lời của
vốn chủ sở hữu giảm sẽ kéo theo uy tín của doanh nghiệp giảm.
Thứ hai là ảnh hưởng của khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp đến hiệu
quả sử dụng vốn chủ sở hữu: Nhìn vào bảng phân tích ảnh hưởng có thể nhận thấy
rằng hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh trung bình ở mức 1,366 lần và đạt mức
lớn nhất năm 2012 là 1,901 lần, sau đó có xu hướng giảm dần qua các năm do bắt đầu
từ năm 2012 công ty bắt đầu mua sắm thêm các loại tài sản cố định, các phần mềm
quản lý các hợp đồng bảo hiểm để mở rộng thêm loại hình kinh doanh đại lý bảo hiểm
từ phía công ty mẹ nên làm cho tổng tài sản tăng mạnh. Do mới đi vào hoạt động loại
hình kinh doanh mới nên doanh thu đem lại chưa cao, các hợp đồng dịch thuật ít và
một số hợp đồng còn dở dang chưa thu được doanh thu. Chính vì vậy tốc độ tăng của
doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản và vòng quay của tài sản chậm dần.
Chính vì vậy mà tác động cộng hưởng của số nhân khiến cho ROE giảm, cụ thể năm
2012 do hiệu suất sử dụng tổng tải sản giảm 1,517 lần so với năm 2011 kéo theo ROE
giảm 0,55%.
Thứ ba là ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên ROE. Có thể thấy rằng, Công ty
TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet đã sử dụng đòn bẩy tài chính ít hơn thể hiện qua
chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm từ 5,68 lần năm 2010 xuống còn 1,70 lần
năm 2012. Điều này cho đã đưa đến một nhận xét, công ty đang theo đuổi chiến lược
thuận trọng, chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính
vì do đòn bẩy tài chính giảm khiến cho năm 2012, sự tác động này đã làm ROE giảm
1,38%. Việc công ty sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng nhiều để tài trợ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh sẽ giúp công ty giảm rủi ro từ việc mất khả năng trả nợ do tính tự
chủ tài chính của doanh nghiệp cao, tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều vốn chủ sở hữu
sẽ tốn rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Tóm lại, qua phân tích Dupont trên đây có thể nhận thấy rằng sự gia tăng của
việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong công ty có tác động âm đến hiệu quả sinh lời trên
vốn chủ sở hữu, với việc sử dụng vốn chủ sở hữu đã làm ROE năm 2012 giảm 1,38%.
Mặt khác, hai nhân tố còn lại là ROS và hiệu suất sử dụng tài sản cũng có tác động
tiêu cực đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, điều này khiến cho ROE của công
ty có xu hướng giảm qua các năm. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp hợp lý
trong việc quản lý chi phí, doanh thu và tăng hiệu suất sử dụng của tài sản nhằm làm
gia tăng khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ những yếu tố đầu vào sẵn có.
Như đã trình bày trong lý thuyết hiệu quả tài chính phụ thuộc một phần vào
hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, nếu trong những năm tới, công ty có biện
pháp quản lý chặt chẽ chi phí, quản lý tốt hơn vốn lưu động đồng thời khắc phục tình
trạng giảm sút hiệu suất sử dụng tài sản cố định thì sẽ nâng cao hơn nữa khả năng sinh
lời của tài sản nói chung và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng.
Thang Long University Library
53
2.3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 2.8. Phân tích tỷ trọng chi phí trên doanh thu
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
Trên đây là so sánh biến động của các chi phí trong doanh thu. Có thể thấy rằng
các khoản chi phí này đã thể hiện rõ loại hình kinh doanh của công ty, trước khi mở
rộng sang loại hình kinh doanh bảo hiểm, công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh dịch
thuật và phiên dịch chính vì vậy chi phí giá vốn thường không mất quá nhiều, chủ yếu
các chi phí giá vốn hàng bán bỏ ra để mua các loại giấy in, mực in, bìa,..để phục vụ
cho quá trình in ấn các văn bản dịch thuật. Chính vì thế mà năm 2010, 2011, chi phí
giá vốn hàng bán chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và ít biến động so với doanh thu. Ngược
lại với chi phí giá vốn thì chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại chiếm một tỷ
trọng rất lớn, thậm chí còn vượt quá so với doanh thu. Nguyên nhân có thể đến từ công
tác quản lý khoản chi phí này còn lỏng lẻo, phát sinh nhiều khoản phí không cần thiết
gây lãng phí trong quá trình kinh doanh làm độn chi phí lên rất nhiều. Đây chính là
nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận ròng giảm mạnh và bị âm trong 2 năm 2010 và
2012. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu bắt đầu tăng mạnh kể từ khi công ty
bắt đầu kinh doanh đại lý bảo hiểm, đào tạo và truyền thông. Năm 2012 tỷ trọng giá
vốn chiếm tới 184,16% so với doanh thu, tuy nhiên điều này lại không ngạc nhiên khi
công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh mới của mình với nhiều chi phí phát sinh, chi
phí thuê giảng viên đào tạo, mặt bằng.
Tóm lại, có thể nhận thấy rằng các loại chi phí trong công ty có xu hướng gia
tăng qua các năm cùng với sự gia tăng của doanh thu, cả hai tỷ trọng chi phí GVHB và
chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và
bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào trong chỉ tiêu này cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến khả năng
sinh lời của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
Doanh thu (VND) 1.991.879.450 3.540.807.513 2.750.858.505
Giá vốn hàng bán
(VND)
3.668.180.297 275.222.003 258.515.473
Tỷ trọng GVHB trong
DT (%)
184,16 7,77 9,40
Chi phí bán hàng và
QLDN (VND)
2.230.437.087 3.314.105.321 2.775.589.090
Tỷ trọng chi phí BH và
QLDN so với doanh thu
(%)
111,98 93,60 100,90
54
a. Giá vốn hàng bán
Bảng 2.9. Tăng trƣởng giá vốn hàng bán
Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
Giá vốn hàng bán (VND) 3.668.180.297 275.222.003 258.515.473
Tăng trưởng GVHB (%) 1232,81 6,46
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
Năm 2012, tốc độ tăng giá vốn hàng bán đang có xu hướng tăng mạnh. Sự gia
tăng đột ngột giá vốn hàng bán chủ yếu là do công ty đã mở rộng thêm loại hình hoạt
động kinh doanh. Trước năm 2012, chi phí giá vốn hàng bán chỉ chiếm một tỷ trọng
nhỏ, tuy nhiên kể từ năm 2012 gá vốn hàng bán đã chiếm một tỷ trọng rất cao trong
doanh thu, thậm chí còn vượt quá cả danh thu mà công ty thu được trong năm khi mà
năm 2012 giá vốn hàng bán chiếm khoảng 184,16% doanh thu. Trong những năm gần
đây, thị trường có nhiều biến động, giá cả tăng giảm bất thường. Công ty lại vừa đưa
vào hoạt động thêm loại hình kinh doanh mới. Chi phí thuê ngoài (thuê giảng viên,
mặt bằng) của công ty luôn phụ thuộc vào sự tăng giảm của giá cả trên thị trường.
Việc mở rộng thêm loại hình kinh doanh mới cũng làm giá vốn hàng bán tăng theo. Do
vậy, tương ứng với từng năm, giá vốn hàng bán cũng tăng một lượng đáng kể phù hợp
với qui mô hoạt động của đơn vị. Thế nhưng, công ty cần giảm thiểu mức chi phí đến
mức có thể nhằm mang lại lợi nhuận hơn nữa cho công ty.
b. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Bảng 2.10. Tăng tƣởng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2012 2011 2010
Chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp (VND)
2.230.437.087 3.314.105.321 2.775.589.090
Tăng trưởng chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp (%)
(32,70) 19,40
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
Trong những năm gần đây, tổng chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp bình
quân của công ty khoảng 102,16% doanh thu. Đây la một con số rất cao và đáng báo
động. Năm 2012, công ty mở rộng thêm loại hình kinh doanh mới thì việc tăng chi phí
quản lý kinh doanh do tuyển dụng thêm nhân viên tư vấn bảo hiểm làm chi phí tăng
cao cũng có thể là một điều chấp nhận được. Tuy nhiên cả 2 năm 2010 và 2011, lúc
công ty chỉ kinh doanh một loại hình duy nhất đó là dịch thuật thì chi phí này vẫn ở
con số rất cao, cao hơn giá vốn hàng bán rất nhiều. Là một công ty chuyên kinh doanh
dịch vụ, Công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet đã không kiểm soát được các
Thang Long University Library
55
khoản chi phí này dẫ tới việc các khoản chi phí quá cao, thậm chí cao hơn cả doanh
thu mà công ty thu được dẫn tới hậu quả là lợi nhuận sau thuế bị âm vào năm 2010. Vì
thế, công ty cần có biện pháp kiểm soát hợp lý các chi phí trên để đảm bảo kinh doanh
có lãi.
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 2.11. Các chỉ tiêu ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng chi phí
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)
2012 2011 2010 12/11 11/10
Tổng
doanh thu
1.991.879.450 3.540.807.513 2.750.858.505 (43,75) 28,72
Tổng lợi
nhuận
trong kỳ
(3.555.857.951) 7.578.968 (263.993.027) (47017,44) -102,87
Tổng chi
phí trong
kỳ
5.934.080.736 3.589.327.324 3.034.104.563 65,33 18,30
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
Bảng 2.12. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Đơn vị tính: Lần
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch (Lần)
2012 2011 2010 2012/2011 2011/2010
Hiệu suất sử dụng chi phí 0,336 0,986 0,907 (0,651) 0,080
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (0,599) 0,002 (0,087) (0,601) 0,089
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
Nhìn trên bảng phân tích và đồ thị ta thấy hiệu suất sử dụng chi phí và tỷ suất
lợi nhuận chi phí có xu hướng giảm nhưng biến động từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ
thể:
Hiệu suất sử dụng chi phí năm 2010 là 0,907 lần, đến năm 2011 thì tăng lên đến
0,987 lần. Tức là năm 2011 với một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ cho sản xuất kinh
doanh thì thu được 0,987 đồng doanh thu. Tuy nhiên từ năm 2012 trở đi thì hiệu suất
sử dụng chi phí lại giảm xuống còn 0.336 lần.
Tương tự với tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. Chỉ tiêu này cũng có xu hướng
giống với chỉ tiêu tiêu hiệu suất sử dụng chi phí. Chỉ tiêu này tăng cao vào năm 2011
và đạt ở mức 0,002 lần vào năm 2011 so với năm 2010 chỉ ở mức (0,087) lần. Điều
này có nghĩa là năm 2011, một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 0,002 đồng lợi nhuận.
56
Trong năm 2011, tỷ suất lợi nhuận tăng là do tốc độ tăng của tổng lợi nhuận cao hơn
tốc độ tăng của tổng chi phí trong kỳ. Hai năm 2010 và 2012 tỷ suất lợi nhuận trên chi
phí luôn bị âm do các khoản chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh
quá lớn đã khiến cho lợi nhuận sau thuế thu được hàng năm luôn bị âm.
2.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tƣ
vấn và Truyền thông Ginet
2.4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn và
Truyền thông Ginet so với công ty đối thủ
Bảng 2.13. So sánh một số chỉ tiêu sinh lời giữa Công ty TNHH Tƣ vấn và Truyền
thông Ginet và Công ty TNHH Cung ứng dịch vụ Amisu
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu (ROS)
Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE)
2013 2012 2011 2013 2012 2011 2013 2012 2011
Công ty
TNHH
Tư vấn và
Truyền
thông
Ginet
(178,52) 0,21 (9,60) (68,55) 0,41 (17,40) (116,58) 2,07 (98,86)
Công ty
TNHH
Cung ứng
dịch vụ
Amisu
0,53 2,03 (0,23) 0,87 2,14 (0,22) 4,70 9,02 (0,73)
(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)
Qua bảng 2.13 ta có thể thấy được hai xu hướng thay đổi trị số các tỷ số sinh lời
của cả 2 công ty. Trong khi công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet đang ngày
càng làm ăn thua lỗ biểu hiện ở việc các tỷ số sinh lời đang có xu hướng giảm mạnh
thì công ty TNHH Cung ứng dịch vụ Amisu đã dần ổn định lại tình hình kinh doanh,
các tỷ số sinh lời đã bắt đầu tăng trở lại. Nguyên nhân có lẽ bắt nguồn từ chính sách
quản lý các khoản chi phí của cả 2 công ty. Trong khi công ty Amisu đã tích cực quản
lý, cắt giảm phù hợp các khoản chi phí quả lý kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận thì
các khoản chi phí này bên phía Công ty Ginet thì lại liên lục tăng cao và chiếm phần
lớn doanh thu.
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tư vấn và
Truyền thông Ginet không mấy khả quan, lợi nhuận thu được còn thấp, cơ cấu về vốn
Thang Long University Library
57
và nguồn vốn còn chưa hợp lý, vốn chủ sở hữu quá nhiều trong khi vốn vay chỉ chiếm
một tỉ trọng tương đối thấp. Doanh thu tăng trưởng chậm lại trong những năm gần đây.
Mong rằng trong thời gian tới, nhu cầu dịch thuật, phiên dịch, kinh doanh bảo hiểm sẽ
khởi sắc hơn để công ty có thể tận dụng và nắm lấy cơ hội vực dậy hoạt động kinh
doanh.
2.4.2. Các ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty có gần 10 năm hoạt động và phát triển, đã tạo dựng được uy tín đối với
khách hàng cũng như các đối thủ cùng ngành. Nhân viên có mối quan hệ tốt, phối hợp
nhịp nhàng trong công việc chung.
Công ty tạo dựng định hướng kinh doanh cung cấp các sản phẩm dịch vụ, nên
khá nhanh nhạnh trong việc nắm bắt nhu cầu mới, cấp thiết của khách hàng để đưa ra
những sản phẩm chất lượng, thu hút người tiêu dùng và có thể linh hoạt trong việc đổi
mới hoạt động kinh doanh.
Công ty luôn duy trì mức độ cân bằng tài chính của ở mức khả quan, đảm bảo
khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, điều này giúp công ty có thể hoạt động
kinh doanh ổn định mà không phải chịu sức ép lớn từ các khoản nợ.
Các khoản phải thu được công ty quản lý khá tốt, thu hồi vốn nhanh để đảm bảo
quay vòng vốn phục vụ cho hoạt động sản suất kinh doanh.
Ban lãnh đạo luôn hết lòng vì công việc, làm gương cho toàn bộ cán bộ nhân
viên trong công ty, luôn có những quyết sách hợp tình, hợp lý.
Nhìn chung công ty đã chấp hành đầy đủ các quy định về chế độ quản lý tài
chính đối với doanh nghiệp khi cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế, đảm bảo sử dụng vốn
huy động đúng mục đích, có hiệu quả.
2.4.3. Tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Doanh thu của công ty qua từng năm đang có xu hướng giảm xuống. Một phần
nguyên nhân do tình hình kinh tế khó khăn, kinh doanh chậm hơn, một phần do công
ty chưa đẩy nhanh công tác hoàn thiện sản phẩm dịch vụ gây ra tình trạng dở dang
chưa thu được doanh thu.
Các khoản chi phí (chi phí GVHB, chi phí quản lý kinh doanh) liên tục tăng
nhanh và chiếm một tỷ trọng cao, thậm chí vượt quá doanh thu đã khiến cho lợi nhuận
hàng năm thấp và bị âm lớn. Trong khi đó công ty lại không có những chính sách quản
lý chi phí nào.
Các tỷ suất sinh lời (ROA, ROS, ROE) của công ty không cao và có xu hướng
giảm sâu cho thấy tình hình kinh doanh sinh lời kém.
Mặc dù số vòng quay các khoản phải thu khá cao, thời gian thu hồi vốn nhanh
tuy nhiên trong 3 năm phân tích, chỉ tiêu số vòng quay đang có xu hướng giảm, hay
nói cách khác thời gian bị khách hàng chiếm dụng vốn đang có xu hướng tăng lên. Bởi
vậy, trong thời gian tới, Công ty cần tiếp tục giữ vững ưu điểm thu hồi vốn nhanh vốn
58
có của mình, đồng thời có những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tăng lên của thời
gian thu hồi vốn.
Việc sử dụng hiệu ứng của đòn bẩy tài chính tại công ty còn chưa được áp dụng
nhiều. Công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản thay vì sử dụng
các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Mặc dù điều
này sẽ đảm bảo khả năng chủ động tài chính cao tuy nhiên vieech sử dụng cốn chủ sở
hữu sẽ tốn nhiều chi phí huy động cho công ty.
Năm 2012 mặc dù công ty có đầu tư khá nhiều vào tài sản cố định nhưng hiệu
suất sử dụng cũng như khả năng sinh lời trên tài sản này vẫn còn thấp và chưa hiệu
quả.
Thang Long University Library
59
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TƢ VẤN VÀ TRUYỀN THÔNG GINET
3.1. Định hƣớng phát triển của công ty TNHH Tƣ vấn và Truyền thông Ginet
Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại
cũng với những nhận định về cơ hội và thách thức trong những năm tới, công ty đã
xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu dài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thay đổi không
ngừng của nền kinh tế. Dưới đây là những định hướng và mực tiêu phát triển của công
ty.
Trong những năm tới, công ty vẫn tiếp tục thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực
dịch thuật, phiên, ngoài ra công ty vẫn tiếp tục đầu tư thêm vào loại hình kinh doanh
mới đó là kinh doanh đại lý bảo hiểm, tổ chức đào tạo và truyên thông, dần đưa loại
hình kinh doanh này vào ổn định.
Một số định hướng cụ thể khác như sau: Không ngừng đầu tư mua sắm, nâng
cấp tài sản cố định để nâng cao doanh thu. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về sản phẩm và khách hàng cho nhân viên trong
toàn công ty. Tăng cường khẳng định vị trí và uy tín của mình đối với khách hàng
thông qua cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, chất lượng dịch vụ tốt nhất tới tay
khách hàng. Giữ vững các khách hàng truyền thống, bên cạnh đó tìm kiếm thêm khách
hàng tiềm năng mới. Đảm bảo kinh doanh có lãi, tốc độ phát triển ổn định. Xây dựng
đội ngũ cán bộ quản lý năng động, nhiệt tình, có trình độ cũng như tinh thần trách
nhiệm cao.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH
Tƣ vấn và Truyền thông Ginet
3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, không ngừng gia tăng doanh thu
và lợi nhuận phát triển Công ty bền vững
n
thu, lợi nhuận sau thuế của Công ty, ta nhìn thấy con số này đang rất thấp
công ty đối thủ rất nhiều
đã tạo ra con số lợi nhuận sau thuế là không như mong đợi. Vì vậy, nâng cao hiệu quả
kinh doanh đang là yêu cầu cấp thiết đối với công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông
Ginet
60
lý.
dịch thuật – phiên dịch – đại lý bảo hiểm và đào tạo
truyền thông, hợp đồng do thực hiện không đúng thời gian hay nói
khác các hợp đồng
khắc phục ngay vấn đề tiến độ hợp đồng cũng như chất lượng hợp đồng
hợp đồng thực hiện đúng kế hoạch đặt ra thì
cô phương tiện hộ trợ
nhân viên dịch thuật, phiên
dịch bị ốm hay có việc bận không thể thực hiện hợp đồng, nhanh chóng có biện pháp
thay thế các chuyên viên khác để đảm bảo tiến độ
mạnh tiến trình công việc. Giá cả ngày càng leo thang, chí ơhis thuê ngoài, thuê mặt
bằng, hần
nào rủi ro. Tuy nhiên với phương pháp thủ công và khá quen thuộc là mua nguyên vật
liệu về nằm kho, thuê trước mặt bằng hơn. Công
ty cần có mối quan hệ tốt với chủ mặt bằng cho thuê cũng như các giảng viên thuê
ngoài để có thể thương lượng thêm về mức giá thuê, giá giảng dạy theo ca để tiết kiệm
chi phí. Quan hệ với chủ mặt bằng bằng cách thực hiện hợp đồng lâu dài để được giảm
giá thuê mặt bằng; quan hệ chặt chẽ với đội ngũ giảng viên thuê ngoài để thương thảo
về giá đứng lớp cũng như thời gian giảng dạy, kí hợp đồng giảng dạy lâu dài.
ty thì
để họ có thể chuyên tâm vào công việc của mình. Với việc mở rộng thêm loại hình
kinh doanh mới như hiện nay thì công ty nên tuyển thêm khoảng 10-20
khích nhân viên làm thêm giờ hoặc các ngày nghỉ để tăng năng
ngày về nghiệp vụ. Bên cạnh đó, với các nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết cho đi học hỏi
thêm các nhân viên lâu năm có kinh niên trong nghề giảng dạy và kèm c
Thang Long University Library
61
ty tốt hơn như hoạt động thể dục thể thao, hát múa nghệ thuật. Hiện
ào bất động sản, ngoại tệ
được vấn đề vốn chủ
3.2.2. Tăng cường quản lý các khoản phải thu
Các khoản phải thu ngắn hạn có sự gia tăng qua các năm. Ta thấy tình hình kinh
doanh của Công ty trong những năm qua đang hết sức khó khăn, doanh thu giảm, lợi
nhuận thấp do đó việc bị chiếm dụng vốn có thể trở thành gánh nặng cho Công ty
trong việc huy động vốn để đầu tư kinh doanh cho những kỳ kinh doanh sau.
Theo những cung cấp từ phía Công ty cũng như các con số tính toán chỉ tiêu
quản lý khoản phải thu thì khoản phải thu khách hàng của Công ty thông thường là
những khoản thu dễ thu hồi. Thêm vào đó công tác thu hồi nợ của công ty luôn được
đánh giá tốt, những chính sách quản trị các khoản phải thu có hiệu quả được thể hiện
qua chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân đã được phân tích ở chương 2.
Tuy nhiên chỉ số vòng quay khoản phải đang có xu hướng giảm và kỳ thu tiền
bình quân có xu hướng tăng trong thời gian tới đòi hỏi Công ty cần phải có những nỗ
lực cao hơn trong công tác thu hồi nợ và quản trị các khoản phải thu.
Đối với công tác thu hồi nợ: Thường xuyên theo dõi khoản phải thu và đôn đốc,
ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng, gửi thư thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện
thoại với khách hành xác nhận thời hạn trả nợ. Muốn thế, công ty nên chủ động liên hệ
62
với khách hàng sớm, thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này
không chỉ giúp Công ty quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giúp công ty giữ được
mối quan hệ tốt với khách hàng. Công ty có thể đầu tư phần mềm quản lý công nợ,
giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự
trong công tác quản lý công nợ.
Đối với công tác quản trị các khoản phải thu: Công ty cần xác định xác đáng tỷ
lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của
chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách,
công ty phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông
tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng
cho phù hợp. Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn
có chính sách thu tiền thích ứng.
Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu: Nhằm xác định xác đáng tỷ lệ các
khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính
sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách, Công ty
phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín
dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho
phù hợp. Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn có
chính sách thu tiền thích ứng.
Một chính sách tín dụng thương mại được xây dựng cẩn thận dựa trên việc so
sánh lợi ích tăng thêm từ doanh thu tăng, giá bán cao với các chi phí liên quan đến
thực hiện chính sách tín dụng tăng tương ứng, sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sử dụng mô hình điểm tín dụng cũng là một các quản trị tốt các khoản phải thu, để
doanh nghiệp có cơ hội xoay nhanh đồng vốn hiện có và giảm áp lực vốn vay.
Dựa vào các tiêu chí thu thập và tổng hợp lại trong hệ thống thông tin về tín
dụng của khách hàng để Công ty đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay chính sách
thương mại cho khách hàng hay không. Để thực hiện được điều này, Công ty nên sử
dụng phương pháp phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro.
Theo phương pháp này, khách hàng của Công ty có thể được chia thành các
nhóm như sau:
Thang Long University Library
63
Bảng 3.1. Danh sách các nhóm rủi ro
Nhóm rủi ro
Tỷ lệ doanh thu không
thu hồi đƣợc ƣớc tính
Tỷ lệ khách hàng thuộc
nhóm rủi ro (%)
1 0 – 1 35
2 1 – 2,5 30
3 2,5 – 4 20
4 4 – 6 10
5 >6 5
(Nguồn: Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại – Tác giả Nguyễn Hải Sản )
Như vậy, các khách hàng thuộc nhóm 1 có thể được mở tín dụng mà không cần
phải xem xét nhiều, gần như tự động và vị thế của các khách hàng này có thể được
xem xét lại mỗi năm một lần. Các khách hàng thuộc nhóm 2 có thể được cung cấp tín
dụng trong một thời hạn nhất định và vị thế của các khách hàng này có thể được xem
xét lại mỗi năm hai lần. Và cứ tương tự như vậy, Công ty xem xét đến các nhóm khách
hàng 3, 4, 5. Để giảm tiểu tổn thất có thể xảy ra, có thể Công ty sẽ phải yêu cầu khách
hàng nhóm 5 thanh toán tiền ngay khi nhận hàng hóa, dịch vụ. Yêu cầu tín dụng khác
nhau đối với các khách hàng ở những nhóm rủi ro khác nhau là hoàn toàn hợp lý. Tuy
nhiên, phải làm thế nào đó để việc phân nhóm là chính xác, không bị nhầm lẫn khi
phân nhóm.
Để phân nhóm rủi ro, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình cho điểm tín dụng
như sau:
Điểm tín dụng= 4 * Khả năng thanh toán lãi + 11 * Khả năng thanh toán nhanh
+ 1 * Số năm hoạt động
Trong công thức trên, với số năm hoạt động càng lâu thì khả năng quản lý tài
chính càng cao và theo đó, công ty cũng có khả năng trả nợ nhanh hơn.
Sau khi tính được điểm tín dụng như trên, ta có thể xếp loại theo các nhóm rủi
ro như sau:
Bảng 3.2. Mô hình tính điểm tín dụng
Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro
Khả năng thanh toán lãi 4 >47 1
Khả năng thanh toán nhanh 11 40-47 2
Số năm hoạt động 1 32-39 3
24-31 4
<24 5
64
Công ty CP Dầu khí Đông Đô là một trong những khách hàng của Công ty
TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet. Dựa trên báo cáo tài chính năm 2012 do Công
ty CP Dầu khí Đông Đô cung cấp, áp dụng phương pháp tính điểm tín dụng ta có bảng
số liệu sau đây:
Bảng 3.3. Đánh giá điểm tín dụng của Công ty CP Dầu khí Đông Đô
Chỉ tiêu Công thức ĐVT Trọng số Giá trị
Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 117.037
Hàng tồn kho Triệu đồng 2.213
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 119.416
EBT Triệu đồng 10.344,21
Chi phí lãi vay Triệu đồng 17.402
EBIT Triệu đồng (7.308)
Khả năng trả lãi
EBIT
Chi phí lãi vay
Lần 4 (0,42)
Khả năng thanh toán
nhanh
TSNH - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Lần 11 0,96
Số năm hoạt động Năm 1 5
Điểm tín dụng 13,88
(Nguồn: Công ty CP Dầu khí Đông Đô)
Với số điểm tín dụng đạt 13,88 thì khách hàng này được xếp vào nhóm rủi ro số
5. Tức là mức độ rủi ro cao nhất. Để giảm tiểu tổn thất có thể xảy ra, Công ty sẽ phải
yêu cầu khách hàng này thanh toán tiền ngay khi nhận hàng hóa, dịch vụ. Đối với
nhóm khách hàng thuộc nhóm rủi ro thứ 5 nên được đánh giá xem xét lại khoảng một
năm 5 lần để mức độ an toàn của việc cung cấp tín dụng được đảm bảo.
Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu
Định kỳ công ty nên xem xét, đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu qua
các chỉ tiêu sau:
Doanh thu thuần được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, khoản phải thu bình
quân là số bình quân đầu kỳ và cuối kỳ được lấy từ bảng cân đối kế toán của công ty.
Kết quả là, số lần trong năm doanh thu tồn tại dưới khoản phải thu. Vòng quay khoản
phải thu cao là một điều tốt, có nghĩa là khách hàng thanh toán tiền đúng hoặc ngắn
hơn thời hạn của chính sách tín dụng thương mại. Tuy nhiên, nếu vòng quay khoản
phải thu quá cao, có nghĩa là công ty có chính sách tín dụng thương mại thắt chặt (thời
hạn bán chịu ngắn) và không mở rộng đủ tín dụng cho khách hàng. Do đó, công ty cần
đánh giá mức độ hợp lý vòng quay các khoản phải thu của mình qua việc so sánh với
vòng quay các khoản phải thu của các công ty cùng ngành hoặc trung bình của ngành.
Thang Long University Library
65
Kỳ thu tiền bình quân cho biết trung bình mất bao nhiêu ngày để một khoản
phải thu được thanh toán. Để có thể đánh giá hiệu quả thu tiền qua kỳ thu tiền bình
quân, công ty có thể so sánh với kỳ thu tiền bình quân của các năm trong quá khứ. Nếu
kỳ thu tiền ngày càng tăng, có nghĩa là các khoản phải thu không được chuyển đổi
thành tiền mặt nhanh chóng; ngược lại kỳ thu tiền bình quân có xu hướng giảm, cho
thấy hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu mà công ty đang thực hiện là khả
quan. Ngoài ra, công ty cũng cần so sánh kỳ thu tiền bình quân với thời hạn của chính
sách tin dụng thương mại. Nếu kỳ thu tiền bình quân, ví dụ là 50 ngày, nhưng chính
sách tín dụng của công ty cho phép thời hạn nợ 30 ngày (net 30). Điều này cho thấy,
công ty cần xem lại công tác quản trị khoản phải thu của mình.
Nhằm xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán,
tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm
so với qui định của chính sách, công ty nên tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải
thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các
yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp.
Dưới đây là Bảng 3.4 áp dụng theo dõi tuổi của các khoản phải thu ở Công ty
TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet năm 2012:
Bảng 3.4. Bảng theo dõi tuổi các khoản phải thu của Công ty TNHH Tƣ vấn và
Truyền thông Ginet năm 2012
Tuổi của khoản phải thu (ngày)
Tỷ lệ của khoản phải thu so với
doanh thu bán chịu (%)
1. Nợ phải thu trong hạn 45%
0 – 30 45%
2. Nợ phải thu quá hạn 55%
1 – 30 23%
31 – 60 17%
61 – 90 9%
> 90 6%
Tổng cộng 100%
Sau khi lập được bảng theo dõi tuổi nợ như trên, công ty cần theo dõi chặt chẽ
những khoản nợ này. Đặc biệt quan tâm tới những khách hàng có hóa đơn nằm trong
khoảng quá hạn từ 61 đến 90 ngày, những khách hàng này thường không thể trả tiền
cho công ty do đó công ty nên có thể xem xét thiết lập một lịch trình thanh toán từng
phần hay không, bởi nhận được một vài phần tiền còn tốt hơn là không thu lại được gì.
Đối với những khoản nợ đã trễ hẹn quá lâu, trên 90 ngày, công ty cần xem có thể thu
hồi bất cứ khoản tiền nào không. Trong trường hợp khó có thể thu hồi được, công ty
66
nên cân nhắc tới việc thuê các công ty thu hồi nợ với mức phí là một tỷ lệ % của hóa
đơn hoặc số tiền thu hồi được.
Khi công ty áp dụng những biện pháp đã nêu trên để nâng cao hiệu quả sử dụng
các khoản phải thu, giả định các khoản phải thu năm 2012 của công ty sẽ giảm xuống
30% và chỉ còn 70%. Ta có bảng 3.5 đánh giá lại các khoản phải thu của công ty như
sau:
Bảng 3.5. Đánh giá lại các khoản phải thu của Công ty sau khi áp dụng các
biện pháp
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Chính sách thay đổi dự kiến
Giá trị các khoản phải
thu
VND 208.405.638 145.883.947
Vòng quay các khoản
phải thu
Vòng 9,56 13,65
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 37,67 26,37
Như vậy, khi áp dụng các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải
thu ngắn hạn, giá trị các khoản phải thu của Công ty đã giảm từ 208.405.638 đồng
xuống còn 145.883.947 đồng, tức giảm được 62.521.691 đồng. Vòng quay các khoản
phải thu tăng lên đến 13,65 vòng và kỳ thu tiền bình quân giảm xuống từ 37,67 ngày
xuốngcòn 26,37 ngày. Với kết quả dự kiến đạt được như trên sẽ phần nào góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của công ty.
3.2.3. Tổ chức sử dụng TSCĐ hợp lý để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định
dịch vụ
àm tăng lợi nhuận của công ty.
tiếp thu công nghệ mới, mua thêm các phần mềm quản lý hợp đồng bảo hiểm nhầm hỗ
trợ công tác quản lý khách hàng và sản phẩm dịch vụ
- Trước khi tiến hành đầu tư phải thực hiện phân loại rõ ràng
Thang Long University Library
67
- phần
mềm tránh tình trạng tài sản hư hỏng, không sử dụng được.
-
- Công ty cần chú trọng nâng cao năng lực tay nghề cho nhân viên
theo kế hoạch.
3.2.4. Đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn
Như đã phân tích ở trên, cơ cấu vốn của Công ty hiện nay là chưa hợp lý khiến
không phát huy được tối đa hiệu quả kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty với tỷ trọng quá cao của vốn chủ sở hữu khiến
cho Công ty trở nên thụ động và không tạo ra áp lực để hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần giảm bớt lượng vốn chủ sở hữu, huy động
vốn từ các nguồn bên ngoài. Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty, cách tốt nhất để
Công ty tiến hành vay nợ là vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Phát hành trái
phiếu cũng là một phương án huy động vốn trực tiếp từ bên ngoài, tuy nhiên Công ty
chưa đủ điều kiện do nhà nước quy định để được phát hành (do DN muốn phát hành
trái phiếu phải là công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần).
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa thực sự phục hồi sau khủng
hoảng, nhà nước đã có cơ chế chính sách điều chỉnh giúp các DN vay vốn ngân hàng
được dễ dàng hơn. Mới đây nhất là Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ban hành ngày
26/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng có quyền thoả thuận lãi
suất vay trung hạn và dài hạn với các DN, chứ không bị giới hạn ở mức 150% lãi suất
cơ bản như trước đây.
Tuy nhiên tỷ trọng vốn vay không nên quá lớn, với một DN chưa vay vốn từ
bên ngoài bao giờ, trong giai đoạn đầu, Công ty chỉ nên vay với một tỷ trọng vừa phải.
Cùng với việc vay vốn từ ngân hàng, Công ty sẽ phải đối mặt với áp lực trả lãi, tuy
nhiên điều này có thể tạo ra động lực, kích thích hiệu quả kinhd doanh tốt hơn để vừa
chi trả nợ vừa tạo ra lợi nhuận và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
40
Thang Long University Library
KẾT LUẬN
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là một nội dung trong quản trị tài chính
công ty. Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu
trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh
tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên
tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.... Vì
thế, công tác phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá thực trạng tài
chính công ty để từ đó có những quyết định phù hợp trở thành một trong những vấn đề
sống còn đối với công ty.
Công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet dù kinh doanh vẫn có lãi nhưng
vẫn còn hạn chế trong một vài hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây
khiến lợi nhuận giảm đáng kể và một số năm còn bị lỗ ròng, vì vậy Công ty cần chú
trọng hơn nữa tới công tác phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và việc sử dụng, áp
dụng các giải pháp kiến nghị trên đây là hoàn toàn khả thi đối với Công ty nhằm nâng
cao hoạt động phân tích tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, hơn nữa do
chưa có nhiều thông tin khi phân tích do đó những đánh giá trong khóa luận có thể
chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối
ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các quý thầy cô giáo
để bài viết được hoàn thiện hơn, thực tiễn hơn và giúp ích cho công việc của em sau
này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫn
tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.s Trịnh Trọng Anh đã giúp em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 1 tháng 7 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Anh Duy
PHỤ LỤC
1. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
2011 của Công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet
2. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
2012 của Công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet
3. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
2011 của Công ty TNHH Cung ứng dịch vụ Amisu
4. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
2012 của Công ty TNHH Cung ứng dịch vụ Amisu
Thang Long University Library
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc - Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân (2011)
2. Tài chính doanh nghiệp hiện đại – PGS.TS. Trần Thị Ngọc Thơ, nhà xuất bản
Thống kê (2005)
3. Một số vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp – NXB
Đại học Kinh tế quốc dân (2013)
4. Trang chủ Dịch thuật Ginet www.dichthuatginet.com.vn
5. Trang chủ Bảo hiểm và Đào tạo bảo hiểm Ginet www.ginet-vn.com
6. Trang thông tin doanh nghiệp www.diachivang.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toan_van_a16348_6174_1901.pdf