- Lập quỹ hỗ trợ thẩm định
Bản thân lãnh đạo Ngân hàng và các CBTD làm công tác thẩm định
doanh nghiệp đều nhận thức đƣợc sự cần thiết của các khoản chi phí hỗ trợ.
Vì mặc dù lẻ tẻ, không thƣờng xuyên song đã có những cuộc gặp gỡ tiếp xúc
trực tiếp, đi thực tế tại các doanh nghiệp, đi thu thập thông tin cần đến chi
phí. Việc thẩ m định doanh nghiệp không phải một sớm một chiều, không chỉ
hạn chế trong giai đoạn kiểm tra trƣớc khi cho vay. Cán bộ thẩ m định còn
phải thƣờng xuyên gặp gỡ, kiểm tra liên tục trong quá trình giải ngân vốn, và
xem xét doanh nghiệp sử dụng vốn vay có đúng mục đích và hiệu quả hay
không. Do vậy, Ngân hàng nên xem xét lập ra một quỹ riêng để trang trải chi
phí cho công tác thẩm định, nó sẽ góp phần làm giảm bớt khó khăn cho
CBTD khi tiến hành thẩ m định có điều kiện công tác tốt hơn. Kinh phí hỗ trợ
trong việc đi thực tế tại doanh nghiệp là nguồn khuyến khích vật chất, làm
tăng tinh thần trách nhiệ m của các cán bộ thẩ m định với các công việc của
mình. Những hỗ trợ này trƣớc mắt có thể là m tăng chi phí cho Ngân hàng,
nhƣng xét về lâu về dài, đây chính là động lực thúc đẩy cho Ngân hàng phát
triển.
- Tăng cƣờng kiểm tra sau giải ngân
Phòng Phục vụ khách hàng doanh nghiệp và Phòng Kiểm soát nội bộ
tại VPBank phải tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, kiểm soát lại công tác thẩ m
định tín dụng sau khi cho vay. Những sai sót phát hiện đƣợc chính là bài học
trong công tác này nhằ m rút kinh nghiệm về sau. Qua đó, sẽ giúp mỗi cán bộ
thẩ m định tự nâng cao trách nhiệm trong công việc của mình, từng bƣớc hoàn
thiện tốt hơn công tác thẩm định tại Ngân hàng.
122 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2879 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc do
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trần Thị Quỳnh Soa Lớp : A15 - K42D - KTNT
97
Nhà nƣớc trực tiếp quản lý hoặc có thể là một công ty kinh doanh chuyên thu
thập và bán các sản phẩm thông tin về các doanh nghiệp và ngành kinh tế.
Tuy nhiên, nhà nƣớc cũng cần phải quy định các cơ sở pháp lý cho việc mua
bán thông tin do các tổ chức này cung cấp.
Trƣớc mắt các Bộ, Ngành, các tổ chức nhƣ Phòng Thƣơng mại và Công
nghiệp Việt Nam nên thành lập thêm các công ty hay các trung tâm thông tin
về tình hình kinh tế, doanh nghiệp theo kiểu Trung tâm thông tin thƣơng mại
hiện có. Bởi với lợi thế về chuyên môn, các công ty hay trung tâm kiểu này
không chỉ giúp đỡ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà
còn góp phần vào việc cung cấp thông tin cho hoạt động của Ngân hàng. Để
tạo nguồn thông tin cho công tác thẩm định tín dụng DN N&V của Ngân
hàng, các Bộ chủ quản nhƣ Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Bộ Xây dựng,
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ…cần tiến hành thu thập, trao đổi, xử lý
và chuẩn hóa các thông tin về tình hình hoạt động của ngành mình, từ đó có
những thông tin có liên quan một cách có hệ thống, sau đó ban hành một cách
thƣờng xuyên, định kỳ các thông tin này. Có nhƣ vậy, chất lƣợng của công tác
thẩm định tín dụng của Ngân hàng mới đƣợc nâng cao hơn và hoạt động tín
dụng của Ngân hàng sẽ có đƣợc kết quả cao.
Thứ hai, tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt
động tín dụng
Đây là một chính sách hết sức quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài
chính - ngân hàng của Nhà nƣớc, nó tác động đến hoạt động tín dụng nói
chung và ảnh hƣởng đến công tác thẩm định tín dụng DN N&V nói riêng của
Ngân hàng. Nhà nƣớc cần bổ sung hoàn thiện các văn bản, cơ chế chính sách
nhằm quản lý tốt hơn đối với hoạt động tín dụng để hoạt động này thực sự
lành mạnh và hiệu quả.
Đồng thời với việc ban hành các văn bản, cơ chế về hoạt động tín dụng,
Nhà nƣớc cũng cần phải tăng cƣờng các biện pháp thanh tra, giám sát đối với
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trần Thị Quỳnh Soa Lớp : A15 - K42D - KTNT
98
hoạt động này của các ngân hàng. Nhà nƣớc ủy quyền cho Ngân hàng Nhà
nƣớc có trách nhiệm trong việc lập các tổ chức thanh tra thƣờng xuyên kiểm
tra định kỳ các tổ chức tín dụng để theo dõi và xử lý các vi phạm trong lĩnh
vực tín dụng.
Thứ ba, quy định một hệ thống kế toán thống nhất và đồng bộ, thực
hiện chế độ kiểm toán bắt buộc
Hiện nay, công tác quản lý Nhà nƣớc về pháp lệnh kế toán thống kê đối
với các doanh nghiệp chƣa đƣợc chú ý đúng mức, nhất là đối với các DN
N&V và DNNQD. Trong khi đó, Công ty kiểm toán nhà nƣớc còn non trẻ,
đội ngũ cán bộ chƣa nhiều kinh nghiệm, vì vậy Nhà nƣớc cần ban hành những
sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc để mọi doanh nghiệp phải áp dụng một
chế độ kế toán thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo
cáo, chế độ kế toán phải trung thực, đầy đủ. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần phải ban
hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp.
Việc thực hiện kiểm toán phải tiến hành thƣờng xuyên, những tài liệu
về cân đối kế toán và kết quả tài chính của doanh nghiệp phải đƣợc kiểm toán
trƣớc, trong và sau quá trình thẩm định của Ngân hàng. Nhà nƣớc cũng cần
quy định rõ các biện pháp chế tài, biện pháp xử lý nghiêm trong các trƣờng
hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, sử dụng đồng thời hai loại báo cáo
tài chính… để nhằm mục đích đƣa các doanh nghiệm này vào khuôn khổ hoạt
động và phát triển một cách lành mạnh. Có nhƣ vậy cán bộ thẩm định mới có
đƣợc những thông tin trung thực, cần thiết cho quy trình thẩm định, phòng
ngừa rủi ro do thiếu thông tin trong quá trình giải ngân vốn cho doanh nghiệp.
Qua đó, nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng DN N&V.
2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc
Thứ nhất, NHNN phải căn cứ vào quy hoạch định hƣớng phát triển
kinh tế đất nƣớc trong từng thời kỳ để định hƣớng cho hoạt động tín dụng
của các ngân hàng. Bằng việc ban hành các văn bản, quy định về hoạt động
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trần Thị Quỳnh Soa Lớp : A15 - K42D - KTNT
99
tín dụng theo từng giai đoạn phát triển kinh tế của đát nƣớc. Từ đó, các
ngân hàng có cơ sở để tự sắp xếp, điều chỉnh hoạt động tín dụng của mình,
trong đó có công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, để phù hợp với định
hƣớng tín dụng của NHNN.
Thứ hai, NHNN cần nghiên cứu để đơn giản hóa công tác thẩm định tín
dụng trong hoạt động tín dụng DN N&V cho các ngân hàng. Từ đó, để ngân
hàng thu hút khách hàng đến vay vốn, góp phần mở rộng và tăng trƣởng tín
dụng cho ngân hàng.
Thứ ba, NHNN cần chỉnh sửa và ban hành một số cơ chế tín dụng nhƣ
quy trình thủ tục cho vay đồng tài trợ, quy định rõ ràng trách nhiệm thẩm
định, giải ngân, thu nợ… khi cho vay đồng tài trợ phù hợp với môi trƣờng
pháp lý ở Việt Nam hiện nay, tránh tình trạng doanh nghiệp đi vay để đảo nợ.
Thứ tƣ, NHNN nên sớm ban hành cơ chế trích lập và sử dụng quỹ rủi
ro, cũng nhƣ quỹ hỗ trợ cho công tác thẩm định tín dụng trong kinh doanh tín
dụng của Ngân hàng theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi, có
lãi, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ năm, về mặt nghiệp vụ, NHNN cần tăng cƣờng hoạt động hỗ trợ
các ngân hàng phát triển đội ngũ nhân viên, đồng thời trợ giúp về mặt thông
tin và kinh nghiệm thẩm định doanh nghiệp. Ngoài ra, nhất thiết NHNN phải
tổ chức những khóa học thƣờng niên cho các cán bộ thẩm định của các ngân
hàng do các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF)… hoặc của những nƣớc có ngành ngân hàng phát triển phụ trách. Qua
đó, cán bộ thẩm định có thể nắm bắt đƣợc những tiến bộ, nghiên cứu việc áp
dụng thành công những phƣơng pháp thẩm định doanh nghiệp mới, hiện đại,
và hiệu quả vào thực tiễn.
Mặt khác, NHNN nên đứng ra tổ chức hàng năm một hội nghị toàn
ngành về công tác thẩm định nhằm tổ chức đánh giá, báo cáo kinh nghiêm,
trao đổi thị trƣờng giữa các ngân hàng với nhau.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trần Thị Quỳnh Soa Lớp : A15 - K42D - KTNT
100
Thứ sáu, NHNN phải có biện pháp tăng cƣờng vai trò của các trung
tâm thông tin ngân hàng. Hiện nay, NHNN có hai trung tâm thông tin Ngân
hàng là: Trung tâm phòng ngừa rủi ro và Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC)
đặt tại Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nƣớc. Tuy nhiên, nhu cầu của các ngân
hàng về thông tin còn cao hơn nhiều so với những gì CIC đã cung cấp, trong
khi đó, trung tâm còn những vƣớng mắc về cơ sở pháp lý cũng nhƣ về sự phối
hợp giữa các thành viên tham gia. Do vậy, cần thiết phải cải tiến cơ chế làm
việc của những trung tâm này, một mặt sắp xếp trung tâm này trở thành một
thành viên độc lập, cung cấp những dịch vụ thông tin liên quan đến lĩnh vực
ngân hàng - tài chính, mặt khác, trung tâm cần phối hợp với những cơ quan
liên quan của chính phủ nhƣ: Uỷ ban kế hoạch nhà nƣớc, Tổng cục thống
kê… để thu thập những thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi
ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Các cán bộ thẩm định của
Ngân hàng có thể trực tiếp thu thập hệ thống cơ sở dữ liệu tại trung tâm này
qua các mạng cục bộ của Ngân hàng, khai thác số liệu cần thiết về doanh
nghiệp, về ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động, về tình hình thị trƣờng và
những dự báo khác có liên quan.
3. Kiến nghị với VPBank
Những thành công trong công tác thẩm định tín dụng DN N&V của
VPBank đạt đƣợc trong thời gian qua là rất đáng khích lệ. Có thể khẳng định
rằng, công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của
VPBank đã có những đóng góp thiết thực vào sự an toàn tín dụng và chính sách
tăng trƣởng của Ngân hàng. Để công tác này ngày càng đƣợc khẳng định là cần
thiết và thiết thực phục vụ cho sự phát triển của hoạt động tín dụng của Ngân
hàng, VPBank cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ trong một số vấn đề sau:
Thứ nhất, hàng năm VPBank cần tiến hành xây dựng hoàn thiện
chƣơng trình hoạt động đối với công tác thẩm định tín dụng của cả Ngân
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trần Thị Quỳnh Soa Lớp : A15 - K42D - KTNT
101
hàng, bao gồm tất cả các phòng ban và các chi nhánh, để lấy đó làm căn cứ
củng cố, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng của công tác thẩm định.
Chƣơng trình hoạt động này sẽ bao gồm việc đánh giá những kết quả
đạt đƣợc, chỉ ra những vƣớng mắc, tồn tại và rút ra những bài học thông qua
công tác thẩm định doanh nghiệp của năm trƣớc, đồng thời chƣơng chƣơng
trình vạch ra kế hoạch nhằm sửa chữa các thiếu sót, khắc phục những tồn tại
và phát huy những kết quả đạt đƣợc để hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích,
đánh giá khách hàng trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại VPBank.
Thứ hai, trong quá trình hoạt động, Ngân hàng phải luôn bám sát các
mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc, các ngành và địa phƣơng để định
hƣớng mục tiêu cho công tác thẩm định doanh nghiệp của Ngân hàng phù hợp
với từng thời kỳ.
Thứ ba, VPBank phải đẩy mạnh và tăng cƣờng hoạt động thanh tra,
kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống; tích cực đầu tƣ đổi mới công nghệ ngân
hàng nhằm tăng sức cạnh tranh; thƣờng xuyên có biện pháp phối hợp chặt chẽ
với NHNN nhằm tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả chƣơng trình thông tin tín
dụng, giúp Ngân hàng phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.
Thứ tƣ, giai đoạn hiện nay và thời gian tới, công tác thẩm định tín dụng
là cực kỳ quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng VPBank. Do
đó, Ngân hàng phải thiết lập cơ cấu tổ chức thẩm định thành những bộ phận
chuyên trách. Có nhƣ vậy, công tác này sẽ sớm đƣợc hoàn thiện, tạo điều kiện
chung cho Ngân hàng từng bƣớc phát triển hoạt động tín dụng của mình.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trần Thị Quỳnh Soa Lớp : A15 - K42D - KTNT
102
KẾT LUẬN
Ngày nay vai trò của DN N&V ngày càng đƣợc khẳng định. Nguồn vốn
vay của ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
hoạt động có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối
với các DN N&V tại các ngân hàng là góp phần hỗ trợ sự phát triển của loại
hình doanh nghiệp này, thực hiện đúng định hƣớng phát triển kinh tế xã hội
của đất nƣớc.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khóa luận “Giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Các doanh nghiệp Ngoài quốc
doanh Việt Nam (VPBank)” tập trung giải quyết một số nội dung sau:
Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về hoạt động tín dụng, DN
N&V, hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với DN N&V và các nhân
tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với DN N&V.
Giới thiệu tổng quan về VPBank, thực tiễn hoạt động thẩm định tín
dụng đối với DN N&V tại chi nhánh. Từ kết quả hoạt động, luận văn đánh giá
hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với DN N&V thông qua các chỉ
tiêu, những hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động thẩm
định tín dụng.
Trên cơ sở những phân tích trên, luận văn đƣa ra các giải pháp,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Các doanh
nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam.
Đây là một vấn đề không phải dễ tiếp cận. Với sự hiểu biết của mình,
em mong rằng bài viết này sẽ góp phần nhỏ bé giúp Ngân hàng VPBank nâng
cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với các DN N&V.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trần Thị Quỳnh Soa Lớp : A15 - K42D - KTNT
104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dƣơng, Lê Thị Hiệp Thƣơng, Phạm Phú Quốc, Hồ
Trung Bửu, Bùi Diệu Anh (2001), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB
Thống Kê.
2. Lê Văn Tƣ, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (2000), Ngân hàng Thƣơng
mại, NXB Thống Kê.
3. GS.TS Nguyễn Đình Hƣơng, (2002), Giải pháp phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia.
4. TS.Nguyễn Minh Kiều, (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân
hàng, NXB Tài Chính.
5. Nguyễn Ngọc Mai, (1995), Phân tích và quản lý các dự án đầu tƣ,
NXB Khoa học và Kỹ Thuật.
6. Lê Văn Tề, (1996), Từ điển Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng, NXB
Chính trị Quốc Gia.
7. Tạp chí Ngân Hàng - số 5 - tháng 03/2007.
8. Tạp chí Ngân Hàng - số 6 - tháng 03/2007.
9. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp - số 4/2007.
10. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức
tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
11. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
ngày 31/12/2001; Quyết đinh 127/2005/QĐ-NHNN ra ngày 03/02/2005,
12. Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam,
Quyết định 02/2007/QĐ-HĐQT ngày 12/01/2007 về việc ban hành “Chính
sách tín dụng”; Quyết định số 4627/2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 về
việc ban hành Quy chế cho vay của VPBank đối với khách hàng; và quyết
định 144/2005/QĐ-HĐQT về việc sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của
VPBank đối với khách hàng.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trần Thị Quỳnh Soa Lớp : A15 - K42D - KTNT
105
13. Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam,
Báo cáo thƣờng niên các năm 2004-2006.
14. Roger H.Hale (1996), Credit Analysis - A Complete Guide, John Wiley
& Sons, Inc. 213-218.
15. Một số website: www.vietnamnet.com.vn
www.hasmea.org
www.vpb.com.vn
MỤC LỤC
CHƢƠNG I ................................................................................................... 4
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................................ 4
I. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM............................... 4
1. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP ..................................... 4
2. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA................................................................................................ 5
2.1. THEO PHƢƠNG THỨC CHO VAY: ........................................ 5
2.2. THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG ................................................. 6
2.3. THEO MỨC ĐỘ TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG ........ 7
2.4. THEO PHƢƠNG PHÁP HOÀN TRẢ ....................................... 7
3. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ....................................................................... 8
3.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN VÀ
GÓP PHẦN HÌNH THÀNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƢU CHO DOANH
NGHIỆP ........................................................................................... 8
3.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GIÚP DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG
VỐN CÓ HIỆU QUẢ ..................................................................... 10
3.3. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐẢM BẢO QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT, TÁI SẢN XUẤT MỞ RỘNG VÀ ĐẦU TƢ ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ ................................................................................. 10
3.4. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GIÚP CÁC DN N&V MỞ RỘNG
HỢP TÁC ....................................................................................... 10
II. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG .............................................................................................. 11
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM DN N&V ........................................... 11
1.1.KHÁI NIỆM ............................................................................. 11
1.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DN N&V ............................... 13
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trần Thị Quỳnh Soa Lớp : A15 - K42D - KTNT
107
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DN N&V Ở VIỆT NAM ............. 15
1.4. VỐN TÍN DỤNG TRONG DN N&V ...................................... 18
2. VAI TRÒ CỦA CÁC DN N&V TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG ........................................................................................... 19
III. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CÁC DN N&V ..................................................................................... 22
1. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG .............................................................................. 22
2. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG .............................................................................. 23
2.1. VỀ THỜI GIAN THẨM ĐỊNH................................................ 23
2.2. VỀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CỦA
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ............................................................. 24
2.3. CÁC TIÊU CHÍ KHÁC ........................................................... 26
3. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..................................................................... 27
3.1. THẨM ĐỊNH TƢ CÁCH VÀ UY TÍN CỦA DOANH NGHIỆP
........................................................................................................ 27
3.2. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP
........................................................................................................ 28
3.3. THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP ......................................................................................... 28
3.4. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ........................ 29
3.5. THẨM ĐỊNH PHƢƠNG ÁN KINH DOANH, DỰ ÁN ĐẦU
TƢ CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................... 33
4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG .............................................................................. 35
4.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 35
4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỪ PHÍA BÊN TRONG
NGÂN HÀNG ................................................................................ 36
4.3. CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN KHÁC ............................... 39
5. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ................ 40
CHƢƠNG II ............................................................................................... 42
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK) ...................... 42
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK ............................................. 42
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .................................... 42
2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC .......................................................................... 44
3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .................................... 47
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trần Thị Quỳnh Soa Lớp : A15 - K42D - KTNT
109
3.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN .............................................. 47
3.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ................................. 48
3.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ ......... 49
3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .............................. 50
TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA VPBANK KHÁ TỐT, LỢI NHUẬN TĂNG ĐỀU QUA CÁC
NĂM (XEM BẢNG 4). .................................................................. 50
II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
VPBANK .............................................................................................. 52
1. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI VPBANK ............................................ 52
2. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DN N&V TẠI VPBANK .... 55
3. PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DN N&V TẠI VPBANK .................................. 56
4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DN N&V
TẠI VPBANK ..................................................................................... 57
4.1. THU THẬP THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP ................... 57
4.2. QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DN N&V TẠI
VPBANK ........................................................................................ 60
5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI CÁC DN N&V TẠI VPBANK THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU
........................................................................................................... 68
5.1. THỜI GIAN THẨM ĐỊNH ...................................................... 68
5.2. KẾT QUẢ, PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN
DỤNG ............................................................................................ 69
6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DN N&V TẠI VPBANK ....................................................... 75
6.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ........................................... 75
6.2. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ...... 77
CHƢƠNG III .............................................................................................. 83
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) ................... 83
I. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÓI CHUNG VÀ
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁC DN N&V TẠI
VPBANK .............................................................................................. 83
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trần Thị Quỳnh Soa Lớp : A15 - K42D - KTNT
111
1. ĐỊNH HƢỚNG CỦA VPBANK TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DN N&V ............................................................................. 83
2. ĐỊNH HƢỚNG CỦA VPBANK TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DN N&V .................................................. 85
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DN N&V TẠI
VPBANK .............................................................................................. 85
1. NHÓM GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NGÂN HÀNG VPBANK ................. 85
1.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THU
THẬP THÔNG TIN ....................................................................... 86
1.2. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG DN N&V ............................................................ 87
1.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ................. 89
1.4. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KHÁCH HÀNG .... 91
1.5. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ – TRANG THIẾT BỊ VÀ
PHƢƠNG TIỆN ............................................................................. 92
1.6. NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ THẨM ĐỊNH ........................ 94
2. NHÓM GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DN N&V ......................................... 94
2.1. NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH .................................. 95
2.2. NÂNG CAO KHẢ NĂNG XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN SẢN
XUẤT KINH DOANH, DỰ ÁN ĐẦU TƢ. ................................... 95
2.3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, MINH
BẠCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH. ............................................. 95
2.4. ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC BẢO ĐẢM. .................. 95
2.5.NÂNG CAO HIỂU BIẾT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG, CÁC DỊCH
VỤ CUNG CẤP CỦA NGÂN HÀNG. ............................................ 96
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DN N&V .................................................. 96
1. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CHÍNH
QUYỀN .............................................................................................. 96
2. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ................................. 98
3. KIẾN NGHỊ VỚI VPBANK ........................................................... 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 104
i
PHỤ LỤC
(Trích Tờ trình về việc vay vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Du lịch
Thương mại quảng cáo Hà Việt ).
VP BANK - CHI NHÁNH HÀ NỘI
PHÒNG PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TỜ TRÌNH
(V/v vay vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt)
Kính trình: BAN TÍN DỤNG VP BANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI
Trên cơ sở nhận được đơn đề nghị vay vốn và hồ sơ của Công ty cổ phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà
Việt, Phòng dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp xin kính trình Ban tín dụng như sau:
I. KHÁCH HÀNG VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA KHÁCH HÀNG
1.Giới thiệu về khách hàng vay vốn:
- Tên khách hàng vay vốn: Công ty cổ phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt
- Trụ sở đăng ký kinh doanh: Số 42, Phố Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 04.8238.643/8293.519
- Website: http:// www.haviet.com
- Giấy đăng ký kinh doanh số: 0103015706 do Sở kế hoạch đầu và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày
02/02/2007, đăng ký thay đổi ngày 24/05/2007.
- Ngành nghề kinh doanh: Lữ hành- vận chuyển khách du lịch; Dịch vụ quảng cáo; Dịch vụ tư vấn giới thiệu
việc làm; Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; In lưới thủ công và photocopy; In ấn bao bì nhãn mác;
In và các dịch vụ liên quan đến in; Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; Trang trí nội thất công
trình; sản xuất mua bán giấy và các sản phẩm từ giấy để phục vụ vêj sinh và tiêu dùng…
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng ( Bằng chữ: Mười tỷ đồng chẵn).
- Đại diện trước pháp luật: Ông Nguyễn Mạnh Cường Chức vụ: Chủ tịch HĐQT.
- Số CMND: 011587734 do Công an Thành phố Hà Nội cấp ngày 10/04/2001.
- Đại diện vay vốn theo uỷ quyền: Bà Đỗ Thị Ngọc Dung Chức vụ: Giám đốc điều hành.
- Số CMND: 011587124 do Công an Thành phố Hà Nội cấp ngày 25/07/2006.
Theo biên bản họp Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt ngày
22/07/2007.
2. Đề nghị của khách hàng:
- Số tiền vay: 560.000.000 VND ( Năm trăm sáu mươi triệu đồng chẵn)
- Mục đích: Bổ sung vốn kinh doanh
ii
- Thời hạn: 12 tháng
- Tài sản đảm bảo: 03 phương tiện vận tải của Công ty cổ phần du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt
- Lãi suất: 0,15% tháng
3. Tài liệu khách hàng gửi đến:
- Đơn đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ lập ngày 25/07/2007;
- Phương án kinh doanh lập ngày 25/07/2007;
- Biên bản họp hội đồng quản trị Công ty
- Bản giới thiệu chủ tịch quản trị doanh nghiệp; CMND các thành viên góp vốn, Giám đốc;
- Báo cáo tài chính 2005,2006; 06 tháng đầu năm 2007;
- Một số hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra và hoá đơn GTGT;
- Một số giấy tờ liên quan khác.
II. THẨM ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT CỦA BỘ A/O:
1. Tư cách pháp lý:
- Công ty cổ phần du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt được thành lập và kinh doanh theo giấy chứng
nhận ĐKKD số 0103015706 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 02/02/2007, đăng ký
thay đổi lần 1 ngày 24/05/2007 với lĩnh vực hoạt động và quảng cáo, thiết kế và in ấn.
- Công ty được thành lập với 3 cổ đông sáng lập là:
+ Ông Nguyễn Mạnh Cường, góp 3,6 tỷ đồng ( 36.000 cổ phần) tương đương 36% vốn điều lệ;
+ Bà Đỗ Thị Ngọc Dung, góp 3,2 tỷ đồng ( 32.000 cổ phần) tương đương 32% vốn điều lệ;
+ Bà Nguyễn Phương Hạnh, góp 3,2 tỷ đồng ( 32.000 cổ phần) tương đương 32% vốn điều lệ;
Ba cổ đông góp vốn của Công ty là ngừơi trong một gia đình, bà Dung là vợ ông Cường, bà Hạnh là con gái
của ông Cường, bà Dung. Do vậy có thể thấy đây là mô hình quản lý doanh nghiệp theo kiểu gia đình, cơ cấu
tổ chức tương đối gọn nhẹ nhưng lại đầy đủ phòng ban và có tính chuyên nghiệp.
Đại diện theo pháp luật của công ty là ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty. Ông Cường sinh
năm 1957, đã từng tốt nghiệp khoa kinh tế trường Công nghiệp Mỹ thuật năm 1797. Hiện ông Cường phục
trách mảng đối ngoại và giao dịch tìm đầu mối khách hàng cho công ty.
Đại diện vay vốn cho công ty là bà Đỗ Ngọc Dung, giám đốc điều hành kinh doanh của công ty. Bà Dung
sinh năm 1961, tốt nghiệp Khoa kinh tế, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa kinh tế đối ngoại năm 1985.
Bà Dung đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo và in ấn của Công ty, trước khi về
mở công ty riêng thì bà đã làm việc mảng đầu tư quảng cáo quá trình công tác cụ thể:
+ Từ năm 1988 đến năm 1990, Nhân viên tại Tổng công ty điện lực Việt Nam;
+ Từ năm 1990 đến năm 1993, Nhân viên Tổng công ty Vinaconex
+ Từ năm 1997 đến năm 2007, Giám đốc Công ty cổ phần du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt
Vợ chồng ông Cường, Bà Dung hiện đang sống tại số nhà 12, Phố Trúc Bạch, Thành phố Hà Nội cùng hai
con là bà Nguyễn Phương Hạnh là một thành viên góp vốn của Công ty và Nguyễn An Nam. Qua tiếp xúc
Cán bộ tín dụng nhận thấy Ban lãnh đạo Công ty là người nhiệt tình, năng động, cởi mở và am hiểu lĩnh vực
kinh doanh của Công ty.
iii
Kết luận: Công ty cổ phần du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt có đầy đủ tư cách pháp lý để quan hệ
tín dụng với VP Bank và Bà Đỗ Thị Ngọc Dung là người đại diện vay vốn hợp pháp của Công ty.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty:
Công ty cổ phần du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt thành lập từ đầu năm 2007, được chuyển đổi từ công
ty TNHH Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt đăng ký hoạt động từ cuối năm 1996 chính thức kinh doanh
1997 với lĩnh vực hoạt động chính là tư vấn quảng cáo, dịch vụ quảng cáo, thiết kế và in ấn. Công ty là thành
viên Hiệp hội quảng cáo Việt Nam, hiện có rất nhiều dịch vụ và sản phẩm quảng cáo tiện ích và phù hợp với
nhu cầu của thị trường với khẩu kinh doanh “ Sự đầu tư nhỏ với một hiệu quả không nhỏ”.
Công ty Hà Việt đã hoạt động trong lĩnh vực in ấn và quảng cáo được 10 năm, từ khi thành lập đến chuyển
đổi sang hình thức cổ phần thì công ty có trụ sở tại số nhà 12, Phố Châu Long, Phường Trúc Bạch, Thành
phố Hà Nội, là nhà ở của các cổ đông của công ty, sau đó Công ty chuyển về trụ sở thuê tại số nhà 42, Phố
Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Thành phố Hà Nội, gồm 5 tầng, diện tích sử dụng là 400m2 rất khang trang, bô
trí các phòng ban rất hơp lý bao gồm. Ngôi nhà này do công ty thuê lại của cá nhân với giá thuê là 1.350
USD/tháng. Tổng số lao động thường xuyên của doanh nghiệp là 35 người chia làm 7 phòng, ban. Ban Giám
đốc (02 người), Phòng kế toán (08 người), Phòng thiết kế (05 người), Phòng kinh doanh (07 người), Xưởng
sản xuất (13 người), ngoài ra công ty còn có đội ngũ công nhân thời vụ khoảng 50 người để tham gia lắp đặt,
thi công. Theo đánh giá của cán bộ tín dụng mô hình bố trí phòng ban và nhân sự của doanh nghiệp tương đối
khoa học. Ngoài trụ sở chính, công ty còn thuê 02 kho chứa hàng tại Số 75 Phạm Hồng Thái, 02 tầng, diện
tích sử dụng 114m2 chứa hàng mềm như vải, bạt và kho tại số 36/56 ngõ 310 Nghi Tàm khu vực Tứ Liên,
diện tích sử dụng 250m2 chứa nguyên vật liệu cứng như sắt, thép, mêka và nơi sản xuất. Hàng hoá của công
ty nhập về trong thời gian chưa lắp hoặc chờ lắp đặt được tập kết tại kho, nhưng rất ít vì luôn được lắp đặt
sẵn tại địa điểm quảng cáo có 2-3 nhân viên tại kho để sẵn sàng xuất nhập hàng khi có lệnh của Ban giám đốc
và công ty có 02 phương tiện vận tải để chở hàng, 03 xe giao dịch nên rất thuận tiện và đáp ứng được tiến độ
cho khách hàng.
Hoạt động kinh doanh của công ty chia làm 2 mảng chính đó là:
Dịch vụ quảng cáo: Công ty có rất nhiều sản phẩm quảng cáo hiện đại như quảng cáo ngoài trời, biển
quảng cáo tấm lớn đặt ở các đường cao tốc, quảng cáo đèn quay trên giải phân cách, quảng cáo trên đèn
Neon-sign, băng zôn, quảng cáo nhà chờ xe bus và các sản phẩm truyền thống khác…do vậy đáp ứng được
phần lớn nhu cầu quảng cáo của thị trường, nhất là đối với khách hàng là các công ty và các tổ chức lớn
muốn quảng cáo sản phẩm hay thương hiệu của mình. Đây là mảng kinh doanh chính và doanh thu mang lại
90% tổng doanh thu phù hợp với chi tiết doanh thu từ sổ cái của Doanh nghiệp.
Dịch vụ in ấn: Sản phẩm chủ yếu của mảng kinh doanh này là in ấn hoá đơn, in lịch, in băng rôn quảng
cáo. Doanh thu từ dịch vụ này chiếm 10% tổng doanh thu.
- Về thị trường đầu tư vào của công ty: Các nguyên vật liệu chủ yếu là nhôm, sắt, thép, mica, giấy in,
bạt…làm ra sản phẩm quảng cáo đều rất sẵn trên thị trường nhưng Công ty thường xuyên lấy cảu một số nhà
cung cấp chính như Công ty Bình Phát, Công ty Lộc Trường Xuân, Ngọc Sơn ( Nhôm, tôn), Công ty Tiến
Đạt, Vinh Oanh ( Kính, gương), Công ty Gang thép Thái Nguyên ( Thép), HTX giấy HN ( giấy in). Công ty
Phú Cường ( Sơn)... Khâu thiết kế, lắp đặt thì Công ty tự làm với đội ngũ nhân viên giàu năng lực. Khâu in
iv
ấn, Công ty liên kết và đặt hàng chủ yếu với Công ty in Việt Anh chuyên cung cấp về dịch vụ in ấn do em
trai ông Cường làm chủ, nên có tính chủ động.
- Về thị trường đầu ra: Các sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm hiện đại, có chất lượng cao và
được cung cấp dich vụ tư vấn, thiết kế ý tưởng cho các sản phẩm quảng cáo tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
khách hàng. Vì vậy, Công ty đã tạo được uy tín trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm quảng cáo, xây dựng
được mạng lưới hơn 200 khách hàng tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
Cần Thơ, Đà Nẵng. Một số khách hàng lớn và truyền thống là của Công ty như: Công ty liên doanh Unilever
Việt Nam (thuộc Unilever Group- Mỹ), Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ( Bảo Việt), Tổng công ty Bảo
hiểm dầu khí Việt Nam (PJICO), Công ty TNHH UNZA Việt Nam- Pháp, Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhân
thọ Bảo Minh, Hãng mỹ phẩm LG- Hàn Quốc
- Tiềm năng phát triển: Đánh giá từ các nguồn tin cho thấy thì thị trường các sản phẩm quảng cáo tại Việt
Nam vẫn còn nhiều tiềm năng, rất phát triển, tốc độ tăng trưởng khác cao khoảng 20-30% năm và còn phát
triển ít nhất trong 15 năm tới.
Như vậy: Tình hinh hoạt động của Công ty tương đối hiệu quả, thị trường đầu ra đầu vào ổn định. Lĩnh vực
kinh doanh của Công ty có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
3. Tình hình tài chính của Công ty:
v
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: đồng
STT CHỈ TIÊU 31/12/2005 31/12/2007 30/06/2007
1 2 3 4 5
TÀI SẢN
A TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ
ĐTNH
8,286,442,724 8,843,437,887 10,365,670,891
I Tiền 1,156,209,166 820,852,261 266,950,845
1 Tiền mặt tại quỹ 1,066,263,574 771,540,700 161,333,758
2 Tiền gửi ngân hàng 89,945,592 49,311,561 105,617,087
3 Tiền đang chuyển
II Các khoản phải thu 1,678,528,816 1,737,657,100 5,318,340,057
1 Phải thu của khách hàng 1,672,528,816 1,737,657,100 5,317,928,410
2 Trả trước cho người bán 6,000,000
3 Phải thu nội bộ
4 Thuế GTGT được khấu trừ
III Hàng tồn kho 4,633,038,547 3,816,262,331 2,470,702,578
1 Hàng mua đang đi trên đường
2 Nguyên, vật liệu tồn kho 2,496,707,273 2,264,553,481 738,995,200
3 Công cụ, dụng cụ trong kho
4 Chi phí SXKD dở dang 2,136,331,274 1,551,708,850 1,551,708,850
5 Thành phẩm tồn kho
6 Hàng hóa tồn kho
IV Tài sản lưu động khác 818,666,195 2,468,666,195 2,309,677,411
1 Tạm ứng 1,650,000,000 1,491,011,216
2 Chi phí trả trước 818,666,195 818,666,195 818,666,195
3 Chi phí chờ kết chuyển
B TSCĐ, ĐẦU TƯ DÀI HẠN 5,429,357,759 6,705,087,496 11,883,412,743
I Tài sản cố định 2,501,799,587 3,611,627,165 7,810,917,734
Nguyên giá 3,173,432,391 4,442,644,344 11,171,377,404
Giá trị hao mòn lũy kế -671,632,840 -831,017,179 -3,360,459,670
II Chi phí xây dựng cơ bản dơ dang 2,692,000,000 2,958,575,702 3,483,446,680
III Các khoản ký cược, ký quỹ dài
hạn
IV Chi phí trả cước dài hạn 55,558,172 2,958,575,702 3,483,446,680
TỔNG TÀI SẢN 13,535,800,483 15,548,525,383 22,249,083,634
NGUỒN VỐN
A NỢ PHẢI TRẢ 7,500,304,237 9,396,961,724 10,428,250,496
I Nợ ngắn hạn 7,500,304,237 5,763,573,341 5,992,262,113
1 Vay ngắn hạn 2,349,575,536 4,250,942,247 3,545,137,666
2 Nợ dài hạn đến hạn trả 3,020,100,349
3 Phải trả cho người bán 1,847,085,032 1,406,923,697 2,093,910,820
4 Người mua trả tiên trước 86,577,050
5 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà
nước
279,440,888 105,707,397 280,169,377
6 Thuế và các khoản phải trả, nộp
khác
4,102,432 13,532,800
II Nợ dài hạn 3,633,388,383 4,435,988,383
1 Vay dài hạn 3,633,388,383 4,435,988,383
2 Nợ dài hạn khác
B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 6,035,496,246 6,151,563,659 11,820,833,138
I Nguồn vốn, quỹ 6,035,496,246 6,151,563,659 11,820,833,138
1 Nguồn vốn kinh doanh 5,300,000,000 5,300,000,000 10,000,000,000
2 Lãi chưa phân phối 735,496,246 851,563,659 1,820,833,138
TỔNG NGUỒN VỐN 13,535,800,483 15,548,525,383 22,249,083,634
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
vi
Đơn vị: đồng
STT CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 6 THÁNH ĐẦU NĂM 2007
1 2 3 4 5
Tổng doanh thu 11,834,004,239 19,186,103,597 10,218,467,475
Các khoản giảm trừ
1 Doanh thu thuần 11,843,004,239 19,186,103,597 10,218,467,475
2 Giá vốn hàng bán 9,923,101,998 19,186,103,597 10,218,467,475
3 Lợi nhuận gộp 1,910,902,241 2,331,923,471 2,775,394,394
4 Chi phí bán hàng
5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 763,863,318 844,066,228 912,764,507
6 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1,147,038,923 1,487,857,243 1,862,629,887
-Thu nhập từ hoạt động tài chính 3,224,100
-Thuế doanh thu phải nộp
-Chi phí hoạt động tài chính 223,286,811 438,581,690 838,386,080
7 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (220,602,711) (438,581,690) (383,386,080)
-Các khoản thu nhập bất thường 134,830,083 6,292,105
-Thuế doanh thu phải nộp
-Chi phí bất thường 31,142,878 90,719,804
8 Lợi nhuận bất thường -31,142,878 44,110,279 6,292,105
9 Lợi nhuận trước thuế 895,833,334 1,039,385,832 1,485,535,912
10 Thuế TNDN phải nộp 250,833,334 306,148,033 415,950.055
11 Lợi nhuận sau thuế 645,000,000 787,237,799 1,069,585,857
Về nguồn vốn:
- So với năm 2005, các khoản nợ phải trả 31/12/2006 của Công ty tăng không đáng kể khoảng 5% ( chiếm
60% tổng nguồn vốn), thời điểm 30/06/2007 chỉ chiếm 46% tổng nguồn vốn là do nhu cầu vốn của công ty
thường tăng vào cuối năm nhưng lại tăng về con số tuyệt đối. Hơn nữa, các khoản phải trả người bán cũng
tăng 48% thời điểm 30/06/2007 so với năm 2006 cũng khiến cho tổng nợ phải trả của Công ty tăng. Nguyên
nhân tăng các khoản phải trả là so trong 6 tháng đầu năm nay, Công ty nhập tương đối nhiều hàng (trị giá hơn
6 tỷ đồng) để đầu tư vào các địa điểm quảng cáo.
- Ngoài ra, trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty đến cuối tháng 06/2006, nguồn vốn kinh doanh tăng từ
5,3 tỷ lên 10 tỷ đồng do vốn góp của cổ đông tăng lên.
Về tài sản:
- Do đặc thù của Công ty là kinh doanh sản phẩm quảng cáo nên TSLĐ và TSCĐ của Công ty chiếm
tương đối cân bằng ( 50% tổng tài sản). TSCĐ của Công ty hiện nay chiếm phần lớn là các địa điểm đặt
quảng cáo, phương tiện vận tải, còn lại các thiết bị văn phòng.
- Trong tổng TSLĐ của Công ty, khoản mục phải thu khách hàng chiếm cũng tương đối lớn năm 2006 là
1.737 triệu đồng ( khoảng 20%), đến 30/06/2007 là 5.318 triệu đồng ( khoảng 51% tổng TSLĐ) do khách
hàng thường thanh toán sau khi nghiệm thu sản phẩm quảng cáo bàn giao đưa vào sử dụng vào gần cuối năm
và còn lại là khoản thu Công ty khách hàng giữ lại khoảng 10% để bảo hành sản phẩm trong thời hạn 12
tháng. Cán bộ tín dụng đã kiểm tra sổ sách và một số hợp đồng của Công ty thì thấy phải thu của khách hàng
đến thời điểm cuối tháng 06/2006 bao gồm các khách hàng lớn thường xuyên là Công ty cho thuê tài chính
vii
1.379 triệu đồng, Công ty liên doanh Unilever Việt Nam 997 triệu, Bảo Việt 527 triệu đồng, Công ty cổ phần
bảo hiểm Bảo Minh 198 triệu đồng...
- Hàng tồn kho của Công ty đến thời điểm cuối tháng 06/2007 là hơn 2.471 triệu đồng, chiếm 24% TSLĐ
là do thời gian vừa qua Công ty vừa nhập nguyên vật liệu về, lăp đặt vào các biển đặt để cung ứng dịch vụ
cho kháh hàng đã ký Hợp đồng thể hiện ở chi phí SXKD dở dang 1.551 triệu đồng, phần còn lại để tồn chuẩn
bị cho lắp đặt mới thể hiện ở vật tư là 784 triệu gồm kính, nhôm, sắt, thép, xi măng…
Về kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh:
- Doanh thu thuần của Công ty năm 2006 tăng 8 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2005, riêng 06 tháng đầu
năm 2007 đạt khoảng 22 tỷ đồng, lý do là Công ty đang có khá nhiều khách hàng đặt hàng và ký hợp đồng
lắp đặt sản phẩm quảng cáo. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần đạt tương đối tốt năm 2005 đạt
5,4%, năm 2006 đạt 4,1%, 30/06/2007 đạt 10,5%. Tuy nhiên cũng chưa phản ánh chính xác được lợi nhuận
thực tế mà Công ty đạt được.
Kết luận: Tình hình hoạt động của Công ty như trên có thể thấy hoạt động kinh doanh của Công ty là
thực sự có hiệu quả và đang phát triển.
4. Quan hệ với các TCTD:
Quan hệ với VP Bank: Đây là lần thứ 2 Công ty thiết lập quan hệ tín dụng tại VP Bank – Chi nhánh Hà
Nội. Hiện món vay còn dư nợ là món vay mua ô tô trả góp tại phòng A/O cá nhân, hiện dư nợ là 730 triệu
đồng.
Quan hệ với các TCTD khác: Theo thông tư từ CIC ngày 24/07/2007, Công ty có quan hệ tín dụng với
3 tổ chức tín dụng. Hiện nay toàn bộ dư nợ của Công ty là nợ đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên Công ty đã có nợ cần
chú ý tại CN NHNT KCX Tân Thuận, nay đã hết dư và NH ĐT&PT Hà Nội thì do sai sót và Công ty đã có
xác nhận. Cụ thể về dư nợ như sau:
Tổ chức tín dụng Dư nợ ( Trđ)
Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội 6.510 Dư ngắn hạn: 3.824trđ, trung hạn: 2.326trđ
Công ty cho thuê TC- NHĐT 1.379 Năm 2007 mới phát sinh
Hội sở NHTMCP Quốc tế 300 Đã tất toán ngày 26/07/2007
Tổng cộng 8.189
Ngoài ra cá nhân ông Cường còn dư nợ tại Ngân hàng TMCP Phương Nam- Hà Nội: 2.900 triệu đồng, vay
mua nhà ở cá nhân.
5. Phương án vay vốn và kề hoạch trả nợ:
Lý do xin vay và số tiền:
Trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh của Công ty đang phát triển và có nhiều đơn đặt hàng. Hàng năm
Công ty thường xuyên duy tu, nâng cấp các địa điểm mà Công ty khái thác và đang chờ khai thác để đặt sản
phẩm quảng cáo… nhằm nâng cao tính cạnh tranh đáp ứng nhu cầu đang tăng và ngày càng khó tính của
khách hàng. Hơn nữa, thời gian vừa qua Công ty đã ký được một số hợp đồng cung cấp sản phẩm quảng cáo
thường xuyên với một số khách hàng lớn, do vậy chi phí mua một số nguyên vật liệu để nâng cấp các địa
điểm trên phải tăng lên. Vì vậy, Công ty đang cần nguồn vốn bổ sung để thực hiện mục đích nói trên. Cụ thể:
- Tổng nhu cầu vốn cần thiết: 850.000.000 đồng; trong đó:
+ Vốn tự có: 290.000.000 đồng
viii
+ Vốn cần vay VP Bank: 560.000.000 đồng
Theo các hợp đồng đầu vào của Công ty thì dự kiến bên bán sẽ hoàn thành việc giao hàng cho Công ty theo
nhu cầu và tiến độ kể từ ngày ký hợp đồng. Phương thức thanh toán thường 100% sau khi nhận được hàng,
Sau đóm Công ty sẽ thiết lập kết hàng đầy đủ và thực hiện thi công, nâng cấp các địa điểm phục vụ quảng
cáo. Các mặt hàng đầu vào chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng nên ít được trả chậm. Ngoài một số hàng hóa
Công ty mua theo hợp đồng thì Công ty còn mua ở bên ngoài một số hàng hóa nhỏ lẻ khi có nhu cầu.
Theo các hợp đồng cung cấp dịch vụ thì phương thức thanh toán cũng rất đa dạng, sau khi ký hợp đồng
khách hàng trả cho Công ty một phần 30%, sau khi nghiệm thu thanh toán một phần khoảng 50%, phần còn
lại khoảng 10% là tiền giữ lại bảo hành và sẽ thạnh toán nốt khi thanh lý hợp đồng. Nhưng hợp đồng cung
cấp thường ký kết đầu năm, nhưng thời điểm cuối năm sau khi trao đổi với đối tác Công ty đã phải triển khai
thi công, lắp đặt các địa điểm quảng cáo, sau khi ký hợp đồng Công ty dựng maquette, khách hàng chấp
thuận duyệt thì mới tiến hành thi công. Như vậy nhu cầu vào cuối năm của Công ty là rất lớn.
Công ty thường phải thanh toán cho nhà cung cấp ngay khi nhận đủ lượng hàng hóa. Vì vậy, Công ty dự kiến
vay VP Bank 560 triệu đồng, số còn lại sẽ được Công ty huy động từ vốn tự có. Số tiền Công ty vay ngân
hàng dự định thanh toán ngay cho nhà cung cấp như vậy, để tạo thuận lợi cho Công ty, cán bộ tín dụng để
nghị giải ngân bằng chuyển khoản và bằng tiền mặt cho khách hàng.
Hiệu quả của phương án và kế hoạch trả nợ:
Công ty dự kiến dùng nhiều thu được từ việc cung cấp dịch vụ trên và lợi nhuận từ kinh doanh của Công ty
để trả nợ ngân hàng. Cụ thể phương án kinh doanh một năm như sau:
Đơn vị: đồng
STT Chỉ tiêu Dự kiến hàng tháng Tổng hợp một năm % DT
I Doanh thu cung cấp dịch vụ 1.800.000.000 21.600.000.000
II Chi phí kinh doanh 1.644.000.000 19.728.000.000
1 Giá vốn hàng bán 1.300.000.000 15.600.000.000 72.2%
2 Chi phí quản lý & bán hàng 220.000.000 2.640.000.000 12.2%
3 Chi phí lãi vay 90.000.000 1.080.000.000
4 Chi phí khác 34.000.000 408.000.000
III Lợi nhuận thực tế dự kiến 156.000.000 1.872.000.000 87%
Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính của Công ty đến 30/06/2007, doanh thu đạt 10,1 tỷ, bình quân hàng tháng
khoảng 1,7% tỷ đồng/ tháng, trong đó lợi nhuận đạt 1.070 triệu đồng, bình quân hàng thánh 178 triệu đồng
tương đương 10% doanh thu. Như vậy dự kiến kinh doanh của Công ty như vậy là hợp lý, doanh thu 21,6 tỷ
là có thể đạt được.
Theo tính toán các chỉ tiêu trên trên bảng cân đối của Doanh nghiệp qua các năm thì vòng quay vốn lưu động
năm 2005 là 1,6 vòng; năm 2006 là 1,8 vòng. Dự kiến vòng quay vốn năm nay là 2 vòng. Như vậy tính toán
vốn lưu động còn thiếu cho Công ty như sau:
Chỉ tiêu Số tiền Đối chiếu
Tổng chi phí cần thiết 19.488.000.000 = Tổng chi phí trong năm
Chi phí thuộc đối tượng vay 18.648.000.000 =Tổng chi phí- chi phí vay lãi
Nhu cầu vốn cần thiết, Trong đó: 9.324.000.000 =CF thuộc đối tượng vay/VQ
VLĐ
Vốn tự có tham gia 2.500.000.000 =Nguồn vốn kinh doanh-(Tổng
TSCĐ&ĐTDH- Vay dài hạn)
ix
Vốn chiếm dụng (20% giá vốn) 1.560.000.000 =Gía vốn hạng bán/VQ VLĐ/Bình
quân phải trả người bán
Vốn vay NHĐT&PTHN 4.000.000.000 Ký hợp đồng vay hạn mức
Phần còn thiếu hụt 1.264.000.000
Năm 2007, Công ty tăng vốn điều lệ từ 5,3 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng, tuy nhiên số tiền này đã đầu tư số tài sản
cố định là các địa điểm quảng cáo. Hiện nay, Công ty đang vay trung hạn đầu tư đại điểm đặt quảng cáo tại
Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội, mỗi năm trung bình Công ty phải trả gốc là 1 tỷ đồng, lãi giảm dâng theo dư nợ
thực tế, món vay các nhân ông Cường tại VP Bank trả 250 triệu đồng/ năm và ngân hàng Phương Nam
khoảng 400 triệu đồng/ năm. Như vậy, thì tổng nghĩa vụ trả nợ gốc của Công ty một năm là 1.650 triệu đồng,
lãi khoảng 90 triệu đồng. Với lợi nhuận đạt được và dòng tiền qua tài khoản 500 triệu đồng/ tháng Công ty đủ
nguồn đảm bảo trả nợ.
Số tiền 560 triệu mà Công ty đề nghị vay là ký với lãi suất 1,05%/ tháng. Tuy nhiên vòng quay vốn lưu động
của Công ty dự kiến là 02 vòng, so vậy cán bộ tín dụng đề xuất món vay này trả gốc làm 2 kỳ, mỗi kỳ 06
tháng.
Như vậy, phương án kinh doanh của Công ty là khả thi, phương án trả nợ là đảm bảo.
6. Tài sản đảm bảo:
Theo đề nghị của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt thì tài sản bảo đảm cho khoản vay
này là 03 xe ô tô. Cụ thể như sau:
Tên tài sản Đặc điểm Giá trị đánh giá
Xe ô tô con 07 chỗ ngồi nhãn
hiệu SUZUKI SK140WV
Biển kiểm soát: 29Y-6678, SK: 104313; SM:
1085014; Màu: Xanh; Năm sản xuất: 2005;
Xuất xứ: Việt Nam. Số đăng ký 0005586 ( cấp
ngày 19/09/2006)
120.000.000 đồng
Xe ô tô con 07 chỗ ngồi nhãn
hiệu SUZUKI Super Carry
Biển kiểm soát: 29S-7912; SK: 102355; SM:
1070637; Màu: Trắng; Năm sản xuất: 2003;
Xuất xứ: Việt Nam. Số đăng ký A0101086
(cấp ngày 25/03/2003)
90.000.000 đồng
Xe ô tô con 07 chỗ ngồi nhãn
hiệu Ford Everest
Biển kiểm soát: 29X-7117; SK: 01150; SM:
62006; Màu: Ghi- Vàng; Năm sản xuất: 2005;
Xuất xứ: Việt Nam. Số đăng ký 0047584 ( cấp
ngày 17/11/2005)
350.000.000 đồng
Tổng cộng
560.000.000 đồng
Theo báo cáo của Phòng TD TSBĐ ngày 26/07/2007 thì trị giá của tài sản trên theo giá thị trường tại thời
điểm định giá là 560.000.000 đồng ( Năm trăm sáu mươi triệu đồng). Tài sản trên có thể đảm bảo cho khoản
vay tối đa là 336.000.000 đồng, tương đương 60% giá trị tài sản tham khảo giá thị trường tại thời điểm định
giá.
Như vậy, tài sản bảo đảm của Công ty chỉ đảm bảo an toàn cho khoản vay 366 triệu đồng.
Kết luận: Ngân hàng chấp nhận cho Công ty vay được số tiền là 366 triệu tương đương với tài sản bảo
đảm.
7. Xếp hạng tín dụng:
1. Chấm điểm rủi ro tín dụng: A ( 74 điểm)
2. Đánh giá tài sản bảo đảm: Trung bình
3. Đánh giá xếp hạng tín dụng kết hợp: Tốt
8. ý kiến và đề xuất của cán bộ A/O:
x
Qua phần thẩm định trên, cán bộ A/O có ý kiến sau:
1. Khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật hiện hành của
Việt Nam;
2. Môi trường và lĩnh vực kinh doanh của Công ty tương đối tốt và có khả năng phát triển;
3. Tình hình kinh doanh của Công ty có hiệu quả, có khả năng hoàn trả nợ;
4. Phương án vay vốn và kế hoạch của Công ty là hợp lý và đảm bảo khả năng trả nợ;
5. Tài sản đảm bảo đủ bảo đảm cho khoản vay tối đa 336 triệu đồng.
Dựa trên đề xuất của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại quảng cáo Hà Việt, căn cứ những yếu tố đã phân
tích, đánh giá như trên, Phòng Phục vụ khách hàng Doanh nghiệp đề xuất với Ban tín dụng như sau:
1. Số tiền cho vay: 336.000.000 đồng ( Ba trăm ba mươi sáu triệu đồng chẵn);
2. Thời hạn vay: 12 tháng kể từ ngày nhận nợ đầu tiên của món vay này;
3. Lãi suất cho vay: 0,15%/ tháng;
4. Hình thức giải ngân: giải ngân bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt;
5. Điều kiện giải ngân: Ngân hàng chỉ giải ngân khi Công ty cung cấp đầy đủ các chứng từ phù hợp với
mục đích vay vốn;
6. Hình thức trả nợ: trả lãi hàng tháng, trả gốc 02 kỳ ( 06 tháng/kỳ), mỗi kỳ trả 168.000.000 đồng;
7. Tài sản đảm bảo: là 03 xe ô tô con;
8. Điều kiện khác: chỉ giải ngân sau khi hoàn thiện các thủ tục về bảo đảm tài sản theo quy định của VP
Bank;
9. Các khoản phí phải thu: thu phí theo quy định của VP Bank.
Khoản tín dụng với các điều kiện đã đề xuất như trên là phù hợp với quy định hiện hành của VP
Bank và của Nhà nước, khoản tín dụng này thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ban tín dụng.
Trân trọng kính bình!
Ý KIẾN LÃNH ĐẠO PHÒNG PVKHDN
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
Hà nội, ngày 31 tháng 07 năm 2007
Cán bộ tín dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3734_3957.pdf